TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Một cựu chủ tịch xã tự tử trước UBND huyện
RFA 23.09.2010

Hôm 21/9, cựu Phó chủ tịch xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TPHCM, đã tới trước trụ sở UBND huyện uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Bà Phạm Thị Ngọc H., 52 tuổi, đã uống một lượng thuốc diệt cỏ để phản đối UBND huyện Hóc Môn sau khi bà đề nghị muốn được gặp chủ tịch huyện để giải quyết tranh chấp đất đai nhưng không được đáp ứng. Ủy ban huyện đã chuyển bà H. đi bệnh viện.

Theo tin ban đầu, gia đình bà H. đã có tranh chấp đất đai với một người dân địa phương nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chưa được giải quyết.

Đây là lần đầu tiên một cựu chủ tịch xã lại có hành động tuyệt vọng như vậy. Thông thường thì người dân mới đi khiếu kiện các vụ tranh chấp đất đai với nhà nước, riêng trường hợp này thì ngược lại với tình trạng thường thấy.


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Kinh Doanh Ở Vn Kể Từ 6/11 Sẽ Bị Công An Giám Sát 100%
Việt Báo Thứ Hai, 9/27/2010, 12:00:00 AM


Diễn biến hòa bình sẽ bị ngăn chận mọi cửa ngõ, cho dù là qua doanh nghiệp....

Bạn muốn về VN kinh doanh? Trong khi tại Hoa Kỳ, tất cả những vấn đề thuộc về thông tin riêng tư (privacy) và về bí mật doanh nghiệp (trade secret) được tòa án tôn trọng vì đó là chuyện sinh tử của công ty... thì chính phủ VN chính thức công bố rằng luật mới của VN sẽ cho công an nắm bí mật của các doanh nghiệp.

Bản tin VnExpress có nhan đề “Cơ quan công an sẽ nắm bí mật của doanh nghiệp” đã cho biết các thông tin như sau:

“Ngoài các khoản nợ, cơ quan thuế sẽ cung cấp cho phía công an những thông tin khá nhạy cảm như quan hệ của người nộp thuế với đối tác, địa chỉ, chỗ ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, đăng ký phương tiện giao thông...

Liên bộ Công an - Tài chính - Quốc phòng đã thống nhất việc trao đổi, cung cấp thông tin hải quan và thông tin về người nộp thuế thể hiện tại thông tư 146 ban hành ngày 23/9.
Theo đó, kể từ ngày 6/11, cơ quan hải quan và cơ quan thuế các cấp sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan công an, quốc phòng thông tin liên quan đến doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; thông tin về người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật...

Cụ thể là các thông tin như tên, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; thông tin cá nhân của những người trong Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, thành viên sáng lập, ban điều hành doanh nghiệp.

Ngoài ra, cơ quan công an cũng được cung cấp danh sách người nộp thuế mới đăng ký hoạt động, đang hoạt động, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản cũng như danh sách người nộp thuế thay đổi tên, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh...

Thậm chí những thông tin khá nhạy cảm khác như mối quan hệ với các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước; thông tin về hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; đăng ký, quản lý phương tiện giao thông của người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật nói chung hoặc vi phạm pháp luật về thuế nói riêng cũng sẽ được cơ quan thuế thông báo với cơ quan công an.
Ngược lại, cơ quan công an, quốc phòng cũng cung cấp những thông tin tương tự cho cơ quan thuế và hải quan.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 6/11.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Bộ Ngoại giao Pháp theo dõi sát vụ ông Phạm Minh Hoàng
RFA 30.09.2010


Bộ Ngoại giao Pháp hôm nay bày tỏ sự quan tâm đặc biệt trong vụ một công dân Pháp, gốc Việt là giáo sư Phạm Minh Hoàng bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chánh quyền Việt Nam.

Ông Bernard Valero, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Paris tuyên bố, Pháp sẽ theo dõi sát các diễn biến liên quan đến sự minh bạch trong các thủ tục pháp lý được Hà Nội áp dụng, cũng như việc tôn trọng quyền được bào chữa, biện hộ, tham vấn và được tiếp xúc với viên chức ngoại giao Pháp.

