Bình Luận

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Nói Láo Như Vẹm!

Việt Báo Thứ Năm, 2/5/2009, 12:00:00 AM
Trần Văn Giang


Không phải chỉ riêng sự tàn bạo, sự chà đạp nhân quyền làm cho CS nổi tiếng mà chính là những sự tuyên truyền dối trá lừa bịp của CS. Qua lịch sử, cứ thẳng thắn nhìn những sự kiện đã xẩy ra dưới chế độ CS, và nghe những gì CS đã nói và đang nói, một người dân nghèo vô sản, ít học nhất cũng phải thở dài ngao ngán, đấm ngực, kêu trời không thấu…

Hãy phân tích một cách khách quan các “lời bác dậy,” “cương lĩnh đảng CS,” “chỉ thị chính phủ,” “Hiến pháp,” “nghị quyết,” “công hàm…” và rồi lại nhìn những gì CS đã làm… tất cả đều là công trình sáng tạo đến tột đỉnh của sự lừa phỉnh, đánh lận con đen, tráo trở…

Thời buổi văn minh dân chủ, ai cũng hiểu là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia dân chủ là hiến pháp. CS cũng đã trơ trẽn mượn y chang cái vỏ cao cả, cái nguyên tắc cơ bản nhất của chế độ dân chủ cộng hòa (CS đã có lần tự gọi mình tên nước Việt Nam là “Việt Nam Dân Chủ Công Hòa!”) là “vì dân, do dân và của dân” căn cứ trên “dân sinh, dân chủ và dân quyền” để viết ra hiến pháp CS Việt Nam – rồi dùng nó để làm bình phong “hấp diêm” dân tộc, từ thế hệ cha mẹ đến con cái đến cháu chắt, để “tiến từng bước” lên cái gọi là thiên đường “Chủ nghĩa Xã hội…”

Thử đọc lại và so sánh hiến pháp của một nước dân chủ tây phương (Hoa kỳ chẳng hạn) - một quốc gia được thế giới công nhận là dân thực sự làm chủ vận mạng của họ - và Hiến pháp của CSVN. Có cái dân quyền nào có trong hiến pháp Hoa Kỳ mà không có trong hiến pháp CSVN hay không? Nhưng thực tế, vấn đề thi hành những gì quốc hội do đại diện của dân (quốc hội?) đã viết ra, đã soạn thảo ra có phải như vậy hay không? Người dân dưới chế độ CS đã mỉa mai là “nói vậy mà không phải vậy!” Đâu cần phải có bằng tiến sĩ từ đại học kinh tế Hà nội hay học viện Mác-Lê mới biết sự khác biệt “nói một đàng làm một nẻo” này! Sự lường gạt đã được tự phơi bày từ trên đỉnh cao, để mọi người dân cùng nhìn thấy mà tức muốn hộc máu mồm. Bây giờ biết phải kêu oan với ai cho tỏ…

Dân chúng duới chế độ CS phải làm cái gì CS muốn thì CS mới ban phát cho sự sống (CS mới phát tem, gạo… cho). Không phải ai cũng có cơ hội thăng tiến dưới chế độ CS. Không phải ai cũng có thể thóat ra khỏi cảnh nghèo túng, ngọai trừ một thiểu số được xem như “có quyền công dân” hơn những “công dân” khác.

Nên biết Karl Marx và Engels chỉ là tư tưởng gia (philosophers) không phải (và chưa bao giờ) là lãnh tụ chính trị; ngòai ra chính bản thân họ cũng chưa bao giờ phải sống dưới chế độ CS. Cám ơn thượng đế là CS đang từ từ đi vào lịch sử (và chắc chắn sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại trong lịch sử nhân lọai).

Cái nghịch lý là giới nghèo đói bần nông, còn được CS gọi là thành đồng của cách mạng, lại chính là thành phần phải chịu đựng đau khổ, bị bỏ rơi nhiều nhất dưới chế độ CS. Bây giờ “chính nghĩa” của CS đang từ từ sụp đổ; nhưng sự sụp đổ của CS cũng lại không giúp gì đến giai cấp bần cố nông đã bị CS lợi dụng. Thêm một lần nữa, dân đen lại bị bỏ rơi – “người chết hai lần” đúng như nhạc nô Trịnh Công Sơn đã mô tả họ! Chỉ có giới trí thức, giới có ăn học (trung nông, tiểu tư sản) mới biết tìm cách hưởng lợi trên sự sụp đổ của CS mà thôi.

Từ những ngày đầu tiên nguyên thủy, CS được biết đến là “Bolsheviks.” Thật ra vấn đề không phải là tên gọi mà là “ý thức hệ.” Về khía cạnh chính sách xã hội, không có sự khác biệt lớn lao nào giữa CS, Phát-xít, Quốc xã, Leninist, Stalinist hay Maoist… Chỉ khác nhau ở tên gọi. Đôi khi họ còn tự gán cho họ những cái hoa mỹ như phong trào (mặt trận) ái quốc, cách mạng, cộng sản, công sản (không có dấu nặng), chống đế quốc, chống độc tài, chống phong kiến… (phe đối nghịch gọi họ là độc quyền tòan tri, cộng sản chuyên chế…)

Qua “Communist manifacto” và “Das Kapital,” Karl Marx đã tiên đóan 2 điều và thuyết phục mọi người tin tưởng là:

- Tư bản, cũng giống như các hệ thống kinh tế xã hội cũ (phong kiến, thực dân) tự tạo ra các phản lực (internal tensions) và sẽ tự tiêu diệt (self-destruction).
- Tư bản sau đó sẽ bị cộng sản thay thế qua một giai đọan chuyển thể (transitional period) là đấu tranh giai cấp; cuối cùng đi đến sự tòan thắng của cái gọi là “cách mạng vô sản.”

Cả hai tiên đóan đó đều sai bét. Thứ nhất rõ rệt là tư bản không hề bị tiêu diệt; và thứ hai, cái gọi là cách mạng vô sản mặc dù thành công tại một vài nơi cũng sống không dai; đang phải tự “đổi mới;” nếu không “đổi mới” kịp thời (nói nôm na là đi trở lại con đường kinh tế tư bản) thì sẽ bị te tua một sớm một chiều (cứ xem Liên sô và các nước CS Đông âu).

Có ai thấy CS đưa ra được một chính sách kinh tế khả dĩ nào để duy trì sự phát triển đới sống của dân chúng? Hoàn tòan sổ tọet. Không phát triển đuợc thì chớ, CS còn trì kéo sự tiến hóa của dân tộc qua chính sách kinh tế tập trung, hệ thống lãnh đạo rất kỳ quặc đầy rẫy tham nhũng; lãnh đạo thiếu khả năng; và thiếu tư cách. Khả năng và tư cách của họ (lãnh đạo CS) đang bị dân chúng sống dưới chế độ CS công khai ngờ vực?

Trung quốc là trong những chế độ CS sớm thay đổi – thật là buồn cười cho các trò hề chính trị - Đổi từ chính sách kinh tế chỉ huy cứng ngắc của CS đến kinh tế thị trường (nên biết chỉ tư bản mới có thị trường; CS làm gì có thị trường!) Thay đổi đầu tiên của CS Trung quốc là công nhận quyền sở hữu của dân (tư sản – cũng lại là 1 yếu tố căn bản của tư bản). Danh từ “tư sản” trước đây đứng hàng đầu trong danh sách “phản động” dưới chế độ CS. Thực tế đã dần dần sáng tỏ là CS sẽ bị dẹp tiệm hoặc bởi ý dân (như đã thấy ít nhất 1 lần thử lửa dân chủ ở Thiên An môn) hoặc dần dà phải tự tan rã…

Tư bản (quyền tự do kinh doanh và quyền tự do chính trị) không hẳn là lời giải tuyệt đối (như các thành phần bảo thủ / cực đoan hữu khuynh vẩn giải thích) cho các trật tự và an sinh của đời sống. Các biến chuyển suy thoái, sa lầy kinh tế gần đây cho thấy sự can thiệp của chính phủ (vào các sinh họat kinh tế) đôi khi rất cần thiết để cứu vãn thị trường.

Nhìn chung, chính quyền XHCN cũng giống như ban quản trị của 1 công ty sắp phá sản. Quốc gia (công ty) bị phá sản vì quản trị (lãnh đạo) tồi chứ không nhất thiết chỉ vì vấn đề ý thức hệ trật hướng!

Sự sụp đổ của CS không chỉ vì kinh tế tồi tệ (là một đặc sản tự nhiên) của XHCN; nhưng vấn đề nhân quyền và sự tàn bạo mới làm cho CS sớm mai một. CS kêu gọi giới công nông (công nhân nhà máy và bần cố nông vô sản) dùng võ lực để lật đổ tư bản. Điển hình thấy từ Liên sô, dân nghèo đã hy sinh xương máu để lật đổ Nga hòang và giai cấp tiểu tư sản…

Ngay sau đó, đám cầm đầu cách mạng “vô sản” tự biến họ ngay tức thì thành “tiểu tư sản:” làm chủ tất cả các của cải đã chiếm đọat được. Dân nghèo chỉ được dùng và bị bỏ rơi sau khi cách mạng không cần đến họ nữa! Đám “đồng chí lãnh đạo” giả nhân giả nghĩa trở thành các “ông chủ mới” của giai cấp công nông vô sản. Đám người bịp bợm này kết hợp với nhau thành “Đảng CS” để bảo vệ quyền lợi “chủ nhân ông” của họ. Chỉ có đảng viên mới có cơ hội ăn trên ngồi trốc. Dân đen vẫn hòan dân đen, vẫn nghèo và vẫn tuyệt vọng. Chủ nghĩa CS đã sỉ nhục sự thông minh của nhân lọai.

Một số câu hỏi đã có sẵn câu trả lời:

- Tại sao CS phải chủ trương bạo động, khủng bố và gây sợ hãi? Bởi vì người hiểu biết một chút không ngửi được cái biện chứng duy vật và lý lẽ một chiều của họ.

- Tại sao dân chúng có thể theo một đám thổ phỉ CS thất học để hủy họai truyền thống văn hóa của dân tộc, giết các người có công gầy dựng đất nước cho mục đích của tập đòan CS? Bởi vì đám đa số dân nghèo bị CS tuyên truyền gạt gẫm là CS sẽ dẫn họ đi đến thiên đường (bánh vẽ) CS - CS sẽ lấy của cải của người giầu chia đều cho người nghèo (!)

- Có phải Bộ Chính Trị Trung Ương của đảng CS là do dân chúng lập ra hay không? Bộ chính trị trung ương CS đâu có phải là chỗ đầu phiếu phổ thông. Bộ chính trị trung ương CS đâu có phải là chỗ dành cho bất cứ ai có tài lãnh đạo muốn vào cũng được. Thực tế đã rõ như ban ngày.

- Tại sao lãnh tụ CS cứ ở mãi vị trí lãnh đạo và rồi cha truyền con nối như thời phong kiến? Có phải họ muốn bảo thế giới là chỉ có họ (và con cháu họ) là những người duy nhất có đủ tài và trí để cai tri dân (!)

- Tại sao CS luôn luôn sợ các phong trào dân chủ đòi quyền chính trị; đặc biệt là tự do báo chí, ngôn luận, bầu cử, di chuyển và trọng nhân phẩm? Có phải CS cho là dân còn mông muội không hiểu ý nghĩa của tự do là gì? Công an (không phải dân!) mới là người mà CS tin cậy. CS mà không có công an thì cũng như thịt chó mà thiếu mắm tôm.

Biết bao nhiêu câu hỏi đã có câu trả lời rồi mà CS vẫn bám trụ chỉ vì quỵền lợi kiếm được quá dễ dàng, không cần tốn sức lao động và mồ hôi.

Dân đen (vì quá đói khổ) đã dễ quên cái tẩy của CS – chỉ có nhà nước mới có khả năng bảo vệ và quyết định tương lai của dân chúng. CS chỉ có thể tồn tại dưới một chế độ tòan trị, độc đảng chơi ngang không kể gì luật pháp. Trong khi trong chế độ dân chủ, nhà nước không “trị” mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn và làm trọng tài trong sân chơi chính trị mà thôi…

CS với bất cứ tên gọi “ít-ít” gì (Bôn-sơ-vít, Mác-xít, Lê- nin-nít, Sì-ta-lin-nít, Mao-ít, Trốt-kít, dốt-đít……) đề là giống y như nhau ở đặc tính khát máu sát nhân (tòan là giết người đồng chủng mới căm!) một cách vô lương tâm dưới nhiều cách khác nhau: giết chết ngay lập tức (qua thanh trừng, cắt tiết, xử tử, ám sát, giết tập thể…); giết chết từ từ (qua trại cải tạo, cưỡng bách lao động, cưỡng bách di dân – đi “vùng kinh tế mới”…)

Theo các tài liệu quốc tế ghi chép lại thì CS đã giết đến gần 110 triệu (gấp gần 200 lần số dân vô tội bị Hitler tiêu diệt trong Thế chiến thứ II). Đứng đầu danh sách sát nhân này là Lenin và Stalin của Liên sô (giết khỏang 43 triệu); thứ nhì là Mao trạch đông của Trung Cộng (giết khỏang 30 triệu), sau đó là Pol Pot của Cao miên, HCM của Viêt Nam, Tito của Nam tư, Kim nhật thành của Bắc hàn…. Đó là chưa kế gần 50 triệu người chết một cách gián tiếp vì đói và bệnh tật dưới chế độ cai trị kỳ quặc của CS. Trong lịch sử nhân lọai chưa có một chiến tranh lớn nào, chưa có một chính thể tàn bạo nào, chưa có ý thức hệ quái đản nào mà phải giết nhiều người (đồng chủng) như vậy… TT Reagan của Hoa Kỳ đã có lần gọi Liên sô (và CS nói chung) là “Evil Empire” cũng không có gì là quá đáng. Ngày nay CS vẫn là “evil” nhưng ít nhất CS Liên sô đã ta rã và chỉ còn trong sử liệu mà thôi.

Tư bản là một hệ thống kinh tế mà mọi người dân có cơ hội vươn lên bằng sự cố gắng của chính mình (chứ không phải vì lý lịch). TT Clinton và TT Obama là những thí dụ điển hình. Hoa kỳ là nơi mà dân nghèo khố rách áo ôm, không một xu dính túi từ tứ xứ đến (Âu châu, Á châu, Phi châu…) đã trở thành giầu có sung túc nhờ nỗ lực làm việc của chính họ chứ không phải vì phép lạ; hay vì chính phủ Mỹ đã bảo họ phải làm cái gì để chính phủ phát cho họ miếng ăn sống qua ngày. Công ty Microsoft đã tạo ra biết bao nhiêu là tỷ phú mà họ là những người có tài sáng tạo, có khả năng làm ra và bán chương trình cho máy vi tính; chứ không phải vì họ có bố mẹ giầu có hay là đảng viên của đảng chính trị cầm quyền…

Dưới chế độ CS, đảng viên và cán bộ nắm tất cả quyền lực và cơ hội kinh tế. Hy vọng duy nhất cho người dân dưới chế độ CS được vươn lên khỏi kiếp nghèo khó là trở thành một đảng viên CS!!! Sự thăng tiến xã hội cho con người không phải vì sản xuất giỏi, vì tài giỏi; mà vì nhận được nhiều tiền hối lộ, là vì đã nắm chức vụ cao…

Cái khôi hài nhất của chế độ CS là đảng viên và cán bộ mỗi ngày mỗi giầu có hơn; nhưng họ đổ tất cả các lỗi lầm, những thất bại kinh tế, những tệ đoan xã hội cho những”thế lực thù địch” (tưởng tượng) đã gây ra; hoặc “tàn dư” (tưởng tượng) của tư bản để lại!!!…

Chưa có một nước CS chân chính nào thành công trong việc tạo ra một nền kinh tế thịnh vượng mà mọi tầng lớp dân chúng được huởng. CS luôn luôn cần một bộ máy tuyên truyền nói láo thật qui mô và hàng trăm tờ “báo lố” (nói lái) và một chính phủ độc tài sắt máu để tồn tại. Sự kiên nhẫn, sự rộng lượng tha thứ của dân chúng đã sắp đi đến cuối con đường.

