Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Ngây Thơ Về Chính Trị

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG . Việt Báo Thứ Tư, 4/29/2009, 12:00:00 AM

Ngây thơ là một đặc tính của tuổi thơ. Đầu óc tuổi thơ luôn bao gồm những gì hồn nhiên, trong sáng. Đối với tuổi thơ, không ai đặt vấn đề bắt mấy em phải dùng lý trí để suy xét một vấn đề. Đầu óc các em là một tờ giấy trắng, chỉ biết thu thập những dữ kiện mà không có sự phán đoán chính xác . Rồi theo thời gian, tuổi thơ lớn lên thành người lớn từng trải. Sự phán đoán ngày càng được hình thành dựa trên kiến thức học hỏi và kinh nghiệm đời sống. Sự khôn ngoan không phải một sớm một chiều có được mà phải tích lũy và sàng lọc qua thời gian. Thông thường một người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn một người ít học hay vô học.

Nhưng trong môi trường chính trị, một môi trường chứa đầy thủ đoạn, dối trá, bịp bợm, đôi khi có những người trí thức vẫn có óc suy luận ngây thơ như một con nai tơ để rội bị lường gạt. Lý trí đầu óc của họ đã bị trái tim yêu thương lấn át để rồi sau đó phải sống những chuỗi ngày ân hận, ray rứt và hối tiếc. Cần phải quân bình yêu thương và lý trí mới mong có sự chọn lựa đúng đắn và chính xác trong lãnh vực chính trị vốn là một nơi chốn điên đảo có nhiều gió tanh mưa máu mà khả năng trí thức cao chưa đủ để có sự nhận định trung thực về những diễn tiến chính trị phức tạp và rối rắm.

Mới đây nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia có cho xuất bản cuốn sách “Hồi ký của một thằng hèn “ của nhạc sĩ Tô Hải . Trong lời tựa đề cho cuốn sách , nhà văn Lê phú Khải có kể chuyện về sự thú nhận sai lầm cuối đời của Bác sĩ Nguyễn khắc Viện như sau:

“Đọc” Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến Bác sĩ Nguyễn khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào Mác-xít, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ỡ tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên “ Đời tôi là đời của một thằng ngây thơ. Trong hai chữ “ thơ “ và chữ “ ngây “ tôi xin giữ lại cho mình cái chữ “thơ “ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ “ ngây” để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin ..vứt nó đi!”

Nguyễn khắc Viện tự đánh giá như thế là khách quan. Cần phải tách bạch hai chuyện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cái gọi là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một đàng là hành động theo lương tâm, một đàng là hành động theo người khác khuyến dụ, và cả ép buộc nữa.

Tô Hải và Nguyễn khắc Viện: hai con người, hai số phận, cả hai đều được nhà nước tặng nhiều huân chương “ cao quý “, nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu xã hội chủ nghĩa “.

Ai cũng biết Bác sĩ Nguyễn khắc Viện ngoài bằng cấp của một bác sĩ chuyên nghiệp, ông còn là một nhà ngữ học tài ba. Ông đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra Pháp văn. Và vào cuối đời ông được chính phủ Pháp trao giải thưởng về những công trình văn hóa viết bằng tiếng Pháp của ông. Một người trí thức hàng đầu như thế mà cuối đời cũng thú nhận là đã ngây thơ khi đi theo chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa có nội dung rất đẹp trên giấy trắng mực đen nhưng là một địa ngục kinh hoàng khi xây dựng.

Con tim ông sôi nổi nồng nàn thiết tha, quá mê mệt cái thiên đường xã hội chủ nghĩa mà bộ óc trí thức của ông không kềm chế và kiểm soát nổi để rồi khi về già trở nên hối tiếc ân hận vì mình đã bỏ công sức ra xây dựng một chủ nghĩa không tưởng. Dĩ nhiên Bác sĩ Nguyễn khắc Viện không phải là người trí thức duy nhất bé cái lầm về chủ nghĩa xã hội, còn có biết bao nhiêu trí thức phương Tây và Việt Nam cũng sai lầm như ông khi coi chủ nghĩa xã hội là con đường đi đến sự toàn thiện toàn mỹ cho xã hội loài người.

Dù sao cuối đời ông cũng có đủ cái lương thiện trí thức để nói ra cái ngây thơ dại dột của mình. Hy vọng lỗi lầm tự bạch của ông sẽ giúp nhiều người khác tránh khỏi vết xe đổ mà ông đã đi qua. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, Nguyễn khắc Viện thấy ra cái dại của mình vào lứa tuổi ngoài tám mươi. Dù có trễ tràng nhưng còn nhìn ra còn hơn không. Biết bao nhiêu trí thức khác còn mơ màng ảo tưởng về cái chủ nghĩa xã hội phản khoa học và phi nhân bản này.

Một người trí thức thứ hai hàng đầu của miền Nam cũng mang bệnh ”ngây thơ “ về chính trị là Học giả Nguyễn hiến Lê. Ông Lê đúng là một trí thức tháp ngà, suốt ngày đóng cửa để đọc sách và viết sách. Ông tự hào là người còn viết nhiều còn hơn Học giả Trương vĩnh Ký. Cả đời ông , ông viết khoảng chừng 30000 trang sách. Ông viết đủ mọi thể loại, đề tài như văn học, chính trị, toán học, học làm người v..v.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những diễn tiến chính trị tàn nhẫn đã làm ông sững sốt như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Những suy nghĩ về diễn tiến chính trị ở miền Nam của ông coi như sai bét. Ông viết hồi ký nói lên sự suy nghĩ non dại của mình trước những sự kiện phũ phàng của cuộc đời. Kiến thức ông bao la nhưng ông thiếu một yếu tố quan trọng làm nhận định thời cuộc của ông sai bét vì ông không có kinh nghiệm thực tế . Muốn có những nhận định chính xác về thời cuộc thì kiến thức chưa đủ mà cần bổ túc thêm kinh nghiệm thực tế thì mới mong có những phán đoán chính xác. Hồi ký Nguyễn hiến Lê nói rõ diễn tiến sự suy luận của ông về tình hình chính trị miền Nam như sau :

“..Khi hội nghị Paris kết thúc năm 1973, chúng tôi mừng rằng chiến tranh sắp chấm dứt sau non ba chục năm dai dẳng, khốc liệt, toàn dân sẽ nắm tay nhau kiến thiết quốc gia. Tôi không đọc được toàn văn Hiệp ước đó, chỉ do báo chí mà biết đại khái rằng Bắc Việt, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng và Chính phủ dân chủ miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam thỏa thuận với nhau sẽ có ba thành phần ở miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam, và một số người ở trong nước và ngoài nước, không theo phe nào ( tức thành phần thứ ba ) ở giữa dung hòa hai thành phần trên.

Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do đi, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì chỉ nội 48 giờ là hết cái tệ đó.

Ngày 30-4-75- VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Nhưng hiệp định Paris vừa mới ký xong – tất nhiên có chữ ký của Nga, Trung Hoa và một số nước khác như Pháp, Anh..- hai bên trao đổi tù binh với nhau xong, Mỹ rút hết quân về rồi thì chiến tranh lại tái diễn. Thế là hiệp định chưa ráo nét mực đã bị xé bỏ. Tôi không hiểu có một sự thỏa thuận ngầm nào giữa các cường quốc nắm vận mạng của Việt Nam không, có những uẩn khúc, những bí mật nào không. Theo luật quốc tế, phải 50 năm sau, những bí mật đó mới được công bố, lúc đó những kẻ chịu trách nhiệm chết hết rồi.

Một bên ( Bắc ) mới thắng Mỹ về ngoại giao, rất phấn khởi, khí thế đương hăng; một bên ( Nam)bị Mỹ chẳng nghĩ gì đến liêm sỉ, nhẫn tâm bỏ rơi, vừa uất ức vừa thất vọng, thì phần thắng về ai, điều đó rất dễ hiểu. Quân Bắc tiến tới đâu, dân chúng một phần sợ những vụ chém giết, chôn sống như ở Huế tết Mậu Thân, dắt díu, bồng bế nhau bỏ chạy; một phần ghét Mỹ, ghét chính phủ Thiệu, theo quân đội giải phóng, cho nên cuộc tiến quân của Bắc dễ như chẻ tre, chỉ trong ít tháng chiếm trọn miền cao nguyên và miền Trung, gần tới Biên Hòa. Tổng thống Dương văn Minh biết chống cũng vô ích, xin hai bên ngừng chiến để đỡ chết dân và chính quyền miền Nam chờ đợi quân đội miền Bắc vào Sàigòn để giao lại quyền hành, nói tóm lại là xin đầu hàng vô điều kiện; và ngay 12 giờ trưa ngày 30-4 tướng Trần văn Trà của Mặt trận ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Độc Lập. Sự thắng lợi đó quả là vẻ vang cho miền Bắc, nhưng xét kỹ thì cũng như sự thắng lợi của quân đội Mao trạch Đông năm 1949( cũng chỉ trong có mấy tháng họ tiến từ Nam Kinh tới biên giới Bắc Việt); và cũng như sự thắng lợi của Khmer đỏ (ngày 17-4) khiến Lon Nol phải bỏ nước để thoát thân như Nguyễn văn Thiệu. Đại sứ Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ bỏ Nam Vang mà về nước, và Khmer Đỏ vào Nam Vang 13 ngày trước Cộng sản Bắc Việt vào Sài gòn.

Từ ngày 20-4-75 Sài Gòn rất xôn xao. Một ông bạn thân của tôi 65 tuổi, ở gần nhà tôi, đương đau mà gia đình cũng “ bốc “ lên phi cơ để tỵ nạn, mới tới Manila thì chết, phải chôn ở đó. Một cô em ruột nhà tôi, cô Trịnh thị Mộng Đơn cũng dắt con lên phi cơ qua với chồng bên Mỹ.

Rồi chính cô em út của tôi, Nguyễn thị Mùi, gần 60 tuổi, cũng theo gia đình bên chồng qua Mỹ; vợ chồng tôi giữ lại ở với chúng tôi, cô không chịu. Trong số ba người em, tôi mến cô nhất, mà cô cũng quý tôi. Cô làm dâu họ Tô ở Hà Nội, có ba người con đều vào hạng học giỏi. Con gái lớn, Tô lệ Hằng, đậu tiến sĩ vật lý, tính tình hợp vói tôi, hiện ở Pháp, giúp đỡ tôi được nhiều việc, vợ chồng tôi coi ba cháu đó như con. Cô đi rồi, ở Sài gòn tôi không còn ai ruột thịt cả.

Mấy ngày hạ tuần tháng 4 dương lịch đó tôi vẫn nghĩ tình hình không có gì bi đát lắm đến nỗi phải di cư. Quân Bắc có tiến vào Sài gòn thì Nam Bắc cũng thương thuyết với nhau- trước Bắc chỉ đòi Mỹ rút đi, Thiệu rút đi, thì bây giờ họ rút cả rồi, còn muốn gì nữa ? – mà hiệp định Paris còn đó, Bắc phải thi hành chứ. Tôi ngây thơ quá.
( Hồi ký Nguyễn hiến Lê tập 3) trang 20, 21, 22, 23, nhà xuất bản Văn Nghệ , Hoa Kỳ )_

Đọc những suy nghĩ đơn giản về diễn tiến chính trị mà thấy tội nghiệp cho Học giả Nguyễn hiến Lê. Ông quá mơ màng ảo tưởng về cách đối xử đàng hoàng của Bắc quân sau khi chiếm được miền Nam. Thực tế phũ phàng đã dội một gáo nước lạnh vào mặt ông khiến ông tỉnh người và thốt lên “ Tôi ngây thơ quá “ Thật ra ông có cảm tình với kháng chiến ( cộng sản ) từ lâu nên cuộc cách mạng cải cách ruộng đất kinh khiếp và tàn bạo ở miền Bắc sau 1954 và sự tàn sát kinh hoàng tại Huế trong trận Mậu Thân 1968 cũng không làm ông thấy rõ hơn về bản chất tàn bạo khát máu của bọn Cộng sản Việt Nam nên ông vẫn có những ý nghĩ tốt đẹp và tích cực về bọn thú đội lốt người này.

Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã mở mắt cho ông và những người khác đến nỗi nhạc sĩ mù Văn Vỹ cũng phải “ mở mắt “ ra chứng kiến sự độc ác, lưu manh của bọn Việt Cộng ! Rồi đến suy nghĩ ngây thơ của ông khi cho rằng Cộng sản vào thì miền Nam sẽ chấm dứt nạn tham nhũng! Ông Lê mất năm 1984, nếu ông sống thêm ít năm nữa, ông sẽ thấy nạn tham nhũng trong chế độ Cộng sản còn gấp trăm ngàn lần chế độ miền Nam. Đây lại là một suy nghĩ dễ dãi của ông, một trí thức tháp ngà, không có điều kiện cọ xát vói thực tế nên cứ suy đoán viễn vông sai sự thật.

Ông Lê phát hiện ra yếu tố phải sống mới hiểu chứ không thể hiểu một chế độ qua sách vở nên ghi thêm suy nghĩ của mình như sau :

“Điều đó ai cũng biết nhưng muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm. Đó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh , chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi .”
( Hồi ký Nguyễn hiến Lê, tập 3 trang 25, 26)

Dù sao Nguyễn hiến Lê là người không tham gia sinh hoạt chính trị, chuyện ông sai lầm trong nhận định cũng là chuyện thường tình. Ngay cả những người có chức vụ cao trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng sững sờ thấm thía trước sự lật lọng của Cộng sản miền Bắc sau 1975. Trương như Tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, lên thuyền vượt biển để sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, nguyên bộ trường y tế của MTDPMN, làm đơn xin rút ra khỏi Đảng vì nhìn thấy sự tàn ác bất lương lật lọỉng của bọn Cộng sản miền Bắc. Đây có thể nói là những con nai tơ ngây thơ trong chính trị. Trước đây họ vào Đảng với ước mong cứu nước , cứu dân. Nào ngờ sau chiến thắng năm 1975, Đảng hiện nguyên hình là một đảng cướp lưu manh dối trá cùng cực không còn có thể chấp nhận được. Tiếc thay, biết khôn thì sự đã rồi ! Trương như Tảng và Dương quỳnh Hoa đã từ bỏ địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang phú quý để vào bưng chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do, công bằng xã hội theo sự dụ dỗ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ ngây thơ tưởng rằng sự xả thân của họ sẽ đóng góp vào nền độc lập của tổ quốc và sự no ấm, hạnh phúc của đồng bào. Sau ngày chiến thắng của Cộng sản năm 1975, họ mới sững sờ nhìn thấy cái xấu xa lật lọng vô bờ bến của bọn Cộng sản miền Bắc. Họ phải trả một giá rất đắc cho sự ngây thơ chính trị của mình.

Trương như Tảng có kể chuyện trong hồi ký của mình là sau 1975, Trương như Tảng có dự một cuộc duyệt binh trước dinh Độc Lập. Tảng đứng gần Đại tướng Cộng sản miền Bắc Văn tiến Dũng. Tảng lên tiếng hỏi Dũng, “ Sao những sư đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đâu rồi? “ Dũng nhếch mép cười mỉa mai, “ Quân đội đã thống nhất “. Tảng choáng váng trước câu trả lời thẳng thừng và lạnh lùng của Dũng và đủ thông minh để hiểu là Cộng sản miền Bắc đã cho giải giới Mặt Trận khi chuyện xâm chiếm miền Nam đã hoàn thành. Dĩ nhiên Cộng sản miền Bắc đã “ vắt chanh bỏ vỏ “ , đã dẹp ngay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam sau ngày chiến thắng. Chúng chỉ sử dụng Mặt Trận như một công cụ dể che mắt quốc tế trong chuyện xâm lăng miền Nam mà thôi. Xong chuyện rồi là chúng dẹp bỏ Mặt Trận một cách không kèn không trống, không thương tiếc. Trương như Tảng còn kể thêm một chuyện nữa trong hồi ký của ông là khi ông bị chính quyền miền Nam bắt giam vì tìm ra ông có liên hệ với Cộng sản.

Cha ông vào thăm ông trong nhà giam và đau đớn nói với ông, “ Cha không hiểu sao con từ bỏ đời sống vinh hoa phú quý, hạnh phúc gia đình để theo Cộng sản để rồi bây giờ phải chịu cảnh tù tội, thân tàn ma dại như thế này ! “ Dĩ nhiên Trương như Tảng từ bỏ tất cả sự nghiệp và hạnh phúc gia đình để đi theo lời dụ dỗ cứu nước cứu dân đẹp đẽ và cao quý của Cộng sản. Đến ngày chiến thắng , bọn quỷ đỏ mới lòi ra bộ mặt bất nhân, tàn bạo làm cho Tảng mới vỡ mặt và không còn chịu đựng nổi để rồi phải lên thuyền vượt biển ra đi tìm tự do như bao nhiêu đồng bào Việt Nam khác không sống nổi dưới chế độ Cộng sản hà khắc, độc ác.

Loại trí thức du học ở Pháp như Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, Giám đốc nhà máy đường Sài gòn Trương như Tảng mà còn ngây thơ để cho Cộng sản dụ dỗ, lường gạt thì nói gì đến loại nông dân, công nhân ít học như Võ thị Sáu, Nguyễn văn Trỗi thì lại càng dễ bị lôi cuốn vào tham gia hoạt động cho Cộng sản sau khi nghe lời đường mật lôi cuốn của chúng.

Không phải chỉ có những trí thức như Nguyễn khắc Viện, Nguyễn hiến Lê, Trương như Tảng, Dương quỳnh Hoa là ngây thơ với Cộng sản đâu. Ngay cả ông vua của nước Việt Nam là vua Bảo Đại cũng mắc lừa bọn Cộng sản gian manh. Học giả Trần trọng Kim ( nguyên là thủ tướng trong chính phủ Bảo Đại) có kể chuyện trong hồi ký “ Một cơn gió bụi” của ông là vào năm 1946 khi ông qua Hương Cảng ( Hồng Kông) gặp vua Bảo Đại đang sống lưu vong. Lúc gặp nhau, lời nói đầu tiên mà vua Bảo Đại nói với cụ Trần là : “ Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn” ( Hồi ký “ Một cơn gió bụi “ của Trần trọng Kim , trang 146). Chữ du côn mà vua Bảo Đại nói ở đây để nói đến Hồ chí Minh và tổ chức Việt Minh của Hồ. Khi nói bị mắc lừa, có nghĩa là vua Bảo Đại chấp nhận mình đã ngây thơ tin nghe Cộng sản. Chữ “du côn“ mà vua Bảo Đại dùng để chỉ Hồ chí Mình và tổ chức Việt Minh thật là quá đúng vì lúc ấy chúng đã lộ rõ nguyên hình là một bọn du côn, du đãng, lưu manh tàn bạo đối với các đảng phái quốc gia khác trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Khi vua Bảo Đại thoái vị để trao quyền cho Việt Minh và sau đó nhận chức “ cố vấn tối cao “ cho chính phủ Hồ chí Minh, ông đã nói một câu bất hủ để đời “ Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ “ . Tiếc thay vua Bảo Đại không thể làm công dân một nước độc lập trong chế độ Hồ chí Minh bịp bợm vìụ độc lập chỉ là cái bánh vẽ để dụ dỗ những người yêu nước theo Cộng sản.

Vua Bảo Đại đã nhìn thấy con người gian manh, quỷ quyệt của Hồ chí Minh khi ra Hà Nội cộng tác với Hồ và rốt cuộc đã phải bỏ nước ra đi lưu vong để rồi không bao giờ trở lại quê hương Việt Nam nữa. Thật ra một người sống trong cung vàng điện ngọc từ nhỏ đến lớn như vua Bảo Đại làm sao hiểu thấu những trò đểu giả, dối trá của thứ người hạ cấp bồi tàu, đầu đường xó chợ như Hồ chí Minh để rồi bị con cáo già này gạt gẫm. Có điều đáng buồn là từ khi lưu vong cho đến khi gửi nắm xương tàn trên đất Pháp, vua Bảo Đại chưa một lần được về Huế thăm mẹ là Đức Từ Cung. Cả ba chính phủ đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa của miền Nam và chế độ Cộng sản đã không tạo điều kiện cho vua Bảo Đại làm bổn phận của một người con, về Việt Nam thăm viếng người mẹ già bao năm xa cách . Cả ba chế độ đều không có được một cử chỉ nhân ái dành cho với một ông vua tuy bất tài nhưng hiền lành vô tội này.

Chuyện những nhà đại trí thức ngây thơ với Cộng sản trước 1975 đã không mở mắt được cho một số tổ chức hiện đang đấu tranh chống cộng dỏm ở hải ngoại. Chúng mang danh chống cộng như vẫn mơ màng ảo tưởng cộng tác với Cộng sản để mong kiếm ghế trong chính phủ Cộng sản ở quốc nội. Chúng cho người điều trần trước quốc hội các nước Âu Mỹ nói tốt cho Cộng sản để mong chiếm cảm tình với Cộng sản với mong ước Cộng sản sẽ chia cho chúng chút cơm thừa canh cặn về quyền lực chính trị sau này. Tội nghiệp cho sự ngây thơ đáng nguyền rủa của chúng. Đồng bào hải ngoại cần phải nhìn cho rõ bộ mặt nham nhở khồn nạn của những tổ chức chống cộng cuội này. Chúng hội họp khua môi múa mỏ ở đâu thì cũng nên mang cà chua trứng thối đến để tặng chúng. Bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng của những người đã từng hợp tác với Cộng sản cũng không làm cho chúng mở mắt ra được vì giấc mơ quyền lực đã làm chúng u mê nên chúng đi theo đường làm tay sai cho Cộng sản mặc dù chúng mang danh nghĩa chống cộng. Thật đáng nguyền rủa cho bọn súc vật “xanh vỏ đỏ lòng “ này.

