TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

17 Tháng 12 2008 - Cập nhật 15h57 GMT

Nhật bắt giữ phi công Vietnam Airlines

Quan chức của Vietnam Airlines nói một phi công phụ của hãng đã bị bắt hôm thứ Tư tại Tokyo vì bị tình nghi chuyển hàng bị đánh cắp tại Nhật Bản về Việt Nam.

Thông tấn xã DPA trích thuật viên chức này cho biết ông Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, bị cảnh sát Nhật bắt giữ sau chuyến bay từ Hà Nội hạ cánh xuống phi trường quốc tế Narita tại Nhật.

Cảnh sát cáo buộc ông Hợp nằm trong một đường dây chuyển các hàng do một tổ chức người Việt Nam đánh cắp tại Nhật để bán cho các khách hàng tại Việt Nam.

Phát ngôn viên của Vietnam Ailrlines ông Trịnh Ngọc Thành nói: "Chúng tôi lấy làm tiếc sâu xa trước vụ này vì nó đã làm hoen ố hình ảnh và sự tin tưởng vào công ty Vietnam Airlines".

Ông Thành nói tiếp: "Chúng tôi đã đình chỉ công tác của ông Hợp."

Ông Thành cho biết Vietnam Airlines đã thông báo cho phi hành đoàn biết sinh hoạt nào bị cấm trước mỗi chuyến bay, tuy nhiên nhìn nhận là số nhân viên có nhúng tay vào các vụ tai tiếng tương tự đã tăng.

Ông Thành nói: "Chúng tôi cần phải xét lại nội quy để giới hạn các điều sai trái".

Hồi tháng Năm, tiếp viên phi hành Trần Thanh Phong đã bị cảnh sát phi cảng Nhật bắt giữ vì đã vi phạm luật lệ hải quan khi cố đem vào Nhật các món hàng xa xỉ phẩm "đồ hiệu" trị giá hơn 10 ngàn đô-la.

Hồi tháng Tư, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lén 3,4 triệu đô-la Úc từ Úc về Việt Nam trong hai năm 2005 và 2006.

Hồi năm 2007, hai tiếp viên phi hành đã bị bắt tại Hàn Quốc khi nhân viên hải quan phát hiện họ đã đem trái phép 300 ngàn đô la Mỹ từ Việt Nam vào Hàn quốc.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Chính quyền yêu cầu thuyên chuyển các Linh mục khỏi Giáo xứ Thái Hà

Trà Mi, phóng viên RFA
2008-12-17

Ngày 12-12 vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội có công văn đề nghị thuyên chuyển một số Linh mục ra khỏi Giáo xứ Thái Hà.

Image
RFA PHOTO
Công an ngăn cản một nữ giáo dân phía trước phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà hôm 8-12-2008
.

Trong công văn gữi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, UBND thành phố Hà Nội nhắc lại yêu cầu "phê phán", "giáo dục", và "điều chuyển" một số Linh mục tại nhà thờ Thái Hà, đứng đầu là Linh Mục chánh xứ Vũ Khởi Phụng ra khỏi địa phận để gọi là "tạo điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền."
Hồi đáp của Hội Đồng Giám Mục và Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế trước đề nghị này ra sao? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cho biết:

LM Phạm Trung Thành: Vâng. Tôi xin được nói vắn tắt thế này. Chúng tôi đã soạn văn bản để trả lời với ông Nguyễn Thế Thảo, đó là chúng tôi nhận thấy LM Vũ Khởi Phụng, LM Nguyễn Văn Thật, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong và LM Nguyễn Văn Khải về phương diện giáo luật không hề vi phạm một điều gì hết. Cho nên không có lý do gì để chúng tôi điều chuyển các linh mục ấy ra khỏi Hà Nội. Văn bản này đã soạn xong chị ạ.

Không làm gì sai trái

Trà Mi: Vâng. Chính quyền TP. Hà Nội tố cáo các linh mục, tu sĩ ở Nhà Thờ Thái Hà “có lời lẽ kích động, vu cáo chính quyền”, cũng như là có thái độ “chống đối nhà nước”, “làm tổn hại đến quan hệ giữa Giáo Hội với nhà nước”. Với tư cách là người lãnh đạo Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, ý kiến của Linh Mục ra sao?

LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi không thấy các Linh mục đó có lời lẽ nào kích động hoặc là vu cáo, bởi vì những lời mà chúng tôi được biết anh em chúng tôi phát biểu tại Hà Nội là hoàn toàn đúng sự thật, và chúng tôi không có chống đối và gây chia rẽ đối với nhà nước. Chúng tôi chống những điều sai trái.

Trà Mi: Quyết định của Hội Đồng Giám Mục cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam không đáp ứng yếu cầu của phía chính quyền như thế thì liệu việc này, theo chỗ Linh Mục, thì có sẽ dẫn đến những điều không hay, rắc rối hơn nữa cho chính bản thân các giáo sĩ đó và cho Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nói chung hay không?

LM Phạm Trung Thành: Thứ nhất là Hội Đồng Giám Mục không có ý kiến. Tôi cũng chưa được gặp Đức Cha Chủ Tịch. Về phía nhà dòng chúng tôi thì ý kiến đó là ý kiến của nhà dòng chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng có thể chính quyền Hà Nội thấy rằng chúng tôi minh định lập trường hay minh định cái quyết định như thế thì có thể là chính quyền sẽ nhìn lại vấn đề và nhiều khi thấy rằng điều đó là điều đúng thì có khi nó lại tốt đẹp hơn đó, thưa chị.

Trà Mi: Trong trường hợp mà điều hy vọng của Linh Mục không thành hiện thực thì...

LM Phạm Trung Thành: Về nguyên tắc, tôi là người bề trên, tôi không có được phép, tôi không được quyền điều chuyển một người anh em đi một nơi khác nếu mà người anh em đó không có làm điều gì sai trái tại nơi đang làm và thậm chí còn có thể làm được tốt như các linh mục ở Hà Nội hiện nay, tức là đứng về phía người nghèo, đứng về phía người bị oan sai, và bảo vệ sự thật, nói lên sự thật.

Sự thật và công lý?

Trà Mi: Trong văn thư của UBND Hà Nội họ có ghi rõ mục đích của đề nghị này là nhằm “cải thiện quan hệ giữa nhà thờ với chính quyền”. Vậy hồi đáp của phía Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, như Linh Mục vừa nói, có thể dẫn đến những hệ quả không tốt cho quan hệ đôi bên thì quan điểm của Linh Mục như thế nào?

LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi cũng không biết phải thế nào, nhưng mà về phương diện sự thật, về phương diện giáo luật, về phương diện mục vụ, chúng tôi thấy những người này không sai, thì tôi với tư cách là người có trách nhiệm, tôi không thể điều chuyển những người này ra khỏi chỗ đó được.