Người dân sống dưới chế độ CS bây giở cũng y như những con cọp bị ngược đãi và bị cưỡi đã hơi lâu rồi. Những tên “nài” CS cưỡi cọp có lẽ sẽ phải trả một giá rất đắt như bài học của Sô-sét-cu (Trùm CS Nicolae Ceaus,escu, Chủ tịch nhà nước của Romania từ năm 1965, bị dân chúng nổi lên bắt treo cổ năm 1989). Các trùm CSVN không khéo rồi cũng chung số phận với sô-sét-cu thôi.

Chờ xem.

Trần Văn Giang
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Được hát, đọc, xem những gì luật không cấm

Nguyễn Hữu Vinh
Viết cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Cái thời "cả nước nô nức vào hợp tác xã (HXT)", thì mảnh đất phần trăm mỗi hộ được chia mới là nơi mà người nông dân mê đắm nhất, vì nó là thứ họ kiếm thêm tối đa đúng với công sức của mình chứ không chỉ sống nhờ công, điểm cứng nhắc từ HTX.
Các thứ rau quả trồng ở đây, được đem bán ra chợ, thu tiền đút túi (không phải nộp HTX). Nhưng lại còn phải nuôi gia cầm nữa, chúng có thể phá hỏng vườn rau?

Thế là, thay vì nhốt lũ gà, vịt lại, họ quây rào chỉ những thứ rau nào có thể bị chúng phá thôi. Như vậy gà vịt cũng được tự do kiếm mồi, giao lưu phát triển nòi giống, mà rau quả cũng vẫn tươi tốt.

Quản người

Thế nhưng hình như trên thành phố, người ta không học được kinh nghiệm này của bà con nông dân để quản lý con người, nên đã có phương pháp ngược lại.

Vì qua các văn bản pháp luật, thấy rõ một điều là người dân chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép, thay vì được làm những gì pháp luật không cấm. Mà các văn bản pháp luật thường được ban hành chậm, rối rắm chồng chéo, không theo kịp với bước phát triển xã hội, bộ máy lập pháp cũng còn yếu, nên dân cứ dài cổ mà chờ luật cho gì mới được làm, rồi khi chưa có luật cho thì chờ các ông các bà "đầy tớ nhân dân" xét duyệt theo cái tình cảm sớm nắng chiều mưa của các vị.

Như vậy chả hóa ra là: không rõ gà vịt nó thích ăn cây gì, quả gì, thôi thì cứ nhốt béng chúng nó lại cho xong chuyện. Thế là lũ gà vịt sẽ kém phẩn khởi, còi cọc, ít sinh sản vì đánh nhau tranh ăn, tranh yêu ... Những kẻ bất mãn quá lời lại bảo "người mà chả được bằng gà vịt!"

Nhưng cũng còn may, vì đói thì đầu gối phải bò. Bao cấp, ngăn sông cấm chợ theo mô hình XHCN tưởng tượng mãi tới độ cùng cực, phải "mở cửa", mới biết chỉ có hệ thống XHCN mới có lối làm luật theo kiểu "người dân chỉ được làm những gì mà luật cho phép", còn phe tư bản thì nó ngược lại, "người dân được làm những gì mà luật không cấm."

Nên năm 2000 đã có một bước ngoặt lịch sử trước hết trong hệ thống Pháp luật Việt Nam là sự ra đời nhọc nhằn của Luật Doanh nghiệp, trong đó người dân được kinh doanh những gì mà luật pháp không cấm, thay vì cả nửa thế kỷ trước (không kể miền Nam trước 1975) chỉ được kinh doanh những gì mà luật pháp cho phép.

Nhà nước công bố một danh mục các ngành nghề bị cấm, và có điều kiện. Thế là xong. Doanh nghiệp, doanh nhân tức khắc nở rộ như hoa mùa xuân, đời sống vật chất dân chúng cũng lên theo phơi phới.

Hư người

Ngoài nhu cầu vật chất, thì nhu cầu tinh thần cao gấp bội so với gà vịt, nhưng oái oăm nó lại là thứ mà nhà nước lo ngại sẽ quá đà, thậm chí là bất ổn cho chế độ. Thế nên mới sinh ra những biện pháp quản cả nhu cầu tinh thần. Đây chính là mối mâu thuẫn lớn và cũng thuộc vào loại đáng phải bàn nhất hiện nay.

Những nhu cầu tinh thần như văn thơ, phim, ảnh, ca nhạc, hoạ, sinh hoạt, lễ hội dân gian ..., tất thảy đều được quản theo lối "nhốt gà". Tỉ như không có văn bản luật quy định rằng: tất cả các tác phẩm âm nhạc, văn học ... xưa nay đều được lưu hành, trừ những thứ nằm trong danh mục kèm theo là bị cấm. Danh mục này sẽ được bổ sung định kỳ.

Mà ngược lại, các cơ quan quản lý thỉnh thoảng lại cho công bố một hai bài hát của nhạc ca sĩ nào đó thời trước 1975 ở Sài Gòn được sử dụng, hoặc có nhà xuất bản tự nhiên lại dám tái bản một cuốn sách của chế độ cũ xưa nay thuộc diện "nhạy cảm" mà không rõ dựa trên văn bản pháp luật nào mà làm được, hay lại do "lách", hoặc "liều".

Image
Tập truyện Rồng Đá của Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai mới đây được cho là bị thu hồi vì 'nhạy cảm'

Nhưng phiền hơn nữa là mỗi thời, mỗi người quản lý lại có lối suy xét, cắt gọt riêng rất tù mù (ở đây chưa muốn bàn tới chuyện tiêu cực). Như vậy tác phẩm khi tới tay bạn đọc sẽ trở thành một thứ "oẳn tà roằn" - "đầu Ngô mình Sở", không rõ cha mẹ chúng là ai.

Gà vịt ăn nhiều mà không được tung tẩy thì cũng không đến nỗi hư hỏng hay ù lì lắm. Nhưng con người mà ăn uống no say, xài xỉ tiền bạc nhiều, nhưng đời sống tinh thần không được chăm chút là sẽ sinh nhiều chuyện.

Trước hết là "rửng mỡ"-như lời các cụ hay mắng con cháu. Tức là nhẹ thì sống theo lối bóc ngắn cắn dài, nặng thì tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đoạ, từ dân đen cho tới doanh gia và giới công quyền.

Dẫn chứng có vô vàn. Từ chuyện nông dân có tiền đền bù đất bị thu hồi, mua sắm xe máy cưỡi cho sướng, xây nhà cao ngất ngồi ngắm cho đã, rồi thì trắng tay, đói! cho tới quan chức nhiều tiền, quyền quá rồi ăn, chơi những thứ hơn cả bạo chúa ngày xưa. Con trẻ thì không có chỗ chơi, thứ đọc, xem hấp dẫn, đành chúi đầu vào cái vi tính thôi.

Vậy xin được nói nôm na và hơi trần tục là ta mới chỉ chăm chút nhau theo kiểu nông dân chăm gà vịt thôi, chứ chưa được như với con người. Trong khi người ta cứ chạy tìm quanh kẻ nào làm cho đạo đức băng hoại, con cháu ta chán nản, coi khinh cả cha ông, tìm không được thì đổ tại mở cửa mạnh quá, nọc độc tư bản tràn vào. Ai dè cái thứ nọc độc đó lại do chính ta tự tiêm chích vào mình, tự bó mình để nên nông nỗi không có nhiều những sản phẩm tinh thần đáng để thưởng lãm, nuôi dưỡng tâm hồn, rèn đạo đức, lối sống đẹp đẽ cho dân chúng.

Nên người

Cũng không phải ta chưa từng nhận ra điều này. Những năm cuối 1980, khi mới đổi mới, văn hóa văn nghệ cũng đã từng được "cởi trói". Rồi cánh cửa mới hé mở đã bị đóng sập lại (hình như có vài vị còn bị kẹp chân đau ra phết ấy chứ? Mà trí thức, văn, nghệ sĩ vốn nhạy cảm, nhút nhát. Hết cả hứng thú "thai nghén"). Rõ là ông nhà nước tính toán lại, muốn "mở" cái kinh tế đã, rồi văn hóa tinh thần thì tính sau.

Ấy vậy mà đã ngót 20 năm rồi. Vẫn còn sợ loạn nữa sao? Liệu ta có nhân lúc khó khăn về kinh tế toàn thế giới, mà ta có vùng vẫy mấy cũng khó thoát khỏi hệ quả từ mối ràng buộc chung trong thời hội nhập, để xem lại lối quản lý văn hóa tinh thần?

Nếu như có luật, hay chí ít là văn bản dưới luật, quy định rất chi tiết: thế nào là khiêu dâm, kích động bạo lực, chia rẽ dân tộc (cụ thể trong văn học, hội họa, điện ảnh...), v.v.., ngoài ra còn có hội đồng thẩm định những tác phẩm sau khi được lưu hành mà có dư luận phản ứng.

Cơ quan quản lý dựa trên phán quyết của hội đồng này mà đưa ra quyết định hành chính như phạt tiền, thu hồi; không còn theo kiểu một hai vị quan chức tự phán cho số kiếp một tác phẩm nghệ thuật, rồi ra lệnh miệng.

Tiếp nữa là có tòa án dân sự nếu ai muốn khởi kiện. Như vậy là có cái "lề đường bên phải" được vạch ra trong luật rất rõ ràng rồi, chứ không có chuyện chú cảnh sát giao thông tự vạch lề đường ở đây mỗi hôm mỗi kiểu, các văn nghệ sĩ cứ tha hồ sáng tác, xuất bản, lưu hành.

Nhất cử lưỡng tiện, lựa lúc khó khăn vật chất mà nới lỏng, chăm bẵm chút đời sống tinh thần, người dân sẽ đỡ cảm giác bức bối hơn.

Lại cũng là lúc thực trạng xã hội đã tới hồi báo động khẩn cấp về đạo đức, lối sống, loang ra đến cả quốc tế làm mất thể diện quốc gia rồi, không thể chậm trễ được nữa, phải đi tiếp một bước nữa trong đổi mới.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến về bài viết này, xin gửi thư cho BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên phải.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Về Những Vụ Án Đầu Xuân:

Chớ Có Nhầm, Rồi Hối Không Kịp!

BÙI TÍN . Việt Báo Thứ Ba, 2/10/2009, 12:00:00 AM

Nhiều người Việt trong và ngoài nước quan tâm đến vụ CPI , vụ án quan chức Việt nam ăn hối lộ quy mô lớn từ Cơ quan tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Consultant Pacific International) có trụ sở ở Tôkyô / Nhật bản.

Vụ án này cực lớn vì nhiều lẽ : số tiền hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla, liên quan đến nhiều dự án cầu đường quan trọng; Nhật bản lại là nước hào phóng nhất trong viện trợ và cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi cho Việt nam, vượt rất xa mọi nước khác.

Vụ án bị tiết lộ từ tháng 7-2008, sang tháng 8 chính phủ Nhật đã thông báo ngày càng tỷ mỷ cho phía Việt nam, chuyển hàng nghìn trang hồ sơ, lý lịch, khẩu cung, nhận xét, ảnh sao chụp của 4 bị cáo Nhật bản đều là quan chức cấp cao của CPI, yêu cầu phía Việt nam khẩn trương hợp tác để sớm kết thúc vụ án; phía Việt nam bất động, coi như không có chuyện gì xẩy ra, còn yêu cầu phía Nhật không đưa ra công khai vụ án, vì những điều do phía Nhật đưa ra "không có cơ sở thực tế " (!).

Phía Nhật phản ứng ngay bằng cách bắt giam cả 4 bị cáo vào tháng 10-2008, mở phiên toà xét sử gấp và cử nhiều phái viên sang Hànội yêu cầu phía Việt nam phối hợp chặt chẽ. Phía Việt nam chỉ "hứa hẹn hợp tác", thực tế là vẫn bất động. Phía Nhật đặt ra 23 câu hỏi về vụ án, về ông Huỳnh Ngọc Sỹ, phía Việt nam vẫn không đáp ứng, lờ tịt.

Thế là "quả bom kinh tế - ngoại giao" Nhật nổ tại Hànội; giữa cuộc họp cuối năm về đầu tư và viện trợ quốc tế đầu tháng 12 -2008, đại sứ Nhật M.Sakaba thừa lệnh thủ tướng Nhật tuyên bố đình chỉ lập tức khoản ODA (Official Development Assistance) - Nguồn Hỗ trợ Phát triển Chính thức, lên đến 900 triệu đôla, liên quan đến 6 dự án lớn đang triển khai, "cho đến khi vụ án được phía Việt nam làm sáng tỏ". Giữa cuộc khủng hoảng tài chính, việc đình hoãn số tiền gần 1 tỷ đôla, ngừng 6 công trình lớn, là một tổn thất lớn cho công cuộc phát triển đất nước.

Những tưởng phía Việt nam giật mình, tỉnh ra, để hợp tác với phía Nhật. Nhưng bộ chính trị và cả ban chấp hành trung ương họp đầu tháng 1-2009 vẫn bất động. Các báo đài vẫn bị cấm không được nói về Huỳnh Ngọc Sỹ, về vụ CPI, về vụ PMU 18, về vụ Tổng cục 2 và vụ T4, về vụ biên giới và hải đảo bị mất, trong khi công luận vẫn bàn tán dai dẳng, càng cấm càng bàn nhiều.

Mồng 3 Tết Kỷ Sửu, phía Nhật lại thúc một nước cờ. Toà án Tôkyô kết án cả 4 quan chức cấp cao CPI từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tù giam, cho hưởng án treo trong 3 năm (nghĩa là trong vòng 3 năm nếu tái phạm thì sẽ bị gộp vào án mới để thi hành án). Phía Nhật vẫn yêu cầu phía Việt nam xét sử những kẻ phạm pháp trong vụ án CPI, còn trên thực tế coi là điều kiện để nối lại nguồn ODA mà Việt nam rất mong mỏi.

Thái độ của đại sứ Nhật ở Hà nội là rất thẳng thắn và kiên quyết. Đã 3 lần ông nói :" Tôi chờ phía Việt nam hành động ! ".Ông còn cảnh báo : " sau vụ này, rất khó lấy lại sự ủng hộ của công chúng Nhật đối với khoản ODA cấp cho Việt nam."

