Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Từ Cuộc Cải Cách Ruộng Đất Tại Miền Bắc Trước Năm 1975 Tới Cướp Giựt Ruộng Cả Nước Ngày Nay Của Cộng Sản Việt Nam

MƯỜNG GIANG .
Việt Báo Thứ Sáu, 8/8/2008, 12:02:00 AM


Trên cõi đời này đã không có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 75 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là ‘tư tưởng HCM.‘ Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa? sau khi Hồ và đảng đã cưởng đoạt được chính quyền.
Tóm lại VN ngày nay trong vòng tay nhân ái của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và bộ đội giải ngũ. Đó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao, vì cả nước ngày nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vở của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.

Đó chính là những đóng góp và cái được gọi là tinh thần vô sản ưu việt của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Đằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh? Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào ‘nông, công và thương nghiệp‘ để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ ‘ công tư sản lẫn lộn ‘ , nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB.. xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới.

Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Đông từng làm thuở nào, qua cái gọi ‘công nghiệp hóa, hiện đại hóa‘ nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm một vụ ‘cải cách ruộng đất‘ như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN, một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 33 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân Nam VN, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Đó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang.. vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Đường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Đường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương .. cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.
Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bảo táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưởng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.

Đầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng hoàng khựng điếng và phẩn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Đông Âu, Đông Đức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS dấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó.

Nhờ vậy nhân loại mới có được tấm hình lịch sử , nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa. Điều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 33 năm qua đã trãi qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nổi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 33 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức mới biết Hải quân Tàu Cộng lại bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ tỉnh Bình Thuận.

1 -TỪ LUẬT NGƯỜI CẦY CÓ RUỘNG TẠI VNCH TỚI VIỆC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TRÊN ĐẤT BẮC DO HỒ CHÍ MINH KHỞI XƯỚNG:

Ngày 7 tháng 7 năm 1954 Quốc Trưởng Bảo Đại cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng Quốc Gia VN. Ngày 20-7-1954 đất nước bị chia đôi theo hiệp định Genève nhưng Thủ Tướng Diệm vẫn tiếp tục chức vụ trên phần đất thuộc VNCH từ bên này vĩ tuyến 17 vào tới mũi Cà Mâu. Sau khi định cư cho hơn một triệu dân Miền Bắc di cư và giãi quyết được tình hình chính trị nội bộ, vào tháng 1-1955 Thủ Tướng Diệm đã ký hai Dụ số 2 và 7 nhằm thiết lập một Quy Chế liên hệ tới các Tá Canh đang thuê mướn ruộng để canh tác, chấm dứt các hợp đồng thuê mướn ruộng bằng miệng giữa chủ đất và nông dân với giá thuê rất cao, được trả bằng nông sản đã thu hoạch. Nhờ đó giá thuê đất chỉ còn có phân nữa và điều kiện thuê mướn cũng được ấn định rõ ràng, hoàn toàn có lợi cho nông dân nghèo.

Ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam qua một cuộc phổ thông đầu phiếu. Ngày 22-10-1957 Tổng Thống Diệm ban hành Dụ số 57 nhằm cải cách điền địa khắp lãnh thổ Miền Nam VN, trong đó qui định mỗi điền chủ tối đa chỉ có 100 mẫu tây (Ha) ruộng, gồm 30 mẫu trực canh và 70 mẫu cho thuê. Riêng số đất bị truất hữu, chính phủ đã bồi thường thỏa đáng cho các địa chủ với 10% tiền mặt, 90% còn lại trả trong 12 năm với tiền lời hằng năm là 3%, qua dạng trái phiếu, có giá trị như tiền mặt để trả thuế, mua cổ phiếu trong các xí nghiệp của chính phủ. Tất cả ruộng đất bị truất hữu, chính phủ đều bán lại cho các tá điền, mỗi người 5 mẫu tây, theo giá đã mua của địa chủ và được trả góp trong 12 năm. Qua luật cải cách này, chính phủ đã mua lại được hơn 430.319 mẫu tây đất, để bán lại cho giới tá điền, giúp họ cũng được làm chủ ngay trên mãnh đất mình đang canh tác.

Tiếp tục sự nghiệp dang dở của cố Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam VN đã ban hành Đạo Luật số 003/70 ngày 26-3-1970 cũng nhằm việc cải cách ruộng đất gọi là ‘Luật Người Cầy Có Ruộng.‘ Sự khác biệt của đạo luật mới là luật được áp dụng chung cho các chủ đất không trực canh, không áp dụng cho các loại ruộng hương hỏa và những nông dân có số ruộng dưới 15 mẫu. Cũng theo luật mới này, chính phủ sẽ thu mua hết số đất trên 15 mẫu ấn định, để cấp phát cho các tá điền nghèo được ấn định 3 mẫu tây (Nam Phần) và 1 mẫu tây cho Miền Trung và Cao Nguyên. Riêng những chủ đất bị truất hữu , chính phủ sẽ bồi thường 20% tiền mặt, số còn lại trả bằng trái phiếu trong 8 năm với lãi suất thường niên là 10%.

Hởi ôi đời là vậy, trong khi chính phủ VNCH đã làm hết trách nhiệm để giúp cho các tá điền nghèo cực thoát được cảnh bốc lột của chủ đất, thì một số lại chạy theo VC chống lại chính quyền, khiến cho Miền Nam phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đất đai vườn ruộng của nông dân được chính phủ VNCH phân phát ngày trước đã bị đảng hợp tác hóa, rốt cục người nghèo tay trắng vẫn hoàn trắng tay, phải nai lưng cầy thuê cuốc mướn cho tầng lớp địa chủ mới không ai khác hơn là các giai cấp lãnh đạo của VC. Nhưng quan trọng hơn hết là qua hai lần cải cách điền địa tại VNCH, đều dựa vào sự bình đảng và tình người, cho nên đã không có cảnh đấu tố, giết người như đã xãy ra ở miền Bắc. Đó là sự khác biệt giữa con người văn minh nhân bản được gọi là Người Việt Quốc Gia và Người Phát Xít không tim óc nhân tính quen sống với độc tài đảng trị mà nhân loại gọi là Cộng Sản.

+ Cuộc Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh :

Ngày 5-6-1948 Cao Ủy Liên Bang Đông Dương là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại là một nước Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8-3-1949 Quốc Trưởng Bảo Đại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại Paris, theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền ‘sinh Bắc tử Nam‘ qua cuộc chiến xâm lăng VNCH.

Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xãy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình Nam. Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc , nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Đông.

Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Đồng Giảm Tô bắt các đia chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày , quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc ‘cải cách ruộng đất‘ và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.

Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.. Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.

Để tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh ‘rèn cán chỉnh quân‘ và ‘rèn cán chỉnh cơ‘ vào năm 1949. Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt ‘chỉnh huấn‘ vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hổ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm : Địa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.

Để lôi cuốn quần chúng nông thôn, đảng khích động sự căm thù giai cấp , đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Đất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương. Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Điện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì ‘ Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động.‘

Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đãm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chữi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết..

+ Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc:

Theo các tài liệu còn lưu trử , thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000 - 200.000 người, trong số này có khoảng 40.000 - 60.000 cán bộ đảng viên. Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng.. kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù
Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng... Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.

Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẵn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.

Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoản chui vào những hợp tác xã nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ.. đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.

Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hởi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu

‘giết, giết nữa bàn tay không phút nghĩ
cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong
cho đảng bều lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline bất diệt.‘

2- CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VN, QUA CHIÊU BÀI CÔNG NGHỆ HÓA NÔNG THÔN:

Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Đằng nói tới ‘đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới.‘ Đó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thâp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hổ trọ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hổ trợ cho các doanh nghệp ‘ phe ta’ mua lúa xuất khẩu trong lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm ?

