Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Mùa Xuân Cách Biệt

TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 1/25/2009, 12:00:00 AM

Việt Nam đã thống nhất từ hơn ba thập niên, nhưng các ngăn cách trong văn hóa vẫn rất nhiều cách biệt. Vì sao như thế? Nền giáo dục hai miền đã thống nhất, và tất cả thanh thiếu niên từ bậc tiểu học tới qua đại học đều chung một học trình từ hơn ba thập niên tới giờ, vậy mà sao khoảng cách văn hóa hai miền vẫn cách biệt? Đó là những điều hết sức lạ lùng, và hiện tượng này đã lộ rõ qua một số chuyện khi hai thành phố lớn - Hà Nội và Sài Gòn - chuẩn bị đón xuân.

Hiện tượng này hẳn là phải nằm sâu hơn là tập quán địa phương. Bởi vì chúng ta thấy rằng sau năm 1975, chính phủ Hà Nội đã áp dụng chính sách tàn bạo có thể gọi là thực dân đối với dân Miền Nam. Nhưng sự căm thù giữa người dân hai miền chỉ trong vài năm là không còn nữa, mà chỉ còn ở các cấp cán bộ và dân. Ngăn cách này thể hiện ở cả cách cư xử hiển lộ ở tầm vóc quốc tế: chính phủ Hà Nội vận động và áp lực hai chính phủ Indonesia và Mã Lai để đập phá hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại nơi trước kia là hai trại tị nạn. Thù dai như thế đối với đồng bào mình, mà lại không giấu giếm gì với thế giới, có phải là đặc chất Việt Nam hay đặc chất cộng sản? Hay là đặc chất tổng hợp hay đã bị biến chất? Có một điều chắc chắn có thể thấy: văn hóa Miền Nam, dù là sau khi đã bị "thực dân hóa từ Hà Nội" hơn ba thập niên, không thể nào thù dai như thế. Không tin, cứ hỏi người dân Sài Gòn hay Cần Thơ thì biết. Bởi thế, nền văn hóa Miền Nam đơn giản và bao dung đã thu hút rất nhiều người Miền Bắc vào lập nghiệp, mà rồi không kỳ thị gì.

Trong những ngày chuẩn bị xuân, hai miền lại thấy cách biệt ngay ở Hà Nội và Sài Gòn. Thí dụ, như chuyện phố hoa. Trong khi các phố hoa tổ chức ở Sài Gòn đã nhiều thập niên, thực tế là từ nhiều năm trước 1975 khi toàn bộ con đường Nguyễn Huệ (quận 1, Sài Gòn) biến thành con đường hoa mừng xuân, mọi chuyện vẫn êm đẹp, dịu dàng. Nhưng tại Hà Nội, lần đầu năm nay mới làm phố hoa, thì ngăn cách văn hóa thấy rõ một trời cách biệt.

Bản tin thông tấn nhà nước VnExpress đang ngày 1-1-2009 cho thấy hình ảnh rực rỡ ngay ở nhan đề "Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội," và rồi các dòng đầu bản tin ghi lên một câu chuyện hứa hẹn là sẽ vui, êm đềm:

"Chiều 31/12, hàng nghìn du khách đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, dọc phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) để đón xem nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công..."

Vậy mà chỉ vài ngày sau, chưa quá ba ngày, bản tin cùng thông tấn này đăng vào ngày 3-1-2009, có nhan đề cũng "rực rỡ' theo một dạng khác. Bản tin nhan đề "Tan hoang phố hoa Hà Nội," có dòng đầu là:

"Một ngày sau khi khai mạc (31/12), phố hoa bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tan hoang, nhiều bông hoa bị nhổ, cánh héo quắt do không chăm sóc."

Tại sao như thế? Có phải là dân Hà Nội không thích hoa, nên mới vô tình như thế? Không phải. Bởi vì dân quá thích hoa, nên mới tới gần mà chụp hình, và ngắt vội mấy cành về nhà làm tài sản riêng. Trời ạ, đúng là phong thái người cán bộ cộng sản gộc: cứ thấy tài sản chung, là vô tư cầm về làm của riêng. Nhìn lại Sài Gòn, đâu có tác phong này, dù là đã hơn ba thập niên bị đồng hóa bằng mọi cách.

Thế cho nên, nói chi hai bia đá tượng đài thuyền nhân. Phải chi Nông Đức Mạnh cứ để yên các tượng đài này, đích thân tới trước tượng đài để thắp nhang tưởng niệm các thuyền nhân đã chết ngoài biển, thì sẽ chiêu dụ thêm biết bao nhiêu là những con nhạn về quê tìm chùm khế ngọt.

Một hình ảnh nữa của chuyện mừng xuân là các Phố Ong Đồ. Trong khi các hình ảnh ông đồ ngồi vỉa hè Sài Gòn từ nhiều thập niên là cái gì tự nhiên, và bây giờ gom lại làm các khu phố ông đồ thì vẫn êm thắm, không có gì là lạ lùng. Chuyện thư pháp ầm ĩ trên báo chí Hà Nội nhiều năm nay thực sự là cái gì rất là hồn dân tộc, tuy rằng nét bút trong thế kỷ mới phải là khác, nét tân kỳ của người tân học phải là khác, nhưng mỗi nét mực trên tờ giấy hoa tiên vẫn là một tấm lòng với văn hóa quê nhà. Một cái gì phảng phất hồn nước.

Sài Gòn không chỉ một Phố Ong Đồ, mà là nhiều. Trước đây hai "phố ông đồ" cũ đã thành hình từ năm 2003 tại Nhà văn hóa thanh niên (quận 1) và lề đường Trương Định (quận 3), bây giờ một "phố ông đồ" nữa đã được một CLB Thư pháp chữ Việt tổ chức sinh hoạt trước mặt tiền Cung văn hóa Lao động TP Sài Gòn ( thời Tây xưa kia là Cercle Sportif Saigonnais, sát bên vườn Tao Đàn, gọi tắt là Hội Xẹc). Tại địa chỉ mới này, có hơn 20 "chiếu" giấy, mực của phần lớn là các ông đồ, cô đồ thật trẻ trung. Cùng với các nhà thư pháp kỳ cựu, các anh chị em cặm cụi múa bút viết tặng và bán tranh thư pháp, thư họa, thủy mặc…, cho bà con - cả khách nước ngoài - yêu nét đẹp tao nhã, phóng dật của chữ Việt được trình bày trên lụa, đá, giấy hồng điều, giấy dó…

Lặng lẽ ngồi, vẽ hồn nước. Tuyệt vời. Thế mới gọi là tết. Chúng ta không thấy có gì làm công an thắc mắc, hay ngược lại chưa thấy có chuyện công an tới đòi tiền bảo kê tại Sài Gòn. Hay ít nhất, cũng chưa có chuyện để đưa lên mặt báo.

Vậy mà, Phố Ong Đồ Hà Nội lại có chuyện. Công an tới làm ầm ĩ, đưa xe xúc các ông đồ ngồi vỉa hè, bắt phải vào ngồi nơi bàn ghế, có nhà dù che nắng… Nghĩa làm dù là mang theo hồn dân tộc, các ông đồ vẫn bị cấm ngồi ở lề trái, mà phải ngồi theo lề phải. Và sẽ được bảo kê kiểu "cưa đôi." Trời ạ, giá bảo kê này đắt quá. Dù là trùm băng đảng Năm Cam cũng may ra là lấy gái "tứ lục" cho hợp đạo nghĩa giang hồ. Thậm chí tới như chơi bảnh, có thể mời các công ty du lịch chi trả cho khoản tiền bảo kê này thì đẹp biết mấy.

Bởi vậy các ông đồ Hà Nội mới bất mãn. Không phải vì chuyện tiền, nhưng vì cách đối xử thiếu văn hóa với những người đang lưu giữ hồn dân tộc.

Báo Đất Việt trong ngày 20-1-2009 có bản tin nhan đề "Xung đột ở phố Ông đồ," đã cho thấy ngay tình hình có những người đặt bục công an ngay giữa lòng phố các cụ đồ. Bản tin viết:

"Phố Ông đồ khai trương trong không khí khá căng thẳng giữa các thư pháp gia bám trụ lâu năm trên hè đường Văn Miếu (Hà Nội) với Ban tổ chức gồm: Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt và Câu lạc bộ Unesco thư pháp Việt Nam.

