Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Những câu nói đã trở thành bất tử:

Đức Dalai Lama lảnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói : " Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. "

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói : " Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối. "

Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói : " 20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu. "

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói : " Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nó láo với người khác. "

Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : " CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó. "

Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : " Tôi đã bỏ 1/2 cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng CS chỉ biết tuyên tryền và dối trá. "

Cựu Tổng thống Nga Putin nói : " Kẽ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẽ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim. "

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói : " Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. "

Nhà văn Nguyễn Tuân, nổi tiếng cao ngạo trong văn đàn miền Bắc. Sau mấy chục năm nín thở qua sông, vào đến miền Nam, gặp lại bạn bè, đã phát ra một câu để đời : Tao còn sống đến ngày nay, là nhờ biết sợ. "

Công Dân hạng hai
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Ngàn Năm Thăng Long
VI ANH . Việt Báo Thứ Hai, 9/20/2010, 12:00:00 AM


“Tạo Hoá gây chi cuộc hí trường, Đến nay thấm thoát mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Cảnh cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cỗ. Cảnh đấy lòng đây luồng đoạn trường.”

Nếu Bà Huyện Thanh Quan sống lại bây giờ sẽ còn “đoạn trường” hơn lúc làm bài thơ “Thăng Long Thành Hoài Cỗ” nữa. Nhà cầm quyền CS Hà nội đã xuất hàng mấy tỷ Đô la để làm lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của VN để phục hưng quốc gia dân tộc Việt. Thế nhưng khi làm thì đầy màu sắc, bóng dáng, nội dung hình thức Tàu trong đó. Khiến hầu hết những người dân Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung ở hải ngoại ai mà theo dõi một chút thôi sẽ đau đứt ruột, tức thấu gan trước cái thiếu tinh thần văn hoá Việt nhưng thừa lòng tham tiền “rút ruột công trình” như Ông Thủ Tướng VC Võ văn Kiệt nói, của những người quyết định tổ chức lễ hội Ngàn Năm Thăng Long. Thí du như:

Một là bất chấp lịch sử, CS Hà nội nhập nhằng lấy kỷ niệm quốc khánh của Trung Quốc 01 tháng 10 mừng ngày kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long của VN, để phục vụ ý đồ chánh trị thần phục Anh Cả Đỏ. Theo Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng viện Khoa học Xã Hội Việt Nam CS nói trên RFA, “theo chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 08 dương lịch. Như thế Đại lễ kỷ niệm phải được mừng vào mồng 10 tháng 08 năm 2010. Thế nhưng chính phủ đã tự ý chọn thời điểm khai mạc đại lễ vào ngày 01 tháng 10 là quốc khánh của Trung Quốc và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 cũng là quốc khánh của Đài Loan.”

Hai là bộ phim truyền hình nhiều tập: “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” là một bô phim lai căng Tàu từù hình thức đến nội dung. Do vậy “vừa tung ra mắt một video clip ngắn vài phút trên mạng đã làm dư luận nổi lên gay gắt chống đối đến nỗi nhà nước phải hoãn lại chưa cho phép chiếu trên hệ thống truyền hình Việt Nam. Theo báo chí mô tả thì điều đáng nói ở đây toàn bộ ê kíp làm phim từ lớn tới nhỏ đều là người Trung Quốc. Từ đạo diễn Cận Đức Mậu và đạo diễn Triệu Lôi tới các chuyên gia hóa trang cũng là người Trung Quốc; Trường quay Hoành Điếm cũng tại Trung Quốc. Gần 700 bộ trang phục cổ được người Trung Quốc bao thầu; thậm chí diễn viên đóng thế và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng đều là người Trung Quốc... Bỏ ra 10 triệu Đô la dể cho người Tàu bôi bác lịch sư, văn hoá, con người VN như vậy, người Việt sẽ nghĩ gì?”

Ba, CS Hà nội đại đa số nếu không bị CS Bắc Kinh thuần hoá thì cũng bị Hán hoá rổi. Đối với Đảng Nhà Nược, TC đã cấy sinh tử phù đặc quyền đặc lợi kinh tế chánh trị vào 15 ông hội tế của Bộ Chánh Trị Đảng rồi. Như thí dụ Gs Tương Lai cụ thể nói ra đây. “Bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phụ trách văn hóa chỉ là một cô thanh niên không có nghề nghiệp nhưng hăng hái hoạt động phong trào thanh niên thế rồi được một vài người ưu ái đưa vào thành phó chủ tịch thành phố. Với trình độ như thế lại phụ trách một cái mảng rất quan trọng của thủ đô như thế thì cái việc sai lầm như chúng ta đang thấy là chuyện tất yếu thôi."

Đối với cấp địa phương, TC dùng quyền lực mềm, phóng tài hoá thu nhân tâm qua các họp đồng. xây dựng các nhà máy, phát triển ngành nông nghiệp hay cho vay ưu đãi... TC là nước nhận nhiều họp đồng thực hiễn công trình năng lương nhứt ở VN, theo diều tra của Tây Phương không phải vì TC giỏi, làm rẻ mà vì “hối lộ” giỏi.

Về văn hoá và lịch sử, TC âm thầm nhưng quyết liệt tốn bao nhiêu cũng tốn chứng tỏ Việt Nam khi xưa thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. “Quảng Đông khi ấy là nơi tập trung dân Bách Việt, và Bách Việt chính là Đồng Choang, họ hàng với các sắc tộc Choang tại Quảng Tây ngày nay."

TC đã hơn một lần tổ chức cho người Việt gốc Choang sang Quảng Tây dự lễ kỷ niệm của Mã Viện. Họ tế Mã Viện, họ diển trò cho Hai Bà Trưng tế Mã Viện. Cán bộ đảng viên CSVN cũng “ điều” Văn công VN đóng vai Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Thi Sách đọc văn tế và sì sụp bái lạy, cúng tế Mã Viện. Như đã làm ở Đông Hưng ngày 21/3/2010.. Và TC thu hình dưa lên mạng phổ biên toàn cầu.

Cay đắng hơn nữa, TC qua VN tổ chức viếng mộ quân Tàu chết trong cuộc chiến tranh biên giới do Đặng tiểu Bình dạy cho VN một bài học. Nhà cầm quyền trung ương và địa phương của CS Hà nội ra lịnh cho ban ngành, ủy ban phải đứng ra tiếp rước, tổ chức giúp TC và dự lễ tưởng niệm những người đã bắn giết quân dân VN.

“Truyền hình Việt Nam chiếu phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Hàng hóa tiêu dùng trong toàn xã hội từ cây đinh cho tới chiếc máy cày đều là sản phẩm Trung Quốc. Nhà nước vô tư treo tranh cổ động cho Quân đội nhân dân Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh từ quân đội Tàu, tất cả những yếu tố này gộp lại vẽ nên một xã hội Việt Nam hôm nay không còn thuần Việt nữa.”

Theo Gs Tương Lai, “Vẫn biết những hình ảnh này không thể ngày một ngày hai làm cho lịch sử thay đổi, thế nhưng dưới âm mưu "mưa dầm thấm đất". Nhưng “Khi nhìn tấm gương Tây Tạng và Tân Cương người Việt Nam không thể không lo lắng. Hai dân tộc này có tiếng nói, chữ viết, văn hóa và cương vực hoàn toàn khác Trung Hoa thời cổ đại cũng như Trung Quốc ngày nay. Thế nhưng vì ở sát nách họ mà hai quốc gia này cam chịu mất nước.”


VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Human Rights Watch báo động tình trạng nhiều người chết khi bị công an bắt giữ
RFA 22.09.2010

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Việt Nam lập tức mở những cuộc điều tra minh bạch về một loạt những vụ tử vong do công an gây ra khi sử dụng vũ lực chết người.

