TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

04 Tháng 9 2008 - Cập nhật 06h42 GMT

'Đối thoại quá chậm chạp'

Đức Tổng giám mục Hà Nội nói chủ trương của Tòa Thánh trong các vụ tranh chấp đất đai là 'giải quyết bằng đối thoại', tuy nhiên Ngài ngỏ ý tiếc rằng tiến trình này diễn ra quá chậm chạp.
Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt trong một phỏng vấn của mạng Viet Catholic cũng kêu gọi chính quyền Hà Nội 'có bước đột phá' trong chính sách.

Đức cha Kiệt được trích lời nói: "Tôi nghĩ rằng bây giờ các đường hướng giải quyết phải rất đột phá, sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa".

Ngài đề cập tới vụ Tòa Khâm sứ cũ hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm sau tám tháng, cho dù đã có hứa hẹn từ phía các cơ quan chức năng; và cho rằng điều này ảnh hưởng trực tiếp tới vụ Thái Hà.

"Tôi nghĩ rằng chính quyền phải có những bước đột phá, sáng tạo và mới mẻ hơn."

Tuy nhiên, đức Tổng giám mục cũng thừa nhận: "Con đường đối thoại cho đến bây giờ cũng không có dễ dàng, bởi vì để mà lắng nghe, để mà thuyết phục, và để mà thay đổi được một quan điểm thì chắc chắn là rất khó".

Theo Đức cha Kiệt, nhà nước cần giải quyết ngay vụ Tòa Khâm sứ vì nếu vụ này bế tắc, vụ Thái Hà cũng sẽ không tháo gỡ được.

Hàng trăm giáo dân đang tụ tập hàng đêm tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng mà nhà nước giao cho công ty May Chiến Thắng quản lý để đòi lại nơi mà họ cho rằng thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thái Hà.

Sự kiện Thái Hà đang thu hút sự chú ý của cả trong nước và quốc tế. Đại diện của sứ quán Mỹ đã tới nơi để nói chuyện với giáo dân.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuẩn bị ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo các nước trong tháng Chín này,

Khiếu kiện dai dẳng

Vụ việc bùng phát hôm 15/8 khi giáo dân tự phá tường rào bao quanh khu đất đang tranh chấp, dựng tượng, lập linh đài để cầu nguyện.

Chính quyền Hà Nội đã khởi tố vụ án 'gây rối trật tự' và 'phá hủy tài sản công cộng', đồng thời bắt một số nhân vật mà họ cho rằng đã kích động và trực tiếp tham gia vi phạm pháp luật.

Cảnh sát cũng đã tổ chức chiến dịch bất ngờ nhằm giải tán việc cầu nguyện trên khu đất Nguyễn Lương Bằng.

Tuy nhiên cho dù tình hình tại hiện trường tạm yên ổn, nhưng giáo dân vẫn tụ họp để cầu nguyện hàng đêm.

Ngày 1/9, trong thư mục vụ gửi tới giáo dân Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TP HCM, cảnh báo nhà chức trách: "Chỉ làm theo lệnh và sử dụng quyền lực hoặc bạo lực, sẽ không giải quyết được vấn đề, đồng thời tạo thêm bất công và bất ổn trong xã hội".

Ngài cũng nhận định một trong các lý do dẫn tới các vụ như Thái Hà là 'luật hiện nay về đất đai vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, đồng thời giới hữu trách ở nhiều địa phương chỉ biết làm theo lệnh mà thiếu đối thoại với dân'.

Một hội nghị cuối tuần rồi tại TP HCM về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cho biết tình trạng tranh chấp khiếu kiện về đất đai còn 'tiềm ẩn nhiều phức tạp'.

Hội nghị do Thanh tra Nhà nước chủ trì cũng nói còn tới 200 vụ phức tạp và kéo dài chưa được giải quyết.

Một trong các nguyên nhân được phân tích là do bất cập trong chính sách đất đai. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Thế Ngọc được báo chí trích lời nói 'Luật Đất đai qua năm lần sửa đổi, bổ sung vẫn còn nhiều bất hợp lý'.

Ông Ngọc được trích lời nhận định: "Nhiều nghị định, hướng dẫn chồng lên nhau và thậm chí tréo ngoe giữa các điều."

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Văn Hà Phong nhận xét về các dự án liên quan tới đất đai: "Thực tế, không có dự án nào có sự đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia”.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thì nói có vụ việc khiếu kiện của dân 'giải quyết sai ngay từ đầu' khiến người dân không thỏa mãn nên tiếp tục kiện cáo.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Biểu ngữ kêu gọi Tự do Dân chủ ở Nam Định

RFA 07.09.2008

Vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm qua, 7 tháng Chín, năm 2008, biểu ngữ có nội dung tự do dân chủ cho Việt Nam cùng một số nội dung khác đã xuất hiện tại Nam Định.