Một bên đường Văn Miếu là các dãy lều bạt và bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng với sự tham gia của CLB UNESCO thư pháp Việt Nam, nhóm Nhị Thập Bát Tú, nhóm thư pháp ĐH KHXH&NV; bên kia là nhóm ông đồ quen thuộc tại con phố này, nhưng đứng ngoài "cuộc chơi", bàn tán trong bức xúc…

Khoảng gần 20 ông đồ thường cho chữ ở Văn Miếu từ nhiều năm nay, quyết định treo lên hè tường những câu chữ thư pháp để phản đối: "Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm", "Phản đối viết chữ vì tiền"...

Theo đề án từ Ban tổ chức, phố Ông đồ tại đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoạt động từ 8h30 đến 21h30 hằng ngày, kéo dài từ ngày 19/1 đến 9/2. Phố quy tụ 18 gian hàng viết chữ theo nhiều trường phái thư pháp như: hành, chân, triện, lệ, thảo và thư pháp quốc ngữ, vẽ tranh phong thủy... trên các chất liệu giấy, lụa, trúc, đá…, đồng thời triển lãm tác phẩm của những nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Theo Ban tổ chức, đây là một cách giúp hoạt động truyền thống này đi vào quy củ, văn minh hơn, thể hiện nét văn hóa thanh lịch người Thủ đô trong mắt du khách thập phương.

Tuy nhiên, các ông đồ phố Văn Miếu quyết định "tẩy chay" dự án này, dù đã nhận được lời mời. Thư pháp gia Trần Lụa lên tiếng: "Ban tổ chức đòi chia tỷ lệ 50 - 50, nghĩa là cứ bán được một tờ giấy thì họ thu 50%. Chúng tôi không chấp nhận cách cào bằng". Ông Lụa còn cho rằng, Ban tổ chức đã chiếm hết chỗ của các ông đồ, khiến họ không còn được ngồi tự do như trước đây. Một thư pháp gia khác nhận định, việc làm này của Ban tổ chức là một kiểu "kinh doanh sức lao động của các ông đồ".

Hình thức hoạt động của phố Ông đồ vấp phải nhiều phản đối. Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong "tứ trụ Thư pháp Việt Nam" (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) khẳng định, ông bất đồng với Ban tổ chức không phải về tài chính, bởi ông sẵn sàng tặng chữ miễn phí. Theo ông, cách dựng lều mà Ban tổ chức thực hiện là thiếu hiểu biết. "Tôi là một trong những người đầu tiên ngồi ở nơi này viết chữ. Tôi không tham gia vào các gian hàng vì không quen với các dãy lều đỏ. Văn Miếu ngày xưa rất nhiều ông nghè ngồi, dù không làm nhà, lều mà vẫn làm đẹp cho văn hóa Thăng Long", ông Lược nói gay gắt…" (hết trích)

Trời ạ. Chuyện đơn giản thế, vậy mà nhà nước vẫn không giải quyết được. Đáng lý ra, nhà nước còn phải mời các ông đồ vào, cho ngồi miễn phí, khỏi có chuyện "cưa đôi" hay "tứ lục" làm chi. Mà còn phải trao tặng các ông đồ tiền giấy, mực… Hãy xem Nam Hàn khi mở cuộc vận động du lịch có tên là Korea Sparkling (Triều Tiên Lấp Lánh), quảng cáo cả trên truyền hình Mỹ CNN, mời gọi du khách toàn cầu tới thăm, đã mở nhiều lễ hội múa hát, biểu diễn võ thuật… và không hề lấy "tiền bảo kê" các ca sĩ hay võ sư, mà còn trả tiền cho họ nữa.

Không chỉ vì chuyện du lịch, mà vì còn phải cảm ơn vì họ đã hiển lộ được hồn dân tộc cho cả thế giới xem. Việt Nam cũng cần đối xử với các cụ đồ như thế. Hình ảnh một cụ đồ, một thiếu nữ ngồi bên phố, vẽ các chữ chúc xuân… có sức mạnh hơn cả guồng máy tuyên truyền của Bộ Du Lịch.

Và để nhắc tới ước mơ dân chủ cho cả nước, nơi đây xin chép lại bài thơ của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho Xuân Kỷ Sửu 2009:

Xuân bất tái lai

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

Đất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về…vẫn ách trên vai ?
Than/cười rằng… Xuân bất tái lai!

Sau cùng, xin gửi lời chúc Xuân tới quê nhà, cầu nguyện cho sớm có mùa xuân dân chủ đa nguyên đa đảng.

TRẦN KHẢI
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

17 Tháng 3 2006 - Cập nhật 09h13 GMT

Số người bán dâm dưới 18 tăng cao


Kết quả khảo sát ở một số tỉnh, thành Việt Nam cho biết số lượng các cô gái bán dâm dưới 18 tuổi ở Việt Nam chiếm tới 13.4%, cao gấp năm lần so với năm 2000.

Khảo sát của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội Việt Nam cũng nói người bán dâm ngày càng trẻ hóa, chủ yếu tập trung ở độ tuổi 18- 35 (chiếm trên 80%), trong đó từ 18- 25 tuổi chiếm hơn 40%.

Ước tính số người mại dâm khoảng 130 nghìn người, trong đó chỉ có 13.5 nghìn người có hồ sơ quản lý.

Một điều kháng đáng lưu ý là tại một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Bình Phước, TP. HCM, 20%-40% các cô gái bán dâm được xác định là nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS, tăng gấp 4 lần so với năm 2000.

85% người được khảo sát mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Tại một hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm trong tuần này, Việt Nam cũng đưa ra con số chính thức người nhiễm HIV/AIDS trong cả nước là hơn 260 nghìn người (chiếm 0,25% dân số).

Số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý khoảng 170 nghìn người, chiếm khoảng 0,2% dân số.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

ÔNG ĐỒ VẪN CÒN ĐÓ

Hà Sĩ Phu
(tức cảnh chiều 30 Tết)


(Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Vũ Đình Liên)

Người muôn năm cũ hồn ở đâu
Giao thời mõm Chuột gối đầu Trâu
Thư pháp không “đô”, Đồ cũng giẹp
Văn/Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu

Cuộc chiến dùi cui với bút lông
Bút thành vũ khí, thủ và công.
Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không?

Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?

Thư pháp hay là Nhân pháp đây
Gian thần cũng phượng múa rồng bay
Mực “Tàu”, giấy “Đỏ” làm Chiêu Thống
Chớ để qua đường không ai hay!

Ông Đồ vẫn còn đó
Còn đau nỗi nước này !

Chiều 30 Tết Kỷ Sửu 2009
Hà Sĩ Phu

Image
Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không ?

Image
Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Ông Đồ và Hoa Đào

Tuesday, January 27, 2009
Ngô Nhân Dụng

Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tầu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Các học sinh ở Sài Gòn trước năm 1975, không ai không biết mấy câu thơ cổ của Vũ Ðình Liên. Hầu như thầy giáo, cô giáo dạy văn nào cũng dạy bài thơ đó, một bài thơ chân phương mộc mạc, với những nét chấm phá đẹp và buồn. Ông Ðồ, hai chữ đó hàm ý kính trọng. Vì chỉ các nhà Nho, có thể làm thầy dạy người ta chữ nghĩa Thánh Hiền mới mang danh hiệu đó. Bài thơ này Vũ Ðình Liên viết năm 1936, thời văn hóa Nho giáo tuy đã mất địa vị xã hội nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong luân lý, đạo đức trên lối sống hàng ngày của dân Việt Nam. Nhưng đời sống, tín ngưỡng, và quan niệm thẩm mỹ đã đổi nhiều; người ta không còn thưởng thức được nét chữ đẹp của các ông Ðồ như xưa nữa. Ít người treo câu đối, ít người muốn treo những bức đại tự trên tường để đón Xuân, người ta cũng không còn chuộng mầu giấy đỏ thẫm và mầu mực đen. Cho nên trước đây hơn 70 năm Vũ Ðình Liên đã nhìn thấy cảnh tiêu điều:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm 1982 thi sĩ Vũ Ðình Liên đã 70 tuổi, ông viết thêm một bài “Bóng Ông Ðồ.” Trong thành phố Hà Nội cũ kỹ, không ngờ ông còn thấy những ông đồ về ngồi ngay chỗ cũ trên hè phố, tuy khăn áo đã bạc mầu:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ

Năm 1982 là năm đói và rét ở miền Bắc Việt Nam dưới chế độ kinh tế bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc bài thơ Xuân này cũng giúp cho tác giả được một số tiền nhuận bút để vui Xuân, 14 năm trước khi cụ qua đời. Việc làm thơ của mình, cũng giống công việc viết chữ của các ông đồ đã trở lại, tác giả nhìn thấy như một món nợ từ kiếp trước:

Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi

Trong thời cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản giáo điều ở Việt Nam, luân lý Nho Giáo đã bị ông Mao Trạch Ðông đả phá, ông Hồ Chí Minh bắt toàn dân học khẩu hiệu “Trung với Ðảng,” lấy Ðảng thay cho Vua, lấy chính trị thay cho đạo đức học. Các ông đồ lúc đó còn được bầy giấy bút viết trên lề đường mà không bị quốc doanh hóa, không bị “đánh tư sản;” phải coi đó là một ân huệ của đảng và nhà nước cộng sản. Cho nên, dưới “sự chỉ đạo văn nghệ” của đảng, thi sĩ kết thúc bài thơ rất đúng lập trường như sau:

Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông đồ

(1982)

Làm bổn phận với các cán bộ chi tiền nhuận bút của đảng bằng lời suy tôn coi “Cách Mạng (viết hoa) chính là nhân nghĩa (viết chữ thường); xong rồi Ông Ðồ Vũ Ðình Liên chỉ khiêm tốn nhận vai trò của mình là “thi thư.” Không biết hai chữ “thi thư” đó nghĩa là gì, đó là danh từ hay động từ, nghe thì thấy nó ngô nghê, rõ ràng ghép vào lấy lệ cho đủ 4 câu 5 chữ.

Những lời ca tụng đảng và nhà nước cố ý viết một cách ngây ngô này là một kiểu “xỏ lá” của giới sĩ phu Bắc Hà khi phải uốn mình viết theo lệnh cán bộ, mà trong tay không còn thứ vũ khí nào ngoài tài trào phúng. Bài thơ năm 1982 này khác hẳn phong thái thong dong với những âm thanh và ý tứ bay bổng, đã chấm dứt bài thơ năm cũ khi để lại một dư vị mang mang nhớ tiếc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(1936)

Vũ Ðình Liên may mắn đã qua đời năm 1996, cho nên cụ không phải trông thấy cảnh các ông đồ dưới chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, 09 này!

Như quý vị đã đọc và coi hình ảnh trên Người Việt hoặc các mạng lưới khác, các ông đồ Hà Nội đã bị đảng và nhà nước cộng sản đè ra, áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi các ông không chịu vào “công xã viết” của nhà nước thì công an sẵn sàng đem dùi cui đánh chữ nghĩa!

Từ khi đảng cộng sản thả cho dân làm ăn để tham nhũng trục lợi, người Việt nào có đồng ra đồng vào cũng bắt đầu tìm lại nếp sống xưa. Người ta dám trưng bầy cảnh sung túc mới của mình. Ngày xưa dân muốn ăn thịt con gà cũng không dám chặt thịt bằng dao, bằng thớt, sợ hàng xóm nghe thấy sẽ bị “kiểm điểm.” (Dân Hà Nội là thủy tổ khai sáng món thịt gà xé bằng tay). Nhưng bây giờ những tay tư bản đỏ sẵn sàng khoe mình có tiền mua xe sang, ở nhà sang; thì người dân nghèo nhất cũng cố đi “thỉnh” mấy chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Hòa, chữ Nhẫn (chữ này cần nhất, nếu không sống không nổi) đem về treo trên vách, trên cửa trong ba ngày Tết.

Nhưng cái cảnh các cụ “bầy mực Tầu giấy đỏ - bên phố đông người qua” giống như các cụ đồ hàng ngàn năm ở đất Thăng Long cũ như vậy, là “làm ăn theo lối cá thể,” không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của thời đại Nông Ðức Mạnh, với những tổng công ty và tập đoàn kinh tế theo kiểu Nguyễn Tấn Dũng.

Cho nên mới có anh cán bộ ma lanh nó nhìn thấy cảnh Phố Ông Ðồ là một cơ hội để đảng viên không phải làm mà vẫn được ăn chia! Cái đó các đồng chí gọi là kinh tế thị trường.

Làm cách nào để mình có thể ăn chia tứ lục trên công phu gò lưng ngồi viết của các ông đồ? Muốn vậy phải trông cậy vào ủy ban nhân dân của thành phố Hà Nội! Lê Nin đã viết “nhà nước và cách mạng” làm kim chỉ nam. Khi nhà nước ghé vào ăn ké mấy miếng, sẽ không ai dám cãi lại nền chuyên chính vô sản. Cái đó các đồng chí gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Thế là những cái lều được dựng lên, các ông đồ được “tập trung cải tạo” dưới sự chỉ đạo của các cô gái thu tiền. Công viết được tính đồng đẳng theo lối cộng sản hóa. Ngày xưa còn làm ăn cá thể, các cụ chẳng thèm ra giá bao giờ. Ai thích chữ đẹp thì biếu nhiều, ai không có mắt tinh đời đưa ít thì cụ cười khà, nháy một cái ra cái điều ở đời “Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh?” (Thơ Vũ Hoàng Chương, sau 1975). Nhưng người sành điệu “thỉnh chữ” mà không đi “mua chữ;” các cụ đồ “cho chữ” chứ không ai “bán chữ.” Bây giờ, nhà nước cộng sản đã tập trung cải tạo các ông đồ, lại còn “siêu thị hóa” việc viết lách. Các cán bộ định giá nhiều chữ nhiều tiền ít chữ ít tiền, giấy lớn chữ lớn thì giá đắt, giấy nhỏ chữ nhỏ giá rẻ, vân vân, văn minh không khác gì Wal-Mart hay Cotsco bên Mỹ! Ðó là kinh tế thị trường! Và nhà nước đứng làm chủ hồ, lấy sâu! Có người nói ngày xưa Năm Cam mở sòng bài còn chia tứ lục cho tay em, bây giờ đảng làm ăn chính thức nên cứa đôi, lấy béng 50%. Ðó gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng các ông đồ đất Thăng Long ngày nay không còn nhút nhát như thời 1982 nữa. Nhiều ông đã từ chối không chịu vào “hợp tác xã” cho đảng lãnh đạo! Cho nên mới có cảnh dùi cui đối phó với chữ nghĩa! Nó cũng chứng tỏ câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” đời nào cũng đúng.

Tết năm nay dân Hà Nội được coi màn kịch Dùi Cui Ðại Náo Phố Ông Ðồ, đủ đem kể với nhau làm chuyện cười vui trong ba ngày Tết.

Ðể bù lại với một cảnh buồn. Ðó là cảnh Hội Phố Hoa Hà Nội, ở phố Ðinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tháng trước một tờ báo trong nước loan tin “Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội”: Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2008 hàng ngàn du khách đã kéo nhau về Hội Phố Hoa để thưởng thức nghệ thuật cắm hoa của thủ đô Hà Nội.

Ba ngày sau, vẫn trên mạng lưới tờ báo này, là bản tin cho biết phố hoa đã tan hoang rồi! Dân đi coi hoa vì yêu hoa quá nên có người bẻ, có người nhổ, “thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hoa!”

Ðọc tin trên, chúng tôi nhớ đã nhận được một đoạn video của bạn bè, nhiều người cùng gửi một đoạn trong youtube hồi cách đây mấy tháng. (http://www.youtube.com/watch?v=3IdolO05 ... om/?p=5767).

Mở địa chỉ ra, sẽ thấy cảnh thanh niên, thiếu nữ Hà Nội đi dự lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam, Sukura Festival in Vietnam, tổ chức vào đầu Tháng Tư năm 2008. Họ dự lễ như thế nào?