Image
Photo courtesy of TTXVA
Người dân đem quan tài Anh Nguyễn Văn Khương, người bị công an đánh chết đến biểu tình tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010.

Thông cáo phổ biến trên mạng ngày thứ tư 22 tháng 9 cũng yêu cầu Việt Nam buộc trách nhiệm cho những nhân viên công an có liên can.

Tổ chức Human Rights Watch đã thu thập tài liệu về 19 vụ bạo hành của công an, gây thiệt mạng 15 người. Tất cả những vụ này đều được loan báo trên các cơ quan truyền thông Nhà nước trong 12 tháng qua.

Việt Nam nên công khai nhìn nhận

Thông cáo viết: chính phủ Việt Nam nên công khai nhìn nhận vấn đề này, ban hành pháp lệnh đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự đối xử có tính cách hành hạ của nhân viên công an, cảnh sát mọi cấp. Human Rights Watch cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam tuyên cáo rõ ràng rằng bất kỳ nhân viên công an cảnh sát nào có trách nhiệm về những hành vi như vậy sẽ phải chịu hình thức kỷ luật và nếu cần thì phải bị truy tố về tội hình sự.

Phó giám đốc về châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nói rằng sự hung ác của cảnh sát Việt Nam được báo cáo ở một mức báo động trên mọi vùng miền của xứ này, gây quan ngại nghiêm trọng về tính chất lan rộng và có hệ thống của những sự hành hạ như vậy.

Thông cáo của HRW cho biết có nhiều trường hợp tử vong của những người bị tạm giam hay đang trong quyền quản lý của cảnh sát đã được báo cáo xảy ra tại nhiều tỉnh ở miền cực bắc như Bắc Giang và Thái nguyên, hay ở những thành phố chính như Hà Nội và Đà Nẵng, cũng như tại Quảng Nam ở miền duyên hải, và ở tỉnh cao nguyên xa xôi như Gia Lai, cả ở những tỉnh miền Nam như Hậu Giang, Bình Phước.

Nhiều trường hợp bị giết trong lúc nạn nhân bị giam cầm chỉ vì những vi phạm nhỏ, như Vũ Văn Hiền tại Thái Nguyên, vì tội cãi vã với mẹ, hay Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang vì vi phạm luật giao thông.

Báo chí trong nước tường trình không đồng đều, gây quan ngại về sự kiểm soát báo chí của Nhà nước.

Có khi báo chí đưa đến việc điều tra những vụ việc bị che dấu trước đó; nhưng ngược lại nhiều vụ quan trọng khác không hề được truyền thông địa phương loan tin, như cái chết của Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng.

HRW kể sơ lược trường hợp thiệt mạng của ông Nguyễn Thành Năm, và cho biết những người dân trả lời sự hỏi han của đài Á Châu Tự Do nói là họ sợ hãi không dám nói về vụ này, nhất là về nguyên do cái chết của ông Năm. Trong khi đó chính phủ chối bỏ mọi tội lỗi của cảnh sát, nói rằng nạn nhân chết vì tai biến mạch máu não.

Trong cả 19 trường hợp bạo hành tàn nhẫn được ghi nhận, không có tin tức nào thông báo việc một nhân viên cảnh sát nào bị tòa án kết tội vì hành động của họ. Trong những vụ nghiêm trọng, cấp trên chỉ trừng phạt qua loa như đòi hỏi người vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, thuyên chuyển đơn vị, hay viết báo cáo để cấp trên xem xét. Những trường hợp người cảnh sát vi phạm bị tạm nghỉ việc hay tạm giam để điều tra, như vụ ở Bắc Giang, có vẻ như phải diễn ra vì áp lực của cuộc biểu tình công khai và vụ việc bị phơi bày bằng nhiều hình thức trên các trang mạng không do chính phủ kiểm soát.

Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW Robertson kết luận: chỉ đến khi nào tất cả mọi cấp của chính phủ nói rõ cho cảnh sát biết là họ sẽ bị trừng phạt thì mới có thể có phương cách ngăn chặn cung cách hành động lạm dụng này, trong đó có việc đánh người đến chết.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Nhục Nhục Nhục !!!
(Có thiệt không vậy nè, Trời!)

Không có cái khốn nạn nào giống cái khốn nạn nào: Nông Đức Mạnh cúi đầu nhục nhã trước tàu đỏ Bắc Kinh Hồ Cẩm Đào, rất xứng đáng với hai chữ 'Nam Man' mà Trung Cộng đã dùng để xỉ nhục Việt Nam!

"Vừa là đồng chí, vừa là anh em" sao lại khúm núm như thế nầy:

Image

Những người cộng sản mang dòng máu Việt còn có "cái chút xíu liêm sỉ" phải biết cái nhục này mà rửa!

Minh Nghị kính chuyển
Đăng bởi Ngạo Nghễ on 03/10/2010
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Thua Là Do Mỹ
Việt Báo Thứ Bảy, 11/13/2010, 12:00:00 AM
Vi Anh


Cựu Ngoại Trưởng Mỹ, Tiến sĩ Henry Kissinger thú thật sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Mỹ chớ không phải do VNCH. Tại sao Ông nói điểu này trong thời gian Mỹ dồn dập trở lại Á châu Thái bình Dương, đặc biệt là đi sâu sát vào Biển Đông của VN?

Tiến sĩ Henry Kissinger minh thị nói điều này vào ngày 29-9-2010, trong một cuộc hội thảo long trọng ngay tại Bộ Ngoại giao tại Washington DC, với sự sự điều hợp của Đại-sứ Brynn, trong đề tài “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á” (The American Experience in Southeast Asia : Historical Conference), và Ts Kissinger là diễn giả chính là Henry Kissinger. Thử tìm hiểu ý nghĩa gi? Tạ lỗi với các đồng minh Mỹ ở Á châu Thái bình Dương chăng? Hay để mặc thị cam kết Mỹ sẽ không dể tái diễn sai lầm chết người Việt, chết tiếng Mỹ như thế nữa trong lúc Mỹ đang dồn dập trở lại Đông Nam, Bắc Á để kềm chế TC lần thứ hai sau lần thứ nhứt thất bại xảy ra trong Chiến tranh Lạnh.

Thực vậy. trong thời gian ba tháng từ tháng Bảy đến nay, Mỹ tăng cường nỗ lực trở lại Động Nam Á, nỗ lực vô tiền khoáng hậu sau khi Mỹ rút quân ra khỏi VN như bại binh ra khỏi thành. Hậu quả của việc Kissinger lén đi TC, bắt tay được với TC, nước đông dân nhứt hành tinh có thể trở thành một thị trường lớn cho Mỹ. Đó là cái cố tật của những người Mỹ có ăn học cao, tự tôn, tự đại, sống trong tháp ngà máy lạnh, mục hạ vô nhơn nên thích làm thay nghĩ thế cho các quốc gia dân tộc nhược tiểu.

Sai lầm đó làm cho nước Mỹ mất uy tín và thế lực trầm trọng ở Đông Nam Á. Trung Cộng với sư vỗ béo của Mỹ bằng viện kỹ thuật, tư bản, mua hàng hoá của Mỹ, trở thành một đối thủ đáng gờm của Mỹ, chớ không phài lả một đối tác ngoại giao giao và giao thương nữa.

