Ngày của người Việt Tị Nạn

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Cao Commemorates “Vietnamese Refugees Day”

CONGRESS OF THE UNITED STATES
HOUSE OF REPRESENTATIVES
Washington DC, 20515-1802

FOR IMMEDIATE RELEASE
CONTACT: D. Clayton Hall / A. Brooke Bennett
Phone: (202) 225-6636

April 28, 2009

Cao Commemorates “Vietnamese Refugees Day”

Washington, D.C. – Today, Congressman Anh “Joseph” Cao’s (LA-02) first piece of legislation, H.Res. 342, designating May 2, 2009 as “Vietnamese Refugees Day,” was passed unanimously by the U.S. House of Representatives.

“The resolution commemorates the arrival of Vietnamese refugees in the United States, documents their harrowing experiences and subsequent achievements in their new homeland, and honors the host countries and other voluntary agencies that welcomed the boat people and facilitated their resettlement into mainstream society in the United States,” declared Cao.

On May 2, 2009, designated as “Vietnamese Refugees Day,” the Library of Congress’ Asian Division will join many Vietnamese-American organizations across the United States in sponsoring a symposium entitled: “Journey to Freedom: A Boat People Retrospective.”

“Like me, many of the conflict’s refugees came to the United States. In fact, it was April 28, 1974, exactly 34 years ago today, that, as Saigon fell, I climbed aboard a C-130 destined for the United States and my new life,” said Cao in support of the resolution.

Cao added that, since the Vietnam War ended, approximately 2,000,000 Vietnamese boat people and other refugees are dispersed globally. As of 2006, 72 percent of those Vietnamese-American in the United States are naturalized United States citizens — the highest rate among Asian groups.

Vietnamese-Americans significantly contribute to the cultural and economic prosperity of the United States as artists, scientists, astronauts, restaurateurs, Olympians, professors and lawyers. H.Res. 342 designates May 2, 2009 as “Vietnamese Refugees Day” in honor of Vietnamese-Americans’ journey to freedom.

“By doing so, we enshrine in the hearts and consciousness of Americans the tragic, heroic and uplifting stories of perseverance and the pursuit of freedom of millions of Vietnamese refugees to ensure these stories will stand as an inspiration to generations of Americans to come,” affirmed Cao.

The bill had 67 co-sponsors.

Cao’s statement from the House floor can be viewed here:
http://clips.shadowtv.net/media/stv/334 ... 14_820.wmv
Last edited by uncle_vinh on 29 Apr 09, Wed, 1:24 pm, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Text of H. Res. 342: Expressing support for designation of May 2, 2009, as "Vietnamese Refugees Day"

This version: Engrossed in House. This is the text of the bill as it was approved by the House, although some bills may be changed further either by the Senate or through a conference committee. This is the latest version of the bill available on this website.

HRES 342 EH
H. Res. 342

In the House of Representatives, U. S.,[/b]

April 28, 2009.

Whereas the Library of Congress’ Asian Division together with many Vietnamese-American organizations across the United States will sponsor a ‘Journey to Freedom: A Boat People Retrospective’ symposium on May 2, 2009;

Whereas Vietnamese refugees were asylum-seekers from Communist-controlled Vietnam;

Whereas many Vietnamese escaped in boats during the late 1970s, after the Vietnam War and by land across the Cambodian, Laotian, and Thai borders into refugee camps in Thailand;

Whereas over 2,000,000 Vietnamese boat people and other refugees are now spread across the world, in the United States, Australia, Canada, France, England, Germany, China, Japan, Hong Kong, South Korea, the Philippines, and other nations;

Whereas over half of all overseas Vietnamese are Vietnamese-Americans, and Vietnamese-Americans are the fourth-largest Asian American group in the United States;

Whereas, as of 2006, 72 percent of Vietnamese-Americans were naturalized United States citizens, the highest rate among all Asian groups;

Whereas Vietnamese-Americans have made significant contributions to the rich culture and economic prosperity of the United States;

Whereas Vietnamese-Americans have distinguished themselves in the fields of literature, the arts, science, and athletics, and include actors and actresses, physicists, an astronaut, and Olympic athletes; and

Whereas May 2, 2009, would be an appropriate day to designate as ‘Vietnamese Refugees Day’: Now, therefore, be it

Resolved, That the House of Representatives supports the designation of ‘Vietnamese Refugees Day’ in order to commemorate the arrival of Vietnamese refugees in the United States, to document their harrowing experiences, and subsequent achievements in their new homeland, to honor the host countries that welcomed the boat people, and to recognize the voluntary agencies and nongovernmental organizations that facilitated their resettlement, adjustment, and assimilation into mainstream society in the United States.


Attest:
Clerk.
Last edited by uncle_vinh on 29 Apr 09, Wed, 3:27 pm, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Cuộc hành trình và lao lý của hàng trăm ngàn người Việt

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2009-04-29

Cùng lắng lòng quay về với khoảng thời gian của hơn 30 năm trước đây, khi một cuộc đổi đời bắt đầu vào những ngày mùa xuân bằng những cuộc hành trình vào lao lý của hàng trăm ngàn con người.

Chúng ta không muốn nhắc tới để tìm một sự đền trả, nhưng những hoài niệm này dù sao cũng là hình thức tốt nhất trước để cho những người chưa biết có dịp chiêm nghiệm thêm về những giá trị tự do được đánh đổi bằng tù đày nước mắt như thế nào.

Đồng thời, cũng có thể cảnh báo những toan tính tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Dù sao, nhà tù không bao giờ là nơi tốt nhất dùng để cải tạo con người, nhất là những con người luôn tin vào chân lý. Chương trình hôm nay có giọng diễn đọc của Nguyễn An và Phương Anh, mời quý vị theo dõi...

Những hình ảnh xót lòng

Những tiếng súng thưa thớt cuối cùng trên vài đường phố SàiGòn như những nốt nhạc lặng lẽ chấm dứt một bản nhạc trường thiên sau gần hai mươi năm liên tục. Lúc hào hùng, lúc bi tráng nhưng chưa bao giờ thật sự ngơi nghĩ dù chỉ một ngày.

Không ai có thể nghĩ rằng ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng là ngày chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng chiến thắng cuối cùng của quân đội miền Bắc. Như bất cứ cuộc chiến nào sau khi chấm dứt, những hình ảnh xót lòng và hoảng loạn của người dân miền Nam đã làm thế giới một phen thức tỉnh.

Từng đoàn người tìm đường ra đi trên những chuyến tàu đầy nghẹt người còn neo ở bến Bạch Đằng hay chen lấn nhau trong khuôn viên tòa Đại Sứ Mỹ để tìm một chỗ thoát thân.

Màn hình Ti Vi trên khắp thế giới quay đi quay lại những hình ảnh cuối cùng này như để tưởng niệm một cuộc chiến mà không lâu trước đó Quốc Hội Mỹ đồng thanh bỏ phiếu phủ nhận nó sau hơn một thập kỷ đổ máu xương ra bồi đắp.

Một hình ảnh khác vài ngày sau đó bi đát hơn, đau xót hơn nhưng không bao giờ xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng của thế giới: Hình ảnh của những người trong quân đội miền Nam bị tập trung cải tạo. Hàng đoàn người lặng lẽ tập trung trong bóng đêm, xuống tàu thủy xuôi về Bắc.

Những khoan tàu dơ bẩn và câm nín đã báo trước cho những người tù này một tương lai mù mịt và ảm đạm. Sau khi cập bến Hải Phòng, từng đợt tù nhân tiếp tục lên tàu hỏa vào lúc nửa đêm để đến những vùng cao hơn, sâu hơn của miền Bắc đầy dấu hỏi đối với những con người xa lạ.

Trên những chuyến tàu mịt mùng này những con người ngồi nhìn nhau như nhìn những hình nhân câm lặng, nghe tiếng rền xiết va đập của sắt thép mà tưởng đâu vẫn còn hiện diện trên chiến trường.

Cảm cảnh thân phận tù đày

Người tù Tô Thùy Yên đã đem con tàu kinh hoàng và buốt lạnh trong tiềm thức này vào những trang thơ đầu tiên của ông sau hơn 10 năm trãi nghiệm qua nhiều nhà tù tại miền Bắc.

Với sức mạnh lạ thường của ngôn ngữ thi ca, Tô Thùy Yên đã chiếu lại những thước phim quá khứ làm người xem chìm đắm vào trong đó hòa với nhân vật và đau chung cái đau của đồng loại.

Tàu đi. Lúc đó đêm vừa mỏi
Lúc đó, sao trời đã ngủ mê Tàu rú.
Sao ơi hãy thức dậy
Long lanh muôn mắt tiễn tàu đi

Thức dậy, những ai còn sống đó
Nhìn ra nhớ lấy phút giây này
Tàu đi như một cơn giông lửa
Cuồn cuộn sao từ ống khói bay

Cảnh vật mơ hồ trong bóng đêm
Dàn ra một ảo tượng im lìm
Ủ ê những ngọn đèn thưa thớt
Sáng ít làm đêm tối tối thêm

Bến cảng nhà kho những dáng cây
Chưa quen mà đã giã từ ngay
Dẫu sao cũng một lần tan hợp
Chớ tiếc nhau vài cái vẫy tay

Toa nêm lúc nhúc hồn oan khốc
Đèn bão mờ soi chẳng rõ ai
Ta gọi rụng rời ta thất lạc
Ta còn chẳng đủ nửa ta đây

Người bạn đường kia chắc chẳng ngủ
Thành tàu sao chẳng vỗ mà ca?
Mai này xô giạt về đâu nữa
Đất lạ ơi, đừng hắt hủi ta!

Đất lạ người ta sống thế nào
Trong lòng có sáng những trăng sao?
Có buồn bã lúc mùa trăn trở
Có xót thương người qua biển dâu?

Tàu đi như một cơn điên đảo
Sắt thép kinh hoàng va đập nhau
Ta tưởng chừng nghe thời đại động
Xô đi ầm ỉ một cơn đau

Ngồi đây giữa những phân cùng bụi
Trong chuyển dời xung xát bạo tàn
Ta trở thành than thành súc vật
Tiếng người e cũng đã quên ngang .....

Mà thôi, hãy nuốt lệ còn nghẹn
Tỉnh thức, lòng ơi nhìn tận tường
Thời đại đang đi từng mảng lớn
Rào rào những cụm khói miên man

Người bạn đường kia chắc vẫn thức
Mong tàu đi đến chỗ đêm tan
Có nghe lịch sử mài thê thiết
Cho sáng lên đời đã rỉ han

Tàu ơi, hãy kéo còi liên tục
Cho tiếng rền vang dậy địa cầu
Lay động những tầng mê sảng tối
Loài người hãy thức, thức cùng nhau...

Sau những chuyến tàu tù nhân lại đến những chuyến tàu thân nhân, thân nhân của người tù. Lịch sử Việt Nam chưa khi nào có những trang đau xót như thế. Hàng trăm ngàn tù nhân hệ lụy thêm hàng trăm ngàn người khác đó là thân nhân của họ.

Sau những chuyến tàu tù nhân lại đến những chuyến tàu thân nhân, thân nhân của người tù. Lịch sử Việt Nam chưa khi nào có những trang đau xót như thế. Hàng trăm ngàn tù nhân hệ lụy thêm hàng trăm ngàn người khác đó là thân nhân của họ.

Người vợ đi thăm tù

Những mảnh đời tái tê rách rưới trong thời gian này không thể nào đếm hết, vậy mà những người vợ, người mẹ vẫn tảo tần xuôi ngược khăn gói thăm con thăm chồng, từ miền Nam nay đã trở thành hiu hắt. Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đã có một đoạn mô tả người vợ tù đi thăm chồng như sau:

“Mãi 8 giờ tối tàu mới đến Ấm Thượng. Cùng xuống với tôi tại ga này có khoảng ba bốn chục người, tất cả đều là dân đi thăm nuôi thân nhân tại trại tù Tân Lập. Xuống ga chúng tôi tập trung tại một cái trạm trình giấy tờ. Trạm là một căn nhà lá lợp tranh.

Chúng tôi ngồi chờ riết tại đó cho đến sáng. Trời lạnh như cắt da cắt thịt. Có bao nhiêu áo tôi mặc hết mà vẫn thấy rét. Sáng hôm sau đoàn người lũ lượt đi xuống một bến đò gọi là bến Ngọc.

Nơi đó có phà chở chúng tôi đi ngược dòng sông. Sông khá to, vùng này người ta gọi là Suối Mai, chiếc phà tựa như chiếc xà lan tôi thường thấy chở dừa chở chuối trên sông Thủ Thiêm.

Cả một ngày trời, phà chạy trên sông tôi nhìn cảnh vật hai bên bờ và thấy núi non ở miền Bắc khác hẳn trong Nam. Núi ở đây cao hơn, nhọn hơn, ít cây hơn và có nhiều đá xanh.

Hai bên bờ lác đác những căn nhà chòi cất cao như kiểu nhà sàn của người Thượng. Phà đi lâu lắm, đến tận chiều tối chúng tôi mới đến nơi, một bến đò nằm tuốt phía dưới sâu.