Image
Hình do các nhà tranh đấu trong nước cung cấp
Biểu ngữ kêu gọi Tự do Dân chủ được treo trên cầu vượt Lai Cách nối Hà Nội–Hải Dương–Quảng Ninh, sáng ngày 7-9-2008.


Theo những nguồn tin đáng tin cậy từ trong nước, thì ngoài nội dung tự do dân chủ, các biểu ngữ còn có nội dung nói về trách nhiệm trong các phần đất liền và hải đảo của Việt Nam bị mất về tay nước ngoài, về lạm phát và nghèo khổ mà người dân đang phải gánh chịu.

Biểu ngữ được treo tại cầu Vượt Lai Cách nằm ở quốc lộ 5 nối các địa phương Hà Nội – Hải Dương – Quảng Ninh. Ngoài biểu ngữ, khoảng 300 truyền đơn cũng được rải trên cầu vượt.

Theo tin tức chúng tôi có được, thì tổ chức dân chủ Khối 8406 kết hợp Đảng Dân Chủ Nhân Dân cùng thực hiện việc này.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Sinh viên Việt Nam kêu gọi tập họp để cùng biểu tình vào ngày 14 tháng 9

Friday, September 05, 2008


Hà Nội (NV) - Theo tin của “Nhóm phóng viên Vì nhân quyền tại Hà Nội”, hôm qua, 5 Tháng Chín, trong khuôn viên nhiều đại học ở Hà Nội như: Ðại Học Quốc Gia, Ðại Học Bách Khoa, Ðại Học Kinh Tế, Ðại Học Kiến Trúc, Ðại Học Xây Dựng, Ðại Học Giao Thông, Ðại Học Mỏ-Ðịa Chất... áp phích và truyền đơn đã được dán và rải khắp nơi (sân, vườn, cầu thang, nhà để xe, nhà vệ sinh...) Nội dung các áp phích và truyền đơn kêu gọi sinh viện tập hợp để biểu tình trước Ðại Sứ Quán Trung Quốc ở Việt Nam (số 46 đường Hoàng Diệu, Hà Nội) vào lúc 9 giờ sáng ngày 14 Tháng Chín.

Ðược biết vào ngày giờ kể trên, Ðại Sứ Quán Trung Quốc sẽ họp báo để tuyên bố công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 Tháng Chín năm 2008, xác định Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Trung Quốc.

Nội dung áp phích và truyền đơn xác định: Thời điểm đó, hai quần đảo này không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (quốc hiệu nhà nước CSVN ở miền Bắc trước Tháng Tư năm 1975) mà là lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Áp phích và truyền đơn còn kêu gọi chống độc tài, lật tẩy và vô hiệu hóa “bọn nô tài làm gián điệp cho Trung Quốc”.

Trên áp phích và truyền đơn còn có biểu tượng của một tổ chức có tên “Sinh viên cận vệ” cũng như biểu tượng của các đảng đang bị chính quyền CSVN đàn áp và lời kêu gọi cầu cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Thái Hà đang đòi lại tài sản ở số 178 Nguyễn Lương Bằng. Năm ngoái, sau khi quốc vụ viện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thông qua một nghị quyết về việc thành lập thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào ngày 2 Tháng Mười Hai, trong ngày 9 Tháng Mười Hai, hàng ngàn thanh niên, sinh viên trong nước đã kéo đến Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sài Gòn để phản đối nghị quyết này.

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc tái lập quan hệ ngoại giao (đầu thập niên 1990), đây là lần đầu tiên tại Việt Nam xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Cuộc biểu tình kể trên cùng với các tuyên bố của Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (yêu cầu chính quyền CSVN phải ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc) đã đẩy chính quyền CSVN vào thế “lưỡng đầu thọ... địch”. Cuối cùng, họ chọn giải pháp ngăn chặn, trấn áp những thanh niên, sinh viên chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

Công an, chính quyền các địa phương, lãnh đạo nhiều trường học ở Việt Nam đã liên tục cảnh cáo giới trẻ, khuyên họ không nên tham dự những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong vụ Trường Sa và Hoàng Sa. Những ai tham dự xuống đường có thể bị kích động bởi “thế lực thù địch” và “vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, cuộc biểu tình lần hai vào ngày 16 Tháng Mười Hai vẫn diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn trong vòng vây của cảnh sát, an ninh cùng với nhiều lực lượng hỗ trợ khác.

Thái độ của thanh niên, sinh viên và phản ứng của chính quyền đã gây sự xúc động trong nhiều giới. Một số văn nghệ sĩ, trí thức trong nước đã chính thức lên tiếng ủng hộ thanh niên, sinh viên, phê phán nhà cầm quyền. Tại hải ngoại, cộng đồng người Việt đang cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau cũng đã biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, Úc...