Còn các nước thân thiện và đồng minh với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, sau khi Mỹ phản bội VNCộng Hoà coi Mỹ là nước phản bội đồng minh. Việt Nam Cộng Hoà bị Mỹ bức tử theo mật ước với TC và qua Hiệp dịnh Paris với kiểu hoà bình da beo, Mỹ rút quân mà CS Bắc Việt khỏi, và qua việc cắt viên trở quân sự cho VN. Phi luật tân thân với Mỹ dến dổi có lúc muốn làm tiểu bang thứ 51 của Mỹ buồn nôn với Mỹ sau Chiến tranh VN, đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ hải quân và không quân lớn nhứt của Mỹ ở Đông Nam Á. Trung Hoa quốc gia khóc thầm vì Mỷ sau khi Mỹ bán sinh mạng công pháp quốc tế của Đài Loan cho TC. Mỹ ngưng bang giao với Đài Loan, đồng ý cho TC chiếm ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội dồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nói sao hết những hậu quả trầm kha do chính chủ trương, thái độ và hành động của Ngoại Trưởng Kissinger khi bắt tay với TC.

Điều Ts Kissinger mới nói đó không làm ai ngạc nhiên. 35 năm trôi qua, hầu hết các tài liệu giải mật đều cho biét Mỹ thua CS Bắc Việt không phải ở chiến trường Việt Nam mà ở chánh trường Mỹ trên dồi Capitol. Hầu hết người Mỹ chánh trực và hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt đều biết. Nhiều cuộc hội thảo của các đại học Mỹ tổ chức có nhiểu tướng lãnh Mỹ, chiến lược gia Mỹ và VNCH còn sống, có người còn khen quân lực VNCH giỏi chịu đựng, chớ nếu quân lực Mỹ sa vào trường hợp cắt đạn dược, không yểm, thỉ quân lực Mỹ chỉ có thễ chịu đưng ba tháng thôi, chớ không phải ba năm như QLVNCH.

Bây giờ Ts Kissinger mới thú thật một cách minh thị, chánh thức thú thật rằng thảm bại ở VN là do Mỹ. Điều quan trọng là rút kinh nghiệm làm sao để trong tương lai một sai lầm như thế không tái diễn nữa, nhưt là khi Mỹ đang và sẽ trở lại Đ6ng Nam Á.

Chành quyền Mỹ, những người Mỹ đương đại phải giải quyết bài toán sau đây. Trong một chánh quyền dân cử, chế độ tự do, dân chủ cao, phân quyển, phân nhiệm rõ, nguyên tắc giám sát và cân bằng rất trọng dụng và phổ thông như chánh quyền Mỹ, mà một nhân viên chánh phủ có thể tự tung tự tác tạo những hậu quả trầm trọng như Ts Kissinger đã làm như vậy.

Thất bại của Ts Kissinger có phần trách nhiệm của Tổng Thống và Thượng viện, chớ không phải không, trong việc chọn lựa và bổ nhiệm Ts Kissinger và giám sát việc làm của ông.

Ts Kissinger không thể núp dưới bóng của tập thể, của chánh quyền Mỹ, đổ thảm bại ở VN là do Mỹ. TS Kissinger là một người chuyên đi đêm với CS, và hay giấu giếm, không báo cáo với TT và Quốc Hội dầy đủ và trung thực. Do vậy và vì điểm này, Ts Kissinger là người đề nghị, thảo luận, làm ra và quan trọng nhứt là người thực hiện chánh sách dối với VN. Với tư cách công dân Mỹ gốc Việt, có nhiều khi rất đau lòng khi đọc tài liệu giải mật về mật đàm Paris, thấy một tiến sĩ Mỹ, một ngoại trưởng Mỹ bị Lê đức Thọ, một công tử nhà quê Miển Bắc VN, chuyên cờ bạc chơi lận bài ba lá, “ lên lớp” về chánh trị đối với Ts Kissinger như thầy giáo với học trò tiểu học.

Cuối cùng tổ chức cho Ts Kissinger thật thà khai báo, phải chăng Bộ Ngoại Giao Mỹ muốn chứng tỏ Mỹ sẽ không để một sai lầm như của Kissinger tái diễn. Thừa nhận sai lầm với các nước ở Á châu Thái bình dương với lời cam kết mặc thị không tái diễn sai lầm như sai lầm đối với ở VNCH khi xưa nữa.

35 năm qua, chắc chắn người Mỹ đã thấy rõ người CS dù Tàu hay Nga vẫn là người CS. CS là bản chất chánh trị, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc không quan trọng với người CS vì chủ nghĩa CS chủ trương thế giới đại đồng, vô gia đình, vô tổ quốc. Đối với CS cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh của họ là CS nắm chánh quyền và cai trị một cách độc tài đảng trị toàn diện. Giúp cho CS là nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Mỹ giúp cho TC 40 năm qua, TC trở thành đối thủ đáng gờm và phản phúc Mỹ thấy rõ, trên nhiểu phương diện. .

Và việc Mỹ giúp cho CS Hà nội trong vấn đề Biển Đông Mỹ có thể bị phản phúc hổi nào không hay. CS Hà nội có thể bí mật làm con ngựa thành Troie cho TC. Một Nguyễn tấn Dũng, một Phạm gia Khiêm, một Nguyễn chí Vịnh có thể là tình báo chiến lược hai hay ba mang cho TC, Mỹ, Nga trong tổ chức Asean hay trong mặt trận kềm chế TC. Họ đi công du Tàu, Tây, Nga như đi chợ; phải chăng là để đích thân diện đối diên báo cáo chiến lược định kỳ bó buộc của ngành. Đừng quên Nguyễn tấn Dũng là một bộ đội, một công an Việt Công quèn mà lên được là nhở đã tổ chức tình báo vào tổ chức Trần văn Bá để triệt phong trào phục quốc này. CS Hà nội có nhiều lý do đi với Anh Cả Đỏ TC hơn đi với Mỹ./.(Vi Anh)


VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Ván Bài Đã Lật Ngửa
(01/12/2011)
Tác giả : Vi Anh


Cuộc họp báo ngày 9 tháng 1 năm 2011, trước Dại Hội Đảng 11, Ban Tuyên Giáo Trương Ương mới đây tại Hà nội, Ủy viên Trung ương Đảng, tổng biên tập báo Nhân Dân, tiếng nói chánh thức của Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng định lại: «Việt Nam [CS] chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng». Và cũng trong ngày đó, đài phát thanh của Đảng Nhà Nước CSVN đồng loạt phát bài chống đa nguyên đa đảng. Thế là ván bài Đại Hội Đảng 11 đã lật ngửa. CS Hà nội sau một phần tư thế kỷ mở cửa kinh tế vẫn đóng chặt chánh trị, không thay củ đổi mới gì cả. Cộng sản vẫn là Cộng sản, không chấp nhận, không có vấn đề đa nguyên đa đảng gì cả.

Thế cũng đã quá đủ để những chánh trị gia, những nhà ngoại giao ngoại quốc, trắng mắt ra, hết lạc quan tếu, tưởng giúp cho CS Hà nội phát triễn kinh tế là có thể thúc đẩy CS cải tiến chánh trị. Như DB Ed Royce nhận xét về Bộ ngoại Giao Mỹ trên đài RFA, khi Ông giới thiệu dự luật cấm vận Việt Nam CS liên quan đến các vi phạm về quyền con người mà Ông đã đệ nạp cho Ha Viện. Ông nói “Vấn đề của Bộ ngoại giao [Mỹ] là họ cứ nói rằng đừng lo lắng, tình hình sẽ thay đổi liên quan đến quyền con người ở Việt Nam. Nhưng tình hình trên thực tế cứ ngày một tệ đi, đến mức giờ đây có một nhân viên Hoa Kỳ bị đối xử như vậy. . .”