Một bi thãm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẽ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doanh nghiệp đỏ hay quốc doanh. Đã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý ‘ gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói.‘

VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ kể cả việc hũy tiền lời hàng năm càng lúc càng tích lũy không biết đâu mà mò. Đây là mánh lới của bọn con buôn quốc tế một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng?

Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Đại Học Ottawa (Canada) đã nói không cần úp mở “ VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc càng suy sụp. Đó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Điện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ “.Còn VN may mắn hơn vì đã có các cơ quan IMF, WB,ADB bao che sẳn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.

Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chổ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cữa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái.. khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Đại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX , làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995 ‘ làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa ‘ . Để đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày 16-8-1996 ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án . Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là ‘ quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa ‘ với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !

+ ĐẢNG HỒI SINH GIAI CẤP ĐỊA CHỦ CƯỜNG HÀO ĐỎ TẠI NÔNG THÔN:

Qua cái gọi là ‘chính sách tạo điều kiện làm giàu cho nông dân‘ đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993, một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp.. tha hồ tác quái đầu cơ. Đó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xãy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là ‘ cải tạo đất ‘ mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẽ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2.. Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Đại hội VIII của đảng đã nói ‘ con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng.‘
Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là ‘ tất yếu ‘ , đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Đông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng, Nam Hàn.. tha hồ săn quét moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mãnh đất trù phú VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Đoàn Tư Ban Đỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẳn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghĩ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.

Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Đồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố : Tiền Đầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Đang Nắm Sẳn Trong Tay., mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền ‘ Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng.‘

Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẽ mat hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng.. mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.

Tức nước thì vở bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xãy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.

Nhưng nay thì khác, suốt tháng 6-2007 tới nay lần đầu tiên đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất baọ động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Đất Đai,

MƯỜNG GIANG
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bộ mặt xảo trá của Cộng Sản Trung Hoa:


12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h12 GMT

Nạn nhân 'tiểu xảo' hát nhép Olympics

Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh

Image
Các quan chức Bắc Kinh cho rằng Dương Bái Nghi có gương mặt không hoàn hảo

Cô bé xinh đẹp hát tại lễ khai mạc Thế Vận hội Bắc Kinh - và sau đó trở nên nổi tiếng trên toàn Trung Quốc - thực ra chỉ hát nhép môi và diễn thay ca sĩ thực.
Mặc bộ đồ đỏ với tóc thắt bím, Lâm Diệu Khả đã lôi cuốn người xem trên toàn thế giới khi trình diễn ca khúc “Ngợi ca Tổ quốc”.

Tuy nhiên, cô bé thực sự hát bài này là Dương Bái Nghi, người không được phép xuất hiện vì em không “hoàn hảo” như cô bé Lâm 9 tuổi.

Đạo diễn âm nhạc của chương trình nói họ quyết định dùng em Lâm vì ''lợi ích tốt nhất của đất nước''.

Tiết lộ này được đưa ra sau khi có tin nói rằng màn trình diễn pháo hoa tại đêm khai mạc cũng không phải thật hoàn toàn mà được ghép nối thêm trước khi chiếu trên TV cho cả thế giới xem.

‘Thiên thần mỉm cười’

Nói chuyện trên radio Bắc Kinh, đạo diễn âm nhạc Trần Kỳ Cương nói những người tổ chức cần một em gái vừa xinh đẹp lại vừa có giọng tốt.

Image
Lâm Diệu Khả trở thành một 'ngôi sao' sau màn trình diễn

Ông Trần nói họ gặp phải tình huống khó xử vì mặc dù em Lâm Diệu Khả xinh hơn nhưng cô bé Dương Bái Nghi, bảy tuổi, lại hát hay hơn.

Ông nói với đài phát thanh Bắc Kinh: “Sau một vài lần thử, chúng tôi quyết định để Lâm Diệu Khả lên biểu diễn trực tiếp, trong khi dùng phần trình bày lời hát của Dương Bái Nghi”.

“Lý do của quyết định này là chúng ta phải đặt lợi ích của đất nước lên trước”.

“Em bé xuất hiện trên truyền hình phải hoàn hảo xét về độ biểu cảm trên khuôn mặt để truyền đạt tình cảm tới mọi người”.

Lâm Diệu Khả, người được mệnh danh là “thiên thần mỉm cười”, đã trở thành một ngôi sao sau màn trình diễn này.

Em nói với tờ China Daily của nhà nước rằng em cảm thấy mình “rất đẹp” trong bộ đồ đỏ khi biểu diễn. Cha của em nói với tờ báo rằng em giờ đây có fan hâm mộ trên toàn quốc.

Cũng theo tường thuật của tờ báo, Dương Bái Nghi nói em không cảm thấy tiếc trước quyết định này. Em nói: “Em thấy vui là giọng hát của mình đã được sử dụng trong buổi lễ khai mạc”.

Pháo hoa cũng ‘giả’

Image
Một số màn trình diễn pháo hoa được thu hình từ trước

Đây là câu chuyện “giả” thứ hai trong buổi lễ khai mạc Thế Vận hội.

Tại lễ khai mạc, người xem trên toàn thế giới chứng kiến một màn trình diễn 29 lượt bắn đuổi pháo hoa trên toàn Bắc Kinh, từ phía nam tới phía bắc.

Tuy nhiên, một quan chức cao cấp từ ban tổ chức Bắc Kinh khẳng định hôm thứ Ba, 12/8, rằng những màn trình diễn này đã được thực hiện từ trước lễ khai mạc.

Ông Vương Vĩ nói giới chức Bắc Kinh làm điều đó để “tạo thuận lợi và ấn tượng ngoạn mục” cho các đài truyền hình.

Ông tuyên bố tại một buổi họp báo là: “Do tầm nhìn hạn chế nên chúng tôi đã sử dụng một số đoạn băng được ghi hình từ trước”.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Khi đi nhớ mang theo… quần

Tuesday, September 09, 2008
Image
Bên trong một trong những quán cà phê ở Sài Gòn. Lúc này, quán cà phê nào
cũng có thể trở thành “chiến trường” và các bậc “tu mi nam tử” nào cũng có thể khóc hận.

Bài và hình: Văn Lang


Ðến nay, tại Việt Nam, các hình thức cờ bạc vẫn bị đặt ở ngoài vòng pháp luật. Cờ bạc hợp pháp chỉ tồn tại trong casino Ðồ Sơn (Hải Phòng) - nơi dành riêng cho những người có hộ chiếu của nước ngoài.

Một casino tương tự đang được xây dựng tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nghe nói vốn đầu tư lên tới hàng tỉ USD và theo giới thiệu, khi hoàn thành sẽ không thua gì mấy sòng bài ở Las Vegas (tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ) nhưng cũng chỉ để vừa xoa, vừa móc túi du khách nước ngoài, người trong nước bị cấm léo hánh tới đó.

Ðánh bạc và tổ chức đánh bạc tuy đều bất hợp pháp, song ở Việt Nam, “ai cấm cứ cấm, ai chơi cứ... chơi”.

Biết ở Việt Nam nhiều người ghiền cờ bạc, một số nhà đầu tư đã bỏ tiền làm một khu toàn casino trên đất tỉnh Svay Reang, Cambodia nhưng sát biên giới Việt Nam. Ở Việt Nam, thèm đánh bài, cứ nhảy lên xe bus hoặc lái xe hai bánh gắn máy, xe hơi qua cửa khẩu Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh là có thể sát phạt thoải mái, thậm chí có thể “rửa mắt” bằng những sexy show, mua sắm trong những siêu thị miễn thuế. Dòng người nườm nượp từ Việt Nam đổ về cửa khẩu Mộc Bài của Việt Nam, băng qua cửa khẩu Bavet của Cambodia chỉ để đánh bài, giải trí, mua sắm,... khiến nhiều đại gia ở Việt Nam sốt ruột. Trong suốt thập niên vừa qua, giới này liên tục vận động... ngoài hành lang và đã có lúc, trong một vài tuyên bố không chính thức, giới hữu trách ở Việt Nam tỏ ra xiêu lòng trước đề nghị chính thức cho tổ chức đánh bài. Thế nhưng con đường từ chỗ... tỏ ra đến công khai hợp thức hóa chuyện cờ bạc ắt là không ngắn.

