Chuyện dài Tìm Tự Do

Làm đẹp Diễn Đàn Kỹ Thuật

Moderator: HungNguyen

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Chuyện dài Tìm Tự Do

Post by uncle_vinh »

Trở Về Trên Tàu Vn Thương Tín

M. NGỌC PHAN
Việt Báo Thứ Sáu, 12/15/2006, 8:18:00 PM


Thằng Quốc ngả người về phía bố, mặt nhăn nhó vì ù tai khi chiếc Boeing 747 hạ thấp để chuẩn bị đáp xuống phi trường San Francisco.

-Ba ơi, lỗ tai con bị nhức quá.
-Ráng chút đi con, mình sắp tới nơi rồi. Máy bay xuống tới phi đạo là hết ngay ấy mà. Coi mẹ và các chị em con có ai than thở gì đâu.

Nói xong, tôi lấy tay day day hai bên lỗ tai thằng nhỏ, giúp nó làm giảm áp lực không khí cho dễ chịu.

Rồi máy bay cũng đã hạ cánh an toàn. Bên ngoài nắng nhạt cuối ngày trải dài lên hai tấm thảm cỏ màu xanh lá mạ chạy dài tít tắp hai bên phi đạo. Tôi thở dài nhẹ nhõm:

-Thế là cuối cùng mình đã đến nơi, muộn hơn những 12 năm.

Máy bay vừa ngừng, đèn an toàn chưa tắt thì mọi người đã ào ào đứng dậy, báo hại nhân viên phi hành phải la ơi ới, yêu cầu bà con ngồi xuống lại.

Chuyến máy bay này do Cao Uỷ thuê bao để chở người tỵ nạn, mà phe ta phần đông không rành tiếng Anh và luật lệ trên máy bay mới ra nông nỗi. Riêng tôi nghĩ mình chờ đã bao năm nay, thì có chờ thêm vài chục phút nào có sá gì, nên nói với vợ con cứ từ từ, chờ cho mọi người xuống hết rồi mới đứng dậy lấy hành lý.

Hoàn thành xong thủ tục Hải Quan, người đại diện Hội Bảo Trợ hướng dẫn gia đình tôi đến... Cổng Thiên Đàng. Thật đúng như vậy, bao nhiêu là người thân ăn mặc đẹp đẽ, đang náo nức chờ đợi đón rước gia đình tôi vào miền đất hứa mà tôi đã trót một lần từ bỏ.

Sau những niềm vui và choáng váng với hạnh phúc chan hoà giữa đại gia đình anh chị em trong bữa tiệc đoàn tụ, nằm trên giường đã lâu mà tôi vẫn còn thao thức mãi. Vì khác biệt múi giờ cũng có, mà cái chính là đầu óc vẫn còn quay cuồng, với quá khứ sau bao năm rồi mà vẫn còn hiển hiện như mới ngày hôm qua.

---

Vào đầu tháng Tư năm 1975, căn cứ Hải Quân Phú Quốc cấm trại 100% vì tình hình đất nước càng lúc càng mịt mờ, tôi đưa vợ con lên tàu vào đất liền để rảnh tay lo nhiệm vụ của một Sĩ Quan luôn luôn chấp hành lệnh cấp trên.

Bé Dương mới hơn hai tuổi và vợ lại gần sanh, nên tôi nghĩ không gì tốt và an toàn hơn là gửi cả về bên ngoại ở Rạch Giá, để có người giúp đỡ lúc sanh nở.

Ngày 29 tháng tư thì tình hình đã rối beng lên, tất cả tàu trong căn cứ được lệnh nhổ neo, tôi đi theo chiếc Tuần Duyên Hạm HQ 600.
Mặc dầu đã cố gắng liên lạc về Rạch Giá với gia đình, nhưng làm sao mà kịp được nữa!

Lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh như nhát chém cuối cùng cắt đứt hy vọng của mọi người. Ngồi trên boong tàu nhìn về quê hương mà nước mắt tôi chan hoà.

Thôi thế là hết! Thế là Tán gia vong quốc.

Trước đây hơn một tháng, đã có biết bao công chức, lính tráng di tản về hòn đảo cuối vùng đất nước này, nên HQ cố gắng hết sức để đưa họ ra khơi, mà lúc này cũng chưa ai biết sẽ đi về đâu.
Tàu tôi đã chuyển rất nhiều chuyến ra Tuần Dương Hạm. Tôi chứng kiến bao cảnh thương tâm vợ chồng con cái la khóc vì lạc nhau, thảm cảnh tai nạn khi chuyển lên tàu lớn, có người rớt xuống biển mà không thể nào vớt được.

Trong hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân ấy, tôi đã hết lòng giúp đỡ mọi người, những ghe nhỏ từ đảo Phú Quốc hay từ Rạch Giá chạy ra chở đầy người, nhưng vợ con mình thì lại không thấy đâu!

Hạm Trưởng ra lệnh chạy về hướng Singapore, ba ngày sau tàu cặp bến thì tôi chuyển qua chiếc HQ 229 để đi Subic Bay- Philippines.
Nơi đây tôi đã đứng nghiêm, đau lòng tham dự lễ hạ quốc kỳ VNCH trên con tàu, tháo cặp lon trên vai áo bạc màu, làm thủ tục ở đây 20 ngày rồi lên máy bay qua đảo Guam.

Suốt những này ở trại Asan, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn, lạc lõng giữa những người đồng số phận lưu vong. Chỉ có một số người may mắn đầy đủ gia đình, họ mau mắn tiến hành thủ tục định cư càng sớm càng tốt.
Nhìn cảnh gia đình họ mà tôi thèm thuồng và tủi cho thân phận mình. Tuy nhiên tôi vẫn lo làm giấy tờ để đi định cư mà lòng thì ngao ngán. Rồi đây trên xứ người, trơ trọi một thân một mình, không cha mẹ anh em, vợ con thì mình sẽ sống ra sao. Càng nghĩ càng buồn.

Đêm đêm tôi ra ngồi sát bãi biển, mắt đăm đắm nhìn về hướng quê nhà, nơi có người cha già yếu, vợ dại con thơ đang lo lắng không biết tôi sống chết ra sao. Tôi nhớ đến miền quê nghèo mà mình đã sống từ nhỏ, có bà con lối xóm đầy ấp tình người, luôn luôn thuận hoà và bảo bọc nhau trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo. Nhất là bây giờ không biết vợ tôi sanh nở có mẹ tròn con vuông hay không. Mình đi rồi thì mẹ con nó lấy gì sanh sống và tồn tại đây.

Tôi nhớ tới cuộc di cư mà cha mẹ mình đã trải qua 20 năm về trước mà lòng não nề. Trong một nước mà còn không thể gặp nhau, huống hồ bây giờ tôi ra nước ngoài thì biết bao giờ gặp lại.

Đến cuối tháng Sáu, trong trại có tin đồn là nếu ai muốn về VN thì chính phủ Mỹ sẽ cho về. Tôi nghe một cách lơ là vì cho rằng khó có chuyện đó xẩy ra, nhưng càng lúc tin đồn càng lớn mạnh, một người quen nói với tôi là rất nhiều người đã ghi danh để trở về.

Cùng lúc ấy, có một nhóm khá đông hàng ngày tụ tập trước Văn phòng Đại diện, biểu tình yêu sách được mau trở về VN vì nước nhà đã được độc lập, đã hết chiến tranh rồi. Hoà bình đến thì nước nhà cần bàn tay của mọi công dân.

Cho đến lúc này, việc định cư của tôi vẫn còn mù mờ, không có tin tức gì cả. Tinh thần tôi dao động, khủng hoảng, đắn đo không biết tính sao.
Nếu đi định cư thì chắc chắn là phần vật chất thì no ấm rồi đó, nhưng về tinh thần thì có gì bù đắp được, khi không có gia đình và một người thân nào ở bên cạnh.
Nhưng trở về thì sẽ ra sao? Họ có bắt bớ tra tấn tù đày gì không? Tôi trằn trọc thao thức nhiều đêm để quyết định cho hướng đi của cuộc đời mình.

Người xưa đã nói: Thà chết một đống, còn hơn sống một người.

Cả gia đình tôi còn ở miền quê hương ấy, tôi lại là con trai cả, có nhiệm vụ với nguyên một đại gia đình và với vợ con.
Nhất định mình phải trở về, không lẽ bây giờ họ thắng rồi, mà lại "Đánh kẻ chạy lại".. Cùng lắm là sau vài tuần điều tra, thấy chẳng có gì là họ cho về với gia đình chứ cơm đâu mà nuôi mãi.

Đọc lịch sử thế giới ai cũng thấy rằng người thắng trận bao giờ cũng mã thượng, như cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ 1861-1865, Bắc quân thắng trận nhưng lính Nam Quân vẫn an lành trở về nhà, cả hai miền đều chung sức làm nên nước Mỹ ngày càng cường thịnh.
Rồi như nước Nhật, nước Đức kia, thua trận thê thảm năm 1945 mà được cựu thù giúp đỡ, nên chỉ chừng một thập niên sau là trở thành những cường quốc ngay.

Việt Nam chắc hẳn cũng thấy ra điều đó.
Nhất định là mình phải trở về.

Tôi bước lên tàu VNTT mà lòng khấp khởi.

Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín đã vào hải phận Vũng Tàu. Hôm đó là ngày 29-09-1975 có trên dưới 1450 hành khách, với rất nhiều lương thực và hành lý do chính Phủ Hoa kỳ trao tặng gồm chăn màn, quần áo và thuốc men như những món quà của người đi xa mang về cho gia đình...

Không biết tại sao mà liên lạc từ trước rồi, mà mãi ngày hôm sau mới thấy hai chiếc tàu Hải Quân bây giờ trương cờ đỏ sao vàng ra đậu cách đó khoảng 200m, rồi họ bắc ống dòm nhìn sang chăm chú. Mấy tiếng đồng hồ sau mới ra hiệu hướng dẫn chiếc VNTT chạy ngược ra phía miền Trung.
Bây giờ thì nỗi lo lắng đã hiện lên nét mặt nhiều người, nhưng ai cũng nán lòng chờ đợi vì chưa biết rồi ra sẽ như thế nào.

Ngày hôm sau thì tàu cập bến Nha Trang. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân nơi tôi theo học còn đây, mà sao phố phường im vắng như thành phố chết? Tất cả mọi người lớn bé đều bị dồn lên xe bít bùng mà chở về Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II cũ. Lúc này thì ai cũng lờ mờ nhận thấy rằng khốn nạn đến nơi rồi!

Mọi người phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào những căn barrack.
Nhớ mới đây, thực phẩm ở trại Mỹ ê hề thịt trứng, nho cam mà bây giờ chỉ có cá mối ươn kho mặn là chính, thỉnh thoảng mới được ca canh nấu bằng rau muống hoặc rau cải già.

Mỗi ngày một nhóm phải đi khai báo lý lịch trên Phòng Chấp Pháp: trước đây làm chức vụ gì trong Nguỵ Quyền, hoạt động ra sao, trong bao nhiêu năm ...
Mỗi người được phát một số tờ sơ yếu lý lịch và ít tờ giấy trắng để viết lời khai.
Cán bộ thì ông nào ông nấy mặt lạnh như tiền, cặp mắt thò lỏ ra như mắt chuột và hàm răng thuốc lào thì cứ vẩu tướng mãi lên, họ luôn luôn nói lải nhải câu:

-Nếu các anh thành thật khai báo, thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho về.

Bây giờ thì cái câu ông Thiệu nói, nó hiển hiện lên trí óc mọi người:

-Đừng nghe những gì .....

Về sau này ai cũng hiểu rằng đám cán bộ này thuộc Cục Tình Báo Nước Ngoài thuộc Bộ Công An.
Suốt hai tháng trời, tinh thần mọi người trở về bị khủng bố, ép cung, còn về vật chất thì quá thiếu thốn, cực khổ.

Những giòng nước mắt hối hận đêm đêm ứa ra mà không ai dám than với ai, chỉ thầm đấm ngực ăn năn "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".

Họ ghép cho mọi người là CIA Mỹ đã gài để trở lại VN phá hoại, chống phá nhà nước..
Không biết là bao nhiêu lần tôi phải giải thích về việc tại sao lại trở về, kể về nỗi nhớ nước thương nhà, lưu luyến vợ con và gia đình, nhưng những con người không có trái tim đó họ không chịu hiểu.

Điều phiền muộn nhất cho mọi người là về đến nước nhà rồi mà không ai được liên lạc với gia đình.
Chúng tôi cũng biết chắc rằng người thân cũng lo lắng rất nhiều vì mình biệt vô âm tín.

Vài tháng sau thì đàn bà con nít đã được thả ra, nhưng hơn 500 Sĩ Quan, Cảnh Sát hoặc những người làm bên ngành An Ninh bị tách riêng ra. Đến đầu năm 1976 thì tôi bị chuyển đến trại A-30 Xuân Phước ở gần Tuy Hoà để "Cải tạo lao động" với câu quen thuộc cũ:

-Nếu các anh cải tạo tốt, lao động tốt, học tập tốt thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho các anh về.

Chẳng còn ai tin những lời hứa hẹn này và câu sau của ông Thiệu lại vang vọng:

-...mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm.

Tôi nghe nói những người từ cấp Đại Uý trở lên đã bị chở ra ngoài Bắc, riêng những người thuộc Ban Đại Diện tàu này thì đã bị đưa về khám Chí Hoà từ những ngày đầu (chắc chắn là thê thảm rồi chứ không được tưởng thưởng vì đã đem về cho quê hương một con tàu đâu).

Thời gian tù đày càng ngày càng vô vọng vì tù mà không có án, thân thể hao mòn vì thiếu thốn. Sự đói khát, kiểm thảo, phê bình, lao khổ trong tù thì đã có quá nhiều người nói đến, kể ra chỉ rườm lời. Tôi xuống tinh thần rồi đổ bệnh tưởng không qua khỏi.

Sự hối hận này so với những người khác cũng chưa thấm vào đâu, nhất là những người vì ngây thơ, đã chia tay với gia đình khi ở bên trại mà trở về một mình.
Càng những ông khi biểu tình đòi về to mồm thế nào, thì sự hối hận càng tăng thêm độ nặng chừng đó. Họ không dám nhìn ánh mắt những bạn đồng tù.
Rồi cũng không ai hiểu tại sao đội của tôi lại được tuyên dương là có thành tích lao động nên được cho phép viết thư về nhà. Dĩ nhiên với nội dung là ca tụng đảng và nhà nước chăm sóc cho mình rất chu đáo.

Mấy tháng sau thì vợ và đứa em trai ra thăm, nhưng tôi vì không đi lao động nổi nên bị phạt không cho gặp mặt gia đình, cũng không được nhận quà thăm nuôi!

Sau này tôi mới biết được mùa nước năm ấy, quê tôi bị nước lũ tràn về, lúa chưa chín đã bị chìm trong làn nước lụt, mất trắng. Thế mà gia đình chỉ còn con heo độc nhất đành phải bán đi mà ra thăm nuôi tôi.
Thời điểm ấy đi đâu cũng phải trình báo, xe cộ khó khăn, nếu không phải là công nhân viên, cán bộ thì chỉ còn có nước mua vé chợ đen mà thôi.
Từ miền quê Rạch Giá ra đến Tuy Hoà biết bao vất vả tốn hao, thế mà không được nhìn mặt nhau cho dù là qua một hàng rào kẽm gai.

Rồi qua một năm dài đằng đẵng nữa, tôi mới được phép thăm nuôi. Lần này vợ tôi bồng thằng Quốc đi theo. Hai người ngồi hai bên mép bàn, tên quản giáo với ánh mắt cú vọ ngồi đầu bàn. Cả hai đều không nói nên lời khi thấy nhau ốm yếu như que tăm, một người trong nhà tù nhỏ còn người kia trong tù lớn rộng ra cả nước.
15 phút trôi qua thật nhanh, biết bao tâm tình muốn nói mà cả hai không thể thốt nên lời, cuối cùng tôi gắng gượng bảo:

-Mình cố ráng săn sóc gia đình thay anh, còn anh thì không cần đi thăm nuôi nữa đâu nghen.

Tôi lủi thủi trở vào bên trong dẫy trại giam, không dám quay lại nhìn vợ con đang giọt ngắn giọt dài. Tưởng là về để giúp đỡ vợ con, ai ngờ mình lại trở nên gánh nặng cho cả gia đình.
Cả đời nào có biết văn chương là gì, thế mà hôm ấy tôi cũng viết được một bài thơ:

Hết chiến tranh rồi phước hoạ ai
Đợi mong mòn mỏi tháng năm dài
Lặn lội thăm chồng đi khắp chốn
Đường xa vạn dặm trĩu đôi vai
Viếng thăm chưa thoả niềm thương nhớ
Chia ly thêm nặng nỗi u hoài
Lỡ bước sa cơ đời đen tối
Thương người thiếu phụ lắm chông gai

Xuân qua hè tới, thấm thoát mà đã hơn sáu năm trời mang thân tù tội, nhìn những hàng cây xoài, cây nhãn do chính tay mình trồng đã đâm hoa kết trái, mà mình vẫn còn ở nơi đây chúng tôi càng hối hận. Nhưng cuối cùng đến giữa năm 81 thì họ thả tôi ra.