Còn mối quan hệ nó tốt đẹp hay không, không chỉ là do những ngưòi này có mặt tại Hà Nội hay không mà còn do những điều khác nữa, thí dụ như là cách ứng xử của chính quyền thành phố Hà Nội đối với người dân, đối với các chính sách về tôn giáo, đối với đất đai - nhà cửa, và nhiều vấn đề khác nữa.

Trà Mi: Vâng. Theo Linh Mục thì có giải pháp nào gọi là hiệu quả để có thể khắc phục những mâu thuẫn giữa đôi biên hiện nay hay không?

LM Phạm Trung Thành: Tôi thấy giải pháp hay nhất là đối thoại và đối thoại trong sự tôn trọng sự thật và công lý.

Trà Mi: Và để tiến tới giải pháp này thì cần có những điều kiện cần và đủ như thế nào, thưa Linh Mục?

LM Phạm Trung Thành: Về phía chúng tôi thì chúng tôi vẫn thiết tha và duy trì sự cầu nguyện bởi vì chúng tôi trong cậy vào Thiên Chúa là đấng sẽ mang lại sự công bằng, mang lại sự thật.

Về phía chính quyền thành phố Hà Nội thì chúng tôi cũng nghĩ rằng quý vị cũng nên bình tĩnh, bình tâm để mà nhìn nhận sự thật, nhìn nhận những điều chưa đúng hoặc là những điều gì đó không được đúng thì chúng ta thẳng thắn và khiêm tốn để có thể đối thoại nói chuyện với nhau cho nó rõ.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian Linh Mục đã dành cho cuộc trao đổi này.

LM Phạm Trung Thành: Cảm ơn chị.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

30 Tháng 12 2008 - Cập nhật 06h45 GMT

HKVN phản đối báo đưa tin sai

Image
Cơ phó Đặng Xuân Hợp khi bị bắt (ảnh của Kyodo)

Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã lên tiếng phản đối một số báo điện tử trong nước đưa tin sai lệch trong vụ một phi công của hãng này bị bắt tại Nhật Bản.

Trung tuần tháng 12, các báo đồng loạt đưa tin nhà chức trách Nhật đã bắt giữ cơ phó Đặng Xuân Hợp tại Tokyo vì nghi ông này tham gia đường dây vận chuyển hàng phạm pháp.

Sau đó, các báo tiếp tục trích lời người phát ngôn của Vietnam Airlines xác nhận rằng cơ quan chức năng Nhật Bản đã tới "khám xét" các trụ sở của hãng này. Đi kèm thông tin, một số báo đăng hình viên chức Nhật đứng cạnh đống hàng hóa được cho là bị tịch thu.

Vietnam Airlines trong một thông cáo mới ra nói bức hình này, vốn chụp cảnh tịch thu hàng nhái ở Nhật và không liên quan gì tới vụ phi công Hợp, đã gây ra hiểu lầm.

Hãng Hàng không VN cũng nói cảnh sát chỉ tới "làm việc" để tìm thêm thông tin và kể từ đó "chưa hề có thêm yêu cầu gì khác".

Sau khi có phản đối từ Vietnam Airlines, các báo đã bỏ bức ảnh nói trên và thay cụm từ "khám xét" bằng "làm việc", tuy không có đính chính.

Nghi vấn

Cơ phó Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, đã bị đình chỉ bay từ hôm 17/12, ngay sau khi bị bắt.

Ông Hợp đã thừa nhận với cảnh sát điều tra Nhật Bản rằng ông nhận chuyển hàng để lấy thù lao 100 đôla mỗi chuyến, nhưng bác bỏ việc ông biết đây là hàng phạm pháp.

Tuy nhiên, báo chí Nhật nói có khả năng viên phi công này nằm trong đường dây chuyên chở hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

Đây là các hàng hóa bị nghi là lấy trộm từ các siêu thị, bao gồm quần áo, mỹ phẩm...

CÁC CHI TIẾT
Cơ phó Đặng Xuân Hợp bị bắt sau khi từ Hà Nội tới Tokyo hôm 17/12
Cùng ngày, cảnh sát Nhật làm việc tại trụ sở Vietnam Airlines tại các sân bay Narita, Chubu và Kansai
Ông Hợp bị nghi vận chuyển hàng phạm pháp từ năm 2007


Báo Nhật cũng trích nguồn cơ quan điều tra nói họ nghi ngờ rằng ông Hợp đã vận chuyển hàng mỗi tháng một hoặc hai lần kể từ ít nhất là năm ngoái.

Người phát ngôn của Vietnam Airlines Trịnh Ngọc Thành đã nói rằng hãng lấy làm tiếc vì vụ này đã "làm hoen ố hình ảnh và sự tin tưởng vào Vietnam Airlines".

Tuy nhiên trong thông cáo gần đây, Vietnam Airlines nói không hề có thông tin nào nói về khả năng các phi công và tiếp viên khác có thể liên quan.

Vụ phi công Đặng Xuân Hợp là trường hợp mới nhất trong các vụ tai tiếng liên quan tới Việt Nam trên báo chí Nhật.

Dư luận Nhật vẫn đang quan tâm tiến trình Việt Nam xử lý vụ cáo buộc tham nhũng PCI.

Tai tiếng ở Nhật

Vấn nạn người Việt ăn cắp hàng ở siêu thị gần đây cũng được đề cập nhiều tại Nhật Bản.

Tình trạng này bắt đầu được phản ánh từ khoảng năm 2006 và tới nay, cảnh sát Nhật đã bắt 85 người vì tình nghi ăn cắp. Lượng hàng bị chôm chỉa từ các cửa hàng và siêu thị lên tới 140 triệu yen.

Tờ Asahi Shinbun hôm 20/12 đưa tin cảnh sát quận Kumamoto đã bắt hai tu nghiệp sinh Việt Nam vì ăn cắp hàng mỹ phẩm trị giá 260.000 yen (khoảng 3.000 đôla).

Asahi Shimbun trích nguồn cảnh sát nói hai người này khai rằng vì lương quá thấp (900 đôla/tháng) và phải trợ giúp gia đình nên buộc phải đi ăn cắp hàng.

Trong khi đó, mới đây tòa án quận Yamaguchi Court đã bỏ tù một người Việt Nam tên là Nguyễn Hoàng Công vì mua bán hàng phạm pháp.

Người này bị cho là liên quan tới một phụ nữ tên là Trần Thị Mỹ Hạnh, mà báo Nhật nói có liên quan tới vụ phi công Đặng Xuân Hợp.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Hưng Yên: dân cắm cờ xuống đất, phản đối chính quyền

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-01-08

Cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân 3 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bắt đầu từ sáng sớm ngày 7 tháng Giêng, đến hôm nay vẫn tiếp diễn với hiện tượng “người dân cắm cờ xuống đất,” phản đối.

Image
Khu vực được chính quyền qui hoạch xây dựng dự án khu dịch vụ xã Xuân Quan.
Photo courtesy of ecopark


Hàng ngàn nông dân biểu tình

Sáng sớm ngày 8 tháng Giêng, tức là 1 ngày sau khi va chạm xảy ra, nông dân các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang đã “cắm cờ xuống đất” trong tình hình mà một người dân địa phương kể là “căng thẳng ghê lắm.”

