TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

VN muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí
Cập nhật: 12:06 GMT - thứ hai, 4 tháng 6, 2012


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam trong buổi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu Washington “đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh”, ám chỉ vấn đề chất da cam.

Tại buổi gặp ở Hà Nội hôm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Hoa Kỳ là “đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng”.
Ông liệt kê các lĩnh vực mà hai nước có thể thúc đẩy hợp tác như kinh tế, khoa học, giáo dục, chống khủng bố, an toàn và an ninh biển…
Ông nói hợp tác phải tiến hành “trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau”.

Việt Nam luôn chỉ trích các phúc trình về nhân quyền của các chính phủ và tổ chức nước ngoài, xem đây là “can thiệp công việc nội bộ”.

Điều kiện bán vũ khí

Tại buổi họp báo trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh xác nhận Việt Nam muốn mua vũ khí của Mỹ.
“Chúng tôi mong muốn sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hóa quan hệ hai nước và vì lợi ích chung của hai nước.”

“Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số vũ khí trang bị, trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp một số vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh,” ông Thanh nói.

Còn ông Leon Panetta không bình luận về việc bán vũ khí, nhưng nói “trợ giúp” cho Việt Nam sẽ đi kèm điều kiện.
“Sự trợ giúp bổ sung phụ thuộc một phần vào tiến bộ về nhân quyền và các cải cách khác,” ông Panetta cho hay.

Hai nước ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào năm ngoái.

Trong các phát biểu tại Việt Nam, ông Panetta nói Hoa Kỳ muốn “hợp tác với Việt Nam về các vấn đề hàng hải quan trọng, trong đó có bộ quy tắc ứng xử về Biển Nam Trung Hoa, và cải thiện tự do đi lại trên đại dương”.

Bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Nam muốn "ngăn ngừa" Trung Quốc, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói "chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực khu vực, các nước lớn, trong đó quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài, toàn diện".

"Việt Nam không có đi với nước này để chống lại nước khác," ông nhắc lại.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Nhân Quyền và cấm vận vũ khí
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-05

Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam sau khi ghé thăm Cam Ranh đầy ấn tượng.

Trong cuộc tiếp kiến này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngỏ ý yêu cầu Hoa kỳ sớm dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Cam kết đầy hứng khởi

Đối thoại Shangri-La, An ninh châu Á tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 4 tháng 6 chấm dứt với dư âm bầu không khí hào hứng cho các nước Đông Nam Á sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Bộ trưởng Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand. Tuy nhiên điều mà ông gây ấn tượng nhất là cam kết rằng Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương cũng như tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây. Có nghĩa là sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Những cam kết này mở ra rất nhiều điều cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên Mỹ không làm hết mọi nhiệm vụ bao biện nhưng cần sự hợp tác của các nước nhằm giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

Thách thức về trang bị

Thách thức của từng nước có khác nhau từ sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc cho đến ràng buộc đồng minh với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước lệ thuộc lớn nhất vào kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù theo báo cáo mới nhất của Wold Bank cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc chỉ đứng thứ năm trong bảng xếp hạng nhưng lại là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế. Việt Nam nhập một số lượng nguyên liệu thô khổng lồ từ Trung Quốc để gia công xuất khẩu.

Bên cạnh đó những dự án lớn đa số được Trung Quốc cấp vốn với lãi suất ưu đãi để cho Trung Quốc trúng các gói thầu.

Trong khi đó Philippines được sự quan tâm trực tiếp và có trách nhiệm của Hoa Kỳ qua hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Phi năm 1951. Manila tuy yếu nhất vùng về khả năng quốc phòng nhưng lại mạnh nhất về vai trò đồng minh của Mỹ.

Liên minh này cho phép các nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản có thế tiếp tay với Philippines trong nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
Việt Nam không có vai trò liên minh có thể là một thiệt thòi tuy nhiên thiệt thòi ấy có thể bù lại bằng cách mua vũ khí của Hoa Kỳ bên cạnh sự cung cấp của Nga hay Ấn Độ.

Sau chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh đầy ấn tượng của Bộ Trưởng Quốc phòng Panetta, ông đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 4 tháng 6 và trong cuộc gặp này Thủ tướng Dũng đã đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất Hoa Kỳ cần đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh và thứ hai Hoa Kỳ cần dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Lệnh cấm vận vũ khí vẫn hiệu lực

Yêu cầu thứ nhất xem ra không phải là việc khó khăn với Mỹ. Hàng chục năm qua chương trình chống mìn bẫy tại Việt Nam đã được Hoa kỳ viện trợ. Chương trình chất độc da cam tuy không được Quốc hội Mỹ chính thức thừa nhận nhưng một số lớn tiền viện trợ nhân đạo cũng được thông qua.

Những số tiền viện trợ nhân đạo khác vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam và nhất là trong tình hình quan hệ giữa hai nước được cải thiện thì sẽ không có gì thay đổi trước yêu cầu này.

Tuy nhiên yêu cầu thứ hai của Thủ tướng Dũng khó khả thi vì việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam vẫn còn hiệu lực và khó cho bất cứ một chính khách nào của Mỹ thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ ngoại trừ Việt Nam.

Quốc hội Hoa kỳ sẽ được thuyết phục khi nào Việt Nam tuân thủ đầy đủ những cam kết về nhân quyền đối với công ước về nhân quyền liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đã ký kết.

Tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay giống như một bức tranh xấu xí treo trước ngôi nhà đang cố gắng mời khách ghé thăm.

Khi được hỏi liệu tình trạng nhân quyền có phải là nhân tố quan trọng nhất để lệnh cấm vận vũ khí được dở bỏ hay không, Giáo sư Carlyle Thayer chuyên gia về Biển đông và Việt Nam thuộc ĐH New South Wales và Học viện Quốc phòng Australia cho biết:

"Dứt khoát là có. Trong một cuộc phỏng vần hết sức lý thú trên kênh truyền hình của Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa kỳ có thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả lời rằng “không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!”

Và rồi trong chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton tới Việt Nam bà cho biết là rất muốn sự quan hệ của hai nước nâng lên một mức cao hơn nữa, nhưng vấn đề nhân quyền là một cản trở. Tới phiên thượng nghị sĩ John McCain và Joe Leiberman trong chuyến đi Việt Nam đã đưa ra một danh sách dài về vấn đề cải thiện nhân quyền bị xâm phạm tại Việt Nam.

Do đó tôi tin rằng Quốc hội Hoa kỳ không thể nào dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí giết người đối với Hà Nội và vì vậy đê nghị mua vũ khí của Hà Nội khó thành hiện thực bất kể tình hình Hoa kỳ muốn trở lại vùng Châu Á Thái Bình dương như thế nào."

Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu chấp thuận bán vũ khí do Quốc hội quyết định chứ không do chính phủ nào dù Dân Chủ hay Cộng Hòa. Vì vậy tôi nghĩ nhân quyền là rào cản lớn nhất hiện nay cho cả hai nước.

Áp lực từ dư luận

Nhân quyền và tự do tôn giáo có lẽ là hai đề tài mà Hà Nội khó trả lời nhất trước công luận quốc tế trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Hà Nội không thể coi thường sự vận động của một tập thể người Việt đang sống tại Hoa kỳ mà vụ thu thập hơn 150 ngàn chữ ký mới đây là một ví dụ.

TS Nguyễn Đình Thắng, một trong những người vận động phong trào này khi được hỏi sau vụ tiếp xúc phái đoàn tại Nhà trắng, thái độ của chính phủ Mỹ có thay đổi hay không TS Thắng cho biết:

"Chắc chắn rằng nó tạo sự chú ý nhiều hơn trước đây rất nhiều. Thứ nhất chính tổng thống Obama đã nhắc đến trường hợp của Điếu Cày mà trước đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không hề quan tâm đến tình trạng các blogger tại Việt Nam. Thứ hai nữa là ông Michael Posner là một người thực sự quan tâm đến vần đề nhân quyền nhưng ông ta khá yếu thế trong Bộ Ngoại giao.

