TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Bản Lên Tiếng yêu cầu chính quyền điều tra cái chết của bà Liêng
Khánh An, phóng viên RFA
2012-08-09

Hôm qua (8/8), một nhóm các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước đã gửi một Bản Lên Tiếng lên các chính phủ, cơ quan ngoại giao và tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Image
Đám tang bà Đặng Thị Kim Liêng.

Bản Lên Tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam điều tra về cái chết có nhiều uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần – người đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa.

Cái chết nhiều uẩn khúc

Bản Lên Tiếng với 24 chữ ký đầu tiên của các nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng trong và ngoài nước yêu cầu chính quyền Việt Nam 3 điều: Điều tra và trả lời trước công luận về vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng; Trả tự do cho ba bloggers là Tạ Phong Tần, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải; Tôn trọng các giá trị phổ quát về nhân quyền và dân chủ.

Trong Bản Lên Tiếng, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền đưa ra những sự việc gây nhiều bức xúc trong dư luận xung quanh cái chết và đám tang của bà Liêng như việc hai người con không được phép đem xác của mẹ về nhà ngay sau khi xảy ra vụ việc, bị nhốt trong xe cứu thương trong thời gian xác bà Liêng được chuyển vào bệnh viện và bị ép buộc phải ký bản cam kết với nội dung “Bà Liêng tự nhiên thiêu và gia đình sẽ không khiếu nại”.

Linh mục Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế, một trong những người có mặt sớm nhất tại gia đình bà Liêng sau khi xảy ra vụ tự thiêu, cho biết:

Mình thấy rõ ràng là cái chết của bà còn nhiều uẩn khúc. Qua cái cách mà công an can thiệp vào đám tang như vậy thì người ta có quyền đặt nghi vấn là công an có một vai trò gì trong cái chết của bà Liêng. Cái chết của bà cũng liên quan đến việc chính quyền giam giữ cô Tạ Phong Tần.

Bản Lên Tiếng ban đầu gồm 24 chữ ký, trong đó có 20 chữ ký của những nhà hoạt động dân chủ trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, kỹ sư Đỗ Nam Hải, chị Dương Thị Tân, nhà văn Hoàng Tiến, linh mục Phan Văn Lợi, thượng tọa Thích Thiện Minh, luật sư Nguyễn Văn Đài v.v…; cùng với 4 người khác của hải ngoại là nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần ở Nga, chị Lư Thị Thu Duyên, giáo sư Nguyễn Chính Kết và bác sĩ Nguyễn Quốc Quân từ Hoa Kỳ.

Giải thích về lý do tham gia ký tên vào Bản Lên Tiếng, chị Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cho biết:

Thực sự đến bây giờ, cái chết của bà vẫn là câu hỏi rất lớn. Kể cả người thân cho đến chúng tôi là một trong những người đầu tiên tiếp cận với gia đình cũng không biết là bà chết như thế nào. Một câu hỏi rất lớn. Cho nên khi Bản Lên Tiếng yêu cầu làm sáng tỏ về cái chết này thì tôi nghĩ đây là việc làm đúng.

Chị Dương Thị Tân cho biết khi xác bà Liêng được đưa về gia đình thì toàn bộ cơ thể bà đã được bọc kín, chỉ trừ khuôn mặt. Trong lúc tang gia còn bối rối, chưa biết làm thế nào thì áo quan và các vật dụng cần thiết đã được chở đến gia đình bà. Chính việc xử lý rất nhanh các thủ tục xung quanh việc an táng bà Liêng cũng là một lý do góp phần khiến dư luận thêm nghi ngờ và đặt câu hỏi về cái chết của bà.

