Sổ Tay Thường Dân

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Tuổi ba mươi

Tưởng Năng Tiến


Khổng Tử (551 - 479 B. C.) sinh sống trước công nguyên. Ở thời đại của ông, tuổi thọ của con người hẳn ngắn; bởi vậy, vấn đề lập thân đã được đặt ra (hơi sớm) vào tuổi ba mươi. Tam thập nhi lập.

Ðến thời Apollinaire (1880 - 1918), tuổi thọ của nhân loại dường như cũng chưa lấy gì làm dài; do đó, nên mới hai mươi bẩy tuổi mà ông thi sĩ này đã lo lắng bồn chồn vì cuộc sống "không được như ý" của mình:

Je vais avoir vingt - huit ans.
Mal vecu à mon envie.
(Tôi sắp hai mươi tám mất rồi.
Mà đời thì vẫn rất lôi thôi.tnt)

Tới cuối thế kỷ hai mươi thì (ôi thôi) phần lớn nhân loại đều trở nên lè phè thấy rõ. Tiêu chuẩn "tam thập nhi lập" gần như bị lãng quên, và nỗi lo lắng "gái ba mươi tuổi đã toan về già" cũng không còn được mấy ai chia sẻ. Nói theo ông Phạm Thế Mỹ - tác giả bản nhạc "Trăng Tàn Trên Hè Phố", sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1960 ở miền Nam Việt Nam - chúng ta sống ở "tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ ..."

Thực phẩm dồi dào và y tế tiến bộ đã làm tăng tuổi thọ và kéo dài tuổi trẻ. Ðó thực là điều đáng qúi. Duy có điều đáng tiếc là hương vị phong phú của những năm tháng thanh xuân không phải là món quà tặng được mang chia sẻ đồng đều cho tất cả mọi người. Với một phần nhân loại, dù đang ở tuổi ba mươi, chuyện áo cơm và những quyền sống tối thiểu vẫn còn là điều xa xỉ. Xin đơn cử một vài trường hợp, về những kẻ không may mắn ấy.

Ông Lê Văn Hạnh, một công dân Việt Nam, ba mươi tuổi, sống bằng nghề vá ruột xe. Vì làm ăn ế ẩm nên ông Hạnh đã "kiếm thêm khách hàng" bằng cách lấy căm xe đạp mang cắt khúc, đập dập hai đầu và bẻ cong thành hình chữ Z, rồi đem rải trên xa lộ cho xe cán. Ngày 7 tháng 3 năm 99, ông Hạnh bị bắt quả tang khi đang rải đinh trên đoạn đuờng từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư RMK. Toà án nhân dân huyện Thủ Ðức đã kết án ông ta tám năm tù, về tội "phá hoạïi tài sản của nhân dân" - theo như tin đã loan của nhật báo Thời Luận, phát hành từ Los Angeles, số ra ngày 10 tháng 7 năm 99.

Mười ngày sau, tôi lại đọc phải một bài báo khác, về một trường hợp không may khác: Ông Lê Sức, một nông dân Việt Nam, góa vợ, 32 tuổi, vì mùa màng thất bát nên bỏ thôn quê lần vào thành phố. Ông không đi ăn xin hay đi bán máu để sống qua ngày, như những người Việt khác vẫn thường làm - khi lâm vào hoàn cảnh tương tự; thay vào đó, ông Sức tìm cách mưu sinh bằng cách buôn bán vặt vãnh trên đường phố.

Ông ta bưng một cái khay nhỏ, chào mời du khách mua hàng, trước cửa một viện bảo tàng mới khai trương ở Khe Sanh - Quảng Trị. Ông bán những món hàng cũ kỹ - những thứ đã có lúc là vật dụng tùy thân quen thuộc của những chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam - đại loại như dao, nĩa, bật lửa, đồ cạo râu cũ, và độ hơn một chục cái thẻ bài. Giá ông ta rao bán thẻ bài là 5 Mỹ Kim 3 cái.

And all of them are fakes. Tất cả đều là đồ dởm, theo tường thuật của ký giả Mac Donald - "Battling 'Ghoulish' Trade In Dog Tags Sale Of Counterfeit Items Offends Officials And U.S. Veterans Groups,"(San Jose Mercury News, 17 Mar. 1999:A15). Cũng theo bài báo này thì "business" của ông Lê Sức bị kết án hết sức nặng nề bởi cả hai phía: Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam.

Về phía Hoa Kỳ, một đại diện của tổ chức cựu chiến binh "American Legion" đã phát biểu rằng đây là một việc bẩn thỉu. Về phía Việt Nam, ông Vũ Khắc Nhu - phó giám đốc Văn Phòng Tìm Kiếm Người Mất Tích (the Vietnam Office for the Search of Missing Persons) - tuyên bố rằng Hà Nội đã nghiêm cấm việc này, và công an đã bắt nhiều người buôn bán hài cốt cũng như những vật dụng tùy thân của lính Mỹ.

Như thế, ông Lê Sức, một "nông dân thất bại" - a failed farmer, nếu ghi nguyên văn theo Anh Ngữ của Mark Mc Donald - bỗng trở thành một "doanh gia thất nghiệp". Với sự lục đục cố hữu trong quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Ðốn (trong tương lai gần), tôi còn ngại rằng - nếu có bất cứ "sự cố" nào liên quan đến thương ước Việt / Mỹ - ông ta còn có thể bị kết án là đã "làm phương hại đến bang giao Mỹ / Việt". Tội danh này, trong hoàn cảnh "tế nhị" hiện tại, dám bị coi đồng nghĩa với chuyện … "phá hoại kinh tế nhà nước"!

Nếu chỉ vì làm thủng vài cái bánh xe đạp của nhân dân mà ông Lê Văn Hạnh phải lãnh một bản án tám năm tù thì chuyện làm hỏng thương ước giữa hai quốc gia, e rằng, có thể khiến ông Lê Sức phải đi cải tạo đến … tám chục năm hay hơn nữa (không chừng).

Phen này, ông ta chắc chết - chết chắc. Tuy thế, nghĩ cho cùng, dù bị kết án bao nhiêu năm tù chăng nữa, những vấn đề pháp lý liên quan đến ông Lê Sức không nhằm nhò gì (và cũng không có gì đáng để ầm ỹ) nếu so sánh với tội danh của một nhân vật khác - một người đàn ông khác, thuộc giới trí thức, cũng ở tuổi ba muơi, ông Lê Chí Quang.

Theo biên bản của cuộc đấu tố hôm 19 tháng 10 năm 2001 tại Hà Nội (được ghi lại và phổ biến trên internet bởi ông Ðặng Kim Giang, một người láng giềng của ông Lê Chí Quang) thì ông Quang đã bị đảng ủy và công an phường, thay mặt thành phố và Trung ương, kết án bẩy tội (động trời) như sau:

- Hoạt động có tổ chức.
- Phủ nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
- Phủ nhận chủ nghĩa xã hội ưu việt và tươi đẹp con đường mà đảng, bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn…
- Phủ nhận tính đúng đắn và sự trong sáng tuyệt đối của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhận tiền của đế quốc và nước ngoài để hoạt động chống đảng và nhà nước.
- Thành lập hội chống tham nhũng bất hợp pháp.
- Tổ chức phát tán tài liệu phản động của các thành phần chống đối trong và ngoài nước…".

Chuyện ông Lê Chí Quang "hoạt động có tổ chức" và có "nhận tiền của đế quốc để chống đối nhà nước" hay không thì tôi (hoàn toàn) mù tịt nhưng việc ông ấy "phủ nhận tính đúng đắn và trong sáng tuyệt đối của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh", cũng như "phủ nhận chủ nghĩa xã hội ưu việt và tươi đẹp" thì cả thế giới ai cũng biết. Chính ông Quang đã nhiều lần xác nhận như vậy:"Theo tôi được biết, tất cả những nước đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin hoặc làm theo học thuyết Mác-Lênin đều đói nghèo, lạc hậu, mất dân chủ và đều đã sụp đổ. Chúng ta rồi cũng không thể tránh khỏi vết xe đổ đó. Những kẻ dóng dả họïc thuyết Mác-Lênin chẳng qua chỉ cốt để duy trì sự thống trị vĩnh viễn cho tiện bề vơ vét và bóc lột nhân dân" (Lê Chí Quang, "Góp Ý Sửa Ðổi Hiến Pháp," Thông Luận, tháng 10 năm 2000, tr. 07).

Sau khi miệt thị chủ nghĩa Mác-Lênin và lãnh đạo, ông ấy còn đi xa hơn nữa bằng cách làm "sứt mẻ" tình cảm giữa "ta" và nước xã hội chủ nghĩa bầu bạn anh em khác - bởi những lời lẽ rất không ôn hòa và (hình như) hơi vô căn cứ, đại loại như:"Việt Nam trong con mắt Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước (http://www.conong.com/chiquang_1018.htm).

Tất nhiên không phải mọi thanh niên Việt Nam ở lứa tuổi 30 đều là những phần tử "bất hảo" như ba nhân vật vừa kể. Bên cạnh những kẻ chuyên môn "phá hoại tài sản của nhân dân" như ông Lê Văn Hạnh, "phá hoại bang giao Việt Mỹ" như ông Lê Sức, hay phá hoại "tình hữu nghị Việt Hoa đời đời bền vững" như ông Lê Chí Quang"… thì vẫn có những công dân gương mẫu - những người luôn luôn sống trong khuôn khổ, chỉ thích sống trong khuôn khổ vì đã quen như thế, và (có lẽ) cũng không biết gì khác thế hay hơn thế.

Xin đơn cử một nhân vật tiêu biểu cho loại người này, đó là ông Nguyễn Việt Nam. Trong bức thư ngỏ gửi cho ông Lê Chí Quang (được luân lưu trên internet, và in lại trên Nguyệt San Cánh Eùn - phát hành từ Ðức Quốc, số tháng 12 năm 2001), ông Nguyễn đã tự giới thiệu về mình và nhắn nhủ với ông Quang như sau:

"Anh Lê Chí Quang thân mến, theo như lời giới thiệu trên báo Cánh Eùn thì anh là một cán bộ (?) trẻ, cử nhân luật, năm nay ngoài 30 tuổi. Như vậy, tôi cũng trạc tuổi anh. Một điều giống nhau nữa, tôi cũng sống ở Hà Nội. Ðiều khác là tôi không được can đảm như anh. Tôi không dám trực tiếp góp ý cho đảng (Cộng Sản Việt Nam) và nhà nước (chuyên chính vô sản). Tôi không dám ghi tên thật dưới những bài viết của mình, mặc dù đó chỉ là những bài ký và chuyện ngắn. Anh còn ghi cả địa chỉ và số điện thoại dưới mỗi bài viết của anh nữa.

Ðọc những bài viết của anh tôi thấy ý kiến anh nêu lên thẳng thắn lắm. Chỉ có điều chúng không chứa đựng một điều gì mới mẻ cả, không thể hiện một thái độ trí thức. Tất cả những điều anh góp ý cho chính quyền đương đại ở Việt Nam đều được mọi người biết cả rồi…"

"Nguyễn Việt Nam", chắc chắn, chỉ là bút hiệu hay biệt hiệu gì đó. Ông Nguyễn, như đã tự nhận, chưa bao giờ dám ghi tên thật dưới những gì mình viết - kể cả khi viết một bức thư. Và ông ta hoàn toàn không có vẻ bối rối hay xấu hổ gì ráo, khi "thể hiện thái độ trí thức" của mình, với cung cách ấy!

Trong một bức thư ngỏ khác, gửi một vị thầy học cũ (cũng được in lại trên nguyệt san Cánh Eùn, số đã dẫn), ông Nguyễn còn đặt vấn đề như sau:" Giả dụ chính quyền ở Việt Nam hiện nay sụp đổ thì có ai hay tổ chức chính trị nào xứng đáng để chèo lái đất nước tiến lên không? Chắc là không có! Ðây không phải là nghi vấn của riêng tôi mà còn là của một bộ phận đông dân chúng. Nguời dân lo sợ rằng, một chính quyền mới có khi chỉ làm cho tình hình tồi tệ và rối ren hơn."

