Sài Gòn thân thương

Làm đẹp Diễn Đàn Kỹ Thuật

Moderator: HungNguyen

Post Reply
User avatar
Linh Cham
Posts: 3
Joined: 19 Sep 05, Mon, 7:44 pm
Location: Sài Gòn, Việt-Nam

Sài Gòn thân thương

Post by Linh Cham »

SAIGON THÂN THƯƠNG!
(Linh-Châm Phạm Kim-Long)

Từ trước tới nay đã có nhiều bài báo giải thích từ nguyên của chữ Saigon. Nhưng giải thích sau đây có vẻ khá hợp lý: Saigon là tiếng phát âm của tiếng Quảng từ chữ “Tây Cống” (miền đất mà triều đình Nguyễn phải đổi chác với thực dân Pháp để được cai trị Việt Nam từ Bắc tới Gia Định). Câu nói của người xưa “Saigon dễ đi, khó về” ngụ ý là một khi đã đặt chân tới Saigon thì ai ai cũng thấy quyến luyến không muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình nữa. Nơi hội ngộ thường xuyên của ba sắc dân Bắc (Bắc kỳ cũ, Bắc 54 và Bắc 75) chính là Saigon: theo thống kê thì hiện nay có hơn 5 triệu người.
Sau năm 1975, Saigon được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hình như đó là đề xuất của nhà thơ Tố Hữu để làm tròn lời hứa với Bác trước phút lâm chung muốn được thấy Việt Nam thống nhất hai miền Nam và Bắc. Do vậy, tất cả xướng ngôn viên TV và Radio cùng báo giới đều gọi Saigon là “Thành phố mang tên Bác,” “Thành phố mang tên Bác vô vàn kính yêu,” trong khi những văn thư, tài liệu gửi đi ngoại quốc hoặc công hàm chỉ dùng năm chữ “Thành phố Hồ Chí Minh.” Song người dân cố cựu đất Saigon hoặc những người Nam còn hoài cổ vẫn thích dùng chữ Saigon.
Tôi rất thích hai chữ Saigon. Có thể vì tôi đã từng sinh sống lâu năm nên hai chữ Saigon có vẻ rất thân thương. Bản nhạc “Saigon đẹp lắm, Saigon ơi!” của Y Vân (sáng tác sau ngày tướng Thi đảo chính hụt năm 1960) tuy không hay và không du dương hơn những bản nhạc khác của cùng tác giả, nhưng tôi vẫn rất thích. Một nhạc sĩ hải ngoại nào đó (?) cũng đã sáng tác một ca khúc (?) nghe rất cảm động không những đối với Kiều bào ở hải ngoại mà cũng làm bồi hồi những cư dân Saigon sống trong nước.
Có thể là trong tâm khảm tôi đã tràn ngập niềm thân thương đối với Saigon? Có thể là Saigon đã từng hiện hữu trong huyết quản của tôi từ tiền kiếp? Người Hà Nội ăn uống có vẻ trưởng giả và đài các nhưng những món ẩm thực lại không ngon lắm. Tôi có thể xác tín điều này vì Thân mẫu của tôi vốn người Hà Nội lâu đời và khá giả, do vậy, tôi đã được nhiều phen thưởng thức những món ăn khoái khẩu xứ Bắc Hà. Nhưng tôi vẫn thấy những món ăn miền Nam có vẻ hấp dẫn và phong phú hơn món ăn miền Bắc. Tôi xin lấy một món nước chấm làm thí dụ. Vào thời điểm năm 1954, với người Bắc thì họ chỉ cần nước mắm thượng hạng (nước mắm nhĩ) vắt tí chanh và rắc thêm vài lát ớt là đủ; song với người Nam (dân Saigon) thì nước chấm của họ được làm rất cầu kỳ: nước mắm loại ngon, chanh, ớt, đường, tỏi… được trộn lẫn hòa với chút nước đun sôi để nguội có thể là món chấm “bá cháy!” Người Bắc chỉ có thể nấu chè hạt sen, chè đậu đen, chè đậu xanh, chè bí đỏ… bằng chính hai thành phần là hạt sen, đậu xanh… cùng với đường; nếu muốn thơm ngon thì họ cho thêm nước hoa bưởi hay tinh dầu chuối! Thật đơn giản. Nhưng với người Nam thì lại khác: nào là chè bà ba, chè sáo xọn, chè thưng… trộn đủ thứ ngũ cốc, đường Thốt Nốt và nước cốt dừa béo ngậy rất hấp dẫn mê ly!
