TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Bộ Chính trị CSVN "phát sốt" vì loạt ảnh
chụp tư gia Lê Khả Phiêu bị tung lên Internet


Bộ Công An coi đây là "trọng án"


Tin: Phan Việt Ðăng

Hà Nội - Theo các nguồn thông thạo tin, Bộ Chính Trị CSVN đã tỏ ra hết sức giận dữ khi loạt ảnh chụp trong tư gia của ông Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư đảng CSVN -vừa được đưa lên Internet vài ngày qua, gây phản cảm trong dư luận.

Hồi giữa tuần, các thành viên trong Bộ Chính Trị CSVN đã có một cuộc họp bất thường về vấn đề này. Ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư trung ương đảng, đòi phải: "Làm rõ và vạch mặt những kẻ phá hoại giấu mặt trong nội bộ đảng".

Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa.

Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu tổng bí thư của đảng CSVN đang sống xa hoa như thế nào (?), sùng bái cá nhân mình ra sao (khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có tượng đồng, tranh, ảnh của ông Lê Khả Phiêu, nhân vật này còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách do Lê Khả Phiêu tự viết về mình với tên sách là... "Mênh mông tình dân")?

Ðáng lưu ý là Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng nhưng trong tư gia của Lê Khả Phiêu lại có những báu vật quốc gia, cấm cá nhân sở hữu như trống đồng Ðông Sơn, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới $50,000 USD, hoặc vườn rau sạch được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình Lê Khả Phiêu, mà vốn đầu tư không dưới $20,000 USD. Với vườn "rau sạch" này, gia đình Lê Khả Phiêu không phải mua các loại rau được bán ngoài chợ, vốn nhiễm đủ loại hóa chất độc hại.

Lê Khả Phiêu cũng từng là nhân vật được xem như "tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng Sản", từng lớn tiếng dạy dỗ ông Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản, song trong tư gia của nhân vật này, có riêng một gian thờ Phật mà tượng bán thân của Hồ Chí Minh "một tấm gương tôi nguyện suốt đời noi theo" chỉ có kích thước rất nhỏ và nằm rất khiêm tốn dưới chân tượng Phật.

Loạt ảnh chụp tư gia kèm theo lời bình về sự giả dối, xa hoa của Lê Khả Phiêu cũng như các viên chức cao cấp khác của đảng và chính quyền CSVN đã khiến dư luận trong nước rúng động. Những hình ảnh và lời bình này đã được phát tán rộng rãi trên Internet. Các nguồn thạo tin kể rằng, đích thân ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng công an CSVN đang trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ này. Ðến nay, công an CSVN xác định, trong nhóm đến thăm tư gia Lê Khả Phiêu, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai song chưa xác định được người đưa tin vô danh là ai...

Theo một số nguồn tin, sự kiện phơi bày "hình ảnh tư gia của Lê Khả Phiêu" đã khiến các viên chức lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN trở nên hết sức dè dặt khi tiếp khách tại nhà riêng. Tất cả các cuộc viếng thăm đều bị giám sát chặt chẽ. Ðồng thời sự nghi ngại nhau trong nội bộ đảng và chính quyền CSVN tăng vọt. Trong các câu chuyện xoay quanh sự kiện này, cán bộ, đảng viên, kể cả sĩ quan an ninh CSVN đã thôi không nói đến "thế lực thù địch, phản động bên ngoài" để bàn về "nội thù".

@NguoiViet, Jan 30, 2009

Image
Chễm chệ giữa phòng khách của cựu tổng bí thư là một trống đồng, vốn
được xem là báu vật quốc gia và luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu.

Image
Khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có hoặc tượng,
hoặc tranh, hoặc ảnh của chính ông ta.