Tôi phải mất ba bốn ngày trời mới từ miền Trung lần mò về đến quê nhà. Những người tài xế xe đò, những người buôn gánh bán bưng, bà già bán cơm.. khi biết tôi là tù được tha đều tỏ lòng quí mến mà giúp đỡ trên quãng đường qui hồi cố hương. Lòng tôi nao nao. À thì ra lòng con người Việt Nam vẫn còn đây chứ không phải đã bị nhuộm màu đỏ hết.

Dọc đường về, nhìn đâu cũng thấy cảnh u ám, người người đói khát, da mặt ai cũng đen đúa xấu xí. Từ đường lộ về đến nhà gần ba cây số, tôi tự hỏi sao hàng cây xanh tươi ngày xưa bây giờ lại xơ xác quạnh hiu, không còn sinh khí như vậy.

Đến nhà, con chó vàng xồ ra sủa rồi vẫy đuôi mừng rỡ. Cha tôi lọm khọm buông gậy mà chạy ra đón con. Vợ và hai đứa nhỏ tíu tít quấn quít mà sao căn nhà coi bộ vắng vẻ hơn xưa nhiều quá. Thì ra các em tôi đã lần lượt theo nhau vượt biên hết rồi. Bà con xóm ngõ cũng đang tiếp tục âm thầm ra đi mỗi ngày một nhiều.

Tôi thẩn thơ ra vào trong căn nhà vắng hẳn tiếng cười, lo lắng như con chim đã một lần bị tên, thấy cành cây cong cũng sợ, nên dù có nhiều người đề nghị đi vượt biên lắm mà tôi chưa biết tính sao.
Tôi đã một lần quyết định sai lầm, lần này nếu ra đi mà bị bắt thì chắc là ở tù lâu lắm.

Rồi tôi cũng phải ra đi mà thôi, nhưng phải mất đến 6 năm sau, với bao lần thất bại vì bể bãi, rồi cả gia đình tôi mới đến được bến bờ tự do.

Hôm nay, những người bà con đến chung vui, có mấy người bạn trẻ tặng cho một bài thơ:

-Đố Ai

Người ơi có nhớ năm nao
Cái ngày tan tác ba đào thương đau
Đố xem kẻ kẹt trên tàu
Đảo Guam phải đến dạ sầu nhớ ai
Mênh mông với nỗi u hoài
Theo tàu Thương Tín đưa ngài về quê
Gian nan khổ ải chẳng nề
Ai ngờ bóc lịch ê chề thảm thương
Ra tù với nỗi sầu vương
Ngược xuôi dẫn vợ tìm đường vượt biên
Trời cao cũng độ kẻ hiền
Giúp ông tìm được đến miền tự do
Thiên đàng kia vẫn còn chờ
Gia đình hạnh phúc ước mơ đã thành.
Hỏi em hỏi chị hỏi anh
Xin cho tôi biết quí danh của ngài.

(Đinh Đoan- Phila.)


* * *

Ông là...

Tôi còn nhớ chuyện năm xưa.
Cái ngày tan tác như vừa hôm qua
Tuần duyên vượt sóng hải hà
Đưa chàng chiến sĩ rời xa quê mình
Nhưng sau vì nghĩa vì tình
Nên đành chấp nhận hi sinh trở về
Bao nhiêu gian khổ chẳng nề
Dù cho bóc lịch ê chề thảm thương
Cuộc đời dâu bể khôn lường
Bao đêm dắt vợ tìm đường ra khơi
Hình như cũng thuận ý trời
Qua cơn bĩ cực đến thời thái lai
Ông là: bác Ngọc chứ ai
Đêm đen bỏ lại, tương lai đang chờ
Mừng vui hai chữ tự do
Gia đình đoàn tụ giấc mơ đây rồi

(Mục Đồng- NY)

Phải! Giấc mơ đây rồi. Giấc mơ này tôi đã ao ước từ 12 năm trước, mong được đoàn tụ với mọi người trong gia đình. Đến nay mới đạt được, và tôi đã phải trả một giá quá đắt.

Hơn 15 năm ở xứ Huê Kỳ trôi qua thật nhanh, bây giờ mái tóc đã muối nhiều hơn tiêu, mà trên chỏm đầu tóc đã đi chơi hết trơn nên trọc boong như cái hột vịt lộn, tôi ngồi vò đầu ngẫm nghĩ lại thì mình đúng là ở hiền gặp lành, chung tình với vợ con nên bây giờ được vợ cưng như cái trứng mỏng, con cái ngoan ngoãn.

Tôi tuy đến muộn, nhưng biết thân biết phận mình, vợ chồng cố ráng làm ăn, nên nay cũng "đi xe hơi, ở nhà lầu, nhà có TV tủ lạnh đủ cả; cơm ăn ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày" (just kidding).

Giá mà hồi đó không trở về, có khi mình đã lấy một cô vợ Mễ, và nay thì cô ta đã xay mình nát ra như cám, "tiêu diêu nơi miền cực nhọc" rồi, mà vợ con mình cho đến bây giờ không biết ở nơi nao.

Người ta nói trâu chậm uống nước đục, mà tôi sao lại cứ được uống sữa tươi thế này.

Hoàng thiên đối với tôi như vậy nghĩ cũng là quá hậu đãi.

M. NGỌC PHAN
Last edited by uncle_vinh on 22 Sep 07, Sat, 9:59 am, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Hát O "Một" Sang Mỹ

CHU TẤT TIẾN
Việt Báo Thứ Bảy, 8/11/2007, 12:02:00 PM
Bài số 2062-1925-629vb7110807

Cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cộng sản, định cư tại Hoa Kỳ từ 1990 thuộc diện H.O. 1, Chu Tất Tiến là một nhà giáo, nhà báo quen biết của sinh hoạt cộng đồng Việt tại Nam California. Sau đây là tự truyện Hát Ô Một của chính tác giả.

Năm đó là năm 1982. Sau khi đi tù về, làm đủ thứ nghề "cu li cu leo", làm xe thồ, kéo đá, đập sắt... để sống qua ngày, tôi vẫn phải mua chuộc tay công an khu vực bằng những chầu "nhậu" hàng tuần, để cho khỏi bị xét hộ khẩu ban đêm. Mới về nhà được một tuần, hôm ấy đúng 11 giờ đêm, vừa leo lên giường là hắn đập cửa ầm ầm: "Xét hộ khẩu! Xét hộ khẩu!" Tôi phải ra mở cửa cho hắn vào, chờ cho hắn leo lên hết ba tầng lầu, nhìn ngó khắp gầm giường, rồi đi xuống, hầm hừ. Biết cái tật nát ruợu của hắn, đến lần thứ hai, vừa thấy cái mặt hắn xuất hiện, tôi nói liền:

-Thôi, dẹp đi! Có ai đâu mà xét hoài! Ngày mai, năm giờ, cậu đợi tôi ở quán bà Tư nghe!

Vừa nghe nói vậy, lập tức khuôn mặt hắn thay đổi liền, đang "anh anh, tôi tôi" bỗng biến thành "anh, em" ngọt xớt:

-Dạ, dạ! Ngày mai em đợi anh nhe!

Thế là từ đó, cứ khoảng vài tuần, là hắn lại đập cửa xét hộ khẩu! Lại đi nhậu cho đến khi hắn say không đi nổi nữa mới dìu hắn ra cửa. Nhưng như vậy, cũng chưa đủ số! Một buổi sáng, tôi bị triệu lên Phường. Con nhỏ ngày xưa mũi dãi lòng thòng hay chạy qua cửa sổ nhà tôi, "chú chú, cháu cháu" nhòm nhòm ngó ngó, cầm cục kẹo tôi cho chạy như bay như biến, nay là Phó Chủ Tịch Phường, phán một câu xanh rờn:

-"Anh" về chuẩn bị, tuần sau, đi lao động xã hội chủ nghĩa ba năm!
(Gọi "anh" là còn khá, chứ mấy người về năm 78, bị gọi bằng "mày"!)

Tá hỏa tam tinh, tôi phải đi xin dậy học tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Dịch Thuật Thành Phố. Ông Giám đốc, cũng là một tên cộng sản nằm vùng, nguyên Trung Tá, Dân Biểu, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Đinh văn Đệ, cho tôi đi dậy thử tại trường trung học Phú Nhuận. Đến ngày dậy thử, một băng Giám Đốc, Bí Thư, và các giáo sư gạo cội của trường, bước vào ngồi nghe tôi dậy thử. Sau hai tiết học, họ cho tôi dậy luôn lớp dành cho đa số là giáo viên Anh Văn của thành phố đi tu nghiệp.

Cầm được cái giấy chứng nhận là Giáo Viên về trình diện với cô Phó Chủ Tịch Phường xong là thở phào. Cô "tha Tào" không phải đi lao động nữa. Tôi chỉ dậy đúng hai tháng là bỏ việc, chưa lãnh lương lần nào vì bực. Mỗi ngày thứ Hai, tên trưởng lớp, một tay cán bộ đi học mà xách cặp táp, chạy xe Honda, đi dép râu, khi tới giờ nghỉ, tiến lên bàn thầy giáo, lấy ngón tay gõ gõ lên mặt bàn, nói giọng mất dậy:

-Nè, ông Thầy! Tui đi lên giao ban đây! Thầy có gì muốn đệ đạt lên không?

Tôi nhăn mặt:

-Tôi chả có gì mà phải đệ với đạt! Anh cứ đi làm nhiệm vụ báo cáo của anh đi!

Học trò phách lối như thế, còn ông Giám Đốc còn tệ hơn. Tôi đã đụng nặng với tay Đinh Văn Đệ này. Cứ nhìn cái bản mặt câng câng của một tên nằm vùng "ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản" đã bực, lại còn cứ nghe hắn lải nhải kể công những ngày nằm vùng, thấy hắn "ngu" quá, nên tôi "xì nẹc" cho một hồi rồi bỏ về nhà.

Sở dĩ nói dài dòng vậy, chỉ để trình bầy một việc quan trọng liên can đến H.O. Như cái tên gọi, Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật, ngoài nhiệm vụ dậy Sinh Ngữ, còn chuyên đọc và dịch các tài liệu, báo chí nước ngoài, nên có ưu tiên nhận báo tiếng Mỹ. Một hôm, tôi được đọc một bài báo Mỹ, không nhớ tên, viết rõ ràng là "một làng dành riêng cho những người đi tập trung cải tạo đang được thiết lập, với những con đường chạy tỏa ra theo hình tia nắng mặt trời. Có nhà thờ và bệnh xá. Những người đi tập trung cải tạo sẽ được đưa vào đây, làm lại cuộc đời. Sẽ được trả tiền bồi hoàn cho những năm tháng tù đầy...

" Trời ơi! Đọc báo mà thấy lòng lâng lâng. Nhưng mãi sau này, khi sang đến Thái Lan rồi, mới biết đó là một đòn chính trị "dỏm", kích thích tinh thần người tù, chứ chẳng có cái làng nào như thế cả. Cũng từ đó, mà một số H.O sau này cứ thắc mắc mãi tiền bồi hoàn ở đâu mà chưa có? Nhiều cuộc cãi vã, gây gổ vô ích cũng chỉ vì bài báo có tính chất chiến tranh chính trị này.

Bỏ trường, tôi đi dậy tiếng Anh chui đến năm 1988, ông Nguyễn Xuân Phong, nguyên Trưởng Đoàn Hòa Đàm Paris, dẫn phái đoàn Thương Mại Pháp đến Sàigòn, nhằm đòi lại những cơ sở của Pháp đã bị nhà cầm quyền chiếm dụng, đồng thời xúc tiến việc trao đổi thương mại giũa hai quốc gia. Qua người bạn tôi là một ông Phụ Tá Bộ Trưởng cũ, ông Nguyễn Xuân Phong mời tôi giữ một trong ba chức vụ Giám Đốc cho phái đoàn: ông Phụ Tá Bộ Trưởng, một ông Giám đốc Bộ Tài Chánh, và tôi. Ba chúng tôi lo điều hành việc đòi lại những cơ sở cũ cùng tiến hành nghiên cứu những khả năng mà Pháp có thể buôn bán được với Việt Nam.

Công việc xúc tiến một cách rất chậm chạp, vì bản chất của người Cộng Sản là luôn nghi ngờ, theo dõi, thà bắt lầm hơn bỏ sót, nên gây trở ngại rất nhiều cho phái đoàn, không thể kể hết được, lại còn ngu xuẩn bắt nhốt ông Phó Trưởng Đoàn vì tội.. đi mua những tấm thẻ bài của Mỹ bán tại các chỗ lạc xoong. Dĩ nhiên, phải thả ngay sau một ngày, và xin lỗi, nhưng phái đoàn bực mình, bỏ sang Thái Lan ở, chỉ bay sang Saigon làm việc ban ngày, chiều lại về Thái Lan!

Đúng lúc đó, được tin có chương trình H.O bắt đầu nhận đơn cho đi chính thức. Phái đoàn Pháp cũng biết tin này, qua ông bạn tôi, họ đề nghị tôi ở lại để giữ một chức vụ khá quan trọng ở Việt Nam. Không suy nghĩ nhiều, tôi từ chối ngay và cương quyết ra đi, dù cho có phải đứng đường mà xin tiền ở nước ngoài cũng hơn là làm lớn ở quê nhà, vì theo tôi, trước sau gì tôi sẽ bị bắt lại, một khi chương trình tôi điều hành phát triển lớn. Do đó, khi nghe lỏm tin là quận Phú Nhuận sẽ nhận đơn vào sáng hôm sau, tôi chuẩn bị giấy tờ, không ngủ, đợi đúng 3 giờ sáng là mò ra đồn công an Quận. Tới nơi, tôi đã thấy có những người bạn đến căng võng ngủ từ 11 giờ tối hôm trước! Tôi là người thứ 50! Khi vào phòng làm việc, người thẩm vấn hỏi tôi:

-Tại sao anh lại xin đi nuớc ngoài?

Tôi nói láo ngay:

-Tôi xin đi vì ở đây tôi không có việc làm. Không ai mướn tôi vì lý lịch, nên tôi phải đi.

Hắn bắt tôi phải viết giấy cam đoan không làm việc gì chống đối Cách Mạng. Tôi ký liền, không ngần ngại, vì trong lòng lúc đó, nghĩ rằng, ký thì ký, chống thì chống, chống ở nước ngoài, thì làm gì tôi? Tất cả anh em đi HO cũng đều nghĩ vậy, nên ai cũng ký. Sau đó, đến ngày làm thủ tục chính thức tại Phòng Xuất Cảnh và Người Nước Ngoài. Phải nộp tiền, không nhớ bao nhiêu, nhưng cũng khẳm. Rồi, chờ mãi, chờ mãi không có Passport, trong khi bạn bè lần lượt có, ai cũng vui vẻ đem khoe. Hầu như ngày nào tôi cũng lên phòng chờ đợi mà không thấy có tên mình. Sốt ruột, căng thẳng như dây đàn. Một hôm, tôi lên, nhưng thủ sẵn một bao thuốc lá Ba số 555. Vừa bước vào cửa, gặp ngay một anh công an đứng nhòm ngó, tôi rút luôn bao thuốc ra, dúi vào tay, nói nhỏ:

-Lên lầu tìm cho tôi hồ sơ của tôi, tên...

Anh công an này đi liền. Tôi tửng tửng bước vào, gặp tên Phó Phòng. Thấy tôi xưng tên, anh này hô lên liền:

-À, hồ sơ của anh bị thất lạc rồi. Tìm hoài không thấy! Thôi, tôi cho anh ưu tiên chọn lựa. Một là anh lấy tiền lại, hai là anh được ưu tiên nộp hồ sơ lại!

Tôi choáng người. Tai tôi ù ù, chân đứng không vững. Tự nhiên, tôi nổi cọc, nói lớn:

-Tôi không cần ưu tiên gì hết! Tôi cũng không cần tiền. Tôi chỉ cần đi Mỹ.

Các anh làm mất hồ sơ của tôi, các anh phải làm lại và làm lại gấp.
Anh này cũng sừng sộ:

-Tôi cho anh ưu tiên là vì hồ sơ thất lạc, chứ không thì anh ra xếp hàng ngoài kia, chờ người cuối cùng xong thì anh mới được nộp đơn!

