Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

KHÔNG THÍCH CHUYỆN CHÍNH TRỊ

Nguyen Sang

Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng : "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi : "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".

Thưa bạn ! Nếu tôi bảo : "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không tìm thấy chữ nghĩa trong từ điển.

Nầy nhé ! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh "ý thức hệ". Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lãnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, "ý thức Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nổi với lý thuyết "CS". Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.

Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế vô sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước "Tư bản", chuyện đối kháng với Cộng Sản là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ đem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yểm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.

Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội : CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền. Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức : đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công… Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam … Thưa bạn, phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?

Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé ! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn !), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn ?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải bạn chấp nhận những điều nêu trên không ? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu hiệu : "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn đấy !

Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cãi chầy cãi cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu : "Hồng hơn Chuyên". Cộng sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ !

Vẫn chưa tin ư ? Bạn cứ phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị "cải tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN ? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua "phục vụ chính trị".

Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo "feeling" của mình. Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó gọi là "thiếu ý thức chính trị", là "vô tình hại bạn", là "đâm sau lưng chiến sĩ".

Có hai sự kiện "nhạy cảm" mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng "bức xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự kiện thứ nhất là "các nghệ sĩ VN qua". Sự kiện thứ hai là "các nhà từ thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đối. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh chính trị.

Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghĩ sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là : "Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc" ?. Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không ? Một hành động nhỏ và "mua vui trong chốc lát" của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.

Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước CS lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần được giúp đỡ.

Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" là kim chỉ nam cho họ. Từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm", chỉ phản ánh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.

Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện.
Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.

Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó !

Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận. Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người bổn phận và trách nhiệm với vợ con…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.

Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do "không thích chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự tại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.

Tôi cũng chẳng có ý nghĩ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.

Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công an thật dễ thương dễ mến !… Chính trị chỗ đó, đó bạn !

Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới "fair" với tôn chỉ "không thích chính trị" của bạn. Chắc là việc nầy không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn ? Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.

Chào Bạn.
Nguyen Sang

Nguồn : http://www.hoivanhoanguoiviettudo.com/
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Việt Báo Thứ Ba, 3/17/2009, 12:00:00 AM

Chuyện Giáo Khoa Thư
Trần Khải

Chúng ta sống trong đời thường, nhìn và xử thế trong đời thường, vẫn nghĩ rằng các câu chuyện trong Quốc Văn Giaó Khoa Thư chỉ là chuyện đời xưa chỉ để dạy học thôi. Nhưng đôi khi, bỗng nhiên gặp một vaì hình ảnh rất là "giaó khoa thư" dị thường trong đời, chúng ta mới thực sự cảm động. Cuộc đời, đáng trân quý biết là bao nhiêu, khi nhìn thấy những người từ các trang sách cổ tích bước ra khỏi giấy để sống đời thường bên ta.

Một câu chuyện lạ lùng như thế đã xảy ra tại Quận Cam: một giaó sư Đaị Học UCI được xếp vào danh sách 34 kinh tế gia được nhiều giảỉ thưởng nhất thế giới. Không chỉ thế, vị giaó sư này đứng hạng 4 trong danh sách. Nhìn tới nhìn lui, nghĩ đi nghĩ lại, giaó sư này bèn khiếu nại rằng xếp hạng như thế là nhầm. Đơn giản vì tính toán nhầm, chứ thực ra, theo giaó sư naỳ, ông không có vinh dự như thế.

Đúng là chuyện của Quốc Văn Giaó Khoa Thư.

Báo Orange County hôm 16-3-2009 đã có bản tin nhan đề "UCI prof objects to being named among the best in the world" (Giáo Sư UCI phản đối vì được vinh danh trong nhóm kinh tế gia xuất sắc nhất thế giới). Bản tin của phóng viên khoa học Gary Robbins.

Giaó sư UCI này là Duncan Luce, giaó sư toán và là giaó sư tâm lý học. Người có nhiều công trình được ứng dụng rộng rãi về kinh tế, và được ca ngợi toàn cầu.
Một bản nghiên cứu thực hiện bởi Bruno Frey và Susanne Neckermann của Đaị Học Zurich phân tích số lượng các giaỉ thưởng nhận lãnh bởi 1,200 người trong sách "Who's Who in Economics" (Danh sách Người Nổi Tiếng Về Kinh Tế).
Bản nghiên cứu cho thấy, Luce là một thành viên trong nhóm này, đứng thư tư toàn cầu trong danh sách 34 kinh tế gia được vinh danh nhiều nhất. Luce còn đứng cao hơn cả Daniel Kahneman và Gary becker, những người thắng giải Nobel về kinh tế.

Luce nói rằng vinh dự vào chỗ thứ 4 thế giới là không chính xác hoàn toàn, và ông nói sẽ bảo 2 nhà nghiên cứu Zurich như thế.

Luce, người thắng giải National Medal of Science (do TT George W. Bush trao ngày 14-3-2005), nói với phóng viên rằng, "Dĩ nhiên, tôi thấy vui chứ, dù thế nào theo thứơc đó này, tôi như dường đứng vị trí quá cao trong các nhà kinh tế. Nhưng thật tâm mà nói, xếp hạng như thế không chính xác. Chỉ vì tôi đã làm việc về, trong nhiều công trình, về quyết định cá nhân trong sự bất định giữa sự tương tác kinh tế vi mô và tâm lý cá nhân, và nhờ đó mà tôi vào danh sách Who's Who mà họ dùng làm bản nghiên cứu đó. Thực sự, hầu hết giải thưởng trao cho tôi đều là cho tư cách tâm lý gia, hay toán học gia ứng dụng, chứ không phải kinh tế gia."

Thế là ông giaó bèn viết cho Frey và Neckermann.

Luce viết qua email tới 2 nhà nghiên cứu Thụy Sĩ để phản đối, vì nhầm lẫn đó.
Frey trả lời nhanh chóng, "Tôi rất vui và rất vinh dự rằng ngài đã đọc bản nghiên cứu của chúng tôi về 'Awards.' Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã chỉ rọ các nhầm lẫn trong bản văn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sưả chữa và làm sáng tỏ."

Tuyệt vời. Câu chuyện y hệt là Quốc Văn Giáó Khoa Thư. Từng dòng chữ một, từng chi tiết một, từng câu nói một... tất cả đều đang làm ngát hương cho cuộc đời đầy gió bụi này. Ai bảo đó là chuyện cổ tích?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

BBC- Cập nhật:03:23 GMT - Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Chính quyền cần phải biết xin lỗi

Nguyễn Viện
nhà văn, TP Hồ Chí Minh


Được biết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và binh chủng Hải quân vừa chính thức đưa ra các biện pháp tuyên truyền về biển - đảo, một vấn đề vốn được coi là "nhạy cảm" và chỉ được diễn ra một cách giấm giúi trước đây.

Khơi dậy tinh thần yêu nước, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, mặc dù quá muộn nhưng dù sao cũng còn hơn không.

Có thể hiểu như thế nào về sự muộn màng này?

Bất cứ một người Việt Nam nào khi nhìn bản đồ Biển Đông với cái "lưỡi bò" của Trung Quốc liếm hết các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phải nổi giận.

Trong khi các quốc gia trong vùng tranh chấp như Philippines, Malaysia đều có những động thái biểu thị chủ quyền của mình thì phía Việt Nam, chúng ta chỉ nghe được những câu nói quen thuộc đến nhàm chán của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng.