Ngay sau khi báo chí quốc tế đưa tin về vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam là ông Lương Thanh Nghị cho biết hiện các cơ quan chức năng đang điều tra về vụ việc này. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về lời tuyên bố trên. Chị Dương Thị Tân nói:

Trước đây với kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy những người đại diện cho chính quyền cấp dưới, cấp cơ sở, chưa bao giờ họ làm đúng những gì họ hứa. Còn bây giờ là cấp ngoại giao của một chính phủ thì chúng tôi cũng chờ xem là họ như thế nào. Còn bây giờ thực sự đặt niềm tin vào họ thì những người như chúng tôi không tin đâu vì chúng tôi đã là một trong những nạn nhân của những lời hứa đó.

Những người đấu tranh dân chủ cho biết mặc dù không mấy tin tưởng vào việc chính quyền Việt Nam sẽ thực hiện theo các yêu cầu của Bản Lên Tiếng, nhưng hầu hết đều cho rằng việc đưa ra Bản Lên Tiếng là một việc làm cần thiết. Linh mục Đinh Hữu Thoại nói:

Về hiệu quả thì mình cũng không nói trước được gì, nhưng bao nhiêu chuyện mình làm từ trước tới giờ thì mình chỉ thấy được hiệu quả duy nhất là làm cho người dân ý thức được quyền của mình, những quyền mình có và mình phải sử dụng, và giúp cho họ vượt qua nỗi sợ. Hiệu quả trước mắt là cái đó. Còn việc nhà cầm quyền có lắng nghe tiếng của người dây hay không thì tôi thấy từ trước tới nay chưa có tiền lệ đó.

Lên tiếng cho các blogger trong tù

Image
Bloggers là Tạ Phong Tần, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải.

Theo mục sư Nguyễn Hồng Quang của Giáo hội Tin Lành Mennonite tại Việt Nam, cũng là một trong những người đã ký tên, ngoài hiệu quả thông tin, Bản Lên Tiếng còn có thể có tác dụng ngăn ngừa, giảm thiểu những vụ việc đáng tiếc khác trong tương lai. Ông nói:

Nó chưa giải quyết liền nhưng ít ra cũng giảm thiểu việc bắt bớ những người mới. Nói chung, chúng tôi là những người tù, chúng tôi rất đau xót. Bà Liêng là mẹ của cô Tạ Phong Tần, cũng là người dân oan, cũng nỗi đau của người mẹ. Trong gia đình tôi nhiều người đi ở tù cho nên chúng tôi hiểu thân nhân của những tù nhân họ cũng đau khổ không kém gì người ở trong tù.

Đồng suy nghĩ với mục sư Nguyễn Hồng Quang, linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết việc yêu cầu điều tra về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng chỉ là mục tiêu phụ, bên cạnh mục tiêu quan trọng hơn là kêu gọi chính quyền trả tự do cho những tù nhân vô tội.

Cái quan trọng là yêu cầu thả những người vô tội bị bắt giam bởi vì chính việc bắt giam người vô tội đã gây ra sự uất ức cho những người thân của họ. Biết đâu sau bà Liêng sẽ là những người khác nếu họ có người thân bị bắt giam một cách oan ức.

Hiện Bản Lên Tiếng đã được đăng tải trên các trang mạng xã hội, kêu gọi người dân tham gia ký tên qua email thatuluongtam@gmail.com. Chị Lư Thị Thu Trang, một người đã ký tên, cho biết Bản Lên Tiếng ra đời đúng như nguyện vọng của chị và nhiều người khác :

May mắn là các chú, các bác, các anh chị trong phong trào dân chủ ở Việt Nam khởi xướng lên vấn đề này, chứ nếu không thì chính cá nhân em hoặc những người có mặt ngày hôm đó cũng sẽ làm chuyện này. Cho nên việc ký tên và lên tiếng là việc cần thiết phải làm vì gia đình và bản thân em cũng đang là nạn nhân của chế độ này. Hoàn cảnh của chị Tạ Phong Tần và dì Liêng đang chịu đựng, phải bỏ mạng vì con trong hoàn cảnh đau thương như vậy, thì nó cũng đang nhắm vào gia đình em và các anh chị em dân chủ trong nước, chứ không chỉ riêng chị Tạ Phong Tần đâu.