Thế nhưng 15 nhân vật trong bộ chính trị Hànội mắc bệnh chủ quan, duy ý chí khá nặng. Họ chỉ lo bênh che bằng mọi giá cho những cán bộ tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo, sợ rằng vụ CPI đổ bể sẽ phơi bày quá nhiều thối tha ở thượng đỉnh. Trong vụ án lớn Trương Văn Cam (năm 2003) ngoài 4 tên xã hội đen bị tử hình, trung tướng thứ trưởng Công an Bùi Quốc Huy bị 4 năm tù, phó Viện trưởng Kiểm sát Tối cao Phạm Sỹ Chiến 6 năm tù, phó chủ tịch Hội nhà báo Trần Mai Hạnh 9 năm tù... Bộ chính trị cộng sản xưa nay chỉ "đánh từ vai trở xuống", Bùi Quốc Huy và Trần Mai Hạnh là uỷ viên trung ương đảng, cấp này rất hiếm khi bị tù. Vụ CPI này, theo tiết lộ từ Văn phòng Trung ương đảng và từ câu lạc bộ Thăng long gồm các quan chức cộng sản về hưu, có dính đến một số uỷ viên bộ chính trị đương chức, trước hết là Lê Thanh Hải, nguyên là chủ tịch uỷ ban Nhân dân, nay là bí thư thành uỷ Sàigòn, rồi đến Trương Tấn Sang, nguyên chủ tịch Sàigòn, hiện là thường trực ban bí thư trung ương đảng, đến cả Nguyễn Minh Triết là bí thư thành uỷ Sàigòn khi các vụ hối lộ của CPI xảy ra.
Nhưng vụ án bị bế tắc, " bị chết cứng ", " bị đông đặc " - theo cách nói ở Câu lạc bộ Thăng long, - là vì có liên quan chặt chẽ đến " ông số 1 ", "ông tổng Nông", "ông Tài Nông Đức Mỏng ". Mối quan hệ này rất rối rắm phức tạp. Ông Mạnh chủ trương khoanh vụ PMU18, gỡ tội cho nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, lật án nhằm giải hết tội nặng của Tiến, còn trị tội một loạt các nhà báo kiên quyết chống tham nhũng để bịt mồm cả làng báo Việt nam, theo đúng đường lối " khoanh lại ".

Nguyễn Việt Tiến là nguyên thứ trưởng thường trực bộ Giao thông Vận tải(GTVT), bí thư đảng uỷ, trưởng Ban phòng chống tham nhũng của bộ, phụ trách giám sát các dự án PMU, các dự án đường Bắc - Nam, Đông - Tây, trong đó có những dự án dính đến Công ty PCI . Đào Đình Bình nguyên bộ trưởng GTVT cùng thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến là 2 đệ tử thân thiết của ông Mạnh. Từ năm 1999, ông Mạnh đã gửi con rể, rồi sau đó là con gái làm việc ở ngay Văn phòng của Bộ GTVT. Ở bộ GTVT, người ta gọi cặp vợ chồng này là "Phò mã Hải" và "Công chúa Liên" .

Có thể suy luận rằng 15 bộ óc trong bộ chính trị cùng nghĩ theo ông tổng Mạnh rằng : ta đã khoanh được vụ PMU18, khoanh được theo kiểu giam lỏng, răn đe cả làng báo Việt nam, khoanh được Vụ án Siêu nghiêm trọng Tổng cục 2, ỉm đi bản báo cáo của Ban kiểm tra Liên ngành về Tổng cục 2, thì có gì mà không khoanh nổi.

Quả là căn bệnh chủ quan, duy ý chí của nhóm lãnh đạo cộng sản là không có giới hạn .
Theo não trạng nguy hiểm như thế, một số báo chí Hànội gần đây vẫn đưa những tin tức tràn đầy "lạc quan" về quan hệ Nhật - Việt; bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cũng nói từ cuối tháng 11-2008 rằng : " tôi tin rằng chỉ 2 tháng nữa ODA Nhật bản sẽ được nối lại; tôi và Ngài đại sứ Nhật sẽ ký Nghị định thư về việc này "(!).

Hai tháng rưỡi rồi đấy ! Chờ xem.

Bộ chính trị ở Hànội không muốn, không chịu hiểu rằng "quả bóng đang ở phía Việt nam ", như báo Yomuiri Shimbun nhận xét. Một ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật đã được thành lập để xem xét kỹ các cam kết và việc thực thi các dự án ODA, để đảm bảo vốn ODA của Nhật đưa vào không bị cắt xén, rò rỉ. Chính người phía Nhật trong Uỷ ban này yêu cầu phía Việt nam phải hợp tác thật sự trong việc xét sử nghiêm tội phạm CPI.

Không đưa ra xét sử và xét sử không nghiêm thì thoả thuận mới về ODA và công việc của Uỷ ban hỗn hợp sẽ bế tắc.

Chẳng lẽ trả lời phía Nhật rằng chúng tôi đã xử lý nội bộ(!) kẻ can phạm, đã xử nghiêm (!) và cho hưởng án treo, và đã thu hồi (!) số tiền hối lộ, vì chúng tôi có cách giải quyết của riêng chúng tôi (!)... thì phía Nhật làm sao chấp nhận được; chỉ khiêu khích thêm dư luận trong nước, làm bế tắc thêm nguồn ODA Nhật bản và các nước khác, tự bôi xấu thêm chế độ, làm trò cười. Các luật gia trong nước sẽ phản ứng ngay. Vì trong vụ án này, kẻ phạm tội chính là bọn ăn hối lộ ở phía Việt nam; theo Luật chống tham nhũng hiện hành, tham ô lên đến mức 1 tỷ đồng là đã có thể bị tử hình; trong vụ này số tiền lên đến 2 triệu 6 đôla, tương đương với hơn 40 tỷ đồng, nghĩa là có thể bị rơi rụng hơn 4O cái đầu kia đấy. Làm sao có thể xí xoá kiểu ngang ngược, luật rừng như thế!

Xin nhớ rằng phía Chính phủ Nhật bản là một chính quyền Quân chủ lập Hiến, có pháp luật rất nghiêm. với một Quốc hội kiểm soát chính phủ rất chặt, trong đó mỗi cương vị có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng minh bạch. Do không hiểu sâu sắc điều ấy, trong tháng 1-2009 khi cựu thủ tướng Nhật Fucuda thăm Hànội trong một chuyến du lịch, các quan chức Việt nam không bỏ qua cơ hội yêu cầu ông "ủng hộ việc nối lại ODA vừa bị cắt", ông già Fucuda vui cười tán thành ngay; báo chí Hànội hối hả đưa tin với tít đậm, cố tình hay ngây ngô hiểu lầm một nụ cười ngoại giao không có thực chất nào. Báo Nhân dân còn hý hửng hão rằng nhân chuyến thăm xã giao từ 9 đến 15-2 của Hoàng Thái tử Nhật Naruhito dịp kỷ niệm bang giao Nhật - Việt, ODA sẽ được nối lại. Vẫn là lấy giấc mơ làm sự thật ! Cựu thủ tướng hay Hoàng Thái tử đều không có một quyền lực thực tế nào trong vụ này.

Vẫn theo kiểu cách làm báo ấu trĩ như thế, ngày thứ sáu 6-2-2009 mới đây, phóng viên thường trú đài Tiếng nói VN ở Tôkyô phỏng vấn người phát ngôn bộ ngoại giao Nhật Yasuhisa Kawamura về quan hệ Nhật - Việt, rồi đưa tin : sự hỗ trợ ODA của Nhật cho Việt nam có 2 phần, phần đầu tiên là viện trợ không hoàn lại và tiền chi cho chương trình hợp tác kỹ thuật; phần thứ hai là cho vay với lãi xuất ưu đãi. Nhật bản chỉ tạm thời ngừng phần thứ hai thôi (!). Còn 2 khoản viện trợ trong phần đầu tiên vẫn giữ nguyên. Thật ra giá trị của phần đầu chỉ bằng 7 tỷ 3 Yên, còn giá trị của phần hai lên đến 97 tỷ 8 Yên, nghĩa là phần bị đình chỉ chiếm đến 94% nguồn ODA của Nhật cho Việt nam. Người phát ngôn Nhật cho biết : "một số nhân vật chính phủ và Quốc hội Nhật ủng hộ việc nối lại nguồn ODA cho Việt nam, nhưng để có thể chính thức nối lại ODA vẫn cần một thời gian nữa". Bà nói rõ thêm : " Phía Nhật mong muốn phía Việt nam có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành vi hối lộ trong vụ CPI. Lúc đó chính phủ Nhật mới có thể trả lời chính thức về thời gian cụ thể việc nối lại khoản cho vay dài hạn nguồn ODA cho Việt nam ".

Đó, chỉ 2 câu mà bao nhiêu là điều kiện, những : "nhưng", "để có thể", "vẫn cần một thời gian", "xử lý nghiêm khắc", "lúc đó", "mới có thể" ... Mỗi chữ đều có ý nghĩa, bên cạnh nụ cười ngoại giao, bên cạnh 2, 3 cái cúi đầu thật thấp kiểu Nhật, là những yêu cầu cực nghiêm : phía Việt nam không được, không thể chỉ nói mà không hành động, mà phải hành động nghiêm khắc, chứ không thể qua loa, hình thức, chiếu lệ; sau đó rồi phía Nhật mới có thể xem xét và quyết định...Rõ ràng quả bóng vẫn nằm lỳ ở Hànội.

Phía Nhật là phía nhà giàu số một Châu Á, là chủ chi tiền, là nước viện trợ số một cho Việt nam, là người có quyền ra điều kiện, có quyền mở và đóng vòi viện trợ, có quyền xem xét và đánh giá phía Việt nam có nghiêm khắc chống tham nhũng hay không, có nên mở lại vòi, bao giờ mở và vòi vẫn lớn như xưa, hay to hơn, hay nhỏ hơn ...Họ còn phải nghe ngóng Quốc hội Nhật, báo chí Nhật, người dân Nhật...

Đầu óc của 15 nhân vật chóp bu còn ngớ ngẩn không chịu hiểu rằng thân phận mình là kẻ chịu ơn, kẻ ngửa tay, không thể trịch thượng, làm cao được. Lạc điệu !

Huống gì công luận Nhật đang vô cùng bất bình, khi báo Asahi Shimbun đưa tin tại hội Tết hoa Xuân giữa Hànội, tất cả hoa Anh đào công phu chuyên chở từ Nhật sang đã bị tàn phá, cướp dật sạch; báo Yomuiri đưa tin tỷ mỷ về vụ người lái, chiêu đãi viên, người học nghề Việt nam lập cả một mạng lưới ăn cắp có hệ thống trên đất Nhật.

Muốn nhận tiếp được nguồn ODA, Việt nam không cần nói nhiều, hứa nhiều nữa, nhân dịp này hãy làm nhiều hơn nói, làm thật nghiêm, không bỏ sót kẻ phạm tội dù kẻ đó là ai, ở chức vụ nào, trong vụ việc nào, ngay bây giờ là trong vụ CPI.

Nếu 15 người tự cho mình toàn quyền cai trị đất nước vẫn đặt việc bảo vệ nhóm tội phạm trong vụ án CPI cao hơn cuộc sống của nhân dân, không mảy may nghĩ đến những thiệt thòi mà đất nước và nhân dân phải gánh chịu, họ sẽ phải trả giá cho lập trường sai lầm ấy. Hãy xem : cả tháng 1-2009, nguồn ODA đổ vào chỉ có 185 triệu đôla, bằng 11% tháng 1-2008, so với ODA Nhật hiện bị treo lên đến 900 triệu đôla.

Họ có thể tạm giữ được ghế ở chóp bu, gây tiếp vô vàn tai hoạ cho đất nước, nhưng nền đất dưới ghế họ bám đã lung lay và còn lung lay dữ dội.

Đầu Xuân này, vụ CPI cay đắng đã gõ cửa xông đất nhóm lãnh đạo chóp bu cộng sản.
Các Vụ án lớn khác đang xếp hàng nối tiếp.

Ngay trước mắt, vụ khai thác bô-xít ở Tây nguyên đang nổ lớn. Tiến lùi đều khó.

Ông tướng Giáp đã mang chút sức còn lại của tuổi 99 vào cuộc; nhiều trí thức có uy tín lên tiếng, như ông Nguyễn Trung vừa lên tận huyện Đắc nông để cảnh báo về thảm họa môi sinh, như nhà văn Nguyên Ngọc gắn bó với Tây Nguyên dự báo bùn đỏ bôxít sẽ tận diệt cuộc sống Tây nguyên. "Vụ bôxít " đang nổ lớn khi có tin hàng mấy trăm công nhân của Bắc kinh hiện đã có mặt ở Đắc nông để triển khai đào mỏ, mà quốc hội Hànội không hề hay biết. Vụ này đang nổ to thêm từng ngày khi Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh đưa tin: năm 2008, Trung quốc đã ra lệnh đóng cửa gần một trăm mỏ bôxít trong vùng Thái nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây và trong huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây, "vì quặng bôxít tàn phá môi trường, còn gây nên nhiều bệnh lạ cực nguy hiểm cho con người". Giở lại Tuyên bố chung Trung - Việt (1-6-2008) nhân chuyến Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh, có ghi : "2 bên tăng cường hợp tác trong các dự án như : bôxít Đắc Nông ...". Thế là rõ, Đắc Nông là đầu vị của hợp tác. Cái đểu giả kinh khủng của bọn bành trướng là đóng cửa hàng trăm mỏ bôxít trên đất chúng vì tai hoạ môi sinh, rồi bắt buộc bộ hạ ở nước ta khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho chúng phát triển ngành nhôm cho công nghiêp hàng không, tàu chiến, tên lửa... Một kiểu xuất khẩu tai hoạ môi sinh theo tư duy Đại Hán, buộc các nhược tiểu dân tộc gánh thay. Hàng nghìn dân Tàu nữa sắp đến Đăc Nông, theo tôi biết, cầm chắc là số lao động của Tổng cục kinh tế Quân giải phóng, nghĩa là những chiến binh thực thụ. Bộ chính trị đang "rước voi dữ" vào nước ta, mà tổng Mạnh và thủ Dũng tỏ ra hăng hái nhất trong việc mời đón này. Nay mới biết, ông Dũng đã hạ bút ký Quyết định 167, phê duyệt quy hoạch khai thác mỏ bôxít lớn Đắc nông từ ngày 1-11-2007. Họ đã đi đêm với nhau từ lâu. Không cần súng đạn, quân bành trướng đã cắm chốt trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Vụ án lớn nữa đang nổ bung ra là vụ cắm xong mốc biên giới trên đất liền, khai thác tài nguyên trong vịnh Bắc bộ và chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có gì khiêu khích dư luận nước ta hơn là khi báo Nhân dân và người phát ngôn bộ ngoại giao báo tin là "2 nước sẽ cùng nhau mở hội ăn mừng Tuyên bố chung (đã ký) và Nghị định thư cùng tập bản đồ (sẽ công bố)". Tiện đây cần chỉ ra luận điệu của Trưởng ban biên giới Nguyễn Hồng Thao nói với BBC rằng phải hơn 1 năm nữa việc vẽ bản đồ tỷ mỷ mới xong. "Còn phải làm vệ sinh quanh các cột mốc (!)". Thật ra việc vẽ bản đồ đã xong hết rồi. Các nhà chuyên môn về đồ bản cho rằng với máy computơ chuyên dùng, chỉ cần không đến một tuần lễ là chắp nối xong tập bản đồ đã vẽ theo bất kể tỷ lệ nào. Ông Thao vẫn theo kiểu cách của các ông Lê Công Phụng, Vũ Dũng, Lê Dũng ... quanh co, nguỵ biện, dối trá, không dám trả lời nhiều câu hỏi vì trả lời không nổi. Họ rất sợ việc công bố bản đồ biên giới, cố trì hoãn một việc tất phải đến gần, lẽ ra đã xảy ra cuối năm 2008, như đã định.

