Hành hương Trung-Quốc

Ngồi nhà coi thiên hạ ... du lịch

Moderator: unclevinh

User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Hành hương Trung-Quốc

Post by phoquocuy »

Sau khi gởi tiền và passport cho hội Từ Bi Phụng Sự để làm thủ tục đi hành hương Trung-Quốc từ 6 đến 14 tháng 10 (1600 U S/một người cho vé máy bay và ăn ở tại Trung-Quốc, 65 U S/một người để trả tiền làm visa vào Trung-Quốc).

Đến ngày 3-10-06 đáp máy bay từ Orlando đi LA, sáng 5-10 đến trung tâm ITC để được hướng dẫn và nhận y phục và dụng cụ cho việc tu xuất gia đoản kỳ (từ 7-14 tháng 10) lần này tại Trung-Quốc.
Từ 7:30 tối thứ sáu (6 tháng 10) chúng tôi đã tập trung tại trung tâm ITC để được xe bus đưa ra phi trường LAX để bay qua phi trường quốc tế Icheon.

Image

Sau 13 giờ bay phi cơ đã đáp xuống phi trường Icheon và chờ tại đây 4 giờ trước khi bay vào Trung-Quốc , Sau 2 giờ bay chúng tôi đã đáp xuống phi trường quốc tế Thượng Hải. Tới đây đã có một chuyện rắc rối xẩy ra làm cho một đạo hữu ở Texas phải trở về lại Mỹ , nguyên do là vì mặc dù visa chưa hết hạn nhưng lý do hải quan Trung-Quốc không cho đạo hữu này nhập cảnh vì trong visa ghi chỉ cho phép nhập cảnh 1 lần nếu muốn nhập cảnh thì phải qua Hong Kong hay Ma Cao làm visa nhập cảnh mới và đạo hữu này đã từ chối. (xin hẹn kỳ sau). :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Sau khi chờ khoảng 30 phút để check-in chúng tôi được đưa lên 3 chiếc xe bus để đưa tới tiệm ăn,

Image

khi tới thì là một chiếc thuyền rồng đậu tại bờ sông, một mùi hôi từ dưới sông đưa lên làm tôi cảm thấy khó chịu nhưng khi vào trong thuyền thì mùi hôi đó cũng bớt đi nhiều.

Image

Sau bữa cơm (chay) chúng tôi được đưa về khách sạn khá sạch sẽ và chia ra cứ 2 người một phòng, tại đây những người xuất gia đoản kỳ bắt đầu xuông tóc để ngày mai làm lễ thọ 10 giới của ngươi xuất gia.

Image

Qua một đêm tại khách sạn này và ăn sáng xong chúng tôi lên đường đi Hàng-Châu.

Hàng Châu trở thành một trung tâm thương mại quan trọng vào đời nhà Tùy (581-816) vào thời Nam Tống đây là một thành phố lớn và đẹp nhất cua thế giới. Rất nhiều triết gia, chính trị gia và văn nhân thi si, kể cả những thi sĩ nổi tiếng nhấttrong lịch sử Trung-Quốc như Su Shi, Lu you và Xin Qiji đã đến chốn thiên đường nhỏ bé này để cư ngụ. Nhà thám hiểm Marco Polo nói ông đã viếng Hàng Châu vao thời kỳ này và gọi nó là Kinsai hay Quinsay.

Image

LINH ÂM TỰ là ngôi chùa lâu nhất của thành phố. Một nhà sư Ấn-Độ tên Huili quá thích vẻ đẹp cũa Hàng Châu đến nỗi cho ngôi chùa này là nơi cư ngụ của các vị thần. Ví thế ông đặt tên ngôi chùa này là " Nơi ẩn náu của các vị thần " hay LINH ÂM.

Image

LINH ÂM TỰ nằm khuất sâu trong một thung lũng vắng vẻ phía tây bắc của Tây Hồ. Chùa được xây vào năm 326 AC. Vào thời huy hoàng của nó chùa có 9 ngọn tháp, 18 cung và 75 phòng và có thể chúa 3000 vị tăng. Cũng giống như nhiều kiến trúc cổ trong thành phố, chùa cũng đã trải qua nhiều thời kỳ bị tàn phá và tái xây dựng. Chùa hiện thời được xây xong năm 1910. ( Kỳ sau tiếp về CỬU HOA SƠN )
Tạm biệt :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Sau khi thọ giới dưới tượng A Di Đà tại chùa Linh Âm, chúng tôi được hướng dẫn vào thăm chùa lạy Phật (tại đây họ không cho chúng tôi được ở lâu trong chánh điện thành ra chỉ có nhưng người xuất gia mới có dịp lạy Phật, còn những người khác phải ở ngoài, tôi quên không nói là kỳ hành hương nay có 110 phật tử tham dự).