Image
Lê Khả Phiêu (trái) đang ngắm tranh vẽ mình khi dẫn khách đi thăm nhà.
Trước ảnh của Lê Khả Phiêu là một cặp ngà voi. Lối trưng bày cho thấy Lê Khả Phiêu tự xem mình như một hoàng đế.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

03 Tháng 2 2009 - Cập nhật 02h35 GMT

Báo Nhật nói về đường dây buôn lậu ở VNA


Cựu phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' (boss), giới thiệu cho ông việc làm ăn của đường dây phi pháp.
Báo Nhật tờ Yomiuri Shimbun công bố các chi tiết về đường dây buôn lậu của cựu phi công Hàng không Quốc gia Việt Nam, ông Đặng Xuân Hợp vào Nhật Bản.

Theo bài trên báo ngày 3/02/2009, đường dây chuyển lậu hàng từ Việt Nam vào Nhật là một phần của hệ thống mua hàng ăn cắp từ Nhật để đem ra khỏi nước này.

Bài báo nói điều tra từ 14 địa phương của Nhật cho thấy ít nhất 10 cửa tiệm tại Gunma và Hyogo mua hàng của đường dây mà ông Hợp chỉ là một mắt xích.

Cảnh sát Nhật từ năm 2006 đã điều tra những người Việt mua bán hàng ăn cắp từ các siêu thị và tiệm bán đồ của Nhật.

Nhưng nối hai đoạn của đường dây này là dịch vụ như báo Yomiuri Shimbun gọi là 'ngân hàng ngầm', để tạo điều kiện cho cả việc thu mua hàng nhập lậu và tiêu thụ hàng đánh cắp.

Bắt giữ

Nhà chức trách Nhật đã bắt 84 người liên quan.

Nhưng vụ nổi bật nhất là việc bắt phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi và hai người khác ở Tokyo, một nam, một nữ.

Người thứ tư mà cảnh sát Nhật tin là trưởng nhóm là một phụ nữ 34 tuổi ở TP Hồ Chí Minh.

Bài báo nói Nhật Bản đã có được trát bắt người này.

Người ta cũng cho hay ông Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' của ông ta.

Theo đó, chính người lãnh đạo ông Hợp (his boss) đã giới thiệu ông cho người phụ nữ nọ ở TPHCM.

Cựu phi công Hợp cũng khai rằng ông nhận lời chuyển hàng để 'nhận thưởng'.

Nhưng báo Nhật không nêu tên người chỉ đạo ông Hợp là ai và có phải là một quan chức của chính Vietnam Airlines hay không.

Chệnh lệch giá

Bài báo cũng giải mã việc làm ăn của đường dây phi pháp mà phi công Hợp chỉ đóng vai trò vận chuyển.

Nhờ chênh lệch giá cả hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhóm làm ăn đã đưa vào Nhật các mặt hàng, như gia vị phở, thức ăn từ Việt Nam, và chuyển ngược lại mỹ phẩm, đồ video v.v.

Họ dùng phi công Vietnam Airlines vì không phải khai báo hải quan chặt chẽ mà nói là chuyển 'quà' cho ai đó.

Nhưng việc làm ăn lớn tới mức từ 2006 đã lên tới nhiều triệu yên Nhật tính theo trị giá hàng đánh cắp tại Nhật để mang về Việt Nam tiêu thụ.

Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12/2008 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7/01/2009.

Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

05 Tháng 2 2009 - Cập nhật 09h11 GMT

'Khai thác bauxite là chủ trương lớn'


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.
Website Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".

Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.

Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).

Đề nghị dừng dự án

Dự án bauxite là một trong những chủ đề đang thu hút quan tâm của dư luận trong nước.

Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite này.

Ông Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của dự án.

Đây cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện.

Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.

Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:

"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."

Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Lại xảy ra xô xát vì đất đai ở Hưng Yên

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-05

Vụ tranh chấp đất đai ở các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, kéo dài nhiều năm, bộc phát mạnh hôm 8 tháng Giêng vừa qua, đến nay vẫn còn có dấu hiệu căng thẳng.

Image
Photo courtesy of ecopark
Chính quyền huyện Văn Giang huy động các phương tiện cơ giới đến san ủi mặt bằng để xây dựng công trình ở xã Xuân Quan. Photo courtesy of ecopark

Đụng độ đổ máu

Hôm 4 tháng Hai vừa qua, theo lời một người dân ở xã Xuân Quan, thì đã có đụng độ giữa một bên là dân, bên kia là những người được mướn, mà dân gọi là “xã hội đen.”