Trước các diễn biến ngày càng bất lợi cả trên phương diện chính trị lẫn xã hội, nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn: Phong toả khu vực có trụ sở của Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sài Gòn. Từng cảnh sát, an ninh ngăn chặn, giải tán các nhóm thanh niên, sinh viên trước khi họ có thể kết thành một khối. Quản chế hoặc tạm giữ những cá nhân tỏ ra tích cực, có thể tác động đến đám đông trong các cuộc biểu tình. Thậm chí một nhà văn kiêm phóng viên báo Tiền Phong cũng bị tạm giữ dù cô gái này chỉ dán khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, lên mũ bảo hiểm những người có nhu cầu muốn mang khẩu hiệu đó. Cuộc biểu tình lần thứ ba, dự kiến vào ngày 23 Tháng Mười Hai đã không diễn ra như dự kiến.

Trong năm nay, những cuộc biểu tình có mục tiêu tương tự, dự kiến tổ chức vào Tháng Giêng và Tháng Tư cũng đã bị công an CSVN dập tắt trước khi bắt đầu. Hôm 21 Tháng Tư, một trong những người tham gia tổ chức biểu tình chống việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh ngang qua Sài Gòn vào ngày 28 Tháng Tư là ông Nguyễn Văn Hải (blogger “Ðiếu Cày”) đã bị bắt về tội... “trốn thuế”. Theo nhiều nguồn tin trong nước, tòa án quận 3 dự định đưa ông Hải ra xử vào ngày 10 Tháng Chín.

Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên đã khiến thanh niên, sinh viên cũng như nhiều người Việt ở trong nước có cơ hội để nhận ra, nhà cầm quyền đương thời không quan tâm đến cả tổ quốc lẫn dân tộc. Mọi hành động của họ đều chỉ nhắm vào mục tiêu duy nhất: Duy trì vai trò lãnh đạo có tính độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng vì vậy, hành động phản kháng của dân chúng nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng càng ngày càng nhiều và mạnh mẽ.

Vào sáng 28 Tháng Năm, tại Hà Nội, nhân dịp Việt Nam-Hoa Kỳ đối thoại về nhân quyền, một số thanh niên đã chia thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức thả những chùm bong bóng mang các biểu ngữ có nội dung: “Tự do cho nhân dân Việt Nam”, “Dân chủ cho Việt Nam” và “Nhân quyền cho Việt Nam”, bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt, tại hồ Hoàn Kiếm. Một số chùm bong bóng đã vướng lại trên các cành cây nên những biểu ngữ này đã nằm ở đó trong nhiều giờ. Dù những chùm bong bóng kể trên được thả giữa ban ngày, ngay tại trung tâm Hà Nội nhưng vì bất ngờ, công an CSVN không bắt được thanh niên nào trong các nhóm này.

Ðến sáng 28 Tháng Bảy, hai xe hai bánh gắn máy chở 4 người đã dừng lại trên cầu vượt Nam Thăng Long-Nội Bài (Hà Nội) rồi mở túi, lấy biểu ngữ có kích thước khoảng 5mx2m với nội dung “Tham nhũng là hút máu nhân dân. Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân. Mất đất, biển, đảo là có tội với tổ tiên. Yêu cầu đảng Cộng Sản thực hiện ngay dân chủ hóa đất nước, đa nguyên-đa đảng”. Làm xong, nhóm này giơ tay vẫy chào dân chúng đang dồn lại bên dưới để xem biểu ngữ trước khi biến mất.

Kế đó, sáng 16 Tháng Tám, một biểu ngữ có nội dung: “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam! Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam! Ða nguyên-đa đảng cho Việt Nam!” đã được treo trên thành cầu vượt Lạch Tray ở hướng đối diện nhà hát lớn của thành phố Hải Phòng. (G.Ð.)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

10 Tháng 9 2008 - Cập nhật 10h32 GMT

Blogger Điếu Cày bị xử hai năm rưỡi tù giam

Toà án Quận 3, TP Hồ Chí Minh, tuyên mức án trên đối với ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) hôm 10/9, trong khi vợ cũ của ông nhận mức án cải tạo không giam giữ 16 tháng và thử thách ba năm.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải, cho hay tòa vẫn giữ nguyên tội danh trốn thuế đối với chồng cũ của bà.

Nhưng bà Tân cho biết bà mới là người trực tiếp thu tiền thuê nhà của khách hàng.

“Chúng tôi không trốn thuế. Mọi chứng cớ vẫn còn trong các hợp đồng thuê nhà”.

Truyền thông trong nước loan tin vợ chồng ông Hải đã cho thuê nhà từ năm 1999 tới nay, và số thuế lẽ ra phải đóng là 400 triệu đồng.

Bà Tân nói: “Sự việc của gia đình liên quan tới nhiều vấn đề nên tôi phải mời bốn vị luật sư để công lý được thực hiện”.

“Nhưng rất tiếc là các lời bào chữa của bốn vị luật sư đều không được xem xét và tòa đều bác”.