Qua Thình nguyện thư thì ông ta có thế mạnh hơn bởi ông ta có thế nương theo sự quan tâm của tập thể người Việt liên lạc trực tiếp với tòa Bạch ốc cho thấy rằng Bộ Ngoại giao phải thay đổi một số chính sách về vấn đề nhân quyền.

Ngay trong câu trả lời của ông Posner ông ta nói con số thỉnh nguyện thư nó tạo sự chú ý cho hành pháp Hoa Kỳ và ông ta khuyến khích cộng đồng người Việt tiếp tục lên tiếng với chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là trực tiếp lên tiếng với chính quyền Việt Nam.

Điều đó nó sẽ tạo thuận lợi cho chính Bộ Ngoại giao Hoa kỳ trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Trong Quốc hội Hoa kỳ rất nhiều các vị dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa kỳ bây giờ biết rất rõ là Việt Nam đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Việt Nam bây giờ thay thế Miến Điện để trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á."

Không mua được vũ khí của Hoa Kỳ rõ ràng là điều thiệt thòi cho Việt Nam. Do chủ trương không bị lệ thuộc qua liên minh quân sự, Việt Nam cần tự trang bị cho mình một sức mạnh vũ khí chiến lược đủ khả năng phòng thủ trước thế lực ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc.

Sức mạnh ấy khó thành hình từ các loại vũ khí của Nga hay Ấn Độ vì cho tới nay ai cũng thấy rằng chúng có thể rẻ nhưng không đủ uy lực so với vũ khí của Trung Quốc.

Vũ khí tối tân của Hoa Kỳ có thể cân bằng với đối phương trên nhiều mặt. Từ tầm xa tới tính chính xác và nhất là khả năng sát thương của chúng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến tranh hồi gần đây.

Vi phạm nhân quyền không còn là chuyện nội bộ của Việt Nam khi hình ảnh của người bị đánh, bị sách nhiễu xuất hiện ngày một nhiều trên mạng. Đàn áp nhân quyền và mua vũ khí là hai chủ đề không thể tách rời.

Rào cản nhân quyền

Nói với báo chí trên tàu USNS Richard E. Byrd Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta cho biết Hoa kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoa kỳ và Việt Nam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ.

Câu nói đầy ý nghĩa này vẫn còn một gợi ý: Nên chăng hai nước đừng nên bị ràng buộc bởi vấn đề nhân quyền, vấn đề của hiện tại?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Tiền bạc và y đức người thầy thuốc
Trà Mi-VOA
08.06.2012

Chia sẻ cảm nhận về thực trạng xuống cấp y đức trong đội ngũ y tế Việt Nam, bạn Kim Tiến ở Hà Nội trong cuộc thảo luận tuần trước cho rằng tiền và vấn nạn phong bì là nguyên nhân chính. Chính những người trong ngành y có ý kiến thế nào về nhận xét này? Người trẻ có đề nghị gì giúp thay đổi tình hình? Giải pháp nào giúp chấn chỉnh y đức, nâng cao chất lượng phục vụ xã hội của người thầy thuốc? Mời quý vị nghe phần tranh luận tiếp theo giữa Tiến ở Hà Nội, Huy tại Sài Gòn, và 2 y bác sĩ trẻ từ trong nước sang Nhật tu nghiệp thêm là bác sĩ Phụng và y tá Bình Minh.

Kim Tiến Hà Nội: Tiền và vấn nạn phong bì đang khiến cho y đức của bác sĩ bị xuống cấp. Bao giờ bệnh nhân vào viện cũng phải đóng tiền trước rồi mới được cấp cứu. Khi tới bệnh viện, những người đưa phong bì cho các y bác sĩ được đối xử, đãi ngộ tốt. Còn những ai nghèo khổ, không có tiền sẽ bị cư xử không đúng là con người. Vấn nạn phong bì khiến cho các bác sĩ thật sự có tâm cũng dần thay đổi và chạy theo đồng tiền. Tâm đức của họ bị mất dần.

Trà Mi: Trước hình ảnh Tiến vừa đưa ra, mình muốn được so sánh ngay với những gì các bạn đang tu nghiệp ở Nhật chứng kiến. Tiến nói ở Việt Nam, vào bệnh viện đầu tiên là phải đóng tiền trước khi được chăm sóc sức khỏe. Ở Nhật như thế nào?

Y tá Bình Minh: Tiền bạc hoàn toàn không thành vấn đề. Mình đã thấy rất nhiều trường hợp những người ăn xin gần chết dọc đường mà xe cấp cứu vẫn đưa tới bệnh viện và người ta vẫn cấp cứu rất nhiệt tình. Thậm chí khi cởi đồ của bệnh nhân ra, một đống rệp chạy ra ngoài, nhưng người ta vẫn không hề nao núng, vẫn lao vào cấp cứu cho bệnh nhân đó. Hình ảnh bác sĩ ở Nhật gắn liền với sự nhân bản của người Nhật nói chung vì người Nhật thật sự coi trọng sự công bằng cho con người. Hệ thống bảo hiểm y tế ở Nhật là bảo hiểm toàn dân. Người ta không yều cầu bạn trưng bảo hiểm ra trước khi được cấp cứu. Mình thấy thật sự người bác sĩ ở Việt Nam tốn rất nhiều thời gian để học, nhưng 10 năm sau khi ra trường mới có thể kiếm tiền bằng với người làm nghề buôn bán hay nghề nào đó rất bình thường ở Việt Nam.

Trà Mi: Vấn đề Minh nêu ra là mức lương tưởng thưởng chưa xứng đáng so với công sức bác sĩ bỏ ra để theo đuổi với nghề.

Y tá Bình Minh: Mình bổ sung là công sức của bác sĩ tốt nhé.

Trà Mi: Người ta có câu ‘Có thực mới vực được đạo”. Nếu người bác sĩ lương bổng eo hẹp quá thì làm sao có thể đòi hỏi họ có thể chú tâm hơn, toàn tâm toàn trí hơn với nghề được?

Huy Sài Gòn: Cho mình nói. Nó từ hệ thống đào tạo. Ở Việt Nam hiện giờ cơ chế xin-cho chiếm lĩnh tất cả mọi cái. Người được đào tạo tốt, có tâm, có y đức thì không được đãi ngộ. Còn những người có mối quan hệ, có tiền chạy chọt, có thân thế thì vào được những chỗ rất tốt.

Kim Tiến Hà Nội: Đúng là do mức lương. Như ở bệnh viện Việt Đức, mức lương của các y bác sĩ cao, có thể lên tới chục triệu/tháng. Cách cư xử của các y bác sĩ ở đây có khác hơn so với các y bác sĩ ở các bệnh viện có mức lương thấp hơn.

Trà Mi: Ý bạn Minh đưa ra nói rằng nếu mức lương xứng đáng thì người thầy thuốc không phải bận tâm với ‘cơm áo gạo tiền’, họ sẽ chăm chút hơn cho bệnh nhân, có thời gian trao dồi chuyên môn. Đó là ý niệm ‘Có thực mới vực được đạo’. Tuy nhiên, có người cho rằng đối với ngành nào khác thì vậy, nhưng với ngành y chữa bệnh cứu người, nói tới mục đích lợi nhuận trong ngành y hoặc nói tới mục đích cầu lợi trong ngành y phải chăng làm phá hỏng chữ ‘y’, bóp méo tính lương y của người thầy thuốc?

Huy Sài Gòn: Ở Việt Nam hiện giờ cụm từ ‘lương y như từ mẫu’ gần như không còn hiện diện nữa.