Đây là vùng đồi núi. Từ bến muốn lên đường cái phải lên cái dốc thiệt cao. Mọi người hì hục mang đồ lên. Lên trên đó có xe Molotova, một loại xe nhà binh Liên Sô chờ sẵn. Xe đưa chúng tôi một quãng đường hơn 10 cây số, đến một cái trạm thì ngừng. Mọi người xuống xe.

Lúc đó đã 8 giờ tối. Tôi đinh ninh là đã đến Tân Lập, té ra còn phải cuốc bộ thêm cả tiếng đồng hồ nữa mới đến trại. Hành lý đồ đạc của mọi người được chất đầy trên một chiếc xe trâu, một loại giống như xe bò ở miền Nam nhưng do hai con trâu kéo.

Dưới ánh sáng mờ mờ, đoàn người thăm nuôi lặng lẽ đi bộ theo xe trâu trên con đường rừng.

Khoảng 10 giờ đêm, chúng tôi đến trại Tân Lập. Mọi người trình giấy tờ ngoài cổng và được hướng dẫn đến một dãy nhà lá ở phía ngoài trại. Nhà này dùng làm chỗ ngủ cho dân thăm nuôi, đó là loại nhà ở ngoài Bắc gọi là "láng", nhà lá lợp tranh, cột gỗ lấy trong rừng, chắc là do những ông tù cải tạo làm và được ngăn ra từng phòng nhỏ.

Mỗi người được cấp phát một cái mền Trung Quốc có lông đỏ thật dầy. Trời ban đêm quá lạnh, có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ phải ngủ ở một nơi giá buốt như thế.

Chúng tôi ngồi chờ riết tại đó cho đến sáng. Trời lạnh như cắt da cắt thịt. Có bao nhiêu áo tôi mặc hết mà vẫn thấy rét. Sáng hôm sau đoàn người lũ lượt đi xuống một bến đò gọi là bến Ngọc.

Nơi đó có phà chở chúng tôi đi ngược dòng sông. Sông khá to, vùng này người ta gọi là Suối Mai, chiếc phà tựa như chiếc xà lan tôi thường thấy chở dừa chở chuối trên sông Thủ Thiêm.

Sáng ra tôi trở dậy, đứng xúc miệng đánh răng tôi nhìn xuống núi, phía dưới kia, ba người công an dắt một một đoàn tù cải tạo vác cuốc đi vào rừng lao động.

Tuy nhìn từ xa nhưng tôi thấy rõ đoàn người ai nấy đều ngoái cổ ngước nhìn lên ngọn đồi chỗ tôi đang đứng và tôi hình dung nỗi nôn nao của họ trong số những bóng đàn bà thấp thoáng trên kia có người vợ thân yêu của mình hay không?

Lúc ấy lòng tôi cũng nôn nóng không kém họ. Đã năm năm rồi còn gì. Năm năm không hề thấy bóng dáng anh. Kể từ ngày cuối tôi tiễn anh với mớ hành trang và thức ăn tôi sửa soạn rất kỹ để anh dùng trong thời gian xa cách mà lúc ấy tôi nghĩ là chỉ có hai tháng.

Sau năm năm chờ đợi, chốc nữa tôi sẽ gặp anh. Nhưng "chốc nữa" bây giờ trông như vô tận, đã 10 giờ sáng rồi mà tên anh chưa thấy gọi trên loa....”

Bài thơ "Hai hàng cây so đũa"

Một người vợ khác cũng lên thăm chồng nhưng đau đớn hơn, lần này chị lên xin phép chồng để đưa con đi vượt biên. Từ bài thơ "Hai hàng cây so đũa" của Nguyên Huy, cũng là người chồng đau khổ trong câu chuyện này, nhạc sỹ Thành Trọng đã phổ thành ca khúc rất thành công qua giọng hát Minh Hòa.

Minh Hòa hát như khóc trong nhạc phẩm này có lẽ vì bản thân chị cũng từng đi nuôi chồng và cũng từng nếm qua biết bao đau khổ để hôm nay chị hát mà lòng đau như cắt, hóa thân thành thiếu phụ dắt con trên nẻo đời gian khổ.

Rồi thời gian cũng qua, mùa xuân khác của nhân gian cũng phải tới. Người tù cải tạo rồi cũng phải về. Vòng quay nhân sinh đưa Tô Thùy Yên về lại quê nhà trong tâm thức hỗn mang và đầy bất ổn.

Nhà thơ nhìn mình câm lặng trước xã hội và phác thảo hình ảnh của chính mình:

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay.

Nhưng cái bản ngã rất người của nhà thơ chợt trở lại chỉ trong một sát na, khi mà thù hận ghen ghét đau đớn lẫn thống khổ đã tách rời khỏi tâm trí, trở thành những vụn vặt, thành những lá bay, những đốm lửa nhân quần....

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.

Phải chăng hai chữ giải oan đã làm nhà thơ hạnh phúc. Hạnh phúc khi được đứng lên trên biển dâu, thù hận để nhìn lại chính mình sau nhiều năm khắc khoải?
Last edited by uncle_vinh on 30 Apr 09, Thu, 7:28 am, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Những bàn tay cứu vớt

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2009-04-29

Một số cựu thuyền nhân cùng nhớ lại “những nghĩa cử nhân ái, những bàn tay cứu vớt, những phong trào yểm trợ” đã từng đưa họ thóat khỏi cái chết gần kề, mang họ đến bến bờ tự do.

Image
Tàu vượt biên mong manh trên biển (courtesy UNHCR)

Hành trình tìm tự do

Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngả, không nơi nương tựa, không tìm được kế sinh nhai, tất cả người thân rường cột trong gia đình đều đi lao động cải tạo, bà Trang, một mình ôm 2 con dại khờ, quyết lên đường hướng ra biển mênh mong:

"Tôi bỏ nước ra đi năm 1981 với 2 đứa con nhỏ 7 tuổi và 8 tuổi. Sáu năm trời tôi sống trong chế độ cộng sản thì chung quanh tôi là một cái nhà tù vĩ đại. Vào lúc đó cha tôi, chồng tôi, anh em tôi, tất cả đều ở tù.

Vì sự sống còn của mấy mẹ con tôi, trong đầu óc tôi lúc nào tôi cũng nghĩ tới một chuyện là phải trốn đi. Tôi dẫn hai đứa con đi xuống Cần Đước. Từ Cần Đước có một ghe nhỏ đưa tôi ra ghe lớn ở cửa Vàm Láng."

Bà kể tiếp về hành trình đi tìm sự sống trong cái chết, khi cạn kiệt hết lương thực, lại gặp sóng gió tứ bề :

"Ba ngày hai đêm như vậy ghe chúng tôi lênh đênh trên biển cả chỉ gặp mưa to gió lớn, trên ghe không còn thức ăn và nước uống nữa. Tất cả 88 người trên chiếc ghe đó đã không còn sức lực và chỉ nằm chờ chết thôi. Lúc đó tôi ôm hai con vào lòng và nghĩ rằng có lẽ Biển Đông là mồ chôn 3 mẹ con tôi."

Khi quá tuyệt vọng nằm chờ chết với hơn 80 người khác cùng ghe, thì bỗng dưng có tiếng nói của hy vọng, còn âm vang đến mấy chục năm sau, bà kể lại trong giọng nức nở, nghẹn ngào :

"Bỗng có một tiếng nói nhỏ "Có tàu đến". Tất cả mọi con mắt nhìn nhau, tại vì sợ quá, không biết là tàu Thái Lan hay là tàu của Việt Cộng. Sự sợ hãi lúc đó lên tới tột cùng thì bỗng có một tiếng nói từ xa hoà trong tiếng gió và tiếng sóng gầm.

Tiếng nói đó cho tới bây giờ vẫn còn văng vẳng bên tai tôi làm cho tôi thấy lại tình người, mà tình người đó là từ một dân tộc không cùng màu da, không cùng chủng tộc."

Một thuyền nhân khác, nay định cư tại Vương Quốc Bỉ, đó là Giáo sư Thượng Thành Thanh, chức sắc Cao Đài hải ngoại, một trong những sáng lập viên của Ủy Ban Quốc Tế Cứu Trợ Người Việt Tị Nạn, trụ sở tại Bruxelles, cho biết sơ lược về tổ chức nhân đạo này, đặc biệt là để cứu giúp những thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương, khiến nhiều người tự sát:

"Mục tiêu và tôn chỉ của tổ chức Uỷ Ban Quốc Tế Cứu Trợ Người Việt Tị Nạn, tại Vương Quốc Bỉ, là nhằm cứu nguy cho một số đồng bào tị nạn Việt Nam đến Hongkong sau ngày 16-8-1989 có thể được định cư tại một đệ tam quốc gia có tự do.

Cái thảm trạng đi tị nạn đến Hongkong, bị chính quyền Hongkong xem là những người nhập cảnh bất hợp pháp, cho nên bị giam và sau đó bị cưỡng bức về Việt Nam. Chính vì quá phẫn uất và tuyệt vọng nên thường xảy ra những cuộc tự sát. Đó là một thảm trạng rất đau lòng."

Những bàn tay cứu giúp

Xúc động trước hình ảnh hàng ngàn người Việt Nam bất chấp hiểm nguy, chết chóc, liều mình trên Biển để tìm kiếm tự do, nhiều tổ chức thiện nguyện đã được thành lập bới sự tham gia , hưởng ứng và yểm trợ nhiệt tình của mọi giới.

Giáo sư Thượng Thành Thanh nhớ lại, từ Hoàng Gia Bỉ đến dân thường đều góp sức cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, nên đã gặt hái được kết quả sơ khởi khả quan:

"Các vị nhân sĩ, trí thức, chẳng hạn như Dr. Gil de Win, chẳng hạn như Luật sư Daniel Kant, Linh mục Paul Sely, Bá tước Ivan de Wilter. Còn về phía người Việt thì có Linh mục Đào Vinh Thạnh, có Linh mục Nguyễn Văn Hiển, Giáo sư Nguyễn Hiệu, cụ Phan Lạc Tấn - Hội Trưởng Hội Phật Giáo Chùa Linh Sơn, cư sĩ Thiện Thuận.

Về Hội Cựu Quân Nhân còn có cụ Nguyễn Văn Khôi - Trung tá Nha Động Viên (Bộ Quốc Phòng), ngoài ra còn một số anh em nữa để cứu giúp đồng bào tị nạn chúng ta, được đặt dưới quyền chủ toạ của bà Quận Chúa - Cao Uỷ Tị Nạn, đại diện Hoàng Hậu Fabiola. Chúng tôi đã thu được 1 triệu 1 trăm ngàn quan Bỉ.

Sau khi chi phí, số tiền còn lại chúng tôi gửi qua Uỷ Ban Quốc Tế Cứu Trợ Canada và họ đã bảo lãnh được gần 200 người đến tị nạn tại Canada.

Tất cả mọi việc trên đời, dù trên phương diện quốc gia dân tộc hay trên bình diện quốc tế, loài người chỉ lấy tình thương yêu ra đối xử với nhau, lấy lòng nhân đạo ra đối xử với nhau, đều đặt trên một tương quan bình đẳng, tương kính, tương ái, không phân biệt màu da, sắc tóc, không phân biệt chủng tôc, không phân biệt tôn giáo, cũng không phân biệt chính kiến.

Nếu chúng ta làm được như vậy thì thế giới này sẽ yên ổn, sẽ hoà bình, sẽ an lạc, và sẽ tiến bộ."

Tiếp lời vị chức sắc Cao Đài bên Châu Âu, từ vùng Thủ Đô Washington (Hoa Kỳ) Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, nhắc lại những bước đi đầu tiên trước làn sóng người liều chết ra đi tìm tự do:

"Uỷ Ban Cứu Người Vượt biển được thành lập chính thức vào Tháng 1-1980 vì vào thời điểm ấy đồng bào thuyền nhân ra đi bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, và có một số phụ nữ bị bắt cóc sau khi bị hãm hiếp và bị đưa vào các ổ điếm ở bên Thái Lan.

Năm 1979 một số thuyền nhân bị bắt đưa vào đảo Kokra, nơi đó hải tặc đã hãm hiếp, bạo hành những người đi vượt biển, trong đó có nhà văn Nhật Tiến, có hai phóng viên chiến trường - cặp vợ chồng Dương Phục và Nguyễn Thanh Thuỷ đã gióng lên lời cầu cứu gửi ra hải ngoại.

Thì ở bên Hoa Kỳ có một số vị như là Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, ông Phan Lạc Tiếp, ông Lê Phục Thuỷ đã cùng với nhau thành lập ra Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (đó là cái tên đầu tiên của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) chỉ để kêu gào đối với thuyền nhân đang bị và đã bị hải tặc tấn công."

Dịp này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đưa ra những con số cụ thể mà Uỷ Ban đã đạt được nhờ sự tiếp tay của chính giới Hoa Kỳ và của cộng đồng người Việt:

"Sau đó thì Uỷ Ban đã thuê những chuyến tàu để đưa ra biển khơi ở dọc theo vùng Vịnh Thái Lan để ngăn chận haỉ tặc. Trong 10 năm hoạt động vớt người thì Uỷ Ban đã cứu vớt được tổng cộng trên 3.300 đồng bào và đưa họ vào trại tị nạn.