“Ngày hôm qua, đã xảy ra đổ máu. Không có công an, nhưng có xã hội đen. Hai phía đánh nhau. Đến sáng nay, lực lượng công an lại lên đông.

Phía người dân tin rằng có sự “đứng đàng sau.” Có khả năng là người dân sẽ đi gặp nhà nước. Tôi muốn nói rằng, “có khả năng.”

Vụ đụng độ tối hôm qua, có một số người dân bị thương. Người dân đã đến thăm và động viên nhau. Sáng nay thì công an đã lên đông rồi. Những cánh đồng của chúng tôi, bây giờ đau thương lắm.”

Trước đó, vào hôm 8 tháng Giêng, thì cuộc va chạm xảy ra giữa người dân và phía công an. Người dân địa phương kể rằng, dân “cắm cờ xuống đất” trong một tình hình “căng thẳng,” có “xô xát, đánh đập” trong một cuộc biểu tình ước tính khoảng 1 ngàn người.

Tiếp xúc với bà Trần Khải Thanh Thuỷ, người đã về huyện Văn Giang 2 lần, vào trước và sau Tết, để tiếp xúc và tìm hiểu sự việc, thì được bà cho biết người dân không muốn bán đất, trong khi giá được trả hiện nay chỉ vào khoảng 10 cân gạo cho mỗi một mét vuông.

“Dân muốn giữ đất, mà bị trả giá như giá “ăn cướp.” Dân bảo đây là giá bù chứ không phải giá đền. Lãnh đạo chính quyền thì bán trao tay nhau với giá 6 triệu một mét.

Người dân hỏi tại sao khi mua thì mua với giá 135 nghìn, tức 10 cân gạo, cho một mét đất, mà nay bán công khai trên mạng là 6 triệu một mét, thì ông chủ tịch xã trả lời rằng: đi buôn phải có lãi.”

Image
Photo courtesy of Wikipedia

Bà Trần Khải Thanh Thuỷ nói rằng, người dân ở ba xã đang có tranh chấp đất ở Hưng Yên hiện có cuộc sống khá sung túc nhờ vào nghề trồng cây cảnh, và đó là lý do họ muốn giữ đất để sinh sống.

“Quan điểm của người dân là không bán đất, bất kể giá nào. Lý do là họ trồng cây cảnh rất thành công. Cây cảnh ở đây có thương hiệu rồi, được bán đi khắp nước. Sau mỗi vụ mùa, việc xây một cái nhà, hay thậm chí mua xe con, không phải là chuyện khó khăn.”

Bán ruộng thì lấy gì mà ăn?

Dự án xây đô thị Văn Giang có diện tích gần 500 hecta, được đấu thầu đầu năm 2006, từ đó phát sinh ra nhiều tranh chấp và phản đối từ phía người dân. Đến năm 2007, thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ.

Một người dân ở xã Cửu Cao nói với chúng tôi, là “người dân không bán ruộng vì trả rẻ quá, vào khoảng 48 triệu 600 ngàn đồng cho 1 sào, tức là 360 mét vuông.”

Một số ý kiến khác thì nói tâm lý người nông dân là không bán đất mà giữ lại cho con cháu sinh sống.

Một người dân xã Xuân Quan nói rằng, trong khi cuộc sống đang khá lên rõ rệt, nếu đất đai bị bán đi, thì chắc chắn người dân sẽ bị đói.

“Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu phải ai cũng đi làm được đâu?

Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu phải ai cũng đi làm được đâu?

Như gia đình nhà tôi không phải đong gạo, cứ gạo đó mà ăn. Nhiều người xây được nhà cao lắm. Nay bán ruộng thì lấy gì mà ăn?

Khi gia đình chúng tôi có gạo ăn, thì tiền được để riêng ra, xây nhà. Đời sống đang được nâng lên rõ rệt, nay mà mất cả thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn.”