Y tá Bình Minh: Nói chung, hiện giờ chuyện đó rất nhiều trong xã hội, nhưng chúng ta cũng nên tránh thái độ ‘vơ đũa cả nắm’. Người ta kỳ vọng rất nhiều ở bác sĩ, nhưng thử nghĩ xem có thế giới nào như Việt Nam, nhiều khi người ta so sánh may một cái ruột người còn rẻ hơn may một cái ruột xe đạp. Thật sự, nếu bạn xem đơn giá của Bộ Y tế quy định sẽ thấy, ví dụ như may một cái ruột người 75 ngàn đồng. Mình không đem chuyện tiền bạc ra nói để làm cho mọi người cảm thấy là bác sĩ rất tồi tệ, ham tiền, nhưng rõ ràng nếu bây giờ nếu nhà nước đảm bảo được lương bác sĩ là 10 triệu hay 15 triệu/tháng, đương nhiên tình hình sẽ khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây vẫn nằm ở khâu đào tạo. Khi anh không được đào tạo tốt, đào tạo đại trà, không có hệ thống kiểm định chất lượng thì có tăng lương lên 8 triệu/tháng vẫn còn những người bác sĩ sẵn sàng mắng xối xả vào bệnh nhân.

Huy Sài Gòn: Xuất phát từ cơ chế. Từ cơ chế đó mới tạo nên những con người như vậy.

Y tá Bình Minh: Ví dụ bây giờ Bộ Y tế nâng mức lương của bác sĩ lên thì đương nhiên tiền viện phí sẽ tăng. Câu hỏi đặt ra với các bạn là thay vì các bạn bỏ tiền phong bì cho bác sĩ, các bạn có sẵn sàng chi tiền viện phí tăng lên chút xíu hay không.

Trà Mi: Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để bỏ phong bì hay chi nổi tiền viện phí gia tăng.

Huy Sài Gòn: Mình chỉ nói một điều nhiệm vụ của người bác sĩ là cứu người. Dù có những ca không thể nào cứu được, nhưng những lời nói của bác sĩ sẽ làm cho người bệnh nhẹ đi rất nhiều. Ở Việt Nam hiện giờ thiếu những câu nói đó và cái dư là những câu quát nạt bệnh nhân. Ai cũng có áp lực công việc. Đồng ý những người bác sĩ bị áp lực công việc nhiều. Nhưng anh là người trí thức, có học, anh đã xác định chọn nghề của anh, thì anh phải hết lòng vì bệnh nhân. Anh không được quyền đổ thừa là tại áp lực quá nhiều thành ra tôi phải như vậy. Đó là cái nghề anh đã chọn, nghề cứu người.

Y tá Bình Minh: Mình rất đồng ý chuyện đó.

Trà Mi: Vâng, Huy đặt ra vấn đề là nghĩa vụ người thầy thuốc là cứu người thì không nên cầu lợi. Nhưng ngược lại, nếu có người nói rằng đòi hỏi bác sĩ phải hết lòng với bệnh nhân, thế thì ai sẽ hết lòng với bác sĩ đây?

Y tá Bình Minh: Chính xác. Xã hội phải đảm bảo cho họ sống được thì người ta mới có thể cống hiến hết sức mình. Mình phải nói một điều là tất cả những người mới vào trường ai cũng có nhiệt huyết cao phục vụ cộng đồng, nhưng khi ra trường, người ta bắt đầu nhìn xung quanh. Cái nghề mà một ngày không ngủ được mấy tiếng hoặc thức 3 đêm liền không được ngủ, lúc đó thì còn gì mà..

Huy Sài Gòn: Thật ra mình phải xác định rõ cho nghề nghiệp mình đã chọn. Bản thân Huy mỗi lần đi bệnh viện toàn là cãi lộn với bác sĩ không à. Thứ nhất vì họ không cho bệnh nhân nói. Tôi bị bệnh mà không cho tôi nói tôi bị bệnh gì, cứ biểu ngồi im, khám xong rồi đi ra, không cho mình nói gì hết..

Y tá Bình Minh: Tất cả những cái đó có thể nói là do giáo dục và những điều kiện khách quan như là…

Huy Sài Gòn: Đúng, đúng đó là do lỗi của cả hệ thống nó đào tạo ra những con người như vậy. Từ những con người nhiệt huyết có lòng từ tâm, họ đào tạo, xào nấu sao cuối cùng ra những con người như vậy. Người dân Việt Nam mình cũng góp phần tạo nên điều đó. Họ không có sự phản kháng đối với những sự sai trái đó. Họ phản ứng, phản đối, kiến nghị thì đội ngũ y bác sĩ đó phải nhìn lại. Nhiều lúc mình bức xúc thấy một bà cụ bảy mươi mấy tuổi bị một ông bác sĩ trẻ măng khoảng ba mươi mấy quát nạt: “Giờ bà sao, nói nghe coi!” Nạt, nạt, nạt..

Trà Mi: Huy nói người dân bức xúc cứ việc phản kháng thì sẽ được cải thiện. Nhưng có dễ dàng thực hiện được điều này hay không khi mà tâm lý ở Việt Nam và mô hình chung là người bệnh cần bác sĩ chứ bác sĩ không cần bệnh nhân, khác với ở nước ngoài. Ở nước ngoài bác sĩ cần bệnh nhân vì bệnh nhân là khách hàng của họ. Nhưng ở Việt Nam, bệnh nhân không phải là khách hàng, làm sao có thể thấy gì không hài lòng, không ưng ý là lên tiếng được? Trong khi không lên tiếng mà chưa được phục vụ tới nơi tới chốn, lên tiếng nữa thì thiệt thòi sẽ về phần ai?

Y tá Bình Minh: Trà Mi nói tới một nguyên tắc cực kỳ quan trọng của bất cứ xã hội nào. Đó là phải có tính cạnh tranh. Ở Việt Nam bây giờ bệnh viện công còn được bao cấp rất nhiều. Bây giờ cần phải đem nguyên lý cạnh tranh đó ra. Nhưng nếu chỉ có cạnh tranh thôi thì sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo. Cho nên, Bộ Y tế cần phải kiểm soát chất lượng. Từng bệnh viện phải được kiểm tra và công bố cho người dân biết thông tin để chọn những bệnh viện và những bác sĩ tốt.

Trà Mi: Nhưng nếu những bệnh viện tốt, bác sĩ tốt đó lại bị quá tải nữa thì làm sao? Phân tích những nguyên nhân dẫn tới y đức đang bị xuống cấp, mình có đề cập tới áp lực công việc, lương bổng của người thầy thuốc, và tâm lý, tức mảng giáo dục. Với 3 nguyên nhân đó, bây giờ mình có thể cùng nhau đưa ra một số ý kiến giúp thay đổi tình hình thế nào chăng?

Kim Tiến Hà Nội: Hơi khó vì bây giờ đây là lỗi hệ thống. Tiền viện phí không phải là thấp, nhưng lương của các y bác sĩ ở bệnh viện công không cao. Người bệnh thậm chí sẽ phải đóng viện phí tăng lên từ 2 đến 6 lần mà chất lượng y tế không được đảm bảo. Quan trọng là phải do từ trên xem xét lại và quy định sao cho đúng mực.

Trà Mi: Ý kiến của bác sĩ Phụng, một người trong ngành, thế nào? Theo bác sĩ, có giải pháp nào giúp chấn chỉnh y đức, thay đổi hình ảnh của người thầy thuốc, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân hay không?

Bác sĩ Phụng: Nó đòi hỏi không những nỗ lực của người bác sĩ mà nỗ lực từ cả xã hội nói chung. Lương bổng là một điều kiện cần để bác sĩ có thể quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân.

Trà Mi: Cần có nghĩa là không thể thiếu được. Thế còn điều kiện đủ là gì?

Bác sĩ Phụng: Cần phải có thêm chẳng hạn như sự giáo dục và đào tạo của xã hội.

