Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân

Post Reply
User avatar
admindd
Site Admin
Posts: 470
Joined: 24 Feb 05, Thu, 7:19 am
Location: USA
Contact:

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân

Post by admindd »

Tin từ báo Mã Lai http://thestar.com.my/news/story.asp?fi ... sec=nation

DO SỰ PHẢN ĐỐI CỦA NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM, CHÍNH QUYỀN MẢ LAI RA LỆNH PHÁ BỎ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN PULAU BIDONG

(Bài viết của K. Suthakar
Kuala Terengganu)

Đài Tưởng Niệm ở đảo Pulau Bidong, từng là nơi tạm trú của người Việt tị nạn, trở thành vấn đề ngọai giao sau khi bị nhà cầm quyền Việt Nam phản đối.

Việt Nam đã gởi Bộ Trưởng Bộ Ngọai Giao Mã Lai, Wisma Putra, kháng thư đòi phá bỏ đài Tưởng Niệm do một nhóm người Việt từng tị nạn dựng lên hồi tháng Ba.

Image

Được biết Bộ Ngọai Giao Mã Lai đã gởi chỉ thị cho chính quyền Tiểu Bang Terenganu tháo bỏ tấm bia có khắc:

"Để tưởng nhớ hằng trăm ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm Tự Do (1975-1996).

Mặc dù đã chết vì đói khát, bị hảm hiếp, kiệt sức, hay bất cứ lý do nào khác, chúng tôi vẩn xin cầu nguyện cho những Thuyền Nhân nầy được hưởng hòa bình vỉnh cửu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị quên lảng.

Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, 2005"

Và mặt bên kia, những người Việt từng tị nạn đã gởi lời cảm tạ đến dân tộc Mã Lai, Hội Lưởi Liềm Đỏ, và chính quyền Mã Lai đã giúp đở họ trong những giờ phút cần thiết.

Được biết Wisma Putra đã gởi thư chỉ thị State Secretary Datuk Muhatar Abdullah phá bỏ đài tưởng niệm.

Việc phá bỏ đài thế nào cũng sẽ bị chống đối từ hàng ngàn người Việt từng tị nạn tại Pulau Bidong và đã định cư tại các nước khác gồm có Mỹ, Úc, và Pháp .

Đây là "vấn đề nhạy cảm", Alex Lee phát biểu . Lee là Giám Đốc Điều Hành công ty du lịch Ping Anchorage, công ty đã dựng Đài Tưởng Niệm bằng marble đặt bởi 142 người từng tị nạn đến từ Mỹ và Úc hồi tháng 3 vừa qua.

Lee, người đã đưa khỏang 500 người ra thăm đảo kể từ 2003, cho biết ông sẽ báo cho các cơ sở liên hệ ở các nước khác về việc nầy.

Ông nói thêm "Tôi đang chờ khỏang 500 người nửa sẽ đến từ Mỹ vào tháng 8 nầy. Nếu đài Tưởng Niệm bị phá, chắc họ sẽ đình lai."

Đắc Ứng dịch
User avatar
admindd
Site Admin
Posts: 470
Joined: 24 Feb 05, Thu, 7:19 am
Location: USA
Contact:

Post by admindd »

Tượng đài thuyền nhân ở Galang đã bị đục bỏ
(BBC)

Tượng đài ở Galang đã bị phá (ảnh nhận ngày 16/5/2005)
Tấm bia trong trại tị nạn cũ ở Pulau Galang, Indonesia, có ghi những dòng chữ tưởng nhớ những người bỏ mạng trên đường vượt biển và ghi ân những ai giúp đỡ thuyền nhân, đã bị đục bỏ.

Image
(ảnh nhận ngày 16/5/2005)

Một nguồn tin ở Galang cho đài BBC biết, giới chức bang Batam đã vào trại giải thích rằng câu viết trên bia sai nên phải đem đi sửa lại.

Tượng đài được khánh thành ngày 24/3/2005 với sự chứng kiến của ông Sofian De Jalil, Tổng giám đốc Nhà truyền thông của Bộ Ngoại giao Indonesia, và đại diện cao cấp của chính phủ tiểu bang Batam.

Posted by dacung
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Geneve, Thuỵ Sĩ
2006.02.10
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Hôm thứ Năm 9 tây vừa qua, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam chết trên đường vượt biển sau tháng Tư năm 1975 được khánh thành tại thành phố Geneve của Thuỵ Sĩ. Đây là nổ lực của Uỷ Ban Việt Nam Thụy Sĩ tại Geneve sau khi hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân xấu số dựng tại Indonesia và Malaysia bị chính phủ bản địa ra lịnh đục bỏ theo yêu cầu của Việt Nam hồi năm ngoái.

Image
Tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam mới được khánh thành tại Geneve. Photo by Thanh Van

Tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên biển cả khi vượt thoát khỏi nước sau tháng Tư năm 1975 được dựng lên trong một công viên ở khu phố Campagne Du Chateau, quận Grand-Saconnex của Geneve, thành phố lớn thứ nhì sau thủ đô Berne của Thụy Sĩ.

Lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân do cộng đồng Việt Nam ở Geneve tổ chức hôm thứ Năm với sự bảo trợ của cơ quan hành chính thành phố.


