Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Ngày xưa Công Nghệ, Ngày Nay vẫn còn ...

Moderator: maixuanthanh

Post Reply
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Post by unclevinh »

Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Dạo làm đặc san kỷ niệm 50 năm thành lập trường KSCN, được đọc trước bài viết "KSCN đi làm khí đá" của anh Trần Thế-Can gửi, tôi rất lấy làm thích thú và kính phục câu nói khẳng khái của một kẻ sĩ "Vì phải bảo vệ uy tín của một KSCN miền Nam Việt Nam, tôi đành phải mạnh dạn nhận lãnh trọng trách nầy", bèn gửi i meo khen ngợi bài viết ấy ngay. Hôm sau nhận được câu trả lời trách móc, "Đặc san chưa in mà sao anh đã biết bài viết của tôi?" Tôi vội vàng trấn an, "Không phải em theo dõi đọc lén, mà được hân hạnh ở trong ban biên tập." Không nghe anh nói gì thêm nữa, nhưng từ đó tôi vẫn có ý định muốn được cơ hội gặp kẻ sĩ ấy một lần.

Cho đến khi nghe anh Nguyễn Văn-Tân nhắn gặp nhau chiều thứ 7 ngày 10 tháng 1 đãi gia đình anh Trần Thế-Can bữa ăn tối, tôi vô cùng hào hứng liền đề nghị được phép đưa anh chị đi coi vài cảnh đẹp quanh Phoenix; nhưng đã có anh Nguyễn Đắc-Ứng tình nguyện đưa đi coi kỳ quan số một hoàn vũ Grand Canyon thì quanh Phoenix còn cảnh đẹp nào cho tôi dám khoe với anh chị Trần Thế-Can nữa!

Lúc gặp nhau, tôi hơi bối rối. Tôi nghĩ kẻ sĩ khẳng khái ấy phải có dáng dấp hùng tráng của một tráng sĩ đất Yên, Triệu; ngồi bên bạn học cùng lớp với anh Nguyễn Văn-Tân, nhưng anh Trần Thế-Can chỉ nở nụ cười rất hiền lành. Ngó lại phu nhân của anh, chị Huỳnh Thị Kim-Thủy, chị đúng là hình ảnh xinh đẹp của một nữ sinh trường Gia-Long năm nào.

Em xin hỏi chị một câu:

- Đã gần 2 tháng, anh Can đưa chị viếng thăm nước Mỹ, chị thích cái gì ở nước nầy nhất?

Chị sợ sệt ngập ngừng một lúc, rồi nói:

- Điều nầy phải cho tôi suy nghĩ trước khi trả lời, vì sợ bị lôi thôi...

Tôi đoan chắc:

- Chỉ giữa chị và em thôi mà!

Chị nghiêm giọng:

- Điều mà tôi thích nhất ở đây là sự tự do, mình muốn nói gì cũng không sợ!

Câu trả lời trước sau ngộ nghĩnh quá làm chúng tôi thích thú phá ra cười. Tôi khen:

- Chị nói điều ấy rất thành thật, đúng như bọn em muốn được nghe như vậy. Anh Can, em chợt nhớ trong câu chuyện "Du Học", anh Tân kể hồi ra sân bay trở về nước anh có sáng kiến gắn bánh xe kéo va li mà không lấy bằng phát minh bán lấy tiền, thật tiếc!

Nghe tới tiền, anh Ứng vội chen vào:

- Anh Can có chụp hình cái phát minh đó không, đưa cho em kiện lấy tiền chia hai?

Anh Can làm mọi người tiếc thêm:

- Anh còn có sáng kiến làm bảng số xe nữa, nhưng cũng không biết cách lấy bằng phát minh!

- Thế từ dạo du học năm 1960 anh đã trở lại nước Mỹ mấy lần rồi?

- Sau giải phóng đây là lần đầu tiên anh trở lại Mỹ...

Tôi ngắt lời:

- Dầu biến cố xảy ra ngày 30 tháng 4, nhưng chúng em cứ dùng cái mốc trước và sau năm 75, chứ không có giải phóng gì cả!

- Ồ...bị ở bên nhà nghe nói miết nên quen! Ờ mà sao lâu rồi không thấy uncle viết lách gì trên Diễn Đàn nữa?

- Tại em bị bịnh, anh ơi?

- Bị bịnh gì vậy?

- Bịnh lười! Em bị bịnh lười là tại anh Thanh cứ bắt em ra sân đánh tennis để hạ tăng xông.

