Bình Luận

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Dân Thái Hà đòi công lý

Thursday, September 11, 2008
Ngô Nhân Dụng


Cuộc xung đột giữa giáo dân và chính quyền ở ấp Thái Hà bắt nguồn từ chính sách cướp đất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm giải quyết, những cơ quan như cảnh sát, hội đồng nhân dân thành phố, tòa án, chỉ là tay chân của đảng mà thôi. Nhưng “Vụ Thái Hà” chỉ cho thấy một phần nổi của tình trạng xã hội bất công, nhân tâm ly tán vì chính quyền man trá khiến người dân mất lòng tin tưởng.

Như các bản tin trên nhật báo Người Việt đã tường thuật, từ 10 năm qua giáo dân ấp Thái Hà đã yêu cầu trả lại khu đất đang do công ty May Chiến Thắng đang khai thác. Nhà nước thành phố Hà Nội nói rằng khu vực đó đã được Linh Mục Vũ Ngọc Bích “giao đất” cho nhà nước sử dụng, nhưng các giấy tờ đưa làm bằng cứ mỗi bản viết một ngày khác nhau. Chính Linh Mục Vũ Ngọc Bích, khi còn sống, cũng đã cùng các giáo dân đòi lại đất cho giáo xứ. Cho nên dù ông có bị ép phải ký giấy “giao đất” thì ông cũng có quyền đòi lại không giao nữa.

Cảnh nhà nước chiếm đất bằng cách ép dân “hiến tặng” đã được đảng cộng sản áp dụng ở nước ta từ nửa thế kỷ nay. Sau khi nhà nước được “hiến” đất rồi, các cán bộ cộng sản sẽ chia cho nhau sử dụng, nhân danh những tổ chức, cơ quan của đảng, nhưng quyền hành thuộc vào tay những cá nhân cán bộ, đảng viên. Theo tục ngữ Việt Nam, “để lâu cứt trâu hóa bùn,” sau mươi năm hay vài chục năm, các cán bộ cộng sản biến đất của người ta thành của công, rồi lại biến của công thành của riêng mình!

Cho nên nguyên nhân trực tiếp khiến người dân Thái Hà phải đứng lên tranh đấu với số người tập họp đông đảo là vì khu đất bị chiếm đoạt đó có thể bị sẽ chia lô đem bán. Khi các tư nhân và xí nghiệp kinh doanh tư đã được quyền sử dụng thì các cán bộ cộng sản sau khi thu tiền “bán đất” rồi sẽ phủi tay đứng ngoài; để cho các nhóm tư nhân tranh chấp với nhau. Nếu đất được trả lại cho giáo xứ thì sẽ được dùng vào việc ích lợi chung. Nếu đem bán cho tư nhân sử dụng, thì giá trị của hàng vạn thước đất sẽ được bỏ vào túi tham của các quan chức và biến mất!

Ðây là một vấn đề chung của tất cả những nước đã bị cộng sản chiếm, một di sản của lịch sử trong thế kỷ qua. Cuộc cách mạng của đảng cộng sản ở bất cứ nước nào cũng là một vụ cướp tài sản của những người đang có để đem chia lại cho người khác. Bản Tuyên ngôn Cộng Sản năm 1848 đã nói rõ điều đó: “Những kẻ cướp đoạt sẽ bị cướp lại.”

Nhưng sau khi đã cướp đoạt và chia của với nhau rồi, chế độ cộng sản đã dựng lên một hệ thống, một trật tự mới, có tính cách lâu dài. Trong hệ thống mới đó vẫn có những người đóng vai “thống trị” làm chủ quyết định việc phân chia tài sản; và những người phải đóng vai “bị trị,” những nạn nhân bị bóc lột công sức tạo ra của cải. Giới thống trị lúc nào cũng lấy danh nghĩa “nhân dân lao động” nhưng trong thực tế họ bóc lột những người lao động để chia “giá trị thặng dư lao động” cho họ được hưởng. Vì các đảng cộng sản nắm độc quyền cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, tư tưởng, cho nên họ bảo vệ trật tự mới một cách tuyệt đối. Ngay cả những ý nghĩ nêu vấn đề về trật tự xã hội đó cũng bị coi là “phản động.”

Sau hàng nửa thế kỷ thí nghiệm trên thế giới, chế độ cộng sản đã thất bại, nổ bùng lên ngay từ bên trong. Một cuộc cách mạng mới tại nước Nga và Ðông Âu đã thay chế độ cộng sản bằng cách tổ chức lại xã hội. Chính các đảng viên cộng sản ở các nước trên cũng muốn thay đổi vì họ nhìn thấy chế độ độc tài của họ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hủy hoại các giá trị nhân bản. Trật tự xã hội mới, theo lối tư sản dân quyền không dựa trên “quyền chuyên chế” của một đảng mà đặt trên nền tảng “quyền của dân.” Nhờ bầu cử tự do, các đại biểu của dân đặt ra pháp luật và cả xã hội sống theo luật lệ. Báo chí và đảng phái được tự do là những định chế kìm hãm việc lợi dụng quyền lực. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì chế độ cộng sản vẫn tìm cách lách, né để tồn tại và giai cấp thống trị vẫn sử tiếp tục công việc cướp đoạt cũ.

Công việc cướp đoạt đó đã bắt đầu từ thời kháng chiến chống Pháp, khi cộng sản Việt Nam theo sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc tổ chức cải cách ruộng đất để giết người cướp của một cách có quy mô. Sau cuộc “cải cách ruộng đất” đẫm máu, hàng chục ngàn người chết oan ức, các cố vấn Trung Quốc cho phép “sửa sai.” Nhưng chính sách cướp đất vẫn tiếp tục dưới những hình thức mới, với quy mô nhỏ hơn, âm thầm hơn, nhưng lan rộng khắp nơi. Ở mỗi làng mỗi xóm, mỗi khu phố đều xảy ra những vụ cướp đoạt. Mỗi cán bộ có thể trở thành một vị vua con ở nơi mình cai trị, bản chất này đến nay vẫn chưa thay đổi dù trên bề mặt quyền lục đã giảm nhẹ hơn. Vì trong một chế độ mà những người nắm quyền được toàn quyền về cả chính trị lẫn kinh tế thì xã hội không có một định chế hữu hiệu nào có thể ngăn cản được lòng tham của kẻ thống trị. Ai đã sống ở miền Nam sau năm 1975 đều biết cảnh đảng viên cộng sản đi từng nhà nhòm ngó coi tài sản của chủ nhà có những gì, nếu thấy thèm món đồ nào chỉ việc ngắm nghía, mân mê món đó, chờ đến lúc chủ nhà biết ý và tự nguyện “biếu” cho yên thân. Còn các cán bộ thì tạo áp lực trên các xí nghiệp, các tổ chức tư nhân, từ các hội thanh niên, giáo dục, từ thiện cho đến tôn giáo, buộc mọi người “hiến” tài sản. Trên nguyên tắc là “hiến” cho đảng và nhà nước để dùng vào việc chung. Nhưng đảng là đảng của họ, nhà nước cũng là nhà nước của họ, họ sẽ trao cho chính họ “quản lý” những tài sản đó; đợi đến ngày sẽ “hóa giá” biến của công thành của riêng. Ðó là một chính sách cướp đoạt công khai và tinh vi. Người ta có thể thực hiện được chính sách đó là nhờ độc quyền cai trị đã được đảng Cộng Sản ghi ngay trong hiến pháp. Ðiều 4 trong hiến pháp hiện nay vẫn khẳng định “Ðảng Cộng Sản lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Ðó là thứ giấy phép cho các đảng viên cộng sản quyền cướp đoạt. Trước họ cướp bằng đe dọa, nay họ cướp bằng cách thay đổi quy hoạch, luật lệ, thủ tục.

Công việc “Ðổi Mới” của đảng Cộng Sản chỉ thay đổi “phương pháp tạo ra của cải” trong xã hội. Nhưng bản chất của “hệ thống phân chia của cải” vẫn chưa đổi. Vì tất cả vẫn dựa trên độc quyền chuyên chế của một đảng. Những luật lệ mới đặt ra chỉ cốt để chính thức hóa những tài sản mà các đảng viên cao cấp chiếm đoạt được, và bảo vệ những tài sản đó trong lâu dài. Khi còn một đảng nắm quyền chuyên chế thì đảng đó sẽ tìm mọi cách củng cố “hệ thống phân chia của cải” đang tồn tại. Chính nhờ hệ thống đó mà họ đang được hưởng nhiều hơn người khác, và con cháu họ sẽ tiếp tục được hưởng, càng lâu càng tốt.

Cho nên Linh Mục Vũ Khởi Phụng ở giáo xứ Thái Hà, trong lá thư viết gửi Ðức Giám mục Hà Nội, đã nói rằng cuộc tranh đấu của giáo dân biểu lộ “sự thiếu lòng tin vào công lý xã hội... Những thế lực tiền bạc đang khống chế xã hội chứ không phải là công lý... Tâm trạng mất lòng tin và bất mãn gậm nhấm cơ thể xã hội.”

Trong những năm qua ở nước ta hàng vạn nông dân đã đi biểu tình vì đất đai, nhà cửa bị cướp đoạt bất công. Hàng vạn công nhân khắp nước phải đình công dù bất hợp pháp. Tất cả đều chỉ vì người dân nghèo đang bị lớp tư bản mới bóc lột, với sự đồng lõa của những người đang cầm quyền là đảng Cộng Sản.