Như một số chánh trị gia Tây Phương tưởng dồn viện trợ và đầu tư giúp kinh tế TC phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa TC phát triển dân chủ theo kiểu Tây Phương. Nhưng TC chỉ mở kinh tế và đóng chặc chánh trị, củng cố nền độc tài đảng trị toàn diện sắp đến đời thứ năm: Mao trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, và dự trù đưa Tập Cận Bình hiện là Phó chủ tịch nước, và ông Lý Khắc Cường, Phó thủ tướng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo, trong đại hội đảng thứ 18 sắp tới đây.

Càng quá đủ đối với một thiểu số người Việt hải ngoại muốn hoà giải hoà hợp với nhà cầm quyền CS Hà nội qua nỗ lực của CS Hà nội muốn khai thác cái vú sữa “Việt Kiều” đem kiến thức, tiền bạc về “xây dựng quê hương”. Nhưng sau khi về nước làm ăn hay làm việc cho chế độ CS, đa số đều vỡ mộng, bỏ của chạy lấy người, hay bị CS bắt bớ, tù đày vì lối sống tự do, dân chủ.

Nếu sai lầm là do Tây Phương ảo tưởng, chớ không phải do CS nghi binh. CS luôn kiên định lập trường “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; TC từ năm 1978 và VC, 1985.

Trở lại Đại Hội Đảng CSVN thứ 11. Trước đại hội có nhiều bình luận, đoán già, đoán non, đồn tới, đồn lui ông này còn, ông kia mất, ông nọ xuống, ông kia lên, điều ngạc nhiên nhứt trước Đại Hội Đảng 11, Ban Chấp Hành Trưng Ương phải họp hai đại hội thứ 14 và 15 cách nhau chỉ một hai tuần. Thực sự đó là vì vấn để nhân sự, chớ không phải chính sách đổi thay. Nhưng nhân sự thay đổi chăng là giữa những người CS với nhau mà thôi; tất cả đều CS; không ai ngoài Đảng mà nhảy vô được.

Sở dĩ gay cấn vì CS là một đảng bế tắc, muốn lên thường phải hạ nhau sanh tử, chớ không trao đổi thoả hiệp cởi mở. Cuộc đấu đá giành chức, giành quyền giữ các lãnh tụ CS này vì phe phái trong Đảng, vì quyền lợi của Đảng CSVN, chớ không phải vì chuyện nước việc dân Việt Nam.

Nhưng bê bối như Vinashin lổ 4 tỷ 4 Mỹ kim mà TT Nguyễn tấn Dũng người chủ trương và trợ trưởng, bao che bị một vài “đại biểu nhân dân” của cái gọi là Quốc Hội “đảng cử dân bầu” đề nghị điều tra và bất tín nhiệm là vì đấu đá phe đảng, chớ không phải vì lập pháp giám sát hành pháp. CS thực tế không có tam quyền phân lập, mà chỉ có Đảng nắm toàn quyền như điều 4 Hiến Pháp qui định.

TT Dũng vững như kiềng ba chân sẽ làm thủ tướng 5 năm nữa vì TT Nguyễn tấn Dũng là người làm tiền giỏi. Ai nắm tiền, có tiền là nắm quyền theo qui luật thông thường của chánh trị. Đảng CS đã mất tính đấu tranh, bây giờ người vô Đảng, ở trong Đảng vì đó là nấc quyền lợi tiền bạc mà thôi. Tìền TT Dũng làm ra phe phái nào của Đảng Nhà Nước CS, bảo thủ, đổi mới, nam bắc, thân Mỹ thân Tàu, đều cũng được hưởng. Nên họ giữ lại “cây làm tiền” này là chánh yếu.

Ngoài ra hai cánh tay của Đảng là quân đội và công an ủng hộ TT Dũng vì it ra Ô Dũng có thâm niên 20 năm trong hai ngành này và dành nhiều ưu ái cho hai ngành này “làm kinh tế an ninh và quốc phòng”. Tổng Cục 2 cơ quan mật vụ khống chế đảng quyền, quyền hành chánh, và quân quyền là chí thân với TT Dũng.

Nên Ông Trương tấn Sang dù ra Bắc trước Ô Dũng, đối thủ lợi hại lâu đời với Ô Dũng nhưng chưa thể hiện được mánh khoé làm tiền nên phải “hoãn xung”, chấp nhận chỉ làm Chủ tích Nước cho có vị theo mô hình Nam Bắm Nhà Nước, Bắc và Bắc Trung phần nắm Đảng và Quốc Hội.

Và Ô Nguyễn phú Trọng lớn tuổi hơn, lại người Miền Bắc, là một lãnh tụ không có bản lãnh khống chế toàn bộ như Ô Lê Duẩn nên được đa số coi là người vô hại nên đồng ý đưa lên đi con đường đi của Ô Nông đức Mạnh từ Chủ Tịch Quốc Hội trơn tru qua làm Tổng Bí Thư Đảng. Mọi phe phái trong đảng CS đều muốn giữ nguyên trạng Đảng CSVN là đảng duy nhứt, độc tôn, nắm toàn quyền cai trị tinh thần và vật chất đất nước nhân dân VN. Có thế Đảng CSVN, đảng viên, cán bộ tất cả đều có lợi, tiếp tục hưởng quyền lợi dài dài.

CS biết đang trên lưng cọp xuống là bị cọp ăn. Chính Ô. Nguyễn minh Triết, Chủ Tịch Nước VNCS sắp ra đi đã từng nói trắng ra theo kiểu Miền Nam, bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát vì điều này dành cho Đảng CS là đảng duy nhứt toàn quyền thống trị toàn bộ VN- không chia xẻ quyển hành, không liên minh, không tương nhượng với bất cứ ai cả.

Nên những ai mong mỏi CS chấp nhận đa nguyên đa đảng là người mơ ban ngày và mộng du ban đêm. Vì những người quá nhiều kinh nghiệm CS nên phải lật đổ chế độ CS Liên xô, là Cố Tổng Thống Nga nói, "CS không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”.


Vi Anh
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Hãy Tỉnh Dậy, Người Việt-Nam!
(01/17/2011)
Tác giả : Võ Trang


Không cần phải đợi cho đến hết đại hội đảng lần thứ 11 này để người ta mới có thể biết được tương lai của nước Việt-Nam sẽ đi về đâu bởi vì CSVN đã đánh ván bài cuối cùng trong những canh bài ba lá đã được xào xáo nhiều lần. Giờ đây cả ba lá đều đã được lật ngữa mà lẽ ra người Việt-Nam và các quan sát viên quốc tế không nên ngạc nhiên gì cả: chỉ có một lá, lá bài Cộng Sản mà ông Đinh thế Huynh, Tổng Biên Tập của nhật báo Nhân Dân Cộng Sản đã “qua mặt” Tô Huy Rứa trả lời dứt khoát với phóng viên quốc tế. Dù láo khoét và xấc xược, lời tuyên bố “Việt-Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng” gì cả thật ra đã được ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc Hội Cộng Sản Việt-Nam trả lời báo chí trong lần viếng thăm Ấn Độ từ nhiều tháng trước.