Sau bữa ăn tối ở quán Phú-Thành, ngoại trừ anh Lê Văn-Yến theo thường lệ phải về nhà ngủ sớm, chúng tôi chụp vài bức hình lưu niệm, rồi kéo hết về nhà anh chị Lê Ngọc-Thanh hàn huyên và đàn hát vui vẻ suốt buổi hội ngộ và chia tay gia đình anh chị Trần Thế-Can.

Image

Image

Lê Ngọc-Thanh CN4, Trần Thế-Can CN1, Nguyễn Đắc-Ứng CN13, Nguyễn Văn-Tân CN1, Lê Văn-Yến CN13, Nguyễn Thái-Vinh CN17
Image

Đôi bạn từ thời Trung học Việt Nam: Kiệt & Nguyên (trưởng nam của anh chị Trần Thế-Can)
Image

Anh chị Trần Thế-Can
Image

Anh chị Nguyễn Văn-Tân
Image

Ca nhạc sĩ
Image

Thái-Vinh, Thế-Can, Văn-Tân & Đắc-Ứng
Image

Chị Hồng, Mộng-Lan, chị Hoa & chị Thủy
Image

Image

Anh nói gì bên em
Image

Đừng xa em đêm nay
Image

Image

Image

Chachacha
Image
uncleVinh
trthcan37
Posts: 6
Joined: 04 Apr 05, Mon, 8:43 am
Location: CN1, Việt Nam
Contact:

Re: Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Post by trthcan37 »

Ngày 22 tháng Giêng năm 2009
Hôm nay lại lai rai cám ơn thêm những người đã giúp đở gia đình tôi trong thời gian thăm Phoenix, Arizona và California
1) Anh chị Tân (CN1) đã cho chúng tôi tá túc trong những ngày thăm Phoenix và cả những lúc đi thăm Casino (nói riêng với NVT: đừng nói tao khách sáo nghe mậy !!!)
2) Anh Ứng đã không ngại gì việc làm ăn để dành thì giờ chở 3 chúng tôi (tôi, bà xả và con trai lớn tôi) và anh chị Tân lên viếng Grand
Canyon hùng vỉ.
3) Các anh chị khác trong vùng ( Yến, Thanh, Vinh .....) và anh chị Huân bên California.
4) Xin lổi nếu có sót anh nào vì già rồi không thể nhớ hết !!!!
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Re: Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Post by unclevinh »

Anh chị Trần Thế-Can thân mến,

Hôm qua anh Tân và chị Hoa đãi hai đứa em một chầu tất niên ăn thả giàn ở Fort McDowell. Câu chuyện cuối năm trong bữa ăn quanh đi quẩn lại toàn là về anh và chị Thủy.

Thời đó đặt tên con gái không đệm chữ "THỊ" rất hiếm; ắt hẳn cha mẹ ước muốn cho con gái mai sau mạnh dạn và tài giỏi không thua gì con trai! Hùm...thì ra, lúc ấy em vô tình không hiểu vì sao chị Thủy lại cố tình đọc nhấn mạnh tên chị từng chữ!

Trai Văn, Gái Thị nghe mãi phát chán! Huỳnh Kim-Thủy tên của chị nghe hay hơn Huỳnh Thị Kim-Thủy nhiều!

Coi lại bức hình em chụp anh chị rất tình tứ ở nhà anh chị Thanh, em hỏi anh Tân, "Trông chị Thủy trẻ quá chỉ bằng tuổi học trò của anh Can, phải không anh?"

Anh Tân nói, "Đúng đó! Anh Can từng làm thầy chị Thủy, dạy năm Đệ Thất ở trường Gia-Long. Em nên đề nghị anh Can viết bài về đề tài nầy!"

Em lại hỏi, "Thời Trung Học, anh Tân bỏ chương trình Pháp nhảy qua chương trình Việt vì mệt mỏi với tiếng Pháp; còn anh Can vì sao từ chương trình phổ thông ở Petrus Ký lại nhảy qua chương trình kỹ thuật bên Cao Thắng hả anh?"

Anh Tân lắc đầu, "Không ai hiểu rõ nguồn gốc thành lập chương trình Trung Học Kỹ Thuật ở Việt Nam, và chương trình đó có cái gì hấp dẫn bằng anh Can; em nên đề nghị anh Can viết về đề tài ấy!"

Ở Mỹ không có chương trình Trung Học Kỹ Thuật. Việt Nam chắc chắn bắt chước theo chương trình BTS của Pháp, phải không anh?