Image

Image

Image

Sau khi lạy phật xong chúng tôi đi thăm chùa va các tượng Phật tạc trong núi. Sau đó chúng được đưa đi ăn trưa và chuẩn bị đi thăm Cửu-Hoa-Sơn.

Image

Image

Image

CỬU HOA SƠN, ngọn núi này nằm trong vùng trung nam của tỉnh An Hội, là một trong những kỳ quan thiên nhiên được biết tới nhiều nhất của Trung-Quốc .

Đây là một trong 4 ngọn núi Phật giáo, những ngọn kia là Phổ Đà Sơn, E'mishan và Ngũ Đài Sơn. Núi gồm nhiều ngọn và những con đường ngoằn ngoèo dễ đi. Du khách chọn núi này để vãn cảnh dù không đượcxem những ngọn thông vặn vẹo sần sùi va những đỉnh nhọn nguy hiểm của dãy Hoàng Sơn, nhưng sẽ tìm thấy một vùng đất đẹp đẽ thanh tịnh và sùng kính Phật không đâu trên Trung Quốc sánh bằng.

Vùng đất Phật này xưa kia có rất nhiều người theo Lão Giáo. Họ đã xây nhiều đền thờ và nhà ở ngay chính nền những chùa và nhà ở bây giờ. Sự thay đổi bắt đầu từ một nhà sư người Đại Hàn tên Kim Kiao Kak đến vùng này vào năm 729 trước Tây lịch. Người ta cho rằng vị sư này là hóa thăn của Ngài Địa Tạng Bồ Tát đã đến đây để giảng về đạo Phật và xây những ngôi chùa để vinh danh thần giữ trái đất Kasitigarbha.

Sau khi ông chết năm 794 trước Tây lịch, vùng núi này càng ngày càng trở nên sầm uấtva2 vào gần cuối đời Tang, có cả trăm ngôi chùa và hàng ngàn vị tăng sống nơi đây. Ngay trong thời kỳ vàng son nay, nhà thơ Lý Bạch, ngồi trên đỉnh núi danh tiếng Thiên Lâu, đã đặt tên cho vùng núi này. Ông gọi nó là Cửu-Hoa-Sơn vì ông thấy được 9 đỉnh núi quanh nơi ông ngồi, nhô lên khỏi những đám mây như những nụ hoa. Thực ra có tới 99 đỉnh núi trong vùng Cửu-Hoa-Sơn này.

Thời nay, Cửu-Hoa-Sơn không còn rộng lơn như xưa nữa. Con số đền chùa chỉ còn khoảng 60, sau những bỏ phếhoav85 tàn phá của đoàn Vệ Binh Đỏ trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa vào nhưng 4 năm 1967-1977. Vung núi này cũng đang trở thành một địa điểm du lịch, tức sẽ có nhiều quầy hàng, những chỗ xây cất mới, du khách, xe cáp và rác rưởi nhất là trong mùa đông khách lúc có nhiều lễ hội được tổ chức. Trong tương lai có lẽ sẽ còn tệ hại hơn nữa.

Image

Image

Image

Nhưng hiện nay Cửu-Hoa-Sơn vẫn còn nơi rất tốt để thăm viếng vài ngày.Không giông như những đất Phật khác tại Trung-Quốc , Cửu-Hoa-Sơn ta vẫn còn thấy được lòng sùng tin đạo Phật. Vẫn còn khoảng 6800 tượng Phật, khá nhiều tranh, chữ viết đa số từ thời Minh và Thanh , kể cả thủ bút cuốn kinh Huayang do Wu Xia viết, vài bản kinh do vua Thanh đặt viết và vài bản kinh tiếng Phạn từ thời cổ. Có 2 xác ướp, một của Wu Xia, một của Kim Kiao Kak, cả hai được bọc trong một lớp vàng lá. (kỳ sau tiếp NAM KINH) :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Tai Cửu-Hoa-Sơn chúng tôi tham dự 2 lần "tam bộ nhất bái" (nghĩa là cứ đi 3 bước lại lạy một lạy),

Image

Image

ngày thứ nhất từ khách sạn đến một ngôi chùa ở dưới chân núi cách nhau khoảng gần 1 mile, ngày thứ hai từ dưới chân núi lên ngôi chùa trên đỉnh núi phải qua 800 bậc thang, cứ 3 bậc thang lạy một lạy. Về lại khách sạn ăn uống và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi Nam-Kinh.

