Luciano Pavarotti

Giúp vui Diễn Đàn Kỹ Thuật

Moderator: nuoclanh

Post Reply
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Luciano Pavarotti

Post by unclevinh »

Image

Tin buồn:
Vô cùng tiếc thương Luciano Pavarotti (Oct. 12, 1935 - Sept. 6, 2007) tuyệt đại cao thủ Opera Tenor đã vĩnh viễn khuất bóng giang hồ vào lúc 5 giờ sáng hôm nay tại Modena, Italy!

Mời các bạn yêu nhạc nghe lại giọng hát hùng tráng cao vút của Luciano Pavarotti qua nhạc phẩm:
Granada
uncleVinh
User avatar
nuoclanh
Posts: 181
Joined: 02 Jun 05, Thu, 11:40 pm
Location: Melbourne, Úc

Post by nuoclanh »

Mời các anh chị đọc lại bài cũ :

--------------------------------------------



Pavarotti
Quỳnh Giao

Image

Trên sân khấu kịch nghệ Tây Phương, trước khi mở màn người ta thường gõ ba tiếng.


Tục này xuất hiện từ thời Trung Cổ, âm thanh biểu tượng Ba Ngôi theo Thiên Chúa Giáo. Ðôi khi trước khi gõ ba tiếng mở màn, người ta còn gõ 11 tiếng, có nơi giải thích là để tượng trưng cho 12 vị tông đồ, trừ Judas! Thời mà vua chúa còn ngự trị, ba tiếng gõ cũng để chào, theo thứ tự là hoàng hậu, nhà vua và bá tánh. Xét vậy thì khi thưởng ngoạn hoàng hậu mới là nhất, hoàng thượng chỉ hơn được bá tánh!


Người quản diễn, được gọi là “brigadier”, cầm gậy bọc nhung nện ba tiếng trên sàn trước khi màn được kéo lên. Brigadier là người thợ cả, chỉ huy một toán thợ. Ðã chuẩn bị đầy đủ diễn viên và đồ nghề, quản diễn ra lệnh kéo màn như một tay thợ cả, vì vậy có tên như thế (sau này, brigadier mới trở thành cấp bậc trong quân đội, chúng ta gọi là gì thì Quỳnh Giao xin cầu cứu giới kaki!)


Với người nghệ sĩ, có lẽ còn một tiếng gõ thứ tư, chỉ riêng mình nghe thấy vì gõ lấy cho mình. Ðó là tiếng tự mình hạ màn sau một đời trình diễn. Cũng như nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật giã từ sân khấu là phải để cho đời thèm.


Chúng ta không nghe thấy tiếng gõ của Greta Garbor vì bà lặng lẽ ẩn mặt trên cực điểm của sự nghiệp điện ảnh. Chúng ta có nghe thấy tiếng gõ dòn dã như pháo cưới của Grace Kelly, khi bà giã từ điện ảnh lên xe hoa làm công nương bên ông hoàng Rainier xứ Monaco.


Một người chuẩn bị tiếng gõ hạ màn cho mình một cách độc đáo là kéo màn cho người khác.

Ðó là Luciano Pavarotti. Hàng năm danh ca Pavarotti vẫn tổ chức một buổi hát tại quê nhà quyên tiền cho trẻ em, nạn nhân mìn bẫy tại Bosnia, Kosovo hay Iraq. Trong buổi trình diễn gọi là “Pavarotti và bằng hữu”, ông giới thiệu những ca sĩ khác, nhất là giới trẻ. Ông chỉ phụ họa giúp vui, làm chúng ta nghe mãi vẫn thèm. Người nghe mua vui, Pavarotti làm phúc cho nghệ thuật âm nhạc và nạn nhân chiến tranh.

Luciano Pavarotti sinh vào Tháng Mười năm 1935 tại thành phố Modena của Ý. Thân phụ là thợ làm bánh và chỉ cất tiếng hát khi đẩy bánh vào lò, cho bánh chóng dòn. Bà mẹ mới là người khích lệ cậu con theo nghiệp cầm ca, nếu không, người ta đã có một thầy giáo làng Pavarotti, kiêm cầu thủ bóng tròn hạng địa phương vào ngày Chủ Nhật!

Luciano Pavarotti mở màn lần đầu tại Ý khi lên sân khấu Opera năm 1961, hát vai Rodolfo trong vở La Boheme và được danh ca người Úc là Joan Sutherland dẫn lên hát chung trên sân khấu Hoa Kỳ từ 1965. Từ đấy, ông trở thành danh ca quốc tế.


Tại Hoa Kỳ, Pavarotti làm nên lịch sử từ một đêm 1972. Ðêm ấy, khi màn hạ ông được khán giả Metropolitan Opera của New York vỗ tay mời ra chào 17 lần. Một kỷ lục ban đầu. Trong vở La Fille du Régiment của Donizetti, đêm ấy ông dễ dàng đưa giọng lên nốt cao nhất là Do (note C theo ký âm pháp tại Mỹ), trước sau chín lần. Công phu khổ luyện đấy. Pavarotti có câu để đời: “Mạng sống một ca sĩ nhiều khi chỉ treo trên một nốt nhạc”. Ông là người duy nhất hát đúng nốt nguyên thủy của Donizetti cho vở này, những giọng Tenor khác đều phải xuống một bậc.

Một kỷ lục về sau là bước ra chào 165 lần, vô tiền khoáng hậu! Cũng tại đại hý viện Met này, có lần khán giả đứng vỗ tay tán thưởng suốt 11 phút, là năm 2004, khi ông bước vào thất tuần. Những kỷ lục như vậy thì còn rất nhiều.

