Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Chệch Hướng & Ngược Hướng
Wed, 06/25/2014 - 07:05
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


Không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự tồn vong của chế độ.
Huy Đức


Năm 1882 – khi bước chân đến Mỹ – Oscar Wilde nói với nhân viên hải quan ở New York rằng: “Ngoài thiên tài ra, ông không có gì để khai báo cả.” (I have nothing to declare except my genius).

Một trăm năm sau, tại phi trường San Francisco, tôi cũng nghe một câu hỏi tương tự (Do you have anything to declare?) nhưngchỉ buồn bã lắc đầu thay cho câu trả lời vì tôi hoàn toàn không có tài sản hay tài ba gì ráo (để khai báo) ngoài khả năng ... chịu đói.

Cái khả năng “đặc biệt” này, chắc chắn, cũng được tập thành bởi rất nhiều người Việt. Xứ sở của chúng tôi là nơi mà nghèo đói hiển hiện ở mọi thời, và hầu như ở khắp cả mọi nơi.

Hồi tháng Giêng năm nay, báo chí trong nước ái ngại đi tin: “Mười một tỉnh (Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum) đồng loại xin cứu đói.”

Hai tháng sau, cái đói lan tới tuốt Hậu Giang: “Bốn Mươi Bốn Công Nhân Nhập Viện Vì Quá Đói.” Dù đói tới cỡ đó nhưng nhờ khả năng nhịn đói triền miên nên giới công nhân (thỉnh thoảng) vẫn bị Nhà Nước “cấu” bớt một hai ngày lương để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, để xây trường mầm non cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, để cất nhà tình nghĩa cho gia đình nghèo khó, để tặng quà cho qúi bà mẹ Việt Nam anh hùng, để làm cầu cho đồng bào sắc tộc (ở vùng xa, vùng sâu vùng căn cứ cách mạng) hay để ủng hộ (thêm một ngày lương nữa) cho chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” tri ân liệt sĩ (của ta) và những người lính Việt Nam Cộng Hoà – như lời của ông Đặng Ngọc Tùng – Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (trên báo Lao Động) vào hôm 12 tháng 3 năm 2014.

Tuy cuộc chiến Bắc/Nam đã qua gần bốn mươi năm nhưng (có lẽ) đây là lần đầu tiên “đám lính Sài Gòn”– hay còn bị gọi một cách xách mé hơn là “bọn ngụy quân” – được một quan chức cao cấp của Nhà Nước nhắc đến với đôi chút trọng thị và tình nghĩa: “Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu.”

Sự tử tế khó ngờ (và đột ngột) của nhà đương cuộc Hà Nội khiến cho nhiều độc giả ngỡ ngàng, và không ít kẻ vô cùng ... thất vọng:

21 năm chiến đấu trong mưa bom bão đạn, hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống mới có ngày 30.4.1975. Hôm nay tại sao ông Tùng và báo Lao Động lại kêu gọi ủng hộ tri ân những người lính của chế độ VNCH?

Mới mấy chục năm đã vội quên quá khứ rồi sao? Hay mọi sự qua rồi, thì chúng ta nên thực hiện “hoà hợp”, phải cào bằng giá trị lịch sử? Các vị đang đánh đồng xương máu của những người chiến đấu cho chính nghĩa, cho dân tộc và xương máu của những kẻ chiến đấu cho bọn phản quốc. Trắng - đen, phải - trái, chính- tà cần được khẳng định rõ ràng, chứ không được lập lờ và bẻ cong lịch sử !

© An Nam ( Nghệ An)


Ngôn ngữ sắt thép của ông An Nam khiến tôi nhớ đến không khí sắt máu trong phong trào “phóng tay phát động quần chúng để thực hiện chính sách cải cách ruộng đất” (cũng ở Nghệ An) vào năm 1953, theo như ghi nhận của một nhà văn:

“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;’Mi có khai không? Mi có khai không?’ trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch...”

‘Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian’ – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt... Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất ....” (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).


Ông An Nam, tất nhiên, không phải là một nhân vật từ trên trời (vừa) rơi xuống nước Việt. Ông là thành quả hiển nhiên của nỗ lực và quan niệm trồng người (thụ nhân chi kế) đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ trước: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa."

Những con người (mới) xã hội chủ nghĩa hôm nay, theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri, chính là di sản của Mác –xít tại Việt Nam. Di sản này hiển hiện khắp nơi, kể cả nghị trường.

Image
Nguyễn Bắc Việt, đai biểu Quốc Hội tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Anh Ninh Thủ Đô

Sau việc Trung Cộng Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Việt– đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận – đã “tham gia một số ý kiến” như sau:

Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?

Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng "dĩ bất biến, ứng vạn biến" như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng.


Khi nói đến nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, thiên hạ hay nghĩ đến những người bị đấu tố trong C.C.R.Đ, những kẻ bị vùi dập trong Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm hay Xét Lại, những xác người vùi lấp dưới lòng biển cả và giữa rừng sâu hoặc cạnh những trại tù heo hút (rải rác) khắp nước... nhưng không mấy ai quan tâm đến đến hàng chục triệu nạn nhân đáng thương khác – những kẻ bị giam cầm suốt đời trong thù hận, tăm tối, và dốt nát – như qúi ông An Nam hoặc Nguyễn Bắc Việt.

Nỗi lo Đảng đang “chệch hướng” của ông đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận cũng dễ khiến người ta nghĩ đến sự băn khoăn của giáo sư Hoàng Tụy về hiện tượng “lạc hướng” của nền giáo dục hiện nay:

"Giáo dục đang đi lạc hướng, nếu không có bài thuốc nào chữa thì có hết cải tiến rồi lại lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của dân mà rốt cục lại quay về điểm xuất phát...

Trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa không thể đảo ngược được cái lý trên, nước nào không hội nhập, không thích nghi được tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi, chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ.”


Không riêng gì giáo sư Hoàng Tụy, nhiều vị thức giả khác cũng đã có lúc bầy tỏ sự quan tâm về hiện tượng “lạc hướng” đáng lo này. Và (chắc) vì vậy nên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Ủy Ban Quốc Gia Đổi Mới Giáo Dục và Đào Tạo. Theo đó, chính ông là Chủ Tịch Ủy Ban,Trưởng Ban Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh và Phó Thủ Tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam làm Phó Chủ Tịch Ủy ban – theo như tin loan của Vietnam.net, đọc được vào hôm 27 tháng 5 năm 2014 vừa qua.

Thiệt là ... trao duyên lầm tướng cướp!

Ông Nguyễn Tấn Dũng là quan chức đã ký chỉ thị 37 CP cấm tư nhân hoá báo chí. Còn ông Đinh Thế Huynh chính là người làm cho cả dân tộc này “mát mặt” sau khi tuyên bố (trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11) rằng: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.”

Với cái tâm và cái tầm của Chủ Tịch Uỷ Ban (Nguyễn Tấn Dũng) và Phó Ủy Ban (Đinh Thế Huynh) thì nền giáo dục Việt Nam – phen này – kể như là đi đứt. Nỗi lo “chệch hướng” hay “quay về điểm xuất phát” (đương nhiên) cũng chấm dứt luôn vì ông Dũng và ông Huynh, chắc chắn, sẽ đi ... ngược hướng!

