Văn Tếu

Moderator: dhth

Post Reply
User avatar
HungNguyen
Posts: 26
Joined: 17 Jul 05, Sun, 9:22 am
Location: CN9, CA, USA

Văn Tếu

Post by HungNguyen »

Thơ Gởi Bạn Hiền

Hôm nay tôi xin trả lời, trả lãi, trả vốn cho emails của bạn hiền bằng bài viết vui nay nhé.

Tại sao tôi khuyên đàn bà Giao Chỉ Annamta không nên lấy chồng Annamta? Nhất là gốc thi sĩ thì xin can, xin van, vì họ chỉ chuốt lấy khổ sở cho đời mình mà thôi.

Này nhé, hãy lắng nghe cụ thi sĩ Tú Xương đã tự cung khai như sau:

“Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng,
Lặn lội thân cò nơi quảng vắng,
Eo xèo mặt nươ’c buổi đò Đông.

Chồng thi sĩ thi mãi mà vẫn đội sổ, ở nhà làm thi phú, tán vượn tán hươu. Thật tội nghiệp cho những thân cò Annamta.

Những con cò Annamta họ mong gì? Nếu không nói ước mơ của họ rất bình dị, rất tầm thừơng và rất đơn giản, họ nuôi chồng đi học với mong mỏi chồng đổ đạt vinh quy. Bạn hãy nghe tiếp:

"Lấy anh nuôi mẹ cùng cha,
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông,
Mùa hè cho đến mùa đông,
Mùa nào cũng thức lo chồng đi thi,
Hết gạo thiếp lại gánh đi,
Hỏi thăm chàng đã đi thi trừờng nào,
Hỏi thăm đúng ngỏ thì vào,
Tay đặt gánh xuống miệng chào “Thưa anh” "

Ối giời ơi, vợ Annamta hạnh thục, vợ Annamta vô cùng dễ thương, và vợ Annamta lễ phép nhất hoàn cầu khi “dạ thưa” cùng chồng. Nuôi chồng “dài lưng tốn vải” mà còn vui vẽ gánh gạo nuôi cả cha mẹ chồng, nhiều khi bên nhà chồng thuộc phường bóc lột, “ác ôn” thừơng trấn áp, hiếp đáp thân cò nữa, thi sĩ Vương Ngọc Long thấy không?

Chưa hết, thân cò Annamta ngoài bổn phận làm nội tướng quán xuyến gia đình với sự thủy chung tuyệt đối lại còn chăm sóc niềm vui cho chồng như:

“Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh bông lý nấu chè hạt sen”

Còn ông thi sĩ Annamta nào bợm tửu, “chén chú, chén anh” thì thân cò lại chìu chuộng, nâng niu như:

“Đốt than nứơng cá cho vàng,
Mua mấy xị rượu cho chàng uống chơi”

hay nổi niềm thương chồng thi sĩ đầy tình nghiã như:

“Xé phay một chú gà tơ,
Thiếp xin chàng hưởng làm thơ nghe cùng”

Còn khi chồng thích "phê" thuốc lá Bastos xanh hay Ruby Giao Chỉ thì thân cò lại biện bạch hương thơm mùi thuốc với hương mùi tình yêu:

“Chồng em hút thuốc em thương,
Thở ra thơm ngát như hương ái tình”

Nói nhỏ cho ông bạn nghe, nếu cho tôi sống lại thời thế kỷ 18 hay 19, tôi tình nguyện làm thơ fulltime cho thân cò vui cùng... Ôi, sinh nhầm thế kỷ vì mình bị karma cho ra đời trể mấy cò xưa nay bay hết trơn rồi.

Thân cò Annamta sống với chồng và chỉ biết chồng, từ danh dự, tiết hạnh và trách nhiệm:

“Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm ngừơi thương mặc người”

Chưa hết, thân cò còn hy sinh thân mình lo cho các thi sĩ chăn ấm, mền dầy nữa nhá:

“Trời đông tiết lạnh cóng thân,
Thiếp dâng chăn ấm ân cần chàng yêu”

Sự thủy chung tuyệt đối phản phất đâu đây:

"Em là phận gái có chồng,
Xin anh chớ đến mà chồng em ghen”

Sự an phận sau khi có gia thất, thân cò lại nỉ non:

“Chưa chồng nón thúng quai thao,
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai”

Chồng thi sĩ làm thơ được thân cò và xã hội khuyến khích đánh giá cao như:

“Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ,
Dầu hao thiếp đốt đèn mờ thiếp khâu”

Lòng son sắt với chồng Annamta, thân cò làm lụng quay tơ cho chàng đèn sách học hành:

“Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ,
Quay tơ phải giử mối tơ,
Dù năm bảy mối, vẫn chờ mối anh”

Mấy thi sĩ Annamta lại thuộc phường ham vui, hãy nghe tiếp:

“Tính chàng vốn thích leo trèo,
Nửa đêm chàng thức em theo ý chàng”

Cái dã man nhất khi giấc ngủ con người bị quấy phá mà chồng Annamta vẫn abuse man dại thân cò, nạn nhân của sự bạo hành thân xác. Sự ham vui liên tục của chồng Annamta đã làm èo uột thân cò được diển tả tiếp:

“Ngày ba đêm bảy vẫn trèo,
Chàng đâu có biết thiếp èo thân son”

Cò lấy chồng khi còn son trẻ, đến khi tuổi xế bóng chiều thì thân cò bị deformé, eo co mất hết trơn như sau:

“Lấy chồng từ thuở còn son,
Mông to, ngực xệ mười con cùng chàng”

Ông bạn thi sĩ thân mến, tôi viết đôi dòng này để vinh danh những thân cò Annamta đã hay đang đóng góp cho nền văn hóa cũng như văn học Việt Nam phong phú hơn, và cho xã hội chúng ta đựơc gắn bó hơn.

Đôi dòng sau cùng cho thấy sự hy sinh bao la, chung thủy của các thân cò Annamta:

"Đi đâu cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam!”

Rồi quyết định ly dị quái ác của tòa án khi mấy đấng ông chồng ham vui bước sang thuyền khác, thân cò hẫm hiu chỉ van xin chồng Annamta một điều ước nguyện:

“Một mai thiếp có xa chàng,
Đôi bông thiếp trả con chàng thiếp xin”

Ông bạn hiền nghỉ sao nhỉ? Có phải là quý thi sĩ nhà ta sẽ ngâm câu thơ duyên tình thời đại như:

“Một mai thiếp có xa chàng,
Đôi bông chàng giử con nàng chàng cho... free ” ???

Hoàng Tiểu Ca
(aka Việt Hải Los Angeles)
Post Reply