Trong những cuộc phỏng vấn trước đây, khi nổ ra vụ biểu tình hôm 8 tháng Giêng, các quan chức địa phương nói với chúng tôi rằng, phía chính quyền đã giải thích theo đúng qui định pháp luật cho bà con từ nhiều năm nay, nhưng bà con “tiếc ruộng nên không chịu bán.” Một nhân viên Uỷ Ban Nhân Dân Xã Cửu Cao:

“Giải thích nhiều rồi, giải thích từ 4 năm nay rồi. Bà con hiểu hết đấy. Nhưng bà con tiếc ruộng nên giữ ruộng không bán đấy thôi.”

Phía người dân 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thì nói rằng mọi tranh chấp cho đến nay chưa được giải quyết xong, trong khi các giải pháp thì không thoả đáng.

“Chưa giải quyết được hết. Đợt trước làm, người dân vẫn phản đối nhưng chính quyền không giải quyết thoả đáng. Biểu tình cũng không làm gì được. Đất đai là của nhà nước, nhà nước thu hồi.”

“Bà con không hài lòng về chuyện mua bán đất cát ở đây. Bà con chỉ mong nhà đầu tư và người dân họp với nhau. Hôm em ra ngoài ấy, em cũng không thấy nhà nước can thiệp gì cả.”

Một người dân, cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, cho biết, ban đầu, giá đất được định là 19 triệu một sào. Sau nhiều lần tranh chấp, giá được nâng lên đến 48 triệu, nhưng vẫn “không thoả đáng so với tình hình giá đất hiện nay.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Nghệ An: cán bộ ăn chận tiền Tết của dân nghèo

RFA 08.02.2009

Tiền chính phủ hỗ trợ Tết cho dân nghèo theo chỉ đạo của Thủ tướng đã bị ăn chận bởi cán bộ cấp thấp ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Sau khi báo trong nước loan tin xóm trưởng Nguyễn Đình Tân chỉ phát cho mỗi hộ nghèo ở Nam Đàn 50.000 đồng thay vì 200.000 là mức nhà nước trợ giúp cho Tết Kỹ Sửu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khánh Sơn đã cho đoàn thanh tra tới từng hộ để điều tra. Đến chiều thứ Bảy mỗi nhà mới được trả thêm 150.000 còn thiếu.

Trước đó khi dân nghèo thắc mắc tại sao chỉ có năm chục ngàn thì xóm trưởng Nguyễn Đình Tân trả lời do chỉ đạo từ trên xuống.

Biện hộ cho hành động sai trái của mình, xóm trưởng Nguyễn Đình Tân nói rằng không phát hết tiền vì sợ dân nghèo ăn tiêu hoang phí.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An ra lịnh rà soát lại toàn bộ việc cấp tiền hỗ trợ người nghèo.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Nguyễn Tấn Dũng sờ mu rùa, cạnh tranh với thầy bói mù:

05 Tháng 2 2009 - Cập nhật 06h02 GMT

Lãnh đạo dự đoán tháng 5 hết suy giảm

Trong cuộc họp với báo chí đầu năm, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng dự đoán tới tháng Năm năm nay sự trượt dốc của nền kinh tế sẽ chấm dứt, và tăng trưởng sẽ xuất hiện trở lại.

Kinh tế Việt Nam, hiện đang bị tác động dây chuyền của khủng hoảng toàn cầu, đã thu hẹp trong quý ba năm ngoái, và các dự đoán về quý đầu năm nay không nhiều lạc quan.

Người tiêu dùng ngần ngại chi tiêu, hãng xưởng giảm bớt thợ, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài trở nên nhỏ giọt, đây là những thách thức đặt ra cho chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Từ 7 hay 8 phần trăm các năm trước, năm ngoái kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 6,23 phần trăm. Năm nay chính phủ dự đoán tăng trưởng sẽ ở mức 6-6,5 phần trăm. Một số tổ chức quốc tế dự đoán tăng trưởng thấp hơn nhiều. Như Quỹ tiền tệ quốc tế, IMF, đưa ra con số 5 phần trăm.

