TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

05 Tháng 8 2008 - Cập nhật 04h30 GMT

Viên chức VFF 'bạt tai' nhà báo

Image
Giằng co hay bạt tai?

Liên quan đến sự việc viên chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) xô xát với phóng viên trước mặt đại diện Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) và châu Á (AFC) hôm 1/8, chiều ngày hôm qua, VFF đã có động thái triệu tập cán bộ này.
Đương sự trong vụ việc, phóng viên quốc tế đang làm việc cho Reuters tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Vinh, cho biết VFF đã có liên lạc với ông để dàn hoà.

Trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 05/08, ông Vũ Mạnh Hải, uỷ viên Ban Chấp hành VFF, Tổng Biên tập Tạp chí Bóng đá của Liên đoàn, cho hay:

"Chiều hôm qua, Phó Tổng thư ký Dương Nghiệp Khôi đã nhắc nhở việc này. Chúng tôi cũng đã mời anh Vinh lên trao đổi, để rút kinh nghiệm."

Cũng trong một trao đổi khác với BBC Việt ngữ, Phóng viên Tuấn Tú, người đã chớp được khoảnh khắc ông Vinh bị cán bộ VFF, thành viên Ban Quản lý trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tại Mỹ Đình tạt tai, cho biết:

"Thực ra anh em đang chú tâm vào việc của ông Sepp Blatter. Tự nhiên thấy vụ đánh nhau, tự nhiên ông ấy ra đánh ông phóng viên, mình mới chụp ảnh."

Phóng viên Tuấn Tú của tờ tin 24h cho hay nhiều phóng viên và nhà báo cáo mặt tại chỗ đã tỏ ra bất bình trước sự việc trên.

Sự việc xảy ra khi Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đang có mặt tại Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ quốc gia ở Mỹ Đình, Hà Nội, để khánh thành một sân cỏ nhân tạo.

Theo các phóng viên tham gia sự kiện này, nhân viên VFF yêu cầu các phóng viên rời khu vực 16m50 để ông Blatter chơi bóng với các em nhỏ.

Tuy nhiên, một người đeo thẻ của VFF lại đứng chắn ống kính của phóng viên truyền hình Reuters.

Người phóng viên này, được tin là ông Nguyễn Văn Vinh, đã yêu cầu nhân viên trên ra vị trí khác để các ký giả có không gian tác nghiệp, nhưng bị từ chối, dẫn tới 'xô xát'.

'Cải chính'

Ông Nguyễn Lân Trung, người phát ngôn của VFF, được báo chí trong nước trích lời nói rằng “đây không phải là đánh nhau hay bạt tai phóng viên mà chỉ cãi cọ, giằng co”.

Ông Vinh đã gửi thư ngỏ lên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Một sự việc khác liên quan tới phóng viên ở Việt Nam từng xảy ra hồi tháng Sáu.

Phóng viên Minh Quốc của Báo Ảnh Việt Nam đã bị con rể của bà Trần Thị Hường - một trong những phụ nữ giàu có nhất Việt Nam, 'hành hung' khi đang chụp ảnh cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Người 'đấm' phóng viên được trích lời nói rằng 'không cần báo chí tụi mày'.

Bà Hường, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Hoàn Cầu, được coi là có công tổ chức Miss Universe tại Việt Nam.
Last edited by uncle_vinh on 05 Mar 12, Mon, 12:50 pm, edited 4 times in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

08 Tháng 8 2008 - Cập nhật 03h00 GMT

'Phía VN đòi 15% tiền dự án'

Một cựu quản lý của công ty tư vấn Nhật Bản Pacific Consultants International (PCI) nói quan chức Việt Nam đòi hoa hồng tới 15% tiền dự án.
Tờ nhật báo Yomiuri Shimbun trích lời ông này cáo buộc ban Quản lý dự án PMU tại TP Hồ Chí Minh đã vòi số tiền trên để đổi lấy việc trao thầu tư vấn cho PCI trong hai dự án vào tám năm trước đây.

PCI đã thắng thầu lần đầu vào tháng 10/2001 sau khi dự thầu khá cạnh tranh với các công ty khác trong dự án xây dựng đường cao tốc trị giá 1,1 tỷ yen bằng tiền viện trợ của chính phủ Nhật Bản.

Tháng 3/2003, PCI lại được PMU trao thầu trong một dự án liên quan trị giá hai tỷ yen, lần này một cách 'bí mật'.

Yomiuri cho hay, vẫn theo lời viên quản lý trên của PCI, PMU hứa với PCI rằng trong khoảng năm 2000 sẽ quyết định cho công ty này thắng thầu trong hai dự án nếu chịu chia tiền hoa hồng 15%.

Lúc đó PCI xin hạ tỷ lệ này xuống 10% vì lẽ giá trị hai dự án quá lớn, tới ba tỷ yen Nhật.

Giám đốc điều hành PCI Haruo Sakashita, 62 tuổi, là người đã thương lượng với PMU. Cuối cùng ông ta đã đạt được thỏa thuận 10%, tương đương 300 triệu yen, trả thành nhiều lần. PCI bắt đầu trả tiền cho phía VN năm 2001.

Ông Sakashita đã bị bắt hôm thứ Hai cùng ba người khác, trong có cựu chủ tịch PCI Masayoshi Taga vì hối lộ quan chức VN.