Đúng lúc tôi muốn nổi khùng lên, thì anh công an mà tôi dúi cho bao thuốc tàn tàn đi vô, tay chìa ra 5 tờ passport:

-Này, xuất cảnh của anh đây!

Anh chàng Phó phòng ngớ người ra, nhìn anh công an kia với vẻ mặt căm thù dữ dội. Chương trình hù dọa, dấu passport của hắn, nếu gặp nguời năn nỉ, bỏ nhỏ, ít nhất cũng một cây vàng! Số hắn xui! (Tội nghiệp cho anh công an kia, chắc thế nào cũng bị kỷ luật!)

Tôi cầm passport về, thơ thới hân hoan, không gây gổ nữa. Nhưng vì đã bị giam quá lâu, nên tờ passport hết hiệu lực, phải lên gia hạn. Ngày hôm sau, gặp tôi cầm passport xin đóng dấu gia hạn, anh chàng Phó phòng bực bội, chửi một tăng:

-À, ra lại anh nữa! Tay làm phách! Anh tưởng anh là cái thá gì? Mẹ kiếp, cỡ Tướng, Tá sang Mỹ chỉ đi bán xăng. Còn cỡ Trung Úy quèn như anh, chỉ đứng đường. Sang bên đó, thiếu giống thì thằng đứng đường, cầm lon....

Tôi chỉ cười hì hì, chẳng dại mà cãi cọ. Đợi cho hắn đóng dấu cái cộp xong là tôi rút lui ngay, kệ cho hắn lảm nhảm một mình.

Rồi ngày đi cũng tới. Chuyến bay của ngày thứ nhất là 5 tháng 1 năm 1990. Tôi bay chuyến thứ hai, lúc 10 giờ, nhưng dặn gia đình là len lén ra đi, nên 4 giờ sáng, đã lẳng lặng khăn gói kêu xích lô lên phi trường. Nếu tôi tàng tàng ở lại, là bỏ mạng! Vì theo lời cậu em ở lại coi nhà, khoảng 8 giờ sáng, hai tay phường đội đến nhà tôi, mang theo giấy gọi thằng con lớn tôi đi Nghĩa vụ Quân Sự! Khi biết cả nhà tôi đã dọt, tên nọ chửi tên kia:

-Má mày! Tao đã bảo mày đưa từ tối hôm qua, cứ lo nhậu nhậu!

Một chút xíu nữa thì tôi lại phải dúi cho mấy tên phường đội này ít nhất là một cây, nếu không muốn bị giữ lại, lỡ chuyến bay.

Đến phi trường, trong khi chờ đợi ra đi, tôi dặn người nhà không ai được khóc lúc chia tay, vì mắt đỏ, có thể bị giữ lại vì đau mắt cần phải chữa trước khi đi. Đang khi đó, thì David Jackson, xướng ngôn viên đài truyền hình số 9 tại Los Angeles, đến tìm một người nói tiếng Anh để phỏng vấn. Thấy anh ta tiến thẳng về phía mình, tay huơ huơ cái micrô, hỏi "Có ai biết tiếng Anh không?", tự nhiên tôi gật đầu. Mừng húm, David hỏi liền mấy câu. Thấy chung quanh là một băng công an, chăm chăm ngó ngó, tôi phải nói dè chừng với David:

-Nè, đừng có hỏi chuyện chính trị nghe, tôi sẽ bị kẹt!

David cười, gật lia lịa:

-Dĩ nhiên! Dĩ nhiên!

Thế là một cuộc phỏng vấn được thực hiện nhanh như chớp. Đèn pha, micrô um sùm. Mấy tay công an hầm hầm hừ hừ muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Nhưng tôi tỉnh bơ trả lời, sau đó, David hộ tống tôi vào phòng cách ly luôn, cho chắc ăn tôi không bị giữ lại. Cũng liều! Lỡ ra có anh chàng công an nào nổi hứng kêu lại thì rồi đời một HO! (Sau đó, cũng David làm thêm một cuộc phỏng vấn dài nữa, khi tôi đến Los rồi về nhà, rồi một tháng sau, cùng với các tờ báo Orange Register, Los Angeles Times về những người HO đầu tiên, một sự kiện đặc biệt trong năm chứng tỏ chính phủ Mỹ biết trả nợ chế độ cũ.)

Về Quận Cam, những ngày đầu tiên là đi xin trợ cấp, và gặp các "cố vấn" đã qua từ 75. Mỗi người mỗi ý. Nguời thì bảo:

-Chú đi học sửa xe đi. Ở Mỹ, xe hơi trùng trùng điệp điệp! Ai cũng có xe hơi phải sửa! Học nghề này là ấm thân.

Người khác nói:

-Đừng vội quyết định! Cứ tàn tàn ăn "oeo phe" rồi đi học. Quyết định sớm là ân hận sau này.

Kẻ lại nói:

-Đi học địa ốc đi! Bán nhà, tiền không đó!

Không biết tính sao, bèn nghe lời cả ba. Đi học sửa xe, xin tiền "oeo phe", và đi học địa ốc! Nghĩ rằng học sửa xe không thì cũng uổng công, nên ghi tên học luôn chương trình Đại học, may ra có bằng Kỹ sư máy xe hơi thì cũng có thể bền, nên học mười mấy "dunít" một mùa. Cuối tuần đi học địa ốc.

Vì tiền trợ cấp chỉ có mấy trăm, nên phải nhờ vào bà con, vay mượn lung tung, mới đủ xoay sở. Một thời gian, thấy lãnh trợ cấp bị gò bó quá, nên bỏ luôn, đi làm mấy dóp. Dóp đầu tiên là làm phụ tá Manager cho một nhà hàng trên đường Harbor, gần đường số 1, do một anh bạn Quốc Gia Hành Chánh giới thiệu. Chủ nhân là mấy vị bác sĩ. Nói là phụ tá cho nó oai, chứ thực ra là làm bồi bàn. Bà Manager, một phụ nữ trung niên, nhỏ nhắn, hay mặc váy đen, mặt mũi trông không đến nỗi tệ. Ngày đầu tiên đến, ông bác sĩ chủ nhân đã dặn nhỏ:

-Ông cẩn thận. Người ta không ưa ông đâu. Liệu mà xử thế. Ông cứ tập sự đi, khi nào ông rành, tôi sẽ cho bả nghỉ! Bả gian lận qúa trời, hết vốn luôn!
Nghe lời căn dặn nên khi vô trình diện, tôi rất lịch sự cúi chào. Bả đón tôi bằng cặp mắt lạnh nhạt:

-Này, anh kia! Anh mặc thế làm sao mà bưng tô được. Bỏ mẹ cái áo vét đi, xắn tay áo lên mới làm được.

Tôi vâng lời, cởi áo vét ra (anh bác sĩ kia bảo tôi mặc áo vét đi làm mà!) xắn tay áo lên bưng tô như máy. Hết khách, tôi đứng rửa bát. Hết bưng tô, tôi lại đóng cái áo vét vào, tiếp khách đến đặt hàng.

Làm đuợc hai ngày, hôm ấy, cũng đang mặc vét, tiếp vài nguời khách đến đặt hàng, thì một ông thực khách thấy tôi mặc lịch sự, bèn gọi:

-Ông quản lý ơi! Lại tính tiền giùm tôi!

Bà chủ cự nự liền lớn tiếng:

-Quản lý cái gì! Người làm tôi đó!

Tôi lẳng lặng lại tính tiền. Chưa xong thì bà gọi lớn tiếng:

-Ông Tiến! Lại đây nhặt rác cho tôi!

Rồi bà đứng dạng chân ra, chỉ cho tôi thấy một miếng giấy trắng trắng bằng khoảng một đốt ngón tay ở giữa hai chân bà. Lúc đó, bà đang tiếp khoảng vài người đến đặt hàng đám cưới. Tôi đến, bà không di chuyển, cứ đứng dạng chân trên miếng giấy. Không thể làm khác hơn, tôi cúi xuống nhặt miếng giấy giữa hai chân bà, khi ngẩng đầu lên, tóc tôi chạm vào gấu váy của bà. Mấy nguời khách nhìn tôi, kinh dị. Tôi nghiến răng, bỏ miếng giấy vào túi, và vì cái mặt tôi nóng quá, như có lửa đốt, tôi lẳng lặng đi ra cửa cho gió thoáng vào mặt, kẻo nóng quá, tôi "đục" bà thì có chuyện, vợ con nheo nhóc. Bà thấy tôi đi ra cửa, gọi lớn theo:

-Này! đừng có mà vất rác ra cửa đấy! Cảnh sát nó phạt cho thì thấy mẹ!

Tôi ra cửa, ngửa mặt nhìn trời, mà nước mắt tuôn trào. Cổ họng nghẹn đắng. Trời hỡi! Việt Cộng không sợ mà sợ cái con mụ này! Tôi cố nuốt nước mắt, nghĩ đến vợ con đang mong chờ ở căn ápác dơ bẩn, và đi vào. Vừa bước vào, là bà chủ gào lên (tôi dùng chữ "gào" rất đúng sự thật):

-Này, lại đây "cờ lin" cái "bâng kơ" này cho tôi!

Tôi đi lấy cái giẻ, vẫn mặc áo vét, "cờ lin" theo lời bà chủ. Mới ngẩng mặt lên, chưa kịp thở, bà chủ lại the thé:

-Xong chưa? Xong thì đi lau lại mấy cái bàn cho tôi! Hôi qúa!

Tới đây, thì cơn nóng đã lên quá sức chịu đựng rồi! Tôi căm hờn nhìn mụ, vất cái khăn vào trước mặt mụ, nghiến răng lại, sấn tới. Mụ hoảng, de chân, rút lui. Thấy cái vẻ mặt sợ hãi "già d. non hột" của mụ, tôi thở dài, bước ra cửa. Về nhà, kể cho vợ con nghe "bố thất nghiệp rồi!", và khi thấy vợ con xụt xịt, tôi chịu không nổi, nằm vật ra salông, úp mặt xuống, khóc nức nở một mình.

Ngày hôm sau đi xin dóp khác. Cứ thấy nhà hàng là bước vào xin làm bồi bàn. Có lẽ thấy cái bản mặt mình không phải "típ" sai vặt được hay sao đó, mà nơi nào cũng nhìn mình một lúc rồi cho qua. Vào tiệm bánh mì, may sao lại được.

Từ sáng sớm hôm sau, cứ 3 giờ sáng dậy, phóng tới lò bánh, nhận bánh xong là lái chiếc xe của hãng đi một lèo từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ trên các xa lộ. Tạt vào khách sạn này, bỏ bánh xong, là dọt qua nhà hàng khác, liên tu bất tận, mà cái xe chở bánh lại thuộc thế hệ Min nớp xăng đút nút, cái hộp số to chần vần như cái mả Đạm Tiên ở cạnh tay lái, cái cần số dài lêu khêu như cây tre, nóng ơi là nóng. Chỉ tới 8 giờ là mồ hôi chẩy ra như suối. Nhất là lái tới Moreno Valley và San Bernadino, trung bình 90, 100 vào giữa trưa, cộng với cái hơi nóng từ máy xe, ít nhất cũng 120 độ bên trong. Người cứ rít rịt. Làm được có hơn một tháng thì bỏ, vì quá mệt.

Tối đi học từ 6 giờ 45 đến 10 giờ, về nhà tắm rửa, ăn cơm, làm bài xong thì khoảng 1 giờ sáng lên giường, 3 giờ đã dậy, đi một lèo 10, 12 tiếng... Nhưng cũng chưa đau bằng hôm ấy, kẹt chỗ đậu xe, phải đậu ké sang nhà Tầu Hủ bên cạnh, khi về thấy mất xe, hỏi ra mới biết ông chủ Tầu Hủ kêu người "tâu" xe mình, mất 120 hồi đó! Đau quá! Thôi bỏ luôn.

Lại nghe người bạn giới thiệu, đi giặt ủi ở Los. Sáng dậy 5 giờ, phóng xe tới tiệm là 6 rưỡi, bước vào tiệm là thấy một đống áo sơ mi lù lù trên bàn, nhào vô, lấy xà phòng và bàn chải, cắm cúi chà cổ áo, cổ tay như điên. Khoảng gần hai tiếng chà cọ muốn gẫy tay, thì một lô áo mới khô phóng ra. Chụp lấy áo, trải trên bàn ủi, một chân thì đạp mạnh xuống cái cần bên dưới cho có hơi hút cái áo vào bàn, tay trái căng áo ra, tay phải cầm cái bàn ủi nặng cỡ hai ba "pao" có dây điện, cứ thế mà ủi. Đứng liên tu bất tận. Đến giờ cơm, thì được ra ngồi chừng 5, 10 phút ăn cơm. Không dám ăn lâu, vì phải ủi hết mới được về lúc 6 giờ. Trễ nải là trễ lớp học ở Golden West bắt đầu từ 6 giờ 45. Phải chạy từ parking vào lớp, người mồ hôi đầy, nên chỉ kiếm chỗ cuối lớp, xa xa bạn học, kẻo mùi hôi xông ra thì kỳ cục. Cứ thế được ba tháng thì hết pin! Người lúc nào cũng lảo đảo, nói không ra hơi, hai tay lúc nào cũng rung rung, hai đầu gối nhức buốt vì đứng 12 tiếng mỗi ngày, lương chỉ có 800, không đủ tiền ăn phở, nên mắt mờ, tim đập chậm. Đi khám bác sĩ, ông phán:

-Anh phải nghỉ ngay cái dóp này đi thôi. Thêm nữa thì không tới bến đâu, sẽ nằm liệt, lúc đó, thì ỉa đái tại chỗ. Không ai hầu được đâu!

May quá, chưa kịp nghỉ, thì tối đó, ông chủ gọi đến bảo:

-Thôi, ngày mai khỏi đi làm nhé! Mới làm có ba tháng đã nghỉ bệnh, thì còn làm ăn cái chó gì!

Nguời bị đuổi mừng húm, nói với vợ mua con gà, tạ ơn Tổ đãi.
Sau đó, lại đi xin việc làm "delivery Furniture", nghĩa là giao hàng fớ-ni-chơ cùng với cậu con trai. Hai bố con cùng khiêng, cùng vác. Tuần làm 6 ngày, mỗi ngày 11 đến 12 tiếng. Lương được 1000. Khỏe hơn trước vì khuân vác phải xử dụng toàn bộ bắp thịt lưng, vai, đầu, tay, chân, để kê vai, hứng lưng, đội lên, bưng, nhấc. Ngày đầu tiên, tưởng chết! Đi giao một cái salông có kèm giường ngủ cho một căn hộ ở lầu hai, mà không có thang máy! Căn hộ này lại không có thang thường thẳng lên, mà thang cuốn tròn chung quanh một cái trụ sắt! Do đó, người giao hàng phải dựng đứng cái ghế nặng vài trăm "pao" lên, rồi cúi xuống, nhấc ở bên dưới, một hai ba, ùm! Nhích lên được một bậc. Một, hai, ba, ùm! Nhấc lên thêm một bậc nữa! Cứ thế mà như con sên, mãi cũng lên được đến lầu hai, lên tới nơi thì lăn ra, nằm vật ngay trên lối đi, tưởng chết vì tim muốn ngừng đập. Nằm một lúc, thây kệ ông đi qua bà đi lại, rồi mới tỉnh hồn, lật ghế lại, đẩy vào phòng, lấy tiền, về trình diện ông chủ, xin nghỉ, chịu không nổi. Ông chủ bảo:

-Không sao đâu! Xui là làm ngày đầu tiên bị cú đó, chứ không phải ngày nào cũng vậy đâu. Từ từ rồi quen.

Từ từ rồi quen thiệt! Làm tới 3 năm lận! Bắp thịt đô ra. Sau rồi có thể một tay nhấc nguyên cái ghế "Lô vờ sít" lên vai đi tỉnh bơ. Mấy tên thanh niên trợn mắt:

-Chú còn mạnh dữ! Cháu chào thua!

Họ đâu biết H.O đã từng cuốc đất, phá rừng tơi bời hoa lá trong rừng sâu, núi thẳm, sợ cái quái gì mấy cái ghế bàn này!

Thật ra cũng đổi tới 3 ông chủ và cũng bị mắng rủa tơi bời. Một hôm, đang loay hoay xếp đồ gần bàn làm việc của ông chủ, thấy Phôn kêu réo mà ông chủ chưa ra, chụp đại, trả lời giùm. Ông chủ, một người nói tiếng Anh đặc giọng Nghệ An, vừa mới bị bà chủ làm cho một tăng ầm ĩ ngay trong tiệm, chạy tới giật lấy cái phôn, mắng liền:

-Hát Ô biết cái đếch gì mà nói điện với thoại!