Trước đó, luật sư Lê Công Định thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh nói các chứng cứ đối với thân chủ của mình “rất yếu và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm”.

Vợ blogger Điếu Cày nói thêm sẽ kháng cáo đến cùng.

Blogger Điếu Cày một thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do.

'Ân oán giang hồ'

Blogger này là người viết nhiều bài lưu truyền trên mạng internet về các chủ đề dân quyền, Hoàng Sa - Trường Sa và gần đây là phản đối việc rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh.

Trước khi phiên tòa diễn ra, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới ở Pháp thúc giục giới chức tư pháp không đưa ra án tù với ông Hải.

Trong một bình luận gửi cho BBC hôm 10/9, một thành viên của 'Câu lạc bộ nhà báo tự do', Tạ Phong Tần, cho rằng bản ản và vụ bắt giữ blogger Điếu Cày đã hình sự hoá quan hệ hành chính đằng sau một mục đích chính trị.

Nhà báo tự do này cũng cho rằng Chính quyền có hành vi đáp trả lại những khiếu kiện trước đây của blogger điếu cày theo kiểu 'ân oán':

"Ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đối với nhà cầm quyền địa phương vốn dĩ có nhiều ân oán vì ông từng kiện công an phường Bến Thành ra toà hành chính."

"Sau đó, ông Hải lại nhiều lần kiện báo Công an TPHCM vì đăng bài sai sự thực. "

Nhà báo tự do Tạ Phong Tần cũng cho rằng ông Hải nhiều lần bị 'vu khống tàng trữ ma tuý, bị sách nhiễu, hành hung, bắt giữ trái pháp luật và đối xử tàn tệ' vì đã 'tham gia biểu tình chống Trung Quốc chiếm hai quần đảo của Việt Nam'.

Trong khi đó, nhiều blogger trên mạng đã chỉ trích việc Chính quyền hạn chế quyền được có luật sư bào chữa của blogger Điếu Cày, cũng như việc thông tin về tổ chức phiên toà đã bị giới hạn tới công chúng.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Xử Điếu Cày là tự phủ nhận quan điểm về chủ quyền Lãnh hải, Lãnh thổ

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-09-09

Cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, được mang ra xét xử tối danh “trốn thuế,” trong khi dư luận cả trong và ngoài nước đều biết rằng Điếu Cày bị bắt là vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Image
RFA file photo
Trước khi bị bắt giam, blogger Điều Cày đã từng nhiều lần gặp rắc rối với công an vào thời gian sinh viên thanh niên Việt Nam tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc.


Bối cảnh vụ xử Điếu Cày diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 9, được giới quan sát cho là “tế nhị,” và “xử nặng Điếu Cày là Việt Nam tự phủ nhận quan điểm về lãnh thổ, lãnh hải của mình đối với Trung Quốc.”

Thời điểm “tế nhị”

Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, một cựu bộ đội, sẽ được mang ra xét xử vào buổi sáng ngày 10 tháng Chín sau gần 5 tháng bị tạm giam với tội danh “trốn thuế.”

Ngày giờ xét xử Điếu Cày được ấn định 4 ngày trước thời điểm mà nhiều cuộc biểu tình trong và ngoài nước có thể diễn ra theo lời kêu gọi được lan truyền trên Internet.

Ngày 14 tháng Chín năm nay đánh dấu 50 năm cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm gởi thủ tướng Trung Quốc khẳng định tôn trọng tuyên bố của Bắc Kinh về lãnh hải Trung Quốc. Thời điểm xét xử Điếu Cày lại diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau khi phía Việt Nam chính thức phản đối bài viết trên một trang mạng Trung Quốc, trình bày kế hoạch quân sự tấn công Việt Nam.

Ngày 14 tháng Chín năm 1958, tức là cách đây đúng 50 năm, cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm cam kết tôn trọng quyết định lãnh hải của Trung Quốc.
Theo thông tin chúng tôi được biết, có tất cả 4 luật sư, cùng 1 luật sư khác sẵn sàng thay thế khi cần thiết, tham gia bào chữa cho Điếu Cày.

Trong số các luật sư này, có 4 người từ Sài Gòn, và 1 người từ Hà Nội.

Trong cuộc nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, người con trai của ông Điếu Cày nói rằng từ ngày ông bị bắt đến nay, gia đình chưa thăm nuôi vì phải đợi “cách cung” xong:

“Khi vừa bắt bố, họ nói là nhà con phải “cách cung,” tức là kết thúc bản lấy lời khai của cơ quan điều tra, mới được thăm nuôi. Họ vừa cách cung cách đây 1 tháng, mà phiên toà cũng sắp mở nên gia đình quyết định là để phiên toà mở xong mới gặp chứ không làm giấy xin gặp trước.”