Lần đầu tiên mà công viên Hyde Park của Luân Ðôn chơi nhạc cổ điển là khi 150 ngàn người đến nghe Pavarotti, trong số này có Thái Tử Charles và Công Nương Diana. Dưới chân tháp Eiffel của Paris thì đêm solo của Pavarotti có ba trăm ngàn người đứng nghe. Kỷ lục ấy còn thua nửa triệu người nghe Pavarotti tại công viên Central Park của New York, chưa kể nhiều triệu người trực tiếp theo dõi trên màn ảnh truyền hình.
Trong thế kỷ 20, Luciano Pavarotti quả là người đã đem Opera đến gần với quần chúng.


Ca khúc (aria) mang dấu ấn của ông là Nessun Dorma trong vở Turandot của Puccini, về sau được chọn làm nhạc hiệu cho giải túc cầu World Cup FIFA năm 1990 tại Ý. Pavarotti vốn là khách mộ điệu bóng tròn từ thời trẻ. Từ đấy, mỗi khi kết thúc giải World Cup, ba tay danh tài Luciano Pavarotti, Placido Domingo và Jose Carreras lại xuất hiện chung trong buổi trình diễn gọi là “Ba tay Tenor”. Lần đầu, đĩa hát và băng hình “The Three Tenors” đã bán chạy hơn đĩa nhạc Elvis Presley hay ban Rolling Stones.


Lần đầu tiên nhạc nghệ thuật ăn đứt nhạc phổ thông về mặt thương mại!
Năm 1982, trên cao điểm của sự nghiệp, Pavarotti bắt đầu nhìn xuống, hay nhìn về sau.


Ông tổ chức giải The Pavarotti International Voice Competition cho những giọng ca trẻ và năm 1986, để đánh dấu 25 năm trình diễn của mình, ông dẫn những người trúng giải đi lưu diễn tại những sân khấu Ý Ðại Lợi và cả Bắc Kinh. Lần đầu tiên Nhân Dân Ðại Sảnh Bắc Kinh có buổi trình diễn âm nhạc tư bản thì mười ngàn người bật dậy vỗ tay tán thưởng!
Cuối năm ngoái, Luciano Pavarotti chuẩn bị tiếng gõ thứ tư của mình khi loan báo sẽ lưu diễn tại 40 thành phố để từ biệt khách mộ điệu. Buổi hát giã bạn là vào giữa năm tới. Sân khấu có thể là New York nơi ông thành danh, hoặc tại quê nhà ở Ý Ðại Lợi. Ðêm ấy, chắc là nhiều người sẽ khóc đến ướt sũng khăn tay. Y như Louis Armstrong của thế giới nhạc Jazz, hình ảnh trình diễn của Pavarotti là chiến khăn tay trắng, để lau mồ hôi chảy dài trên mặt.


Nói về khăn tay thì con người có tài ấy cũng có tật.

Bếp núc là nghề riêng của chàng, để hầu ông thần khẩu của chính mình. Người ta nghe mãi còn thèm, Pavarotti thì ăn mãi còn thèm như ông thú nhận, đến nỗi thân hình ngày càng nảy nở bề ngang. Có lần, chàng vào nơi khét tiếng thời trang là Savile Row, lỏn lẻn hỏi: “Có gì vừa cho tôi không?” Làm sao Savile Row có thể từ chối một khách hàng như vậy, dù là một khách hàng quá khổ?

Ông chủ trả lời, chính hiệu Ăng-lê: “Chắc là một chiếc khăn tay cũng được chứ gì?”


Image

Con người đa tài ấy cũng là khách đa tình.

Pavarotti kết thúc 37 năm hôn nhân với người vợ đầu là cô giáo đồng nghiệp thời thanh xuân, để lấy người tình là nàng thư ký riêng. Y như tài tử kiêm danh ca Yves Montand của Pháp, Pavarotti cũng ưa chuyện “lão bạng sanh châu”. Năm 2003, ông có con gái với nàng Nicoletta Mantovani này, như Yves Montand, cũng vào tuổi thanh xuân 67 (năm ấy, nàng mới băm ba). Ở tuổi vàng ấy, người ta ru cháu. Còn Pavarotti ru con và đi dạy hát Opera, không là cái thú hay sao?

Tuesday, November 15, 2005


Mời nghe 1 bản nhạc do Pavarotti trình bày
Ave Maria
User avatar
AnhTien_CN17
Posts: 118
Joined: 01 Nov 05, Tue, 5:55 am
Location: Viet Nam

Post by AnhTien_CN17 »

Anh nuoclanh đã ST bài viết của Quỳnh Giao về Pavarotti rất hay. Bài viết vào năm 2005 , khi Pavarotti vẫn còn sống và năm sau bác sỹ mới phát hiện ra Pavarotti bị căn bệnh hiểm nghèo là ung thư tụy tạng (pancreas cancer).
Và thật đáng thương tiếc khi mà Pavarotti đã rời cõi tạm vào ngày 6/9/2007....

Mời quý vị xem lại vài hình ảnh của Pavarotti qua video clip sau :

Image

AVE MARIA
Nhạc : Schubert

Ave Maria, gratia plena.
Maria, gratia plena
Maria, gratia plena
Ave, ave dominus,
dominus tecum.
Benedicta tu in mulieribus,
et benedictus
et benedictus fructus ventris
ventris tui, Jesus.
Ave Maria.
dbaq
Post Reply