Không một người dân nào có thể thông cảm cho chính quyền với hàng loạt những sự kiện như trấn áp những người yêu nước công khai bày tỏ thái độ của mình trước sự xâm lăng ngạo mạn của Trung Quốc, đồng thời lại cho phép Trung Quốc vào Tây nguyên khai thác bauxite, mà hậu quả của nó ai cũng thấy rõ là nghiêm trọng như thế nào.

Không những thế, Trung Quốc còn có mặt ở hầu hết các công trình trọng điểm khác trên khắp nước với hàng vạn công dân của họ.

Một vài động thái như của ông Dương Trung Quốc trên báo Tuổi Trẻ ngày 23/03/2009, cũng như trước đó trong các ngày 20 và 21/03, Ban Tuyên giáo T.Ư đã tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên truyền biển đảo, phân giới, cắm mốc và thông tin đối ngoại 2008, triển khai nhiệm vụ 2009 (cũng theo báo Tuổi Trẻ) đã cho thấy vẫn còn những dè dặt trong thái độ với Trung Quốc.

Chính quyền cần phải tôn trọng lòng yêu nước của nhân dân bằng cách cho họ quyền tự do biểu thị lòng yêu nước đó bằng những hành động cụ thể.
Những cuộc thăm viếng song phương gần đây của quan chức hai nước Trung Quốc và Việt Nam cho thấy Trung Quốc đang phủ dụ Việt Nam bằng tiền.

300 triệu đôla liệu có đánh đổi được sự mất đi vĩnh viễn của vùng biển đảo giàu tiềm năng và có ý nghĩa sống còn của thủy lộ đi ra thế giới này?

Liệu Việt Nam có khả năng chia phần với Trung Quốc trong việc tranh chấp quốc tế khi mà chính Trung Quốc đã buộc BP phải rời khỏi vùng khai thác dầu khí thuộc quyền lãnh thổ của mình?

Chính quyền cần phải biết xin lỗi

Nếu thật sự chính quyền đang có những nỗ lực tạo ý thức về chủ quyền biển đảo cho nhân dân như đã được thông tin, thì điều đó không thừa nhưng chưa đủ.

Việc tuyên truyền mang tính "học bài" xưa nay chính quyền vẫn làm, thật sự là một thái độ coi thường nhân dân.

Chính quyền cần phải tôn trọng lòng yêu nước của nhân dân bằng cách cho họ quyền tự do biểu thị lòng yêu nước đó bằng những hành động cụ thể.

Chính quyền cần phải công khai minh bạch cho nhân dân biết chúng ta đã mất bao nhiêu lãnh thổ từ biên giới đất liền cho đến hải đảo. Đồng thời, phải xin lỗi nhân dân và sửa chữa những lầm lỡ của mình từ thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho đến ngày nay.

Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần xin lỗi tất cả những người yêu nước bị trấn áp trong thời gian qua, đặc biệt là với công dân Điếu Cày và thả ông ta ngay lập tức.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Trung Quốc: lấn biển, lấy tài nguyên, dành thị trường lao động

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-04-01

Giới quan sát cho rằng Việt Nam đã và đang trở thành nơi lý tưởng để Trung Quốc giảm căng tình trạng thất nghiệp và giải cơn khát tài nguyên của nền kinh tế đang vươn lên nhóm hàng đầu thế giới hiện nay.

Cái nhìn thiển cận của chính quyền Việt Nam

Điều đáng để ý, là trong khi Trung Quốc thực hiện điều này, với sự cho phép của chính quyền Việt Nam, thì một số quốc gia khác ở Châu Phi xa xôi lại bắt đầu rút ra bài học khi làm ăn với người Trung Quốc. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Bản tin ngày 26 tháng Ba trên tờ New York Times, với tựa đề “Niềm Hy Vọng Tan Vỡ Khi Đầu Tư Trung Quốc Tại Châu Phi Sụt Giảm,” viết rằng “khi giá hàng hoá toàn cầu sụt giảm, một vài bạn hàng Châu Phi của Trung Quốc dấn sâu vào bất ổn, Trung Quốc bắt đầu rút lui khỏi một vài dự án rủi ro và tham vọng nhất. Người Trung Quốc bây giờ bắt đầu đi tìm một sự bảo chứng mà các công ty Phương Tây đã mưu tìm từ lâu: sự ổn định về chính trị và kinh tế.”

Bản tin viết về trường hợp Guinea rằng, người dân xứ này cho đến nay vẫn chưa nhận được những gì họ thật sự chờ đợi từ người Trung Quốc. Đó là một hợp đồng nhiều tỷ Mỹ kim Trung Quốc giúp xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đổi lại Bắc Kinh được khai thác những mỏ sắt và bô xít khổng lồ của xứ xở này.

Đến nay, người Trung Quốc vẫn còn chần chờ, không đổ tiền vào Guinea. Lý do, theo lời Đại Sứ Trung Quốc tại đây nói với tờ New York Times, là vì “chính trị bất ổn” và “thị trường thế giới không thuận lợi.”

Trong khi chính trị và thị trường không thuận lợi để Trung Quốc khai thác khoáng sản tại Guinea, trong đó có bô xít, thì tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, người ta đã bắt đầu thấy sự xuất hiện của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc đến đây khai thác bô xít trong một dự án bị chống đối dữ dội bởi nhiều giới khoa học, chính trị, văn hoá trong nước. Nhưng người Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục khai thác, và người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định “khai thác bô xít là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.”

TQ vào Tây Nguyên là nguy cơ lớn cho an ninh quốc phòng

Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng xác định, dự án bô xít tại Tây Nguyên đang “gây rất nhiều dư luận trong xã hội.”

“Dự án bauxite Tây Nguyên đang gây rất nhiều dư luận trong xã hội. Nói chung là lo lắng nhiều mặt, về kinh tế sẽ thua lỗ, về môi trường thì tác hại không thể khắc phục. Còn nhiều mặt khác, như xã hội, an ninh quốc phòng, vân vân…”

Tin tức gần nhất cho biết, tập đoàn nhôm Chalco của Trung Quốc, một trong những nhà đầu tư khai thác bô xít tại Tây Nguyên đang bị lỗ nặng. Cụ thể, tập đoàn này thông báo lãi ròng năm 2008 giảm gần 100% so với năm 2007 và sẽ còn tiếp tục thua lỗ trong quý 1 năm nay.

Bản tin của tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng Ba viết rằng, bản báo cáo của tập đoàn Chalco phân tích lý do lỗ lã là vì “nạn động đất và bão tuyết tại Trung Quốc trong năm qua,” và “khủng hoảng tài chánh thế giới, sự tăng giá của vật liệu thô cùng với sự giảm giá thành phẩm đã tạo ra những khó khăn chưa từng có tiền lệ cho thương vụ và hàng hoá của Tập Đoàn.”

Chalco ký hợp đồng với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam, TKV, hồi năm 2006 để khai thác bô xít tại Đắc Nông trong một dự án bị chính một số nhà khoa học của TKV phản đối.

Gần đây, người ta thấy lan truyền trên Internet một bức thư được xem là của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công ty Năng Lượng Sông Hồng trực thuộc TKV, phản đối các dự án bô xít của TKV với Trung Quốc.

Nguồn tin của chúng tôi tại Việt Nam xác định, bức thư ấy được tiến sĩ Sơn viết gởi riêng cho lãnh đạo Đảng Cộng Sản, trong đó có ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư.

Thư có đoạn, rằng “lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là một sai lầm cố ý của TKV” và rằng tác giả “hoàn toàn đồng tình với đa số các ý kiến tại cuộc tọa đàm cho rằng việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên là một nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc phòng.”