Đồng thời Uỷ Ban cũng đã hợp tác với chính quyền Thái Lan để truy tố một số hải tặc, cũng như gây quỹ để giúp cho chương trình vớt người ngoài biển của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Tất cả những công lao đó phần lớn là do sự đóng góp của đồng bào ở hải ngoại."

Ông cũng trình bày những trở ngại trong chương trình cứu xét cho thuyền nhân được định cư tại một quốc gia thứ ba, cùng các kế hoạch giúp đỡ họ khỏi cơn nguy nan, bế tắc, nhờ sự vận động hữu hiệu từ nhiều tổ chức và cá nhân:

"1988 Hongkong không chấp nhận thuyền nhân là người tị nạn nữa, và chính sách này lan sang các quốc gia khác. Toàn vùng không thừa nhận thuyền nhân Việt Nam là người tị nạn nữa. Họ đẩy tàu ra biển gây nên rất nhiều sự chết chóc. Những ai mà đặt chân lên đất liền thị bị đưa vào các trại tù thay vì các trại tị nạn để rồi bị cưỡng bức hồi hương.

Vào những năm 1990 chúng tôi lại đưa luật sư, thay vì đưa tàu, để mà cứu giúp đồng bào trong vấn đề quyền tị nạn. Rất may mắn là có những vị dân biểu, mà đặc biệt là Dân Biểu Christopher Smith, để rồi chính phủ Hoa Kỳ mở ra một chương trình, sau khi các đồng bào thuyền nhân bị đưa về Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ cử phái đoàn đến Việt Nam phỏng vấn và đưa sang Hoa Kỳ định cư.

Tổng cộng số người được định cư là trên 18 ngàn đồng bào thuyền nhân. Cái chương trình ấy cũng được áp dụng ở bên Phi Luật Tân và thêm 2 ngàn đồng bào thuyên nhân nữa đã được đưa đến Hoa Kỳ định cư."

Tàu Cap Anamur

Một thuyền nhân được tàu Cap Anamur cứu thoát, rồi ở lại trên tàu tình nguyện phục vụ nhiều năm, ông Nguyễn Hữu Huấn, cựu quân nhân quân lực VNCH, sơ lược về hoạt động của Uỷ Ban Cap Anamour do người dân Đức tài trợ hoàn toàn:

"Không có chính quyền hoặc là không có bất cứ một đảng phái nào hết thì Uỷ Ban đã được thành lập vào năm 1979 do một tiến sĩ tên là Rupert Neudech. Ông là một tiến sĩ thần học và vừa là nhà báo.

Trong thời gian 1979 đó thuyền nhân vượt biển rất nhiều và những nỗi khổ của người Việt và cái chết chóc của người Việt đã đi trên toàn thế giới qua vô tuyến truyền hình. Uỷ Ban đó có cái tên đầu tiên là "Uỷ Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam".

Lúc đó cũng có một người hảo tâm, cũng là người Đức, ông có rất nhiều con tàu và ông đã hiến luôn một con tàu của ông cho Uỷ Ban để chuyên môn đi vớt người vượt biển.

Khi bắt đầu thì Uỷ Ban đã làm việc chung với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Vào cuổi năm 1979, đầu năm 1980 thì con tàu trực tiếp ra ngoài Biển Đông làm công tác chuyên cứu người. Cho đến năm 1987 thì có được 3 con tàu, những mỗi con tàu đêu mang tên Cap Anamur cả."

Chứng kiến tận mắt những thảm trạng ngoài Biển Đông, tự tay vớt thuyền nhân, ông Huấn nhớ rõ số người được cứu sống:

"Đã cứu được 11.300 người, trên 226 ghe. Tổn phí tất cả khoảng hơn 22 triệu Đức Mã (Deutch Mark) thời đó. Nếu mà tính ra thì mỗi một mạng sống của người Việt Nam chúng ta thì chỉ có đáng giá khoảng 1.900 Đức Mã, có nghĩa khoảng 1.000 Euro mà thôi."

Một chuyện làm ông ray rức, khổ tâm mãi vì không cứu mạng được một cựu sinh viên, chuyển qua làm nghề đánh cá, đang làm việc trên tàu của công an biên phòng võ trang, anh xin lên tàu Cap Anamur, nhưng ước nguyện tìm tự do không thành, khi tàu của anh ấy tức khắc xa lánh tàu Đức :

"Ở trên tàu ăn đồ khô nhiều quá, tại sao mình không kiếm đồ tươi cho người ta? Chúng tôi liền kêu một vài ghe đánh cá người Việt Nam ở đó, chúng tôi trao đổi với họ bằng tiền, hoặc người ta đổi thuốc lá, hoặc đổi lấy trái bom, trái táo (apple).

Lúc bấy giờ có một anh đứng ở dưới ghe đưa lên cho tôi một cái thẻ sinh viên theo đường dây kéo lên, đó là một thẻ sinh viên Đại Học Văn Khoa. Anh nói với tôi rằng "Cho em đi với. Bây giờ em khổ quá rồi". Lúc đó chính anh ta quỳ xuống mà lạy tôi để được cho lên tàu. Lúc đó lòng tôi xốn xao, tôi không biết phải làm gì hết. Nếu mà cứu một mình anh ta lên thì làm sao được!

Người ta có nói chuyện với nhau đựoc vài câu thì tự nhiên có kẻ cắt dây và lái ghe chạy đi luôn. Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn mường tượng đến khuôn mặt người sinh viên đó và không biết số phận của anh ra như thế nào."


Vươn lên nơi xứ người

Nhờ tình người bao dung, lòng bác ái, hảo tâm của các bàn tay cứu giúp, hàng chục ngàn người Việt đã được an cư lạc nghiệp nơi xứ sở tự do. Hầu hết các cựu tuyền nhân cho đến nay vẫn còn khắc ghi tấm lòng nhân đạo của công đồng quốc tế. Bà Trang cho biết, bà và gia đình không bao giờ quên ơn cứu tử đó:

"Các con tôi bây giờ đã thành nhân, thành danh ở nước Đức này. Tôi luôn khuyên nhủ các con tôi, để trả món nợ ân tình này thì các con phải là công dân tốt ở quê hương thứ hai này, các con phải tri ân nước Đức, tri ân nhân dân Đức đã đóng góp tiền mới có con tàu Cap Anamur cứu vớt hàng chục ngàn người Việt Nam trên biển cả và đã cho chúng tôi một tương lai xán lạn ở nơi xứ sở của họ."

Vượt qua được những khó khăn chồng chất ban đầu, bà Trang luôn cố gắng khi nghĩ đến các con , khi thấy mình vẫn còn may mắn, hưởng phước đức hơn bao nhiêu đồng hương khác:

"Chúng tôi được đưa vào trong đảo Philippines sống một năm trời ở đó. Sau một năm trời thì tôi được định cư ở nước Đức này. Giai đoạn đầu rất là khó khăn vì tiếng nói, nhưng mà chúng tôi cố gắng vượt qua đó. Chúng tôi đi học tiếng Đức, sau đó chúng tôi kiếm công ăn việc làm để nuôi các con và giúp cho thân nhân ở bên Việt Nam, bạn bè ở bên Việt Nam."

Xin được mượn lời của ông Huấn và bà Trang nói về sự thành đạt mỹ mãn của những thuyền nhân Việt Nam ở nước ngoài, làm rạng danh “con Rồng, cháu Tiên” trên quê hương tự do mới:

"Sự hội nhập của người Việt Nam tại Đức thành công đến nỗi các báo chí và các chính trị gia của Đức đều nói rằng người Việt - đó là tấm gương cho toàn nước Đức".

Còn bà Trang thì nói lên niềm hy vọng của mình :

"Nhìn về Việt Nam tôi cảm thấy thương cho đồng bào vẫn còn nghèo đói, vẫn còn áp bức, đầy rẫy tham nhũng và bất công ở đó. Thương cho thân phận các cô gái hay là các em gái nhỏ vì muốn cứu gia đình qua cơn hoạn nạn khốn khổ mà bán thân, bán con chỉ với vài trăm đôla. Cầu xin ơn Trên cho đất nước tôi sống lại cái thuở an bình như xưa."

Ba mươi bốn năm trôi qua rồi, mỗi khi chợt nhớ lại chuyện vượt biển tìm tự do, nhiều thuyền nhân vẫn còn nằm mơ với những cảnh tượng hải hùng, vật lộn với thần chết, bị hải tặc hãm hại, công an săn đuổi, tháng năm dài lê thê sống thiếu thốn trăm bề nơi trại tỵ nạn, trước khi may mắn đến định cư tại quê hương mới, nay được thở không khí tự do vô giá, nhưng bất hạnh thay đã có bao sinh mạng vùi thây dưới lòng biển cả mênh mông.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Những suy tư của thế hệ Thuyền Nhân 1,5 (phần 1)

Trà Mi, phóng viên RFA
2009-04-23

Những ngày cuối Tháng Tư lại đến, đánh dấu biến cố 30-4-1975. Trà Mi ghi cảm nghĩ của một số người thuộc thành phần gọi là thế hệ thuyền nhân một rưỡi.

34 năm nhìn lại

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là cuối Tháng Tư, thời điểm ghi dấu một sự kiện đáng nhớ trong lòng mọi người dân Việt Nam cách đây 34 năm về trước, ngày 30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

Không phải vô cớ mà cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận rằng ngày 30-4 “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”

Thật vậy, có người hân hoan chào đón ngày này, vì trong mắt họ, đây là ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhưng cũng không ít người coi đây là ngày đau thương-ly tán, khi những người chồng, những người cha bị đẩy vô trại học tập cải tạo, những đứa con không được vào đại học, những gia đình bị tịch biên tài sản rồi bị đưa lên vùng kinh tế mới lao động khổ sai, hay bị phân biệt đối xử đến cùng đường vô kế sinh nhai, khiến cho hàng triệu người đành đánh đổi mạng sống vượt biển tìm tự do, tạo nên một làn sóng thuyền nhân lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Việt Nam mà những nhân chứng sống ấy ngày nay vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Trong số này phải kể đến những nạn nhân trẻ em, thường được biết đến với tên gọi “thế hệ thuyền nhân 1.5”.

Sau hơn 3 thập niên nhìn lại, những đứa trẻ ngày ấy bây giờ trở thành một thế hệ thành công, thành đạt, và vững mạnh ở những quốc gia tiên tiến. Họ có cảm nghĩ như thế nào về ngày 30/4, về sự kiện thuyền nhân, và về đất nước Việt Nam?

Mời quý vị cùng gặp gỡ 3 gương mặt trẻ trong số đó, là:

-Anh Lê Trung, đang hành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại California,

-Thạc sĩ Nguyễn Trọng Đạt ở bang Virginia, hiện là Phó Giám Đốc cơ quan cấp môn bài-phát minh-sáng kiến của Hoa Kỳ, phân bộ Y Khoa, và

-Tiến sĩ Phan Quang Trọng từ Texas, người sở hữu 4 văn bằng cao học.

Tất cả các anh đều phải rời bỏ gia đình vượt sóng ra đi khi còn là những thiếu niên ở tuổi 14 trong tâm trạng bị mất phương hướng vì gia đình lâm vào hoàn cảnh ly tán.

Các anh tự giới thiệu :

-TS Phan Quang Trọng : Chào các bạn, tôi tên là Phan Quan Trọng.

-Anh Lê Trung : Tôi tên là Lê Trung.

-ThS Nguyễn Trọng Đạt : Tôi là Nguyễn Trọng Đạt.

Trà Mi : Dưới ánh mắt thế hệ gọi là thế hệ 1.5 của làn sóng thuyền nhân Việt Nam, 34 năm rồi nhìn lại các anh có cảm nghĩ như thế nào về Ngày 30 Tháng Tư, về sự kiện thuyền nhân mà chính các anh là một phần trong đó, và về đất nước Việt Nam? Các anh có tâm tình gì muốn chia sẻ? Xin mời anh Đạt.

ThS Nguyễn Trọng Đạt : Mình nghĩ rằng Ngày 30 Tháng Tư cũng đưa nhiều cơ hội cũng như những sự buồn phiền đối với một đứa bé 14 tuổi ra đi vì nó mất phương hướng. Khi mình qua đây và nhìn lại thì mình rất là cảm kích về môi trường tự do, về điều kiện và phương tiện để mình có thể thành công trên bước đường học vấn tới ngày hôm nay.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn chia sẻ của anh Đạt. Thế còn anh Trọng, anh có cảm xúc như thế nào khi nghĩ về Ngày 30 Tháng Tư, nghĩ về sự kiện thuyền nhân, và nghĩ về đất nước Việt Nam?

TS Phan Quang Trọng : Đối với người Việt sống ở Miền Nam, sinh trưởng ở Miền Nam thì Ngày 30 Tháng Tư phải nói là một ngày rất là đáng ghi nhớ trong cuộc đời của tôi. Tôi cảm thấy buồn thương cho số phận của gia đình, của đại đa số người dân Miền Nam.

