Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

03 Tháng 11 2008 - Cập nhật 13h23 GMT

Đầy tớ làm gì cho chủ?

Bảo Trung
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Phát ngôn của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội đang được người dân thủ đô bàn tán trong những ngày họ tự học cách sống chung với lũ.
Theo báo điện tử VietnamNet, ông Phạm Quang Nghị tuyên bố sau chuyến thị sát khu vực ngoại thành: "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."

Đầy tớ của dân?

Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết ông Nghị cùng tất cả các quan chức đều là "đầy tớ của dân", như cách họ vẫn tự nhận từ xưa đến nay.

Cũng dĩ nhiên, một nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào, chính thể nào cũng để phục vụ người dân. Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế của nhân dân.

Vậy thì vì lẽ gì trong suốt 2 ngày 31.10 và 1.11 các "đầy tớ" này lại không có bất kỳ động thái nào để hỗ trợ cho người dân Hà Nội đang ngập ngụa với nước lụt? Trong khi truyền thông đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng.

Ông Nghị nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo.

Lụt "chỉ" làm người 17 người dân chết còn vấn đề tôn giáo lại ảnh hưởng đến chế độ, có lẽ vì vậy mà cuộc họp phải được tiến hành dù hàng triệu cư dân thủ đô đang lặn ngụp trong “biển” nước.

Ông Nghị nói rằng ông đi thị sát “bằng ô tô”, điều này khiến người ta nghi ngờ rằng ông đã không đến những điểm ngập sâu nhất, nơi dân chúng đang khổ sở nhất.

Não trạng lãnh đạo

Với những hình ảnh tràn ngập trên các tờ báo mô tả người dân chèo xuồng đi mua mì gói, di chuyển đồ đạt trong mực nước ngang thắt lưng, dùng bè chuối, xe ngựa để đưa người và tài sản đi di tản...thì không thể nói rằng họ đang "trông chờ, ỷ lại nhà nước" mà không tự thân vận động để tránh lũ.

Image
Dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".

Giữa lúc đồng bào của ông Bí thư đang lặn ngụp, thật vô cảm khi ông phát biểu như vậy.

Vả chăng, người dân vẫn có quyền "ỷ lại" nhà nước vì họ đã trả tiền (thuế) để được Nhà nước chăm sóc.

Và, Nhà nước nên tự hào nếu được dân ỷ lại, điều này thể hiện lòng tin của người dân đối với khả năng xử lý khủng hoảng của các cơ quan công quyền.

Thật thiếu sòng phẳng khi người dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".

Với lời phát biểu này đã thể hiện một não trạng của vài người cầm quyền tại Việt Nam, họ tự đặt mình đứng trên nhân dân, dù khi được hỏi đến, ngay lập tức, những người này sẽ khẳng định mình vẫn là "đầy tớ nhân dân".
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

07 Tháng 11 2008 - Cập nhật 09h04 GMT

Giấc mơ Mỹ, giấc mơ Việt Nam

Luật sư Lê Quốc Quân
Viết cho BBC từ Hà Nội

Image
Barack Obama đã thắng cử và trở thành tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông thắng làm cho tôi và một người bạn buồn.

Tôi mong John McCain thắng vì một tình cảm cá nhân đặc biệt còn bạn tôi cay cú vì không kịp nói câu: “Chúng tôi từng bỏ tù một tổng thống Mỹ”.

Nhưng cả hai chúng tôi đều khâm phục cho nền dân chủ Mỹ. Qủa thật, người Mỹ thường là không bầu nhầm tổng thống. Đã có lúc đứng trước hai thiệt hại, bao giờ họ cũng biết chọn cái ít thiệt hại hơn.

Giấc mơ Mỹ - American Dream

Lịch sử ngắn ngủi của Hoa Kỳ chứng tỏ sự khôn ngoan một cách già dặn của người Mỹ. Trong suốt 232 năm qua kể từ ngày lập quốc vào năm 1776, “Giấc mơ Mỹ” vẫn sống mạnh mẽ. Nó chứng minh khả năng thay đổi, điều chỉnh để tiếp tục đi lên.

Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt khi cho phép sự phát triển bình đẳng trong đa dạng. Mỗi người đều rất tự do, có thể theo đuổi ước mơ riêng nhưng vẫn đến với nhau trên một nền tảng pháp luật chung.

Họ đã đến với nhau vì sự khát khao tự do, vì sự thịnh vượng vật chất và những giá trị bình đẳng và dân chủ. Hàng trăm ngàn người reo hò theo tỷ lệ phiếu bầu được kiểm cho ta thấy không khí thực sự của một ngày hội. Sự sôi động cuồng nhiệt thể hiện ý nghĩa lớn lao của từng lá phiếu.

“Giấc mơ Mỹ” vẫn tiếp tục thôi thúc nhiều người. Hàng ngàn dân Mexico vẫn hằng ngày mong thoát qua được đường biên giới để vào đất Mỹ. Hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mạng để kiếm tìm một chỗ trú bên kia bờ đại dương, Những người đã định cư tiếp tục đưa con cháu, họ hàng sang Mỹ.

Nhiều nhà khoa học, dù nhớ về cố quốc, nhưng vẫn mong được kéo dài hơn thời gian ở một văn phòng chuyên môn hoặc một giảng đường ở Mỹ.

Nếu ở Việt Nam

Nếu như Barack Obama sinh ra ở Việt Nam, liệu ông ấy có được bầu làm chủ tịch nước hay không ? Câu trả lời chắc chắn là không, vì ông ấy không thuộc diện 'cán bộ được quy hoạch'.

Không ít người vẫn trách tôi dại dột rời bỏ những cơ hội ở Mỹ để về Việt Nam đối mặt với song sắt nhà tù.

Trước hết ông ấy không phải là “cháu ngoan Bác Hồ”, không phải là “đội viên ưu tú”, đoàn viên đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vào đảng dự bị, được chính thức, được quy hoạch và qua bao nhiều nấc bậc nhiêu khê khác trong đảng chứ không phải thông qua lá phiếu của nhân dân.

Hơn nữa ông đã từng liên hệ với “các nhân vật thuộc phong trào phản chiến” tương tự như các nhà bất đồng chính kiến bây giờ. Nhưng trên hết, ông đã trúng cử vì ông kêu gọi sự đổi thay, một điều mà ông có thể bị bắt bỏ tù tại đất nước đã từng gọi là “dân chủ gấp triệu lần tư bản”

Thế nhưng, ông đã đắc cử vì đất nước Mỹ thực sự cho con người ta cơ hội để khẳng định bản thân. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã được trải nghiệm điều này khi họ đã trở thành nghị viên hoặc triệu phú khi chỉ hơn 20 năm trước tả tơi trong bộ quần áo duy nhất bước lên bờ cát sau những cuộc vượt biên hãi hùng.

Việt Nam ta đã từng có lịch sử rất đáng tự hào và người Việt cũng xứng đáng cơ những cơ hội phát triển như người Mỹ. Khi đất nước bị lâm nguy chúng ta đã cùng đứng lên để bảo vệ. Hồ Chí Minh đã từng “suy rộng ra” khái niệm “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” của Tuyên ngôn độc lập Mỹ để khẳng định sự tự do và bình đẳng của các quốc gia.

Ngày nay liệu chúng ta đã được bình đẳng với các dân tộc khác hay chưa?

Đó là câu hỏi mà khi “cầm hộ chiếu Việt Nam” những nhà lãnh đạo nên nhạy cảm quan sát. Nếu như không thấy nhục vì nước mình thua bạn kém bè thì phải biết nhục khi hàng chục cô gái trẻ Việt Nam xếp hàng cho thanh niên Đài Loan lựa chọn như những món hàng; phải biết nhục khi hàng ngàn dân Việt cứ thấy bóng công an Hàn Quốc là cắm đầu cắm cổ chạy; phải biết nhục khi những cụ già liệt sỹ hiện đang vẫn: “gọi con đội mồ lên đi kiện” ngay trước các cơ quan công quyền.

Những việc phải làm

Thế giới đang đối mặt với những khó khăn vô vàn phức tạp. Nước Mỹ đã cố gắng để thay đổi chính mình, khôi phục hình ảnh và chung tay giải quyết nó thông qua “Lời hứa của nước Mỹ”. Đó là lời hứa mà ông phải thực hiện nếu muốn tiếp tục duy trì ở một nhiệm kỳ tiếp theo.

Để học tập từ câu chuyện bầu cử, những người thân Cộng và chống Cộng ở Việt Nam phải hiểu rằng chúng ta có thể bất đồng ý kiến nhưng không tấn công nhân cách và lòng yêu nước của nhau và dĩ nhiên là không bỏ tù nhau.

Vì rằng lòng yêu nước không do đảng phái và cương vị. Một bà già còng lưng đang lội nước và một ông Bí thư thành ủy trên xa lông sang trọng có thể có sự khác nhau ghê gớm ở tính chất phản động nhưng lòng yêu nước có lẽ cũng bằng nhau.

Image
LS Lê Quốc Quân trước cuộc biểu tình hồi tháng 12/2007 ở Hà Nội phản đối vụ Tam Sa

Tôi tin rằng chỉ có sự đoàn kết trong sự đa dạng ý kiến bởi vì bản chất của tự trong thâm tâm con người là đa nguyên. Và dù có nhiều dị biệt nhưng chúng ta cùng có những điều to tát hơn để chung lo.

Đó là đói nghèo. Đất nước ta không có ai chết đói nhưng hàng ngàn người đang đói đến chết.

Đó là bệnh tật. Dân số nước ta rất trẻ nhưng thuộc diện nhỏ con và suy dinh dưỡng cao. Trong một buổi tối, tôi đã lặng nhìn hàng chục chiếc xe cứu thương đã quay đầu ra khỏi cổng viện Bạch Mai vì dân không có tiền viện phí.

Đó là lãnh thổ, lãnh hải bị xâm chiếm. Là thác Bản Giốc đang kêu lên tiếng vọng cố hương, là Trường sa và Hoàng sa giãy dụa trong đơn vị hành chính Tam Sa của Trung Quốc.