Cũng vì chuyện chính thức hóa cờ bạc còn dài nên bài viết này chỉ đề cập tới một số hình thái cờ bạc phi chính thức mà có lẽ Sài Gòn đủ tư cách làm... đại diện.

***

Tiếng là bất hợp pháp nhưng lúc nào Sài Gòn cũng có vô số sòng bạc... chui. Ở một vài thời điểm, các sòng bạc chui trở thành hệ thống mà tầm vóc, qui mô không thua gì hệ thống sòng bạc chính thức của thiên hạ.

Thói đời, đã chui thì phải có bảo kê, bảo kê cho những sòng bạc chui này không chỉ có du đãng, sẵn sàng xin tí... tiết những kẻ không biết điều mà còn có công an phường và cảnh sát hình sự chuyên chống tệ nạn xã hội, kiểm sát viên chuyên truy tố những kẻ có tội, nhà báo chuyên bảo vệ công bằng xã hội cùng... chống lưng cho họ.

Những sòng bạc chui đã từng có thời rất huy hoàng khi ông trùm Năm Cam chưa xộ khám. Sau khi xộ khám, ông trùm dẫn theo một lô đàn em và kiểm sát viên (kể cả viện phó Viện Kiểm Sát Tối Cao), công an, cảnh sát, nhà báo cùng vào tù cư trú cho thêm phần... long trọng.

Dù ông trùm Năm Cam đã lên đường về... “trển”, song chẳng vì thế mà các sòng bạc chui khuất dạng ở Sài Gòn. Lâu lâu, đọc báo, người ta lại thấy công an, cảnh sát mới phá ổ cờ bạc này, viện kiểm sát vừa truy tố đám tổ chức cờ bạc kia và tòa án xử vài tay chuyên đánh bạc hay tổ chức cờ bạc nọ. Thế nhưng ai bắt cứ bắt, ai truy tố, ai xử cứ truy tố và xử, báo chí cứ đưa tin, còn đánh bài, tổ chức đánh bài và bảo kê thì cứ việc mình, mình... làm. Có gì đáng lo khi lâu lâu, nước sông mới phạm tới... nước giếng một lần!

Ở cấp thấp hơn, có qui mô nhỏ hơn là những cá nhân, những nhóm không gầy sòng mà gầy độ cờ bạc “chui” ngay trên vỉa hè, xe đò hoặc trong quán cà phê. Ít ai không biết đó là những hình thức “cờ gian, bạc bịp” nhưng chẳng hiệu tại sao vẫn có rất nhiều người tự nguyện làm thiêu thân dù không ít “tiền bối” đi trước đã cháy thành... tro.

Có một thời, vỉa hè Sài Gòn la liệt những bàn cờ thế (một hình thái khác của cờ tướng song bàn cờ không giống như thường thấy, lúc bắt đầu cuộc cờ, các quân cờ đã được đặt sẵn vào những vị trí giống như trong một ván cờ đang chơi dang dở), chờ “cao thủ” giải và tất cả các “cao thủ” tham gia giải thế cờ tàn này đều phải “phóng kiếm quy ẩn” vì bị moi tới nhẵn túi...

Ngoài cờ thế, mỗi độ Xuân về, gần như chỗ nào ở Sài Gòn cũng có những sòng “bầu cua”, “xóc đĩa” sẵn sàng moi sạch túi từ người lớn tới trẻ con, vì người xóc vừa... khéo tay, vừa dùng “hàng” đã “độ” (những hộp “bầu cua”, đồng xu được dùng làm “đồ nghề” đều được gắn sẵn nam châm để người lắc, người xổ điều khiển theo ý mình).

Hết Tết, giới lắc “bầu cua”, “xóc đĩa” - đa số cư trú ở khu vực chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình - kéo nhau đi “lưu diễn” trên mấy chiếc xe đò đường dài chạy suốt từ Nam ra Bắc.

Cao hơn và thời sự hơn là những sòng bạc tưởng như... tự phát trong các quán cà phê deluxe. Sòng nào cũng hợp và tan theo kịch bản kiểu thế này: Chàng nọ có vẻ hào hoa, đi uống cà phê một mình, được nàng (hay vài nàng) nọ liếc mắt đưa tình. Sau đó, nàng (hoặc các nàng) chủ động làm quen, than buồn, tỏ ý tiếc là không đủ “tay” đánh bài cho... vui. Nếu chàng muốn giúp vui, các nàng sẽ cùng ngồi chơi hoặc nàng đi “mình ên” sẽ gọi điện thoại cho người bạn này, rủ người quen kia đến tham gia cho đủ “tụ”.

Khi sòng mới hình thành, mức độ ăn thua đúng là chỉ cho vui và các nàng chơi như... “nai”. Sau đó, tùy tình hình mà một, hai hay tất cả các nàng đều có việc cần phải... đi. Cũng vì vậy, các nàng thường đề nghị đánh lớn xem chuyện... hên - xui thật sự là thế nào. Trước đề nghị và những đối thủ như nai này, ít có chàng nào từ chối. Chỉ cần chàng gật đầu là coi như... xong. Tiền trong túi chàng “không cánh” nhưng cứ thế mà... “bay”.

Nếu từng học trung học ở Việt Nam, ai cũng nhớ tuyên bố bất hủ của nhân vật “chị Út Tịch” trong truyện “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi. Nhân vật phụ nữ này bất hủ, được tung hê tới... Trời vì “lập ngôn” bằng câu: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Kịch bản kể trên tuy không mới nhưng vẫn làm nhiều chàng ngậm đắng, nuốt cay. Ða số các chàng lại không phải cán bộ, đảng viên nên không chàng nào dám chơi cho tới cái... lai quần.

Ở Việt Nam, thư mời nào do giới hữu trách gửi cho công dân cũng có sẵn câu: “Khi đi nhớ mang theo thư mời”. Nếu quí vị ham đánh bài, thường khó cưỡng lại giai nhân, đồng thời lại còn muốn học làm “anh hùng” kiểu “chị Út Tịch” thì kẻ hèn viết bài này xin học giới hữu trách, dặn quí vị một câu: “Khi đi nhớ mang theo... quần”, bởi chắc chắn là khi quí vị bị các giai nhân “bề hội đồng”, ngay cả cái... lai quần, quý vị cũng khó mà giữ!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Biểu tình phản đối công hàm nhượng lãnh hải cho Trung Quốc

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2008-09-15

Hôm Chủ nhật 14-9-2008, Cộng đồng người Việt vùng Thủ Đô Washington đã tổ chức biểu tình trước Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, để phản đối việc chính phủ VN ký công hàm giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc.

Image
RFA PHOTO/by DoLinhDzung
Biểu tình phản đối công hàm, giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc.


Đánh dấu 50 năm kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là Phạm Văn Đồng đại diện, ký công hàm, giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc, cộng đồng người Việt vùng Thủ Đô Washington tổ chức biểu tình hôm Chủ Nhật 14 Tháng 9 vừa qua, trước Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, để phản đối hành động này. Phóng viên Đỗ Hiếu của Ban Việt Ngữ RFA có mặt tại chỗ và tường trình:

Đồng loạt phản đối

Qua mạng lưới thông tin toàn cầu, diễn đàn người Việt hải ngoại yêu cầu công luận bày tỏ thái độ, vạch trần sự thật lịch sử, tập họp biểu tình để yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy bỏ công hàm ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, cắt nhượng một phần lãnh hải cho Trung Quốc.