Báo chí Việt Nam loan tin cho hay ông Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, đã “lợi dụng danh nghĩa nhà giáo quốc tế để chống phá nhà nước”, ngoài ra ông cũng bị cáo buộc là đảng viên Việt Tân.

Công an Nhân Dân cho rằng để thực hiện các âm mưu đó, ông đã viết 29 bài báo đăng trên các trang web của tổ chức phản động này, để vu khống, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Ông Phạm Minh Hoàng du học Pháp năm 1973, sau thời gian 27 năm sinh sống tại nước này, ông cùng gia đình quay về Việt Nam và giảng dạy môn toán tại đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ông bị công an bắt tại Saigon tháng 8 vừa qua.


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Dịch 'nôm na' các bài hát về HN
Văn Miếu, Hà Nội

Truyền thông Việt Nam giới thiệu loạt bài hát về Hà Nội và Sài Gòn với tựa đề được dịch sang một thứ tiếng Anh ngô nghê, khó hiểu cho người nước ngoài.

Báo Người Lao Động đăng bài giới thiệu các ca khúc dịch sang tiếng Anh tưởng như dịch đùa.

Bài này cũng được đăng lại trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Việt Nam.

Các 10 ca khúc được BSP, một nhóm tình nguyện dịch sang tiếng Anh nhưng một số biên tập viên tiếng chương trình Anh của BBC ở London nói họ đọc mà không thể hiểu gì.

Ví dụ lời bài hát 'Hà Nội mùa vắng những cơn mưa' (thơ của Bùi Thanh Tuấn, nhạc của Trương Quý Hải) được dịch thành "Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return…”.

Album Tình ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng gồm các bài 'Hà Nội niềm tin và hy vọng' (Hanoi is the faith and hope), 'Hà Nội mùa thu' (Ha Noi’s autumn), 'Một đời người một rừng cây' (A human life a forest of trees), 'Có phải em mùa thu Hà Nội' (Are you the autumn in Hanoi), 'Bất chợt Sài Gòn nhớ Hà Nội' (Suddenly Saigon miss Hanoi), 'Sài Gòn đẹp lắm!' (Saigon’s so nice!), 'Dư âm' (Echo of love)...

Bài báo cũng trích lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch hội Âm nhạc TPHCM, cho rằng: “Đây là việc làm đáng khuyến khích trong ý tưởng toàn cầu hóa âm nhạc VN thời kỳ hội nhập”.

Đến nay, BSP đã dịch được hơn 100 ca khúc theo dạng này và hy vọng có cơ hội cùng phương tiện để quảng bá chúng ra bên ngoài.

Bài báo đánh giá đây là cách chuyển ngữ 'cây nhà lá vườn' do nhóm BSP tự làm là chính.

Nhiều công dân mạng đã phản ứng khá gay gắt trước lời dịch của các ca khúc này.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Nợ công năm 2010 của Việt Nam là 50 tỷ 700 triệu đô la
RFA-12-10-2010

84 triệu người Việt Nam đang gánh trên vai mỗi người 600 đô la Mỹ nợ công. VNExpress trích nguồn tin tạp chí quốc tế The Economist đưa tin này sáng 12/10.

Bảng đồng hồ nợ toàn cầu do tạp chí The Economist thiết lập cho thấy trong năm 2010 nợ công của Việt Nam là 50 tỷ 700 triệu đô la Mỹ chiếm tỷ lệ 51,7% GDP tổng sản phẩm nội địa.
Vẫn theo tin của tạp chí này, trong 10 năm qua số nợ công trên mỗi người dân Việt Nam gia tăng đáng kể. Hồi năm 2001, nợ công đầu người của Việt Nam ở mức 106 đô la Mỹ, lúc đó tỷ lệ nợ công chiếm 26,6% GDP tổng sản phẩm nội địa.


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt

Image
Ông Cù Huy Hà Vũ đã từng kiện Thủ tướng Việt Nam

Gia đình tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho hay ông vừa bị công an bắt hôm thứ Sáu 05/11 tại TP Hồ Chí Minh.

