Vui buồn cùng Tú Tài Kỹ Thuật

Ngày xưa Công Nghệ, Ngày Nay vẫn còn ...

Moderator: maixuanthanh

Post Reply
trthcan37
Posts: 6
Joined: 04 Apr 05, Mon, 8:43 am
Location: CN1, Việt Nam
Contact:

Vui buồn cùng Tú Tài Kỹ Thuật

Post by trthcan37 »

Ghi chú : Nội dung bài viết có thể sẽ phần nào giúp cho những KSCN gốc Cao Thắng cũng như gốc Phổ Thông hiểu rõ được quá trình hình thành hệ thống Tú tài Kỹ thuật Việt Nam bắt nguồn từ trường Pétrus Ký và Cao Thắng, tuy rằng nó có thể mang tinh chất hơi riêng tư một chút.
Những điều kể sau đây có thể còn chút đỉnh thiếu sót nên nếu có ai bổ sung được thì rất tốt và tôi cũng thành thật cám ơn. Ngoài ra khi đọc bài viết, các bạn cũng đừng nên có ý nghỉ là người viết quá đề cao mình. Chẳng qua những gì được viết ra đây mang tính chất như một hồi ký nhỏ thôi.

Trước hết cũng nên đề cập qua chút ít về người viết bài. Tôi là một học sinh đã được tuyển (qua một kỳ thi) vào lớp 5ème (5th) Moderne trong hệ thống chương trình Pháp của trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký , thường được gọi vắn tắt là Trường Pétrus Ký. Học sinh trường nầy được mang hổn danh là “dân Pétrus Ký “. Thông thường thì hàng năm có kỳ thi tuyển vào lớp đầu tiên hệ Trung học của trường là năm “6ème (6th) Moderne”. Nhưng thỉnh thoảng cũng có tuyển vào lớp trên là lớp 5ème, là lớp mà tôi may mắn thi đậu vào. Có một điều may mắn nữa là năm tôi vào Trường Pétrus Ký lại là năm cuối cùng của chương trình Pháp. Qua năm sau thì không còn thi tuyển vào nhánh “Chương trình Pháp” nữa.

Tôi cũng muốn nói rõ đôi điều về các chương trình học nầy. Chương trình Pháp gồm có năm 6ème Moderne là năm đầu tiên của hệ thống Trung học, năm kế tiếp là năm 5ème, rồi kế là 4ème, 3ème, Seconde và Première là năm cuối để thi Tú Tài 1 Pháp gọi là Baccalauréat Première Partie. Nếu thi đậu thì lên học tiếp các lớp Classes Terminales gồm lớp Triết học (Philosophie) và Toán (Mathématiques) để cuối năm thì thi Tú Tài 2 gọi là Baccalauréat Deuxième Partie. Nếu đậu thì có thể ghi tên tự do ( không phải thi tuyển ) vào học Đại Học. Còn không thì phải học lại nguyên năm. Riêng đối với các trường Cao Đẳng hay Kỹ sư ( như Cao đẳng Điện Học, Cao đẳng công chánh , hay Kỹ sư Công Nghệ ….) thì phải thi tuyển.

Song song với 2 bằng Tú Tài nầy ( được coi như Tú Tài Phổ Thông ), chương tình Pháp còn có Tú Tài Kỹ Thuật ( Baccalauréat Mathématiques série Technique) mà sau nầy ta đã căn cứ vào để thành lập hệ thống Tú Tài Kỹ Thuật. Chương trình Tú Tài Kỹ Thuật Pháp cũng giống như chương trình Tú Tài Phổ Thông Pháp nhưng có thêm những môn học về kỹ thuật, cụ thể là môn Kỹ Nghệ Họa, Kỹ Thuật học v… v…