Sau cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng, phiên tòa xét xử ba blogger, trong đó có chị Tạ Phong Tần, dự tính sẽ diễn ra vào ngày 7/8 đã bị dời lại vô thời hạn. Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo báo chí và bày tỏ quan ngại về tiến trình xét xử không bảo đảm nguyên tắc công bằng nếu phiên tòa xử kín và các nhân chứng không được triệu tập.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ?
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-09-26

Sau khi bản án dành cho 3 blogger CLB Nhà báo Tự do được tuyên hôm 24 tháng 9, nhiều chính phủ và cơ quan quốc tế trong đó có cả người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ lên tiếng chỉ trích bản án mạnh mẽ.

Nói một đằng làm một nẻo

Vào cuối tháng 2 năm 2011, tại khóa họp lần thứ 16 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Thụy Sĩ, Việt Nam chính thức lên tiếng ứng cử vào cơ quan này nhiệm kỳ 2013-2016. Các cơ quan truyền thông trích lời Bộ trưởng Phạm Bình Minh (lúc đó là Thứ trưởng Thường trực) cho biết “Việt Nam cần tham gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ để cùng các nước thực hiện quyền con người”, nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền là “chính sách nhất quán của Việt Nam”.

Việt Nam gia nhập LHQ từ năm 1977. Từ giữa những năm 90, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thực hiện chủ trương “đa phương hóa”. Nhưng những nỗ lực về cải thiện nhân quyền của Hà Nội vẫn chưa thật sự gây ấn tượng với cộng đồng quốc tế sau 35 năm trở thành thành viên 149 của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, cũng khó có thể nói cánh cửa bước vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ khép lại trước Việt Nam.

Tuy nhiên, sau phiên xử bị chỉ trích nặng nề từ cộng đồng quốc tế, từ Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ đến các cơ quan bênh vực nhân quyền và tự do ngôn luận như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế… thì người ta càng có lý do để nghi ngờ về khả năng Việt Nam có thể giành lấy chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Câu hỏi càng trở nên lớn hơn khi đúng một ngày sau khi phiên xử kết thúc, người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ lên tiếng “quan ngại sâu sắc” về bản án dành cho ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải.

Thông cáo hôm 25 tháng 9 đánh đi từ Thụy Sĩ trích lời bà Navi Pillay nói rằng “bản án nặng nề của ba blogger là một ví dụ cho thấy những hạn chế trầm trọng của tự do ngôn luận tại Việt Nam”.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang thụt lùi nhanh chóng và nó sẽ cản trở con đường tiến vào Hội đồng Nhân quyền LHQ:

Những hành động này không phải là những gì mà thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể làm. Và những thành viên của hội đồng này nên nói cho Việt Nam biết là nếu Việt Nam thực sự muốn có chiếc ghế ở cơ quan này thì không thể bỏ tù những người chỉ đơn thuần viết lên suy nghĩ của mình.

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra đời vào tháng 3 năm 2006 sau nghị quyết A/RES/60/251 của Đại Hội đồng LHQ. Cơ quan nhân quyền này ra đời thay thế cho Ủy ban Nhân quyền LHQ (UN Human Rights Committee) sau khi Ủy ban Nhân quyền LHQ bị chỉ trích vì có nhiều thành viên không có thành tích tốt về nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền LHQ chính là nỗ lực của LHQ nhằm cải tổ những điểm hạn chế của cơ quan tiền thân nên không có lý do gì nó sẽ mắc lại những lỗi lầm trước đó. Điều này cũng có nghĩa là việc xét duyệt trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng khó khăn hơn.

Phương châm của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam đang muốn trở thành thành viên là cân bằng, cải thiện và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Một trong những khung pháp lý cơ bản làm nền cho hoạt động của cơ quan này là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Việt Nam đã thông qua và ký kết hai văn kiện quốc tế này nhưng có nhiều chỉ trích cho rằng Việt Nam chưa thực hiện đó.