Nhưng thế nào là một nền giáo dục đúng hướng?

Xin mượn lời của ông Nguyễn Trân Sâm – người tự giới thiệu mình là một thường dân – để trả lời cho câu hỏi (không) khó khăn này:

Xin thưa, đó là nền giáo dục đáp ứng được những yêu cầu hết sức bình thường. Nói ngắn gọn là nó đào tạo được những con người tử tế, tức là có những phẩm chất cơ bản sau: có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác (riêng với cha mẹ, thầy cô và những người cao tuổi còn phải biết lễ phép, nhưng không tuân theo những đòi hỏi phi lý và phi pháp), có năng lực lao động để đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính mình và xã hội (có kiến thức và kỹ năng tốt hoặc đạt yêu cầu về nghề nghiệp), có ý thức tôn trọng pháp luật (nhưng không tuân theo vô điều kiện những luật lệ phản động, lạc hậu).

Trong lịch sử các dân tộc phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa,… người ta đã diễn đạt những yêu cầu đó bằng những khái niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Chỉ thế là đủ. Chỉ có điều ở thời đại ngày nay, đừng lồng vào những khái niệm đó những nội dung như trung thành tuyệt đối với một cá nhân hay nhóm người nào.

Người tử tế không thể xoen xoét nói những điều nhân nghĩa nhưng trong hành động thì chỉ làm và sẵn sàng làm mọi việc vì quyền lợi bản thân, kể cả chà đạp lên quyền lợi người khác, kể cả lợi dụng quyền lực để đàn áp dân lành. Người tử tế không thể là kẻ bợ đỡ, liếm gót những kẻ có quyền lực, đem tiền đi mua bằng cấp, chức tước, dùng chức tước bòn rút tiền bạc và thành quả lao động của người khác. Người tử tế không thể bắt hàng triệu người phải theo mình, phục vụ mình, tôn thờ mình như thánh. Người tử tế không tự nhận mình là người thông thái nhất, là đỉnh cao trí tuệ.


Quan điểm giáo dục nhân bản bình dị đến vậy cớ sao Đảng và Nhà Nước ta (nói chung) hoặc hai ông Nguyễn Tấn Dũng (nói riêng) lại cứ nhất định dẫn dắt toàn dân đi chệch hướng hay lạc hướng? Vì tự bản chất họ không phải là những người tử tế nên không thể thực hiện được bất cứ điều gì đàng hoàng hay tử tế, chớ sao.

tuongnangtien's blog
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Vì sao tôi có cảm tình với người Mỹ?
Trần Kỳ Trung, 30-07-2014


Tôi chơi thân với Jess De Vaney và John Weslay Fisher, hai cựu binh Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam. Jess hiện là chủ tịch một tổ chức phi chính phủ giúp các nạn nhân trong chiến tranh Việt Nam có địa chỉ“ TOP VIETNAM VETERANS 8000 S. Kolb Suite 43 Tucson, Arizona 85706”.

Còn John hiện là bác sỹ nhi khoa, đồng thời là một nhà văn, một người rất sùng đạo Phật. Cả hai người, với tuổi xế chiều, bên kia cuộc đời, chiêm nghiệm lại, Jess và John thừa nhận với tôi, cuộc chiến Việt Nam mà quân đội Mỹ tham gia, thực là một cuộc chiến tranh vô nghĩa, không hề có một tác dụng tích cực nào cho cả hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bây giờ nghĩ lại, với họ là sự ân hận khôn nguôi. Jess và John đã cùng tổ chức của mình, đi lại không biết bao nhiêu lần đến nhiều tỉnh trong khu vực miền trung - Việt Nam để làm từ thiện. Những người cựu chiến binh Mỹ làm việc này hoàn toàn tự nguyện, thành tâm. Ví như Jess, khi cần ông đã bán luôn ngôi nhà đang ở để góp thêm tài chính vào quỹ của tổ chức TOP. Hay như John, mỗi lần qua lại Việt Nam, đều đi theo một đoàn bác sỹ tình nguyện chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt những vùng mà trước đây máy bay Mỹ bắn phá hoặc quân đội Mỹ đến càn quét. Ngoài việc chữa bệnh, phát thuốc cho người dân Việt Nam, John còn là một nhà văn. John tặng tôi hai quyển sách mới xuất bản “ Angels in Vietnam”, “ The War After the War”.

Trong hai quyển sách này, John viết về tình người, sự khát khao hòa bình, sự thông cảm của hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ luôn phải hiện hữu, thường trực. Nhắc lại những mất mát đau thương của chiến tranh không phải để hận thù mà nhắc chúng ta một bài học, trong đối nhân xử thế cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Còn không phải như thế sẽ trả một giá đắt, giữa người với người đã đau rồi, giữa hai dân tộc, hai nhà nước, còn đau gấp bội phần, để lại những di hại hết sức nặng nề.

Còn một người Mỹ nữa tôi muốn nhắc đến là ông Patrick Leahy, Thượng nghị sỹ, Chủ tịch thường trực thượng nghị viện Mỹ. Ngày 20/4/ 2014 tôi được tiếp ông cùng một đoàn thượng nghị sỹ Mỹ ở tại nhà riêng của tôi ở Hội An.

Việc đến thăm của ông cùng phái đoàn thượng nghị viện Mỹ, với tôi là một việc hoàn toàn bất ngờ.

Sau khi làm việc với các yếu nhân trong đảng, chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, theo lời mời của ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, ông Patrick Leahy cùng đoàn tùy tùng vào Đà Nẵng để chứng kiến việc tẩy chất độc dioxin ở sân bay. Việc này cũng xong, còn thời gian, ông Patrick Leahy nhờ người bạn của tôi, làm phiên dịch cho đoàn, có thể liên hệ, tạo điều kiện cho ông cùng đoàn đến thăm một gia đình người Việt Nam ở Hội An, để hiểu thêm văn hóa Việt Nam và ông cũng muốn tìm hiểu Hội An một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng.

Cuộc đi thăm này hoàn toàn với tư cách cá nhân. Bạn tôi liên hệ với tôi, đề nghị gia đình tiếp. Tôi nhận lời nhưng cũng băn khoăn vì đây là một yếu nhân, như bạn tôi nói, người có quyền lực thứ ba trong chính phủ Mỹ. Hơn nữa, đi theo ông là có rất đông công an, mật vụ của cả hai nước với nhiệm vụ bảo vệ, tôi và gia đình sẽ tiếp đón ông như thế nào? Tôi có hỏi bạn tôi về việc này, thì được bạn tôi giải thích: “ Anh cứ tiếp đón như tiếp đón một người khách du lịch tới thăm gia đình anh, đừng câu nệ quan cách, điều đó ông Patrick Leahy và vợ của ông không thích. ”.

Nghe bạn tôi nói thế, tôi yên tâm.

Và quả thật, cuộc viếng thăm của ông Patrick Leahy cùng đoàn thượng nghị sỹ Mỹ đến gia đình, để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Trước hết đó là tác phong giản dị, chân thành, không hề có một một sự ngăn cách giữa khách và chủ của ông Patrick Leahy. Điều thứ hai, là ông rất tôn trọng văn hóa Việt Nam, rõ nhất khi ông thăm ngôi nhà cổ gia đình tôi đang ở, vợ chồng ông yêu cầu tôi giải thích những câu đối, bức liễn trong gia đình, cách trang trí bàn thờ, ngày giỗ gia tộc tổ chức như thế nào? Khi hiểu ra những điều đó ông rất vui và cảm phục, ông nói: “ Văn hóa Việt Nam rất đẹp, cần gìn giữ”.