Họ cũng cho hay cho tới cuối buổi chiều, ông Hà Vũ vẫn bị công an Quận 6 giữ và tư gia của ông ở phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, bị khám xét.

Tin chưa được kiểm chứng nói ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì "một cô gái vào phòng khách sạn của ông lúc nửa đêm".

Tuy nhiên thân nhân của ông cho rằng lý do thực sự của việc bắt giữ này là ở các chỉ trích mạnh bạo của ông hướng về phía chính quyền.

Ông cũng là người thường xuyên trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài về các vấn đề chính trị-xã hội ở trong nước.

Trả lời BBC qua điện thoại từ Việt Nam, ông Cù Huy Chử, chú của luật sư Hà Vũ nói ông nghi rằng "cô gái đó là của công an".

Ông Chử, người từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng và là giáo sư giảng dạy tại Phân viện TP.Hồ Chí Minh của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhưng nay đã nghỉ hưu, xác nhận ông đã nói chuyện với luật sư Hà Vũ khi ông Vũ đang bị giữ ở đồn công an.

Hiện có mặt tại TP Hồ Chí Minh, Giáo sư Cù Huy Chử cũng nói gia đình luật sư Hà Vũ ở Hà Nội nói "công an Bộ đã khám xét nhà và lục soát tung hết các tác phẩm của Xuân Diệu và Huy Cận" ở địa chỉ 24 Điện Biên Phủ.

Đài BBC chưa có điều kiện kiểm chứng với nhà chức trách và không liên lạc trực tiếp được với ông Cù Huy Hà Vũ.

Kiện Thủ tướng
Ngày 03/07/2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "về việc ban hành trái Hiến pháp và pháp luật Quyết định số 167/2007/QĐ–TTg Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025".

Sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội từ chối thụ lý vụ kiện thủ tướng với lý do "không có thẩm quyền", ông đã khiếu nại lên Tòa án Tối cao, nhưng không có kết quả.

Thông báo hôm 15/06 của Tòa án Hà Nội viết "vì theo quy định tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện hành chính liên quan cấp bộ trở xuống".

Ông Cù Huy Hà Vũ vẫn khẳng định việc ông kiện Thủ tướng Chính phủ là đúng luật.

Ông Vũ, 53 tuổi, là con trai nhà thơ Huy Cận, người từng là thứ trưởng Bộ Văn hóa, bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Ông có bằng thạc sĩ văn chương, tiến sĩ luật tại Pháp; đồng thời tốt nghiệp Học viện Quốc tế hành chính công của Pháp. Ông cũng từng làm việc tại Bộ Ngoại giao.

Năm 2006, ông trở thành công dân Việt Nam đầu tiên chủ động gửi đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Văn hóa Thông tin.

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, là một luật sư.

Hai ông bà mở Văn phòng Luật Dương Hà từ năm 2007, nhiều lần tham gia các vụ xử mang tính chính trị gai góc.

Lần gần đây nhất là vụ bào chữa cho các bị cáo ở Cồn Dầu, Đà Nẵng, bị ra tòa vì tội Gây rối Trật tự Công cộng và Chống người thi hành công vụ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Tôm Việt Nam gặp khó ở Nhật


Image
Tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật chịu sự kiểm tra 100 phần trăm, gây ách tắc tại cảng.

Kể từ tháng 11 các lô hàng tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật chịu sự kiểm tra 100 phần trăm, do ba mẫu thử trước đó có trifuralin.

Trifluralin là chất có trong thuốc diệt tảo, một số nông dân dùng để làm trong, sạch hồ nước nuôi tôm.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) giải thích cho BBC Việt Ngữ tại sao tôm Việt Nam đang gặp khó tại Nhật.

Trương Đình Hòe: Trifluralin là chất để người ta diệt tảo, thuộc thuốc diệt cỏ. Trong quá trình nuôi có thể ao nuôi của họ bị tảo hoặc các chất vi sinh khiến cho nước bị đục, thì họ dùng thuốc này để diệt trừ. Chất này hiện đang bị cấm vì tồn dư của nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ban đầu phía Nhật Bản phát hiện ra một lô hàng của Việt Nam sang Nhật với tỷ lệ trifluralin ở mức một phần tỷ, và họ đã cảnh báo.