Người dân Việt nam hiện nay không những chán ghét Cộng sản vì chế độ chúng bất công, tham nhũng mà còn bất bình bức xúc về chuyện Cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Trung Cộng và đem công nhân Tàu đỏ vào khai thác bô-xít ở Tây nguyên gây nên hiểm họa về môi trường sinh thái và nguy cơ mất nước. Người dân chắc chắn sẽ hưởng ứng tham gia lời kêu gọi “bất tuân dân sự- biểu tình tại gia“ do Hòa Thượng Quảng Độ vào tháng 5 – 2009 sắp tới. Cuộc đình công bãi thị này chắc chắn sẽ có sức ép rất lớn làm lung lay và rung rinh chế độ Cộng sản Việt Nam, một chế độ chỉ sống bằng bạo lực, dối trá và giờ đây cam tâm làm tay sai cho Trung cộng, bán tháo bán đổ mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam cho ngoại bang để mong duy trì quyền lực thống trị của chúng. Năm 2009 chắc chắn sẽ là một năm nay đầy biến động, làm lung lay tới gốc rễ chế độ gian ác Việt Cộng để từ đó đưa đến sự sụp đổ một ngày không xa. Biết bao lọc lừa, gian trá do chế độ Cộng sản này gây ra sẽ tan biến đi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ đích thực, nhân bản, tự do để từ đó nhân dân Việt Nam nắm tay nhau xây dựng lại đất nước rách nát đau thương trong nền độc lập , tự chủ mới giành lại được.

Xin kết thúc bài viết bằng 2 bài thơ của nhà thơ Nguyễn chí Thiện, một người ngồi tù Cộng sản suốt 27 năm, để vạch ra cái gian trá lật lọng của Cộng sản với ước mong kể từ nay sẽ không coò ai ngây thơ tin tưởng vào những lời đường mật tuyên truyền của Cộng sản nữa. Qua năm tháng, sự dối trá đã phơi bày trơ trẽn và không còn có khả năng lừa bịp người nhẹ dạ được nữa.

Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng
Trước như trẻ thơ tôi nào biết được
Cộng sản là quân bất nhân tàn ngược
Thắt cổ dân đen đủ các loại tròng !
( Những suy nghĩ vụn vặt số 121)

MỖI LẦM LỠ

Mỗi lầm lỡ, một mảnh lòng rạn vỡ
Song thời gian hàn gắn được đôi phần
Riêng cái lầm nơi đất đỏ dung thân
Thời gian khoét to và sâu, bất tận !
Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản !
( 1963)

Ngày mà chế độ không còn lừa bịp được người khác nữa là ngày bị đào thải, sụp đổ. Có điều đáng buồn là phải mất vài thế hệ mới gột rửa và xóa bỏ hết bao tàn tích dối trá, lọc lừa mà Cộng sản đã gieo rắc trong hơn nửa thế kỷ vào con người và xã hội Việt Nam,

Los Angeles, một trưa vắng lặng có nắng vàng hoe và chim kêu ríu rít giữa tháng 4 năm 2009.

RẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com

(Muốn đọc tất cả những bài của Trần viết Đại Hưng, xin bấm vào http://www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái )
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Việt Nam giam giữ một kẻ thức thời

Roby Alampay
Đăng ngày hôm nay Chính trị Việt Nam

BANGKOK - Bề ngoài, chẳng có gì mới về việc Việt Nam bắt giữ một luật sư nổi tiếng ngày 13 tháng 6 vì một tội danh rất quen thuộc là tuyên truyền chống đối nhà nước. Lê Công Định là người được tu nghiệp ở Mỹ - anh tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại Đại học Tulane và liên kết chặt chẽ với các luật sư quốc tế, các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ.

Cảm nghiệm dễ nhất để tìm hiểu việc Định bị bắt đến từ một quan sát bình thường rằng đó chỉ là một "bổn cũ soạn lại" của Việt Nam. Họ bắt một người năng nổ chuyện cải cách mang ảnh hưởng Tây phương, cộng thêm vào danh sách 30 người được coi là bất đồng chính kiến, gồm các nghệ sĩ, các nhà hoạt động tôn giáo, nhà văn, mà tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng án tù của họ đã quá dài kể từ năm 2006.

Tuy nhiên, mối quan ngại của Việt Nam và quốc tế về việc Định bị bắt giữ nằm ở một mức độ khác hẳn. Cuộc tấn công một người luôn có tiếng nói chẳng có gì mới lạ. Những cáo buộc về Lê Công Định là một điều khó ở đối với vai trò của anh trong xã hội Việt Nam: anh không phải là nhà bất đồng chính kiến.

Vừa được 41 tuổi nhưng đã rất thành công, với một công ty cố vấn pháp lý đang phát đạt và lập gia đình với một hoa hậu, Định đã có thể được coi là thuộc thành phần cai trị. Điều làm anh nổi bật phần lớn không do chuyện ủng hộ cải cách một cách công khai, nhưng là niềm tin vào nền tảng mà anh đã chọn. Đây cũng chính là nền tảng mà cáo trạng để bắt anh trở nên lố bịch.

Image
Ảnh LS Lê Công Định bị bắt cùng một số các tài liệu được cho là phản động tại văn phòng của ông. Nguồn: cand.com.vn

Bởi đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ dân chủ và bênh vực cho quyền lợi của người Việt, anh tự giới hạn mình trong phạm vi đã được quy định cho một luật sư tại Việt Nam. Khi anh biện hộ cho các blogger, nhà văn và các nhà đấu tranh nhân quyền, anh không viết từ phía ngoài Việt Nam hay tổ chức các cuộc vận động từ trong nước.

Anh nổi tiếng nói đúng tiếng nói của một luật sư, tranh cãi hoàn toàn trong phạm trù hiến pháp Việt Nam. Những biện hộ của anh, nếu có cổ động cho mục đích gì, chính là cho chuyện pháp trị. Anh cho thấy rằng quyền được tự do bày tỏ được ấn định và hàm ý được coi trọng trong hiến pháp, đi cùng với quyền được tự do báo chí và tự do hội họp.

Nơi mà các nhà bất đồng chính kiến chê bai rằng luật bảo vệ quyền tự do bày tỏ chỉ có thể ở mức độ hình thức, ai cũng biết những luật sư như Định phải làm việc với một thông điệp nội hàm: "Được đó, nhưng hãy chờ xem chúng ta đi được bao xa." Anh đã từng bào chữa cho các thân chủ của mình trên cùng một nguyên lý với các nhà báo và blogger tại Việt Nam, cho rằng sự thay đổi, có thể, và sẽ, đúng ra đang xảy ra, biểu lộ trên internet.

Trào lưu của sự cởi mở

Mặc dù bị hạn chế, các trang web bị lọc và ngăn chặn, sự thông thoáng đang phát triển trên internet rất rõ ràng ở Việt Nam. Thông qua các blogs và diễn đàn trực tuyến khác, người Việt Nam ngày càng lớn tiếng bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề tham nhũng, cải cách kinh tế và tôn giáo. Rõ ràng là vẫn còn những ranh giới, nhưng chính ra những ai thấy mình đã vượt qua mức cản (có hữu ý thức hay gì đi nữa), người ta đã biết đến Định như một người đại diện bình tĩnh và tự tin.

Những gì các blogger và nhà văn muốn tin về internet, Định dường như đang cố gắng chứng minh trong phạm vi của luật pháp. Với sự đàn áp có hệ thống cầm quyền của Đảng Cộng sản, sự cam kết làm việc trong khuôn khổ của chế độ là điều vô giá và không dễ dàng có được.

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền tại Hoa Kỳ ghi nhận rằng "hầu hết các tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam không có quyền được biện hộ bởi các luật sư độc lập trong các phiên tòa xét xử họ". Trong khi đó, "các luật sư tìm cách bào chữa cho các nhà đấu tranh cho tự do nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều đe doạ và bắt bớ.”

Image
Bên vợ tại văn phòng và nhà riêng trong khi bị khám xét. Nguồn: cand.com.vn

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền đã đơn cử trường hợp của bà "Bùi Kim Thanh - người bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần vào năm 2006 và 2008 vì đã bênh vực cho các nông dân đòi bồi thường vì bị chiếm đất."

Ở mức độ này, Định không phải là người đầu tiên và duy nhất phải đương đầu với chuyện bắt bớ. Năm 2007, thân chủ của anh là hai đồng nghiệp đã được anh biện hộ thành công cho một án tù ngắn hơn sau khi họ đã bị trừng phạt rất hiệu quả với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước".

Điều mà ít nhất anh đã tìm cách rút ngắn án tù cho các đồng nghiệp đã là một chiến thắng tinh thần nuôi dưỡng anh. Nhưng phiên tòa đang chờ xử chính anh - sự bắt giữ một kẻ thức thời nổi tiếng nhất Việt Nam – chính là ván bài cuối cùng đánh dấu cho sự tranh đấu cơ bản nhất.

Mạng Truyền thông Pháp luật Đông Nam Á, một mạng lưới truyền thông pháp luật độc lập trong vùng, nói rằng chính là Việt Nam đang cố tình ghép tội hình sự cho một luật sư có bổn phận bào chữa cho thân chủ của mình. Bằng cách trừng phạt những tranh luận cho quyền tự do bày tỏ quan điểm của anh, kể cả những ngôn từ chỉ thốt lên trong phạm vi tòa án và trong quá trình kiện tụng, họ đang sách nhiễu toàn bộ ngành pháp luật, tước bỏ khả năng biện hộ của một quốc gia.

Không phải chỉ riêng người Việt Nam phải lo lắng về điều này. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2010, ngay lúc hiệp hội dự kiến đình hoãn bản tham chiếu thành lập một ủy ban nhân quyền đang vẫn còn mơ hồ. Bởi vì không ai có thể biết rằng "ủy ban" đó cuối cùng có trở thành một hội đồng, một ủy ban, một tòa án, hay một bàn làm việc trong góc một văn phòng nào đó, phương hướng và động lực còn tùy thuộc rất cao vào tham vọng chính trị.

Sự đối xử của chính quyền Việt Nam với Định là điềm xấu cho tính khả thi của ủy ban nhân quyền. Một số người cho rằng động cơ bắt giữ Định không nhất thiết báo hiệu sự gia tăng đàn áp toàn bộ của nhà nước, mặc dù việc bắt giữ ba nhà hoạt động dân chủ trong tuần này với cáo buộc cấu kết với Định đáng được báo động.

Có một vài suy đoán cho rằng những khoản buộc tội đối với Định là động cơ chính trị. Đối với tất cả những gì anh tán thành - trong số các sự việc như quyền của các nông dân, sự thách thức đối với các kế hoạch khai thác mỏ, khiếu nại của Việt Nam trong các tranh chấp hải đảo với Trung Quốc, và một số vấn đề khác - anh nổi tiếng là người có nhiều kẻ thù trên các đấu trường. Vẫn là một chuyện, nó vẫn là vấn đề của một hệ thống pháp luật bị thỏa nhượng để đẩy mạnh bóc lột bằng sự tước đoạt của Việt Nam - và của khu vực - đã từ lâu ô uế thành tích của tự do ngôn luận và nhân quyền.

Dù đó là điều gì đi nữa, Việt Nam sẽ mất một người đã có đủ bản lĩnh để thúc đẩy cho một thay đổi trong chế độ. Điều anh là người đang cần một luật sư ngay lúc này, những triển vọng cho tất cả những gì anh tin và tranh đấu cho Việt Nam lại trở nên rất u ám.

--------------------------------------------------------------------------------
Roby Alampay là giám đốc điều hành của Liên minh Báo chí Đông Nam Á. Nguồn bản Anh ngữ: atimes.com

© 2009 Đàn Chim Việt Online: Bản tiếng Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định

Tưởng Năng Tiến

Vào những năm đầu của thập niên tám chục, lúc vừa bắt đầu cuộc đời tị nạn, khi sắp bước vào tuổi 30, tôi được nhiều vị trưởng thượng ở hải ngoại coi như là một mầm non - có rất nhiều triển vọng sẽ tiến (rất) xa trong tương lai - trong cả hai giới người: cầm chai và cầm bút.

