Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Phụ Lục (kể tiếp theo bài trên):

“người nhà nước” cướp của dân không đạt kết quả

VRNs (18.08.2011) – Quả thật, thực tế cho thấy công an của nhà nước cộng sản VN này chẳng những lưu manh côn đồ, mà còn chuyên giở trò bịa đặt trơ trẽn, vu cáo hạ tiện nhất thế giới nữa. Mời quý độc giả xem tường thuật của người trong cuộc, nhà báo tự do Tạ Phong Tần trong chuyến thăm chùa Liên Trì, quận 2 trong ngày Vu Lan vừa qua.

Cái tít bài này mới đọc thì thấy có vẻ hơi lạ, nhưng mà đọc rồi quý vị sẽ thấy là quen. Thường thì từ trước đến nay, người ta thường thấy báo chí hay viết “cướp chưa hoàn thành”, “cướp chưa được” chớ chưa thấy viết “cướp không đạt kết quả” bao giờ. Sở dĩ tôi dùng từ “cướp không đạt kết quả” nhằm chỉ chính xác bản chất sự việc đã xảy ra.

Theo quy định tại điều 133 BLHS, tội cướp tài sản được hoàn thành từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội, từ lúc thực hiện hành vi phạm tội, không cần thiết phải có hậu quả xảy ra và cũng không cần thiết phải có thiệt hại tài sản xảy ra. Không đạt kết quả vì nạn nhân (tôi) không đem tài sản giá trị hoặc vật gì khác theo người, nếu có thì cũng đã bị cướp sạch sành sanh rồi. Thuật ngữ chuyên môn pháp luật gọi trường hợp này là: Tội phạm đã hoàn thành nhưng mục đích không đạt được do điều kiện khách quan ngoài ý muốn của tội phạm, nên vẫn đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Cũng chiếu theo luật, cướp có dự mưu, có tổ chức, có băng nhóm, dùng thủ đoạn nguy hiểm (hung khí, vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn…) là những tình tiết tăng nặng mức hình phạt khi xét xử. Theo một số nguồn tin đặc biệt thì bọn chúng đã bố trí bao vây, rình rập quanh chùa Liên Trì và các con đường quanh chùa từ lúc 3 giờ sáng ngày 12/8/2011.

Như tôi đã tường thuật phần đầu trong bài viết “Nhà chùa phát quà, Nhà nước ăn cướp”, chúng tôi ra khỏi chùa Liên Trì khoảng 30 mét thì xe tôi bị 3 xe máy chở 6 thanh niên bặm trợn mặc thường phục ép lại cúp đầu xe. Chúng tôi bị bọn chúng lôi vào trụ sở Công an phường An Bình, quận 2. Ở đây, tôi thấy có khoảng 20 tên mặc thường phục, trong số này có tên Nguyễn Minh Thắng, tên Quân mặt đen đầu quăn (PA35 Công an TPHCM) từng nhiều lần vào nhà tôi cướp tài sản của tôi.

Image
Các thương phế binh trong giờ ăn trưa
do chùa Liên Trì khoản đãi

Image

Image

Image

Image

Image

Image
Ông Hai Giúp, TPB/VNCH bị thương tật hai mắt không thấy đường,
cụt hai tay và cụt một chân tới háng. Ba Cha con (anh Tùng, người đang ngủ,
con gái người đang ngồi), từ dưới quê Đồng Tháp phải trốn công an
lúc nửa đêm cõng Ba ra bến xe, Mãi đến 5 giờ sáng mới đến chùa nhận quà,
bị công an câm không cho đi, đén nơi đều mệt mỏi

Một tên mặc áo thun sọc ngang xanh lá cây quát: “Đứng lại, đưa giấy tờ kiểm tra”. Chúng tôi dừng xe, tôi hỏi: “Trước khi anh muốn kiểm tra tôi thì anh phải trình giấy tờ anh ra trước, các anh phải chứng minh các anh là người của cơ quan nào, tôi không biết các anh là ai, các anh ăn mặc giống như thằng xe ôm. Anh không đưa giấy cho tôi xem thì tôi không có nghĩa vụ trình giấy cho các anh”. Ba tên ngồi sau bước xuống xe sấn tới, định chụp tay tôi lôi xuống xe. Tôi quát: “Tránh ra, mày không có quyền ra lệnh cho tao, không được đụng vào tao, đồ ăn cướp”. Bọn chúng rụt tay lại, gọi điện thoại cho 2 CSGT chạy tới. Hai CSGT một người đeo hàm Trung úy bảng tên Nguyễn Sơn Lâm, 1 người đeo hàm thiếu úy không có bảng tên. Trung úy Lâm nói: “Chào chị. Cho tôi xem giấy tờ xe?”. Tôi nói: “Anh là Nguyễn Sơn Lâm, số quân (tôi đọc to lên), cấp bậc Trung úy. Anh muốn xem giấy gì?”. Trung úy Lâm nói: “Giấy chủ quyền, giấy chứng minh nhân dân, giấy bảo hiểm”. Bạn tôi (anh Mỹ) lấy giấy đưa ra. Trên túi áo Trung úy Lâm chỗ bảng tên có giắt cây viết nhựa, che hàng chữ số, tôi lấy tay kéo cây viết ra chỗ khác để nhìn cho rõ. Tên mặc áo thun trắng ngắn tay chọt tay vào gạt tay tôi ra, hắn quát: “Không được đụng vào”. Tôi quay lại quát hắn: “Mắc mớ gì tới mày, mày là thằng nào? Tránh ra, chỗ tao đang làm việc với ông Trung úy đây, mày là cái thá gì mà chen vào?”. Tôi quay sang Trung úy Lâm nói: “Tôi kéo cây viết ra để nhìn cho rõ tên, số quân của anh. Nếu anh làm sai, tôi cứ theo tên và số này mà kiện anh. Tôi có quyền đọc tên và số của anh, đúng không?”. Trung úy Lâm nói; “Chị nói đúng”.

Lâm cầm giấy, chạy đến nói với một tên thường phục đang đứng xa bên ngoài, tôi nghe rõ Lâm nói: “Giấy tờ đủ hết, không sai cái gì”. Bọn chúng xì xầm với nhau một lúc, Lâm trở lại nói: “Anh chị đem xe về phường”. Tôi hỏi: “Xe chúng tôi vi phạm cái gì mà phải đem về phường. Tôi không đi đâu cả. Tôi yêu cầu lập biên bản tại đây”. Lâm nói: “Về phường lập biên bản. Phường cũng gần đây thôi. Chị đi theo tôi, tôi không làm gì chị đâu”. Tôi mắc cười, nghĩ thầm: “Thứ Trung úy gà mờ này, chỉ biết làm cái công cụ răm rắp cho tụi an ninh ăn cướp có giấy phép sai bảo thì dám làm gì ai. Tao cũng muốn xem chúng mày hùng hổ như bầy sói đói hằm hè xung quanh tao giở được trò gì”. Tôi nhìn quanh, thấy có gần 20 tên thanh niên bặm trợn mặc thường phục kiểu xe ôm, nhưng mặt mày bặm trợn hung hăng nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống mình. Xe máy của chúng thì khóa đầu khóa đuôi chặn đường, tôi và bạn tôi có muốn quay qua quay lại cũng không được, mà đoạn đường này thì vắng ngắt không có nhà dân.

Chân dung các mật vụ cướp đồ của người tàn tật

Image

Image
một tên khác

Image
2 tên nữa

Đến sân Công an phường An Bình (quận 2), 2 CSGT cứ lúng ta lúng túng như gà nuốt dây thun, cầm giấy tờ xe lật qua lật lại chớ không biết làm gì. Bọn thường phục vây theo chúng tôi lúc nãy đứng túm tụm xung quanh. Tôi thấy tên Nguyễn Minh Thắng và tên Quân đứng núp sau lưng những thằng khác, cách xa tôi chớ không đứng gần.

Khoảng vài phút sau, có lẽ đã nhận lệnh của sếp, chúng vây quanh tôi ra lệnh: “Chị vô trong này làm việc”. Tôi quát lại: “Chúng mày là thằng nào trình giấy cho tao coi. Muốn làm việc với tao phải có sắc phục, bảng tên đàng hoàng, chúng mày không có quyền ra lệnh cho tao. Tao không đi đâu cả”. Một thằng mặc áo thun trắng ngắn tay, trên mũi có cái thẹo nhỏ quát tôi: “Đi vô”. Tôi quát lớn: “Không. Chúng mày muốn ăn cướp à, muốn bắt cóc à, đồ xã hội đen, đồ súc sinh”.

Bọn chúng xúm lại 6 tên dùng vũ lực lôi tôi vô một căn phòng sâu phía trong. Tên Thắng và 3 tên khác xông vào đạp tôi té vào một góc phòng. Tên mặc áo sơ mi xanh sọc trắng đạp vào bụng tôi. Tôi gào lên: “Quân súc sinh, quân giết người, lưu manh côn đồ, hèn hạ bẩn thỉu. Chúng mày là đồ chuột cống, đồ chó đ…. Nhà nước gì chúng mày, chế độ cộng sản của chúng mày là chế độ súc vật, chuyên bắt cóc cướp giật. Nhân quyền của cộng sản Việt Nam là nhân quyền ăn cướp, nhân quyền bắt cóc, nhân quyền xã hội đen… Thằng súc sinh Nguyễn Minh Thắng, thằng chó đ… áo xanh sọc đó mày đạp tao mày nhớ nghe, mày ngon thì mày đừng có chối. Bọn chúng mày đàn ông thanh niên lưng dài vai rộng mà hèn, ỷ đông đàn áp một con đàn bà tay không vũ khí như tao thôi. Tụi mày có giỏi thì ra đánh đuổi bọn Trung Quốc đi, chúng bắn giết, cướp tàu ngư dân đó, sao không thằng nào dám làm, giỏi hành hung một mình tao. Dám ra đường chơi tay đôi không? Đồ hèn, thằng nào ra lệnh cho chúng mày bắt cóc tao cũng là đồ hèn, đồ chuột núp trong ống cống. Chúng mày họ tên gì, đơn vị nào chúng mày báo danh cho tao coi, dám không”.

Image
3 tên với 3 camera

Image
4 tên

Thằng mũi thẹo vỗ ngực xưng nó là an ninh, nó bảo vệ an ninh quốc gia. Nó quát tôi: “Ngồi xuống, ngồi xuống. Người ta mời mà chống cự thì vậy đó”.