Phản ứng với tình hình kinh tế chậm lại, gần đây Hà Nội loan báo kế hoạch kích cầu trị giá 6 tỷ USD. Trong đó có 1 tỷ dùng vào giảm thuế doanh nghiệp.

Kích cầu

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong hành động thúc đẩy tăng trưởng, đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay, và tạo điều kiện dẽ dàng hơn cho doanh nghiệp vay tín dụng.

Ngân hàng cũng mở rộng biện độ giao dịch giữa đồng đô la Mỹ và tiền đồng, một động thái nhằm tăng mức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Website chính phủ trích lời của ông Dũng cho hay do kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng, kinh tế trong nước đã bị ảnh hưởng khá nhiều.

Nhưng người đứng đầu chính phủ tỏ ra lạc quan khi đưa ra dự đoán, đến tháng Năm năm nay, kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu có chuyển biến, nguy cơ suy giảm sẽ bớt đi, khả năng tăng trưởng sẽ xuất hiện trở lại.

Bên cạnh khó khăn do thị trường xuất khẩu thu hẹp, ông Dũng nhắc đến một số thuận lợi mà giai đoạn suy thoái mang lại.

Đó là hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ trở nên rẻ hơn. Ông kêu gọi công ty cần đầu tư mua sắm công nghệ mới, nhằm nâng cao tính cạnh tranh, và phát triển sản xuất “theo chiều rộng lẫn chiều sâu.”

Hiện chưa ai đưa ra dự doán khi nào kinh tế toàn cầu sẽ qua giai đoạn khó khăn và tăng trưởng trở lại. Nhiều phân tích gia coi năm 2009 là năm nhiều thách thức trong môi trường kinh doanh và đầu tư.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Chính quyền không phổ biến tin sữa bột kém chất lượng

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-02-10

Giới tiêu thụ sữa, đặc biệt là bậc cha mẹ, phụ huynh có con em dùng sữa, như món ăn hàng ngày, đang xôn xao vì tin sữa bán ngoài thị trường kém chất lượng.

Image
Photo courtesy Vietnamnet
Độ đạm trong một số sữa bột bày bán còn kém độ đạm trong bột sắn


Sữa quảng cáo có 24% đạm, thực tế chỉ có 0,5%

Báo chí đưa tin cho hay: “Gần 100% mẫu sữa ở thành phố Hồ Chí Minh có hàm lượng đạm thấp”“Sữa quảng cáo có 24% đạm, thực tế chỉ có 0,5%” và “cấm vĩnh viễn sữa quảng cáo một đằng, chất luợng một nẻo” hay “các bà mẹ phải thận trọng khi mua sữa cho con trẻ”.

Ngoài ra, dư luận cũng đang chăm chú theo dõi thông tin về sữa kém chất lượng, sữa dỏm bị giới hữu trách tìm cách ém nhẹm.

Theo báo Lao Động thì bác sĩ Nguyễn Văn Châu, giám đốc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh giải thích rằng “người dân đang hoang mang, lo lắng về chuyện sữa có melamine, nên sở chưa thể công bố thông tin này.”

Cùng một lập luận tương tự, ông Nguyễn Văn Nhiên, thanh tra thuộc cục an tòan vệ sinh thực phẩm thì cho rằng, “nếu lấy sản phẩm sữa từ một kiốt mà công bố rộng rãi thì chết các doanh nghiệp.”

Trong khi đó, tiến sĩ Lê Hoàng Ninh, viện trưởng viện vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh xác nhận với Vietnam Net rằng, qua giám sát chất lượng sữa bột bán lẻ tại Saigon trong năm 2008 thì, cơ quan của ông đã phát hiện 31 trên 49 mẫu sữa bột nội địa có hàm lượng protein thấp hơn công bố.

Nhiều loại sữa có mức chênh lệch qua kiểm tra thực tế thấp hơn rất nhiều lần, so với các chi tiết ghi trên bao bì sản phẩm.