"Lâu dần, đời người cũng qua..." Mấy năm trôi qua, học mãi cũng tốt nghiệp, làm thêm nhiều dóp khác, làm Tài Chánh, rồi làm Kiểm Tra Viên của Tiểu Bang, (State Examiner), mà với cái tính "nhịn là nhục, cự thì đục", cho nên được một năm cũng lại "quít". Rồi đi dậy học, nhưng chỉ dậy được có một mùa, lại bỏ, vì bà Hiệu Trưởng gốc Mễ kỳ thị ra mặt. May mắn, được hai cậu con trai, mười mấy năm trước cùng đi khiêng vác với bố, đã tốt nghiệp vẻ vang cùng với một lô con cái H.O khác, kẻ thì Bác sĩ, người thì Nha Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư, Cử Nhân, Tiến Sĩ. Hiện giờ thì bản thân đã già, vừa đi làm vừa viết lách lăng nhăng. Nhớ lại những tháng ngày mới qua Mỹ mà bật cười. Nhớ từng lời nói, cách đối xử thô bạo với H.O mà muốn cám ơn họ, vì nếu không có những con người thô lỗ ấy, dễ gì học được bài học Kiên Nhẫn mà thành công!

Lần đầu mò mẫm đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.O năm 1991 và 1992 ở Westminster và hai lần Tù Ca tại Đêm Mầu Hồng năm 1993 và 1994, cũng bị chụp mũ "ăng ten cộng sản", đánh phá tơi bời. Nhưng những đòn đánh phá như thế, thật ra, chỉ làm cho ý chí H.O thêm mạnh. Mười lăm năm tù đầy trong nhà tù lớn, nhà tù nhỏ của cộng sản mà không sợ, huống gì miệng lưỡi của những kẻ vô ý thức.

Cuộc đời "như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao"... Biến cố gì rồi cũng qua, chỉ có danh xưng "Hát Ô" là tồn tại mãi mãi trong trang sử của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, như một thế hệ đặc biệt, chưa hề có trong lịch sử thế giới, và sẽ không bao giờ có nữa!

CHU TẤT TIẾN
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Đến Mỹ Theo Diện Du Lịch

ĐỖ THỊ NGA . Việt Báo Chủ Nhật, 7/8/2007, 12:02:00 AM
Người viết: Đỗ Thị Nga
Bài số 2038-1901-605vb8080707

Tác giả Đỗ Thị Nga 61 tuổi, du lịch Mỹ để thăm các em của bà ở Pasadena, Nam California. Và đây là chuyện kể khi bànhập cảnh Mỹ: “Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three? Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không? Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.”

Đây là lân đầu tiên tôi được đặt chân đến một đất nước, mà khi ở VN, chúng tôi gọi nôm na là thiên đường của hạ giới. Hôm phỏng vấn ở SGN, nhân viên của phòng lãnh sự quán Mỹ hỏi, tôi trả lời thật thà rằng: Lâu nay tôi vẫn mơ ước có một lần được đi Mỹ, vì tôi biết rằng đất nước này rất đẹp, rất tự do. Tôi muốn gặp lại các em của tôi mà có em đã 30 năm chưa được gặp. Vậy là tôi được chấp nhận đến Mỹ.

Sau 16 giờ bay mệt mỏi, tôi cũng đã đến được nơi mà tôi mơ ước, đến sân bay Los Angeles lúc 19:30 tối. Trời lạnh và tối, mang tâm trạng háo hức được gặp lại các em, nên tôi không kịp nhìn ngắm gì cả, Suốt đoạn đường dài từ phi trường đến nhà em tôi ở Pasadena, chị em mừng rỡ, mãi trò chuyện nên tôi chưa có ấn tượng gì về nước này.

Sau 3 tháng trời ở đây, tôi đã được đi và nhìn thấy nhiều cảnh đẹp. Đôi khi tôi có cảm tưởng, tôi là một mụ nhà quê mới lên tỉnh trước mọi thứ, từ đường phố ngăn nắp, sạch sẽ, đến sự lưu thông trật tự làm sao. Đường phố ở đây quá sạch, và đẹp. Nhất là ở những khu nhà ở, cơ man nào là hoa. Hoa ôi thôi đủ màu rực rỡ. Tôi không biết kể sao cho hết. Nhất là hoa hồng đủ màu, đủ loại. Lại có cả hồng leo mà lại trồng trước sân nhà. Tôi hỏi em tôi: Sao người ta lại trồng hoa ở trước sân thế, không sợ ai đó hái hay con nít phá à? Em tôi nói: Ở đây người ta tôn trọng cái đẹp lắm. Không ai đi ngắt bông hay phá hoại cây trái của ai cả.

Tôi tròn mắt: Thật là một nước văn minh!

Tôi được các em chở đi xem Disneyland. Tôi thật sự cám ơn Trời Phật đã cho tôi thấy một nơi mà người ta nói là thiên đường hạ giới. Thật đúng không sai.

Tôi đã đọc nhiều kinh sách nói về thiên đường thì đây cũng chính là thiêng đường gần gụi nhất của con người chứ còn gì nữa. Tôi tự nghĩ nơi nào không có cảnh chen lấn, dành giựt là thiên đường rồi. Ở đây trật tự được tôn trọng và mọi người đều ý thức điều đó.

Ở Huntington Library, tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, được ngắm các vườn hoa, được các em tôi giải thích và nói rõ tiểu sử của thư viện này. Nó được ông bà Huntington hiến tặng. Tôi thực sự xúc động khi biết điều đó. Ở thời buổi kim tiền hiện nay mà có người sẵn lòng cống hiến tiền bạc xây dựng nên một ngôi thư viện vĩ đại để cho mọi người cùng hưởng thí thật là hiếm có. Tôi vô cũng ngưỡng mộ lòng từ ái của hai ông bà này.

Vì thương chị, các em tôi đã cho tôi đi xem rất nhiều, nhiều nơi khác nữa như The Getty Museum, North Berry Farm, Palm Springs. Rồi tôi còn được đi nhiều siêu thị do người Việt Nam làm chủ như chợ Viễn Đông, Chợ Rose Mead, chợ Hawaii, v.v.
Nhưng khi đến thăm khu Phước Lộc Thọ ở Little Saigon thì tôi thích hơn cả. Trong khu này có nhiều cửa hàng bán đầy đủ mọi thứ từ quần áo, đồ điện tử, đến thức ăn, và nữ trang. Ôi thôi nhiều vô số kể. Kể hoài cũng không hết!

Một trong những nơi đến thăm đã lưu lại trong tôi một niềm cảm xúc nhiều nhất là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ. Tôi đã thắp nhang cầu nguyện cho linh hồn của tất cả những người đã bỏ mình trong cuộc chiến tại Việt Nam được yên nghỉ. Tôi xin ghi nhớ công ơn của chư vị.

Tôi đã kể sơ về cảm nghĩ của tôi lúc mới đến Mỹ. Thời gian còn lại sẽ rất ít vì mới đó mà đã hơn 3 tháng trôi qua. Nhớ lại hôm ở phi trường LAX, lúc làm thủ tục hải quan, tôi sợ quá vì một tiếng Anh cũng không biết ngoài hai chữ YES, NO. Tôi túm lấy một anh VN cũng đi trên chuyến bay để nhờ vả. Tôi nói: Anh ơi, tôi không biết tiếng Anh, lát nữa nếu họ hỏi gì, thì anh giúp tôi nhé. Anh bảo: Chị ơi. Em cũng như chị, chỉ biết lăng nhăng vài chữ thôi.

Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three? Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không? Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.

Lúc qua cổng xét hành lý, xách tay của tôi bị giữ lại. Tôi sợ quá, vì mình không biết tiếng làm sao giải thích cho họ rằng trong xách tay có hộp chả cá Thát Lát mà tôi đã tự tay làm để mang sang cho các em. Ông ta chỉ vào cái hộp chắc là muốn hỏi tôi cái gì đây, tôi vội lấy tờ giấy mà không có cây viết. Quýnh quá, tôi rút đại cây viết cài trên túi áo của ông ta, rồi tôi vẽ hình con cá. Ông ta lại cười và cho qua luôn. Thật là cám ơn Trời Phật một lần nữa. Sao mà người ta làm việc dễ dãi và tươi cười như vậy không biết nữa. Thật khác xa ở bên mình. Trong lúc bối rối, tôi lại vô ý quên nói cám ơn ông ta nữa. Thật bậy hết sức!

Thời gian bận rộn lúc đầu đã qua, nay tôi quen hơn với đời sống hàng ngày ở đây.
Mỗi sáng sau khi ai nấy đều đi làm, tôi ở nhà sáng tụng kinh niệm Phật xong, ra vườn tưới cây, quét dọn. Ngày hai buổi lo cơm nước cho các em. Buổi trưa rảnh thì đọc sách, truyện, kinh của Phật giáo. Nhờ vậy mà tôi hiểu biết về Phật pháp nhiều hơn trước. Tâm đạo của tôi nhờ đó cũng tăng trưởng thêm lên. Lâu nay ở VN tôi chỉ biết tụng niệm như vẹt chứ không biết về nguồn gốc, sự tích của những lời kinh trong sách.

Tôi nhận thấy ở đây hầu như ai cũng tất bật làm việc với tác phong công nghiệp, dù là làm việc văn phòng, không như ở bên mình, phần đông quá lè phè, sáng cafe, chiều quán nhậu, thảo nào mà đất nước mình không tiến nhanh được, bởi vì làm thì ít mà hưởng thụ thì quá nhiều, nhất là những thành phần con ông cháu cha.

Các cháu tôi hỏi: Con thấy nhiều người VN qua đây chỉ một thời gian là than buồn đòi về, bởi vì ai cũng đi làm cả, tại sao Dì không chán như họ. Tôi nói: Bởi vì thứ nhất là Dì đã lớn tuổi, không ham chơi bời, lại thích yên tĩnh để đọc kinh sách, nên ở đây thật hợp với Dì.

Ngồi tụng kinh lúc sáng sớm với cánh cửa chính mở rộng mà không sợ trôm cắp nên lòng tôi rất yên tịnh, tâm không tán loạn thì thật không gì quý hơn. Ngoài phố, ai muốn nói gì thì nói, đi đâu thì đi, không phải trình báo với ai cả. Thật đúng là thiên đường hạ giới. Mai đây chắc sẽ khó mà tạm biệt nơi này. Xin tạm biệt nước Mỹ của các bạn. Ước mong Đất Trời run rủi, biết đâu tôi lại được đến đây một lần nữa.

ĐỖ THỊ NGA
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Sau 30 Năm Lìa Xa

PHAN THANH TÂM
Việt Báo Thứ Ba, 3/6/2007


Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình, như qua lời bản nhạc Tôi Sẽ Đi Thăm của Trịnh Công Sơn. Càng đi tôi càng nhận thức rằng chúng ta không nên quên chuyện non nước mình. Muốn hướng tới một tương lai công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh ta phải nhớ quá khứ; nhớ để tha thứ chớ không phải nhớ để nuôi dưỡng hận thù. Theo tôi, ngày 30/4/75 là ngày thống nhất đất nước, gỉai phóng miền Bắc khỏi sự cơ cực, dối trá; và không phải là ngày mà cả nước đều đi chung cuộc mừng với các nhà lãnh đạo Cọng Sản ở Ba Đình.

Tôi đã thấy gì trong chuyến đi thăm xuyên Việt hồi tháng 12/06? Một nước Việt đang tiến bước và thay đổi rất nhiều. Hà Nội có một nếp sống đô thị đích thực, khởi sắc, sôi nổi chớ không gượng gạo, dè dặt và buồn như thời thập niên 80. Thủ đô nước Việt Nam đứng hàng thứ saú trên cả Bắc kinh trong cuộc bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á. Còn Saigon thủ đô của một chế độ đã chết, giờ mang tên mới Thành phố Hồ Chí Minh hết còn là Hòn Ngọc Viễn Đông, bị tụt hậu tuy có nhiều sửa sang, xây cất. Nón cối, dép râu, aó quần xộc xệch của cán bộ đã biến đi đâu mất.

Giao thông trong thành phố Saigon Hà Nội là một khủng hoảng lớn. Giờ cao điểm xe cộ rối nùi; mạnh ai nấy lách, lấn. Đi bộ băng qua đường là một thử thách. Du khách phải liều và bình tĩnh tiến bước mới được. Taxi và xe ôm rất thông dụng. Saigon co gồn tám triệu dân mà số xe gắn máy là bốn triệu chiếc.

Chuyện đánh cho Mỹ cút cho ngụy nhào, giờ đã xưa rồi vì rằng Mỹ không có cút và ngụy cũng chẳng có nhào. Đổi mới thực chất chỉ là trở về cái cũ. Thật vậy, ảnh hưởng Mỹ và ảnh hưởng của các con rồng, con cọp kinh tế Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan, Nhật… hửơng lợi nhờ cuộc chiến nói trên, hiển hiện trong mọi sinh hoạt. Dân tình sính dùng tiếng Anh nhiều hơn thời Việt Nam Cọng Hòa. Một số người có cung cách Mỹ hơn cả Việt Kiều. Một anh bạn của tôi cho biết khi tới một quán cà phê karoke ở Saigon anh nghe thấy họ hát toàn nhạc tiếng Anh. Tôi không bị làm khó dễ ở phi trường khi nhập nội hay khi trở về Mỹ. Báo chí nở rộ; in ấn đẹp, đủ loại, đủ kiểu, rất hiện đại nhưng tất cả đều nằm trong vòng cương tỏa. Nhà văn, nhà báo được nhà nước và đảng xem như con cháu trong nhà.

Trong gần một tháng ở Việt Nam tôi không bị phiền nhiễu giấy tờ hay phải khai báo chỗ lưu trú. Tôi cũng không hề thấy dấu vết gì của Nga và Trung Cọng. Các điệu nhạc giống Tàu ra rã trong những ngày tháng sau khi quân miền Bắc tiến chiếm Saigon không còn nghe nữa. Thiên hạ mua bán rộn rịp. Nếu không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát hay cờ đỏ, khẩu hiệu, tượng hình Hồ Chí Minh thì ta sẽ có cảm tưởng như cuộc sống trở lại như thời trước 1975. Nhà văn Dư thị Hoàn trong một bài phỏng vấn trên Văn Nghệ Sông Cửu Long ngày 27/9/06 cho biết “cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua”.

* Cuộc cách mạng thầm lặng

Ngoài ra, ít ai biết một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở miền Bắc sau năm 1975. Đó là “cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là nền văn minh toa lết từ Saigon tràn ra”. Theo hai tác giả Nguyễn thị Ngọc Hà và Trần Chiến trong cuốn 36 Góc Nhìn, sự kiện này là biến đổi lớn trong nền kiến trúc nhà cửa của các gia đình Hà Nội. Người ta chịu tốn nhiều tiền hơn để xây kiểu “xí bệt” thay vì kiểu “xí xổm”. Phó Thủ Tướng Mả Lai Á Najib Razak trong một buổi triển lãm cầu tiêu nhằm cổ động cho ngành du lịch nước này trong năm 2007 nói rằng “cầu tiêu là bộ mặt của đất nước”. Và mức độ văn minh của quốc gia được đánh giá qua độ sạch sẽ của phòng vệ sinh. Nếu thế thì hóa ra, cuộc “giải phóng” miền Nam đã giúp và làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa văn minh hơn.

Về Việt Nam chưa được một tháng nhưng tôi đã đi thăm đủ bà con anh em thân thích, mồ mã cha ông từ Nam chí Bắc và gặp lại hầu hết bạn bè một thời; trở lại đường xưa phố cũ để nhớ về những kỹ niệm cũ. Tôi đã được ăn lại một số đặc sản của đất nước từ trái vú sữa, ly nuớc dừa ở Bến Tre, Bình Định, bưởi Biên Hòa, cho đến bánh xèo, bánh bột lọc ở Huế và chả cá, bánh cuốn ở Hà Nội... Lúc đầu tôi còn dè dặt sợ đau bụng nhưng sau nhiều lần ăn thử thấy không sao tôi đã không từ nan thứ gì bất kỳ ở đâu, từ đầu đường xó chợ cho đến các cửa tiệm như quán TIB gặp Hoàng Tá Thích và Trịnh Vĩnh Tâm, hai bạn cũ, kể chuyện về ông Bush ăn cơm Việt. Chỉ trừ uống nước có đá lạnh. Tôi thấy phở ở Việt Nam không ngon bằng phở ở ngoại quốc. Chỉ có bún bò Huế là ngon và càng ở chỗ bình dân lại càng tuyệt hơn. Tôi có dịp chiêm nghiệm lời nhận xét của nhà văn Trung Hoa Lâm Ngữ Đường cho rằng lòng yêu nước là lòng yêu những món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ.