Phu nhân của ông đã thắp hương và lạy trước bàn thờ tộc của gia đình tôi. Còn một điều nữa, tôi ngạc nhiên về ông Patrick Leahy là sự cảm tình của ông với Việt Nam, ông không muốn những chuyện “không đẹp” trong quá khứ của quan hệ hai nước quay lại. Ông nói với tôi, ông là thượng nghị sỹ Mỹ duy nhất phản đối việc chính phủ Mỹ cấm vận Việt Nam, sau năm 1975 trong lần bỏ phiếu đầu tiên ở thượng nghị viện Mỹ bàn về vấn đề này. Khi đến thăm Việt Nam lần này, hiểu văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hơn, ông càng mong muốn quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp dựa trên nền tảng phải thực sự hiểu biết, chân thành và tôn trọng.

Ông còn nói một ý nữa, người dân Việt Nam rất độ lượng, vị tha, giao thiệp giỏi, rõ nhất là thông qua những cuộc tiếp xúc giữa ông với một số vị lãnh đạo, đặc biệt với người dân Việt Nam. Ông nhận định, với đức tính đó cộng với sự hoàn thiện một nền dân chủ thực sự thông qua việc sửa đổi hiến pháp và cơ chế, nhất định Việt Nam sẽ bắt kịp các nước văn minh tiên tiến, được các nước lớn nể trọng.

Nói thật, những lần được tiếp xúc với những người dân Mỹ bình thường, thông qua những người cựu binh Mỹ và một lần được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao chính phủ Mỹ, trong suy nghĩ tôi dành cho họ một tình cảm nhất định.

Tôi vẫn không thể quên những trận máy bay B52 ném bom xuống Hà Nội, hay dọc dãy Trường Sơn trên đường Hồ Chí Minh mà tôi đã từng qua khi làm người lính vượt Trường Sơn vào nam trước năm 1975. Nhiều đồng đội của tôi đã chết vì những trận ném bom này. Tôi cũng đã nhiều lần đến Mỹ Lai ( Quảng Ngãi ) thắp hương tưởng nhớ những nạn nhân bị lính Mỹ bắn chết… Khi tôi nhắc lại với những người cựu binh Mỹ về kỷ niệm đau đớn đó với sự mong muốn đừng bao giờ để hình ảnh này tái hiện lại.

Những người cựu binh Mỹ rất đồng ý với ý kiến này, họ nhất trí với sự thành tâm, biểu hiện bằng việc làm, rất nhiều lần tôi và họ không chỉ đến Mỹ Lai, mà còn đến nhiều vùng trước đây lính Mỹ càn quét, máy bay Mỹ ném bom để làm từ thiện như một lần chuộc lại lỗi lầm… Nước mắt họ đã rơi khi thấy những di hại thương tật nặng nề hiện hữu trên thân hình những nạn nhân chiến tranh, hay bị nhiễm chất độc màu da cam…

Gần bốn mươi năm kể từ năm 1975 trên đất nước Việt, tôi tin chính phủ Mỹ không muốn đưa quân đội, máy bay… đến Việt Nam để nổ súng, ném bom. Đối với đất nước Việt Nam, cho đến thời điểm này họ không lấn chiếm một mét vuông nào. Ngược lại, chính phủ Mỹ là một trong những chính phủ có tiếng nói mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong lãnh hải Việt Nam. Đối với nhà nước Việt Nam, nhất là với đảng cộng sản, tuy có nhiều sự khác biệt, thậm chí là bất đồng, những tất cả những điều đó, họ đều làm công khai, rõ ràng, không dấu diếm, giả dối như kiểu “ nói một đằng, làm một nẻo”.

Với kinh tế Việt Nam, đó là sự quan hệ sòng phẳng, hai bên cùng có lợi, khi cần đưa ra tòa án quốc tế phân xử. Chính phủ Mỹ không hề lừa dối dân chúng, nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ thừa nhận tổn thất, thừa nhận thất bại, không muốn trong tương lai có những cuộc chiến tranh như chiến tranh Việt Nam. Chính điều này đã làm cho người dân Hoa Kỳ hiểu người dân Việt Nam hơn, tình cảm người dân Hoa Kỳ thân thiện hơn với người dân Việt Nam, ngược lại người dân Việt Nam tiếp xúc với người dân Mỹ cũng hiểu nhau hơn.

Viết đến đây tôi lại nghĩ đến cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tháng 2/1979. Đấy rõ là một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của quân Trung Quốc, đã di hại trên đất nước chúng ta thật nặng nề, không dễ gì người dân hai nước có thể quên. Nhưng đã hơn ba mươi năm qua, nhà cầm quyền Trung Quốc không muốn cho chính phủ và nhân dân Việt Nam nhắc đến cuộc chiến tranh đó. Đểu giả hơn, họ muốn chúng ta phải xóa mọi dấu vết tội ác của họ đã in đậm lên mảnh đất này như bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ… Họ cũng chưa một lần cho phép những cựu binh của hai bên gặp lại nhau ôn lại những kỷ niệm chiến tranh đau đớn, cùng rút ra bài học để những cuộc chiến tranh như vậy không tái diễn trong tương lai.

Rõ ràng với nhà cầm quyền Trung Quốc với sự im lặng, lấp liếm, che đậy dấu vết tội ác hay xuyên tạc bản chất thực sự và thừa nhận sự phi nghĩa của một cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu như cuộc chiến tranh trước 1975, rất nhiều yếu nhân trong chính phủ, dư luận, cựu binh Mỹ… thừa nhận sai lầm thì với cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, cho dẫu bị nhân dân và quân đội Việt Nam đánh cho thất bại nặng nề, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ chịu nhìn nhận thất bại mà vẫn còn đòi… “ dạy cho Việt Nam bài học nữa”. Họ vẫn nuôi dưỡng âm mưu xâm chiếm đất đai của Việt Nam, lúc âm thầm, lúc công khai. Dã tâm phá hoại nền kinh tế của Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc không cần giấu diếm. Hàng giả giá rẻ mạt của Trung Quốc lan tràn thị trường Việt Nam. Hoa quả, thực phẩm xuất sang Việt Nam toàn chứa chất độc hại.