Ông Nguyễn đúng là một người sinh trưởng "trong lòng cách mạng". Thái độ "cẩn trọng" của ông ta khiến tôi nhớ đến một hiện tượng tâm lý (rất không bình thường) gọi là "institutionalization", trong khoa tâm thần học. Có những tù nhân hay bệnh nhân xin được ở lại (hoặc tìm cách trở lại) nhà giam hay bệnh viện tâm thần chỉ vì họ quá quen với cuộc đời bị giam hãm sau bốn bức tường. Nói cách khác họ không còn khả năng hội nhập với nếp sống tự do và độc lập, như những người bình thường nữa.

"Ngoài lòng cách mạng", nghĩa là từ hải ngoại, người Việt có một thái độ hoàn toàn khác. Ông Nguyễn Xuân Hiệp, một thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên (cũng vào lứa tuổi ba mươi) và là trưởng ban tổ chức của buổi ra mắt Dự Án Chính Trị của Tập Hợp này - vào ngày 25 tháng 11 năm 2001, tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Khi ngỏ lời chào mừng quan khách đến tham dự, ông Nguyễn Xuân Hiệp đã tuyên bố nguyên văn và "chắc nịch như sau:"Chế độ cộng sản là chế độ độc tài cuối cùng trong lịch sử nước ta" - theo tường thuật của ký giả Lâm Văn Sang, trên tờ Việt Mercury, số ra ngày 30 - 11- 2001.

Thái độ quyết liệt và dứt khoát của ông Lê Chí Quang và ông Nguyễn Xuân Hiệp, đối với chủ nghĩa cộng sản và chế độ hiện hành ở Việt Nam, khiến tôi hoá băn khoăn. Những kẻ đang nắm quyền bính ở nơi đây không hy vọng gì thu được thuế từ những công dân nghèo khốn như ông Lê Văn Hạnh, hay ông Lê Sức. Họ cũng không được sự đồng tình của những người thuộc thành phần ưu đãi hơn, dù ở trong hay ngoài nước -như ông Lê Chí Quang hay ông Nguyễn Xuân Hiệp.

Thành phần duy nhất còn lại ủng hộ chế độ, như ông Nguyễn Việt Nam, lại không phải là những một kẻ … bình thường. Vì nghi ngại rằng "không có ai hoặc không có tổ chức nào xứng đáng để chèo lái đất nước tiến lên" nên ông Nguyễn mới "chịu" sống vĩnh viễn trong nghèo đói, dốt nát và áp bức cho nó … đỡ mất công - thế thôi! Lập luận của ông Nguyễn khiến tôi nhớ đến câu ngạn ngữ: "Nếu vì sợ què chân mà bạn không dám bước đi thì có khác chi chân bạn đã bị què rồi"!

Những đồng tiền viện trợ và những kẻ bệnh hoạn (như ông Nguyễn) không có khả năng kéo dài sự sống cho bất cứ một chế độ nào. Và chuyện "người dân lo sợ rằng một chính quyền mới có khi chỉ làm cho tình hình tồi tệ và rối ren hơn …", nghĩ cho cùng, cũng không phải là sự lo sợ hoàn toàn viển vông và vô căn cớ. Xóa bỏ nghèo đói, kỳ thị, bệnh tật, sợ hãi, tham lam, dốt nát, oán thù … không phải là chuyện "tự nhiên" có thể xẩy - qua đêm - ở bất cứ nơi đâu.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Vĩnh Biệt Sơn Nam

Tưởng Năng Tiến


Tưởng giếng sâu tui nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn, tui tiếc hoài sợi dây.
(Câu hò miền Nam, VN)

Trong cuốn Một Mảnh Tình Riêng, do nhà Văn Nghệ (VN) xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự :“Mẹ tôi đi làm dâu nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu thế kỷ khó khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió... Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê thăm xứ một lần, tình trạng này tôi thử hư cấu, qua truyện ngắn ‘Gả Thiếp Về Rừng’... Qua sông Cái Bé thì dễ, nhưng gian nan nhất là qua sông Cái Lớn.”

Muốn biết chuyện làm dâu nơi xa, hồi đầu thế kỷ trước, gian nan và khó khăn ra sao, xin đọc vài đoạn (chính) trong truyện ngắn này của Sơn Nam:

“Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939 ... tháng chạp năm đó, nhà ông Cả treo bông kết tuội để gả con, giữa tiếng dị nghị của bao chàng trai tơ ở rạch Bình Thủy.

Cô Út về làm dâu đất Cạnh Đền.

Hai năm qua.
Ba năm qua...

Chuyến đầu, đôi vợ chồng về thăm ông Cả bà Cả, đèo theo một đứa con gái nhỏ... sổ sữa dễ thương.

Chuyến sau họ về, lại thêm một đứa gái và một đứa thứ ba nữa đang nằm trong bụng mẹ.

Hai ông bà quá đỗi vui mừng.

Nhưng liên tiếp mấy năm sau họ bặt tin, ngày Tết ngày giỗ cũng chẳng về. Lo ngại quá! Có chuyện gì xảy ra bất lành không?

Hai ông bà muốn xuống Cạnh Đền thăm con nhưng ngại mình già sức yếu, đường xa xôi, phải vượt qua sông Cái Lớn. Nằm đêm, lắm khi bà khóc lóc mà trách ông:

- Tôi nói muỗi rừng ăn thịt hai đứa nó rồi. Xứ gì mà muỗi kêu như sáo thổi. Không đau bịnh rét thì cũng chói nước lớn bụng mà chết... Hồi đó ông cãi tôi, nhớ không?
“Ông Cả vô cùng buồn bực. Nhứt là khi nghe con nít chòm xóm hát đưa em:

Má ơi đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu?
...
Suốt tháng ngày, ông chống gậy đi quanh quẩn bên gốc tre già ở mé sông, mắt mòn mỏi nhìn bóng dáng các ghe thương hồ qua lại.

Trời đất nào phụ kẻ có lòng như ông!

Mãi đến buổi trưa đó, có chiếc ghe chèo chậm chậm ngang bến. Chồng trước mũi hỏi vợ sau lái:

- Phải chỗ cây mù u này không? Cậu Quỳnh nói nhà bên vợ ở đâu đây.
Chị vợ đáp:

- Không chừng... Đúng quá, cách ngã ba, qua hai cây cầu khỉ, nhà ngói có vườn quít.

Anh chồng ngó tới ngó lui, cãi lại:

- Mình mới qua một cây cầu. Chèo tới trước chỗ cây cấu khỉ, đằng kia kìa, họa may...

Ông Cả cố gom tất cả sức già, la lớn:

- Ở đây nè, bà con ơi! Nhà vợ thằng Quỳnh ở đây nè...
Ghe đậu lại. Hai vợ chồng nọ được mời lên ăn cơm với thịt gà tại bộ ván gõ giữa nhà ông Hương cả. Trong đời, họ chưa bao giờ được hân hạnh lớn như vậy! Ông Cả, bà Cả, người lối xóm xúm lại hỏi nhiều câu quá. Họ bối rối, trả lời vắn tắt:

- Dạ, vợ chồng cậu Quỳnh mạnh khỏe. Nhờ trời sanh được sáu đứa con. Bốn đứa sau đều là con trai.

Bà Cả mừng quýnh:

- Úy! Bộ con Út đẻ năm một sao? Con nhỏ đó thiệt giỏi!

Khách trả lời:

- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy tháng. Mẹ tròn con vuông. Hồi tôi đi đây, cô Út gần nằm chỗ một lần nữa. Thưa ông bà, miệt dưới ai cũng vậy. Như vợ chồng cháu đây có tám đứa con.

- Sao vậy cà? Sao vậy cà? Ở dưới cỡ này ra sao mà thiên hạ “đẻ nhiều quá vậy?

Khách ngượng nghịu, chập sau mới nói:

- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm. Chạng vạng là cả nhà, vợ “chồng con cái rút vô mùng... nói chuyện. Ít ai đi đâu.

Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cả bà Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng ‘muỗi kêu như sáo thổi’ ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở xứ không có muỗi.

Để đánh trống lảng, ông nói:

- Ừ! Phải vậy mới được. Xứ mình cần có dân đông để tạo lập thêm ruộng vườn, khai phá đất hoang.

Bà Cả nóng ruột:

- Anh chị đây có nghe vợ chồng nó nhắn chừng nào đem mấy đứa cháu ngoại của tôi về cho biết mặt?

Khách trả lời:

- Dạ không nghe. Con cái lũ khũ cả bầy, chắc vợ chồng cậu Quỳnh khó đi xa. Năm rồi mùa màng thất bát, ai cũng lo tay làm hàm nhai để nuôi con. Sông Cái Lớn mấy năm nay lại thêm sóng gió bất thường.

Bà thở dài, nói như rên siết:
- Nhớ mấy đứa nhỏ quá. Ông ơi! Hồi đó ông cãi tôi...
Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày đó, ai phò giá triệu, ai rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân: Măng non mọc kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi để ông thấy mặt lần đầu- và cũng là lần chót – khi ông tàn hơi. Nước mắt muốn tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời ông chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong tương lai vô biên vô tận:

- Ờ... ở dưới nó có lập vườn chưa? Lát nữa, anh chị chịu khó chở về giùm cho vợ chống con Út một gốc tre Mạnh Tông để làm giống. Chừng thấy măng non cận gốc già, mấy đứa cháu của tôi luôn luôn nhớ ông ngoại bà ngoại nó trên Bình Thủy.

Phật Trời thiêng liêng xin phù hộ chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ rồi, trên đất nước mình luống chịu cảnh sinh ly như ông Cả, như cô Út. Ðể cho nước mạnh dân còn” (*).

Truyện “Gả Thiếp Về Rừng” lấy bối cảnh rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, vào khoảng năm 1939 – 40, khi tôi chưa ra đời. Ba mươi năm sau, lúc tôi đủ lớn để đọc và yêu thích Sơn Nam thì ghe thuyền gắn máy (đuôi tôm) đã chạy ngang dọc tá lả khắp sông rạch miền Nam.
Thế hệ của chúng tôi khó mà hiểu được nỗi “gian truân” của một người con gái lấy chồng xa nhà (cỡ) ... năm mươi cây số! Dù vậy, tôi vẫn cứ mến thương hết sức cái tình của Sơn Nam dành cho lớp người tiên phong, đi khai khẩn miền cực Nam của quê hương.

Cùng với Sơn Nam, nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng ghi lại nhiều tình cảm sâu đậm của mình đối với những lưu dân. Trong truyện ngắn “Rừng Mắm” của ông, có đoạn đọc mà muốn ứa nước mắt:

“Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được.

Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:

Ông với lại tía của con là cây mắm, chân giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xồi, mít, dừa, cau.

Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng”.

Đã bao nhiêu đời tràm, bao nhiêu đời mắm ngã rạp, bao nhiêu thế hệ phải chịu cảnh sinh ly như ông Cả, như cô Út ... nhưng quê hương mỗi lúc một lụn bại hơn, chứ không giàu mạnh thêm – như kỳ vọng của Sơn Nam hay Bình Nguyên Lộc. Và vì nghèo đói, cảnh chia ly xẩy ra mỗi ngày một nhiều.

“Hiện nay, ở Nam Hàn, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo:’Người già, người muốn tái hôn, người khuyết tật đều có thể kết hôn với những trinh nữ xinh đẹp ở Việt Nam ... Thậm chí những quảng cáo này còn liệt kê ưu điểm của con gái VN như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “dáng người đẹp nhất thế giới”, “giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng” (Bán tuần báo Việt Luận, số 2063, phát hành từ Sydney ngày 28/04/2006).