Sau đó họ nâng cấp tần suất kiểm tra thành 30 phần trăm. Tức là cứ ba lô hàng thì họ kiểm một lô. Đầu tháng 11 họ phát hiện thêm hai lô hàng nữa.

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Theo luật Nhật Bản, khi lô hàng thứ ba bị phát hiện, ngay lập tức họ đưa mức cảnh báo lên thành 100 phần trăm. Tức là kiểm tra 100 phần trăm mức độ tồn dư của trifluralin trong sản phẩm tôm đông lạnh từ Việt Nam.

BBC: Việt Nam có cấm sử dụng trifluralin hay không, thưa ông?

Trương Đình Hòe: Thực tế sản phẩm trifluralin bị cấm trong nuôi trồng thủy sản từ tháng Ba 2010. Tuy nhiên đâu đó người ta vẫn lén lút lưu hành, bản thân người dân khi sử dụng họ cũng không biết hóa chất này đang bị cấm.

Qua thống kê chúng tôi thấy nó nằm trong khâu nuôi công nghiệp là chính. Còn nuôi quảng canh hoặc nuôi bán công nghiệp người ta không dùng.

BBC: Kể từ tháng 11 khi Nhật áp dụng lệnh kiểm tra toàn bộ đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến công việc kinh doanh của các công ty trong nước?

Trương Đình Hòe: Khi Nhật tuyên bố kiểm tra 100% tôm từ Việt Nam, cái ảnh hưởng đầu tiên là về tâm lý.

Bên mua hàng họ trở nên cẩn thận hơn.

Rồi họ yêu cầu phía VN kiểm tra trước, như vậy sẽ mất thời gian cho phía VN trong quá trình chuẩn bị lô hàng. Đồng thời sẽ mất thêm thời gian chờ đợi cho việc kiểm tra ở bên Nhật.

Tác động đầu tiên đó là một số hợp đồng phải gia hạn thêm thời gian giao hàng. Việc này khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm đi, một số đơn hàng bị chia nhỏ ra, để có thể kiểm soát trifluralin không bị nhiễm.

BBC: Liệu hải quan kiểm dịch tại các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam từ nay họ sẽ để ý kỹ hơn đến tôm Việt Nam, trước những gì vừa được phát hiện tại Nhật?

Trương Đình Hòe: Hầu như các thị trường xuất khẩu hải sản lớn của Việt Nam quan tâm đến vấn đề này.

Chúng tôi nghĩ rằng họ đều có kiểm tra, kiểm định cả.

Do quá trình vận động cấm dùng chất này ở Việt Nam làm chưa tới nơi tới chốn nên nó vẫn bị lọt lưới ở một vài nơi. Nên một số lô hàng bị vướng vậy thôi.

Về mặt chung tôi cho rằng hiện nay các nước đều kiểm tra kỹ đối với chất trifluralin này.

Có thể nói thêm rằng do lượng tôm xuất khẩu vào Nhật cuối năm tăng nhiều, nhiều hơn so với các thị trường khác, cho nên một số lô hàng bị vướng tại Nhật.

Với cách thức chúng tôi đang tiến hành để kiểm soát, tôi nghĩ rằng khoảng một đến hai tháng nữa tình hình này không còn xảy ra trong sản phẩm tôm của Việt Nam nữa.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Viên chức ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Huế

Image
Ông Christian Marchant là tùy viên chính trị Đại sứ quán Mỹ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lên tiếng "phản đối mạnh mẽ" vụ một quan chức sứ quán Mỹ bị tấn công khi tiếp cận linh mục Nguyễn Văn Lý ở thành phố Huế.

Ông Christian Marchant, tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ, được mô tả là đã bị xô đẩy và cản trở vào sáng thứ Tư 05/01 khi tìm cách tiếp cận để gặp gỡ linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý hiện đang được tạm hoãn thi hành án dưỡng bệnh tại Nhà Chung, Huế.

