Miến Điện - Union of Myanmar

Moderator: phuonghoang

Post Reply
User avatar
phuonghoang
Posts: 248
Joined: 16 Sep 06, Sat, 12:25 pm
Location: Dallas, TX

Miến Điện - Union of Myanmar

Post by phuonghoang »

Miến Điện (Burma) tên chính thức là Union of Myanmar là quốc gia lớn nhất về địa dư trong khối lục địa Đông Nam châu Á, với diện tích 678,500 ki-lô mét vuông, thứ 40 trên toàn thế giới. Miến Điện giáp với Trung Hoa về phía đông bắc, đông giáp Lào, đông nam giáp Thái Lan, tây giáp Bangladesh, tây bắc giáp Ấn Độ và giáp Vịnh Bengal về phía tây nam, với Biển Andaman xác định biên giới của Miến Điện về phía nam. Một phần ba tổng số chu vi của Miến Điện, 1,930 kilometres (1,199 miles) tạo thành bờ biển liên tục.

Văn hóa của Miến Điện, ảnh hưởng rất nặng từ các nước láng giềng, dựa trên Phật Giáo ngành Theravada và có liên hệ với những môi trường địa phương.

Thủ đô là Naypyidaw, thành phố lớn nhất: Yangon. Ngôn ngữ chính là Miến Điện ngữ.
(Theo wikipedia)


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image
Last edited by phuonghoang on 29 Nov 09, Sun, 6:42 pm, edited 1 time in total.
phuonghoang
User avatar
phuonghoang
Posts: 248
Joined: 16 Sep 06, Sat, 12:25 pm
Location: Dallas, TX

Re: Nước Miến Điện - Union of Myanmar

Post by phuonghoang »

Trải qua chế độ quân chủ trong nhiều thế kỷ, năm 1824, Anh quốc bắt đầu xâm chiếm Miến Điện và thống trị trong 62 năm. Để khuyến khích thương nghiệp và khiến việc mậu dịch được dễ dàng, người Anh đem dân Ấn độ và Trung Hoa vào Miến Điện, hai giống dân này đã thay thế cư dân Miến Điện trong thành phố một cách nhanh chóng. Đường xe lửa và trường học cũng như một số lớn nhà tù được thành lập, nổi tiếng là trại tù Insein. Sự thù ghét của dân chúng Miến Điện càng trở nên mạnh mẽ, và đã bộc lộ trong những cuộc nổi loạn hung bạo làm tê liệt thành phố Yangon hoàn toàn cho tới thập niên 1930. Phần lớn những sự bất mãn này gây ra bởi sự thiếu tôn trọng văn hóa và truyền thống của Miến Điện. Thí dụ như việc các thực dân từ chối cởi giày khi vào chùa hay ở những thánh địa khác. Trong thế chiến thứ hai, chính quyền Anh đã sụp đổ trước bước tiến của quân đội Nhật. Tuy nhiên người Anh đã lấy lại Miến Điện vào tháng 7 năm 1945.

Sau thế chiến thứ hai, dân Miến Điện, với sự lãnh đạo của tướng Aung San, đòi hỏi người Anh sự độc lập hoàn toàn về chính trị và kinh tế. Chính quyền Anh thỏa thuận và một hiến pháp đã hoàn thành năm 1947. Nền độc lập Miến Điện được chuyển nhượng vào tháng 1 năm 1948. Sau đó tướng Aung San bị ám sát cùng với hầu hết các đồng đội của ông trước khi bản hiến pháp có hiệu lực.
Trong thời hiến pháp từ năm 1948 tới 1962, Miến Điện theo chế độ dân chủ. Tuy vậy, quốc gia này đã chịu đựng mâu thuẫn khắp nơi cũng như đấu tranh trong nội bộ. Năm 1958, thủ tướng U Nu mời quân đội nắm quyền chỉ huy tạm thời để phục hồi lại trật tự quyền chính. Quân đội đã từ chức sau 18 tháng. Năm 1962, tướng Ne Win hủy bỏ hiến pháp và thành lập một chính phủ quân đội với những chính sách theo xã hội chủ nghĩa. Những chính sách ấy đã gây ra nhiều ảnh hưởng tàn phá nền kinh tế và thương mại của quốc gia Miến Điện.
Từ năm 1988, đã có những cuộc biểu tình của sinh viên nổi dậy ở thành phố Rangoon để phản đối tình trạng kinh tế tệ hại và kêu gọi thay đổi chính quyền. Mặc cho sự đàn áp tàn nhẫn của quân đội và cảnh sát, những cuộc biểu tình càng ngày càng gia tăng, và kết quả là dân chúng đã kết hợp với sinh viên.
Cuộc nội chiến tiếp diễn, quân đội đã xuống các đường phố để đàn áp những cuộc biểu tình của dân chúng Miến Điện. Khoảng 3,000 người bị giết, hơn 10, 000 sinh viên trốn lên đồi núi và những vùng biên giới. Nhiều kẻ đã chạy ra nước ngoài.


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

(còn tiếp)
phuonghoang
User avatar
phuonghoang
Posts: 248
Joined: 16 Sep 06, Sat, 12:25 pm
Location: Dallas, TX

Re: Nước Miến Điện - Union of Myanmar

Post by phuonghoang »

Miến Điện là một quốc gia giàu tài nguyên với một căn bản nông nghiệp vững chãi, lúa gạo rất trù phú. Họ cũng có lâm sản rộng lớn, dầu thiên nhiên, và có nguồn tài nguyên dẫn đầu về đá quý và cẩm thạch. Tiềm năng du lịch không được phát triển vì cơ sở yếu và hình ảnh Miến Điện đối với quốc tế đã bị hủy hoại bởi việc vi phạm nhân quyền cũng như sự áp chế của ủy ban hành chánh Miến Điện đối với phe dân chủ đối lập. Dựa vào hồ sơ về những hành xử thiếu nhân quyền của chính phủ Miến Điện, đặc biệt là sự vi phạm nghiêm trọng tự do tôn gíao, Hoa Kỳ đã đặt ra một loạt những sắc lệnh bao quát nhiều phương diện đối với quốc gia này, như sự cấm chỉ các dịch vụ tài chánh của Hoa Kỳ tới Miến Điện và không nhập cảng những sản phẩm Miến Điện. Gia Nã Đại, Úc châu và khối Âu châu cũng ban hành thêm nhiều sắc lệnh phong tỏa kinh tế với Miến Điện.


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Hình ảnh: slide show "Myanmar Birmania"
Lược dịch từ Internet.
phuonghoang
Post Reply