Gần ba mươi năm đã trôi qua, cả đống nước sông (cũng như nước suối) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Tôi đã không “tiến xa” và trở thành một… nhà văn, như mong đợi. Lều văn, chòi văn hay túp văn cũng dẹp luôn.

Tôi quả có làm cho một số người (trong giới cầm bút) thất vọng. Tuy nhiên - nói tình ngay, và nói cho nó công bằng - tôi cũng đã khiến cho không ít vị thuộc giới cầm chai lấy làm (vô cùng) hãnh diện.

Tôi cầm viết bữa đực bữa cái nhưng cầm ly thì đều như bắp, chưa sót bữa nào. Đã vậy, nhiều bữa còn mải cầm ly mà quên cầm đũa nên… quá chén đều đều. Đến cuối đời, tôi chỉ mong được là một thường dân nhưng cũng không xong. Thay vào đó, tôi trở nên một thằng nát rượu.

Lỗi, tất nhiên, không phải tại tôi.

Tôi không có cái may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học. Từ đời nọ đến đời kia, cả dòng họ của tôi chưa từng có ai cầm bút. Họ chỉ cầm ly. Riêng bên ngoại không mấy khi có người tỉnh táo. Ngoại tôi và mẹ tôi đều uống và đều xỉn dài dài.

Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà. Tôi hư là phải (giá). Ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã suốt ngày loanh quanh bên những tiệc rượu. Do đó, những giai thoại về văn chương thơ phú thì tui mù tịt chớ chuyện quanh bàn nhậu thì (ôi thôi) tui biết nhiều vô số. Đang rảnh nên xin kể (một) nghe chơi.

Cuối thập niên sáu mươi, khi mà chế độ Đệ I Cộng hoà ở miền Nam bắt đầu có tai tiếng về tính chất độc tài thì dân làng nhậu hay truyền tai chuyện (tiếu lâm) này:

Có một ông lớn hầm hầm chạy vô ty cảnh sát Lê Văn Ken, lôi một phụ nữ ra khỏi xe, nói như hét:

“Mấy anh điều tra vụ này liền cho tui.”

Vài tiếng sau, ông nhận được điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng một nhân viên cảnh sát (nghe) có vẻ rụt rè:

“Dạ thưa ông con mẹ nhận tội rồi.”

“Tội gì?”

“Cộng sản nằm vùng.”

“Ý trời, tui biểu mấy anh điều tra về vụ khác. Nó ở nhà tui, và vợ tui mới mất cái hột xoàn, tìm hoài không ra, hiểu chưa?”

Chuyện giễu này được kể ở tất cả các quán nhậu của miền Nam, và nghe xong thì dân chúng “ở vùng địch tạm chiếm” đều bò lăn bò càng ra cười mệt nghỉ.

Không ít người cười tới té ghế luôn.

Người Việt quả là thích cười đùa. Điều đáng tiếc là không phải lúc nào (và ở đâu) họ cũng có cơ hội cười cợt thoải mái, hả hê như vậy.

Cùng thời điểm này, ở bên kia vĩ tuyến cũng có một chuyện giễu cợt hơn nhiều nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng ai cười, cười thầm hay cười lén (chắc) cũng không luôn. Và câu chuyện này - thay vì chỉ để kể quanh bàn nhậu, cho vui - đã được báo chí miền Bắc đồng loạt loan tin (”vụ xử án gián điệp ở Toà án Nhân dân Hà Nội”) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép, nghe cứ y như thiệt vậy. Xin chầm chậm, lật lại vài trang (*) báo cũ - đã úa vàng và phủ bụi thời gian:

Báo Thủ đô Hà Nội ( 21/01/1960):
“Tên Nguyễn Hữu Đang thú nhận: ‘Báo Nhân văn có tính chất chính trị ngay từ số 1′. ‘Mục đích của tờ báo là khích động quần chúng cùng với chúng tôi chống lại lãnh đạo’. Để đạt mục đích ấy, - đây vẫn là lời của tên Đang - chúng tôi đã dùng lối bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, các bài báo của chúng tôi không đúng sự thật, cứ viết bừa nói bừa, chuyện không nói có và nói toàn những vấn đề quan trọng để gây những tác hại lớn.”

Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960):
“Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.

Báo Nhân dân (21/01/1960):
“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”

Báo Văn học ( 05/02/1960):
” Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Tư tưởng của chúng tôi là phản động nên chúng tôi ra tờ báo Nhân văn để chống đối lãnh đạo, kích động quần chúng làm áp lực đấu tranh”. Ngoài báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang còn dùng nhà xuất bản Minh Đức làm một công cụ để chống cách mạng. Y cung khai: “Tôi đã biến nhà xuất bản Minh Đức thành một công cụ chống lãnh đạo.”

Báo Thời Mới (21/01/1960):
“NĂM TÊN GIÁN ĐIỆP PHẢN CÁCH MẠNG, PHÁ HOẠI HIỆN HÀNH CÚI ĐẦU NHẬN TỘI
Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.

Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:

… Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” - Phùng Cung)

Nguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).

Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa - chắc chắn với rất nhiều ác mộng!

Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”

Thiệt là mừng muốn chết!

Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” đến Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) tới cỡ đó ? Một trong những nguyên do, có thể nhìn thấy được, là vì ông đã không chịu chấp nhận điều mà ông gọi là sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN.

Trên Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, Nguyễn Hữu Đang còn (trót dại) lật cái mặt nạ đang đeo của Đảng CSVN:

“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”

Ông đã bị mang đi chôn (sống) bằng bản án mười lăm năm tù, và vùi dập cho đến chết chỉ vì lên tiếng đòi hỏi một thể chế pháp trị “chính qui” như vậy.

Năm mươi năm sau, khi "Bàn Về Chính Danh Trong Thể Chế Pháp Trị” (qua BBC, ngày 4 tháng 7 năm 2006) một công dân Việt Nam khác - ông Lê Công Định - cũng đã phải một lỗi lầm (chí tử) tương tự khi đã chỉ ra cho mọi người thấy “mặt thật” của những kẻ đang nắm quyền bính tại xứ sở này:

“Không cần phải chờ đến kết quả ‘bầu cử’ vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.”

“Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được ‘tấn phong’ vào những vị trí then chốt đó.”

“Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là ‘đảng trị’, chứ không phải ‘pháp trị’.

Lê Công Định đã bị bắt giữ. Tất cả các cơ quan truyền thông của nước CHXHCNVN đều đồng loạt đưa tin là ông đã… nhận tội (rồi) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép - như họ đã từng dùng để nhục mạ Nguyễn Hữu Đang, năm mươi năm trước.

Trí nhớ của những người làm báo ở Việt Nam, xem chừng, không được tốt; hoặc giả, tâm địa của họ hơi bị xấu. Còn giới lãnh đạo của xứ sở này thì rõ ràng là kém cỏi cả hai: về tâm địa cũng như ký ức.

Với tất cả quyền lực trong tay thì có khó khăn gì trong chuyện bắt một người đem giam, ép họ phải nhận tội để xin khoan hồng, rồi mang rêu rao (một cách hể hả) trên mọi phương tiện truyền thông.

Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Nội. Cứ theo lời kể của một nhà thơ (ông Phùng Quán) thì đây là nơi :

Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…

Nguyễn Hữu Đang chỉ là một trong vô số những nạn nhân mà “cuộc đời rạn vỡ,” trong thời gian hơn năm mươi mà những người cộng sản nắm được quyền bính ở Việt Nam. Xin đừng ai ảo tưởng rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại sẽ có thể tiếp tục gây những tội ác tương tự lên cuộc đời của Lê Công Định.

Thời thế đã đổi. Gió đã chuyển rồi. Hãy để dành “những lời thú tội” và “xin khoan hồng” cho những phiên toà sắp tới, khi mà những kẻ tội phạm đích thực (của cả dân tộc Việt) sẽ bị mang ra xét xử - trong tương lai (rất) gần thôi.

--------------------------------------------------------------------------------
(*) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân Văn - Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.

Bài do tác giả gửi đến Đàn Chim Việt Online.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Ông Nguyễn Hộ và nỗi đau cuối đời

Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-07-04

Theo tin từ Việt Nam, ông Nguyễn Hộ, sinh năm 1916, đã qua đời hôm 2 tháng 7, thọ 93 tuổi.

Image
Photo courtesy of thtndc
Từ trái qua – ông Trần Khuê, ông Nguyễn Hộ, và Nguyễn Tiến Trung.

Ông Nguyễn Hộ từng là một đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1934, từng bị giam chung phòng với ông Lê Duẩn tại Côn Đảo.

Ông từng là Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn từ 1950 - 1952.

Sau khi tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông làm Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Thư ký Liên hiệp Công đoàn TP.HCM, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TP.HCM...

Tuy nhiên, cuộc đời ông Nguyễn Hộ không suông sẻ như nhiều cán bộ cách mạng lão thành khác. Ông đã hai lần bị chính quyền Việt nam bắt, bị quản thúc tại gia. Vì sao?

Bị bắt lần thứ nhất

Năm 1987, sau khi về hưu, ông Nguyễn Hộ cùng các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Đỗ Trung Hiếu và Lê Đình Mạnh đứng ra thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở TP.HCM.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức này đã thu hút rất đông cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng trên toàn quốc tham gia và trở thành nơi để các thành viên lên tiếng chỉ trích đường lối, chính sách, lối đối xử tàn tệ đối với trí thức, cựu chiến binh, đòi cải tổ thể chế, đòi bầu cử tự do...

Năm 1989, Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ xuất bản một tờ báo mang tên Truyền thống Kháng chiến nhưng tờ báo này chỉ xuất bản được hai số thì có lệnh đình bản. Tuy nhiên họ vẫn thực hiện và phát hành số thứ ba nên chính quyền tổ chức tịch thu, đồng thời đóng cửa Câu lạc bộ.

Đầu năm 1990, nhiều thành viên của Câu lạc bộ bị bắt. Số người bị bắt được ước lượng lên tới hàng ngàn, trong đó có cả các nhân vật chủ chốt như: Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh…

Riêng ông Nguyễn Hộ thì bỏ Sài Gòn về sống tại Củ Chi. Vào tháng 8 năm 1990, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm ông Nguyễn Hộ và cố gắng thuyết phục ông từ bỏ con đường đối lập nhưng ông Kiệt không thành công. Đầu tháng 9 năm 1990, ông Nguyễn Hộ bị bắt giam rồi được thả và bị quản thúc tại gia. Năm 1991, ông Nguyễn Hộ tuyên bố rời bỏ Đảng CSVN.

Từ đó, ông Nguyễn Hộ bắt đầu viết nhiều bài, tác phẩm bày tỏ quan niệm của ông về chế độ và chính quyền cộng sản tại Việt Nam. Nổi tiếng nhất là bài “Giải pháp Hòa hợp Hòa giải”, cuốn sách “Quan điểm và cuộc sống”.

Bị bắt lần thứ hai

Năm 1994, ông Nguyễn Hộ, bị bắt lần thứ hai vì cuốn “Quan Điểm và Cuộc Sống“, kêu gọi Đảng CSVN từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chấp nhận con đường tư bản chủ nghĩa, bởi theo ông, Đảng này đã đi theo con đường đó và chủ nghĩa tư bản đang được áp dụng ở Việt Nam rồi.