Phía đồng bào ta có gì vui để mà mở hội, đánh trống, cắm cờ, đốt pháo và múa lân.
Xin mời 15 người trong bộ chính trị ra làm những trò ấy nếu như họ muốn.

Tết vừa qua, tuần báo DU LỊCH ra số Tết, in đẹp, 10 vạn bản , với nội dung nói nhiều đến Biên giới, Trường Sa, Hoàng Sa, Ải Nam quan. Các quan chức của Tổng cục du lịch - cơ quan chủ quản của báo - bị trưởng ban tuyên giáo Tô Huy Rứa quở mắng tơi bời. Báo bán chạy. Ra lệnh cấm sẽ quảng cáo cho báo; đành lặng lẽ thu hồi để hủy.

Nhiều trí thức trong nước lên tiếng về chủ quyền Việt nam ở Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà sử học Nguyễn Nhã giữa Sàigòn công khai yêu cầu chính quyền đưa gấp vấn đề này ra trước Liên Hợp Quốc, dựa vào Luật quốc tế về Biển.

Một loạt luật sư, nhà giáo, nhà báo cùng lên tiếng, tỏ ý kiên quyết mở rộng thông tin, bền bỉ nêu vấn đề với các bạn đồng nghiệp, với giới trí thức, đánh thức mọi tấm lòng yêu nước để chung sức góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước.

Ba vụ án lớn trên đây đang nổ, và nổ dây chuyền. Ba miếng xương cực lớn đang bị hóc. Bị hóc cùng một lúc. Chưa kể vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục 2, tuy nuốt qua cổ vẫn không tiêu nổi, thành ung thư trong ruột của nhóm lãnh đạo độc quyền.

Người dân vỉa hè Hànội thốt lên : " Thật quá thể đáng! ". Đó là sự gộp lại 2 lời than.
"Thật quá thể !" và " thật quá đáng !".

Lãnh đạo là phải mẫu mực, làm gương. Lãnh đạo lại đi đầu trong tham nhũng và đi đầu trong bảo vệ tham nhũng thì thật quá đáng. Lãnh đạo là phải đi đầu trong bảo vệ cuộc sống của nhân dân, bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Lãnh đạo không làm vậy, lại làm ngược, khuất phục, đi đêm với kẻ bành trướng, nhân nhượng hết biên giới đến lãnh hải, hải đảo, còn vâng lệnh chúng, cho chúng xuất khẩu tai họa và còn mời một kiểu "quân ngầm" sang đóng trên đất nước ta, thì lãnh đạo như thế còn có tư cách cầm quyền và lãnh đạo không.

Thật quá thể ! Quá sức chịu đựng của nhân dân.
Thật quá thể ! không thể tưởng tượng trong thời đổi mới và hội nhập.

Tình hình thực tế đầu Xuân này cảnh báo nhóm lãnh đạo tài nông, đức mỏng : chớ coi thường sự nổi giận chính đáng của nhân dân ngày càng đông đảo.

Bùi Tín - Paris 10-2-2009
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Hiệu quả kinh tế của nhà máy lọc dầu Dung Quất

Việt Long, phóng viên đài RFA
2009-03-01

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã ra mẻ đầu tiên, mà trong nước vẫn còn tranh luận về hiệu quả kinh tế của dự án này. Việt-Long trình bày thêm những ý kiến của nhiều giới xoay quanh vấn đề này.

Image
Photo courtresy Công thương điện tử
Khu vực chứa dầu ở Dung Quất

Bà mẹ trẻ Trần Thị Yến, 25 tuổi, người địa phương huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi quả được hưởng nhiều lợi ích từ khu kinh tế Dung Quất, nơi thiết lập nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, trung tâm của một khu công nghiệp quy mô.

Những con đường rộng lớn chạy dài trên bờ biển cát. Cả một đạo quân công nhân từ xa kéo về xây dựng những nhà máy khổng lồ, đường xá, cư xá, văn phòng chi chít. Và chị Yến lấy được người chồng cũng từ đoàn công nhân ấy. Chị còn mở một quán nước có karaôkê, kiếm lợi nhuận khấm khá.

Chính quyền Việt Nam coi những trường hợp như bà mẹ trẻ này là bằng chứng của quyết định sáng suốt, thiết lập khu kinh tế Dung Quất ở miền Trung còm cõi, chứng tỏ viễn kiến của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Lấy chính trị để quyết định kinh tế

Những nhà phân tích kinh tế và chính trị lại nghĩ khác. Họ vẫn chỉ trích dự án nhà máy lọc dầu là điển hình của hiện trạng lấy chính trị để quyết định về kinh tế ở Việt Nam.

Giới đầu tư và chuyên môn nước ngoài cho rằng vị trí của Dung Quất ở một nơi hẻo lánh nằm giữa hai đầu máy kinh tế Sài Gòn và Hà Nội, và quá xa giếng dầu thô, là khuyết điểm nặng nhất của quyết định ấy. Giám đốc chương trình giáo dục Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói, việc này cho thấy đầu tư vào khu vực quốc doanh thường không mấy được ảnh hưởng bởi những sự cân nhắc về kinh tế.

Nhà máy Dung quất cho ra mẻ dầu tinh chế đầu tiên hôm 22 tháng 2. Công luận lập tức đặt dấu hỏi tại sao giá dầu Dung Quất cũng không kém giá dầu nhập cảng, trong khi chỉ phải tinh lọc dầu khai thác từ giếng Bạch hổ. Phó trưởng ban quản lý dự án này, ông Đinh văn Ngọc, trả lời rằng phí vận chuyển đi Sài Gòn và Hà Nội chẳng kém phí tổn chở từ Singapore về. Rồi nguồn nguyên liệu từ giếng Bạch hổ là nơi liên doanh với Nga, cũng phải mua gần như giá dầu thô nhập khẩu. Một nhân viên cao cấp khác, ông Võ Tiến Dũng, phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, giải thích rằng nhà máy chỉ sản xuất 30% nhu cầu, cung cấp cho các nơi gần còn chưa đủ: “cho Tây nguyên còn chưa đủ, nói chi chở đi thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội.”

Con đường vận chuyển chính của khu kinh tế dài 23 km, mang tên cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, chạy xuyên trái tim khu Dung Quất ra tới hải cảng. Ông Kiệt được sùng bái ở nơi đây vì ông chính là người nhất quyết xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất. Công ty Total của Pháp rút khỏi dự án liên doanh nơi này năm 1995, vì không đồng ý về địa điểm. Năm 2002, đối tác thay thế Total là Zarubeznev của Nga cũng rút lui vì cũng lý do.

Viễn kiến chiến lược vĩ đại

Tuy nhiên phó trưởng ban quản lý khu kinh tế, ông Lê Văn Dũng, vẫn gọi vị cố Thủ tướng của ông là một con người có viễn kiến chiến lược vĩ đại. Ông Dũng cho rằng trách nhiệm của cả chính phủ là phát triển khu vực miền Trung, và trao cho người dân nơi đây cái cần câu cá thay vì cho con cá. Viên chức này cho biết thuế thu được ở địa phương tăng lên, và GDP bình quân nơi này đã tăng từ 400 đô la mỗi người hồi năm 2006 lên 700 đô la năm 2008.

Cũng một quan điểm tương tự, khi được hỏi rằng khi dầu bán ra không rẻ hơn dầu nhập thì lợi ích kinh tế ở chỗ nào, ông Võ Tiến Dũng nhấn mạnh đến những lợi ích xã hội: "lợi ích không chỉ ở giá dầu đâu, mà còn công ăn vịêc làm....”

Bi tráng của cư dân Dung Quất

Giới quan sát quốc tế ngoài không mấy hài lòng. Một chuyên gia về kinh tế Việt Nam, muốn ẩn danh, nói rằng đưa một dự án nặng vốn không liên quan nhiều đến kinh tế địa phương vào một tỉnh nghèo đã khiến tác động cho địa phương ấy chỉ được tối thiểu. Rồi thì sự xa xôi khiến lợi ích của công việc lọc dầu có thể chỉ là số âm. Kết quả là gì? Là phải trả phần bù lỗ cho một dự án lỗ lã không tạo nên công ăn việc làm.

Đã vậy, cư dân địa phương bị di dời không thấy tương lai. Lồng trong những câu chuyện được gọi là bi tráng của người cư dân Dung Quất khi gọi là hy sinh hưởng ứng chính sách của Nhà nước để phải bỏ quê mà “hăng hái” di dời vào nơi hẻo lánh cho khu kinh tế được thành hình, người đọc có thể thấy cả một tập thể dân cư phải đi vào nơi không có đất màu mỡ mà canh tác kiếm ăn.

Một thương binh cách mạng cụt chân không còn khách mua hàng của ông đan lát để kiếm sống qua ngày. Những người đàn ông còn sức vóc phải đi bộ mỗi ngày 10 km về chốn cũ để làm lao động phổ thông, mà chưa rõ tương lai sẽ ra sao khi khu kinh tế hoàn thành, không còn công việc xây dựng để mà làm nữa. Môt gia đình di dời được đền bù chỉ 1phần tư diện tích đất xưa kia, không sản xuất được để mà ăn, số tiền đền bù mấy chục triệu ăn dần cũng hết, đành phải mò về chốn cũ kiếm việc làm sống qua ngày.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Mất Nước, Mất Đảng

Việt Báo Thứ Năm, 3/19/2009, 12:00:00 AM
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Trung Quốc muốn cải thiện bang giao với Mỹ nên đã phái Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đến Washington để chuẩn bị cho cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và TT Barack Obama vào tháng tới khi họ Hồ đến viếng thăm Mỹ. Nhưng xui xẻo làm sao, vào lúc họ Dương đến Mỹ, giữa chính phủ Mỹ và chính quyền Cộng sản Bắc Kinh lại xảy ra hai chuyện rắc rối lớn. Trước hết là vào dịp kỷ niệm 50 năm nổi dậy của dân chúng Tây Tạng đưa đến vụ đàn áp đẫm máu của Trung Cộng, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy qua Ấn Độ. Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn là 5 chiến hạm Trung Cộng vây chặn và hăm dọa một tàu Hải quân Mỹ trong vùng biển ở phía Nam đảo Hải Nam ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam, phía Tây quần đảo Hoàng Sa, tức bên trong hải phận Việt Nam nơi Bắc Kinh vẫn tự nhận là lãnh thổ và lãnh hải của họ.

Vụ đàn áp Tây Tạng đã khiến Bộ Ngoại giao Mỹ ngay từ tuần trước lên tiếng nhắc nhở Bắc Kinh rằng Mỹ vẫn quan tâm đến những vụ Trung Cộng vi phạm nhân quyền. Nhưng trước mắt vẫn là việc chiến hạm của Trung Cộng bao vây và hăm dọa chiếc tầu của Hải quân Mỹ. Tầu này, có tên là Impeccable vốn là tầu không võ trang. Mỹ nói tầu này chỉ có nhiệm vụ thăm dò các hoạt động của tầu ngầm dưới biển (ngụ ý của Trung Cộng) và quả quyết tầu Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế. Còn Bắc Kinh cãi lại, nói đó là vùng biển của họ. Vậy tại sao tầu Mỹ dù không võ trang lại đến phía nơi gần Hoàng Sa để thăm dò? Các giới chức bộ Quốc phòng Mỹ nói vì vùng đó là nơi có tranh cãi về quyền hải phận nên Mỹ phải quan tâm và sẽ tiếp tục làm nữa, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Đến tuần này vẫn không có việc gì đáng tiếc xẩy ra, nhưng vụ cãi cọ gay go đã tạo ra một một đám mây u ám trước khi họ Hồ đến Mỹ. Xét ra muốn cải thiện bang giao với Mỹ cũng không phải chuyện dễ.

Ở đây chúng tôi muốn nhìn đến khía cạnh của Việt Nam vì đó hiển nhiên là hải phận của nước này. Vậy chế độ Cộng sản Hà nội nói sao? Năm xưa khi chỉ mới chiếm được mảnh đất miền Bắc, chính quyền Cộng sản chưa vững chắc, Phạm Văn Đồng đã ký công văn mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của "người anh em phương Bắc". Nhưng về sau khi đã chiếm đươc cả miền Nam, Cộng sản Hà Nội đã "đổi mới" để mở cửa đón đô-la, bằng cách công khai nói các đảo nhỏ đó là của Việt Nam. Khi sự rắc rối về vụ tầu Impeccable của Mỹ xẩy ra tuần trước, theo tin đài BBC, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hà nội tuyên bố: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động của các bên liên quan đến vụ này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý". Phía Bắc Kinh, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao, trong một cuộc họp báo thường kỳ tuyên bố: "Các đảo Hoàng Nham (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) luôn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo này và và bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của nước khác cũng là bất hợp pháp và vô giá trị". Câu này hiển nhiên ám chỉ lời tuyên bố của Hà Nội, kèm theo một sự hăm dọa trắng trợn.

Thế nhưng chính Bắc Kinh đã có một tham vọng quá lớn đi ngược lại luật lệ quốc tế về vùng biển. Với các nước ở ven biển ngoài lãnh hải thường lệ, các nước đó còn được hưởng một vùng kinh tế đặc biệt khai thác tài nguyên dưới biển, chạy dọc theo bờ biển với chiều rộng là 200 hải lý. Nếu nước nào có thềm lục địa xa hơn nữa, vùng khai thác tài nguyên cũng xa hơn. Tài nguyên ở đây là những mỏ dầu mỏ khí nằm ở dưới đáy biển. Có lẽ vì thế mà tầu Impeccable của Mỹ cần phải thăm dò khá kỹ hơn về khoản này và còn thăm dò nhiều nơi khác ở Nam Hải. Khi có "hơi hám vàng đen" ai mà chẳng mê, chờ đến lúc thấy rồi là tranh dành nhau và đánh nhau chí mạng. Mỹ phải đo lường trước để tránh hậu họa, sợ cũng giống như lò lửa ở như Trung Đông.

Hãy nhìn bản đồ do Bắc Kinh ấn hành, đường lãnh hải Trung Quốc tự nhận ở Nam Hải bắt đầu từ dưới đảo Hải Nam chạm cả vào đường vạch của vùng kinh tế đặc biệt Việt Nam, từ đó kéo dài xuống phía Nam theo dọc đường hình chữ S của hải phận Việt Nam thu gọn nhóm đảo Hoàng Sa vào hải phận Trung Quốc, rồi chạy xuống đến gần Mã Lai Á, bao trùm cả nhóm đảo Trường Sa, kế đó chạy vòng lên bám sát hải phận Phi Luật Tân đến gần hải phận Đài Loan. Như vậy là tất cả miền Đông của Nam Hải đều thuộc Trung Quốc của mấy anh Tầu Cộng. Và họ còn cao ngạo nói "bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của nước khác cũng là bất hợp pháp và vô giá trị". Nhưng người ta cũng nhìn thấy rõ lời tuyên bố của Bắc Kinh chỉ là lời của một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao, rõ rệt để chọi lại lời của Hà Nội cũng do phát ngôn nhân bộ Ngoại giao nói ra. Tóm lại đây chỉ là lời mấy anh Bắc Kinh dằn mặt mấy anh Hà Nội.