Y tá Bình Minh: Đất nước nào cũng có hệ thống để quản lý chất lượng. Quản lý là cái quan trọng nhất để tất cả mọi thứ tốt hơn và cho người dân biết những thông tin đó. Mỗi người Việt Nam phải nâng cao tinh thần tự chủ lên, nghĩa là phải học. Mình có một đề nghị là sau 8:30 tối mọi người đừng xem TV nữa vì đó chỉ là những bộ phim của Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Chúng ta không có gì để học từ đó hết. Thay vào đó, bây giờ mỗi người mua một cuốn sách về sức khỏe để đọc. Sau một thời gian ngắn, mình nghĩ là nền dân trí của Việt Nam sẽ tăng lên đấy.

Huy Sài Gòn: Ông bà Bộ trưởng nào lên cũng tuyên bố rất hay, nhưng cuối cùng không làm gì được. Với cơ chế này, để mình đề nghị một điều gì đó thì mình không dám đề nghị. Mình chỉ mong muốn là qua chương trình này chắc chắn sẽ có những người làm trong ngành y nghe được những tâm sự này. Là một bệnh nhân như mình chỉ mong muốn là cụm từ ‘lương tâm con người’ phải hiện diện trong người bác sĩ, trong người làm trong ngành y tế. Hãy nhìn bệnh nhân như người thân của mình. Ở Việt Nam có hai nghề xem là được tôn trọng nhất là bác sĩ và nhà giáo. Sự tôn trọng của người dân đối với người lương y có hẳn nhiên. Huy chỉ muốn chuyển lời tới những người nào mà nghĩ mình có quyền ban sự sống cho người khác thì hãy suy nghĩ lại về lương tâm của mình, về nghề nghiệp mình đã chọn để phục vụ con người.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình sau.
Trà Mi xin mời các bạn nghe đài cùng chia sẻ ý kiến và trao đổi với các độc giả khác về đề tài này trong mục Ý Kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Tới đây, Tạp chí Thanh Niên xin nói lời chia tay và hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

VN Tuần Qua 8 Jun 12:
RFA

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Án tù cho ông Lý Tống
Cập nhật: 22:21 GMT - thứ sáu, 22 tháng 6, 2012

Image
Ông Lý Tống trong trang phục giả gái để xịt hơi cay ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng

Ông Lý Tống bị kết án sáu tháng tù, thay vì mức án tối đa ba năm tám tháng, vào hôm thứ Sáu 22/6 vì vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Do ông đã bị giam giữ một thời gian, ông sẽ chỉ ở thêm 54 ngày trong tù ở quận Santa Clara, tiểu bang California.

Ông sẽ chịu ba năm quản chế, theo quyết định của thẩm phán Andrea Y. Bryan.

Đến thứ Năm tuần này, một thỉnh nguyện thư có 6,778 chữ ký được gửi cho thẩm phán với hy vọng giảm án cho ông Lý Tống.

Hồi tháng Năm, bồi thẩm đoàn ở phiên tòa tại San Jose kết luận ông Lý Tống phạm bốn tội danh.

Nhân vật chống Cộng lâu năm bị bồi thẩm đoàn tuyên bố phạm hai trọng tội (sử dụng hơi cay, và đột nhập với ý đồ gây án), và hai tội nhẹ hơn (hành hung và chống lại lệnh bắt giữ).

Ông được xóa tội nặng nhất là tội tấn công bằng vũ khí chết người. Đây là tội bị ghép vào luật 'Bất quá tam" ở bang California, mà nếu bị ba lần có thể phải tù chung thân.

Tấn công

Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã bị tấn công trong khi đang biểu diễn ở San Jose, bang California, vào chiều tối Chủ nhật 18/07/2010.

Trong đoạn video do một khán giả thu hình nay được tung lên YouTube, vụ tấn công xảy ra khi hai ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm đang song ca bài 'Trái tim không ngủ yên' trên sân khấu Trung tâm Hội nghị Santa Clara.

Vào giữa bài hát, ông Lý Tống giả làm một phụ nữ đội nón màu tối, tay vẫy một cành hoa tiến lại gần sân khấu. Khi ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng cúi xuống nhận hoa, ông đã xịt thẳng vào mặt ca sỹ này, khiến ông Hưng khuỵu xuống ôm mặt.

Lần cuối ông Lý Tống thu hút chú ý của báo giới là hồi tháng Tám năm 2008, khi ông định cướp máy bay của Hàn Quốc để rải truyền đơn tại Bắc Hàn nhưng không thành.

Trước đó, hồi tháng Hai, ông tuyệt thực bên ngoài Tòa Thị chính San Jose để đòi chính quyền sở tại đặt tên “Little Saigon” cho một khu phố.

Năm 2007, ông được trả tự do cho về Hoa Kỳ sau khi ngồi tù 7 năm tại Thái Lan vì xâm phạm không phận Việt Nam và thả hàng chục ngàn truyền đơn xuống TP Hồ Chí Minh hồi tháng 11/2000.

Tòa sơ thẩm Bangkok một năm trước đó đã phán quyết dẫn độ ông Lý Tống về Việt Nam, nhưng tòa phúc thẩm lật ngược phán quyết này với lý do việc ông làm là vì "động cơ chính trị".

Năm 1975, ông Lý Tống đã bị bắt đi cải tạo. Sau đó ông vượt ngục, tìm đường đi tỵ nạn và tới Hoa Kỳ năm 1984.

Ông còn bị công an trong nước bắt một lần nữa năm 1992 khi tìm cách rải truyền đơn nhưng được đặc xá và trục xuất năm 1998.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Cuộc hội-thảo hai ngày mang tên:

Voices from the South” (“Những tiếng nói từ miền Nam”)

Tâm Việt

Hai ngày 11 và 12 tháng Sáu vừa qua, Viện Đại-học Cornell đã tổ-chức một cuộc hội-thảo thật ý nghĩa, quy tụ 10 diễn-giả gốc từ miền Nam Việt-nam và gần 50 giáo-sư người Hoa-kỳ đang giảng dạy về Việt-nam (và chiến-tranh VN) trên khắp nước Mỹ, Canada và Pháp. Những tiếng nói bị lãng quên Cuộc hội-thảo hai ngày mang tên “Voices from the South” (“Những tiếng nói từ miền Nam”) là một nỗ lực của Giáo-sư Sử-học Keith W. Taylor, khoa-trưởng Khoa Á-đông-học tại Cornell, nhằm đem lại một vài sự thực bị lãng quên/xuyên tạc trong mấy chục năm qua. Mở đầu buổi hội-thảo vào sáng thứ Hai, 11/6, G.S. Taylor cho rằng những người viết về lịch-sử VN và chiến-tranh VN trong hàng chục năm qua đã không mấy quan tâm đến những tiếng nói của miền Nam VN, nhất là của thời Đệ-nhị Cộng-hoà. Thì đây, cuộc hội-thảo này sẽ nhằm khoả lấp được phần nào những thiếu sót của sử-học về VN trong hàng chục năm qua. Nếu trong tiếng Anh đã có những sách viết về thời Đệ-nhất Cộng-hoà của Tổng-thống Ngô Đình Diệm thì những sách viết về thời Đệ-nhị Cộng-hoà (1967-1975) phải nói là rất hiếm, gần như không có. Vì những lý-do trên, cuộc hội-thảo đã mời một số nhân-chứng cuối cùng của thời Đệ-nhị Cộng-hoà để cho họ có thể giúp ta nhìn lại vấn-đề một cách chính-xác hơn. Được tài-trợ bởi một ngân-quỹ của sáng-hội Einaudi, cuộc hội-thảo đã cho các tham-dự-viên cơ-hội nghe một số tiếng nói của những người đã thực-sự đóng những vai trò đáng kể trong giai-đoạn 10 năm sau cùng của Việt-nam Cộng-hoà.

Image
Tấm hình 11 người diễn thuyết tại University Cornell Symposium các ngày 11-12 June 2012. Từ trái qua phải, các ông: Nguyễn Đức Cường, Lữ Lan, Trần Văn Sơn, Trần Quang Minh, Trang Sĩ Tấn, Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhã, Phan Quang Tuệ, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Kỳ Thoại.