Đàn áp tự do ngôn luận

Image
Các băng rôn đòi tự do cho các blogger hôm 24/9/2012.
Photo courtesy of chuacuuthenews

Trong thông cáo lên án bản án dành cho ba blogger, người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ cho rằng bản án “làm suy yếu cam kết của Việt Nam trên quốc tế nhằm bảo vệ và thúc đẩy tự do ngôn luận”.

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland cũng lên tiếng trong một thông cáo 24 tháng 9 nêu lên quan ngại về bản án của ba blogger và nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền sẽ là một bước cần thiết cho mối quan hệ hai nước.

Từ sau Đại hội ĐCSVN lần thứ 11, Việt Nam thực hiện chính sách hội nhập quốc tế. Trở thành thành viên của WTO, đang thương thuyết về Hiệp định tự do với EU, cũng hứng thú với Hiệp định Đối tác Xuyên TBD (TPP) và Hội đồng Nhân quyền LHQ… Việt Nam đang muốn chứng tỏ mình là một phần của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Shawn Crispin đại diện cao cấp Ủy ban Bảo vệ Ký giả nghi ngờ về vai trò lớn hơn của Việt Nam:

Việt Nam không còn là đất nước cộng sản bị cô lập như trong thời xưa nữa mà dường như đã là thành viên của cộng đồng quốc tế rồi. Tôi nghĩ đây là lúc mà cộng đồng quốc tế nên lên tiếng mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam. Ngoài những thành công về kinh tế thì Việt Nam phải có một vai trò lớn hơn về chính trị. Đây thực sự là lúc để chính phủ phương Tây biết rằng Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận. Việt Nam hiện tại như là một phiên bản mới của Miến Điện.

Theo thông tin của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Việt Nam là nước đứng thứ hai tại Châu Á mà có nhiều nhà báo bị cầm tù nhất, trong đó đa số là giới blogger. Trong suốt 10 năm qua, Việt Nam luôn bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp vào 10 nước là kẻ thù của Internet. Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm tháng 7 năm nay chính thức mở rộng định nghĩa nhân quyền trên một thế giới ảo trong đó cơ quan này xem tự do Internet là quyền cơ bản của nhân loại. Tuy đây không phải là một nghị định mang tính ràng buộc phát lý nhưng nó cũng có thể khiến Việt Nam “mất điểm” trước Hội đồng Nhân quyền LHQ khi Hà Nội bị các cơ quan quốc tế lên án về việc kết án các blogger sử dụng Internet để bày tỏ ý kiến.

Điều 69 Hiến pháp, điều 4 Luật Báo chí Việt Nam và cả điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đều là những công cụ nhằm đảm bảo những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận của người dân. Tuy nhiên nó sẽ không thực sự có giá trị cho đến khi người ta áp dụng nó vào cuộc sống. Tuân thủ một cách đúng đắn những gì qui định trong hiến pháp và pháp luật không chỉ nhằm hòa nhập vào cộng đồng quốc tế mà chính là chìa khóa để mang đến quyền lợi cho người dân và tạo nên một chính phủ vững chắc. Một chính phủ vững mạnh không phải là một chính phủ được hơn 3 triệu đảng viên hay quân đội ủng hộ mà đó là một chính phủ dựa trên niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Nhà thơ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện từ trần
RFA
2012-10-02

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, được mệnh danh “Ngục sĩ”, nhà thơ phản kháng nổi tiếng nhất của Việt Nam, vừa từ trần tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ lúc 7 giờ 17 phút sáng ngày 2/10/2012, hưởng thọ 73 tuổi.

Image
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tác phẩm "Hoa Địa Ngục".

Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội, học hành và sinh sống ở Hà Nội, Hà Nam, Hải phòng với song thân phụ mẫu và một người chị.

Ông từng bị chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà bắt giam từ năm 1961, vì tội “phản tuyên truyền” bằng những bài thơ phê phán chế độ. Được trả tự do vào tháng 11 năm 1964, đến tháng 2-1966 ông lại bị tống giam đến tháng 7-1977. Ông viết lại bằng tay tập thơ “Hoa địa ngục” sáng tác và ghi nhớ trong tù.

