Lá Thư Luân Đôn

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Lá Thư Luân Đôn

Post by uncle_vinh »

Bức hình Tết Mậu Thân

Saturday, February 02, 2008
Lê Mạnh Hùng

Thế là chỉ còn có vài ngày nữa là đã đến Tết năm Mậu Tý. Khi viết câu “Cuối Thu năm Mậu Tý, tướng quân mang kiếm về” trong bài trường ca Hòn Vọng Phu, chắc hẳn rằng nhạc sỹ Lê Thương hy vọng là năm 1948, một năm Mậu Tý khác, sẽ mang lại hòa bình cho đất nước. Nhưng đến nay lại một năm Mậu Tý khác nữa mà tình hình đất nước Việt Nam cũng không có gì là khả quan hơn.

Tết năm nay cũng đúng là kỷ niệm 40 năm cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Và thứ sáu vừa qua cũng là ngày kỷ niệm bốn mươi năm một bức hình lịch sử của chiến tranh Việt Nam. Bức hình này được nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp vào ngày 1 tháng 2 năm 1968 với cuộc tổng tấn công, tổng nổi dậy của Việt Cộng đang ở trong giai đoạn đầu và cho ta thấy Tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết một tên Việt Cộng bị bắt.

Bức hình này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi thái độ của dân chúng Phương Tây đối với Việt Nam Cộng Hòa, góp phần làm thổi bùng phong trào phản chiến tại Mỹ dẫn đến việc Mỹ tháo chạy ra khỏi Việt Nam. Tầm quan trọng của bức hình này đã khiến đài BBC đã dành riêng toàn bộ thời giờ trong chương trình Today hôm Thứ Sáu 1 tháng 2 cho câu chuyện về bức hình của nhiếp ảnh gia Eddie Adams và ảnh hưởng của nó đối với cuộc chiến Việt Nam và lịch sử thế giới.

Tiếc rằng ông Adams đã mất, thành ra chương trình này đành mời một nhà nhiếp ảnh chiến trường khác cũng có danh vọng không kém, ông Philip Jones Griffiths thay thế. Và ông Jones Griffiths đã mô tả những cảm xúc mà bức hình tạo ra cho ông và quyết định của ông đi tìm và chụp hình người vợ góa của tên Việt Cộng bị hành quyết này.

Ông Jones Griffith có những quan điểm rất mạnh về bức hình và không ngần ngại gì mà không đưa ra trình bày trước khán giả. Ông lên tiếng cực lực bác bỏ những bằng chứng rằng tên Việt Cộng bị hành quyết này là một tên sát nhân như là “một luận điệu tuyên truyền” cũng như là phủ nhận lý luận rằng nếu y không tìm cách sát nhân thì đã chẳng “là một tên Việt Cộng trung kiên”. Rõ ràng là ông Jones Griffith coi sức mạnh của bức hình này như là biểu lộ cái bẩn thỉu của cuộc chiến về phía Việt Nam Cộng Hòa cũng như là sự can thiệp của Mỹ

Ông Jones Griffith có quyền có ý kiến của ông, cũng như đài BBC có quyền chỉ đưa ra ý kiến của ông Jones Griffith mà thôi. Nhưng điều đáng tiếc là suốt chương trình này không một lần nào có ai nhắc nhở đến chính quan điểm của nhiếp ảnh gia Eddie Adams về tấm hình này của ông.

Những năm về sau, chính Adams đã quá hối hận về cung cách người ta sử dụng bức hình này để xuyên tạc tình hình Việt Nam. Nói về Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông Adams cho biết: “Ông ta là một người anh hùng” và nhắc lại lời Tướng Loan giải thích với ông rằng tên mà ông hành quyết là một đại úy Việt Cộng vừa mới giết hại toàn bộ gia đình của một trong những người phụ tá thân cận nhất của ông. Trong một bài phỏng vấn với thông tấn xã AP nhân cơ hội phát hành một cuốn tuyển tập những tấm hình của mình, ông Adams nói thêm: “Ðôi khi một tấm hình có thể làm cho người ta hiểu lầm vì nó không nói lên được toàn thể câu chuyện. Tôi không nói rằng những gì ông Loan làm là đúng, nhưng ông ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến và ông ta phải đối phó với những kẻ thù tàn bạo.”