Diễn một màn kịch nhỏ, CSVN kêu gọi đóng góp ý kiến cho đại hội đảng lần thứ 11 đã gây một phong trào “sinh hoạt” sôi nỗi(!) cả trong và ngoài nước trong nhiều tháng qua. Trong hy vọng của những “người Quốc Gia” lẫn người cộng sản phản tỉnh, người ta trông mong những chuyển biến dân chủ hơn trong lãnh đạo là một không tưởng cho đến ngày nào chế độ cộng sản còn tồn tại. Trong chính trị, chấp nhận cho dân chủ thực sự trong sinh hoạt đảng là cổ vỏ cho những manh nha “phản động”, là mầm mống của sự sụp đổ của “chuyên chính vô sản”, của lãnh đạo cộng sản. Trong xã hội, chấp nhận dân chủ là từ bỏ “độc quyền” của tập đoàn lãnh đạo, là kéo cái thành phần đứng trên và ngoài vòng pháp luật này trở về trong sinh hoạt bình thường của xã hội loài người mà ở đó họ sẽ được phán xét như tất cả những người còn lại… nhưng đối với họ, đây sẽ là một bản án tử hình. Hiểu như thế họ còn con đường chọn lựa nào khác?

Khi đã dứt khoát với lá bài cuối cùng này, tập đoàn lãnh đạo CSVN sẽ có thái độ gì đối với những “diễn viên hòa bình” mà họ vừa tạm thời giả lơ chút đỉnh để củng cố thế lực của mình? Chỉ một màn kịch nhỏ đề nghị đóng góp ý kiến, họ đã lôi ra ánh sáng rất nhiều phần tử bất mãn, “đối lập” hay ít nhất là lảo đảo đối với lập trường cộng sản của họ. Người viết không mong thấy những trừng trị như một thời “Nhân văn gia phẩm” hay thê thảm hơn là hậu quả của một chiến dịch “trăm hoa đua nở” ở Trung Cộng. Có thể nói, dù chưa kết thúc, đại hội đảng lần thứ 11 này sẽ thành công hoàn toàn. Những nhà dân chủ tư sản cứ mất công nghiên cứu đại hội đảng sẽ làm gì được cho đất nước, cho con người… Không! đại hội đảng là để kiện toàn và “trong sạch hóa” cơ cấu của đảng. Lập trường cũng như chính sách “mới” sau đại hội lần này của đảng CSVN đối với các thành phần này sẽ có thể thấy trong lần luận tội ông Cù Huy Hà Vũ sắp được tiến hành.

Đại hội đảng không phải để lo việc nước. Những nhà lãnh đạo CSVN hiện nay không cần và không thể xây dựng một mô hình mới nào cả cho Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt-Nam. Không thể - vì họ không có tài năng gì để đề xướng được những đột phá cần thiết cho đất nước. Không thể - vì chính cái chủ thuyết này đã thất bại trên toàn thế giới. Không cần - vì bất tài, họ chỉ còn trông chờ vào những bản thảo của những đàn anh của họ đã làm. Những chính sách kinh tế đẫm máu của họ là những chính sách đã thấy trong các nước cộng sản đàn anh. 35 năm qua, 6 lần đại hội đảng, những tham luận, đúc kết trở thành những bài kinh không có lời cầu nguyện, nhai đi nhai lại như những đống giẻ rách…

Nhưng đối với nhân dân Việt-Nam, lập trường dứt khoát và đúc kết của đại hội đảng lần này trái lại là những đóng góp có giá trị. Người dân, nhất là giới trí thức Việt-Nam sẽ không còn nuôi thêm ảo tưởng thay đổi được đường lối cai trị của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Tôi không tưởng tượng được 5 năm nữa, đứng trước những thất bại kế tiếp, những người lãnh đạo CSVN có đổi mới một lần nữa hay không và nếu có thì sẽ có ai vẫn còn chút “kích thích” với những hứa hẹn như thế để họ có thể sáng chế ra một “học thuyết đổi mới” trong chủ nghĩa cộng sản. Nhưng “đổi mới” thực sự là giai đoạn cuối của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Sô, vì tiến trình tiến hóa của loài người không phải là những chu kỳ để con người có thể trở lại những bước như củ. Từ mượn danh nghĩa độc lập dân tộc, rồi chống đế quốc Mỹ cứu nước, trong chiến thắng mà phải đánh ván bài cuối cùng “đổi mới” là quả họ đã đi hết đường. Đang ôm cái quái thai “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, họ cũng không còn chọn lựa nào khác cho một “chuyên chính vô sản” dù chỉ trong chính trị. “Việt-Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng” gì cả : cái thái độ ngạo nghễ đầy thách thức này là phản ảnh của những lãnh đạo đầy tự tin hay là phút bùng lên của một chế độ đã đến ngày tàn?

Cho những người Việt-Nam thì không có gì nên học hơn là những kinh nghiệm từ chính những người lãnh đạo của cộng sản. Những thanh niên Việt-Nam hãy nghe lại lời tuyên bố của lãnh tụ cộng sản Nam Tư Milovan Djilas để khỏi phí những tuổi xuân của mình:

“20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”.

Cho những ai vẫn còn trông mong một biến chuyển trong những tâm hồn của người lãnh đạo cộng sản Việt-Nam thì hãy nghe lại lời nói của Tổng Thống Nga Boris Yelsin:

“Cộng Sản không thể sửa chửa được mà phải dụt bỏ đi thôi”.

Gần đây, một số tác giả đã viết nhiều bài về kết quả thăm dò dư luận của cả 2 viện BVA (Pháp) và Gallup (Tổ chức Quốc Tế có trụ sở ở Hoa Kỳ) cho thấy Việt-Nam là nước có chỉ số lạc quan cao nhất. Chỉ số lạc quan nhưng ý nghĩa của nó thì không lạc quan chút nào. Ngay tại các quốc gia phát triển, đời sống cao như các quốc gia Tây Phương chỉ số lạc quan còn thấp hơn là tại các quốc gia kém phát triển. Tại Việt-Nam đây là lần thứ hai người ta có thống kê như thế này. Lạc quan nhưng cứ cầu mong viện trợ và cứ sống vọng ngoại thì là gì nếu không phải là “người đi trên mây”? Tập đoàn lãnh đạo cứ tiếp tục nhận khuyết điểm nhưng cứ tiếp tục sống giàu sang cách biệt là gì nếu không phải là bịp bợm, đạo đức giả?

Tăng trưởng cứ tiếp tục cao nhưng đất nước thì cứ tụt hậu so với lâng bang và người dân thì vẫn không đủ ăn đủ mặc thì là gì nếu không phải là phồn vinh giả tạo? Không kể đến tính chính xác có thể tin được của nghiên cứu này tôi vẫn cảm thấy thoang thoáng một nỗi buồn cho quê hương và cho con người Việt-Nam. Đây có phải là phản ảnh của một trình độ nhận thức hay là hoài vọng của những con người sống không có ngày mai – cho nên mọi bình minh đều trở thành những giấc mộng?

Hãy tỉnh dậy, người Việt-Nam!


Võ Trang
Jan 14 2011
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Ngày tưởng niệm trận hải chiến Việt Nam -Trung Quốc năm 1974
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-01-19


Hôm nay ngày 19 tháng Giêng – Ngày Tưởng Niệm Trận Hải Chiến Hoàng Sa khi hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra sức ngăn chận Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, qua đó 74 chiến sĩ hải quân và người nhái của VNCH tử trận.

Image
Bản đồ vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Wikipedia

Sự kiện đó gợi nhớ như thế nào đối với những người trong cuộc, và nhất là có ý nghĩa ra sao ? Thanh Quang trình bày chi tiết sau đây:

Image

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 hẳn mãi đậm nét trong tâm trí của những chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa từng trực tiếp tham chiến, trong tâm trí của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và của người dân Việt – và cả thế giới – yêu chuộng tự do và hoà bình.