Thế này: Mạnh ai nấy chôm: hái, ngắt, vặt, bẻ, giật, có dao dùng dao, có kéo dùng kéo, vừa bẻ trộm hoa công khai giữa ban ngày, vừa hò hét, kêu gọi nhau ơi ới (Mày ơi, sao nó bẻ được cành to tướng kia kìa!) Trong chốc lát, những cây hoa anh đào Nhật Bản đã biến thành những cành cây trơ trụi đứng trên một bãi rác. Tác phẩm của nền văn hóa chụp giật của Chủ Nghĩa Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tôi không biết mình có nhớ đúng tên gọi như thế hay không).

Tại sao tư cách con người lại xuống thấp đến như vậy?

Chỉ vì có những trẻ em lớn lên chỉ thấy những tấm gương Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Ðức Mạnh, Huỳnh Ngọc Sỹ, Hồ Chí Minh, Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến. Các em không được học tấm gương những “Ông Ðồ” như Nguyễn Khuyến, như Nguyễn Văn Giai, như Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu; vì những người đó chưa giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Lớp thanh niên được đào tạo với “tư tưởng” đặt lòng trung với đảng lên cao nhất của Hồ Chí Minh, cho nên mới có cảnh hai xe vận tải đụng nhau trên Quốc Lộ 1 ở Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, các tài xế bị thương nhưng người ta xúm tới mà không ai cứu hết. Vì toàn dân còn lo hôi của, lo cướp những trái cây từ chiếc xe đổ lăn ra đường! Trong cảnh hồ hởi thi đua hôi của đó, có anh lơ đễnh để mất 2 chiếc xe gắn máy nữa! Trên đầu những thằng ăn cướp có những thằng ăn cướp, trên đầu nó lại có những thằng ăn cướp khác. Và trên cùng là ai? Hà Sĩ Phu gọi là Phường Ðịa Tặc (khác hải tặc!)

Cả một chế độ đã giết chết ý thức về công ích trong mấy thế hệ thiếu nhi. Khi bọn lãnh đạo đảng chỉ biết dùng tiền để mua chuộc lẫn nhau và dùng dùi cui, còng số tám để đối phó với dân, nhìn đâu cũng thấy cơ hội kiếm tiền bất nghĩa; thử hỏi làm sao các em không bắt chước thói sử dụng bạo lực, gian trá và trò ăn cướp?

Cho nên Hà Sĩ Phu, một ông đồ thời đại mới, đã viết mấy dòng thơ Tết khi nhớ về quê hương Hà Nội như sau:

Ðất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về vẫn ách trên vai?

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Tháng Tư Ðen không gởi tiền, không về Việt Nam

Wednesday, February 04, 2009
Võ Long Triều


Lời đề nghị của nhà văn Huy Phương là không gởi tiền, không về Việt Nam có thể đánh thức được lòng yêu nước của những người tị nạn cộng sản hay không?

Có hâm nóng được lập trường chống độc tài, quân phiệt của đảng cộng sản không?

Sẽ gởi được một thông điệp cho đồng bào trong nước hay không? Rằng đồng hương ở hải ngoại cùng một lòng với họ, trường kỳ đấu tranh bằng mọi phương cách, giành cho bằng được tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam?

Có thể chứng minh được rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một lực đối kháng đáng kể với cộng sản hay không?

Ðể giải đáp những câu hỏi trên đây, mỗi người chúng ta phải tự ý trả lời cho chính mình bởi vì nó lệ thuộc vào quyết định của cá nhân mình. Mặt khác muốn giải đáp những câu hỏi trên còn phải nhờ vào các công ty du lịch xem họ có bằng lòng nhắc nhở hay không những đồng hương của mình nếu những người nầy chưa nghe thấy lời kêu gọi đó? Và còn phải nhờ vào các hội đoàn, tổ chức, nhân sĩ ở hải ngoại có hết lòng vận động với những thành viên và người thân của mình hay không? Quan trọng hơn nữa là phải nhờ vào giới truyền thông báo chí Việt Nam ở hải ngoại có sẵn lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi đề nghị nêu trên hay không?

Thiết nghĩ nếu chỉ chấp nhận không gởi tiền, không về Việt Nam thăm viếng thân nhân “trong Tháng Tư Ðen” mà thôi, điều đó không khó thực hiện. Gởi tiền trước hay sau một tháng, về thăm gia đình trước hay sau một tháng xét cho cùng không phương hại gì cho người bên nầy hay người thân bên kia ở trong xứ. Nhưng nếu thực hiện được điều đó chúng ta chứng tỏ được sự đoàn kết và quyết tâm của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản.

Mẫu số chung mà cộng đồng chúng ta mặc nhiên chấp nhận là đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho quê hương đất nước. Nhưng chúng ta chưa tập hợp được một sự đoàn kết thống nhứt tư tưởng và kế hoạch đấu tranh. Chúng ta chưa thành lập được một tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh có kỷ luật và hiệu quả.

Ðối đầu với một đảng cộng sản gian xảo, mưu mô quỉ quyệt có kỷ luật thép mà chúng ta cứ hời hợt sử dụng sự tự do quá trớn, sự nghi kỵ tranh giành hay đặt tự ái cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước, thử hỏi làm sao và bao giờ chúng ta mới thấy đảng cộng sản tan rã và bọn cầm quyền Hà Nội tản hàng tẩu thoát?

Xưa nay giới người tị nạn cộng sản sống ở nước ngoài thường có thái độ “năm người mười ý” và thường đố kỵ nhau nhiều hơn là hợp tác. Nhưng tôi hy vọng lần nầy đồng hương chúng ta một lòng hiệp sức phát động một phong trào rất dễ thực hiện. Bề ngoài nó có giá trị tượng trưng nhưng thực tế nó rất quan trọng. Bởi vì thực hiện được điều đó, đánh dấu được một tháng tư không có ngoại tệ của kiều bào gởi về, trừ những trường hợp bất khả kháng, nếu sân bay Saigon và Hà Nội vắng bóng Việt Kiều điều đó nói lên sự phản kháng của chúng ta, những người tị nạn cộng sản đang lên án bọn rước voi về dầy mả tổ, bọn người mù quáng tự nguyện làm nghĩa vụ quốc tế để bành trướng một chủ nghĩa vô luân tàn ác, lỗi thời bị cả thế giới lên án.

Chúng ta phản kháng bọn người tôn thờ một cách mù quáng chủ nghĩa sai trái vô luân, nếu Tố Hữu không “thương cha thương một, thương Staline thương mười” và nếu Lê Duẩn và đồng bọn không xua quân nướng hàng trăm ngàn binh sĩ bên nầy và bên kia vĩ tuyến 17, theo lệnh của Liên-Xô và Trung Quốc, thì sẽ không có máu đổ thịt rơi xương chất thành núi, sẽ không có những trại cải tạo tàn nhẫn ác độc kiểu Goulag của Liên Xô. Và sẽ không có hàng trăm ngàn người Việt bỏ xác ở biển sâu rừng rậm vì trốn nạn cộng sản phải liều chết bỏ xứ ra đi .

Nếu cộng sản Hà Nội không có tham vọng điên rồ, không làm tay sai thực hiện nghĩa vụ quốc tế thì bây giờ nước Việt Nam sẽ giống như Ðông-Tây Ðức, lần hồi sẽ xóa bỏ quá khứ và thống nhất sơn hà, hoặc đôi bên sẽ tự do phát triển làm cho dân giàu nước mạnh.

Tóm lại không gởi tiền, không về thăm quê hương trong Tháng Tư Ðen còn chứng minh được sự đồng tâm của Việt kiều hải ngoại. Ðó là một dấu chỉ, một thông điệp cho cộng sản Hà Nội thấy rằng kiều bào là một lực đối kháng đáng kể biết đoàn kết thực hiện những điều cần thiết. Ðồng thời cũng tạo được một phần sự tin tưởng, niềm hy vọng của đồng bào chúng ta trong nước.

Tôi triệt để ủng hô đề nghị của ký giả Huy Phương và hết lòng mong mỏi kiều bào chúng ta nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề và cứ mỗi năm đến tháng tư là chứng tỏ thái độ phản kháng trường kỳ cho tới khi nào chế độ độc tài sụp đổ.