Không còn nhịn nhục mãi, người dân Thái Hà đứng lên bảo vệ một “tài sản công” có thể bị guồng máy cướp đoạt của đảng cộng sản biến thành tài sản tư. Dân Thái Hà đang làm gương cho đồng bào khắp nước. Ðúng như Linh Mục Vũ Khởi Phụng viết, vụ Thái Hà chỉ là “một trường hợp minh họa” cho thấy những bất công đang diễn ra khắp nơi. Dân Ấp Thái Hà không sợ hãi. Người dân bị oan ức khắp nước sẽ hết sợ, sẽ đứng lên đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng vượt lên trên những quyền lợi riêng tư, dân Việt Nam cần thắp lên những ngọn đuốc của Công Lý, mà bà con ấp Thái Hà đang châm lửa. Ðòi công lý cũng là bước đầu để tái lập niềm tin của người Việt đối với nước Việt, nhờ thế hồi phục sức sống của dân tộc Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

16 Tháng 9 2008 - Cập nhật 13h12 GMT

Đánh giá yêu sách của TQ với ExxonMobil và BP

Lê Minh Phiếu và Dương Danh Huy

Image
Bản đồ vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Dù Mỹ không nghiêng về bên nào trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Đại sứ Mỹ và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây cũng đã khẳng định rằng các vùng mà ExxonMobil đang hợp tác là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Những động thái này không phải là không có lý do, bởi Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, trong khi những tranh chấp của Trung Quốc đối với những vùng này lại hoàn toàn không có căn cứ.

Chủ quyền không thể chối cãi

Nhiều người hiểu lầm rằng những phản đối của Trung Quốc liên quan đến các khu vực nói trên là sự tranh chấp chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Thế nhưng, theo luật quốc tế, giả sử như Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp đi nữa, thì vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm ở phía bắc ranh giới với Indonesia vẫn thuộc về Việt Nam. Bởi, tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam ở những vùng này.

Theo Điều 57 và 76 của UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển quốc tế), các quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý từ đường cơ sở và một vùng thềm lục địa; nếu địa lý đáy biển cho phép thì có thể rộng tối đa là 350 hải lý từ đường cơ sở hay 100 hải lý từ độ sâu 2500 mét.

UNCLOS cũng quy định là nếu có tranh chấp, trong trường hợp vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của hai quốc gia chồng lấn lên nhau, thì tranh chấp phải được giải quyết một cách công bằng (Điều 74 và 83).

Khi xét xử tranh chấp biển, Toà án Công lý Quốc Tế thường vạch đường trung tuyến giữa hai nước làm ranh giới thử nghiệm, sau đó Toà sẽ xem xét tỷ lệ diện tích được chia cho mỗi nước có gần như tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan tới tranh chấp hay không.

Trong việc vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, luật biển quốc tế không tính những đảo nhỏ, xa bờ, không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Nguyên tắc này được pháp điển hóa tại Khoản 3 Điều 121 của UNCLOS và cũng đã áp dụng trong các vụ kiện như thềm lục địa Bắc Hải, Lybia/Malta, Vịnh Maine, Guniea/Guniea-Bisseau.

Toàn thể vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia và Malaysia, hoặc nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoặc nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Do vậy, theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, những vùng này hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

Ngoài Trung Quốc ra, các nước Malaysia, Philippines và Indonesia không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Riêng Brunei tranh chấp một phần nhỏ của vùng Tư Chính – Vũng Mây, nhưng không tranh chấp lô 133 và 134. Như vậy, những nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp Trường Sa, vẫn tôn trọng UNCLOS và không có đòi hỏi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.

Về yêu sách của Trung Quốc

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. (Các vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn).

Năm nay, Trung Quốc gây áp lực với ExxonMobil yêu cầu không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.

Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

Image
Vùng Tư Chính - Vũng Mây nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo Trường Sa. Các vùng Thanh Long (05-1B), Mộc Tinh (05-3), Hải Thạch (05-2), Lan Tây, Lan Đỏ (06-1) nằm ngoài phạm vi đường trung tuyến từ Trường Sa.

Tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích dưới 0,5 km vuông, tự thân chúng không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Theo các quy tắc pháp lý quốc tế đã dẫn, những đảo này không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chúng chỉ được hưởng lãnh hải tối đa là 12 hải lý (Điều 121, khoản 2 và 3 UNCLOS).

Bản đồ 2 cho thấy lãnh hải 12 hải lý của tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa nằm ngoài vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này.

Hơn nữa, vùng này nằm về phía Việt Nam của đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và các đảo Trường Sa trên thuỷ triều cao (Bản Đồ 2).

Vì vậy, Trung Quốc tranh chấp vùng Tư Chính – Vũng Mây, vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch, hay bất cứ vùng nào khác trong bồn trũng Nam Côn Sơn, với Việt Nam là một điều hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhằm bảo toàn tính toàn vẹn toàn lãnh thổ trên biển, điều tiên quyết là Việt Nam cần phải giữ vững và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông.

Hơn nữa, không nên lẫn lộn giữa tranh chấp những vùng biển rõ ràng thuộc về Việt Nam, bao gồm các vùng biển được đề cập trên đây, với tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Không để cho Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho việc xâm lược các vùng đó của Việt Nam, cũng như việc chiếm phần diện tích 75% trên Biển Đông.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Minh Phiếu từ Pháp và Dương Danh Huy từ Anh. Quý vị có ý kiến xin gửi về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk .
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

CS Hà Nội Lộng Ngôn Và Lộng Quyền

VI ANH .
Việt Báo Thứ Hai, 10/27/2008, 12:02:00 AM

Ngày 15/10/2008, Chủ tịch Uy Ban Nhân Dân Hà nội (UBNDHN), Ong Nguyễn thế Thảo gởi thơ mời đại diện ngoại giao đoàn có mặt trong nước Việt Nam Cộng sản để thông báo việc UBNDHN "đề nghị thuyên chuyển" Đức Tổng Giám Mục Hà nội Ngô quang Kiệt "ra khỏi Giáo phận Hà Nội". Đây rõ rệt là hành động trái với tập tục ngoại giao và vi phạm tự do tôn giáo rõ rệt nhứt của CS Hà nội khi đã chỉ đạo để cho nhà cầm quyền địa phương, UBNDHN lộng ngôn, lộng quyền đối với quốc tế cũng như đối với tôn giáo.

Một, UBNDHN đã lộng ngôn và lộng quyền đối với ngoại giao đoàn. Hầu hết các nước trên thế giới phân quyền ngoại giao cho chánh quyền trung ương. Chánh quyền địa phương, tiểu bang không có nhiệm vụ ngoại giao với các nước. Uy Ban Nhân dân đô tỉnh thị của chế độ CS Hà nội là nhà cầm quyền địa phương, nên UBNDHN mời ngoại giao đoàn là hạ cấp, hạ thể các toà đại sứ. Theo tập tục ngoại giao quốc tế, ngoại giao đoàn làm việc, "quan hệ" với nhà cầm quyền hay chánh quyền quốc gia, chánh phủ trung ương, chớ không làm việc với nhà cầm quyền địa phương hay chánh quyền địa phương, dù là nhà cầm quyền đó là nhà cầm quyền thủ đô đi nữa. Người đại diện ngoại giao chỉ trình quốc thư với quốc trưởng và làm việc với Bộ Ngoại giao. Tối thiểu Bộ Ngoại Giao của một nước mới có tư cách triệu tập đại sứ hay đại diện đại sứ đến Bộ để hoặc phản kháng bằng miệng hoặc yêu cầu chuyển công hàm về nước. Việc chánh phủ của nước Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa VN để UBNDHN mời ngoại giao đoàn mới đây để thông báo và giải thích đề nghị của UBNDHN thuyển chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt đã minh thị nói lên chế độ Đảng Nhà Nước CS Hà nội không coi tập tục ngoại giao ra gì cả.

Hai, về nội trị. Trước nhứt, UBNDHN đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc tách bạch giữa thần quyền và thế quyền mà các nước văn minh đã đồng thuận trong ngoại giao cũng như nội trị khi UBNDHN "đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Hà nội". Đức Tổng Giám mục không phải là công chức, toà Tổng Giám mục Hà nội không phải là công sở thống thuộc, nội thuộc hay ngoại thuộc, của UBNDHN. Việc đề nghị hay thuyển chuyển như vậy là lạm quyền, vượt quyền, việt quyền. Việc mời ngoại giao đoàn để công bố đề nghị hay giải thích để nghị đó là lộng ngôn, lộng hành, nó nói lên cái ngu dốt hành chánh, pháp lý, ngoại giao của UBNDHN.

Thứ đền UBNDHN cũng đã lạm quyền đại diện dân khi nhơn danh dân chúng đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô quang Kiệt. UBNDHN dù cho được Đảng cử dân bầu đi nữa, nếu có đại diện dân thì đại diện cho thế quyền, chớ làm sao đại diện cho thần quyền được. Hơn nữa UBNDHN dựa vào cái gì để nói người dân Hà nội không chấp nhận Đức Tổng Giám mục. Có thăm dò, có thỉnh nguyện thư đủ chữ ký, có kiến nghị hợp pháp của các tổ chức và cá nhân chưa. Hay đó chỉ là ý kiến của những công an, mật vụ giả dạng côn đồ hành hung giáo dân cầu nguyện, hò hét đòi " giết" Đức Tổng Giám mục, mà " báo đài" của Đảng Nhà Nước dùng hết công suất, mở cả chiến dịch khích động chống Công Giáo lâu nay như thời Vua Minh Mạng "bài Gia tộ giáo" vậy. Hay đó là ý kiến chủ quan, "duy ý chí" của một vài người trong Uy Ban, của Thành Uy. Dù sai đi nữa, mũi vại lái phải chịu đòn, Đảng Nhà Nước trung ương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, mà Bộ Chánh trị Đảng CSVN là có quyền lực cao nhứt phải chịu trách nhiệm năng nhứt.

Ba, dù Thủ Tướng Dũng có dự sự khi công du Tây Âu đến viềng Đức Tổng Giám mục khi giáo dân cầu nguyện lần đầu, chánh phủ Nguyễn tấn Dũng kỳ này im lặng để cho UBNDHN đối phó. Tại sao?