Áp dụng mô hình đầu tư kiểu Trung Quốc

Trở lại bài viết của tờ New York Times. Bài báo viết, rằng Trung Quốc đang tạo ra một mô hình đầu tư mới tại Châu Phi. Đó là, quan tâm đến quyền lợi của 2 phía nhưng không đưa ra những yêu cầu mà các công ty và giới tài trợ Tây Phương thường đòi hỏi, chẳng hạn tiêu chuẩn môi trường, điều kiện lao động, và sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ.

Dự án khai thác bô xít tại Đắc Nông cũng làm nảy sinh nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi về môi trường.

Khai thác khoáng sản chỉ là một vế của câu chuyện người Trung Quốc ở Việt Nam. Gần đây, báo chí Việt Nam lại báo động một hiện tượng khác, là “đã có hàng vạn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.”

Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng Ba dẫn lời Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, rằng “các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được…”

Không chỉ len lỏi mang người, Trung Quốc còn áp dụng bất cứ biện pháp khả dĩ nào để mang cả thiết bị, nguyên vật liệu vào Việt Nam. Tuổi Trẻ viết rằng, “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang …đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc.”

Những gì đang diễn ra tại Việt Nam khiến giới quan sát tin rằng, người Trung Quốc vào Việt Nam để lấy được tài nguyên rẻ, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp của chính Trung Quốc với cách thức “đầu tư đến đâu, mang người theo đến đó.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Cập nhật: 10:17 GMT - Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2009

Tranh cãi quanh bài viết về Trịnh Công Sơn

Image
Những người bạn một thời (từ trái sang): Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Trịnh Cung, Văn Cao

Một trong những người bạn của Trịnh Công Sơn đang gây nhiều dư luận với bài viết rằng cố nhạc sĩ là người có "tham vọng chính trị".

Là người bạn thân, cùng thời với một trong những nhạc sĩ được yêu thích nhất tại Việt Nam, Trịnh Cung có bài thơ được Trịnh Công Sơn chuyển thành ca khúc nổi tiếng, "Cuối cùng cho một tình yêu".

Nhưng trong bài mang tựa "Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị" ở trang mạng Damau, ông Trịnh Cung cáo buộc "rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp đang nhấn chìm Trịnh Công Sơn" thời kỳ sau 1975.

Phần lớn bạn bè và nhà phân tích cho rằng Trịnh Công Sơn là con người phi chính trị, nhưng Trịnh Cung lại viết nhạc sĩ đã từng có lúc nghĩ đến việc xin vào Đảng Cộng sản.

Ông Trịnh Cung nói ông đã khuyên can, nhưng "không phải nhờ sự phân tích ấy mà Trịnh Công Sơn không trở thành đảng viên Đảng CSVN, mà bởi sự ngăn cản của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người giữ vai trò chính trị của Hội Âm Nhạc TP. HCM".

Chân dung một Trịnh Công Sơn hiện ra trong bài viết là một người cũng có tham vọng làm quan cả trong thời Việt Nam Cộng Hòa và sau 1975, không được tin dùng để rồi dẫn đến sự chán chường và buông xuôi.

Trả lời đài BBC sau khi đọc bài viết, em gái ông Trịnh Công Sơn, bà Trịnh Vĩnh Trinh, nói "cuộc sống và tác phẩm âm nhạc của anh Sơn đã nói lên tất cả".

"Gia đình có buồn, là vì trước đây anh Trịnh Cung thường xuyên đến nhà, quý mến gia đình đến độ anh đã xin mẹ Trinh cho đổi sang họ Trịnh vì tên thật của anh là Nguyễn Văn Liễu. Bây giờ lại viết bài về một người bạn đã qua đời, gia đình nghĩ nên để quý khán giả tự phán đoán."

Bà Trinh nói ngắn gọn: "Qua bài này, ông Trịnh Cung đã nói lên ông là ai."

Trong khi đó, phát biểu với BBC, ông Trịnh Cung giải thích vì sao bây giờ ông mới công bố bài viết.

"Tôi muốn chờ sự lắng xuống về tình cảm của mọi người đối với cái chết của Trịnh Công Sơn. Thời điểm hôm nay đã đủ dài. Ngoài ra, gần đây một số bạn bè của tôi sa sút sức khỏe, làm tôi ngại chờ ít lâu nữa, mình cũng có thể không còn đủ sức viết."

"Không phải mọi nhân vật liên quan đều đã chết, ví dụ ông Đinh Cường còn sống ở Mỹ. Một số nhân vật vây quanh ông Trịnh Công Sơn đều còn tồn tại, họ sẽ phản hồi. Những gì tôi sai, họ cứ trưng bằng cớ để chúng ta vẽ lại một chân dung trung thực hơn."

'Tài năng và cũng bình thường'

Ông Trịnh Cung nói cần tách biệt hai khía cạnh của Trịnh Công Sơn.

"Một là tài năng, có thể gọi là thiên tài âm nhạc, nhưng còn một con người mà ta vẽ vời là thiền sư, trong sáng thì ở đây, tôi muốn mô tả một thời kỳ xuống dốc của người bạn ấy."

Theo ông Trịnh Cung, giai đoạn trước và sau 1975 chứng kiến hai con người khác nhau của nhạc sĩ.

"Không phải do anh muốn, mà do thời cuộc đã đẩy anh vào một cuộc sống không đẹp như trước 75. Dù là trước 75, anh đấu tranh cho ai, tôi vẫn thấy đó là thời gian sống rất đẹp, khác hoàn toàn giai đoạn sau này."

"Cuộc sống của anh sau 75 là của một người yếu đuối, chấp nhận để được vui. Sau khi được ông Võ Văn Kiệt nâng đỡ, đưa anh quay lại Sài Gòn, từ đó anh xem mình có chỗ dựa. Mà ngay cả trước 75, có những người bạn ở phía đối nghịch cộng sản nhưng quý tài của anh, đã giúp anh nhiều."

Ông Trịnh Cung nói "như vậy, Sơn dễ bị những người có quyền lực, giàu có chinh phục anh."

Được hỏi ông nghĩ gì về phản ứng của độc giả, Trịnh Cung trả lời: "Những gì họ thấy đúng, họ cứ viết ra. Còn những gì tôi viết, tôi chịu trách nhiệm."

Chính trị hay không chính trị?

Một trí thức cùng thời với Trịnh Công Sơn, hiện sống ở Pháp muốn giấu tên, nói với BBC rằng theo ông, Trịnh Công Sơn là người "không chính trị. Ông có thể có những nhận biết sai lầm về chính trị, nhưng ông không làm chính trị."

Trong khi đó, nhà văn Hoàng Lại Giang, từ Sài Gòn, cũng từng có thời gian quen biết với Trịnh Công Sơn sau 1975, nói: "Đó là nghệ sĩ trong sáng, không bao giờ nghĩ đến chính trị."

Ông Giang cho rằng cố nhạc sĩ là người "ngây thơ, nên phải đi giữa hai làn đạn".

Nhắc lại những năm đầu sau 1975, khi Trịnh Công Sơn, giống như nhiều người dính líu miền Nam, gặp khó khăn trong đời sống, ông Hoàng Lại Giang nhớ lại:

"Lúc đó, người ta mang quan điểm Trịnh Công Sơn có tội. Thời ấy, Sơn rất khổ. Nhưng dần dần nhạc phẩm của anh đã thu hút các nhà cách mạng, kể cả ông Võ Văn Kiệt."