Chuyện “lấy chồng xa” của phụ nữ VN đã trở thành kỹ nghệ, ở mức “đại trà” - theo như tin của nguyệt san Khởi Hành, số 134, phát hành từ California, tháng 4 năm 2006:

“Cảnh sát Cam Bốt mới khám phá một tổ chức bán các bé gái Việt Nam tại một khu phố ở Nam Vang. Các em cho biết đã được chở từ quê nhà vùng nông thôn miền Nam qua biên giới trong những thùng sắt dùng trở hàng xuất cảng".

Những chuyện tủi nhục xót xa như thế đã xẩy ra (thường xuyên) từ mấy thập niên qua. Trong thời gian này, Sơn Nam vẫn cặm cụi cầm bút và vẫn in ấn đều đều. Tác phẩm mới nhất của nhà văn, có tên là Bình An, tập cuối trong bộ hồi ký của ông, và được giới thiệu là “cuốn sách đề cập đến những biến đổi lớn lao của Sài Gòn kể từ ngày giải phóng miền Nam 30/04/75 đến nay”.

Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn biết chắc rằng, trong cả bốn tập hồi ký của Sơn Nam sẽ không có một dòng chữ nào – nửa dòng cũng không - viết về những em bé Việt Nam bị “gả” đi xa, “trong những thùng sắt dùng chở đồ xuất cảng” như thế.

Tập Hương Rừng Cà Mau, trong đó có truyện “Gả Thiếp Về Rừng”, được mở đầu bằng một bài thơ của (chính) Sơn Nam, có đoạn như sau:

Trong khói sông mênh mông,
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả

Cái gì đã giết chết tinh thần “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” nơi Sơn Nam như thế? Ông đâu có chức quyền gì như Huy Cận hay Tố Hữu để mà sợ mất? Ông đâu có đụng chuyện với “cách mạng”, vào thời “Nhân Văn Giai Phẩm” mà hoảng hốt đến độ bị bắt ăn bánh vẽ nhưng vẫn phải làm bộ khen ngon - như Chế Lan Viên? Ở tuổi 80, Sơn Nam còn ngại gì nữa mà không (dám) nói lên đôi lời phải/quấy với bọn giặp cướp – đang tụ họp ở làng Ba Đình, Hà Nội – trước khi nhắm mắt?

Trong một chế độ “không cho phép ai được có một thái độ thứ ba” thì sự im lặng của Sơn Nam cũng chỉ là chuyện ... bình thường thôi sao? Thời phải thế, thế thời phải thế. Cả đống tu sĩ, nhân sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ – ở trong nước cũng như hải ngoại - đều giữ thái độ tương tự, trước việc phụ nữ VN bị gả bán như nô lệ, chứ đâu có riêng chi nhà văn Sơn Nam. Với thời gian - rồi ra - cả dân tộc Việt sẽ quen dần hết với mọi chuyện xấu xa tồi tệ, và có thể chấp nhận tất cả những tội ác một cách thản nhiên thôi.

Nghĩ cho cùng, có lẽ, đây chỉ là chuyện nhỏ và là chuyện (riêng) của cá nhân tôi với Sơn Nam. Chỉ vì lúc thiếu thời tôi yêu thích, quí mến ông ấy quá nên mới đặt thành vấn đề và cứ băn khoăn mãi.

Cho đến khi, qua Tuổi Trẻ Online, tôi tình cờ tìm ra được lý do khiến cho Sơn Nam đã bỏ rơi cái quan niệm sống “lộ kiến bất bình vung đao bạt tụy” – của Lục Vân Tiên – trong con người Nam Bộ của ông.

“Ngày 7-3, tổng công ty du lịch Sài Gòn khánh thành tượng chân dung nhà văn Sơn Nam tại làng du lịch Bình Quới 1 (Thanh Đa), để ghi nhận đóng góp của ông đối với nền văn hóa phương Nam”

Ý trời đất, như vậy là Sơn Nam đã bị hóa đá rồi – chớ còn khỉ gì nữa! Hèn gì, ông không còn nghe được tiếng dân kêu ai oán ở rừng U Minh Hạ. Ông cũng không còn bận lòng gì nữa về số phận gian truân của những người đồng hương đi lấy chồng xa – dù là xa nhà đến năm ngàn (hoặc hơn) chứ không phải chỉ là năm mươi cây số - và sang sông (tập thể) bằng tầu chở hàng, trong thùng container, thay vì bằng một chuyến đò ngang hay đò dọc.

Khi bàn về số phận của một số những người cầm bút ở miền Nam - bị cấm viết sau tháng 4 năm 1975 - nhà văn Võ Phiến gọi họ là những “tài năng bị chôn sống”. Sơn Nam (của tôi) dù được cho phép tiếp tục cầm viết, vẫn bị chôn sống như thường – bằng một hình thức khác, nhẹ nhàng hơn, vậy thôi. Thôi, vĩnh biệt Sơn Nam!

--------------------------------------------------------------------------------
Bài do tác giả gửi Đàn Chim Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Sơn Nam Và Rừng U Minh

TƯỞNG NĂNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Bảy, 8/30/2008, 9:03:00 PM

Mới đây, khi về lại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Văn Lục ghé thăm giáo sư Lý Chánh Trung. Ông có nhận xét như sau về người bạn đồng nghiệp cũ:

“... sau 1975 ... có mấy mấy nhà văn, nhà báo trong Nam được cầm bút lại như Lý Chánh Trung. Con số đếm chưa hết một bàn tay… Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay”

Tôi có ngồi học với giáo sư Lý Chánh Trung đâu chừng... nửa giờ, ở trường Văn Khoa Đà Lạt. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tôi không dám bàn luận lôi thôi gì (thêm) về một người thầy học cũ của mình.

Tuy thế, không hiểu sao, nhận xét vừa nêu của giáo sư Nguyễn Văn Lục lại khiến tôi nhớ đến nhà văn Sơn Nam. Ông là một trong những người may mắn hiếm hoi của miền Nam (trong “con số đếm chưa hết một bàn tay”) vẫn được phép cầm viết, sau khi vùng đất này đã được hoàn toàn... giải phóng! Ông cũng là một trong những nhà văn mà tôi thích đọc.

Tác phẩm (có lẽ) đắc ý nhất của Sơn Nam là cuốn Hương Rừng Cà Mau, trong đó có truyện “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư”. Tác giả kể lại chuyện một người dân ở U Minh Hạ, đặt mua báo dài hạn nhưng không trả tiền nên nhà báo phải cử người đi đòi nợ. Xin trích vài đoạn đọc chơi – cho đỡ ghiền – bảo đảm là không dở:

- Từ đây tới nhà ông Trần Văn Có gần hay xa vậy thầy?

Thầy xã trưởng đáp:

- Ở xóm Cà Bây Ngọp lận! Để tôi ra lịnh cho phó hương ấp đòi tên đó lên công sở...

Thầy phái viên nhà báo “Chim Trời” giựt mình:

- Tôi là phái viên, đâu có quyền hạn đó đối với quí vị độc giả thân mến gần xa.

Thầy xã hỏi:

-Phái viên là gì vậy thầy?

- Là người thay mặt cho tờ báo đi cổ động và thu tiền.”

Nhân vật chính trong truyện, ông Trần Văn Có, theo như lời dân cùng xóm, là một người độc thân, làm nghề giăng câu, nuôi heo, lấy tổ ong, và hơi có máu ba hoa trời biển: “Anh ta công kích tờ Lục Tỉnh Tân Văn của nhà nước Lang Sa gởi xuống công sở; đi ăn giỗ thì nói chuyện Hít-le, chuyện nước Ý đánh nước Á, chừng hỏi kỹ mấy nước đó ở đâu, anh ta bí lối nói lảng qua chuyện Tầu...”

Nghe nói vậy nhưng không phải vậy đâu. Khi phái viên báo Chim Trời giáp mặt độc giả Trần Văn Có, tại nơi cư trú của ông, cuộc hội kiến – rõ ràng – rất là đàng hoàng và (vô cùng) thắm thiết:

“Buổi cơm chiều ngon lành làm sao! Ăn cá lóc nướng trui, uống rượu... Tư Có kèm thầy phái viên ở lại ngủ một đêm, chú hứa sáng mai bơi xuồng đưa thầy trở lại công sở mà đón tàu đi. Thếp đèn dầu cá kèo thêm một tim thứ nhì nữa, cháy khá sáng. Bếp un dưới đất tỏa lên cuồn cuộn, tỏ rõ từng sợi khói mịn màng như mành lưới tơ giăng bủa khắp căn chòi nhỏ hẹp.

Tư Có bỏ mùng xuống, chun vô tấn ba phía rồi mời:

- Thầy Hai vô trong này ngồi nói chuyện cho vui. Ở ngoài muỗi cắn. Khói như vậy mà muỗi cứ bu lại rớt lềnh trong thếp đèn dầu cá đó.

Ngượng nghịu, thầy phái viên nhà báo Chim Trời rón rén dở mí mùng, chui lẹ vào ngồi kế bên:

- Xứ gì lạ quá! Anh Tư ở đây hồi sanh bịnh chết.

Tư Có đáp:

- Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khơ Me nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu "len" tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn... Bởi vậy dân tình bịnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học.

Thầy phái viên trố mắt:

- Vậy à? Còn mấy làng khác?

- Đông Thái, Đông Hồ, Đông Hưng, Vân Khánh Đông... không làng nào có trường hết. Thầy nghĩ coi...

- Hèn chi miệt này chỉ một mình anh Tư là độc giả báo Chim Trời của chúng tôi... Báo có thích hợp không anh Tư?



- Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm phải không thầy phái viên? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó, ổng làm thầy giáo cũng đặt thơ bát cú, tứ cứ. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Đó là sách Quốc Văn giáo khoa thư, thầy còn nhớ không?

Thầy phái viên cười:

- Nhớ chớ. Làm sao mà quên được! Hồi nhỏ tôi hớt "ca rê", tay xách toòng teng bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc minh sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.

Tư Có nói:

- Chắc là thầy muốn nói bài “chốn quê hương đẹp hơn cả” chớ gì?

Rồi chú đọc một hơi:

- Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: ông đi du sơn du thủy...

- Đó đa! Đó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá... Người du lịch mới trả lời: ở chốn quê hương... từ cái bụi tre ở xó vườn cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi những mối cảm tình chứa chan... Bài đó có hình ông già mang kiếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đống áo dài.

- Thì hình nào cũng khăn đống áo dài. Trừ ra cái hình thằng nhỏ chăn trâu cầm roi: ai bảo chăn trâu là khổ... Không, chăn trâu sướng lắm chứ.

Thầy phái viên phụ họa theo như cùng hợp xướng:

- Đầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tôi nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ...

Không ai bảo ai, hai người lại nằm xuống lim dim…

Giọng Tư Có nói nhỏ:

- Ngủ chưa, thầy phái viên?

- Ngủ chưa anh Tư?

- Chưa!

- Tơi nãy giờ cũng vậy, muốn ngủ sớm để mai về nhà, mà không thấy mệt.

Im lặng một hồi lâu, rất lâu, Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài:

- Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi... Chắc thầy tới đây thâu tiền.

- Đâu có! Đâu có! Mình là bạn đời với nhau...

- Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong... nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo. Tôi “đăng” là vì ái mộ báo Chim Trời chớ ít đọc lắm. Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dành về sau cho đủ bộ.

- Anh Tư đừng ngại chuyện đó. Cứ tiếp tục đọc. Lâu lâu dò nơi mục Thư tín không chừng có lời của tôi thăm hỏi anh Tư. Nếu thấy báo đăng đòi tiền các độc giả, xin anh Tư hiểu rằng đó là nhắc nhở các người khác. Tôi hứa nói lại với ông chủ nhiệm mỗi kỳ gởi tặng anh Tư một số báo, hoài hoài cho tới số chót.