Đó là tham nhũng đang hoành hành khi những tiếng nói chống lại bị đem đi xét xử và những người treo biểu ngữ bị bắt bỏ tù.

Trên hết là mỗi một chúng ta thấy đang bức nhíp, thấy không thật với chính mình, không đủ trí tuệ và đạo đức để nói lên sự thật, nói lên niềm khát khao dù cho khi đang họp chi bộ hay đứng trên bục giảng bài.

Người Mỹ đã không kỳ thị về sắc tộc và đảng phái vì nhiều người đảng Cộng hòa đã bầu cho Dân chủ và ngược lại thì không có một cớ gì mà chỉ những người là thành viên đảng cộng sản mới được quyền làm chủ tịch Xã.

Những người lãnh đạo ở Việt Nam không được lẩn trốn lịch sử mà phải làm nên lịch sử. Nếu tiếp tục lẩn trốn, nhân dân sẽ đứng lên làm lịch sử, đưa đất nước bước về phía trước.

Điều đầu tiên phải làm là quyền ra báo tư nhân như thời kỳ pháp thuộc; Được quyền thành lập đảng tự do như đất nước Campuchia đã hưởng hàng chục năm qua; Được quyền treo biểu ngữ chống tham nhũng chống việc mất đất mất đảo mà không phải bị bỏ tù…Đó là những thay đổi chúng ta cần phải làm ngay.

Nước Mỹ đã sang trang, Việt Nam ta không thể còn đọc hoài trang sách cũ. Người Việt chúng ta, mà bắt đầu phải bằng các nhà Lãnh đạo, hãy lần giở từng trang một cuốn sách phải đọc. Đó là cuốn “Từ độc tài đến Dân Chủ” của Gene Sharp.

Vì đã đến lúc chính các “đồng chí” cũng cần được giải phóng khỏi ý thức hệ đã là vòng kim cô ràng buộc chính mình thì mới có một cách tiếp cận mới hơn, tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam yêu quý này!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Câu chuyện cảm động về con tàu mang số hiệu MT065

Thanh Quang, phóng viên RFA Bangkok
2008-11-07

Vấn đề thuyền nhân một lần nữa lại được khơi dậy, khi vào ngày thứ Tư 12-11, Chương trình Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân Việt Nam, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền hình CNN ở Hoa Kỳ phổ biến.

Image
courtesy UNHCR
Tàu vượt biên mong manh trên biển

Nội dung phim do Đài ABC thực hiện nhân chuyến “Về Bến Tự Do” vào tháng 9 vừa qua, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại Úc tổ chức, nói về chuyến tàu định mệnh MT065 chở hơn 300 thuyền nhân Việt Nam bị chìm ở bờ biển Malaysia hồi đầu tháng 12 năm 1978, khiến hơn 170 người thiệt mạng.

Những cơn ác mộng

Những ai đã trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến Malaysia và Indonesia, dừng chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những người khước từ một thiên đường huyển hoặc, đành gạt lệ rời bỏ quê hương làng mạc, ruộng vườn, người thân… để liều mình vượt trùng dương tìm đường sống trong cái chết.

Trong khi gần một triệu thuyền nhân đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó, ngày 26-11-1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chở trên 300 Hoa Kiều đăng ký bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 thì tàu tới bờ biển Malaysia.

Vì chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên phòng Mã Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng tìm phương cách giải quyết. Nửa đêm bão tới. Khoảng 5 giờ sáng thì tàu chìm khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.

Image
Chiếc thuyền con đến Hồng Kông, nơi thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương khốc liệt nhất. Hình từ nguoiviethaingoai.org

Tháng 8-2005, lần đầu tiên phái đoàn người Việt hải ngoại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc tổ chức, đã đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này.

Tháng 9-2008 vợ chồng tài công tàu Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đã vĩnh viễn gửi thân nơi xứ lạ quê người ròng rã trên 30 năm qua.

Hồi tháng 4 năm 2000, bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về chuyến vượt biên của mình, được đang tải và phổ biến mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của anh đã thiệt mạng.

Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia đình đã bỏ tàu lên bờ; vì không người điều khiển nên tàu chìm, khiến trên 170 người mạng vong.

Những uẩn khúc trên tàu MT065

Anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam rất băn khoăn về vấn đề này. Gần đây anh tìm gặp anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức tìm hiểu chi tiết biến cố sáng mùng 1-12-1978 này.

Thưa quý thính giả, chúng tôi liên lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cùng tài công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.

Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể tìm ra được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065 ? Và làm sao anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này ?

Anh Trần Đông giải thích:

Trần Đông: Thưa qúi vị, tháng 8 năm 2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân VN ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia.

Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rõ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn chìm tàu xảy ra như thế nào.

Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Mãi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều hơn.

Thanh Quang: Thưa anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang Ruku vừa nói thì chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể còn lại được mai táng ở đâu ?

Trần Đông: Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 8 vừa nói, tại mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, thì chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.

Và trong những chuyến đi Malaysia sau này, chúng tôi cũng tìm hiểu xem chiếc tàu nào bị chìm ở Balai Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi dò hỏi đều không ai biết 46 thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào.

Chúng tôi chỉ ghi nhận được sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 4 tháng 12-1978, tức 3 ngày sau tai nạn chìm tàu MT065 ở Cherang Ruku.

Mãi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, thì chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.

Thanh Quang: Vừa rồi là lời anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN. Và bây giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065 ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ phải.

Thanh Quang: Tàu dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.

Thanh Quang: Trang bị máy gì ?

Image
Tình cảnh người tị nạn đang xếp hàng chờ cơm ở Hồng Kông, chụp năm 1989, là một trong những trưng bày ở Vancouver, Canada.

Phạm Văn Hoàng: Máy Rey 6 (Rey 671).

Thanh Quang: Thưa anh, khi vượt biển thì tàu này là tàu đăng ký. Như vậy anh vẫn còn là chủ tàu, hay đã bán tàu cho người khác ?

Phạm Văn Hoàng: Dạ đi đăng ký thì người Việt mình không đăng ký được, phải người Tàu mới được đăng ký. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán cho hai anh Tàu ở Saigòn xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, còn anh kia người ta kêu là Tư Lùn.

Thanh Quang: Như vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là gì ?

Phạm Văn Hoàng: Tài công.

Thanh Quang: Xin anh tóm lược những gì đã xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 1 tháng 12-1978.

Phạm Văn Hoàng: Chiều đó, khoảng 5 giờ thì tụi tôi tới sát bờ đất Mã Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên phòng bắn, không cho tụi tôi lội vô bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Ủy LHQ tới.

Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya thì bão tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mã Lai pha đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô.

Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, vì càng lúc bão càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ mình cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ thì trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, chìm. Tôi bị chết 2 đứa con.

Thanh Quang: Thưa anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong khi họ lo tìm đường thoát thân, bất kể tình cảnh của bà con đi trên tàu, anh có ý kiến gì về vấn đề này không ?

Phạm Văn Hoàng: Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi có nghe đã kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách, ngồi dưới hầm tàu thì không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng như trong 2 người chủ tàu thì có một người chủ tàu đã chết luôn cả vợ lẫn con.

Còn chủ tàu kia – là Tư Lùn, thì một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết, còn lại một thằng con trai thôi. Tôi thì chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. Vì cố ý chạy trước, thì tụi tôi đâu có chết người nào ?

Thanh Quang: Cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.

Phạm Văn Hoàng: Dạ, cám ơn anh.

Đâu là sự thật?

Thanh Quang: Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần tìm hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, thì đến hôm nay, anh có nhận xét gì về biến cố tàu Kim Hoàng MT065 ?

Trần Đông: Thưa quý thính giả, sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và tìm hiểu qua tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, thì chúng tôi rút ra được một số kết luận.

Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn, anh Ngạn có ghi là “Khi tôi tĩnh lại trên bờ thì thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh”.

Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu cho đến khi bị trôi dạt lên bờ thì khoảng thời gian đó không quá 5 phút, vì quá 5 phút, tế bào não sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất là từ chỗ tàu bị đắm cho tới bãi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo anh Hoàng là không quá 200 mét, thì điều đó là đúng.

Image
Người tị nạn ở Hồng Kông chờ đi định cư. PHOTO by UNHCR

Điểm thứ hai, trong bài văn của anh Ngạn, anh Ngạn có viết là “Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần.

Nhưng họ không được phép cứu những người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu thì tôi chắc là trong đám người kia, ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy”. Phần này, theo chỗ chúng tôi tìm hiểu thì cũng không được đúng hẳn.

Theo như lời anh Hoàng thì trong số những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người còn sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân được sống lại.

Điểm thứ ba trong bài viết này là “Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo .v.v…”. Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ thì lính Mã Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc thì phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi tìm hiểu được.

Về điểm thứ tư trong bài viết của anh Ngạn, là “Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi”.

Khi liên kết sự kiện này cho đến sự kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, thì nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mã Lai có vào trại và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.

Riêng trong phần viết của anh Ngạn, anh ấy đưa một chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng Thái Lan. Thật ra là đi lên, vì đi xuống là phía Nam, còn đi lên là về hướng Bắc, giáp với Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và tìm kiếm thêm một số xác chết nữa.

Như vậy tức là sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46 thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức cũng hướng về phía trên.

Vậy khuynh hướng lúc xảy ra vụ chìm tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3 ngày hôm sau – tức ngày 4 tháng 12-1978, 46 xác chết của tàu MT065 đã trôi dạt vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nhì gồm 43 người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.

Do đó, khi nối kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.

Điểm thứ 5, qua những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa, thì chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu, còn thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, thì những người trên boong ngã xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể thoát ra được.

Tính theo số tuổi của những người đã chết thì chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.

Thưa quý vị, phần kết luận chung của chúng tôi là trong tình cảnh như vậy, việc quy kết trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào ?

Phần lớn những người còn sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, thì rất nhiều người, vì gia đình, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Ủy và cảnh sát Mã Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đình vào bờ, khiến tàu không người điều khiển nên bị lật và chìm.

Nhưng qua lời anh tài công Hoàng cho biết rõ ràng thì chính phe chủ tàu và tài công cũng đều là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể, thì họ vào bờ là để thương lượng với cảnh sát Mã Lai nhằm tìm cách giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ để bỏ tàu.