Sau khi đến Saigon một ngày, tôi đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh Giản ở ấp Thanh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri. Mộ được ông Phan Thanh Nhàn trông coi sạch sẽ. Tôi không hiểu đảng Cọng Sản thù hằn gì Phan Thanh Giản mà trong những ngày đầu chiếm miền Nam, họ đòi phải dời mộ cụ Phan đi chỗ khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó học lớp chín bị đuổi, không cho học tiếp. Nhà văn Lê Thị Huệ rất đúng khi trong cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 đã gọi “những người Cọng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Hạ”. (Tôi còn nhớ trước 1975 trong một chuyến làm phóng sự khi đi qua mộ của cha Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh, ông Tỉnh Trưởng chỉ cho tôi thấy và nói “chúng tôi vẫn giữ cho được sạch sẽ”. Chính mắt tôi thấy một người lao công đang quét dọn). Trước khi ra về, tôi ghé qua thắp nhang hai ngôi mộ Võ Trường Toản và Đồ Chiểu. Hai ngôi mộ này được ty Văn Hóa Thông Tin cử người đặc trách trông coi nên trông rất tươm tất và lại rộng rãi.

Từ Saigon, tôi đi Qui Nhơn, Bình Định thăm mồ mã anh chị em, bà ngọai, bà nội, ba má tôi bằng máy bay của Hàng Không Việt Nam. Hồi xưa, trước năm 1945 gia đình tôi ở đó. Bước lên chiếc maý bay hai cánh quạt của Nga Sô làm tôi hơi ớn. Các cô chiêu đãi trên máy bay lịch sự, toàn là giọng Bắc nhẹ nhàng. Trời buổi sáng tốt trong xanh. Maý bay bay êm ả, mất khỏang một tiếng. Tôi được dịp nhìn bờ biển miền Trung. Qui Nhơn phát triển nhiều, xây cất khắp nơi; dọc bờ biển toàn là khách sạn dành cho du khách. Mồ mã chôn ở Huỳnh Kim, Nhơn Hòa, An Nhơn. Người bà con dùng xe gắn maý chở tôi đi thăm mộ; chạy loanh quanh qua các đường mòn nhỏ hẹp, len lõi qua nhiều cánh đồng. Sảng khoái vì có thể hít thở không khí trong lành ở nhà quê và ngắm dãy núi Trường Sơn xa xa. Bức tranh thật đẹp.Tất cả như mơ.

* Từng đàn cò trắng

Hôm sau rời Qui Nhơn, tôi về Huế bằng xe lửa để viếng mộ hai ông cố Phan Tôn, Phan Liêm, ông nội; thăm bà con họ hàng sinh sống ở đất Thần Kinh; nhớ lại thời học sinh ở trường Quốc Học. Ruộng đồng, đồi núi, biển cả lần lượt lướt qua. Miền Trung có rất nhiều cò trắng. Chúng bay từng đàn hay chậm rãi bước trên những cánh đồng vắng. Ở trong Nam, khi đi Bến tre, xe chạy ra miền quê, tôi không thấy có nhiều cò như ở đây. Có lẽ miền Trung nhiều cò là vì chiều tối chúng có nơi trú ẩn ở các rặng núi xa xa? Xe lửa chạy mất một buổi mới đến Huế. Bầu trời xám xịt, ướt át. Huế mùa đông lúc nào cũng buồn. Về nhà người bà con ở. Nằm trong mùng nghe mưa rơi rĩ rã; tàu lá chuối sột soạt. Lòng bồi hồi. Ôi tiếng quê hương sao mà thấm vậy. Mấy mươi năm không về; cũng mấy mươi năm không ngủ trong mùng. Thao thức, mông lung.

Mộ hai ông Phan Tôn (1837-1893), Phan Liêm (1833-1896) được chôn ở chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Huế. Bia mộ làm cách đây hơn cả trăm năm, viết bằng chữ Hán nên con cháu, tuy biết nơi chôn, nhưng không định rõ mộ naò vì đọc không được. Sau này nhờ vị trù trì chùa dịch ra; con cháu mới làm thêm chữ quốc ngữ ở sau bia để dễ tìm. Mộ nằm gần núi, xa xôi cách trở nên khó đi lại. Muốn đến chùa phải đi qua một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng là một dịp hay cho tôi để biết vì nghe nói nhiều về con đường này. Đường được tráng nhưa, rộng, tốt, nhưng vắng hoe. Không có xe nào chạy ngang cả. Ba ngày ở Huế, tôi đã đi lại những con đường quen thuộc. Vaò chợ Đông Ba, qua Gia Hôi; vào Thượng Tứ rồi lên Thiên Mụ, thăm Văn Miếu Huế và bia tiến sĩ, xây năm 1808 có những tên Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Chu mạnh Trinh…;về Vỹ Dạ, tôi thấy Huế quá nhỏ và thời gian ở đây như chậm lại . Hồi đó đạp xe vòng vòng sao mà xa dữ.

Câu nói của tác giả Diệu Phước trên tập san Tiếng Sông Hương: “Huế quan liêu phong kiến, Huế cung cách bảo thủ, Huế thâm, Huế sâu, Huế trầm tĩnh hài hòa, Huế lãng mạn, ướt át, Huế khắt khe khó tính, Huế đam mê cực đoan, Huế đa tình, đa mang; vô vàng tĩnh từ khen chê khác nhau về người Huế, bề mặt và bề sâu, có đó mà không có đó” đủ để nói về cái chất và đất Huế. Mấy ai đã từng ở Huế hay đã đi qua Huế mà không vấn vương về Huế. Tôi đến đứng trước trường Đồng Khánh và Quốc Học để nhớ một thời. Thất vọng vì không còn thấy tà áo trắng. Trường nữ bây giờ là trường học hỗn hợp nam nữ học chung. Và việc chính quyền phá cái đàn Nam Giao để xây một đài liệt sĩ cũng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm như nhà văn Phạm Xuân Đài đã viết trong Nghĩ Về Huế. Mặt khác, khi nhìn Tử Cấm Thành ở Huế quá nhỏ so với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh tôi không tránh khỏi buồn.

Tôi đến Thăng Long, đất rồng bay, nơi mà năm 1010 Lý Công Uần lập đô, bằng chuyến xe lửa từ Huế ra, vào lúc 5:30 sáng ngày 20/12/06; thuộc loại vé “nằm mềm điều hòa”. Lần đầu tiên đặt chân xuống đất Hà Nội ở ga hàng Cỏ, tôi đã háo hức đi ra nhìn thành phố còn lù mù dưới ánh đèn đường. Tuy chưa bao giờ hít thở không khí quê ngoại của tôi, nhưng đã thấy ba mươi sáu phố phường, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, chùa Một Cột … qua sách báo thơ văn từ thời niên thiếu. Thậm chí, còn nghêu ngao thì thầm hát Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành: “Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly” bao lần.

* Hà Nội Trong Mắt Tôi

Tôi cũng đã biết thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ trong thập niên 80 qua lời kể của nhiều người trong đó có nhà tôi, trước khi vượt biên, đã ra Bắc tìm xác cha, ông đã mất lúc đi học tập cải tạo; qua Hà Nội Trong Mắt Tôi của nhà văn Phạm Xuân Đài; qua Lô Sơn Yên Tỏa của nhà phê bình Trần Doãn Nho; và qua cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21. Thời đó, hầu như không có người nào ăn mặc đẹp đẻ. Đầu đội nón cối. Quần áo bộ đội thì sẩm màu và nhầu nát. Xe đạp khắp nơi. Tiếng chuông xe leng keng chừng như át cả tiếng người. Ở đây không có ý niệm về đời sống của một đô thị văn minh. Ngã tư có hệ thống đèn giao thông nhưng không nơi nào dùng cả. Thành phố đang nằm dưới sức đè nặng trĩu của một cơ chế. Thảo nào, nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon, ngồi xuống vệ đường ôm mặt khóc, vì “thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.

Hà Nội ngày nay rất đẹp. Trong cái lạnh se sẽ buổi sớm mai vào tiết cuối năm, dễ khiến cho du khách muốn lang thang cùng khắp. Nắng đã lên. Sinh hoạt rộn ràng, linh hoạt. Xe cộ chạy len lách chẳng khác gì Saigon. Tôi đã ngồi bệt xuống một cái ghế nhựa thấp kiểu vỉa hè, thưởng thức một diã bánh cuốn Thanh Trì. Ở xa nhìn tới thấy như một dúm người ngồi chồm hỗm bu quanh một gánh hàng mà ăn xì xụp. Rất thú vị; một bửa ăn sáng đáng nhớ. Sau đó tôi đi loanh quanh để biết phố phường như thế nào. Rồi lại tạt vào một quán cà phê vỉa hè, quán Thái. Lại một lần nữa, tôi hưởng cái thú ẩm thực văn hóa vỉa hè. Một điệu nhạc quen thuộc của Trịnh Công Sơn vụt đến với tôi “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Xe lửa trước khi ngừng, họ bỏ bản nhạc Mùa Thu Hà Nội để nhắc mọi người là đã đến nơi ngàn năm văn vật rồi.

Muốn thăm dân cho biết sự tình có lẽ la cà ở các quán ở vỉa hè là tốt nhất. Hà NộI có trên ba triệu dân mà có đến 100.000 người sống nhờ văn hóa ẩm thực ở vỉa hè. Hằng ngày các hàng ăn uống được phép xử dụng vỉa hè để kinh doanh từ 5:00 giờ đến 8:00 giờ sáng hay từ 7:00 giờ đến 12:00 giờ đêm. Ngồi nơi đây có thể nghe đủ thứ chuyện. Họ làm thầy bàn từ chuyện thể thao đến chuyện thế giới hay chuyện riêng tư. Có một ông khách ngồi gần tôi cù tôi ghé quán ông mới mở có món thịt chó hầm sâm, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Ông đã sáng tạo, kết hợp tài tình giữa ẩm thực Việt Nam và thế giới Trung Hoa, Đại Hàn để có một món ăn mới. Ăn thịt chó hầm sâm sẽ làm tăng được tính sinh lực cho cả ông lẫn bà và còn cho ta dáng đẹp lẫn làn da hồng.

Tôi viếng thăm Hà Nôi chỉ có ba ngày. Một ngày đi tham quan danh lam thắng cảnh Hạ Long. Còn hai ngày ngắn ngủi nhưng cũng đã thăm bà con bên ngoại, viếng Đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, Văn Miếu, làng Bát Tràng bên bờ sông Hồng. Từ Hànội đi đến Bát Tràng nếu bằng xe hơi mất chưa tới một tiếng. Đậy là nơi sản xuất đồ gốm lâu đời nhất. Tôi thấy họ bày bán đủ chén bát diã, mấy tách trà tốt và rẻ hơn ở bên Tàu. Tại Hà Nôi, tôi may mắn được hai người bạn trẻ, hiện làm việc cho các hảng ngoại quốc, hướng dẫn đi tham quan và ăn uống nên rất thoải mái. Tôi đã đi chợ đêm, ăn ốc ở Tây Hồ, chã cá Lã Vọng. Hà Nội tuy có nhiều khẩu hiệu, nhiều hình tượng lãnh tụ nhưng hai nam nữ mà tôi vừa quen rất thoáng và cởi mở. Họ tin rằng, tương lai nằm trong tầm tay của họ chớ không phải tuỳ thuộc vào cơ chế.

Các cô gái Hà Nội mà tôi gặp rất xinh, lịch lãm, khó quên. Giọng nói dễ làm xiêu lòng. Còn thành phố đẹp là nhờ có những hàng cây xanh xum xuê hơn ở Paris. Hình như mỗi phố có mỗi loại cây khác nhau. Ngoài ra, Hà nội còn có nhiều nước. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch…lúc nào cũng trong xanh diụ mát. Nhiều cành cây là đà, rũ bên bờ trông rất thơ mộng. Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ vừa công bố kết quả bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á, qua đó, thành phố này đứng hạng sáu, trên cả Bắc Kinh. Ngoài những điểm nêu trên, Hà Nội còn là một thủ đô có bề dầy lịch sử một ngàn năm và có nét kiến trúc hòa quyện nét đặc trưng Á Đông với Phương Tây. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê Thị Huệ thì thành phố buồn vì vắng tiếng chim hót. Cây xanh Hà Nội không phải là miền đất lành chim đậu vì nó không ăn ở tử tế với lòai vật bé nhỏ, hiền lành. Tôi cũng không thấy bóng dáng người ăn xin nào.

* Xa lạ nhưng vẫn vậy

Tôi ở Hà Nội chỉ có ba ngày rồi phải bay về Saigon, thành phố mà tôi đã lớn lên. Saigon vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì vẫn góc phố đó, vẫn khu nhà đó; nhưng người lạ, tiếng nói lạ, quang cảnh lạ. Tôi đã đi lại khắp phố cũ đường xưa. Tôi sống trong một tâm trạng khó tả. Tôi rời Việt Nam năm 1976 và nghĩ rằng sẽ không bao giờ trở lại và Không bao giờ mơ rằng sẽ có một ngày ngồi lại ở quán cà phê Givral, tán dốc với bạn bè thời trước. Bên kia Givral là toà nhà Quốc Hội bây giờ là nhà hát lớn. Nơi này một cách đây hơn ba thập niên đã có những sinh hoạt nghị trường, thể hiện phần nào cái mô hình xã hội miền đất bại trận mà theo nhà văn nữ miền Bắc Phạm Thị Hoài nhận định Việt Nam Cọng Hòa “là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại”.

Nhờ có mô hình xã hội này mà “miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy cũng phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng”. Đó là nhận xét của nhà văn Võ Phiến trong văn học tổng quan. Sau ngày 30/4/75 sách, báo nhạc bị cấm bán, cấm hát; bị tịch thu đi, tịch thu lại năm lần bảy lượt cho kỳ sạch vết tích. Dù vậy, nó vẫn tồn tại trên mọi nẽo đường đất nước và trong tâm hồn nhiều người từ Nam chí Bắc. Các tên tuổi Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu…một thời ồn ào, nổi đình nổi đám từ chế độ này mà ra. Biết bao vui buồn, hỉ, nộ, ái, ố của thời Đệ nhất, Đệ Nhị Cọng Hòa. Sau ngày dinh Độc Lập bị xe tăng Nga Sô T54 uỉ tất cả êm re.

Tôi hỏi một người bạn về những khuôn mặt chống đối chế độ cũ bây giờ đâu rồi? Anh ta trả lời: hào khí Nam kỳ - hễ thấy chuyện bất bình thì nỗi xung lên tiếng, bênh vực - bây giờ như ngọn lửa rơm. Chủ nghĩa Cọng Sản đốt cháy trụi. Phong trào Phục Hưng Miền Nam giờ chẳng còn ai. “Đụ mẹ tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn nói cái gì”? Ông Nguyễn văn Trấn, trong cuốn Viết Cho Mẹ & Quốc Hội cho biết ông Tôn Đức Thắng đang ngồi đã liền đứng dậy bước ra khỏi ghế vừa đi vừa nói khi được hỏi sao để cho cải cách ruộng đất giết người nhiều như vậy? Điều này cho thấy rằng cái chủ nghĩa Cọng Sản mà ông Hồ Chí Minh mang về Việt Nam là nguyên ủy của mọi trì trệ, tang thương cho đất nước. Chất độc da cam thì níu áo Mỹ. Còn nọc độc của chủ nghĩa Cọng Sản được xem như tội ác chống nhân loại, thì bắt đền ai đây?

Ngay giữa trung tâm Saigon có một công viên Lê văn Tám, khá đẹp. Công viên này trước kia là nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ ai cũng biết nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật! Nhà sử học Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đã phịa ra Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN, mất năm 1969.

Sách giáo khoa dành cho lớp 5 có nói về anh hùng này. Nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố.

Khác với Trần Doãn Nho khi ra Hà Nôi, nhìn lăng ông Hồ Chí Minh, nhà phê bình đã băn khoăn “nghĩ đến những phiền hà mà thế hệ sau sẽ gặp phải trong cuộc phế hưng”.

Tôi cho rằng giữa Saigon mà có một biểu tượng dối trá, xúi trẻ thơ ăn đạn và chết là môt tội ác, tuy nhiên cũng là một điều hay. Bên Nga sau khi chế độ Cọng Sản cáo chung, chính quyền Mạc Tư Khoa lập một công viên goi là công viên những thần tượng bị hạ bệ. Họ lôi vào đó các tượng đài Lenine, Staline cho nằm lăn lóc. Tôi đã đến nơi này vào mùa hè năm 2006. Công viên anh hùng xạo Lê văn Tám đã được dọn sẵn để làm nơi an nghỉ cho các tượng đài hết thời trong một ngày nào đó.