Và điều cần thiết nhất để có thể hiểu một tấm hình là phải nhắc đến lịch sử của nó. Và đây là lời ông Adams nói với tạp chí Time về tấm hình này: “Tướng Loan dùng súng giết tên Việt Cộng; tôi giết Tướng Loan bằng cái máy hình của tôi. Hình ảnh là vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người ta tin tưởng vào những hình ảnh, coi như là chúng nói lên sự thật. Nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối dù rằng không cần phải dàn cảnh giả tạo gì cả. Chúng chỉ nói lên được một nửa sự thật. Ðiều mà tấm hình không nói là ‘Nếu bạn ở trong trường hợp Tướng Loan vào lúc đó và chỗ đó, trong một ngày nóng nực như vậy và người ta vừa bắt được tên thủ phạm ngay sau khi y vừa giết hai hoặc ba người bạn thân nhất của bạn?’” Ý ông Adams muốn hỏi là liệu bạn có sẽ làm như Tướng Loan hay không?

Vả lại, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Quân Sử Anh Quốc, trong một cuộc nói chuyện tại một khóa hội thảo tại trường School of Oriental and African Studies của Viện Ðại Học Luân Ðôn, đã kể lại là ông được xem cuốn phim quay cảnh ông Adams chụp hình Tướng Loan. Ðiều làm nhà nghiên cứu này ngạc nhiên là đoạn phim quay cho thấy không phải Tướng Loan đã dí súng bắn vào đối thủ mà đứng cách đối thủ khoảng ba đến bốn mét. Hình ảnh đã đập vào mắt những người xem là ảo tưởng nhiếp ảnh cho thấy Tướng Loan đã dí súng bắn kẻ địch, và do đó gây ấn tượng mạnh hơn là cảnh thật. Và đó có lẽ cũng là lý do làm ông Adams đau lòng vì hẳn theo thông lệ ông chụp nhiều tấm và chủ bút ở tòa soạn đã chọn “angle” độc địa nhất tuy là sai sự thật.

Khi ông Loan mất vào năm 1998, ông Adams, vốn đã nhiều lần gọi dây nói cho ông Loan để xin lỗi về những thiệt hại gây ra cho danh dự ông Loan, đã gởi đến một vòng hoa có mấy chữ: “Tôi xin lỗi. Ðây là những giọt nước mắt của tôi.”

Ông Adams hối hận rằng mình đã chụp tấm hình này. Và dù ông đúng hay sai, quan điểm của ông đáng lẽ cũng phải được đài BBC vốn tự nhận là khách quan và trung thật nói lên trong chương trình này. Thật đáng tiếc lắm thay!

Lê Mạnh Hùng
Ngày 3 Tháng Hai 2008

Trở lên đầu trang


dacung
Site Admin


Gia nhập : Thứ Bảy, 26-02-2005,
Số bài : 1674
Nơi cư trú : CN13, AZ, USA
Đăng : Thứ Tư, 04-06-2008 6:46pm Tiêu đề:

--------------------------------------------------------------------------------

Hoàng Sa và Trường Sa đang làm cho giới lãnh đạo Hà Nội lính quýnh

"... Nếu như cuộc biểu tình đầu tiên có thể là có sự đồng tình của chính quyền thì những cuộc biểu tình về sau này đã trở thành tự phát …”

Khi Trung Quốc thành lập cái gọi là thị trấn cấp huyện Tam Sa để cai quản ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa mà họ gọi là của họ, thì có lẽ họ cũng không ngờ rằng lại có thể bị dân chúng Việt Nam phản đối mạnh mẽ đến như vậy. Nhưng bất chấp những đàn áp của công an Việt Nam, liên tiếp trong hơn hai tuần qua các cuộc biểu tình của sinh viên và thanh niên trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và tòa tổng lãnh sự tại Sài Gòn vẫn cứ tiếp diễn.