Thưa quý vị, đó là thảm cảnh đã xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi. Một phần nữa là ở Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mã lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.

Chúng tôi biết là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng trong khoảng thời gian 1978-1979.

Thanh Quang: Vừa rồi là lời của anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam.

Thưa quý vị, mới đó mà đã 30 năm trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ý khơi lại một nỗi buồn quá khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc lại một tội ác, mà chủ yếu là để tìm hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ mòn mõi trông chờ người thân, nay được người thân biết đến.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Việt Nam: Vựa lúa của vùng đông nam á, phải nhập gạo!

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2008-11-13

Sản xuất lúa gạo ở VN chạy theo xuất khẩu bỏ quên thị trường nội địa. Đây là lý do khiến các cửa hàng siêu thị đầy ắp các bịch gạo thơm Cămpuchia hoặc Thái Lan.

Image
Photo courtesy Vĩnh Thuận/Vietnamnet
Ghe vận chuyển lúa Campuchia qua kinh Vĩnh Tế. Ảnh Vĩnh Thuận.Vietnamnet

Sai lầm khi quên thị trường nội địa

Trong cơ cấu gạo xuất khẩu của VN từ nhiều năm qua, lượng gạo phẩm cấp trung bình và thấp chiếm tỷ trọng từ 70% tới 80%. Chính vì vậy đại đa số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng các giống lúa ngắn ngày và năng suất cao.

Những năm trước cho đến quí 1 năm nay, gạo phẩm cấp thấp loại 25% tấm vẫn được doanh nghiệp xuất bán ra nước ngoài một cách trôi chảy. Vì thế nông dân 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn mặn mà với giống lúa ngắn ngày 50404 và trước vụ hè thu vừa qua, không có thông tin nào đến với người dân là lúa 50404 sẽ không bán được. Họ vẫn suy nghĩ như trước đây lấy năng suất bù lại giá.

Người dân đồng bằng sông Cửu Long cũng có trồng lúa thơm, nhưng diện tích còn hạn chế vì canh tác khó hơn, vụ mùa kéo dài hơn và năng suất cũng không cao. Chính vì thế gạo Cămpuchia, gạo Thái Lan có thị phần khá lớn ở các thành thị đặc biệt là Saigon.

Trong nhiều trường hợp gạo Cămpuchia đã được nguỵ danh là gạo Thái Lan khi bày bán ở các cửa hàng cũng như siêu thị.

Một người dân TP.HCM nói về nhu cầu tiêu thụ gạo ngon:

“ Tên gọi thì thơm Thái, thơm Đài Loan nói chung là những loại gạo ngoại nhưng đã được nhập khẩu và vô bao bì của một công ty VN. Ngay cả những sạp gạo ngoài chợ không hề đóng bao bì cũng có loại gạo này.

Image
Lúa Campuchia được tập kết cửa khẩu Tịnh Biên. Ảnh Vĩnh Thuận

Gạo này thơm ngon giá rẻ mà lại chắc ăn, còn nàng hương Chợ Đào của VN thì chỗ thế này thế khác, thường là mình không mua được đúng nàng hương Chợ Đào đó thì lại không ngon.

Theo tôi nghĩ nhu cầu tăng lên vào dịp cuối năm, năm nay Tết đến sớm 25 tháng Giêng Dương Lịch đã là mùng một Tết, mà Tết thì người giàu người trung lưu hay người nghèo họ cũng đều mua gạo thơm.”

Nhà nước “phải nhìn xa trông rộng”

Nói như ông Nguyễn Trí Ngọc Cục Trưởng Cục Trồng Trọt rằng đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu gạo là lẽ thường, quả là đúng thực tế. Từ mấy năm qua, chính phủ đã có quyết định cho nhập khẩu nông sản miễn thuế từ nước bạn Cămpuchia, trong đó có mặt hàng gạo.

Đối với giới thương lái, doanh nghiệp, buôn một mặt hàng có lời và hợp pháp thì tại sao lại không làm. Hàng năm gạo thơm Cămpuchia xay ra từ giống lúa mùa Khaodakmali và lúa lài xâm nhập các tỉnh biên giới Tây Nam có thể lên tới số lượng trăm ngàn tấn.

Theo ghi nhận thì khi vào vụ thu hoạch, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn gạo được nhập khẩu vào VN theo đường sông và đường bộ. Điểm đáng chú ý là gạo thơm Cămpuchia giá rẻ hơn gạo thơm VN từ 1.000 đ tới 2.000đ/kg tuỳ thời điểm.

Nông dân Cămpuchia làm lúa mùa, một vụ một năm và không sử dụng phân bón hoá học nên tuy năng suất thấp nhưng ngược lại hạt gạo thơm ngon. Nếu như nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng sản xuất nhiều gạo thơm như hương lài jasmine, nàng thơm Chợ Đào và gía cả cạnh tranh, thì làm sao gạo Cămpuchia có thể vào VN được. Xin nhắc rằng 30% dân số VN sống ở các thành thị, thu nhập khá hơn khiến người dân ăn ít gạo hơn nhưng lại có nhu cầu ăn gạo ngon.

Vị đắng của lúa hè thu, thu đông với hàng triệu tấn lúa hạt tròn 50404 bị ứ đọng, đã khiến người trồng lúa chuyển hướng trồng lúa thơm trong vụ đông xuân sắp tới. Với lúa thơm, nếu thị trường xuất khẩu không thông thì cũng dễ dàng tiêu thụ ở các thành phố lớn. Anh hai nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói với chúng tôi:

Image
Xe ba gác chở lúa Campuchia xếp hàng chờ xuống lúa tại khu vực cửa khẩu Khánh Bình

“ 50404 giờ không ai mua nữa, nó mua giá quá rẻ 2.500đ-2.800đ/kg làm sao mà làm nổi. Bây giờ em làm giống 4900 đang được xuất khẩu , giống này làm gạo ngon tương đương như gạo Thái thơm jasmine đó. Dạng lúa thơm này thì năm nay vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phát triển mạnh, một kí lô gạo 4900 gấp đôi lúa thường bán ra 6.800đ-7.000đ một kí lô.”

Bằng vào những sự kiện đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người cho rằng VN cần một nhà điều hành nhìn xa trông rộng. Không chỉ có lúa gạo, mà cà phê hay hàng may mặc cũng vậy, một thị trường nội địa đông dân là một nguồn tiêu thụ ổn định, giúp điều hoà sản xuất đồng thời tạo thế đứng không bị lệ thuộc thái quá vào thị trường xuất khẩu.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Trí thức Việt kiều nghĩ gì về việc đóng góp xây dựng đất nước?

Nhã Trân, phóng viên RFA
2008-11-18

Chính quyền Việt Nam trong nhiều năm gần đây kêu gọi sự hợp tác của Việt kiều trong việc đóng góp phát triển đất nước. Với xu hướng ấy, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục theo đuổi đường lối đó trong thời gian này.

Giới kiều bào trí thức có suy nghĩ gì trước nỗ lực kêu gọi hợp tác của Hà Nội? Nhã Trân trao đổi với một số trí thức hải ngọai và trình bày.

Đóng góp cho quê hương

Giới lãnh đạo Việt Nam hiện vẫn tuyên bố đánh giá cao giá trị của giới Việt kiều trí thức và kêu gọi họ bắt tay xây dựng quê mẹ. Hồi tháng sáu năm nay trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không quên gặp gỡ trí thức Việt kiều tại bang Texas và nhấn mạnh rằng người Việt khắp nơi hãy đòan kết, chung sức chung lòng.

Cùng một chủ trương, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Liên bang Úc hồi tháng ba cũng có cuộc gặp gỡ đại biểu trí thức Việt kiều ở bang New South Wales với lời lẽ tương tự.

Đứng trước các kêu gọi tha thiết ấy người Việt trí thức ở hải ngọai có một số suy nghĩ và ý kiến.

Rất nhiều Việt kiều cho rằng góp phần xây dựng quê hương là điều nên làm của mọi con dân nước Việt. Một trong những người này là tiến sĩ giáo sư kinh tế Nguyễn Hải Bình, nguyên khoa trưởng trừơng Đại học kinh thương Minh Đức, rời nước đã hơn 30 năm, hiện ngụ tại Canada:

Những Việt kiều trí thức nếu có cơ hội thì có thể đóng góp cho quê hương. Tôi thấy những gì mà người Việt hải ngọai trí thức có thể đóng góp được rất là quan trọng. Việc đóng góp đó là để xây dựng cho lớp trẻ; đó là tương lai của Việt Nam.

GS Nguyễn Hải Bình….và tiến sĩ điện tử Phùng Thanh Sơn, thuộc thành phần trí thức trẻ ở Mỹ, cũng đã xa quê hương từ mấy mươi năm:

"Ý kiến dùng chất xám của Việt kiều để giúp đỡ đất nước thì rất là tốt. Người dân Việt Nam cần phải làm bất cứ điều gì để đóng góp cho đất nước. Trí thức Việt kiều phải vạch một hướng đi cho chính phủ Việt Nam và cho chính phủ Việt Nam thấy được cách để phát triển đất nươc. Việt kiều có thể trực tiếp về tham gia, hay có thể cố vấn từ hải ngọai."

Cần một chính sách hợp lý

Tuy nhiên cũng có những Việt kiều trí thức cho rằng cần phải xét lại quyết định có nên bắt tay với giới cầm quyền Việt Nam xây dựng xã hội, ít ra là vào thời điểm này.

Lý do nào dẫn đến quan điểm ấy? Những người có suy nghĩ này giải thích đó là vì chính sách của nhà nước Việt Nam có những điều đáng ngại. Tiến sĩ giáo sư kinh tế, chính trị và luật Vũ Quốc Thúc, sang định cư ở Pháp từ năm 1978, nói:

"Tôi lúc nào lòng cũng hướng về quê hương, lúc nào cũng có hoài bão đem tất cả sở kiến của mình để góp phần vào cuộc xây dựng đất nước, tái thiết đất nước để đất nước có thể đứng vào hàng ngũ các nước tiền tiến trên thế giới. Thế nhưng trứơc hết phải có những hòan cảnh như thể nào để mình làm việc này mà không thấy ân hận."