Những hạng mục kinh tế do Trung Quốc trúng thầu, thường xử dụng những công nghệ lạc hậu so với thế giới, đã vậy thi công chậm tiến độ, khi hoàn thành đạt hiệu quả kinh tế thấp, đội giá… Nhiều khu công nghiệp miền trung, Trung Quốc đưa người ào ạt… làm toàn những việc thủ công rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái hòng bám trụ lâu dài ở Việt Nam, mục đích của việc này là gì ??? nếu không phải đó là âm mưu xâm lược!!! Người Việt Nam, dù bất cứ ở thành phần nào, tầng lớp giai cấp nào nghĩ về những người lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, tôi dám chắc đến gần một trăm phần trăm là không hề có thiện cảm…

Từ những cuộc tiếp xúc trực tiếp với người dân Mỹ bình thường là cựu chiến binh như hai ông Jess De Vaney và John Weslay Fisher, đến một yếu nhân trong chính phủ Mỹ là thượng nghị sỹ, chủ tịch thường trực thượng nghị viện Mỹ, ông Patrick Leahy, đồng thời quan sát và suy nghĩ như trên, tôi nhận thấy rất nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức, tầng lớp… rất mong đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam mạnh dạn “ thoát Trung” để thay đổi thể chế, không áp đặt, không lệ thuộc vào chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã quá sức lạc hậu, không phù hợp với quy luật lịch sử. Mạnh dạn sửa đổi hiến pháp… đưa Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ thực sự. Từ đó liên minh với các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Được như vậy thế đứng của Việt Nam sẽ rất vững mạnh do sự đồng lòng, thống nhất giữa lãnh đạo và người dân, lúc đó sẽ không sợ bất cứ thế lực ngoại bang nào muốn thôn tính Việt Nam.

Tôi cảm tình với người Mỹ cũng vì những lý do đó!


Theo blog Trần Kỳ Trung
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Càng sống lâu trong xã hội chủ nghĩa, con người càng thiếu đạo đức
Huy Phương

“Trăm năm trồng người...”

Một bản tin ngắn, rất tầm thường ở Việt Nam, không chắc làm cho bạn quan tâm, đau lòng, đó là bản tin từ Hà Nội, cho biết nạn bẻ kính chiếu hậu xe hơi bắt đầu tràn lan. Chỉ với một chiếc Porsch Panamera giá $200,000 đã được quân gian chiếu cố, chỉ trong hai năm, đã bị bẻ kính bảy lần. Ngay một sinh viên trường Cao Ðẳng Văn Hóa-Thể Thao Hà Nội, Ðặng Huy Việt, trước đây cũng từng là thủ phạm loại ăn cắp vặt này. Theo tôi, trong cái thời buổi tệ mạt này, rõ ràng là chuyện “trăm năm trồng người” đã có kết quả hay hậu quả đau lòng.

Một trong những “danh ngôn” của Hồ Chí Minh được CSVN ca tụng nhất là câu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” nhưng trẻ em “quàng khăn đỏ” ít đứa nào biết tới ông Quản Trọng bên Trung Quốc là tác giả chính hiệu danh ngôn này, đã bị “bác” bứng nguyên cây về trồng trong vườn nhà “bác.” Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu; kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu).

Những gì “bác” đã gieo giống, chăm sóc, tưới nước bón phân, ngày nay rõ ràng là đã có kết quả. Sách Minh Tâm Bảo Giám, chương Kế Thiện, có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. (Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu). Không ai gieo hạt chanh chua mà lại hái được giống cam ngọt, nói đơn giản, gieo nhân nào thì gặt quả nấy!

Hạt giống độc địa ấy từ ngày được Hồ Chí Minh mang về gieo trong khu vườn nhà đã như là “loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời” như câu nói của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, khi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản. Sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, nơi Bắc Việt gọi là vùng tạm chiếm, tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, như những chuyện băng đảng nhóm xã hội đen, cướp của giết người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.

Lúc đầu, nói về tình hình trật tự xã hội, đề cập đến những điều xấu xa đầy rẫy này, đảng cộng sản tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho đó là hậu quả, tàn dư của chế độ cũ để lại, chỉ đích danh là Mỹ, Ngụy, nhưng rõ ràng là sau hơn 39 năm “làm chủ” đất nước, thực tế ngày nay không thể còn đổ lỗi cho ai.

Sau nữa là cả nước từ 60 năm nay, dưới sự cai trị của đảng, do chủ trương của đảng, là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!” Vậy thì những gì được ghi nhận hôm nay là thành quả chiếu sáng từ tấm gương ấy, đó là chân lý, mà chân lý này không bao giờ thay đổi. Không ai dám hỏi Hồ Chí Minh thực sự có đạo đức hay không, và cả đất nước mù quáng tin theo những gì đảng nhồi nhét từ những đứa trẻ, làm đông đặc đầu óc thanh niên, bắt người ta tin vào những chuyện không có thật.

Hậu quả là ngày nay cả nước nói dối như cuội.

Hậu quả là ngày nay cả nước ai cũng gian dối để sống.

Hậu quả là ngày nay, lý tưởng của cuộc sống là đồng tiền.

- Ở xã hội ấy cái gì cũng mua được bằng tiền, cái gì cũng được đem bán, và người ta sẵn sàng bán đi những cái gì quý nhất.

- Ở xã hội ấy, người ta không biết hổ thẹn vì nhân cách, nhưng cảm thấy hổ thẹn khi thua sút những người chung quanh vì cái nhà, cái xe, cái điện thoại, cái xách tay...

- Ở xã hội ấy, ai cũng muốn bỏ đi, những ai còn ở lại là không đi được, hay đang còn kiếm được tiền để chuẩn bị đi hay lo cho những người đã đi.

- Con người là vốn quý như ai đó đã từng nói, nhưng một mạng người không đáng giá bằng một con chó!

- Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.

- Con người là vốn quý, nhưng công an, thế lực của chế độ, sẵn sàng đánh chết dân vì dân không chịu nhận tội mình không làm.

- Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người, nhưng người vá xe sẵn sàng rải đinh trên đường để cho tiệm mình đông khách, thêm lợi nhuận.

- Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người nhưng bọn phục vụ cho dân, ăn gian, làm dối, sống chết mặc bay.

- Cộng sản đã từng ca tụng: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đỉnh cao trí tuệ loài người!” Hà Nội là lương tri của nhân loại! Báo Quân Ðội Nhân Dân đã ca tụng “đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam,” nhưng ngày nay nhân dân Việt Nam đi đến đâu đều được mọi người có những cái nhìn thiếu thiện cảm. Nhật, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore... kết án người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác, bán dâm... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xa. Cả nhân viên nhà nước cũng buôn lậu, ăn cắp, hối lộ, vậy người Việt ra nước ngoài còn dám ngẩng mặt nhìn ai?

- Ở trong nước dân Việt đã bày tỏ dân trí bằng cách ẩu đả, chửi bới nhau để chen lấn mua bánh Trung Thu ở Hà Nội, giành giật đạp lên nhau để giành được kiếm một miếng sushi miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương, hỗn loạn trèo lên đầu nhau lên nhau để mua bằng được lá ấn trong lễ khai ấn đền Trần, hôi của khi có tai nạn qua đường như rơi tiền, đổ bia...

Người ngoại quốc và các tòa đại sứ ở Việt Nam thì bắt đầu “sợ” dân Việt khi những cây anh đào được đem từ Nhật đến bị đám đông nhào đến vặt sạch, chính phủ Hòa Lan tổ chức phát 3,000 chiếc áo mưa cho dân chúng để tỏ tình hữu nghị thì đám đông ào ạt, hung dữ nhào lên sân khấu cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.

- Chính giới trí thức trong nước, như Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã viết rằng, “Phải nói rằng kể từ khi đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái Chủ Nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người Việt Nam. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.”