Sáng hôm sau chúng tôi được đánh thức sớm để ăn sáng và chuẩn bị đi Nam-Kinh cho kịp.

NAM-KINH là một trong 6 kinh đô cổ của Trung-Quốc, nằm ở bờ phía nam của miệt dưới sông Dương-Tử. Đây chính là thủ đô của tỉng Jiangsu, rộng 860 dậm vuông và có dân số hơn 5 triệu.

Image

Nam-Kinh có một quá khứ dầy dạn. Nhiều triều đại đã chọn nơi đây làm kinh đô, xay dựng vinh quang và làm giầu cho nó để rồi biến mất trong dòng cuốn của lịch sử.

Ngày nay Nam-Kinh chỉ còn lại những lâu đài và nấm mồ làm dấu vết cho một thời huy hoàng xa xưa. Hồng-Lâu-Mộng, một kiệt tác văn học của Trung-Quốc, kể lại chuyện vinh quang và lụi tàn của một gia đình quyền thế vùng Jinling. Nơi đó, ta còn nhìn thấy dấu tích của những đời sống vật chất xa hoa của các vọng tộc quý phái.

Nam-Kinh cũng là nơi những biến cố lịch sử cận đại xẩy ra. Trước khi Cộng-Hòa-Nhân-Dân Trung-Quốc, Nam-Kinh là trung tâm chính trị và văn hóa của Trung-Quốc. Vào ngày 13 tháng 12 năm 1937, quân phát xít Nhật tiến vào Nam-Kinh và giết chết hơn 300,000 người. Sự kiện này vẫn còn là kỷ niệm cay đắng cho nhiều người. Người Nhật đã thực hiện một cuộc tàn sát vĩ đại không bao giờ được Nam-Kinh quên và tha thứ.

Ngày nay, Nam-Kinh là một thành phố yên bình với những con đường có hai hàng cây, những hồ và đồi khiến mùa hè gay gắt của miền đông Trung-Quốc phần nào dễ chịu.

Image

Image

Người ta cũng có thể hưởng cảnh thanh bình của thành phố trong sự cô độc. (kỳ sau tiếp WUXI) :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Ở Nam-Kinh chúng tôi tham dự 2 buổi cầu nguyện cho những linh hồn đã chết trong thời kỳ đệ nhị Thế Chiến, một lần ở trên tường thành của Nam-Kinh(city wall), một lần ở bờ hồ gần dưới chân bức tường thành. Đêm đó chúng tôi nghỉ tại Nam-Kinh để sáng hôm sau đi Wuxi.

Image

Wuxi nằm trong vùng thung lũng trung tâm của sông Dương Tử, nơi bờ phía đông nam Trung-Quốc, là một thành phố thuộc miền nam tỉnh Jiansu, rất trù phú và có nhiều cảnh đẹp. Wuxi nằm cách Thượng-Hải 128 Km về phía đông, thành phố Wuxi có biên giới phía bắc là sông Dương Tử và Đại Hồ ở phía nam. Diện tích vào khoảng 4650 Km vuông và dân số hơn 4 triệu.

Image

Wuxi có một lịch sử dài hơn 3,000 năm, là một trong những thành phố cổ nhất Trung-Quốc. Trong đời nhà Châu và nhà Tần, Wuxi có nhiều quặng thiếc nhưng nay đã cạn kiệt vì bị khai thác quá độ. Tới thời nhà Hán thành phố này được đặt tên là Wuxi tức là không còn chất thiếc nữa.

Image

Thành phố văn hóa này đã sản xuất nhiều ngưới tài như Qian Zhongshu, tác giả cuốn sách The Besieged City là ngưới Wuxi nằm trong thung lũng mầu mỡ sông Dương Tử. Wuxi đã phát triển những kỹ nghệ mới như : dệt lụa, làm đồ gốm và làm gạch. Thành phố này ngày càng thu hút nhiều du khách, đa số đều thích viếng cảnh Đại Hồ và bức tương Phật vĩ đại gần đó.

Image

NHẬN XÉT :
Thật là thích thú khi được tham dự một cuộc hành hương đầy ý nghĩa và học hỏi được nhiều điều thú vị trong đạo Phật và được thăm nhiều thắng tích cổ xưa của đạo Phật tại Trung-Quốc, chỉ có một điều đáng tiếc là chúng không còn toàn vẹn vì bị con người tàn phá và nay phải tu bổ lại.