Một nữ giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975 và tốt nghiệp cao học giáo dục ở Canada thì cho rằng:

"Tôi nhận thấy rằng lúc này chưa phải là lúc mà ngừơi Việt trí thức hải ngọai có thể về Việt Nam để mà đóng góp, bởi vì Việt Nam hiện giờ vẫn chưa có sự an toàn trong vấn đề tự do, chưa có những quyền tự do căn bản để quyết định; hoặc là được tự do làm việc theo sáng kiến."

Kể từ khi Nghị quyết 36 ra đời đến nay và sau nhiều năm kêu gọi của nhà nứơc Việt Nam, số chuyên gia người Việt hải ngọai về nước làm việc chưa mấy khả quan.

Theo thông tin của chính quyền, sự hỗ trợ của trí thức Việt kiều đến năm 2008 này vẫn còn rất hạn chế. Hàng năm lượng chuyên gia về nước làm việc chỉ khỏang 100 ngừơi, trong khi tổng số chuyên gia Việt kiều ở nước ngòai hiện giờ lên đến khỏang gần 400 ngàn.

Hồi năm 2007 phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người đựơc xem là đặc biệt quan tâm đến việc thu hút trí thức Việt kiều, tỏ ý mong muốn trong vòng 10 năm sau có cả ngàn nhà khoa học Việt kiều về làm việc tại các cơ sở giáo dục ở quê nhà, vì lượng chuyên gia chịu về Việt Nam còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của quê hương.

Thiện chí từ 2 phía

Đánh giá của nhiều chuyên gia Việt kiều sau khi hợp tác với chính quyền Việt Nam là tuy Việt Nam có thiện chí nhưng chính sách và cơ chế thu hút nhân tài chưa được tốt.

Thêm vào đó, sự bất nhất của thủ tục hành chính; điều kiện và môi trường làm việc không công bằng, minh bạch cũng là những nhân tố gây trở ngại cho những người sốt sắng muốn góp tay xây dựng quê hương.

Làm thế nào để khắc phục những khó khăn hoặc mâu thuẫn còn tồn tại để giới Việt kiều trí thức không e ngại bắt tay với chính quyền Việt Nam để cùng xây dựng đất nước?

Từ Canada tiến sĩ giáo sư kinh tế Nguyễn Hải Bình nêu lên trường hợp của ông:

"Tất cả những sự kêu gọi đó nếu thực lòng thì mọi ngừơi có thể về. Những người trong lãnh vực giáo dục như chúng tôi, nếu có cơ hội làm việc thỏai mái thì có thể về. Điều mà tôi mong đợi là nếu tôi về thì tôi có được sự tự do giảng dậy những chuyên môn của tôi."

Trong khi đó tiến sĩ điện tử Phùng Thanh Sơn ở Mỹ có quan điểm:

"Thứ nhất, chính quyền Việt Nam cần phải thực sự muốn thay đổi, chứ đừng lợi dụng trí thức Việt kiều. Việt kiều và chính phủ Việt Nam cần ngồi bên cạnh nhau, chứ không phải là bên này chỉ huy bên kia. Thứ hai, chính quyền Việt Nam có sẵn sàng cho trí thức Việt kiều có tiếng nói trong việc xây dựng đất nước hay không? Thứ ba, nếu trí thức Việt kiều sẵn sàng hy sinh cho đất nước trong công cuộc này thì chính quyền Việt Nam sẽ cho Việt kiều những quyền lợi gì?"

Vị cựu giáo sư ở Việt Nam, cao học giáo dục ở Canada nói lên thực trạng mà một số chuyên gia Việt kiều gặp phải sau đáp ứng kêu gọi hợp tác của giới lãnh đạo Việt Nam:

"Lúc này cần phải xem là chính quyền Việt Nam thực sự có thiện chí xây dựng đất nước về nhiều phương diện hay không, vì tôi thấy có những người từng mơ ước đóng góp cho đất nước, thế nhưng họ đã bị vỡ mộng vì cảm thấy bị vắt chanh bỏ vỏ."

Lên tiếng tại Pháp, tiến sĩ giáo sư kinh tế, chính trị và luật Vũ Quốc Thúc khẳng định điều kiện cần có để giới chuyên gia Việt kiều hân hoan góp sức phát triển quê nhà:

"Tôi thấy điều căn bản là phải có tự do đã. Tự do thông tin, tự do tìm hiểu, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do viết báo chí, tự do hội họp."

Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngòai Nguyễn Thanh Sơn có lần ví khối hàng trăm ngàn Việt kiều trí thức như một "kho báu lộ thiên" mà giới lãnh đạo cần tiếp cận và tạo sự tin tưởng để họ trở về đóng góp cho quê hương, và cho rằng chính phủ cần phải có kế họach, lộ trình để thu hút khối chất xám quí giá ấy.

Trí thức Việt kiều bày tỏ rằng họ không ngần ngại đóng góp khả năng, tri thức để đưa đất nứơc tiến lên, tuy nhiên cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia ngừơi Việt hải ngọai cần được cải tổ, hầu rút ngắn con đường xây dựng một tổ quốc dân giàu nước mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh cho quê hương.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Đảng CSVN Thi Hành Chính Sách "Cấm Sách Vở, Giam Học Trò"

(Oct 19, 2008) Phương Đông Times

Image
* Bạo chúa Tần Thủy Hoàng và Lãnh tụ "Mafia Đỏ" Hồ Chí Minh

Trung Tướng Trần Độ, trong cuốn nhật ký Rồng Rắn, đã viết "Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thuỷ Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài". Một người cả đời đi theo đảng, từng giữ những trọng trách cao cấp nhưng cuối đời đã dũng cảm quay lại phê phán đảng. Nhận xét của Tướng Trần Độ đáng cho chúng ta suy gẫm.

Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, là nhắc đến chế độ "đốt sách vở, chôn sống học trò". Một chế độ tàn ác trên cả tận cùng của tội ác. Tâm điểm chính sách tàn bạo đời Tần là "dùng tất cả tài nguyên trong thiên hạ để phụng sự cho sự cai trị của Hoàng Đế". Để đạt mục tiêu này, Tần Thủy Hoàng đã gieo rắc sự khủng khiếp trong nhân dân, sử dụng luật lệ tàn bạo, tra tấn và trừng phạt nhằm trấn áp những ai dám chống lại chính sách của Tần. Chính sách đàn áp, tra tấn và trừng phạt nhà Tần không những chỉ nhắm vào người phạm tội mà luôn cả gia đình, thân nhân, dòng họ của kẻ phạm tội, nhằm gây khiếp đãm trong thiên hạ, giử chế độ Tần Thủy Hoàng được tồn tại.

Nổi bật lên trên sự dã man của nhà Tần là chủ trương triệt để kiểm soát tư tưởng, độc quyền chân lý, cấm tất cả những chính kiến ngược lại quan điểm của Hoàng Đế. Dưới nhà Tần, những ai dám phê phán triều đình đều bị giết. Để cho chắc ăn, bảo đảm không bất cứ ai có thể gieo rắc tư tưởng ngược lại quan điểm của Hoàng Đế, Tần Thủy Hoàng ra lệnh "đốt sách vở và chôn sống học trò". Những kẻ phản kháng, những kẻ đối nghịch có hành động nguy hiểm cho triều đình, nặng thì bị giết, nhẹ thì bị tù, thân bị đày đi làm nô lệ. Thời Tần, dân số chừng 10 triệu, thì đã có hơn hai triệu người bị bắt làm nô lệ, bị đày ải, bị chết thãm bên bờ tường Vạn Lý Trường Thành. Sử sách ghi nhận, số học trò bị giết nhiều đến nỗi quan chức nhà Tần phải đẩy ra biển cho chết, thay vì đem chôn sống.

Đời Tần, tội nặng nhất là "Tự Do Tư Tưởng". Các sách như Tứ Thư, Ngũ Kinh đều bị đem đi đốt hết. Cả nước chỉ được lưu truyền sách bói toán, sách trồng trọt v.v... Kẻ nào dám lưu trử, truyền bá các sách bị cấm. Nếu bị bắt sẽ bị truy tố tội "phản nghịch", chịu hình phạt bêu đầu. Một chế độ cai trị tàn độc, dã man nhất cũng không đứng vững được 100 năm. Nhà Tần xụp đổ chỉ trong vòng 15 năm (221 TCN - 206 TCN), kết thúc trang sử đẫm máu của vị Hoàng Đế tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.

Chế độ độc tài CS cai trị Việt Nam từ năm 1945-2008. Trải qua bao thăng trầm, CS đã tồn tại 63 năm. Mặc dù không lộ liểu "chôn sống học trò", nhưng nhà cầm quyền Hà Nội, vào những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Miền Nam, đảng CSVN từng thì hành chính sách, tịch thu và "đốt sách vở Ngụy", đối với các viên chức, trí thức của chế độ cũ thì "bị đày ải, giam cầm" cho đến chết, thân tàn ma dại nơi rừng sâu nước độc. Gần đây, ở kỷ nguyên thế kỷ 21, trước sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, chính sách cai trị Đảng CSVN tinh vi hơn, nhưng mục tiêu vẫn là tìm mọi cách kiềm soát và độc quyền tư tưởng. Từ chính trị, kinh tế, tôn giáo đến xã hội, văn hoá, truyền thông, giáo dục, báo chí, giải trí v.v... Không lãnh vực nào không có sự hiện diện và kiểm soát chặt chẻ của đảng CSVN. Điều này, không khác gì tư tưởng chủ đạo của Tần Thuỷ Hoàng, "lấy hết của cải trong thiên hạ mà phụng sự cho ngai vàng của Hoàng Đế".