"Có lần bức xúc, anh Sơn đến giãi bày với ông Kiệt, thì ông ấy bảo: 'Tôi đây còn bị người ta theo dõi, anh bị theo dõi là chuyện bình thường. Mình cứ làm việc của mình.'"

Ông Giang kết luận: "Trịnh Công Sơn là con người của nghệ thuật. Bây giờ tôi còn mê Trịnh Công Sơn là vì thế."
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Xin Về Đây Chứng Giám, An Giấc Ngàn Thu

VI ANH .
Việt Báo Thứ Sáu, 4/10/2009, 12:00:00 AM

Hỡi nửa triệu nam phụ lão ấu người Việt, người Việt gốc Hoa, gốc Miên và Đồng bào Thượng chịu không nổi CS Hà nội phải vượt biên tỵ nạn CS, đã bỏ mình ngoài biển, trên sông, trong rừng, trong bụi của VN, Cao miên, Thái Lan. Hỡi oan hồn uổng tử của nửa triệu quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hoà và gia đình đã lấy mạng của mình để đổi tự do, dùng thuyền nan vượt đại dương thiếu may mắn đã chết tức tửi dưới làn đạn AK của Biên Phòng CS, của cướp Thái Lan và của gió to sóng lớn. Xin Đồng bào sống khôn thác thiêng, về đây chứng giám "Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam", lúc giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 04 năm 2009, trong khuon viên Nghĩa Trang Westminster (Peek Family Funeral), điạ chỉ 7801 Bolsa Ave, Westminter, CA 92683.

Đồng bào đã sống khôn thác thiêng. Đồng bào tuy bất hạnh, vắn số nhưng đã làm nên lịch sử thiên niên vạn niên. Chính cái chết của đồng bào làm nổi bật lịch sử VN với cuộc di tản vô tiền khoáng hậu.Tuy " Kẻ chết đã yên rồi một kiếp; Nhưng người sống còn tái tiếp noi gương". Chính cái chết của đồng bào đã làm cho lương tâm Nhân Loại xót xa. Liên hiệp Quốc mở một chương trình cứu vớt, định cư lớn nhứt trong hậu hậu bán thế kỷ 20. Trên ba triệu người Việt thoát gông cùm CS, làm lại cuộc đời trong Thế Giới Tự do. Tiếng Anh thêm một chữ mới "Boatpeople"; tiếng Việt, "Thuyển Nhân". Chính cái chết của đồng bào đã làm cho Việt Nam hải ngoại hình thành, đem văn minh VN vào lòng văn minh Tây Phương, tạo thành một thế lực tiếp nối bảo tồân và phát huy văn hoá VN ở hải ngoại trong khi bị CS cào bằng trong nước. Một thế lực chánh trị quốc tế vận chống CS chưa bao giờ có và mạnh như bây giờ. Một thế lực kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật làm cho CS Hà nội phải đổi giọng, từ "phản quốc" thành "khúc ruột ngàn dăm của quê hương".

Chính cái chết của đồng bào đã làm cho chánh nghĩa tự do, dân chủ mà quân dân cán chính VNCH đã chiến đấu trong Chiến Tranh VN thêm sáng ngời, trở thành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Số người chết trên con đường tìm tự do nhiều tương đương với số tử vong của quân nhân VNCH đã hy sinh để bảo vệ tư do, dân chủ cho đồng bào từ Bến Hải dến Cà mau - chớ không phải ít. Chính cái chết của hơn nửa triệu đồng bào đã làm thay đổi cái nhìn của nhân dân và chánh quyền Mỹ đối với CS Hà nội. Trong lịch sử tiền, hậu, và trong Chiến tranh Lạnh, chưa có một cuộc di tản tỵ nạn CS nào lớn lao, chết chóc, lâu dài, đầy máu, nước mắt, mồ hôi và mạng sống như cuộc di tản của người Việt Quốc Gia sau ngày 30 tháng 4, năm 1975 CS Hà nội gồm thâu cả nước mà ngưòi Việt gọi là Ba Mươi Tháng Tư Đen. Lương tâm người Mỹ cắn rứt. Măïc cảm tội lỗi bỏ rơi đồng minh, tình nghĩa chiến hữu cùng chiến đấu chung một chiến hào đã đánh thức lương tri chánh quyền Mỹ. Mỹ đã dang tay ra cứu khổn phò nguy phân nửa số người Việt tỵ nạn CS. Mỹ mở ra chương trình ODP, HO, cho đến bây giờ 34 năm sau khi chiến tranh chấm dứt vẫn còn đón nhận chiến hữu và gia đình định cư ở Mỹ.

Đồng bào sống khôn thác thiêng nên đã phù hộ cho Uûy Ban Thực Hiện Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN vượt qua bao khó khăn tưởng chừng như không vượt nổi. Trên phương diện tâm linh "Để tưởng niệm đến hàng trăm ngàn Thuyền Nhân, Bộ Nhân VN đã tử nạn trên đường tìm Tự do, Nhân quyền". Trên phương diện văn hoá "Để gợi nhớ về cuộc hành trình đầy máu và nước mắt của hàng triệu người Việt đã rời khỏi quê hương ra đi từ tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ CS". Trên phương chánh trị có thể đây là một chứng tích hùng hồn chỉ rõ tội ác của CS Hà nội đối với người Việt. Trong lịch sử loài người chưa có chế độ cai trị độc tài, hà khắc nào đã khiến hàng triệu người gạt nước mắt, bỏ nước, đào thoát ra đi tỵ nạn, chết nhiều như Phong Trào Thuyền Nhân VN.

Đọc hàng ngàn những tên họ người Việt, những Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, v.v. mà thân nhân gia đình chỉ mới gởi đến một số thôi để Uûy Ban khắc chữ trắng vào bia đá đen, khó mà tránh khỏi cảm nghĩ này. CS Hà nội không giết hại đồng bào bằéng kiểu tắm máu mà Kissinger tự hào đã tránh được khi bán đứng VNCH cho CS Hà nội. CS Hà nội không đập đầu đồng bào bất đồng chánh kiến bằng búa, chặt cổ bằng phảng, một cách thô thiển như Khmer Đỏ. Nhưng CS Hà nội diệt chủng tinh vi hơn, có tổ chức hơn. Bằng đồi tiền, đánh tư sản, bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, biến xã hội VN thành trại tù lớn, biến người VNCH mất quê hương trên chính quê cha đất tổ của mình, ngăn lớp trẻ VNCH vào đại học và tiến thân bằng chủ nghĩa lý lịch "ưu tiên 13-- CS Hà nội đã gián tiếp lùa đồng bào ra biển để cho gió to, sóng lớn, cá mập giết và cướp Thái Lan hãm hiếp. Chết không biêt bao nhiêu; chưa cơ quan quốc tế nào thống kê được. Nhưng theo ước lượng của Liên hiệp Quốc ít nhứt phân nửa tổng số thuyền nhân chết trên biển. Số người may mắn đến được bền bờ tự do hơn một triệu, thì có thể tin nửa triệu người đã chết. Quá ác độc, sốâ người vượt biên chết bằng số tử vong trong hai mươi năm chiến tranh VN!