2/07
PHAN THANH TÂM
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Nói với các con

(LÊN MẠNG Thứ sáu 21, Tháng Chín 2007)
Lê Dinh

Tôi muốn viết những giòng này để giải thích cho con cháu, không biết ông bà cha mẹ mình thuở xưa, tại sao lại đắt díu nhau qua đây, nơi cái xứ lạnh này để sinh sống? Các con, các cháu cũng đâu có biết rằng, trước đây, ba cũng không biết xứ Canada ra sao, chỉ học được qua bài dạy của ông Phạm văn Lược, giáo sư môn sử địa Trung học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) rằng xứ Canada thuộc châu Mỹ, ở tận miền Bắc Mỹ, về phía Nam giáp ranh với Hoa Kỳ, có 5 cái hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, đó là hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario. 5 cái hồ này mượn giòng sông có tên là Saint-Laurent để đổ ra biển Đại Tây Dương ở phía Đông. Ba chỉ biết có vậy thôi.

Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chuyện gì mà lúc trước ta không biết, chúng ta sẽ có dịp được biết và biết một cách tường tận. Cũng như trường hợp khi còn trẻ, tình cờ gặp một thiếu nữ đẹp thoáng qua trên đường, ta nhủ thầm, người đâu mà quá đẹp vậy, ước gì mình quen được với cô ta và làm cách nào để làm quen, nhưng rồi mình sẽ có dịp được quen với cô gái đó và có khi trở thành người thân nữa là đằng khác.

Nhắc lại buổi xế chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nằm vắt vẻo trên chiếc võng được mắc qua hai cây cột trong nhà xe để đọc ngấu nghiến tập sách "Huyền Bí", chiếc radio để cạnh bên mình vang lên những câu đầu của bài hát "Nối vòng tay lớn": "Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay..." Tác giả Trịnh Công Sơn, mặc dù không có đàn phụ họa, vẫn gửi được đến thính giả miền Nam và cả miền Bắc tất cả tấm lòng và tâm hồn của ông ta để hân hoan đón mừng giây phút đầu tiên cuộc chiến thắng mong đợi của người Cộng sản.

Tôi nghĩ, thôi rồi, đã không còn gì nữa rồi. Mất nước là mất tất cả. Nhưng, trước cảnh thiên hạ ùn ùn rời khỏi thành phố - đúng là "chạy như chạy giặc", nhưng oái oăm thay, giặc đây cũng là người VN - tôi vẫn thụ động, nằm im đọc báo. Tại sao ta lại phải chạy trốn? Rồi tôi lại nghĩ thêm. Nếu họ vô thì họ cũng là người VN, trong khi mình chỉ là một công chức quèn, thì có gì đâu mà phải sợ. Rồi họ cũng phải cho guồng máy chính phủ hoạt động trở lại, ai ở đâu làm việc ở đó... cho đến ngày nào mà họ thấy đã đến lúc phải rà soát lại bộ máy chính quyền cũ thì họ bắt từ người cao cấp nhất còn lại cho đến những ai có "nợ máu với nhân dân" (theo tiếng của họ) đem ra tòa án xử tội. Hà cớ gì phải chạy trốn, mà chạy đi đâu, không quen lớn với ai, không có phương tiện, làm sao đây? Thôi đành ở lại xem sao, dù sao họ cũng là máu đỏ da vàng như mình.

Vài hôm sau, tôi đang nằm đọc "Huyền Bí" thì có một em nhỏ ở xóm phía sau nhà tôi (ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định), cầm cuốn vở học trò và cây viết chì đến ghi số gà tôi nuôi để lấy trứng, coi còn được bao nhiêu con. Rồi vài ngày sau nữa, em này trở lại, lui cui đếm gà và hỏi tôi tại sao thiếu mất một con gà mái. Tôi bảo nó đã chết toi rồi. Em nhỏ nói nó chết đâu đưa cho coi. Tôi trả lời rằng đã bỏ vào bao nhựa quăng vào xe rác rồi. Sự việc này làm tôi liên tưởng đến những lời đồn đãi rằng, sống dưới chế độ CS, không dám ăn thịt một con gà của mình nuôi, muốn ăn thịt gà, phải phi tang tất cả lông và xương gà, vì vậy ăn thịt gà cũng phải ăn lén lút ban hôm ban đêm, kẻo hàng xóm biết được mình ăn thịt gà, họ đi tố cáo với phường khóm thì rắc rối. Những lời đồn đãi này cho đến hôm nay tôi mới biết không phải là lời đồn nữa mà là sự thật. Trước đây, vì là người Nam, tôi cứ tưởng đó là những lời tuyên truyền để tố Cộng vậy thôi, chứ đâu đến đổi như vậy.

Một tuần sau ngày gọi là "giải phóng" này, tôi ra bến xe đò để về Gò Công thăm ba má và các em tôi, nhưng trước khi đi, tôi không quên đến phường xin một tờ giấy phép di chuyển. Khi tôi đến bến xe ở Chợ lớn lúc 3 giờ rưỡi chiều thì chỉ còn chuyến xe cuối. Khi xe chạy đến Bắc Mỹ Lợi, hành khách xuống xe, lên phà qua phía bên kia sông là Cầu Nổi, thuộc địa phận Gò Công. Hành khách lần lượt trở lên xe ngồi vào vị trí của mình. Vừa khi xe sắp sửa tiếp tục chạy về Gò Công thì có một chú nhỏ, vai mang súng dài, dài bằng cả chiều cao thân hình của chú, bảo tôi xuống xe vào trụ sở gần đó để nói chuyện. Theo chú nhỏ vào trụ sở, tôi được mời ngồi đối diện với chú trên một chiếc ghế.

- Chú có biết chú được mời vào đây về tội gì không?

- Dạ thưa (tôi ú ớ, không biết gọi cậu ta bằng gì, vì cậu ta có lẻ còn nhỏ hơn tuổi con trai của tôi) dạ thưa... không biết.

- Cách mạng đã thành công rồi mà sao chú còn... kém văn hóa quá.

- Dạ thưa sao ạ?

- Chú có biết rằng cách mạng không bao giờ chấp nhận để tóc dài như chú không, đó là tàn dư của Mỹ Ngụy.

Đưa tay lên sờ phía sau ót của tôi, trời ơi, tôi có để tóc dài đâu, có du thủ, du thực gì đâu, chẳng qua là vì những biến cố lớn lao xảy đến dồn dập cả tháng nay, tôi không chú ý gì đến việc cắt tóc cho nên tóc tôi có hơi dài phía sau ót. Biết nếu có giải thích cho chú nhỏ này hiểu, cũng vậy thôi, tôi đành im.

- Chú ra kia hớt tóc rồi mới được đi.

- Dạ thưa, ra đâu ạ?

Chú nhỏ hất đầu, làm một cử chỉ hướng về phía trước trụ sở, bên lề đường, bảo tôi ra đó đứng chờ. Vài phút sau, có một ông thợ hớt tóc mang một hộp đồ nghề và một chiếc ghế đẩu, đến hớt tóc tôi cao lên cho hợp với "nếp sống văn hóa mới". Ác nỗi, khi móc túi trả tiền xong, nhìn lại thấy con đường vắng hoe. Vì chuyến xe tôi đi là chuyến chót, xe này đã chạy về Gò Công rồi, không lẻ cả bao nhiêu người ngồi trong xe, ở đó đợi tôi sao? Tôi đành phải đi bộ vào xóm trong, thuê bao một chiếc xe lam để đưa tôi về thành phố Gò Công, báo hại cả nhà tôi hôm ấy, không hiểu sao tôi về quá trễ, lo lắng chắc có chuyện không may gì xảy đến cho tôi.

Tôi cố gắng hòa mình chung sống với những con người mới trong xóm, trong tổ, trong khóm, trong phường, từ việc mỗi tuần đi họp hai lần, ngồi bẹp xuống sàn đình để nghe chú Tư hốt rác và chị Năm bán cá ở trong xóm phía sau cư xá Thanh Bình giải thích về đường lối của cách mạng, để nghe những bài dạy đời về cách xử thế của người dân dưới chế độ mới đến việc thi thoảng hân hạnh được nghe các cán bộ cao cấp xuống nói về tình hình chính trị quốc tế như nước "Một Răng" và nước "Một Rắc" (Chữ Iran và chữ Irak mà họ đọc là Một Răng và Một Rắc - vì họ lầm lẫn giữa chữ "I" viết hoa và số Một La Mã) là nước anh em bầu bạn của chúng ta v.v... Rồi còn suốt ngày phải nghe nheo nhéo bên tai, qua chiếc loa được giăng trên cột đèn trước nhà, giọng nói khó chịu của cô xướng ngôn người miền Bắc, nghe những bản nhạc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"... ra rả suốt ngày, từ sáng sớm đến giữa đêm khuya. Rồi những vụ đổi tiền - thực ra chỉ là những vụ ăn cướp trắng trợn của nhà nước - gọi là đổi nhưng họ chỉ đưa cho mình một phần nhỏ, còn phần lớn họ giữ lại. Khi nào có việc cần thiết, như ma chay, cưới hỏi, phải làm đơn có lý do chính đáng mới được nhận lại một số ít tiền của chính mình, tùy theo nhu cầu. Rồi nào là vụ tịch thu và có thể bị đi tù những ai còn giữ những sách báo, băng nhạc, tập nhạc mà họ gọi là văn hóa đồi trụy, báo hại chúng tôi phải thức suốt đêm để đốt hết biết bao là sách vở, bản nhạc in thành tập, được tưng tiu gìn giữ từ hơn 20 năm qua. Rồi lại nạn đổi tiền thêm lần nữa, đi làm thủy lợi, nghĩa vụ quân sự... Con trai tôi, mới 16 tuổi, cũng hân hạnh được giấy gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, mặc dù thông cáo nói 18 tuổi trở lên mới bị kêu đi lính. Báo hại thằng nhỏ phải trốn trong hồ nước cạn trên nóc nhà tắm mỗi khi phường khóm đến khám xét nhà để tìm nó, và tôi phải nói dối rằng nó về quê thăm bà nội đau nặng. Và sau đó tôi giải quyết một lần cho dứt khoát, bằng cách lo lót chính quyền mới ở Gò Công đổi tên và bớt tuổi trong khai sinh nó, cho không còn dính dáng gì tới tên cũ nữa. Ai có hỏi, vợ chồng tôi nói rằng thằng con trai về quê ở với ông bà nội luôn.

Tính ra, chúng tôi đã sống cho qua ngày tháng với CS được 3 năm. Tôi đã xin từ chức, thôi làm việc ở đài phát thanh từ ngày 1-01-1975, nghĩa là đúng 4 tháng trước khi CS vô, cho nên trong lý lịch, câu hỏi: Nghề gì, tôi khai là buôn bán. Buôn bán gì: Buôn bán thuốc tây. Mà đó là sự thật, từ ngày thôi việc ở đài Phát thanh, tôi về Gò Công, nhờ một dược sĩ bạn đứng tên để mở một nhà thuốc tây, nhưng chỉ hoạt động được có 4 tháng là phải giao lại cho chính quyền y tế sở tại toàn bộ thuốc men. Trong 3 năm đó, gia đình tôi làm gì để sinh sống? Tôi và đứa con gái đầu lòng đi dạy, kèm trẻ tư gia, con ông cháu cha, con cái của cán bộ cao cấp, cha kèm Pháp văn, con dạy dương cầm, vợ thì làm "hãng kỹ nghệ" sản xuất bịt ni long nước ngọt đông lạnh, mỗi ngày sản xuất... vài chục bịt, để bán cho mấy đứa con nít trong xóm.

Ba năm trôi qua. Một dịp may đưa đến, có một bà bạn cho biết bà có quen với một ông nọ, nguyên là hiệu trưởng một trường Trung học tư thục ở miền Tây, chán ghét chệ độ mới, tự ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh, ông muốn có người quen, chỗ đáng tin cậy hùn vốn để hoàn tất chiếc tàu. Quá đổi vui mừng, chúng tôi bán đổ bán tháo tất cả những gì còn lại trong nhà, bao nhiêu tư trang của bà xả cũng đem bán hết để có đủ 15 cây vàng nạp cho ông chủ tàu. Nào ngờ đây là một vố lường gạt của CS. Chúng nó đưa ra một tên cao ráo, đẹp trai, không có dáng dấp của bọn dép râu rừng rú, mạo nhận là hiệu trưởng để dễ lường gạt những người mù mờ, khờ khạo như vợ chồng chúng tôi. Khi vào nhà tù Phan Đăng Lưu, hỏi ra mới biết có nhiều người, phần đông là người Việt gốc Hoa, cũng bị lừa để lấy vàng như trường hợp gia đình tôi. Tả hình dáng ông "hiệu trưởng miền Tây" này thì đúng như boong. Thật ra người đó là tên Ba Sơn, cán bộ của sở Công an thành phố, mà những người vượt biên bị bắt, ai ai cũng biết. Ở tù 4 tháng ra, chúng tôi mặc dù không còn một xu dính túi, cũng tìm cách vượt biên nữa, vì không có cách nào sống chung với CS được. Giờ đây, khi ngồi viết lại những giòng tâm sự này, tôi nghĩ, thà không may chết hết cả gia đình ở dưới lòng biển thì thôi, chứ nếu mà còn ở với CS thì chắc giờ này, mồ mả hai vợ chồng tôi đã phủ rêu xanh,thằng con trai bây giờ chắc xác của nó được vùi lấp đâu đó ở bên Campuchia, còn 2 đứa con gái thì một đứa bán ở chợ trời, đứa nhỏ có lẽ cũng lưu lạc đâu đó bên Đài Loan hay Đại Hàn.

Nhưng trời còn thương gia đình chúng tôi. Sau nhiều ngày tháng đạp xe ra công viên Con Rùa ở đường Duy Tân để thu lượm tin tức cùng với nhiều anh em khác, tôi may mắn được tháp tùng một chiếc ghe đánh cá của một ông chủ ghe có tấm lòng nhân đạo bao la, cùng với tất cả gia đình gồm 5 người, vượt biên mà không tốn tiền. Tôi nghĩ, thôi bây giờ phó thác tính mệnh của 5 người cho trời đất. Chết thì chết một lượt còn nếu sống thì với 10 cánh tay của 5 người, không thể nào chết đói được trong một xứ sở tự do nào đó mà chúng tôi chưa biết. Rồi tôi lại nghĩ, trời đất mênh mông, thế giới bao la, qua đó - một nơi xa xôi nào đó mà mình không biết - chắc gia đình mình sống một mình thôi, không có ai là người Việt như mình, không có đồng bào đồng hương của mình mà chỉ có người bản xứ. Như vậy, tuy buồn thì buồn thật nhưng không rắc rối, yên ổn và an tâm hơn. Nhưng nào ngờ, sau 29 năm lấy nơi này làm chỗ dung thân, cũng chẳng được yên thân, nếu mình có một tâm hồn, một tấm lòng của một con người biết suy nghĩ, biết phân giải điều hay, điều quấy. Vì sao mình liều chết để đi tị nạn, liều chết để đến đây? Có phải vì bọn CS không? Thế mà chúng cũng không để cho mình yên. Nhắc lại thời 1954-1975 cũng vậy. Đã phân chia ra 2 miền Nam Bắc, anh là CS, anh có phần đất miền Bắc của anh, anh lo chăm sóc dân anh, làm cho nước Xã hội chủ nghĩa phía Bắc của anh hùng cường lên, giàu mạnh lên, còn phần đất miền Nam của chúng tôi, để chúng tôi lo. Nhưng rồi miền Nam nào có được yên đâu? Chúng gian manh, dùng sức mạnh chiếm đoạt luôn miền Nam mầu mỡ để rồi cho đến ngày nay đưa cả nước xuống hố thẳm của sự nghèo đói, trai đem thân đi làm thuê làm mướn xứ người, gái đi làm dâu thiên hạ ở các xứ lân bang, còn riêng đảng cầm quyền thì tha hồ cướp của dân lành để làm của riêng, đè đầu người dân thấp cổ bé miệng xuống tận cùng của chín tầng địa ngục. Nhưng rồi cũng chẳng yên nữa. Chúng còn đưa cánh tay dài lông lá của chúng vươn ra khắp các nước có người tị nạn để tóm thâu thêm tiền bạc. Mình chạy, chúng rượt theo, mình chạy nữa, chúng rượt theo nữa. Ba nghĩ nay mai đây, khi ba mẹ nhắm mắt và xuống âm phủ, cũng vẫn còn phải chạy trốn CS nữa.