Đối với Tần Thủy Hoàng, tội nặng nhất là "Tự do Tư tưởng" thì đối với Đảng CSVN, cũng không có khác biệt. Vụ án Nhân văn Giai phẩm, những cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến như bắt giữ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần Đức Thạch, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên v.v..., những bản án tù cáo buộc vi phạm điều "88" tức "làm ra và tàng trử tài liệu chống chế độ" dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyễn, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo v.v...đều nằm trong phạm trù không chấp nhận quyền "Tự do Tư tưởng". Nếu có khác đời Tần, thay vì dã man "đốt sách vở, chôn sống học trò" thì tinh khôn và tàn độc hơn, đảng CSVN đã và đang thi hành chính sách "hậu" Tần "cấm sách vở, giam học trò".

Mục tiêu của chế toàn trị vẫn là triệt hết các tư tưởng đối nghịch, đi ngược lại quan điểm "chủ nghĩa xã hội" của đảng cầm quyền. Đảng CSVN tận dụng mọi phương tiện trong tay như công an, nhà tù, luật pháp để huỷ diệt những mầm móng phản kháng, nhằm giữ chính quyền độc tài từ đời này sang đời khác. Đảng CSVN bất kể hậu quả của độc quyền tư tưởng, bất kể tương lai đất nước đi về đâu, bất kể nhân dân phẩn uất, căm hận đến mức độ nào. Nếu ở Việt Nam không có cảnh "truyền ngôi" thô bỉ như ở Bắc Hàn, hoặc phẩn nộ "anh nhường ngôi cho em" như ở Cuba; thì sự liên tục cai trị của chế độ độc đảng, hết Tổng bí thư CS này, đến đời Tổng bí thư CS khác cũng là hình thức đánh tráo quyền lực. Từ khuôn mẫu dòng họ truyền ngôi, nhà nước hậu phong kiến CSVN đã ma mãnh, biến thái qua mô thức truyền nhau vai trò lãnh đạo suốt 63 năm qua.

Lãnh tụ CS Joseph Stalin từng nói "Tư tưởng mạnh hơn súng. Chúng ta không cho kẻ thù có súng thì tại sao lại để bọn chúng có tư tưởng chứ". (1) Stalin, chủ trương tiêu diệt hết mọi tư tưởng độc lập, phản kháng, dám chỉ trích chế độ Sô Viết. Thời Stalin, biết bao kẻ vô tội, trong và ngoài đảng, đã chết thảm vì bị đày ải đến các nhà tù ở vùng băng tuyết Tây Bá Lợi Á. Văn hào Nga, Alexander Solzhenitsyn, người từng đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1970, là nhân chứng sống cho nhân loại trước sự tàn ác khủng khiếp của chế độ nhà tù thời Stalin.

"Ai dám cưỡng lại và tìm cách chứng tỏ rằng mình đúng, kẻ đó phải rời hàng ngũ lãnh đạo và sau đó sẽ bị tiêu diệt về tinh thần và thể xác. Điều này đã xảy ra sau Đại hội thứ XVII của đảng, khi rất nhiều lãnh tụ xuất sắc của đảng và các đảng viên nòng cốt - biết bao chiến sĩ trung thực và ngay thẳng của sự nghiệp cộng sản - đã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin". Đó là bản báo cáo Mật mà chính Tổng bí thư Đảng CS Liên sô Khrushop đã báo cáo về Stalin. Dù vậy, chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Bang Sô Viết, sau nhiều năm gieo rắt tai hoạ cho nhân loại, đã kéo dài 73 năm, bằng tuổi thọ của một đời người.

Các chế độ từ phong kiến, thực dân đến phát xít, cộng sản qua độc tài toàn trị đều sợ hãi quyền "Tự do Tư tưởng". Một quyền tự nhiên, khi sinh ra con người đã có. Nó là hơi thở của sự sống, trong đó con người đúng nghĩa phải được quyền tư duy độc lập, không bị chi phối và kiểm soát bởi bất cứ quyền lực độc đoán nào. Tự do tư tưởng không phải là thứ xa xí phẩm mà chế độ độc tài dành quyền ban phát. Tự bản thân, giá trị của "tự do tư tưởng" đã hình thành khi nhân loại hiện hữu, như cách nói "tôi tư duy tức là tôi hiện hữu". Một sự hiện hữu trọn vẹn, độc lập không bị trói buộc bởi những quyền lực giả hình.
Trong bản Hiến chương Quốc tế Nhân Quyền, quyền tự do tư tưởng và phát biểu quan điểm, điều 19 ghi "Ai cũng có quyền tự do tư tưởng và phát biểu chính kiến của mình, được quy`n tự do giữ vững quan điể m mà không bị người khác can thiệp. Ai cũng có quyền tìm kiế m, tiế p nhận và phổ biế n tin tức và sư kiện về mọi vấn đề, bằng mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới quốc gia".

Tự do tư tưởng là một quyền căn bản nằm trong nhiều quyền, gọi chung là Nhân Quyền. Bao gồm quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tư do đi lại, tự do tôn giáo v.v... Tuy nhiên, để cai trị và bảo vệ chế độ, những nhà nước toàn trị, luôn tìm mọi cách kiểm soát chặt chẽ quyền tự do tư tưởng. Việc này, Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền trong phần mở đầu đã cảnh báo các chế độ độc tài... "việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đă đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người".

Tự do tư tưởng là quyền bẩm sinh, nó hiện hữu và hình thành trước các chế độ chính trị. Và nhiều chế độ chính trị đã nhờ rao giảng quyền "tự do tư tưởng" này để nắm được chính quyền. Ông Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà nội, khi đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, đã từng nhắc nhở "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Trời cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ, suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cải được".

Đúng vậy, "đó là những lẽ phải không ai chối cải được" kể cả Đảng CSVN. Nhưng đến khi nắm được chính quyền thì ông Hồ và Đảng CS của ông lại phản bội ngay mục tiêu đã từng chiến đấu và cổ xuý.
Một chế độ cai trị nhân dân chỉ biết dựa vào sức mạnh của bạo lực, chế độ đó, tự bản chất sẽ không ổn định và bền vững lâu dài. Khi sức mạnh của công an, mật vụ, pháp luật rừng và nhà tù không còn là nỗi sợ hãi của nhân dân, chế độ sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi đám đông khốn cùng dám ngẩng cao đầu đi đến lao tù, chấp nhận bị đày ải; đó cũng là lúc tiếng chuông vang báo tử của chế độ độc tài, toàn trị.

*Trần Nam
----------
(1) Joseph Stalin (1879-1953) "Ideas are far more powerful than guns. We don't allow our enemies to have guns, why should we allow them to have ideas?"
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Anh ngu quá, xin lỗi các em nhá

Tác Giả: Vương Văn Quang Đăng ngày 03.12.08

Thấy trong loạt bài mới lên của danchimviet.com hôm nay (hay hôm qua ?) có bài Cô dâu Việt lại bị bôi nhọ tại Singapore. Thú thật, tôi đã không định đọc, bởi đây là vấn đề đã quá cũ. Cách đây hơn 2 năm, chính xác là 2 năm 8 tháng, chính tôi cũng đã có bài viết bàn về chuyện này và in ngay trên chính tờ ĐCV trong khi dàn đồng ca báo chí trong nước vò đầu bứt tai đấm ngục thùm thụp kêu giời la đất: Nhật báo Cho Sun bôi nhọ danh dự phụ nữ Việt Nam.

Tôi nói “không định đọc” có nghĩa là tôi đã đọc. Thú thật là tôi thấy đây có vẻ như là một bài báo mậu dịch đi theo lề phải của anh giai Huy Rứa, nhưng thấy cuối bài, tên tác giả Thục Minh có kèm ghi chú: Văn phòng Singapore. Trong đầu tôi phỏng đoán, phải chăng đây là phóng viên của ĐCV thường trú tại Singapore ? Nếu như đây là sự thật, thì quả là sự nực cười, cười đến vãi … đủ thứ ra quần . Bởi gọi/coi những vụ việc như cô dâu Việt đứng trong “bể cá”, hàng đàn cô gái Việt dưỡn dẹo tung tăng trong trang phục Eva cho các chàng trai xứ kim chi tuyển chọn…v.v, và hôm nay, vì suy thoái kinh tế, cô dâu Việt đang được “đại hạ giá” tại Singapore, là sự bôi nhọ của báo chí nước ngoài, thì chỉ có thể là cách tư duy của cánh báo chí trong nước. Có thể coi đây là một cách tư duy mang mầu sắc hài hước của những người thông minh. Hay nói cách khác, đấy là tinh thần lạc quan cách mạng của nền báo chí đi theo lề đường qui định.

Vâng, lạc quan quá đi chứ, trong khi ta không hề cảm thấy xấu hổ, thấy nhục nhã, khi đoàn cán bộ cấp cao thành phố HCM cầm nhầm vài món đồ trong siêu thị cũng trên chính đất Singapore. Khi cùng một tội đưa/nhận hối lộ (tham nhũng) thì các quan chức quê ở Việt Nam thấy biến đi nghỉ mát đâu hết cả, trong khi các đối tác quê hương Nhật Bản ra tòa và vào tù cả một lượt, chúng ta cũng có cảm giác gì đâu ? Hoặc ta cũng chẳng thấy xấu hổ khi bí thư thứ nhất sứ quán đi buôn lậu hàng cấm bị phóng viên nước sở tại bắt quả tang rành rành. Cũng như ta chẳng thấy nhục tí tẹo nào khi mà hàng đàn liền bà con gái made in Việt Nam (có cả trẻ em) đi bán chim bán bướm một cách công khai lộ liễu bên Cămpuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao …, chỉ vì họ chưa bị đưa lên một tờ báo nước ngoài nào đó.

Tương tự, chúng ta có thấy nhục nhã xấu hổ chút nào đâu khi mà đạo đức xã hội chúng ta đang băng hoại trầm trọng, con người trong xã hội chúng ta đối xử với nhau như ác thú, và giá trị duy nhất trên dải đất hình chữ S này chỉ còn là giá trị đồng tiền. Những điều tôi vừa nêu, có thể dễ dàng dẫn chứng, chứng minh, bằng những câu chuyện vẫn xuất hiện hàng ngày trên các trang báo đang đi theo lề bên phải

Ấy thế mà chỉ cần một tờ báo ngoại quốc nào đó, như Cho Sun hay Straits Times đưa tin bài về chuyện nọ chuyện kia của các cô gái Việt đã và đang tìm chồng xứ người thì lập tức chúng ta thấy nhục nhã ê chề. Thế mới lạ !