Nhân ngày kỷ niệm này, Nguyên Hạm Trưởng Vũ Hữu San chỉ huy Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 trực tiếp tham chiến trong trận đánh đó bày tỏ xúc động như sau:

Hạm trưởng Vũ Hữu San: Tôi bồi hồi nhớ lại Hoàng Sa khi bạn đồng ngũ đã vĩnh viễn ra đi. Tôi nhớ các bạn đã hy sinh trong lửa đạn, những anh em tác chiến ngoài ổ súng, ở Đài Chỉ Huy, trong công tác phòng tai cứu hoả, những anh em bên kỹ thuật…Chúng tôi đến giờ này vẫn nhớ đến anh em. Chắc mọi người bồi hồi đọc lại biến cố này thì cũng thấy là phía bên Trung Cộng nó cũng bực mình chiếc Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư của chúng tôi lắm.

Vì sử liệu của nó có ghi rõ rằng Quân Uỷ Trung ương của chúng nó có cả Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu họp nhau liên miên trong cả bao nhiêu ngày để lên kế hoạch tiêu diệt Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 của chúng tôi. Nhưng giữa vòng lửa đạn đó, khi bị vây bởi cả một hạm đội của Trung Cộng, chúng tôi vẫn oai nghiêm và vững vàng ra khỏi vòng lửa đạn ấy.

Image
Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư.Source lichsuvn.info

Trong số những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh có Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà chỉ huy chiếc Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, để lại nỗi tiếc thương cho thân nhân, bằng hữu, nhất là những bạn đồng khoá với ông. Một trong những người đồng khoá và thân thiết của Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà, là sĩ quan hải quân Nguyễn Tạ Quang, bày tỏ nỗi “tri âm khóc hận” ấy như sau:

Hải quân Trung tá Nguyễn Tạ Quang: Anh Nguỵ Văn Thà với chúng tôi là bạn cùng khoá, tức khoá 12 sĩ quan hải quan Nha Trang. Chúng tôi nhập học năm 1963 và đến năm 1965 chúng tôi ra trường. Ngoài tình đồng khoá, chúng tôi là đôi bạn rất thân nhau. Khi trận Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19 tháng Giêng năm 74 thì lúc đó tôi đang ở Cần Thơ, gọi là Vùng 4 Sông Ngòi, còn anh Thà đang đi hạm đội. Khi chúng tôi nhận được tin hải chiến qua Trung Tâm Hành Quân thì rất xúc động, theo dõi trận đó từng giây phút một.

Đến khi biết được anh Thà hy sinh theo tàu, mặc dù là 1 quân nhân, thực sự tôi xúc động vô cùng, và hầu hết anh em trong cùng khoá không cầm được nước mắt. Tôi thấy đây là một mất mát lớn lao cho anh em đồng khoá với anh Nguỵ Văn Thà. Nhưng trong thời điểm đó, chúng tôi cũng rất hãnh diện cho anh Nguỵ Văn Thà, vì đó là trận hải chiến duy nhất có một hạm trưởng đi theo truyền thống là chết theo chiến hạm. Và hàng năm chúng tôi đều họp khoá anh em lại để tưởng niệm những anh em đã khuất, trong đó có anh Nguỵ Văn Thà.

Bảo vệ Hoàng Sa bằng luật biển của LHQ

Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra cách nay khá lâu – đã 37 năm qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của nó sẽ khó nhạt nhoà ở người dân Việt có tâm huyết với đất nước vốn đang âu lo hiểm hoạ Phương Bắc ngày càng đe doạ đáng ngại đến sự tồn vong của quê hương Việt Nam. Nhân thời điểm kỷ niệm này, LS Nguyễn Thành, chuyên gia về Luật Biển Liên Hiệp Quốc, Điều phối viên của Ủy Ban Công Lý Và Hoà Bình Cho Hoàng Sa và Trường Sa, trụ sở tại Florida, Hoa Kỳ nhận xét về ý nghĩa đó như sau:

Luật sư Nguyễn Thành: Ý nghĩa lịch sử của trận Hoàng Sa là bảo vệ chủ quyền dù rằng lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa yếu hơn nhưng vẫn chống lại hải quân Trung Quốc. Do đó, vào ngày 22 tháng Giêng này, tại San Jose, California, Hoa Kỳ, chúng tôi phát huy tinh thần đó.

Image
Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10. Source Blog hoangcodinh

Ngày xưa có súng đạn thì Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa. Ngày nay chúng ta mất nước rồi thì chúng tôi bảo vệ Hoàng Sa bằng luật biển Liên Hiệp Quốc bởi vì Hà Nội đang toan tính giao cho Trung Quốc Hoàng Sa, Trường Sa và một phần lớn Vịnh Bắc Việt qua 2 hồ sơ họ đã nộp cho Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi phát huy tinh thần bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá, từ trận Hoàng Sa tới ngày hôm nay.
Trong khi cộng sản bán nước thì anh em giữ Hoàng Sa, Trường Sa năm đó mặc dù rất yếu. Còn ngày hôm nay chúng tôi cố gắng ngăn chận 2 hồ sơ của CS tại Uỷ Ban Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc trong ngày Lễ Tưởng Niệm Hoàng Sa tổ chức tại San Jose vào 22 tháng giêng này.

Hạm trưởng Vũ Hữu San nhận xét về ý nghĩa lịch sử của trận hải chiến Hoàng Sa theo cái nhìn của một nhà quân sự:

Hạm trưởng Vũ Hữu San: Trận hải chiến Hoàng Sa có tầm quan trọng lớn trong lịch sử, nhất là đối với những người như chúng tôi. Thứ nhất về hải quân và quân đội, đây là lần đầu tiên ở Đông Nam Á có trận chiến xảy ra giữa biển, mà lại là một nước nhỏ đánh với một nước lớn nhất Á Châu. Và lịch sử sẽ khắc ghi, chẳng hạn, rằng sáng hôm đó, Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4 đang giữa vòng vây của Trung Cộng đã nổ những phát súng đầu tiên.

Và sau cùng lực lượng 2 bên đều thiệt hại.v.v… Khi chúng tôi về tới bến được rồi thì có những nhạc sĩ sáng tác nhạc chẳng hạn như là “HQ4 đánh chìm tàu Trung Cộng”. Rồi có những bài báo về trận hải chiến đó, mà sau này trở thành những chứng liệu lịch sử ghi nhận chúng ta là những người đầu tiên dám đánh với bọn Tàu xâm lược ở ngoài biển xa bờ tới 400-500 cây số. Đặc biệt là chiến trận đó cho thấy hải quân Việt Nam Cộng Hòa vì chủ quyền đất nước mà dám đương đầu với 1 thế lực mạnh hơn rất nhiều.

Image
Huy hiệu Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư HQ4

Và cho đến ngày nay chúng ta cũng không thể nào quên được kẻ thù Phương Bắc cả mấy ngàn năm vẫn có tham vọng xâm lược vậy thôi. Điều tối hậu của dân VN là phải đánh đuổi họ để giữ chủ quyền của mình. Chúng ta phải giữ vững tinh thần đó, tinh thần như hải chiến Hoàng Sa để tiếp tay cho những người dân Việt yêu nước tranh đấu giành lại giang sơn hiện thuộc CS và biển Đông đang mất dần vào tay Trung Quốc.

Có lẽ nhân dịp này, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt Việt Nam, câu hỏi cũng cần được nêu lên là biển, đảo VN do tổ tiên để lại được nhà cầm quyền Hà Nội bảo vệ ra sao ? Hạm Trưởng Vũ Hữu San cho biết:

Hạm trưởng Vũ Hữu San: Chúng tôi rất buồn, vì với tư cách người lính chúng tôi thấy giặc đến nhà ngay cả đàn bà cũng phải đánh. Trong khi Trung Quốc vô trong nhà mình, giết người mình, giết cả dân thường, không cho họ đánh cá cùng nhiều hành động lấn lướt khác – rất nhiều lần.