Tôi xin phép được mở một dấu ngoặc tại đây để nói những chuyên về Tú Tài Kỹ thuật Pháp. Sau khi thi xong Tú Tài Kỹ thuật Việt Nam xong, chúng tôi gồm hai người ( Sầm Bửu Sơn CN1 và tôi ) mới nộp đơn xin thi Tú Tài Kỹ thuật Pháp. Phần chương trình thi thì gồm các môn phổ thông và môn kỹ thuật là Kỹ nghệ họa. Tuy chỉ có hai thí sinh thôi nhưng phía Pháp cũng lập ra một hội đồng để chấm thi, cụ thể là phải mời một người thầy kỹ sư Pháp để chấm bài vẽ KNH. Ông thầy nầy lại cũng là ông thầy chấm môn KNH bên Tú Tài Kỹ Thuật Việt Nam. Tôi cũng cần nói rõ là trong thời điểm nầy, rất ít, thậm chí có thể nói rằng không ai biết có thể thi Tú Tài KT Pháp. Dù có biết thì cũng không ai có can đảm ghi tên thi vì không thể nào tìm được một nơi để học các môn kỹ thuật bằng tiếng Pháp !!! Cuối cùng rồi thì chỉ có mình anh Sầm Bửu Sơn là đậu thôi. Còn tôi tuy rằng điểm của bài KNH là điểm tối đa nhưng không thể kéo qua điểm của bài Triết học được nên đành phải bị rớt vậy!!!

Trong năm tôi vào trường Pétrus Ký thì chương trình Việt cũng bắt đầu được thành lập và hệ thống gồm Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngủ, Đệ Tứ, Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhất ứng với các lớp bên chương trình Pháp. Và cũng có Tú Tài 1 và Tú Tài 2 và nếu đậu thì ghi tên vào Đại Học. Song song với chương trình Việt hoàn toàn nầy thì vẫn còn một vài lớp thuộc về hệ thống chương trình Việt lai Pháp (tạm gọi là như vậy). Trong hệ thống nầy bài học vẫn bằng tiếng Pháp pha lẩn với tiếng Việt . Toàn hệ thống gồm 4 năm học là năm thứ Nhất (Première année) , năm thứ Nhì (Deuxième année) năm thứ Ba (Troisième année) và năm thứ Tư (Quatrième année) để cuối năm thứ Tư thì học sinh sẽ thi lấy bằng Đíp-lôm ( Diplôme, tiếng Pháp) và tiếng Việt gọi là bằng Thành Chung. Đây là một chương trinh theo kiểu thuộc địa. Tên nguyên của bằng cấp nầy bằng tiếng Pháp là Diplôme d’études de l’enseignement primaire supérieur (Tôi không thật nhớ rõ ràng lắm). Sau khi có bằng Thành Chung rồi thì học sinh có thể sang qua chương trình Pháp để học tiếp mà thi Tú Tài Pháp .
Trong thời kỳ đầu thì sau khi đậu bằng Thành chung , ta có thể ra làm quan được rồi. Ít người có can đảm học tiếp qua Tú Tài vì phải ra tận Hà Nội chớ trong Saigon lúc đó chưa có trường (tôi nghe nói là như vậy). Nhưng trong thế hệ của tôi thì học đến Tú Tài rất dể vì không cần phải đi xa nữa. Trong chương trình Việt thì đến lớp Đệ Tứ thì học sinh có thể thi lấy Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp tương đương với 2 bằng Brevet bên chương trình Pháp là Brevet 1er Cycle và Brevet Elémentaire ( thi khó đậu hơn ) . Tôi không nhớ hai tên nguyên của 2 bằng cấp nầy mà chỉ nhớ tên thường gọi mà thôi.
Trong khi thi bằng Thành Chung , bằng Trung học đệ nhất cấp hay các bằng Brevets, rủi ro có không đậu thì vẫn có thể học thẳng lên tiếp mấy năm sau để thi Tú Tài. Trong khi học chương trình Pháp thì tất cả bài đều bằng tiếng Pháp ( lúc đó được coi như tiếng mẹ đẻ !!!! ) và các thầy thì luôn luôn giảng bài bằng tiếng Pháp trừ giờ của ông thầy dạy ngoại ngữ ( tiếng Việt ) thì nói tiếng Pháp pha lẩn tiếng Việt vì tiếng Việt lúc đó đươc học như một ngoại ngữ !!!