Trong các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đã có câu loan truyền về tình hình rất thực tế mà mấy anh lãnh đạo CSVN đã lâm phải từ lâu. Đó là câu: "Đi với Tầu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng". Cố nhiên nếu đi với Mỹ, mấy anh lãnh đạo Cộng sản Việt Nam làm sao còn giữ được đảng. Một khi đã mở của rước tư bản vào nhà, đảng Cộng sản chỉ còn cái vỏ như cái thùng rỗng, đánh thì kêu lớn nhưng bên trong chẳng còn cái gì. Rồi đến khi dân trí lên cao, tuổi trẻ nhìn ra thế giới bên ngoài và đòi hỏi, cái thùng rỗng chẳng bao lâu sẽ bị liệng bỏ nốt. Nếu đi với Tầu thì mất nước, vậy còn giữ được đảng chăng? Hãy quên đi cái ảo tưởng đó.

Mất nước là vì nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa sẽ không còn, mà biến thành một chư hầu của Nhân dân Trung Quốc, y hệt các chư hầu của Liên Sô trước đây. Dù vậy vẫn còn đảng của mấy anh lãnh đạo Hà Nội chăng? Cái ảo tưởng này còn lớn hơn và nguy hiểm hơn nữa. Lúc đó đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn cái tên, thực tế nó sẽ là một chi bộ của Trung ương đảng Trung Cộng. Còn các anh lãnh đạo đảng Cộng sản VN hiện nay, may lắm là được cho về hưu đuổi gà, nuôi heo, tiền của bị lột sạch băng, bọn bành trướng Bắc Kinh không quên thái độ của mấy đồng chí Việt Nam khi các đồng chí có quyền trong tay. Còn nếu không may, các đồng chí có thể còn mất cả chỗ đội nón. Bởi vậy chớ dại ôm lấy đảng mà bỏ nước.

SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Ai thắng ai bại?

Friday, April 03, 2009
Ngô Nhân Dụng

Hôm qua Nhật Báo Người Việt đã đăng một “thư độc giả” phản ứng trước bài “Một chính quyền thối nát” của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Thực ra đây không phải là phản ứng từ một “độc giả bình thường” đọc bài của Trần Khải Thanh Thủy, mà rõ ràng từ một cán bộ văn hóa tư tưởng của chính quyền Cộng Sản được bà nói tới trong bài này. Ông công an văn hóa tư tưởng này viết rằng “...Tụi mày thua trận rồi thì im cái mồm lại đi nghe. Ký tên: TAO.”

Có một nhầm lẫn lớn trong một dòng chữ này. Tác giả bức thư coi tất cả những người chỉ trích chế độ Cộng Sản đang cai trị nước ta đều là những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Cho nên anh ta (hay chị ta) mới gọi là “tụi mày thua trận rồi...” để yêu cầu “im cái mồm lại.”

Nhưng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không sống một ngày nào trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cô không thuộc hàng ngũ những “ngụy quân, ngụy quyền,” hay “ngụy dân” đã từng thất bại trên chiến trường vào năm 1975 và sau đó bị những người thắng trận đầy đọa bằng nhà tù lớn, nhà tù nhỏ khi áp đặt chủ nghĩa xã hội của họ trên miền Nam. Những người kể trên là những người thua trận thật, còn Trần Khải Thanh Thủy thì khác. Cô là một cô gái trưởng thành trong chế độ Cộng Sản, được uốn nắn theo lối giáo dục của Cộng Sản, đã làm việc trong chế độ đó. Chính vì vậy nên bản thân cô có kinh nghiệm về những tai họa mà chế độ Cộng Sản gây ra trên đất nước ta. Chính vì vậy nên cô đã nêu lên những ý kiến phải thay đổi chế độ tai hại đó, hậu quả là bây giờ cô bị cả bộ máy của đảng và nhà nước Cộng Sản khủng bố. Bài “Một chính quyền thối nát” cô viết đăng trên Nhật Báo Người Việt trong mấy ngày qua chỉ tả lại những hành động khủng bố của các tay chân của chế độ Cộng Sản (công an đến dân phòng, bảo vệ...) đối với gia đình cô trong đêm trước ngày các giáo dân Thái Hà ra tòa phúc thẩm. Guồng máy công an chỉ tìm cách ngăn cản không cho cô tới coi phiên tòa được mà thôi. Cô gửi cho cả hình ảnh những uế khí mà các tay khủng bố này đổ ra đầy trước cửa nhà cô vào lúc ba giờ sáng; và thuật lời chồng cô kể “chúng nó... không dám xách xô phân trộn dầu đổ như cũ (như lần trước) mà đứng cách một mét hất thẳng vào rồi bỏ chạy.”

Bài văn của Trần Khải Thanh Thủy rất trào lộng. Ba giờ sáng cô ra cửa, “Trước mắt tôi nhoe nhoét tư tưởng Hồ Chí Minh trải khắp bậc cửa nhà, không còn một chỗ để đặt chân.”

Có lẽ mấy ông công an tư tưởng văn hóa đọc tới đây thấy Trần Khải Thanh Thủy ví những xú uế với tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên giận quá mất khôn. Họ theo đúng bài bản mà ban tư tưởng văn hóa của đảng soạn sẵn, cho nên coi cô cũng là “thành phần phản động nặng” rồi chửi như thường lệ, “tụi mày thua trận rồi... im cái mồm lại.”

Trần Khải Thanh Thủy cũng giống như những nhà trí thức Việt Nam khác, những người trẻ tuổi như Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Ðỗ Nam Hải, vân vân; họ là những người đã sống trong chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa.” Họ đã nhìn rõ những sai lầm tai hại trong cuộc sống mà đảng Cộng Sản ép dân ta phải theo từ hơn nửa thế kỷ nay. Lực lượng đối kháng tiềm tàng nguy hiểm nhất đối với đảng Cộng Sản hiện nay là những người dân đã sống hoàn toàn trong chế độ đó. Những thanh niên trí thức yêu nước đã sống trong chế độ của họ nên biết rõ chế độ đó như thế nào có khả năng kết hợp các nông dân, công nhân bị bạc đãi để gây một phong trào đòi thay đổi. Chính quyền Cộng Sản không biết cách đối phó với phong trào mới này ra sao nên mới khủng bố từng người một, và gán cho những người đó thuộc vào phe những người “thua trận,” giống như mọi người lính, người dân sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

Nhưng tới đây chúng ta thấy một câu hỏi lớn hơn: Thực sự thì ai là những người thua trận?

Câu trả lời tùy thuộc cách chúng ta nhìn mặt trận đó là trận tranh đấu nào.

Quý vị có thể định nghĩa trong giới hạn một trận chiến tranh, bắt đầu từ năm 1958 khi đảng Cộng Sản ở miền Bắc bắt đầu xâm nhập, đánh phá, rồi tiếp tục đem quân tấn công miền Nam cho đến năm 1975 thì kết thúc. Nói về cuộc chiến tranh đó, thì phe Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận.

Nhưng tại sao có cuộc chiến tranh Nam Bắc trong 17 năm đó? Cuộc chiến này cũng chỉ là một giai đoạn trong một cuộc tranh chấp lớn hơn và lâu dài hơn, giữa những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc Gia và những người Cộng Sản theo một chủ nghĩa quốc tế. Trước năm 1930, những người làm cách mạng chống Pháp ở nước ta đã có hai khuynh hướng khác biệt. Nhiều người chủ trương đuổi bọn thực dân đi rồi xây dựng một quốc gia độc lập, thiết lập một chế độ tự do dân chủ. Tiêu biểu cho phong trào này là những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cho tới Nguyễn Thái Học, truyền xuống tới các đảng phái quốc gia sau này như Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, Duy Dân, và đảng Dân Chủ Xã Hội do Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ lập ra ở miền Nam, vân vân.

Ðối nghịch với khuynh hướng đó là những người theo chủ nghĩa Cộng Sản, chủ trương đặt cuộc tranh đấu của người Việt Nam vào trong một cuộc cách mạng lớn khắp thế giới, họ theo một chủ nghĩa quốc tế. Trong phe quốc tế này, nhóm Ðệ Tam đã tìm cách tiêu diệt những người Ðệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, rồi tấn công tới những người theo khuynh hướng quốc gia.

Cuộc chiến giữa hai khuynh hướng quốc gia và quốc tế bắt đầu từ 1930 trước hết là một cuộc tranh chấp về tư tưởng lập quốc. Xóa bỏ chế độ vua quan phong kiến, đánh đuổi thực dân rồi, người Việt Nam sẽ sống với nhau theo mô hình chính trị, kinh tế nào? Ðó là câu hỏi căn bản phân biệt giữa các đảng phái quốc gia và phe Cộng Sản đệ tam. Ðó là nguyên nhân gây ra những vụ đổ máu ngay trong lúc người Việt còn đang lo đánh Pháp giành độc lập. Khi Hồ Chí Minh theo ý kiến các cố vấn Trung Cộng làm cải cách ruộng đất, ông ta vẫn không quên nhân cơ hội đó tiêu diệt tất cả những người không thuộc thành phần mà đảng Cộng Sản có thể tin cậy. Những người góp công lao vào cuộc kháng chiến rất nhiều cũng bị sát hại, nhiều người đã bỏ Cộng Sản để về theo chính quyền quốc gia, tới năm 1954 đã mở ra một giai đoạn mới, Việt Nam bị chia thành hai miền sống trong hai thể chế khác nhau. Ðến năm 1975 phe quốc gia thua trận, điều này không ai chối cãi.

Nhưng cuộc tranh chấp thực sự giữa hai phe không bắt đầu bằng vũ khí và cũng không phải chỉ nằm trong mặt trận quân sự. Khi cụ Phan Bội Châu lên tiếng bài bác chủ trương làm “cách mạng vô sản” ở Việt Nam, cụ đã vạch rõ nước ta lúc đó không hề có giai cấp tư bản cũng không có giai cấp vô sản. Những nhà ái quốc đã bị Cộng Sản ám hại như Trương Tử Anh, Lý Ðông A, Huỳnh Phú Sổ cũng đều lấy dân tộc làm căn bản, chống lại chủ trương đấu tranh giai cấp của đảng Cộng Sản.

Cho nên, cuộc tranh chấp giữa hai phe Quốc Gia và Cộng Sản đầu tiên là một cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị. Nói theo lối Cộng Sản, đó là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Cho nên cuộc tranh chấp đó cũng không được giới hạn trong biên giới một nước, không quyết định qua một cuộc chiến tranh ở một đất nước, dù đó là một cuộc chiến đã làm chết mấy triệu người Việt Nam. Cuộc đấu tranh giữa những người Quốc Gia và những người Cộng Sản ở Việt Nam nằm trong một cuộc chiến toàn cầu giữa trào lưu tư tưởng tự do dân chủ đối nghịch với phong trào Cộng Sản thế giới.

Từ những năm trong thập niên 1940, 50 trên thế giới đã nhiều người nhìn thấy chế độ Cộng Sản không thể tồn tại lâu dài được, vì nó đi ngược lại với bản chất con người và xã hội loài người. Nhiều người đã nhìn thấy chế độ Cộng Sản không hề giải phóng loài người như họ vẫn hứa hẹn, mà ngược lại còn nô lệ hóa con người. Nhưng các phong trào Cộng Sản vẫn bành trướng được vì những nước lớn như Nga và Trung Quốc thấy có thể lợi dụng các phong trào Cộng Sản ở từng nước nhỏ khác mà xây dựng đế quốc của họ, tiếp tục tham vọng của những hoàng đế Nga và Trung Hoa đời trước.

Ðến năm 1975, có thể coi là phong trào Cộng Sản thế giới đã lên tới đỉnh cao nhất. Nhưng trong nội bộ các nước Nga và Trung Quốc, chế độ Cộng Sản đã tàn hại chính các dân tộc này. Vụ sụp đổ của các nước Cộng Sản từ năm 1989 cho thấy từ căn bản chủ nghĩa Cộng Sản đã thất bại. Cộng Sản thất bại khắp trên thế giới, ngay tại những nước vẫn còn mang nhãn hiệu Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam, thì chính các đảng Cộng Sản ở đó cũng đã quay đầu đi ngược về hướng kinh tế tư bản, trở thành những chế độ độc tài dựa trên độc quyền về kinh tế và chính trị, trống rỗng về mặt tư tưởng.

Trong trận chiến đấu quan trọng nhất là tranh chấp tư tưởng và ý thức hệ, khối Cộng Sản đã thua, hoàn toàn phá sản. Bây giờ những người mang tên đảng Cộng Sản ở Việt Nam chỉ là mạo danh một chủ nghĩa lỗi thời, lợi dụng những thần tượng đã tan vỡ, để bảo vệ những quyền lợi thủ đắc của một giai cấp tư bản mới. Khi nhìn lại cuộc tranh chấp giữa hai phe Quốc Gia và Cộng Sản ở nước ta, cho tới giờ thì phải công nhận là cuối cùng là phe Cộng Sản đã “thua trận.” Chính họ đang tự cởi bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, và không biết có gì để thay thế nên chỉ biết chạy theo chủ nghĩa kim tiền!

Cho nên bà Trần Khải Thanh Thủy chắc không lo ngại gì khi bị công an tư tưởng văn hóa của chế độ Cộng Sản quấy rối, phá phách. Vì bà biết mình đang đứng trong hàng ngũ những người thắng trận. Một ngày mai dân Việt Nam sẽ phải được sống trong một chế độ dân chủ tự do lành mạnh, khi đó người Việt sẽ ghi giai đoạn nước ta sống dưới chế độ Cộng Sản như một cơn ác mộng ngắn trong lịch sử dân tộc. Và trong một hai thế hệ nữa, mọi người sẽ quên cả chủ nghĩa Cộng Sản lẫn đảng Cộng Sản. Vì trong mỗi con người cũng như trong lịch sử một dân tộc, không ai muốn nhớ những cơn ác mộng.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

VIỆT NAM: 34 NĂM TA ĐÃ THẤY GÌ?

Phạm Trần
Việt Báo Thứ Sáu, 4/24/2009, 12:00:00 AM

Hoa Thịnh Đốn - Nhìn lại Việt Nam sau 34 năm xa cách không ai có thể ngờ rằng hòa bình đắt gía hơn chiến tranh và lằn ranh ngăn cách giữa người Việt Nam ở hai bên bờ cuộc chiến vẫn còn nguyên đó.

Hãy nhớ lại thời Cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách kinh tế bao cấp, trung ương tập quyền, lao động tập thể hợp tác xã và cảnh người dân xơ xác trong áo quần xốc xếch cầm tem phiếu mua thực phẩm đứng nối đuôi nhau trước các cửa hàng quốc doanh để nghĩ về đời sống bây giờ.

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Trước hết, ngày nay trên đất nước Việt Nam không còn cảnh xếp hàng đến lượt mình thì cô thư ký cửa hàng nhà nước bảo hết hàng rồi hay Việt Nam phải nhập cảng gạo như thập niên 70, nhưng vẫn còn hàng chục triệu người dân không có công ăn việc làm ổn định và rất nhiều người vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Và dù đã qua gần 10 năm đầu của Thế kỷ 21 Việt Nam vẫn còn là một trong số quốc gia nghèo nàn và lạc hậu nhất trên thế giới.