Hồi năm 2006 thì bà Hà Thị Khiết, Uỷ viên trung ương Đảng cộng sản, Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ VN, đòi thảo hẳn một bức thư cho thủ tướng Hàn Quốc, hình như là đòi đánh đòn búng tai búng mũi phạt úp mặt vào tường tờ Cho Sun thì phải (?). Lần này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, một người phụ nữ được thế giới ngưỡng mộ (lời của tác giả Thục Minh) đã hoảng hốt ngửa mặt lên giời mà than rằng: Ối giời ơi là giời, chuyện nhậy cảm thế mà không mang nhau vào buồng kin kín nói, ai lại mang ra giữa thanh thiên bạch nhật mà rao thế bao giờ !? Cũng may, bà Ninh là người có sức khỏe tốt, chứ nếu có thể tạng giống lão Chu Du thời Tam Quốc bên Tầu, nhất định bà sẽ thổ huyết chứ chả bỡn đâu. Tinh thần tự trọng tự hào dân tộc đôi khi nguy hiểm ra phết chứ chả đùa.

Lần này, cũng tương tự như hồi năm 2006, người ta cũng viết thư (nhưng là email, thư điện tử, chứ không phải thư tay, thư giấy như hồi 2006) đòi đánh đòn tờ Straits Times và cảnh cáo búng tai cô phóng viên Theresa Tan, tác giả bài báo nọ. Họ cứ hồn nhiên mà la làng la nước như thể trong con mắt người nước ngoài, danh dự phẩm giá người Việt nói chung và liền bà con gái Việt nói riêng có giá trị cao ngất ngưởng như đồng tiền Việt Nam vậy.

Hồi năm 2006, tôi đã thắc mắc với bà Khiết rằng, tại sao không thấy liền ông Việt đi tìm vợ Hàn, vợ Nhật, vợ Đài, mà rặt mấy cha già sứt môi lồi rốn hở hàm ếch quốc tịch Nhật, Hàn, Sinh … đi tìm (mua) vợ là liền bà con gái Việt Nam ? Tôi cũng xui bà nên sờ tay lên gáy trước khi hùng hổ gào lên rằng bị bôi nhọ, bị mất danh dự. Tôi cũng thành tâm bảo bà ấy rằng thì là mà, người ta chẳng thể mất những gì người ta không có, rằng thì là mà đã nhọ từ đầu tới gót chân, từ cửa mình tới đỉnh thóp, lấy đâu ra chỗ cho thiên hạ bôi nữa, mà sểnh ra là la làng bị bôi nhọ ?

Nhưng đương nhiên, một VIP như bà Hà Thị Khiết thì chỉ có khiêu vũ, đối thoại với cỡ thủ tướng Hàn Quốc, chứ hơi đâu mà đi nghe tôi hay cả vài chục triệu cái thằng dân ngu khu đen như tôi !

Than ôi, cứ ngẫm mà cám cảnh. Cám cảnh đủ mọi bề cho hơn tám chục triệu liền ông liền bà cái xứ sở này.

Ngẫm nữa, cũng lại muốn than ôi mà cám cảnh cho mấy chục, mấy trăm, mấy nghìn quí ông quí bà giai cấp quí tộc, Đảng viên. Tầng lớp tinh hoa, lãnh đạo đất nước mà chẳng biết thế nào là tính nhã nhặn, chả hiểu thế nào là phép lịch sự.

Đời thủa nào lại đi bắt báo chí Nhật Bản cũng phải đi theo lề bên phải có chết không cơ chứ lị (!).

Đời thủa nào lại bắt doanh nghiệp người ta phải đặt tên doanh nghiệp ra sao có chết không cơ chứ lị (!).

Cứ nghĩ tới mấy pha action này mà phát chán, chán chả buồn chết. Nên thôi, đã chán tới mức chả buồn chết, thiết nghĩ cũng không nên nói gì, viết gì thêm nữa.

Chỉ tiện đây, gửi tới mấy em bị bôi nhọ lời chúc mừng các em phát tài, trúng mánh. Vì nhìn hình ảnh các em, nhìn thần thái các em tươi như hoa mùa xuân là biết, em nào cũng đang nở nụ cười thu hoạch là rõ. Ai khủng hoảng cứ việc khủng hoảng, chị em ta cứ tươi như Tết, phỏng ạ ! (không tin hả ? Nhìn hình trên tờ Straits Times đi) .

So ba em trên Straits Times với chị em dạng trung lưu thành phố Hồ chủ tịch, hay thủ đô nghìn năm văn hiến cũng thấy các em hơn hẳn một bậc, chứ trót dại mà so các em với liền bà Made in Chân đất Mắt toét, vùng sâu vùng xa, vùng lũ lụt hạn hán thì đúng là là …là ngu thật. Ngu quá. Phải xin lỗi các em vì cái tội ngu lâu vậy.

Chấm hết


© 2008 http://www.danchimviet.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

HT Quảng Độ: tôi xấu hỗ với cung cách làm việc của chính phủ VN

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2008-12-26

Hai Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu được Việt Nam mời sang quan sát tình hình tôn giáo, nhân quyền, nhưng khi họ đến Thái Lan, phía Việt Nam yêu cầu hai người đừng vào Việt Nam vì lý do an ninh.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi bị ngăn không cho vào Việt Nam, Dân Biểu Marco Panella, một trong hai nhà dân cử Châu Âu, cho biết Việt Nam ngăn chặn có thể vì hai dân biểu dự tính đi thăm Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN.

Để tìm hiểu thêm các chi tiết xung quanh vụ ngăn chận này, Ỷ Lan hỏi chuyện Hoà thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo giáo hội bị nhà nước cấm sinh hoạt, về cảm nghĩ của Ngài trước sự kịên vừa nói:

Mời, nhưng không cho vào...

Ỷ Lan : Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, hôm qua Đại Biểu Quốc Hội Châu Âu là ông Marco Panella và Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Ý Marco Perduca trên đường đến thăm Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, mong muốn ghé Sài Gòn viếng thăm Hoà Thượng tại Thanh Minh Thiền Viện, nhưng hai vị đã bị cấm vào Việt Nam. Kính xin Hoà Thượng cho biết cảm tưởng về vụ này?

HT Thích Quảng Độ : Cách đó mấy hôm thì tôi có được nghe bài phỏng vấn của cô Ỷ Lan đây trên Đài Á Châu Tự Do thì có biết sơ sơ về cái việc phái đoàn Hà Nội sang tiếp xúc với lại Quốc Hội Liên Âu để bàn về các vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề nhân quyền, thì về vấn đề nhân quyền, phái đoàn Việt Nam có hứa với Quốc Hội Châu Âu rằng nhân quyền là những giá trị chung nhưng sự áp dụng nhân quyền tuỳ thuộc mức độ kinh tế của dân chúng. Đối với dân chúng nghèo thì họ không quan tâm sự tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no.

Đây là quan niệm của chính phủ Hà Nội về nhân quyền như thế đấy. Tóm lại là bây giờ dân tộc Việt Nam không ai quan tâm đến nhân quyền cả, nhưng ăn là quan trọng nhất.

Thế rồi họ còn đi thêm một bước nữa là họ khoe là ở Việt Nam có những nguyên tắc buộc những người đi mô-tô phải mang mũ bảo hộ mà những quốc gia khác thì không có quốc gia nào có cái quy chế đó. Thật là vĩ đại quá, quá vĩ đại!

Còn về dân chủ thì họ cho rằng quan niệm dân chủ ở Việt Nam là cộng đồng, cá nhân là phải khế hợp với cộng đồng. Cái điểm này có lẽ họ chủ quan, tức là họ quan niệm dân chủ là tập trung. Tập trung ở đây tức là tập trung vào tay cái đảng cộng sản. Chỉ dân chủ với đảng cộng sản mà thôi. Quần chúng thì dưới quyền chỉ huy của đảng cộng sản. Mà đảng cộng sản bảo ngồi thì phải ngồi, được cho đi thì đi, chứ không có cưỡng lại được.

Đấy là cái quan niệm dân chủ của họ, của xã hội chủ nghĩa là như vậy, thì ai ai cũng đã biết rồi, biết từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi.

Thế nhưng tôi không ngờ phái đoàn Hà Nội đến các nước Châu Âu là nơi người ta tôn trọng tự do - nhân quyền - dân chủ mà lại nói như thế thì không biết họ có ngượng không? Nhất là khi mà Quốc Hội Châu Âu người ta ngỏ ý muốn viếng thăm Việt Nam rồi thì phái đoàn Hà Nội còn trách Quốc Hội Châu Âu là vì Quốc Hội Châu Âu không có thông tin, không được thông tin đầy đủ cho nên cứ lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Nhân tiện họ lại mời các dân biểu Quốc Hôi Châu Âu đến Việt Nam thăm để thấy tận mắt, chẳng hạn như thế, thì họ có hứa, cho nên rằng Quốc Hội Châu Âu có quyết định sang.

Và họ sang để thật sự được nhìn tận mắt để cho biết tinh hình nhân quyền - dân chủ ở đây như thế nào. Và vì phái đoàn Hà Nội mời cho nên họ mới đi. Họ cử hai người đó đi cho biết, nhưng đến Cao Miên là họ bị chận. Toà Đại Sứ thì visa cho vào, nhưng mà ra phi trường thì bị chận.

Thì như vậy không biết cái cung cách làm việc của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa đối với quốc tế ra sao, nhưng mà đối với quốc tế mà họ còn như thế thì tôi cũng buồn và xấu hỗ nữa, bởi chính họ mời người ta đến thì người ta mới đến, nhưng mà mời đến rồi thì lại không cho người ta vào.

Mời họ đến thăm nhà mình, họ đến cửa ngỏ nhà mình lại không cho vào. Chưa đến cửa ngỏ đã chận rồi thì cái lời hứa của họ như vậy còn có giá trị gì, cái lời mời còn có giá trị gì?