Chú Tư Có vô cùng cảm động…”

(sđd 111-116).

Tôi đọc truyện ngắn “Tình Nghĩa Gíao Khoa Thư” khi còn ở tuổi đôi mươi. Tuổi trẻ bao giờ cũng nhiều lý tưởng. Tôi và bè bạn vẫn tâm nguyện rằng, sau cuộc chiến, thế hệ của mình sẽ cố góp hết sức để dựng xây những phần đất quê hương (bị lãng quên) như vùng U Minh Hạ.

Hòa bình, tiếc thay, đã không mang lại cuộc sống an bình như mọi người mong muốn. Không những thế, nó còn khiến cho hàng triệu kẻ đã phải liều mạng rời bỏ quê hương, để mưu cầu một cuộc sống khả kham hơn - nơi đất lạ quê người.

Tôi là một trong những kẻ đã (đành đoạn) bỏ đi như thế. Vài chục năm sau, khi tóc đã điểm sương, ở một góc trời xa, tình cờ đọc được bài báo (“Tiếng Kêu Giữa Rừng U Minh Hạ”) của phóng viên Hoàng Trí Dũng mà không khỏi băn khoăn nhớ về chốn cũ:

“Tôi đã đến nhiều miền quê nghèo khó vùng sông nước ĐBSCL, nhưng có lẽ chưa lần nào tơi bị “sốc” như chuyến đi lần này. Nơi tôi đến là một vùng quê giáp ranh giữa hai tỉnh Kiên Giang - Cà Mau, cách không xa trung tâm hai thành phố Rạch Giá và Cà Mau, vậy mà đã 30 năm sau ngày đất nước thống nhất vùng quê ấy vẫn còn là bức tranh buồn thảm với nhiều nỗi bức xúc: không điện, đường, trường, không trạm xá, không hộ khẩu, không đất sản xuất…”

“Trái ngược với hình ảnh ấy là cơ ngơi của các quan chức địa phương - những người đang giành giật đất đai của dân. Đó là chuyện thật ở ngay một góc Lâm trường U Minh 2, ấp 4, xã Khánh Hịa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.”



“Cách đây hai năm một cháu bé tên Hằng, 10 tuổi, con của hai vợ chồng trẻ không may bị bệnh viêm ruột thừa cấp tính, nhưng ở giữa rừng không có trạm y tế, mà lòng kênh trơ đáy khô queo, còn trên bờ thì không có đường đi rốt cuộc đành ngồi nhìn con chết mà bất lực vì không cách nào chuyển đi bệnh viện. ..”

“Ông chủ nhà Nguyễn Trung Liệt - một lão nông có uy tín trong vùng - vào chuyện: ‘Trên 60 tuổi rồi, hơn chục năm, ba thế hệ với hơn 30 người sinh ra và lớn lên tại khu rừng này, nhưng ngặt một nỗi nhà tui không ai có được tấm hộ khẩu, cũng chẳng hề có giấy chứng minh nhân dân. Người lớn còn đỡ chứ tội nghiệp sắp nhỏ, năm đứa cháu nội ngoại ra đời trong ruột rừng này hiện tại đều thất học như ông cha nó…’

Chú Ba Vinh thì kêu: “Cả trăm gia đình bà con ở đây khổ lắm, không thua gì thời kỳ Pháp thuộc…”

Chú Ba Vinh (nào đó) tuổi đời - ngó bộ – còn hơi ít nên không biết rõ cảnh sống của dân chúng ở U Minh Hạ vào thời Pháp thuộc. Chớ hồi đó, cứ theo như lời kể của ông già Nam Bộ Sơn Nam, nơi đây đã có người đặt mua dài hạn báo Chim Trời ở tận Sài Gòn, có kẻ giữa bữa giỗ (dám) bàn chuyện quốc sự và lớn tiếng chê bai tờ Lục Tỉnh Tân Văn của nhà nước Lang sa...

Những chuyện (tầm ruồng) cỡ đó, không tìm thấy trong bài phóng sự “Tiếng Kêu Giữa Rừng U Minh Hạ”. Cũng không nghe phóng viên báo Tuổi Trẻ kể lại chuyện ăn nhậu lai rai mấy con cá lóc nướng trui với người dân địa phương, và dùng chung với họ một bữa cơm chiều (“ngon làm sao”) như đặc phái viên của báo Chim Trời – hồi thời xa xưa cũ. Chuyện người ta ăn ở cư xử tử tế với nhau, theo kiểu “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư”, tất nhiên, cũng miễn có luôn.

Ở U Minh Hạ bây giờ, theo như nguyên văn tường thuật nhà báo Hoàng Trí Dũng:“ 30 năm sau ngày đất nước thống nhất vùng quê ấy vẫn còn là bức tranh buồn thảm với nhiều nỗi bức xúc: không điện, đường, trường, không trạm xá, không hộ khẩu, không đất sản xuất.” Có chăng chỉ là tiếng kêu gào ai oán, của những người dân khốn cùng và uất hận, vì bị cướp bóc trắng trợn mà thôi.

Sơn Nam, tiếc thay, đã không còn nghe được những tiếng kêu thương vô vọng như thế từ nơi sinh trưởng của ông - U Minh Hạ. Dường như, nhà văn của chúng ta không còn quan tâm và thiết tha gì đến phần đất này nữa, sau khi... cách mạng đã thành công!

“Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay.”

Lời nhận xét (vừa dẫn) của giáo sư Nguyễn Văn Lục, về giáo sư Lý Chánh Trung - chả hiểu sao - lại cứ khiến tôi trạnh lòng nhớ đến Sơn Nam, một nhà văn mà mình mến mộ vào lúc thiếu thời.

TƯỞNG NĂNG TIẾN
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Một lời xin lỗi

Tưởng Năng Tiến


Từ Úc Châu, Trà Bồng có bài tường thuật (“Nước Úc Và Lời Xin Lỗi”) đọc được trên Web Đàn Chim Việt – vào ngày 14 tháng 2 năm 08 – xin được tóm gọn như sau:

“Thứ Tư, ngày 13 tháng 2 năm 2008 là một ngày lịch sử của nước Úc. Lúc 9 giờ sáng ông Kevin Rudd, Thủ tướng Úc đã đọc lời tạ lỗi trước toàn dân Úc trong quốc hội… “

“Lời tạ lỗi được trực tiếp truyền đi trên khắp các hệ thống thông tin tân tiến của thế kỷ 21. Người ta có thể nghe qua máy thâu thanh. Người ta có thể xem qua máy truyền hình hay internet. Công chúng có thể theo dõi trực tiếp qua các màn hình khổng lồ đặt ngoài trời ở nơi công cộng của các thành phố lớn…”

“Hồi 1995 một ủy ban được thành lập để điều tra việc các trẻ em thổ dân bị cách ly khỏi gia đình của chúng. Những cơ quan chính phủ đã mang các trẻ em này về nuôi dưỡng trong các cơ sở tôn giáo, chính phủ, hoặc phân phối cho những gia đình da trắng nhận làm con nuôi. Kết quả cuộc điều tra được đệ trình lên quốc hội vào năm 1997”.

“Bản tường trình được gọi là “Bringing Them Home” (Mang Họ Về Với Gia Ðình). Một trong số những đề nghị mà bản tường trình nêu lên là chính phủ nên có lời xin lỗi người thổ dân về chính sách sai lầm này…”

“Bản tường trình gọi chung các trẻ em này là ‘stolen generations’ (các thế hệ bị lấy đi). Trong đó kê rõ nhiều trường hợp khác nhau. Ða số bị cảnh sát hoặc nhân viên xã hội dắt đi khi cha mẹ vắng nhà, hoặc khi các em đi học, hay trên đường về nhà. Tức là không hề có sự đồng ý của cha mẹ. Cũng có những trường hợp nhân viên xã hội hứa chỉ mang các em đi một thời gian ngắn…”

‘Thời gian ngắn’ này có khi kéo dài tới 30 năm. Có những trẻ suốt đời không bao giờ gặp lại cha mẹ ruột…”

“Không ai biết chính xác con số các trẻ em bị bứng gốc ra khỏi gia đình là bao nhiêu. Nhưng các ước lượng có tính toán lên tới hàng chục ngàn trẻ em thuộc nhiều thế hệ khác nhau…”

“Hàng chục ngàn người đã tập trung trước các màn hình ngoài trời khắp nơi, bất chấp thời tiết mưa lạnh để đón xem. Họ đã đón nhận từng lời xin lỗi với nước mắt dâng trào trong vui mừng, với những vòng tay ôm chặt lấy nhau quấn quít, với những nụ cười rạng rỡ như chưa bao giờ rạng rỡ như vậy, với những tràng vỗ tay và nhảy mừng tung tăng như con trẻ…”

“Ðiều quan trọng là lời xin lỗi cùng bài diễn văn sau đó của ông không hề hàm chứa một lời biện minh nào cả. Ðó là một lời xin lỗi rất thành tâm. Chính vì thế nó đã được đón nhận một cách nồng nàn. Biến cố này chắc chắn là một điểm son trong lịch sử nước Úc. Như ông nói, nó sẽ xoá đi “vết chàm trong tâm hồn của nước Úc.”

Cũng từ Úc Châu, đặc phái viên Nick Bryan của BBC, có bài tường thuật khác (“Chuyện Của Người Bị Đánh Cắp”) nhìn từ một khía cạnh khác – ít lạc quan hơn. Tác giả trích dẫn lời của ông Frank Byrne, một nạn nhân của thế hệ bị “đánh cắp”, nay đã ở tuổi thất tuần:

“Tôi đã bị tổn thương. Tôi đã bị tổn thương tột cùng. Từ khi người ta đưa tôi đi khỏi mẹ tôi đã sống trong sự giận dữ và thương tiếc…’’Xin lỗi chỉ là một từ thôi. Một từ trống rỗng… Bồi thường cũng không thay đổi được gì cho tôi…Nó không làm mẹ tôi sống lại. Tôi đã bị tổn thương, mẹ tôi đã bị tổn thương”.

Câu chuyện thương tâm của những thế hệ thổ dân bị đánh cắp (lost generations) ở Úc Châu khiến tôi nhớ đến hàng triệu những bà mẹ khác, và những đứa trẻ “bị đánh cắp khác” - nơi những làng mạc xa xôi khác, ở quê mình. Xin ghi lại vài ba trường hợp:

“… trong giai đoạn ác liệt sau cùng của chiến cuộc tại miền Nam này, nếu không vì lý do quan trọng, đảng và nhà nước cộng sản nhất định không bao giờ khổ công gom góp thiếu nhi ở đây đưa ra Bắc, trải qua bao nhiêu gian nan khó nhọc… họ đang ra sức thực hiện một kế hoạch bắt trẻ qui mô trên một phạm vi hết sức rộng lớn: đồng loạt người ta phát giác ra trẻ em bị bắt ở khắp nơi từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Pleiku, Kontum, đến Mỹ Tho, Cà Mau, người ta gặp những toán trẻ em chuyển ra Bắc Việt bằng phi cơ từ Cam Bốt, hoặc bị dẫn đi lũ lượt trên đường mòn Hồ Chí Minh…”

“Hỡi các em bé của đồng bằng Nam Việt xanh ngát bị bắt đưa đi, từng hàng từng lớp nối nhau dìu nhau ra núi rừng Việt Bắc! Riêng về phần mình, các em đã chịu côi cút ngay từ lúc này; còn đất nước thì sẽ vì những chuyến ra đi của các em mà lâm vào cảnh đau thương bất tận. Tai hoạ xẩy đến cho các em cũng là tai họa về sau cho xứ sở.” (Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nd ed. Người Việt, Hoa Kỳ 2006, 270 – 276).