Là để hạ cấp, giảm thiểu vấn đề coi như chuyện của địa phương, coi là "tranh chấp đất đai" mà Ô Đại sứ Mỹ đã bỏ công về Cali "giải độc" cho CS Hà nội. Dù răng thực chất và thực sự, trên pháp lý cũng như thực tế, Toà Khâm sứ là tài sản của Vatican, thuộc vấn đề ngoại giao của hai pháp nhân công pháp là quốc gia VNCS và Vatican. CS Hà nội thăm dò để thử xem quốc gia Vaican, Giáo Hội Công Giáo La Mã, Giáo Hội Công Giáo VN có quyết liệt không, và áp lực quốc tế có mạnh không. Nếu mạnh thì tương nhượng, đổ cho địa phương là UNBDHN sai chớ không phải trung ương sai. Và lúc đó trung ương chuyển bại thành thắng, lấy việc nhượng bộ, trả lại Toà Khâm sứ để đặt điều kiện gì đó với quốc gia Vatican và Giáo Hội La Mã.

Keo đầu UBNDHN đã thắng. Khuôn viên Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà, trong vòng mấy ngày CS Hà nội đã dùng cường quyền, bạo lực biến thành hai công viên cho dân chúng. Và CS Hà nội lấy cái gọi là công ích đó để khích động dân chúng không Công Giáo chống Công Giáo. Đó là tạo "tiền đề, duyên cớ" để bứng gốc người lãnh đạo Công Giáo ở Hà nội, sau khi đã giải tán được quần chúng giáo dân Công Giáo cầu nguyện bằng nhiều hình thức trấn áp, roi điện, lựu đạn cay, chó săn người, đổ chất dơ lên tượng thờ. Nhưng tệ hại nhứt là dùng trò dơ dáy mà nhà cầm quyền đáng gọi là chánh quyền không bao giờ làm: dùng côn đồ hành hung dân chúng, chiến thắng bằng bá đạo và bạo lực.

Nhưng CS Hà nội chẳng những không chia rẽ giáo quyền Công Giáo VN được, không cách ly Đức Tổng Giám mục Hà nội ra khỏi Hội Đồng Giám mục VN được, mà còn bị Hội Đồng Giám Mục VN giương Thánh Giá lên làm chứng nhân cho công lý trong cuộc đấu tranh cho quyền của tôn giáo trong xã hội VN. Hội Đồng Giám Mục VN phổ biến hai văn thư có tính đấu tranh nguyên tắc, tôn giáo là một cái quyền sống, chớ không phải ân huệ xin cho. Bị bất thần, thiếu chuẩn bị Đảng Nhà Nước CS phản ứng quá đà qua hành động UBNDHN mời ngoại giao đoàn thông báo và giải thích đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô quang Kiệt.

Tưởng cũng còn nhớ Đức TGM Ngô quang Kiệt là người chấp nhận đau thương để các tôn giáo ở VN, trong đó có Công Giáo, được tự do. Khi Chủ Tịch UBND Hà nội mời Đức TGM đến để bàn về cuộc cầu nguyện đòi Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà, Ô Chủ Tịch UBND Hà nội có nói Đảng Nhà Nước đã tạo điều kiện để giúp đỡ tôn giáo. Đức TGM đỡ lời liền -- tôn giáo là một cái quyền của người dân -- không có chuyện xin cho giữa nhà cầm quyền và tôn giáo.

Theo Giáo sư Thần học Nguyễn Đăng Trúc, Đại học Strasbourg, Pháp, hai văn thư ấy của Hội Đồng Giám mục VN là phản ứng mạnh mẽ nhất của những người đứng đầu giáo hội Công giáo VN đối với nhà cầm quyến suốt mấy mươi năm qua. Phân tích văn thư, Giáo sư cho thấy lần này Hội Đồng Giám mục "không đặt vấn đề dựa vào luật nhà nước để nói mà là thẩm quyền đại diện về tôn giáo. Thư cũng không gửi cho một cơ quan đảng nào mà trực tiếp cho một cơ quan hành chính nhà nước. Về nhận định tình hình cho thấy rõ nhà nước không độc quyền về các giá trị đạo đức, giáo dục, mà giáo hội đứng ra như một hữu trách về giá trị hoặc là giá trị quốc tế phổ quát mà tôn giáo có bổn phận phải tuyên dương. Về hình thức là tuyên dương sứ mệnh của mình như là một thành phần trong xã hội (trích phóng sự Đài Á Châu Tư phỏng vấn Gs Trúc).

Đó là một dấu chỉ cho thấy công cuộc đấu tranh bằng cầu nguyện cho công lý, do những chứng nhân công lý như Đức TGM và giáo dân Công Giáo Hà nội được hầu hết người Việt và các tôn giáo bạn hậu thuẫn -- sự nghiệp đó không ngừng sau khi UBNDHN xây dựng và khánh thành cấp tốc hai công viên ở khuôn viên Toà Khâm sứ và linh địa Thái Hà.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Thời Người Dân Việt Thành Món Hàng Để Bán

VI ANH . Việt Báo Thứ Hai, 11/17/2008, 5:18:00 PM


Đó là thời Cộng sản Hà nội chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thưc vậy.

Tại Saigon, thủ đô kinh tế nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới chế độ CS Hà nội. Tin của báo Lao Động, Một người môi giới tổ chức cuộc trình diễn cho 7 người Đại Hàn xem 161 cô gái quê trẻ VN từ 18 đến 26 tuổi nhưng nghèo từ Miền Tây lên để làm cô dâu Đại Hàn, bị công an bắt quả tang chiều ngày 3/11 tại Quận 8 TPHCM.

Tại Đài Loan, Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc tổ chức bất vụ lợi có tên Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Việt Tại Đài Loan, trả lời phỏng vấn của Thanh Trúc, phóng viên của Đài Phát Thanh Á Châu Tư do của Mỹ là RFA. Rằng "dù kinh tế xuống dốc và gặp nhiều khó khăn, người ở trong nứơc vẫn tiếp tục được công ty môi giới Việt Nam và Đài Loan đưa sang đây [Đài Loan] làm việc.. Chi phí đóng cho công ty môi giới trứơc khi đi là từ 7.000 cho đến gần 9.000 đôla. Qua đến Đài Loan rồi, nhất là trong thời gian gần đây, thì chỉ trong vòng hai tháng hoặc ba tháng những công ty mà họ đi làm khai phá sản, công nhân hoặc bị công ty môi giới cho về nước hoặc làm thủ tục đổi chủ. Do đó sau hai tháng thì những người này sẽ bị trả về nứơc, mà khi bị trả về nứơc thì họ sẽ mất trắng. Có những người công ty môi giới còn thương tình họ giúp trả lại một nửa hoặc một phần ba tiền môi giới."

Tại Mỹ, Pháp chánh quyền hai nước này gần đã không tái tục hiệp ước xin con nuôi ở VN vì nhận thấy nhiều lạm dụng buôn bán trẻ em Việt Nam dưới hình thức con nuôi, trong chế độ CS Hà nội.

Trên báo chí quốc tế nhan nhãn những tin đau lòng dân Việt. Tại Samoa, Mã Lai, Singapore, Jordan, Đại Hàn, Đài Loan, rất thưòng xảy ra cảnh người Việt xuất khẩu lao động bị chủ nhân ông đánh đập, trả lương không đúng hợp đồng, quịt lương, trừ lương, bắt làm phụ trội mà không trả tiền, cho ăn ở tồi tệ như "lao nô" vậy. Mà các toà đại sứ, lãnh sự Việt Cộng không can thiệp hay có đến can thiệp thì binh chủ nhân hơn là binh dân lao động xuất khẩu. Thế mà mỗi năm nhà cầm quyền Hà nội cứ khoa trương con số xuất khẩu lao động lên cao hàng trăm ngàn như một thành tích xuất sắc của chế độ.

Tại Cambot mà người Việt xưa gọi là Miên, đài truyền hình Mỹ đi cả một phóng sự nô lệ tình dục mà nạn nhân là trẻ em VN, đa số ở Miền Tây, vựa lúa của cả nước. Nhưng thời kinh tế thị trường nông dân Miền Nam càng làm càng chết, bị cường hào ác bá, bị tư bản Đỏ , lái lúa gạo đánh tróc gốc vô ngọn mà ở hay ra thành làm công như chiếc lá vú sữa bị vứt khỏi cành. Giáo sư Võ tòng Xuân một giáo sư đại học chuyên về nông nghiệp sống hai thời kỳ Quốc, Cộng ở Miền Tây thường nói trên Đài Á Châu nhưng nỗi niềm đau sót của nông dân Miền Tây, những người mà gần suốt đời Ong gắn bó.

Phong trào đưa người Việt ở miền Bắc vượt biên kinh tế vòng qua các nước hậu CS như Hung, Lỗ, Tiệp, Ba Lan để sang Anh, Canada bị bắt làm "lao nô" trồng cần sa bị nhốt trong nhà như tù tháng này qua năm nọ, đã làm ngành an ninh Anh, Canada, Mỹ hết sức lo ngại, bắt bớ nhiều lần, tháng nào cũng có tin.

Còn trong nước thì phong trào bán gan, bán thận, như ở Trung Cộng khiến phát sinh ngành du lịch đi VN và đi Trung Quốc để thay gan thận cho rẻ. Còn thảm cảnh người Việt nghèo bán máu để có bữa ăn ngon liền tại chỗ với thịt bò, cà tô mát, và được một số tiền sống được mấy ngày là chuyện cơm bữa, hàng ngày.