Đồng bào sống khôn thác thiêng nên đã phù hộ cho Uûy Ban Thực Hiện Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN được Ban Giám đốc của Peek Family Funeral tặng dữ vô thường một diện tích rộng rãi khang trang, giá hàng triệu Đô la để dựng Tượng Đài Thuyển Nhân với hồ nước tượng trưng cho đại dương, với lối đi hai bên có nhiều phiến đá đen khắc tên những thuyền nhân bất hạnh. Cạnh khuôn viên của Tượng Đài Thuyền Nhân là Nghĩa Trang Quân Đội, bên ngoài là con đường huyết mạch Bolsa của Little Saigon. Không xa bao nhiêu, chỉ 10 phút lái xe là Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở TP Westminster, một danh lam thắng cảnh tưởng niệm Quân Lực Mỹ và Việt đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh ở VN thời VNCH.

Kể từ nay, như vậy những thuyền nhân bất hạnh, vắng số đã có nơi an nghĩ cuối cùng. Một nơi an nghỉ chung, tượng trưng, nhiều ý nghĩa. Một nơi tại thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS. Một nơi mà CS Hà nội không thể dùng áp lực ngoại giao, dùng tiền tài mua chuộc để đào mồ cuốc mả, phá bia thuyền nhân như ở các đảo của Mã Lai hay Nam dương. Một nơi mà chánh quyền thành phố Westminster và Garden Grove đã ra quyết nghị cấm cửa CS Hà nội. Một nơi mà người Việt tỵ nạn CS, không sống đưọc ở VN do CS thống trị, nên đem VN theo sống với mình, mà hồn thiêng sông núi là quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ. Quốc kỳ VN được chánh quyền thành phố Westminster (California) bắt đầu công nhận ngày 19/2/2003 để từ đây lan tỏa và giương cao gần khắp nước Mỹ. Đến ngày 15/3/2009, đã được 112 đơn vị chánh quyền đia phương (15 tiểu bang California, Colorado, Florida, Georgia, Louisiana, Michigan, Minnesota, New Jersey, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, và Virginia + 7 Quận Hạt (Counties) + 90 Thành Phố) ban hành văn kiện công nhận.

Đến đây xin đồng bào thuyền nhân bên kia thế giới cùng về đây chứng giám lòng tri ơn của người Việt hải ngoại. Xin Aân Trên Trời Phật, hồn thiêng sống núi VN phù hộ cho đồng bào thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển, trên sông, trong rừng, trong bụi trên đường đào thoát tỵ nạn CS về đây an giấc ngàn thu.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Một thiên tài đồng lõa với tội ác

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng. Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị”, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân về một thiên tài từng xem tôi là bạn. Cuộc chiến tranh giữa Tự Do và Cộng Sản bằng súng đạn đã chấm dứt hơn 30 năm, nhưng vết thương vẫn còn rướm máu, mặc dầu bản thân đã có ý muốn chôn vùi quá khứ đau buồn để hướng tới tương lai. Những gì tôi sắp sửa trình bày dưới đây không hề có ý định làm tấy lên vết thương cũ. Vì dù sao, Trịnh Công Sơn đã trở về với Cát Bụi.

Sau khi tình hình chiến sự Tết Mậu Thân 1968 Đợt I đã lắng dịu, Đại tá Lưu Kim Cương phái phi công Nguyễn Qúi Chấn bay ra Huế đón Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn. Tôi gặp lại Sơn tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương trong căn cứ Tân Sơn Nhất sau hơn 5 năm xa cách. Hồi tôi gặp Sơn lần đầu tại trường Sư phạm Quy Nhơn, Sơn chưa nổi tiếng. Thật đáng mừng cho Sơn đã may mắn thoát khỏi sự lùng kiếm của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu lúc bấy giờ Sơn bị sa vào tay của hai nhà cách mạng Xuân, Tường có thành tích “phủ khăn sô lên đầu dân Huế” và bị dẫn lên núi theo chân Lê văn Hảo hoặc bỏ xác nơi Bãi Dâu, thì chắc chắn sự nghiệp sáng tác nhạc của Sơn sẽ không có “bề dày” như vào thời điểm 1975.

Phải chăng Trịnh Công Sơn thoát khỏi bàn tay Việt Cộng là nhờ được hưởng phúc đức từ bà mẹ nổi tiếng thờ Phật kính Tăng mà người dân Huế nào cũng biết? Từ sau ngày gặp lại Sơn, tôi thường lui tới chơi với Sơn tại ngôi nhà nằm trên đường Công Lý, đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm. Sơn là người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Mặc dầu là người có tài và có tiếng tăm, nhưng Sơn khiêm tốn, chưa bao giờ tôi nghe Sơn bình phẩm hay chê bai nhạc sĩ khác.

Tôi từng lái máy bay chở Sơn ra Phú Quốc uống rượu với bạn Nguyễn văn Mãng Thiếu tá Quân Cảnh, Phạm Thọ Trung tá Hải Quân; lên Đà Lạt thăm chị Sâm vợ anh Tốn; ra Huế nhậu với bạn hữu của anh chị Hồ Đăng Lễ. Qua Sơn, tôi giáp mặt với các nghệ sĩ khác như Trịnh Cung, Đinh Cường, Bùi Giáng, nhà báo Phùng thị Hạnh, Trùng Dương, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, Bửu Tôn … Ngoài ra, còn có Bửu Ý từ Huế vào tá túc ở nhà Sơn để lánh nạn … đi lính! Bạn bè nào cũng qúy mến Sơn, ngay cả những người lính đang ngày đêm hy sinh mạng sống của mình để cho bọn ngụy hòa như ni sư Huỳnh Liên, thầy chùa Nhất Hạnh, giáo gian Nguyễn Ngọc Lan hoặc bà Ngô Bá Thành được quyền biểu tình, lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.

Tôi kể cho Sơn nghe câu chuyện của ông anh tôi – Đặng văn Châu, Giám đốc Đoàn hoa tiêu (pilotage) sông Sài Gòn kiêm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ – là người rất ái mộ Sơn, nhân chuyến đi công du Pháp quốc tình cờ gặp cô cháu gái từ Hà Nội sang tu nghiệp tại Âm Nhạc Viện Paris. Hai chú cháu mừng rỡ khôn xiết. Anh Châu tôi bèn lấy ra hai cuộn băng cassette nhạc của Sơn để tặng. Cô cháu gái liền ném ngay hai cuộn băng vào thùng rác và nói: “Thưa chú, cháu rất yêu qúy chú nhưng rất ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Ở Hà Nội chúng cháu không thèm nghe loại nhạc ủy mị than thân trách phận ấy!”. Anh Châu quá bẽ bàng trước phản ứng bất ngờ của cô cháu. Nghe xong, nét mặt Sơn lộ vẻ thất vọng. Tôi nói để như an ủi:

“Sơn ạ! Những ca khúc gọi là "phản chiến" của Sơn không hề làm lay chuyển hay nhụt chí những người lính như bọn moa, vì bọn moa ý thức tại sao phải cầm súng chống lại chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Bọn moa có thể vừa nghêu ngao những câu ca thuộc loại “anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc trong cỗ quan tài cài hoa” mà vẫn thản nhiên lao mình vào lửa đạn vì tự biết mình đang trừ gian diệt bạo, chứ không phải vì lòng hận thù. Chính vì thế mà có nhiều anh em quân nhân đánh giặc rất chì vẫn lui tới chơi với Sơn mà không hề bị cơ quan an ninh của chế độ làm khó dễ. Hà Nội không bao giờ chấp nhận Sơn gọi cuộc chiến này là Nội Chiến, vì họ rất tự hào là đội tiền phong đang thi hành nghĩa vụ quốc tế để hoàn thành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Chỉ có cán binh cộng sản mới bị Hà Nội cấm nghe nhạc của Sơn”.