Tôi nhớ trước khi xảy ra trận hải chiến đó 1-2 ngày, chính tôi từng bắn nó để đe doạ nó rồi. Tôi đã từng dùng tàu đâm bể Đài Chỉ Huy của 1 tàu địch. Vì vậy mà nó lùi ra. Tôi nghĩ nếu chúng ta làm mạnh thì nhất định bọn Tàu sẽ lùi lại. Và tôi rất bực mình là nhà cầm quyền Hà Nội không phản ứng gì hết.

Bài học từ trận Hoàng Sa

Một câu hỏi khác cũng cần được nêu lên là cuộc hải chiến Hoàng Sa có thể giúp mang lại bài học như thế nào ? Hạm Trưởng Vũ Hữu San nhận xét:

Hạm trưởng Vũ Hữu San: Vụ Hoàng Sa năm 1974 nhất định phải đánh rồi, vì đất của mình mà nó vô xâm chiếm. Lúc đó nó chiếm mất 3-4 đảo rồi. Riêng Khu Trục Hạm Trần Khánh Giư với lực lượng cơ hữu của tôi đã chiếm lại được 1 đảo. Chiếc HQ16 cũng mang quân lên giữ được 1 đảo.

Đến lúc chúng tôi muốn chiếm lại các đảo Duy Mộng và Quang Hoà thì không làm được vì các chiến hạm không đến được đúng lúc. Đáng lẽ ra 4 chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa đều vây vào chỗ đó mình mới có hy vọng chiếm được mục tiêu đó. Điều đó không thực hiện được. Và giờ này tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta cần phải rút tỉa bài học. Thì nhân ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa này, những chiến sĩ đã hy sinh rồi, tôi nghĩ bây giờ chúng ta phải cứu cho những người mới bằng cách là phải nghiên cứu lại, phải biết tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy.

Qua hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi suy luận rằng trong tương lai sẽ xảy ra biến cố tương tư. Vì Phương Bắc không bao giờ ngưng lấn chiếm biển Đông.

Chính phủ, quân đội hay hải quân phải biết rằng muốn chiến thắng phải gởi xung lực. Chúng tôi chỉ có 4 chiến hạm trong tổng số mấy chục chiến hạm ra tham chiến ngoài đó. Có thể phải đưa nhiều chiến hạm hơn nữa ra để làm công tác quan trọng cho vận mệnh đất nước. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc là không quân cũng không bay ra Hoàng Sa khiến các bạn mất dịp góp mặt trong quân sử VN. Đánh nhau thì cần phải dốc toàn lực. Nếu cần thì toàn dân chiến đấu. Trong trận Hoàng Sa chúng tôi vô cùng cơ đơn. Chúng tôi xin phép là vì trong tuổi đã già yếu rồi, phải nói lên lời cuối của chúng tôi để mong rằng thế hệ tương lai học hỏi.

Cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 ấy có lẽ khiến người dân Việt liên tưởng tới di chúc của Vua Trần Nhân Tôn cách nay 700 năm để lại cho con cháu rằng “Các ngươi chớ quên nước lớn thường làm trái đạo. Hoạ muôn đời của ta là Trung Hoa. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới, luôn bầy đặt chuyện để gây hấn, không thôn tính thì gậm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tất đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Đấy là di chúc cho con cháu muốn đời”.

Liệu di chúc thiêng liêng đó có được con cháu hữu trách trong nước làm đúng với ý của Ngài hay không ?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

ANH CÒN NHỚ HAY ANH ĐÃ QUÊN


Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.

Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam!

Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.

Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá.

Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu.

Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.

Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại.

Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy.

Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.

Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.

Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.

Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.

Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng: đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình!

Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.

Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.

Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.

Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.

Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.

Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.

Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta

Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!

TỘI ÁC CỦA BỌN CỘNG SẢN
.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

"Tù nhân thế kỷ" Trần Văn Thiêng được tự do
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-02-14

Ông Trần Văn Thiêng, một “tù nhân thế kỷ” ở Việt Nam vừa thoát khỏi cảnh lao lý, đoàn tù với gia đình ở Tiền Giang.

Image
Hình do gia đình ông Đoàn Văn Thiêng gửi RFA
Ông Đoàn Văn Thiêng được tự do sau 26 năm tù đày.

Hồi năm ngoái, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động sau khi được tin các “tù nhân thế kỷ” như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo trở về với gia đình và bằng hữu sau hơn 30 năm và trên 20 năm lâm cảnh đoạ đày, thì hôm nay một “tù nhân thế kỷ” khác cũng vừa thoát khỏi cảnh lao lý.

Người tù “thâm niên”

Vào lúc 8 giờ sáng thứ Hai ngày 14 tháng Hai này, tù nhân chính trị bất khuất Trần Văn Thiêng, 75 tuổi, từ trại giam Xuân Lộc được trở về với gia đình sau tổng cộng 26 năm trong cảnh tù đày. Ông trước hết bày tỏ nỗi thương nhớ vợ con:

“Có lúc nhớ…(khóc). Nhớ nhiều khi đau quả tim (khóc). Nhiều khi tôi nhớ mẹ con nó quả tim tôi đau. Đang hạnh phúc bị cộng sản nó làm (khóc) con xa cha, vợ xa chồng.”

Đi rước người tù chính trị này tại trại Xuân Lộc có con gái ông, cô Trần Thị Thiên Kim, cùng một số người thân. Cô Thiên Kim bày tỏ nỗi vui mừng trong ngày mà cô gọi là “đại hỷ” này:

“Nói chung gia đình chúng tôi rất là mừng. Cả tuần nay gia đình nôn nóng đi lo cho Ba. Thứ nhất là sức khoẻ của Ba. Thứ nhì là hôm nay ngày 14 tháng 2 là ngày kỷ niệm, ngày đại hỷ của gia đình khi gia đình được xum họp với nhau. Và gia đình cũng tự hào có một người Cha rất là vỹ đại.”

Là sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt của VNCH, nên sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, ông Trần Văn Thiêng, quê quán ở Tiền Giang, phải chấp hành lệnh gọi là “học tập cải tạo” và trải qua tù đày 6 năm trước khi ông bị Hà Nội bắt vào tháng 2 năm 1991 vì tội gọi là “viết tài liệu chống phá cách mạng”, “ âm mưu lật đổ chính quyền”, nhất là cuốn “Chiến Quốc Sách VN – Thí Điểm Chiến Lược Hoa Kỳ” – qua đó ông dự báo về chiến lược Hoa Kỳ tại Đông Dương cùng những thách thức mà Hà Nội gặp phải sau khi chiếm được Miền Nam tự do.

Năm 1991 ấy, ông bị án tù 20 năm – và thọ án cho tới hôm thứ Hai này. Ông Trần Văn Thiêng phản ứng trước hành động của giới cầm quyền Việt Nam:

“Họ vi phạm Hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam, là tội phạm chiến tranh mà lại vô bắt người ta bỏ tù. Hiện nay tôi trở về nhà sau trên 35 năm sống xa nhà, trên 25 năm sống trong tù. Thì tôi thấy là trên thế giới này chỉ có nước CHXHCNVN là nhốt người ta lâu như vậy, mà nhốt người vô tội.

Image
Ông bà Trần Văn Thiêng đoàn tụ sau hàng chục năm lao lý.
Hình do thân nhân ông Đoàn Văn Thiêng gửi RFA

Những người vô tội mà bị nhốt 20 năm trở lên là rất nhiều. Hiện nay trong tù Xuân Lộc còn những người 20 năm mà vẫn còn ở trại K2. Nghĩa là trên thế giới này chỉ có nước VNCS là bỏ tù người ta quá nhiều.