Bản thân linh mục Lý nói ông cho rằng những người tấn công ông Marchant là công an.

Một người phát ngôn của sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với BBC vào sáng thứ Năm rằng Hoa Kỳ đã gửi lời "phản đối mạnh mẽ" tới chính phủ Việt Nam về vụ việc này.

"Chúng tôi đã biết tin và quan ngại sâu sắc về sự việc này. Chúng tôi đã gửi lời phản đối mạnh mẽ tới nhà nước Việt Nam cả ở Hà Nội và Washington."

Trước đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cũng nói tại thủ đô Hoa Kỳ rằng ông sẽ đề cập việc này với đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng.

Người phát ngôn Hoa Kỳ nói: "Theo luật quốc tế, giới chức ngoại giao được sự bảo hộ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam có bổn phận phải đưa ra biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất cứ việc tấn công nào vào thân thể, quyền tự do cũng như nhân phẩm của các nhân viên ngoại giao".

Nói với BBC từ Huế, linh mục Lý nói ông chứng kiến cảnh ông Christian Marchant bị một nhóm người bao vây, giằng co và ép khiêng lên xe trong tiếng la hét cãi cọ của cả hai bên.

Cuộc gặp bất thành

Linh mục Nguyễn Văn Lý thuật lại rằng như đã hẹn, ông tùy viên chính trị sứ quán Mỹ tới Nhà Chung để gặp ông như đã hẹn trước vào khoảng 10 giờ sáng thứ Tư.

"Tôi ngồi đợi ông Marchant khá lâu nhưng không thấy nên ra bên ngoài xem có chuyện gì xảy ra. Khi ra thì thấy có sự lộn xộn, cửa Nhà Chung đã bị đóng chặt và bên ngoài khá đông người đang vây quanh ông Christian Marchant."

Theo ông Lý, một số người có mặc đồng phục công an, những người khác mặc thường phục, nhưng thái độ và cách hành xử "khiến tôi biết ngay đó là công an".

"Hai bên lớn tiếng cãi cọ, giằng co nhau khá lâu, phải tới 15 phút. Bên người Việt nói bằng tiếng Anh rằng ông người Mỹ không được văn minh, và không được thăm tôi vì tôi là một người tù, không được tiếp xúc với dân chúng".

"Họ khống chế và khiêng ông ta lên chiếc xe hơi đã mang tới đó, cho dù ông ta giãy dụa và la hét."

Linh mục Lý nói ông còn nghe tiếng lục đục trong xe trước khi chiếc xe khởi hành đi khỏi hiện trường với sự chứng kiến của "hàng trăm người dân từ bên bờ sông nhìn qua".

Được biết kể từ khi được hoãn thi hành án về dưỡng bệnh tại Huế, vị linh mục bất đồng chính kiến đã tiếp nhiều đoàn ngoại giao và nước ngoài mà không bị ngăn cản.

Bình luận về sự việc mới xảy ra, ông Lý nói có thể một lý do là gần đây, ông đưa ra nhiều tài liệu chỉ trích giới lãnh đạo trong nước.

"Nhưng cũng có thể là do phe cánh nào đó trong Đảng muốn dựng kịch bản này để gây mất uy tín cho lãnh đạo bên trên chăng?"

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một cuộc họp báo chiều thứ Năm 06/01 nói rằng Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện cho ngoại giao đoàn hoạt động, nhưng các viên chức ngoại giao nước ngoài cũng cần phải tuân thủ pháp luật nước sở tại.

Bà Nguyễn Phương Nga nói nhà chức trách đang xem xét sự việc.

Dự luật mới

Trong khi đó, một dự luật mới vừa được đề xuất tại Hạ viện Mỹ nhằm ngăn chặn các quan chức Việt Nam nhập cảnh và làm ăn tại Hoa Kỳ nếu họ có hành vi vi phạm nhân quyền.

Dân biểu Cộng hòa Ed Royce vừa đưa ra đề xuất trên, nhằm vào các quan chức chính quyền, kể cả công an, của Việt Nam, trong trường hợp họ có hành động sách nhiễu và xâm hại các nhân vật bất đồng chính kiến.