Vụ án “lạ”

Nhiều luật sư, ngay từ đầu, đã bày tỏ tình cảm với Điếu Cày. Trong số này, có luật sư Lê Trần Luật. Trong một lần phát biểu trên Á Châu Tự Do, luật sư Lê Trần Luật nói rằng ông mong muốn bào chữa cho Điếu Cày vì “tình cảm và sự cảm kích một người yêu nước.”

Trên quan điểm luật pháp, ông Lê Trần Luật nhận định, rằng khởi tố vì tội trốn thuế từ việc cho thuê nhà là rất lạ:

“Lạ vì bản thân tôi chưa làm vụ nào như thế. Thứ nữa, là vấn đề tội trốn thuế thông thường phải được cơ quan xử lý về thuế lo trước. Cơ quan ngày phải có nghĩa vụ thông báo cho người nộp thuế trước khi có những biện pháp hành chánh. Công việc này được ghi rõ trong Luật Thuế.”

“Việc này đã được ghi rõ trong luật thuế!” Luật Thuế Việt Nam còn ghi rõ nhiều điều khác. Chẳng hạn, bản tin của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố hồi trung tuần tháng Tám viết rằng, chính quyền cáo buộc Điếu Cày tội trốn thuế trong 10 năm liên quan đến 1 bất động sản cho thuê.

Trên thực tế, công ty thuê mướn địa điểm này của Điếu Cày ký thoả thuận là họ chịu tất cả các khoản thuế liên quan. Luật pháp Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp của một thoả thuận như vậy!

Luật sư Lê Công Định, một trong số những luật sư bào chữa cho Điếu Cày, cũng khẳng định:

“Thông tin đó hoàn toàn chính xác. Trong các hợp đồng anh Hải cho Công Ty Mắt Kính Hà Nội thuê, có ghi rất rõ là bên thuê phải đóng thuế. Do đó, nếu cơ quan pháp luật vẫn cố tình truy tố anh Hải về tội trốn thuế, thì tôi nghĩ rằng họ đã bỏ lọt tội phạm.

Lẽ ra Công Ty Mắt Kính Hà Nội là một đồng phạm rất quan trọng. Nhưng tại sao bỏ lọt người này mà truy tố người kia? Rõ ràng là có động cơ khác không bình thường.”

Mốc 14 tháng 9

Giới quan sát tại Việt Nam cho rằng việc xét xử Điếu Cày nằm trong tình huống chính trị tế nhị mà chính quyền Việt Nam hiện đang đối mặt.

Có ý kiến cho rằng, chính quyền không muốn ra án nặng với Điếu Cày, cho dầu là án không liên quan trực tiếp đến chính trị.

Lý do là vì, xử nặng Điếu Cày tức là tự mâu thuẫn với phản ứng chính thức của Việt Nam liên quan đến bài báo Trung Quốc có nội dung dùng quân sự xâm lược Việt Nam.

Xử nặng Điếu Cày tức là tự mâu thuẫn với phản ứng chính thức của Việt Nam liên quan đến bài báo Trung Quốc có nội dung dùng quân sự xâm lược Việt Nam. Xử nặng Điếu Cày chỉ 4 ngày trước ngày 14 tháng Chín có thể tạo nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Xử nặng Điếu Cày chỉ 4 ngày trước ngày 14 tháng Chín có thể tạo nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 14 tháng Chín năm 1958, tức là cách đây đúng 50 năm, cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm cam kết tôn trọng quyết định lãnh hải của Trung Quốc.

Quyết định lãnh hải ngày 4 tháng Chín, 1958 của Trung Quốc có nội dung khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Những ngày gần đây, trên mạng Internet, người ta thấy có lời kêu gọi biểu tình đúng vào ngày 14 tháng Chín, trước toà Đại Sứ Trung Quốc tại Hà Nội.

Cũng cần phải nhắc lại một sự kiện quan trọng, là gần đây ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã đưa ra lời phản kháng chính thức đối với bài báo mạng víêt về một kế hoạch “dùng quân sự xâm lược Việt Nam” mà một số trang mạng Trung Quốc đăng tải.

Bài báo vạch ra một kế hoạch quân sự theo đó Trung Quốc muốn tiến chiếm Việt Nam thì chỉ cần 31 ngày. Bản tin BBC viết rằng, ông Dũng nói Bắc Kinh cần “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu,” và rằng thông tin như vậy “không thích hợp, đi ngược lại xu hướng hoà bình.”

Về phía người dân Việt, một nhà báo trong nước, không muốn được nêu tên, nói với đài Á Châu Tự Do rằng “Đã phản đối thì không nên tự phủ định những phản đối ấy.”