Vòi vĩnh

Theo viên quản lý mà tờ Yomiuri phỏng vấn, PMU nhiều lần chỉ trích PCI là không chuyển tiền đúng hẹn và vào năm 2005 đã đòi phải trả hết số tiền, nếu không sẽ không chi trả các khoản tài chính cho dự án.

Tin từ cơ quan điều tra của Công tố viện quận Tokyo, cựu quản lý PCI Kunio Takasu, 65 tuổi, và các quan chức cấp cao khác của công ty này, đã đưa hơn 200 triệu yen cho người đứng đầu ban Quản lý dự án PMU trong thời gian từ 2001 tới 2006.

Ông Takasu cũng nằm trong số người bị bắt hôm thứ Hai. Người thứ tư là ông Tsuneo Sakano, 58 tuổi, cựu giám đốc văn phòng Hà Nội của PCI.

Báo Nhật đã nêu danh tính vị quan chức VN bị cáo buộc là đứng đầu đường dây ăn hối lộ. Đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.

Chưa thấy phía Việt Nam có phản hồi gì về các cáo giác trên.

Trong một bản tin đăng hôm thứ Ba, báo Người Lao động có dẫn lời quan chức thành phố nói ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã gửi đơn giải trình sự việc và cơ quan chức năng đang xem xét, giải quyết.

Báo Người Lao động cũng trích lời ông ông Trương Văn Lắm, Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết, cho đến thời điểm này UBND TPHCM vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin hay phản ánh nào từ phía cơ quan chức năng liên quan của Nhật Bản về vi phạm của quan chức thuộc dự án Đại lộ Đông-Tây.

Bản tin này sau đó đã bị lấy xuống.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Hà Nội: Biểu Tình, Đốt 3 Xe Công An; Dân Xã Đaị Mạch Bất Mãn Vì Bị Cướp Đất...

Việt Báo Thứ Năm, 8/7/2008, 12:02:00 AM

Theo báo Pháp Luật TPSG, ngày 5-8, ba chiếc xe máy được cho là của lực lượng công an đã bị đốt cháy trong một vụ xô xát lớn ở xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Bản tin báo Pháp Luật TPSG ghi nhận rằng nơi ba chiếc xe bị đốt là khu đầm sen do Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và sinh học Tuyết Thái quản lý. Một công an CSVN Hà Nội có mặt tại hiện trường cho biết ngoài ra còn có một số xe máy khác của nhân viên công ty, một xe ôtô và toàn bộ nguyên vật liệu bên trong một dãy nhà cấp bốn bị thiêu rụi. Cuối giờ chiều 5/8, trưởng công an CSVN huyện Đông Anh Bùi Quang Đồng từ chối xác nhận mọi thông tin về ba chiếc xe của công an bị cháy.

Cũng theo báo Pháp Luật TPSG, một số người dân có mặt tại hiện trường cho biết vụ cháy xảy ra sau khi có cuộc xô xát giữa người của công ty trên với hàng trăm người dân. Hai thanh niên địa phương đã bị một nhóm người của công ty vây đánh bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Một thanh niên (được cho là bảo vệ công ty) bị nhiều người đánh bất tỉnh. Nhóm người này tiếp tục đập phá khu nhà cấp bốn của công ty rồi đốt cháy khu nhà này và các xe trên.

Báo Pháp Luật dẫn lời một viên chức văn phòng xã Đại Mạch cho biết nhiều tháng nay, những người dân trên đã gửi đơn tố cáo sai phạm trong việc mua bán, đầu tư của công ty đối với khu đất hàng chục ngàn mét vuông ở đầm sen nhưng chưa được giải quyết.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

RFA 13.08.2008

Hàng ngàn công nhân đồng loạt đình công tại khu công nghiệp Nam Phú Nghĩa hôm qua.

Tin này được tờ Lao động hôm nay đăng tải cho hay khoảng 2 ngàn lao động của công ty sản xuất đồ chơi trẻ em vốn 100% của Trung Quốc đã đình công vì chính sách lương bổng - phụ cấp thấp, giờ làm tăng ca kéo dài nhưng mức thù lao không xứng đáng. Ngoài ra, các công nhân cũng phản đối điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, thiếu nứơc sạch và nhà ăn cho người lao động.
Khi đình công xảy ra, đại diện phía công ty đã có những lời lẽ, hành xử thô bạo với công nhân, và đồng thời từ chối không tiếp báo chí.

Tập thể công nhân công ty này khẳng định sẽ không chấm dứt đình công nếu quyền lợi của họ không được đáp ứng.

Trong khi đó thì cùng ngày hôm qua, tại Khu chế xuất Tân Thuận TPHCM đã diễn ra hai vụ đình công với sự tham gia của hàng trăm công nhân của công ty sản xuất găng tay cao su Sơn Việt của Đài Loan và công ty vốn đầu tư nứơc ngoài Thuỵ Bang chuyên sản xuất băng keo.

Nguyên nhân là do mức lương và chế độ đãi ngộ của các ông chủ nứơc ngoài quá o ép đối với ngừơi lao động Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Hơn 2.500 công an khu vực nông thôn bỏ việc

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-08-13

Một phái đoàn của Quốc Hội sắp tới sẽ tiến hành triển khai giám sát việc thi hành pháp luật và tình hình trật tự an ninh tại khu vực nông thôn.

Tin tức báo chí cho biết, cả nước đã có gần 3 ngàn công an tại nông thôn bỏ việc. Theo giới quan sát thì điều này thể hiện những bất ổn trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn của tổng dân số Việt Nam.