Và người ta lại càng tức giận hơn khi phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương lên tiếng kẻ cả dạy dỗ và đe dọa Hà Nội rằng bang giao giữa hai nước sẽ bị thiệt hại nếu Hà Nội không “tỏ ra có trách nhiệm và có những biện pháp hiệu quả” ngăn cấm thanh niên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc và phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Hà Nội thì lại đưa ra những lời nói lảng tránh hèn mạt, tỏ ý như xin các “đồng chí” Trung Quốc bỏ qua không bắt lỗi vì các cuộc biểu tình này không có được phép của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thật sự nếu không có những cuộc biểu tình thì chắc cũng chẳng có ai để ý đến vụ Trung Quốc đặt ra một đơn vị hành chánh mới để cai trị các quần đảo ngoài khơi biển đông mà họ tranh chấp với Việt Nam và các nước khác tại Đông Nam Á cả. Những hành động tương tự như vậy của Trung Quốc trong những năm trước không thiếu gì, và ngay gần đây nhất, vào Tháng Bảy vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc đã tấn công và bắn chìm một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng biển Trường Sa khiến cho một ngư phủ bị thiệt mạng mà không thấy Hà Nội phản ứng gì.

Nhưng tình thế đã thay đổi khi Hà Nội lúc đầu ngấm ngầm tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và tòa tổng lãnh sự nước này tại Sài Gòn. Trong một nước mà công an nhiều hơn dân thường, việc tổ chức một cuộc biểu tình, trong đó theo như tin của các hãng thông tấn thuật lại hầu hết mọi người mặc đồng phục với áo thung T-shirt có hình cờ đỏ sao vàng và mang theo các biểu ngữ chống bá quyền Trung Quốc cũng như khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, không thể nào là công việc của những người dân thường mà phải có ít nhất là sự tiếp tay của một phần trong guồng máy cai trị mới có thể làm được. Phía Trung Quốc, vốn cũng thường xuyên dùng món võ này trong các cuộc tranh chấp với các nước khác - tỉ như là đối với Nhật Bản - rõ ràng là hiểu ngay Hà Nội muốn nói gì.

Nhưng cũng như anh chàng đánh cá trong truyện Ngàn lẻ một đêm, khi thả ông thần ra khỏi cái chai thì không làm sao nhốt vào lại được, việc chính quyền mở cửa cho dân chúng biểu tình chống Trung Quốc chẳng bao lâu đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính quyền. Và việc biểu tình này nay đã trở thành cái cớ cho người ta tranh đấu thêm những chuyện khác.

Nếu như cuộc biểu tình đầu tiên có thể là có sự đồng tình của chính quyền thì những cuộc biểu tình về sau này đã trở thành tự phát. Theo phóng viên của thông tấn xã DPA tại Hà Nội thì chúng được tổ chức bởi chính các sinh viên sử dụng hệ thống Internet với các blog, cộng đồng mạng (online communities), và gởi điện thư qua điện thoại di động, với sự tham dự của một số những người bất đồng chính kiến và tranh đấu cho dân chủ. Các người tổ chức đã dùng các địa chỉ blog như hoangsa.com và các mạng liên lạc như Yahoo360 để thông báo cho nhau về việc biểu tình. Một sinh viên Hà Nội, anh Ngô Quỳnh cho thông tấn xã DPA biết: “Tôi biết được cuộc biểu tình này nhờ blogs và emails. Tôi tham dự cuộc biểu tình là vì tôi yêu nước Việt Nam.” Thành ra mặc dầu những cố gắng của công an để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhưng họ vẫn không thành công.