Căng thẳng giữa người dân và chính quyền xoay quanh khu đô thị Văn Giang, được triển khai tại 3 xã vừa kể.

Một người dân địa phương kể rằng, chính quyền và công an dùng xe ủi từ khuya hôm trước. Khi dân đến thì họ đã bắt đầu làm rồi. Khi người dân tiếp tục phản đối thì xô xát xảy ra. “Có đánh đập và xô xát. Ước lượng có khoảng 1 ngàn dân.”

Phía người dân thì không chịu bán đất, phần vì không thoả thuận được giá, phần vì muốn giữ đất làm ruộng; trong khi chính quyền thì kiên quyết giải toả để xây dựng đường xá và khu đô thị Văn Giang.

“Tình hình bây giờ ở trên ấy đang căng thẳng ghê lắm. Người dân dồn lại không cho đổ đất. Còn chính quyền thì vào cưỡng ép chứ còn gì nữa.”

Một người dân khác, cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, thì cho biết vào hôm 7 tháng Giêng, “giữa công an và người dân đã có xô xát.”

“Dự án của chính quyền là để làm đường và làm đô thị Văn Giang. Họ đưa giá mà người dân chưa thoả thuận nhưng chính quyền vẫn cứ tiếp tục lấy. Hôm qua thì chính quyền bắt đầu giải toả. Nhân dân thì đấu tranh. Giữa công an và nhân dân thì có xô xát. Bây giờ thì phía chính quyền vẫn tiếp tục cho xe ủi đất làm đường, làm đô thị, còn nhân dân thì cắm cờ dưới đất.”

Tranh chấp đất đai

Theo tin tức của báo chí trong nước, thì dự án có diện tích gần 500 hecta, được đấu thầu đầu năm 2006, từ đó phát sinh ra nhiều tranh chấp và phản đối từ phía người dân. Đến năm 2007, thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ.

Một người dân ở xã Cửu Cao nói với chúng tôi, là “người dân không bán ruộng vì trả rẻ quá, vào khoảng 48 triệu 600 ngàn đồng cho 1 sào, tức là 360 mét vuông.”

Một số ý kiến khác thì nói tâm lý người nông dân là không bán đất mà giữ lại cho con cháu sinh sống.

“Giá cả thì không biết người dân tính thế nào. Dân chỉ bảo không bán thôi. Dân bảo đất làm ruộng thì giữ lại, không bán.”

Trong khi một người dân khác thì nói “việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động không minh bạch.”

“Người dân ở đây phần lớn là nông dân. Người ta muốn giữ đất lại cho con cháu sống trên mảnh đất ấy. Còn chính quyền thì muốn làm đô thị nhưng lại giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động thì không minh bạch. Tôi nghĩ nếu giá hợp lý thì có thể họ bán, nhưng bây giờ thì người dân thấy chưa hợp lý.”

Giải thích của chính quyền

Tiếp xúc với Uỷ Ban Nhân Dân Xã Cửu Cao và đặt câu hỏi về việc người dân cắm cờ phản đối, thì một nhân viên tại đây nói, rằng “Bà con cắm cờ thì chịu thôi.”

“Giải thích nhiều rồi, giải thích từ 4 năm nay rồi. Bà con hiểu hết đấy. Nhưng bà con tiếc ruộng nên giữ ruộng không bán đấy thôi.”

Người này nói thêm, rằng lý lẽ giữ ruộng cho con cháu là đúng, nhưng “chẳng lẽ chết rồi mang đi theo.”

Trong khi đó, thì một nhân viên tại Uỷ Ban Nhân Dân Xã Phụng Công nói rằng chính quyền địa phương “thực hiện theo qui định của trên thôi, chứ không có vấn đề gì.” Ông nói thêm:

“Không phải đâu, các anh đừng nghe bà con. Người ta nói ba lăng nhăng kệ người ta thôi. Chúng tôi giải thích theo đúng qui định của pháp luật thôi.”

Một người dân, cũng cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, cho biết, giá 48 triệu cho một sào đất là gần đây thôi. Còn giá ban đầu chỉ vào khoảng 19 triệu. Tuy nhiên, với giá mới, người dân vẫn chưa thấy thoả đáng so với tình hình giá đất hiện nay.

Ông cũng nhận định thêm, tình hình hiện tại là cả người dân và chính quyền đều cương quyết. Nhưng chính quyền sẽ cưỡng chế thi hành, phía người dân thì sẽ đấu tranh nhưng “khó lòng giải quyết.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

12 Tháng 1 2009 - Cập nhật 08h12 GMT

Việt Nam chưa đạt mục tiêu giảm nghèo

Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho hay tỷ lệ số hộ nghèo ở Việt Nam cuối 2008 là 13%, không đạt mục tiêu 12%, cho dù vẫn chưa áp dụng chuẩn nghèo mới.
Bộ này giải thích trên website của Chính phủ Việt Nam đây là "do hậu quả của thiên tai, bão lũ và lạm phát".

Hiện người có thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng ở đô thị thì bị liệt vào diện nghèo.

Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn nghèo mới đang được đề xuất có bao gồm tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người nghèo sẽ lên tới 17%; hay 3,3 triệu hộ.

Chuẩn nghèo mới được giải thích là thu nhập dưới 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 390.000 đồng ở đô thị.

Cũng có đánh giá nói rằng nếu theo chuẩn quốc tế thì Việt Nam có gần nửa dân số thuộc diện nghèo.

Khi chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là Tết Nguyên đán, mối lo ngại về thu nhập, công ăn việc làm của người lao động lại tăng lên gấp bội.

Không sắm Tết

Không khí mua sắm những ngày trước Tết tại TP Hồ Chí Minh năm nay không sôi động bằng những năm trước.

Một trong các lý do chính là tình trạng kinh tế suy giảm.

Anh Cao Thanh Sơn, 44 tuổi, làm nghề chạy xe ôm tại trung tâm TP HCM, nói rằng thu nhập của anh năm nay giảm hơn nhiều so với năm ngoái.

"Thời gian giáp Tết này, còn giảm hơn nữa. So với trước, chắc cũng phải giảm tới 50%. Rất khó khăn đối với người lao động như tôi."

Anh Sơn tâm sự năm nay chắc phải tới 28 Tết anh mới về quê ở Khánh Hòa ăn Tết, vài ngày rồi lại lên thành phố tiếp tục đi làm.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Mai Thảo, sống ở quận 8, cho hay năm nay gia đình chị không về quê ăn Tết như mọi năm.

Chị Thảo, 41 tuổi, làm nghề mát xa dạo, trong khi chồng chị làm công nhân in. Nhà có hai đứa con trai đang tuổi đi học, chi phí ngày càng nhiều.