Đau đớn phận nghèo người dân Việt, Ong Xanh ơi. Tủi nhục lắm, Đất Nước Ong Bà Việt Nam ơi! Nhưng nguyên do vì dâu? Vì dân nghèo và vì nhà cầm quyền coi dân như món hàng, món đồ để bán. Cán bộ đảng viên -- nói theo người Miền Nam - đã "thị thiềng" cho các dịch vụ tha hồ mua gian bán dối, để người ở giữa là cán bộ, đảng viên CS tham nhũng trục lợi và hưởng lợi. Không cần phải là người biết chánh trị, biết lý do hình thành tổ chức xã hội như gia đình, bộ tộc, bộ lạc, quốc gia đô thị và quốc gia dân tộc. Không cần phải đọc Contrat Social của Jean Jacques Rousseau của Pháp Tây Phương, tìm hiểu chủ thuyết Nhân trị và Pháp Trị của Tàu Đông Phưong. Một phó thường dân cũng biết nhiệm vụ của nhà cầm quyền chánh yếu là bảo quốc an dân, dù đó là chánh quyền quân chủ, dân chủ.

Người dân có quyền hỏi. Nhà Nước ăn lương của dân ở đâu, làm gì mà để bọn môi giới lộng hành bóc lột, lường gạt người dân đem mồ hôi ra đổi chén cơm cũng không được, như vậy. Nếu nói nhà cầm quyền mạnh bạo, Đảng Nhà Nước còn mạnh bạo hơn Tần Thủy Hoàng bên Tàu, hơn Hiler ở Đức quốc xã khi xưa. Trong nước quân đội trang bị tận răng, công an đông như kiến thừa sức diệt chủng. Ngoài nước là thành viên Liên Hiệp Quốc, Hội Viên WTO, toà đại sứ và tổng lãnh sự có mặt tại nhiều nước, có đầy đủ "ban bệ", kể cả tuỳ viên lao động, thương mại. Những cán bộ đảng viên ăn lương do nhân dân đóng thuế làm cái gì mà để ngưòi dân bị môi giới lường gạt như vậy.

Dân nước nghèo đi làm việc ở nước khá hay giàu là chuyện thường. Tạo điều kiện cho dân là việc đó là tốt. Nhưng lợi dụng việc dân đi làm việc để ăn hối lộ, cho dân đi ngoại quốc làm việc như lao nô, nô lệ tình dục, là đem bán dân, đem con bỏ chợ. Trong nước người Việt muốn đi ngoại quốc lao động phải qua ít nhứt ba bốn cửa ải, Uy Ban Tỉnh, Sở Công an, Ngân Hàng (vay tiền), Bộ Nội Vụ, Bộ Lao Động, và Hải quan, những cán bộ đảng viên ăn trên ngồi trước này làm gì mà để môi giới lường gạt trắng trợn người dân như vậy.

Một câu trả lời vững chắc và hợp lý, là, các môi giới móc ngoăc với cán bộ đảng viên có liên quan đến dịch vụ môi giới hôn nhân ngoại kiều để xuất cảng nô lệ tình dục và môi giới xuất khẩu lao động để xuất khẩu lao nô. Một chế độ đã dến thời xem người dân như một một món hàng, một mòn đồ để bán, thì còn coi đạo lý, danh dự dân tộc, tình nghĩa đồng bào, nhân vị Con Người ra gì nữa.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Tự Chọn, Tự Chịu

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 11/21/2008, 5:18:00 PM

Tin AFP, ngày 13 - 11- 2008, Quốc Hội VNCS đã thông qua tu chính án cho luật quốc tịch VN. Vẫn giữ nguyên tắc một quốc tịch lâu nay của Hà Nội. Nhưng lần đầu tiên chấp nhận một ngoại lệ cho phép một số trường hợp được có song tịch. Có hiệu lực kể từ 1-7- 2009. Thời hạn có thể gởi đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam là 5 năm. Đối tượng cụ thể không ai khác là những người Việt rời khỏi nước đi tỵ nạn CS sau năm 1975 và đàn hậu duệ. Luật mới không đương nhiên lùa vào, mà đương sự phải làm đơn giữ quốc tịch Việt Nam. Và luật không phủ nhận quốc tịch mới mà đương sự đã nhập nơi quốc gia định cư. Luật tu chỉnh tỏ ra mềm dẻo hơn, dành cho đối tượng đương sự quyền tự do chọn lựa, chớ không khiên cưỡng lùa "Việt Kiều" vào quốc tịch VN theo nguyên tắc huyết pháp lâu nay của CS Hà nội. Hệ luận: người nào đã nhập tịch và có quốc tịch mới ở quốc gia định cư như Mỹ, Gia nã đại, Anh, Pháp, Úc, v.v. mà tự chọn xin giữ quốc tịch VNCS theo luật mới này thì sẽ tự chịu những ràng buộc của cả rừng luật VNCS với kiểu thi hành theo luật rừng của cán bộ đảng viên CS, thì không than trách ai, vào đâu được.

Tán vào có Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều ở TP. HCM, Ô Nguyễn Ngọc My - cố nhiên - : hồ hởi, phấn khởi", "Bà con ở nước ngoài muốn có hai quốc tịch hay không, đó là quyền tự do mỗi người. Nhưng họ được quyền đó, và đấy là việc đáng mừng."

Theo AFP trích lời một giới chức Bộ Tư pháp Việt Nam nói rằng, luật mới không có nghĩa là Nhà nước Việt Nam khuyến khích việc giữ hai quốc tịch, nhưng chỉ là công nhận một thực tế, bởi vì theo ông, ''tình hình hiện nay không còn phù hợp với chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam ''.

Cỗ võ có Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết nguyên tắc một quốc tịch cứng ngắc của Việt Nam lâu nay không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống từ đó dẫn đến nhiều vi phạm.Theo chính phủ, luật mới nhằm đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam dù đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam hoặc những người về đầu tư, sinh sống trong nước muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn không bỏ quốc tịch nước ngoài, để không bị mất những quyền lợi về mặt xã hội, chẳng hạn như tiền hưu bổng."

Bình tâm phân tích, tìm hiểu ý của nhà lập pháp, Hãng tin độc lập AFP của Pháp dẫn lời Ô. Dương Trung Quốc, một đại biểu nhân dân (dân biểu) của Quốc Hội vừa thông qua tu chánh án ấy nói: ''Trên nguyên tắc, một khi trở lại quốc tịch Việt Nam, những người có hộ chiếu Việt Nam (passport) sẽ có quyền bầu cử, có thể sẽ bị kêu nghĩa vụ quân sự và được phép đứng tên mua nhà như những công dân Việt Nam khác."

Nhưng Luật sư Tạ văn Tài là giáo sư về chính trị học trước 1975 tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và các trường đại học khác ở Miền Nam như Đại Học Cần Thơ, qua Mỹ tiếp tục dạy đại học, trình bày trên đài RFA: đại ý luật mới hại nhiều hơn lợi cho người Việt hải ngoại. Về quyền lợi chánh trị là ứng cử, thì dù có quốc tịch Việt đi nữa, mà Đảng không cử , Mặt Trận Tổ Quốc không giới thiệu, cơ quan hay tổ dân phố không "bình nghị" [danh từ VNCH lâu quá ít nghe ai nói mà Gs Tạ văn Tài còn nhớ và sử dụng -- rất đáng khen; từ CS hiện giờ là] không "hiệp thương", thì cũng bị bác bỏ, không đượïc ứng cử. Điễn hình như ông Nguyễn Đăng Hưng, Việt Kiều về nước biết bao nhiêu năm rồi đó chứ nhưng mà rốt cuộc ra cũng bị bác bỏ. Về quân dịch, Gs Tạ văn Tài cho là không thể bắt "thi hành nghĩa vụ quân sự" đối với con cái của người xin quốc tịch VN, đã sanh ngoài VN. Cha mẹ có quốc tịch Mỹ và xin giữ quốc tịch Việt thì luật VN chỉ chi phối cha me; con đến 18 tuổi có quyền chọn lựa quốc tịch của mình. Về hình và hộ sự, việc có hai quốc tịch không cần thiết, xin giữ quốc tịch Việt vô bỗ. Quốc tịch Việt hay Mỹ mà vào VN, phạm luật hình, kể cả những lừa đảo về dân sự thì cũng bị toà án CS kết tội, công an CS "làm việc" như thường.
Trái lại việc xin giữ quốc tịch VN và quốc tịch mới sẽ phát sanh nhiều rắc rối pháp luật do tương tranh giữa hai quốc tịch. Rắc rối tuy nhỏ nhưng rất lôi thôi phiền toái dai dẳng. Về thuế khoá phải chứng minh nếu không có thể phải đóng hai nơi, nếu chưa có hiệp ước giữa Hà nội và nước định nh cư. Về hôn thú, ly di, qui chế tài sản chung, và riêng của hai người hôn phối vô cùng phức tạp. Chẳng hạn "Bây giờ bên Mỹ hai người bất đồng ý kiến nhau là ly dị liền, tha hồ bỏ nhau, nhưng bên Việt Nam thì luật gia đình Việt Nam chặt chẽ hơn, họ tôn trọng cơ chế gia đình hơn nên quá trình ly dị diễn ra không dễ dàng như bên Mỹ."

Nhưng Gs Tạ văn Tài nhận định kỳ này CS Hà nội "khôn hơn nhiều so với ngày xưa!" Không cái kiểu mời Việt Kiều về nước mà coi như đương nhiên còn quốc tịch VN, thì ai đâu có thì giờ dư và tiền phí để làm thủ tục xin vào quốc tịch VN. Bây giờ họ "khôn hơn" nói Việt Kiều vẫn còn giữ quốc tịch mới đã nhập tịch nơi quốc gia định cư và vẫn có thể xin giữ quốc tịch Việt và có quyền có hai quốc tịch, miển làm đơn xin trong thời hạn 5 năm. CS Hà nội không khiên cưỡng, áp chế đương nhiên lùa vào để luật VNCS chi phối như khi trước, xúc phạm người Việt hải ngoại.