Tháng 7-1979, ông đem đưa được tác phẩm này vào bên trong toà đại sứ Anh. Ông không đi tị nạn ở Anh và bị bắt ngay trước cổng toà đại sứ, bị tống giam thêm 12 năm, với chế độ giam giữ khắc nghiệt hơn hết so với những khoảng thời gian bị giam cầm trước đó.

Tập thơ “Hoa địa ngục” từ toà đại sứ Anh ở Hà Nội được chuyển tới giáo sư Patrick Honey (1925-2005) dạy tại đại học Luân đôn. Sau đó thơ ông được phổ biến trên báo chí, sách vở của người Việt hải ngoại, được dịch và xuất bản bằng Anh, Pháp, Việt ngữ. Năm 1985 ông được tặng thưởng khiếm diện giải thưởng thơ quốc tế tại Rotterdam.

Từ năm 1981 Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Tổ chức nhân quyền Quê Mẹ cùng phát động chiến dịch kêu gọi quốc tế can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp của ông.

Suốt thời gian đó ông bị giam tại Hoả Lò, Hà Nội, đến năm 1985 bị đưa đi biệt giam giữa rừng, kiệt sức và gần chết đói. Năm 1990 ông được đưa tới trại tù Ba Sao săn sóc thuốc men, và được trả tự do vào tháng 10 năm 1991.

Được anh ruột bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 1995, ông ghi lại và phổ biến tập “Hoa địa ngục” thứ nhì, gồm những bài ông sáng tác và ghi nhớ trong thời gian cầm tù sau . GS Nguyễn Ngọc Bích dịch tác phẩm nay sang Anh ngữ và xuất bản song ngữ. Ông viết tự truyện bằng Anh ngữ, được đại học Hawaii xuất bản trong “Beyond Works: Asian Writers on Their Works.”

Thi sĩ "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện được giải thưởng của Hội Nhà văn Quốc tế vào năm 1998. Ông sang Pháp, ở lại đó 3 năm để viết “Hoả Lò tập truyện”. Tác phẩm được dịch sang Anh ngữ, đại học Yale xuất bản năm 2007.

Nhà thơ cư ngụ tại quân Cam California từ năm 2004, phải phấn đấu thường xuyên với những di chứng bệnh tật trong suốt 27 năm tù ngục, nhưng vẫn đi nhiều nơi để nói chuyện về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam.

Ông là một người độc thân, mất đi trong sự săn sóc của bạn bè thân hữu và những cuộc thăm viếng của những đồng bào Việt Nam ái mộ thơ văn của ông, ngưỡng mộ ý chí bất khuất của ông trước chế độ cộng sản của Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa?
Cập nhật: 10:00 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012


Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chúc mừng ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để rồi nhận tin Trung Quốc tổ chức Quốc khánh rầm rộ ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Theo trang web của chính phủ Việt Nam, nhân dịp lần thứ 63 Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1949 – 1/10/2012), lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Trung Quốc.

Điện mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được gửi từ hôm 30/9 tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo khác như ông Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo.

Một ngày sau đó, báo chí Trung Quốc đưa tin lễ mừng Quốc khánh nước này được tổ chức cho quân và dân trước cơ quan hành chính mới là Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) thuộc quần đảo Tây Sa mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Báo Thanh Niên, bản điện tử ở TPHCM có bài ngắn gọi buổi lễ này là hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa” nhưng không thấy các tranh web của Đảng hoặc chính phủ Việt Nam nói gì về vụ việc.

Có thể các điện thư chúc Quốc khánh chỉ là thông lệ ngoại giao thường có giữa các quốc gia, như lời chúc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton tới Việt Nam nhân ngày 2/9 năm nay.