Thứ nhì, nhà nước CSVN, từ sau Đại hội đảng IX năm 2000, đã theo đuổi giấc mơ muốn biến đất nước lệ thuộc vào nông nghiệp thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nhưng sau hơn 20 năm được gọi là "đổi mới", tiêu chí này đã có những dấu hiệu khó đạt được.

Thứ ba, dù Việt Nam bây giờ đứng hàng thứ nhì xuất cảng gạo trên thế giới, chỉ sau có Thái Lan, nhưng nhiều triệu người vẫn còn bị đói nghèo. Nhà nước Việt Nam, dựa vào tiêu chuẩn của mình chỉ nhận còn chừng từ 11 đến 13% trong số 85 triệu người dân còn trong diện đói nghèo. Nhưng nếu dựa theo tiêu chuẩn nghèo của Liện Hiệp Quốc thì con số này phải là từ 18 đến 20 phần trăm. Số ngưởi Dân tộc (thiểu số) ở vùng cao và cùng sâu vẫn chiếm tỷ lệ đói nghèo cao nhất, nhưng không ai nắm được con số chính xác.

Tuy nhiên, trong một Báo cáo vào tháng 12/2008 nhà nước Việt Nam chỉ nhìn nhận: "Hiện cả nước có 61 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, chiếm khoảng 18% tổng số hộ ở nông thôn vào cuối năm 2007, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số."

Thứ tư, chủ trương nóng vội của Việt Nam từ năm 2000 khi thu hẹp diện tích trồng lúa để lấy đất xây các khu công nghệ do vốn đầu tư của nhà nước, hay hợp doanh với nước ngoài và tư nhân nhưng vì làm dài trải, có tính thi đua, thiếu quy họach, hàng hóa làm ra thiếu tiêu chuẩn, nhất là về phương diện vệ sinh nên hàng xuất khẩu bị trả về, hay chất lượng không tốt bằng hàng nước ngoài khiến ít người mua mà giá thành lại qúa cao nên nhiều công ty bị thua lỗ hay phá sản.

Thứ năm, hàng trăm ngàn công nhân trong nước mất việc từ cuối năm 2008 do hậu qủa kinh tế suy thoái tòan cầu đã ảnh hưởng đến các công ty nước ngòai và của Việt Nam. Một trong những khuyết điểm kinh tế lớn của nhà nước là đã để lệ thuộc qúa lâu vào việc làm mướn (gia công) cho các công ty nước ngòai. Khi các công ty này phải đóng cửa bỏ về nước, hay vì hàng làm ra không bán được nên phải cho công nhân nghỉ việc thì số công nhân, phần đông không có tay nghề, phải đi lang thang kiếm bất cứ công việc gì. Nhiều người trong số họ phải quay về quê ăn bám gia đình, tăng thêm gánh nặng kinh tế xà xã hội cho nông thôn vốn lệ thuộc phần lớn vào đồng lương của số người đi làm xa nhà.

Thứ sáu, tuy có chủ trương "đổi mới", nhưng đảng CSVN lại vẫn ngông ngênh không chịu "đổi mầu" để mở cửa hộp nhập tòan diện với thế giới bên ngòai. Nhà nước vẫn chỉ muốn làm ăn theo lối "nửa vời", có lợi thì mở, không có lợi và không kiểm soát được thì lại co vòi, đóng lại, cộng thêm nạn giấy tờ, thủ tục chồng chất, thiếu minh bạch và không công bằng khiến cho nhiều nhà đầu tư nản lòng bỏ cuộc. Nền kinh tế đã thiếu bền vững, vì vậy càng lung lay hơn.

Thứ bẩy, như đã quy định trong Cương Lĩnh năm 1991, đảng CSVN tiếp tục làm kinh tế dựa vào lý luận rất mơ hồ và lung tung là: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu."

Chủ trương "nửa đom đóm, nửa đèn dầu" này đã biến thành cái gía qúa đắt cho Việt Nam phải trả sau hơn 20 năm đổi mới từ năm 1986 là dù đã được gia nhập WTO (World Trade Organization) được trên 2 năm, nhưng Việt Nam vẫn chưa được Tổ chức thương mại quốc tế này nhìn nhận có nền kinh tế thị trường. Vì lý do này, Việt Nam chưa được hưởng các quyền lợi mậu dịch và tài chính do WTO dành cho các nước có thị trường kinh tế tự do, cởi mở, công bằng và ngay thẳng với mọi đối tượng.

Hồi tháng 6/2008, khi đến Hoa Kỳ, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, đã xin Tổng thống George W. Bush yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nhưng vì ông Bush sắp mãn nhiệm và Quốc Hội sắp phải bầu lại nên yêu cầu này cũng chỉ được "nghe rồi bỏ đấy". Bây giờ việc này nằm trong tay Tổng thống Barack Obama và Quốc Hội do đảng Dân chủ kiểm sóat , nhưng chưa biết đến bao giờ yêu cầu của Việt Nam mới được đem ra thảo luận.

Tuy nhiên, cho đến bây giờ, trong đảng CSVN vẫn còn một số người có đầu óc bảo thủ và cực đoan nhưng lại có ảnh hưởng trong đảng vẫn khư khư cho rằng Việt Nam không cần phải nhượng bộ theo đòi hỏi của WTO mà cứ giữ vững thứ "kinh tế thị trường của Xã hội Chủ nghĩa".

Người đứng đầu nhóm "cãi chầy, cãi cối" này là Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bình viết trên Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng rằng:

" WTO không thừa nhận nước ta có kinh tế thị trường vì lẽ ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, họ cho ta 12 năm nữa để cắt bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa mới được công nhận là kinh tế thị trường! Mặc họ, ta độc lập, tự chủ, đường ta ta cứ đi, không cần xin họ để có kinh tế thị trường "đầy đủ"! Kinh tế thị trường có nhiều dạng thức, nhiều hình thái khác nhau. Có kinh tế thị trường tự do cổ điển, có kinh tế thị trường chủ nghĩa tự do mới, có kinh tế thị trường xã hội của chủ nghĩa xã hội dân chủ, có kinh tế thị trường chỉ huy v.v" Mỗi kiểu thị trường ấy lại có nhiều mầu sắc khác nhau. Ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng là một hình thái kinh tế thị trường chứ sao, vậy ai được phép cấm?" (Tạp chí Tuyên Giáo, 11/2008)

Tuy nhiên hiện nay trong đảng CSVN đang có khuynh hướng đòi bỏ chủ trương xây dựng đất nước phải dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những người này cho rằng quan điểm này đã lỗi thời. Nhưng Nguyễn Đức Bình, người đóng vai quan trọng trong việc hòan thành Cương lĩnh năm 1991 đã chống lại khuynh hướng này trên Tạp chí Tuyên giáo hồi tháng 11 năm 2008.

Phe bảo thủ, tiêu biểu như Nguyễn Đức Bình, đã thể hiện trong quan điểm của họ trong Cương lĩnh 1991. Họ lý luận rằng : "Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử."

BẰNG CHỨNG TỤT HẬU

Nhưng cho đến năm 2009, Cương lĩnh năm 1991 "Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội" đã thi hành được 18 năm mà Việt Nam vẫn chưa tiến được một bước trong sự nghiệp gọi là "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đất nước.

Để chứng minh cho những nhận định trên, chúng ta hãy cùng đọc Báo cáo của Nhà nước hồi tháng 3/2009: " Bước sang năm 2009, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm, khó có khả năng phục hồi sớm, tiếp tục tác động tiêu cực lớn đến kinh tế nước ta. Quý I năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 3,1%, là mức thấp nhất trong nhiều năm qua; xuất khẩu chỉ tăng 2,4%; công nghiệp tăng 2,1%; khách du lịch nước ngoài giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008; đầu tư nước ngoài chậm lại."

Mặt khác,Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đã đưa ra những hình ảnh bi quan của nền kinh tế năm 2009.

Trong báo cáo về "Một số vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay" tại cuộc Hội thảo dài 2 ngày (13-14/4/2009) của Hội đồng Lý luận Trung ương tại tỉnh Bắc Ninh, Tô Hhuy Rứa nói: "Tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, Sản xuất Nội Địa) suy giảm. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu tác động nặng nề. Nguồn vốn đầu tư quốc tế suy giảm, đầu tư nước ngoài vào nước ta cũng chịu ảnh hưởng bất lợi. Các lĩnh vực quan trọng khác cũng chịu những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thị trường chứng khoán có những biến động rất bất thường, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng bị "đóng băng"; nguồn thu ngoại tệ phi mậu dịch - du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối đều giảm. Hoạt động tín dụng có biểu hiện chững lại do xuất khẩu sụt giảm và sức mua trên thị trường nội địa chưa được cải thiện; các ngân hàng đang phải đối mặt với "bài toán" hóc búa về khả năng thanh toán"

"Về thực tiễn: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiện đại hoá còn chậm. Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế còn thiếu vững chắc, thực lực kinh tế của quốc gia còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ bên ngoài. Con đường và giải pháp tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua, về cơ bản, vẫn dựa chủ yếu vào việc gia tăng quy mô các yếu tố đầu vào, vì thế tỷ lệ giá trị gia tăng trong hầu hết các sản phẩm còn rất thấp.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là chủ lực nhiều năm nay vẫn là nguyên liệu thô, hàng sơ chế, hàng gia công cho nước ngoài, kéo theo sự thua thiệt lớn trong quan hệ thương mại quốc tế.
Kinh tế nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp; trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý vẫn tụt hậu xa so với các nước tiên tiến; tính độc quyền còn cao. Kinh tế tập thể còn nhỏ bé, phát triển chậm, vai trò thực tế còn mờ nhạt. Kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh đúng với tiềm năng."

Về lực lượng lao động, Tô Huy Rứa nhìn nhận: "Thị trường sức lao động còn sơ khai: nguồn lao động tuy đông về số lượng, gia tăng với tốc độ nhanh, nhưng chất lượng còn rất thấp. Cơ cấu lao động còn nhiều mặt bất hợp lý, lạc hậu và chuyển dịch chậm. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nghiêm trọng"

HIỂM HỌA XÃ HỘI-LÃNH THỔ

Do tình trạng kinh tế tụt hậu như Rứa nhìn nhận, nhiều tệ nạn xã hội đã nẩy sinh gây xáo trộn trong xã hội như nạn trộm cắp, mại dâm, ma túy, lường gạt, gây thương tích đều gia tăng.

Tô Huy Rứa chứng minh : "Lĩnh vực xã hội: đã có nhiều vấn đề bức xúc, trong năm 2008 và quý I-2009 lại có những dấu hiệu gay gắt hơn và tình hình này có thể còn diễn biến phức tạp."

Nhưng quan trọng hơn là tình trạng cách biệt giầu-nghèo trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng xa và cao và giữa các sắc dân càng ngày càng giãn ra. Tuy nhiên không ai biết rõ số phần trăm của khỏang cách mà chỉ biết chắc rằng, trong khi nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là những thành phần có chức và có quyền mỗi ngày một giầu thêm thì những người có đồng lương có định, nông dân và những người dân không có nghề chuyên môn lại nghèo đi, không đủ ăn.

Sự cách biệt giữa nhựng kẻ cầm quyền với người dân còn được chứng minh trong nền giáo dục. Số trẻ em con nhà nghèo thất học ngày một tăng cao, nhất là ở các vùng nông thôn và khu vực thiếu việc làm từ Nam ra Bắc. Một cuộc điều tra ở vùng đồng bằng song Cửu Long cho biết số học sinh con nhà nghèo phải bọ học trung bình từ 30 đến 40 phần trăm. Số con em ở miền Trung cũng tương tự như thế, nhưng ở vùng cao và vùng hải đảo thì có nơi lên đến hơn 50%.

Trong khi đó, con cán bộ, đảng viên có điều kiện đi học lên đến 90% hoặc cao hơn. Và trong số ngót 100 ngàn học sinh du học có trên 2/3 du học tự túc đều là con nhà giầu và cán bộ, đảng viên.

Sự cách biệt quá xa này đã khiến cho người dân,một số Đại biểu Quốc Hội và ít báo trong nước nêu thắc mắc, nếu không tham nhũng và thu thập ngòai luồng thì làm sao mà lương cán bộ có thể cho con đi du học nước ngòai ?
Bằng chứng “quốc nạn” tham nhũng của Việt Nam đã hết thuốc chữa không có gì cần bàn luận sau gần 5 năm có Luật "Phóng, Chống Tham Nhũng" (2005).

Nhân chứng Lê Khả Phiêu, Cựu Tổng Bí thư đảng nói với hãng Thông tấn AFP (22/4/09) về tình hình chống tham nhũng hiện nay: "Tôi luôn luôn mong ước và mong chờ những kết qủa lớn lao hơn trong công tác chống tham nhũng."
Phiêu nói: "Sự tiến triển trong việc chống tham nhũng hiện nay chưa đạt đến được lòng mong muốn."
Tình trạng phân hóa và mất tình đòan kết dân tộc tồn tại không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực giầu nghèo và tham nhũng thối nát trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên mà còn lan rộng giữa người dân ở các địa phương khác nhau.
Nổi bật nhất là tình trạng chia rẽ chưa sao hàn gắn được giữa người miền Nam "bại trận" và những kẻ Bắc "thắng trận" sau 34 năm kết thúc chiến tranh. Người dân miền Nam vẫn còn bị kỳ thị trong việc xin việc làm, lý lịch con cái của các cựu viên chức và sỹ quan quân đội VNCH vẫn còn là một "chướng ngại vật" trong việc học hành. Thương bệnh binh, nhất là những người bị tàn tật của quân đội VNCH không bao giờ được nhà nước chữa trị.

Ngoài ra cũng phải kể đến hòan cảnh khó khăn hiện nay của khỏang 5 triệu người Dân tộc (thiều số) trên Tây Nguyên sau 34 năm thống nhất đất nước. Số dân của núi rừng này vẫn bị đối xữ thiếu công bằng trên nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất là họ vẫn bị kỳ thị trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế và xã hội. Số phận đồng bào dân tộc ở vùng Tây Bắc (miền Bắc), đặc biệt số dân theo đạo Thiên Chúa Giáo, cũng vẫn bị nghi kỵ và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Trong lĩnh vực chính trị, tuy đảng CSVN luôn luôn đề cao chủ trương "hòa hợp" với những người bất đồng ý kiến, nhưng chưa bao giờ đảng CSVN chịu "hòa giải" với những người một thời đối lập với họ. Nghị quyết 36 "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài", ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004 là bằng chứng thất bại của chính sách không thật lòng của đảng CSVN nên đã bị tẩy chay bởi người Việt tị nạn đang sinh sống ở nước ngòai.

Ngay cả những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do ôn hòa trong nước cũng bị đảng CSVN hù hoạ, bỏ tù và loại bỏ. Bằng chứng của thái độ này đã xẩy ra cho các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang) v.v"

Cũng vào thời điểm kỷ niệm 34 năm ngày VNCH rơi vào tay quân Cộng sản thì nguy cơ đất nước có thể bị Tầu hóa đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam bằng sự hiện diện ào ạt và phi pháp của hàng ngàn công nhân Tầu làm việc trong các dự án kinh tế, xây dựng và khai thác quặng Bauxite trên Tây Nguyên.
Một phong trào phản đối sự có mặt của người Tầu và kế họach khai thác quặng Bauxite dành cho người Tầu thực hiện đang nổi lên ở trong nước và trong các cộng đồng người Việt ở nước ngòai. Vì an ninh quốc gia và sự sinh tồn của dân tộc mà nguy cơ Tầu có cơ hội "quản lý" tòan bán đảo Đông Dương bao gồm Việt-Miên-Lào, sau khi đặt chân vào vùng đất Tây Nguyên chiến lược của Việt Nam cũng đã được đặt ra trong các cuộc thảo luận này.