Tôi lại quát vào mặt nó: “Tao không ngồi, mày không có quyền gì ra lệnh cho tao. Tao thích đứng là đứng, thích ngồi đâu thì ngồi, lúc nào tao muốn nằm thì tao sẽ nằm. Mày là con chó không có họ tên, an ninh gì mày. Chúng mày bảo vệ mấy thằng Tàu chớ quốc gia gì. Đồ mất dạy, điều luật nào cho phép chúng mày “mời” kiểu côn đồ đó. Kiểu “mời” của mày mày đem về cho má mày xài đi, đừng có giở trò “mời” kiểu mất dạy đó với tao. Về nhà nói với má mày đó, “tôi mời bà mà bà không đi thì tôi nắm đầu bà tôi lôi đi”, coi bả có côn chổi chà nhúng đường mương lên đầu mày không”.

Bọn chúng nhào tới, đè đầu tôi xuống bàn, bẻ tay để cướp túi xách tôi đang đeo trên người, cướp điện thoại di động và cướp xâu chìa khóa nhà trong túi quần rồi nhanh như chớp đem ra khỏi phòng, chắc là cho mấy thằng sếp chúng nó chúi mũi vào mò mẫm từng cọng chỉ. Tôi cứ gào lên thật lớn: “Thằng chó đ… Nguyễn Minh Thắng mày cướp túi xách tao, mày cướp điện thoại tao. Trên thế giới này có chế độ nào chặn đường dân bắt cóc cướp tài sản như chế độ cộng sản đê tiện súc sinh này hay không. Nhục nhã cả lũ chúng mày, nhục nhã cả dòng họ chúng mày đã đẻ ra những thằng súc sinh đê tiện là chúng mày. Đồ ăn cướp, một chế độ ăn cướp nuôi béo một lũ lưu manh ăn cướp bằng tiền thuế của dân. Dân Việt Nam ra ngoài bị TQ cướp, ở trong nước bị bọn tay sai chế độ cộng sản súc sinh ăn cướp. Chúng mày ngon thì xưng họ tên ra, dám ra đường vỗ ngực xưng tên chúng mày bắt cóc tao, chúng mày cướp tài sản của tao, dám không, để cho dân chúng họ … lên đầu chúng mày”.

Image

Phía bên kia, bạn tôi cũng bị bọn chúng lôi vào phòng đánh đập dã man, tôi nghe tiếng kêu “Trời ơi” thật lớn vọng vào. Tôi liền đấm mạnh vào cửa phòng, đấm vào tủ sắt ầm ầm và gào lớn: “Giết người, bọn công an súc sinh giết người. Đồ công an hèn hạ bẩn thỉu, chúng mày ỷ đông hành hung đánh đập bạn tao”. Bọn chúng mở cửa xông vào phòng đang nhốt tôi, tôi chạy ra thì thấy đúng là chúng đang nhốt bạn tôi ở phòng bên cạnh. Chúng hè nhau lôi tôi trở vô phòng đóng cửa lại. Thằng mũi thẹo xông xông tới chỉ vào tôi nói: “Bọn mày là đồ ngu, có học mà ngu. Tiền bán nước mà mày cũng đến chùa đó mày nhận”. Tôi gạt phắt tay hắn xuống, quát: “Mày bỏ tay xuống thằng chó đ…. Tao bán nước cho ai, bán chỗ nào, bán bao nhiêu tiền? Tao bán sao bằng chúng mày. Chế độ cộng sản chúng mày mới là bọn bán nước lấy hàng tỷ tỷ đô-la đó, chúng mày bán cho bọn TQ vô từ Lạng Sơn đến Cà Mau chỗ nào cũng có TQ, đến mấy chục ngàn thằng TQ, người ta chớ có phải con kiến, chúng mày không bán sao bọn TQ nó ngang nhiên vô ở đầy hết được”.

Nhân đây nói thêm, thằng này không già, não trạng nó là não trạng những đứa sinh sau năm 1975 được bọn quan thầy bán nước nhồi sọ cho nó tư tưởng mấy chục năm nay không thay đổi, đó là coi bà con Việt kiều đều là hạng “đĩ điếm ma cô chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc”. Đồng tiền bà con ở hải ngoại làm ăn cực khổ quyên gởi về giúp các TPB khốn khổ vẫn bị bọn chúng coi là “bán nước”, là “dơ bẩn”. Các ngôn từ hoa mỹ như “khúc ruột ngàn dặm”, “Việt kiều yêu nước”, “hòa hợp hòa giải dân tộc”, “xóa bỏ hận thù hướng đến tương lai”, v.v… đều là giả dối, lừa bịp để móc tiền trong túi đồng bào mà thôi. Rồi sau đó không ít người bị trả giá như Trịnh Vĩnh Bình, Jimmy Trần sau khi cạn hết tiền bạc thì ngồi tù hay đang bị chính nhà cầm quyền Việt Nam truy nã.

Thằng mũi sẹo này còn trơ trẽn nói rằng không có TQ nào tấn công tàu, bắt người, giết người, cướp tàu của Việt Nam hết. Nếu TQ mà đánh qua Việt Nam nó đưa súng cho tôi đi chiến đấu chống TQ. Nó còn nói bài viết của tôi nó đọc thuộc lòng không sai một chữ. Tôi nói: “Vậy thì mày lấy nấu uống cho đầu óc mày nó sáng láng ra”. Tôi sững sốt đến mức độ nhất thời không biết dùng từ ngữ gì để mắng chửi nó cho đúng với sự trơ tráo, mặt dạn mày dày đến vô liêm sỉ cùng cực như tên này. Chuyện TQ tấn công ngư dân Việt Nam thời gian gần đây báo “lề phải” đăng hà rầm, mà nó dám dày mặt nói không có. Chúng nó, những thằng đàn ông thanh niên đang hung hăng dùng vũ lực đánh đập, đàn áp tôi, nhưng giặc đến nhà thì trơ mặt bảo một con mụ già tuổi đã bước sang bên kia cuộc đời người, có thể chết lúc nào không hay, bảo vệ tổ quốc cho chúng nó.

Thằng súc sinh mũi sẹo và những thằng súc sinh quan thầy chúng mày, những thằng đồng bọn của mày nghe đây. Mày đã khoe rằng mày đọc bài của tao không sót chữ nào thì tao chửi mày ở đây cho cả lũ chúng mày đọc, cho cả dòng cả họ, cả bố cả mẹ chúng mày đọc mà nhục nhã vì đã sinh ra thứ chó săn mất nhân tính như chúng mày.

Một lúc sau, một người đàn ông tuổi khoảng 55-60, tướng lùn, mặc thường phục nhưng mang giày công an mở cửa bước vào, không cần thông minh lắm cũng biết ông này là đồng bọn của lũ an ninh ăn cướp kia. Ông ta kéo ghế ngồi rồi nói: “Chị phải bình tĩnh, thông cảm, có gì từ từ nói. Người ta mời sao không vô? Chị cứ la hét hoài làm sao trao đổi được”. Tôi gào lên: “Tôi đang đi ngoài đường tự dưng bị dùng vũ lực bắt cóc lôi vô đây, đánh đập tôi, cướp tài sản của tôi. Ở đâu quy định cái kiểu “mời” mất dạy đó? Đừng bao giờ dùng chữ “mời” đó trước mặt tôi, “mời” kiểu ăn cướp đó thì chúng nó đem về “mời” dòng họ chúng nó đi. Tôi là nạn nhân của chế độ ăn cướp, đã hành hung, đánh người, cướp tài sản mà còn muốn bịt miệng nữa sao. Tôi cứ gào lên đó, tôi cứ chửi đó. Tôi không có nhu cầu trao đổi cái gì với lũ lưu manh ăn cướp. Nếu các người biết tôn trọng pháp luật thì các người phải thả tôi ra, trả tài sản cho tôi. Bắt cóc, cướp tài sản giữa ban ngày, trụ sở công an mà toàn một lũ lưu manh côn đồ hành hung người dân lương thiện. Đây là nhà nước pháp quyền, là tôn trọng nhân quyền, là tôn trọng công ước quốc tế của các người đó sao? Toàn một lũ từ trên xuống dưới dối trá, lừa gạt, trơ tráo, mặt dày. Mà thôi, tôi không cần nói nhiều với anh. Anh là ai, họ tên gì, ở đâu, đơn vị nào? Tôi đâu biết anh là ai, nói nhiều với anh cũng phí lời, chẳng giải quyết được việc gì”. Ông ta quê độ đứng dậy đi ra.

Bọn chúng nhốt tôi trong phòng, cho một thằng bảo vệ ngồi canh tôi rồi đi hết ra ngoài. Hễ chúng ra ngoài thì ở trong tôi đập bàn, đập tủ, đạp cửa ầm ầm. Chúng mở cửa xông vô thì tôi xông ra hét lên “Đồ ăn cướp trả tài sản cho tao”, chúng lôi tôi vô trong thì tôi tiếp tục chửi mắng chúng nó. Chúng đóng cửa bỏ ra ngoài thì tôi tiếp tục đập ầm ầm nữa.

Đến xế chiều, tôi leo lên bàn làm việc trong phòng nằm ngủ. Ngủ được một lúc, chúng cùng với hai công an phường vô phòng kêu tôi thức dậy nói là chúng nó lập biên bản tôi gây rối trật tự trong cơ quan chúng nó, bảo tôi ký. Tôi ngồi dậy gào lên: “Mày lập biên bản kệ cha chúng mày chớ”. Thằng mũi sẹo sấn đến gần tôi, tôi phun nước miếng vô mặt nó, tiện tay lượm chiếc dép dưới chân phang vô mặt nó luôn. May cho nó là dép da không được nặng nên lực phang không nhanh và mạnh được, thành thử nó né, phang không trúng.

Một thằng già già mặc đồ công an phường, đeo hàm trung tá đến biểu tôi đi về. Già cỡ này mà trung tá chắc cũng phó, trưởng phường gì đó. Tôi hỏi: “Anh giữ chức vụ gì ở phường này? Bắt tôi vô đây, đánh đập hành hung tôi, cướp tài sản của tôi giờ giải quyết thế nào? Đâu phải muốn bắt thì bắt, muốn đuổi ra thì đuổi”. Tôi lặp lại câu hỏi mấy lần, hắn làm thinh không nói chức vụ gì. Tôi nhất định không đi, hắn nói: “Không đi thì đánh chết mẹ bây giờ”. Tôi nổi khùng lên, đang ngồi trên bàn nhảy xuống đất, xông tới trước mặt hắn gào lên: “Đánh đi, mày đánh tao đi, phải đánh cho chết à. Tao sẵn sàng chết tại chỗ này để cả thế giới thấy tội ác của chế độ cộng sản đê tiện chúng mày”.