Hội-luận đầu: Các ông Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhã và Phan Công Tâm Mở đầu hai ngày hội-thảo, cựu-Đại-sứ Bùi Diễm đã nói đến những khúc mắc trong bang-giao Việt-Mỹ, gồm nhiều sự hiểu nhầm nhau từ cả hai phía. Nếu Tổng-thống Franklin D. Roosevelt thì muốn trao trả độc-lập cho VN thì sự thắng thế của Trung-Cộng trên Hoa-lục đã làm cho Mỹ, lúc đầu ủng-hộ Pháp để ngăn chặn làn sóng CS xuống Đông-Nam-Á, về sau ngày càng lún chân thêm vào cuộc chiến mà thực lòng chưa chắc họ đã muốn. Vì thế mà cuối cùng, Mỹ đã phải tìm cách rút chân ra khỏi VN, đưa đến Quốc-hội Mỹ không giữ lời hứa với VNCH, để cho Bắc-Việt tràn vào dựa trên một sự yểm trợ dồi dào của Liên-Xô và Trung-Cộng.

Như để minh-hoạ những khó khăn trong bang-giao Mỹ-Việt, ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng-trưởng Dân-vận Chiêu hồi, đã mô-tả lại những bất đồng giữa ông Kissinger, người được Tổng-thống Nixon giao cho việc thương thuyết hoà-bình với Hà-nội, và Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu, người bị ép quá trong cuộc thương lượng mà giờ đây ông Kissinger cũng phải công-nhận là đã bị Lê Đức Thọ đánh lừa.

Tuy chiến-đấu trong những tình cảnh khó khăn như vậy, về mặt tình-báo chiến-lược, ông Phan Công Tâm cũng cho rằng miền Nam đã có những thành công nhất định mà ngay bây giờ cũng chưa thể tiết-lộ hết được. Vì thế nên ông chỉ đưa ra một vài trường-hợp mà giờ đây đã được nhiều người biết đến.

Hội-luận 2: Vai trò của Quân-đội
Sang phần hội-luận 2, Đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã kể lại trận chiến giữa Hải-quân VNCH và Hải-quân Trung-Cộng vào tháng 1 năm 1974. Ngay trong khi Mỹ đã quyết định không can-thiệp vào chiến-tranh VN nữa, ông Thiệu vẫn đã cho lịnh đánh trả Trung-Cộng để khẳng-định chủ-quyền của ta trên quần-đảo Hoàng-sa.Chính do vậy mà trận Hoàng-sa, tuy thất bại, vẫn là một trang sử đẹp trong lịch-sử Hải-quân VN.

Người quân-nhân thứ hai tham-gia trong hội-luận này là Trung-tướng Lữ Lan. Trong một bài trình bày bằng tiếng Anh rất lưu loát và gẫy gọn, ông đã nói về trận Tết Mậu Thân và vùng II Chiến-thuật. Sau đó đến lượt ông Trang Sĩ Tấn trình bầy vì sao mà cuộc Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy của Cộng-quân đã chỉ xảy ra phần Tổng Công Kích mà không có phần Tổng Nổi Dậy, một thất bại lớn của đối-phương. Đó là vì Cảnh-sát VNCH đã ngăn chặn được hết cả các nút vận-động quần-chúng của địch.

Hội-luận 3: Các lãnh-vực thông tin tuyên-truyền, tư pháp và lập pháp
Sang ngày thứ hai của cuộc hội-thảo, tức sáng thứ Ba, 12/6, ông Nguyễn Ngọc Bích, một người đã gánh vác nhiều chức-vụ về thông tin, từ thời-gian còn phục-vụ ở Toà Đại-sứ Washington, đến khi về VN làm Trung-tâm-trưởng Trung-tâm Dân-vụ, rồi Cục-trưởng Cục Thông tin Quốc-ngoại, và Tổng-giám-đốc Việt Tấn Xã cuối cùng, đã trưng ra được nhiều những trường-hợp phải đương đầu với bọn phản chiến ở Mỹ, với báo chí ngoại-quốc ở Sài Gòn (lúc nào cũng có từ 200 đến 300 ký-giả ngoại-quốc hoạt-động ở VN vào những năm cuối cuộc chiến), rồi cả với những quốc gia không thân thiện với ta.

Thẩm-phán Phan Quang Tuệ đã kể lại kinh-nghiệm cá-nhân của ông như là một luật-gia có lúc làm việc ở Toà Án Tối Cao của VNCH cũng như có lúc đã ra tranh cử thành công để vào Quốc-hội. Ông cho biết là ngành tư pháp của miền Nam là một ngành được đào luyện tử tế nên có những luật-sư, thẩm phán được đào tạo chính-quy và ngành Tư pháp của miền Nam đã giữ được tính-cách tương-đối độc-lập của mình, không lệ-thuộc vào một đảng phái nào như hệ-thống luật pháp hiện-hành ở VN. Tóm lại, nền dân-chủ thời bấy giờ ở miền Nam, tuy chưa hoàn-hảo nhưng vẫn tôn trọng nguyên-tắc tam quyền phân lập thực-sự để đảm bảo dân-chủ cho người dân.

Cuối cùng là phần trình bầy của cựu Dân-biểu Trần Văn Sơn trong khối Dân-chủ Xã-hội. Theo ông Sơn thì đối-lập là có thật trong Quốc-hội VNCH tuy rằng đối-lập lúc bấy giờ chưa đủ mạnh để có thể ảnh-huởng nhiều đến chính-sách của nhà nước. Dầu sao, trả lời một câu hỏi từ cử toạ, ông Trần Văn Sơn cho biết ông hoàn-toàn tự do trong những phát biểu hay chỉ-trích cả chính-phủ của ông hay những khối đối-lập trong Lập pháp. Hội-luận 4: Xây dựng xã-hội trong một tình-cảnh chiến-tranh khốc-liệt

Phần cuối cùng của hội-nghị hai ngày đã dành cho tiếng nói của ông Hoàng Đức Nhã và hai vị thứ và tổng-trưởng cũ của VNCH. Mở đầu, ông Nhã cho rằng người ta dễ quên là ở miền Nam trước năm 1975, vẫn có một xã-hội dân-sự rất phát triển trong đó người dân và nhiều lực-lượng xã-hội khác nhau vẫn đem được sức lực của mình vào việc xây đựng một quốc gia tân-tiến. Như các tôn-giáo lớn có cả một hệ-thống trường học trên toàn-quốc, như Phật-giáo thì có các trường Bổ Đề, có cả trường đại-học như Vạn Hạnh của Phật-giáo, hay trường Đại-học Đà Lạt của bên Công-giáo, Đại-học An-giang của Hoà Hảo, Đại-học Cao Đài ở Tây-ninh. Các công-tác cứu trợ hay xã-hội được nhiều cơ-quan tư-nhân đảm trách, như các cô-nhi-viện, các trường khuyết tật, các trường tư trên khắp nước tiếp tay với chính-phủ để lo cho người dân. Chính vì thế mà những phong trào như Hướng Đạo, Gia-đình Phật-tử hay Thanh Sinh Công đã đóng góp rất đáng kể vào việc huấn luyện tuổi trẻ, tạo cho họ một tinh-thần phục-vụ xã-hội, và giữ được những nề nếp của một xã-hội văn-minh, tân tiến.

Để cho thấy xã-hội miền Nam vẫn thăng tiến không thua gì các nước lân-bang, ông Nguyễn Đức Cường, cựu Tổng-trưởng Kinh tế, đã trình bầy những nỗ lực của chính-quyền kềm lạm-phát, phát triển các ngành nghề (như ta đã làm được xe hơi La Dalat), thậm chí tìm được cả dầu hoả ở gần Côn-sơn.

