Nhiều loại cá nuôi ở Việt Nam bị nhiễm sán lá

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Nhiều loại cá nuôi ở Việt Nam bị nhiễm sán lá

Post by uncle_vinh »

Nhiều loại cá nuôi ở Việt Nam bị nhiễm sán lá
2006.10.25
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Kết quả một cuộc nghiên cứu do Đan Mạch tài trợ cho thấy từ 45 đến 80% cá nuôi tại một số địa phương của Việt Nam nhiễm sán lá, loại ký sinh trùng khi truyền sang người thì gây tác hại về nhiều mặt mà chủ yếu là gan.

Thanh Trúc hỏi ý kiến một chuyên gia ngành thuỷ sản và một bác sĩ khoa kỷ sinh trong nước để tường trình thêm cùng quí thính giả về đề tài này.

Image
Ruộng cá ở Việt Nam. AFP PHOTO.

Giáo sư Lê Thanh Hùng, viện phó Khoa Thuỷ Sản thuộc Đại Học Nông Nghiệp và Lâm Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cho biết vấn đề cá nhiễm sán, nhất là sán lá, là đề tài thường được nêu lên trong học trình của Khoa Thuỷ Sản.

Vẫn theo lời ông, nếu kết quả nghiên cứu vừa rồi do Đan Mạch tài trợ về ký sinh trùng có nguồn gốc thuỷ sản mà đã phát hiện từ 45 đến 80% cá nuôi ở một số địa phương của Việt Nam bị nhiễm ấu trùng sán là có khả năng truyền qua ngừơi thì tỷ lệ này rất đáng lo ngại.

Các nhà nghiên cứu trong dự án có tên là Fibozopa cũng cho biết ba địa phương của Việt Nam có số người bị nhiễm sán lá cao vì thường ăn cá sống- như gỏi cá chẳng hạn- là Nghệ An , Nam Định ở miền Bắc , An Giang ở miền Nam.

Để có thể ngăn ngừa tình trạng cá nuôi nhiễm sán lá, giáo sư Lê Thanh Hùng đề cập một số phương pháp mà Khoa Thuỷ Sản thường khuyến khích ngừơi nuôi trồng áp dụng. Thế nhưng theo ông thì không thể bảo đảm kết quả 100% vì nhiều lý do thực tế.

Gây hại cho sức khỏe con người

Đó là sự phân tích về sán lá dưới cái nhìn của chuyên gia ngành thuỷ sản. Về mặt y khoa, sán lá, nói đúng hơn là ấu trùng sán lá, xâm nhập cơ thể và tác hại lên sức khỏe con người như thế nào được một bác sĩ chuyên khoa ở thành phố Hồ Chí Minh giải thích cặn kẻ hơn.

Bác sĩ Bùi Quang Đi, chuyên khoa Tiêu Hoá và Ký Sinh tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, cho biết thông thường sán lá xâm nhập cơ thể con ngừơi dưới dạng ấu trùng chứ ít có trườmg hợp sán lá cỡ lớn.

Nói về tác hại của ấu trùng sán lá đối với các bộ phận trong cơ thể, chủ yếu là gan, rồi đến phổi, thận, tuyến mật, thậm chí não và mắt, bác sĩ Đi nói rằng phát hiện ký sinh trùng sán lá nơi ngừơi sớm chừng nào thì chữa trị càng hiệu quả chừng ấy, bởi nếu để lâu thì rất khó chữa.

Để có thể truy tầm ký sinh trùng sán lá trong cơ thể bệnh nhân, bác sĩ Bùi Quang Đi liệt kê một số phương cách. Vẫn theo lời ông, ngoài một ít dược phẩm đang được sử dụng trong giai đoạn thì hiện Việt Nam vẫn chưa bào chế được thuốc trị sán lá.

Còn nếu dùng thuốc được cấp viện, ông nói tiếp, thí dụ từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thì kết quả là 95 cho đến 99%.

Tóm lại, theo khuyến cáo của chuyên gia ngành thuỷ sản Lê Thanh Hùng và bác sĩ khoa ký sinh Bùi Quang Đi, cách tốt nhất và đơn giản nhất để tránh bị nhiễm sán lá là chỉ dùng cá đã nấu chín, nhất là các loại cá nứơc ngọt, cũng đừng quên phải nấu chín rau cải hoặc rữa rau sống thật kỹ bằng thuốc sát trùng an toàn.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia
Post Reply