Hà Nội còn e ngại thêm nữa khi thấy một số những người đấu tranh cho dân chủ cũng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc này. Một trong những người tích cực nhất là ông Lê Quốc Quân, một luật sư vừa bị chính quyền Hà Nội bắt giam ba tháng sau khi trải qua sáu tháng tại Hoa Kỳ dưới một học bổng của Quỹ National Endowment for Democracy vào đầu năm nay. Ông Quân cho biết ông đã tham dự cuộc biểu tình tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 nhưng đã bị công an chặn lại không cho vào tuần sau. Nhưng ông nói, em của ông là Lê Quốc Quyết có tham dự cuộc biểu tình chủ nhật tuần qua tại Sài Gòn và đã bị công an bắt giữ bốn tiếng đồng hồ trước khi thả ra.

Trái với cuộc biểu tình hôm 9 tháng 12, cuộc biểu tình vào chủ nhật 16 tháng 12 đã được đón tiếp bằng một hàng rào công an ngăn chặn các người biểu tình đến gần tòa đại sứ Trung Quốc. Các blog Việt Nam cũng kể lại nhiều sinh viên bị bắt nhưng vài giờ sau đó đã được thả. Trước khi bị chính quyền bắt im tiếng, báo chí Việt Nam trong nước đã in ra nhiều tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này, nhưng đã ỉm đi không nhắc đến những văn kiện do chính chính quyền Hà Nội trong những năm tìm cách thôn tính miền Nam đã xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này. Nhưng đó chính lại là những văn kiện mà Bắc Kinh đưa ra để chứng minh chủ quyền của họ. Và điều đó cũng là điều làm cho nhiều sinh viên học sinh mở mắt ra đối với chế độ.

Các sinh viên, thanh niên tham dự cuộc biểu tình hôm cuối tuần qua cho biết họ sẽ tìm cách biểu tình nữa vào cuối tuần này. Và điều đó đặt chính quyền vào một tình trạng khó xử vì một mặt nếu đàn áp quá mạnh các cuộc biều tình thì sẽ chỉ làm cho người ta phẫn uất thêm trước sự đầu hàng một lần nữa của chính quyền trước những đe dọa của Trung Quốc, trong khi nếu không làm gì thì sẽ cho những người chống đối, đấu tranh cho dân chủ một cơ hội để tạo thêm ảnh hưởng đối với quần chúng.

Và đó là một điều đang xảy ra, nói chuyệnvới phóng viên thông tấn xã DPA, một sinh viên kể lại: “Khi chúng tôi biểu tình tuần hành tại Hà Nội, những người qua đường đã bị kích động và một số đã đi theo gia nhập vào với chúng tôi. Phải có cách nào để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc lấn chiếm các hòn đảo này.” Và một sinh viên khác đã trả lời: “Tôi nghĩ cách hay nhất là phải dân chủ. Vấn đề phải được đưa ra thảo luận công khai để tất cả mọi người đều biết chứ không phải chỉ có đảng Cộng Sản mà thôi. Làm như vậy chúng ta mới có thể động viên được sức mạnh toàn dân.”

Nhưng chính những ý tưởng chính trị đó lại là những cái gì mà chính quyền Hà Nội muốn ngăn chặn dù rằng có phải mất mặt khấu đầu trước Trung Quốc cũng đành.

Lê Mạnh Hùng


[*] Lê Mạnh Hùng là một sử gia và cũng là một nhà phân tích thời sự. Ông vừa xuất bản Nhìn lại Việt sử (cuốn 1), như là phần đầu của một bộ sử mới cho Việt Nam tù thời lập quốc đến 1975. Độc giả có thể tìm hiểu bộ sử này qua bài giới thiệu của Nguyễn Gia Kiểng: "Một bộ sử mới cho Việt Nam", Thông Luận tháng 11/2007.