Và đây không phải là chuyến ra Bắc đầu tiên của những người dân ở trong Nam:

“Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trướng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào những năm 1958, 1959. mà là những cô gái tức khắc biến thành goá bụa từ 1954” (V.P. Sđd, 270)

Đó là chuyện những thiếu phụ mất chồng, và những bà mẹ mất con – ở miền Nam. Còn ở miền Bắc, cái nôi của cuộc chiến, sự mất mát còn lớn lao hơn. Nơi đây, Nguyễn Chí Thiện đã có lần nhìn thấy “giấy báo tử rơi đầy mái rạ”.

Tất nhiên, đó là những mái rạ của những làng mạc ở miền xuôi. Nơi miền ngược, có những thôn bản xa xôi heo hút đến độ mà giấy báo tử không bao giờ đến tay người nhận – như trường hợp sau đây:

“Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Ðịa Dư không bao giờ có địa danh ‘Ðèo Bá Thở’. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn... Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nưá, giang...”

“Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.”

“Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi ‘bá thở’. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời”.

“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Ðược vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:

-Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hoà bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi… (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Ðèo Bá Thở”. (Trích Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn, Hoa Kỳ 2001, 75-77).

Dù ở bên này hay “Bên Kia Đèo Bá Thở”, những bà mẹ, bà vợ Việt Nam – ngay trong mơ – đều không (dám) mong đợi một lời xin lỗi từ bất cứ ai. Đừng nói chi đến một số tiền bồi hoàn, vì họ đã mất chồng hay con (hoặc cả hai) trong cuộc chiến – hoàn toàn không cần thiết – vừa qua. Nhiều người, có lẽ, chỉ còn mong đợi những cái giấy báo tử mà nhà nước (vẫn) chưa kịp gửi để họ có thể an lòng, trước khi nhắm mắt – thế thôi.

Sự mong chờ này đã kéo dài hơn ba muơi năm qua, và có vẻ như là sự chờ mong hơi quá đáng – đối với sự mẫn cảm (dường như không hề có) nơi những người đang cầm quyền, ở Việt Nam. Nơi đây, sau cuộc chiến, một chế độ mới đã được thiết lập và một thời đại mới đã mở ra – cho cả nước:

đây là thời chủ nhân ăn mày ăn nhặt trong khi đầy tớ nhân dân ăn ngập mặt ngập mũi ăn hớt, ăn bẩn, ăn tục, ăn lận, ăn chận, ăn cướp, ăn gian, ăn tham, ăn lường, ăn bịp, ăn suông, ăn ké, ăn chia, ăn sống, ăn lạnh, ăn nóng, ăn theo, ăn chực, ăn vạ, ăn lẻ, ăn si, ăn tất tần tật, chỉ trừ ăn năn

© danchimviet.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

CUỐI NĂM NÓI CHUYỆN VỚI HỒN THIÊNG SÔNG NÚI

Việt Báo Thứ Bảy, 1/17/2009, 12:00:00 AM

Đời vẫn vốn không nương người thất thế. (Nguyễn Tất Nhiên)

Người Việt sính thơ, và hay sáng tác những bài thơ (rất) vụng. Ngoài cái tật hay làm thơ ra, dân Việt còn có một cái thói xấu (lớn) khác nữa là thích bắt người khác phải nghe hay đọc những thơ ngô nghê của mình. Nếu bạn không tin như vậy, cứ thử vào xem nhiều website sẽ thấy. Trên những diễn đàn này, trong phần góp ý, bên dưới những bài chủ, bao giờ cũng xuất hiện năm bẩy bài thơ lảng xẹt.

Tôi cũng là người Việt, nên cũng thích làm thơ, cũng chuyên môn sản xuất ra loại thơ (rất) vụng, và cũng không từ bỏ một cơ hội nào để gởi thơ lên net. Bài thơ đỡ dở nhất - tôi viết vào mùa Hè năm 1980, tên Chiều Vọng Các,sau khi leo rào từ một trại tị nạn ở Thái Lan ra Bankok chơi - có những đoạn (hơi) sến, như sau:

Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
*
Chiều về trên xứ lạ
Execuse me
I'm sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
*
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Đây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
*
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)

Thơ thẩn cỡ đó, nếu đem dự thi chắc rớt (rớt chắc) nhưng mang gửi về Việt Nam cho gia đình cho ông bà già chơi thì họ phê hết biết luôn. Má tui đọc xong, khóc ròng cả tháng. Bả lu loa, mếu máo kể lể với mọi người:

- Coi: thằng út tui là dân nhậu. Trên tay nếu không cầm ly thì cũng cầm chai. Nó sinh ra để uống. Bỏ uống là... chết mẹ. Nó rất thích cảnh cơm hàng - cháo chợ, và thấy rượu thịt là vui mừng như lân thấy pháo. Vậy mà (Trời ơi) bây giờ thằng nhỏ bước vô quán như cái xác không hồn, thẫn thờ nhớ mẹ nhớ cha, nhớ bạn nhớ bè tới đắng miệng, ruợu uống không vô! Sao mà khổ thân dữ vậy con ơi? Vì ai mà con tui phải lìa xa gia đình, quê hương và lưu lạc nơi xứ lạ quê người như vậy, hả mấy ông cách mạng?

Ở thời điểm này, không riêng chi má tui đâu nha, ít nhứt cũng nửa nước Việt Nam đã ngộ nhận về thiện chí của nhà cầm quyền như thế. Người dân tưởng rằng chế độ bao cấp, chính sách hộ khẩu, tem phiếu, kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, đổi tiền … đều chỉ là những phương thức cào bằng, bần cùng hoá cả xã hội, và tha hoá con người nên hè nhau bỏ chạy.

Còn về phiá nhà nước, khi thấy thiện chí xây dựng một xã hội công bằng, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc bị người dân cương quyết khước từ - bằng cách liều mạng bỏ phiếu bằng chân - nên nổi giận, và đã (có) nặng lời chút đỉnh: “đồ cặn bã, ma cô, đĩ điếm Tất cả chỉ là những ngộ nhận nhất thời, và thời đó đã qua. Bây giờ là một thời khác hẳn. Những kẻ (lỡ) bỏ đi, vẫn thường được phép trở về. Và khi về, đều được Đảng và Nhà Nước hân hoan chào đón.

Năm 2004, có 19 người Việt ở hải ngoại được vinh danh tại Văn Miếu, Hà Nội (1). Năm 2005, thêm 19 người khác tiếp tục được nhận lãnh cái vinh dự (to lớn) tương tự (2).
Nhận xét về tổ chức Lễ Vinh danh nước Việt, ông Nguyễn Chơn Trung - Chủ nhiệm Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đánh giá cao chương trình mà Báo Điện tử Vietnamnet đã thực hiện và thành công như mong đợi. Ông Trung cho rằng, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị với nhiều chính sách đổi mới ngày càng thông thoáng hơn và tạo điều kiện cho bà con kiều bào ngày càng gần với quê hương, đất nước.

Thật vô cùng xúc động khi những người con Việt ở xa Tổ quốc hội tụ về đây, cùng lắng nghe tiếng gọi của non sông hào hùng từ ngàn xưa vọng về. Họ đại diện cho gần 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, mang trong người dòng máu Lạc Hồng đã có những đóng góp trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Họ xứng đáng là 'Những sứ giả Lạc Hồng', là chiếc cầu nối giữa người Việt trong nước và ngoài nước, giữa Việt Nam và cộng đồng Quốc tế.

Nhà báo Nguyệt Quế đã viết những dòng chữ (vô cùng) thắm thiết như trên, trong bài báo có tựa là Khi Hồn Thiêng Sông Núi Gọi Về tại chuyên san Người Viễn Xứ, ngày 6 tháng 2 năm 2006

Tui in bài báo này, gửi dìa nhà cho ông bà già coi chơi. Ba má tui sẽ hãnh diện và sung sướng (muốn chết) khi biết rằng nhờ sự thông thoáng của NQ 36, thằng con đã được chuyển từ diện cặn bã xã hội, chạy theo bơ thừa sữa cặnqua thành những sứ giả Lạc Hồng rồi! (Tui viết rõ ràng là Lạc Hồng, đừng có đánh máy hay đọc lộn thành Lạc Hồn nha, mấy cha). Hậu vận của tui, rõ ràng, quá tốt. Tui quả là người (cực kỳ) may mắn.
Không phải ai tha phương cầu thực cũng đều có cái may mắn đó đâu. Bà Tạ Thị Giám là một người, không may, như thế.

Trong một bài bào có tên Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers, đọc được trên nhật báo Mercury News - số ra ngày 12 tháng 12 năm 2006 - ký giả K. Oanh Ha đã mô tả hiện cảnh của bà Giám, như sau:

Tạ Thị Giám, một người phụ nữ Việt Nam, đã bị hấp dẫn bởi lời hứa hẹn về số tiền luơng 500 Mỹ Kim mỗi tháng. Bà rời nhà nơi làng quê nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học. Ngược lại, bà Giám cho biết, bà đã bị biến thành nô lệ cho người chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi gục ngã. 'Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không phải là một con người vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không còn nương tựa vào ai được nữa'. Bà Giám, 36 tuổi, đã nói như thế.

Tưởng như thế” đã đủ nát lòng, vậy mà nhiều cảnh đời lưu lạc còn truân chuyên hơn thế nữa. Những nạn nhân trong cuộc - theo tường thuật của Tuần báo Viet Tide, qua bài phóng sự Người Việt Trên Đất Đài: Lời Kêu Cứu Của Những Phận Người Bị Chà Đạp, phát hành từ California ngày 20/05/2005 - đều xin được giấu tên:

- N. nói: Quê tôi ở Việt Trì... Làng tôi nghèo lắm khó kiếm được công ăn việc lam. Tôi sang Đài Loan ngày 18 tháng Giêng năm 2005. Theo hợp đồng với công ty môi giới tại Việt Nam, tôi sẽ chăm sóc một ông già bị liệt toàn thân. Khi đi tôi đã vay gần 20 triệu tiền Việt Nam để giao cho công ty môi giới... Tôi bị cưỡng hiếp nhiều lần trong suốt thời gian bị cầm giữ trong nhà tay chủ môi giới này.

- M. nói: Làng quê của em ở Tây Ninh, nghèo lắm. Bọn em chưa hề biết Sài Gòn là gì, vậy mà bay giờ luân lạc sang tận Đài Loan. Lúc ra đi, bọn em chỉ mong lấy được tấm chồng, rồi kiếm việc làm để gửi tiền về giúp cha mẹ cất mái nhà ở. Không ngờ thân bọn em bị ô nhục đến thế.

- T. khóc: Vừa đặt chân đến phi trường Đài Bắc, tên môi giới hôn nhân cùng đồng bọn giữ hết giấy tờ hộ chiếu rồi đưa chị em em lên xe chở thẳng đến một căn nhà 16 tầng. Ở đó, bọn em bị canh giữ ngày đêm. Bọn em bị cưỡng bức phải tiếp khách. Suốt 21 ngày, thân xác bọn em bị khách chơi hành hạ ... Tương lai ra sao, về nước hay ở lại, bọn em cũng không biết, mà cũng không dám nghĩ tới ... Cứu bọn em các anh chị ơi.

Không hiểu con đường khổ nạn của những người lưu lạc (như bà Giám, bà M., bà N., bà T) ở Đài Loan còn bao xa nữa nhưng đối với một số phụ nữ Việt Nam khác - vừa có mặt ở Mã Lai - thì họ mới chỉ bắt đầu cuộc hành trình (không may) tương tự. Theo nhật báo International Herald Tribune - số ra ngày 19 tháng 12 năm 2006 - hiện có hàng chục thiếu nữ VN đang được trưng bầy tại các quán cà phê ở Mã Lai, để chờ được mua về làm vợ. Sự kiện này khiến cho người dân bản xứ cảm thấy bất an. Họ mô tả đó là một việc làm “bệnh hoạn và vô luân (The pratice has been described as "sickening and immoral")

Những người phụ nữ đã sa chân lỡ bước này, nếu (cũng) được hồn thiêng sông núi gọi về thì thiệt là đỡ khổ cho họ (và cũng đỡ tủi cho toàn dân Việt Nam) biết mấy. Những đưá bé thơ tên Xuân, tên Yến - đang bán thân nuôi miệng - ở Cao Miên cũng vậy. Hoàn cảnh của các em khiến mọi người đều phải xót xa, mà sao “hồn thiêng sông núi (cứ) tỉnh queo như vậy cà?