Tình hình xã hội phức tạp

Theo một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ cách đây ít hôm, thì thiếu tướng Trần Đình Nhã, phó Chủ Nhiệm Uỷ Ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội Việt Nam, cho biết là Uỷ Ban của ông đã có kế hoạch “triển khai giám sát việc thi hành pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự khu vực nông thôn” nhằm “nắm tình hình an ninh, trật tự… và vai trò của lực lượng công an xã.”

Cũng trong bản tin này, tờ Tuổi Trẻ cho biết là “cả nước đã có 2,663 phó, trưởng công an xã và công an viên tự bỏ việc hoặc xin thôi việc.”

Theo lời một nhà báo, từng làm việc cho một số tờ báo tại Việt Nam, thì hiện tượng công an xã bỏ việc, và kế hoạch giám sát an ninh trật tự nông thôn phản ánh nhiều dấu hiệu phức tạp về tình hình xã hội tại đây.

Trong khi công an là lực lượng duy trì an ninh địa phương, thì đối tượng của họ cũng chính là người cùng xóm, cùng làng, bạn bè hoặc thân nhân của họ. Trong nhiều trường hợp, người khiếu kiện lại là bà con, thân nhân của các thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình có công với cách mạng.
Nhà báo này nói rằng, mối quan hệ giữa công an và người dân ở nông thôn có những đặc điểm riêng, và chính đặc điểm này giải thích phần nào hiện tượng công an bỏ việc hoặc xin thôi việc.

Những vụ khiếu kiện liên tiếp và dai dẳng của người nông dân liên quan đến vấn đề đất đai đặt áp lực lên các cơ quan công an.

Trong khi công an là lực lượng duy trì an ninh địa phương, thì đối tượng của họ cũng chính là người cùng xóm, cùng làng, bạn bè hoặc thân nhân của họ.

Trong nhiều trường hợp khác, người khiếu kiện đất đai lại là bà con, thân nhân của các thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình được Nhà Nước thừa nhận là có công với cách mạng.

Trong một chương trình phát thanh gần đây, đài chúng tôi đã trình bày trường hợp của một phụ nữ, tên là Lê Thị Xuyến, vợ liệt sĩ, và hiện đang sống huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Bà Xuyến cho biết rằng bà là một nạn nhân liên quan đến đất đai và đã theo đuổi vụ khiếu kiện từ năm 1986 đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bà Xuyến nói rằng mọi chuyện bắt đầu từ năm 1986, khi bà bán một nửa miếng đất với giá 40 ngàn đồng: Lúc ấy 40 ngàn là lớn lắm. Họ trả mỗi cái xe đạp cũ và cây cối. Tôi không muốn lấy, họ cứ đến ở, rồi bảo thiếu bao nhiêu trả bấy nhiêu. Thế rồi họ cướp trắng.”

Nhiều tình cảnh tréo ngoe

Trong bút ký “Trên Đồng Bưng Sáu Xã,” nhà báo Võ Đắc Danh ghi lại một vụ vây bắt tại quận 9 hồi tháng Ba năm 2008. Theo lời kể trong bút ký này, thì cả vợ và con của một người từng là đặc công và là Đảng viên, đã bị bắt trong một vụ vây bắt mà phía công an lên đến hơn một trăm người.

Sau khi bắt giam vợ con ông Hảo, thì đích thân một phó công an quận và trưởng công an phường đã đến gặp ông Hảo để xin lỗi, với lý do “vì lệnh của cấp trên” mặc dầu họ biết “làm như thế là sai.”
Lý do vây bắt là vì ông Hảo, tên người đảng viên, cùng một số cư dân quận 9 biểu tình đòi giải quyết thoả đáng những đền bù liên quan đến đất đai bị thu hồi.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong vụ này là, sau khi bắt giam vợ con ông Hảo, thì đích thân một phó công an quận và trưởng công an phường đã đến gặp ông Hảo để xin lỗi, với lý do “vì lệnh của cấp trên” mặc dầu họ biết “làm như thế là sai.”

Theo số liệu do Văn Phòng Tiếp Dân của Quốc Hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, số vụ khiếu kiện đông người tăng hơn 10% so với năm ngoái. Hầu hết các vụ biểu tình và khiếu kiện đều liên quan đến việc đòi lại nhà, đất bị chính quyền địa phương cưỡng đoạt.

Một trong những vụ tranh chấp đất đai kéo dài lâu nhất, đến gần đây lại được thông tấn quốc tế đưa tin liên quan đến người dân ở tỉnh Thái Bình. Cách đây không lâu, một số người dân tại đây bị bắt vì bị cáo buộc “biểu tình chống chính phủ.”

Một trong những người bị bắt là ông Phạm Trung Phồn, 75 tuổi, bộ đội và là Đảng viên Đảng Cộng Sản. Ông Phồn cho biết tình trạng đất đai tại địa phương ông trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài chúng tôi:

“Cái thứ ba là bây giờ nó cho các doanh nghiệp vào, xén bớt nghĩa trang lại để nó bán đất cho nhau rồi nó đứng ra góp đất để nó làm cổ phần chia nhau. Cái sân bóng của các cháu chúng nó cũng làm như vậy. Giờ không có nhà văn hóa, không có chỗ tiếp khách, cũng không có chỗ để họp hành, các cụ có muốn sinh họat câu lạc bộ cũng không có.”