Về mặt tạo cơ-hội bình-đẳng cho người nông-dân, ông Thứ-trưởng Trần Quang Minh đã trình bầy thật hùng hồn về chương-trình “Người Cày Có Ruộng” do Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu chủ-trương và phát động, đem lại được rất nhiều công-bằng xã-hội, chuẩn-bị cho những bước nhảy vọt sau này về sản-xuất nông-phẩm và ngư-nghiệp.

Một cử-toạ rất chuyên-môn Vì đa-phần những tham-dự-viên đến nghe hai ngày hội-thảo là những giáo-sư hiện đang phụ trách giảng dậy về VN nên những câu hỏi hay đóng góp ý-kiến của họ xem ra rất có chất-lượng, đôi khi làm cho cử-toạ giật mình vì sự hiểu biết của họ. Chính vì thế mà sự đánh giá sau hai ngày hội-thảo đã được xem là khá cao. Và không ít người ngỏ ý là muốn được thấy những sinh-hoạt tương-tự trong tương-lai gần, để cho những nhân-chứng cuối cùng còn có cơ-hội chia xẻ với chúng ta những kinh-nghiệm sống thật của họ trong một cuộc chiến lớn, cả đối với lịch-sử VN và lịch-sử Mỹ.

Tâm Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN
Cập nhật: 22:43 GMT - thứ hai, 9 tháng 7, 2012


Image
Dân biểu Frank Wolf cáo buộc đại sứ Mỹ không quan tâm nhân quyền

Một dân biểu Mỹ, Frank Wolf, vừa kêu gọi cách chức Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông David Shear.

Trong thư gửi Tổng thống Barack Obama, dân biểu thuộc đảng Cộng hòa ở bang Virginia nói vị đại sứ Mỹ “liên tục không chịu cổ vũ cho nhân quyền và nói giùm cho những người không có tiếng nói ở Việt Nam”.

Ông Frank Wolf đặc biệt thất vọng khi Đại sứ David Shear không mời nhiều nhà bất đồng chính kiến dự lễ mừng Quốc khánh Mỹ hôm 4/7.

Dân biểu này nói Đại sứ David Shear đã hứa sẽ mời các nhân vật đấu tranh tôn giáo, blogger và hoạt động chính trị.

“Cuối tuần rồi, tôi được biết nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi bật nhất ở Việt Nam đã không được mời.”

“Tôi gọi điện cho ông ta sáng hôm nay [9/7] để tìm hiểu liệu sứ quán có mời các nhà bất đồng chính kiến như đã đồng ý trước không.”

'Cân bằng'

“Ông ta nói đã mời một vài nhà hoạt động xã hội dân sự nhưng rồi bảo ông cần duy trì sự ‘cân bằng’,” lá thư gửi tổng thống của dân biểu Frank Wolf viết.

Vị dân biểu này nói ông đòi xem danh sách khách mời, và sau một hồi dằng co, vị đại sứ nói sẽ gửi danh sách “sau vài tuần”.

Dân biểu Frank Wolf cũng cáo buộc đại sứ David Shear “hầu như thụ động” trong vụ một công dân người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đang bị tạm giam ở Việt Nam.

Ông Quân là thành viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị chính phủ Việt Nam cấm hoạt động.

Mới hôm 6/7, dân biểu Frank Wolf cùng 11 dân biểu khác gửi thư cho Ngoại trưởng Hillary Clinton, kêu gọi bà nêu trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân khi thăm Việt Nam.

Bà Clinton sẽ đến Việt Nam hôm thứ Ba 10/7.

Lá thư gửi Tổng thống Obama của dân biểu Frank Wolf viết rằng ông muốn có một người Mỹ gốc Việt làm đại sứ ở Việt Nam.

“Một người như thế sẽ không bị cám dỗ phải duy trì quan hệ song phương suôn sẻ bất chấp mọi giá,” lá thư viết.

Dân biểu này cũng cáo buộc việc “xem nhẹ” nhân quyền ở Việt Nam cũng thể hiện chính sách chung của chính quyền Tổng thống Obama.

“Các vấn đề này liên tục bị bỏ qua, gây thiệt thòi cho người yêu tự do toàn thế giới,” lá thư viết.

Chính phủ Hoa Kỳ chưa có phản ứng quanh chỉ trích vị đại sứ.

Các dân biểu không có quyền trực tiếp cách chức đại sứ, những người thường phục vụ hết nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Nợ xấu ngân hàng VN 'gần 10 tỷ USD'
Cập nhật: 15:39 GMT - thứ năm, 12 tháng 7, 2012

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo cách đây một tuần.

Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói tại cuộc họp báo rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.

Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu mà họ mô tả là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.

Ông Nghĩa được dẫn lời nói sự chênh lệch này do điều ông mô tả là “tiêu chí định tính và định lượng của các tổ chức tín dụng khác nhau”,

Do đó “Việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu trong các tổ chức tín dụng”, ông nói thêm.

“Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các tổ chức tín dụng cao hơn nhiều số hiện báo cáo của tổ chức tín dụng,” ông Nghĩa nói.

Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay thống kê về nợ xấu mới chỉ được đưa ra cho tới cuối tháng Ba do hầu hết các tổ chức tín dụng đều nộp báo cáo “chậm so với quy định”.

Hiện chưa rõ số nợ xấu do đầu tư bất động sản mà ông Nghĩa nói là "cũng chỉ" 12.000 tỷ (chiếm 13% tổng nợ xấu ngân hàng) được cập nhật tới tháng nào và trên cơ sở nào ông khẳng định cho điều ông gọi là “những con số này đều không phải quá lớn”.

'Bi quan'

Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.

"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.

Báo chí tại Việt Nam tỏ ra quan tâm nhiều tới số nợ xấu mới mà Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 12/07.

Bấm VnExpress bình luận Bức tranh nợ xấu Ngân hàng Nhà nước công bố tại họp báo chiều 12/7 bi quan hơn nhiều so với những gì đưa ra tại cuộc họp sơ kết ngành cuối tuần trước.

Báo Thanh Niên bình luận điều họ gọi là lần đầu tiên bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Bấm đưa ra ánh sáng.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Mỹ lên tiếng về vụ tự thiêu của bà Liêng
Cập nhật: 06:19 GMT - thứ tư, 1 tháng 8, 2012

Image
Cái chết bi thảm của bà Liêng đã dẫn đến phản ứng của quốc tế

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bày tỏ ‘quan ngại và đau buồn sâu sắc’ về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng, người vừa qua đời hôm thứ Hai 30/7 sau khi tự thiêu trước trụ sở chính quyền tỉnh Bạc Liêu.

‘Đau buồn sâu sắc’

“Chúng tôi quan ngại và đau buồn sâu sắc khi nghe tin về vụ tự thiêu của bà Đặng Thi Kim Liêng hôm 30/7 mà nguyên nhân được cho là có liên quan đến những vụ việc xung quanh việc bắt giữ con gái bà là Tạ Phong Tần,” Sứ quán Mỹ lên tiếng trong thông cáo báo chí được đưa ra vào hôm thứ Tư ngày 1/8.

Bà Tạ Phong Tần là một trong ba bloggers thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ ra tòa vào ngày 7/8 với tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.

Thông cáo của Sứ quán Mỹ cũng nhắc lại bà Tần bị bắt giữ hồi tháng Chín năm ngoái và sẽ được xét xử cùng với các blogger khác là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phan Thanh Hải theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Tòa Đại sứ Mỹ mô tả điều luật này là ‘sử dụng những điều khoản có câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt các cuộc tranh luận tự do và công khai’.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tất cả ba người này ngay lập tức và, như Tổng thống Obama đã nói nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, hãy có những bước đi cần thiết để tạo ra một xã hội mà các nhà báo có thể tự do hoạt động mà không bị sợ hãi,” thông cáo viết.

Mặc dù vụ tự thiêu của bà Liêng được truyền thông quốc tế đưa tin trong những ngày qua, vụ việc này không hề được nhắc đến trên báo chí trong nước.