02-03-09
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nói Lên Kẻo Mất Luôn

VI ANH .
Việt Báo Thứ Ba, 2/10/2009, 12:00:00 AM

Nếu không nói lên sẽ mất luôn. Nếu không nói lên một tiếng cho dài sẽ câm, hết nói luôn sau ngày 3 tháng 5 năm 2009. Đó là trường hợp người dân Việt đối với hai đảo Hoàng sa và Trường sa trên phương diện quốc tế công pháp.

Một vì pháp lý quốc tế. Điều 76 "Công Ước Luật Biển" và Điều 4 của Phụ Lục II của Công Ước (Annex II to the Convention) của Liên Hiệp Quốc minh định các nước ven biển muốn được hưởng vùng đặc quyền kinh tế ra tới 200 hải lý, hay thềm lục địa ra tới 350 hải lý, phải lập hồ sơ nạp cho Liên Hiệp Quốc trước ngày 13/05/2009 là thời hạn chót. Nói một cách cụ thể hơn, về chủ quyền của hai đảo Hoàng Sa và Trường sa, nếu Việt Nam không lên tiếng xác định chủ quyền, thì quá ngày 13 tháng Năm năm 2009, sẽ mất tư cách, vô thẫm quyền trong mọi cuộc tranh chấp trên phưong diện pháp lý cũng như thực tế.

Cho đến bây giờ, trong cuộc tranh chấp về thềm lục địa cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện thời có các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam. Theo nhận xét của Cựu Chủ Tịch Hạ viện, cựu Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn của Việt Nam Cộng Hoà, trong lá thơ chúc Tết vừa rồi, cho đến bây giờ "các nước khác đều tích cực xúc tiến đệ nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc. Riêng CS Hà nội, thì chưa có một dấu hiệu gì cho thấy nhà cầm quyền xúc tiến thủ tục đòi hỏi bởi thẩm quyền tối cao này."

Theo bản tin của Á Châu Tự do của Mỹ rất bén nhậy nhứt về tin VN, người ta thấy chế độ CS Hà nội chỉ có những lời tuyên bố suông và yếu xìu so với trước. Trong khi Trung Cộng đã thực tế đơn phương lấy hai đảo lập thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. TC còn hậu thuẩn ngầm cho Đài Loan xẻ thêm, Quốc Hội Đài Loan đang thảo luận biểu quyết ranh giới trên đảo. Và ở Phi luật Tân, Quốc Hội cũng làm thế để hậu thuẩn cho hồ sơ xác lập chủ quyền.

Còn nhà cầm quyền CS ở VN thì bất động. Đảng Nhà Nước và cái gọi là Quốc Hội dưới áp lực của Anh Cả Đỏ không hành động theo qui định của luật quốc tế đòi hỏi. Chỉ để phát ngôn viên Lê Dũng nói cái kiểu mà người Miền Nam gọi là "nói trớt qướt". Y nói Việt Nam có 'quan điểm rõ ràng' về chuyện này và "tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài".

Nếu phân tích ngôn từ ngoại giao, câu "Quan điểm của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng" của người phát ngôn của CS Hà nội, là câu nói yếu xìu so với trước đây. Trước đây mỗi lần tuyên bố về chủ quyền Hoàng Sa và Trường sa, thì Lê Dũng trước sau như một nói rất "bạo", Việt Nam có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên các đảo. Còn bây giờ -- giữa lúc phải xác định chủ quyền, phát động thủ tục pháp lý bằng hồ sơ khiếu kiện quốc tế, và còn chỉ có mấy tháng phù du nữa là đến ngày 13/5/2009, nếu không xúc tiến thủ tục, nạp hồ sơ tranh biện thì sẽ bị thời tiêu vào, mất tư cách, mất thẩm quyền tranh chấp chủ quyền, -- thì Lê Dũng lại né chữ "chủ quyền" mà chỉ nói quan điểm "rõ ràng".

Cho tới nay hầu hết người Việt ở Bắc ở Trung và ở hải ngoại đều thấy như ông Nguyễn bá Cẩn. Thấy "cho tới nay cộng sản Việt Nam đã nhượng mất hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ dọc biên giới Hoa Việt và phần lớn Biển Đông cho Trung Cộng, một hành động bán nước chưa hề xảy ra trong 4000 năm lịch sử của nước nhà, kể từ ngày quốc tổ Hùng Vương dựng nước đến nay".

CS Hà nội vì quyền lợi của chế độ, của Đảng CS, đã ở thế kẹt với Anh Cả Đỏ, khiếp nhược không làm. Người Việt Quốc Gia không lý do gì không làm." Đất nước là sở hữu của toàn dân, của trăm họ, của từng người dân con cháu của Tiên Rồng. Giữ nước là bổn phận thiêng liêng của toàn dân, của từng người dân con Hồng cháu Lạc. Bài học do tiền nhân truyền lại cho chúng ta là khi một phần hay toàn thể đất nước bị ngoại bang cướp đoạt, người dân không có quyền bỏ cuộc, hay nói một cách khác, không có quyền từ bỏ chủ quyền quốc gia bất luận trong điều kiện thời gian và không gian nào. Và nguyên tắc bất di dịch từ ngàn xưa là mỗi khi vấn đề được nêu lên hay mỗi khi có cơ hội thì phải lên tiếng khẳng định và giành lại chủ quyền quốc gia bằng mọi hình thức đấu tranh thích hợp."

"Trong trường hợp hiện tại của Biển Đông kể cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông Cẩn "khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, ngay từ bây giờ, muôn người như một, hãy đồng loạt lên tiếng trực tiếp với Liên Hiệp Quốc để toàn thế giới ghi nhận vào hồ sơ pháp lý, lưu lại cho hậu thế, có lợi cho các cuộc tranh tụng và khởi tố về sau, khi thời cuộc quốc tế xoay chiều thuận tiện cho chính nghĩa dân tộc của chúng ta."

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

12 Tháng 2 2009 - Cập nhật 10h55 GMT

'Muốn phụng sự nhưng buộc phải ra đi'

Phạm Khiêm
Phỏng vấn tại Sydney

Image
Là người Việt gốc Hoa, và vừa hoàn tất văn bằng Y khoa Sài Gòn năm 1978, bác sĩ Liêu Vĩnh Bình nghĩ rằng ông là người Việt. Với kiến thức về y tế, ông luôn muốn giúp người dân bằng mọi cách có thể.

Ngày 30/4/1975 dù có vé di tản sang đảo Guam, ông quyết định ở lại.

“Mình quyết định ở lại Việt Nam vì lúc ấy tuổi còn trẻ và còn tình yêu quê hương đất nước. Nếu đi chỉ có cá nhân sung sướng thôi, mình muốn ở lại để tiếp tay cho đất nước đang còn nghèo khổ.”

Vị bác sĩ thân hình nhỏ gọn, vẻ mặt minh mẫn tiếp tôi tại phòng mạch tư ở đường Chapel Road, Bankstown. Đây là một trong những khu shopping lớn của người Việt ở Sydney. Từ phòng mạch trên lầu một nhìn xuống, người ta thấy cả dãy phố buôn bán sầm uất, san sát cửa tiệm với bảng hiệu bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, và Hoa.

Năm nay tròn 30 năm bác sĩ Bình định cư tại Úc, và thái độ dấn thân, phục vụ cộng đồng của ông vẫn nguyên vẹn như hồi xưa. Ông là Chủ tịch Hội thương gia Á Úc Thần long. Và là Chủ tịch Hội Y sĩ Úc châu.

Quê gốc ở Bạc Liêu, vùng đất ông gọi là vựa tôm và vựa lúa của đồng bằng Cửu Long. Tuổi trẻ của ông sống trong sự trù phú và thanh bình, xung quanh ông là bà con người Hoa cần mẫn làm ăn:

“Người Hoa họ làm việc rất là cần cù, phần lớn là buôn bán, nhiều người rất thành công. Một số con em của người Hoa ở Bạc Liêu cũng tham gia chánh quyền, hoặc quân đội. Hoặc vô đại học, có những người suất sắc và nổi tiếng,”

“Chứ không phải ai cũng là công tử Bạc Liêu đâu,” ông cười một cách sảng khoái.