Có thể vì thế mà tôi mê Saigon chăng? Ngoài ra, tôi thích Saigon vì chữ đầu của địa danh là chữ S, tượng trưng nước Việt Nam vốn có hình chữ S. Nước ta chỉ có 3 tỉnh bắt đầu bằng chữ S đó là Saigon, Sóc Trăng và Sơn Tây. Nhưng với tôi, Saigon có vẻ thân thương hơn vì Sóc Trăng mang âm hưởng Campuchia còn Sơn Tây lại làm ta liên tưởng tới lịch sử tang thương của dòng giống Việt. Sơn Tây là tên một địa danh bên Tàu hiện nay, nhưng cũng có thể là miền đất mà xưa kia tổ tiên giống nòi Viêm Việt đã từng sinh sống. Xưa kia tổ tiên chúng ta đã từng chiếm hữu một nửa Trung quốc ngày nay, sau vì bị người Hoa đánh bại nên phải di cư xuống miền nam, do vậy, khi đi di tản thì tổ tiên ta cũng đã mang theo tên Sơn Tây, Hà Nội, Thái Nguyên, Phước Long, Hồ tây (đảo ngược của Tây Hồ trong tỉnh Hàng Châu)… để đặt cho tên miền đất mới. Cũng như sau năm 1954, một số dân Bùi Chu và Phát Diệm, khi di cư vào Nam, cũng đã đặt tên cho một địa danh Bùi Phát để kỷ niệm; chuyện này cũng giống với một địa danh Little Saigon (tại bang California) nghe thật dễ thương biết bao!
Tưởng chừng danh xưng Saigon đã trôi vào dĩ vãng khi mà Báo & Đài cùng đại bộ phận Quân Dân Cán Chính trong nước đều chỉ nói tới danh xưng “Thành phố HCM,” nhưng trên thực tế lại không như thế! Tôi không chỉ nói tới cư dân Saigon sống lâu năm trong địa bàn “Hòn ngọc Viễn Đông” mà tôi muốn nói đến một số người ngoại quốc tôi đã tình cờ gặp mặt ở Hà Nội và Saigon và tôi cũng muốn nhắc tới một số người Mỹ mà tôi đã “chạm trán” tại phi trường LAX, Dallas, Detroit, Oklahoma… nhân chuyến du lịch tới Mỹ hồi giữa năm 2005. Tất cả những người Mỹ này, phần đông là người già ở độ tuổi 60, nam cũng như nữ, đều tỏ vẻ hoan hỉ vồ vập với tôi khi biết tôi là “Saigonese.” Họ đều nói rất thích nghe thấy ai đề cập tới Saigon vì họ đều đã từng sống vài năm tại Saigon trong quãng thập niên 60 và 70. Một vài người Mỹ ở độ tuổi 40 thì lại nói rằng thân phụ hay thân nhân họ đã từng phục vụ tại Việt Nam trong quãng thời gian đó, do đó, họ cũng tỏ ý sẽ sang thăm Saigon trong một dịp gần đây. Tôi sẽ không bao giờ quên được thái độ hiếu khách: họ đã tình nguyện mang hộ một vài gói đồ lỉnh kỉnh (đa số người Việt khi du lịch ra ngoại quốc thường được thân nhân mua tặng quần áo, đồ gia dụng…) từ cổng phi trường tới tận quầy vé. Tình cảm thân thiện của họ đã xua tan ngay tính bài ngoại (xenophobia) của tôi đối với một số người Mỹ cà chớn, khùng điên ba trợn, thí dụ như bọn ký giả Harry Bridges, Corliss Lamont, võ sĩ quyền Anh Mohamed Ali và nữ tài tử Jane Fonda…
Tôi tưởng chỉ có mỗi mình tôi “ghiền” Saigon, song trên thực tế tôi thấy ít nhất là có ba phạm trù dưới đây cứ thích dùng chữ Saigon trong những ứng xử hàng ngày. Vậy, tôi phải xếp những phạm trù này là “Saigonphilia” (thích Saigon) để đối chọi lại nhóm “Saigonphobia” (ghét Saigon).