Khác với nhiều nhân vật thuộc loại “lão thành cách mạng” từng lên tiếng chỉ trích chế độ, chỉ trích chính quyền vào lúc cuối đời, những ý kiến của ông Nguyễn Hộ về chế độ, về chính quyền rất thẳng thắn và hoàn toàn không “rào trước, đón sau”. Trong lời mở đầu cuốn “Quan điểm và cuộc sống”, Nguyễn Hộ viết: “Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Ðảo (anh ruột) - Ðại tá quân đội nhân dân Việt Nam - hy sinh ngày 09/01/66 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam. Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn - bị bắt và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh Sát hồi tết Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no và hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Ðó là điều sỉ nhục.”

Không có tự do là nhục

Cho đến cuối đời, ông Nguyễn Hộ vẫn khẳng định, Việt Nam chỉ mới có độc lập, chứ chưa có tự do, dân chủ. Đầu năm 2008, ông đã dành cho anh Nguyễn Tiến Trung – Tập hợp Thanh niên dân chủ một cuộc phỏng vấn. Ông nói: “Không dân chủ là phản bội! Trời đất ơi! Không dân chủ là phản bội!”.

Trong cuộc phỏng vấn đã kể, ông Nguyễn Hộ cho rằng, không thể chấp nhận chỉ đổi mới kinh tế mà vẫn giữ nguyên thể chế chính trị: “Nếu muốn nói cải cách cho đúng nghĩa của nó thì phải toàn diện. Hiện nay chủ yếu là tập trung giải quyết kinh tế thôi, còn chính trị có Đảng, có Nhà nước lãnh đạo. Chưa chắc đúng! Bởi vì theo quy luật, thường thường, thằng cha nào có quyền trong tay thì nó luôn luôn hướng về độc tài. Nhân dân là chủ chứ không phải anh là chủ, dân tộc Việt Nam là chủ đất nước. Không phải dân tộc Việt Nam chỉ biết ăn thôi. Kinh tế là chỉ biết ăn thôi! Không lẽ dân tộc này chiến đấu xong rồi chỉ biết ăn chứ không biết nói, không biết suy nghĩ gì hết? Không phải vậy! Anh hiểu như vậy là không đúng! Anh coi thường dân tộc anh! Không cho phép anh suy nghĩ như vậy!”

Dù tuổi đã ngoài 90 nhưng ông Nguyễn Hộ vẫn không thể gạt sang một bên những trăn trở về thời cuộc: “Hi sinh biết bao nhiêu triệu người, trong ròng rã bao nhiêu năm trời. Không kể hồi trước đâu. Không kể về tổ tiên ta đánh giặc hàng ngàn năm như Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu, Trần Hưng Đạo,.. Không kể hàng ngàn năm, chỉ kể ngày nay thôi, chúng ta cũng hi sinh mà tới nay không có tự do. Cho nên nói phản bội cũng không lo là nói nặng đâu! Chính là phản bội. Cho nên trọng trách thanh niên lớn lắm. Phải làm sao giác ngộ thanh niên hiểu điều đó. Nhục! Đất nước như thế này là nhục! Làm công dân của Việt Nam, có lịch sử oai hùng, đến ngày nay mà không có tự do, đó là nhục nhã! Nhục! Không thay đổi điều này, không xứng đáng làm người!”

Ông Nguyễn Hộ đã từng được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao tặng giải thưởng Hammett-Hellman (Giải Tự do Phát biểu).

Tin ông Nguyễn Hộ qua đời đã khiến nhiều người quan tâm đến cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam ngậm ngùi. Ngày 3 tháng 7, từ Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và nhóm thân hữu đã gửi một câu đối viếng Nguyễn Hộ:

Quan điểm tựa Sáu Dân mấy trận sửa sai thành quyết tử

Cuộc sống như Năm Hộ, hai lần kháng chiến để trường sinh

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH.

VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 7/10/2009, 12:00:00 AM

Phong trào Quốc Dân Đòi Trả Lại Tên Saigon chuẩn bị rất công phu để ra mắt công chúng cuốn phim video "Sự Thật Về Hồ chí Minh"-- lần đầu tiên tại Little Saigon. Suốt 25 phút hội luận trong Câu Chuyện Cuối Tuần trên truyền hình SBTN, suốt gần 180 phút găïp gỡ hầu hết những nhà báo đang viết tin tức và bình luận của bốn tờ nhựt báo và hai tuần báo và một số người hướng dẫn chương trình cho các đài truyền hình kỹ thuật số và vệ tinh, Linh Mục Nguyễn hữu Lễ và Anh Trần quốc Bảo, thay mặt cho Phong trào Quốc Dân Đòi Trả Lại Tên Saigon, đã trình bày, lắng nghe và cùng bàn thảo về cuốn phim video "Sự Thật Về Hồ chí Minh".

Theo thông báo, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn chọn Little Saigon, thủ đô tinh thần của ngưòi Việt tỵ nạn CS, để tổ chức một ra mắt đầu tiên phim "SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH", bằng một cuộc tiếp tân có ăn nhẹ miển phí tại Nhà Hàng Paracel đường Brookhurst vào Thứ Bẩy 11 tháng 7 năm 2009, bắt đầu lúc 11 giờ. Trong buổi ra mắt này, và các những cuộc ra mắt sau ở các tiểu bang khác của Mỹ , các nưóc Âu và Úc, ngoài việc trình bày mục tiêu và kế hoạch thực hiện và quảng bá phim, đích thân LM Nguyễn hữu Lễ đại diện cho Phong Trào sẽ ký tặng đồng hương tham dự cuốn DVD phim tài liệu này.

Sau Little Saigon, sẽ đi San Diego, San Jose ở Cali, phái đoàn Phong trào Quốc Dân Đòi Trả Lại Tên Saigon sẽ đến giới thiệu với cộng đồng Việt Nam tại TB Texas, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, miền Đông Hoa Kỳ và Canada trong các ngày cuối tuần tháng 7 và tháng 8. Cuối tháng 8 và tháng 9, cuốn phim sẽ ra mắt đồng hương tại Âu Châu, và trong tháng 10 tại Úc Châu. Vào giữa tháng 11, PHONG TRÀO sẽ tiếp tục tổ chức các buổi giới thiệu cuốn phim tại Nhật Bản, một số thành phố khác của Hoa Kỳ và Canada cho đến cuối năm 2009. Lịch trình các buổi ra mắt cuốn phim được liệt kê đày đủ trong website của Phong Trào http://www.saigonforsaigon.org.

Đối với đồng hương ở xa không thể tham dự, Phong Trào sẽ thông báo trong thời gian tới cách thức tiếp nhận DVD phim tài liệu "Sự Thật Về Hồ Chí Minh" qua đường bưu điện.

Về hình thức, đây là một phim tài liệu dài 1 giờ 50 phút. Tài liệu về ô. Hồ chí Minh thì có nhiều. Do CS Hà nội phổ biến để thần thánh hoá rất nhiều. Với độ lùi thời gian khá dủ, nhiều hồ sơ của chánh quyền và tình báo nhiều nước đã giải mật, nhiều sử gia và biên khảo đã khám phá giúp soi rọi bộ mặt đen tối của ô. Hồ chí Minh. Nhưng đa số bằng sách. Nhưng một tấm hình bằng hàng ngàn chữ viết, cuốn phim tài liệu về HCM này là một giải đáp bằng hình ảnh và âm thanh nói lên sự thật về con người HCM bằng hình ảnh.

Những câu hỏi sau đây sẽ được trả lời bang tài liệu, hình ảnh tư nó nói lên sự thật về ô. HCM. Tiêu biểu như thân phụ ô. HCM vì uống rượu say mà bị sa thải, chớ không phải từ quan vì chống Pháp, và triều đình. Việc CS Hà nội lấy ngày sinh 19 Tháng Năm và ngày 3 Tháng Chín là ngày chết của ô. HCM là không đúng sự thật. Ô. HCM có mèo mỡ, có vợ, có con như một thường nhân thế sự, chớ không phải suốt đời hy sinh không vợ con, không tữu sắc để phục vụ đất nước như ông đã giả đạo đức tỏ vẽ bên ngoài và CS Hà nội đã tuyền truyền để thần thánh hoá ông.

Việc CS Hà nội chạy tội thảm sát hàng sáu ngàn đồng bào ở Huế là không do ô. HCM vì lúc bấy giờ ông đã bị Lê Duẩn và Lê đức Thọ soán quyền là không căn cứ. Trong phim tài liệu, có cả bài thơ Hồ Chí Minh chúc Tết năm 1968, là mật lệnh để cho quân Cộng Sản tổng tấn công vào các tỉnh thành miền Nam trận Mậu Thân. Thành ra, trận Tết Mậu Thân gây tang tóc cho nhân dân miền Nam hoàn toàn là trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh. Việc Hoàng Sa-Trường Sa mất vào tay Trung Cộng, và bây giờ Trung Cộng vào Cao Nguyên khai thác bauxite là di hại của Hồ Chí Minh để lại cho VN. Chuyện đó đã xảy ra lúc Ung Văn Khiêm thứ trưởng ngoại giao của Cộng Sản. Ông này công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng, Lúc bấy giờ ô. Hồ là Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao, năm đảng quyền, quân quyền và chánh quyền toàn bộ trong tay.

Theo Phong trào Quốc Dân Đòi Trả Lại Tên Saigon tác giả tập thể làm và sản xuất cuốn phim. CS cố che dấu sự kiện và thần thánh hoá ô. Hồ. Phong trào cố gắng vận dụng những tài liệu giải mật của các chánh quyền và tình báo các nước, các chứng liệu của những sử gia, biên khảo đã khám phá được để đưa ra ánh sáng công chúng sự kiện, chân lý đích thực. Đây là sư kiện, tài liệu, chứng lý lịch sử, CS không thể nào nói đây là luận điệu chống Cộng, tố Cộng như đã từng chụp mủ người Việt tỵ nạn CS nặng quá khứ nên quá khích với CS.

Phong trào Quốc Dân Đòi Trả Lại Tên Saigon mong mỏi những người xem phim, mỗi một người có phim nhơn từ 1 dỉa lên 10 dỉa, và tiếp tục theo cấp số nhơn. Tùy tài tùy sức, người có dỉa chuyến về nước vì đồng bào trong nước, nhứt là lớp trẻ có quyền được biết sư thật, nhưng bị CS bưng bít, che dấu và cấm đoán đối với vấn đề quá nhậy cảm này. Bao nhiêu nhà báo bị sa thải chỉ vì có tài liệu thấy ô. HCM cũng là một người, không nên thần thánh hoá. Phong trào cũng có kế hoạch và phương pháp đưa dỉa này về nưóc, nhưng không tiện công bố vì phải bảo mật cho đường dây.

Trả lời tiền đâu mà làm lại đi biếu, phải tiền của CIA hay Mafia không. Lm Nguyễn Hũu Lễ và Anh Phan quốc Bảo cười cỡi mở. Hai vị này cho biết chính đích thân Lm Lễ ký giấy nợ mượn một vài người thân để làm. Có người gởi tiền cho, LM không nhận vì chưa làm mà nhận tiền có thể bị tiếng bấc tiếng chì. Nhưng khi ký tặng DVD cuốn phim đã ra mắt, tức làm rồi, đồng bào tùy hỉ giúp, thì Phong Tráo nhận để trả nợ. Nhưng nếu không đủ cũng không sao, Anh Bảo còn làm việc có lương, sẽ bao chót. Vấn đề chánh là phổ biến rộng rải, bằng cách nhơn lên và len lỏi đưa về trong nước.

Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn tin tưởng bao lâu cái phao cứu sinh huyền thoại HCM đổ vỡ, tư tưởng và đạo đức HCM mà CS Hà nội đang dùng làm thế chánh thống công quyền thì CS Hà nội sẽ tan tành trên phương diện văn hoá, tư tưởng, và chánh trị.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Khóc Michael Jackson tại Hà Nội

Dân bị tàu CẤM làm ăn, ĐÁNH, GIẾT như súc vật ... Con gái phải cởi truồng ra cho người ta sờ nắn mua bán thì .... KHÔNG ai khóc , có đứa còn MỈA MAI :"Đáng đời, ai biểu HAM tiền" !! (Tiền ai hổng HAM !!)

Hà Nội khóc người phương xa !!!

Ông khóc Xít-ta-lin….
Bố khóc Bác Hồ….
Giờ Con cháu khóc Mai Cồ Jackson !!!

Tuổi trẻ Hà nội lần đầu
Được phép rơi lệ khóc một người
Không phải là Đao phủ thủ !
Ôi Thủ đô đầy ắp tình người !

Việt Nam không phải con người,
nên không ai khóc Việt Nam !
Dù Việt Nam đang bị lũ chó rừng Trung quốc
Nó vồ, nó xé, nó nhai, nó nuốt trửng,
Từ Bản Giốc, Nam Quan đến Hoàng Sa, Trường Sa,
Từ ngư dân Quảng Ngãi đến nông dân Đắc Nông, Lâm Đồng,

Hỡi ôi con cháu Bác Hồ !!!
Nước mất chẳng khóc,
khóc Mai Cồ phương xa.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Chánh Án Toà Đà Nẵng học luật ở đâu?

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-08-03

Phiên xử của Toà Án Nhân Dân thành phố Đà Nẵng ngày 20 tháng Bảy, do chánh án Nguyễn Văn Quận thụ lý, với bị cáo Trần Văn Thanh được đưa tới pháp đình trong tình trạng hôn mê, đã bị một luật sư trong nước mô tả là không những trái luật hình sự mà còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Image
Photo: RFA
Luật sư Cù Huy Hà Vũ giải thích lý do vì sao ông viết bài “ Chánh Án Toà Đà Nẵng Lập Kỷ Lục Vi Phạm Nhân Quyền.”

Hành động vô cùng tàn bạo và man rợ

Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, luật sư Cù Huy Hà Vũ giải thích lý do vì sao ông viết bài “ Chánh Án Toà Đà Nẵng Lập Kỷ Lục Vi Phạm Nhân Quyền.” Đầu tiên ông sơ lược nguyên do thiếu tướng công an Trần Văn Thanh bị truy tố ra toà:

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên chánh thanh tra của Bộ công an, nguyên giám đốc công an thành phố Đà Nẵng và các đồng phạm đã bị Viện kiểm sát qui tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân theo Khoản 1, Điều 258, Bộ luật hình sự.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, ông Trần Văn Thanh có hành vi xúi giục, kích động một số người khác làm đơn tố cáo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, bí thư thành ủy thành phố Nguyễn Bá Thanh liên quan đến vụ tham nhũng.

RFA: Thưa luật sư ngày 20 tháng Bảy toà án hình sự Đà Nẵng mang vụ án ông Trần Văn thanh ra xét xử và bị cáo Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trong tình trạng hôn mê. Sau đó ông viết bài tựa đề Chánh Án Toà Đà Nẵng Lập Kỷ Lục Vi Phạm Nhân Quyền, tại sao?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Dù ông Thanh có bị kết tội theo cáo trạng chăng nữa thì hành vi đưa một người ra tòa trong tình trạng bị hôn mê đang truyền dịch, thở bằng oxy, không còn khả năng nhận thức là vô cùng tàn bạo, vô cùng man rợ và vì thế tôi viết bài có tên đầy đủ là “Đưa tướng công an Trần Văn Thanh hôn mê ra xét xử, Chánh án tòa Đà nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền”.

Phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới?

Trong lịch sử xét xử của các nước không có trường hợp nào đưa một bị cáo ra tòa trong tình trạng bất tỉnh, tình trạng hôn mê hay nói cách khác là không biết người ta đang làm gì mình, đang xét xử mình. Tôi lấy ví dụ Tướng Pinochet, nhà cựu độc tài của Chile, bị tòa đưa ra xét xử về tội vi phạm dân quyền bởi dưới thời cai trị của ông đã có hàng nghìn người chết, Khơme đỏ Ieng Sary bị buộc tội diệt chủng hàng triệu người hoặc Tổng thống Nam Tư Milosevic cũng bị tòa án quốc tế cáo buộc tội ác chiến tranh, những người như thế vẫn nhận được sự công bằng khi đối diện với pháp luật tức là khi họ đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa, để hiểu được những lời kết tội và tự bào chữa. Đó là vấn đề công bằng của pháp luật.

RFA: Thưa luật sư, theo lẽ và đứng về mặt pháp lý, (thì) khi bị đơn đau ốm , hôn mê, nghĩa là trong tình trạng không tỉnh táo để mà đối chất, lúc đó Toà phải làm gì?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Về nguyên tắc, khi một bị cáo ở trong tình trạng mất nhận thức hoặc không mất nhận thức mà khi tham gia phiên tòa kéo dài vài tiếng bị cáo có thể bị ngất, thậm chí tử vong ngay tại tòa thì trở thành vấn đề phản pháp luật cho nên thường người ta phải đợi bị cáo gần như hoàn toàn (khỏe mạnh) để bảo đảm bị cáo ra tòa được thì mới đưa ra. Còn tình trạng sức khỏe bị cáo yếu thì người ta không đưa ra tòa bởi việc đó không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị cáo.

Nếu như chánh án tòa Đà nẵng cho rằng ông thiếu tướng Trần Văn Thanh đóng kịch, giả vờ thì ông chánh án đó phải lập tức ra quyết định trưng cầu giám định pháp y. Nếu hội đồng giám định pháp y kết luận ông Thanh đủ khả năng (về sức khỏe) thì đó sẽ là căn cứ để chánh án quyết định đưa ông Thanh ra tòa xét xử.

Image
Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress

Nhưng trong ngày, chánh án tòa án Nguyễn Văn Quận đã không hề trưng cầu giám định y khoa, thì rõ ràng chánh án Đà Nẵng đã cố tình bỏ ra quy định bắt buộc phải có. Tôi nói rõ thêm là pháp luật quy định rằng nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì chánh án phải ra quyết định hoãn phiên tòa.

Vậy lý do chính đáng là gì? đó chính là kết luận của bệnh viện. Khi có kết luận sức khỏe ông Thanh không hoàn toàn, (vì ông) bị tai biến mạch máu não thì lẽ ra chánh án tòa án Đà nẵng phải ngay lập tức ra quyết định hoãn phiên tòa, thế nhưng, chánh án tòa án tuy không có thẩm quyền mà vẫn bắt ông Thanh di chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng trong tình trạng hôn mê như chúng ta đã chứng kiến.

Truy tố chánh án này ra tòa để làm gương

Luật tố tụng hình sự không quy định chánh án có quyền đó.

RFA: Trong bài viết của luật sư thì ông cũng có đề nghị cách chức và truy tố chanh án Nguyễn Văn Quận của Toà Án Nhân Dân Đà Nẵng về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật” . Ông không sợ không e ngại gì sao mà lại có đề nghị táo bạo như thế?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Tôi là một chuyên gia về pháp luật. Tôi thấy cái gì làm trái luật thì tôi tố cáo.

Tôi nói rõ hơn tội làm nhục người khác là gì? Bởi vì một người không có năng lực để nhận thức việc mình bị xét xử mà đưa ra tòa thì không khác gì trong thời trung cổ, người ta gọi là bêu xác ngoài chợ cho biết, nó tạo ra hình ảnh rất là dã man, rất là tàn bạo. Coi như để cho bàn dân thiên hạ thấy người dám chống đối, dám tố cáo sai trái thì kết cục là như thế và tôi cho rằng đây cũng mang hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng.

Có thể trong trường hợp này những người tố cáo là sai nhưng cũng không loại trừ việc đó là trả thù để đừng bao giờ tố cáo tham nhũng nữa bởi tố cáo tham nhũng thì sẽ bị đưa ra xét xử mà thậm chí chưa xét xử cũng bị đưa ra bêu riếu trước bàn dân thiên hạ.

Cho nên tôi mới kết luận việc đưa ra tòa một người không còn khả năng nhận thức, rơi vào hôn mê chỉ có thể là hạ nhục, bêu riếu, (như trường hợp) ông Trần Văn Thanh.

Ông chánh án đã phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 121, bộ luật hình sự đồng thời phạm luôn tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật bởi vì chánh án cũng không thể tự mình đưa ông Trần Văn Thanh hôn mê đến tòa được mà rõ ràng phải ra lệnh cho các nhân viên tư pháp.

Cho nên hành vi của chánh án tòa án nhân dân Đà Nẵng là vô cùng, vô cùng nghiêm trọng.

Các cấp thẩm quyền cụ thể là bộ trưởng bộ công an, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan dưới quyền tiến hành điều tra, khởi tố và truy tố ông chánh án này ra tòa để làm gương cho mọi người rằng đừng có lợi dụng cương vị chánh tòa, cương vị là thẩm phán, tức là người định đoạt sống chết của người khác, lại có thể đạp lên luật pháp.

Đấy là điều thứ nhất tôi muốn nhắm tới. Điều thứ hai là tôi muốn qua đây tố cáo sự man rợ có thể nói là (đang còn) tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Quận là một ví dụ điển hình thôi chứ trong thực tế tôi biết các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng có những hành xử không những không nhân đạo mà thậm chí vi phạm pháp luật, tức là dùng nhục hình hoặc truy bức, lăng mạ người khác. Đấy là chuyện tương đối nhiều ở Việt Nam.

RFA: Xin cảm ơn luật sư Cù Huy Hà Vũ đã dành thời giờ để lý giải bài viết của ông.


Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Về một nền du lịch lễ độ

14/03/2009

Một chính quyền man rợ sẽ đưa một đất nước hiền hòa đến chỗ man rợ. Bài học này không chỉ riêng của Khmer đỏ
__________________________________________________________________


Trên những nẻo đường mịt mù bụi đỏ tôi đã lang thang trên đất nước Angkor, có
những ký ức không thể nào quên được. Cứ một lần quay lại, những ấn tượng này lại tươi
mới và sống động thêm một lần nữa. Vì nó hiện hữu và không hề thay đổi!

Quả thực, đã chán chê với những cảnh chèo kéo, chụp giật, chém chặt trong các điểm du lịch
Việt nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng thú vị khi đặt chân đến Siem Reap, nơi có Angkor, một
trong bảy kỳ quan thế giới mà chắc Kim tự tháp Ai cập, hay Vạn lý trường thành cũng khôn
sánh về sự vĩ đại và trầm mặc.