Trong bản tin đăng trên VietnamNet gần đây, thì sắp tới, một Đội Trưởng Đội Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm về Trật Tự Xã Hội của Công An Huyện Chợ Mới, Bắc Kạn, sẽ bị đưa ra “xét xử lưu động tại địa phương để ổn định lòng dân.”

Viên công an này bị bắt vì có “hành vi dùng nhục hình” với người dân. Nạn nhân, sau khi bị đánh đập, đã làm đơn tố cáo yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết.

Công an tỉnh Bắc Kạn đưa nạn nhân đi giám định thương tật và kết luận là không hề bị thương. Nạn nhân sau đó đã treo cổ tự vận. Cái chết của nạn nhân này gây bất bình nơi cư dân huyện Chợ Mới, đưa đến hình thức xét xử trong phiên toà lưu động trong thời gian tới.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Vụ hối lộ quan chức VN, đáng lẽ báo chí Nhật đừng đưa tin!

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-08-19

Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn vừa lên tiếng cho biết quan điểm của phía Việt Nam về việc báo chí Nhật Bản đưa tin vụ quan chức Việt Nam nhận hối lộ của công ty PCI.

Những phát biểu của ông thứ trưởng tạo ra hàng loạt ý kiến được đăng trên các diễn đàn Internet và các blogger. Một nhà báo từ Sài Gòn thì cho rằng những phát biểu ấy là một “ngạc nhiên thú vị.”

Yêu cầu báo chí im tiếng

Sau khi báo chí Nhật Bản đưa tin, cho biết 4 viên chức Nhật Bản bị bắt vì hối lộ quan chức Việt Nam để trúng thầu dự án xây dựng Xa Lộ Đông – Tây tại Sài Gòn, thì chính phủ Việt Nam lên tiếng phàn nàn chính phủ Nhật Bản đã để cho báo chí “đưa tin, viết bài” về vụ này.

Trong một buổi trả lời phỏng vấn với báo chí Việt Nam cách đây vài hôm, thứ trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn nói rằng “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin.”

Nhà báo tự do Trần Tiến Dũng, từ Sài Gòn, nhận định về những phát biểu của ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn:

“Câu phát biểu của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam về vụ Xa Lộ Đông – Tây phản ánh tập quán quen thuộc của người chỉ nhìn truyền thông như là người phát ngôn cho các cơ quan. Chưa bao giờ họ nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.”

Cho đến nay, bốn viên chức Nhật Bản, đương nhiệm hoặc đã về hưu, thuộc công ty tư vấn xây dựng PCI, bị Văn Phòng Công Tố Địa Hạt Tokyo bắt vì tình nghi đưa hối lộ cho một quan chức Việt Nam để trúng thầu một số dự án tư vấn mà phía Việt Nam thực hiện bằng tiền viện trợ của chính phủ Nhật Bản.

Các nguồn tin cũng cho biết, rằng người nhận hối lộ lên đến 820,000 Mỹ kim từ công ty PCI là một quan chức của Sở Giao Thông Công Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng “vụ PCI là rất đáng tiếc” và cần được làm sáng tỏ sớm:

“Vụ PCI này, nếu chứng minh được là có quan chức tham nhũng, thì tôi hy vọng quan chức ấy bị trừng phạt đúng theo luật pháp Việt Nam. Hiện nay, người dân rất mong đợi công cuộc chống tham nhũng được đẩy mạnh.

Vụ PCI là rất đáng tiếc vì liên quan đến sự giúp đỡ, viện trợ của Nhật Bản. Tôi mong những vụ như thế này sẽ được làm sáng tỏ để làm yên lòng người dân Nhật Bản đóng thuế cho chính phủ Nhật và đóng góp vào việc trợ giúp Việt Nam.”

Người Nhật sẽ rất ngạc nhiên

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cũng phát biểu rằng “Việt Nam lấy làm tiếc vì đến nay, thông tin mà các cơ quan chức năng Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam vẫn còn sơ sài và chưa phù hợp với các thủ tục pháp lý của Việt Nam.”

Trong khi đó, vẫn theo lời ông, thì “báo chí Nhật Bản lại có một số bài viết không thật khách quan, thậm chí có thông tin không đúng sự thật…” Và “cách viết như vậy không có lợi cho hai nước Việt Nam, Nhật Bản…”

Cho đến nay, báo chí Việt Nam gần như hoàn toàn không nói gì về vụ hối lộ này. Tuy nhiên, bài trả lời phỏng vấn của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn lại được đăng đồng loạt trên nhiều trang tin điện tử trong nước, với nội dung gần như trùng lắp hoàn toàn.

Nhà báo tự do Trần Tiến Dũng nói rằng nếu người Nhật biết, chắc chắn rồi đây họ sẽ biết, những phát biểu như vậy của phía Việt Nam, thì phía Nhật Bản sẽ ngạc nhiên, và đó là một “ngạc nhiên thú vị.”

“Tôi cho rằng điều đó sẽ thú vị, vì thông qua đó họ sẽ hiểu biết thêm được phần nào diện mạo thông tin của xã hội Việt Nam đương thời.”

Được hỏi về trách nhiệm của chính phủ Việt Nam trong việc công khai danh tánh quan chức nhận hối lộ trong vụ PCI, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định:

“Tôi hy vọng điều này sẽ diễn ra sớm theo đúng luật pháp Việt Nam. Đây là trách nhiệm đối với người dân Việt Nam mà cũng là trách nhiệm với dân Nhật Bản đóng góp viện trợ Việt Nam.”