Tin trên Internet và Paltalk cho hay, nhiều cuộc biểu tình, tuần hành được tổ chức đồng loạt tổ chức tại Hà Nội, Paris, Bruxelles, Melbourne, Copenhagen, Oslo, Adelaide, California, Texas với chủ đề " Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Trường Sa - Hoàng Sa... của Việt Nam!
Đả đảo Cộng Sản Việt Nam... Đả đảo!

Vừa rồi là tiếng hô khẩu hiệu của hàng trăm người trong đoàn biểu tình, tập họp trước sứ quán của Hà Nội trong Thủ Đô Washington (Hoa Kỳ).

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ VNCH và phút mặc niệm, đại diện các hội đoàn, tổ chức trong vùng, cùng phái đoàn từ New Jersey, Pennsylvania phát biểu ý kiến phản đối công hàm do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký 50 năm trước.

Lên tiếng qua RFA, một thành viên ban tổ chức là ông Lê Quyền sơ lược về mục tiêu chính của cuộc tập họp hôm nay:

Ông Lê Quyền : Cuộc tập họp của người Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn hôm nay trước sứ quán CSVN là để phản đối tập đoàn cộng sản VN và nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, trong cái văn kiện Công Hàm đã thừa nhận một cách rất là phi pháp và bất hợp hiến về vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, theo lời yêu cầu của Thủ Tướng Trung Quốc đương thời là Chu Ân Lai.

Điểm thứ hai là lên án chính sách bá quyền của Trung Quốc càng ngày càng áp đảo và trấn áp CSVN đi theo sự nhượng bộ của mình. Và điểm thứ ba, cuộc tập họp hôm nay cũng để hoan nghênh tinh thần của các chiến sĩ tranh đấu dân chủ trong nước, thanh niên - sinh viên ở quốc nội đã mạnh dạn chuẩn bị các cuộc biểu tình để phản đối.

Image
công hàm, giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc

Và cuối cùng như quý vị đã biết, trong 8 tháng qua và đặc biệt là hơn một tháng qua, việc vùng lên để đòi hỏi công lý ở tại Thái Hà của Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng như là sự hiện diện và sự hỗ trợ của tất cả các giám mục của Tổng Giáo Phận Hà Nội và các giáo phận khác đòi hỏi công lý cho tất cả 84 triẹu đồng bào trong nước.

Ông Đoàn Hữu Định, đại diện cho tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hải ngoại nhấn mạnh:
Ông Đoàn Hữu Định : ....phản đối, cực lực lên án, đòi hỏi thế giới phảo dẹp bỏ ngay cái chính thể hiện tại tại Việt Nam, phải trao trả lại cho toàn dân quyền quyết định một chính thể cũng như một chính phủ mới. Trân trọng chào tất cả quý vị.

Bà Elizabeth Vũ cùng các đồng hương từ xa, vượt hàng trăm kí lô mét về thủ đô Mỹ để nói lên nguyện vọng của mình, không muốn đất đai của tổ tiên bị ngoại bang xâm chiếm:

Bà Elzabeth Vũ : Bữa nay chúng tôi và phái đoàn ở Philadelphia lái xe 3 tiếng đồng hồ tới đây để biểu tình chống công hàm mà Phạm Văn Đồng đã ký cách đây 50 năm để bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Điều đó là một điều sai quấy vô cùng. Và chúng tôi rất phẫn uất điều đó. Nhân dân Việt Nam phẫn uất điều đó. Chúng tôi đến đây để nói lên điều uất ức của chúng tôi.

Một đồng hương ngồi xe lăn có mặt trong đoàn biểu tình nói lên tâm tư của mình để bày tỏ thái độ yêu chuộng tự do, công lý, nhân quyền mà người dân Việt chưa được hưởng:

- Hôm nay tôi có mặt tại đây là vì đất nước của chúng ta, của cha ông chúng ta, tất cả đã gìn giữ đất nước bao nhiêu năm, nhưng nay cộng sản đã bán cho Trung Quốc (để nước này) tấn công và chiếm các hòn đảo của chúng ta. Tôi có ý kiến, tôi xin cầu nguyện cho đất nước Việt Nam chúng ta được hoà bình, tự do, dân chủ, dân chúng ấm no, chứ không để đồng bào phải khổ sở như vậy. Trung Quốc chèn đầu cướp cổ của nhan dân chúng ta. Tôi là Ngô Quốc Cường, tại D.C., thương phế binh Việt Nam Cộng hoà.


Image
Cộng đồng người Việt biểu tình trước Tòa đại sứ Việt Nam hôm 14-9-2008 để phản đối công hàm giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc.

Một nhân vật tích cực vận động cho nhân quyền Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình cho biết vì sao bà có mặt trong cuộc biểu tình hôm nay:

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình : Chúng tôi xin đại diện cho Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản rất hânh hạnh được có mặt ngày hôm nay để chung sức đóng góp cùng với các hội đoàn, các tập thể đi từ các nời tới trong vùng Hoa Thịn Đốn này, cùng với các vị lãnh đạo cộng đồng để mà cùng nói lên tiếng nói phản đối vụ bán nước của cộng sản Việt Nam cách đây năm chục năm.

Thật sự ra Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn luôn thuộc về Việt Nam vì đất đai là xương máu của ông cha từ bao nhiêu đời đã gìn giữ, đã hy sinh cho chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là không những bảo vệ đất đai mà còn phải phát triển đời sống của nhân dân Việt Nam.

Đoạn băng ghi âm lời chia sẽ của ông Trần Anh Kim, sĩ quan quân đội nhân dân Miền Bắc từng tham chiến ở mặt trận Nam Bộ và ngăn chống quân Trung Quốc, cũng được phát lại vào dịp này:

Lời ông Trần Anh Kim : Tôi là một sĩ quan đã từng chỉ huy chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược và tôi vẫn nói rằng nếu như không có cái tiểu đoàn chúng tôi chận đứng được những trung đoàn bộ binh của địch thì nó sẽ thực hiện đúng được ý đồ chiến lược của nó là "ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơn trưa ở Hà Nội", thì lúc bấy giờ tôi nghĩ nó tàn phá đất nước thế nào!

Và thực tế mà nói trong thâm tâm của chúng tôi là những người lính và người sĩ quan thì chúng tôi bảo là, chúng tôi vẫn cứ nói với nhau đấy, thực ra mà nói là Mỹ xâm lược Việt Nam nhưng không phải, chính Tàu mới là xâm lược, mà chúng ta phải sống với Tàu một nghìn năm Bắc Thuộc, ta đau lắm chứ! Nó giết phu, nó giết phụ, chúng ta đau lắm chứ!

Ngày xưa các cụ còn lại, lịch sử còn lại, cho nên chúng tôi rất căm, cho nên chúng tôi không thể chung sống với Tàu được và coi Tàu là kẻ thù số một, chúng tôi hoàn toàn nhất trí.

Trong phần văn nghệ, nghệ sĩ Nguyệt Ánh đóng góp các tiết mục với nội dung ngợi ca non sông gấm vóc và đòi hỏi tự do cho Việt Nam.

Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 2 giờ trưa và chấm dứt vào 4 giờ chiều Chủ Nhật, theo giờ Mền Đông Hoa Kỳ .
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với chính quyền thành phố Hà Nội

RFA
2008-09-22

Diễn biến cuộc tranh chấp giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam đòi chính quyền hoàn trả đất đai, tài sản ngày càng sôi động, nhất là sau phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp gỡ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vào thứ Bảy 20-9.