Thằng mũi sẹo bô bô nói: “Có người tố cáo chị phạm tội nên chúng tôi bắt”. Tôi quát nó: “Ai tố cáo? Tố cáo tội gì mày chỉ ra coi?”. Hắn nói: “Chúng tôi phải bảo vệ nhân chứng, sao nói được”. Hắn bỏ đi ra ngoài, kêu mấy thằng thường phục đến xúm lại lôi tôi ra ngoài cổng. Bọn chúng đem túi xách, áo khoác, nón của tôi liệng ra cổng công an phường. Tôi đứng ngoài cổng tiếp tục chửi mắng chúng, chúng cho 2 thằng thường phục chạy ra đóng kín cổng lại. Tôi sang quán cà phê bên kia đường ngồi uống nước, chờ bọn chúng ở trong công an phường chạy xe ra thì tôi gào lên chỉ chúng nó cho dân chúng xung quanh thấy và tiếp tục chửi chúng ăn cướp tài sản của tôi, đến khi những thằng thường phục đi hết tôi mới đi về.

Chỗ này cần nhắc lại vụ án cho quý vị nhớ cách đây 1 năm, ông già Huỳnh Cẩm Tú hơn 70 tuổi (Hòa Thành, Tây Ninh) bị cho là “phản ánh không đúng về việc hai công an dọa người dân: “Cấm đọc báo này, không được photo, không được truyền tay, ai đọc hay photo hoặc truyền tay sẽ bị bắt bỏ tù mọt xương”, bị xử tội vu khống, tuyên án 12 tháng tù ngồi. Tố cáo người khác mà tố cáo sai thì nhẹ cũng bắt xin lỗi công khai, phạt tiền, nặng thì vào tù ngồi chơi xơi nước, chớ đâu có cái kiểu tố cáo láo mà còn được bảo vệ như VIP. Vì vậy, tôi phải giải thích thêm để quý vị thấy lũ công an của nhà nước cộng sản bất lương này chẳng những lưu manh côn đồ, mà còn chuyên giở trò bịa đặt trơ trẽn, vu cáo hạ tiện nhất thế giới nữa.

Image
1 tên mập

Về nhà, tôi phải mua một ổ khóa cửa mới thay thế ổ khóa có chìa bị bọn công an súc vật chúng nó giật lúc trưa, ai biết chúng nó lấy chìa khóa in ra hàng trăm cái chìa khác, rồi lợi dụng lúc tôi di vắng bỏ đồ quốc cấm vào nhà để vu cáo cho mình.

Tôi hỏi thăm mới biết bọn chúng lôi bạn tôi về công an quận Bình Thạnh nhốt đến gần 6 giờ chiều. Bạn tôi nói thằng Trưởng CAP còn “kể công” rằng nhờ nó can nếu không bọn chó đẻ an ninh kêu đám dân phòng ngu dốt đánh bạn tôi nhừ tử.

Tính ra, trong ngày 12/8/2011, riêng để bắt cóc, cướp tài sản của mấy mụ đàn bà mà “nhà nước ta” phải hao tốn khá nhiều nhân lực. Chỗ tôi gần 20 tên, chỗ chị Tân, cô Trang cũng gần 20 tên, chỗ cô Kim Thu cũng gần 20 tên. Ngoài ra còn những tên bám theo TPB và những Phật tử khác nữa. Thiệt uổng phí tiền dân đóng thuế nuôi béo lũ súc sinh này.

Tạ Phong Tần
Nguồn: chuacuuthe.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Ai Tự Do Nhân Đạo? Ai Khát Máu Bạo Tàn? ĐÂU LÀ SỰ THẬT?
Bài của Ðặng Xuân Khánh (Sinh viên trẻ đang sống trong thiên đàng XHCN VN)

Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).

Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…

Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:

1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi!

Image

Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà??

Image


2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?

Image


3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan?

Image

Image


Bia Đài tưởng niệm những đồng bào chết trên đường vượt biển bị Cộng sản Việt Nam cho người đập phá. Giống như các Đài tưởng niệm đồng bào ở Huế bị Việt cộng thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Image

Image

Đài tưởng niệm,Bia khắc tên những nạn nhân bị Việt cộng thảm sát tại KHE ĐÁ MÀI đã bị CS đập phá cũng như tất cả những nghĩa trang chôn tập thể ở Huế ngay từ những ngày đầu 30 tháng 4 1975. Việt Nam Cộng Hòa - Cộng sản. Ai "Tự-Do Nhân-Đạo" ? Ai "Khát máu, Bạo Tàn" .?.?.. ĐÂU LÀ SỰ THẬT?

Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền Nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên?

Image

Image
Tù binh Bô đội CS biểu tình đòi ở lại miền Nam vì "được" trả tự do để trở về Bắc và xin được hồi chánh VNCH.

Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp”?

Image

4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam ???

Image
Phụ nữ Việt Nam xếp hàng trước Lãnh sự Hàn Quốc ...

Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???

Image

Việc Thạc sĩ Tin học Nguyễn Tiến Trung Du học sinh đậu Ưu hạng, sau khi trở về quê hương được Nhà nước tuyển dụng gấp vào Quân đội Nhân dân Việt Nam là một "bước tiến mới" của chế độ


5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam???

Image

Image

Image

Image


6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá …

Image

Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960 ???

Image

"KHÁT MÁU"
Khủng bố đồng nghĩa với Việt cộng.
Khủng bố đồng nghĩa với "hoạt động cách mạng"
Khủng bố đồng nghĩa với Hồ Chí Minh

Image
"Sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ tàn bạo, bất lương"

Image
HỒ đang học MAO sách lược sử dụng trẻ em làm vật TẾ THẦN = VÔ NHÂN


CHÍNH SÁCH TỰ DO NHÂN ÁI CỦA VNCH VÀ TÍNH NHÂN ĐẠO TRONG LÒNG NGƯỜI LÍNH MIỀN NAM TỰ DO

Image
(Hình :Tù binh Cộng sản Bắc Việt (Các em xếp hàng mặc áo trắng) đang chuẩn bị được VNCH trao trả về miền Bắc)

Image
(Nếu trao trả cho cộng sản thì chúng tôi tự sát tập thể)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Phản ứng "lạc điệu" của chính quyền Tiên Lãng
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-02-21

Kể từ khi gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng lâm nạn, “biến cố Đoàn Văn Vươn” ngày càng trở thành đề tài gây phẫn nộ trong công luận trong và ngoài nước liên quan tình trạng “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan".
[img]
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ ... 32-305.jpg[/img]
Photo courtesy of phapluat

Người dân huyện Tiên Lãng tụ tập tại khu đất nhà ông Đoàn Văn Vươn sau quyết định của chính phủ

Sai lầm có hệ thống

Mặc dù công luận “lề phải” lẫn “lề trái” mạnh mẽ ủng hộ gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kết luận việc làm sai trái của phía cầm quyền địa phương, nhưng phản ứng “lạc điệu” mới đây của ông Nguyễn Văn Thành, UV BCH TW Thành ủy Hải Phòng, khiến công luận lại càng sôi sục.
Qua bài tựa đề “Tôi Không Tin”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh có đoạn nhận xét:

"Dù mọi người rất phẫn nộ việc ông Nguyễn Văn Thành, UVBCH TW, Bí thư thành ủy Hải Phòng phát biểu tại CLB Bạch Đằng những điều trái ngược với kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng, vẫn tiếp tục giọng điệu vu khống báo chí, bôi nhọ gia đình anh Vươn…thì tôi vẫn không tin rằng đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành với tư cách cao quý là Ủy viên Ban chấp hành TW, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Có lẽ đó là phát biểu của ông Thành với tư cách là tòng phạm với bè lũ cướp đất ở Tiên lãng. Đó là hành vi tương đương với hành vi đạp đổ căn chòi tạm trú của vợ con nạn nhân, đã bị đẩy vào bước đường cùng, của bọn xã hội đen đê tiện nên chắc chắn không phải là hành vi của một quan chức “phụ mẫu chi dân” cao quý."

Theo tác giả Bùi Văn Bồng của bài “Ông Thành đã sai lầm có hệ thống”, ông Thành không thể không am tường công sức, tiền nợ khổng lồ cùng mồ hôi, nước mắt và cả máu của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bỏ ra cho khu đầm thuỷ sản vừa được trù phú thì bị giới cầm quyền Tiên Lãng cưỡng chiếm, nhất là thời điểm xảy ra khởi kiện của phía nạn nhân thì ông Thành đang giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Phòng. Thế nhưng, theo tác giả Bùi Văn Bồng, “không hiểu đàng sau đó vì động cơ gì, ông Thành vẫn dung túng cho chính quyền huyện Tiên Lãng tiếp tục ruồng ép ông Vươn để thu hồi đất”.

Tệ hại hơn nữa, vẫn theo tác giả, “ông Thành cũng nói dối như ông Thoại, ông Ca”, đưa ra bản báo cáo có nhiều chỗ “bưng bít, bao che, giấu giếm khuyết điểm”, “đánh lạc hướng dư luận”, “mở đường cho sự phạm pháp trắng trợn, công khai hoành hành”. Tác giả Bùi Văn Bồng nhận thấy việc làm cùng cung cách của ông Thành có vấn đề như vậy nên không khỏi nêu lên câu hỏi rằng “Thế thì ông Thành còn đòi lãnh đạo ai?”

Nhưng có lẽ quan chức Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng này gây phản ứng đáng kể là khi ông ta nói chuyện tại CLB Hưu trí Bạch Đằng, như tác giả Bùi Văn Bồng cho biết:

"Gây dư luận xôn xao và bất bình nhiều nhất là vào sáng 17-2, nói chuyện thời sự với các cán bộ trung cấp, cao cấp ở Hải Phòng đã nghỉ hưu (CLB hưu trí Bạch Đằng), ông Bí thư Thành còn phát biểu nhiều chỗ sai với kết luận của Thủ tướng, tiếp tục bênh che cho những cái sai của hệ thống lãnh đạo từ huyện Tiên Lãng lên thành phố, tố cáo cả báo chí, vẫn tìm cách đổ lỗi cho gia đình nông dân họ Đoàn.