Nhà báo thêm rằng, việc xử nặng một người chống Trung Quốc trong khi Nhà nước cũng phản đối ý hướng xâm lược của người Trung Quốc, thì điều đó tương tự với ý nghĩa “Việt Nam tự phủ nhận những phản kháng chính thức đối với Trung Quốc trong vụ Hoàng Sa và Trường Sa.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Hà Nội: Pha Bột Đá Vào Kẹo Tới 50%, Chủ Không Dám Ăn; Cả Nước Kinh Hoàng:
Hàng Trăm Tấn Bột Đá Pha Kẹo Đã Bán Ra

Việt Báo Thứ Tư, 9/10/2008, 12:02:00 AM

Sau khi nhiều báo qúôc nôi loan tin một số xưởng kẹo Việt Nam pha bột đá vào bánh kẹo để kiếm lợi, báo Công An Nhân Dân hôm 9-9-2008 loan tin rằng ngay chính các “Chủ cơ sở "kẹo bột đá" không dám ăn kẹo,” theo tường thuật của phóng viên Bá Tuấn - Anh Hiếu.

Bản tin báo này viết:

“Chủ các cơ sở sản xuất kẹo này cho biết, bột đá họ trộn vào kẹo là mua với giá từ 1.800 -2.000/kg. Lời khai về hàm lượng pha trộn bột đá vào kẹo cũng bất nhất, có lúc khai chỉ trộn vào 25%, có lúc lại khai trộn tối đa tới 40-50%. Lý do của việc làm táng tận lương tâm này được chủ các cơ sở sản xuất giải thích là để giảm giá thành, không biết là gây nguy hại cho người ăn kẹo. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi rằng họ đã từng ăn kẹo trộn bột đá này không, thì họ thừa nhận là không dám ăn!?...”

Trong khi đó, thông tấn nhà nước VTV cũng từ Hà Nội cho biết Thanh Tra Y Tế đã bắt đầu vào điều tra từ ngày Thứ Ba 9-9-2008. Bản tin VTV như sau.

Kết quả thanh tra việc kẹo trộn bột đá

Liên quan tới vụ sử dụng bột đá trong nguyên liệu làm kẹo mới phát hiện tại Hoài Đức, Hà Nội, chiều 9/9 thanh tra Bộ Y tế, Cục Cảnh sát môi trường, Cục ATVSTP và các cơ quan liên quan đã có cuộc họp liên ngành để xem xét và thông báo kết quả thanh tra về các hành vi vi phạm ATVSTP tại các cơ sở sản xuất kẹo. Vụ việc này xem ra rất phức tạp.

Theo Biên bản kết luận tại cuộc họp liên ngành, kết quả kiểm nghiệm về các mẫu kẹo vi phạm của trung tâm kiểm nghiệm ATVSTP - Viện Dinh dưỡng: 3 cơ sở sản xuất kẹo có hàm lượng CACO3 trong kẹo mềm thành phẩm khoảng từ 33,95% - 38,75%.

Các cơ sở này đều đã vi phạm nghiêm trọng điều kiện ATVSTP chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sử dụng nguyên liệu không có trong danh mục nguyên liệu đã công bố CACO3 để sản xuất.

Theo ý kiến của chuyên gia y tế, việc sử dụng CACO3 vào sản xuất thực phẩm là được phép , tuy nhiên là phải với hàm lượng bao nhiêu thì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể.

Theo quy định của JECFA - Tổ chức quốc tế về VSATTP, độ tinh khiết của chất CACO3 không được phép nhỏ hơn 98%, nhưng kết quả kiểm nghiệm độ tinh khiết của các sản phẩm vi phạm này lại chỉ ở mức dưới 95%.

Theo kết luận, đã có khoảng 8,5 tấn kẹo thành phẩm có chứa bột đá còn trong kho đang chờ tiêu thụ, tất cả đều được nguỵ trang bằng vỏ phong bì thuốc lá. Qua lời khai của chủ cơ sở sản xuất, đã có khoảng 364 kg kẹo có pha bột đá đã bán trên thị trường và khoảng gần 3 tấn bột đá đang chuẩn bị sử dụng sản xuất trong đợt trung thu. Vụ việc này đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra xử lý.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

15 Tháng 9 2008 - Cập nhật 12h58 GMT

Pháp luật Việt Nam 'gần đội sổ châu Á'

Việt Nam gần 'đội sổ' về môi trường pháp lý ở châu Á theo điều tra của Perc, tổ chức tư vấn chuyên đánh giá rủi ro kinh tế và chính trị.
Trong báo cáo mới nhất ra tuần này, Perc đặt Hong Kong và Singapore lên đầu bảng, trên cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines trong khu vực.

Còn Việt Nam, với 8.10 điểm, chỉ trên được nước kém nhất là Indonesia (8.26).

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 15/09, ông Robert Broadfoot, giám đốc điều hành cơ quan ra báo cáo nói từ Hong Kong rằng điều tra của Perc chỉ tập trung vào các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Vì thế, ông chia sẻ ý kiến rằng môi trường pháp lý kém như Việt Nam có thể được một số doanh nhân địa phương coi là 'tốt' và dễ làm ăn.