Ai đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam, phải chăng là công ơn “bác Hồ,” cho nên hôm nay, chưa đến một trăm năm, mà việc trồng người của “bác” đã có kết quả “khả quan,” đưa đất nước vào chỗ lụn bại, tha hóa. Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải vôi, kêu la là “chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với nhân dân !”

Huy Phương
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Đảng lừa dân, dân lừa đảng, sự thật là đâu?
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao)

Nhìn những cảnh nhà nước CSVN giàn dựng rồi nhìn cảnh dân Việt Nam khóc lóc quỳ lạy Võ Nguyên Giáp hay ôm hình Hồ Chí Minh đi cổ động bóng đá, người ngoài không biết nhìn vào cứ tưởng là lý tưởng cộng sản vẫn còn là "mặt trời chân lý chói qua tim", tưởng chừng chủ nghĩa CS vẫn còn vững mạnh vô cùng ở VN, tưởng chừng tuổi trẻ VN vẫn còn thần tượng các lãnh tụ CS như ngày xưa các cụ lớn tuổi bần cố nông đã thần tượng.

Image

Nhưng khi nhìn kỹ vào thực tế, thì mới thấy được sự thật là đâu?

- Sự thật là khi teen đi chơi mừng ngày sinh nhật HCM thì cho dù trên băng rôn năm sanh có ghi là 1840 cũng vẫn ôm chụp hình tỉnh bơ, chả ai thấy sai hay thèm quan tâm.

- Sự thật là khi khóc lóc, quỳ lạy VNG mà có lợi (được thăng quan tiến chức hay được khen thưởng) thì sẵn sàng, nhưng phim về vị đại tướng này thì chỉ có thể là phim hoạt hình dụ con nít (Bộ phim "Quyết định lịch sử") vì làm phim đàng hoàng thì chả ai thèm trả tiền vé đi xem.

- Sự thật là tuy hễ ai nói gì đụng đến HCM thì lắm người nhao lên chửi theo thói quen bị nhồi sọ, nhưng phim về bác ("Nguyễn Ái Quốc in HongKong) thì dù đã ráng biến thể làm như phim hành động, xen cả màn bác "iu" nữ tu vào cho gay cấn cũng vẫn chả có ma nào thèm coi.

- Sự thật gần đây nhất là bộ phim về chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên "Sống cùng lịch sử", đầu tư đến 21 tỷ, giàn dựng công phu, nhưng khi đem ra rạp chiếu cho dân xem thì ngày đầu được chục người xem, từ ngày thứ 2 trở đi thì không bán được nổi lấy 1 vé!


Trong khi đó thì dân dẫm đạp nhau bỏ tiền trăm triệu để mua Gú shi` trốn thuế, sẵn sàng xếp hàng cả ngày để uống Sờ ta xì bấc và ăn Mặc Đố Nà!! Và hàng ngày đều có 1 cái hàng dài dằng dặc chờ xin visa đi Mỹ, đi Úc... bao gồm cả quan chức lẫn dân thường.

Đó mới thật sự là SỰ THẬT của XHCN tại VN bây giờ!

Đảng lừa dân, dân lừa lại đảng, nhưng thực tế là cả đảng lẫn dân đều chỉ mê đô la. Chủ nghĩa CS, cờ đỏ sao vàng, HCM, VNG... đều chỉ là những cái bình phong, mặt nạ giả mạo để 2 bên lừa lẫn nhau mà thôi.

Người nào nhận biết được sự thật này sớm thì sẽ "tiến xa" trong xã hội VN ngày nay. Người nào ngu ngơ còn tin vào lý tưởng này nọ thì sẽ sớm trắng tay và sớm xuống mồ.

Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Ngày nay Mỹ Ngụy chỉ cần ngồi cười và xem tuồng hát miễn phí mà đảng và dân VN đang diễn cho nhau xem, xem coi bên nào sẽ chết trước...


Ngoc Nhi Nguyen
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Mừng cho Hồng Kông, buồn cho Việt Nam
Wed, 10/01/2014 - 14:58 — VietTuSaiGon

Câu chuyện biểu tình kêu gọi dân chủ, li khai nhà cầm quyền độc tài Trung Cộng và đòi các nhà lãnh đạo đương quyền đặc khu kinh tế Hồng Kông phải từ chức có lẽ chưa đến hồi kết thúc, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Duy, chỉ có một điều, nếu so sánh về mặt dân số cũng như căn tính chịu đựng, có lẽ ít ai dám tin rằng người Hồng Kông tốt hơn người Việt Nam. Thế nhưng mọi chuyện đã khác, hoàn toàn khác!

Việt Nam cũng từng chống Trung Cộng, không phải chỉ chống họ thao túng chính trị mà còn chống sự bành trướng của họ. Thế nhưng có bao giờ Việt Nam có được một tập thể người biểu tình lên đến hàng triệu người? Thật là buồn khi phải nói rằng chưa, chưa bao giờ có số người đông như vậy, mặc dù Việt Nam sống trong độc tài, chuyên chế và nhân dân đã chịu đựng cái ách này nặng gấp ngàn lần nhân dân Hồng Kông nhưng chưa bao giờ người Việt dám đứng lên mạnh mẽ, đồng loạt như người Hồng Kông.

Hơn nữa, biểu tình chống ngoại bang xâm lăng, dù sao, xét về bản chất, lẽ ra sẽ được nhà cầm quyền ủng hộ, được cảnh sát ủng hộ, bảo bọc. Thế nhưng những người biểu tình Việt Nam đã bị bắt bớ, đánh đập dã man bởi chính những công an mang danh nghĩa công an nhân dân.

Và, trên hết, có bao giờ Việt Nam có những tập thể đồng nhất như Hồng Kông hiện tại? Xin thưa là đã có, đó là những lần đội tuyển bóng đá Việt Nam vào vòng chung kết, những trận chung kết bóng đá giữa tuyển Việt Nam và tuyển nước ngoài, hàng ngàn đám đông khắp đất nước đã kéo nhau ra đường hò hét dậy trời, đập vỡ nón bảo hiểm trên đường và có thể tổ chức đua xe để ăn mừng hoặc chia buồn với đội tuyển Việt Nam, nói chung là vui cũng ra đường mà buồn cũng ra đường. Lúc này công an, dân phòng, cảnh sát giao thông sẽ kéo nhau ra dọn đường, tiếp dẫn cho các đám đông này. Cái hay của Việt Nam là chỗ đó. Vì sao lại có “cái hay” quái dị như vậy?

Cũng nên xét lại về lịch sử đôi chút. Nói về lịch sử Việt Nam, người ta nhắc đến ngay một nền văn minh lúa nước với hàng loạt các chứng cứ hùng hồn. Nói về lịch sử Hồng Kông, không hề có nền văn minh lúa nước “rực rỡ” nào ở đây, người Hồng Kông, ngay từ đầu đã thiên về thương mại, buôn bán và công nghiệp điện ảnh thương mại. Đây là những ngành nghề đã giúp họ tồn tại, phát triển và trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, phồn thịnh giữa Á Châu. Và, có thể nói rằng người Việt Nam nặng về tâm thức nông nghiệp, người Hồng Kông nặng về tư duy thương mại và đương nhiên tâm thức của họ luôn thay đổi, luôn tự làm mới để đuổi kịp nhịp điệu phát triển của thế giới.