Đến mức, ông Hoàng Châu (83 tuổi) – nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, phải lên tiếng là :“Trong phát biểu, ông Thành chủ yếu nói ông Vươn sai, bênh che cho nhóm lợi ích. Tôi lập tức lên bục phản ứng, phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đình chỉ công tác Bí thư thành ủy của ông Nguyễn Văn Thành”.

Thủ tướng can thiệp nửa vời

Nhân nhắc tới chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải trực tiếp can thiệp trong “biến cố Đoàn Văn Vươn” vì phản ứng mạnh mẽ của dư luận, blogger Một Người VN lưu ý rằng thực ra dư luận quan tâm và kỳ vọng vào sự can thiệp ấy không phải chỉ nhằm “xử lý một vụ án Đoàn Văn Vươn”, mà để “thiết lập án lệ cho vô số những vụ việc tương tự”, để “định tính, định hình lại cho vấn đề quản lý đất đai của nhà nước” trước cách hành xử “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” của các quan chức “cường hào ác bá đỏ” hiện nay đang “chà đạp và hành hạ nhân dân”, nói chung. Blogger Một Người VN nhận xét:

"Nhưng Thủ tướng đã làm không dứt điểm, chưa đạt được điều mà người dân mong đợi. Thủ tướng đã vào cuộc ấn tượng, tỏ ra sáng suốt, bản lĩnh, chính trực nhưng lại dừng lại giữa chừng, khiến sự việc tiếp tục diễn biến như 1 pha tấu hài mà những lãnh đạo biến chất của Tiên Lãng cũng như thành phố Hải Phòng đã sửa đổi kịch bản và giành lại được vai diễn chính. Một khuôn mẫu để thiết lập lại giá trị công bằng xung quanh chuyện đất đai đã được vẽ ra nhưng để rồi vẫn còn treo lơ lửng.

Sau buổi họp báo và kết luận, Thủ tướng đã lại bàn giao vụ việc lại cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng mà không trực tiếp can thiệp nữa, không khác nào Thủ tướng đã đem túi nọc trả về cho con rắn độc và thả nó ra. Lẽ ra, tính chất và mức độ của vụ việc đủ nghiêm trọng để chính quyền trung ương thành lập 1 ban chuyên án, hay ít nhất cũng phải có một ban thanh tra cấp trung ương trực tiếp theo dõi và giải quyết. Vậy mà cuối cùng chỉ giao lại cho chính tổ chức đã gây ra sai phạm kèm theo không một sự giám sát cấp cao nào. Thế cho nên, bọn họ đã lại tiếp tục mưu đồ xấu, trắng trợn coi thường và giễu cợt Thủ tướng như thách thức."

Qua bài “Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?”, tác giả Nguyễn Lâm lưu ý rằng “Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn”, và “Tiếng vọng của Tiên Lãng cần được dội lại ở nghị trường, đừng để nghị trường lặng lẽ tiếng dân, đừng để Tiên Lãng chìm trong quên lãng ở nghị trường”.

Biến cố “Đoàn Văn Vươn” ngày càng gây nhiều phản ứng phẫn nộ trong công luận, mà có lẽ một trong những phản ứng gây nhiều chú ý nhất là từ Khôi Nguyên Giải Liêm Chính do Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao tặng hồi năm 2007, bà Lê Hiền Đức.

Qua bài “Hóc búa Tiên Lãng”, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn dùng ngôn ngữ của giới đánh cờ tướng để khẳng định rằng bác Lê Hiền Đức ở tuổi ngoại bát tuần “đã đi một nước chiếu làm ngỡ ngàng cả làng cờ VN trong vụ Tiên Lãng”. Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn nhận xét:

"Sau tiếng súng ở Tiên Lãng, nhiều người còn chưa hết bàng hoàng, bối rối hay mới chỉ dám đưa đẩy thăm dò thì người được Giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2007 đã ra ngay tuyên bố: “Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn.

Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông… chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Tuyên bố đã làm cả những “kỳ thủ” hết sức uy tín phải lên tiếng thán phục, có vị còn tự nhận làm “em” bà già Lê Hiền Đức, dù hơn hẳn 5 tuổi."

“Kỳ thủ hết sức uy tín đó” chính là blogger lão thành Tô Hải, khẳng định rằng “một mình chị đã là người dám tuyên bố” về tình cảnh ông Đoàn Văn Vươn và người thân “còn phải nằm trong vòng lao lý” như vừa nói. Nhạc sĩ Tô Hải lưu ý rằng:

“Nay lao lý vẫn lao lý, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lý nội bộ… rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Qua bài “Suy nghĩ cùng bác Lê Hiền Đức”, blogger Hà Sĩ Phu nhân tiện đề cập tới “Lỗi hệ thống” trước những “vấn nạn xã hội” hiện nay, xem đó là “căn bệnh trầm kha” có “gốc rễ, cội nguồn” từ “lỗi hệ thống”.
TS Hà Sĩ Phu phân tích:

"Trong một chế độ Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng để đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước một cách “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối” thì LỖI HỆ THỐNG không tìm ở trong Chủ nghĩa, trong lòng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì tìm ở đâu? Nếu khuyên nhau coi đây là vùng không nên chạm đến thì xin im lặng cho khoẻ, đừng bày vẽ phản biện phản biếc làm chi cho mất thì giờ?

Phải giải quyết ngay những vụ việc là cần thiết, nhưng khoanh giới hạn nhận thức trong những vụ việc cụ thể, trong một chính sách cụ thể, một thói hư tật xấu cụ thể chẳng những không chữa được “bệnh căn” mà vô tình còn che khuất tầm nhìn, hoặc tự bịt mắt, làm cho xã hội cứ bùng nhùng như chơi ú tim, chữa chỗ này hỏng chỗ khác, ngày một nặng thêm. Hãy xem bác Lê Hiền Đức, một người hoạt động thực tiễn, chỉ đối mặt với những vụ việc cụ thể, mà thực tiễn tự nhiên dẫn bác đến những phản đề hết sức tổng quát, hoàn toàn ngược với các quan điểm tuyên huấn của chế độ."

TS Hà Sĩ Phu lưu ý rằng để ứng phó tình trạng “bê bối, thối rữa” của hệ thống, các quan chức ra sức làm giảm mức nghiêm trọng bằng cách gọi đó là những “thiếu sót, khuyết điểm” chủ yếu là của cán bộ “cấp dưới” bị “thoái hoá”, làm “trái với đường lối chung, chứ “trên” vẫn trong sạch, còn lãnh tụ cùng chủ nghĩa thì “vĩ đại”, “thiêng liêng”. Nhưng, vẫn theo lời TS Hà Sĩ Phu, bác Lê Hiền Đức thì khác:

"Về độ trầm trọng bác gọi thẳng những tội lỗi của cấp xã cấp huyện đang diễn ra khắp nước bằng đúng tên của nó là nạn “CƯỚP NGÀY”, sau đó bác chứng minh sự “cướp ngày” này gắn liền với cấp thành phố, cấp tỉnh. Bác viết:“Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày.“Nhưng tôi nói rằng chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ cướp đất, chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ ăn đất của dân.

Quan trọng hơn, từ đó bác phóng chiếu bọn Cướp ngày ấy lên cấp Trung ương bằng đoạn viết như sau:“chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi”.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by dhth »


Một nền y học bị chính trị hóa

BS. Ngoc

Image


Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
Cái quá trình chính trị hóa y học ở ta xảy ra một cách toàn diện. Nó bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh, đến khâu học tập và kéo dài đến khi ra trường và hành nghề. BS Đỗ Hồng Ngọc trong một bài nói chuyện ở Long Hải gần đây kêu gọi (ai?) phải quan tâm đến “đầu vào”, “hộp đen” và “đầu ra”. Nhưng tôi e rằng ông không nói hết hay tránh né không nói đến sự chính trị hóa trong 3 khâu ông nói đến. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng tiêu cực trong ngành y chúng ta đang chứng kiến ngày nay chính là hậu quả của quá trình chính trị hóa y học. Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân:

Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm
vì chúng ta gieo nó.
Chúng ta phó mặc cho định mệnh
vì chúng ta không tin gì cả.
Chúng ta quen nói dối ...


Chính trị hóa được gieo mầm ngay từ khi tuyển sinh. Chúng ta chưa quên chính sách hồng hơn chuyên sau 1975. Hồng là đỏ, là cách mạnh. Chuyên là chuyên môn. Hồng hơn chuyên là có nhân thân cách mạng tốt hơn có tài chuyên môn. Chính sách hồng hơn chuyên thực chất là một sản phẩm của chủ nghĩa lý lịch. Chủ nghĩa lý lịch hoàn toàn nhất quán với chính sách chính trị thống lãnh giáo dục. Chúng ta còn nhớ sau 1975, lý lịch sinh viên học sinh được chia thành 14 bậc.

Con cái của “ngụy” ở bậc thứ 13 hay 14. Ở bậc này cũng đồng nghĩa với không được vào học y khoa dù có điểm cao. Bao nhiêu nhân tài chỉ vì cái tội con cháu của ngụy bị đẩy ra ngoài. Thay vào đó, con cháu cách mạng dù điểm thấp vẫn được vào học y khoa. Điểm 2, 3 cũng được vào trường y. Đã có người sửa điểm thành 25, 30. Một xã hội xem thường tài năng thì làm sao khá được. Hậu quả là chúng ta có vài thế hệ bác sĩ tồi và giáo sư “dỏm” như ngày nay.

Sẽ là rất sai lầm nếu nghĩ rằng chủ nghĩa lý lịch đã chấm dứt. Cái “đầu vào” mà BS Đỗ Hồng Ngọc không muốn hay không dám nói đến là gì? Tôi xin nói thay ông, đó là những “cử tuyển”, “chuyên tu”, “bồi dưỡng”. Đó là những mã ngữ mà nhiều người khó có thể hiểu nổi.

Nói thẳng ra, mỗi năm người ta đưa ra một danh sách “sinh viên”được cử đi học y khoa, trường đại học không thể từ chối. Không thể từ chối vì đó là lệnh. Chưa nói đến chuyên tu. Dân gian có câu nhạo báng “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, nhưng trớ trêu thay, chuyên tu và tại chức có quyền hơn chính quy. Có quyền là vì họ là người của Đảng. Đảng tin họ. Có mấy ai biết rằng chính những bác sĩ chuyên tu là những người đang nắm quyền sinh sát ngành y. Hãy nhìn quanh xem, giám đốc các sở y tế là ai, nếu không là chuyên tu. Họ nắm quyền từ cấp trung ương đến địa phương.