Độ đạm có trong sữa bột kém độ đạm trong bôt sắn

Mới đây, qua kết quả do hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố thì, quả thật phần lớn sữa được bày bán ngoài thị trường, đều có thể nói là kém chất lượng.

Cụ thể có những loại sữa bột có độ chất đạm dưới 2 %, tức là thấp hơn độ đạm chứa trong bột sắn, mà vẫn được gọi là sữa thì “ quá bôi bác”.

Tờ Lao Động đặt thẳng vấn đề với cơ quan chức năng rằng, hàng ngàn, hàng triệu người, trong đó phần lớn là trẻ em, vì không được thông tin rõ ràng nên vẫn tiếp tục sử dụng sữa “bẩn hay dỏm” ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh nan y, có thể dẫn đến các ca tử vong, vì sao những đối thượng đó, không được lo lắng bảo vệ?

Báo này viết tiếp, đến giờ không ai biết rõ trên thực tế có bao nhiêu loại sữa bột kém tiêu chuẩn, thiếu chất lượng được tung ra thị trường.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp thiếu lương thiện cấu kết với nhau, âm thầm làm việc, rồi tự công bố đã giám sát, điều tra, khắc phục những sai sót.

Sự việc che dấu sự thật tác hại đến sức khỏe của trẻ em

Đối với giới tiêu thụ sữa thì việc ém nhẹm thông tin, che dấu sự thật, càng kéo dài thì nguy cơ gây tai hại cho sức khỏe càng cao và càng khó chữa chạy.

Bà Loan, một nội trợ ở vùng Chợ Lớn là khách hàng sử dụng sữa thường xuyên, nói với chúng tôi:

“Nếu mình biết là sữa dỏm, thì sao lại mua, tới khi mà người ta làm rùm beng lên thì thiên hạ mới biết, mới để ý.

Chứ còn sữa thì đa phần, không như ở nước ngoài, có ghi đầy đủ chất này chất nọ, ở đây không ai xem, đến khi có vấn đề người dân mới la ó lên, mọi người mới biết chuyện.

Tuy nhiên biết để mà biết thôi chứ cũng chẳng làm gì được. Không có tự do về tin tức, biết là bị ém nhẹm những chẵn làm gì nhau. Phản ứng của người dân là không mua sản phẩm đó nữa.

Rau xanh đều có phun thuốc cho lên nhanh, mà không ăn thì nhịn đói, nên đành phải rửa kỹ, nấu sôi. Dân chúng thắc mắc sao bây giờ có nhiều chứng bệnh lạ, có lẽ vì dùng quá nhiều hóa chất? ”

Một nội trợ khác là bà Ngọc ở Gia Định đang chú ý theo dõi thông tin về sữa kém chất lượng trên báo đài, kể lại:

“Sữa sản xuất tại Việt Nam, dù có mang nhãn hiệu nước ngoài, cũng không xài được, vì biết đâu, ngày nào đó, sẽ công bố là sữa bị nhiễm hóa chất độc hại.

Hơn nữa, giới lao động thì thiếu thông tin, lại eo hẹp tài chánh nên dù biết là sữa không tốt, nhưng không rõ vì sao không tốt, không tốt đến mức độ nào, nên cũng đành phải mua để dùng.

Người dân cũng thắc mắc vì sao không có thông tin rõ ràng về các loại sữa. Hôm trước TV có nói đại khái là có sữa không bảo đảm tiêu chuẩn, nhưng không nói rõ loại sữa nào, và cho biết đang điều tra làm sáng tỏ vấn đề .

Dư luận cho là có sự bao che cho nhau, báo chí có hẹn sẽ đưa lên mặt báo một cách công khai, trong những ngày tới, khiến người ta cho là có sự đút lót, nên sự thật bị ém nhẹm”.