Image
Photo courtesy of Vietcatholic
Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.


Với những lời lẽ mạnh mẽ, Đức Tổng Giám mục đã thẳng thắn đặt vấn đề với Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Hà Nội. Trong bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục, có câu mà ban Việt ngữ xin đọc nguyên văn như sau:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên” và câu sau đó “Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”

Nhưng đài truyền hình trung ương tại Hà Nội, một cơ quan ngôn luận của Nhà nước, đã cắt câu trên thành “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, đến đó thôi; với mục đích lên án Đức Tổng Giám Mục.


Do đó, để rộng đường dư luận, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin phát sau đây nguyên văn bản Lời Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp gỡ đó.

Phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt

Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình.
Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất.

Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng, những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

Trước hết ông chủ tịch có nói rằng : Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó.

Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.

Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.

Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp.

Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó.

Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có.

Image
Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài. Photo courtesy of DCCT

Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?!

Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hài lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói ra ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư xử theo tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và hội đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi nó gần gũi với chúng tôi.

Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.

Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước.

Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.

Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung.

Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước.

Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trên nền tảng pháp lý.

Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.

Tôi xin cám ơn.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Tranh luận trên internet về lời phát biểu của Tổng giám mục Hà Nội

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-09-25

Chắc chắn là chúng ta đang có một cuộn tranh luận gay gắt. Và tính chất cuộc tranh luận xoay quanh ý nghĩa của một câu nói, được trích từ một bài phát biểu.

Chúng tôi mời các bạn, tất cả chúng ta cùng làm một cuộc khảo sát: cuộc khảo sát với chính mình, xem mỗi cá nhân suy nghĩ ra sao, sau mỗi lần nghe những lời phát biểu sau đây.

Câu đầu tiên:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”

Bạn nghĩ gì về câu nói này?

Hãy để cảm xúc của bạn tự phát triển!

Tôi muốn mời các bạn nghe câu thứ nhì:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ.”

Một lần nữa, bạn nghĩ gì về lời phát biểu này? Hãy để cảm xúc của bạn tự phát triển. Nhưng tôi muốn mời các bạn nghe câu thứ ba.

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Tôi không muốn làm mất thì giờ của các bạn. Bây giờ, hãy cùng nhau nghe lại toàn bộ lời phát biểu sau đây.

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Đến đây, chúng ta có thể đoán được những lời phát biểu vừa rồi là của ai, nói vào lúc nào, và tại đâu.

Lời phát biểu vừa rồi được Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, đọc tại buổi gặp gỡ với đại diện Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20 tháng Chín, năm 2008.

Cùng ngày, và liên tiếp nhiều ngày sau đó, câu phát biểu trên được trích đăng, tôi nhấn mạnh, là “trích đăng” trên một số cơ quan truyền thông trong nước.

Câu trích đăng như thế này: “Tôi thấy rất là nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam.” Chấm hết!

Từ thời điểm ấy, và với lời trích đăng ấy, một cuộc tranh luận, đôi khi bị đẩy tới, đến mức cực đoan, bắt đầu bùng nổ.

Dư luận cho rằng sự mãnh liệt của cuộc tranh luận bắt nguồn từ tính nhạy cảm và tế nhị của lời phát biểu.

“Trích câu” hay “trích ý”?

Trong chương trình đọc và tìm hiểu thời sự trên Internet hôm nay, chúng ta sẽ dành toàn thời gian cho một diễn đàn trên Internet, có tên là “X – Cà Phê,” để biết dư luận nghĩ gì về lời phát biểu của người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.

“X – Cà Phê,” một diễn đàn điện tử của thanh niên, sinh viên Việt Nam trên Internet, cho phổ biến file âm thanh, ghi âm toàn bộ phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, và đưa ra một số câu hỏi thăm dò.

Câu hỏi thứ nhất: Sau khi đọc hoặc nghe đoạn audio gốc, bạn cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt là Đúng hay Sai?

Câu hỏi thứ nhì: Nếu từng ra nước ngoài, có bao giờ bạn thấy nhục khi trình hộ chiếu VN hoặc thấy hổ thẹn khi nhận mình là người VN?, Có hay Không Có?

Kết quả tính đến buổi chiều ngày 24 tháng Chín, có 272 người trả lời câu hỏi thứ nhất. Trong đó, 251 người nói Tổng Giám Mục “đúng,” 21 người trả lời là Tổng Giám Mục “sai.”

Đối với câu hỏi thứ nhì, thì 157 người trả lời, trong đó 129 nói họ thấy “nhục,” 28 người nói “không nhục.”

Các con số, cho dầu không được khoa học như phương pháp thống kê đòi hỏi, cũng có thể tiết lộ phần nào quan điểm của các thành viên tham gia diễn đàn X-càphê.

Nhưng thú vị hơn, có lẽ là các lời nhận định được để lại trên diễn đàn.

Trước khi cùng nhau đọc lại một số ý kiến trên diễn đàn này, hãy cùng nhau nghe lời phát biểu của một cựu biên tập viên ban tin tức Đài Truyền Hình Việt Nam, nhà báo Trần Quang Thành.

“Nói thật với anh, lúc đầu tôi rất không hài lòng về câu nói này của ông Ngô Quang Kiệt, thế nhưng tôi lại băn khoăn là ông Kiệt nói trong hoàn cảnh nào? Và có gì kèm theo không hay chỉ trần trụi có câu nói đó không? thế thì may thay tôi mở trang nhà của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì tôi được đọc toàn văn bài phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt thì thấy hoàn toàn khác với nội dung mà các báo Việt Nam trích đăng.

Ông Ngô Quang Kiệt nói ý đó là câu mở đầu và sau đó là cả một đoạn dài nói về cầu muốn nước Việt Nam cũng giầu mạnh như Hàn Quốc, như Nhật Bản để ra nước ngoài không bị họ soi mói, dòm ngó coi khinh mình…

Cái ý đó lại khác rồi, cho nên tôi thấy cách này là cách anh em ở Việt Nam đưa tin không xác thực. Điểm thứ hai tôi muốn nói nếu chúng ta trong tinh thần “hòa giải dân tộc” thì chúng ta nên trao đổi với ông Tổng Giám Mục về ý mà ông nói, nhưng các báo điện tử ở trong nước lại lên án ông ấy là phản động, là thế này thế khác…

Tiếc rằng những người lên án nói thế này thế khác trong tay lại không có văn bản của ông Ngô Quang Kiệt cả.”

Tranh luận trên X-càphê

Những ý kiến trên diễn đàn X-Càphê không đồng nhất khi nhận định về lời phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Có người ủng hộ:

“Nói như cha Kiệt là rất hay vì vừa thâm thúy vừa nhẹ nhàng. Chỉ cần dùng hình ảnh “tấm hộ chiếu Việt Nam” là đủ thay cho việc nói huỵch toẹt “chế độ cộng sản Việt Nam.””

Cũng có ý kiến phản bác:

“…Cương vị Tổng Giám Mục, chức vị cao nhất của Giáo Phận, đòi hỏi con người phải nói năng trước công chúng một cách đàng hoàng và thận trọng…”

Có ý kiến không thể hiện đồng tình, cũng không thể hiện sự tán đồng, nhưng xoay quanh hoàn cảnh và cách thức mà lời phát biểu được đưa ra công chúng.