Quá trình chính trị hóa tiếp tục trong trường y. Sinh viên y ngày nay phải học những môn học xa lạ với y khoa. Chủ nghĩa Mác Lê. Tư tưởng Hồ Chí Minh, dù ông chưa bao giờ tự nhận rằng mình có tư tưởng. Lịch sử Đảng CSVN. Tôi không rõ có trường y nào trên thế giới dành một thời lượng 20% để dạy những môn học như trên. Dĩ nhiên là ngoại trừ Trung Quốc, cái nước mà giới lãnh đạo chúng ta răm rắp làm theo cứ như là một học trò bé nhỏ trung thành. Dù ai cũng có thể thấy những môn học đó chẳng liên quan gì đến nghề y, nhưng nó vẫn được giảng dạy như là những môn học bắt buộc. Biết được chủ nghĩa Mác Lê, hay tư tưởng Hồ Chí Minh, hay lịch sử Đảng có làm cho người bác sĩ có tay nghề cao trong việc điều trị bệnh? Chắc chắn không. Vậy thì đừng hỏi tại sao kiến thức chuyên môn của bác sĩ ngày nay quá thấp.

Chủ nghĩa Mác Lê dựa vào đấu tranh giai cấp. Do đó, cái giá của sự ưu tiên cho học chính trị là sự suy đồi đạo đức y khoa. Một sinh viên mới vào trường y đã được nhồi nhét những thông tin vế đấu tranh giai cấp, về kẻ thù, về phản động … thì đừng trách sao đầu óc của họ được uốn nắn để trở thành những kẻ chỉ biết đến Đảng và đấu tranh, chứ chẳng quan tâm đến bệnh nhân. Vậy thì đừng hỏi tại sao bác sĩ mới ra trường non choẹt nhưng đã bắt đầu hoạnh họe bệnh nhân và tự xem mình là ông quan, ăn trên ngồi chốc.

Thử hỏi có bác sĩ chân chính nào vô tâm đến nỗi để cho thân nhân quỳ lạy mà vẫn vô tư bỏ đi ngủ và để cho bệnh nhân phải chết? Đó là kẻ sát nhân, chứ đâu phải “bác sĩ”. Cũng đừng trách tại sao sinh viên mới học 1,2 năm trong trường y đã bi bô khoe khám chỗ kín của phụ nữ. Khoe ngay trên mặt báo. Họ còn dùng chữ “chị em”. Thật chưa bao giờ đất nước này có những sinh viên y khoa mất dạy như thế. Tôi khẳng định dùng chữ mất dạy hoàn toàn chính xác trong tình huống vừa nói trên. Nhớ ngày xưa khi theo thầy vào phòng mổ, một đứa bạn nay là một nhà phẫu thuật tài ba ở Mỹ lỡ lời thốt lên một câu khiếm nhã về cái chân của bệnh nhân, sau đó bị thầy tán cho một bạt tay nhớ đời và cả đám lãnh đủ một bài giảng moral. Vậy mà bây giờ có những sinh viên y khoa không ý thức được thiên chức của nghề y và sự tin tưởng của xã hội để lên báo chí thốt lên những câu chữ chỉ có thể mô tả là mất dạy. Những sinh viên này không nên hành nghề thầy thuốc vì bộ não của họ đã bị đầu độc bởi những vi khuẩn hạ tiện.

Thật khó nói có nơi nào trên thế giới mà người ta lẫn lộn giữa cán bộ y tế và bác sĩ. BS Đỗ Hồng Ngọc nói đến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định mục tiêu đào tạo “Bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng”. Nếu mục tiêu là hướng về sức khỏe cộng đồng thì tại sao trường có tên là “Đại học Y khoa”? Tại sao không gọi là Trường cao đẳng y tế cộng đồng cho phù hợp hơn? Thật ra, tiền thân của trường là Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố, một cái tên rất thích hợp. Khó định nghĩa khái niệm bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng vì chẳng ai định nghĩa đó là bác sĩ loại gì. Đối tượng của nghề y là người bệnh — con người và bệnh. Đối tượng của cán bộ y tế là cộng đồng, sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ có thể là cán bộ y tế, nhưng cán bộ y tế không thể là bác sĩ.

Lầm lẫn giữa y khoa và y tế dẫn đến sai lầm trong triết lý đào tạo. Trong thực tế, ai cũng biết trung tâm từng là cái nôi dành cho con em của quan chức, cán bộ. Mang tiếng là phục vụ cộng đồng, nhưng trong thực tế họ đều quanh quẩn trong các bệnh viện. Hậu quả là chúng ta có 15 thế hệ nửa thầy (bác sĩ) nửa thợ (cán bộ y tế). Khó tưởng tượng có nơi nào có hệ thống đào tạo quái gở như thế.

Quá trình chính trị hóa nghề y còn diễn ra sau khi sinh viên tốt nghiệp trường y. Cũng như bất cứ cơ quan công nào, bệnh viện cũng có chi bộ của Đảng. Chi bộ đảng dĩ nhiên chỉ dành cho Đảng viên. Chi bộ có bác sĩ nhưng cũng có những người ngoài y giới, như tài xế lái xe. Những người ngoài y giới cũng có tiếng nói như bác sĩ khi họ ngồi trong chi bộ. Người có quyền nhất trong bệnh viện không hẳn là giám đốc mà là bí thư chi bộ. Bí thư chi bộ trên danh nghĩa là chính trị viên, nhưng lại can thiệp vào những vấn đề chuyên môn liên quan đến y khoa! Tiếng nói chuyên môn không có giá trị bằng tiếng nói của Đảng. Thật trớ trêu. Thật quái đản. Một nền y khoa bị chính trị hóa.

Y khoa không phân biệt thù hay bạn. Người thầy thuốc chân chính không phân biệt bệnh nhân mình là phía bên kia hay bên này, không phân biệt người đó theo đạo gì, hay theo chủ nghĩa gì, không phân biệt thành phần xã hội. Tất cả đều được đối xử như nhau. Nhưng rất tiếc cái lý tưởng cao cả và phổ quát đó đã bị chính trị vứt bỏ một cách không thương tiếc.

Chính vì thế mà ngày nay chúng ta có những khu đặc trị dành cho cán bộ cao cấp, biệt lập với khu dành cho thường dân. Đó không phải là ăn trên ngồi chốc thì là gì? Đó có phải là lý tưởng cách mạng? Nhưng sự phân biệt này đâu chỉ xảy ra mới đây. Nó còn tàn nhẫn hơn ngay từ ngày 30/4/1975. Hãy nhớ rằng ngày 30 tháng Tư năm 1975 bệnh nhân trong Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra khỏi viện. Anh mù cõng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Đó là thời điểm người Sài Gòn biết được y đức của nền y học mới. Đó là loại y đức bị chính trị hóa.

Hậu quả của quá trình chính trị hóa từ khâu tuyển sinh, giảng dạy và tốt nghiệp là nhiều thế hệ bác sĩ có trình độ chuyên môn thấp. Mấy năm trước tôi đọc thấy ở Mỹ mỗi năm có hàng trăm ngàn bệnh nhân chết do sai sót trong y khoa. Một nền y học tuyệt vời và nhân bản như Mỹ mà còn như thế thì ở nước ta câu hỏi là đã có bao nhiêu người chết vì sự phân biệt trong điều trị? Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn và hàng ngày trên khắp nước chỉ là những “thành quả” đã được gieo giống từ rất lâu. Hậu quả cũng là hàng ngàn giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, dỏm đến độ người dân khinh.

Chính trị hóa y khoa đã xảy ra rất lâu chứ không phải mới đây. Nó còn được luật hóa. Điều 41 trong Hiến pháp ghi: “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Điều 37 ghi: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam […] chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hóa đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín, dị đoan”. Như thế, việc chính trị hóa y khoa không có gì đáng ngạc nhiên vì nó nằm trong chính sách của Đảng được hiến pháp quy định.

Do đó, nếu muốn làm cho nền y khoa của chúng ta tốt hơn thì hãy thay đổi từ cái gốc, chứ không nên kêu gọi chung chung về y đức. Y đức chỉ là một sản phẩm của cái triết lý giáo dục bị chính trị hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến nền y khoa nước ta bị suy thoái nằm ngay trên những dòng chữ tôi trích trên đây.

BSN

Nguồn : http://bsngoc.wordpress.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Cưỡng chế Văn Giang ‘quá nặng tay với dân’?
Cập nhật: 07:47 GMT - thứ tư, 25 tháng 4, 2012

Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.

Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.

Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.

'Dân sẽ trắng tay'

Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.

“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”

Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”

“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”

"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.

Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."

Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.

“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”

Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.

"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."

"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.

"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."

"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."

Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.

Image
Công an dàn quân trước khi tiế̃n vào cưỡng chế

Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”

“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”

“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”

“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”

“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”

Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.

Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.

LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.

Xâm phạm thân thể

“Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”

Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.

Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”

Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.

“Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.

Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.

Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

'Tháng Tư Đen'
Cập nhật: 11:33 GMT - thứ hai, 7 tháng 5, 2012


Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt.

Mang tên 'Tháng Tư Đen', sách dày gần 600 trang của tác giả George Veith vẽ lại bức tranh hãi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.

Bản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách 'Tháng Tư Đen' trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc phòng Mark Moyar, người cũng là tác giả cuốn 'Thắng lợi Bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965'.

Moyar đánh giá 'Tháng Tư Đen' đã xuất sắc "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đã rút quân và Cuộc chiến Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều.

Tác giả Veith đã dùng tới các sử liệu từ phía Việt Nam bao gồm của cả miền Bắc và các cuộc phỏng vấn của ông với các tướng lĩnh Nam Việt Nam trong quá trình nghiên cứu để viết sách.

Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng Tư năm 1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng Việt Nam Cộng hòa.

Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đã có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975.

Một số trận đánh trong đó quân miền Nam kháng cự kiên cường được nhắc tới xảy ra trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975 như các trận Mỏ Tàu và Núi Bồng ở mạn bắc, Bến Cầu và Chơn Thành ở miền trung cũng như trận Cần Thơ và Long An ở miền nam.