Một hôm, ngồi nhậu rượu với Sơn, không hiểu nguyên do nào đưa đẩy câu chuyện liên quan đến Phong trào Nhân dân Cứu quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến lãnh đạo, tôi bực bội nói: “Thú thực với Sơn, moa rất khinh miệt bọn "trí thức rởm" Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân. Ở Phương Tây, bọn trí thức khuynh tả thiên cộng vì chúng chưa từng nếm mùi cộng sản. Còn ở Việt Nam, tự nhận mình là trí thức mà không hiểu nguyên nhân vì sao hàng triệu người Miền Bắc phải lìa bỏ tài sản, mồ mả tổ tiên để vào Miền Nam hưởng một chút không khí tự do, là ngu si, đần độn. Những nhà ái quốc, văn nghệ sĩ danh tiếng đi theo Việt Minh vì chống Thực dân Pháp, nhưng sau chiến thắng Điện Biên phủ, gông cùm cộng sản xuất hiện với chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ thành phần thuộc trí phú địa hào thì dẫu những ai từng lập chiến công với Đảng cũng hết đường cựa quậy. Bộ bọn tranh đấu không hề biết chiến dịch Phóng tay phát động quần chúng, cải cách ruộng đất ở Miền Bắc hết sức tàn bạo dã man hay sao? Một Trần Dần làm bài thơ Nhất Định Thắng có câu "chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ" và yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự vẫn. Một Phùng Quán chỉ làm hai bài thơ Lời Mẹ Dặn và Chống Tham Ô Lãng Phí là bị bầm dập. Một Văn Cao phải ngưng sáng tác âm nhạc mà chỉ còn vẽ vời lăng nhăng để tránh bị quy cho cái tội mất lập trường giai cấp. Một Nguyễn Hữu Đang có công dựng lễ đài ở Quảng trường Ba Đình để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập cũng không thoát khỏi tù tội. Phải chăng bọn trí thức chủ trương tờ báo Đứng Dậy đòi hỏi công bằng là để cho nhân dân Miền Nam này cũng phải chịu chung số phận tôi đòi như nhân dân Miền Bắc lầm than, khốn đốn thì mới hả dạ?”

“ … Bọn trí thức phương Tây có xu hướng tả khuynh là một kiểu làm dáng thời thượng không nguy hại cho nền an ninh của nước họ, vì những định chế dân chủ của các nước đó đã vững vàng. Còn nước ta đang đối diện một cuộc chiến một mất một còn chống lại kẻ xâm lăng, mà bọn trí thức bắt chước làm dáng tả khuynh là nhắm tố cáo với thế giới rằng công cuộc tự vệ của Miền Nam là phi chính nghĩa nghĩa và nhằm tiếp tay tuyên dương kẻ địch có chính nghĩa giải phóng dân tộc. Hoa Kỳ giúp Việt Nam ngăn chặn làn sóng đỏ, trí thức là “cái đầu” của Đất Nước, mà thiên về phía Cộng Sản thì nhân dân Hoa Kỳ không còn có lý do để giúp chúng ta. Vì vậy, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ mới có cơ phát triển dữ dội. Sơn có ý thức điều đó hay không? Sơn có biết Miền Nam sẽ trở thành trại lính hoặc nhà tù như Miền Bắc không, nếu cộng sản cai trị toàn bộ Đất Nước? Trịnh Công Sơn nghe tôi đặt ra những câu hỏi dồn dập, vẫn thản nhiên hút thuốc lá và chậm rãi nâng ly nhắp từng ngụm rượu đắc tiền của bọn “đế quốc xâm lược”.

Bửu Ý liếc nhìn tôi, rồi liếc nhìn Sơn, miệng tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ tôi không hiểu ý nghĩa cái cười tủm tỉm của Bửu Ý. Và cho đến nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hiểu vì sao Bửu Ý tủm tỉm cười. Thật bí hiểm! Tôi đoán có lẽ Bửu Ý cười tủm vì cho rằng tôi là một anh võ biền, chẳng có kiến thức gì lại cố gắng thuyết phục Trịnh Công Sơn đừng mơ tưởng cộng sản? Không, tôi biết cả hai người, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý, chẳng thể nào trở thành cộng sản được, như chuẩn mực Hồ Chí Minh xác quyết: “Phải là con người xã hội mới yêu chủ nghĩa xã hội”. Mà Sơn và Ý không phải là mẫu người xã hội! Sơn và Bửu Ý là người đọc nhiều sách vở, nhưng không nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra trước mắt, lại sống trong tháp ngà, hưởng thụ rượu nồng, dê béo.

(còn tiếp ...)
Last edited by uncle_vinh on 16 Apr 09, Thu, 10:05 am, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Một thiên tài đồng lõa với tội ác (tiếp theo)

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Trịnh Công Sơn mô tả cuộc sống hàng ngày của mình là “Đêm Không Ngủ, Ngày Bất Tỉnh” mà bất cứ ai đã từng gần Sơn đều nghe Sơn nói câu đó. Nghĩa là uống rượu, nhậu nhẹt từ khi đêm chưa xuống cho đến ba bốn giờ sáng; ban ngày thì ngủ vùi bất tỉnh nhân sự. Sơn là một người có biệt tài viết nhạc với những ca từ “phù thủy” làm mê hoặc những tâm hồn mơ mộng và Sơn cũng là người cực kỳ thông minh vì biết khai thác đề tài “chiến tranh – thân phận giống da vàng” phù hợp xu hướng thời đại để làm cho mình nổi tiếng. Sơn biết lợi dụng sự “thông thoáng” của chế độ Miền Nam và biết bám vào những người có quyền như Lưu Kim Cương, Hoàng Đức Nhã để trốn tránh nghĩa vụ quân dịch; đồng thời nghiêng về nhóm “tranh đấu đểu” loại Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường”, nghĩa là bắt cá hai tay, dù ai thắng thì mình cũng hưởng lợi. Nói tóm lại, Sơn là mẫu người có tài, ham thụ hưởng, không hề biết thương xót kẻ khốn cùng và không có lòng lân tuất đối với kẻ sa cơ. Xin chứng minh: – Nữ danh ca phản chiến trứ danh của Hoa Kỳ là Joan Baez sau khi chứng kiến những thuyền nhân Việt Nam chết chìm ngoài biển Đông, bà đã tỉnh ngộ, bèn tập hợp được một nhóm người nổi tiếng (celebrities) cùng ký vào bản lên án chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Đó là hành động xứng đáng của người trí thức khi biết mình sai lầm thì phản tỉnh và chống lại sự tàn bạo dã man. Chỉ có riêng Trịnh Công Sơn không một chút mảy may động tâm thương xót người chết đuối ngoài biển cả, nên đã viết thư cho bà Joan Baez để bào chữa cho chế độ bất nhân bằng câu: “Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?..”

Hàng trăm ngàn thuyền nhân chết đuối ngoài biển đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, riêng Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ được chế độ Ngụy đùm bọc – lại đi bênh vực bạo quyền mà dám gọi đấy là cuộc cách mạng! Chỉ có thiên tài với tấm lòng lạnh giá như băng mới mô tả đời sống nhân dân cả nước phải nhai bo bo, dáo dác đi tìm đường vượt biên bằng mấy câu ca mô tả cảnh thanh bình: “Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa …” .