Ngay từ ngày 30-4 kẻ trước người sau đã có hơn 3 triệu người Việt Nam phải bỏ xứ ra đi để mà có được cơ hội sống trong một quốc gia tự do, có được cơ hội để những người trẻ chúng tôi được học hỏi và phát triển. Và nói về phương diện cộng đồng hải ngoại thì phải nói là hơn 30 năm qua cộng đồng hải ngoại đã phát triển vững mạnh tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia tự do khác trên thế giới.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn anh. Và bây giờ xin mời ý kiến của anh Lê Trung.

Anh Lê Trung : Sau ngày 30-4-1975 phải nói rằng làn sóng vượt biên rất là lớn, rất là nhiều người đã bỏ mạng trên đại dương. Và chúng ta là những người may mắn được đến bến bờ tự do.

Để đến được bến bờ tự do, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt, nhưng mà phải nói rằng chúng ta có được mọi quyền của con người và những quyền đó được pháp luật thượng tôn.

Vượt Biên, được và mất?

Trà Mi : Hầu hết các anh đều cảm thấy sự kiện 30-4 và làn sóng thuyền nhân đó đưa đẩy các anh đến hoàn cảnh ngày hôm nay, nhìn lại chung quy các anh nhìn đó là một sự may mắn đối với mình. Có bao giờ các anh cảm thấy hối hận hay tiếc nuối về quyết định vượt biên hay không?

Anh Lê Trung : Dạ không, chị ơi. Thà ta đánh đổi như vậy còn hơn là ở Việt Nam từ hồi đó đến bây giờ thì không biết mình ra sao nữa dưới chế độ cộng sản.

Trà Mi : Nhưng mà ngoài những “cái được” khi mình đến được đất nước tự do, như các anh vừa chia sẻ, anh thuộc thế hệ trẻ thuyền nhân có cảm thấy mình “ bị mất mát” gì không, mình thua thiệt gì không so với các thế hệ trẻ trong nước?

TS Phan Quang Trọng : Cái mất mát của thế hệ của Trọng thì Trọng chỉ thấy một mất mát lớn là không được sống với những người thân yêu còn ở lại Việt Nam. Những bậc cha mẹ đã thấy được kinh nghiệm sống với cộng sản mất tự do, mất hết khả năng phát triển thành ra các cụ sẵn sàng hy sinh để cho con cái đi tìm sự sống qua cái chết.

Image
Tình cảnh người tị nạn đang xếp hàng chờ cơm ở Hồng Kông, chụp năm 1989, là một trong những trưng bày ở Vancouver, Canada.

Và chính nhờ sự can đảm và hy sinh của những thế hệ đi trước mà thế hệ của chúng tôi ngày nay trở thành một đội ngũ trí thức người Việt ở hải ngoại đang được đào luyện, đang được tiếp cận với môi trường khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là một thế hệ có nhiều khả năng sáng tạo, có năng lực tổng hợp và đạt được những thành quả về kinh tế, xã hội tại nước ngoài.

ThS Nguyễn Trọng Đạt: Nhưng ngược lại thì mình mất mát cái sự ràng buộc với đất nước. Nhiều lúc trong lúc vươn lên thì mình mình cũng rất muốn trở lại, nhưng mà mình nhìn cơ cấu của chính phủ Việt Nam hiện tại cũng có khác vì mình được học tập bên này.

Trà Mi : Vâng. Đó là những cái được và những cái mất. Trong trường hợp có một số ý kiến cho rằng người Việt trẻ ở hải ngoại đa phần quên nguồn gốc, quên ngôn ngữ mẹ đẻ và không tha thiết với quê hương, lại thiếu sự hiểu biết xác thực về tình hình trong nước cho nên họ không quan tâm mấy, hoặc là không đóng góp gì mấy cho sự phát triển của đất nước. Ý kiến của các anh ra sao?

Anh Lê Trung : Người ta nói như vậy cũng hơi qúa, chưa đúng đâu. Bởi vì bây giờ nhờ mạng lưới thông tin toàn cầu nên thậm chí mình biết rất là nhiều nữa. Nhưng mà người ta có thể nói như vậy bởi vì ở Việt Nam thì tin tức chỉ có một chiều thôi.

Trăn trở với Quê hương

Trà Mi : Nếu mà nói về Việt Nam thì anh sẽ quan tâm điều gì nhất?

Anh Lê Trung : Thì em quan tâm rất là nhiều chứ. Chẳng hạn như thời gian gần đây về Trướng Sa - Hoàng Sa, nói chung là về chính trị hoặc là kinh tế, hay là tham nhũng, đủ thứ hết. Nhưng mà nói về Việt Nam thì buồn lắm chị ơi!

Trà Mi : Dạ. Tức là anh quan tâm đến thực tế xã hội và tham nhũng. Thế còn các anh khác ở đây, xin mời các anh chia sẻ thêm.

TS Phan Quan Trọng : Nhận định cho rằng người trẻ Việt Nam không để ý đến chính trị - xã hội tại Việt Nam, theo cá nhân của Trọng, đó là một suy nghĩ rất sai lầm. Thứ nhất, thế hệ của Trọng được sống trong một xã hội thông tin rất là cởi mở, chẳng hạn như cá nhân Trọng chưa bao giờ về Việt Nam đã hơn 30 năm nay, từ lúc vượt biên năm 1979.

Nhưng khi tiếp xúc với bạn bè còn sống tại Việt Nam thì mình thấy sự hiểu biết của họ về xã hội bên ngoài rất là giới hạn vì tất cả những thông tin mà họ nhận được đều do hơn 600 tờ báo vốn bị nhà nước cộng sản quản lý rất là chặt chẽ, thành thử các thông tin của họ gần như không có.

Nói về vấn đề người trẻ ở đây quan tâm gần đây nhất, Trọng nghĩ bên cạnh các vấn đề xã hội như anh Đạt trình bày, vấn đề quan tâm nhiều nhất là vấn đề vẽ lại bản đồ ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nhắm mắt để cho Bắc Kinh công khai sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào hệ thống hành chánh Tam Sa của Trung Quốc.

Đặc biệt gần đây chính phủ Việt Nam đã cho người Trung Quốc vào Tây Nguyên để khai thác bauxite. Đó là một sự tai hại lâu dài không những về sinh thái mà còn về chính trị, về sự sống còn của đất nước Việt Nam.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến của anh.

ThS Nguyễn Trọng Đạt : Đạt xin nói thêm rằng trên phương diện cá nhân của mình, mình làm trong Phân Bộ Y Khoa của Sở Môn Bài-Sáng Kiến thì mình cũng có cơ hội tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam cử đến để học về phương pháp phát minh môn bài bên này, thì mình trong hoàn cảnh éo le là mình biết rằng tài năng của tất cả mọi người rất là nhiều nếu mà có thể gộp lại để đem kiến thức giúp cho đất nước Việt Nam với điều kiện là có đủ điều kiện để cho mình về mình giúp mà mình cảm thấy không trở ngại, nhất là mình được giáo dục bên này từ nhỏ nên mình có cách nhìn khác về vấn đề tự do-dân chủ.

Mà ngược lại thì mình cũng biết rằng mình không thể nào nói ra được những cảm nghĩ của mình trong lúc tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam như là mình đang chia sẻ đây. Đó là một ví dụ để nói lên rằng ở bên này cũng có rất nhiều người rất quan tâm.

Tuy rằng mình cũng như anh Trọng chưa về Việt Nam trong hai mươi mấy năm vừa qua, nhưng trong bạn bè của mình và ngay cả chính mình cũng tổ chức những cái hội để giúp đỡ trong các vấn đề như thiên tai cho dân nghèo ở các làng bên Việt Nam, cho Miền Trung cũng như Miền Bắc.

Cho nên không thể nào nghĩ rằng các anh em trẻ Việt Nam bên này không quan tâm đến cục diện của đất nước bên nhà. Chỉ có điều là mình không có bước cầu để mình tạo ra một động lực để mọi người có thể đem tài năng về giúp đỡ nước Việt Nam mình tiến bộ nhanh so sánh với các nước bên cạnh đó.

Trà Mi : Vâng. Hồi nãy anh có chia sẻ là anh có điều kiện tiếp xúc với người trẻ trong nước ra ngoài này công tác, lý do vì sao mà anh nói rằng anh không thể chia sẻ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về Việt Nam đối với những người trẻ đó?

ThS Nguyễn Trọng Đạt : Đều có cái nhìn khác nhau nữa thì làm sao mình có thể?

Trà Mi : Những gì như các vừa chia sẻ cho thấy là người trẻ ở hải ngoại rất quan tâm tới tình hình đất nước mà cụ thể là các vấn đề mà các anh nêu ra là quan tâm về tham nhũng, về dân chủ - nhân quyền, về chủ quyền đất đai - lãnh thổ, vân vân, chứng tỏ là người trẻ ngoài đây không hề lơ là với tình hình trong nước, và sự phát triển của đất nước.

Người trẻ hải ngoại có điều gì muốn chia sẻ tâm tình với giới trẻ trong nước? Họ mong ước, kỳ vọng gì cho tương lai Việt nam? Và sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triển của quê hương mình?

Mời quý vị trở lại với phần II cuộc hội luận trong chương trình tối Thứ Hai tuần sau, ngày 27-4-2009.

Trà Mi thân ái kính chào.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương

Nguyễn An, phóng viên RFA
2009-04-26

Trên dưới 30 năm trước, toàn thế giới đã phải đặc biệt chú tâm đến Việt Nam, nơi mà hàng ngàn và hàng ngàn con người quyết tâm rời bỏ quê hương, rời bỏ gia đình, tài sản và kỷ niệm, để vượt biển ra đi trên những con tàu mong manh chưa biết đi đâu về đâu và chấp nhận mọi hiểm nguy trên biển.

Image
Photo: RFA
Hình ảnh những con thuyền vượt biển tìm tự do

Biến cố 30/4/1975

Làn sóng người mà hành trang mang theo chỉ là một quyết tâm rời bỏ quê hương yêu dấu đã làm thành sự kiện độc nhất vô nhị trên thế giới, và những thảm cảnh mà họ gặp trên đường hải hành đã gây xúc động sâu xa cho mọi người, đã đánh động lương tâm nhân loại.

Theo số liệu của Cao Uỷ Tin Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), tính tới năm 2000 đã có 796.310 thuyền nhân đến được các trại tị nạn, trong số này 720.000 người đã được định cư tại một nước thứ ba trong số trên 15 quốc gia mở rộng vòng tay đón nhận họ.

Những con người can đảm và may mắn này đã xây dựng thành một Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại lớn mạnh, đáng ngưỡng mộ.

Nhưng còn những người ra đi mà không đến thì sao? Bao nhiêu người đã bỏ mình trong cuộc hải hành trên Biển Đông? Không ai biết được con số chính xác.

Nhưng nếu ra đi một sống hai chết và số người thành công là gần 800.000 thì số người thất bại e cũng gần bằng con số ấy.

Thuyền nhân Việt Nam trong 1/4 cuối Thế Kỷ XX là một sự kiện lịch sử không thể xoá nhoà và mong sẽ không bao giờ lập lại.

Nhân ngày kỷ niêm 30 Tháng Tư năm nay, Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về thuyền nhân để ghi lại sự kiện vô tiền khoáng hậu ấy.

Đây cũng là nén nhang tưởng nhớ những người đã đi mà không đến và bó hoa dâng tặng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đã tự khẳng định bằng chính sinh mạng và công sức của mình.

“…Yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó...”

Những chuỗi âm thanh mà quý thính giả vừa nghe là tiếng súng dồn dập tại Miền Nam Việt Nam vào cuối Tháng Tư 1975.

Một trong những người rời nước bằng tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ngày 29, luật sư trẻ Nguyễn Hiền hồi năm 1975, hồi tưởng:

"Nha Trang thất thủ, gia đình chúng tôi vào Sài Gòn. Sau những toan tính bất thành tìm đường ra đi như nhiều gia đình khác lúc bấy giờ thì sự đi khỏi Việt Nam kịp lúc của gia đình chúng tôi trước khi Sài Gòn thất thủ hoàn toàn do may mắn.

Nhờ anh tôi trong binh chủng hải quân mà gia đình chúng tôi đi được gần hết. Sự may mắn vào phút chót đó phải nói không tiền bạc nào có thể mua được.

Chúng tôi ra đi để không phải sống dưới chế độ tàn bạo cộng sản chỉ biết có thù hận dù những thù hận đó do chính họ tưởng tượng ra. Hầu hết người dân Miền Nam có thể nói đều muốn xa lánh cộng sản, nhất là những người đã xa lánh cộng sản lần thứ nhất năm 1954 như gia đình tôi.

Chiếc tàu thuộc Hải Quân Việt Nam đưa chúng tôi đi từ bến Bạch Đằng (Sài Gòn) vào đêm 29 rạng 30-4-1975, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Sài Gòn hoàn toàn bị xâm chiếm.

Chuyến đi vất vả, thiếu thốn, tinh thần hoang mang trong mấy ngày đầu. Nhưng bây giờ nhìn lại mới thấy nhẵng khổ sở của chúng tôi lúc đó không thể so sánh với cảnh địa ngục trần gian mà nhiều đồng bào boat people của chúng tôi phải trải qua trong những chuyến vượt biên những năm sau đó.