Bây giờ xin được trở về với chủ đề Tú Tài Kỹ Thuật. Vào năm tôi học lớp Seconde là năm bên Việt Nam xuất hiện một chương trình Việt nhưng bài giảng thì toàn là tiếng Pháp, không phải phổ thông mà lại là Kỹ thuật. Tôi suy nghỉ là nếu tiếp tục chương trình Phổ thông như đã theo thì chưa chắc tôi thi đậu được Tú Tài Phổ thông vì trong chương trình nầy tôi ghét nhứt là môn Triết và tôi đả hoàn toàn thất bại ở môn nầy trong các kỳ thi ( trong đó có kỳ thi Tú Tài KT Pháp ) như đã nói trên . Do đó , khi nghe tin là sẽ có chương trình Tú Tài Kỹ Thuật bên trường Cao Thắng tôi vội vàng bỏ trường Pétrus Ký để ghi tên vào lớp Đệ Nhị Kỹ Thuật tại Cao Thắng. Trong thời điểm nầy thì chỉ mới mở có 2 lớp là đệ Tam KT và đệ Nhị KT. Cho đến giờ vẫn còn có người thắc mắc là tại sao tôi lại bỏ chương trình Pháp để sang qua chương trình Tú Tài KT Việt Nam. Thật ra lúc đó tuy là mang tiếng chương trình TTKT Việt nhưng tất cả các môn học đều được giảng bằng tiếng Pháp cả, và đặc biệt là môn tiếng Anh đã do một ông thầy người Úc phụ trách.

Bây giờ tôi xin phép được nói một chút chuyên riêng tư thuộc về cá nhân. Có một lý do mà ít người biết đến việc tôi giả từ chương trình Phổ thông Pháp ở trường Pétrus Ký để sang qua Cao Thắng. Ngay người trong gia đình cũng không biết tai sao, nhưng tôi thì lại biết rất rõ chuyên mình đang làm. Lý do cũng không có gì quá đặc biệt nhưng lai mang một tính chất hơi mộc mạc và buồn cười !!!
Đó là vào đúng năm ấy thì ba tôi bị bịnh “bán thân bất toại” ( bây giờ gọi là tai biến mạch máu não) nên không còn làm việc gi được mà phải nằm bất động trong một thời gian dài. Sau nầy thì mọi người mới biết được là khoản thời gian ấy đúng là tròn 27 năm !!! Thế là trụ cột gia đình đã không còn nữa!!!. Tôi đã phải nghỉ ngay là nên làm gì và đơn giản chỉ khi có một nghề gì thì mới làm cái gì được chớ. Do đó tôi nghỉ phải chuyển ngay qua bên ngành Kỹ thuật mà học vì lúc đó đối với tôi, học kỹ thuật chỉ là học một nghề gì đó và khi có nghề gì đó rồi thì mình mới có thể làm những việc mình muốn. Thậm chí tôi đã nghỉ là cùng lắm thì khi học Trường Cao Thắng rồi thì tôi có thể ngồi ở một gốc cây nào đó để sửa xe kiếm sống!!! Xin lỗi vì đã nói lạc đề một chút.