Trong khi những bằng hữu từng cưu mang mình, từng rót không biết bao nhiêu hồ rượu thượng hảo hạng cho mình như Phạm Thọ, như Lê Kim Lợi, như Hồ Đăng Lễ đang rũ tù trong trại khổ sai … thì Trịnh Công Sơn hân hoan “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” để tới lui khề khà với những người bạn “cách mạng” có vây có cánh! Nhờ đâu Sơn đã có nhiều niềm vui đến thế? Từ ông Võ văn Kiệt chăng? – Trịnh công Sơn viết báo cộng sản nhục mạ những anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người từng che chở cho Sơn, khiến cho ông anh tôi – Đặng văn Châu – không là quân nhân cũng phải nổi sùng. Năm 1994 về VN tình cờ gặp Trịnh Xuân Tịnh, em Sơn, ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh tôi đã nhắn: “Anh Tịnh về nói với Sơn rằng Sơn là một con Số Không, là kẻ vong ân bội nghĩa”. – Anh XYZ (nhân vật yêu cầu tôi dấu tên), một người anh em ăn ở hết lòng với Sơn và bạn bè, đi tù khổ sai về bị tai nạn gãy chân, phải vào nằm bệnh viện. Sơn làm ngơ như không hề hay biết. Mẹ Sơn hỏi con trai: “Tại sao con không vào nhà thương thăm anh XYZ một chút cho có tình?”. Sơn đáp: “Đi ra Givral uống rượu còn thú hơn là đi thăm anh XYZ”. Chính bà mẹ Sơn là người thuật lại cho anh XYZ nghe câu nói phũ phàng của Sơn. Anh XYZ là người đàn anh của nhóm bạn văn nghệ ở Huế, rất được bằng hữu kính trọng và yêu thương, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ.

Theo quan điểm của tôi, một người nghệ sĩ được đánh giá là chân chính thì không bám vào kẻ quyền thế để mưu lợi riêng, thủy chung với bạn bè, biết xót xa với nỗi bất hạnh của kẻ yếu để không bênh vực cho kẻ gieo TỘI ÁC. Lời phản bác của Sơn đối với bức thư của ca sĩ Joan Baez lên án chế độ vô nhân đạo là sự đồng lõa, a tòng với TỘI ÁC, mà một con người bình thường có nhất điểm lương tâm không bao giờ làm. Phải chăng nhờ bức thư phản bác ca sĩ Joan Baez của Sơn mà Võ văn Kiệt cứu Sơn thoát khỏi bàn tay Trần Hoàn và phe nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế? Nhờ sống với “Ngụy Quyền” Miền Nam, Trịnh Công Sơn nổi tiếng cả thế giới và được hàng triệu thính giả ái mộ. Nếu Sơn sống với “Chuyên Chính Vô Sản” Miền Bắc thì Sơn – một thiên tài – có rất nhiều khả năng trở thành Tố Hữu – nhà thơ thổi ống đu đủ – thăng quan tiến chức nhờ xu phụ quyền lực. Nhưng Sơn sẽ khổ sở vô cùng, vì Miền Bắc không có rượu thượng hảo hạng để uống mỗi ngày!

Tôi không chắc Trịnh Công Sơn có tham vọng chính trị như Trịnh Cung viết. Nhưng năm 1974, có nhóm tranh đấu đòi hòa bình (bịp) mời Sơn tham gia phong trào ca hát để vận động chấm dứt chiến tranh thì anh em bạn hữu khuyên Sơn đừng nhận lời, Sơn đáp thẳng thừng: “Mình phải tham gia để nếu họ thắng lợi thì mình có tiếng nói”. Lời bày tỏ của Sơn biểu hiện bản chất của con người biết tính toán để mưu cầu lợi ích bản thân. Qua bức thư Sơn viết cho Ngô Kha vào năm 1974 có đoạn như sau: “Hôm nay những thành thị miền Nam đang vươn vai đứng dậy. Trời đất được cơ hội thoát ra không khí ô nhiễm để thở bằng sinh lực mới cùng tập thể nhân dân yêu nước, yêu hòa bình và tự do. Phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng.”. Đó là luận điệu dồi trá, bịp bợm của người nghệ sĩ có tên tuổi nhưng thiếu nhân cách, bởi vì trong thực tế nơi nào bị cộng sản tấn công thì nhân dân nơi đó bồng bế nhau chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa, chứ không chạy qua vùng “giải phóng”. Người nào đọc thư Sơn viết cho Ngô Kha mà bảo rằng Sơn không hề có chủ tâm đứng về phía cộng sản là người đó mắc chứng “phương trệ tinh thần” (down syndrome).

Ba mươi Tháng Tư năm 1975, nằm ở đảo Guam tôi nghe đài BBC loan tin Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Sài Gòn ca bài “Nối Vòng Tay Lớn” thì tôi dự đoán cuộc đời của Sơn sắp tiêu ma. Bởi vì cái bản chất đố kỵ của người cộng sản không bao giờ chấp nhận người ngoài đảng được phép nổi đình nổi đám được quần chúng hoan hô! Quả nhiên chẳng bao lâu sau Sơn bị cộng sản đe dọa tính mạng, nên Sơn phải chạy về Huế để mong được bạn bè che chở. Không ngờ những người bạn của Sơn như Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã quay lưng làm ngơ để cho Sơn bị Trần Hoàn đày đi lao động thực tế! Tình nghĩa bạn bè của cộng sản là như thế đấy! Trịnh Công Sơn, một người nghệ sĩ tài hoa, được bạn hữu Miền Nam qúy mến, bảo bọc lại bí mật rấp tâm thông đồng với bọn sát nhân nhằm giật sập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, để rồi bị khốn đốn vì bọn sát nhân. Con người một dạ hai lòng, dù có tài đến mấy đi nữa, thì vẫn đáng khinh.

Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn đã khiến cho một số người lên tiếng bênh vực “thiên tài”. Chúng ta không ngạc nhiên chút nào, bởi vì ngay như tội ác của Hitler, Staline, Mạo Trạch Đông vẫn có kẻ bênh vực và tôn thờ. Nhưng những ý kiến phản bác bài viết của Trịnh Cung đều có luận điệu mạt sát và bôi nhọ Trịnh Cung, mà không hề thấy có lời lẽ nào lên án hành vị “một dạ hai lòng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” của Trịnh Công Sơn khiến cho chúng ta thấy được tác giả của những ý kiến phản bác đều thuộc phe … xã hội chủ nghĩa, chứ không phải sự lên tiếng là vì SỰ THẬT. Sự Thật đó là Trịnh Công Sơn có ngả về phía cộng sản.

Trong số những người lên tiếng bênh vực Trịnh Công Sơn trên Thanh Niên Online có hai Việt Cộng khá tên tuổi. Đó là hai “tội phạm chiến tranh” Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân từng chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội vào năm Mậu Thân 1968. Hai tên tội phạm đó đã ra cái điều trí thức, lấy danh nghĩa chống Mỹ cứu nước để đẩy cả nước xuống hầm tai họa. Từ tháng Tư năm 1975 cho đến nay chưa ai nghe thấy hai kẻ đó có một lời nói hay hành động sám hối. Ngày xưa sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hai ông Việt Cộng này hung hăng chống độc tài quân phiệt tay sai đế quốc ngoại bang. Ngày nay sống với Xã hội Chủ Nghĩa chủ trương đàn áp nhân dân biểu tình tỏ bày lòng yêu nước chống lại Trung Cộng cướp đất, cướp biển; dân oan khiếu kiện nằm la liệt dải gió dầm sương; các nhà tôn giáo bị đàn áp, các nhà dân chủ bị bịt miệng, bị cầm tù thì hai ông Việt Cộng này ngậm miệng giống như câm, như điếc.