Tàu lớn được Hạm Đội 7 Mỹ đón tiếp ngoài khơi, sau cùng chuyển chúng tôi sang tàu dân sự và đưa chúng tôi đến đảo Guam an toàn. Chúng tôi không hề phải lo lắng về an toàn sinh mạng của mình."

Thuyền nhân

Ngay trong Ngày 30 Tháng Tư vài chục chiếc tàu, nguyên là tàu đánh cá hay chở hàng cũ, chứa đầy những người tự thấy không thể sống dưới chế độ cộng sản, đã xuôi theo mọi dòng sông và kinh rạch của Miền Nam ra Biển Đông.

Đó là những người tiên phong của phong trào thuyền nhân diễn ra ồ ạt trong vài ngày kế tiếp, rồi âm ỉ nhưng kiên quyết kéo dài nhiều năm sau đó.

Số người được dự đoán ra đi trong đợt này vào khoảng 200 ngàn, trong đó khoảng từ 130 đến 160 ngàn được tiếp nhận tại đảo Guam, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.

Bà Dân Biểu Madeleine P. Bordalllio, lúc đó là phu nhân của Thống Đốc đảo Guam, nhớ lại rằng những thuyền nhân đầu tiên đó phần lớn đói khát, bệnh hoạn và mệt mỏi.

Những thuyền nhân trong đợt đầu tiên này phải được kể là may mắn nhất bởi gần như không xảy ra tai nạn nào trên biển và hầu hết ngay sau đó được định cư tại Hoa Kỳ hay tại các quốc gia Tây Phương khác. Họ chính là những người tiên phong của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại.

Sau khi đất nước đã chính thức thống nhất và nhiều chính sách đặc biệt cho người dân Miền Nam được áp dụng, số người vượt biển tìm tự do đã dần dần tăng lên.

Theo số liệu của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, số thuyền nhân đến được các trại tị nạn trong hai năm 1975-1976 là 5.947 người, nhiều nhất là Thái Lan với 2.699 người và Malaysia với 1.160 người.

Qua năm 1977 số thuyền nhân đến được các trại tị nạn là 17.126 người. Năm kế tiếp là 87.164 người. Và đến năm 1979 được mô tả là năm cao điểm của phong trào thuyền nhân, số người đến được các trại tị nạn là 201.189 người.

Một câu hỏi lại phải được đặt ra là để có được số người như thế đến được bến bờ tị nạn thì đã có bao nhiêu người bỏ mình trên biển?

Năm 1979 cũng là năm mà toàn thế giới không thể không nói đến, không thể không xúc động trước sự kiện thuyền nhân.

Có những nhân vật nổi tiếng chống chiến tranh Việt Nam trước kia từng chính thức lên tiếng tranh đấu chống lại phía Hoa Kỳ và đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến, thì nay lên tiếng công khai xin lỗi và rút lại sự ủng hộ đối với phía Hà Nội. Đó là triết gia Jean Paul Sartre của Pháp, cô đào Jane Fonda, hay ca sĩ Joan Baez.

Tự Do, 2 chữ Tự Do

Vấn đề là tại sao người Việt Nam vốn yêu quê hương đất nước, vốn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, vốn không bao giờ muốn rời xa nơi có mồ mả ông bà, dấu vết tổ tiên, lại đành đoạn dứt áo ra đi trong một chuyến đi biết chắc sẽ vô cùng gian nan, sẽ chín chết một sống, sẽ có thể bị đoạ đày, tủi nhục?

Xin mời quý thính giả nghe chính những người ra đi kể lại hoàn cảnh khiến họ phải từ bỏ quê hương yêu dấu, để cảm thông được với tình huống có thể nói là "chẳng đặng đừng".

Trước hết là trường hợp của chị Trịnh Thanh Tùng với chuyến hải hành nổi tiếng, trong đó người sống phải ăn thịt người chết vì tàu lênh đênh trên biển với máy hỏng và không còn thức ăn hay nước uống, mà lại không được các tàu qua lại cứu giúp:

"Trước 75 là đi học. 75 vô thì mấy ông Việt Cộng đâu có cho học nữa, thì phải đi buôn đi bán, đi làm ruộng, đủ thứ hết, phụ mẹ nuôi ba đi ở tù, nuôi ông xã đi ở tù 14 năm luôn mà. Mấy mẹ con ở nhà, trời ơi, khổ lắm. Còn bị lấy nhà đủ thứ nữa chớ đâu phải...

Họ đuổi ra, họ không có cho ở nhà cuả mình (khóc). Mà ba đi ở tù về thì má mất. Ba tôi về là cuối năm 1979. Đến năm 1988 ông xã mới được về. Mỗi vài ba tháng là phải xách đồ đi thăm nuôi, phải nấu cơm, bới đồ lên thăm nuôi ảnh chớ không thôi đói chết sao. Ôi, nhắc tới khổ lắm! "

Trường hợp của bà Lê Thị Sen vượt biên hai lần:

"Cái lần đầu tiên thì tôi đến Galang (Indonesia) là năm 1989. Tôi ở đó gần 7 năm thì khi đó họ cưỡng bức hồi hương. Mấy năm tôi mới về thì công an hay để ý. Công ăn việc làm xin cũng khó nữa.

Khó hoà nhập vào cuộc sống lắm, cho nên tôi quyết định đi nữa. Ban đầu là vì tôi đạo Hoà Hảo cho nên tôn giáo của tôi không được thoải mái, không có được đi lại hội quán cho sinh hoạt tôn giáo của mình.

Thứ hai nữa là vì chồng tôi là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho nên tôi cũng bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi nhiều lắm. Gia đình tôi bị đi kinh tế mới ở Cờ Đỏ (Giá Rai) cực khổ lắm. Rồi hồi tôi chưa lập gia đình thì ba tôi cũng đạo Hoà Hảo, khi tôi thi vô đại học thì đơn không được chấp nhận, không được đối xử bình thường, cho nên tôi phải bỏ nước ra đi hồi năm 89."

Và trường hợp của cô Nguyễn Thị Hoa Hương:

"Tại sao mình cũng là con người mà mình lại không có được những quyền tự do đối với chính bản thân mình? Sau ngày 14-3-1989 tất cả mọi người hầu như bị bắt trở về Việt Nam với cái chương trình thuyền nhân hồi hương, tất cả thuyền nhân bị khủng hoảng tinh thần.

Mình rất là sợ bị trở về Việt Nam. Mọi người chia xẻ là họ không muốn trở về cái nơi mà họ đã bỏ ra đi. Họ rất là sợ hãi. Trở về với cái lý lịch lại không xin được công ăn việc làm mà thực tế họ chỉ muốn những công việc bình thường thôi."

Thưa quý thính giả, trong số những người đau khổ nhất sau ngày 30-4-1975 phải nói đến những quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hoà được chính quyền mới gọi một cách tử tế là "chế độ cũ" hay một cách miệt thị là "nguỵ quân, nguỵ quyền" thì hầu hết bị "tập trung cải tạo" mà thực chất là bị bắt giam trong những trại tù xa xôi hẻo lánh, thường thì vài ba năm, nhwng nhiều người đã phải ở lại đến mười mấy năm.

Những người tù ấy không biết đến ngày về bởi họ chỉ được hứa là sẽ được trở về với gia đình khi nào "học tập tốt", nhưng lại không thể rõ thế nào là "tốt"? Nhiều người đã bỏ xác tại nơi bị lưu đày, nhưng bao nhiêu thì cho tới nay vẫn chưa có con số chính xác.

Người phụ nữ Việt Nam trong hầu hết những hoàn cảnh ấy đã chứng tỏ phẩm chất của mình khi thay chồng nuôi dạy con trong hoàn cảnh bị kỳ thị và hầu như mọi cánh cửa mưu sinh đều bị đóng chặt.

Có những người vợ đã nhìn thấy nỗi tuyệt vọng cho mình cũng như cho tương lai của con cái nên dù chồng đang chịu đọa đày trong trại cải tạo, vẫn cùng con lên thăm chồng, xin chồng cho vượt biên để tìm đường sống.

Đó có lẽ là hoàn cảnh vượt biên đau xót nhất, được diễn tả trong ca khúc "Hai hàng cây so đũa" do Minh Hoà trình bày ....nhạc ......

Ca khúc do Thành Trọng phổ thơ của Nguyên Huy vốn là người trong cuộc. Cả hai anh đều từng ở trong trại cải tạo cũng như phu quân của chị Minh Hoà.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Thuyền Nhân VN, quảng đời trong các trại tị nạn

Phương Anh, phóng viên RFA
2009-04-28

Hầu hết những ai đã từng là thuyền nhân, từng trải qua những ngày đối diện với bao hiểm nguy trên đại dương mênh mông và được sống sót đặt chân vào trại tị nạn, để chờ ngày định cư ở nước thứ ba, thì không thể nào quên được những ngày tháng cũ.

Phải nói đó là một kỷ niệm gắn chặt vào tâm hồn của họ cho dù đối với mỗi người có thời gian ở khác nhau. Có người chỉ vài tháng, có người kéo dài cả chục năm trời… Nhưng, tựu trung khi nhắc lại, thì ai cũng đều mang tâm trạng bùi ngùi và xúc động.

Cuộc sống ở trong các trại tị nạn ra sao mà đã để lại trong lòng thuyền nhân dấu ấn sâu xa đến như thế?

Vào những năm 1979 – 1980, khi làn sóng người vượt biên dâng cao, ở miền Nam lúc bấy giờ có câu nói truyền miệng: “Vượt Biên: một làm mồi cho cá, hai là má nuôi, ba là nuôi má”.

Chính sách thanh lọc

Với những người đã may mắn sống sót, trải qua bao hiểm nguy và được các tàu vớt đưa về các trại tị nạn thì đây là thời gian an bình nhất vì chỉ còn chờ ngày được các phái đoàn của các nước đến phỏng vấn tiếp nhận cho tái định cư.

Anh Lưu Thành, một cựu thuyền nhân ở trại Pulo Bidong, Malaysia, hiện đang cư ngụ ở California cho hay:

“Tôi đến trại Bidong thì thấy thư thái lắm, vì thoát được Việt Nam rồi. Tuy là thiếu thốn, nhưng là vùng đất tự do, tâm hồn thoải mái vì có niềm hy vọng là mình sẽ định cư ở đệ tam quốc gia để lập lại cuộc đời mới.”

Nhưng, đến khi có chính sách thanh lọc do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đề ra để nhằm ngăn chặn làn sóng người Việt bỏ nước ra đi, thì đời sống thuyền nhân vô cùng cực khổ.

Ngoài việc chấm dứt sự hỗ trợ về giáo dục, y tế, Cao Ủy LHQ cũng cắt giảm lương thực. Bên cạnh đó, tỉ lệ được công nhận là người tị nạn cũng chỉ có 1%. Vì thế, bắt đầu biểu tình rải rác ở các trại tị nạn.

Thượng tọa Thích Tâm Hòa, hiện trụ trì chùa Pháp Vân ở Toronto, Canada, từng là thuyền nhân ở trại Palavaan, Philippines kể lại:

“Vào thời điểm tôi đến thì có vẻ thoải mái một chút, nhưng sau thời gian thanh lọc thì khó khăn hơn. Trước đây, người dân tị nạn ở Palawan cũng được đi mua sắm này nọ, nhưng kể từ ngày thanh lọc thì kỷ luật gắt gao.

Ngay đêm tôi nghe được Cao Ủy công bố chương trình hồi hương thì lúc bấy giờ tôi đã kêu goị các hội đoàn cựu quân nhân, tổ chức biểu tình và có 18 tăng ni tại Chuà tuyệt thực một tuần lễ.

Tôi chứng kiến cảnh người tị nạn bị phái đoàn từ chối họ rất khổ. Cũng may, nơi đó còn có nhà thờ, chùa, thánh thất nên giúp cho họ phần nào vượt qua khó khăn, khủng hoảng về tinh thần.

Trại tị nạn Palawan tương đối đầy đủ hơn các trại khác, chỉ khó khăn về nước thôi. Người dân phải sắp hàng lãnh nước. Mỗi gia đình họ được 2 can nước là 40 lít, rất khó khăn về nước. Về thực phẩm thì tương đối đầy đủ.”

Ảm ảnh hồi hương

Bắt đầu từ giữa năm 1995 trở đi, càng ngày, chính sách cưỡng bức hồi hương ở các trại càng thêm gay gắt. Lúc này, người tị nạn phải đối diện với một tương lai vô định, sống trong sự mỏi mòn, trong sự hồi hộp, sợ hãi, không biết ngày mai sẽ ra sao…

Đến bao giờ thì tới lượt mình bị đẩy lên máy bay hay lôi xuống tàu chở về Việt Nam? Hàng lọat các cuộc biểu tình bất bạo động để chống cưỡng bức hồi hương xảy ra trong khắp các trại tị nạn Đông Nam Á.

Image
Người tị nạn chờ đi định cư. PHOTO by UNHCR

Lúc này, phải chăng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đã quá mệt mỏi với thuyền nhân Việt Nam nên cho dù có người mổ bụng, tuyệt thực, tự thiêu, treo cổ, tìm cái chết vì quá tuyệt vọng sau khi bị từ chối không được công nhận quyền tị nạn, thì họ vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.