Cách gọi của hồn thiêng sông núi, dường như, có cái gì không ổn. Tui rà xoát lại chuyện này chút đỉnh và biết thêm rằng chuyện vinh danh hàng năm là do báo điện tử Vietnamnet tổ chức, còn gọi ai về để vinh danh lại là chuyện (riêng) của Mặt Trận Tổ Quốc!
Nói cách khác, giản dị và dễ hiểu hơn, là thông qua Mặt Trận Tổ Quốc, Đảng đang lãnh đạo và chỉ đạo luôn cả hồn thiêng sông núi nữa. Thiệt là quá đã (và quá đáng)!

Mà Đảng (ta) thì làm gì mà không có tính toán. Và toàn là những toan tính bẩn thỉu, ti tiện, và đểu cáng. Chỗ nào thấy không có lợi, và ai không có tiền thì Đảng làm lơ, chớ gọi (về) làm chi - cho chật chỗ?

Toàn thể nhân loại đều biết chuyện phụ nữ VN bị bầy bán trong những quán cà phê ở Mã Lai nhưng cả toà đại sứ VN ở Mã Lai thì không một ai biết là có chuyện (đáng tiếc) này - theo như tường thuật của phái viên AP, vào ngày 19 tháng 12 năm 2006: Vietnam's ambassador to Malaysia, Nguyen Quoc Dung, said officials were not aware of such incidents Đại sứ Việt Nam ở Mã Lai, Nguyễn Quốc Dũng, nói rằng giới chức có thẩm quyền không hề biết có những sự cố như vậy.

Và như vậy - trong những đợt vinh danh tới - những người như bà Tạ Thị Giám, cũng như những cô gái Việt đang ngồi phơi mặt trong những quán cà phê ở Mã Lai (chắc chắn) sẽ không được hồn thiêng sông núi gọi về đâu. Ủa, sao kỳ vậy, cùng là Việt Kiều hết trơn mà?

Coi: ông đại sứ Việt Nam ở Mã Lai mà còn không biết là họ có mặt bên xứ đó thì hồn thiêng sông núi làm sao có danh sách (để) gọi về chớ. Hơn nữa Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ở Hà Nội) là chỗ linh thiêng, chỉ có loại ma cô đĩ điếm đã được chuyển diện thành “sứ giả Lạc Hồng mới xứng đáng được mời về để vinh danh thôi. Chớ còn cái thứ đang bán thân nuôi miệng, và bán với cái rất bèo, ở mấy xứ Á Châu thì khỏi!

Đời vẫn vốn không nương người thất thế. Đảng cũng vậy thôi à. Nhưng nói vậy, e chưa hết lẽ. Cũng có lúc Đảng nương (vào) người thất thế đó chớ. Nếu không, lấy đâu ra lý do để làm cách mạng và cướp chính quyền.

Tưởng Năng Tiến

Ghi chú:

(1) Ông Vũ Gỉan, Thụy Sĩ ; tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, Vương quốc Bỉ; tiến sĩ Lương Văn Hy, Canada; tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Việt Nam; viện sĩ Trần Văn Khê, Paris; tiến sĩ Đặng Lương Mô , Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Việt Nam; tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn, Hoa Kỳ; ông Lê Phi Phi, Việt Nam; tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong, Hoa Kỳ; tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Pháp; tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu, Pháp; nghệ sĩ Đăng Thái Sơn, Canada; ông Bùi Kiến Thành, Hoa Kỳ; tiến sĩ Trần Văn Thọ, Nhật; tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận, Hoa Kỳ ; tiến sĩ Võ Văn Tới, Hoa Kỳ; kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, Pháp; tiến sĩ Trần Thanh Vân, Pháp
Nguồn: Người Viễn Xứ.

(2) TS. Nguyễn Quốc Bình (VK Canada); TS. Nguyễn Trọng Bình (VK Mỹ); PGS, TS. Nguyễn Lương Dũng (VK Đức); TS. Nguyễn Trí Dũng (VK Nhật); Họa sĩ Lê Bá Đảng (VK Pháp); GS,TS. Nguyễn Quý Đạo (VK Pháp); Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo (VK Pháp); Bác sĩ Bùi Minh Đức (VK Mỹ); TS. Lê Phước Hùng (VK Mỹ); ThS. Phạm Đức Trung Kiên (VK Mỹ); GS,TS. Đoàn Kim Sơn (VK Pháp); GS Toán học Lê Tự Quốc Thắng (VK Mỹ); Ông Phan Thành - Chủ tịch HĐQT HHNVNONN TPHCM (VK Canada); GS,TS Nguyễn Văn Tuấn (VK Úc) và GS,TS Nguyễn Lân Tuất, VK Nga Nguồn: Người Viễn Xứ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Tiếng cú Phương Nam

Tác Giả Tưởng Năng Tiến


Trong tiếng Việt “con ốc” với “con vít ” là một, nếu chúng đều nằm trong thùng đồ nghề sửa xe. Còn trên bàn ăn thì hai con tuyệt nhiên không có liên hệ gì ráo với nhau.

Sở dĩ có chuyện hơi rắc rối như vậy bởi con ốc có nguồn gốc từ phương Tây. Khi nó mới đến Việt Nam, có người thấy mặt (liền) đặt tên là “con ốc” vì trông cũng hơi giông giống.

Nhưng ốc có nhiều loại (ốc biển, ốc núi, ốc khe, ốc ao, ốc suối, ốc vườn, ốc ruộng…) với hình dạng và tên gọi khác nhau: ốc dừa, ốc gạo, ốc hương, ốc lác, ốc leng, ốc ma, ốc nhồi, ốc vòi voi, ốc sên, ốc móng tay, ốc bươu vàng, ốc mỡ, ốc đỏ, ốc ngựa, ốc vú nàng, ốc bàn tay, ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù, ốc trám, ốc bùn, ốc mượn hồn… Ngó bộ cũng lộn xộn dữ nên có kẻ (bèn) gọi nó là con vít – gần như cách phát âm chữ “vis” trong tiếng Pháp.

Tưởng như vậy là êm chuyện nhưng dân Việt Nam, ở vùng biển, không chịu vậy. Mấy chả nghe nói tới con vít là nghĩ ngay đến một loại rùa biển, mang khìa nước dừa để nhậu chơi, chớ không phải là … con ốc.

Do đó – có lúc, và tuỳ nơi – con ốc còn được gọi là con đanh vít, hay đinh vít. Cũng có khi, cho nó chắc ăn, người ta dùng danh từ kép: con ốc - vít. Việt Báo.VN – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – có đăng một một bản tin rất ngắn (và hơi buồn) về ốc:

“Chúng Ta Chưa Tự Làm Ðược Cái Ðinh Vít”

“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động NC&PT lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”

Ôi, nếu “nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì” ở “nước ta” chuyện gì mà chả … đáng buồn! Bản tin vừa dẫn nếu sửa lại vài chữ, có thể dùng để nói về một chuyện còn … đáng buồn hơn nữa:

“Xã Hội Chúng Ta Chưa Có An Ninh Và Trật Tự”

“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động của ngành công an lên tới hàng tỉ USD. Chúng ta cũng có mấy trăm ngàn chiến sĩ công an. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục loại công khác nhau – kể cả công an văn hoá – nhưng trong nước vẫn còn vô số những phần tử phản động, không thiếu kẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”

Ủa, nói vậy không lẽ con người cũng bị trờn ren luôn sao? Vặn hoài, và vặn quá tay thì con gì chả trờn ren – chớ có riêng chi con ốc – mấy cha! Sau đây là câu chuyện về một “người bị trờn ren,” ở Việt Nam. Nhân vật này vừa cho phổ biến một bức thư như sau:

“Thông báo về tình hình hiện nay của tôi (Đỗ Nam Hải)”

“Chiều hôm qua, ngày 5/2/2009, viên đại úy công an khu vực tên Huệ, thuộc công an phường 9 – Q. Phú Nhuận – Tp. Sài Gòn lại một lần nữa đến nhà gặp tôi và đưa tờ Giấy Mời do viên thượng tá Trần Thanh Tá, Phó trưởng công an Q. Phú Nhuận ký, đóng dấu với nội dung yêu cầu tôi: " Đúng 8.30 sáng nay, ngày 6/2/2009 có mặt tại Trụ sở công an Q.Phú Nhuận, số 181 Hoàng Văn Thụ - phường 8 – Q. Phú Nhuận gặp ông Long để: Làm việc về một số vấn đề có liên quan đến ông". Tôi đọc xong và ghi luôn vào tờ Giấy mời để viên đại úy công an kia đem về báo cáo cấp trên của ông ta như sau: "Sài Gòn ngày 5/2/2009, Tôi phản đối Giấy mời phi pháp này và cương quyết không đi làm việc!". (tôi được giữ lại 1 bản và gửi kèm bản tin này.)”

“Mấy ngày tết Kỷ Sửu 2009 vừa qua, công an Tp. Sài Gòn thuộc Phòng PA21 (Phòng trinh sát ngoại tuyến) cũng vẫn không hề lơ là đến tôi suốt ngày đêm (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm, tính từ ngày 8/4/2006 đến nay). Thậm chí họ còn tăng thêm người, thêm xe: ngày thường thì 3 người đi 2 xe máy, còn ngày tết thì 4 người đi 3 xe. Tôi đi đâu thì họ bám sát theo đó. Họ luôn có Camera đem theo sẵn để quay phim bất cứ ai lạ gặp tôi. Hồi tháng 1/2009 vừa qua, anh Hà Sỹ Phu từ Đà Lạt xuống đã tận mắt chứng kiến chuyện này, khi tôi và anh Phu cùng ngồi uống café trong khuôn viên phía sau Dinh Độc Lập – Q.1 – Sài Gòn. Vậy xin thông báo để quý vị và các bạn được rõ về tình hình hiện nay của tôi.”

Đây không phải là lần đầu tiên ông Đỗ Nam Hải “thông báo để qúi vị và các bạn được rõ về tình hình” lôi thôi, và tồi tệ như thế của mình. Ai cũng biết, chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa ông Đỗ Nam Hải và Nhà Nước CXHCNVN đã xẩy ra từ nhiều năm nay, và ai cũng hay – tự khởi thủy – đây không phải là chuyện lớn. Sự việc có thể được tóm tắt, một cách gọn gàng và chính xác, trong vài trăm chữ như sau:

Ông Đỗ Nam Hải là một người “sinh trưởng trong lòng cách mạng.” Một cuộc cách mạng vẫn được mô tả là đã mang lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho tất cả mọi người.

Sau một thời gian xuất ngoại, sống “ngoài lòng cách mạng,” Đỗ Nam Hải (bỗng) có một số “nhận thức lại” về tình trạng xã hội ở Việt Nam. Bằng bút hiệu Phương Nam, ông đã trình bầy những vấn đề này qua nhiều bài viết dưới hình thức một tập tiểu luận (*) với ý chính được nhấn mạnh – như sau:

“Tôi đề nghị hãy nghiên cứu, xem xét ý kiến đề nghị của tôi về 1 cuộc Trưng cầu dân ý ở Việt Nam. Trong đó, câu hỏi duy nhất cần nhân dân Việt Nam trả lời là: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng? Nếu ai đồng ý thì ghi Có. Ai không đồng ý thì ghi Không.”

Đề nghị giản dị này (tiếc thay) hoàn toàn không được Quốc Hội, và Chính Phủ lưu tâm. Còn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam thì chuyển đạt nguyện vọng của công dân Đỗ Nam hải cho Bộ Công An … xử lý.