Tại Châu Phi, có ông Nelson Mandela ở tù 25 năm, rồi ra tù làm Tổng thống Nam Phi lúc bảy mươi mấy tuổi. Mai mốt tôi sẽ viết thư gởi ông thông báo rằng “Tôi ở tù hơn Ngài 1 năm”. Trên thế giới này ông ấy ở tù nhiều nhất là 25 năm mà tôi phải ở tù tới 26 năm, tức trên ông 1 năm.”

Những cái chết thương tâm

Nhân dịp này, cựu tù nhân bất khuất Trần Văn Thiêng kể lại những gì ông chứng kiến trong nhà tù CS, và kể lại cái chết cận kề với chính mình khi ông thường xuyên trong tình trạng bệnh nặng phải cấp cứu – và đang bị suy thận cấp độ 4, bị bứu tiền liệt tuyến nguy hiểm.

“Ở tù tôi chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em chính trị, chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em hình sự. Tôi vô bệnh xá hổm rày có mấy tháng mà chứng kiến khoảng 10 anh em hình sự chết. Họ chết giống con chó chết, chỉ hơn con chó có cái hòm thôi.”

Tội nghiệp ghê lắm. Cho về với gia đình đi thì họ chết còn mát thân hơn. Đàng này để đó khiến họ bị giằn vặt trước khi chết cả tuần lễ. Lúc tôi còn ở chung với anh em tại trại K3, tôi hỏi tại sao trại này chết nhiều quá vậy?

Họ cố ý giết mình về vấn đề vết thương, toan tính giết bằng tuổi già ăn uống không được. Tôi đi không nỗi mà. Có lúc rán bước lên xe để đi bệnh viện nhưng tôi đi không nỗi ! Nhưng tới bệnh viện thì trị sơ sài, trị mới mười mấy ngày thì tôi bị chở về trại bỏ đó khiến bệnh tái phát. Tới một, hai tháng khi mình gần chết thì họ chở đi nữa.

Tôi bị 3 lần đi bệnh viện mà 9 lần đổi bệnh viện. Mỗi lần phải đợi người ta làm thủ tục rồi trị mình mười mấy ngày thì lại chở về trại bỏ đó. Cứ làm vậy hoài bệnh không thể nào hết được. Người ta nói họ nuôi bệnh chớ không phải trị bệnh.

Và ông không quên nêu ra một dẫn chứng cụ thể như sau:

“Nhân đây tôi xin báo động với công luận thế giới là hiện nay họ đối xử với tù nhân nói chung và bệnh tù nói riêng rất là ác độc. Bây giờ nếu thế giới muốn biết VN có nhân đạo hay không thì cứ đi tới thăm nghĩa địa của trại Z30A thì sẽ thấy mộ nhiều hơn nấm.”

Báo động…

Vừa thoát khỏi vòng lao lý sau gần 3 thập niên trong cảnh đoạ đày, tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng có nhận xét về chế độ CS như sau:

“Cảm xúc của tôi là kể từ khi CS chiếm Miền Nam VN thì hiện nay lần đầu tiên tôi mới được tự do – lần đầu tiên gần 40 năm tôi mới được tự do. Được tự do về với gia đình thì tôi không biết rồi đây họ có làm khó làm dễ mình hay không?

Bây giờ tôi xin báo động với thế giới rằng chế độ CS là một chế độ kém văn minh. Nếu họ tồn tại ở nước VN nầy 1 thế kỷ, 1 thiên niên kỷ nữa thì VN vẫn giậm chân tại chỗ hoặc là thụt lùi chớ không thể nào tiến bộ được. Bởi vì sự văn minh chỉ do con người - con người là yếu tố quan trọng.

Cho dù đem thứ văn minh gì tới đây người CS vẫn không áp dụng được. Luật pháp họ nói một đàng xử một nẻo. Họ bắt tội tôi là lật đổ chính quyền trong khi không có chứng cứ nào, tôi không có cây súng nào thì làm sao lật đổ chính quyền được?

Tôi hồi nhỏ, khi còn là sĩ quan thì học với Mỹ rồi làm việc với Mỹ thì họ nói tôi là CIA của Mỹ - họ chỉ nhắm chừng nói vậy thôi. Khi tôi gởi một cuốn sách sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình luận án thì họ nói tôi hoạt động để lật đổ chính quyền. Họ chụp mũ như vậy. Do đó tôi xin báo động với thế giới là chế độ này vẫn còn nằm trong u ám.”

Và ông không quên lo cho số phận của những anh em bạn tù còn tiếp tục trong cảnh đoạ đày:

“Tôi về thì anh em có gởi lời cảm ơn thế giới, gởi lời cảm ơn Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ xin làm sao Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Hội Chữ thập Đỏ quản lý sức khoẻ cho anh em tù chính trị. Bằng không thì sinh mạng của họ rất lâm nguy!”

Nhân lúc tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng rời khỏi cảnh lao lý, một số bạn tù trước kia của ông bày tỏ tâm trạng của mình. Chẳng hạn như cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển không bao giờ quên tinh thần bất khuất cùng tâm sự khắc khoải của ông Trần Văn Thiêng trước sự tồn vong của quê hương và tự do, dân chủ của dân tộc.

Nguyễn Bắc Truyển: “Là người từng được sống trong nhà tù với ông Trần Văn Thiêng, tôi cảm thấy rất là xúc động ngày hôm nay khi được tin ông Trần Văn Thiêng đã rời khỏi nhà tù Xuân Lộc để về với gia đình. Trong thời gian qua, khi ở tù chung với ông, tôi cảm nhận được tình cảm của ông đối với đất nước và dân tộc vẫn còn nhiều lắm. Sức khoẻ của ông bị sút giảm rất nhiều sau thời gian tù đày 26 năm, thời gian xa gia đình là ba mươi mấy năm. Khi tôi còn trong đó thì bác Thiêng bệnh rất nặng làm cho tôi nghĩ ông rất khó vượt qua. Do đó phải nói rằng hôm nay tôi rất vui khi thấy ông được trở về mặc dù sức khỏe của ông còn phải được chữa trị rất nhiều. Nhưng ông đã về với gia đình, về với đồng bào của mình. Và có những người bạn tù rất trông đợi bác về.”

Một bạn tù khác của ông Trần Văn Thiêng là Thượng Toạ Thích Thiện Minh, bày tỏ cảm xúc như sau:

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: “Tôi vừa cảm động vừa vui mừng, nghĩa là nửa vui nửa buồn. Tôi vui là vui ông Trần Văn Thiêng được ra khỏi tù. Còn buồn là lo rằng trong tù hiện vẫn còn nhiều người lâm hoàn cảnh túng khó trong lao tù CS. Và tôi cũng buồn lo vì hiện ông Trần Văn Thiêng bị bệnh nặng lắm, không biết ra ngoài có điều trị được không những chứng bệnh nan y của ông. Tôi mong rằng tất cả đồng bào VN trong và ngoài nước – những người yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như hoà bình nên có tinh thần giúp đỡ ông Trần Văn Thiêng khi ông ra ngoài điều trị.”

Thưa qúy vị, sau khi những “người tù thế kỷ” như ông Trần Văn Thiêng, và trước đó là các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo…được rời khỏi cảnh đoạ đày, thì câu hỏi được nêu lên là thân phận của những tù nhân chính trị bất khuất, lâu năm khác, nhất là cựu đại uý Nguyễn Hữu Cầu, sẽ ra sao?

Đó là chưa kể còn biết bao ngừơi tù chính trị vô danh khác mà công luận cho là đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Post Reply