'Giết hại dân thường'

Theo bài Bấm điểm sách của chuyên gia Moyar, "[Ông] Veith đã minh chứng thuyết phục rằng lý do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của Quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974 khi viện trợ quân sự giảm gần một nửa.

"Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm (gần 1.500km).

"Bởi vậy Bắc Việt được tự do để tập trung các cuộc tấn công với số quân lớn vào các thành phố và thị trấn trọng yếu.

Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân.

Ngoài ra việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam.

Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi.
Trực thăng trong Cuộc chiến Việt Nam

Image
Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ tới gần nửa dẫn tới thiếu hụt nhiên liệu và phụ tùng máy bay ở miền Nam

Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt.

Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.

Hơn một triệu dân thường đã kéo về thành phố này để hòa vào số dân gần nửa triệu cũng đang hoảng loạn ở trong thành phố.

Số lượng dân cư lớn như vậy khiến cho việc điều phối xe quân sự và lực lượng tác chiến gặp khó khăn.

'Trả giá nhân mạng'

Theo các con số từ sách 'Tháng Tư Đen' được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.

Hoa Kỳ trong khi đó không giữ lời hứa mà Tổng thống Nixon đưa ra hồi tháng Giêng năm 1973 rằng không lực Hoa Kỳ sẽ đập tan lực lượng Bắc Việt nếu họ vi phạm hiệp định hòa bình khi đó đang chuẩn bị được ký kết ở Paris.
Quân đội miền Bắc trước Dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975

Bản thân ông Nixon đã không còn cầm quyền hồi năm 1975 sau vụ bê bối Watergate trong khi Quốc hội Hoa Kỳ dùng một nghị quyết được thông qua trong năm 1973 để buộc Tổng thống Gerald Ford không ném bom miền Bắc.

Trong phần kết thúc bài điểm cuốn 'Tháng Tư Đen', chuyên gia quốc phòng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh.

Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại "cải tạo" khổng lồ.

Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ cộng sản.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

"Không hổ thẹn về một thời trai trẻ" - Có suy tư, trăn trở khi chớm già?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -

Trên trang đầu số báo Tuổi Trẻ cuối tuần TP/HCM ngày 20/5 nhiều người đọc bất ngờ chạm một bài viết mà toà soạn tự đặt tựa như trên (tác giả là ai thì không được biết, toà soạn chỉ ghi là của một “Nhóm Tác Giả” ?) Nội dung... “ đó là lời kết trong bài viết của một nhóm cựu sinh viên từng tham gia phong trào sinh viên học sinh Huế – một trong hai trung tâm của phong trào đấu tranh đô thị miền Nam thời chống Mỹ (cùng với Sài Gòn) với hồi ức về giai đoạn 1971-1972 – cao điểm của phong trào...” (lời mở đầu của bài báo).

Thường thì mỗi người, nếu không thiểu năng trí tuệ, thì khi lớn khôn, trong một góc tim hay “bộ nhớ” chính mình ai cũng có “lưu trữ” không nhiều thì ít những hồi ức hoặc ký ức của một thời tuổi thơ trai trẻ, dù dữ liệu có xấu hay tốt, êm đềm hay giông bão nhưng đều phảng phất sót lại những nét chấm phá dấu vết của một thời “xốc nỗi” hay “nông nỗi” vụng dại, mà mặc định về tư duy của nó rất hiển nhiên, bởi tuổi thơ thường “ăn chưa no lo chưa tới”. Thích lãng mạn, thích làm “anh hùng rơm” nên dễ bị dụ dỗ và lường gạt lắm! Để lúc trưởng thành và hôm nay tóc chớm bạc khi nhìn ánh tà dương thấp thoáng ở cuối chân trời của đời người và của vật đổi sao dời biến thiên xã hội, không biết trong “nhóm tác giả” viết bài ấy, có ai trung thực với chính lòng mình để tự nhủ : Đúng là bầu trời thực tế bao la vô tận chứ không như là “cái nia tròn trịa của miệng giếng tuổi thơ” ngày nào mà ta là chú ếch con ngâm mình dưới đó để tha hồ dệt mộng trong tưởng tượng.

Hình như cái cách nghĩ đó nó gần giống như vậy trong đoạn văn của bài viết…. “,Vào đầu thập niên 1970, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đã bị phá sản. Tranh thủ tình thế đó, Tổng hội sinh viên (THSV) Huế đã đẩy phong trào đấu tranh đô thị thành cao trào, tạo sự bất ổn thường xuyên trong lòng địch, làm suy giảm kinh tế chính trị của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....”

Thật lòng mà nói, đọc đoạn văn, chắc không nhà mô phạm, giáo sư hay giảng viên đại học nào dám khẳng định đó là một trong những “giáo khoa” của sinh viên, học sinh thuần tuý, mà nó chỉ có thể là giáo án của một “Tổng Hội” đặc công hay an ninh,quân sự “nằm vùng” chuyên nghiệp giật dây trong bộ phận học sinh – sinh viên của CSVN mà thôi, bởi việc học là sự khai phá tìm tòi tích luỹ tinh hoa tri thức của nhân loại mang đến cái chân thiện mỹ cho từng con người để hoàn thiện mình và phụng sự quốc gia dân tộc. Sân giảng đường, lớp học, trường học, đâu thể nào là chiến trường để “đấu tranh trong lòng địch” hay “tạo sự bất ổn thường xuyên cho xã hội”. Miền Nam lúc bấy giờ, đang cần một sự yên bình để phát triển như Singapore, Đài Loan, Thái Lan hay Hàn Quốc….

Rất tiếc, nếu “thế giới quan” của “nhóm tác giả” bài viết chịu thức tỉnh, rộng mở, thông thoáng hơn trong thời trai trẻ lúc bấy giờ để biết rằng trước thời điểm đó vào năm 1953, không xa Việt Nam lắm – Chiến tranh Nam Bắc trên bán đảo Triều Tiên chấm dứt –Tình cảnh Nam và Bắc Hàn cũng chia đôi đất nước vì ý thức hệ chủ nghĩa y hệt như Việt Nam và lúc này tại miền Bắc VN (1953) là cao trào của “cải cách ruộng đất” đẫm máu và nước mắt bước vào đỉnh điểm thì tại Hàn Quốc sau khi phân chia giới tuyến, nửa triệu thanh niên nam nữ đã cởi bỏ chinh y tạm biệt vũ khí ào ạt xuất dương qua Nhật, Hoa Kỳ, Anh, Pháp du học hoặc chấp nhận lương thấp để làm công nhân kỹ thuật cao…. Và hơn 10 năm sau tại Việt Nam, thời điểm 1971-1972 ở phía Nam vĩ tuyến 17, khi mà quí vị trong “Nhóm Tác Giả” cựu sinh viên trong Tổng hội SV Huế nói trên đang thi thố tài năng góp phần quấy rối tàn phá đất nước bằng cách “ đẩy phong trào đấu tranh đô thị thành cao trào, tạo sự bất ổn thường xuyên trong lòng địch (miền Nam), làm suy giảm kinh tế chính trị của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....” thì tại Nam Hàn ( Hàn Quốc ) từng đoàn sinh viên sau thời gian du học tích luỹ khoa học kỹ thuật từ Mỹ, Nhật, Châu Âu trở về đã khởi đầu bắt tay xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến hùng mạnh cho quê hương miền Nam Hàn Quốc của mình tạo nên một “Kỳ Tích Sông Hàn” mà cả thế giới đều ngưỡng mộ. Cộng sản Bắc Hàn phải ganh tị không sánh nổi với những đại công ty công nghiệp mà kỹ thuật ngang hàng với Nhật, Mỹ và Châu Âu như : Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, Kia Automotive Group, Deawoo, LG….

Ngày nay, trên lãnh thổ VN có khá nhiều nhà máy vệ tinh của các công ty nói trên hoạt động mà công nhân làm thuê là thanh niên nam nữ VN, đôi khi có thể có cả con cháu của quí vị trong “nhóm tác giả” nói trên cũng không chừng ! Và hiện tại với GDP thu nhập đầu người Hàn Quốc 25.000 usd/năm (2007) trong khi Việt Nam 1300 usd/năm (2011). Nếu nền kinh tế Hàn Quốc chịu đứng yên tại chổ thì hàng thế kỷ nữa VN cũng không thể bắt kịp khi cứ tiếp tục theo đà của nền kinh tế CS/XHCN với cái đuôi định hướng “tham nhũng” như hiện nay.

Và đến đây thì phần nào quí vị trong “nhóm tác giả” có thể hiểu được giá trị khi nào cần và khi nào là chưa cần,của sự thống nhất đất nước. Khi mà sự thống nhất vội vã chưa bức thiết ấy đ đốt cháy mọi cơ hội phát triển của quốc gia, hy sinh quá nhiều máu xương đồng bào và làm thất thoát một phần lãnh thổ đất trời biển đảo của cha ông, điều ấy chắc chắn không phải là công lao mà chính là có tội với tổ quốc và nhân dân. Trong đó sụ thật là xét một cách trực tiếp hay gián tiếp “nhóm tác giả” những cựu SV “không hổ thẹn về một thời trai trẻ” cũng đã có “góp công” ?? .

Còn về cái “…bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ....” thì thú thật không biết có nên cười ra nước mắt? Khi không cần thiết phải tốn quá nhiều xương máu (gần 4 triệu) của nhân dân hai miền Nam Bắc đã nằm xuống, để những người CSVN cố mà “bóc” thì tự nó đã “trần trụi” cho tất cả mọi người CSVN hôm nay nhìn thấy tận xương ủy rồi .

Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ bị rút rỉa bởi thực dân Pháp thì “màu mỡ” có còn gì để hơn được Hàn Quốc và Nhật Bản ? Trong lúc đó “đế quốc Mỹ” có hàng trăm ngàn quân lính đang ăn ngủ trên lãnh thổ hai quốc gia này hơn 2/3 thế kỷ, kể từ sau đệ II thế chiến, lúc cả hai nước ấy còn điêu tàn đổ nát đói khổ sau chiến tranh. Nhưng hiện nay thì cả hai nước này đang có nền kinh tế hùng mạnh ở tóp hàng đầu của thế giới và nhân dân Hàn – Nhật đều vui vẻ chấp thuận cho chính phủ nước mình chi trả mọi chi phí hàng năm để níu chân quân lính Mỹ lưu lại trên đất nước mình. Vì vậy không biết có quí vị nào trong “nhóm tác giả” có thể vui lòng “không hổ thẹn về một thời trai trẻ” mà diễn giãi cho thoả đáng hiện tượng kỳ lạ về “đế quốc Mỹ xâm lược” ấy trên trang web, blog này không? Nếu có thì cũng vui lòng định nghĩa giùm cái danh từ “xâm lược” là gì ? Và chỉ luôn cho mọi người thấy “đế quốc Mỹ” có xâm lược 1cm2 đất đai ở đâu, của quốc gia nào trên thế giới này chưa ? Hay chính là “bạn quí 4 tốt, 16 vàng ròng” Tàu Cộng mới đích thực là kẻ cần cho (nhóm tác giả) “…bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam..”