Sau cùng, vấn đề còn lại là chuyện của người Việt tỵ nạn CS đã nhập quốc tịch của quốc gia định cư. Luật quốc tịch sửa đổi của CS Hà nội dành cho người Việt tỵ nạn quyền tự chọn lựa, xin giữ quốc tịch VN hay không, chớ không lùa vào rọ như luật cũ hễ sanh ra từ cha mẹ VN là đương nhiên theo quốc tịch VN. Có quyền lợi như mua nhà, kinh doanh ở VN mà vẫn tiếp tục giữ quốc tịch ngoại quốc. Nhưng cũng phải có nghĩa vụ tuân hành mọi luật lệ của CS Hà nội, và có thể gặp nhiều trường hợp tranh chấp pháp lý giữa hai nước. Phàm ở đời có quyền tư do chọn lựa và quyết định thì cũng có trách nhiệm chịu những hậu quả về quyết định của mình.

Đặc biệt đối với Mỹ, chánh quyền Mỹ không quan tâm đối với người Mỹ gốc Việt đi hay ở Mỹ. Cứ cầm passport lên phi trưòng là đi túy ý. Mỹ không cầm cộng. Ở thì hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ công dân Mỹ. Nhứt là người Mỹ gốc Việt lớn tuổi đa số nghèo, không đóng thuế mà được trợ cấp gia cư, phúc lợi y tế, tiền mặt để sống suốt đời. Đi VN ở luôn, xin lại quốc tịch VN thì mất quyền lợi ở Mỹ; thế thôi. Trừ những người dính líu kinh tế chánh trị với CS Hà nội thì không biết thích hay không thích xin giữ quốc tịch VN. Chớ nếu xét số người Việt đang xếp hàng chờ hàng chục năm để được Mỹ xét cho đoàn tụ gia đình ở Mỹ và số người ở Mỹ mong mỏi được vào quốc tịch Mỹ rất đông. Số người này rất đông, chắc chắn đông hơn số người muốân xin giữ Việt tịch vì lý do dính líu kinh tế và chánh trị với chế độ CS Hà nội.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Lời Mẹ Dặn

TRẦN HÙNG (VNN) .
Việt Báo Chủ Nhật, 11/23/2008, 12:00:00 AM


Cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà thơ Phùng Quán đã viết bài thơ "Lời Mẹ Dặn" trong đó có những câu: "Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét, dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu". Vì muốn làm "nhà thơ chân thật", ông đã bị chế độ cộng sản đầy đọa suốt cuộc đời. Tuy nhiên, do bản tính quật cường, bất khuất, ông đã khẳng định: "Bút giấy tôi ai cướp giật đi. Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá". Xem như vậy, làm người chân thật dưới chế độ cộng sản thật khó, nhưng có cái tâm chân thật, người ta vẫn có thể dứng thẳng.

Đối với những người không có cái tâm chân thật thì lại khác, dù có rêu rao hàng ngàn lần lời hay ý đẹp. Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong một dịp đối thoại trực tuyến với người dân vào đầu tháng 2 năm 2007, khi được hỏi "ông yêu điều gì nhất và ghét cái gì nhất", đã trả lời: "Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối". Nghe thật cảm động, nhưng vì không có "lời mẹ dặn", hành động của ông Dũng lại ngược lại với những điều tốt đẹp mà ông khoa trương, mặc dù ông không bị ai đe dọa, không bị ai "cầm dao dọa giết"!.

Trong cuộc họp quốc hội bù nhìn vào ngày 13-11 vừa qua, khi được hỏi về việc chính phủ Nhật Bản xử án 4 nhân viên của công ty PCI vì đã hối lộ một thành viên cao cấp của Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng nói rằng: "Phía Việt Nam đã chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta quản lý, xử lý, không thể để công dân Việt Nam cho cơ quan tư pháp nước khác xử lý". Cũng theo ông Dũng, "phía Nhật dù đã được yêu cầu, nhưng mất một thời gian dài mới cung cấp lại một hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý". Vì thế, đến nay nhà nước "sẽ cho điều tra", đồng thời "làm rõ tới đâu, xử lý tới đó".
Những lời biện bạch của Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn sai sự thật.

Vụ án PCI nổ ra vào mùa hè năm nay, do chính phủ Nhật Bản truy tố 4 nhân viên cao cấp của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International PCI) về tội "hối lộ cán bộ Cộng sản Việt Nam để được trúng thầu". Bốn bị cáo này gồm Masayoshi Taga, 62 tuổi, nguyên chủ tịch PCI. Kunio Takasu, 65 tuổi, nguyên giám đốc điều hành PCI. Haruo Sakashita, 62 tuổi, nguyên giám đốc PCI và Tsuneo Sakano, 59 tuổi, nguyên trưởng văn phòng PCI tại Hà Nội. Những viên chức này vi phạm luật pháp của Nhật Bản là cấm hối lộ viên chức chính phủ nước ngoài. Theo tin tức của cơ quan điều tra Nhật Bản thì kẻ nhận tiền hối lộ là Huỳnh Ngọc Sĩ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Sài Gòn, kiêm trưởng ban quản lý dự án Đại Lộ Đông Tây. Số tiền hối lộ mà PCI đã đưa cho ông Sĩ là 650.000 đôla trao hồi tháng 1/2002 và 7/2002; 860.000 đôla năm 2003; 540.000 đôla năm 2004; 160.000 đôla năm 2005 và 220.000 đôla năm 2006. Tổng cộng gần 2,5 triệu đôla. Tuy nhiên, toà án Nhật Bản mới chỉ truy tố về các khoản 600.000 đôla năm 2003 và 220.000 đôla đưa năm 2006.
Đây là một phần trong những chương trình viện trợ phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam, mỗi năm lên đến trên dưới 1 tỷ đô la, nhằm góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.

Đại lộ Đông Tây là dự án xuyên tâm Sài Gòn đi qua các quận 1, 2, 3, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh với chiều dài tổng cộng 21,89 km. Tổng mức đầu tư khoảng hơn 600 triệu đôla trong đó phần vay tiền ODA của chính phủ Nhật trên 400 triệu đôla. Dự án này từng được báo chí Việt Nam ca ngợi là "chắp thêm đôi cách phát triển cho thành phố Sài Gòn". Công ty PCI đã ký được hợp đồng để tư vấn cho dự án này vào cuối năm 2001.

Vào tháng 6-2008, tòa án quận Tokyo đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra về những vụ hối lộ này, và khởi sự thẩm vấn 4 thành viên của PCI. Đồng thời, cũng trong tháng 6, toà án Tokyo gửi CSVN "Giấy đề nghị hợp tác điều tra", trong đó có phần tóm tắt nội dung sự việc và lời thú tội của các bị cáo, nêu rõ tên người nhận tiền hối lộ là Huỳnh Ngọc Sĩ trong khoảng 10 lần đưa và nhận hối lộ.

Đầu tháng 8, toà án Tokyo ký trát tống giam 4 nghi can.
Ngày 17-8, nghĩa là gần 2 tháng sau khi toà án Tokyo gửi "giấy đề nghị hợp tác điều tra", CSVN mới đề cập đến vụ án này. Trong một cuộc phỏng vấn của báo chí nhà nước, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN Hồ Xuân Sơn nói rằng "trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin." Báo chí và dư luận Nhật Bản vô cùng kinh ngạc trước lời tuyên bố của Hồ Xuân Sơn về yêu cầu bịt miệng báo chí.

Ngày 25-8, viện công tố Tokyo ký quyết định khởi tố bốn cựu viên chức của công ty PCI.

Ngày 15-10, ông Tsuno Motonori, trưởng cơ quan đại diện hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam họp báo ở Hà Nội cho biết chính phủ Nhật vào tháng 9 đã đề nghị thành lập một uỷ ban hỗn hợp giữa hai nước để chống tham nhũng các dự án viện trợ ODA.
Cho tới thời điểm này, Hà Nội vẫn không nhận là có tham nhũng trong dự án Đại Lộ Đông Tây ở Sài Gòn. Báo chí nhà nước vẫn loan tin "Ban Quản lý dự án nói là không có hành vi tiêu cực như báo chí Nhật Bản đã đưa."

Ngày 12-11, trong phiên xử đầu tiên tại toà án Tokyo, 4 bị cáo đã thú nhận về các tội danh bị cáo buộc.

Ngày 13-11, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ cho điều tra vụ quan chức Việt Nam bị tố cáo nhận hối lộ của công ty PCI Nhật Bản.

Những lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng có nhiều điểm dối trá.

Trước tiên, chính Nhật Bản đã chủ động yêu cầu CSVN hợp tác điều tra, chứ không phải "Việt Nam đã chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ để xử lý" như ông Dũng nói. Yêu cầu này được Nhật Bản đưa ra vào tháng 6-2008, trong đó nêu lên nhiều công việc cụ thể và hợp lý, nhưng Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng.

Tiếp theo, cũng chính Nhật Bản đã đòi lập Uỷ ban hỗn hợp giữa hai nước, chứ không phải như ông Dũng mập mờ nói rằng "Việt Nam đang cùng Nhật Bản thành lập Uỷ ban hỗn hợp". Vì thái độ bất hợp tác của CSVN mà cho đến nay Uỷ ban này vẫn chưa hoạt động.

Thêm nữa, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng "nhà nước quyết tâm diệt trừ tham nhũng", nhưng trên thực tế, CSVN không hề có thiện chí này. Gần nửa năm sau khi toà án Tokyo cung cấp rất nhiều chi tiết cụ thể và xác thực, CSVN vẫn chưa hề bắt tay vào việc, mà vẫn chỉ hứa hẹn và chỉ thị suông. Mãi đến ngày 19-11, Huỳnh Ngọc Sĩ mới bị "tạm đình chỉ chức vụ". Đó là tất cả "quyết tâm diệt trừ tham nhũng" của nhà nước hay sao?.