"Mấy năm còn dư ít tiền, năm nay thấy khó hơn năm ngoái. Không tiết kiệm được nên không nghĩ tới chuyện về quê nữa."

Cả hai vợ chồng một tháng thu nhập độ ba triệu đồng thì tiền thuê nhà đã mất triệu rưởi. Còn tiền học của hai đứa con, khiến cho vợ chồng chị "sống ngày nào biết ngày đó".

"Vợ chồng tôi chỉ ước ao có một ngôi nhà nhỏ của riêng mình, nhưng chắc chắn là chẳng bao giờ có nổi."

Lương thưởng

Có thể nói, người nghèo, thu nhập bấp bênh, lo lắng nhất là thời gian cận Tết.

Lương thưởng thấp khiến nhiều công nhân tại các khu công nghiệp không thể nghĩ tới chuyện mua sắm hay về thăm gia đình.

Các công ty, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, đều ghi nhận một năm 2008 đầy khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra giải pháp tình thế là giảm lương thưởng, giảm giờ làm và thậm chí sa thải công nhân.

Từ cuối năm ngoái tới thời điểm hiện tại, đã hàng chục ngàn công nhân mất việc làm.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

******************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.1.2009

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư cho ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký LHQ, và trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do nhân việc Hà Nội cấm 2 Đại biểu Quốc hội Châu Âu đến Việt Nam – Tài liệu về chính sách kềm kẹp áp bức kỷ lục của Đảng Cộng sản Việt Nam


PARIS, ngày 14.1.2009 (PTTPGQT) - Vừa qua công luận thế giới và Việt Nam sôi nổi trước sự kiện hai vị Đại biểu Quốc hội Châu Âu bị Hà Nội ngăn cấm vào Việt Nam. Nhất là hai vị được mời đến thăm Quốc hội Việt Nam và đã được Sứ quán Hà Nội tại Rome, Ý, cấp chiếu khán nhập nội.

Lý do Hà nội đưa ra khi ngăn cấm là nhà cầm quyền Việt Nam không thể "bảo đảm an ninh" cho hai nhà ngoại giao Tây phương trên lãnh thổ Việt Nam. Một nghịch lý khó biện minh, khi ai cũng biết rằng Việt Nam là thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, và từ tháng 7 năm 2007 được bình bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an này.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư gửi ông Ban Ki-moon yêu cầu thúc đẩy Việt Nam chu toàn trọng trách "hòa bình và an ninh" của quốc gia mình trước cộng đồng quốc tế cũng như trong cộng đồng dân tộc.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch ra Việt ngữ nguyên văn thư viết bằng Anh văn sau đây. Nhân thể chúng tôi cũng chép lại cuộc phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ của Đài Á châu Tự do về sự kiện nói trên để cống hiến bạn đọc.

Và cuối cùng là phân tích tài liệu về chính sách kềm kẹp áp bức kỷ lục của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà cầm quyền Hà Nội.

Thư Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi ông Tổng Thư ký LHQ :

Kính gửi Ngài Ban Ki-moon

Tổng thư ký LHQ
Quảng trường Liên Hiệp Quốc
Tp Nữu Ước, Hoa Kỳ

Saigon, ngày 2.1.2009


Ông Tổng Thư Ký thân mến,

Qua bức thư hôm nay tôi muốn biểu đạt mối quan tâm về những vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, cũng như chủ tâm của nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn công luận thế giới trong việc quan sát các vi phạm nghiêm trọng này.

Vừa qua vào ngày 23.12.2008, hai vị Đại biểu Quốc hội người Ý, Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marco Pannella và Thượng nghị sĩ Quốc hội Ý Marco Perduca bị cấm nhập cảnh Việt Nam. Dù rằng hai vị có chiếu khán nhập nội với dự tính viếng thăm các đại biểu Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội. Ngoài ra hai vị cũng dự tính đến Thanh Minh Thiền viện ở Saigon thăm tôi.

Chuyến viếng thăm Việt Nam của hai vị đáp ứng lời mời của Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khi phái đoàn này đến gặp gỡ Quốc hội Châu Âu tại thành phố Strasbourg hôm 18.12 trong khuôn khổ đối thoại liên viện. Tại cuộc gặp gỡ này một số Dân biểu Quốc hội Châu Âu biểu tỏ mối quan tâm về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam hồi đáp như một sự thiếu thông tin, nên ngỏ lời mời các vị Dân biểu Châu Âu viếng thăm Việt Nam hầu chứng kiến sự thật tại chỗ.

Thế nhưng, khi hai vị Đại biểu Quốc hội Pannella và Perduca đến Nam Vang trên đường nhập cảnh Việt Nam, thì Đại sứ quán Ý tại Hà Nội thông báo rằng chính phủ Việt Nam "không thể bảo đảm an ninh" nếu hai vị đến Việt Nam. Tiếp đấy, khi chuẩn bị ra phi trường đi Saigon thì hai vị nhận được thư của một hãng du lịch gửi qua hệ thống Fax nói rằng hai vị không được phép đến Việt Nam, một hãng du lịch mà hai vị chưa bao giờ liên hệ.

Tôi thật bàng hoàng và bất bình trước thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam - một mặt cất lời mời các nhân vật quốc tế đến thăm Việt Nam, mặt khác dùng đủ cớ ngăn chặn những ai muốn trực tiếp quan sát tình hình nhân quyền. Không thể nào chấp nhận sự kiện một chính quyền đang là thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, và đóng vai Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an từ tháng 7 năm 2008, lại có thể tuyên bố "không bảo đảm an ninh" cho hai vị Đại biểu Quốc hội trên lãnh thổ nước mình. Hơn nữa, hành xử của Việt Nam đối với các nhân vật quốc tế đủ cho thấy cung cách họ đang đối xử như thế nào với 85 triệu dân Việt hiện đang bị tước đoạt mọi nhân quyền cơ bản.

Vào tháng 7 năm 2007, trước khi tham gia vào Hội đồng Bảo an LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng long trọng hứa hẹn trước Đại hội đồng LHQ rằng : "Việt Nam có đầy đủ ý thức về niềm vinh hạnh và trọng trách lớn lao khi trở thành thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, bộ phận chủ yếu được giao phó nhiệm vụ hàng đầu là gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Khi được bình bầu, Việt Nam xin tham gia toàn vẹn cho các mục tiêu và nguyên tắc chứa đựng trong Hiến chương LHQ và chúng tôi sẽ làm hết sức mình để hợp tác với các thành viên khác nhằm đáp ứng nhiệm vụ quan trọng này".

Thưa ông Tổng Thư ký,

Việt Nam phải thể hiện lời cam kết nghiêm trọng này, và duy trì trách vụ được giao phó trước cộng đồng thế giới. Tôi xin cất lời kêu gọi ông Tổng thư ký thúc đẩy Việt Nam thi hành mọi nhiệm vụ của một thành viên tại Hội đồng Bảo an LHQ trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh, không riêng trên thế giới mà ngay tại lãnh thổ Việt Nam.