Thất vọng

Khi tốt nghiệp Y khoa năm 1978 bác sĩ Bình làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Chẳng bao lâu sau đó, ông được điều về trạm chống sốt rét của tỉnh Minh Hải. Đây là vùng tận cùng của Việt Nam, đời sống đã nghèo khổ lại còn bị cách ly bởi nhiều bưng biền, kinh rạch.

Vậy sau sau năm 1975 người Hoa ở Bạc Liêu có lo lắng không, khi thể chế thay đổi, chính quyền cộng sản (CS) tiếp thu?

“Ban đầu họ cũng lo, giống như tất cả người Việt Nam còn ở lại thôi, vì tình hình thay đổi. Tuy nhiên kể từ khi có chính sách đánh tư sản mại bản, nhà nước đánh trực tiếp vào những người làm thương mại, người Hoa bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đó.”

Và nhiều người Hoa chọn cách ra đi. Liệu họ có bị giằng co giữa một bên là nhà cửa, tài sản, nơi chôn nhau cắt rún. Và bên kia là một chuyến đi chưa biết bến bờ?

“Khách quan mà nói toàn dân Việt Nam khi ấy muốn ra đi. Cá nhân ở lại là vì, tôi nghĩ đến sự hô hào, ý tưởng tốt đẹp trên đài phát thanh của phía cộng sản mà tôi nghe lén được,”

“Nhưng khi mình sống chung với cộng sản rồi tất cả ai cũng thất vọng, không chỉ cá nhân tôi, mà tôi nghĩ mọi người ai cũng đều mong muốn thoát khỏi nơi đó.”

Bác sĩ Bình giải thích ông cảm thấy bất lực vì lý tưởng phục vụ nhân loại, phục vụ con người bị sụp đổ. Những gì chế độ CS tuyên truyền không đúng với thực tế. Theo ông, dù có ở lại, và hết lòng muốn giúp đỡ đất nước, một mình ông khó mà làm được:

“Lúc còn đi học, mình được dạy là chữa bệnh hay cho thuốc bệnh nhân phụ thuộc vào bệnh trạng của người đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ. Đến năm 1975, chánh quyền cộng sản vào, người ta ra lệnh cho tôi cho thuốc theo chế độ. Tức là thuốc đắt tiền, thuốc tốt chỉ dành cho những người có chức quyền,”

“Ví dụ quan chức có quyền khi vô nhà thương, họ được ăn uống tốt, được cho một khoản phụ cấp. Khi xuất viện họ năn nỉ, cho họ ở thêm, để ăn ngon hơn và có thêm tiền nhiều hơn, đó là những cái làm cho mình vừa buồn cười, vừa thất vọng trước đất nước như vậy.”

Và gia đình nhỏ bé của người bác sĩ gồm hai vợ chồng và đứa con thơ bắt đầu tìm cách vượt biên từ đó.

Ra đi

Đúng vào lúc ông Bình thất vọng với cách phát thuốc cho cán bộ, tin đồn loan truyền về một chương trình ra đi bán chính thức. Ban đầu chỉ dành cho người Việt gốc Hoa.

“Tôi nghe kể lại chánh quyền Việt Nam lúc đó không muốn giữ người Hoa Kiều ở lại VN nữa, vì họ không thích hợp với chính sách kinh tế của CS. Cho nên họ tìm cách đẩy những người này ra đi,”

“Và cách duy nhất là họ mở một cái cửa nhỏ nhỏ hé hé cho những người này. Thứ nhất họ vừa không phải sống chung với những người đó, cái thứ nhì là họ có thể thu được số vàng khá lớn.”

Khi đó ai muốn đi, ông Bình nói, điều đầu tiên họ phải xưng là người Hoa. Nó cần được chứng minh qua giấy tờ, trong đó tên tuổi mang họ người Hoa. Thứ nhì họ phải đóng tiền cho giới chức địa phương, trung bình mỗi người ba lượng vàng, để được làm ‘ngơ’ cho ra đi cửa ‘bán chính thức.’

Khi ấy có rất nhiều ‘đầu nậu’ nhận vàng để lo thủ tục vượt biên. Họ là trung gian giữa những người như bác sĩ Bình, với chủ tàu, và các chốt công an biên phòng.

“Những người Hoa muốn rời VN dễ lắm. Họ gặp với nhau cùng đóng tiền với nhau hay đóng cho một cai thầu nào đó. Họ có những nguồn tin ngoài hành lang, nghe đồn với nhau.”

‘Vật tế thần’

1978/79 là thời gian quan hệ Trung–Việt xấu đi trông thấy. Người Hoa ở Việt Nam nhấp nhổm không yên. Người thì lủi thủi vượt biên bằng đường bộ qua ngả Phòng Thành trở về cố quốc. Người có tiền tìm cách vượt biên.

Họ lo ngại về chính sách bài Hoa kiều của chính quyền trong nước. Liệu lo lắng này có tác động đến người bác sĩ trẻ, khi ấy đang theo đuổi dự án chống sốt rét cho thị trấn Cà Mau?

“Tôi sanh đẻ ở Bạc Liêu, VN, mặc dù ba tôi là người Hoa, nhưng nên nhớ rằng tôi được đi học trường Việt từ nhỏ, thầy cô, bạn bè là người Việt, tất cả những thứ đó, làm cho tôi nghĩ tôi là người Việt 100%,”

Trong quan hệ bất hòa giữa hai nước, nhiều người nói đến câu vạ gió tai bay. Nhiều người Hoa khi đó lo ngại rằng nếu ở lại Việt Nam họ có thể trở thành vật tế thần, hay ‘nguyên nhân’ để chính trị gia đổ, điều làm cho quan hệ hai nước xấu đi.

Một số người bắt đầu gặp ‘nạn’, tại cơ quan, hay tổ dân phố, chỉ vì mang cái họ người Hoa. Liệu họ Liêu của bác sĩ Bình có bị ghép vào nguyên nhân gây ra bất ổn hay không?

“Trong cơ quan tôi làm việc không có sự phân biệt. Có lẽ tôi nói được tiếng Việt như những người xung quanh. Chính quyền khi ấy không ghép tôi vô thành phần người Hoa. Chưa ai nói tôi phải nghỉ việc, hay phải về lại cố quốc,”

“Nếu thế tôi đã may mắn! Cuối cùng tôi đã qua một tỉnh khác và dùng tên khác mới đi được. Lúc đó là tháng Tư năm 1979.”

“Sau 20 ngày trên biển, gặp biết bao đau đớn và chấn động, như thiếu lương thực, máy tàu bị hư, cướp biển lùng sục, hãm hiếp, cuối cùng tàu tôi đến đảo ngoài khơi Thái Lan.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

13 Tháng 2 2009 - Cập nhật 17h05 GMT

Truyền thông VN sợ 'Trung Quốc'?

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com


Ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung, 17/2/2009 đang tới gần và đây là phép thử đối với sự can đảm của truyền thông Việt Nam.
Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam.

Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.

Lấy một ví dụ nhỏ.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.

Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.

Trong khi đó trong cùng bài viết, tên của một đại sứ Israel bị ném giầy và dĩ nhiên tên của Tổng thống George W. Bush được tác giả bài viết đề cập tới.

Trước đó cũng đã có nhiều cơ sở để tin rằng truyền thông Việt Nam có sự sợ hãi khi nhắc tới hai chữ Trung Quốc trong những tình huống mà họ sợ rằng Bắc Kinh có thể phật lòng.

Cho dù đó là các vụ bê bối, những chỉ trích Trung Quốc của thế giới hay những cuộc biểu tình phản đối của chính Việt Nam.

Thái độ này khác hẳn với các diễn biến của những năm 79/80, khi mà những lời hát ''quân xâm lược bành trướng dã man đã dày xéo mảnh đất tiền tiêu. Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương... '' vang vang khắp nơi.

Há miệng mắc quai

Nhưng có lẽ truyền thông ngày nay chỉ sợ chỉ trích có Trung Quốc ngoài nỗi sợ 'miệng nhà quan có gang có thép'.

Mỗi dịp 30/4 hàng năm người ta chẳng hề ngại khi nhắc tới thành tích 'oanh liệt' của miền Bắc đối với Mỹ (mà trên thực tế là đối với người Việt).