Đấy, tôi xấu hỗ ở chỗ đó. Mà tôi đã nghe vắn tắt trong cái bản tin gì đó mà tôi nghe hai ông bị chận không cho vào thì tôi vừa buồn lòng vừa xấu hỗ. Xấu hỗ cho cả dân tộc phải sống dưới một chế độ ăn nói bất nhất như thế.

Từ đó tôi thấy rằng chính họ đến thấy tận mắt như thế, họ chứng kiến thực sự như thế họ mới thông cảm cho 85 triệu dân Việt Nam đang sống như thế nào, trong hoàn cảnh nào. Dân chủ - nhân quyền không quan trọng, chỉ cần có miếng ăn thôi! Ngoài miếng ăn không cần gì nữa. Gía trị con người chỉ có thế thôi! Nhân phẩm chỉ có thế thôi! Thành ra con người biến thành con heo, con trâu, con bò, không hơn không kém.

Như vậy thì ở đây có là cái gì đâu mà họ đi khoe khắp thế giới là không nước nào có cái quy chế đó. Thành ra họ cứ quanh quẩn trong cái xó nhà Việt Nam chứ không đi đâu à? Nói mà không giữ lời hứa thì đối với dân họ như thế nào?

Đối với dân, họ coi dân như cỏ rác mà thôi. Thì cái đó là cái buồn, buồn và xấu hỗ nữa. Xấu hỗ phải sống dưới cái chế độ khổ sở như thế.

Còn chế độ XHCN thì không còn hy vọng

Ỷ Lan : Nhân thể, kính xin Hoà Thượng hoan hỉ cho biết tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong năm nay có gì phấn khởi hơn các năm trước không, bạch Hoà Thượng?

HT Thích Quảng Độ : Không có gì phấn khởi, trái lại còn có sự buồn thảm về sự viên tịch của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống, là một sự trống vắng, một khoảng trống rất lớn mà không có gì có thể bù đắp vào được. Nhưng vừa rồi thì biến cố đó là biến cố quan trọng nhất, trọng đại nhất đối với Giáo Hội.

Thế còn về mặt xã hội thì các ban đại diện các nơi, từ trung ương đến địa phương cứ tiếp tục bị đàn áp. Vừa rồi đây, cách đây một tuần thì Viện đã ra thông tư yêu cầu các địa phương báo cáo Phật sự và công việc của Giáo Hội từng địa phương kể ra như thế nào, thành quả và bị đàn áp ra sao, các khuyết điểm gì thì xin báo về trung ương để trung ương biết tình hình các nơi như thế nào. Thì có lẽ chỉ vài tuần nữa sẽ có những bản báo cáo như thế thì đầy đủ hơn.

Hôm nay tôi chỉ nói sơ là về tổng quát chưa có gì thay đổi, vẫn thế thôi.

Tôi phải nói thật ngay rằng là chừng nào mà chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn như thế này thì xã hội không có hy vọng gì mà được sinh hoạt bình thường đâu. Họ cũng đàn áp như bao năm qua.

Họ dùng đủ cách, hết cách này đến cách khác để mà làm thế nào xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên đất nước Việt Nam. Thì ngay bây giờ họ lại có đường lối mới nữa, như vừa rồi những nhóm này nhóm kia như chị đã biết đấy. Rất là buồn, đau buồn!

Nhưng chưa hết đâu, còn nhiều và cái biện pháp họ áp dụng gần tới đây còn trầm trọng hơn những sự kiên xảy ra vửa rồi đấy, năm ngoái đây. Cho nên rằng là chúng tôi ở nhà đây nói chung là phải chờ đợi những cái tai hoạ đến với mình nhiều hơn là chờ đợi cái hanh thông đến với mình. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để dón nhận, để đương đầu, thế thôi.

Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Đệ Tứ Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi nói rồi: Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài, nhưng mà đã biết trước là còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ phải tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo Hội.

Ỷ Lan : Xin cảm ơn Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Đi về đâu, Việt Nam?

Image
Tác giả ghi nhận tâm trạng con người đằng sau sự hào nhoáng của hạ tầng cơ sở

Một phóng viên người Mỹ vừa trở lại Việt Nam trong những ngày giáp Tết và ghi nhận "những xúc cảm trái ngược nhau về hướng đi của Việt Nam trong năm mới".
Barbara Crossette, phóng viên của báo The Nation, viết:

"Không chỉ quang cảnh sung túc và chủ nghĩa vật chất, ngay cả giữa thời kinh tế khó khăn, và tình yêu với những gì của Tây phương có vẻ làm khó chịu một thế hệ cách mạng đã dành tất cả cho chính nghĩa, mất người thân, mất bạn giữa những hố chôn vô danh trên chiến trường."

"Ngoài ra, đặc biệt ở miền Nam, còn là sự băn khoăn và thất vọng rằng một Việt Nam thống nhất đã không tận dụng được tiềm năng đáng kể của mình."

"Bất chấp gần hai thập niên giải phóng kinh tế, người Việt thấy đất nước họ đình đốn dưới bàn tay sắt của chế độ kiểm duyệt và thủ tục khắt khe, trong lúc các chính trị gia phung phí thành quả kinh tế qua tham nhũng."

Cựu phóng viên của báo New York Times cảm thấy một làn sóng chỉ trích đang lên dù mới đây đã có cuộc thanh trừng báo chí.

"Trong giới sinh viên, học giả và đặc biệt là nhà báo, những người phê phán đang trở nên mạnh miệng lạ thường. Tại một hội thảo gần đây của các giáo sư và nhà quản lý đại học, hết người này tới người khác bày tỏ uất ức do những hạn chế chính trị được Hà Nội áp đặt."

"Thông điệp nghe đi nghe lại từ những người tham dự là chính phủ nên hiểu ra rằng tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là tối cần thiết cho phát triển con người và kinh tế."

Nhà báo Barbara Crossette cũng ghi nhận giới trí thức trong nước đang rất quan tâm tới tiểu thuyết mới của nhà văn sống lưu vong tại Pháp, Dương Thu Hương.

Cuốn Đỉnh cao chói lọi, mới xuất bản bằng tiếng Pháp trong khi bản tiếng Việt được công bố miễn phí trên mạng, có nhân vật chính được cho là xây dựng từ nguyên mẫu Hồ Chủ tịch.

Đánh giá giới trẻ Việt Nam, tác giả cho rằng trong đa số người trẻ, "có một niềm tin sâu sắc, dù là phi thực tế và mù quáng, vào phương Tây, lại được khuyến khích bởi Việt kiều, những người quay về đem theo tiền của mua nhà, mua hàng mà lớp dân đen không thể có được. Trong mấy năm qua, những cửa hàng thời trang tên tuổi châu Âu đã hất cẳng những cửa tiệm bản địa ở Sài Gòn, nơi mà kiến trúc đương đại vô hồn đang được ưa chuộng."

"Một trung tâm mua sắm khổng lồ cùng các căn hộ cao cấp và một khách sạn đang được xây dựng, bao trùm một dãy phố gồm những bất động sản đắt tiền từ đường Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi, mà xưa có tên là Rue Catinat."

Ám chỉ sự sùng ngoại trong nhiều người Việt, tác giả kết luận bằng ghi nhận rằng cả cụm mua sắm này được gọi là Times Square (tên địa danh được xem là biểu tượng cho thành phố New York).
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Tản mạn cuối năm

Huỳnh Thục Vy

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết. Chung quanh tôi không khí đón xuân rộn ràng...người ta mua sắm tuy có ít hơn một chút so với thời điểm này năm ngoái nhưng cũng rất sinh động. Ngày Tết đối với Dân tộc VN là ngày trọng đại cho nên dù khó khăn đến mấy mọi người cũng cố gắng chuẩn bị cho ngày đó được vui vẻ nhất, đầy đủ nhất trong khả năng có thể của mình. Tôi lên xe tranh thủ về thăm ba. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài màu nắng vàng hiếm hoi sau những ngày mưa tầm tả dai dẳng...thấy mùa xuân bàng bạc khắp nơi. Xuân của đất trời mang lại một chút xuân cho lòng người suốt một năm vất vả mỏi mệt lo toan việc cơm áo gạo tiền...

Về đến nhà thấy hàng Tết bày ra đầy sân...hai cô tôi đang tiếp mấy người khách và cả những chú nhóc đang đứng chọn hàng...Vào nhà thấy ba đang nói chuyện với một người bạn đến thăm, ông là người thích nghiên cứu về Dịch lý, Phong thuỷ. Tôi vòng tay chào như những ngày còn bé. Chọn một chỗ ngồi gần đó để nghe ba nói chuyện...những câu chuyện ba trao đổi với bạn bè rất hữu ích cho tôi. Tôi học được rất nhiều điều qua những buổi “mạn đàm” này và hôm nay ghi lại mấy dòng tản mạn cuối năm.

Ông bạn của ba nói:

Thời tiết năm nay rất thất thường, theo các nhà khoa học thì đó là kết quả mà con người phải trả giá cho việc huỷ hoại môi sinh..nhưng theo các nhà Dịch lý thì đó là điềm trời...Đời thịnh trị thì mưa thuận gió hoà, trên trời xuất hiện mây ngũ sắc, dưới đất vạn vật sinh sôi nẩy nở, xanh tốt mùa màng bội thu, lòng người nhân hậu giao hoà tương kính. Nếu bão lụt bất thường, đất lở núi sụt, dịch bệnh xuất hiện, lòng người đảo điên là điềm xấu...dấu hiệu của ông trời cảnh báo, trừng phạt hôn quân vô đạo...

Quan niệm của người xưa là thế...còn ngày nay không biết thế nào nhưng tháng Chạp mà xảy ra lũ lụt là hiện tượng rất hiếm, tôi chưa bao giờ thấy. Vừa rồi mấy tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà bị ngập lụt khá nặng, còn Hà Nội phải hứng chịu một cơn mưa khá bất thường và quá lớn đến nỗi người dân Hà Nội phải sống trên biển nước cả tuần...tôi nghe mấy đứa trẻ hát: ”Hà Nội mùa này phố cũng như sông” thì cũng không thể nhịn cười được. Có rất nhiều sự giải thích cho tai hoạ này, nhưng lời giải thích đúng nhất vẫn còn ở phía trước.