Nhưng trong bối cảnh quan hệ Trung - Việt được dư luận coi là 'nhạy cảm', câu chuyện Trung Quốc làm lễ Quốc khánh ở Tam Sa đã khiến một số tờ báo trong nước và nhất là cộng đồng mạng tiếng Việt tỏ thái độ.

‘Vận mệnh tương thông’

Trong khi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang có kỳ họp kín hai tuần để bàn về các vấn đề nội bộ quan trọng, diễn biến mới nhất trong quan hệ Việt-Trung là chuyến thăm đến Trụ sở Chính phủ tại Hà Nội của Bấm Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.

Báo chí nhà nước tại Việt Nam chỉ đưa tin ông Khổng đã đến thăm chiều ngày 2/10 và được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp nhưng không nêu rõ chi tiết trao đổi hai bên.

Một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc từ Hà Nội nhận xét với BBC về chuyến thăm của Đại sứ Khổng rằng “Điều họ nói gì thì chưa biết và tôi cũng không để ý. Vấn đề lớn [của Việt Nam với Trung Quốc] bây giờ là: những ai chủ trương"nhượng bộ" những ai " cứng rắn" và những ai "đúng mức" trong ứng xử với họ,”

Ông cũng cho biết ý kiến riêng về chủ đề này:

“Khó phán đoán chính xác, nhưng hình như "nhượng bộ" có phần chiếm ưu thế. Trung Quốc đang vướng Đại hội 18 và "khó nuốt" vấn đề Senkaku với Nhật, nên "tạm thời" dịu ở Biển Đông. [Tuy thế], sắp tới họ không để yên đâu.”

Cũng mới cuối tháng 8, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc đã làm lễ kỷ niệm 67 năm Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945-2012 trong tinh thần về tình đoàn kết hữu nghị được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu ra.

Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( Bấm CRI), Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ đã phát biểu tại buổi lễ hôm 31/8 ở Bắc Kinh đã trích lời ông Hồ Cẩm Đào từng nói rằng “Hai nước Việt – Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan’.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm Nam Ninh và trao đổi với Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Bài diễn văn của Đại sứ Thơ trước Thứ trưởng Ngoại giao Phó Doanh của Trung Quốc và hơn 400 quan khách cũng nói kinh ngạch thương mại hai bên năm 2011 đã đạt trên 40 tỷ USD, và hiện có hơn 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học Trung Quốc.

Ông Thơ cũng nói về “nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có thỏa thuận ‘Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ sẽ giúp hai nước từng bước tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề tồn tại lớn còn lại là vấn đề Biển Đông”.

Trong số các cuộc gặp lãnh đạo hai bên gần đây nhất có chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp chiều 20/9 diễn ra trong dịp ông Dũng tham dự hội chợ ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Thông Tấn xã Việt Nam nói cuộc gặp có mục tiêu “trao đổi những phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới”.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Trang ‘Quan làm báo’ bị chiếm địa chỉ?
Cập nhật: 12:39 GMT - thứ ba, 9 tháng 10, 2012


Giữa lúc Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong tuần họp thứ nhì, trang blog có nhiều bài về chính trị Việt Nam ‘Quan làm báo’ không còn cập nhật được ở địa chỉ quanlambao.blogspot như mấy tháng qua.

Chập tối hôm thứ Ba 9/10 giờ Việt Nam, người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.

Trong phần ảnh đăng trong bài có cả nhiều ảnh của gia đình và con cái bà Đặng Thị Hoàng Yến chụp ở Hoa Kỳ.

Về quan điểm chính trị, thông báo của những người mà có vẻ đã chiếm địa chỉ của Quan làm báo chỉ tập trung vào bà Hoàng Yến để giải thích lý do việc làm của họ:

“Chúng tôi là những người sinh sống tại hải ngoại tuy chưa đồng tình với sự lãnh đạo hiện nay của Nhà nước Việt Nam nhưng cũng tuyệt đối không thể đồng tình với các hành động vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ nhằm đưa đất nước Việt Nam vào cảnh nguy cơ nồi da xáo thịt để thu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích của bà.”