Trong lời phát biểu ngày 13-11, Nguyễn Tấn Dũng còn âm mưu khích động tinh thần dân tộc để bao che tham nhũng. Ông ta nói rằng "không thể để công dân Việt Nam cho cơ quan tư pháp nước khác xử lý". Câu nói này nghe tưởng như thể hiện tinh thần yêu nước cao độ, nhưng thực ra chỉ là yêu tiền mãnh liệt. Trong tương quan quốc tế hiện nay, việc khích động tinh thần dân tộc cực đoan như thế không còn phù hợp, mà ngược lại, các nước rất tích cực hợp tác với nhau trong việc ngăn chặn tội phạm liên quốc gia. Trong trường hợp PCI, Nhật Bản không hề đòi dẫn độ Huỳnh Ngọc Sĩ, mà chỉ yêu cầu Việt Nam hợp tác. Lẽ ra, CSVN đã phải có thái độ chân thành và tích cực để giúp Nhật Bản điều tra về phần của họ, cũng như chủ động đề ra những biện pháp điều tra về phiá mình, chứ không thể viện dẫn một cách mù lòa tinh thần dân tộc để trốn chạy trách nhiệm. Chính thái độ trốn chạy mới khiến quốc tế thêm coi thường hình ảnh của Việt Nam, nhất là sau khi đã xẩy ra hàng loạt những vụ tham nhũng dính líu đến tiền viện trợ của nước ngoài như vụ PMU18 cũng với Nhật Bản, vụ Siemens ở Đức, hay vụ Nexus Technologies liên quan đến Hoa Kỳ... Sự trốn chạy này càng cho thấy rõ thêm chính sách "ăn cắp tập thể" của CSVN.

Tóm tắt lại, dù mất nhiều nỗ lực tuyên truyền, nhưng những người lãnh đạo cộng sản vẫn không thể che dấu những hành động tham ô và cướp đoạt của họ. Chính họ đã tự phơi bầy bản chất xấu xa của chế độ qua những lời dối trá như của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua. Và cũng chính họ đã khiến người Việt Nam cảm thấy hổ thẹn khi tiếp xúc với ánh sáng văn minh!.

TRẦN HÙNG (VNN)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

08 Tháng 12 2008 - Cập nhật 15h58 GMT

Căn bệnh sống dựa vào người khác

Nguyễn Giang
www.bbcvietnamese.com

Image

Tuần này, chính phủ Anh sẽ công bố Sách Trắng (White Paper) về an sinh xã hội để sửa đổi hệ thống trợ cấp đang gây ra nhiều điều tiếng.

Cũng gần đây, một chương trình truyền hình của BBC đã báo động về tệ nạn dùng tiền viện trợ sai trái ở châu Phi.

Hai vụ việc cùng xảy ra đúng lúc hiện tượng Việt Nam dùng sai các khoản cho vay ưu đãi khiến Nhật Bản phải đơn phương ngưng cấp ODA.

Tệ ăn bám

Giọt nước tràn ly với chế độ trợ cấp xã hội Anh là vụ án Karen Matthews bị kết án bắt cóc chính con gái mình để tống tiền.

Người phụ nữ này sinh bảy con với năm hay sáu người đàn ông khác nhau mà cô ta không nhớ hết tên vì cứ có con là được hưởng tiền xã hội.

Mỗi ngày hút 60 điếu thuốc, uống rượu thường xuyên, Karen Matthews ở North Yorkshire chưa bao giờ đi làm nhưng vẫn nhận 400 bảng một tuần.

Đây không phải là trường hợp đơn lẻ.

Báo Sunday Times cuối tuần qua nêu con số hơn 2,8 triệu người Anh không đi làm vì các loại 'bệnh' hoặc vì phải một mình nuôi con.

Có người nghỉ mất sức hoặc bị thương tật thật nhưng cũng nhiều người khai báo các loại bệnh khó kiểm chứng như đau đầu kinh niên để ăn tiền xã hội.

Mục tiêu nhân đạo, nhân quyền của chế độ an sinh xã hội đã bị lạm dụng và tiền trợ cấp biến hàng trăm nghìn người thành thứ công dân ăn bám, vô trách nhiệm với xã hội, với bản thân và gia đình.

Nhiều trẻ em lớn lên trong cách gia đình này học kém, rơi vào các nhóm gây rối, thậm chí nghiện hút.

Hệ thống bao cấp về an sinh, như báo Anh viết, đã gián tiếp tước đi của người ta cả nhân phẩm (deprived dignity).

Khó giúp châu Phi

Còn với cả một xã hội, câu chuyện Uganda và Sierra Leone lại nói lên sự thật về tệ nạn cả nước lệ thuộc vào viện trợ.

Image
Thuốc men từ nguồn viện trợ đáng phải cho không lại bị đem bán chợ đen tại Sierra Leone

Chương trình Panorama trên BBC One hôm 24/11 tố cáo rằng 50 năm qua, Phương Tây đổ vào châu Phi 400 tỷ bảng Anh nhưng số người nghèo đói cứ tăng lên, từ 200 triệu người 1981 lên 380 triệu năm 2005.

Lề thói làm việc 'bộ lạc' như lấy viện trợ để chia trong thân nhân, gia đình, bệnh tham nhũng trắng trợn, rút ruột công trình phúc lợi từ tiền nước ngoài đổ vào, cộng với bộ máy quản trị kém khiến châu Phi vẫn cứ là châu Phi.

Panorama gọi chương trình của họ là 'Addicted to Aid', tạm dịch là 'Nghiện viện trợ' để nói rằng đồng tiền từ thiện giúp châu Phi không đem lại hiệu quả nếu cách quản lý vẫn không đổi.

Hai mặt của tài trợ

Ở Việt Nam, sự giàu có của những cá nhân nhờ quan hệ quyền lực mà 'có cửa làm ăn' cũng không khác gì ở Uganda hay Sierra Leone.

Nhưng đó là các vấn đề của một số cá nhân.

Nhìn rộng ra cả một hệ thống quản trị thì việc nhận các khoản tài trợ, cho vay hay đầu tư cũng có thể gây ra căn bệnh lệ thuộc, nói cách khác là 'nghiện' dùng tiền của người khác.

Thời trước, Việt Nam vì nhận viện trợ của Liên Xô và Đông Âu nên phải xây dựng mô hình giống họ với các 'lỗi hệ thống' đến nay sửa chưa xong.

Ngày nay, mục tiêu tối hậu của tiền tài trợ và cho vay là để Việt Nam kiến thiết đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội và văn minh hóa cách quản trị.

Nhưng bệnh tham nhũng đã làm biến tướng các tiêu chí này và khiến giới cấp viện thất vọng.

Nhưng do né tránh việc gây mất lòng nước chủ nhà về ngắn hạn họ cũng phải chịu trách nhiệm vì đã dung túng cho việc trì hoãn cải cách thể chế.

Chẳng ai có thể tin được hàng tỷ đôla của các nước tư bản đổ vào là để Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc chơi với bên ngoài này, nước nhận tiền và các nhà tài trợ đều biết mình đang đóng kịch.

Tiền tài trợ nếu dùng sai sẽ không tạo nền tảng cho một xã hội dân sự, văn minh, hệ thống tư pháp trong sạch mà bị bớt xén để kéo dài hệ thống kiểu cũ.

Về lâu dài, tệ nạn này không chỉ làm hoen ố hình ảnh đất nước như báo trong nước nêu mà gây di hại về nhân cách cầm quyền và để lại cả núi nợ nần cho thế hệ mai sau.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Báo Chí Quốc Nội Trổi Dậy

VI ANH . Việt Báo Thứ Hai, 1/12/2009, 12:00:00 AM

Nói gì kỳ lạ vậy? CS Hà nội mở chiến dịch càn quét báo chí trong nước. Nào mới đây ra thông tư "quản lý blog", thay thế một hơi "bốn tổng biên tập", của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp luật, Doanh Nhân Saigon. Nào trước đó bắt bỏ tù, quản thúc, rút thẻ cả thảy 9 nhà báo vì phanh phui vụ PMU 18, mà lại nói báo chí trong nước trổi dậy -- là sao?

Nhưng phân tích tận ngọn nguồn cho thấy không có gì kỳ lạ. Hành động của nhà cầm quyền CS muốn quản lý blog, thay thế bốn chủ bút, trừng trị 9 nhà báo đó chỉ là bọt biển. Sóng ngầm là sự trổi dậy của báo chí trong nước. Sự trổi dậy của lương tâm, của đạo đức của người làm truyền thông đại chúng (mass news-media) chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp muốn đem chân lý đến cho công chúng và đồng bào. Tư tưởng quyết định hành động của Con Người. CS Hà nội dù có quyền lực, có ngân sách, có ngục tù, có công an cảnh sát vẫn là người thua cuộc trước những người yêu chân lý, tìm đủ mọi cách uốn mình qua ngõ hẹp, nói lên tiếng nói của lương tâm, của sự thật. Việc CS Hà nội cố gắng siết blog, hành động bắt bớ, bỏ tù nhà báo, thay thế chủ bút đó phản ứng cụ thể và rõ ràng là mặt âm bản của một sự kiện. Sư kiện đó là sự trổi dậy của lương tâm những người làm báo chuyên nghiệp hay dân gian, sự nẫy mầm, đâm lá của tự do báo chí trong nước.

Sự kiện chứng minh.