Sau đó họ nói sang chuyện kinh tế...

Ba tôi nói:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến mình rồi nhưng tại VN tác động nhẹ hơn tại Trung Quốc tôi hy vọng như vậy.

Ba tôi dừng lại một chút và hỏi người bạn:

- Vừa rồi ông có nghe RFI nói là những tờ báo lớn của Trung Quốc cảnh báo sẽ có những bất ổn xảy ra trong năm 2009 có thể đe doạ đến sự lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc không?

Ông bạn:

- Có! Tôi nghe, nhưng tại Mỹ -Châu Âu -Nhật Bản. Các nước đó cũng khủng hoảng, còn nặng nề hơn TQ nhưng chính quyền đâu có đưa ra những dự báo bi quan như thế.

Ba tôi cười, ông đặt nhẹ tách trà xuống...

- Theo tôi có sự khác nhau giữa các nước Mỹ-Nhật-Đức-Pháp và Trung Cộng.

Thứ nhất về chính trị Mỹ-Anh-Pháp-Nhật có nền chính trị dân chủ đa nguyên...chính quyền do dân bầu. Ví dụ như Mỹ chẳng hạn: Người dân Mỹ bất mãn với chính phủ Bush, bất mãn với Đảng Cộng hoà đã để cho kinh tế gặp khủng hoảng và sự sa lầy tại IRAQ nên họ đã trừng phạt Đảng CH, khiến Đảng CH mất Nhà Trắng và mất luôn thế đa số tại lưỡng viện quốc hội. Người dân Mỹ chọn Obama..một người da đen lên làm Tổng Thống..cho nên sắp tới nếu kinh tế có khó khăn đến mấy thì người dân Mỹ cũng phải chấp nhận chia xẻ cùng chính phủ do họ bầu lên...chẳng ta thán vào đâu được. Người dân Mỹ luôn luôn thể hiện quyền làm chủ của mình, họ luôn chứng minh họ có lý!

Thứ hai: Mỹ-Anh-Pháp-Đức-Nhật là một xã hội dân chủ với những tổ chức Dân sự vững mạnh, chế độ an sinh xã hội tốt ..xã hội được xây dựng trên phẩm giá con người..nó cân bằng và hài hoà. Chính sự cân bằng và hài hoà này giữ cho các nước Mỹ-Nhật và Phương Tây ổn định trước những khủng hoảng chu kỳ hoặc bất thường của Thế giới. Nó có khả năng tự điều chỉnh trước những biến động.. và điều cực kỳ quan trọng là người dân ủng hộ và hài lòng với thể chế chính trị của họ. Thể chế Chính trị công bằng và dân chủ.

Còn ở Trung Cộng không có được hai điều này:

Thứ nhất, thể chế chính trị độc tài toàn trị..coi người dân như cỏ rác. Một nhóm người chiếm giữ quyền lực và tự đồng hoá mình với đất nước và dân tộc ..nhưng thực ra họ chỉ là một nhóm người dùng quân đội công an và nhà tù để kiểm soát đất nước..người dân không hề lựa chọn họ ..nói đúng ra là người dân không có quyền chọn lựa, người chủ thực sự của đất nước Trung Hoa là Đảng Cộng sản.

Thứ 2: Chính vì thể chế chính trị độc tài..cho nên dẫn đến độc quyền..độc quyền chính trị độc quyền kinh tế, độc quyền văn hoá và cả độc quyền chân lý. Mà độc quyền thì độc đoán, độc đoán thì lộng hành. Những tệ nạn tham nhũng, bất công là những hình thức của sự lộng hành nó đi đôi với chế độ Độc tài như hình với bóng. Việc một nhóm người độc quyền chiếm giữ đất nước dẫn đến sự mất cân đối..phá vỡ sự hài hoà của xã hội, tạo ra mâu thuẫn đối kháng hoặc âm ỉ hoặc công khai. Xã hội Trung Hoa ngày nay như một thùng thuốc súng chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ.

Hãy nhìn vào khoảng cách giàu nghèo ở TQ. Tập đoàn lãnh đạo và thành phần ăn theo thì cực kỳ giàu có, cực kỳ quyền lực, cực kỳ xa hoa. Còn đại đa số người dân - nhất là dân ở nông thôn - thì cực kỳ nghèo khổ và hoàn toàn không có một chút quyền lực gì. Kể cả quyền cư trú và đi lại (đây là những quyền đơn giản nhất), chuyện gì sẽ xảy ra khi hàng trăm triệu người nghèo khổ lòng đầy bất mãn và thù hận bị đẩy vào đường cùng. Chỉ có nghèo khổ thôi không đủ dẫn đến bạo loạn, sự bất mãn và thù hận mới chính là nguyên nhân.

Trước đây 30 năm, đất nước Trung Hoa chưa mở cửa, người dân TH ai cũng nghèo như nhau cho nên chỉ có sự đói khổ chứ ít bất mãn và hận thù. Sự hận thù nảy sinh từ bất công xã hội, từ sự bạo ngược của nhà cầm quyền. Bây giờ sau 30 năm “mở cửa, cải cách”, một tầng lớp tư bản đỏ hình thành, vừa nắm độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế cho nên bọn tư bản đỏ này tha hồ lũng đoạn, bóc lột cướp đoạt tài nguyên quốc gia, tài sản nhân dân, làm xã hội Trung hoa bị nghiêng lệch rất nặng nề, chỉ chờ một biến động của Thế giới là đổ luôn. Đảng CS Trung Hoa dùng vũ lực, dùng Quân đội, Công an, nhà tù và cả những thủ đoạn bỉ ổi hèn mạt của bọn Mafia để giữ gìn ”sự ổn định” của xã hội. Nhưng họ đã lầm: Chính chế độ dân chủ về chính trị, sự công bằng hài hoà của xã hội mới mang lại ổn định đích thực. Nhân nào quả nấy..cái vòng nhân quả có khi quá rộng nên một đời người không trông thấy..nhưng nó là một chân lý khoa học chứ không phải là một quan niệm thuần tuý tôn giáo.

Người bạn của ba hỏi tiếp:

- Ông nhận định như thế nào về VN

Ba ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Tình hình Việt nam theo thiển ý của tôi tuỳ thuộc rất nhiều vào tình hình thế giới, nhất là tình hình tại TQ và cũng tuỳ thuộc vào sự bền vững của chính nó, đây là một thách thức để kiểm nghiệm, chúng ta hãy chờ xem.

Sau đó ba nói qua nhiều chuyện khác từ Tôn giáo đến Văn chương Nghệ thuật.

Khi người bạn của ba đã về, tôi thắp hương lên bàn thờ Phật hai tay chắp trước ngực đọc thì thầm trong miệng: “Cầu xin Trời Phật gia hộ cho gia đình con được bình an, đất nước con được...” Tôi định nói bình an nhưng khựng lại vì thấy có điều gì đó bất ổn...gia đình bình an thì được rồi. Còn đất nước này đâu tuỳ thuộc vào tôi hay gia đình tôi. Đất nước này tuỳ thuộc vào 84 triệu dân VN, nó bình an hay không là ở họ..tôi không thể cầu xin Trời Phật được. Như ba tôi đã nói: ”Nhân nào quả nấy” là một quy luật..Không ai cầu xin được. Nhưng tôi cũng có một ước mơ: là một người còn trẻ thế hệ 8X, tôi ước mơ chúng tôi có được một cuộc sống bình an tốt đẹp, thành đạt và hạnh phúc...một ước mơ mà cũng là một đòi hỏi những người lớn, thế hệ của ba tôi..nhất là những người lãnh đạo, phải biết lắng nghe và quan tâm đến chúng tôi. Không nên vì quyền lợi vị kỷ của mình mà bỏ quên chúng tôi bất chấp tương lai của chúng tôi.

Tôi muốn trình bày nhiều quan điểm và suy tư của mình nhưng tôi sợ...quan điểm của tôi có thể làm cho tôi gặp nguy hiểm. Nếu tôi trình bày thẳng thắn ước mơ và suy nghĩ của mình thì biết đâu..một tai nạn xe cộ hay một vụ ngộ độc thực phẩm đang sắp đặt để chờ tôi và những người trong gia đình tôi.

Tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Có lý do của nó.

Năm 2002, tháng 10, Ba tôi từ trại giam Nam Hà trở về sau 10 năm tù với tội danh mơ hồ: ”Tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trong những lần làm việc với công an Tỉnh Quảng Nam và công an TP Tam Kỳ, ông Trần vị Sĩ, thiếu tá (bây giờ là trung tá) An ninh tỉnh Quảng Nam hơn một lần cảnh báo ba tôi: ”Chúng tôi sẽ tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ gia đình anh tuỳ thuộc vào thái độ của anh”. Tôi rất kinh ngạc khi một người là đại diện cho chế độ lại đòi tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ gia đình tôi. Tôi biết đây không phải là lời cảnh báo suông hay của cá nhân ông ta.

Mấy hôm nay CA liên tục đến tìm ba tôi gọi là đến “thăm”, trong đó có một người là Thượng uý Đặng Quang Thái. Ba tôi nói: Đặng Quang Thái là người cực đoan, thô lỗ, CA Tỉnh Quảng Nam luôn phái anh ta đến gọi là để “thăm” ba nhưng thực ra là để gởi đến ba và gia đình mình một tín hiệu của vũ lực và hành động.

Cho nên mùa xuân đang đầy ắp ngoài trời phô bày trên những cánh mai vàng, thược dược, hoa hồng và màu nắng vàng rực rỡ nhưng dịu êm có làm lòng tôi phấn chấn rất nhiều cộng với tuổi thanh xuân đang rạo rực, tôi cũng không dám nói nhiều.

Bây giờ là Thế kỷ 21, thời đại thông tin nhưng ở VN tôi phải biết giữ mồm giữ miệng, tôi phải nhớ lời Khổng tử dạy cách đây hơn 2000 năm: ”Thủ khẩu như bình” vậy.

Thật là buồn quá đi vì Mùa Xuân thực sự vẫn còn chưa đến đối với gia đình tôi và nhiều người khác.


© 2009 Đàn Chim Việt Online
Post Reply