Như ba đã tâm sự ở trên, ba tưởng đâu rằng đến một xứ sở xa xôi như Canada này, gia đình mình chỉ sống có một mình ở một thị trấn hẻo lánh nào đó. Ngày ngày, ba mẹ ra đồng cuốc đất trồng rau, trồng cây ăn trái, trồng nho trồng bắp, sống yên ổn, bình dị cho hết kiếp người tị nạn. Có làm thì có ăn. Còn các con, các cháu thì lớn lên có công ăn việc làm xứng đáng, hít thở không khí tự do, tương lai tươi sáng trước mặt. Nhưng cuộc đời không đơn giản như mình nghĩ. Tuy rằng chúng ta có đầy đủ các thứ vật chất linh tinh, nhà xe mọi thứ, cơm nước, bánh mì, bơ sữa dư thừa, nhưng về phía trong tận cùng tâm hồn, các người lớn tuổi như ba mẹ, luôn luôn khắc khoải. Nhìn xem, đồng bào mình, trong đó có thân nhân của gia đình mình, các chú các cô bên nội. các dì các dượng bên ngoại, cùng với con cái, anh chị em chú bác, cô cậu của các con, còn phải sống cuộc đời điêu đứng, bị đè nén, áp bức dưới chế độ dã man của bạo quyền CS.

Một hôm, tình cờ ba hỏi Đan Thi (bé gái, cháu ngoại 11 tuổi của chúng tôi) rằng ở trong lớp học có ai nói gì về nước Việt Nam không? Ba rất đổi ngạc nhiên và thật vui mừng khi nghe Đan Thi trả lời rằng:

- Có, con có biết về nước Việt Nam. Phải Hồ Chí Minh không ông ngoại? Il est méchant".

- Ai nói với con như vậy?

Cô con nói.

Đứa con nít 11 tuổi mà nó còn biết nói "Hồ Chí Minh, il est méchant" mà tại sao người lớn - mà là người tị nạn CS nữa - lại đi ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh họ Hồ là thánh nhân, là vua Nghiêu vua Thuấn. Hỏi những kẻ này không bằng đứa con nít sao? Những người tị nạn mà chạy theo bám đít CS, hỏi họ không có trái tim sao? Đồng bào mình sống lao đao kiếp người như kiếp cầm thú ở bên nhà, trong khi nhà cầm quyền thì ăn trên ngồi trước, thua cá độ cả triệu dollars, tham nhũng cả bạc tỉ dollars, họ không nhìn thấy sao? Còn đời sống của họ, của gia đình họ ở đây, bộ thiếu thốn lắm sao, mà họ còn phải bợ đít giặc thù để kiếm thêm chút đỉnh nữa. Thật tình ba không hiểu nỗi?

Chuyện của ba bây giờ không phải là chuyện nhà chuyện cửa, chuyện công ăn việc làm nữa bởi vì ba mẹ đã hưu trí rồi, còn các con đã khôn lớn hết rồi, có công ăn việc làm đầy đủ, các cháu đã vào trường, tương lai sáng lạn trước mắt. Nỗi khắc khoải ưu tư của ba là chuyện bất công ở trong nước, chuyện chính quyền đàn áp người dân ở trong nước. Còn ở ngoài nước, ngay tại chính nơi đây, ở đất tị nạn này, là chuyện một số người vô tâm, ích kỷ, không có trái tim, làm ngơ trước sự khổ đau của dân mình, bán rẻ lương tâm để chạy theo giặc thù - những kẻ mà họ đã trốn chạy ngày xưa - hầu kiếm danh vọng hay tiền bạc gì đó mà chúng ta không thể hiểu. May ra, các con, các cháu sẽ hiểu điều này khi ba mẹ đã nhắm mắt. Họ gom góp tiền bạc ở ngoại quốc, đưa về Việt Nam, nói là để giúp đỡ những người khổ đau, bệnh tật, nhưng họ đâu có biết - hay họ biết mà vẫn làm vì đó là chủ trương và mục đích của họ - rằng làm như vậy là củng cố thêm sức mạnh của bạo quyền để tiếp tục đè đầu đè cổ dân mình lâu dài hơn nữa. Và họ cứ tiếp tục làm như vậy, tiếp tục quyên tiền ở hải ngoại đem về nói là giúp đỡ người khốn khó ở trong nước, nhưng cho đến bao giờ? Cả 50 năm nữa hay cả 100 năm nữa, cũng vẫn còn chuyện này nếu vẫn còn bè lũ rừng rú Bắc phương ngồi mãi trên đầu trên cổ người dân. Thấy tội ác mà không tố cáo là đồng lõa với tội ác; biết tội ác mà không chống đối, lại còn yểm trợ, thì không là đồng lõa nữa, mà là... đồng chí của những người gây ra tội ác. Họ có biết sự nghèo khổ, đói kém của dân mình từ đâu mà ra không? Nếu là người tị nạn chân chính, họ phải yểm trợ tiền bạc cho những người dám anh dũng đứng lên đòi hỏi nhân quyền, tranh đấu cho tự do ở trong nước, tiêu diệt cái gốc gây nên sự đau khổ triền miên của dân tộc. Trái lại, họ còn cộng tác với quân phá hại đất nước bằng cách tiếp tay với bạo quyền CS, người thì cộng tác hát hoặc làm MC, kẻ thì bán vé hát cho những buổi đại nhạc hội do văn công CS ra nước ngoài trình diễn. Có những hội đoàn tị nạn còn tuyên bố rằng họ không làm chính trị để đứng bên lề, làm ngơ trước sự đau khổ của dân mình. Vậy sự có mặt của họ trên đất tị nạn này do từ nguyên nhân nào mà ra vậy? Họ có phải là người tị nạn thật sự không? Việc đòi hỏi cơm áo, tự do cho người dân không phải là làm chính trị, nhưng là người, ai cũng có lương tri, có trái tim, biết điều hay lẻ phải, chuyện tốt, chuyện xấu, để tranh đấu cho sự công bằng, không còn mầm mống bất công ở trong nước.

Ngày các con ra đi, đứa lớn nhất được 20 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 13, các con chưa có sự hiểu biết nhiều về Cộng sản và chính ba đây, ngày vượt biên, dù đã 44 tuổi đời, ba cũng chưa thấu hiểu mấy về Cộng sản. Bây giờ, nếu ai hỏi ba Cộng sản là gì, ba trả lời rằng Cộng sản là đem tất cả những sự gian dối, gian manh, lừa đảo, tàn ác... trên trái đất này cộng lại, đó là Cộng sản. Không phải ba nói để mà nói, nhưng đó là sự thật. Trong phạm vi bài viết ngắn này ba không thể giải thích hết về bài toán cộng ở trên (Gian dối + gian manh + lừa đảo + tàn ác = Cộng sản) để các con hiểu, nhưng từ từ, sống trên mảnh đất tự do này, các con sẽ hiểu thế nào là Cộng sản. Một trong những ca khúc của ba mới viết sau này, bài "Đừng bỏ quên tôi", trong đó có câu: "Hỏi ai, tôi hỏi ai, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi bị giam mãi trong 4 bức tường này? Gia đình tôi đâu, con cháu tôi đâu, nhà cửa tôi đâu, muốn hỏi ai, xin trả lời giùm tôi một câu". Vậy, các con có biết tại sao gia đình mình phải trôi giạt từ phía bên kia địa cầu đến tận phía bên này địa cầu, bỏ làng mạc, quê hương, bỏ quê cha đất tổ, mồ mả ông bà, bỏ thân nhân ruột thịt để sống trên vùng đất xa lạ này không? Bởi ai vậy? Tại ai vậy? Nếu có câu trả lời rồi thì ba mong các con đừng bao giờ quên lý do tại sao chúng ta ở đây, và nuôi mãi trong lòng ý chí sắt đá của một người tị nạn chân chính, dù các con sống trên sự giàu sang phú quí sau này. Một lời khuyên ba gửi đến các con là các con đừng bao giờ quên mình là người tị nạn Cộng sản.

Các con yêu mến,

Ngày hôm nay 8 tháng 9, ngày sinh nhật của ba. 73 tuổi đời, theo ba cũng là đã "thọ" lắm rồi.

Một phần đời trước đây của ba - kéo dài 20 năm - ba đã sống trong một chế độ biết tôn trọng nhân vị, coi hai chữ "tự do" là quý giá, có phép làng luật nước, có an ninh luật pháp, tuy rằng "nhân vô thập toàn" làm sao tránh khỏi những trường hợp cá biệt của một số người trong chính quyền làm buồn lòng dân. Nhưng nếu đem so sánh với chế độ hiện tại ở trong nước, một chế độ mà gia đình mình đã may mắn thoát khỏi, thì là một trời một vực. Chế độ cai trị ngày nay là một tập đoàn, không phải là những người cùng chung một giòng máu Việt của mình, họ chiến đấu để xua đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, nhưng họ hại dân còn hơn thực dân, họ hô hào "không gì quý hơn độc lập tự do", nhưng ai nói đến hai chữ "tự do" là vào tù. Có ai đời nào mà bè lũ cầm quyền lại đi chiếm đất của dân để làm của riêng, từ trên xuống dưới, lớn tham nhũng theo lớn, nhỏ tham nhũng theo nhỏ. Có chính quyền nào lại đưa đàn ông ra nước ngoài để làm lao công, làm thuê, làm mướn; có chính quyền nào bán phụ nữ ra nưóc ngoài để làm nô tỳ, làm đỉ điếm chưa? Có chính quyền nào lại cắt đất cắt biển dâng cho nước láng giềng để nước này bảo vệ cho họ được tồn tại, được mãi mãi cai trị và tiếp tục tham nhũng? Vì vậy, gần 30 năm sống ở xứ tự do mà ba cũng không thấy vui. Chỉ vui được một phần khi nhìn thấy các con các cháu có tương lai sáng sủa, sống ra kiếp sống của con người, có tự do, nhân quyền, có luật pháp bảo vệ. Điều không vui của ba là dù sống trong sự no cơm ấm áo, nhà cửa yên vui, ba vẫn nhớ đến một quê nhà khốn khó, đói nghèo vì một đảng cầm quyền vô lương, một lũ "buôn dân bán nước" như người ta nói.

Dù cho ba có nhắm mắt bây giờ, ba cũng không ân hận gì cả, ba chỉ buồn là không được nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, phú cường như các lân bang, một nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền, có tự do thật sự như các nước tiên tiến. Nhưng nếu mà ba có chết trong khi Cộng sản vẫn còn chễm chệ trên ngôi báu của họ, bằng linh hồn, ba sẽ về VN - vì như các con biết, từ 29 năm qua, ba chưa hề nghĩ đến việc đi VN - bằng linh hồn, ba về để viếng thăm mồ mả ông bà nội, ông bà ngoại, thăm lại nơi chôn nhau cắt rún của ba là làng Vĩnh Hựu êm đềm khi chưa có bóng CS, thăm những người thân thuộc, bà con hàng xóm láng giềng ngày xưa... Sống triền miên trong sự khắc khoải, thà chết cho được yên thân, vì hỏi ai không có một lần chết, đó là điều ba mong ước.

Ba các con.

Ngày sinh nhật 73 tuổi
8-09-2007

Lê Dinh
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Hạnh Phúc Vỡ Tan

TRẦN THIÊN THỊNH . Việt Báo Thứ Bảy, 1/12/2008, 12:02:00 AM

Bài số 2198-1990-764vb7120108
(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Trần Thiên Thịnh vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai. Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương. Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể lại ước mơ của người cha thân yêu... Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Sau những chia lìa, gián đoạn, tan hợp, cuối cùng Hiếu cũng phải ra đi. Ngoảnh mặt nhìn lại căn nhà lần cuối, lòng bồi hồi dâng lên một mối sầu cảm vô biên. Chiều nay, Bé Vy đi học về hỏi mẹ bố đâu. Câu trả lời của Hà như thế nào? Bao lâu nay, Hiếu và Hà chịu đựng lẫn nhau cũng chỉ vì Bé Vy, khi hạnh phúc của những ngày đầu không còn nữa. Dẫu rằng không nói ra với nhau bằng lời, nhưng cả hai cũng đều nhận ra rằng nếu chia tay, người chịu thiệt thòi nhiêù nhất là Bé Vy. Nó còn nhỏ dại, nào có hiểu gì sao lại bắt nó phải chịu những đọa đày như vậy.

Nhưng, con giun xéo mãi cũng oằn. Sợi giây néo hoài cũng đứt. Giọt nước cuối cùng đã làm tràn ly, không tài nào hốt lại được. Hai người chia tay. Bé Vy không được trọn vẹn giấc mơ tuổi thơ.

Nhìn lại, yêu nhau trong nghèo hèn khốn khó mà vẫn có hạnh phúc hơn. Người đời thường nói một mái nhà tranh, hai trái tim vàng chỉ có trong thơ nhạc, mơ mộng viễn vông. Đời thường mà như vậy chỉ nước cạp đất mà ăn? Tuy nhiên, những thủy chung như thế vẫn tồn tại trong cõi đời thường này chứ không phải chỉ có trong mộng mơ. Hà và Hiếu cũng đã trải qua những đoạn trường cay đắng trước khi đến được với nhau. Sống hết cho nhau một đoạn đời để rồi đi đến kết cuộc ngày hôm nay.

Họ gặp nhau trên cùng một chuyến hải hành vượt biển cách đây gần hai mươi năm. Tàu cuả Hà và Hiếu tuy không gặp phải hoàn cảnh bất hạnh bị cướp biển như hàng ngàn thuyền nhân khác. Nhưng họ cũng gặp phải cảnh dở sống, dở chết lênh đênh trên biển nhiều ngày mà bến bờ là niềm vô vọng. Những đợt sóng gào bão tố như muốn lật úp con thuyền nhỏ bé, nhấn chìm xuống lòng đại dương mênh mông những con người khắc khoải ngóng chờ một bến bờ tự do. Là con gái, Hà sức người như nhánh liễu tơ, làm sao chịu đựng được những dập vùi của bão tố, những đói, những khát của chuyến hải hành. Nếu như không có Hiếu bên cạnh, ai săn sóc cho nàng sau những cơn nôn thốc nôn tháo của người lần đầu tiên nhìn thấy biển. Cuối cùng, vận may cũng đến với hai người và nhiều người khác cùng chung trên một chuyến tàu. Sau nhiều ngày lênh đênh vô vọng trên biển. Họ đã được một ghe cư dân đánh cá tốt bụng hướng dẫn cặp bến trên đất Mã Lai. Mọi người ai nấy cảm tạ ơn trên đã ban cho ơn phước bình an, thoát khỏi cảnh vùi thây trên biển khi ngoái đầu nhìn lại chiếc thuyền mong manh từ từ chìm vào lòng đại dương.

Những tưởng ánh bình minh giờ đây sẽ mở ra với tất cả mọi người, khi đã qua được những đêm dài tăm tối nơi quê nhà, những tử thần ngày đêm rình rập trên biển cả. Nào ngờ, cánh cửa thiên đường mọi người hằng mơ ước, bất chấp cả sinh mạng để đánh đổi giờ đây cũng đã từ từ khép lại. Lòng nhân giờ đây cũng lụi dần như những đóm sao tàn trong màn trời đen trên biển cả. Cái giá của sự tự do mọi người phải trả, bằng thời gian, bằng sự chờ đợi. Bao lâu? Không ai biết. Hạnh phúc có đến được với tất cả mọi người trong giờ phút cuối hay không? Chẳng ai hay. Ai may mắn thì thời gian đợi chờ được rút ngắn lại, nhưng chí ít cũng phải vài năm. Còn không thì cũng hết cả một đời người, có khi cũng không đến được.

Họ đến với nhau bằng một tình yêu cũng thật tự nhiên. Hai tâm hồn cô đơn đến với nhau để lấp đi những trống trải trong cuộc sống đợi chờ, sẻ chia cho nhau những khắc khoải ưu phiền trong cuộc đời tha hương. Những tưởng rằng tình yêu của họ không thể chia lìa, ngăn cách. Nào ngờ, định mệnh đã an bài cho cảnh mỗi người một nơi. Hà ra đi mang theo tiếng sóng của biển, tiếng gió vi vu của những hàng dừa xanh như những lời tình tự họ đã dành cho nhau trong những năm tháng chờ đợi. Chia tay nhau bên cầu Jetty, những giọt nước mắt nửa vui mừng cho chính bản thân mình từ nay không còn phải sống cảnh tù tội, nửa kia xót thương cho những người còn ở lại không biết tương lai ngày mai sẽ ra sao. Những giọt nước mắt hòa chung hơi mặn của gió biển làm kẻ ở, người đi đều ngậm ngùi xót xa.

Hà ra đi, hành trang mang theo là một tình cảm sâu đậm dành riêng cho Hiếu. Phương trời xa lạ, một nơi nào đó nàng sẽ đến, một cuộc sống có thể giàu sang hơn nhưng làm sao có thể xoá nhòa được ân nghĩa mà Hiếu đã dành cho nàng từ phút đầu gặp nhau trên tàu vượt biển. Nàng tự hứa riêng với lòng mình bằng mọi cách sẽ cùng Hiếu sống chung suốt cuộc đời còn lại, dù thời gian cách chia có bao lâu đi chăng nữa. Nàng không thể mất Hiếu.