Là quốc gia đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982, Việt Nam phải đảm bảo nhân quyền trên hai bình diện quốc nội cũng như quốc tế. Thế nhưng 27 năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị một cách có hệ thống, mặc dù các Thủ tục đặc biệt của LHQ và Ủy ban Nhân quyền LHQ không ngừng khuyến thỉnh Việt Nam chấm dứt các vi phạm. Nhân kỷ niệm 60 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tôi xin ông Tổng thư ký hãy giúp nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu cao quý nhất, là "đem đến cho mọi người tất cả nhân quyền".

Nhân đầu năm dương lịch 2009, tôi xin gửi đến ông Tổng thư ký lời chân thành chúc ông sức khỏe và an vui. Nhân dân quanh thế giới, bất phân chủng tộc, tín ngưỡng, đang đặt hết niềm tin vào ông. Cầu chúc ông thành công trong mọi nỗ lực cao quý cho nhân loại.

Trân trọng.
(ấn ký)

Sa môn Thích Quảng Độ
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN


Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự do :

Bài phỏng vấn của Phóng viên Ỷ Lan, Đài Á châu Tự do, về sự kiện nói trên đã được phát sóng về Việt Nam ngày 26.12.2008. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin chép lại nguyên văn như sau :

Thưa quý thính giả, hai Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu được Việt Nam mời sang quan sát tình hình tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bất ngờ khi họ đến Thái Lan[1], đột nhiên phía Việt Nam yêu cầu hai người đừng vào Việt Nam vì lý do an ninh bản thân của hai người. Thông tín viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do đã phỏng vấn Dân biểu Marco Pannella, một trong hai nhà Dân cử Châu Âu. Ông cho biết Việt Nam ngăn chặn có thể vì hai Dân biểu dự tính đi thăm Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ỷ Lan có dịp phỏng vấn vị Hoà thượng lãnh đạo Giáo hội bị nhà nước cấm sinh hoạt này, về cảm nghĩ của Ngài trước sự kịên vừa nói.

Ỷ Lan : Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, hôm qua Đại biểu Quốc Hội Châu Âu là ông Marco Panella và Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Ý Marco Perduca trên đường đến thăm Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, mong muốn ghé Sài Gòn viếng thăm Hoà Thượng tại Thanh Minh Thiền Viện, nhưng hai vị đã bị cấm vào Việt Nam. Kính xin Hoà Thượng cho biết cảm tưởng về vụ này?

Hòa thượng Thích Quảng Độ : Cách đó mấy hôm tôi có được nghe bài phỏng vấn của cô Ỷ Lan trên Đài Á Châu Tự Do thì có biết sơ sơ về cái việc phái đoàn Hà Nội sang tiếp xúc với Quốc Hội Liên Âu để bàn về các vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề nhân quyền. Về vấn đề nhân quyền, phái đoàn Việt Nam có hứa với Quốc Hội Châu Âu rằng nhân quyền là những giá trị chung nhưng sự áp dụng nhân quyền tuỳ thuộc mức độ kinh tế của dân chúng. Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm sự tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no.

Đấy là quan niệm của chính phủ Hà Nội về nhân quyền như thế đấy. Tóm lại là bây giờ nhân dân Việt Nam không ai quan tâm đến nhân quyền cả. Miếng ăn là quan trọng nhất. Nhưng rồi họ còn đi thêm một bước nữa là họ nói, và họ khoe ở Việt Nam có nguyên tắc buộc những người đi mô tô phải mang mũ bảo hộ, mà những quốc gia khác không có quốc gia nào có quy chế đó. Đấy là vĩ đại quá, quá vĩ đại !

Còn về dân chủ thì họ cho rằng quan niệm dân chủ ở Việt Nam là cộng đồng, cá nhân phải khế hợp với cộng đồng. Cái điểm này có lẽ họ chủ quan, tức là họ quan niệm dân chủ là tập trung. Tập trung ở đây tức là tập trung vào tay cái đảng Cộng sản. Chỉ dân chủ với đảng Cộng sản mà thôi. Quần chúng thì dưới quyền chỉ huy của đảng Cộng sản. Mà đảng Cộng sản bảo ngồi thì phải ngồi, được cho đi thì đi, chứ không có cưỡng lại được.

Đấy là cái quan niệm dân chủ của họ, của Xã hội Chủ nghĩa là như vậy, thì ai ai cũng đã biết rồi, biết từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi.

Thế nhưng tôi không ngờ phái đoàn Hà Nội đến các nước Châu Âu là nơi người ta tôn trọng tự do, nhân quyền, dân chủ mà lại nói như thế, thì không biết họ có ngượng không ? Nhất là khi mà Quốc Hội Châu Âu người ta ngỏ ý… rồi thì phái đoàn Hà Nội còn trách Quốc Hội Châu Âu là vì Quốc Hội Châu Âu không có thông tin, không được thông tin đầy đủ cho nên cứ lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền. Nhân tiện họ lại mời các dân biểu Quốc Hôi Châu Âu đến Việt Nam thăm để thấy tận mắt, chẳng hạn như thế, thì họ có hứa, cho nên Quốc Hội Châu Âu có quyết định sang. Rồi bây giờ họ sang để thực sự nhìn thấy tận mắt, chứng kiến cho biết tình hình dân chủ, nhân quyền ở đây như thế nào. Và vì Phái đoàn Hà Nội mời cho nên họ mới đi. Họ cử hai người đó đi cho biết. Nhưng đến Cao Miên thì họ bị chặn. Tòa Đại sứ thì visa cho vào, nhưng ra phi trường thì bị chặn.

Như vậy không biết cái cung cách làm việc của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa đối với quốc tế ra sao. Nhưng đối với quốc tế mà họ còn như thế thì tôi cũng buồn và xấu hổ nữa. Bởi chính họ mời người ta đến thì người ta mới đến. Nhưng mà mời đến rồi thì lại không cho người ta vào.

Mời họ đến thăm nhà mình, họ đến cửa ngỏ nhà mình lại không cho vào. Chưa đến cửa ngỏ đã chặn rồi thì cái lời hứa của họ như vậy còn có giá trị gì, cái lời mời còn có giá trị gì?

Đấy, tôi xấu hổ ở chỗ đó. Mà tôi đã nghe vắn tắt trong cái bản tin gì đó mà tôi nghe hai ông bị chặn không cho vào, thì tôi vừa buồn lòng vừa xấu hổ. Xấu hổ cho cả dân tộc phải sống dưới một chế độ ăn nói bất nhất như thế.

Từ đó tôi nghĩ rằng chính họ đến thấy tận mắt như thế, họ chứng kiến thực sự như thế họ mới thông cảm cho 85 triệu dân Việt Nam đang sống như thế nào, trong hoàn cảnh nào. Dân chủ, nhân quyền không quan trọng, chỉ cần có miếng ăn thôi ! Ngoài miếng ăn không cần gì nữa. Gía trị con người chỉ có thế thôi ! Nhân phẩm chỉ có thế thôi ! Thành ra con người biến thành con heo, con trâu, con bò, không hơn không kém.