Báo chí nước ngoài đưa tin, nhân vật Việt Nam nhận hối lộ là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, phó giám đốc Sở Giao Thông Công Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh, kiêm quản lý dự án Xa Lộ Đông – Tây.

Cho đến nay, phía Việt Nam chưa hề công bố danh tánh của người nhận hối lộ, trong khi Thứ trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn thì nói “Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản để sớm làm rõ và xử lý thoả đáng các vấn đề, “nếu có,” liên quan đến Dự án.”

Tin báo chí trong nước thì cho biết, rằng “Ban Quản lý dự án nói là không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa.”

Đây không phải là lần đầu người ta phanh phui hành động quan chức Việt Nam nhận hối lộ các công ty ngoại quốc. Và cho đến thời điểm này, đây cũng không phải là lần đầu danh tánh quan chức nhận hối lộ được dấu kín.

Vụ tập đoàn Siemens chuyển hàng trăm ngàn Euro cho một quan chức Việt Nam mà báo chí Đức công bố hồi năm 2007 là một ví dụ. Cho đến nay, danh tánh người Việt Nam nhận tiền chưa bao giờ được chính quyền tiết lộ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Ban hành quy chế bảo vệ bí mật kế hoạch đầu tư
RFA 23.08.2008

Bộ Kế họach và Đầu tư mới đây ký quyết định ban hành Quy chế bảo vệ bí mật trong ngành, theo đó mọi thông tin liên quan đến lãnh vực kế họach và đầu tư được kể là tài liệu mật, không được phép công khai.


Báo Nhân Dân hôm nay cho biết quy chế này nghiêm cấm mọi hành vi liên can đến tài liệu đựơc kể là "mật" của ngành, gồm việc thu thập, truyền bá, chiếm đọat, mua bán, trao đổi, lưu giữ, sử dụng, tiêu hủy hữu ý hay vô ý.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bị nghiêm cấm cung cấp những thông tin về kế họach-đầu tư của nhà nước cho ngành in ấn, truyền thông trong hoặc ngòai nước, trừ khi được phép của giới thẩm quyền.

Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, bên lề cuộc hội thảo diễn ra ở TP HCM hôm qua về chủ đề phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, nói với báo Thanh Niên rằng Thủ tướng đã có chủ trương minh bạch thông tin, và chỉ tài liệu nào liên quan đến an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia mới kể là "mật".
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

Thứ Hai, 25/08/2008 - 2:32 PM

Đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á: chưa lắp đặt đã nứt


(Dân trí) - Nhiều vết nứt đã xuất hiện tại các đốt dìm Thủ Thiêm (TPHCM), đường hầm được xem là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Điều đáng nói là sự việc nghiêm trọng này đã từng xảy ra và được cảnh báo trước khi công đoạn đúc các đốt hầm hoàn tất.

Cả 4 đốt hầm đều bị nứt

Gói thầu xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm (thuộc dự án Đại lộ Đông Tây) trị giá hơn 2 nghìn tỉ đồng. Trong đó hầm dìm Thủ Thiêm là hạng mục chính của gói thầu, có chiều dài 1.490m, đoạn hầm dìm dưới sông dài 371m chia làm 4 đốt hầm (mỗi đốt dài 92,4m, rộng 33,2m, cao 9m; độ dày bản đáy và nắp 1,5m, vách hai bên dày 1m, tất cả bằng bê tông cốt thép).

Hạng mục hầm ngầm và đường dẫn hầm Thủ Thiêm do nhà thầu Obayashi Corporation thi công, đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản. Tháng 9/2007, đơn vị thi công đã thực hiện đổ mẻ bê tông đầu tiên đúc đốt hầm này. Đến tháng 6/2008, cả 4 đốt hầm đã được đúc xong tại bãi đúc thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, cả 4 đốt hầm dìm đều xuất hiện các vết nứt trên tường hầm và bản nắp.

Đây là nhận định từ báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình đại lộ Đông - Tây vào tháng 5/2008 của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng. Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt vết nứt ở các đốt hầm Thủ Thiêm. Các vết nứt đều xuất hiện ở tường thành thẳng đứng, kéo dài từ 2m đến 3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt rộng đến 1mm, bề sâu vết nứt thì chưa xác định cụ thể.

Các vết nứt ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bê tông của mỗi đốt hầm. Ngoài ra, xuất hiện các vết nứt trên bề mặt của nắp hầm làm rò nước mưa xuống nền…

Giải thích về sự cố này, theo công văn số 2421/QLCL-CV tháng 7/2008 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước thành phố gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng: Nhà thầu cho rằng nguyên nhân gây nứt là co ngót bê tông, điều kiện môi trường. Trong khi đó, tư vấn thì cho rằng, ngoài những nguyên nhân trên còn có một lý do khác là do vật liệu xi măng loại nhiệt thuỷ hoá thấp của Holcim có đặc tính dễ trương nở khi nắng gắt hoặc nhiệt độ cao, kỹ năng tay nghề của công nhân khi xử lý không thích hợp để mất nước trong bê tông và độ đầm chưa đạt yêu cầu.

Lỗi kỹ thuật hay do chủ quan?

Đáng chú ý cũng trong bản báo cáo của hội đồng nghiệm thu nhà nước vào tháng 5/2008 cho thấy, trong những đợt kiểm tra trước đã nhìn thấy các sự cố là “các vết nứt ngang, dọc, xiên trên bề mặt bê tông hầm dìm làm ngấm dột nước mưa trên nóc đã làm suy giảm cường độ khối bê tông và ảnh hưởng tới khả năng chịu lực cũng như tuổi thọ công trình”.