Perc đã hỏi tổng cộng 1537 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở châu Á để nghe đánh giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng.

Perc cũng cho rằng tại Việt Nam và Trung Quốc (7.25) chính trị can thiệp mạnh vào môi trường pháp lý và "đảng cộng sản đứng trên pháp luật".

Họ cũng nêu ra mối liên hệ giữa hệ thống pháp lý và các vấn đề như tham nhũng và bảo vệ tác quyền:

"Các hệ thống pháp luật tốt hơn thường đi đôi với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, tham nhũng ít hơn và nền kinh tế giàu mạnh hơn."

Dân chủ hay độc đoán?

Tuy nhiên, ông Broadfoot nói với BBC rằng hệ thống chính trị độc đảng hay dân chủ không nhất thiết thể hiện trong việc đánh giá môi trường pháp lý.


Bảng xếp hạng của Perc
Hong Kong 1.45
Singapore 1.92
Nhật Bản 3.50
Hàn Quốc 4.62
Đài Loan 4.93
Philippines 6.10
Malaysia 6.47
Ấn Độ 6.50
Thái Lan 7.00
Trung Quốc 7.25
Việt Nam 8.10
Indonesia 8.26

Ông nói Hong Kong dù thuộc Trung Quốc và các quyết định cuối cùng là do chế độ cộng sản ở Bắc Kinh duyệt nhưng có nền pháp lý đặc trưng đáng tin cậy.

Singapore theo chế độ độc đảng nhưng chính quyền lại thúc đẩy chống tham nhũng trong giới quan chức và cho áp dụng luật pháp rất chặt chẽ.

Bởi thế, như ví dụ của Việt Nam, ông nói chính việc không thi hành luật nghiêm minh ở các cấp địa phương, nơi tham nhũng cũng rất cao là yếu tố khiến toàn bộ hệ thống luật pháp bị coi là còn rất yếu kém.

Ông nói: "Trong nhiều trường hợp như ở Trung Quốc và Việt Nam thì chính quyền địa phương gây sức ép lên các toà án, và chính công an cấp địa phương dính vào tham nhũng, trong nhiều trường hợp thì cấp trung ương không tác động được đến họ."

Tất nhiên so với Trung Quốc thì ông Broadfoot cho rằng Việt Nam có một lợi thế rằng Việt Nam là nước nhỏ hơn nên sự lãnh đạo cấp toàn quốc có thể đến cấp địa phương nhanh hơn, nhưng việc thi hành luật ở địa phương vẫn là một vấn đề.

Ông cho rằng dù chính quyền trung ương ở Việt Nam đã nỗ lực cải tổ hệ thống pháp lý trong những năm qua nhưng còn phải rất lâu, thậm chí hàng chục năm Việt Nam mới có môi trường tốt được.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

19 Tháng 9 2008 - Cập nhật 15h05 GMT

Nhà báo AP 'bị đánh' vì vụ tòa Khâm sứ


Bấm đây để xem video nhà báo bị hành hung được đưa lên YouTube

Phóng viên hãng tin AP ở Hà Nội bị ‘cảnh sát đánh và tịch thu máy ảnh’ khi đến chụp hình cảnh nhà chức trách cho xây công viên ở khu đất tranh chấp với Công giáo.

Bản tin của AP từ Bangkok tối 19/9 cho hay ký giả Ben Stocking, trưởng đại diện của họ tại Hà Nội đã bị ‘đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân.

Cảnh sát cũng tịch thu máy ảnh của nhà báo kỳ cựu 49 tuổi này.

Trả lời văn phòng Bangkok của AP qua điện thoại từ Hà Nội, Ben Stocking nói: “Họ bảo tôi chụp hình ở chỗ không được phép, nhưng ̣để lấy tin, tôi vẫn vào”.

Sau đó, nhân viên an ninh mặc thường yêu cầu nhà báo ra khỏi hiện trường và về đồn công an.

Bạo lực với nhà báo

Tại đó, vẫn theo Ben Stocking, đã diễn ra cảnh ông bị đánh khi muốn lấy lại chiếc máy ảnh.

“Một người công an đập chiếc máy ảnh vào đầu tôi và một người khác đấm thẳng vào mặt tôi.”

Theo bài viết của Joycelyn Gecker của AP, cú đánh từ đằng sau bằng chính chiếc máy ảnh đã “làm rách một đường trên đầu” của nhà báo.

Ben Stocking đã phải khâu bốn mũi trên đầu và hiện đã được thả về sau hai tiếng rưỡi bắt giữ.

Phát ngôn viên cho đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, bà Angela Aggeler cho hay đã gửi lời phản đối chính thức lên chính quyền Việt Nam.

Cho đến tối thứ Sáu theo giờ Việt Nam, hãng AP cho hay họ cũng yêu cầu nhà chức trách xin lỗi và trả lại tài sản riêng của Ben Stocking nhưng “Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời”.