Và cũng không thể không nhắc tới cụm từ tiếp theo được đề cập trong bài viết của “nhóm tác giả” này “ …cuộc đấu tranh chống trò hề bầu cử “độc diễn” của Nguyễn Văn Thiệu tháng 10-1971…”. Lạ thật ! Một cá nhân ứng cử tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm đưa ra cho đồng bào phúc quyết bằng lá phiếu thì gọi là “trò hề độc diễn” còn một cái đảng từ chủ tịch nước (tổng thống) cho tới người đứng đầu hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) đều được chỉ định đưa ra cho cái QH gần như 100% là đảng viên CS giơ tay, gật đầu từ 1946 tới nay là hơn 2/3 thế kỷ thì phải gọi nó là “trò gì” ?? Và hơn thế nữa một cái đảng mà không cần ai phúc quyết vẫn tự đóng đinh vào Hiến pháp trong điều 4 qui định tự cho mình cái quyền ngồi trên đầu trên cổ (lãnh đạo) nhân dân QH suốt gần 70 năm …vẫn không từ bỏ thì gọi đó là “trò gì” thêm nữa ??

“Nhóm tác giả” cũng đưa ra một tấm ảnh SV,học sinh đàng hoàng xuống đường biểu tình, như chứng minh cho chống “độc tài, độc diễn”. Rất thú vị , bởi nó cũng chứng minh cho công luận hiện nay thấy rằng chính quyền miền Nam VN lúc bấy giờ hơn hẳn chế độ CS miền Bắc trong tôn trọng nhân quyền của người dân như thế nào và so với hiện nay (40 năm sau) người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo VN ngay tại Hà Nội và Sài Gòn.

Image
Rầm rộ, thoải mái, tự do trên đường phố Huế năm 1971- Ảnh Nguyễn Duy Hiền

Image
Tàn bạo, đau thương, nhục nhã vì yêu nước giửa thủ đô HàNội và TP/SaiGòn năm 2011

Và để kết thúc, bài viết có đoạn… “ đối với dư luận tiến bộ và các phong trào phản chiến trên thế giới lúc đó càng nhận diện rõ hơn thái độ ngoan cố của đế quốc Mỹ và tư cách hèn mạt của Nguyễn Văn Thiệu trong âm mưu kéo dài chiến tranh Việt Nam …”. Vâng! Giờ thì Mỹ nó hết ngoan cố rồi, nó đã ra đi cho biển Đông trống trải, không còn ai canh giữ, cho “cái lưỡi chín đoạn con bò điên Trung Quốc ” liếm dần những đảo biển quê hương, cho “đảng ta” lực bất tòng tâm, bó gối ngồi nhìn than thở sao “tàu lạ” cứ hành hạ bắt giữ đánh đập khủng bố ngư dân ta hàng ngày. Vâng! Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã về với cát bụi nhưng ông ấy đã để lại cho nhân dân VN câu nói bất hủ “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói – Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm” !
...

Thưa quí vị “nhóm tác giả” có thể quý vị chưa nhìn, thì hãy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhìn, hành vi những người CS đã làm gì để nói cho chúng ta nghe….“ Sáng ngày 9/5/2012 Chính quyền huy động công cụ bạo lực, khoảng 300 người có dùi cui, súng, chó béc - giê xông vào đánh dân tới tấp. Có chị phụ nữ bị đá vào ngực, có chị bị kéo lê trên đường. Có bà cụ 80 tuổi người thôn Cao Phương xã Liên Bảo bị bóp cổ, bẻ quặt tay ra sau. Bà cụ Đạt 70 tuổi bị vụt gậy và đấm đá sưng húp mặt mày, ngất tại chỗ và bị quăng ra đường 10 phơi nắng, và nhiều người khác bị đánh túi bụi. Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng. Những người bị bắt không biết ra sao ? không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không? Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế? Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù? Chỉ 3 tháng gần đây liên tiếp 3 cuộc cưỡng chế tàn khốc (Tiên Lãng Hải Phòng,Văn Giang - Hưng Yên và Vụ Bản - Nam Định), bắt bớ đánh đập tàn ác dã man, tước đoạt nguồn sống của họ. Chưa bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ, các đảng viên cộng sản chân chính, mọi người dân lương thiện rất đau lòng ! Thương thay ! Nông dân đổ máu xương ở chiến trường, góp công sức cho đất nước,cho chính quyền này, nuôi dưỡng chính phủ này mà họ đánh đập tàn nhẫn, tướt đoạt dã man nhà cửa tan nát . Hãy dừng lại những chủ trương và hành động tội ác!”
( Nguyên văn bài viết từ bức xúc nội tâm của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua các sự việc mới đây nhà cầm quyền CSVN đàn áp nông dân cưỡng chế thu hồi đất đai )

Nhân tiện cũng mời quí vị trong “nhóm tác giả” đọc lại lời của nữ tài tử Mỹ Jane Fonda ( nữ hoàng phản chiến ) bạn nước ngoài “tiến bộ” thân thiết của nhà cầm quyền CSVN một thời. Một trong những “tiếng sấm” tuyên truyền vĩ đại của Hà Nội ở thập niên 70 là việc nữ tài tử Mỹ, Jane Fonda viếng thăm Hà Nội vào năm 1972 và đã chụp một tấm hình nổi tiếng gây ồn ào trong dư luận Mỹ. "Chị Jane" (nói theo giọng lưỡi thân mật của báo Hà Nội) đội nón cối, ngồi trên một khẩu súng cao xạ phòng không nhắm bắn vào máy bay Mỹ. Chị cũng đã lên đài phát thanh Hà Nội kêu gọi Mỹ rút quân. Chị cũng vào" Hanoi Hilton" để thăm tù binh Mỹ. Khi những tù binh nhân chứng sống này kể lại chuyện tra tấn thì Chị tuyên bố trên báo The New York Times rằng "họ đạo đức giả và láo khoét", "không hề có chuyện tù binh bị tra tấn hay tẩy não", làm cho mọi người phẫn nộ, trong đó có cả cựu tù binh là Thượng nghị sĩ John Mc Cain, ứng cử viên Tổng Thống Mỹ năm 2008.

Cho tới năm 1988, khi nhận diện rõ bộ mặt thật của cộng sản VN, Jane Fonda mới hối hận và thông qua hệ thống truyền thông nước Mỹ xin lỗi mọi người dân Mỹ thân nhân gia đình các cựu binh về những gì đã nói và đã làm trước đây. Jane Fonda đã nói trong tận cùng của sám hối: " Sao tôi có thể làm những việc ghê tởm như vậy, thật là rồ dại không biết suy nghĩ, cho tới khi đưa tôi ra huyệt mộ, tôi vẫn còn ân hận về tấm hình tôi đã chụp khi ngồi trên súng cao xạ ở HàNội..." và thú nhận trong cuốn tự truyện viết năm 2005 là đã bị cộng sản VN lợi dụng để tuyên truyền.

Jane Fonda cũng như mọi người đã mở mắt. Thế giới bây giờ đã thấy được bộ mặt thật của CS Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh không còn là thần tượng của bà Jan Fonda và những người phản chiến nước ngoài nữa.

Dù CS Việt Nam bưng bít thế nào đi nữa, láo khoét mãi với thế giới loài người bên ngoài, để đày đọa người dân trong nước, thì bây giờ cũng không còn giấu diếm được nữa. Thế giới của những nhà độc tài đã lần lần bị thoái hóa, và bị tiêu diệt bởi ánh sáng văn minh tiến bộ bên ngoài hay chính nó, bởi “Anh có thể lừa vài người trong vài lúc, anh cũng có thể lừa mọi người trong mọi lúc, nhưng anh không thể lừa tất cả mọi người mãi mãi” (A.Lincoln).

Hoàng Thanh Trúc
http://danlambaovn.blogspot.com/
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bài chuyển đến từ anh NH Quân CN17.
Mặc cho sống dưới 1 chế độ bạo tàn, vô nhân, bị nhồi sọ hơn 30 năm, dân Việt vẫn còn có những thiếu nữ vô cùng can đảm như thế nầy.
Hy vọng một ngày không xa nữa, mỗi ngày một đông hơn, dân Việt sẽ dành lại được quyền làm người để được sống thật sự như một con người:


Viết cho tháng Tư
Huỳnh Thục Vy

Image
Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.

Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm….Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự….”

Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự “nguy hiểm” của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện”, nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan… Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ “formidable” mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa “arousing fear”(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với “terrorise” (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là “khủng bố”. Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một “đối thủ ghê gớm” như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các “trận đánh” của đội Biệt động Sài Gòn như: “trận đánh” tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, “trận đánh” cư xá Brinks…; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những “trận đánh” như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống….Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là “quân giải phóng”.

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người “nằm vùng” gọi là “trận đánh” gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ…. Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy “Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks”. Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là “trận đánh” sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ “nguy hiểm”, “ghê gớm” .

Ngoài cái cách thể hiện “formidable” như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại !

Để rồi sau cái ngày “thống nhất” ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về “công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng” vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người “có học” ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù…phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị…chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào “mục đích biện minh cho phương tiện”. Chúng ta biết rằng, tính chính đáng của phương tiện phụ thuộc vào sự thích nghi và mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, “sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng” hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e…. Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là “chủ trương nhất quán”, là “ưu tiên hàng đầu” như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Xin mời quí vị nghe cáo trạng hùng hồn với luận cứ đầy thuyết phục đối với chế độ Mafia CSVN từ trước đến nay của một sinh viên du học:

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

2 Tháng 9: Chạy Ngược Đường Độc Lập.
Nguyễn Quang Duy

Ngày 17 tháng 8 vừa qua, tại Bộ Giáo dục - Đào tạo Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên bố cần chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục. Ông cho biết: "Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là 'đổi mới căn bản, toàn diện'? Phải chăng phải đổi mới từ tư duy cho đến mô hình, …” , rồi ông tự hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào". Lời thú nhận lại rơi vào đúng ngày 67 năm trước Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền.