Mặc dù việc này đã được cơ quan thường trực hội đồng có văn bản yêu cầu xử lý và khắc phục ngay từ tháng 11/2007 nhưng Ban quản lý dự án và các nhà thầu chưa nghiêm túc tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiện tượng bê tông hầm dìm bị nứt. Các giải trình trước đây của chủ đầu tư và nhà thầu về sự xuất hiện của các vết nứt bê tông hầm dìm là chưa thỏa đáng. Đó chính là lý do vì sao đến thời điểm hiện nay, đã thi công bê tông gần xong các đốt hầm nhưng các vết nứt vẫn tiếp tục xuất hiện.

Theo các chuyên gia của nhà thầu xây dựng Objashi (Nhật Bản) thì những vết nứt xuyên sâu vào các kết cấu bên trong mới là đáng lo, còn những vết rạn trên bề mặt nằm trong tiêu chuẩn cho phép (!?).

Về sự cố xuất hiện vết nứt ở cả 4 đốt hầm Thủ Thiêm, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước Bộ Xây dựng khẳng định đây là lỗi kỹ thuật chứ không có chuyện bớt xén vật liệu.

Theo ông Hùng, khi các vết nứt xuất hiện không nên hốt hoảng mà phải đánh giá mức độ ảnh hưởng tới kết cấu công trình. Sau khi xác định rõ nguyên nhân nứt mới có thể quy trách nhiệm cụ thể cho khâu nào, đơn vị nào. Đến nay các vết nứt vẫn có thể khắc phục và các bên chưa tính đến phương án phải bỏ đi làm lại các đốt hầm mới. Bộ sẽ cử các chuyên gia đánh giá và đưa ra phương án xử lý để phù hợp với tiến độ thi công.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết: “Hiện nay, trong quá trình chúng tôi đang kiểm tra và đánh giá với tinh thần là có đánh giá sớm nhất, khẩn trương và yêu cầu chủ đầu tư phải tiếp tục làm việc với các nhà thầu, tư vấn giám sát có ý kiến chính thức, làm rõ thêm các nguyên nhân, đặc biệt là ảnh hưởng của nó tới công trình”.

Trong cuộc họp ngày 23/8 vừa qua, lãnh đạo ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, chủ đầu tư đã trình bày xoay quanh 4 vấn đề về vật liệu, biện pháp thi công, môi trường, kết cấu tải trọng. Đồng thời tích cực cung cấp các dữ liệu cho hội đồng nghiệm thu nhà nước để sớm có kết luận chuẩn xác về nguyên nhân của sự cố.

Quan điểm của lãnh đạo thành phố và Bộ Xây dựng là sớm làm rõ nguyên nhân gây nên sự cố, mời đơn vị chuyên sửa chữa vết nứt của quốc tế. Sau sự cố cầu Cần Thơ, lãnh đạo thành phố cũng lưu ý các ngành chức năng không thể chủ quan, giao hết công việc cho nhà thầu và tư vấn giám sát nước ngoài.

Lan Hương
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

26 Tháng 8 2008 - Cập nhật 05h32 GMT

Nhật truy tố vụ hối lộ quan chức VN


Bốn cựu quan chức của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã bị truy tố hôm 25/8 vì hối lộ quan chức Việt Nam hàng trăm nghìn đôla trong một dự án nhận nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật.
Các bị cáo, trong đó có cựu chủ tịch 62 tuổi của PCI, Masayoshi Taga, bị buộc tội hối lộ một quan chức của TP HCM hồi năm 2003 và 2006, vi phạm Luật chống cạnh tranh không bình đẳng của Nhật Bản.

Theo hãng tin Nhật Kyodo, đây là lần đầu tiên các công tố viên muốn đưa một vụ hối lộ liên quan tới quan chức nước ngoài ra xét xử kể từ khi sửa đổi luật hồi năm 1998, theo đó các vụ hối lộ như vậy bị coi là bất hợp pháp.

Ngoài ông Taga, ba bị cáo còn lại là Kunio Takasu, 65 tuổi, cựu quản lý của PCI, Haruo Sakashita, 62 tuổi, cựu giám đốc điều hành và Tsuneo Sakano, 59 tuổi, người từng là giám đốc văn phòng Hà Nội của PCI.

Các bị cáo đã hối lộ tổng cộng 90 triệu yen (820.000 đôla), lần đầu là tháng 12/2003 với 600 nghìn đôla, và lần hai là tháng 8/2006 với 220 nghìn đôla.

Nêu đích danh

Cả hai lần trao tiền này đều là để 'cảm ơn' việc PCI thắng thầu.

Báo Nhật đã nêu danh tính vị quan chức VN bị cáo buộc là đứng đầu đường dây ăn hối lộ.

Đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.

Chưa rõ ông Sỹ sẽ bị phía Việt Nam xử lý như thế nào.

Năm 2001 và 2003, PCI thắng thầu tổng trị giá 3,1 tỷ yen cho dịch vụ tư vấn trong một dự án xây dựng đại lộ Đông- Tây của TP HCM.

Trong một tuyên bố bất ngờ, hôm 17/8, Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ việc này.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã đề nghị truyền thông Nhật cũng như Việt Nam không nên đưa tin bài về vụ PCI hối lộ khi chưa có kết luận cuối cùng.