Tuy nhiên, các bài đăng trên quanlambao bộ cũ và cách viết trên bài mới nhất hôm 9/10 tìm cách quy bà Hoàng Yến là người đứng đằng sau trang web bị cho là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không dùng văn phạm theo cách các Việt Kiều ở Hoa Kỳ hay nơi khác thường dùng.

Trang Quan làm báo cho đến sáng ngày hôm nay vẫn còn các bài phê phán nặng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 ở Hà Nội trước ngày bỏ phiếu quan trọng vào thứ Tư này.

Đây là cuộc bỏ phiếu các nhà bình luận bên ngoài cho rằng có tính quyết định với uy tín và vị trí của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng và các nhóm điều hành kinh tế trong chính phủ của ông.

BBC chưa liên lạc được với bà Đặng Thị Hoàng Yến để hỏi về những diễn biến mới nhất liên quan đến bà.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thư email trong tháng 9, bà nói bà không đứng đằng sau trang quanlambao
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Cộng sản Việt Nam đã không được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Tuesday, 13 November 2012 13:15
Nguyễn Thu Trâm, 8406


Kính thưa quý vị,

Một nguồn tin vui cho công đồng người Việt Quốc Gia cũng như cho toàn dân Việt Nam đang bị cộng sản thống trị là cộng sản Việt Nam đã không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong phiên họp khóang đại của Đại Hội Đồng (General Assembly), vào hôm thứ Hai 12 tháng 11 năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã bầu thay thế 18 thành viên mới trong tổng số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - United Nations Human Rights Council (HRC), Dù đã vận động hành lang rất tích cực và đã đệ nạp hồ sơ xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng cộng sản Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề, không được bầu vào Hội Đồng này bởi thành tích nhân quyền của cộng sản Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng: Ngay sau khi được trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là Việt Nam đã không còn động cơ để phấn đấu nữa, nên đã ra tay đàn áp rất thô bạo những tiếng nói đối lập. Nhiều tổ chức dân chủ đã bị dập tắt, nhiều nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt bớ, tra tấn và tù đày với mức án rất nặng nề. Liên tục từ năm 2007 đến nay đã có hàng chục người dân lành bị công an đánh chết trong các trại tạm giam. Nhiều chức sắc tôn giáo chỉ vì thực hành niềm tin tôn giáo của mình cũng bị bắt bớ giam cầm. Nhiều người dân yêu nước cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên tiếng xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối những hành động gây hấn và xâm lược của Trung cộng. Nhiều dân oan bị trấn cướp đất đai ruộng vườn nhà cửa một cách bất công và phi pháp, nhưng cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên trung ương khiếu kiện mà bị kết tội gây rối trật tự công cộng.

Image

Trước những vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và có hệ thống đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nên ngay khi biết tin Việt Nam đã xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hàng triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng ký Thỉnh Nguyện Thư gởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn cộng sản Việt Nam gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và cuối cùng công lý đã được thực hiện. Chắc chắn với những vi phạm nhân quyền đến mức tồi tệ nhất thế giới của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì mọi nổ lực, mọi vận động của Việt Nam để được tham gia vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ vĩnh viễn là hành động mò trăng đáy nước.

Việc công an cộng sản Việt Nam đánh chết bà cụ dân oan Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội vào đúng ngày Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ chối cho Việt Nam gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua thứ Hai 12, tháng 11 năm 2012 thực là có ý nghĩa với bản chất phi nhân của chế độ cộng sản Việt Nam.

Chúng ta thương xót cho cái chết oan nghiệt của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung, nhưng chúng ta cũng chúc mừng lực lượng công an còn đảng còn mình đã ghi thêm một chiến công oanh liệt cho đảng về thành tích vi phạm nhân quyền liên tục và có hệ thống của chế độ cộng sản Việt Nam.