Thậm chí, còn cho phép chính quyền bản xứ dùng vũ lực để đàn áp, dẹp biểu tình, đánh đập những thuyền nhân Việt Nam vô tội chỉ có bộ đồ dính trên người.

Ngay cả đất nước Philippines, vẫn được xem là quốc gia tử tế nhất cũng áp dụng chính sách cưỡng bức hồi hương. Từ Richmond, bang Virginia, Ni Sư Thích Nữ Diệu Thảo kể lại:

“Đời sống thì rất cực khổ, vì lương thực không đầy đủ. Một ngày thì một người được một lon gaọ, hai người một cái trứng, ngày nào được thịt thì 3 người được một lạng thịt và một chút rau.

Thời gian đó thì thuyền nhân rất lo sợ, luôn luôn biểu tình để tranh đấu, vì sự thanh lọc rất bất công, ai có tiền thì được đi định cư. Lúc đó thuyền nhân chiếm văn phòng cao uỷ và biểu tình, lúc nào cũng bị lính Phi canh gác và họ luôn tìm cách để giải tán. Sau một thời gian dài thì Cao Ủy cho lính vào giải tán.

Mặc dù Phi là một nước Công Giáo nhưng cũng cưỡng bức, tôi là một tu sĩ mà cũng bị bắt tại Chùa, và đưa qua trại Westcome, bị nhốt chung với một số thuyền nhân. Sau đó, nhờ sự vận động của một số hội đoàn ở hải ngoại, can thiệp nên tôi được thả ra.”

Thân phận Thuyền Nhân

Ở Indonesia, trại Galang, cuộc biểu tình kéo dài hàng mấy tháng trời. Trong những ngày ấy, cả ngàn người tuyệt thực, hàng trăm người mổ bụng tự sát. Đó là chưa kể phải tìm cách trốn chạy lính Indonesia vào cưỡng bức hồi hương. Từ San Jose, California, anh Phi Hổ kể lại:

“Mình chống cưỡng bức hồi hương, thì đào hầm trốn trong nhà, có một số người chui vào các thùng phuy, có số người leo lên “la phông” nhà, nhưng sau thì họ phát hiện được hết. Lính mang giầy “bốt đờ sô” lấy xà beng, dọng dưới đất, rồi họ dở miếng “simili” lên, nắm đầu mình kéo lên. Nó đánh dữ lắm….

Khủng hoảng lắm. Càng trở về sau càng khắc nghiệt, nó “gô” mình lại, kẽm gai quây lại, khẩu phần ăn cắt bớt hết. Thời điểm biểu tình người ta tự thiêu hai người, tự sát mấy trăm người, còn tuyệt thực thì cả mấy ngàn người lận.”

Còn ông Trương Văn Nhu, cũng ở San Jose, California cho hay:

“Mình đi sau ngày đóng cửa, họ muốn cưỡng bức mình về VN nên họ o ép giữ lắm. Cao Uỷ cũng cắt giảm gạo, mì gói. Mình phải tự lập trồng rau để ăn thêm. Họ làm căng lắm để ép buộc mình trở về.

Biểu tình 6 tháng trời, rất nhiều người mổ bụng tự sát, đặc biệt có hai người, anh Châu, và anh Thọ là tự thiêu, chết, và quan tài để tại hiện trường 6 tháng, canh gác chung quanh, ngồi suốt 6 tháng cạnh hai quan tài đó, ngồi biểu tình ngoài trời, họ làm kỹ thuật hay lắm, làm một ống đào sâu xuống dưới đất, chôn sâu, để rỏ nước xuống, không cho thoát hơi ra.

Rồi họ giải tán cuộc biểu tình đó, họ thả lựu đạn cay, cướp luôn hai xác đó. Họ đánh đập mình, bắt 219 người thành phần lãnh đạo, trong số đó có 76 cựu quân nhân và 43 người đàn bà trẻ em, nhốt 22 tháng tại nhà tù Tamahan, đảo Tandung, họ biệt giam, gắt lắm.”

Có thể nói, vào thời điểm quốc tế đã mỏi mệt, Cao Ủy Tị Nạn LHQ đã nhắm mắt làm ngơ là những ngày tháng đau thương nhất, khốn khổ nhất của thân phận thuyền nhân Việt Nam.

Sau khi đã liều chết trên biển cả, thì lại bị giam hãm trong một nhà tù khác và cho dù chính biết bao người đem cái chết để làm chứng cho hai chữ “tự do” vẫn không làm lay thay đổi chính sách cưỡng bức hồi hương.

May mắn thay, khi bị trả về Việt Nam, một số được định cư theo chương trình ROVR hay còn gọi là Chương Trình Tái Định Cư Cho Người Hồi Hương và mãi đến năm 1999, 2000 thì họ mới thực sự được đặt chân đến Hoa Kỳ, một đất nứơc tự do và dân chủ, như họ hằng mong ước. Anh Trương Văn Nhu nói:

“Làm sao quên nổi, một thời gian tôi qua đây bị khủng hoảng luôn, vì ở đảo 6 năm, ăn uống thiếu thốn, rồi bị đưa về Việt Nam, cưỡng bức về, một thuyền nhân thì có 5 người police, khiêng xuống tàu và chở 1 tuần lễ thì về đến Việt Nam. Về Việt Nam thì bị làm khó dễ vì họ nói là cứng đầu, không chịu hồi hương. Về địa phương thì cứ bị làm khó dễ, biết tiếng Anh, xin dậy học không cho… "
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Cuộc trốn chạy bằng chân

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2009-04-30

Sự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.

Biến cố 30/4/1975 đánh dấu sự cáo chung của VNCH, cũng là thời điểm hàng triệu người Việt phải tìm đường bỏ nước ra đi để tìm tự do.

Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tị nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.

Hàng triệu người bỏ nước ra đi

Theo ước tính không chính thức, khoảng 2 triệu người VN đã đi tìm tự do, một làn sóng tị nạn khổng lồ đã bắt đầu sau sự thay đổi chế độ chính trị ở miền Nam Việt Nam.

Sự cai trị hà khắc và sự thay đổi 180 độ trong mọi sinh hoạt của xã hội, có thể là lý do ra đi của những người có dính líu tới chế độ cũ, và cả những người không bị chế độ mới làm khó khăn.

Năm 1976, người vượt biển đầu tiên tới bờ biển Bắc Úc sau hải trình dài 4.800 km bằng con thuyền đánh cá mong manh sắp chìm, trong 10 năm tiếp sau đó vài trăm ngàn thuyền nhân đã thoát khỏi VN tới các trại tỵ nạn ở Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines.

Tuy vậy cuộc trốn chạy bằng đôi chân, đi đường bộ từ VN qua Cămpuchia rồi tới Thái Lan, chỉ thực sự bắt đầu sau khi quân đội cộng sản VN chiếm đóng Cămpuchia, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, dựng lên chính chính quyền thân Hà Nội. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Bộ Đội VN tràn qua biên giới Tây Nam và những người lính đội nón cối đi dép râu, đã ở lại đất nước Xứ Chùa Tháp suốt 12 năm cho tới 1990.

Lời kể của người trốn chạy

Câu chuyện của bà Nguyễn ở tiểu bang Oregon Hoa Kỳ , một gia đình may mắn đi đường bộ làm ba đợt khác nhau, nhưng cả gia đình trùng phùng trong trại tỵ nạn trên đất Thái. Bà Nguyễn nay 70 tuổi kể lại:

“Năm 87, tôi nghe nói lúc bấy giờ bộ đội VN sắp sửa rút. Thành ra lúc ấy đi đường bộ tương đối dễ dàng. Tôi đi một mình, khách đi cùng với tôi cũng vài người, nhưng chuyến của tôi đi hơi lâu vì bị kẹt bên Cămpuchia hơn một tháng.

Đi từ Saigon, tôi đến Bến Xe Miền Tây xuống Châu Đốc, ở đó người ta ém tôi một đêm ở nhà những người Việt đã lâu năm ở bên Cămpuchia. Sáng hôm sau người ta đưa tôi đi bằng xe Honda, coi như đi đường ruộng người lái Honda rất giỏi.

Tôi cũng không biết đi trong bao lâu, khoảng thời gian mấy tiếng thì đỗ xuống và bảo đây là Phnompenh rồi. Từ Châu Đốc cứ độ một giờ thì người ta chuyển tôi sang xe Honda khác. Xe khác chở tôi và một người ngồi sau tôi biết tiếng Miên, người ta chở sang Phnompenh.

Nói thật với ông hồi đó đi Honda, nhiều khi cứ phải cầu nguyện. Tôi tự nhủ, thưa Chúa con có đến được Mỹ không hay là con chết dọc đường, tại vì họ chạy xe Honda sợ lắm, nhưng họ lái rất giỏi, đường ruộng rất hẹp mà họ chạy nhanh lắm, nếu mà té xúông thì chỉ có chết.

Rồi từ Phnompenh đi qua cảng Kompong Som (Sihanoukville) thì lại là một nhóm người khác.”

Bà Nguyễn vượt biên đường bộ năm 1987, ở trong trại tỵ nạn hai năm, tới 1989 thì đi Mỹ định cư. Hôm nay trên quê hương mới, nhớ lại quyết định ra đi từng đợt của gia đình mình, bà Nguyễn nói:

“Hồi đó ông nhà tôi đi học tập cải tạo về… bây giờ thì cởi mở hơn chứ hồi đó… các cháu nhà tôi thuộc diện nguỵ quân đi học hành hay gì nữa thì diện ngụy quân phải xếp hạng chót. Tôi thấy tương lai của các cháu không được dễ dàng.

Tôi cũng phải nói là tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi quyết định sáng suốt như vậy. Sau nữa tôi phải cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chúng tôi, cho con cái chúng tôi có cơ hội học hành, thưa các cháu nó qua đây nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì nhiều người cũng không được bằng mình. Điều đó là phải cảm ơn Chúa, cảm ơn nước Mỹ đã cho chúng tôi cơ hội.”

Ông Nguyễn Minh Quân, một kỹ sư cơ khí tốt nghiệp trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, cũng là một trong những người tị nạn bằng đường bộ. Mấy chục năm đã qua, ông Quân giờ đây 45 tuổi là một công dân Hoa Kỳ cư trú ở Bang Virginia, ông có một gia đình hạnh phúc với vợ và 2 cháu nhỏ cùng nghề nghiệp ổn định.

Được hỏi đánh giá như thế nào về sự chọn lựa năm xưa của mình ra đi vượt biên ngay lúc mới tốt nghiệp, ông Quân đáp:

“Năm đó tôi cũng vừa mới tốt nghiệp đại học, nghĩa là ở VN mình hết sức cố gắng để chen chân vào trường đại học. Nhưng sau ngày ra trường thấy mịt mù quá, mình cũng nhìn những người đi trước, rồi tự hỏi đến lượt mình sẽ làm cái gì, không nhìn thấy một tương lai nào cả. Thành thử vì thế tôi đã quyết định ra đi, chọn lựa của tôi vào lúc bước chân ra đi là đúng.”

“Tháng 8 năm 1988 tôi rời Việt Nam, trước tiên xúông Châu Đốc rồi từ đây đi bằng ghe nhỏ qua biên giới Cămpuchia. Tôi vượt biên hai ba lần mới tới được Thái Lan, tại vì mấy lần đầu bị kẹt lại bị bắt ở bên Cămpuchia, có một lần bị bắt lại một đảo có lính VN gác.

Phải qua tới lần thứ ba tôi mới đi lọt qua Thái Lan. Tôi thấy bên Cămpuchia bấy giờ bị lính của VN lũng đoạn, khi mình bị bắt người ta chuộc mình ra đưa về rồi đi tiếp. Ở Cămpuchia cũng đi bằng ghe nữa thì qua tới Thái Lan.”

Như lời kể của ông Quân, lúc ấy ông 24 tuổi còn độc thân, khi đã tới Phnompenh, những người tổ chức đưa ông đi theo xe tải để tới cảng Kompong Som phía Tây Nam Phnompenh, từ đó xuống ghe nhỏ men theo bờ biển vào đất Thái Lan.

Những con đường vượt biên

Trong thập niên 1980, vượt biên đường bộ theo sự ghi nhận có nhiều cách. Có thể đi tới Gò Dầu Tây Ninh, đi băng qua đồng ruộng vượt biên giới qua Cămpuchia. Từ đó những người dẫn đường sẽ đưa người tới Phnom Penh bằng đường lộ, đi xe tải hay xe gắn máy, hối lộ là cách thức phổ biến của những người dẫn đường.

Nhiều người chọn cách đi dễ dàng hơn, nhưng cũng là do người tổ chức, đi xe đò tới Châu Đốc, hoặc một thị trấn nào đó có thể ngược dòng Cửu Long, ghe buôn chở người vượt biên theo đường sông tới tận ngoại ô Phnompenh. Từ các tỉnh miền Tây cũng có thể vượt đồng ruộng sang đất Cămpuchia.

Trong những năm 1980, 81, 82, 83 ít có tổ chức nào móc nối cho người vượt biên tới Phnompenh rồi đi cảng Kompong Som, xúông thuyền vượt biển sang Thái Lan.