Sự kiểm duyệt truyền thông của Việt Nam chỉ làm cho ngành này trông thiểu não khi đứng cạnh truyền thông quốc tế.

Thế nhưng liệu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc sẽ giải thích thế nào nếu bị triệu đến khi đài báo Việt Nam chỉ trích Bắc Kinh?

Giá như họ không kiểm soát truyền thông có lẽ Việt Nam đã có thể nói rằng báo chí tư nhân hoạt động theo luật pháp và họ không vi phạm luật nên không can thiệp nổi.

Nhưng sự khao khát kiểm soát của nhà cầm quyền đã khiến họ há miệng mắc quai.

--------------------------------------------------------------------------------

DareNot
Ngay cả nơi trưng bày Chứng Tích Chiến Tranh ở TP cũng chẳng có một tấm ảnh nào trưng bày tội ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến biên giới năm 1979. PV VN chỉ dám bạo miệng chưởi Mỹ, dù cuộc chiến đã qua hơn 30 năm rồi và Mỹ hiện đang đầu tư và viện trợ không nhỏ cho VN ở rất nhiều lãnh vực.

Thắng
Tựa đề bài viết trên kể cũng có lý nhưng chưa thực sự đúng. Ở các quốc gia dân chủ, truyền thông là tiếng nói đa chiều của cả chính khách lẫn anh xe ôm.

Ở Việt Nam, truyền thông là của đảng, đảng có cho nói mới được nói. Trong khi đó lòng dân phẫn nộ, báo giới phẫn nộ nhưng mấy ông công chức -nhà báo nào dám trái ý ông chủ Cộng sản đâu.

Anh Thao
Không làm tổn thương quan hệ nếu không thật sự cần thiết, tránh cho ta những cuộc chiến tranh vô ích. Thêm bạn bớt thù là cách làm mềm dẻo của cha ông ta. Nhưng chủ quyền đất nước là thứ không thể nhượng bộ, cần phải đánh vẫn đánh. Lặng lẽ mà củng cố quốc phòng.

Kinh Kha
Tôi e rằng cứ với kiểu bịt mồm báo chí như hiện nay thì mai đây nếu xẩy ra đánh nhau với TQ thì người dân sẽ chẳng tin vào báo chí phát động lòng yêu nước nữa. Đúng là gậy ông đập lưng ông.

PPT
Giới truyền thông Việt Nam đang dành những trang báo giấy, báo hình cho báo nói nhân dân. Họ biết rằng một khi họ bị chính quyền thân TQ đàn áp không cho nói lên tiếng nói của họ và của nhân dân, thì những đoản khúc "hát cho dân tôi nghe" bằng lời truyền miệng sẽ vang vọng trong từng thôn xóm, ở những nơi giải trí hay chốn ăn uống, và giữa các đám tiệc.

Người dân không sợ TQ, nhà báo VN cũng chẳng cả nể hai chữ Trung Quốc, chỉ có hàng ngũ lãnh đạo của đảng CS sợ vì đa phần họ được dựng lên từ đó.

Điều ngạc nhiên là trong các quán ăn người Hoa ở Chợ Lớn trên đường Hải Thượng, đường Phùng Hưng, người Việt và người Hoa đều đồng cảm rằng họ cần những chính phủ bình đẳng, biết tôn trọng nhau, và để cho dân chúng các nước được an tâm làm ăn.

Họ đồng ý rằng chính phủ TQ đã phản bội họ bằng cách biến họ thành nạn kiều, điều mà mấy sử gia người Việt cùng dự bữa ăn đã phải ngạc nhiên. Không ai ngờ rằng giữa chốn bận rộn thương trường trong cơn suy thoái mà người người đều biết ngày lịch sử 17/2 ba mươi năm trước.

Nguyên, Sài Gòn
Hà Nội sợ Bắc Kinh như sợ cọp thì làm sao mà truyền thông Việt Nam không sợ hai chữ "Trung Quốc"! Nói trắng ra thì truyền thông Việt Nam sợ Hà Nội thôi. Họ vẫn chửi Mỹ xa xả khi cuộc chiến vùng vịnh xảy ra năm 2003 đấy thôi!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Báo chí bị cấm đưa tin vụ bô xít!

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2009-02-22

Một văn bản lan truyền trên Internet được tin là tài liệu “thông báo kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bô xít, sản xuất alumin và luyện nhôm” cho thấy báo chí Việt Nam bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít.

Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên.

Thiện Giao tìm hiểu thêm chi tiết về tài liệu này.

Tài liệu số hiệu 17/TB-VPCP

Nói chính xác hơn, là báo chí bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít trong thời gian chính phủ “chưa hoàn tất việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học.”

Và việc tổ chức hội thảo khoa học này, vẫn theo văn bản vừa nêu, được Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu tổ chức trong khi chính văn bản ấy nói Chính Phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”

Tài liệu được nói đến mang số hiệu 17/TB-VPCP, do Phó Chủ Nhiệm Văn Trọng Lý ký phổ biến ngày 13 tháng Giêng năm 2009.

Mục số 4 của văn bản ghi ý kiến kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến báo chí như sau:

“Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.”

Quyền phản biện của báo chí?

Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.

Mục số 4 của tài liệu số hiệu 17/TB-VPCP Nếu thừa nhận rằng báo chí, truyền thông đóng vai trò chuyển tải thông tin đa chiều, thậm chí mang tính phản biện nếu cần, thì chỉ thị này có nghĩa là sẽ không có sự phản biện thật sự trong các dự án bô xít mà dư luận Việt Nam hiện nay đang rất quan tâm.

Trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, sử gia, đại biểu Quốc Hội, Dương Trung Quốc, đã từng nhấn mạnh đến nhu cầu phản biện và quyền phản biện, của cả 2 phía ủng hộ cũng như phản đối dự án này.

“Tôi nghĩ là chúng ta phải lắng nghe ý kiến phản biện từ những người đang được phản biện, tức là từ phía chính phủ và cơ quan đang thực hiện dự án này. Tôi nghĩ là phải lắng nghe 2 chiều thì mới có thể có sự đồng thuận cuối cùng mặc dầu biết trước đây là vấn đề có những khó khăn của nó.”

Sử gia Dương Trung Quốc có lẽ đã từng là một trong những người đầu tiên nêu vấn đề “thảo luận” liên quan đến bô xít tại Quốc Hội. Trong kỳ họp Quốc Hội thứ tư vừa rồi, ông Quốc từng nói, rằng đây là “vấn đề lớn, cần tôn trọng ý kiến mọi người và cần được đưa ra trước Quốc Hội.”

Tắt nghẽn thông tin

Hiện tượng “tắt nghẽn thông tin” cũng là điều cần lưu ý trong các dự án bô xít. Trong cuộc trao đổi với đại biểu Quốc Hội, Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, ông Dũng nói rằng ông “không có đủ thông tin.”

“…Qua báo chí, tôi được thông tin là dự án đã được chính phủ tính toán kỹ và bảo đảm không ô nhiễm môi trường. Tôi được thông tin chỉ có thế. Tôi cũng không đi sâu vào lãnh vực này, nên không thể nắm được.

Nhiều người đặt vấn đề “bùn đỏ,” và được nói là sẽ làm kỹ, nghiên cứu kỹ, làm từng khu vực một, xong đến đâu, xử lý môi trường xong mới làm tiếp. Cá nhân tôi không có đủ thông tin để mà biết là làm như thế này có đảm bảo an toàn chưa. Tôi không có đủ thông tin!”

Bức thư của ĐT Võ Nguyên Giáp

Một “phản biện” khác, có giá trị lớn về mặt tâm lý cũng như dư luận, là bức thư mà Đại Tướng Võ Nguyên Giáp,

Trong thư, tướng Giáp nhắc đến một sự kiện xảy ra cách đây gần 30 năm, cũng liên quan đến bô xít. Đó là đầu những năm 1980, Việt Nam đã từng nghĩ đến các dự án này, để hợp tác với khối COMECON. Tướng Giáp là người trực tiếp chỉ đạo chương trình này. Về sau, chính các chuyên gia của COMECON đã khuyên Việt Nam không nên khai thác bô xít trên Tây Nguyên vì những tác hại sinh thái có thể rất nghiêm trọng. Kết quả là, chính phủ thời ấy quyết định không khai thác bô xít mà giữ rừng và phát triển cây công nghiệp.