“Khi trích lại một ý tưởng của người nào, điều căn bản là phải trích ít nhất một câu văn từ chữ đầu cho tới chấm hết câu. Những câu khác không liên quan có thể bỏ đi với dấu chấm chấm... Khi một câu văn không nói hết ý người viết về một vấn đề thì phải trích cả đoạn văn. Khi nói lại câu nói của người khác, cũng phải nói hết câu chứ không phải chỉ vài chữ rồi quy chụp này nọ…”

Cũng xin trình bày cùng độc giả và thính giả, là các lời nhận định vừa rồi được chúng tôi trích đăng, xin nhấn mạnh là trích đăng, từ diễn đàn X-Càphê. Hiển nhiên, chúng tôi theo sát các ý kiến, là trích đăng trong sự tôn trọng ý nghĩa của phát biểu. Tức là, chúng tôi trích câu, chữ, trong sự cố gắng bảo toàn ý nghĩa, không làm hỏng, hoặc đảo ngược, hoặc gây hiểu lầm ý nghĩa mà các tác giả muốn trình bày.

Một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trình bày bài ý kiến của mình tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho,” thì thành phố Hà Nội ra công văn “cảnh cáo” đối với người đứng đầu giáo phận.

“…Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.”

Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”

“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam, là một sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.

“Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.” Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”

Luật sư này nói rằng, một công văn vừa trái với các qui định của pháp luật hiện hành, lại vừa có tính “hăm doạ, đe nẹt” như vậy, thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

Trở lại với diễn đàn X-Cà Phê. Có đến gần 500 ý kiến được để lại trên diễn đàn này, tính cho đến buổi chiều ngày 24 tháng Chín. Không phải tất cả các ý kiến đều mang tinh thần xây dựng, nhưng không thể phủ nhận là các ý kiến rất đa chiều, đa dạng.

Nhưng trên hết, các ý kiến trên diễn đàn được đưa ra từ một nền tảng chung, bảo đảm sự công bằng bắt buộc. Đó là: tất cả mọi thành viên diễn đàn đều được cơ hội đọc nguyên văn bài phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Trên căn bản này, chúng ta có thể tự tin, rằng các ý kiến thuần tuý bày tỏ quan điểm riêng. Và người bày tỏ ý kiến, cho dầu là đồng ý hay không đồng ý với phát biểu của Tổng Giám Mục, đều được quyền tự do phát biểu sau khi được nhận một khối lượng thông tin giống hệt nhau.

(Vừa rồi là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ diễn đàn X-càphê trên Internet liên quan đến bài phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

19 Tháng 11 2008 - Cập nhật 14h40 GMT

Sĩ quan Liên Xô nói đã 'bắn hạ McCain' tại Hà Nội

Quân nhân Liên Xô, người bắn hạ máy bay của phi công John McCain trên bầu trời Hà Nội năm 1967, nói ông vui vì ông McCain không trúng cử tổng thống Mỹ.
Theo báo Nga, ông Yury Trushyekin, năm nay 70 tuổi, không có nhiều cảm tình cho cựu phi công McCain.


Dù tin tức về các quân nhân Nga tham chiến tại Việt Nam mới chỉ được nói đến gần đây, cuộc phỏng vấn của ông Trushyekin nhắc lại vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam.

Ông tố cáo bị tra tấn trong thời gian cầm tù ở Bắc Việt Nam tới mức nay không nhấc nổi một tay quá đầu.

Những người cộng sản Việt Nam hoàn toàn bác bỏ chuyện có tra tấn tù binh Mỹ.

'Căm thù người Nga'

Theo tin của RIA Novosti hôm 17/11, ông Yury Trushyekin nay nói:

"Thật tốt vì ông ta đã không lên làm tổng thống. Ngay cả khi bị giam ông ta nói rất căm thù người Nga và biết tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi ông ta,"

Ông Trushyekin được trích thuật trong cuộc phỏng vấn với báo MK v Pitere rằng nếu ông McCain lên làm tổng thống thì "Quan hệ Nga-Mỹ chắc chắn sẽ bị thiệt."

Dù Liên Xô, và Nga sau này không chính thức thừa nhận có quân tham chiến ở Việt Nam trong thập niên 60 và 70, ông Trushyekin, hiện ở trong một bệnh viện ở St. Petersburg không hề che dấu hoạt động của mình hồi tại Việt Nam:

"Tôi đến Việt Nam vào thời gian có các đơn vị hỗn hợp với người Việt”

Ông nói đơn vị tên lửa phòng không của ông đã bắn rơi phi cơ của ông McCain.

"Chúng tôi đã chuẩn bị rút khi còi báo động rú lên. Hai chiếc F-4 Con Ma của Mỹ bay đến. Giàn tên lửa sáu quả của chúng tôi chỉ có hai. Phía Việt Nam bắn trước nhưng trượt…chúng tôi bắn vào chiếc phi cơ bay qua phía trên cầu và trúng vào nó."

Theo những gì đã biết, ông McCain rơi xuống hồ và được người Việt Nam kéo lên.

Theo ông Yury Trushyekin, khi ấy “Tay ông ta đầy máu và người bị choáng,"

“Thật may cho ông ta là đã giơ súng lên trời, nếu không đã bị người ta bắn chết ngay."

Theo lời kể của Trushyekin thì ông ta không chỉ có mặt lúc bắt McCain mà còn lấy được cả tấm thẻ bài của ông ta và đem về Liên Xô.

Người cựu sĩ quan Liên Xô nói chỉ mãi đến năm 1986 ông ta mới nhận ra John McCain khi ông này trúng cử thượng nghị sĩ bang Arizona.

Là ứng viên của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain, 72 tuổi đã thua ứng viên của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Barack Obama trong cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Hoa Kỳ năm nay.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Tết: CS Nổ, Pháo Tịt Ngòi

VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 1/30/2009, 12:00:00 AM


Tin RFA mới nhứt, cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã tác động đến nhiều người Việt đang sinh sống ở nước ngoài kể cả những lao động xuất khẩu. Người về và tiền gởi về VN nhơn dịp Tết đều giảm. Thế nhưng Tết Kỹ sữu này, do bịnh thành tích và con số cố hữu, Đảng Nhà Nước CS Hà nội vẫn "nổ" như pháo -- nhưng pháo hơi tịt ngòi.

Đảng CS thì kẹt nội bộ vì tranh chấp quyền hành giữa chánh phủ và ban bí thư trung ương, cụ thể là giữa hai người Nam, Nguyễn tấn Dũng và Trương tấn Sang. Nước thì khó khăn vì kinh tế toàn cầu suy thoái, tài chánh khủng khoảng, nhiều nhà đầu tư rút chân. Dân nghèo lại nghèo thêm vì các công ty ngoại quốc lổ lã bỏ của chạy lấy người. Công nhân không được trả lương về quê với hai bàn tay trắng mang theo tức giận tràn hông. Nên để đánh lạc hướng dư luận trong ngoài nước, CS Hà nội mở hết công suất truyên truyền thổi phòng số người đi và số tiền "Việt Kiều" gởi về VN. Nhưng lạnh lùng phân tích cho thấy CS nói vậy nhưng không phải vậy mà tệ hơn vậy nhiều.

Một, quá bể về số "Việt Kiều" [từ sau dùng chữ VK cho gọn] đi về nước trong năm 2008. Trong năm CS Hà nội ra rả tuyên truyền đón hơn 4.5 triệu du khách trong đó có Việt kiều. Nào là Chủ Tịch Nhà Nước CS Hà nội Nguyễn minh Triết tuyên bố miển thị thực chiếu khán nhập cảnh, nào là Mặt Trận Tổ quốc, nào là Ủûy ban Người Việt Ở Nước Ngoài, nào là đài tuyền hình ruyền hình VTV4, chi nhánh tuyên truyền quốc ngoại của truyền hình CS thành phố CS gọi là Hồ chí Minh và của truyền hình trung ương của CS ở Hà nội dùng hết công suất để tuyên truyền chiêu dụ. Nhưng sự thật quá phũ phàng suốt năm 2008, chỉ có 400,000 người Việt đi về nước!