Bây giờ xin trở về đề tài chính. Cho tới thời điểm thời bấy giờ thì trường Kỹ Thuật Cao Thắng chỉ mới mở 2 lớp là Đệ Tam và Đệ Nhị thôi. Tôi nhớ là trước đó một năm dường như ý định mở thêm ngành học về kỹ thuật đã thành hình rồi nhưng chưa hoàn chỉnh. Ngành học nầy được thực hiện bằng cách ghép thêm các môn kỹ thuật vào chương trình phổ thông ( thực hiện thí nghiệm với chương trình Pháp tại trường Pétrus Ký ) để học sinh có khả năng thi Tú Tài Kỹ thuật Pháp. Vì vậy trong trường hợp trên tôi còn nhớ là có hai anh trên tôi một lớp đã tham gia. Hai anh nầy là Trần Văn Đáng (CN1) và Nguyễn Năng Cường (CN1). Không biết cuối năm đó 2 anh có ghi tên xin thi TTKT Pháp hay không , nhưng trong khi tôi chuyển qua Cao Thắng học lớp Đệ Nhị thì gặp lại hai anh Cường và Đáng đồng thời cũng cùng lớp với các anh Sầm Bửu Sơn (CN1), Nguyễn Thành Đức ( CN1 đã mất) …và hai chị sau nầy là các KSCN khóa một. Trong lớp Đệ Nhị Kỹ thuật lúc đó có đến 3 hay 4 chị chớ không phải chỉ có 2 đâu. Lớp Đệ Tam KT thì cũng có vài nữ, tôi không nhớ rõ là bao nhiêu nhưng khi lên đến KSCN thì chỉ còn 2 mà thôi. Chuyện nầy phải hỏi hai chị QTT và BNH thì mới rõ được.

Trước thời điểm mở lớp Đệ Tam và Đệ Nhị KT thì trường Trung Học Kỹ thuật Cao Thắng chỉ có tới lớp cuối cùng là lấy bằng tốt nghiệp BEI (Bằng tốt nghiệp Trung Học KT) là cao nhất. Sau đó thì khi có bằng BEI rồi thì học sinh có thể ra trường đi làm việc ( trước khi có mở lớp Tú Tài KT) hoặc sau đó muốn học tiếp thì lên lớp đệ tam hay đệ nhị KT ( điều nầy tôi không nhớ rõ lắm, có lẻ anh Đặng Xuân Nhựt CN3 biết nhiều hơn tôi và có thể bổ sung nếu được ) để tiếp tục học và thi lấy bằng Tú Tài Kỹ Thuật 1 và 2. Sau khi có bằng Tú Tài Kỹ Thuật 1 và 2 rồi thì có thể dự thi tuyển vào Trường Quốc Gia Kỹ Sư Công nghệ, hay các trường cao đẳng khác tại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ.

Phải nói rằng khi qua lớp Đệ Nhị KT học thì chương trình cũng gồm các môn như các lớp Tú Tài Phổ thông nhưng có thêm các môn KT là Kỹ Nghệ Họa (sau nầy gọi là Vẽ KT), Kỹ thuật Học và Xưởng. Đối với tôi thì các môn KT nầy hoàn toàn mới lạ, nhưng tôi rất thích nó. Riêng đối với anh Nguyễn Năng Cường thì tôi nghỉ không lạ lắm vì có thể anh đã học trước một năm rồi. Các bài giảng thì cũng toàn bằng tiếng Pháp cả.
Thú thật rằng lúc đó tôi rất thích môn KNH và luôn luôn tìm tòi học hỏi. Thậm chí vì không có tiền mua sách nên khi nào có giờ nghỉ lớp là tôi lại tìm vào nhà sách để đứng đọc “chùa” các sách về KNH. Tôi vẫn còn nhớ nhà sách nầy là nhà sách Khai Trí. Khi nào có thì giờ nhiều thì lại mò vào Nhà Sách Albert Portail ( Sau đổi tên lại là Xuân Thu ) ở đường Catinat ( sau đó là Tự do và bây giờ là đường Đồng Khởi ) .

Đến cuối năm khi thi Tú Tài 2 KT thì tôi có cái may là bài vẽ của tôi ( do một Ông thầy Kỹ sư Pháp chấm ) có số điểm cao nhất nên lúc đó nhận được một phần thưởng về môn học KNH của Phái bộ Văn Hóa Pháp ( Mission Culturelle ). Phần thưởng không nhiều , chỉ gồm một quyển sách KT về chế tạo bánh xe răng ( đến giờ tôi vẫn còn giữ ) và một hộp dụng cụ vẽ KNH, nhưng đây là một điều làm tôi vô cùng sung sướng vì thấy mình đã tự chọn cho mình một con đường đi đúng sở thích.