Mang trong mình một di sản đến tầm cỡ nhân loại là vậy, với số lượng du khách mỗi năm lên
đến hàng triệu, nhưng tuyệt nhiên, thị trấn nhỏ bé này vẫn giữ nguyên vẻ hiền hòa chân chất
của một tỉnh lỵ. Trên đường phố mù bụi đỏ, những tủ đổi tiền, cỡ bằng tủ thuốc lá của ta, vẫn
hoạt động bình thường, thong thả với hàng cọc tiền đủ từ mọi quốc gia chứa bên trong. Tiền
bày ra đường, an nhiên, tự tại như vậy, ắt hẳn nạn trộm cướp ở đây không hề là nỗi ám ảnh
thường xuyên của những ngân hàng đường phố kiểu này! Trộm cướp thì đâu cũng có, nhưng
chắc không nhiều ở đây, khi mà không dưới một lần, dừng chân hỏi đường với một anh xe ôm
đen sạm, phong sương bên đường bằng một thứ tiếng Miên bồi, tôi đã không khỏi ngạc nhiên
và cảm động khi câu trả lời chỉ được thốt ra sau khi giở nón. Rõ ràng, người xe ôm này thuộc
về một nền văn hóa lớn, mà những con người của nó đã học cách sống lễ độ và văn minh một
cách rất tự nhiên.

Khác với những nụ cười được trình diễn, chèo kéo, mua bán ở Sapa, người Siem Reap quả
tình là những kẻ thích được chụp ảnh nhất thế giới. Mỗi lần giở lại những tấm chân dung
đường phố đã chụp trong đời, nhìn lại những tấm chụp trẻ em đường phố ở Kampuchia, là
những tấm ảnh thân thuộc và ấm áp nhất. Như thể chúng là em, là con, là cháu tôi vậy!
Những đứa trẻ đen sạm, lấm lem này, ngoài việc là những người mẫu nhiếp ảnh thân thiện,
chúng còn là những người bán hàng rong khá lễ độ. Không nói thách, không chèo kéo, dù
bằng một thứ tiếng Anh lưu loát và chuẩn mực đến kinh ngạc, chúng lập tức tản ra ngay sau
cái lắc đầu đầu tiên của du khách mà không hề biểu lộ một sự dấm dẳng nào. 1 USD cho một
xấp bưu ảnh 14 tấm, gã du khách keo kiệt nào có thể trả giá cho đành?

Khách phương xa đến đây, tuyệt nhiên không hề biết mùi phở chưởi, cháo quát. Những món
“đặc sản” đã được nhiều du khách, trong nước cũng như ngoài nước, trên các diễn đàn du lịch
viện dẫn làm lý do cho sự ra đi không trở lại Việt nam lần thứ hai của mình. Thật vậy, ẩm thực
KPC không hề kém cạnh Việt nam về mức độ tinh tế và vi diệu trong nêm nếm chế biến. Với
một cái giá chừng 3-5 USD, người ta có thể ăn no nê 5 món ăn rất đời thường dân dã nhưng
tuyệt ngon của người dân nơi đây. Kèm theo một niềm vui miễn phí: sự ân cần và cái ánh
sáng lấp lánh sung sướng trong mắt cô bé dọn bàn trước sự ngon miệng và những lời khen
ngợi của thực khách.

Điều kinh ngạc là ngay cả người KPC cũng không hề biết đến sự tồn tại của Angkor vĩ đại, vì
kỳ quan thế giới này đã bị chìm sâu trong rừng già nhiệt đới hơn 6 thế kỷ. Cho đến khi một
viên phi công người Anh bay qua miền đất này, Angkor mới thức giấc và lộ diện từ từ, làm
sửng sốt bao nhiêu nhà sử học và là miếng mồi ngon cho nhiều kẻ cướp bóc di sản. Trong số
đó, có một cái tên nổi tiếng: André Malraux, người sau này là bộ trưởng văn hóa Pháp và đã
bị tòa án Đông Dương thời đó kết án 3 năm tù giam vì tội trộm cắp những cổ vật vô giá ở đây
(?)

Biết vậy, để thấy rằng Siem Reap là một thành phố trẻ, thoát thân từ rừng già cùng với
Angkor của nó. Nhưng thật đáng khâm phục, khi thấy chính quyền đã qui hoạch Siem Reap
thành một tổng thể du lịch đồng nhất. Mặc dù các khách sạn lừng danh trên thế giới đều đã
có mặt tại Siem Reap, kiến trúc của chúng đã được thiết kế kỹ lưỡng, nền nếp để không phá
vỡ cái tổng thể thanh bình của Siem Reap, cũng không lấn át cái vĩ đại của Angkor. Đâu đó,
người ta có thể thấy những cái tên lừng danh như Sofitel, Meridien…sang trọng, nhưng nền
nã, nép mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm. Không một tòa nhà ốc hợm hĩnh nào
được phép vượt quá chiều cao của Angkor. Tuyệt nhiên không có kính, thép.. lạnh lùng theo
kiểu cao ốc Metropolitan tai tiếng ở Sài gòn. Người ta qui định thế, đó là điều mà Tom, cố vấn
du lịch người Thái của chính phủ KPC xác nhận với tôi trong một buổi tối chuyện trò. Thật vậy,
chỉ 10 năm trước thôi, người Kampuchia không hề biết buffet, không hề biết dịch vụ du lịch là
gì, Tom bảo thế!.

Chỉ 5 năm sau khi những du khách đầu tiên đặt chân đến tỉnh lỵ này, người KPC đã nhanh
chóng chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành du lịch của quê hương mình. Với sự
hiếu học và khả năng tiếp thu nhanh chóng, du lịch đã trở thành một nghề thời thượng. Nhiều
thanh niên Siem Reap đã may mắn chiếm lĩnh những vị trí quản lý quan trọng và có thu nhập
cao khá cao trong các tập đoàn du lịch quốc tế.

Tôi biết Tom yêu Siem Reap, yêu khách sạn Tara của mình ghê gớm. Thật tình, chính cái qui
hoạch khá chặt chẽ trong xây dựng của Siem Reap đã một phần nào đó, tạo nên sự đơn điệu
trong kiến trúc và trang trí nội thất. Nghĩa là đi đâu cũng gặp tượng thần Visnu, vũ nữ Apsara
uốn éo, rắn thần Naga phùng mang trợn mắt…Chỉ với Tara, khách sạn duy nhất ở Sieam
Reap, bất chấp bụi đỏ mù mịt, sơn màu trắng cho toàn bộ khối nhà, thay vì màu vàng đất
truyền thống của kiến trúc thuộc địa. Nhìn từ xa, màu trắng tinh của Tara nổi bật giữa bóng
cây xanh và những kiến trúc vàng đất chung quanh. Tara đẹp và tinh tế trong từng nét trang
trí, trong từng chậu hoa sen cắm theo kiểu Khmer thật lạ. Tỷ như ly welcome drink
bằng nước gừng mát lạnh, trong một chiếc ly tuyệt đẹp, cắm thêm một ống hút bằng cọng sả,
thì quả tình tôi chưa hề được thấy và bái phục ở những khách sạn tên tuổi khác. Vì nó là Tara,
là Kampuchia đích thực.

Con mắt tinh tế của Tom cũng biết gạt bỏ những Vishnu, Apsara hay những họa tiết Chăm
đầy dẫy đến nhàm chán trên các vách tường của Tara. Thay vào đó, Tom cho vẽ trên tường
những bài thơ bằng ký tự Sankrit, trên gam màu đất sét. Dưới hiệu ứng chiếu sáng khéo léo,
sự mô phỏng thi ca trên nền đá này thật lạ, độc đáo, và… đẹp. Hẳn thế rồi!

Tom và Tara, đã và đang là một phần của Siem Reap. Chính phủ KPC quả là nhìn xa trông
rộng, khi dám mời, và mời được những người có nghề và tâm huyết như Tom làm cố vấn cho
mình. Có gì đáng ngạc nhiên nếu như Tom, một gã người Thái đã chọn nơi đây làm quê
hương? Vì gã được trọng dụng trong quản lý và qui hoạch, vì gã được thỏa chí sáng tạo cho
cơ nghiệp riêng của mình.

Quả thực, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ, một cách rất nhanh chóng từ những nước
bậc thầy về du lịch, kể cả nơi chuyên nghiệp như Las Vegas hay Disneyland. Kỹ năng thiết kế
và tổ chức du lịch là điều có thể học được, nếu chúng ta thật sự muốn học. Nhưng tự khi nào,
chúng ta đã đánh mất đi phần lớn sự thân thiện, trung thực và hiếu khách như những người
KPC lam lũ mà tôi đã gặp?

Về nhà, lật tờ báo tả cảnh bát nháo chụp giật ở suối Yến chùa Hương, lại thêm một câu hỏi
bật ra: Làm sao để học lại, để xây dựng lại những giá trị đó, lỡ như chúng đã bị đánh mất
trong nền du lịch hỗn hào của chúng ta ?

Vậy đó, tôi đã về lại quê nhà với tâm trạng ngổn ngang buồn bực của kẻ đã yên bề gia thất,
nhưng trót dại đem lòng tơ tưởng người vợ lam lũ của gã hàng xóm (?)! Tôi nào có muốn
đem lòng phụ rẫy, xin thề là như vậy!

Dr. Nikonian


-------------------------

Tôi cũng có cảm giác như bác khi đi KPC.
Tôi thích cái cách họ làm du lịch và đối xử với khách du lịch. Tôi đã
ngạc nhiên và thú vị làm sao khi người Việt kiều Mỹ có ghi nơi sinh
là KPC trong passport đã được miễn tiền vé vào xem Angkor – với
một lý do cực kỳ cảm động: “Angkor là của tổ tiên người KPC để
lại cho con cháu thì tại sao lại thu tiền của người KPC?”.
Những khúc ruột ngàn dặm của tổ quốc KPC hẳn đã ấm lòng biết
mấy. Tôi thấy người con KPC, lớn lên ở nước Việt, thành nghiệp ở
Mỹ đã rút tờ 100 $ để đóng góp xây dựng Angkor, gấp 4 lần số
tiền mà đáng lẽ ra ông phải trả cho việc tham quan kinh thành cổ.
Tôi đã đi lang thang vào lúc 4 giờ sáng trong thị trấn mù bụi Siêm
Riep và cảm nhận được sự an lành nơi đây. Không có ăn xin,
không có hàng rong, không có xe ôm níu kéo…Những người chạy
xe tuk tuk đều phải đăng ký, và chiếc áo họ mặc có một số điện
thoại để nếu du khách phàn nàn thì họ sẽ có biện pháp. Những
người ăn xin được tập trung học đàn, học các nhạc cụ và biểu diễn
nhạc, để được du khách cho tiền trong phiên chợ đêm. Những
người bán hàng lưu niệm ở chợ đêm không hề cau có, không đốt
phông lông khi khách ghé qua mà không mua hàng…
Tôi đã lưu giữ trong lòng mình những kỷ niệm tuyệt đẹp về
Angkor, về KPC và rất mong được trở lại một lần nữa…Dĩ nhiên,
lần này phải đi với người tôi thương, để người ấy có cảm giác thật
an lành như tôi chứ không phải là những lo toan, cảnh giác như
khi chúng tôi đi du lịch ở VN hàng năm.

bởi Người yêu Angkor 03/06/2009
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Chuyện vỉa hè:

‘Thông báo nội bộ’ của VP Chính Phủ về 150 triệu USD nhét túi thủ tướng

Tư Ngộ/Người Việt
Thursday, August 06, 2009

Liệu sẽ khó tránh một vụ truy tìm và bóp cổ người viết báo mạng cá nhân Ðinh Tấn Lực?