Còn cái mũ bảo hộ ở đây thì có là cái gì đâu mà họ đi khoe khắp thế giới. Họ còn nói không nước nào có cái quy chế đó. Thành ra họ cứ quanh quẩn trong cái xó nhà Việt Nam chứ không đi đâu à ? Nói mà không giữ lời hứa thì đối với dân họ như thế nào ? Đối với dân họ thì coi dân rất thấp, coi dân như cỏ rác vậy thôi. Cái đó là tôi buồn. Buồn mà xấu hổ nữa. Xấu hổ phải sống dưới chế độ khổ sở như thế.

Ỷ Lan : Nhân thể, kính xin Hoà Thượng hoan hỉ cho biết tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong năm nay có gì phấn khởi hơn các năm trước không, bạch Hoà Thượng?

HT. Thích Quảng Độ : Không có gì phấn khởi, trái lại còn có sự buồn thảm về sự viên tịch của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống, là một sự trống vắng, một khoảng trống rất lớn mà không có gì có thể bù đắp vào được. Nhưng vừa rồi thì biến cố đó là biến cố quan trọng nhất, trọng đại nhất đối với Giáo Hội.

Thế còn về mặt xã hội thì các Ban đại diện các nơi, từ trung ương đến địa phương cứ tiếp tục bị đàn áp. Vừa rồi đây, cách đây một tuần thì Viện đã ra thông tư yêu cầu các địa phương báo cáo về trung ương những Phật sự và công việc của Giáo Hội từng địa phương như thế nào, thành quả và bị đàn áp ra sao, khuyết điểm gì thì xin báo về trung ương để trung ương biết tình hình các nơi như thế nào. Có lẽ chỉ vài tuần nữa sẽ có những bản báo cáo như thế thì đầy đủ hơn.

Hôm nay tôi chỉ nói sơ là về tổng quát chưa có gì thay đổi. Vẫn thế thôi.

Tôi phải nói thật rằng là chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn như thế này thì xã hội không có hy vọng gì mà được sinh hoạt bình thường đâu. Họ cũng đàn áp như bao năm qua.

Họ dùng đủ cách, hết cách này đến cách khác để mà làm thế nào xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên đất nước Việt Nam. Thì ngay bây giờ họ lại có đường lối mới nữa. Vừa rồi những nhóm này nhóm kia chẳng hạn, như đã biết… như đã biết đấy[2]. Rất là buồn, đau buồn !

Nhưng chưa hết đâu, còn nhiều, mà gần tới đây cái biện pháp họ áp dụng còn trầm trọng hơn. Như những sự kiện xảy ra vừa rồi đấy, năm ngoái đây. Cho nên rằng là chúng tôi ở nhà đây nói chung là phải chờ đợi những cái tai hoạ đến với mình nhiều hơn là chờ đợi cái hanh thông đến với mình. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng. Chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu. Thế thôi.

Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Đệ Tứ Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài, nhưng mà đã biết trước còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ phải tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo Hội.

Ỷ Lan : Xin cảm ơn Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ.

Tài liệu về chính sách kềm kẹp áp bức kỷ lục của Đảng Cộng sản Việt Nam

Gần đây luân lưu bí mật một tài liệu nói về chính sách đàn áp quần chúng để duy trì sự thống trị tuyệt đối của đảng Cộng sản. Có người bán tín bán nghi về xuất xứ tài liệu. Thế nhưng nhìn vào thực tại Việt Nam trong năm qua trên mọi lĩnh vực của đời sống, thì chẳng nghi ngờ gì nữa về quyết tâm bảo vệ đảng thiểu số của người Cộng sản, mặc bao đòi hỏi, yêu sách thiết tha về tự do, nhân quyền và sự sống của tuyệt đại đa số dân Việt.

Đặc biệt khi được nghe lời tuyên bố phi dân chủ hôm 28.12.08 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 64 về vai trò khủng bố sắt thép của công an.

Tài liệu mật của Đảng Cộng sản luân lưu cuối năm 2008 tập trung vào nhiệm vụ đàn áp và tiêu diệt mọi ý thức dân chủ.

Lý thuyết đề ra qua bản tài liệu mật, thì « nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang "The Prince" nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. (…) Làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sức mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày càng một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây ».

« Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu không thể làm cho người dân yêu mến thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn ».

Hành động đề ra qua bản tài liệu mật, thì « Phải giữ cho cái gọi là "phong trào dân chủ đối lập" không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.

« Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều "lãnh tụ" mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều "nhân sĩ trí thức" mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợi có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị - chứ ít hoặc khộng có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động "chống cộng cực đoan" có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ… ».

Đối với giới thanh niên, sinh viên, thì làm sao cho giới này biết « khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ. Nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ ».

Đồng thời « chủ động trong việc mở rộng Xã hội dân sự, thuần phục và trung hoà giai cấp trung lưu đang lớn mạnh. Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chưc trung gian như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Phụ nữ, các Hội Cựu chiến binh, các Câu lạc bộ Hưu trí, v.v… phát huy vai trò tối đa trong việc trung hoà những nhân tố nguy hiểm, điều hoà những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… ».

« Làm sao để Xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe doạ.

« Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nổi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân ». (…) Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc - vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải toả ẩn ức ». (…) Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu "không thành công cũng thành nhân" - tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.

« Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như "dân chủ", "nhân quyền", "tự do"…thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như "ổn định xã hội", "tăng trưởng kinh tế", "xoá đói giảm nghèo"…

« Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như "đa nguyên", "đa đảng", "pháp trị", "khai phóng"…thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải đựơc hiểu là Đảng Cộng sản – cũng như đề cao những "giá trị Á châu" một cách khéo léo.

« Chúng ta cũng phải phát huy "dân chủ cơ sở", "dân chủ tập trung", "dân chủ trong đảng"… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân. (…) Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, thì nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như "nhân quyền", "dân chủ"… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.

(…) Hai phạm trù "dân chủ" và "phát triển" có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân - quả. Nghiên cứu kỹ thuật về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải "dân chủ hoá".

Sự tự hào thấy rõ của Đảng Cộng sản qua tài liệu mật này, là Đảng « đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết ».

Bởi vì hơn ai hết, người Cộng sản biết rằng :

« Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp ».

Cho nên chiến thuật áp dụng hiện nay của Đảng là :

« Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp "vừa trấn áp vừa vuốt ve" từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời ».

Chiến thuật trên đây đã được Đảng Cộng sản phân tích thấu đáo tâm lý quần chúng trí thức qua hai lớp già và trẻ : « Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

« Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải chui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?! ».