Thời gian đó, người đi đường bộ phải từ Phnompenh, đi xe tải, xe lửa chở hàng, thậm chí xe bò hay xe đạp tới Battambang, rồi từ đó tiếp tục đi bộ tới Sisophone một thị trấn cách biên giới Thái Lan khoảng 40 Km, theo đường chim bay.

Khu vục này thường được chọn làm địa điểm tập kết, trước khi những người trốn chạy đi tiếp 40 Km tới biên giới Thái Lan. 40 km sau cùng này là con đường khổ ải của người vượt biên. Những người may mắn nếu có được người dẫn đường tốt, nhưng mỗi chặng là mỗi người dẫn đường khác nhau.

Có người được phước lớn, được nằm trên xe bò dưới các lớp hàng hoá lỉnh kỉnh đi theo con đường buôn lậu mà không bị phát hiện. Các khu rừng ở đây mìn chôn dày dặc, là nơi ẩn náu cuối cùng của quân Khmer Đỏ và tàn quân của mặt trận giải phóng Cămpuchia chống bộ đội cộng sản VN.

Dọc biên giới Cămpuchia Thái Lan, ở vùng đệm có khoảng mươi trại tỵ nạn. Một số trại do Khmer Đỏ hoặc lính Para quản lý. Lính Para là thành phần chống cà Khmer Đỏ lẫn bộ đội VN, nhưng là phần tử vũ trang, vô kỷ luật hoạt động như lục lâm thảo khấu.

Nhiều gian truân, khổ ải

Phần lớn người đi đường bộ toàn phần, phải vào trại của Para trước khi được chúng đổi cho Hồng Thập Tự lấy gạo, nhưng trước khi được chuyển trại, người tị nạn thực sự đã rơi vào địa ngục trần gian với các ông chủ Para, phụ nữ bị cưỡng hiếp, đàn ông thì phục vụ như lao công chiến trường.

Những người đi đường bộ trong những năm đầu thập niên 1980, tỷ lệ thành công rất thấp, nhiều người không bao giờ tới được vùng biên giới Thái Lan. Họ có thể chết vì mìn, bị Bộ Đội VN bắt hoặc rơi vào tay Khmer Đỏ hay lính Para Miên.

Tuy nhiên vào những năm cuối cùng trước khi Bộ Đội VN rút khỏi Cămpuchia, vượt biên đường bộ trở nên khá dễ dàng cho những ai còn có tiền vàng. Những người tổ chức đã tìm ra cách cho người vượt biên đi một phần đường sông, một phần đường bộ và sau cùng là đường biển từ cảng Kompong Som.

Bộ đội VN mỏi mệt vì cuộc chiếm đóng 12 năm, họ sẵn sàng thả người bị bắt với một khoản tiền nhỏ hay vài phân vàng, phải 10 phân vàng mới là 1 chỉ. Nhờ vậy một số lớn người tị nạn đường bộ đã thành công trong những năm cuối cùng của thập niên 1980.

Trong thế kỷ 20, người Việt Nam đã chứng kiến hai cuộc di cư khổng lồ. Năm 1954, chiến tranh Đông Dương kết thúc với Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước Việt Nam, ba triệu người đã rời bỏ làng mạc, nhà cửa ruộng vườn vào Nam tìm tự do.

Năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự toàn thắng của Cộng Sản. Công dân VNCH những người chưa từng di cư thì đây là cuộc ra đi không bao giờ quên của mình, còn những người đã một lần trốn chạy cộng sản, lại phải ra đi một lần nữa trong số này có cả thế hệ con cháu của họ.

Có bao nhiêu người đã vùi thây ngoài Biển Đông, bao nhiêu người bỏ mạng trong núi rừng Đông Dương.

Ba mươi bốn năm sau ngày kết thúc cuộc chiến, những vết thương có thể đã liền sẹo. Nhưng nhiều người tự hỏi, tại sao lịch sử không thể hiện cách khác để có một đất nước VN thanh bình thịnh vượng, mà không phải có mấy triệu người chết, mấy triệu người bỏ xứ ra đi.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Thuyền nhân khúc ruột ngàn dặm

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-05-01

Một trong những vấn đề mà biến cố 30 Tháng Tư khơi lại trong tâm trí những cựu thuyền nhân Việt Nam ở hải ngọai là sự thăng trầm mà họ trải qua, từ “kẻ phản quốc” đến “khúc ruột ngàn dặm” do Hà Nội gán cho.

Image
Những người vượt biển tìm tự do

Nhưng rồi giới tán tụng, chiêu dụ “khúc ruột ngàn dặm” ấy lại không ngần ngại tìm cách phá bỏ di tích thuyền nhân tại Đông Nam Á. Những nỗi thăng trầm – đôi khi xót xa – đó, được Thanh Quang trình bày sau đây:

Những người vượt biên phản quốc?

Ngược dòng thời gian trở về mấy thấp niên trước, những ai trong nước rời bỏ “thiên đường cộng sản” qua con đường vượt biên nhưng bất thành khiến phải vào tù hẳn không quên cán bộ trại giam gọi họ là “kẻ vượt biên phản quốc”, “bọn lười biếng”, “những kẻ ham mê bơ thừa sửa cặn của Đế Quốc Mỹ”…

Rồi khi nền kinh tế chỉ huy của cộng sản VN bên bờ vực thẳm, phải nhanh chóng cứu vãn theo chiều hướng thị trường và mở ngỏ với tư bản bên ngoài, nhất là cần phải o bế người Việt tỵ nạn ở hải ngọai để thu hút nguồn kiều hối càng nhiều càng tốt , thì “những kẻ vượt biên phản quốc” ngày nào ấy lại trở thành “khúc ruột ngàn dặm” của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam.

Nhưng liệu “khúc ruột ngàn dặm” có được chiếu cố thực tâm không, hay chỉ là…khúc ruột thừa, như nhận xét của anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam - trụ sở tại Úc, sau đây:

Ông Trần Đông : Cũng cảm thấy đau xót một điều là những bà con ở Châu Âu, hoặc là ở Hoa Kỳ, hoặc là ở Úc đi về Malaysia, hay là đi Thái Lan, hay là đi Singapore thì chúng ta không cần phải xin visa gì cả, nhưng mà về Việt Nam thì chúng ta lại phải xin visa.

Và có những người xin visa được đóng dấu cho về nước đàng hoàng nhưng tới phi trường lại bị chận lại không cho vô. Và vấn đề xin visa đó cho tôi một cảm nhận rằng tôi chính là người ngoại quốc trên chính quê hương của tôi.

Mình được cái đảng và nhà nước đó gọi là "Việt kiều yêu nước", "khúc ruột ngàn dặm", "một bộ phận không thể tách rời của nước Việt Nam", nhưng mà khi trở về thì mình lại phải xin visa, trong khi đi các nước khác, những nước như Mã Lai, Singapore... chúng ta không cần phải xin visa.
Bây giờ có nhiều người nói nhà nước VN cần tiền, bây giờ cần tiền thì cũng nên làm giống như là Indonesia vậy, khi vào Indonesia thì đóng visa tại chỗ 25 đôla nếu ở dưới một tuần và 45 đôla nếu ở trên 2 tuần.

Vấn đề đó thì OK! Còn bây giờ đã xin visa suốt một tháng và thậm chí khi mà tới phi trường rồi lại không cho vô, bắt trở về, thì đó là những vấn đề nghịch lý, một lần nữa đã cho thấy vấn đề là cộng sản nói, cộng sản tuyên truyền, và chỉ là tuyên truyền, chỉ là để dụ dổ người ta mà thôi chớ thực chất thì nói một đường làm một nẻo.

Nói một đường làm một nẻo

Tình trạng “nói một đàng làm một nẻo” ấy khiến người ta liên tưởng đến số phận của hai bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở các trại tỵ nạn thuyền nhân ngày nào tại Đông Nam Á, khi nhà cầm quyền Việt Nam một mặt kêu gọi người Việt tỵ nạn – những cựu thuyền nhân – để lại quá khứ sau lưng và hướng về tương lai cho sự hưng thịnh của quê hương đất nước, nhưng mặt khác lại áp lực Kuala Lumpur và Jakarta đập phá 2 bia tưởng niệm thuyền nhân trên các đảo Bidong và Galang.

Số phận của 2 bia tưởng niệm này hiện ra sao? Và các cựu thuyền nhân tại hải ngọai tìm phương cách nào khác để tưởng nhớ những bạn đồng hành không may mắn nằm lại vĩnh viễn dưới lòng biển cả trên con đường đi tìm tự do?

Thanh Quang : Thưa anh Trần Đông, sau chuyến đi vừa qua từ vùng Đông Nam Á trở về thì xin anh vui lòng cho biết tình trạng hiện tại của bia tưởng niệm thuyền nhân ở hai đảo Bidong (Malaysia) và Galang (Indonesia).

Ông Trần Đông : Cảm ơn anh Thanh Quang. Vấn đề bia tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong và Galang tới năm nay là 4 năm đã qua rồi. Bốn năm đã qua rồi thì hình ảnh của bia tưởng niệm tại Bidong và Galang vẫn còn đậm nét trong lòng của người tị nạn tại hải ngoại.

Bia tưởng niệm tại Bidong thì đã bị đập nát từ Tháng Mười 2005 và vẫn còn như vậy cho đến ngày hôm nay. Riêng bia tưởng niệm tại Galang vào Tháng Năm 2005 đã bị đục bỏ và từ đó đến nay thì nó đã thay hình đổi dạng nhiều lần, và đến bây giờ thì bia tưởng niệm đó không còn nữa.

Thanh Quang : Thưa anh, qua hình ảnh chúng tôi được biết là bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Galang sau khi bị đục bỏ thì đã có nhiều lần thay đổi, xin anh cho biết thêm chi tiết.

Ông Trần Đông : Thưa quý thính giả, một điểm đặc biệt đối với bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang là sau khi bia đã bị đục bỏ thì ở tại California bà con có biểu tình trước Lãnh Sự Quán Indonesia. Chính ông phó lãnh sự của Toà Lãnh Sự Indonesia ở Cali cũng đã hứa là sẽ xây dựng lại bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang.

Vào lúc đó ông ta nói rằng bia tưởng niệm thuyền nhân bị phá hoại chớ không phải là chủ trương của chính phủ. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi có gặp gỡ giới chức tại khu vực đó và cái tin chính thức được họ chính thức loan báo, đó là do áp lực của nhà cầm quyền Hà Nội cho nên Indonesia không thể làm gì khác hơn là phải thực hiện theo đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội.

Đến Tháng Tám 2005 khi chúng tôi trở về thì cái lỗ trống của bia tưởng niệm đó cũng vẫn còn đó, và cái khung của bia tưởng niệm vẫn còn. Tháng Tư 2006 chúng tôi trở về Galang thì cái lỗ trống đó được lấp bằng cái logo của Trại Galang ngày xưa. Ở hai mặt là hình ảnh của cái logo.

Đến Tháng Tư 2007 khi chúng tôi trở về thì nguyên cái khung đó và cái logo đó không còn nữa. Coi như họ gút hẳn cái khung nền của đài tưởng niệm. Cái khung của đài tưởng niệm bị dời đi đâu mất, mình không biết. Và chỉ còn lại cái nền thôi.

Và Năm 2008 chúng tôi trở về đó thì đài tưởng niệm chỉ còn lại cái nền như Năm 2007. Và mới đây, cách nay mấy tuần chúng tôi trở về đó, cái nền bây giờ họ cũng tháo ra, coi như không còn dấu vết gì cả. Điều này cho chúng thấy một cách thầm lặng thì cái bia tưởng niệm thuyền nhân của chúng ta tại Bidong và Galang đều bị hủy theo sự đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội. Nó đã bị triệt hạ một cách hoàn toàn không còn dấu vết theo thời gian.

Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam trên khắp thế giới

Thanh Quang : Trước tình trạng các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Bidong và Galang như vậy thì hẳn chúng ta liên tưởng đến bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở ngay tại những nơi mà người tị nạn đang sinh sống. Thưa anh, đến năm nay là đã 4 năm trôi qua, đã có bao nhiêu bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại hải ngoại được dựng lên để thay thế hai tấm bia thuyền nhân Việt Nam ở nơi hoang đảo Bidong và Galang ?

Ông Trần Đông : Vẫn theo thời gian lịch sử từ đó đến nay thì chúng ta thấy rằng trước khi bia tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang được dựng lên thì chúng ta có hai bia tưởng niệm thuyền nhân tại nước ngoài. Một cái là bia tưởng niệm thuyền nhân tại thủ đô của Canada, tức là tại Ottawa, và ở tại Santa Ana trong khuôn viên chùa của Thượng Toạ Thích Quảng Thành đã được bà con và cộng đồng tại chỗ dựng lên trước khi bia tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang được dựng lên.

Sau khi bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong bị đập phá thì ở nhiều nơi khác bà con và cộng đồng tại chỗ đã dựng lên nhiều tấm bia tưởng niệm thuyền nhân khác để thay thế cho hai tấm bia bị đập phá ở hai hoang đảo xa xôi không người ở là Bidong và Galang.