CS dùng kỹ thuật tuyên truyền quơ đũa cả nắm. Ngay những du khách ngoại quốc kia, theo sưu khảo độc lập cho biết, đến VN du lịch ít khi trở lại lần thứ hai, vì cảm thấy bất an cho cá nhân và ghét nhiều dòm hành của công an cảnh sát CS. Tin của truyền thông quốc tế độc lập cho biết số khách du lịch vào VN xuống nặng nên Tổng Cục Du Lịch hạ giá xuống tới 60%.

Con số 400,000 quá nhỏ đối với tổng số hơn 3 triệu người Việt tỵ nạn CS định cư ở khắp các nước của ba châu, nhứt là Tâu Aâu, Bắc Mỹ, và Uùc Châu. Càng thấy nhỏ hơn khi thấy trong số 3 triệu người Việt tỵ nạn CS này đã có hơn 300,000 người tốt nghiệp đại học bốn năm trở lên. Số đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ các ngành không ít -- mà theo lời Phó Chủ tịch Ủûy ban Người Việt Ở Nước Ngoài -- chỉ có 200 người "trí thức" về làm việc, thì quả là quá quá ít. Làm việc ở đây có thể hiểu là phù động, mùa màng, chớ không phải bán thì hay toàn thì vì cho đến bây giờ chưa thấy người trí thức nào về làm việc và ở luôn, hồi tịch VNCS cả.
Hơn nữa trong số 400 000 người đó chắc chắn có số người Việt đi "lao động xuất khẩu" (theo con số của CS Hà nội hiện có 500,000 người), cô dâu Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai, Tân gia ba là những người trong nước đi làm ở ngoại quốc. Khi gia tư hữu sự, hết hợp đồng, hay bị bạc đãi nên phải về nước - điều mà báo chí đăng tin hầu như hàng tuần. Những người sau này không phải là Việt Kiều theo thuật ngữ của CS và theo thực tế và pháp lý những người Việt nói trên không có định cư cố định, nhập quốc tịch các quốc gia định cư hay thường trú nhân hợp pháp ở các nước ngoài VN, đi VN bằng passport hay giấy tái nhập cảnh do quốc gia định cư cấp.

Hai, về số tiền 8 tỷ Việt Kiều gởi về cũng "bể". Trong khi đó, CS Hà nội đánh bóng tuyên truyền Việt Kiều gởi về 8 tỷ Mỹ kim, tăng 1 tỷ 300 triệu so với năm ngoái. Khoa trương là bịnh cố hữu của nhà cầm quyền chậm tiến. Thành tích con số là cái bịnh kinh niên của chế độ độc tài CS. Sẵn dịp Tết nên CS Hà Nội "nổ" hơn pháo nữa.Thử nghĩ xem làm ăn kiếm lời kia mà "Việt Kiều" đăng ký đầu tư ở VN chỉ cóù gần 2 tỷ Đô la. Đăng ký là con số trên giấy tờ, một chuyện còn xa với thực tế khi xuất chi thực hiện. Làm sao VK gởi cho bà con ở VN 8 tỷ nhiều hơn năm ngoái 1 tỷ 3 khi mà tình hình các nước mà người Việt định cư đang lâm vào suy thoái kinh tế và khủng khoảng tài chánh.

Phương chi, hiện nay CS Hà nội xuất khẩu lao động trên 500,000 người. Những người đó không phải là Việt Kiều theo thuật ngữ của CS Hà nội và theo qui chế nhập cư quốc tế. Đó là những người Việt đi lao động xuất khẩu, đang làm việc ở hơn 30 nước để mong kiếm tiền gởi về giúp gia đình. Số tiền của những đồng bào này gởi về chắc không nhỏ. Theo Uûy ban Người Việt ở Nước Ngoài của CS Hà nội nói trên cho biết số người này thường gởi gởi về từ 70 đến 80% số tiền kiếm được để nuôi gia đình. Trái lại Việt Kiều theo tiêu chí thông thường tiền tặng dữ thường chỉ chiếm 5% lợi tức kiếm được, là quá lắm rồi.

Trong số tiền gởi về VN, muốn hay muốn cũng phải kể hai số tiền các tổ chức đấu tranh gởi về giúp những người và các tổ chức tranh đấu trong nước để có phương tiện hành động. Và những tổ chức từ thiện giúp cho người nghèo và bịnh. Cái này thì khó mà biết vì gởi lòn qua đường chuyển tiền giúp gia đình, từ thiện,đầu tư, kinh doanh.

Ba và sau cùng, TT Nguyễn văn Thiệu rất có kinh nghiệm về CS đã nói, đừng nghe những gì CS nói, mà nhìn những gì CS làm. CS Hà nội đã làm cán cân chi phó ngoại thương của CS Hà nội niên khoá rồi khiếm hụt 14 tỷ Đô la.Thủ Tướng VC Nguyễn tấn Dũng ban đầu nói hạ quyết tâm tăng trưởng kinh tế tỷ lệ 9, rồi sụt 7, rồi 6,5, rồi 6,25%. Nhưng Ngân Hàng Thế giới cho biết có ráng lắm là 5%. Cán bộ đảng viên chỉ có "ăn" hối lộ, tham nhũng là giỏi. Lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ. Ăn cả tiền viện trợ, tiền vay lãi suất ưu đãi, ăn đất, ăn nhà của Dân Oan và các tôn giáo, ăn của người lao động xuất khẩu, ăn cả tiền của trẻ em mồ côi đi làm con nuôi cho ngoại quốc. Những người như vậy thì cầm quyến đất nước và nhân dân làm sao khá được.

Còn VK càng gởi tiền nhiều về VN thì CS Hà nội càng nhiều ngoại tệ vì quyền phát hành tiền VN là quyền của Đảng Nhà Nước, muốn in bao nhiêu đề đổi ra tiền VK gởi về cũng được, vì dù nhận tiền gởi bằng ngoại tệ sau cùng người nhận cũng phải đổi ra tiền VNCS để xài. VK càng về kiếm cỏ non bò lạc ở VN thì CS Hà nội càng có lý do tuyên truyền hoà giải hoá hợp, gia đình ở ngoại quốc càng dễ mất hạnh phúc, và lớp thiếu nữ VN càng bị hư vì tiền.

Nhiều đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại đang phát động phong trào kêu gọi hãy kế hoạch hoá việc gởi tiền và đi VN. Kêu gọi Tháng Tư Đen năm nay không gởi tiền về VN, không đi VN. Tháng Tư thành công, kế hoạch này có thể phát triễn theo vết dầu loang qua những khác khác trong năm.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Đã có những hy sinh không được thừa nhận

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-02-17

Nếu có dịp hỏi những người Việt Nam đang sống trong nước, ngày 2-9 là ngày gì; ngày 30-4 là ngày gì? Chắc hẳn, nhiều người có thể trả lời được ngay những sự kiện đã xảy ra vào thời điểm ấy ở một năm nào đó trong lịch sử.

Image
Photo courtesy of Osin's blog
Ảnh cùa Lê Quang Nhật


Và những thế hệ tiếp theo của Việt Nam, có thể sẽ còn có cơ hội nhớ nhiều hơn thế nữa. Chẳng hạn, theo tin tức từ báo chí trong nước, thì “chương trình giáo dục mầm non” được Bộ Giáo Dục đưa ra lấy ý kiến, và sẽ giảng dạy trong năm 2009 cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, có yêu cầu là “trẻ em từ 4 đến 5 tuổi phải nhận ra hình ảnh Bác Hồ… thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác.”

Nhưng, sẽ có những ngày, những thời điểm trong lịch sử, mà các thế hệ đi sau phải tranh đấu, mới có thể, hoặc có quyền, được nhớ.

17 tháng Hai là một ngày như vậy!

Huynh đệ tương tàn

Vâng, 17 tháng Hai là một ngày như vậy.