Đến với một đất nước xa lạ, cuộc sống mới đầy khốn khó trước mắt. Có đôi khi suy nghĩ lại, nàng cũng thấy nản lòng với những gì mình đã hứa. Hơn nữa, cuộc sống chung quanh đầy cám dỗ không ít khi làm nàng xao lòng. Nhưng khi nghĩ về những tháng năm khốn khó bên trại tị nạn, nàng cảm thấy thương Hiếu nhiều hơn. Dẫu cho cuộc sống có bề bộn tới mức nào chăng nữa, nàng cũng không thể cho phép mình lãng quên thư hỏi thăm Hiếu mỗi tháng. Là một người đã từng sống trong cảnh ngộ, nàng hiểu rất rõ những mong chờ nhận tin nhà của những người tị nạn. Dù ngắn, dù dài, nàng hiểu được nỗi vui mừng mỗi khi Hiếu nhận được thư nàng. Cũng như nàng đã vui những khi nhận được tin nhà.

Hà ra đi. Hiếu ở lại nếm những oan khiên của những con người lưu xứ, trong đó có dùi cui, vòi rồng và cả mùi lựu đạn cay. Cuối cùng cũng đành khuất phục trước lòng nhân đã cạn kiệt. Đành làm người tù nhân trở lại quê nhà, trên chuyến tàu không hơn ngày anh bỏ trốn ra đi.

Chuyến bay đưa Hà trở lại quê nhà đáp xuống phi đạo. Sức nóng, sức nắng cứ hắt lên người, lên mặt những người du khách. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng cũng không dấu được nỗi vui mừng sẽ gặp lại người thân trong chốc lát. Hà cũng không thoát khỏi được tâm trạng ấy, khi nàng biết rằng Hiếu đang nóng lòng chờ đợi nàng bên ngoài. Vừa bước ra khỏi cửa, mắt nàng bỗng dưng nhòa đi. Không biết do hạnh phúc trùng phùng hay do nhìn thấy tấm thân tiều tụy của Hiếu. Sự khổ đau của một con người bất chí hằn rõ trên khuôn mặt và thân thể của anh.

Những ngày lưu lại nơi quê nhà Hà đã đem lại sức sống cho Hiếu rất nhiều. Sau một vài tuần nghỉ ngơi, thăm viếng đây đó Hà bắt đầu làm thủ tục để bảo lãnh Hiếu qua Mỹ. Nghi thức giản đơn nhưng cũng đủ để kết nối hai tấm lòng mà không một đại dương nào có thể ngăn cách được nữa. Bà con biết đến, ai cũng mừng khen cho Hiếu may mắn gặp được người con gái chung tình.

Sau khi thủ tục pháp lý hoàn tất, Hà quay trở lại Mỹ với cuộc sống bình thường như trước. Ngày tiếp nối tháng, tháng tiếp năm, nàng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Tất cả giờ đây chỉ còn là thời gian. Nàng càng sung sướng, hạnh phúc hơn khi nghe một mầm sống mới đang rạo rực trong cơ thể của mình. Không lâu sau đó, Bé Vy chào đời nhưng không có Hiếu bên cạnh. Hà đơn thân vượt cạn trong niềm sầu tủi vô biên. Phải mất thêm hai năm nữa, ngày bé Vy tròn hai tuổi Hiếu mới được đoàn tụ với mẹ con nàng.

Cuộc sống của gia đình họ sẽ không đi đến kết cuộc bi thảm như ngày hôm nay, nếu như nền kinh tế Hoa kỳ không lâm vào nạn thất nghiệp trầm trọng. Những ngày trước kia, dẫu chỉ là những người công nhân bình thường nhưng nhờ làm việc chăm chỉ siêng năng. Họ cũng có thể tạo dựng một cuộc sống ổn định, đủ ăn, đủ mặc như những gia đình khác. Đôi khi còn có quà biếu cho thân nhân còn tại Việt Nam, nhờ biết dành dụm. Cuộc sống của họ tuy đơn sơ nhưng cũng đủ đầy hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc mà gia đình nhỏ bé của họ không tồn tại được bao lâu. Khi tất cả các công ty Hoa Kỳ đều tìm kiếm những nguồn nhân lực rẻ, bớt chi phí để có thể cạnh tranh sống còn trên thị trường. Họ không ngần ngại đưa hàng hóa sang các nước có nguồn nhân lực dồi dào để giảm thiểu giá thành. Xa có các nước Á Châu, gần thì có anh hàng xóm Mê Hi Cô& Vì thế cho nên Hà và Hiếu lần lượt vợ trước chồng sau lâm vào cảnh thất nghiệp. Cả vợ lẫn chồng cũng đã cố gắng tìm kiếm những công việc mới trong thời gian còn hưởng trợ cấp. Bất cứ công việc gì họ cũng đều xin, dù công việc đó nặng nhọc đến đâu chăng nữa. Nhưng tìm sao ra trong khi các công ty ồ ạt thải người, làm sao họ có thể đối đầu với người bản xứ để có công ăn việc làm.

Khi những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp cuối cùng ra đi. Công việc không thể tìm kiếm được. Còn một nghề có thể cứu sống gia đình họ qua khỏi cơn bỉ cực này. Cũng như đã cứu sống và giúp cho nhiều gia đình đồng hương khác giàu mạnh thêm trong nhiều năm qua. Nghề làm móng tay.

Đầu tiên, Hà cũng chỉ muốn kiếm thu nhập lo cho gia đình trong lúc tìm kiếm việc làm ở một hãng xưởng mới, như suy nghĩ của bao nhiêu đồng nghiệp khi mới bước chân vô nghề này. Nhưng một khi đã đi trên con đường này rồi thì khó ai có thể bước ra. Mãnh lực đồng tiền đã cầm chân họ lại có khi suốt cả cuộc đời. Vấn đề cũng dễ hiểu thôi. Nếu như chịu khó, không cần phải có tay nghề giỏi, mỗi tuần họ cũng có thể kiếm được một số tiền lương khá, cộng với tiền khách cho thêm. Đó là chưa kể số tiền họ nhận được là tiền "ròng", không phải khấu trừ một khoản thuế nào khác. Nếu chỉ cần làm một phép tính đơn giản thì chẳng ai dại gì quay về làm công nhân cho các hãng xưởng. Thêm vào đó thời gian học cũng không cần bao nhiêu. Bằng cấp thì cũng đã có người trước kẻ sau lo liệu. Đâu sẽ vào đó, không cần phải lo lắng nhiều.

Sau một vài tuần đến trường lớp cho có mặt. Thời gian thực tập của Hà chủ yếu là ở tiệm của một người quen, qua sự giới thiệu của một "cô giáo" trong trường. Tuy là làm thực tập, nhưng thỉnh thoảng nàng cũng nhận được tiền cho từ những vị khách hảo tâm, như một sự biết ơn người đã phục vụ, làm đẹp cho mình. Chỉ là mới bước chân vô nghề, nhưng sao Hà cảm thấy đồng tiền kiếm được khá dễ dàng. Không như những năm tháng đi làm công nhân cho các hãng xưởng. Duy có một điều Hà thấy không thể tránh khỏi cho dù đi làm ở bất cứ tiệm nào, nàng cũng đều nghe cả thợ lẫn chủ bàn tán hết chuyện người này đến gia đình người nọ. Có những câu chuyện nghe qua tưởng đâu người kể chuyện đang ở trong căn nhà ấy. Còn tệ hại hơn là quan hệ giữa chủ-thợ, thợ-thợ, có đôi khi bằng mặt chứ không bằng lòng. Cho nên sự hiềm khích đã xảy ra cũng không phải là ít. Nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc sống riêng tư của những người khác được kể lại, thực có mà giả cũng không thiếu. Có khi người kể cố tình thêm vào những chi tiết không có thực để làm cho câu chuyện thêm phần quan trọng và li kỳ mà người kể chuyện không biết rằng đó chính là con dao giết chết người.

Khi thấy tay nghề của mình đã đủ tự tin. Nguồn vốn dành dụm bao lâu nay cũng đã khá. Hà quyết định mua lại tiệm và tự mình đứng ra làm chủ, không phải lệ thuộc vào những người chủ khác. Công việc làm ăn của nàng trở nên hưng phấn và thịnh vượng nhờ vào tài khéo léo, biết làm theo ý của khách hàng mà cũng được lòng những người thợ làm. Trái ngược với Hà, Hiếu tìm việc làm hết ngày này qua tháng nọ vẫn không thấy một nơi nào gọi. Mọi chi phí trong gia đình lúc này hoàn toàn nhờ vào thu nhập cửa tiệm của Hà. Hiếu trở thành con người bất chí trở lại. Ngày ngày chỉ đưa đón bé Vy đi học. Thỉnh thoảng cũng chỉ giúp được Hà đi mua những dụng cụ trong tiệm là nhiều. Anh cũng đã cố gắng học nhưng không làm được. Hai bàn tay cứ rung lên mỗi khi cầm đến kềm kéo, thử hỏi có khách hàng nào dám liều mình đưa tay chân cho anh làm.

Tuy nhiên, khi đồng tiền kiếm được ngày càng nhiều, chẳng ai dại gì mà dừng lại, bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền dễ như thế. Vì thế cho nên Hà đã khuếch trương mở thêm một tiệm mới khác nữa cho Hiếu đứng trông coi. Hiếu đã nhiều lần nói với Hà rằng " Anh làm thế nào được mà em bảo anh đứng trông coi tiệm". Nhưng nàng vẫn một mực cho rằng anh chỉ ra tiệm mở, đóng cửa và coi thợ làm mà thôi, không phải làm một việc gì khác. Để làm vừa ý vợ và cũng để khỏi mang tiếng là ăn bám, Hiếu đành phải xuôi theo ý Hà. Và, hạnh phúc gia đình cũng bắt đầu vỡ tan từ đây.

Từ khi hai vợ chồng phải trông coi hai tiệm. Tiền bạc có phần thoải mái hơn ngày xưa đi làm hãng xưỡng. Hà và Hiếu đã sắm được những chiếc xe đời mới. Nhà cửa cũng được thay đổi từ trong ra ngoài, một dàn karaoke và máy móc hiện đại mới tinh cũng được trang bị trong nhà để giúp vui cho những bữa tiệc cuối tuần. Ngược laị, thời gian họ dành cho nhau không còn được nhiều như thời gian trước đây. Sự chăm sóc cho Bé Vy cũng không còn được nhiều nữa, phần lớn là nhờ vào sự yêu thương của người vú nuôi.

Như đã nói ở trên, quan hệ không tốt đẹp giữa chủ-thợ, thợ-thợ không được tốt đẹp cho mấy vẫn thường xảy ra trong các cửa tiệm. Bởi cũng chỉ là con người, tiệm của Hiếu cũng không thể tránh khỏi những va chạm đời thường giữa con người với con người trong cuộc sống. Giá như cuộc sống mà không có những ganh ghét, hiềm tị thì cuộc đời này đã là thiên đường, không phải gọi là thế gian.

Câu chuyện được bắt đầu bằng một cuộc cãi vã giữa chị Nga và cô Hương, do lấn cấn với nhau về khách đến làm trong lúc Hiếu đi vắng. Thường những lúc có mặt ở tiệm, Hiếu phân chia những khách không lấy hẹn trước cho thợ rất đồng đều, người trước kẻ sau cứ thế mà làm, không ai dám lên tiếng phàn nàn. Thế nhưng lần này thì khác, chỉ vì một người khách mà chị Nga và cô Hương cãi nhau, thiếu điều thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giữa chốn thiên hạ đông người. Điều mà ai cũng có thể nhìn thấy là chị Nga hơi ép cô Hương trong khi chị vừa mới làm xong một người khách và cô Hương thì mới tới. Từ đó mọi người nhìn chị với một ánh mắt ái ngại nhưng chẳng ai dám nói ra. Lúc Hiếu về tới, cuộc chiến giữa hai người đã lắng xuống phần nào, sau những lời khuyên can của những người hiện diện trong tiệm. Nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đâu đó tiếng xỉa xói của chị Nga, còn cô Hương chỉ biết ấm ức khóc than.

Sau cuộc cãi vã giữa chị Nga và cô Hương, tình thân trong tiệm cũng không còn như trước nữa. Một thời gian sau, chị Nga xin nghỉ làm cho tiệm của Hiếu vì không còn thân thiện với những người làm chung. Trong khi tiệm của Hà đang cần thợ nên Hà cố giữ chị ở lại làm cho mình. Từ đó chị Nga có cơ hội để biện minh cho tội lỗi của mình với Hà và gán tất cả những xấu xa cho người khác là cô Hương trong tiệm của Hiếu. Ban đầu Hà cũng chỉ nghe và ậm ừ cho qua chuyện vì nàng đã nghe rất nhiều về những mẫu chuyện này. Dường như cảm thấy chưa đủ để thoả mãn sự bực tức và ganh tị trong lòng. Chị Nga lúc xa, lúc gần gán ghép Hiếu vào câu chuyện để tăng thêm sự ghen tuông trong lòng dạ đàn bà cuả Hà. "Bà Hà không lo giữ chồng, coi chừng có ngày "con quỷ cái" đó nó cướp đi mất. Ở đó mà cứ cung cúc lo cho tiệm. Ở đó mà cứ tin tưởng vô đàn ông". Lần một, lần hai Hà không nghe. Nhưng như mưa lâu ngày thì đất thấm. Hà đâm ra ngờ vực người chồng mà trước giờ nàng một mực trân trọng yêu thương.

Một lần, trong tiệm đang cần thuốc rửa sơn móng tay. Hà lấy xe chạy qua tiệm của Hiếu để lấy một ít về xài. Cũng đang lúc tiệm của Hiếu vắng khách vì là ngày đầu tuần. Những người thợ khác đang đi mua sắm trong những cửa tiệm gần đó, hay đang đứng hút thuốc đâu đó cho qua những giờ ế ẩm. Tiệm vắng hoe, Hà đi thẳng xuống phòng sau thì bắt gặp Hiếu và Hương đang cùng nhau ăn xoài sống chấm mắm đường. Việc chia nhau một miếng bánh hay một món gì ngon trong tiệm cũng là lẽ thường tình. Đang bực mình vì tiệm vắng khách, cộng với sự vui vẻ của Hương và Hiếu mà không để ý đến mình, sự bực tức trong con người của Hà tăng thêm bội phần. Từ đó, nàng suy nghĩ về những lời mà chị Nga xa gần bóng gió với nàng trước đây. Mối ngờ vực đã làm cho lòng ghen trong người đàn bà của Hà trỗi dậy. Không thể đè nén cảm xúc một mình, nàng bắt đầu cật vấn và mắng nhiếc Hiếu thậm tệ mỗi khi có thể. Trước đây, lòng yêu thương và sự kính trọng của nàng dành cho Hiếu bao nhiêu thì giờ đây nàng cũng trả lại cho Hiếu bấy nhiêu lời trách móc, oán hận. Dĩ nhiên, chị Nga trở thành một quân sư đắc lực của Hà lúc này. "Tui đã nói rồi mà, con mắt tui nhìn đâu có sai. Thứ con gái như nó thấy đàn ông là như... ". Đối với Hà lúc này mỗi lời nói của chị Nga là thần dược, cũng cố thêm lòng nghi kỵ trong Hà đối với người chồng mà nàng hết mực yêu thương trước đây.

Cứ thế, tình cảm vợ chồng của Hà và Hiếu càng ngày càng lạnh nhạt. Cho dù Hiếu có phân trần cách nào chăng nữa, đối với Hà đó chỉ là những lời ngụy biện, che đậy cho sự bội phản. Tất cả những gì trân quý vợ chồng dành cho nhau bao nhiêu năm nay đều bị phủ lấp bằng những lời ích kỷ của chị Nga. Như một ai đó đã từng nói, khi tiền bạc đi vào cửa trước thì hạnh phúc gia đình lặng lẽ (không chắc) đi ra bằng cửa sau. Hạnh phúc gia đình của Hà và Hiếu cũng được kết thúc bằng một phiên toà sau nhiều lần hội giải.

Khi ngồi viết lại câu chuyện này, có những suy nghĩ cứ mãi đập vào đầu người viết. Hà và Hiếu sẽ được gì sau khi rời khỏi toà án? Người mất mát nhiều nhất ở đây là Bé Vy. Tội nghiệp cho nó, nó có tội tình gì để phải hứng chịu sự mất mát do người lớn gây ra? Có lẽ, người được nhiều nhất trong câu chuyện này là chị Nga. Chị đã thỏa mãn được lòng đố kỵ, ích kỷ của bản thân, đã thấy được sự chia lìa của một gia đình hạnh phúc. Nhưng một lúc nào đó trong đời thường, có bao giờ chị nghĩ rằng chị đã thắng được cái tâm của chính mình?

Trần Thiên Thịnh
Post Reply