Thông cáo của ông Royce viết: "Hạ viện Mỹ cần có phản ứng trước việc chính quyền Cộng sản ở Việt Nam tăng cường đàn áp nhân quyền. Những kẻ chống phá tự do phải trả giá."

Như thông lệ, dự luật này phải được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua, rồi mới được Tổng thống ký phê chuẩn và có hiệu lực.

Một số đề xuất trước đây của các dân biểu chỉ trích tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã không qua được lưỡng viện để thành luật.

Theo đề xuất mới của dân biểu Ed Royce, tổng thống Mỹ sẽ thiết lập một danh sách các quan chức "tiếp tục coi thường nhân quyền của người dân Việt Nam" và áp dụng trừng phạt về tài chính và đi lại đối với những người này.

Ông Royce và một số dân biểu khác cũng đang vận động đưa lại Việt Nam vào danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (Countries of particular concern - CPC) mà Việt Nam được đưa ra khỏi hồi năm 2006.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Hãng AP cập nhật tin về vụ ông Christian Marchant
RFA 06.01.2011


Bản tin mới nhất của hãng tin AP đánh đi vào tối hôm qua, cho biết thêm chi tiết về việc công an Việt Nam hành hung viên chức ngoại giao của Hoa Kỳ, là ông Christian Marchant khi ông này tới thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung vào ngày hôm qua.

Theo tin AP cập nhật thì công an Việt Nam đã lôi ông Christian Marchant vào xe và dùng cánh cửa của chiếc xe này đập liên tục vào nhà ngoại giao này.

Mặc dù đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, và ngay cả Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Washington DC, đều phản đối mạnh mẽ hành động vi phạm công ước ngoại giao này của Việt Nam, nhưng tin của AP là nguồn tin đầu tiên xác nhận một cách cụ thể việc công an Việt Nam hành hung nhà ngoại giao này như thế nào.


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Tân Tổng Bí thư ĐCS VN ra mắt


Tại lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc XI sáng thứ Tư 19/01 ở Hà Nội, ông tổng bí thư phát biểu rằng ông và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới sẽ "tăng cường đoàn kết, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, luôn luôn vững vàng về bản lĩnh chính trị"... để đạt mục tiêu trước mắt là đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Ông cũng thừa nhận là còn "không ít khó khăn, thách thức đang ở phía trước".

Hôm thứ Ba, trong ngày làm việc cuối của kỳ họp kéo dài tám ngày, ông Nguyễn Phú Trọng, 67 tuổi, đã được Ban Chấp hành TW khóa XI bầu làm lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản.

Người tiền nhiệm của ông, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đã tặng hoa cho ông Trọng. Hai ông trao hoa và ôm hôn thắm thiết tới hai lần để báo giới ghi hình.

Tại phiên bế mạc, Thường trực Ban Bí thư khóa cũ Trương Tấn Sang cũng thông báo danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Kiểm tra TW Đảng nhiệm kỳ 5 năm tới.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI có thêm năm gương mặt mới là các ông bà Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng và Ngô Văn Dụ.

Quá trình lựa chọn nhân sự được tân tổng bí thư ca ngợi là "rất dân chủ", với toàn bộ 175 ủy viên trung ương đều giành ít nhất 67% phiếu bầu của đại hội.

Nghị trình của lãnh đạo mới

Ông Nguyễn Phú Trọng, năm nay 67 tuổi, có học vị Tiến sỹ-Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.

Ông từng là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trước khi trở thành Chủ tịch Quốc hội năm 2007.

Ông Trọng là ủy viên Bộ Chính trị tới bốn nhiệm kỳ liền.

Sau lễ bế mạc, tân tổng bí thư đã có cuộc họp báo.

Ông Nguyễn Phú Trọng
Sinh ngày 14/04/1944
Quê quán: Đông Anh, Hà Nội
Giáo sư Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng
Từng là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Chủ tịch Quốc hội khóa XII


Ông cho biết vẫn chưa quyết định sẽ đi thăm nước ngoài nào đầu tiên sau khi nhậm chức vì "chưa kịp nghĩ đến việc này".