Từ Washington, dân biểu Hạ viện Loretta Sanchez đại diện cho khu vực có đông đảo người Việt tại quận Cam, tiểu bang California, cũng đã gửi lời chia buồn trước sự ra đi của bà Đặng Thị Kim Liêng.

“Cái chết của thân mẫn bà Tạ Phong Tần đã làm chấn động cộng đồng đấu tranh của Việt Nam và cả những ai đang theo dõi sát sao vụ bắt giữ bà Tần,” Sanchez phát biểu trong một thông cáo được phát đi từ văn phòng của bà hôm 31/7.

“Hình ảnh một người mẹ lo lắng sẽ không còn gặp được con và hành động tuyệt vọng châm lửa vào mình ở trước Ủy ban nhân dân Bạc Liêu để phản đối phiên tòa xét xử con gái bà sắp tới đã tác động đến tâm khảm tôi,” bà nói.

“Tôi hòa cùng thân hữu của bà Tân để bày tỏ tình đoàn kết. Tôi gửi lời chia sẻ và thành thật chia buồn đến gia quyến và thân hữu bà Tần về mất mát thương tâm này,” lá thư viết.

“Sự hy sinh thân mình của bà Liêng là sự nhắc nhở nghiêm túc về cái giá mà các nhà cổ súy nhân quyền trên toàn thế giới phải trả trong cuộc đấu tranh giành tự do và công bằng xã hội.”

Trong một diễn biến khác, Liên đoàn quốc tế về nhân quyền (FIDH) cùng với hai tổ chức khác là Tổ chức chống Tra tấn thế giới (OMCT) và Ủy ban nhân quyền Việt Nam (VCHR), một tổ chức của người Việt ở hải ngoại, hôm 31/7 đã gửi một lá thư ngỏ đến 34 phái bộ ngoại giao ở Hà Nội về phiên tòa xét xử ba blogger sắp tới.

Mục đích của lá thư này là kêu gọi các đại diện ngoại giao ở Hà Nội lưu tâm đến phiên tòa sắp tới xử các blogger mà các tổ chức nhân quyền này gọi là ‘các nhà hoạt động vì dân chủ’.

Lá thư này, vốn được gửi đến Sứ quán các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Liên hiệp châu Âu và một số nước khác, cũng nhắc đến vụ tư thiêu của bà Liêng.

“Hôm 30/7, thân mẫu bà Tạ Phong Tần đã thiêu mình trước trụ sở Ủy ban nhân dân ở Bạc Liêu để phản đối con gái bà bị cầm tù bất công. Bà đã phải chịu đựng sự sách nhiễu và tra vấn liên tục của công an kể từ khi con gái bà bị bắt giữ. Bà đã chết sau đó,” lá thư viết.

‘Kết án thật nặng’

Image
Phiên tòa xét xử bà Tần cùng hai blogger khác bị các tổ chức nhân quyền lên án

Ba tổ chức nhân quyền này lên án việc ba cây viết blog bị xét xử vì ‘phê phán chính quyền một cách ôn hòa trên mạng’ và lưu ý nếu bị kết tội họ có thể chịu mức án lên đến 20 năm tù.

Cũng theo lá thư này thì Ủy ban nhân quyền Việt Nam biết tin Bộ Công an Việt Nam đã yêu cầu tòa án kết án ba blogger này ‘thật nặng’ nhưng Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân được cho là muốn có bản án nhẹ hơn.

“Dường như là việc kết tội họ đã được định trước rồi,” lá thư viết và cũng dẫn nguồn tin từ gia đình và luật sư cho biết là blogger Điếu Cày đã bị áp lực phải nhận tội trong thời gian bị giam giữ nhưng ông đã liên tục từ chối.

Lá thư nhắc lại quyền được xử trong phiên tòa công khai và công bằng được quy định ở điều 131 của Hiến pháp Việt Nam và điều 14 của Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Lá thư dẫn lại bản cáo trạng gửi đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ rằng sẽ không có nhân chứng nào được triệu tập đến làm chứng cũng như không có thân nhân nào được vào tham dự phiên tòa.

Do đó, các tổ chức nhân quyền này đánh giá các hành động pháp lý chống lại các blogger ‘đơn giản chỉ nhằm mục đích trừng trị việc thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận’ và do đó ‘đã vi phạm các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ các điều luật nhân quyền quốc tế’.

Lá thư cũng bày tỏ quan ngại việc sắp đặt phiên tòa vào đúng kỳ nghỉ hè khi nhiều vị trong ngoại giao đoàn sẽ rời Hà Nội để đi nghỉ là nhằm để ‘giảm thiểu sự chú ý của quốc tế’.

Do đó, các tổ chức nhân quyền này kêu gọi các vị đại diện ngoại giao ở Hà Nội gây sức ép yêu cầu chính phủ Việt Nam bỏ tất cả cáo buộc đối với ba bị cáo và thả họ ‘ngay lập tức và vô điều kiện’.

Lá thư cũng đề nghị các Sứ quán cử các quan chức cấp cao đến dự phiên xử vào ngày 7/8 tới.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Biểu tình chống Trung Quốc sáng 5 tháng 8 tại Hà Nội
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-08-05

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội sáng nay, Chúa Nhật 5 tháng Tám, đã bị dẹp tan khi vừa khởi sự, một số đông người bị bắt lên xe chở về một trại phục hồi nhân phẩm.
Image
Photo courtesy of danlambao

Từ sáng sớm nay ở thành phố Hà Nội, công an đã chốt sẵn nơi tượng đài Lý Thái Tổ gần ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đối diện với Hồ Hoàn Kiếm và nhà hát lớn.

Công an chốt sẵn


Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết:

“Sáng nay công an đã bố trí một lực lượng rất đông ở quanh bờ hồ, đặc biệt hai địa điểm thường xuất phát những cuộc biểu tình mỗi sáng Chủ Nhật.

Khi tôi đi ăn sáng và mua báo, có công an đi kèm, tôi quan sát thấy ở nhà hát lớn dày đặc các lực lượng công an ở đây. Có cả lực lượng dân phòng tăng cường từ các phường như phường Trưng Vương, phường Bạch Đằng, phường Phan Cư Trinh và phường Tràng Tiền. Độ khoảng gần chín giờ thì tin tức của Dương Thị Xuân và một số anh em biểu tình báo về là họ đã bắt giữ gần 50 người, trong đó có cụ bà Lê Hiền Đức, blogger Lê Dũng, anh Lê Thiện Nhân, Dương Thị Xuân, ông Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Tường Thụy, vân vân.”

Như vậy, lúc cuộc biểu tình vừa bắt đầu thì đã bị công an dẹp tan, hai người bị bắt sớm nhất là ông Lê Gia Khánh và vợ, bà Phùng Thị Trâm. Cả hai ông bà bị lên xe tắc xi về Ô Cầu Rền, trong lúc những người sau đó thì bị lùa lên xe buýt đưa về trại Lộc Hà.

Có mặt tại phường Ô Cầu Rền, ông Lê Gia Khánh kể lại:

“Ra quanh bờ hồ thì bị công an bắt đưa về ủy ban phường ở Ô Cầu Rền, bây giờ đang ngồi ở ủy ban đấy, họ ngăn cản không cho anh em đi biểu tình nữa chứ có gì đâu. Họ sợ nhất là biểu tình quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Thế thì bọn tôi đi trốn mấy ngày rồi lúc ra hồ Hoàn Kiếm thì họ xông ra họ túm, họ biết mặt biết tên cả rồi.

Chúng tôi đang ngồi ở ủy ban phường, đang đấu võ mồm với các anh các chị ở đây đây. Mục đích là nó chỉ phá biểu tình, không cho tụ họp hò hét ngoài đường, còn khi đã làm được cái việc là hết biểu tình thì nó đuổi về chứ chẳng có thừa cơm mà nuôi bọn tôi đâu.”