Em nhớ, lúc học xong Đệ Lục, không có đứa bạn nào trong lớp rủ nhau đi thi vào Đệ Ngũ Kỹ Thuật cả! Nếu chương trình Trung Học phổ thông và kỹ thuật đều bắt đầu từ năm Đệ Thất thì không có vấn đề sau đây:

Lúc thi tuyển vào trường Kỹ Sư Công Nghệ, học sinh phổ thông và kỹ thuật không thi chung nhau, nên bạn bè lớp em từng nêu lên câu hỏi, "Phổ thông, kỹ thuật bên nào thông minh hơn?"

Khoá CN17 của chúng em, sau năm thứ nhất học chung với sinh viên các trường Điện, Công Chánh, Hoá Học, và Hàng Hải, về trường mẹ, không ai biết vì đâu lại bị chia ra làm 2 lớp A và B! Cả hai lớp đều lẫn lộn học sinh gốc phổ thông và kỹ thuật. Năm kia gặp thầy Trần Kiêm-Cảnh, em hỏi thầy chọn tiêu chuẩn chia sinh viên lớp A, lớp B như thế nào; thầy chỉ nói chia để trị vì tụi em phá quá! Nhưng tụi em đời nào tin như vậy. Sinh viên lớp A lúc nào cũng nổ mình học lớp giỏi vì thủ khoa thi tuyển năm đó, cả phổ thông lẫn kỹ thuật đều ở lớp A. Em may mắn ở lớp mấy thằng giỏi; nhưng em thấy mấy thằng dở ở lớp B cũng thông minh ghê lắm!

Anh khách sáo cảm ơn tới hai lần; nhưng anh có biết đâu, mỗi lần các anh các chị ở xa đến thăm chúng em như sa mạc được trận mưa rào.

Anh hỏi em bây giờ còn làm việc và làm ở đâu hả? Theo lý lịch của em ghi trong Diễn Đàn KSCN:

Nghề nghiệp: Làm ăn bậy bạ

Nước Mỹ bây giờ thất nghiệp nhiều quá. Em chỉ mong thời gian qua mau, chóng già về hưu để được cùng người yêu rong chơi mãi mãi.

Anh nhớ đừng quên viết hai đề tài mà em yêu cầu nha!

Em gửi theo cành Hoa Mai mới chụp trước nhà, chúc Tết anh chị cùng các bạn đọc Diễn Đàn KSCN quanh năm khoẻ mạnh và vui vẻ.

Hoa Mai Tết năm 2009
Địa điểm: nhà LanVinh
Nhiếp ảnh gia: Thái-Vinh

Image
uncleVinh
trthcan37
Posts: 6
Joined: 04 Apr 05, Mon, 8:43 am
Location: CN1, Việt Nam
Contact:

Re: Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Post by trthcan37 »

Thân gởi Thái Vinh
Làm gì mà dao to búa lớn đến mức phải tự khai là “Làm ăn bậy bạ” . Nhưng mà tại sao làm bậy bạ mà trong được nghỉ hưu sướng quá vậy!!!!
Dù sao cũng cần phải lưu ý là nếu “ăn bậy bạ” thì còn thuốc chửa chớ nếu “làm bậy bạ” thì phải nghỉ tới câu người ta thường hát là “ngu một lần nhưng tiêu một đời” đó.
Nói vậy cho vui vui thôi chớ ngay tôi cũng không dám nghỉ gì “bậy bạ” đâu . Tôi sẽ hoàn chỉnh một bài viết về Tú Tài Kỹ Thuật cho anh em coi chơi đỡ buồn. Trong bài nầy có đề cập đến vài điều thắc mắc của Thái Vinh trừ điều đề cập đến việc tôi dạy tại Trường Gia Long thì xin miễn cho. Kể nhau nghe chơi thì được chớ đem viết thành một bài thì có vẻ ký quá và không giống ai hết !!! Thôi để khi nào có dịp qua thăm Phoenix nữa thì tôi sẽ kể cho nghe.
TTC
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Hội ngộ gia đình anh Trần Thế-Can, CN1

Post by uncle_vinh »

Cuộc đi chơi tuyết bất ngờ

Hơn 1/3 thế kỷ mới được gặp lại thầy Can.