Một, truyền thông đại chúng theo định nghĩa phổ thông có phát thanh, phát hình, báo chí là truyền thống, chuyên nghiệp. Báo chí gọn nhẹ nên dễ lách, dễ uốn mình hơn phát thanh, phát hình. Từ khi Tin học có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, truyền thông được quần chúng hoá, trở thành dân gian với blog, paltak, youtube, v.v. mỗi ngày một phát triễn. Hệ thống phát thanh, phát hình, báo chí có tính quốc tế hay quốc gia nào của các nước tư do đều có blog để truyền thông hai chiều với đối tượng. Các tin sốt dẻo, các hình ảnh rúng động của các chế độ độc tài đến được với thế giới một phần lớn là nhờ những nhà báo dân gian với một điện thoại cầm tay gọn, nhe, dễ xài, đã quá phổ thông trên thế giơi chuyển đi với tốc độ đua với ánh sáng qua xa lộ thông tin Internet.

Hai, đất nước và nhân dân VN đang nằm trong gọng kềm của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Đảng Nhà Nước có hiện có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo đều do Đảng Nhà Nước cấp thẻ. Đủ thứ báo, đô tỉnh thị có báo, ban ngành đoàn thể có báo, công an, quân đội kể cả chim cá kiểng cũng có báo. Nhưng tất cả đều thuộc một ông chủ là Đảng CS và người cọp rằng là Nhà Nước. Không có một tờ báo của tư nhân. Tất cả nhà báo từ chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập, phóng viên, ký giả, bình luận, quản trị đều là cán bộ đảng viên, công nhân viên, của Đảng Nhà Nước tuyển dụng, trả lương, thưởng phạt như công chức.

Nhưng truyền thông không phải chỉ là cơ sở vật chất,"cơm áo gạo tiền", tờ báo, toà soạn, cái đài phát thanh, phát hình. Mà là con người, do con người làm ra, của con người làm ra, vì con người mà làm. Mà nói Con Người thì phải nói đó là một cây sậy nhưng cây sậy suy tư (roseau pensant). Mềm yếu trước thế lực thiên nhiên nhưng cao siêu trong tư tưởng. Nhà báo là con người thì nhà báo cũng suy tưởng dù bị kềm kẹp bới thế lực Đảng CS. Nhưng tiếng nói của lương tri Con Người, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu công lý và chân lý, tình thương đồng bào bị chế độ bóc lột, đất nước bị bán đứng, là động lực tâm linh. Tư tưởng Động lực thúc đậy nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp hành động. "Viết lách", lợi dụng chủ trương nói bằng miệng để đi sâu vào những vấn để nhậy cảm như tham nhũng PMU 16, vụ TC xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cán bộ đảng viên lộng quyền cướp giựt đất của Dân oan.

Ba, qui luật mâu thuẩn âm dương này cũng thấy trong phong trào tôn giáo và nhân dân đấu tranh ở trong nước. Dù CS Hà nội độc tài đảng toàn diện kèm kẹp nhân dân chặt chẻ như gọng kềm, vẫn có những người bất chấp ngục tù CS, vì đạo pháp và dân tộc dấn thân đấu tranh tự do tôn giáo, cho linh quyền người chết và nhân quyền người sống. Những hành vi dũng cảm của những người vì lý tưởng, lương tâm, và đạo lý đó rất đa dạng, đa nguyên, nhiều sáng tạo đã biến cuộc vận động lịch sử này thành phong trào phát triển từ điểm là thành phần ưu tú của dân tộc VN sang diện là dân oan, công nhân từ Bắc chí Nam. Hơn hai thập niên trước không ai có thể tưởng mầm tự do, dân chủ, nhân quyền VN có thể sinh sôi nẩy nở như bây giờ vậy ở VN. Thực sự ở VN mầm ấy đã sinh sôi nẩy nở dù môi trường CS vô cùng khắc nghiệt.

Bốn, xu thế thời đại quốc tế, kinh tế toàn cầu, dân chủ hoá Nhân Loại đang đem ánh sáng cho mầm tự do báo chí VN. Ngày 20/08/ 2008, khi gặp giới báo chí tại Hà Nội, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak đã bày tỏ mối quan ngại của ông về vụ bắt giữ hai nhà báo nói trên. Tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhiều lần lên tiếng phản đối vụ bắt giữ hai nhà báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Hội Nhà Báo Không Biên Giới chuyên theo dõi các hoạt động truyền thông, trụ sở đặt tại Paris, liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước kẻ thù của Internet vì đã có những hành động kiểm duyệt chặt chẽ tương tự như hành động của nước đàn anh Trung Quốc.

Xu thế của quảng đại quần chúng VN vun bồi cho mầm tư do báo chí VN. Phong trào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN liên tục đòi tư do ngôn luận, tư do báo chí. Ngay sau ngày thông tư quản lý blog ra, một trang blog trên mạng Yahoo360 nói chính phủ khó mà thi hành được những điều đề ra trong bản Thông Tư Hướng Dẫn. Tin DPA dẫn lời của Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội ở Hà Nội, nói chính phủ không nên dùng các biện pháp kỹ thuật và hành chính để kiểm soát các trang blog, vì những biện pháp này khó mang lại hiệu quả. Thông tấn xã Anh Reuters cho biết hiện VN có khoảng 21 triệu người sử dụng Internet. Năm ngoái là 17 triệu 700 ngàn người; 2006 chỉ có 14 triệu 700.

Sau cùng, qui trình đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, trong đó tư do ngôn luận và tư do báo chí là thành tố, đã thành tiến trình không thể đảo ngước được nữa. Qui luật tiến hoá xã hội chỉ rõ, thế giới sử đã chứng minh phong trào nhân dân khi phát khởi mà nhà cầm quyền thống trị không diệt được trong buổi ban đầu, thì phong trào đó sẽ phát triển và trưởng thành trên tro tàn của chế độ thống trị như Ky tô Giáo với Đế Quốc La Mã, như phong trào Đoàn Kết đối với chế độ CS Ba Lan.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

'VIỆT KIỀU' CỨNG, VIỆT CỘNG BUÔNG

VI ANH
Việt Báo Thứ Tư, 1/28/2009, 12:00:00 AM


Ngày 15.1.2008, Hải Quan của VNCS (ta gọi là Quan Thuế) đòi Ngân Hàng Đông Á phải đóng 10% thuế về số tiền người Việt hải ngoại gởi về. Ngân hàng Đông Á không chịu, Hải Quan yêu cầu ký giấy nợ, Ngân hàng Đông Á không làm.Và ngân hàng Đông Á cấp báo cho các công ty chuyển tiền ngoài VN, rằng tiền gởi về trong nước có thể bị đóng 10% thuế. Thời đại Tin học, tin đi nhanh như ánh sáng. Các đài phát thanh RFA của Mỹ, RFI của Pháp, và truyền thông tiếng Việt phổ biến rộ lên. Hậu quả nhãn tiền. Ngay những ngày sau đó số tiền gởi về VN giảm thê thảm. Tin BBC ngày 19.1.2009, Bộ Tài Chánh VNCS công điện hỏa tốc nói không có việc đánh thuế 10% đối với kiều hối gửi về nước và giải thích rằng đã có sự "nhầm lẫn" và đang mở cuộc điều tra để "làm rõ vấn đề"! Vấn đề đặt ra để suy nghiệm trong ba ngày Tết, là, những sự kiện trên phải chăng là CS Hà nội thăm dò, nắn gân thử "Việt Kiều", hễ thấy mềm thì "nắm", cứng thì buông?

Công điện hoả tốc của Bộ Tài Chánh cho thấy Việt Kiều "gân" thiệt, không cho CS dùng thân nhân mình như con tin để khai thác thêm nữa. "Việt Kiều" bây giờ không còn là những ngưòi mà CS Hà nội mới vào chụp cho cái mũ xanh dờn" ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu vời CS" để tự tiện cướp tiền bằng cách đổi 500 đồng VNCH bằng 1 đồng của CS Bắc Việt, và mỗi người ở Miền có bao nhiêu cũng thây kệ, chỉ được lấy ra 200$ CS Hà nội mà thôi. CS bắt đi tù cải tạo, đuổi đi kinh tế mới để "quét sạch nhà sạch cửa" cấp cho cán bộ đảng viên ngoài Bắc tràn vào với tinh thần "hồ hởi phấn khởi" như người Việt tỵ nạn lần đầu tiên đến Mỹ.

Trái lại "Việt Kiều" bây giờ chiếm đại đa số của 3 triệu ngươi tỵ nạn CS, có quốc tịch của quốc gia đại siêu cường mà CS Hà nội đang cầu cạnh.Tổng sản lượng Việt Kiều mỗi năm sấp sỉ ngân sách của CS Hà nội. Tiền gởi giúp, cho không bà con mỗi năm - theo thông lệ ít khi lớn hơn 5% số kiếm được - đã là 8 tỷ Đô, hơn phân nửa số khiếm hụt ngoại thương của CS Hà nội năm rồi.

Việt Kiều bây giờ thừa kinh nghiệm, mưu lược, và phương tiện để gởi tiền giúp bà con, qua mặt CS Hà nội một cái vù . Mỗi năm có 400 000 người đi VN và hàng ngàn công ty ngoại quốc đầu tư ở VN và rất nhiều cán bộ đảng viên CS có con cháu đi du học đang rửa tiền cho cha mẹ để "thu vén cuối đời", có gì trốn đi ngoại quốc; nên con đường gởi tiển ngoài vòng kiểm soát của CS Hà nội là "chuyện nhỏ" quá dễ. Do vậy CS Hà nội không mong gì dùng bà con của Việt Kiều để bắt bí Việt Kiều như dùng xương tàn cốt rụi của quân nhân Mỹ để bắt bí Mỹ để có bang giao và giao thương thời TT Clinton nữa.