Ngày này, tháng này, của năm này sẽ là thời điểm đánh dấu 30 năm một sự kiện xảy ra nơi vùng biên giới.

Hãy nghe nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể lại ngày ấy, “30 năm trước, lửa đã chảy và máu đã đổ…”

“…Nhớ thời Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta vào ngày 17 tháng Hai, 1979 người chết như rạ mà buồn.
Hồi đó, sau cái đêm đại họa láng giềng đó, tôi viết một bài thơ ca ngợi người lính của ta chiến đấu chống bành trướng nơi biên giới đưa ngay cho báo Văn Nghệ lên trang rồi cùng Chu Lai đeo ba lô và súng ngắn ra ga Hàng Cỏ lên Cao Bằng.

Chúng tôi đi ngược dòng người gồng gánh trẻ con chạy giặc. Hai bên đường đỏ loét hầm ếch khoét vào núi. Đói và rét. Cầu sông Bằng bị đánh sập.

Thị xã Cao Bằng chỉ còn đống đổ nát, các cột điện cao thế bị bộc phá đánh gục, xác người chết còn cuốn trong giây điện. Ruồi nhặng nhiều như trấu vì xác chết của người và súc vật. Hễ đưa máy ảnh lên là ruồi nhặng bu kín ống kính. Tôi phải dùng cành cây xua đưổi ruồi nhặng cho phóng viên nước ngoài quay phim...”

Nguyễn Trọng Tạo viết tiếp, rằng ông đã “đi và viết về những người dân, người lính anh hùng trụ lại chống trả bọn xâm lược để giữ vững biên cương Tổ Quốc.” Ông viết trên blog riêng của mình, rằng sau này bài thơ ông làm “vẫn còn đau đáu nỗi đau từ tháng Hai năm ấy.”

“Thời tôi sống thêm một lần súng nổ
Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy...”

Và đây, ký ức Nguyễn Trọng Tạo về tháng Hai năm ấy.

“Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần
Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng
Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá
Thời tôi sống thêm một lần súng nổ
Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy...”

Biên giới tháng Hai

Nguyễn Trọng Tạo đề cập đến bài thơ, nhắc đến cái ngày “đeo ba lô và súng ngắn ra ga Hàng Cỏ lên Cao Bằng” nhân dịp có một ai đó đã nhắc lại cái ngày 17 tháng Hai cách đây 30 năm.

Nhà báo Huy Đức đã nhắc đến ngày ấy, với tựa đề “Biên Giới Tháng Hai, 2009-1979.” Bài viết này đã được đăng trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị, trên báo in cũng như trên trang mạng của tờ báo.

Những thông tin sau đó truyền đi trên thế giới ảo cho biết bài viết đã bị lấy xuống. Tờ Sài Gòn Tiếp Thị không cho biết lý do. Và người ta cũng không thấy có lý do gì để tờ báo tự lấy bài viết này xuống.

Tác giả Huy Đức mở đầu bài viết:

“Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi.

Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”.

Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.”

Tác giả kể tiếp, rằng từ ngày 17 tháng Hai đến 5 tháng Ba, năm 1979, cuộc chiến 16 ngày đã để lại một Lào Cai, một Sapa, một Đồng Đăng, một Lạng Sơn… bị phá tan hoang, và rằng:

“Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện.

Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.

Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”

Hy sinh trong ngậm ngùi!

Trong một bài viết khác, được đăng tải trên rất nhiều trang mạng, trang blog trong và ngoài nước, tác giả Hoàng Kim Phúc, đang theo học chương trình hậu tiến sĩ tại đại học Oxford, viết rằng năm anh lên chín, “Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.”

Một cuộc chiến kéo dài chưa đầy 30 ngày “mà gần một trăm ngàn người của cả hai phía đã thương vong.”

Tác giả kể tiếp:

“Mặc dù cuộc chiến đẫm máu chính thức diễn ra khá ngắn ngủi nhưng những đợt pháo kích dai dẳng dọc tuyến biên giới, kéo dài nhiều năm sau đó mới để lại những “vết thương” khó lành trong kí ức đương đại của dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân miền Bắc.

Làng tôi sống khi ấy gồm ba xóm, nay thuộc quận Ba Đình, vậy mà cũng có tới hai anh đi bộ đội bị pháo chết trên “chốt”.

Từ “lên chốt” đã có lúc được nhiều thanh niên nhắc tới như “ác mộng”. Dù mục tiêu chiến lược của việc tấn công Việt Nam vẫn còn nhiều uẩn khúc lịch sử nhưng về mặt nào đó Trung Quốc đã thành công trong việc gây nên một tâm lý lo lắng bất ổn, pha sự sợ hãi trong các thành phần dân chúng Việt Nam.”

Trở lại với tác giả Huy Đức. Vào thời điểm truy cập vào blog của tác giả này, chúng tôi lại thấy một bài viết khác, có vẻ như là bài tiếp theo của “Biên Giới Tháng Hai, 2009-1979” đã bị “đục bỏ” trên trang web của báo Sài Gòn Tiếp Thị.

Trong bài thứ hai này, tác giả ghi thêm bên dưới: “bài này chưa đăng báo giấy.” Có nghĩa là sao? Chỉ suy đoán thôi, bài viết thứ hai này, với tựa đề “Cuộc Chiến 1979 và Hoàng Sa” rất có thể sẽ không được đăng trên báo giấy!

Dù sao, blog cũng là một nơi chuyển tải thông tin!

Chắc hẳn tác giả Huy Đức có những ngụ ý khi cho gắn cuộc chiến 1979 vào với địa danh Hoàng Sa. Quả vậy, tác giả viết ở đoạn cuối bài trên blog của anh:

“Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì, muốn lưu ý, “người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán,” không nên đặt cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm… giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.”

Nếu có dịp hỏi những người Việt Nam đang sống trong nước, ngày 2 tháng Chín là ngày gì; ngày 30 tháng Tư là ngày gì? Chắc hẳn, nhiều người có thể trả lời được ngay những sự kiện đã xảy ra vào thời điểm ấy ở một năm nào đó trong lịch sử.

Nhưng sẽ có những ngày, những thời điểm trong lịch sử, mà các thế hệ đi sau phải tranh đấu, mới có thể, hoặc có quyền được nhớ.

17 tháng Hai là một ngày như vậy!

“Chỉ có một điều ngậm ngùi,” một nhà báo Việt Nam nói với chúng tôi. “Đó là, 30 năm trước, một thế hệ thanh niên Việt Nam lao về biên giới để bảo vệ lãnh thổ. Bây giờ, 30 năm sau, họ không được nhắc tới; và những người khác cũng không được quyền nhắc đến họ, như thể họ chưa hề tồn tại.”

“Có cái gì như một sự phản bội!”

-----------------

Trên đây là những ghi nhận từ các blog cá nhân liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.

Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Đặc công Nguyễn Văn Lém, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và Nhiếp ảnh gia Adams

Vao lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Ảnh "Vietnam, A Chronicle of the War",Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.4788

Image
Đám tang cả gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn bị tên đặc công Lém giết một lần

Image
Tướng Loan bị trọng thương trong trận tổng công kích đợt hai của VC vào Sài Gòn (05/05/1968)

Image
Đặc công CS Nguyễn Văn Lém tự "Bảy Lốp" bị xử tử.
Tấm ảnh do Adams chụp và đã bị truyền thông Mỹ dùng với mục đích phản chiến

Image
Nhiếp ảnh gia Eddie Adams những ngày tại chiến trường VN

Adams hối hận

Sự thành công của Adams cũng dấu được hối hận ray rứt trong lòng ông vì chính ông tự biết rằng bức hình không bao gìơ NÓI LÊN HẾT SỰ THỰC của một vấn đề.

Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này. Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.

Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”

Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.

Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi..”

Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”

Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan:
Post Reply