Một điều nữa là nếu chúng ta để ý thì trong các chùa đều có cảnh sát và công an mặc thường phục và các sư mậc áo vàng không biết ai là sư thật ai là sư giả, hay họ mặc áo để lãnh lương? do đó đến bất cứ ngôi chùa nào chúng tôi đều không cúng dường. Chỉ có tại Wuxi chúng tôi có đóng góp để giúp cho một em trong môt cô nhi viện địa phương khoảng 5000 Mỹ kim để em đó có đủ chi phí để mổ tim.

Còn một chuyện nữa là khi ờ Hàng-Châu chúng tôi đi bộ từ khách sạn đến một công viên ở Tây Hồ để tập Càn Khôn Thập Linh, lúc đó vào khoảng 6 giờ sáng thầy trò đang tập mới được khoảng 10 phút, tôi để ý thấy một anh chàng cảnh sát cầm điện thoại di động đang nói chuyện, khoảng 5 phút sau thấy một toán người mang những loa và dụng cụ âm nhạc tới họ vặn âm thanh thật lớn và ôm nhau nhẩy thật là ồn ào thế là thầy trò chúng tôi phải đi chỗ khác vì chúng tôi biết là họ không muốn cho mình tập trung quá đông (hơn 100 Người)và lại mặc đồng phục áo lam, nhất là trong khi tập dân chúng địa phương đứng chung quanh cũng tập theo.

Trung-Quốc thật sự đang phát triển nhưng không có kỷ luật vì người dân đã không được huấn luyện để tuân thủ những tiện nghi được du nhập từ tây phương.

Nhưng được như ngày nay dân Trung-Quốc có lẽ đã cảm thấy thoải mái và biết ơn Đặng Tiểu Bình. HẾT :lol: :lol: :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Tất cả những tài liệu về lịch sử và địa dư đều do hội Từ Bi Phụng Sự cung cấp. :shock:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Image

Image

Trở về nhà anh chị có cảm tưởng như thế nào?

8)

Anh Uy hay quá! Bây giờ anh viết bài thường xuyên cho DD được rồi phải không?

Cám ơn anh đã ghi lại cuộc hành trình để tặng anh em và bạn bè!
dacung
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Ứng Thân,
Cám ơn em đã để những tấm hình vào bài viết của anh, thật tuyệt hảo, anh sẽ có bài viết tiếp sau khi đi cruise tại East Caribean về vào tháng hai,
Ok? :lol:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
phoquocuy
Posts: 31
Joined: 20 Nov 05, Sun, 6:20 am
Location: CN8, FL, USA

Post by phoquocuy »

Ứng thân,

Cảm tưởng của anh là sau khi đặt chân xuống phi trường LAX mới thở phào nhẹ nhõm và càm ơn nước Mỹ và dân tộc Hoa kỳ đã dang tay đón nhận những người tị nạn Việt Nam và cho chúng ta những cơ hội để tạo dựng lại cuộc sống mà ngay cả những người cùng giống nòi với chúng ta đã cố tình tước đoạt đến nỗi chúng ta phải bỏ nước ra đi.
Bây giờ vì nhu cầu sống còn nên họ đã le lưỡi liếm những gì họ ( đảng cộng sản ) nhổ ra, thật là một điều nhục nhã. :roll:
Phó Quốc Uy CN8
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Post by dhth »

Phó-quốc-Uy wrote:


Image

LINH ÂM TỰ là ngôi chùa lâu nhất của thành phố. Một nhà sư Ấn-Độ tên Huili quá thích vẻ đẹp cũa Hàng Châu đến nỗi cho ngôi chùa này là nơi cư ngụ của các vị thần. Ví thế ông đặt tên ngôi chùa này là " Nơi ẩn náu của các vị thần " hay LINH ÂM.

[Tạm biệt :lol:
Thưa anh Phó quốc Uy,
Rất cám ơn anh đã kể lại và còn cho xem ké những bức hình về chuyến hành hương TQ. Trong bức hình trên, tất cả những người trong hình đều là khách đi hành hương hoặc "tu đoản kỳ" hả anh, nếu thế thì trong đoàn cũng đông người quá nhĩ? Và xin cho dhth hỏi tại sao lại gọi là "tu đoản kỳ" :?: , các vị có phải ngụ lại ở chùa nào lâu không ạ? Hay chỉ đi từng chùa để tham quan???
Post Reply