Bài viết này xem lại triết lý và mục tiêu của giáo dục tại miền Nam tự do, để từ đó chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân và nhận thức được thực trạng hầu có thể tìm ra con đường xây dựng lại Việt Nam.
Triết Lý Giáo Dục của Miền Nam Tự Do

Ngay khi thành lập, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục cho miền Nam tự do. Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và đại diện ngành văn hóa và giáo dục... được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại hội đồng thuận lấy ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản cho nền giáo dục miền Nam.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, vào năm 1964, một Đại Hội khác cũng được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý và mục tiêu giáo dục. Đại Hội duyệt xét và tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng là căn bản cho triết lý giáo dục. Ba nguyên tắc này được ghi nhận trong các văn bản, tài liệu ấn hành và đưa vào Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (Hiến pháp 1967).

1. Triết lý nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào. Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

2. Triết Lý dân tộc chủ trương tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc. Vai trò của giáo dục là bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3. Triết lý khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Vai trò của giáo dục khai phóng là mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Nguyên Tắc Độc Lập với Chính Trị

Theo nguyên tắc này chính quyền không trực tiếp can dự vào hoạt động giảng dạy, soạn thảo chương trình hay điều hành của các cơ sở giáo dục. Các công việc chuyên môn nói trên là của những người làm giáo dục.

Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia và một số nhỏ chức vụ mang tính chất chính trị nhằm thi hành chính sách của chính phủ như đổng lý văn phòng, bí thư, v.v... còn các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều do những nhà giáo dục chuyên nghiệp đảm trách. Ngay cả những chức vụ mang tính chất chính trị cũng thường được giao cho những người có chuyên môn về giáo dục. Những người làm trong ngành giáo dục đều là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định các vấn đề học vụ và điều hành mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Nói chung nền giáo dục miền Nam là một nền giáo dục tân tiến và tự do.

Mục Tiêu Giáo Dục Miền Nam Tự Do

Từ triết lý nhân bản, dân tộc và khai phóng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề ra ba mục tiêu chính cho giáo dục như sau:

1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

2. Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại ?

Phần triết lý và mục tiêu bên trên được viết dựa trên tài liệu từ WIKIPEDIA, bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết khác như mô hình cơ sở, tổ chức, quản lý, đánh giá … xin xem trên trang WIKIPEDIA trong đề tài “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa”.

Kết quả 20 năm miền Nam Tự Do

Mặc dầu Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại 21 năm trong chiến tranh và giặc dã, miền Nam đã đào tạo một tầng lớp trí thức chuyên viên và xây dựng nền tảng giáo dục căn bản cho một thế hệ hậu duệ, nhiều người đã hết sức thành đạt trên trường quốc tế.

Khi thấy một thiểu số học sinh, sinh viên miền Nam thiên tả hay theo cộng sản, có người cho rằng nền giáo dục của miền Nam mang khuyết điểm là không giáo dục về chính trị. Thực ra giáo dục chính trị là đi ngược với triết lý và mục tiêu mà miền Nam đã được đề ra. Thay vào đó học sinh miền Nam ngay từ bậc tiểu học đã được học môn Công Dân Giáo Dục để nắm vững bổn phận và trách nhiệm của mình và vì thế sau 37 năm miền Nam lọt vào tay cộng sản đa số dân miền Nam vẫn kiên trì đấu tranh cho một Việt Nam tự do.

Ông Mai Thái Lĩnh một cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng sản, thổ lộ như sau: "Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xã hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng. Nếu không có nền giáo dục nhân bản, khai phóng, chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây đó, làm sao tôi có thể trở thành người bất đồng chính kiến trong một xã hội mà sự nô lệ về tư tưởng là tiêu chí căn bản để tiến thân? " (Mai Thái Lĩnh, 2009 talawas blog)

Chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng miền Nam đào tạo con người không phải để phục vụ Việt Nam Cộng Hòa mà để phục vụ cho dân tộc cho nhân lọai.

Độc Lập Tư Tưởng

Trở lại mùa Thu năm 1945, cao điểm là ngày 2-9-1945, khi Hồ chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập với lời mở đầu như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ … Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho thấy ước vọng của người Việt trong thời điểm 1945 là độc lập và tự do. Nhưng thay vì như người quốc gia mở Đại Hội quần chúng nhằm xây dựng triết lý giáo dục, triết lý phát triển cho Việt Nam. Ngay khi nắm được chính quyền Hồ chí Minh và những người cộng sản tước đọat mọi quyền tự do và bình đẳng của người Việt, để áp đặt những tư tưởng Mác, Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông được cộng sản vay mượn từ Nga Tàu lên dân tộc Việt Nam.

Ngày nay các tư tưởng nói trên đã hòan tòan phá sản. Người Nga đã từ chối tư tưởng của Mác, của Lênin, của Stalin. Người Tàu cũng không còn lấy tư tưởng của ông Mao làm tư tưởng chỉ đạo. Thế giới còn lên án chủ nghĩa cộng sản là diệt chủng chống lại con người. Tiếc thay đảng Cộng sản trên lý thuyết vẫn cố bám vào những tư tưởng đã bị nhân lọai lên án đào thải. Nói theo ông Mai Thái Lĩnh là những người cộng sản Việt Nam vốn mang bản chất của nô lệ về tư tưởng. Nô lệ tư tưởng là nguyên nhân mọi khủng hỏang đã và đang liên tục xẩy ra trong xã hội Việt Nam.

Trở lại với câu hỏi đầu bài được Nguyễn Phú Trọng nêu ra "Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào". Ông Trọng đã nhận ra được thực tế những người mà đảng của ông gởi sang Anh sang Mỹ đào tạo thiếu khả năng tự đánh giá mớ kiến thức học được mang về. Lỗi không phải ở họ mà lỗi là ở chính cái thể chế mà ông đang cầm quyền, thể chế không dựa trên tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, mà lại chọn làm nô lệ cho ngọai bang.

Nhắc đến thể chế là nói về những người đang quản lý hay cai trị một quốc gia. Khi một người nô lệ tư tưởng họ làm sao để biết mình là ai ? thì làm sao họ có thể tự phát triển để giúp ích cho cá nhân mình, cho gia đình, cho quốc gia, cho xã hội, và cho nhân loại ? Có chăng họ chỉ là những nô lệ trong một guồng máy lỗi thời đang bị đào thải.

Khi con người đã nô lệ về tư tưởng thì họ chỉ hành xử bằng quyền lực và cho quyền lợi nhất thời. Thể chế Cộng sản tại Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nó, khi tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các thứ tự như sau: hậu duệ, tiền tệ, quan hệ rồi mới đến trí tuệ.

Hậu duệ là con ông cháu cha, là cha truyền con nối. Tiền tệ là buôn quan bán chức. Quan hệ là đảng phái bè cánh. Còn trí tuệ tiêu biểu cho độc lập cá nhân thì chỉ là thứ yếu. Có hiểu biết và tôn trọng độc lập thì cá nhân mới biết trân quý nền độc lập dân tộc. Chả thế tầng lớp cầm quyền ngày nay chỉ tòan một bọn buôn dân bán nước, sẵn sàng theo Nga, theo Tàu, theo Mỹ nếu cần.

Hoa Kỳ không cần tay sai

Trong bài “Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam” người viết đã phân tích về sự thay đổi chiến lược, chiến thuật và xác suất chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh. Người viết lập luận chính phủ Hoa Kỳ luôn xem dân tộc Việt Nam như một đồng minh trong chiến đấu để bảo vệ và xây dựng tự do. Người viết cũng cho rằng Hoa kỳ luôn tạo cơ hội để nhà cầm quyền cộng sản thực thi dân chủ, và dân chủ chính là con đường cho những người cầm quyền cộng sản quay về với dân tộc thay vì tiếp tục mang thân nô lệ cho Tàu. Và bằng mọi cách Hoa Kỳ sẽ giải phóng các quốc gia còn đang bị cộng sản chiếm đóng trong đó có Trung cộng và Việt Nam. Vì thế việc quay về với dân tộc chính là con đường an tòan và hòa bình cho giới cầm quyền cộng sản.

Khi bài viết được phổ biến có lập luận phản bác cho rằng Hoa Kỳ không có bạn, không có đồng minh mà chỉ có tay sai. Lập luận này cũng đựơc cơ quan truyền thông của đảng Cộng sản rả rích tuyên truyền. Lập luận này đúng trong chiến thuật. Người Mỹ có tinh thần thực dụng vì thế khi cần những người sẵn sàng làm nô lệ từ tư tưởng đến thể xác như giới cầm quyền cộng sản thì người Mỹ sẽ ban cho chút ít quyền lợi thu dụng làm tay sai nhất thời.

Nhưng dựa trên tinh thần thực dụng người Mỹ luôn cổ vũ cho sự phát triển độc lập tự do. Khi cá nhân xây dựng được hai yếu tố độc lập tự do cá nhân sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nhân quần xã hội. Trong mối tương quan người Mỹ luôn chủ trương và cổ vũ cho các phương thức tạo lợi ích cho cả hai bên. Khi một quốc gia độc lập tự do, quốc gia này sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền hòa bình và an sinh nhân lọai trong đó có cả Hoa Kỳ. Từ đó Hoa Kỳ chỉ đồng minh với các quốc gia chuộng độc lập yêu tự do.

Kết luận.

Từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đảng Cộng sản đã cưỡng bách dân tộc Việt Nam vào con đường nô lệ tư tưởng ngọai bang. Con đường này đã thêu dệt những thành tích ảo trong giáo dục như Nguyễn Phú Trọng tự thú ở đầu bài. Con đường này cũng tạo ra những chiến thắng ảo, những thành tích ảo về giàu dân mạnh xã hội văn minh.

Thực tế con đường này đi ngược với con đường tiến hóa của nhân lọai, chỉ đưa Việt Nam vào khủng hỏang và chiến tranh. Cũng chính con đường này đang đưa đến nước mất, nhà tan. Đã đến lúc người Việt phải sẵn sàng đứng lên, tự giải phóng giành lại độc lập tự do để tự mình xây dựng một xã hội Việt Nam nhân bản dân tộc và khai phóng.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
24/8/2012

Tài liệu tham khảo
WIKIPEDIA “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa”
Nguyễn Quang Duy, 8-2012, “Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam”
Post Reply