Ông Trọng nói: "Nói thật, tôi vừa mới nhận (chức) tổng bí thư xong, nghe gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thấy ngượng ngượng, chưa quen tai".

"Chắc sau này cũng sẽ phải đi, nhưng đi đâu thì còn có Ban Đối ngoại, rồi Bộ Ngoại giao..."
"Thứ hai nữa là người ta có mời hay không thì mới đi, chứ mình chủ động đi thế nào được."

Đây là câu trả lời khôn khéo của ông tổng bí thư, người trong cương vị là Chủ tịch Quốc hội đã thăm Bắc Kinh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.

Vì lý do đó một phần, ông Trọng bị một số nhà quan sát nước ngoài cho là "thân Trung Quốc" và có xu hướng thiên về bảo thủ tuy được đánh giá là nhân vật ôn hòa.

Ông cũng điểm qua với các nhà báo một số trọng tâm trong chương trình hành động của mình. Trước hết, ông nói việc của ông cũng như toàn Đảng là "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng".

Công việc xây dựng Đảng, chuyên ngành của ông Trọng khi làm công tác lý luận, được coi như ưu tiên hàng đầu của tân tổng bí thư.

Tiếp đó, ông nói sẽ tập trung xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.

Sau khi vạch ra các định hướng chung đó, ông Nguyễn Phú Trọng tâm sự: "Tôi làm cái gì không nghĩ tới mục đích tạo dấu ấn... không phải để tỏ ra ta là thế nào."

Sửa đổi cương lĩnh

Tại lễ bế mạc Đại hội XI, ông Đinh Thế Huynh trong tư cách ủy viên của đoàn thư ký đã thông báo một số sửa đổi trong các văn kiện đại hội, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu thông qua bỏ phiếu.

Một trong các sửa đổi quan trọng nhất là trong Cương lĩnh về đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, được sửa từ phiên bản Dự thảo là “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” thành "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X).

Khi bỏ phiếu, tới 65,04% đại biểu đồng ý với phương án hai, tức sửa đổi như trên; trong khi chỉ có chưa đến 35% phiếu ủng hộ phương án một, tức giữ nguyên như Dự thảo.

Đánh giá về sửa đổi này, kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nói: "Chi tiết này có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng."

"Việc Đại Hội biểu quyết thay đổi khác với Dự thảo nên được ghi nhận là một tiến bộ trong Đại hội này."

Kinh nghiệm về các chiến dịch công hữu hóa tại các nước cộng sản trong quá khứ rất có thể khiến người nước ngoài cảm thấy lo ngại khi làm ăn.

Việc Đại Hội biểu quyết thay đổi khác với Dự thảo nên được ghi nhận là một tiến bộ trong Đại hội này.
TS kinh tế Lê Đăng Doanh
Theo ông Doanh, sửa đổi cương lĩnh Đảng sẽ bảo đảm rằng "từ nay về sau sẽ không thể còn có các chiến dịch công hữu hóa nữa vì không chỉ Cương lĩnh không cho phép mà lực lượng ủng hộ ý kiến này sẽ ngày càng ít dần đi".

Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ủng hộ việc giữ nguyên cụm từ "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất", với lý do các tranh cãi còn nhiều, chưa thống nhất về vấn đề này, chưa chín muồi nên cần được bảo lưu như Dự thảo.

Tuy nhiên, ông Trọng nay thừa nhận ông phải "chấp hành ý chí của toàn Đảng".

"Biểu quyết thế nào là quyền của Đại hội." Ông nói: "Chúng tôi nghiêm túc chấp hành".
"Nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách nhất quán của Việt Nam là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội."

Một sửa đổi khác là chi tiết về Đảng lãnh đạo quân đội và công an trong Điều lệ Đảng. Nay chi tiết này được sửa thành "Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".

Điều lệ Đảng cũng thêm vào sửa đổi nêu rõ chức danh Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương và bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp.
Post Reply