Có một chuyện vui vui mà tôi đoán là rất ít người biết : trong năm đầu tiên Tú Tài Kỹ thuật, sau khi có được TTKT toàn phần ( 1 và 2 ) có giá trị tương đương với Tú Tài Phổ thông, trên nguyên tắc đương sự có quyền chọn bất cứ Đại học nào để ghi danh học cũng được. Nhưng trớ trêu thay, khi đi nộp đơn ghi danh học Đại học tại các phân khoa khác thì hồ sơ chúng tôi đều bị từ chối vì chúng tôi chỉ có Tú Tài Kỹ Thuật !!!! Khi chúng tôi hỏi tại sao, có phải bằng TTKT không có giá trị như TTPT không thì nhận đươc câu trả lời : cả hai bằng TTKT và TTPT đều có giá trị ngang nhau, nhưng cấp trên đã ra thông báo là năm nay không nhận hồ sơ của những người có TTKT. Tới đây, chúng tôi đành phải trở về để nộp hồ sơ thi tuyển vào Trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ và hồ sơ được thu nhận rất dể dàng và nhanh chóng. Vấn đề ở đây không phải là chúng tôi không thích KSCN mà chỉ vì phải cầu may thôi do chúng tôi nghỉ nếu không đậu vào KSCN thì chúng tôi có thể theo học một phân khoa Đại học khác được. Chỉ có thế thôi !!! Sau nầy chúng tôi mới biết là số người đậu TTKT không nhiều lắm ( vì là khóa đầu tiên ) nên người ta nghỉ nếu để chúng ghi danh vô những phân khoa ĐH khác thì còn đâu đủ số thí sinh thi tuyển vào KSCN. Kể ra cũng hay thật và vì thế tôi mới có cái may là đậu vào Trường KSCN và học cho tới khi ra trường .

Trong thời điểm nầy thì Trường QGKSCN đã thành lập xong với một lớp duy nhất là lớp dự bị ( gồm những người đậu TTPT thi vào ) và sau khi số thí sinh TTKT từ Cao Thắng trúng tuyển qua kỳ thi tuyển thì cả hai nhóm đều hợp lại thành một là năm thứ nhất KSCN. Và sau đó thì hình thành năm thứ 2 và lần lượt năm thứ 3, 4 … cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975. Có một điều thú vị là lớp của khóa thứ 2 gồm đa số là từ TTPT vào. Đến năm thứ 3 thì ngược lại, đa số là từ Cao Thắng lên cả. Cứ thế các khóa sau thì có khi lẩn lộn TTPT và TTKT. (không biết có đúng như vậy hay không nên không bảo đảm 100%!!!!)

Và giờ đây, sau khi chúng ta biết được là chương trình Tú Tài Kỹ Thuật đã hình thành như thế nào rồi thì cũng là lúc tôi xin phép kết thúc bài nầy tại đây vậy.

TTC
User avatar
ntanhoa
Posts: 12
Joined: 11 Mar 05, Fri, 9:05 pm
Location: NV Tân CN1, AZ, USA

Re: Vui buồn cùng Tú Tài Kỹ Thuật

Post by ntanhoa »

Can

Kể chuyện Tú Tài Cao Thang mà mầy khong kể công lao của nhung vi thầy luc bấy giờ, ong Hoang (ancien eleve KSCN Phap), ông Triêm (KSCN Phap), ông Trà (Hieu Trương Cao Thang), ông Bach (KS Cau Cong, GD Nha Ky Thuat Hoc Vu).... Tao khong hoc Cao Thang nen khong biet hết.

Mầy gáy thi cứ gáy, cang nhieu cang vui. Gà khong biet gáy la "gà chết" hay con gọi la ga "nuốt dây thun (g?) " hay "gà rót". Mầy gáy chứ khong phải " nói phét " là được rồi. Sau bao nhieu năm hưởng Văn Hoá Mới mà mày chưa nói "phet " là khong tiến bộ. Thôi chừng nào có viet gì nửa thi nhớ nổ thêm to to nhe. Tao bây giờ thich nghe chuyện nổ lắm.

Tan
Post Reply