Trong khi đó, ông thứ trưởng cũng dẫn lời ban quản lý dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây TP HCM nói ‘dự án không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa’.

Truyền thông trong nước từng viết và mổ xẻ nhiều về những tồn tại trong dự án này.

Mới đây nhất là về những vết nứt tại công trình hầm Thủ Thiêm do nhà thầu Nhật Obayashi Corporation thi công và PCI tư vấn thiết kế.



--------------------------------------------------------------------------------


Ta Đi Tới , Sài Gòn
Ở đâu cũng có tham nhũng, nhưng ở trong một chế độ độc tài như Việt Nam thì tham nhũng rộng khắp, có tổ chức, công khai nhạo báng thách thức dư luận. Thật là đau xót khi những người dân phải è cổ đóng thuế để trả nợ vốn vay ODA mà phải trả thêm khoản phí đút lót cho đám "do dân, vì dân" này.

FM, Hải Phòng
Nhật có truyền thống "võ sĩ đạo", nghĩa là họ có thể sẵn sàng chết vì lẽ phải. Họ xử nhau là việc của họ, vì chuyện đưa hối lộ là chuyện tế nhị, chỉ dựa trên lời khai của một phía, nhỡ họ muốn bôi nhọ chúng ta thì sao? Hối lộ, chứng cứ đâu? có ghi âm lại không? Xét cho cùng, tiền nào cũng là tiền của "địch" cả, lo nghĩ làm gì?

Maida HK
Nhật bắt và đưa ra tòa bốn nhân vật đầu não của PCI thì dễ vì Nhật có truyền thống "thượng tôn pháp luật", còn VN? Đâu phải chỉ có một ông Huỳnh Ngọc Sĩ mà có cả một hệ thống thì làm sao bắt hết? Hiện ông Sĩ vẫn đang "làm việc" qua mấy vết nứt ở đường hầm Thủ Thiêm đấy chứ! Không chừng ông nầy sẽ tóm được ruồi muỗi kiến đang cư ngụ bất hợp pháp trong đó cho mà xem! Cứ tin theo lời ông thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn là chớ dại .."gây nghi ngờ quyết tâm chống tham nhũng của VN".

TTH, Nhật Bản
Tôi đã theo dõi tin này trên Đài TH Nhật Bản. Theo đó, họ còn cho biết thêm chi tiết là thoạt đầu ông Sỹ đòi chia 15% tổng số tiền dự án, nhưng phía Nhật nói là 15% cao quá nên xin hạ xuống. Cuối cùng thống nhất là mức 10%. Điều này lấy từ lời thú nhận của người đã bị bắt.

Đài TH Nhật Bản cũng đưa ra bình luận là rất mong phía VN vào cuộc điều tra một cách trung thực và hợp tác về cá nhân và tổ chức đã đưa hối lộ, nhưng họ cũng nói rõ là không can thiệp được gì nhiều vì đấy là vấn đề của VN.

Ngọc Huy, Cần Thơ
Không biết báo Tuổi Trẻ có còn dám tham gia chống tham nhũng hay không hay là sợ bị rút thẻ đỏ như lần trước?

David Uy
Cảm ơn BBC đã tiếp tục theo dõi diễn biến và đưa thông tin nhanh chóng đến với người đọc cả nước, mặc dù sau khi có ý kiến của ông thứ trưởng ngoại giao Việt Nam không cho các phương tiện truyền thông lên tiếng.

Chúng tôi, những người dân Việt Nam luôn mong báo chí, các phương tiện truyền thông lên tiếng về vụ tham nhũng này. Trước tiên là uy tín cả một quốc gia, thứ hai là thực hiện luật chống tham nhũng một cách triệt để, đừng để luật này nằm trên giấy tờ. Thứ ba là đây là tham nhũng mang tính quốc tế chứ không còn ở trong nội bộ một nước nữa.

Tú Nghĩa
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn thận trong khuyên báo chí là đúng (vì rút kinh nghiêm từ vụ Nguyễn Việt Tiến) Thế nhưng tại sao ông lại quá hồ đồ bảo là " Dự án không không có tiêu cưc" Có lẽ phải mời ông qua Nhật để bảo vệ cho các bị cáo kia chắc. Về chống tham nhũng ta nên học tập TQ, Nhật trước khi học họ những điều khác.

Minh Quân, Hà Nội
Vụ này rõ ràng là bằng chứng sống động trong việc so sánh về cách hành pháp của 2 chính phủ và tự do báo chí giữa 2 nước Việt nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhật Bản, 1 đất nước dân chủ ở châu Á có văn hoá và con người khá gần gũi với Việt nam.

Cứ như thế này thì làm sao người dân và cộng đồng quốc tế còn tin vào Đảng và hệ thống thông tin đại chúng của Việ! t nam nữa.

Quang Minh
ĐCS và chính phủ VN nên dùng báo chí của đảng để mở một trận bút chiến với báo chí và toà án của Nhật, vì họ đã"vô căn cứ" bôi nhọ cán bộ đảng ta.

Các lãnh tụ trứôc đây có phát biểu:"Ở VN, cứ ra ngõ là gặp anh hùng".Bây giờ nên nói:" Ở VN, cứ ra ngõ là thấy tham nhũng" . Nhưng có điều bất hạnh cho dân tộc là đảng đã vạch "lề phải" cho báo chí nên không ai được nói. Vì lề phải chỉ cho nói chuyện tham nhũng của những cán bộ tép riu, còn cán bộ lớn ,CB trung ương thi không có tên trong "lề phải" của đảng.