Vẫn theo các báo trong nước thì, đối với thực phẩm dinh dưỡng một khi có vấn đề về chất lượng thì giới hữu trách cần phải công bố ngay, nhằm hạn chế hậu quả tai hại xuống mức thấp nhất, tuy nhiên trong câu chuyện về sữa dỏm, thì các cơ quan chức năng đã hành động một cách bất thường, đó là việc “ém nhẹm thông tin”.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

20 Tháng 2 2009 - Cập nhật 10h43 GMT

Bạo động vì đất đai ở Đồng Nai

Image
Xe của cảnh sát bị lật trong vụ đụng độ

Vụ bạo động tại xã Long Hưng, Long Thành, tỉnh Đồng Nai với nhà chức trách vì mâu thuẫn đất đai đang làm nổi bật các vấn đề liên quan đến đất đai và nông thôn Việt Nam.

Tin từ TPHCM nói từ 17/02, dân chúng bao vây trụ sở chính quyền xã và đòi chủ tịch giải thích về chuyện người dân cho là dùng 'sơn đánh dấu mộ dân trong hai xã' cho mục đích đầu tư.

Được biết họ làm việc cho dự án do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai làm chủ đầu tư.

Hôm 18/02, các xe chở cảnh sát cơ động được điều đến những vẫn không ngăn được cuộc bao vây và việc ném đá vào cơ quan chính quyền địa phương.

Thậm chí, theo lời một nhân chứng cho BBC hay, người dân, có trang bị gạch đá và vũ khí thô sơ như dao, giáo mác, đã tấn công nhóm công an:

"Xe công an bị lật xuống ruộng và họ đã bỏ chạy hết rồi."

Theo báo Người Lao Động của Việt Nam hôm 19/02, người dân chống trả lực lượng an ninh, lật đổ ba xe hơi công an, một xe cứu thương và đốt cháy một xe mô tô công an.

Vẫn theo Người Lao Động trong ngày 18/02 khoảng 400 người dân bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã, cắt điện, điện thoại, đốt tài liệu.

Nhân chứng nói đến ngày 19/02 các nhóm cảnh sát cơ động vẫn cho mặt tại hiện trường và truy bắt ‘những người cầm đầu’.

Cũng có tin nói về chuyện "cán bộ bị thương" trong cuộc xô xát nhưng BBC đã gọi điện về xã và huyện nhưng không được quan chức xác nhận.

Giá của 'phát triển'

Vụ việc một lần nữa nêu bật vấn đề phát triển các cơ sở công nghiệp và du lịch ở những vùng nông nghiệp.

Trong những năm qua tại Việt Nam, từ Nam tới Bắc đã diễn ra nhiều vụ xung khắc vì lý do đất đai.

Các dự án du lịch, sân golf hay khu chế xuất thường được thực hiện bằng việc thu mua, giải tỏa các cơ sở nông nghiệp.

Nhưng nhiều nơi, người dân nghi rằng có tham nhũng trong quá trình xử lý thủ tục chuyển hạng đất.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

20 Tháng 2 2009 - Cập nhật 07h59 GMT

Dung Quất ra sản phẩm đầu tiên

Image
Nhà máy Dung Quất sẽ chạy thử hai sản phẩm đầu tiên là dầu hỏa và dầu diesel

Ngày 22.2, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ chạy thử để cho ra hai dòng sản phẩm đầu tiên là dầu hỏa và dầu diesel.
Đến tháng Tám năm nay nhà máy sẽ vận hành 100% công suất.

Đài BBC đã phỏng vấn ông Đinh Văn Ngọc, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Dung Quất.

BBC: Khi nhà máy hoàn tất, khoảng cuối năm nay, còn có thêm sản phẩm gì nữa, thưa ông?

Đinh Văn Ngọc: Ngoài hai sản phẩm dầu, chúng tôi còn có một số sản phẩm trung gian cất vào kho, rồi sau đó chế biến tiếp. Đó là Nafta, để tạo ra xăng; LPG; khí đốt hóa lỏng.