(MXThành CN10 sưu tầm)
Last edited by uncle_vinh on 05 Aug 08, Tue, 9:16 pm, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Hoàng Sa và Trường Sa đang làm cho giới lãnh đạo Hà Nội lính quýnh

"... Nếu như cuộc biểu tình đầu tiên có thể là có sự đồng tình của chính quyền thì những cuộc biểu tình về sau này đã trở thành tự phát …”

Khi Trung Quốc thành lập cái gọi là thị trấn cấp huyện Tam Sa để cai quản ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa mà họ gọi là của họ, thì có lẽ họ cũng không ngờ rằng lại có thể bị dân chúng Việt Nam phản đối mạnh mẽ đến như vậy. Nhưng bất chấp những đàn áp của công an Việt Nam, liên tiếp trong hơn hai tuần qua các cuộc biểu tình của sinh viên và thanh niên trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và tòa tổng lãnh sự tại Sài Gòn vẫn cứ tiếp diễn.

Và người ta lại càng tức giận hơn khi phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương lên tiếng kẻ cả dạy dỗ và đe dọa Hà Nội rằng bang giao giữa hai nước sẽ bị thiệt hại nếu Hà Nội không “tỏ ra có trách nhiệm và có những biện pháp hiệu quả” ngăn cấm thanh niên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc và phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Hà Nội thì lại đưa ra những lời nói lảng tránh hèn mạt, tỏ ý như xin các “đồng chí” Trung Quốc bỏ qua không bắt lỗi vì các cuộc biểu tình này không có được phép của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thật sự nếu không có những cuộc biểu tình thì chắc cũng chẳng có ai để ý đến vụ Trung Quốc đặt ra một đơn vị hành chánh mới để cai trị các quần đảo ngoài khơi biển đông mà họ tranh chấp với Việt Nam và các nước khác tại Đông Nam Á cả. Những hành động tương tự như vậy của Trung Quốc trong những năm trước không thiếu gì, và ngay gần đây nhất, vào Tháng Bảy vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc đã tấn công và bắn chìm một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng biển Trường Sa khiến cho một ngư phủ bị thiệt mạng mà không thấy Hà Nội phản ứng gì.

Nhưng tình thế đã thay đổi khi Hà Nội lúc đầu ngấm ngầm tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và tòa tổng lãnh sự nước này tại Sài Gòn. Trong một nước mà công an nhiều hơn dân thường, việc tổ chức một cuộc biểu tình, trong đó theo như tin của các hãng thông tấn thuật lại hầu hết mọi người mặc đồng phục với áo thung T-shirt có hình cờ đỏ sao vàng và mang theo các biểu ngữ chống bá quyền Trung Quốc cũng như khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, không thể nào là công việc của những người dân thường mà phải có ít nhất là sự tiếp tay của một phần trong guồng máy cai trị mới có thể làm được. Phía Trung Quốc, vốn cũng thường xuyên dùng món võ này trong các cuộc tranh chấp với các nước khác - tỉ như là đối với Nhật Bản - rõ ràng là hiểu ngay Hà Nội muốn nói gì.

Nhưng cũng như anh chàng đánh cá trong truyện Ngàn lẻ một đêm, khi thả ông thần ra khỏi cái chai thì không làm sao nhốt vào lại được, việc chính quyền mở cửa cho dân chúng biểu tình chống Trung Quốc chẳng bao lâu đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính quyền. Và việc biểu tình này nay đã trở thành cái cớ cho người ta tranh đấu thêm những chuyện khác.

Nếu như cuộc biểu tình đầu tiên có thể là có sự đồng tình của chính quyền thì những cuộc biểu tình về sau này đã trở thành tự phát. Theo phóng viên của thông tấn xã DPA tại Hà Nội thì chúng được tổ chức bởi chính các sinh viên sử dụng hệ thống Internet với các blog, cộng đồng mạng (online communities), và gởi điện thư qua điện thoại di động, với sự tham dự của một số những người bất đồng chính kiến và tranh đấu cho dân chủ. Các người tổ chức đã dùng các địa chỉ blog như hoangsa.com và các mạng liên lạc như Yahoo360 để thông báo cho nhau về việc biểu tình. Một sinh viên Hà Nội, anh Ngô Quỳnh cho thông tấn xã DPA biết: “Tôi biết được cuộc biểu tình này nhờ blogs và emails. Tôi tham dự cuộc biểu tình là vì tôi yêu nước Việt Nam.” Thành ra mặc dầu những cố gắng của công an để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhưng họ vẫn không thành công.