Phụng, Houston
Đất nước nghèo, lạc hậu so với các nước Thái Lan, Mã Lai, Nhật bản, Đại Hàn v.v. là do tình trạng tham nhũng, hối lộ mà ra. Đã hết thuốc chữa rồi khi hành pháp, lập pháp và tư pháp nằm trong tay một đảng.

Để tiền của tham nhũng, hối lộ cho con cháu chúng nó xài phung phí mà cha mẹ chắc gì được kính trọng hay còn bị con cái khinh chê.? Người làm cha mẹ nên suy nghĩ lại, nên để "đức" cho con thì tốt hơn là để tiền của lại cho con cái.

Đức Phú
Không biết ông Hồ Xuân Sơn trước khi nói câu này có uốn lưỡi 7 lần? Việt Nam mà được bằng 1 góc của Nhật về chống tham nhũng đã tốt.

Pathfinder
Các bạn thân mến! Nếu các bạn là người yêu chân lý, công bằng và dân chủ thì đừng bao giờ thở dài! Vì các bạn thở dài tức là những kẻ mạo danh công lý đã đạt được mục đích làm nản lòng các bạn, làm suy yếu liên kết của những người muốn thấy một Việt Nam tốt đẹp hơn! Hãy giữ vững lòng căm hận cái xấu! Và một ngày mai kia, những người như các bạn sẽ đông hơn, mạnh hơn để có tiếng nói tiêu diệt cái xấu!

White Rice, Mekong Delta
Người đưa hối lộ đã bị truy tố rồi, không biết kẻ nhận hối lộ sẽ ra sao đây. Các báo Việt Nam, các vị thẩm phán, quan tòa, các ông công an, các nhà chức trách Việt Nam thực hiện đường lối "đi đúng lề" của đảng nên bây giờ kẻ nhận hối lộ vẫn ung dung ngồi chễnh chệ. Tham nhũng "nội địa" đã quá đủ làm nghèo đất nước VN rồi, bây giờ phấn đấu tham nhũng "quốc tế" để định hướng đất nước này đi đến "dân nghèo, quan chức mạnh, xã hội công vòng và tục hậu".

Cam Ranh, Sai Gon
Đến nước này thì chính phủ nên thừa nhận sự việc và tiến hành điều tra các đối tượng bị cáo buộc hơn là bao che bịt miệng công luận. Tôi tin tưởng rằng các nhà điều tra Nhật Bản phải có bằng chứng không thể chối cãi thì mới có thể bắt giam công dân của họ. Vì sao? vì pháp luật của họ luôn tôn trọng và bảo vệ người dân của họ hơn pháp luật Việt Nam rất nhiều, nên nếu họ bắt người trái phép họ sẽ bị trả giá rất đắt.

Minh, Sai Gon Ho Chi Minh
Việt Nam có truyền thống là đóng cửa dạy nhau, dạy nhau xong lại đưa nhau về chỗ cũ.Tôi thấy điển hình là vụ PMU18, nhiều nhà báo đã bị rút thẻ vì vịết chống tham nhũng mạnh tay quá. Dự án đại lộ Đông Tây rồi cũng im ắng như đêm 30 giống như PMU 18. Chán lắm rồi.

hatjsanj, hanoi
Truyền thông Nhật có một số bài viết không khách quan và không đúng sự thật, gây nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam. Ôi Việt Nam!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tin Việt Nam

Post by uncle_vinh »

27 Tháng 8 2008 - Cập nhật 05h19 GMT

VN 'không chấp nhận' quan điểm của TQ


Trong một động thái được các nhà quan sát nhìn nhận là khá mạnh mẽ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng nói Việt Nam có quyền khai thác dầu ở khu vực mà Trung Quốc coi là có tranh chấp.
Phát biểu với phóng viên sau cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Vũ Đại Vĩ hôm 26/8, ông Dũng cho biết đã "nói rõ quan điểm với Trung Quốc như vậy”.

Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với các dự án của Việt Nam với tập đoàn BP và ExxonMobil, ông Dũng nói: “Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam.

Ông nhấn mạnh: “Quyền của chúng ta thì chúng ta làm”.

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng được báo điện tử VietNamNet trích lời nói rằng Trung Quốc cho rằng đó là vùng biển tranh chấp “nhưng Việt Nam không chấp nhận”.

Trước đó, ông Dũng cùng ông Vĩ trao đổi về vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước trong ba ngày.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết Hà Nội và Bắc Kinh sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền trước cuối năm nay, cho thấy ‘mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước anh em xã hội chủ nghĩa’.

Theo Thứ trưởng Dũng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến công du tới Trung Quốc cuối năm nay.

‘Ủng hộ chủ quyền’

Hồi tháng Bảy, Bắc Kinh yêu cầu công ty ExxonMobil rút khỏi thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam vì cho rằng dự án xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PetroVietnam và ExxonMobil trước đó đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc thăm dò ở vùng biển Đông ngoài khơi bờ biển miền nam và trung Việt Nam.

Khu biển xung quanh quần đảo Trường Sa đang được sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại đây.

Tập đoàn BP của Anh đã quyết định thôi thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 6/2007 trước sức ép từ Bắc Kinh.

Thời gian gần đây, chủ đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa được nhắc tới nhiều.

Tuần trước, Đại sứ Mỹ trong cuộc gặp mặt với các phóng viên tại Hà Nội đã tái khẳng định Washington ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Post Reply