Nghề bắt bí của CS Hà nội đã lụt, đã cổ lổ sĩ mất rồi. Đã qua rồi cái thời Việt Cộng ở trong bưng bắt bí đánh thuế người ở thành. Vì bắt bí mà các công ty, các tiệm Tây, Tàu, Việt ở chợ một phần phải đóng thuế cho Việt Cộng. Việt Cộng có nhiều cách bắt bí rất thô thiển nhưng khá hiệu quả lúc chiến tranh Quốc Cộng cày răng lượt. Cho một "mẹ chiến sĩ, chị nuôi, đồng chí hộ lý, cái đít văn công, cái mông bộ đội" giả dạng thường dân đi chợ trao thơ đòi thuế. Chờ một thời gian không trả lời thì hăm dọa bằng thơ hay lời nhắn. Hăm dọa bằng lời không được thì lén gởi vài viên đạn AK hay nhét cây dao gâm sét hay vài truyền đơn viết nguệch ngoạc trước cơ sở. Rồi VC tìm các mật báo cho chánh quyền Quốc Gia. Đối với công ty ngoại quốc như BGI, thuốc Bastos , Melia thì gài hay giựt mìn xe vận chuyển của hãng nếu đòi hỏi, hăm doạ không được. Không ai muốn đóng thuế cho VC nhưng cũng không muốn bị phiền phức, rắc rối với ngành an ninh quốc gia như cảnh sát, an ninh quần đội, nên làm thinh và "thí cho cô hồn VC" một mớ tiền để yên thân làm ăn.

Cách "làm ăn kiểu du kích" cò con này coi vậy mà đắc dụng ngay đối với chánh quyền Mỹ trước đây vì ăn hoc quá nhiều tưởng VC như mình nên như thầy nghề võ bị người tay ngang đánh, CS Hà nội đã dùng "xương tàn cốt rụi" của quân nhân Mỹ trong Chiến Tranh VN để bắt bí. Bằng việc trao trả hài cốt quân nhân Mỹ, CS Hà nội đã được hai việc lớn: gở cấm vận và lập bang giao Hà nội và Washington.

Cũng theo cái mững đó, CS Hà nội bây giờ bắt bí "Việt Kiều" nên thất bại. Trước đây, CS dùng những thân nhân bè bạn còn kẹt ở lại như con tin để lấy tiền chuộc. Người Việt tỵ nạn CS ở thế kẹt. Không lẽ để thân nhân gia đình đói nghèo, con cháu thất học trong gọng kềm của chế độ CS Hà nội. Không lẽ để trẻ em mồ côi, người lớn đơn chiết chết vì đói nghèo, bịnh hoạn. Nên phải bấm bụng giúp đỡ. Việc làm này làm cộng đồng người Việt tỵ nạn CS có khi tranh biện, bất đồng với nhau vì người thì quyết không đi VN, không gởi tiền về VN, người thì ở thế kẹt phải giúp gia đình, và đồng bào bất hạnh. CS Hà nội ở giữa đút tiền vào túi vì xét ra cho cùng tất cả ngoại tệ sau cùng rồi cũng vào ngân hàng nhà nước của CS Hà nội. Quyền in và phát hành tiền, quyền hối đoái là độc quyền của Đảng Nhà Nước CS. Người nhận tiền cũng như người dân Việt phải xài tiền đồng trong cuộc sống hàng ngày.

Thế nhưng túi tham không đáy, CS Hà nội thấy chưa đủ, muốn lấy thêm. Đánh thuế 10% vào số tiền gởi về VN chánh yếu là đánh thuế vào Việt Kiều. Đánh dưới hình thức thuế trị giá gia tăng của số tiền gởi về hay thuế lợi tức (từ CS là thuế thu nhập) của người nhận trên số tiền. Nhưng sau cùng Việt kiều vẫn là người thọ sắc thuế này. 100 Đô Việt Kiều xuất ra gởi về đàng nào người gởi hay người nhận đóng thuế 10% thì giá trị khi đến tay ngưòi nhận vẫn còn 90 Đô thôi. Trên thế giới này không có nước nào đánh thuế giá trị gia tăng trên tiền gởi nhưng CS Hà nội tham quá hoá liều. Và phản ứng của "Việt Kiều" làm CS phải "thật thà khai báo" đó là một " lầm lẫn". Không ai có thể tin đó là một lầm lẩn được. Không có "chỉ đạo" của Bộ Chánh tri, của Thủ Tướng Chánh phủ, Bộ tài chánh, thì Hải Quan dầu có uống một trăm thang thuốc "liều" cũng không dám làm. Làm mạnh nữa là dằng khác vì Hải Quan yêu cầu Ngân Hàng Đông Á ký giấy nợ, tức đã có lịnh rồi, không đóng thì nợ, chớ Hải Quan không cần trình lên trên ý kiến của Ngân Hàng không đóng.

Sau cùng, đến đây người Việt nhớ lại câu để đời của của Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu, đừng nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm. Sau 33 năm đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tức giải trừ CS, người Việt trong ngoài nước đã rút kinh nghiệm thêm và nói đừng nghe những gì CS nói mà làm những gì CS sợ. Không phải ngẩu nhiên mà trước khi VC tung ra vụ đánh thuế 10% của Việt Kiều, nhiều đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại lên tiếng kêu gọi kế hoạch hoá việc gởi tiền và đi VN. Tháng Tư Đen năm nay không gởi tiền về VN, không đi VN. Tháng Tư thành công, kế hoạch này có thể phát triễn theo vết dầu loang.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Ðại sứ Việt Cộng chỉ trích dân biểu Mỹ gốc Việt!

Ðại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, nặng lời chỉ trích dân biểu Cao Quang Ánh, khi ông Phụng trả lời một câu hỏi của đài BBC; ông Phụng nói:

"Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên. Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán. Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya.

Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt.. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

"Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

"Còn hệ thống chính trị, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, và chúng ta chấp nhận sự khác nhau để cùng tồn tại trong cộng đồng người Việt."

Chỉ nói có một câu 151 chữ mà ông Phụng đã phạm vào vô số lỗi lầm.

Lỗi lầm thứ nhất là inconsistency, một lỗi cấu trúc hành văn, nếu phê phán ông trên góc cạnh biên tập. Inconsistency là bất nhất, ông Phụng bất nhất vì câu trước ông nói, "Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán". Rồi ngay câu sau ông lại nói, "Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

Ông bảo ông Ánh "không đứng đắn lắm" thì câu đó có phải là phê phán không? Ông sợ gì, sợ ai mà chối, không dám nhận là mình phê phán ông Ánh?

Nhưng ông Ánh nói gì "chạm nọc" đảng Việt Cộng đến mức ông Phụng chỉ trích ông Ánh là "không đứng đắn lắm"? Ông Ánh chỉ tuyên bố một điều mà mọi người Việt Nam hải ngoại và quốc nội đều đồng ý là cần bắt nhốt Việt Cộng trở vào cũi CPC.

Chỉ phê bình ông Phụng về cái lỗi cấu trúc hành văn, tôi tự cho mình là đã nhân nhượng lắm với ông đại sứ Việt Cộng, đối tượng xét ra không nên nhân nhượng.

Phê bình trên góc cạnh nhân sinh quan, cái lỗi bất nhất của ông Phụng, có thể được ngôn từ dân gian mô tả là "ăn đằng sóng, nói đằng gió", hay ăn nói tráo trở.

Một lỗi nhỏ khác là danh xưng: ông Ánh không là nghị sĩ, mà là dân biểu; lỗi lầm khác nữa, lớn hơn, nằm trong câu "Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên", câu này hàm chứa đôi chút ganh ghét đối với "nhiều người" Việt mừng ông Ánh, và chắc chắn trong số "nhiều người" Việt này không có Lê Công Phụng.

Lý do khiến nhiều người mừng ông Ánh, một người Việt Nam đắc cử vào hạ viện liên bang, vì họ là người Việt Nam; ông Phụng không mừng mà còn chỉ trích những người mừng ông Ánh vì ông Phụng không phải là người Việt Nam, mà là người Việt Cộng, những người cũng có máu mủ Việt Nam nhưng lạc giống.

Ông Phụng còn lấy thí dụ Obama ra để "ngụ ngôn" người Việt Nam trong câu, "Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya"; nói hươu, nói vượn, nhưng ông Phụng vẫn chỉ nói quanh, ví von, thí dụ lẩm cẩm. Thử đặt giả thuyết một cuộc binh biến tại Kenya đưa một bọn du côn, chuyên cướp của, giết người, phá nhà thờ, phá chùa, hành hạ, giam giữ nhà tu, lên nắm chính quyền Kenya thì liệu ông Obama, gốc người Kenya có ủng hộ bọn du côn này không.

Một câu nói nhảm nữa là, "Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

Chưa bao giờ người Việt hải ngoại chống lại "đồng bào trong nước", 4 chữ bị ông Phụng đánh lộn sòng để tự nhận ông là đồng bào của chúng tôi. Ông muốn chúng tôi coi ông như đại sứ Việt Nam, trong lúc thật sự ông chỉ là đại sứ Việt Cộng, đại diện cho một chính quyền đảng cướp, không do bất cứ một cử tri Việt Nam nào bầu ra cả.

Tôi thách thức ông Phụng làm một cuộc thử nghiệm để tìm xem ông là đại sứ Việt Nam hay là đại sứ Việt Cộng: mời ông xuống Houston đi ăn bún chả Canvas với tôi để xem thái độ của người Việt Nam đối với ông như thế nào. Chỉ cần nhận lời tôi mời cũng đủ chứng tỏ ông bản lãnh hơn ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lắm.

Hơn ở chỗ ông Dũng tuy tên là Dũng mà chẳng dũng tí nào, trái lại rất hèn. Đã đến Houston, nơi có trăm rưởi ngàn người Việt Nam sinh sống mà không dám đến thăm người Việt Nam, cũng không dám lú ra cửa sổ khách sạn vẫy tay chào mừng hàng chục ngàn người kéo đến cổng khách sạn dàn chào ông; trong lúc ông tên Công Phụng múa như công, như phụng, dù không múa khoe mã, khoe lông mà múa lưỡi để khoe tài nói lảm nhảm, không đâu vào đâu cả.

Nguyễn Ðạt Thịnh
Post Reply