Với những điểm trọng yếu trên đây rút từ tài liệu mật của Đảng Cộng sản, chúng tôi xin báo động đến những ai ưu tư cho tiền đồ đất nước và đạo lý Việt, nhằm có kế sách ngăn chặn sự tiến công hung bạo của kẻ dữ và kẻ ác giữa thời đại giết người hôm nay.

--------------------------------------------------------------------------------
[1] Thực ra là Nam Vang, Cam Bốt. Người xướng ngôn bị lầm. (PTTPGQT chú)
[2] Ý Hòa thượng muốn nói tới các nhóm Phật giáo ly khai và tiếm danh GHPGVNTN ở hải ngoại trong năm qua. (PTTPGQT chú)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Việt Nam viện trợ nhân đạo cho Palestin

Đàn Chim Việt

HÀ NỘI, Việt Nam: Theo Tin từ bộ Ngoại Giao Việt Nam, ngày 12/1/2009, chính phủ Việt Nam đã quyết định một khoản viện trợ 200.000 USD cho nhân dân Palestin tại dải Gaza.

Khoản viện trợ này sẽ được chính phủ Việt Nam chuyển trực tiếp cho cơ quan cứu trợ của Liên Hiệp quốc để chuyển tới cho các nạn nhân tại dải Gaza trong thời gian sớm nhất. Thông báo của bộ Ngoại giao không nói rõ, Việt Nam sẽ viện trợ bằng tiền hay bằng lương thực, thuốc men.

Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, thường là địa chỉ tiếp nhận các khoản viện trợ nhân đạo của các quốc gia cũng như các tổ chức phi chính phủ. Trong một số trường hợp, vì các khoản viện trợ này, Việt Nam phải có một số nhượng bộ nhất định trong lĩnh vực nhân quyền hay tôn giáo. Đây là một khoản viện trợ hiếm hoi của Việt Nam dành cho nước ngoài. Trước đó vài năm, Việt Nam cũng đã viện trợ nhân đạo cho Iraq bằng lương thực.

Giao tranh ác liệt tại dải Gaza đã bước sang tuần thứ 3 với hơn 1.000 người Palestin thiệt mạng, hơn 4.000 người bị thương. Nạn nhân chủ yếu là dân thường. Hiện cuộc xung đột vẫn chưa có hồi kết mặc dù EU, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước khác kêu gọi hai bên chấm dứt bạo động và đi đến một thỏa thuận ngừng bắn.

Cả Israel lẫn Hamas đều bác bỏ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về yêu cầu ngừng bắn ngay tức khắc nhưng đôi bên đã cử phái đoàn tới Cairo để thảo luận về đề nghị của Ai Cập về vấn đề này.


© 2009 Đàn Chim Việt Online
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

16 Tháng 1 2009 - Cập nhật 03h58 GMT

Tướng Giáp đề nghị dừng dự án bauxite

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa gửi thư tới Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Bức thư của Tướng Giáp, đăng trên báo điện tử VietnamNet, nêu lý do là vì quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của các dự án này.

Được biết, bức thư đề ngày 5/1 nhưng tới 14/1 mới được đăng trên duy nhất một tờ báo mạng của Việt Nam.

Thư gửi 'đồng chí Nguyễn Tấn Dũng" viết cho dù đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiêm cứu, xem xét một cách toàn diện, "các dự án này vẫn đang được triển khai".

"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."

Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.

Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).

Ngoài hai tỉnh trên, quy hoạch của chính phủ còn cho phép nghiên cứu và xúc tiến các dự án liên quan tại Bình Phước, Kon Tum, Bình Thuận…

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã đặt mục tiêu sản xuất từ 4,8 triệu tấn tới 6,6 triệu tấn nhôm vào năm 2015.

Gây tranh cãi

Thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc lại thời kỳ đầu những năm 1980 khi Chính phủ VN đưa chương trình khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó.

Bản thân Tướng Giáp được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này.

Khối COMECON đã khuyến nghị Việt Nam không nên khai thác bauxite vì nguy cơ sinh thái.

"Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bauxite mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.

Bức thư nhấn mạnh: "Về quy mô, quy hoạch khai thác bauxite Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đôla Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta".

Tướng Giáp cho rằng việc nghiên cứu thẩm định cần được tiến hành và báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội chứ "không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế".

"Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định."

Mới đây, dự án thép khổng lồ của tập đoàn Posco, Hàn Quốc, tại Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, đã bị bác cũng vì quan ngại sinh thái.

Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.

Trong khi đó, ngày 14/1/2009, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép cấp giấy phép thăm dò bauxite tại tỉnh Bình Phước.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

30 Tháng 1 2009 - Cập nhật 09h28 GMT

Ân xá Quốc tế quan ngại về ông Vũ Hùng

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vừa ra thông cáo bày tỏ quan ngại về trường hợp nhà bất đồng chính kiến, thầy giáo Vũ Hùng, 'mất tích' hai tháng nay.
Thông cáo này viết ông Hùng, nguyên là thầy giáo dạy vật lý, bị bắt tạm giam từ 18/9/2008 và đã không có tin tức gì kể từ khi ông bị chuyển khỏi trại tù ở Hà Nội hai tháng trước đây.

Ân xá Quốc tế cũng nói đã nhận tin sức khỏe của ông Vũ Hùng sa sút trầm trọng sau khi bị đánh đập và ông đã tuyệt thực để phản đối.

Bà Kate Allen, giám đốc tổ chức có trụ sở chính tại Anh quốc, nói: "Trường hợp ông Vũ Hùng gây lo ngại sâu sắc cho Ân xá Quốc tế".

Bà Allen nói ông Hùng đã bị trừng phạt quá nặng nề chỉ vì bày tỏ quan ngại của mình một cách hòa bình.

"Chúng tôi kêu gọi trả tự do cho ông (Vũ Hùng) ngay lập tức và vô điều kiện."

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi mở điều tra khẩn cấp về các cáo buộc ngược đãi đối với ông Hùng và mang những kẻ vi phạm ra trước công lý.

Ông Vũ Hùng bị đuổi việc từ tháng Bảy 2008 vì tham gia hoạt động dân chủ. Amnesty International cũng nói có thông tin ông và ít nhất tám người khác đã bị bắt hồi tháng Chín sau phiên xử blogger Điếu Cày.

Ông cũng đã bị bắt một lần hồi tháng Tư 2008 vì tham gia biểu tình chống rước đuốc Olympic tại TP Hồ Chí Minh.

Chính phủ Việt Nam luôn luôn khẳng định rằng không có ai bị bắt vì bất đồng chính kiến mà chỉ có người bị bắt vì vi phạm pháp luật Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Thầy giáo Vũ Hùng tuyệt thực trong tù

Hà Giang, thông tín viên RFA
2009-01-28

Vào ngày thứ 23 tháng 1 năm 2009, tổ chức Ân Xá Quốc Tế vừa phổ biến một bản tin khẩn báo động với dư luận quốc tế về tình trạng sức khỏe nguy cấp của thầy giáo Vũ Hùng, một nhà đấu tranh dân chủ bị đã bị nhà cầm quyền VN bắt giữ vào tháng 9 năm ngoái

Bị biệt giam từ hai tháng nay và hiện đã tuyệt thực gần một tháng để phản đối việc ông bị đánh đập tàn nhẫn trong mỗi lần hỏi cung. Hà Giang tìm hiểu về sự việc này và có bài tường trình sau đây.