AP cũng nói rằng bạo lực nhắm vào phóng viên quốc tế tại Việt Nam là chuyện hiếm xảy ra dù chính quyền kiểm soát chặt chẽ việc đến và đi của phóng viên.

Sáng sớm 19/09, chính quyền Hà Nội bất ngờ thực hiện 'dự án xây dựng công viên cây xanh' tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội vốn tranh chấp với Giáo hội Công giáo từ tám tháng qua.

Sau khi chính quyền huy động cả xe tải và cần trục cùng đông đảo công an, cảnh sát đến phong tỏa khu vực này, nhiều giáo dân và linh mục đã đến tiếp tục cầu nguyện.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

21 Tháng 9 2008 - Cập nhật 02h52 GMT

AP công bố ảnh vụ đánh nhà báo

Image
AP nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nhà báo của hãng vi phạm pháp luật

Hãng thông tấn Mỹ đăng ảnh nhà báo Ben Stocking sau khi ‘bị đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ trong khi Việt Nam tuyên bố không có việc hành hung ký giả này.

Trong bản tin mới nhất hôm 21/9, Associated Press (AP) cho biết tiếp tục bảo vệ lời kể của nhà báo Stocking rằng ông bị hành hung.
Hãng này cũng nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông vi phạm pháp luật khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ.

Hãng thông tấn Mỹ thuật lại rằng sau hai tiếng rưỡi ở đồn cảnh sát, trưởng đại diện AP ở Hà Nội ra về với nhiều vết máu dính trên quần áo và đầu.

Ap nói ông Stocking cũng bị một vết rách trên đầu và phải khâu bốn mũi tại một phòng khám tư.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói rằng “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking".

Thông cáo báo chí trên website Bộ Ngoại Giao Việt Nam trích lời ông Dũng nói: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, sáng ngày 19/9/2008, phóng viên Ben Stocking đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm".

"Những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã nhắc nhở nhưng ông Ben Stocking cố tình không tuân thủ".

Phản đối

Hãng tin Mỹ nhấn mạnh việc đối xử với ông Stocking là “không thể chấp nhận được” và là một “hành động quá đà của cảnh sát”.

Đoạn video được đăng trên trang YouTube chỉ cho thấy phần đầu vụ bắt giữ nhà báo 49 tuổi.

AP nói trước khi bị cảnh sát mặc thường phục giải đi, đoạn video cho thấy ông Stocking đứng chụp ảnh vụ biểu tình bên một sĩ quan an ninh giữa ban ngày. Nhà báo này cũng không chống lại khi bị đưa đi.

Hãng thông tấn này đã yêu cầu phía Việt Nam xin lỗi và hoàn trả tài sản của phóng viên.

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã yêu cầu phía chính phủ Việt Nam ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.

Trong bản tin mới, AP cũng trích báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở ở Mỹ ra hồi tháng Năm về “một loạt các vụ bắt bớ, giam giữ và xét xử phóng viên” của chính phủ Việt Nam, đi ngược lại với hiến pháp, vốn “bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận”.

Sau vụ nhà báo Ben Stocking 'bị đánh', các tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đều đều đã lên tiếng phản đối.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

VN bác bỏ tin công an đánh đập phóng viên nước ngoài

2008-09-20

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bác bỏ những cáo giác cho rằng ký giả Mỹ đã bị công an hành hung, ngăn cản tác nghiệp tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội.

Image
Hình chụp từ video clip do một người quay được khi chứng kiến sự việc và đưa lên youtube
Công an và Cảnh sát cơ động ngăn cản phóng viên Ben Stocking của hãng AP chụp hình tại Tòa Khâm Sứ sáng 19-9-2008.


Theo lời ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Việt Nam, thì ký giả Ben Stocking của hãng thông tấn AP đã cố ý vi phạm luật lệ Việt Nam khi chụp ảnh tại khu vực ngăn cấm.

Vẫn theo lời ông Dũng thì việc ông Ben Stocking bị công an Việt Nam đánh đập là hòan tòan không đúng.

Thông tấn xã AP đã cáo giác công an Việt Nam đấm vào mặt của ký giả này khi ông đang tác nghiệp ở khu vực Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội hôm thứ Sáu.

Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org
Theo AP thì công an Việt Nam đã tịch thu máy ảnh của ký giả Ben Stocking, dùng chính cái máy ảnh này đập vào đầu ông, giam giữ ông ta tại đồn trong hơn hai giờ.

Khi đựơc thả, ông Stocking đã phải vào bệnh viện khâu bốn mũi trên đầu.

Đoạn video do một người không muốn nêu tên đưa lên trang youtube

Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới trụ sở tại Paris, Pháp quốc hôm nay đã mạnh mẽ lên án hành động giam giữ và cư xử tồi tệ đối với ký giả Ben Stocking của công an Việt Nam.
Post Reply