Họa sĩ Trịnh Cung tung ra một bài viết tiết lộ một chút xíu bí mật về Trịnh Công Sơn thì hai ông Việt Cộng Tường, Xuân hăm hở nhào ra bảo vệ uy tín thiên tài có quá trình đi đêm với cộng sản! Tình trạng đạo lý suy đồi, quan chức ăn cắp từ trên xuống dưới, nhân quyền bị xếp hạng chót trên thế giới là những thành quả to lớn của Cộng Sản Việt Nam mà hai ông Tường, Xuân đã dày công đóng góp. Cho nên, ngày trước tôi nói với Trịnh Công Sơn rằng tôi rất khinh bỉ bọn trí thức tranh đấu là một lũ bịp bợm, lưu manh quả không sai. Khi chuyên chở tù binh cộng sản từ chiến trường, tôi biếu họ điếu thuốc lá, cái kẹo vì tôi thương và tôi kính trọng người lính khác chiến tuyến bị sa cơ. Nhưng tôi khinh bỉ những kẻ được ăn sung mặc sướng ở phần đất tự do lại ngấm ngầm tư thông với giặc. Thật đáng tiếc cho Trịnh Công Sơn, một thiên tài nhưng đốn mạt. Sơn không xứng đáng là một người nghệ sĩ được đa số khán thính giả ngưỡng mộ, vì Sơn cũng chẳng khác với hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân bao nhiêu.

Mới đây, đọc “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi không hề coi khinh tác giả, trái lại rất kính trọng bởi vì dám nhận mình hèn. Tác giả phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị có kỹ thuật hủy hoại người thẳng thắn, người cương trực một cách dã man khủng khiếp, khiến cho ai nấy đều trở nên hèn. Đọc hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại những “cái hèn” của những văn nghệ sĩ Miền Bắc, tôi vô cùng xót xa cho họ và càng thù ghét chính sách cai trị phi nhân của cộng sản. Lặp lại, nhạc sĩ Tô Hải dám nói lên cái hèn của mình, tôi xin ca ngợi ông là người có khí phách. Ở Miền Nam có chủ trương đề cao nhân tài, dù sản phẩm nhân tài làm ra nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vẫn được tự do phổ biến, mà nhân tài vẫn tư thông với địch mới là đáng khinh.

Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân dùng đạo lý tình bằng hữu để miệt thị họa sĩ Trịnh Cung lừa thầy phản bạn là một hành vi đạo đức giả. Hai ông Việt Cộng từng phản lại khát vọng tự do của nhân dân Miền Nam để dẫn “Bộ Đội Cụ Hồ” về chôn sống người Huế vô tội, thì hai ông không có tư cách gì để nói đến tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa con người. Hơn ba mươi năm qua, Đất Nước đắm chìm trong nghèo đói, áp bức, bất công, hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân không tỏ bày một chút ân hận, lại còn lên mặt đạo đức giả mới là kẻ hèn, đáng khinh bỉ. Đọc bài “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê” của họa sĩ Đinh Cường viết từ Virginia từ ngày 16 tháng 4 năm 2001, tôi không khỏi đem lòng hoài nghi cung cách ứng xử với nhau giữa các ông nghệ sĩ tên tuổi.

Nhờ sự tiết lộ của Trịnh Cung, tôi mới hiểu vì sao Đinh Cường viết những lời ưu ái với ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã không ngần ngại ca ngợi nhà thơ Tố Hữu bằng câu văn như sau: “nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”.

Nhắc lại: Tố Hữu là nhà thơ dùng quyền lực của Đảng làm khốn đốn, điêu đứng nhiều anh em nghệ sĩ Miền Bắc. Còn ông Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân bây giờ là nhà nghiên cứu! Chắc chắn nhà nghiên cứu này còn bám lấy chủ nghĩa Marxist – Léninist thì sẽ ngụy tạo ra những bài nghiên cứu theo đường lối “duy vật sử quan” cho phù hợp lập trường của Đảng để được Đảng cho đi Mỹ, đi Tây khua môi, múa mép. Các cụ nhà ta thường nói: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân càng nỗ lực bênh vực Trịnh Công Sơn và miệt thị Trịnh Cung bao nhiêu, thì tội trạng Trịnh Công Sơn tư thông với kẻ thù càng rõ nét bấy nhiêu.

“Thời Của Những Kẻ Giết Người” biết đến bao giờ mới được lương tri soi sáng để can đảm nói một lời sám hối với những vành khăn tang trắng xóa đất Thần kinh thì chúng ta mới hy vọng Đất Nước có ngày hồi sinh.

© 2009 Đàn Chim Việt Online
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Đọc sử để nhìn nhận hôm nay

Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đều đặn hàng năm dành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà.

Tôi thường chọn thời gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.

'Vai trò Tây Nguyên'

Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi ký "Bên dòng Lịch Sử, 1940-1965" của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn 20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lý do khác nhau thầy cô "dạy sử" của tôi ở trường trung học và cả những nhà "nghiên cứu" sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.

Tuần vừa rồi có dịp mượn lại "Bên Dòng Lịch Sử" từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi ký của ông đã dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.

Trong phần kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là "câu chuyện bên lò sưởi năm 1948" (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lý thú trong nội dung câu chuyện mà tôi nghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.

Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của mình đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), ông Ngô Đình Diệm lúc ấy là nhà cách mạng khả kính tại Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề Tây Nguyên như sau: "... ít người để ý là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ, để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp." Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên vì Cụ Ngô Đình Diệm dường như xem Tây nguyên là chuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ý đồ của thực dân Pháp.

Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:

"Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:

- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Ai chiếm giữ được Cao Nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó. Người Pháp gọi vùng Cao Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá hình trên thực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, thì vùng Cao Nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi còn vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!

Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam.
Ngô Đình Diệm, theo lời kể của LM Cao Văn Luận
Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp), không nhớ rõ tác giả, và tôi đem những ý kiến được nêu lên trong tập sách này trình bày lại với cụ Diệm:

- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ý rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, còn Pháp thì phải giữ vững vùng Cao Nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh phòng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, thì Pháp đã bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi."

Tiếp theo, tại trang 194 và 195, Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đình Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ý trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ăn chơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã vậy còn trao hết cho người Pháp toàn quyền khai thác Tây nguyên.

Sử học trung thực

Đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc.
Lê Công Định
Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong "Bên Dòng Lịch Sử", tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đình Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốc gia. Họ trăn trở về điều này và xem Tây Nguyên thực sự là vấn đề ưu tiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dã tâm xâm lược Việt Nam dù công khai hay ẩn ý.

Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theo nhãn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đã qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với mình. Chính vì vậy, đọc các công trình khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm và có thể đặt phần lớn niềm tin vào những thông tin và kiến thức mà mình tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có gì phải lo sợ khi muốn viết sự thật và trình bày nhận định thật của mình.

Cái hay của sử học trung thực là giúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ý bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơm muôn đời.

Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật "thân bại danh liệt" như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra...
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nhận định về ngày 30 tháng 4 năm 1975

Bùi Tín

Nhân ngày 30-4, trả lời phỏng vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở Pháp, 33 năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sài Gòn, phát biểu như sau:

* Không, không có giải phóng, thống nhất
* Cuộc ăn cắp khổng lồ
* Những ngộ nhận vô duyên
* Chung vui cùng Lịch sử và Thời đại

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bởi độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa......thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement' ' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.
Post Reply