Chỉ hai yếu tố khác biệt này đã dẫn đến hai tiến trình lịch sử cũng như hai tính cách dân tộc hoàn toàn khác nhau, xin mở ngoặc là tính cách khác biệt này được hiểu theo nghĩa đại bộ phận dân chúng chứ không khuôn giới hoặc xâm phạm đến phạm vi hay địa hạt của những tập thể đấu tranh dân chủ bởi những nhà dân chủ thuộc về nhóm tiến bộ và ít nhiều cũng đã bứt thoát khỏi tâm thức nông nghiệp.

Cũng xin nhắc thêm là Cải cách ruộng đất miền Bắc năm 1946 – 1957 có rất nhiều đám đông đã nổi dậy mặc dù họ bị lừa, vì sao họ nổi dậy? Vì Cộng sản lúc đó đã đánh trúng ngay vào vết thương tổ truyền có tên “tâm thức nông nghiệp”, cụ thể là sự thao thức về mảnh ruộng, cái cày của họ. Chính vì vậy mà cuộc cải cách đầy máu và man rợ này lại được hưởng ứng một cách vô tội vạ! Ngược lại, những nhân tố cũng như công cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam hiện tại, cho dù có kêu gọi thấu trời xanh vẫn không có được đại bộ phận dân chúng hưởng ứng và lên đường. Vì sao?

Vì tâm thức cũng như tư duy những người bạn Hồng Kông hoàn toàn không giống với tư duy và tâm thức của người Việt Nam. Đặc biệt, ngay cả trong quản lý hành chính nhà nước, tư duy của Hồng Kông cũng hoàn toàn mới mẽ, hiện đại so với bộ máy nhà nước cồng kềnh, luộm thộm và nặng về hình thức nhưng kém về chất lượng, lối hành xử đầy chất nông nghiệp cũng như dự án, quyết sách không những thiếu sáng tạo, tiến bộ mà còn thiếu cả tư duy của thời đại như nhà nước Cộng sản Việt Nam. Hay nói cách khác, tư duy của nhà nước Cộng sản Việt Nam là một thứ tư duy thụ động cùng với thói quen vay mượn, xin xỏ. Bất kì dự án cấp quốc gia nào của Việt Nam hiện tại dù nói cách gì cũng dính dấp đến chuyện vay vốn nước ngoài, xin tài trợ nước ngoài, xin trong, xin ngoài, xin trên, xin dưới… Nói chung xin và xin. Nhà nước xin, nhân dân nghèo khổ quá rồi cũng xin… Mọi thứ quan hệ xin – cho và bợ đỡ vốn dĩ là thứ cây cỏ rất hợp với mảnh đất tâm thức (vốn tăm tối và sình lầy) nông nghiệp thâm căn cố đế thời Cộng sản.

Thử nghĩ, với một hệ thống tâm thức như vậy, liệu Việt Nam có làm được một cuộc cách mạng như Hồng Kông? Trong khi một thanh niên trẻ tuổi như Joshua Wong của Hồng Kông cũng có thể trở thành lãnh đạo một cuộc biểu tình lớn để chống độc tài, chống những gì phản tiến bộ loài người. Không phải vì người Hồng Kông thiếu lãnh đạo lớn tuổi cho những cuộc biểu tình như vậy nhưng vì họ đã đạt được sự tiến bộ chung, họ biết lắng nghe lý lẽ và tôn trọng lý lẽ, tôn trọng sự tiến bộ.

Và họ cũng thừa biết rằng lý lẽ và sự tiến bộ không bao giờ phụ thuộc vào kinh nghiệm tuổi tác mà nó phải đến từ những tư duy tiến bộ đích thực. Hay nói cách khác, họ đã không bảo thủ, sẵn sàng lắng nghe tuổi trẻ. Đó chính là điều mà từ nhà nước cho đến đại bộ phận người dân Việt Nam khó bề có được (ngoại trừ một số nhỏ tiến bộ), vì đâu? Vì đó là hệ quả của thứ tư duy lạc hậu, thủ cựu và cố chấp vốn dĩ có gốc gác từ tư duy nông nghiệp manh mún, không thoát khỏi lũy tre làng!

Thử nghĩ, với một hệ thống cầm quyền khép kín, bảo thủ, lạc hậu, thậm chí man trá như Việt Nam hiện tại, cộng với đại bộ phận dân chúng vốn dĩ mang tâm thức nông nghiệp nặng nề lại phải ngủ quá lâu trong mùi xú khí của chế độ chính trị cầm quyền, hầu như đã đánh mất khả năng đề kháng… Thì liệu có thể hy vọng Viêt Nam sẽ có những cuộc xuống đường rầm rộ kêu gọi dân chủ giống như Hồng Kông đang có?

Có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới có được điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết cơ hội và càng không có nghĩa là nhân dân khó thay đổi. Bởi lẽ, chính sự man trá của nhà cầm quyền đến một lúc nào đó (như hiện tại chẳng hạn!) đã mở mắt cho nhân dân thấy để họ biết mình cần làm gì. Vấn đề nhân dân sẽ “làm gì” chỉ còn là thời gian đủ để thấm nhuần những gì mà thế giới tiến bộ đang hằng ngày chảy vào Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Bài Luận Văn Cuối Cùng
Image

Tuần rồi bé Giang cũng có làm bài tập làm văn y chang tấm hình này. Đại khái thế này:

" Em ra đường nhìn thấy một người VN tay chân đều cụt không thể nắm bắt hay đi đứng đang bò lăn xin ăn, có một ông Tây đến bưng một hộp cơm gà, ông ta ngồi bẹp xuống đường bất kể, và dìu người ăn mày ngồi dậy dựa vào chân ông, ông vội lấy vạt áo thung của ông lau cái miệng nhơ nhớp và cẩn thận đút từng muổng từng muổng cơm , sự ngạc nhiên của người ăn xin hiện rỏ, ông ta vừa trợn tròn đôi mắt vừa há to miệng để ông tây đưa thức ăn vào...Sau 3 cái nuốt vội vì quá đói, ông ta đột nhiên hậm hực...thức ăn từ miệng trào ra, đôi mắt ông ta khép lại và nước mắt chảy như khe suối theo khóe mắt, ông Tây vội đặt dĩa cơm xuống đường ôm chầm lấy ông, lâm râm mấy câu ...i love you baby..i love you baby... anh ăn xin gục đầu vào ngực ông Tây khóc bật thành tiếng...và nhìn từ xa.. mặt anh ăn xin hình như bị ướt sũng... thì ra không phải nước mắt của anh ăn xin làm ướt mặt, vì nước mắt đâu nữa mà ra khi phải cố hết sức để bật thành tiếng rống khô khan vì cảm xúc quá mạnh... Chính là giọt nước mắt của ông Tây.

Email chuyền đến không có tên tác giả !

Phải, Giang đã thấy rỏ ông ta to con dạm dỡ cho nên nước mắt của ông ta khủng thật...những giọt nước mắt ông Tây lăn trên mặt anh ăn xin đến đâu cũng đều đổi màu đen nhơ nhớp, bởi vì có lẽ cuộc đời anh ăn xin này có bao giờ được rữa mặt cho dù một lần kể từ khi tay chân lìa khỏi thân mình...! Anh Tây cởi nốt cái áo thung ra lau mặt cho anh ăn xin xong lại lau tiếp theo vào mặt ông ấy vì lệ nhòa đôi mắt làm ông không thấy đường, không biết có phải vì vậy hay vì quá thương người cảnh khó mà ông quên đi vệ sinh tối thiểu giử cho ông hay không.