Tới tháng Sáu năm 2009 nhà máy sẽ vận hành khoảng 60% công suất, khi ấy cho ra chín loại sản phẩm khác nhau. Đó là poly propylene, LPG, gasoline (loại 90, 92, 95), xăng máy bay, dầu diesel, dầu FO.

Từ tháng Tám năm nay nhà máy sẽ vận hành 100% công suất.

BBC: Khi Dung Quất lọc được dầu và bán ra thị trường, tại cây xăng liệu người tiêu dùng có phân biệt được đâu là xăng từ Dung Quất và đâu là từ Singapore không?

Đinh Văn Ngọc: Không phân biệt được vì khi ấy chúng tôi bán sỉ cho hai nhà phân phối trong nước là PVOil và PVGas. Sản phẩm này đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như sản phẩm nhập ngoại cho nên người tiêu dùng không phân biệt được.

BBC: Thưa ông, một khi nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động, nó có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu xăng ở Việt Nam?

Đinh Văn Ngọc: Ước tính đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước.

BBC: Vậy sắp tới Dung Quất có mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong nước hay không?

Đinh Văn Ngọc: Vâng, chúng tôi có kế hoạch tăng công suất nhà máy. Hiện đang có hai phương án. Mở rộng lớn và mở rộng nhỏ.

Nhỏ thì đưa công suất lên đến tám, hoặc tám triệu rưỡi tấn một năm, tùy theo vốn của tập đoàn dầu khí Việt Nam và tình hình đòi hỏi, chúng tôi sẽ quyết định hình thức mở rộng.

BBC: Khi Dung Quất đi vào hoạt động chúng tôi biết rằng nguồn dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ của Việt Nam sẽ giảm, và Dung Quất sẽ phải đi nhập dầu từ nước ngoài để lọc. Vậy có lời hay không, thưa ông?

Đinh Văn Ngọc: Chúng tôi đã tính đến phương án này và hiện nay chúng tôi đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô dài hạn cho một số công ty năng lượng từ nước ngoài như BP. Và chúng tôi đã có tính toán kỹ mua dầu ở nước ngoài thậm chí còn rẻ hơn dầu lọc từ Việt Nam. Vì dầu VN là loại dầu nhẹ, được coi là đắt nhất thế giới.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Dân xã Long Hưng đánh trả lại đoàn cưỡng chế giải tỏa đất

Tác Giả Đàn Chim Việt
Đăng ngày 20.02.09

Đêm 19-2, người dân xã Long Hưng thành phố Biên Hòa Đồng Nai đã đánh trả lại đoàn cưỡng chế giải tỏa đất của người dân. Hàng ngàn người dân đã lật 5 xe công an xuống ruộng phá hỏng, đốt một xe. Xe cứu thương bị phá nát. Dân tập trung bao vây UBND xã đánh bà Chủ tịch gần chết, đốt luôn UBND xã. Chính quyền điều động rất nhiều CA đến nhưng cũng một số bị thương một số cởi áo nhảy sông trốn. Hơn 400 bộ đội xuống để ngừa xung đột gia tăng. Bốn giờ sáng mới vãn hồi trật tư và cho xe cẩu các xe bị dân phá hỏng về. Đến 3 giờ chiều chính quyền đã bắt hơn 100 người.

Image
Bản tin đăng trên báo "Người Lao Động" đã bị gỡ bỏ - Nguồn: NLĐ

Qua tìm hiểu, được biết xã Long Hưng thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai chớ không phải thuộc Thành phố Biên Hòa, nhưng huyện Long Thành giáp ranh với Thành phố Biên Hòa.

Tại xã Long Hưng đang xúc tiến một Dự án khu trung tâm đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí; chủ đầu tư là liên doanh của Công ty cổ phần An Phú Long, Công ty Vina Capital và Tập đoàn Keppel Land - Singapore. Số hộ dân bị giải tỏa trong Dự án này là "Khoảng 730 hộ, trong đó có 262 hộ thuộc diện bị giải tỏa trắng", diện tích đất đai bị thu hồi là hơn 700 hecta.

Copyright 2009 Đàn Chim Việt
Post Reply