Biểu tượng kỳ diệu

Bia được tạc bằng đá hoa cương màu đen, toạ lạc trong một công viên tĩnh mịch, có khắc những giòng chữ màu trắng nguyên văn là “Để tưởng nhớ sự ra đi của hàng loạt thuyền nhân đến những bến bờ trên thế giới. Người tị nạn Việt Nam cảm ơn đất nước Thuỵ Sĩ và những quốc gia đã tiếp nhận thuyền nhân. Chúng tôi hạnh phúc khi được sống trong môi trường hoà bình, tự do và dân chủ này. Việt Nam, cội nguồn của tổ tiên, vĩnh viễn trong trái tim chúng tôi.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau khi dự buổi lễ khánh thành bia đá tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam, bà Elizabeth Boehler, thị trưởng thành phố Geneve, phát biểu rằng đây là một biểu tượng kỳ diệu về người tị nạn Việt Nam ở Thuỵ Sĩ.

Bà nói rằng đối với chúng tôi, những người Châu Âu chưa bao giờ đến Việt Nam, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân này là cách giúp chúng tôi hiểu được lịch sử đau thương của những người vượt thoát khỏi Việt Nam 30 năm về trước.

Và như đã phát biểu trong lễ khánh thành lúc nãy, tấm bia tưởng niệm dựng cạnh một cây xanh chính là gốc rể của một dân tộc đã hội nhập vào xã hội này nhưng vẫn duy trì mối tương quan mật thiết với nền văn hoá truyền thống của mình.


Xúc động

Chia sẻ cảm nghĩ sau khi lễ khánh thành hoàn tất, ông Nguyễn Tăng Luỹ, tổng thứ ký Uỷ Ban Việt Nam Thuỵ Sĩ, còn gọi là Cosunam, cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Về quá trình vận động để thành lập bia tưởng niệm, ông Nguyễn Tăng Luỹ trình bày: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Được hỏi động lực nào thúc đẩy cộng đồng Việt Nam ở Geneve đứng ra xin chính quyền sở tại cho xây bia tưởng niệm, ông Nguyễn Tăng Lũy kể: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Từ Paris, Pháp quốc, qua Thuỵ Sĩ hai hôm trước để kịp tham dự lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam chết trên biển, chị Thanh Vân bày tỏ cảm tưởng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đến từ California, Hoa Kỳ, một cư dân Mỹ gốc Việt là ông Định, cho biết ông thấy xúc động trước nghĩa cử của chính phủ Thụy Sĩ. Một bạn trẻ ở Hà Nội có nghe biết chuyện cộng đồng Việt Nam ở Thuỵ Sĩ dựng bia tưởng niệm thuyền nhân, anh Bình, nói với đài Á Châu Tự Do rằng đây là việc rất đáng làm:

Sau lễ khánh thành bia tưởng niệm là một buổi tiếp tân tại phòng khánh tiết của toà hành chính quận Grand Sacconnex. Đây là buổi tiệc trong vòng thân hữu do hội đồng quận Grand Saconnex khoản đãi, có sự hiện diện của bà thị trưởng Elizabeth Boehler, các viên chức trong hội đồng thành phố và những người Thuỵ Sĩ gốc Việt trong Uỷ Ban Việt Nam Thuỵ Sĩ ở Geneve.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Chống tình báo cộng sản nằm vùng trong các cộng đồng người Việt:

Image
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Pulau Bidong

Post by uncle_vinh »

Tượng đài tỵ nạn Hamburg

Image
Tượng đài tị nạn Hamburg là kết quả của cuộc vận động kéo dài trên 3 năm

Trưa thứ Bảy 12.9.2009 nhiều hội đoàn người Việt ở Đức đã tổ chức buổi lễ khánh thành tượng đài tỵ nạn ở khu vực cầu cảng Hamburg, nơi thu hút có đến 6 triệu du khách mỗi năm.

Bộ trưởng nội vụ TS Wolfgang Schauble thuộc liên minh cầm quyền CDU/CSU cùng chủ tịch đảng đối lập SPD Franz Muentefering là hai quan chức cao cấp nhất nước Đức cùng hàng chục nhân vật lãnh đạo khác có mặt trong buổi lễ này, gồm cả bộ trưởng gốc Việt của tiểu bang Niedersachsen TS Philipp Roesler.

Hòa thượng Thích Như Điển từ chùa Viên Giác và ông Nguyễn Hữu Huấn, hội trưởng Hội xây dựng tượng đài tị nạn Hamburg là hai trong số hàng trăm người Việt từ khắp mọi nơi đổ về tham dự sự kiện trọng đại này.

"Thành công này do tất cả bà con chung sức, và nhiều chính trị gia Đức ủng hộ. Nhiều người Việt Nam lái xe từ 2h sáng hoặc tới Hamburg từ chiều hôm trước." - Ông Huấn chia sẻ.

Tượng đài là một quyển sách bằng đồng dựng trên cột đá hoa cương, ghi chữ nổi, tri ân những con tàu Cap Anamur đã từ hải cảng này đi vớt thuyền nhân Việt Nam, cám ơn nước Đức đã tiếp nhận họ, và "tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do".

Vào năm 1979, nhà báo TS Rupert Neudeck đã lập ủy ban cứu người tị nạn Việt Nam, thuê tàu hàng đổi tên thành Cap Anamur đi cứu người.

Tổng cộng ba chiếc tàu từ tháng Chín 1979 đến tháng Bảy 1987 đã cứu được trên 11.300 thuyền nhân Việt Nam, mà nay Cap Anamur tiếp tục làm nhiệm vụ giúp thuyền nhân từ các nước châu Phi.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày bắt đầu hoạt động của Cap Anamur, thủ tướng Đức TS Angela Merkel đã gửi thư chúc mừng.

Vào tháng Tư năm 2007 từng có một tấm bia thuyền nhân được dựng tại Troisdorf, phía Tây nước Đức, nhưng chỉ mang tầm địa phương.
Post Reply