Dòng người tấp nập, tiếng kèn tiếng nói inh ỏi giữa khói bụi mịt mù...lạ thay! Không một ai ném cái nhìn, cái gì đang xảy ra dưới chân mình. Anh Tây vẫn bịn rịn lúc từ giã đứng lên, anh ta vụt bước đi, khi đến bức tường đối mặt anh ta ngước nhìn lên bức tường rồi lăm răm thế này: -shameful truth..! - corrupt regimes..!....(sự thật đáng xấu hổ ..! - chế độ tham nhũng...! Giang không hiểu ông nói gì, cứ ghi rõ từng lời như vậy. Lúc này, Giang mới khám phá ra là Giang cũng đang khóc, nước mắt Giang làm mờ chữ viết cũng vội kéo áo thung chặm cho ráo kẻo cô rầy.

Bài tập làm văn tự thuật câu chuyện sống thực này Giang nộp cho thầy. Năm ngày sau, Giang được gọi lên văn phòng Giám hiệu, Giang ngồi suy nghĩ không biết điều gì thì được ban tư tưởng giáo dục dạy biểu thế này.

- Có ai xúi quẩy em làm bài tập này không? - Dạ không có.
- Thế em có biết làm văn thế này là vi phạm nghiêm trọng không? - Dạ không.
- Em có biết như vậy là phản động, là bôi bác chế độ ta không? - Dạ cũng không. Dạ thưa thầy, em viết sự thật muh...-

Thầy nổi giận đập bàn quát! Dù là sự thật em cũng không được phép viết đúng như vậy, Bác Hồ đã từng dạy 100 năm trồng người em còn nhớ không? Em đã phụ lòng bác kính yêu của chúng ta rồi...

Giang về nhà lòng miên man nghĩ ngợi, chợt hiểu ra là thầy cô buộc Giang phải học tập cách nói dối, phải biết vô cảm mà không có quyền biết thương xót,phải biết nén đau thương để quen chịu đựng như mọi người, phải biết nói dối để tồn tại...Giang tự thấy xấu hổ quá! Xấu hổ cho một thằng học trò không bằng cái cử chỉ nhỏ nhường miếng bánh cho bạn của mấy đứa đánh giày ngoài chợ cầu kho....

Một buổi chiều....Giang viết vài hàng cho mẹ đặt dưới gối, và hành động gian dối lần cuối cùng là đặt chiếc gối thay Giang, trùm chiếc mền kín lên, lẻn nhà ra đi bụi đời kể từ chiều hôm ấy...
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Ứng xử của người VN khi đi máy bay

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Chỉ có đảng CS mới có đổi mới
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)

Bấy lâu nay, hễ nhắc đến nhà kách mạng lão thành Đỗ Mười (Đ.M), là cứ y như rằng, bọn phản động chọc phá tổ Cu tức thì trích ngang lý lịch hoạn/thiến của đồng chí cựu tổng bí thư kính mến ra để bôi bác, oánh giá thấp cái đầu Người xuống ngang tầm với anh hai Hòn, chị Dậu heo. Tuy nhiên, có một điều khiến chúng phải buộc lòng lờ đi căn dặn của sư phụ Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe... mà hãy nhìn...” để thừa nhận đó là giá trị chân lý không thể đảo ngược trong lời phán dạy của “Bồ tát hiện thị” Đ.M, rằng: “Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”.

Thực vậy, “Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”. Một câu nói nghe rất bình dân giản dị; bình dân giản dị như cái bị đồ nghề của bác ĐM gồm cuộn chỉ, cây kim, con dao nhỏ, ve thuốc đỏ và nhúm bông gòn, nhưng chứa cả một quá trình Kách Mạng của đảng CS do cha già DT lập nên dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng vô địch muôn năm, song cũng có khi gặp phải hoàn cảnh đen thui hơn mõm chó mực, túi thui hơn “sự đời” làm thiên hạ “bức xúc” đòi xách dao chém...; khốn đốn đến nỗi bác phải bịt râu chữ sĩ đi ăn mày ông trùm khủng bố Xít Ta Lìn thí cho mỗi tháng 100 Đô để cứu Quốc (*)

Chỉ có đảng CS mới có đổi mới” trong khi các đảng phái quốc gia thiếu đầu óc sáng tạo, mù chột viễn kiến, không biết vươn lên tầm cao mới, cứ khư khư giữ nguyên truyền thống dân tộc, đạo lý cha ông, quan hệ xóm giềng, văn hóa làng thôn... không dám làm một cuộc “cách mạng long trời lở đất”, để lật nhào mọi trật tự cũ; nhờ đảng đổi mới nên con cái mới có quyền đấu tố cha mẹ. “Thằng này con kia mày có biết tao đây là ai không?”; “Dạ thưa tôi biết ông là người do tôi sinh ra và dưỡng dục đấy ạ”.

Nhờ “Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”, nên hàng xóm lân cận từ chỗ sống hài hòa đùm bọc tương thân tương ái nhau qua bao đời, nay quay ra sợ hãi nhau, nghi kỵ nhau,, xa lánh nhau, thậm chí có khi rình mò xoi mói nhau tố cáo nhau để lập công... Nhờ “chỉ có đảng CS mới có đổi mới”, không ít nhà thờ nhà chùa bỗng dưng “đổi mới” thành nhà kho, chuồng bò...

Chỉ có đảng CS mới có đổi mới” đủ khả năng “đào tận gốc trốc tận rễ” các thành phần “Trí, Phú, Địa, Hào” để mọi người ngu và nghèo ngang nhau cá mè một lứa. Đến khi vướng phải bã Tư Bản, nhìn lại mình chả giống con giáp nào, coi bộ không xong, đảng bèn “đổi mới tư duy” quỳ gối “trồng” lại; không những trồng lại mà còn trồng đại trà: “phải đạt chỉ tiêu 20.000 Tiến sĩ trong vòng 10 năm”. Còn ba giai cấp ác ôn bóc lột kia Phú, Địa Hào đảng đào trốc hơn 80 năm rồi mà nay ở đâu nó lù lù ra một đống từ Bắc chí Nam; “con” nào cũng không mang trên cổ thẻ đảng viên đảng CS thì cũng thuộc thành phần con cháu các nhà Kách mạng Vô Sản lão thành.

Image

Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”, chẳng những “đổi mới” đi, song còn “đổi mới” lại. Đổi mới đi là đẩy cả nước vào hợp tác xã, “đổi mới” lại là chạy theo Kinh tế thị trường của Ngụy trước Tháng Tư, 1975, nhưng cho đỡ xấu hổ nhổ rồi lại liếm, đảng bèn che mặt bằng cái đuôi “định hướng xhcn”. Đã Kinh Tế Thị Trường lại còn định hướng XHCN! Đố ông trùm Tư Bản Chủ nghĩa nào làm được chuyện kinh tế kiểu “Thủy hỏa tương sinh”, như đảng CSVN Nói và Lừa được.