Cũng xin được nhắc lại, rằng hồi giữa năm ngoái, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, là ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung Quốc, đã khẳng định 2 nước “tăng cường hợp tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông!

Chỉ thị lần này của thủ tướng Dũng thì có đoạn chính phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

“Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-25

Cuốn tiểu thuyết “Ma Chiến Hữu” của nhà văn quân đội Trung Quốc, Mạc Ngôn, được dịch sang tiếng Việt, được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam, đã và đang gây nên những tranh luận trong giới blogger Việt Nam.

“Ma Chiến Hữu” có tựa đề tiếng Trung là “Chiến Hữu Trùng Phùng,” dịch giả Trần Trung Hỷ, do Văn Học xuất bản và công ty văn hóa Phương Nam phát hành, với nội dung liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979.

Những tranh luận của một số blogger Việt Nam trên Internet cho thấy, đã và đang có những tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau của độc giả Việt Nam đối với một tác phẩm do tác giả Trung Quốc viết về một cuốc chiến cách đây 30 năm giữa 2 quốc gia.

Có những người phản đối mạnh mẽ việc xuất bản một tác phẩm như “Ma Chiến Hữu,” vì làm như thế là “ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.”

Cũng có lý lẽ cho rằng, “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay, “đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam … mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến.”

Ở một khía cạnh khác, các blogger Việt không đồng ý với một câu được đăng trên bìa sau của tác phẩm “Ma Chiến Hữu.” Lời ấy là: tác phẩm đưa đến “một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng luỵ giữa con người và ma quỷ.”

Blogger “Người Buôn Gió” trích một đoạn từ tác phẩm và đăng lên Internet: “Chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.”

Kinh hoàng Ma Chiến Hữu
“Người Buôn Gió” mạnh mẽ chỉ trích việc xuất bản “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tác giả này viết trên blog riêng, thổ lộ sự “kinh hoàng” sau khi “đọc vài trang của cuốn sách này.”

“Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình.

Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.”

Tác giả viết tiếp, là từ lâu rồi, “truyền hình Việt Nam chiếu những bộ phim dài ca ngợi vua quan Trung Quốc tài giỏi, hào hiệp, như Càn Long, Ung Chính, vân vân, và ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hoá Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại.”

Tác giả đặt câu hỏi, “không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.”

Hồn ma tử sĩ

Những độc giả khác tiếp cận “Ma Chiến Hữu” ra sao?

Blogger tên Linh viết rằng, tác giả đã “đọc cuốn này sau khi được biết rằng cuốn này đề cập tới số phận những người lính Trung Quốc trong chiến tranh Việt - Trung 1979,” tác giả “nghĩ một cuốn sách đề cập tới một cuộc chiến tranh với góc nhìn từ phía bên kia sẽ gợi mở nhiều điều thú vị” và tác giả “tìm đọc cuốn này cũng như trước kia từng tìm đọc các cuốn “The Quiet American” của Graham Greene, “The Things They Carried” của Tim O'Brien hay “Tree of Smoke” của Denis Johnson, hoặc xem các phim “Trung Đội,” “Trời và Đất,” “Rambo,” “Apocalypse Now,” “Full Metal Jacket,” vân vân.
Blogger Linh viết tiếp, rằng “chủ đề cơ bản của cuốn sách này là phản chiến.”

“Nhìn chung, tôi nghĩ “Ma Chiến Hữu” là một cuốn sách hay. Cuốn sách đề cập tới thân phận của những người lính Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam.

Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo thất học. Họ tham chiến mà không biết rõ lý do tại sao lại tham chiến, chỉ đơn giản là bị bắt lính và đi lính thì đỡ miệng cơm ở nhà, nếu chết trận thì gia đình ở nhà cũng được một khoản tử tuất còm.

Đến khi kết thúc chiến tranh thì kẻ còn, người mất, những kẻ sống sót cũng có số phận mạt rệp, nghèo khổ, cùng quẫn, chịu ảnh hưởng bởi di chứng chiến tranh. Không những thế, họ còn bị chính quyền và nhân dân lãng quên.

Trong truyện có đoạn các hồn ma tử sĩ Trung Quốc khóc than đau đớn khi biết tin Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và họ cảm thấy rằng cái chết của họ là vô nghĩa.”

Tranh luận Ma Chiến Hữu

Có hai khuynh hướng cảm nhận khác nhau, và qua đó có 2 quan điểm khác nhau về việc cho xuất bản tác phẩm “Ma Chiến Hữu” tại Việt Nam. Tuy nhiên, cả 2 khuynh hướng này có một điểm chung, là chỉ trích lời giới thiệu đăng trên bìa sau của ấn bản lưu hành tại Việt Nam.

Blogger Linh viết, là tác giả “có thể hiểu sự phẫn nộ của nhiều người đọc với những người chịu trách nhiệm trong việc dịch và in cuốn “Ma Chiến Hữu” ra tiếng Việt.”

Tuy nhiên, tác giả “không cho rằng cuốn sách này là một cuốn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng như lời viết của nhà xuất bản Văn Học ở bìa 4.

[Đó] không phải là ca ngợi mà là sự nhạo báng, lên án của một nhà văn quân đội Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô lý và không cần thiết.

Với những người lính Tàu sống hay chết tại cuộc chiến thì Mạc Ngôn có một sự cảm thông sâu sắc, nhưng cái khiến tác phẩm sống động cũng không phải là ở “chủ nghĩa anh hùng” mà là ở tình đồng đội.”

Một bài viết khác trên blog của tác giả Mr. Do, với nội dung cẩn trọng, có thể được hiểu rằng, tác giả khuyên người đọc bình tĩnh, đừng tự để mình rơi vào vị trí của những cơ quan kiểm duyệt kiểu Ban Tuyên Giáo tại Việt Nam.

Mr. Do viết rằng “Một điều không thể chấp nhận được nữa là cách giới thiệu của nhà xuất bản nọ trên cuốn “Ma chiến hữu.”

Lâu nay, những người mần công tác xuất bản ở Việt Nam cứ luôn muốn định hướng người đọc, giờ với “Ma Chiến Hữu,” họ cũng làm điều tương tự.

Nhưng vô hình trung, hành động của họ lại tung hô kẻ địch, vô tình cổ súy cho những “giá trị” (như họ tưởng) mà ngay cả đến Mạc Ngôn cũng không muốn thể hiện.”

Xuất bản ở Việt Nam?

Tác giả Mr. Do cũng đặt ra một vấn đề khác, khá bất ngờ khi bàn về tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” đó là: tại sao trong khi tác phẩm với nội dung có thể gây đụng chạm như vậy được đường đường chính chính xuất hiện ở Việt Nam, thì hàng loạt cuốn truyện khác của chính người Việt Nam - với tinh thần tố cáo chiến tranh - lại không được phép xuất bản?

Tuyển tập “Rồng Đá” của tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai là ví dụ gần nhất, theo cả 2 nghĩa nội dung và thời điểm.

Tác phẩm “Rồng Đá,” với một truyện ngắn liên quan đến đề tài cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, đã bị cấm lưu hành, Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng thì bị tạm đình chỉ hoạt động, giám đốc và phó Giám Đốc thì bị tạm đình chỉ công tác.

Truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” là 1 trong 3 truyện ngắn khiến tác phẩm gặp rắc rối. Và tác phẩm này, theo như nội dung bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, thì truyện ngắn “Chù Mìn Phủ và Tôi” đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) đã “lùi vào dĩ vãng ¼ thế kỷ rồi.

Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được.”

Xin kết thúc bài viết này bằng một lời trong bức thư mà tác giả Vũ Ngọc Tiến gởi nhà xuất bản Đà Nẵng, đó là “nhiều nhà văn Trung Quốc khi viết tiểu thuyết đã từng có đoạn nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt - Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết?”

Ông nói, không thể bình thản coi cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 như “một vụ va quẹt xe trên đường mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”

------------------

Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến tác phẩm “Ma Chiến Hữu,” một tiểu thuyết của một nhà văn Trung Quốc, viết về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 và hiện đang được phát hành tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.

Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
Post Reply