Cách xử lý của họ, xem chừng, hơi bị nặng tay: gây áp lực nơi sở làm khiến Phương Nam mất việc, đe doạ và sách nhiễu cá nhân cũng như thân nhân của đương sự, canh chừng và theo dõi để cô lập, lục soát nhà cửa và tịch biên tài sản một cách hoàn toàn phi pháp, bôi bẩn bằng tất cả những phương tiện truyền thông của Nhà Nước …Chưa hết, chỉ trong vòng vài năm, ông đã nhận được hàng trăm giấy triệu tập và và cả chục lệnh xử phạt hành chính từ chính quyền địa phương.

Cách phản ứng của Phương Nam, xem ra, cũng dữ dội và nặng nề … không kém – sau khi đã bị dồn đến chân tường:

- Cách anh là đồ ăn cướp…
- Các anh hèn lắm…

Đỗ Nam Hải cũng từ chối đóng tiền “xử phạt hành chánh,” và trả lại những giấy “mời đi làm việc” của công an – với lời chú thích giản dị là “Đây là thứ cơm nếp nát của cả dân tộc Việt Nam trong suốt sáu mươi ba năm qua.”

Như vậy là kể như rồi. Cái thời “dù gian nan cách mấy cũng lên phường,” coi như, đã chấm hết. Bây giờ, người dân Việt không còn tuân phục cường quyền nữa. Họ đã bầy tỏ một thái độ khác: chúng tao đ… đi thì đã sao nào!

Nói cách khác, và nói tóm lại là Phương Nam đã bị …trờn ren. Không cách nào vặn vẹo gì được nữa.

Đương sự cũng không phải là người đầu tiên hay duy nhất có thái độ bất tuân như thế. Cứ đọc biên bản ghi những cuộc đối thoại giữa công an và những nhân vật đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, hay những biểu ngữ của đám dân oan biểu tình (đòi đất) ở khắp nơi là người ta có thể biết rằng tình trạng “trờn ren” đã đến mức … đại trà! Đây là những “tiếng cú” (báo chuyện chẳng lành) cho chế độ hiện hành.

Cách đây chưa lâu, một nhân vật lãnh đạo hàng đầu ở xứ sở này – thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – đã ra chỉ thị cho toàn dân … bước ra biển lớn! Thuyền ra cửa biển (có lẽ) chưa xa. Nếu quay về, may ra, còn kịp.

Khi một chế độ không làm nổi một cái đinh vít, không dám hó hé khi lãnh thổ bị xâm chiếm, và cũng không còn đủ uy quyền để trị an thì điều cần phải làm ngay là … bỏ Đảng (và bỏ của) chạy lấy người – chớ đâu phải là lúc … bước ra biển lớn, cha nội! Thiệt nghe mà phát … mệt!

--------------------------------------------------------------------------------
(*) Tập tiểu luận này của Phương Nam xuất hiện lần đầu, dưới hình thức e book, vào năm 2001, với tựa là Việt Nam Đất Nước Tôi, tại web site Nhân Văn (California, Hoa Kỳ). Đến năm 2005, sách được tái bản bởi Tủ Sách Thời Sự VN Và Thế Giới (Virginia, Hoa Kỳ) với tựa là Hãy Trưng Cầu Dân Ý.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Chút quà sinh nhật

Tưởng Năng Tiến

Công viên Lê Văn Tám, ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh bởi bốn con đường lớn: Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng. Giữa lòng đô thị ngột ngạt và nóng bức, sự hiện diện của một khoảnh đất rộng rãi với cây xanh bóng là một món quà tặng - vô cùng qúi giá - cho công chúng.

Vậy mà vẫn có lời ra, tiếng vào:

- Làm gì có có thằng nhỏ (mẹ rượt) nào tên Lê Văn Tám, mấy cha?

Cứ theo như sử Đảng thì đêm ngày 1 tháng 1 năm 1946, em Lê Văn Tám tẩm dầu vô người, bựt quẹt cho cháy như cây đuốc, rồi chạy cái vù vô kho xăng ở Thị Nghè.

Khỏi nói cũng biết là vụ này nổ nổ lớn. Cái kho, tất nhiên, tiêu tùng. Đài phát thanh bên kia đường cũng sập tiệm luôn. Nguyên cả một đại đội lính bảo vệ thì bị thiêu sống, chết không còn một mạng - nửa mạng cũng không!

Thiệt là một trang sử chói loà và khét lẹt. Đọc mà thấy ghê, tưởng cứ y như thiệt vậy. Tưởng vậy mà không phải vậy.

Sự thiệt, theo lời giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) qua một cuộc phỏng vấn – dành cho báo Người Việt – vào hôm 18 tháng 3 năm 2005 thì em Lê Văn Tám chỉ là một sản phẩm tưởng tượng mà thôi.

Và đó là lý do khiến trong thiên hạ có lời xì xào, đòi bỏ cái tên Lê Văn Tám. Tôi có rà lại vụ này, và thấy Wikipedia Việt Nam ghi lại như sau:

“Lê Văn Tám là một nhân vật hư cấu. Chuyện ‘ngọn đuốc Lê Văn Tám’ được tuyên truyền rộng rãi để cổ động tinh thần chiến đấu của nhân dân … Tên Lê Văn Tám đã được đặt cho một số trường tiểu học, tượng đài, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác.”

Chèng ơi! Như vậy mà mấy cha mấy mẹ cứ nằng nặc đòi xoá tên Lê Văn Tám thì tốn kém, và phiền phức biết chừng nào mà kể. Trong hoàn cảnh đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn (về mọi mặt) tôi đề nghị là cứ giữ tên cũ đi, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi.

Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ tốn công và tốn của. Cứ kể như chuyện “huyền sử ca một nguời mang tên Tám” chỉ là chuyện để tán nhảm, cho vui thôi.

Mà sử sách của Đảng ta thì những chuyện nhảm nhí cỡ đó (kể như) là chuyện nhỏ. Hổng tin, thử nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Tôn mà coi.

Cũng cứ theo như sử Đảng thì bác Tôn sinh năm 1888, tại Long Xuyên. Năm 1914, ông bị bắt lính qua Tây. Năm 1919, chính ông là người treo cờ đỏ (trên chiến hạm Pháp) ở Hắc Hải để ủng hộ cách mạng Nga. Năm 1920 ông trở về nước. Năm 1925, ông tổ chức đình công để cầm chân một chiến hạm Pháp ở nhà máy Ba Son…

Sự nghiệp và thành tích của bác còn được ghi rõ trong hai tác phẩm chính:

Đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực (nxb Sự Thật 1982) và Người thủy thủ phản chiến ở Biển Đen (nxb Thông Tin Lý Luận 1988).

Cả sử lẫn sách của Đảng ta đều ghi rành rành như vậy mà (rồi) vẫn có điều tiếng eo xèo, dị nghị. Trong một cuộc phỏng vấn do BBC thực hiện, nghe được vào hôm 24 tháng 8 năm 2003, ông Christoph Giebel - giáo sư sử học của đại học Washington, Hoa Kỳ - đã nói rằng bác Tôn “không có mặt trên bất kỳ con tầu nào của Pháp, liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải”. Nói cách khác (ít tế nhị hơn) là vụ bác Tôn tham dự vào việc nổi loạn và treo cờ ở Biển Đen chỉ là chuyện… xạo! Cái vẫn thường được mô tả là “cuộc đình công thắng lợi” mà bác Tôn đã khởi xướng ở cảng Ba Son, tất nhiên, cũng… xạo luôn!

Cha nội giáo sư Christoph Giebel (thiệt) vô duyên hết biết luôn! Chuyện của đất nước người ta, mắc mớ gì mà ngứa miệng nhẩy vô bàn luận (và bàn loạn) như vậy chớ?

Hồi mới nghe vụ này, tui cũng tưởng là thằng chả vì rảnh quá sinh thói ngồi lê đôi mách - kiếm chuyện làm quà - nên nghe qua rồi bỏ; ai dè, năm sau, năm 2004, nhà xuất bản University of Washington Press cho ra đời cuốn Imagined Ancestries of Vietnamese Communism (Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) của Chirstoph Giebel.

Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, tác phẩm này đã “làm sáng tỏ cuộc đời thật cũng như được tô vẽ thêm của Tôn Đức Thắng (1888-1980), một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng và thần tượng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng đấy chỉ là một bản lí lịch dùng cho các buổi lễ lạt mà thôi… Công trình nghiên cứu này theo sát những quá trình phức tạp, kéo dài hàng chục năm, trong đó những hành động dũng cảm nổi tiếng của Tôn Đức Thắng đã bị xuyên tạc hay đơn giản là bịa ra và - tuỳ theo nhu cầu lịch sử và chính trị - được Đảng sử dụng như một công cụ tuyên truyền” (*).

(Ancestries of Vietnamese Communism illuminates the real and imagined lives of Ton Duc Thang (1888-1980), a celebrated revolutionary activist and Vietnamese communist icon, but it is much more than a conventional biography…. The study traces the decades-long, complex processes in which famous heroic episodes in Ton Duc Thang’s life were manipulated or simply fabricated and-depending on prevailing historical and political necessities-utilized as propaganda by the Communist Party”).

Sự nghiệp cách mạng của bác Tôn, từ nay, kể như là đi… xuống. Nói tình ngay thì dân Việt đã biết là bác ấy “xuống” lâu rồi, chớ đâu có cần phải chờ đến lúc được cái ông giáo sư ở tuốt bên Huê Kỳ… phát hiện.

Trước đó cả thập niên, vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ (California) đã cho trình làng cuốn Thư gửi Mẹ và Quốc hội của Nguyễn Văn Trấn. Qua cuốn sách này, Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng được toàn dân hết sức thương cảm và ái ngại - sau khi nghe ông than thân, bằng một câu chửi thề, được ghi lại, nơi trang 266, như sau:

“Đ… mẹ, tao cũng sợ!”

--------------------------------------------------------------------------------
(*) chuyển dịch bởi Phạm Minh Ngọc.

(còn tiếp ...)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Chút quà sinh nhật (tiếp theo)

Tưởng Năng Tiến

Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt. Cỡ Đại tướng đang cầm quân mà bị bắt phải cầm quần cũng lật đật cầm liền (và cầm chặt) thì Chủ tịch Nước - nghĩ cho cùng - đâu có là cái đinh gì, trong vòng tay của Đảng. Sợ là phải (giá) và là chuyện mà ai cũng… thông cảm được.

Điều đáng tiếc (và rầy rà) là thiên hạ lại không đủ bao dung để nhắm mắt làm ngơ trước những con đường, những cơ quan, và trường học đã (lỡ) mang tên Tôn Đức Thắng. Cứ để nguyên như vậy cũng (hơi) kỳ nhưng thay thì kẹt lắm, nếu chưa muốn nói là kẹt lớn. Rồi mấy cái tên bác Nguyễn Luơng Bằng, bác Lê Duẩn, bác Trường Chinh… - và cả đống những mấy bác và mấy chú (thổ tả) khác nữa - không lẽ cũng phải thay luôn? Tốn kém bộn à, chớ đâu phải chuyện chơi, mấy cha?

Cũng như trường hợp của em Lê Văn Tám, tôi xin đề nghị “một giải pháp tình thế” như sau: cứ giữ tên bác Tôn đi, chỉ đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tôn Đức Thắng sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng Bác, lại cũng đỡ tốn công và tốn của.

Vấn đề của em Tám và bác Tôn, cứ khoanh vùng lại như vậy - kể như - là mát trời ông Địa! Bây giờ xin nói đến chuyện (linh tinh) của bác Hồ. Bác này thì tăm tiếng (và tai tiếng) hơn bác kia… chút xíu!