1. SGN trong Hàng không Quốc tế
Chữ tắt SGN được Hàng không Quốc tế đặt ra để chỉ địa danh Saigon có từ thập niên 40. Nhưng sau năm 1975 Saigon bị đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh nên báo chí quốc tế cũng gọi luôn là thành phố HCM. Nhưng chỉ có Hàng không Quốc tế, cho tới nay, vẫn kiên trì dùng chữ Saigon. Phải chăng danh xưng Saigon có một hấp lực kỳ quái nên Hàng không Quốc tế vẫn dùng chữ tắt SGN để chỉ địa danh của thành phố HCM?

2. Saigon trong sách báo ngoại quốc
Một số sách báo ngoại quốc đề cập tới chiến tranh và lịch sử tại Việt Nam (chẳng hạn như cuốn Vietnam: A Television History và cuốn Vietnam, A History của Stanley Karnow; cuốn Vietnam, Now của David Lamb…), cuộc chiến tranh tại Đông Dương (cuốn Brother Enemy, The War After the War của Nayan Chande) và một số sách hướng dẫn du lịch (tour guide) vẫn thường xuyên dùng địa danh Saigon thay cho chữ Thành phố HCM; nếu không dùng chữ Saigon thì họ thường dùng chữ “HCM city” và sau đó chua thêm chữ Saigon trong ngoặc đơn. Phải chăng vì chữ Saigon dễ phát âm hơn?

3. Saigon trong Linux
Trong khi tại Việt Nam hơn 90% dân sử dụng Computer đều dùng “chùa” những phiên bản Windows (98, 2000 và XP) vì đĩa CD “lụi” được bày bán tràn lan trong những cửa hàng điện toán chỉ với giá 8.000đVN/đĩa; điều này có nghĩa là chưa có “user (tư nhân)” nào thực thụ mua bản Windows theo giá chính thức. Sự kiện trên có nghĩa là hãng Microsoft vẫn chưa có biện pháp chấm dứt được nạn sao chép đĩa lậu tại Việt Nam.
Nhưng hiện nay trong nước lại có một số người dùng hệ điều hành Linux (chủ yếu là Programmer). Tôi cũng đang dùng Linux, song vì tò mò chỉ dùng chơi chơi cho biết. Tôi đã dùng Partition Magic 8 và Boot Magic 8 của Norton để Computer có thể dùng ba hệ điều hành là: Windows 98, Windows XP và SuSE. Nhưng chủ yếu tôi vẫn chỉ dùng Win 98 và Win XP để làm nhiều công chuyện, còn SuSE chỉ là một thứ “kỵ mã thám hoa!”
Phải chăng vì một số người Việt quá lo lắng sợ rằng nếu dùng quen Windows thì lỡ mai mốt phải mua Windows theo giá chính thức thì lấy tiền đâu mà mua nên phải tự động chuyển sang dùng Linux? Cũng có thể là Linux có một vài ưu điểm hơn so với Windows. Nhưng vì sao hiện nay lại có nhiều người Việt ở Saigon thích dùng Linux (do người ngoại quốc viết)? Phải chăng danh xưng Saigon có một hấp lực ma quái khiến tất cả những phiên bản hệ điều hành Linux (như Redhat, Fedora Core, SuSE, Mandrake Linux, WhiteBox Linux, Debian Linux, Knoppix… ) từ cả chục năm nay đều bắt users Việt chọn thời gian theo múi giờ Saigon? Tất cả những phiên bản Linux trên (do người ngoại quốc viết) đều chỉ chọn múi giờ Saigon vì hình như họ nghĩ rằng chỉ có múi giờ Saigon là đúng nhất so với múi giờ Hà Nội?
Dân dùng hệ Linux đều chê thẳng thừng giới Programmers Hà Nội (hình như là FPT hay CMC gì đó) là “tự ái hão” vì đã làm một “hành động đạo tặc” bằng cách đã xóa chữ Saigon để thay bằng chữ Hà Nội trong phiên bản hệ điều hành Linux Việt Nam. Bất kỳ máy điện toán nào bày bán tại một số cửa hàng ở Hà Nội và Saigon đều được cài sẵn hệ điều hành Linux Việt Nam để khuyến mãi khách hàng và hạ giá bán. Do vậy, bất kỳ một khách hàng nào dù họ ở Saigon, Đà Lạt hay Huế… nếu đã chót mua máy điện toán của hãng FPT, thì ngay lập tức họ yêu cầu nhân viên cửa hàng “uninstall” hệ điều hành Linux do người Việt viết để họ có thể cài bất kỳ hệ điều hành Linux nào do người ngoại quốc viết. Phải chăng để được chọn múi giờ Saigon thân thương?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Nguyễn Thanh Nam
(Chuyền từ bạn TQ Thái)

Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.

Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...

... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.

Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu?
- Saigon.

2. Bà ngoại đi đâu?
- Lên Saigon.

3. Mầy từ đâu về?
-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

Nhưng trong 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.

Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh]”

- Saigon ngày xưa ít thấy đĩ bây giờ đĩ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh]”

- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:

Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.

- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.

- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”

- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”

- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”

- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.

- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.

- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.

- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”

- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.

Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.

Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?

Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”

Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

Cỏ cây còn biết hờn sông núi
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.

Saigon phải được trân trọng trả lại tên cho Saigon. Saigon mãi mãi là Saigon.
__________________
Tiền không phải là vạn năng
Không tiền vạn vật bất năng
Post Reply