Thanh Trúc: Nghe nói hai ông bà bị bắt lên xe con chứ không phải xe lớn giống mấy người kia?

Lê Gia Khánh: “Là vì tôi đến rất sớm, cá nhân đến sớm, còn những người kia họ đến khi tập trung đông rồi thành thử bắt được nhiều người hơn. Tôi đến ngay phố Trần Nguyễn Hãn, vừa kịp khóa xe xong đi ra là nó túm ngay ở đường quanh bờ hồ. Một tiếng đồng hồ sau thì nó bắt nhốt nhà tôi cũng ở gần đấy, bây giờ cũng đang ngồi với tôi đây này.”

Một người biểu tình khác là ông Lê Anh Hùng:

“Sáng nay khi chúng tôi đi biểu tình được khoảng 400 mét từ trước cổng của ủy ban thành phố, đến gần nhà hàng Cá Mập thì lúc ấy là an ninh họ xộc vào, họ bắt hết.”

Khoảng 30 người bị bắt

Trên đường dây viễn liên nối về trại Lộc Hà, nơi mọi người bị đưa về, là tiếng nói của chị Dương Thị Xuân và một số người khác như chị Nga, anh Nguyễn Chí Đức:

“Ở trong trại Lộc Hà rồi đây, có ba mươi người ở trong này, có cả mấy bạn trẻ nữa, blogger Cát Bụi, Blogger Hư Vô, các bạn Hải Phòng. Đấy bạn Chí Đức đang nói đấy.

Sáng nay chúng tôi nói rằng chúng tôi không biểu tình được tại bờ hồ thì chúng tôi vào trại Lộc Hà biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, cũng như phản đối tất cả những người đã bắt giữ chúng tôi. Chí Đức còn đang quấn cờ lên người, công an họ cho chúng tôi vào một cái hội trường rộng và họ ngồi gác ở hai đầu nhà. Anh Tường Thụy, anh đang ghi tên của các bạn. Anh Tường Thụy đang bận, chị nói chuyện với Dũng Azoka nhé…"

Dũng: “Em bây giờ phải làm việc với công an đây.”

Nga: “Mẹ con em bị chúng nó chia rẽ rồi, bé Vũ bị chúng nó tách ra bây giờ bé Vũ đang lang thang ở Hà Nội, thì bây giờ nhà một mẹ một con đi đâu cũng phải đem theo nhưng khi em bị bắt thì công an đã tách mẹ con em ra… Công an họ đang ép em đi làm việc đây.”

Điện thoại được chuyển qua cho Nguyễn Chí Đức là người lúc trước đi biểu tình chống Trung Quốc đã bị an ninh đánh và đạp vào mặt:

“Đây là Nguyễn Chí Đức, nhiều xe, đến ba xe cơ, giờ mọi người đang ở trong trại Lộc Hà này, họ chia mình thành từng tốp ra để làm gì đấy chưa biết. Mọi người vẫn đứng ở trong cái sảnh của trại Lộc Hà thôi, chưa biết gì cả. Cá nhân mình thì không sợ hãi gì, mọi người cũng chẳng sợ gì đâu.”

Thanh Trúc: Có bà Lê Hiền Đức hoặc ông Nguyễn Thượng Long ở đó không?

Nguyễn Chí Đức: “Cụ Lê Hiền Đức thì bị tách riêng rồi, bị bắt ngay bờ hồ và đưa lên xe khác, xe con, còn đây mọi người toàn đi xe buýt, công an bắt về tập trung ở đây. Đây là trại gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm mà hồi xưa các chị như chị Bùi Hằng bị vào đấy. Họ mà cắt điện thoại của mình hoặc là nhiều khi họ không muốn cho nghe và cho gọi là phải chấp nhận đấy nhé.”

Vừa rồi là thông tin từ những người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng nay, ngày 5 tháng Tám.

Đến 12:40 trưa, vẫn từ trại Lộc Hà, nhà giáo Nguyễn Anh Dũng nói:

“Tình hình ở đây thì mọi người được phân tách ra mỗi người mỗi nơi để làm việc với công an. Họ có hỏi nguồn gốc rồi lý do biểu tình vân vân.. Thì chúng tôi cũng trình bày rõ lý do là biểu tình chống Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước và thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân theo qui định của Điều 69 và 77 Hiến Pháp.

Hiện đa số đã làm việc xong rồi nhưng không biết còn thủ tục gì nữa, nhưng mà bên công an họ đang ăn cơm trưa, họ cũng có nhã ý là mua cơm hộp về cho chúng tôi nhưng mà không ai ăn cả, còn đang ngồi ở đây chờ để xem họ làm thủ tục gì nữa.”

Riêng ông Lê Gia Khánh và Phùng Thị Trâm, hai khuôn mặt kiên trì đi biểu tình chống Trung Quốc, đã được công an phường Ô Cầu Rền cho về nhà vào lúc 11:30 sáng nay.

Chúng tôi nhiều lần cố liên lạc qua số điện thoại của bà với bà Lê Hiền Đức nhưng không thể được.

Đến 4:30 chiều nay, vẫn chị Dương Thị Xuân từ trại Lộc Hà báo cho chúng tôi biết:

“Lúc 4:30 ông Dương Lam nói rằng đại diện cho công an của thành phố họp chúng tôi lại và nói chúng tôi vi phạm nghị định 73 của chính phủ về gây rối trật tự công cộng ở ngoài Bờ Hồ. Họ nói là họ sẽ lập biên bản xử phạt chúng tôi, nhưng mà khi họ nói đến đấy xong thì lại bảo rằng thôi bây giờ tất cả mọi người giải tán.

Thế thì tất cả mọi người đồng thanh phản đối, nói rằng chúng tôi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chúng tôi đi thể hiện lòng yêu nước chứ chúng tôi không phải đi gây rối trật tự công cộng.

Cái thứ hai nữa nếu theo luật gây rối trật tự công cộng thì phải lập biên bản tại chỗ, tại sao lại đưa chúng tôi cách xa Hà Nội 15 cây số, về tận trại lưu trú Lộc Hà, tức là nơi gọi là phục hồi nhân phẩm, chúng tôi có phải là tội phạm đâu mà đưa chúng tôi về trại lưu trú này.”

Trong số 30 người bị bắt mang về đây có một Việt kiều ở Thụy Sĩ về, tên là Nguyễn Văn Ngoan, là người bị thẩm vấn lâu nhất và cho đến khi công an ra lệnh cho mọi người giải tán thì Việt kiều Nguyễn Văn Hoan vẫn chưa được thả ra. Do đó:

“Trong đoàn của chúng tôi có một người đàn ông khoảng tầm 45 tuổi. Anh ấy tên là Nguyễn Văn Ngoan. Sáng nay anh ra Bờ Hồ gặp đoàn biểu tình. Khi anh thấy công an khủng bố, bắt bớ các em sinh viên đẩy lên xe buýt, thì anh mới nói rằng, tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng này xảy ra, tại sao nhân dân tôi lại khổ như thế này. Đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước mà lại bị đàn áp, khủng bố, bắt bớ. Khi anh ấy hô lên như vậy thì bị lực lượng an ninh bắt.

Khi vào trại thì hiện nay anh ấy là người bị an ninh thẩm vấn lâu nhất. Đến khi an ninh xuống tuyên bố giải tán chúng tôi, bắt chúng tôi phải đi ra khỏi trại, nhưng chúng tôi không đi và nói rằng, còn một người đàn ông nữa, ở nước ngoài về thăm Việt Nam, cũng là người Việt. Anh ấy chưa ra khỏi trại, anh ấy cùng vào với chúng tôi thì anh ấy sẽ cùng đi ra với chúng tôi, và chúng tôi cương quyết đến bao giờ người đàn ông ấy đi ra cùng với chúng tôi thì chúng tôi mới rời khỏi trại Lộc Hà. Hiện nay mọi người đều ở đây để chờ người đàn ông ấy.”

Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Post Reply