Tổ chức Ân Xá Quốc Tế khẩn báo động với quốc tế về

Theo bản tin khẩn của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, thì thầy giáo Vũ Hùng đã bị bắt giữ vào trung tuần tháng 9, năm 2008, cùng đợt với 9 người đấu tranh ôn hòa khác, ngay sau vụ xử án của Blogger Điếu Cầy liên quan đến việc tổ chức biểu tình chống Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Image
Thầy giáo Vũ Hùng

Bản tin cho biết thầy Vũ Hùng bị bắt giam vì đã kẻ những khẩu hiệu treo ở cầu Thăng Long với những nội dung mà nhà nước cho là khích động quần chúng, ngoài ra ông cũng đã viết thư cho Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban nhân quyền ASEAN, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tổ chức Human Rights Watch, và các cơ quan thông tin trong ngoài nước, để tố cáo những hành động đàn áp, bắt giữ, đánh đập, khủng bố tinh thần , và xâm phạm quyền con người của nhà nước Việt nam đối với những người tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào cuối tháng Tư năm 2008.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tỏ ý quan tâm sâu xa về tình trạng sức khỏe đang rất nguy kịch của thầy giáo Vũ Hùng, vì ông đã bắt đầu tuyệt thực hơn một tháng nay để phản kháng việc ông bị đánh đập dã man trong những lần khảo cung.

Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng cho biết là từ sau ngày thầy bị giam, gia đình bà không được tiếp xúc và biết tin tức gì của thầy, nhưng may thay trong một dịp đi thăm nuôi vào sáng thứ Sáu ngày 23/1/2009 vừa qua, bà có cơ may gặp được một số tù nhân trước đây bị giam chung phòng với thầy, nay đã được thả ra, và được họ cho bà biết sau hơn 1 tháng tuyệt thực, sức khoẻ của thầy giáo Vũ Hùng đã sút giảm nghiêm trọng.

Gần phòng giam luôn có mặt các nhân viên viện kiểm soát, bác sĩ, an ninh, túc trực vì họ lo ngại thầy sẽ ngất đi và không cấp cứu kịp. Đến khi thầy bị nằm liệt, không đi lại được thì công an an ninh đã chuyển thầy ra khỏi phòng giam chung mang đi chỗ khác, và đến hơn 2 tháng nay các tù nhân giam chung đó không biết tin tức gì nữa của thầy nữa. Bà nói:

“Gia đình thì chưa được gặp, hơn bốn tháng rồi, gia đình chưa được gặp lần nào đâu. Mình thì chỉ biết là trước kia anh mới vào thì bị nhốt đông lắm, một phòng mấy chục người ấy. Mình nghe người ta nói anh ấy cứ đang ở phòng này lại chuyển đi phòng khác.

Mình cũng không hiểu lý do gì mà người ta chuyển nhiều như thế, và anh ấy đã tuyệt thực và nói chung sức khỏe anh ấy rất là yếu, và mình cũng có linh cảm như vậy”

Bà Mai thì bà đã bị khuyến cáo là không nên tiếp xúc với báo chí

Sau khi biết tin, bà Mai rất lo lắng trước tình hình sức khoẻ của ông và yêu cầu ông Hoàng Công Tư cũng như toàn bộ ban giám đốc công an Hà Tây cũ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự việc nghiêm trọng này.

Cũng theo lời bà Mai thì bà đã bị khuyến cáo là không nên trả lời phỏng vấn báo chí về tình trạng của chồng. Bà kể lại:

“Hôm qua thì các anh ấy nói với mình là không nên gặp gỡ, không nên trả lời phỏng vấn đài, vì nếu làm như thế sẽ ảnh hưởng đến anh Hùng. Anh ấy sớm được về hay là lâu hơn là do mình, mình gặp gỡ hay trả lời phỏng vấn thì anh ấy sẽ bị lâu hơn.”

Nhưng bà Mai vẫn hy vọng là nếu có sự quan tâm và lên tiếng của mọi người thì có lẽ thầy giáo Hùng sẽ được sớm trở về với gia đình:

“Tôi mong muốn được mọi người quan tâm đến vấn đề này lên tiếng để ủng hộ, bảo vệ cho anh ấy cho anh ấy được mau chóng trở về với gia đình, có anh ấy ở nhà thì vui hơn, các cháu vui hơn…”

Tình trạng đàn áp nhân quyền tại VN trở nên trầm trọng

Trong bản tin khẩn vừa gửi đi, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã kêu gọi mọi người tiếp tay bảo vệ quyền làm người của thầy giáo Vũ Hùng bằng cách làm gấp những việc sau đây:

Viết thư bầy tỏ sự quan tâm của mình về thầy giáo Vũ Hùng và 8 người cùng bị bắt với ông vào tháng 9 năm ngoái chỉ vỉ họ đấu tranh trong ôn hòa.

Gọi phôn cho nhà cầm quyền VN để hỏi về tình trạng sức khỏe của thầy.

Yêu cầu nhà cầm quyền VN điều tra về việc anh bị hành hạ trong tù.

Yêu cầu nhà cầm quyền VN cho thầy được trị thương trong một bệnh viện đầy đủ phương tiện, nếu cần.

Yêu cầu nhà quyền VN trả tự do tức khắc cho thầy giáo Vũ Hùng.

Bà Irene Khan, Tổng Thư Ký của tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố:

“Một mặt chúng tôi nhận thấy nhiều chính quyền tiếp tục khước từ, mặt khác người dân các nước tiếp tục đứng lên đòi hỏi quyền làm người căn bản của mình. Và vì thế các quốc gia có trách nhiệm phải giải thích về những chà đạp nhân quyền ở nước họ. Trách nhiệm này sẽ ngày càng lớn, và chính quyền nào tảng lờ đi trách nhiệm này sẽ tự mang đến cho mình một hiểm họa.”

Theo tổ chức Human Rights Watch, một tổ chức nhân quyền quốc tế khác, thì sau khi Việt Nam được gia nhập tổ chức mậu dịch quốc tế, tình trạng đàn áp nhân quyền tại đây ngày trở nên càng trầm trọng đến mức độ cần được cảnh giác vào năm 2008.

Trong thời gian qua, ít nhất 30 người bất đồng chính kiến đã bị giam cầm chỉ vì họ giám cất lên tiếng nói để ôn hòa đòi hỏi cho quyền làm người căn bản của mình.

Human Rights Watch đã đề nghị Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Thế Giới nên có biện pháp chế tài đối với các khoản vay của chính phủ Việt Nam cho đến khi tình trạng vi phạm nhân quyền tại VN được cải thiện.
Post Reply