Và chúng ta thấy rằng cho tới ngày hôm nay có một bia tưởng niệm thuyền nhân tại Pháp, gần thủ đô Paris, tại Chùa Khánh Anh. Tại Thuỵ Sĩ cũng có một bia tưởng niệm. Tại nước Đức dã có hai bia tưởng niệm được dựng lên rồi, và sắp tới đây sẽ có một bia tưởng niệm khác sẽ được khánh thành do các cựu thuyền nhân Cap Anamur dựng lên.

Tại Vương Quốc Bĩ cũng đã có một bia tưởng niệm thuyền nhân đã được khánh thành rồi. Tại Melbourne (Úc Châu) năm rồi, bia tưởng niệm thuyền nhân cũng đã được khánh thành. Tại Nam California (Hoa Kỳ) trong Tháng Tư này cũng đã khánh thành bia tưởng niệm ở tại Nghĩa Trang Westminster. Như vậy chúng ta thấy có tổng cộng đến 8 bia tưởng niệm thuyền nhân được dựng lên tại nơi cư trú của chúng ta.

Và theo chỗ chúng tôi được biết thì hiện nay đang có nhiều dự án của nhiều cộng đồng và nhiều bà con ở các nơi trên thế giới đang đệ trình dự án để xin dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở tại chính nơi sinh sống của mình, để mình đi ra đi vô mình có thể thấy, có thể sờ mó, có thể tưởng nhớ, mình có thể tổ chức tưởng niệm những thân nhân, anh em họ hàng của mình đã qua đời trên con đường vượt biên, vượt biển.

Thanh Quang : Thưa anh, nếu như vậy thì việc Việt Nam áp lực Malaysia và Indonesia đập bỏ hai bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Bidong và Galang có mang lại cho họ hiệu quả gì không ?

Ông Trần Đông : Qua vấn đề này chúng ta thấy cộng sản Việt Nam đã thực sự lầm khi hạ lệnh đập bỏ hai bia tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong và Galang. Họ hoàn toàn sai lầm trong vấn đề này. Chúng ta đã bị mất hai cái, nhưng bà con đã tự động dựng lên một chục cái, rồi sẽ có mỗi nơi một cái để thay thế cho hai cái đã mất.

Muốn xoá bỏ lịch sử thuyền nhân Việt Nam

Thanh Quang : Việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại những nơi như anh vừa nói có bị Hà Nội áp lực phản đối hay không? Nếu có thì làm sao mà cộng đồng hải ngoại có thể thực hiện được điều này?

Ông Trần Đông : Vấn đề thực hiện bia tưởng niệm thuyền nhân bị Hà Nội phản đối một cách rất mạnh mẽ bởi vì chủ trương của cộng sản Việt Nam là họ muốn xoá sổ giai đoạn thuyền nhân để rồi trong tương lai con cháu chúng ta nghĩ rằng do đường lối sáng suốt mở rộng tự do dân chủ của đảng và nhà nước cho nên chúng ta có hàng triệu người từ trong nước đi ra nước ngoài sinh sống và vì vậy cho nên con cháu chúng ta phải đời đời nhớ ơn này kia nọ, vân vân...

Đó là điều mà họ muốn và vì vậy cho nên họ không ngần ngại dùng thủ đoạn và các phương pháp mờ ám. Tuy nhiên, lịch sử đã không thể nào xoá được, nhất là lịch sử thuyền nhân là một lịch sử lớn trong dòng lịch sử 4.000 năm của chúng ta, mà không riêng tại Việt Nam mà tại các nơi khác trên thế giới.

Thanh Quang : Như vậy thì thế hệ mai sau sẽ quên hay là cộng sản Việt Nam có thể xoá sổ lịch sử thuyền nhân Việt Nam được không ạ?

Ông Trần Đông : Theo tôi, thế hệ mai sau sẽ không bao giờ quên và tài liệu tham khảo về các cộng đồng sắc tộc khác cho thấy một điểm giống nhau là thế hệ thứ nhứt và thế hệ thứ hai là những thế hệ mà họ phải làm việc cật lực để lo ổn định đời sống.

Thế hệ thứ hai và thứ ba sẽ là những thế hệ lo hội nhấp vào cuộc sống mới. Và bắt đầu từ thế hệ thứ ba, thứ tư, sớm nhứt cũng là thế hệ thứ ba hoặc là thế hệ thế hệ thứ tư, thứ năm trở về sau thì đó là những thế hệ về nguồn, mức độ về nguồn rất là mạnh, và lúc đó họ mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc của họ.

Và nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc trở thành nhu cầu rất là lớn trong cộng đồng, cho nên vấn đề của chúng ta ngày hôm nay, chúng ta là những người thuộc thế hệ thứ nhứt, chúng ta là những người thuộc thế hệ nhân chứng, công việc và trách nhiệm của chúng ta là phải làm sao lưu giữ lại những di sản này, lưu giữ lại chứng tích này để làm tài liệu lịch sử cho con cháu, bởi vì không ai biết rõ giai đoạn này hơn chúng ta.

Và nếu một mai chúng mai một đi, và nếu di sản này , di tích này mai một đi thì coi như là mai một vĩnh viễn, mất vĩnh viễn, rất khó tìm hiểu lại được. Và nếu có tìm hiểu, làm sống lại thì nó vẫn không trung thực bằng thế hệ chúng ta tìm hiểu và gin giữ nó.

Cho nên ngày hôm nay trách nhiệm của chúng ta là gom góp lại, tàng trữ lại và có sao giữ vậy. Con cháu của chúng ta mai sau sẽ nghiên cứu, sẽ sàng lọc, sẽ đánh giá, sẽ luận công, sẽ kết tội.

Và thưa quý thính giả, không có sự thật nào mà có thể được che giấu dưới ánh sáng mặt trời. Rồi ra ai là người có công, ai là kẻ có tội, thì lúc đó sẽ được sáng tỏ trước lịch sử. Và phần luận xét đó sẽ do các thế hệ mai sau. Thế hệ chúng ta là thế hệ mà cần nên gìn giữ lại những di sản này để làm chứng tích lịch sử cho các thế hệ mai sau.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Ngày của người Việt Tị Nạn

Post by uncle_vinh »

Nói Với Anh Trong Mùa Tháng Tư Buồn MBQ .

Việt Báo Thứ Tư, 4/29/2009, 12:00:00 AM
MBQ

Image
Tượng Thương tiếc sau 1975. (Tranh Vivi)

Anh bảo em hãy viết lại những cảm nghiệm của chuyến vượt biển năm xưa mà em cứ khất lần mãi; viện hết lý do này đến lý do kia để trì hoãn. Anh có biết tại sao không? Em sợ mình lại khóc, khóc ngất… Ba mươi bốn năm rồi (1975 – 2009); cứ mỗi độ tháng Tư trở về, nỗi đoạn trường ám ảnh không nguôi, em muốn cố quên đi mà không được. Về hình ảnh đêm đen mịt mùng giữa biển trời mênh mông, những chiếc thuyền bé cỏn con lao mình vào sóng gió, chở theo bao khát vọng của người Việt-Nam yêu tự-do, đi tìm đất sống. Em cũng là một thuyền nhân, là chứng nhân trong thời kỳ bi thương nhất của lịch-sử Việt-Nam. Tạ Ơn Trời! Em đã quá may mắn đến được bến bờ bình yên anh ạ!

Còn nhớ, một đêm đầu tháng Mười; em khởi hành từ Bến Bạch-Đằng – Saigon bằng chiếc ca-nô (người ta gọi là “Cá Bé”) chở một nhóm ra Bà-Rịa, Vũng-Tàu, nhập vào “Cá Lớn” (một chiếc tàu sắt), ba ngày đêm lênh đênh trên biển cả, có dàn khoan dầu Quốc-Tế giữa Thái-Bình-Dương cứu vớt. Không ai được mang bất cứ vật gì theo mà phải để lại hết trên chiếc tàu ấy. Sau khi đưa tất cả những thuyền-nhân lên chỗ an toàn, người ta đã cho nhận chìm nó. Đôi giày “sandal” của em vì thế cũng đắm vào lòng biển khơi. Một ngày sau đó, với chân trần đi trên nền sắt của dàn khoan dầu không quen bởi quá nóng. Em đã tìm cách tự làm cho mình một đôi dép; kiếm được vài thùng giấy bằng bìa rất chắc, em đặt chân mình lên làm mẫu và cắt theo chiều dài chu-vi bàn chân. Xong, em lấy kim chỉ cùng một cây kéo gấp nhỏ xíu (là những thứ cần thiết mà Mẹ bắt dấu trong lưng quần mang theo khi rời nhà), rồi dùng những sợi dây nhựa (để cột các thùng hàng trên dàn khoan) em may và thắt nút làm quai dép. Đang lúc loay hoay, bỗng nghe một tiếng “bịch”, có túi đồ từ trên hành lang của các Thủy-Thủ rơi xuống trước mặt. Dựt mình nhìn lên, thấy thấp-thoáng những nụ cười, cái nháy mắt y-như các Thiên-Thần từ Trời cao ban xuống cho em. Mở bao ra là 3 đôi dép Nhật, vài chiếc quần Jean và cả chục chiếc áo thung màu trắng, có cả thuốc lá Mỹ và nhiều đồ dùng lặt vặt khác. Họ thẩy xuống cho em, một cô bé Việt-Nam “Country-less”, nghèo hơn những người “Home-less” trong xã-hội Mỹ hôm nay; lúc bấy giờ đang tìm cách để khắc-phục những khó khăn trước mắt sau những ngày dài lênh đênh trên đại-dương. Em đã đem cho các Bác, các Chú cùng tàu tất cả, chỉ giữ lại cho mình đôi dép Nhật dài quá khổ chân em và cái áo thung trắng mặc qua đầu gối. Rồi cứ cách vài tiếng họ lại thẩy quà xuống, dường như chỉ cho một mình em trong số phận một trăm ba mươi sáu thuyền nhân lúc ấy anh ạ!

Cũng từ giây phút đó em tâm niệm với Biển & Trời rằng: “Sau này, khi ra nước ngoài được thành đạt em sẽ chú-tâm về việc Bác-Ái, Từ-Thiện. Sẽ theo gót chân Mẹ Teresa (Calcutta) để chia xẻ đến những người khó nghèo, túng cực. Biết cho đi không chừng mực và lãnh-nhận không phàn nàn. Để bù trả lại phần nào sự cưu mang của những người không cùng màu da, không cùng giòng máu đã đối-xử quá tốt với em.”

Như bao nhiêu thuyền nhân khác, em đã định-cư trên những xứ sở tự-do, no đủ. Mà sao không quên được hình ảnh khi ở Bidong, những chiếc thuyền tỵ-nạn đến sau em mang bao xác người tả tơi, họ vừa đặt chân lên miền đất tự-do là đúng lúc trút hơi thở cuối cùng trong tức tủi, oan khiên anh ạ! Bảo sao em không buồn, bảo sao em không khóc. Ba mươi bốn năm qua em tưởng mình đã khô dòng lệ, sao cứ mãi trào tuôn mỗi độ tháng Tư về???

Cách đây mười năm, em tìm về “Nghĩa Trang Quân-Đội Biên-Hòa”, anh cũng biết là gia-đình em không có thân-nhân nào chết trận nhưng em cứ canh cánh bên lòng niềm biết ơn và mong được một lần tạ-ơn; tạ-ơn những chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã hy-sinh trong chiến cuộc năm xưa. Những người đã chết để cho em được sống. Những ngôi mộ mọc đầy cỏ hoang hàng hàng lớp lớp, đếm không xuể anh ơi. Trời ạ! Sao các anh chết trẻ thế? Chỉ có mười tám, đôi mươi, tuổi thanh-xuân đẹp nhất một đời người đã phải lao vào hận thù, bom đạn khốc liệt, oan khiên. Rồi nằm xuống; liệu có nguyên vẹn hình hài? Hay những bom đạn vô tình đã xé thân anh thành nghìn mảnh vỡ. Dù biết rằng qua bao thời gian, xác các anh đã tan vào lòng đất Mẹ. Nhưng sao đau đớn quặn thắt ruột gan khi em thắp hương trên từng nấm mộ tàn ?

Năm nào cũng thế, đúng giờ Ngọ buổi trưa ngày 30, tháng Tư. Dầu bận thế nào em cũng phải về nhà nấu bát cơm trắng gạo thơm ngát, tô canh và bày trái cây, pha trà để cúng giỗ, cầu-nguyện cho các Anh-Hùng-Tử-Sĩ. Nhất là các Vị Tướng cùng các Chiến-Sĩ Vô-Danh của Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa đã tuẫn tiết, anh-dũng hy-sinh trong trách-nhiệm và bổn-phận để em được sống đến ngày hôm nay. Cầu nguyện cho linh-hồn những người Việt-Nam tỵ-nạn không may mắn đã chết sông, chết biển, chết trong rừng sâu núi thẳm trên bước đường đi tìm tự do.

Hãy cùng em giao-cảm trong lời Kinh-Nguyện cho một Việt-Nam tươi sáng hơn anh nhé!

MBQ. ( 29, tháng Tư, năm 2009)
Post Reply