Image

Sau khi bản sao bức thư của anh Nguyễn Tất Thành (xin vào học Trường Thuộc Địa) được phát tán tùm lum, và sau khi cả nước đều biết rằng kiệt tác Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch do chính bác Hồ là tác giả thì dư luận - trong cũng như ngoài nước - bắt đầu rục rịch đòi đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh, và san bằng cái lăng của ổng.

Vì có cả trăm con đường, công viên, trường học, tượng đài… mang tên Lê Văn Tám nên chuyện thay đổi mới khó khăn, tốn kém. Chớ chỉ có một địa danh mang tên Hồ Chí Minh (quang vinh) thì chuyện đổi thay, xem ra, là chuyện nhỏ. Stalingrad hay Leningrad đều đã được giải phóng, và trở về với cái tên cũ của nó thì không cớ chi mà cái tên Sài Gòn lại bị mất luôn.

Vụ cái lăng thì còn… khỏe nữa. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh đã có dự kiến như sau:

“Tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy: chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành: LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.”

Nguyễn Quốc Chánh nói vừa dứt lời thì đã có một thằng cha (mả mẹ) nào đó lật đật ôm bác Hồ bỏ gọn vô… Đại Nam Quốc tự, ở Bình Dương. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 10 tháng 2 năm 2007, bên trong chính điện của ngôi chùa này thờ tượng đức Phật, vua Hùng Vương và… Chủ tịch Hồ Chí Minh! Bên ngoài là khu giải trí có vườn thú, biển nhân tạo, và khu khách sạn năm ngàn phòng - giá thuê rẻ rề hà 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm!

Ở đâu có mật là có ruồi. Rồi ra, đĩ điếm ở bến Ninh Kiều, cũng như ở khắp mọi nơi sẽ đổ về nhiều (hơn dân) là cái chắc.

Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.

Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là "đền thờ thần bất chính". Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh - Tịnh Paulus (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần! Hồ Chí Minh vốn vẫn thường bị coi là một tay gian thần. Nay, thêm tước vị dâm thần nữa thì e (hơi) quá tải.

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ này, trong tác phẩm Nineteen Eighty - Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử.

Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến sẽ dẫn dắt nhân loại bước vào Thời đại Thông tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Sử gia và dân biểu Dương Trung Quốc

Tác Giả Tưởng Năng Tiến

Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác: bắp nướng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo… để nhai lai rai trong lúc coi phim.

Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ trước cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:

- Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác… con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?

Nếu họ gật đầu là kể như… khỏe. Theo lệ, mỗi nguời lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em - miễn phí.

Lối thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông rạp, cho cả lũ vào luôn!

Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham… vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi - rạp hát lại gần nhà - nên mọi nguời đều vui vẻ… vô luôn!

Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán được bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.

Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào soát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không sót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ - tất nhiên - hoàn toàn không nhã nhặn.

Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:

- It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố.

- And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.

- Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.

- Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!

Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện xem phim mà vào bằng cửa cọp. Cũng như tất cả những nguời dân lớn nhỏ khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham… vui, và hơi láu cá chút đỉnh, thế thôi.

Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm đạo đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy… rõ! Những nguời tử tế, biết phục thiện, và đàng hoàng tử tế như tôi - tiếc thay - hơi ít.

Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99, từ California, có bài viết “Khi chính trị chi phối văn hoá”, của Trần Anh Tuấn, về những nguời… rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến lúc chết vẫn còn (vô cùng) láu cá!

Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch sử và văn hoá Việt Nam - Những gương mặt trí thức, tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:

“Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9 thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa V.N.)”.

“Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 - 1945) họ chỉ chấm có 38 nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi, Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”

“Trong 50 năm sau cùng (1945 - 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 nguời, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Ðảng Cộng sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Ðức Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo, Hoàng Thúc Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”

Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh, tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một nguời cầm bút vào hàng truởng thượng - và nặng ký - như ông Trần Anh Tuấn; tuy nhiên, vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những nguời vừa được vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” - trong nửa thế kỷ qua.

Theo tôi thì quí ông Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… đều dư sức dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… đi vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng luật nhưng theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố thân miền Nam, khi tôi còn bé) mỗi nguời đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng - miễn phí. Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Ðiều này đâu có gì là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy?

Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được.

Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác - dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.

Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn… thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên quí ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang - vậy thôi.

Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!

Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về việc những vị sử quan đương đại - Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và Tạ Ngọc Liễn - theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa (tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử.

Cũng như đi coi phim cọp, đi quá giang - dù là bằng thúng, bằng mủng, bằng bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu, hay bằng thủy phi cơ… chăng nữa - nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết đảng đông đảo quá. Xô đẩy, giành giật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất khó coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Ðó là chưa kể chuyện quá tải, rất không an toàn. Chìm xuồng, cả lũ, như chơi.

Nửa thế kỷ qua dân Việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ… ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy - hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể) cũng kỳ.

Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.”

Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc “Đảng chỉ tay, Quốc hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra, ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch sử và văn hoá Việt Nam - Những gương mặt trí thức (tập I) do Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.

Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai! Muời năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở thành “Những gương mặt trí thức” của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bây giờ thì ông mở đường để con những người này mang đất nước ra băm xẻ, cho bằng thích.

Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Buộc cẳng chim trời

Tưởng Năng Tiến

Trong mục Ý kiến ngắn trên diễn đàn talawas, vào ngày 9 tháng 9 năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau: “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông.”

Vụ thiên hạ thành lập chiến tuyến “để công kích và ca ngợi Trịnh Công Sơn” ra sao, nếu có, để đó, bữa nào rảnh, tính sau. Nhưng chuyện cả nước đều yêu nhạc của đương sự là một sự kiện hoàn toàn khách quan. Muốn bài bác hay nói ra (e) hơi khó. Mà nói vô thì (nghe) có vẻ xu thời.

Còn nói tình ngay thì tui hoàn toàn không hề có ý bài bác, cà khịa, nói ra (hay nói vô) gì ráo. Tiện đây, tui chỉ muốn nói (thêm) rằng họ Trịnh không chỉ có tài mà còn có... thời nữa kìa. Ổng không những đã hay mà còn... hên (dữ) lắm!

Ngay sau khi đương sự vừa xuất hiện (trong những buổi sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, giản dị với chiếc đàn guitar, trầm lắng bên cạnh Khánh Ly), mấy cái máy Akai cồng kềnh cũng – theo chân nguời Mỹ – tràn vào nước Việt, mang sáng tác của Trịnh Công Sơn đến mọi hang cùng ngõ hẻm ở miền Nam.

Rồi đất nước thống nhất. Trong lúc bộ đội và dân chúng miền Bắc ào ạt vào Nam, âm nhạc của Trịnh Công Sơn lặng lẽ đi chiều ngược lại – từ Nam ra Bắc. Và ông đã chinh phục được luôn số thính giả của nửa phần quê hương còn lại.

Trịnh Công Sơn tài ba (thấy rõ) nên được rất nhiều người coi là niềm hãnh diện của dân tộc Việt. Tôi, tiếc thay, không có cái may mắn được chia sẻ niềm hãnh diện này – như “rất nhiều người” khác.

Vì sinh ra trong một gia đình sống nhiều đời bằng nghề lý số, bất cứ ai không phải dân “pro” mà thích bói toán hay dự đoán bậy bạ (và trật lất) là tôi không thích. Nghỉ chơi, ít ra (cũng) cho tới tết. Hoặc (không chừng) tới chết luôn!

Với riêng tôi, Trịnh Công Sơn đã mắc phải lầm lỗi (chí tử) như thế. Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, ông đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình – làm say đắm lòng nguời: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường.”

Chiến tranh chấm dứt. Nam, Bắc hoà lời ca. Tôi ca (hơi) khó nghe nên bị túm. Dù vào trại cải tạo nhiều năm, giọng (ca) tôi vẫn không thay đổi được bao nhiêu. Bởi vậy, vừa ra khỏi tù là tôi... vù luôn ra biển. Sau khi đã đi hết biển, mặc cho ông Trần Văn Thủy kêu gào, tôi cứ bỏ đi luôn. Cho nó chắc ăn!

Do đó, cái vụ “trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường” – nếu có – tôi cũng không được thấy. Mà hình như thì không (có) đâu.

Không dám mua vé máy bay về (thiệt) nhưng nhiều đêm – những đêm thâu, sâu hun hút ở Nam Dương, ở Thái Lan, ở Tân Gia Ba, hay ở Hoa Kỳ... – tôi vẫn thường lò dò, bằng những bước chân của kẻ mộng du, trở lại cố hương.

Tôi lang thang, qua khắp mọi miền đất nước. Phần lớn là những địa danh mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, trước khi (đành đoạn) bỏ đi. Không nơi đâu có chuyện (“trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường”) thần tiên như thế. Sau cuộc chiến, quả nhiên, con nít có la cà và tụm năm tụm ba (hơi nhiều) trên đường phố nhưng tuyệt nhiên không thấy đứa nào vui đùa hay hát hỏng gì xất cả.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...” (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”, South China Morning Post, 18 April 2000).

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).

Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà Nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của Tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?

Tôi còn dự đoán rằng, trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!

Cũng như Trịnh Công Sơn, tiếc thay, tôi đoán... trật! Cho tới bữa nay, vẫn không thấy những sắc mầu khăn quàng (đỏ, xanh, vàng, tím) phất phới mọi nơi – trên đường phố Sài Gòn hay Hà Nội – như tôi đã hình dung!

Đảng chưa rảnh để cho đám trẻ em bụi đời vào khuôn phép. Nhà Nước Việt Nam còn phải bận tâm về nhiều “đám” khác (xem chừng) cấp thiết hơn nhiều: xây dựng lại đội ngũ trí thức, chấn chỉnh lại đội ngũ báo chí, củng cố lại đội ngũ công nhân... Và quan trọng hơn hết là tìm cách quản lý cái đám blogger, một giới người vừa mới xuất hiện – hết sức đột ngột và lộn xộn – ở xứ sở này.

Blog có thể được mô tả như là một hình thức “dân báo”, và blogger là một nhà báo tự do – theo như quan niệm của bà Tạ Phong Tần, một trong những blogger đang được công luận chú ý, ở Việt Nam:

“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...”

“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”

“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.”

Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được.

Mà tui thì sợ còn lâu mới được. Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý Internet ở nước láng giềng, được giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 muơi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.”

Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tóm gọn vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng... không cao!

Công cụ truyền thông “gang thép” nhất của nuớc Việt Nam, Công an Nhân dân Online (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Công an), đọc được hôm 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là... “Chuyện buộc cẳng chim trời”. Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt:

“Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog...”

“Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn...”

“Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”

“Việc truy tìm chủ nhân blog có thể được đối với cơ quan an ninh mạng hay lực lượng cảnh sát mạng. Nhưng đó là việc làm mang tính đối phó chứ không phải là cách làm mang tính chiến lược.”

Trời đất, làm sao mà có “chiến thuật” hay “chiến lược” gì cho kịp chớ? Coi: mới hôm qua còn cả đống cà phê chui, bữa nay (tất tần tật) đều biến thành... cà phê Internet hết trơn hết trọi!

Giấc Nam Kha khéo bất bình.
Bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay!

Khi khổng khi không, nhà đương cuộc Hà Nội mất (độc) quyền thông tin (mà họ đã từng nắm chặt được) từ hơn nửa thế kỷ nay. Bằng nỗ lực tuyệt vọng – để... hòng “cứu vãn tình thế” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam, theo như tường thuật của phóng viên Thiện Giao (nghe được qua RFA) hôm 5 tháng 9 năm 2008 vừa qua.

Ta không có tới tám mươi triệu con chuột như Tầu nhưng tính rẻ cũng (đâu chừng)... bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho kịp chớ?

Công an mạng và cảnh sát mạng lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để... kiếm thêm chút cháo. Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ cao mà lại chả được ăn cái... giải (rút) gì, ngoài số tiền lương... chết đói.

Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.

– Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ?

– Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói... là đi giật lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân mà thôi!
Post Reply