Việc này xẩy ra vào lúc lực lượng hải quân Trung Hoa gia tăng các hoạt động quân sự để bảo vệ cho khu vực lãnh hãi rộng lớn được họ gọi là "Đặc quyền Kinh tế" chiếm tới 75% diện tích của Biển Đông, bao gồm cả hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đó là hình ảnh của Việt Nam cho đến tháng 4 năm 2009, sau 34 năm Hà Nội xua quân chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa từ nam Vỹ tuyến 17 xuống mũi Cà Mâu.

Ngày nay tuy đất nước không còn chiến tranh và lãnh thổ không còn bị chia cắt, nhưng lòng người dân ở 3 miền Nam-Trung-Bắc vẫn chưa có cơ hội xích lại gần nhau thì lại phải lo đến hiểm họa ngoại xâm. -/-

Phạm Trần
(04/09)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Những võ sĩ bauxite

Tác Giả Economists .
Đăng ngày hôm nay Tin Tức - Sự Kiện

Chính phủ đặt tăng trưởng kinh tế lên trên không khí bài ngoại và giữ cho môi trường xanh trong lành.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà dân chúng thường bị bỏ tù vì chỉ trích chính sách của cầm quyền, việc bày tỏ ý kiến trung thực của mình là một chuyện hiếm có, không kể những người dũng cảm hoặc là kẻ điên rồ nhất. Thế nhưng một kế hoạch chính phủ cho phép một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một trong những nguồn dự trữ bauxite to lớn nằm dưới lòng đất vùng Cao nguyên Trung phần xanh tươi đã kích động một làn sóng phản ứng dữ dội chưa từng thấy từ một tập hợp sâu rộng của những người chỉ trích không ngờ được. Trong số họ có vị tướng oanh liệt ở tuổi chín mươi, Võ Nguyên Giáp, một nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, và một nhóm đông đảo các nhà khoa học tiếng tăm cùng những nhân vật tranh đấu bảo vệ môi trường.

Việt Nam được ưu đãi với những nguồn dự trữ bauxite lớn thứ ba thế giới, nguyên liệu để sản xuất ra nhôm, và chính quyền cộng sản thiết tha muốn thu hoạch những nguồn lợi này. Theo một kế hoạch mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang tìm cách thu hút 15 tỉ đô la hoặc cao hơn từ nguồn đầu tư để phát triển việc khai thác bauxite và các dự án luyện nhôm vào năm 2025. Họ đã ký một hợp đồng với một công ty con của hãng Chinalco, một tổ hợp khai khoáng của nhà nước Trung Quốc, để xây dựng một khu mỏ và đã thỏa thuận với Alcoa, một tập đoàn nhôm của Mỹ, để thực hiện một nghiên cứu khả thi cho khu mỏ khác.

"Tuy nhiên, dù cho có động cơ nào đi nữa, thì chính phủ Việt Nam cũng đang phải lo lắng về những chỉ trích của công chúng đối với Trung Quốc."

Những người chống đối nói rằng sự có mặt của hoạt động khai mỏ bauxite với tầm quy mô to tát tại một khu vực mà hiện thời được trồng cà phê và những trồng trọt nông nghiệp khác có thể gây nên những thiệt hại cho môi trường không thể cứu vãn được, cũng như chuyện tản cư các sắc dân thiểu số vẫn sống trên vùng Tây Nguyên trước giờ. Bauxite thường được khai thác từ những khu mỏ lộ thiên, để lại những vết sẹo lớn trên mặt đất. Quy trình xử lý tinh chế cũng sản sinh ra một thứ “bùn đỏ” độc hại, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu như nó chảy thấm xuống các sông ngòi trong vùng.

Không những thế, sự dính líu của một công ty Trung Quốc tại một dự án gây nhiều tranh cãi như vậy đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc âm ỉ tiềm tàng tại Việt Nam, một đất nước đã là thuộc địa của người láng giềng khổng lồ mạnh hơn trong suốt 1.000 năm, và một trận chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979. Ông Thích Quảng Độ, một nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nằm ngoài vòng pháp luật, đã quả quyết rằng Việt Nam hiện đang “bị mối đe doạ xâm lược” do “những làng xóm có toàn công nhân Trung Quốc đã mọc lên như nấm trên vùng cao nguyên, và 10.000 người định cư Trung Quốc sẽ đến trong năm tới.” Những nhận xét của ông đã được hưởng ứng bởi các đội quân blogger hăng hái ở Việt Nam, và một nhóm chống lại việc khai thác bauxite đã thiết lập một trang Facebook, một trang web mạng xã hội phổ biến, thu hút gần 700 thành viên. Có vẻ như các blogger Trung Quốc không phải là lực lượng duy nhất huy động tinh thần bài ngoại cháy bỏng. Mặc dầu có nhiều thái độ chống đối được lôi cuốn bởi tình cảm đó, song cũng có những mối quan ngại chính đáng về những thành tích khai thác môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai mỏ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, có vì động cơ nào đi nữa, thì chính phủ Việt Nam cũng đang phải lo lắng về những chỉ trích của công chúng đối với Trung Quốc. Mới đây họ đã đình bản một tờ bán nguyệt san có tên là Du Lịch trong ba tháng do đã cho đăng một loạt bài về những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Nhà nước viện lẽ rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đang có một mức thâm thủng ngoại thương lớn với người láng giềng của mình và đã và đang thúc giục chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào nước mình để bù lại những thậm chi. Với việc sút giảm 40% đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái - và đa số các quốc gia giàu đều lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt - giờ đây
Việt Nam đang cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

"Thế nhưng thực tế cho thấy rằng trong thời buổi kinh tế túng quẫn, những kẻ đi xin xỏ không thể là những tay có quyền kén chọn."

Bất kể sự bực dọc của các nhóm hành lang vận động chống Trung Quốc, ông Dũng, thủ tướng Việt Nam, đã bỏ một tuần trong tháng này để thực hiện chuyến công du Trung Quốc, cố gắng kêu gọi hoạt động đầu tư và cam kết sẽ giúp cho các công ty Trung Quốc hoạt động dễ dàng hơn tại đất nước ông. Tiếp theo sau một cuộc họp mặt với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, ông Dũng nói rằng hai nước sẽ nỗ lực mở rộng mâu dịch song phương từ 20 tỉ đô la Mỹ năm 2008 lên 25 tỉ năm 2010 và cố gắng xử lý vấn đề cân bằng thương mại.

Ông Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng Việt Nam, mới đây đã tuyên bố trong một cuộc họp báo với các nhà khoa học đang quan ngại về tình trạng phá huỷ môi trường rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi kế hoạch khai mỏ “với bất cứ giá nào”. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng trong thời buổi kinh tế túng quẫn, những kẻ đi xin xỏ không thể là những tay có quyền kén chọn.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Ai bôi xấu nước Việt Nam?

Tuesday, May 05, 2009

Ngô Nhân Dụng


Trong tuần trước tôi đang ở Montréal, Canada, thì báo Người Việt đăng lá thư của bạn đọc ký tên là Cường, trong đó có câu: “Tôi tôn trọng cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa của các bạn, nhưng tôi không đồng ý với cái cách các bạn đang làm đó là bôi xấu Việt Nam, nơi cha sinh mẹ đẻ của các bạn, nơi mà những người thân, đồng bào của các bạn đã phải chịu đựng nhiều mất mát, nỗi đau và cả xương máu để giành lấy nền độc lập tự do cho thế hệ ngày nay. Tại sao các bạn không tự hỏi nhân dân Việt Nam muốn một nhà nước hoàn toàn độc lập do chính người dân mình xây dựng nên hay họ muốn nhà nước có một nước khác đứng ở phía sau họ chỉ đạo?”

Người viết thư này có vẻ thuộc “diện” các anh chị em làm “công tác tư tưởng, văn hóa” của đảng Cộng Sản ở trong nước, mà lâu lâu vẫn viết email cho các tờ báo ở nước ngoài. Tòa soạn Người Việt cho biết đã nhận được nhiều thư của các độc giả khác để trả lời anh bạn tên Cường - có hai bức thư đăng trong cùng số báo này.

Nhận xét thứ nhất là những người có ý kiến chỉ trích đảng Cộng Sản Việt Nam không phải đều là những người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ, hoặc muốn phục hồi một nước Việt Nam Cộng Hòa dưới vĩ tuyến 17 như trước năm 1975! Gán ghép như vậy là các bạn vẫn bám víu lấy quá khứ! Trong tòa báo này có những bạn trẻ còn chưa mười tuổi khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt năm 1975. Những người lớn tuổi hơn cũng không hề có ý muốn lập lại một chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũ ở Sài Gòn.

Nhưng tỏ ý tôn trọng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một thiện chí đáng khen. Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ mà vào năm 1975 có 15, 17 triệu người dân miền Nam đã sống. Nếu ai muốn tỏ ý tôn trọng thì nên nói với những người dân còn đang sống đó, và con cháu họ. Vì chính họ đang gánh chịu hậu quả của sự thay đổi chính trị. Nếu “tôn trọng chế độ Việt Nam Cộng Hòa” thì trước hết hãy tranh đấu làm sao cho chế độ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” bây giờ cũng được tự do đôi chút, ít nhất dễ thở bằng như thời trước 1975! Giảm bớt tham nhũng khoảng 90% cho ngang bằng thời Việt Nam Cộng Hòa thì dân sẽ mừng vô cùng, cả dân miền Nam lẫn dân miền Bắc. Làm sao cho học sinh trung, tiểu học vào trường công không phải đóng học phí, người bệnh đến nhà thương không phải mang theo bịch ni lông, không phải mua bông gòn, không cần hối lộ y tá, bác sĩ; đó là một cách tỏ lòng tôn trọng lối sống thời Việt Nam Cộng Hòa đấy. Tăng mức sống cho các giáo viên lên bằng được thời Việt Nam Cộng Hòa thì rất nhiều vấn đề giáo dục, đạo đức học đường sẽ được cải thiện. Hãy bảo vệ các quần đảo ngoài khơi như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ.

Chính những người dân trong nước đã sống qua trước 1975 bây giờ đang nuối tiếc chế độ Việt Nam Cộng Hòa; hơn là những người Việt sống ở nước ngoài. Cứ cho họ được nói tự do, tự do cho bằng thời trước 1975 thôi chưa cần nhiều hơn, thì họ sẽ nói hết cho mà nghe. Ngược lại, những người Việt ở nước ngoài, bây giờ nếu nhớ lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa họ sẽ thấy chế độ đó còn đầy những khuyết điểm. Họ tự bảo nhau đáng lẽ mình phải sửa đổi chế độ cho tốt hơn ngay từ thời đó mới phải.

Có thể quả quyết với các bạn: Ở nước ngoài không ai nuối tiếc để muốn xây dựng một chế độ Việt Nam Cộng Hòa y như cũ. Trái lại, nếu được sống dưới chế độ đó lần nữa, người ta biết cách làm sao cải thiện chế độ cho tốt hơn, vì bây giờ đã học được nhiều kinh nghiệm mới. Nhưng chỉ trong một chế độ tự do dân chủ thì người dân mới có cơ hội thay đổi. Còn trong chế độ đảng trị, độc quyền, chuyên chế thì khó lắm!

Ðiều cần “đả thông” thứ nhì là những người Việt sống ở nước ngoài, trong đó những người viết trên tờ báo này, không ai nỡ lòng nào “bôi xấu Việt Nam, nơi cha sinh mẹ đẻ” của họ cả. Các bạn có thấy người ta vẫn làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương, diễn hành ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng tuẫn tiết hay không? Có biết mỗi năm ngày Trung Cộng chiếm Hoàng Sa người Việt ở California, ở Florida vẫn tưởng niệm các chiến sĩ bỏ mình khi bảo vệ tổ quốc hay không? Biết bao nhiêu độc giả thổn thức khi đọc những bài viết về quê hương Bến Tre trên báo Người Việt; hay bài tường thuật cảnh hội Bắc Ninh nghe tiếng Quan Họ ở ngay Tiểu Sài Gòn; các bạn biết hay không? Khi đọc một bài phóng sự ở Việt Nam, có biết bao nhiêu độc giả Người Việt viết thư hỏi địa chỉ Bà Chín để giúp bà tiếp tục việc nuôi dưỡng các cụ già, các bạn biết hay không? Trời đất ơi, có người Việt Nam nào lại nỡ lòng bôi xấu nước Việt Nam?

Ðảng Cộng Sản Việt Nam có lối vu vạ là ai không đồng ý với chế độ Cộng Sản tức là “chống lại nước Việt Nam!” Ai chỉ trích các chính sách của đảng Cộng Sản là gán cho họ tội “bôi xấu nước Việt Nam!” Lối vu oan giá họa đó do hàm ý là nước Việt Nam là sở hữu của đảng Cộng Sản. Ai chống họ là chống cả nước Việt Nam! Trong chế độ quân chủ chuyên chế người ta đề cao “trung quân,” lòng trung thành với vua là tuyệt đối. Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu “Trung với Ðảng.” Nghiễm nhiên, đảng thay thế cho vua, hễ ai viết đến “đảng” là phải viết hoa.

Ở các nước quân chủ lập hiến như Thái Lan, Nhật Bản bây giờ, người dân phải tôn kính nhà vua, vì họ là biểu tượng của quốc gia. Nhưng người dân vẫn có quyền chỉ trích, đả phá các người làm thủ tướng, làm quan chức từ lớn đến nhỏ. Ở Việt Nam có nhà báo nào dám đả kích mấy ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hay không? Người nào viết chỉ trích Huỳnh Ngọc Sĩ hay Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến tức là bôi xấu đảng, cũng gán cho người ta tội nói xấu nước Việt Nam hay chăng? Khi nhà văn Dương Thu Hương viết chuyện tả cảnh “lãnh tụ vĩ đại” có cô đào nhí bị đàn em cướp mất rồi đem giết, như thế là bà bôi xấu nước Việt Nam hay sao? Khi bà Trần Khải Thanh Thủy “chửi” bọn cường quyền đã cho bọn côn đồ tới đổ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đầy trước cửa nhà bà, như vậy là bà chống lại nước Việt Nam, bôi xấu nước Việt Nam, hay là chỉ chửi bọn du côn mà cái chế độ bọ xít thuê mướn cho quấy nhiễu bà? Có bao nhiêu chế độ quân chủ tàn ngược tới như vậy? Bây giờ các bạn còn muốn khuyên bảo người Việt sống ngoài vòng kiểm tỏa cũng không được nói lên những lời nói ngược với lỗ tai của đảng hay sao?