Hồi đó thầy đang dạy trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật và về trường Công Nghệ dạy thêm môn Kỹ Thuật Học Tạo Tác cho khóa 13. Không biết có phải tại con số của khoá nầy hay không mà thầy chỉ dạy có 1 năm rồi thôi. Cho đến sau 1975 thì thầy từ giả luôn trường Sư Phạm Kỹ Thuật vì không chịu nổi cảnh “trò giám thị thầy” ở trong lớp .

Vừa chào hỏi thì thầy miễn lể “mất dạy từ ngày “cách mạng thành công” rồi; thôi, gọi bằng anh cho thân mật đi!”

Trong lớp, anh rất tự hào với “máy dập bảng số” sản xuất bảng số xe gắn máy do anh thiết kế . Sau nầy được biết thêm anh đã sáng chế bắt thêm 2 bánh xe nhỏ vô cái va li để đẩy đi cho khỏe trên đường du học. Tiếc thay, cả 2 cơ phận đều không được nộp lấy bằng phát minh, không thôi giờ đây chắc anh giàu to rồi!

Hay tin anh chị sẽ đến Phoenix chơi với anh Tân, bạn đồng khóa, tôi xin phép nghĩ ngay một ngày để tình nguyện đưa các anh chị đi thăm kỳ quan thế giới Grand Canyon. Thiết nghĩ đó là một món quà thực tế của Khóa 13 dành cho thầy cũ vậy!

Chắc nhờ sợi dây Công Nghệ vô hình mà vừa gặp nhau thì mọi người thân mật ngay như anh chị em một nhà. Chị cười rất tươi và nói chuyện rất tự nhiên. Với kinh nghiệm ở Mỹ được một tháng, chị quan sát sao đó mà trên đường đi chị nói

- Nghe nói thôi, bây giờ mới biết, tội nghiệp mấy anh quá!

- “Sao vậy chị” Tôi hỏi

- Thấy mấy anh ở bên nay làm hết mọi việc, chó mèo chắc cũng không cực như vậy!

- Chưa hết đâu chị ơi, còn thua luôn cây cỏ nửa đó!

Thừa thắng xông lên, chị nói “kỳ nầy trở về VN, tôi sẽ bắt chước mấy chị bên nay, để anh Can làm hết!”

Tôi cười “chắc không được đâu".

Chị hỏi "sao vậy?"

Tôi trả lời "còn tùy vào môi trường xung quanh nữa chứ. Ở bên đó mà chị làm vậy thì ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, anh, em xúm vô mổ, chắc chị tiêu quá!"

Ra khỏi thành phố, trời đất bao la, cảnh vật bát ngát, đồi núi chập chùng; chị reo lên một cách lịch sự “đẹp quá, đẹp hơn Đà Lạt!”

Lên gần đến Sedona, bắt đầu thấy tuyết trên mặt đất, chị thích quá “chổ nào có nhiều tuyết, ghé cho tôi bốc một nắm cho đã nghe”, và chị bắt đầu kể lại những chuyện tếu mà anh Can đã phịa chị sau khi anh du học ở Mỹ về . Nào là “đái đường thành vòi nước đá liền, xong là phải bẻ cái rắc!”, “phun nước miếng rớt xuống đất kêu cái cộp!”, v.v…

Lên khỏi đèo phía trên Sedona, mọi người trầm trồ “đẹp tuyệt!” Chắc không đẹp bằng Colorado đâu, nhưng có lẻ vì mới từ dưới Phoenix lên đây nên chưa thấm lạnh, vẫn còn thích thú ngắm đưọc cảnh thần tiên! Lần đầu tiên không những thấy được tuyết mà còn được nắm, được đi trên cả một cánh đồng bao la đầy tuyết, chị vui ra mặt.

Image

Thấy vậy, tôi liền gạ ngay:

“Thỏa mản … rồi hả chị, trở về nhà chị nhớ viết cho 1 bài để sang năm đăng vô Đặc San Công Nghệ nghe?”

Thật không hổ danh cựu nữ sinh Gia Long, chị ừ liền . Tôi phục quá, không hiểu tại sao cựu học sinh trường nào cũng có thể viết bài dể dàng hơn cựu học sinh trường kỹ thuật vậy! Như chính tôi đây vẫn còn đang vật lộn với bài viết nầy, đến nay mới xong, vì …

Hơn một tháng rồi từ ngày chị trở về đến nhà mà vẫn chưa thấy bài của bà chị đâu hết. Chẳng lẻ chị cũng đang vật lộn với giấy và viết như tôi; hy vọng không phải, chắc chị vẫn còn mắc săm soi mấy tấm hình đi chơi tuyết!
dacung
Post Reply