Image
Mới đây, ông Ðinh Tấn Lực đưa ra một bản văn với cả hình chụp làm bằng chứng nói đây là “Thông báo nội bộ” của Văn Phòng Chính Phủ CSVN. Văn bản này giải thích cho báo chí lề phải để giải tỏa những xầm xì đầu đường xó chợ về chuyện thủ tướng trán bóng Nguyễn Tấn Dũng đã “nhẩm xà” $150 triệu USD tiền do tập toàn Nhôm Trung Quốc bôi trơn mối thầu khai thác bauxite ở Việt Nam.

Những chuyện như thế này, dầu mỡ được bôi ở trên mây, hay trong bóng tối, không kẻ thứ ba nào có thể nhìn thấy. Huyện ủy, tỉnh ủy còn không ai túm được cái tay nhám chứ đừng nói tới cấp cao hơn.

Các số tiền này, nó chạy thẳng vào các trương mục nằm ở Thụy Sĩ, Hongkong, Macao đâu đó với mật mã thông báo cho người thụ hưởng.

Hãy lấy chuyện in tiền polymer làm ví dụ. Bố con ông thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Ðức Thúy sẽ giơ hai tay lên trời thề là tôi chưa từng nhìn thấy đồng đô la Úc nó tròn hay méo, để đừng đổ tội cho họ ăn bẩn 10 triệu Úc kim trong dịch vụ in tiền cho nhà nước Việt Nam. Nhà thầu Úc đã bỏ thẳng số tiền bôi trơn vào trương mục ở Thụy Sĩ, báo Úc nói vậy. Bố con ông này đâu có dại như Huỳnh Ngọc Sĩ, mê sờ tiền tươi nên bây giờ, nhà nước thay mặt chối tội ăn bẩn cũng rất kẹt với chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Trước đây, đã có tiền lệ là nguyên Tổng Bí Thư Ðỗ Mười đã phải ói ra 1 triệu đô la. Khi thăm Hàn Quốc, tập đoàn Hundai gì đó đã cúng ngài số tiền vừa nói để họ được che dù làm ăn suôn sẻ ở Việt Nam. Nhưng chẳng may lại có đứa nhìn thấy, tin tức rò rỉ khi ngài chưa kịp phi tang.

Theo thông lệ, quà cáp của ngoại quốc tặng cho một vị nguyên thủ là tài sản quốc gia. Khi về nước là phải nộp vào công khố. Ông Ðỗ Mười biết vậy nhưng giả bộ quên nên mấy đứa thối mồm nó xì tin ra ngoài.

Từ kinh nghiệm đau thương của ông Ðỗ Mười, và trừ trường hợp của Huỳnh Ngọc Sĩ, người ta tin rằng các quan lớn của triều đình Hà Nội chùi mép rất kỹ. Tự tin không thể có chuyện “bắt tận tay, day tận mặt” nên ông Trần Văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ mới bạo mồm nói rằng sẽ bắt tham nhũng không chừa ở cấp bậc nào.

Nhưng cái “Thông báo nội bộ” của “Văn Phòng Chính phủ” với cái hình chụp cả website http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=11881 mà Ðinh Tấn Lực lấy lại để phổ biến không bình luận có tránh cho ông cái vạ “thèo lẻo” hay không?

Người ta thấy cái tội biết mà không giữ được mồm, giữ được cái tay như Trần Huỳnh Duy Thức, tức blogger “Trần Ðông Chấn” là cái gương làm cho nhiều người “biết chuyện” ở Việt Nam phải co cụm lại.

Nhà thờ họ của thủ tướng ở Cà Mau có vĩ đại, có xa hoa thế nào, lỡ nhìn thấy thì thôi. Cấm xầm xì. Người ta tiền rừng bạc bể muốn làm gì cũng được, thây kệ người ta. Ðứa nào mất chức mất việc vì dám cản đường người nhà thủ tướng thì nó ráng chịu. Ai biểu bới móc ra mà mang họa.

Thực hư về chuyện thủ tướng được bôi trơn, không ai biết và cả cái “Thông báo nội bộ” có hay không, kiểm chứng cũng không thể làm. Nó nằm trong dạng “Cá tháng Tư” nhưng xuất hiện ở tháng Tám, lúc trời đang nóng nực và có nhiều mây bão ở Việt Nam.

Có điều, “Bản thông báo nội bộ” nó rất tử tế như thế này:

“Thông báo nội bộ của Văn Phòng Chính Phủ về thông tin 150 triệu USD

Hà Nội 4/8/2009 - Văn Phòng Chính Phủ đã có thông báo nội bộ, do Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Nguyễn Xuân Phúc ký gửi các cơ quan báo chí, trả lời về việc có thông tin cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận 150 triệu USD liên quan đến các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.Thông báo của Văn Phòng Chính Phủ đã khẳng định một số quan điểm xuyên suốt sau đây:

Một là, TT Nguyễn Tấn Dũng luôn biểu lộ quyết tâm chống tham nhũng, và coi đây là trọng tâm công tác vừa cấp bách lại vừa lâu dài của chính phủ, như có lần TT đã từng nhận định với các giáo sư của trường Ðại Học Havard (Mỹ), “Việt Nam đang đánh mất một phần đáng kể nguồn lực của mình do lãng phí và tham nhũng.”

Hai là, tiến trình xây dựng nhà thờ họ, hoặc quỹ đầu tư IDG Ventures và quỹ đầu tư Việt Capital Fund Management đều là những việc riêng trong gia đình dòng tộc của thủ tướng, không liên quan đến công việc của chính phủ.

Ba là, trong tương lai gần nhất, TT sẽ bổ nhiệm nhân sự vào chức vụ vụ trưởng Vụ Theo Dõi Công Tác Chống Tham Nhũng, Buôn Lậu và Gian Lận Thương Mại (được gọi tắt là Vụ I), đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động của bộ phận Thanh Tra Chính Phủ, sớm thực thi các biện pháp giáo dục cán bộ đảng viên cho tốt, củng cố khâu tổ chức, và chống suy thoái trong cán bộ đảng viên.

Bốn là, Vụ Trưởng Vụ Xử Lý Khiếu Nại, Tố Cáo (được gọi tắt là Vụ II) Phan Văn Minh xác định là chưa nhận được văn bản khiếu nại chính thức nào về thông tin 150 triệu USD bôi trơn dự án nói trên, cũng không có bất kỳ liên hệ nào đến việc từ chức của nguyên Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ Ðạo Tây Nguyên Nguyễn Văn Lâm trước đây.

Năm là, quyết định của TT về việc tạm đình chỉ chức vụ phó tổng thanh tra chính phủ đối với ông Trần Quốc Trượng hoàn toàn là nhằm làm rõ trách nhiệm và những sai phạm trong việc chỉ đạo đoàn thanh tra tại tổng công ty Dầu Khí.”

Bản thông báo cũng cho biết thêm, một lần nữa, TT Nguyễn Tấn Dũng khẳng quyết theo đuổi tinh thần tôn trọng lời “nói thẳng, nói thật” và “ghét nhất là sự giả dối”, nên sẽ không có việc quyết định rút thẻ nhà báo đối với bất kỳ ai về những nỗ lực tìm hiểu về thông tin có thể gây dư luận phức tạp nói trên. Tuy nhiên, mọi cá nhân có hành vi thông tin sai lạc sẽ được xử lý nghiêm minh, triệt để và khách quan theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.” Nếu tình trạng vi phạm gây hậu quả trầm trọng, sẽ bị truy tố theo điều 258 về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, hoặc ở mức độ cao nhất, là theo điều 258, về tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Đình chỉ phát hành sách về Trịnh Công Sơn

UBND tỉnh Bình Định vừa ra quyết định đình chỉ phát hành sách về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vì "xuyên tạc sự thật lịch sử chiến tranh".

Quyết định đình chỉ phát hành ngày 13/08 của UBND tỉnh Bình Định viết cuốn sách "Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng" có nội dung vi phạm Luật Xuất bản.

Đặc biệt, chương IV của cuốn sách với tựa đề "Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam" được nói "có những nội dung phản ánh không khách quan, xuyên tạc sự thật lịch sử chiến tranh Việt Nam, xúc phạm những trí thức, nhạc sỹ khác và vi phạm quy định về xuất bản".

Sách "Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng" gần 500 trang của tác giả Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản cuối năm 2008.

UBND tỉnh Bình Định cũng đã đề nghị Cục Xuất bản xem xét xử lý vi phạm của Nhà xuất bản Lao động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây về việc cho xuất bản cuốn sách.

Xuyên tạc lịch sử?

"Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng" là sự tu chỉnh, bổ sung từ luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn học Việt Nam, với đề tài "Thân phận con người và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn" của Ban Mai, tức thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Thúy.

Chị đã bảo vệ thành công luận văn này năm 2006.

Tác giả cho rằng chị đã "hệ thống lại, đào sâu thêm, mở rộng hơn nữa, nhằm góp phần khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật ca từ Trịnh Công Sơn trong dòng văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn văn học".

Tuy nhiên chương IV, phần I, có tiêu đề: Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam của cuốn sách đã gây tranh cãi.

Chương này dành để nói về các sáng tác phản chiến của nhạc sỹ họ Trịnh.

Trong đó có những câu nhận định như : "Cho đến ngày nay, quan điểm về tên gọi cuộc chiến vẫn là điều tranh cãi","Cái bi thảm nhất là ở chỗ: cùng là người Việt Nam, nhưng người Việt lại bắn giết người Việt"...

Cuốn sách còn đi xa hơn khi đặt câu hỏi: "Cho đến ngày nay, sau hơn 30 năm kết thúc chiến tranh, nhìn lại những chặng đường thăng trầm của đất nước, có lẽ đã đến lúc chúng ta dũng cảm nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua... Và chúng ta hãy tự hỏi: Thân phận da vàng người Việt ngày nay đã thực sự thoát đời nô lệ ngoại bang chưa?"

Quan điểm này đã bị nhiều người chỉ trích kịch liệt vì cho là "xuyên tạc" và "phi lịch sử".

Một bài báo đăng trên tờ Nhân dân khi công kích quan điểm lệch lạc của tác giả đã viết rằng cuốn sách "phỉ báng xương máu của bao thế hệ cha anh đã ngã xuống tô thắm nền hòa bình của đất Việt".

Chủ đề gây tranh cãi

Tuy qua đời từ năm 2001, tên tuổi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vẫn thường được nhắc tới trong cuộc sống văn học-nghệ thuật ở Việt Nam.

Mới đây, một trong những người bạn của ông là họa sỹ Trịnh Cung đã gây nhiều tranh luận với bài viết rằng cố nhạc sỹ là người có "tham vọng chính trị".

Trong bài mang tựa "Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị" ở trang mạng Damau.org hồi tháng Tư, ông Trịnh Cung cáo buộc "rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp đang nhấn chìm Trịnh Công Sơn" thời kỳ sau 1975.

Theo ông Trịnh Cung, giai đoạn trước và sau 1975 chứng kiến hai con người khác nhau của nhạc sĩ.

"Không phải do anh muốn, mà do thời cuộc đã đẩy anh vào một cuộc sống không đẹp như trước 75. Dù là trước 75, anh đấu tranh cho ai, tôi vẫn thấy đó là thời gian sống rất đẹp, khác hoàn toàn giai đoạn sau này."

"Cuộc sống của anh sau 75 là của một người yếu đuối, chấp nhận để được vui."
Post Reply