Trái ngược với các đảng không CS trước sau vẫn truyền thống cũ, đạo đức xưa, vẫn một mạch làm ăn theo nền nếp cũ là tự do, “Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”, đổi mới hoài; cũ sang mới, mới sang cũ; cũ người mới ta, đổi mới mà thực là đổi cũ, “đổi mới” đàng sau quay, nên hôm nay chạy theo người ta bá thở. Việt Nam đang tụt hậu, lẻo đẽo sau cả “thằng” Miên “thằng” Lèo”; còn khuya mới bám được đuôi bọn Tư Bản đang giãy chết. Chưa nói đến truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam “chỉ có đảng CS mới có đổi mới” te tua, tan tác, tả tơi... không biết đời nào mới phục hưng được, vì có sách dạy rằng,” làm văn hóa mà sai thì hại muôn đời.”

Túm lại, “Chỉ có đảng CS mới có đổi mới” mới “có khả năng” bôi tro trét nhọ thành công lên một Việt Nam đang“minh châu trời đông” bỗng dưng tối sầm lại bên cả đám Man Lào.

Chỉ có đảng CS mới có đổi mới”. Ông ĐM nói đúng quá. Chỉ có đảng CS, chứ không ai khác, mới đổi đời VN ra nông nỗi ngày nay. “Rõ ràng là như thế, chứ còn gì nữa”.


Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Những điều trông thấy

Post by Do Huynh Ho »

Thảm Họa Bắc Thuộc - Phần 1


Hôm nay, Vietnam Film Club hân hạnh gởi đến Quý Vị Video trên Youtube "Thảm Họa Bắc Thuộc - Phần 1" vừa hoàn tất sau gần hai năm thực hiện:



Bộ phim được sự đóng góp của 26 nhân vật, trong và ngoài nước, người Việt Nam và người ngoại quốc.

Tất cả họ cùng gởi đi một thông điệp khẩn thiết về Thảm Họa Bắc Thuộc đang xảy ra từng giờ trên đất Việt.

Vietnam Film Club
Chu Lynh, Editor
http://www.vietnamfilmclub.org
vietnamfilmclub@aol.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế trong kỳ hội nghị TƯ 10

Image

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào cuối tháng 6, 2013 TBT Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu dọn đường cho kế hoạch hạ bệ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng bằng lời tuyên bố sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong TƯ Đảng. Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai." (1) Trong vị trí đứng đầu đảng, là người có thẩm quyền quyết định công khai kết quả phiếu tín nhiệm của hội nghị TƯ 10 vừa qua, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã đi ngược với tuyên bố trước đây của mình và giữ bí mật kết quả phiếu tín nhiệm, cho thấy phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế.

Hội nghị TƯ 10 được dự trù tổ chức vào tháng 8/2014. Tuy nhiên hội nghị này đã bị hoãn lại nhiều lần vào tháng 10, tháng 12 và sau đó mới chính thức khai mạc vào ngày 5 tháng 1, 2015 tại Hà Nội.

Một trong những lý do của sự trì hoãn là để phe cánh Nguyễn Phú Trọng có thêm thì giờ đi sứ Bắc Kinh nhằm tìm kiếm thêm hậu thuẫn từ quan thầy trong cuộc chiến đấu đá nội bộ. Bắt đầu cho chiến dịch đầu khấu thiên triều này là chuyến đi của "đặc phái viên TBT" Lê Hồng Anh sang gặp các quan thầy Trung cộng vào cuối tháng 8, 2014.

Tiếp theo đó là các chuyến đi vào tháng 10.2014 của Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang, 2 UV BCT đã có chiều hướng ngã về phe Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt sau chuyến đi này, Phùng Quang Thanh đã "gia tăng" cường độ thần phục Bắc Kinh, nhận kẻ thù là "bạn" và xem xu thế nhân dân Việt Nam ghét Tàu là "nguy hiểm cho dân tộc." (2)

Việc dùng phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp, bên ngoài mị dân nhưng thực chất bên trong là dùng đó làm "thước đo lường" cho cuộc tranh giành quyền lực và lôi kéo bè phái, cũng đã được đi trước một bước với lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội vào trung tuần tháng 11, 2014. Những thành viên BCT đang nắm giữ những chức vụ trong chính phủ, quốc hội được xếp hạng tín nhiệm như sau:

Image

Trong lần ấy, việc TT Nguyễn Tấn Dũng có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất và số phiếu "tín nhiệm cao" chỉ hơn được Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang càng làm cho TBT Nguyễn Phú Trọng yên tâm bật đèn xanh tiến hành cái gọi là "Việc lấy phiếu tín nhiệm càng khẳng định tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân." (3)

Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực của phe Nguyễn Phú Trọng dựa vào giặc ngoài để thanh toán thù trong đã tan theo mây khói khi phe Nguyễn Tấn Dũng ra tay bằng ngón đòn truyền thông đen: dùng trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL), được mở toang hoang không có firewall tưởng lửa, để đăng bài tố cáo tham nhũng và tài sản gia đình của một số nhân vật chóp bu trong đảng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...

Đỉnh điểm của trận chiến "bôi đen chân dung quyền lực" này là nguồn tin Trưởng ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh bị đồng chí của đảng đầu độc phóng xạ. Đối tượng độc giả chính mà trang blog này nhắm đến là đảng viên và đặc biệt là thành phần nằm trong BCH TƯ của đảng. Những thành phần này đã quá rõ về những thủ đoạn thanh trừng trong thế giới cộng sản âm u quyền lực (4), quá biết về tình trạng của chìm của nổi trong tay các lãnh đạo đảng, vì thế cho dù với một nửa sự thật của CDQL vẫn được các đồng chí đảng ta đón nhận như những sự thật cần phải tin và e ngại.

Sự e ngại này lại càng gia tăng sau khi Nguyễn Tấn Dũng củng cố thế lực của mình ở phía công an với 3 quyết định 2425/QĐ-TTg, 2426/QĐ-TTg, 2427/QĐ-TTg được ký vào ngày 31.12.2014: gom tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; bổ nhiệm Trung tướng Trần Bá Thiều làm Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; bổ nhiệm Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong chiến dịch khủng bố tinh thần với thông điệp răn đe: bất kỳ tài sản của "đồng chí" nào cũng có khả năng xuất hiện trên CDQL và bất kỳ "đồng chí" nào cũng có thể đột tử như Phạm Quý Ngọ và nhiễm độc như Nguyễn Bá Thanh. Chiến dịch và thông điệp này đã làm gió chuyển thay chiều về phía Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị TƯ 10.

Đồng chí X một lần nữa đã thoát hiểm, nhưng ngoạn mục hơn so với kỳ Hội nghị TƯ 6, khóa 11 đã thoát khỏi bản án kỷ luật, lần này đồng chí X thắng lớn ngay trong "bàn cờ tín nhiệm" do chính Nguyễn Phú Trọng - tưởng nắm chắc phần thắng trong tay - đưa ra.

"Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai" - tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trước đây và cái gọi là "khẳng định tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân" đã bị quăng vào sọt rác là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi "ai thắng ai thua" trong hiệp đầu trận chiến quyền lực sẽ kéo dài cho tới ngày bế mạc của đại hội giành ghế lần thứ 12 vào năm 2016.


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
Post Reply