Lá thư của anh Cường nhắc tới những “thân nhân,”những “đồng bào... đã phải chịu đựng nhiều mất mát, nỗi đau và cả xương máu để giành lấy nền độc lập tự do cho thế hệ ngày nay.” Hãy hỏi những nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Dương Thu Hương, các nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Ðiếu Cầy, nhạc sĩ Tô Hải, giáo sư Hà Sĩ Phu, hãy hỏi xem thế hệ của họ và các con em của họ được hưởng thứ “độc lập, tự do” như thế nào? Các vị trên không ai liên can gì tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cả. Một nước mà các sinh viên không được phép bầy tỏ nỗi uất ức khi đất đai của tổ tiên bị chiếm đoạt, giới trí thức không được phép trình bày trước quốc dân mối lo khi tài nguyên bị đem bán, môi trường bị đe dọa; như vậy có độc lập và có tự do hay không? Hay là chỉ có những người thuộc giai cấp thống trị như Bà Hai Tâm mới có tự do, vì tất cả nước Việt Nam bây giờ thuộc về họ, họ tha hồ khai thác?

Cuối cùng, các vị trong ban tư tưởng, văn hóa đặt một câu hỏi nữa khi viết thư cho báo Người Việt:

“Tại sao các bạn không tự hỏi nhân dân Việt Nam muốn một nhà nước hoàn toàn độc lập do chính người dân mình xây dựng nên hay họ muốn nhà nước có một nước khác đứng ở phía sau họ chỉ đạo?” Câu hỏi này rất hay, xin mang phổ biến cho tất cả đồng bào trong nước cùng đọc. Và nên tổ chức những cuộc hội thảo khắp nước để bàn về vấn đề này.

Ðề tài thảo luận là: Chúng ta muốn có một nhà nước độc lập, bảo vệ chủ quyền đối với nước ngoài hay không?

Những người làm báo Người Việt lúc nào cũng chủ trương nước Việt Nam phải độc lập, guồng máy nhà nước là của mọi người dân Việt chứ không do một nhóm độc quyền nào cả, do đó nhà nước phải do chính người dân Việt xây dựng để phục vụ người Việt. Vậy làm thế nào để mọi người dân Việt Nam có cơ hội xây dựng một nhà nước Việt Nam của chính họ?

Theo kinh nghiệm lịch sử loài người, dân chúng phải được tự do ứng cử, tự do bầu cử. Chỉ khi nào người dân được tự do chọn những người nắm quyền, thì lúc đó đất nước mới là của họ, họ là chủ nhân. Còn như cứ giữ chế độ độc tài theo lối Xít Ta Lin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, thì sao? Thì nhà nước chỉ là dụng cụ của đảng Cộng Sản, của những người như chị em bà Hai Tâm, cho họ sử dụng guồng mày nhà nước như của riêng họ. Xin lỗi, chúng tôi không có ý “bôi xấu” chị em bà Hai Tâm. Ông bà Hai Tâm mà tôi không quen biết có thể là những người hiền lành, lương thiện, với lòng yêu nước thương nòi. Nhưng khi đảng Cộng Sản cho họ cơ hội mua đất với giá rẻ do nhà nước bán, họ không mua là họ dại! Cái nhà nước này do đảng của họ nắm trong tay, như một người có con bò thì tha hồ vắt sữa. Có tới 40 đứa nó đang chia nhau ăn, mua đất công với giá rẻ mạt, tại sao mình lại phải nhịn không ăn?

Tới lúc được bán lại cho nhà nước những mảnh đất cũ, với giá đắt gấp 10 lần, 20 lần, mà ông bà Hai Tâm vẫn không chịu bán; chắc là vì họ nghĩ có anh em làm lớn còn giúp họ vắt ra được nhiều sữa hơn, tội gì không chờ ngày ăn nhiều hơn nữa? Trong một xã hội mà nhìn chung quanh thấy toàn những thằng ăn cướp trắng trợn làm giầu, toàn những cháu ngoan Bác Hồ chia chác nhau của công, họ đâu biết có một nền luân lý nào khác để mà theo?

Bây giờ lại tới lời nhắc nhở nói rằng người dân Việt Nam chỉ “muốn nhà nước có một nước khác đứng ở phía sau họ chỉ đạo.” Xin hỏi các bạn rằng có bao giờ các bạn thấy trong những tờ báo, trên các đài phát thanh của người Việt Nam sống ở hải ngoại có thấy ai muốn Việt Nam “có một nước khác đứng ở phía sau họ chỉ đạo” hay không? Báo Dân Chủ và Phát Triển ở Ðức mong nhà nước Việt Nam mời cố vấn Ðức chỉ đạo hay không? Nhóm Thông Luận ở Pháp, nhóm Dân Việt ở Úc, Thời Báo ở Canada; có ai muốn cố vấn các nước tới đó chỉ đạo cho một nhà nước Việt Nam trong tương lai hay không?

Như vậy thì những người nào muốn nhà nước Việt Nam “có một nước khác đứng ở phía sau họ chỉ đạo?” Ðiều này nên hỏi thẳng các ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.

Nếu họ ấm ớ không nói được thì xin hỏi các ông Ðiếu Cầy, bà Trần Khải Thanh Thủy, vì đó là những người dám nói thẳng!

Chớ nên vu cáo người Việt khác là không yêu nước Việt Nam bằng mình và bôi xấu nước Việt Nam. Chính những người dựng lên một chế độ độc quyền tham nhũng, độc quyền thối nát, dùng chính sách tàn bạo khiến cho hàng triệu người Việt phải liều chết bỏ nước ra đi; chính đó là bọn người đã bôi xấu nước Việt Nam. Chính bọn người dựng lên một nhà nước toàn những thằng ăn cắp, ăn cắp cả tiền viện trợ cho dân Việt khiến các chính phủ cho tiền phải đưa công dân nước họ ra tòa làm gương; chính đám người đó là những kẻ đang làm xấu mặt dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Bình Luận

Post by uncle_vinh »

Tô Hải có hèn không?

Ngô Nhân Dụng
Tuesday, June 09, 2009

Tôi đã đọc hết cuốn hồi ký của Nhạc sĩ Tô Hải. Hơi tiếc, vì ông viết ngắn quá; chỉ có hơn 500 trang giấy in. Vừa đọc vừa tiếc. Vì có lúc đang theo ông qua những đoạn đường, trong bụng chờ sắp được nghe ông kể tiếp một chuyện đang nói nửa chừng, thì ông lại nhảy sang chuyện khác. Tiếc, và trách tác giả không để thêm thời giờ kể rõ ngọn ngành cho người đọc biết thêm. Nhưng khi nghe Tô Hải giải thích trong cuộc phỏng vấn với Ðinh Quang Anh Thái (sắp đăng trên báo này) thì hiểu tại sao. Tô Hải không có ý kể câu chuyện cuộc đời mình. Ông bảo, trong cuốn sách này, “tôi chủ ý chỉ viết về cái hèn của tôi thôi.”

Như vậy thì hiểu được, vì tên cuốn sách đầy đủ là “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn,” như những lời thú tội về cái hèn của mình, một cái hèn đeo mãi trên một con người, kéo dài hơn nửa thế kỷ. Ðến năm gần tuổi 70, con người đó mới chợt thấy phải kể lại mình đã sống hèn như thế nào, và bắt đầu thú nhận.

Một điều cảm động, là tác giả muốn thú tội với thân phụ của ông trước hết. Vì trước khi ông bỏ nhà đi rồi gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 17 tuổi, cụ thân sinh đã bảo thẳng người con trai lớn đó là đã “bị Cộng Sản nó lừa.” Không những thế, cụ còn dọa mai mốt có trốn cộng Sản chạy về nhà thì cụ sẽ đuổi đi, không nhận làm con nữa. Cả cuộc đời hai lần Tô Hải mong được gặp lại cha mẹ và các em, một lần năm 1954 khi trở về Hà Nội, và lần sau năm 1975 khi tìm vào Sài Gòn.

Cuối cùng thì ông chỉ gặp lại cụ thân sinh trên những trang giấy của cuốn hồi ký này. Ông đã kể lại một đời sống cam tâm chịu hèn không phải của riêng ông mà còn bao nhiêu những người trí thức bị trói buộc trong guồng máy “chuyên chính vô sản” nên họ đành phải làm tay sai cho đảng Cộng Sản.

Cuốn hồi ký kể biết bao nhiêu câu chuyện như một bức bích họa cho thấy tấm thảm kịch đổ lên đầu dân tộc Việt Nam trong thế kỷ trước, nó hủy hoại nền tảng đạo lý trong xã hội và làm tê liệt lương tâm của từng cá nhân.

Tai họa đó là do cách cai quản con người đã được Stalin sáng chế và Mao Trạch Ðông biên cải cho thích hợp với văn hóa phong tục Á Ðông, rồi được Hồ Chí Minh hết lòng áp dụng nước ta. Ðó là một guồng máy kiềm thúc, cai quản, ràng buộc đó đã biến hàng triệu con người trở thành những tên hèn, ngay cả những người đóng vai kiểm soát những người khác.

Có một đoạn chúng ta không thể nào quên, là năm 1956 khi Tô Hải đi “liều mạng” trở về Thanh Hóa tìm “cứu đứa con trai.” Hai vợ chồng ông đều phải đi làm công tác văn nghệ với quân đội trong thời kháng chiến cho đến sau khi hòa bình, cho nên họ đã gửi đứa con thứ hai này cho ông bà ngoại nuôi. Ông kể,

“Gia đình vợ tôi chẳng có một tấc đất nào, nhưng bị đẩy lên... (hàng) địa chủ.”

Trong thời gian cải cách ruộng đất đó, các cố vấn đã chỉ thị mỗi làng phải có mấy phần trăm là địa chủ, mấy phần trăm là phú nông, bao nhiêu là trung nông, vân vân, đúng như tỷ số theo thống kê từ bên Trung Quốc đã làm. Nếu một làng không đủ người đúng tiêu chuẩn vào mỗi hạng thì những người ở hạng dưới được “đôn lên” hạng trên.

Nhưng thân phụ bà Tô Hải là cụ Nguyễn Ðăng Quỳ vốn không phải là địa chủ, cũng không phải người ở vùng quê Thanh Nghệ này. Ông đã đi theo Nam Bộ Kháng Chiến chống Pháp. Sau đó ông đã bỏ tất cả gia sản ở miền Nam đưa gia đình chạy ra Bắc, sống ở thành phố Vinh.

Tô Hải kể, “Khi Vinh bị tiêu thổ kháng chiến, ông mua mua một mảnh vườn sát chân núi Diễn Châu.”

Nhưng Ðội Cải Cách đã “lôi ông già ra đấu,” họ tra hỏi ông tại sao mua đất, làm vườn ở nơi không phải quê quán mình, “Có phải để bóc lột nông dân hay không?” Họ đặt ra những lời kết tội bịa đặt khác, mà tác giả viết, “Tất cả lý lẽ đưa ra chỉ nhằm mục đích chiếm bằng hết những gì có thể chiếm: Giường tủ, bàn ghế, quần áo, mâm đồng, chậu thau, bát đĩa, ấm chén,... Phải kiếm cho ra một cớ gì để trấn lột công khai. Tôi thì chụp cho (ông cụ) cái mũ ‘kẻ thù giai cấp’ là xong.”

Sau khi bị cướp mất hết, từ cái quần cho đến cái bát đã mẻ, cả gia đình cụ Nguyễn Ðăng Quỳ bị giam tại chỗ ở chân núi, chỉ còn cách sống bằng ăn rau, lá kiếm được trên núi, trong cánh đồng. Hình phạt này là cách bắt những người bị tố chết đói hoặc tự tử. Nhiều người đã tự tử.

Gia đình ông cụ có hai con trai và một con rể (tức Tô Hải) đi bộ đội đánh nhau với Pháp. Khi cụ ông bị đem đấu tố thì Tô Hải và một người con trai của cụ đều biết nhưng không ai dám về thăm bố. Họ phải “dứt khoát với kẻ thù giai cấp” để bảo toàn mạng sống của chính họ và gia đình nho nhỏ của họ.

Nhưng vợ chồng Tô Hải còn đứa con bé gửi ông bà ngoại, đứa bé cũng đang nằm trong “vòng vây của những ông bà nông dân.” Họ phải cứu lấy con! Tô Hải may mắn nhờ một người bạn cũ giúp, ông này là một cán bộ lớn thuộc Ðoàn Ủy Cải Cách Ruộng Ðất. Người bạn nhân danh chức vụ đó viết một tấm giấy ra lệnh tên địa chủ Nguyễn Ðăng Quỳ phải trả cho “Ông bộ đội Tô Ðình Hải” đứa con trai của ông đã gửi ở nhà tên địa chủ dù không có họ hàng thân thích gì hết.

Tô Hải kể, “Sáng sớm chưa rõ mặt người, tôi thấy bố vợ tôi mặt mày sưng vù, răng cửa rụng gần hết vì bị đánh, mang tới trụ sở một thằng bé, không, một cái xác trẻ con gầy guộc xám ngoét. Ðó là thằng con yêu quý của tôi. Nó chỉ còn thở thoi thóp sau bảy ngày chỉ sống nhờ những lá rau lang, mà ông bà ngoại ngắt về từ mấy luống khoai trồng trước nhà, mớm cho.... Tôi cắn răng ôm lấy con, không kịp nói một lời an ủi bố vợ. Vì các ông bà nông dân đã đuổi quầy quậy ngay sau khi ông trao trả cháu ngoại...”

Cảnh ông ngoại trả cháu cho bố nó mà không được dặn dò, thăm hỏi một câu; người con rể không dám nói một lời cảm ơn bố vợ; đó là hình ảnh người đọc không thể nào quên được.

Cả xã hội Việt Nam đã phải sống với nhau như vậy trong những năm “long trời lở đất” khi Hồ Chí Minh quyết tâm theo đường lối cách mạng của Mao Chủ Tịch. Chính Tô Hải đã soạn một bản nhạc ca tụng Hồ Chí Minh lấy nền dựa trên giai điệu của bài Ðông Phương Hồng mà bên Trung Quốc dùng để ca ngợi Mao Trạch Ðông!

Liệu ai trong chúng ta có can đảm hành động khác với Tô Hải trong khung cảnh đó? Có ai nhất định phải sống ngay thẳng, sống có đạo nghĩa, không chịu sống hèn hạ từ bỏ cả cha mình hay không? Không biết được. Người không sống trong guồng máy kìm kẹp tàn bạo của Stalin thì không thể biết mình sẽ ứng xử như thế nào cho xứng đáng làm người. Người bạn giúp Tô Hải tấm giấy giới thiệu cho đi “đòi con” chính anh ta sau này cũng bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản, và “khai trừ khỏi... mặt đất” khi bị thất sủng.

Nhưng chúng ta có thể biết chắc là nhạc sĩ Tô Hải không hèn. Ông đã dành hàng chục năm cuối của cuộc đời kể tội chính mình. Ông nằm trên giường bệnh nhưng vẫn vào mạng lưới Internet, trở thành người giữ blog lớn tuổi nhất Việt Nam, nêu gương sáng cho lớp thanh niên. Thông điệp ông gửi cho giới trẻ, cho đồng bào, cho cả những người từng là đồng chí của ông còn trong đảng Cộng Sản, là: Chúng ta không được phép sống hèn nữa. Thế giới đã thay đổi. Phải trở lại làm người!

Phải can đảm phi thường thì một người ở tuổi 83 mới làm được công việc đó. Nhất là trong lúc guồng máy di sản của Stalin và Hồ Chí Minh tuy đã xộc xệch sắp tàn nhưng vẫn còn ngự trị trên đất nước chúng ta. Tô Hải đã thú tội với thân sinh ông. Với nhạc phụ ông. Bao giờ thì những người trong cả guồng máy kìm kẹp trên cũng biết ăn năn thú tội?
Post Reply