Hà Nội còn e ngại thêm nữa khi thấy một số những người đấu tranh cho dân chủ cũng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc này. Một trong những người tích cực nhất là ông Lê Quốc Quân, một luật sư vừa bị chính quyền Hà Nội bắt giam ba tháng sau khi trải qua sáu tháng tại Hoa Kỳ dưới một học bổng của Quỹ National Endowment for Democracy vào đầu năm nay. Ông Quân cho biết ông đã tham dự cuộc biểu tình tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 nhưng đã bị công an chặn lại không cho vào tuần sau. Nhưng ông nói, em của ông là Lê Quốc Quyết có tham dự cuộc biểu tình chủ nhật tuần qua tại Sài Gòn và đã bị công an bắt giữ bốn tiếng đồng hồ trước khi thả ra.

Trái với cuộc biểu tình hôm 9 tháng 12, cuộc biểu tình vào chủ nhật 16 tháng 12 đã được đón tiếp bằng một hàng rào công an ngăn chặn các người biểu tình đến gần tòa đại sứ Trung Quốc. Các blog Việt Nam cũng kể lại nhiều sinh viên bị bắt nhưng vài giờ sau đó đã được thả. Trước khi bị chính quyền bắt im tiếng, báo chí Việt Nam trong nước đã in ra nhiều tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này, nhưng đã ỉm đi không nhắc đến những văn kiện do chính chính quyền Hà Nội trong những năm tìm cách thôn tính miền Nam đã xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những quần đảo này. Nhưng đó chính lại là những văn kiện mà Bắc Kinh đưa ra để chứng minh chủ quyền của họ. Và điều đó cũng là điều làm cho nhiều sinh viên học sinh mở mắt ra đối với chế độ.

Các sinh viên, thanh niên tham dự cuộc biểu tình hôm cuối tuần qua cho biết họ sẽ tìm cách biểu tình nữa vào cuối tuần này. Và điều đó đặt chính quyền vào một tình trạng khó xử vì một mặt nếu đàn áp quá mạnh các cuộc biều tình thì sẽ chỉ làm cho người ta phẫn uất thêm trước sự đầu hàng một lần nữa của chính quyền trước những đe dọa của Trung Quốc, trong khi nếu không làm gì thì sẽ cho những người chống đối, đấu tranh cho dân chủ một cơ hội để tạo thêm ảnh hưởng đối với quần chúng.

Và đó là một điều đang xảy ra, nói chuyệnvới phóng viên thông tấn xã DPA, một sinh viên kể lại: “Khi chúng tôi biểu tình tuần hành tại Hà Nội, những người qua đường đã bị kích động và một số đã đi theo gia nhập vào với chúng tôi. Phải có cách nào để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc lấn chiếm các hòn đảo này.” Và một sinh viên khác đã trả lời: “Tôi nghĩ cách hay nhất là phải dân chủ. Vấn đề phải được đưa ra thảo luận công khai để tất cả mọi người đều biết chứ không phải chỉ có đảng Cộng Sản mà thôi. Làm như vậy chúng ta mới có thể động viên được sức mạnh toàn dân.”

Nhưng chính những ý tưởng chính trị đó lại là những cái gì mà chính quyền Hà Nội muốn ngăn chặn dù rằng có phải mất mặt khấu đầu trước Trung Quốc cũng đành.

Lê Mạnh Hùng


[*] Lê Mạnh Hùng là một sử gia và cũng là một nhà phân tích thời sự. Ông vừa xuất bản Nhìn lại Việt sử (cuốn 1), như là phần đầu của một bộ sử mới cho Việt Nam tù thời lập quốc đến 1975. Độc giả có thể tìm hiểu bộ sử này qua bài giới thiệu của Nguyễn Gia Kiểng: "Một bộ sử mới cho Việt Nam", Thông Luận tháng 11/2007.

(MXThành CN10 sưu tầm)
Post Reply