Ngày 13 tháng 11 năm 2012

Nguyễn Thu Trâm, 8406
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Thành phố Santa Ana Bỏ Phiếu:
Đồng Ý Cấm Các Quan Chức CSVN Vào Thành Phố


SANTA ANA, Calif. (VB) -- Hội đồng thị xã Santa Ana đã biểu quyết chấp thuận lệnh cấm cửa các phái đoàn nhà nước CS Việt Nam với tỷ lệ phiếu 7/7 phiếu.

Phiên họp Hội đồng thị xã thực hiện vào đêm Thứ Hai 19-11-2012 tại phòng họp HĐ Thành Phố Santa Ana.

Phiên họp mục đích là thảo luận và biểu quyết về đề nghị của Thị Trưởng Miguel Pulido là thành phố Santa Ana đưa ra một quyết nghị để ngăn cản các phái đoàn của chính quyền cộng sản Việt Nam đến Santa Ana, tương tự như là hai nghị quyết đã được thông qua bởi thành phố Garden Grove và Westminster trước đây.

Quyết định này đưa ra bất kể một kháng thư của Đại sứ Lê Bá Hùng gửi tới Thị trưởng và Hội đồng thành phố Santa Ana để xin bác bỏ lệnh cấm cửa quan chức CSVN, lấy lý do là hai nước đã bình thường bang giao với nhau và đã hợp tác trên nhiều phương diện.

Quyết định của Hội đồng thành phố nhằm ngăn cản các thành phần trong chính quyền Cộng sản Việt Nam du hành trong phạm vi của thành phố Santa Ana hoặc đi ngang qua thành phố Santa Ana, cũng như thị xã không chấp nhận các viên chức chính quyền cộng sản được tiếp đón trong phạm vi thành phố và buộc các phái đoàn này phải thông báo trước với thành phố Santa Ana trước khi họ được vào khu vực thành phố, để thành phố Santa Ana có thể thông báo với cộng đồng người Việt Nam và để bảo vệ an ninh cho mọi người. Nếu thành phố Santa Ana có bất cứ phí tổn nào trong việc phái đoàn chính quyền Cộng sản Việt Nam đến, thì cá nhân hay cơ quan tổ chức tiếp đón phải chịu trách nhiệm của mọi chi phí.

Lý do chính yếu của thành phố Santa Ana, nơi có 40,000 cư dân gốc Việt, cấm cửa các quan chức CSVN vì những vi phạm nhân quyền quá tệ hại đối với những quyền căn bản của người dân VN: thành phố Santa Ana không muốn mở cửa đón những kẻ gây tội ác về nhân quyền.

Cũng nên nhắc rằng, Thị Trưởng Miguel Pulido, mấy tháng trước đã kể rằng, khi tham dự lễ cầu nguyện và đấu tranh chống án cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, ông thấy một phụ nữ khóc vì bất mãn trước tình hình đàn áp tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam của CSVN, mà lòng cảm động và tự hỏi mình có thể làm gì được cho công cuộc đấu tranh của người Việt là cư dân trong thành phố Santa Ana. Chính đó là động lực để ngay ngày hôm sau ông đệ trình Pháp Lệnh ngăn cản cán bộ CSVN đến Santa Ana. Thị Trưởng Pulido nói rằng các thành phố lân cận như Westminster và Garden Grove đều có pháp lệnh như vậy để ngăn cản cán bộ CSVN đến các thành phố đó, nhưng Santa Ana là thành phố đầu tiên đón người Việt tị nạn cộng sản đến định cư tại Hoa Kỳ thì chưa có pháp lệnh như vậy. Thị Trưởng Pulido cho biết ông không thể để cho các cán bộ CSVN tự do đến đây để làm tổn thương đến cộng đồng người Việt tị nạn. Cho nên, theo ông, "Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam vì Hoa Kỳ là đất nước có truyền thống bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Tham dự buổi họp còn có Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, HT Thích Như Nguyện, HT Thích Minh Mẫn, TT Thích Viên Huy, LS Nguyễn Xuân Nghĩa, LS Nguyễn Quốc Lân, ông Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Mục Sư David Huỳnh, BS Trần Văn Cảo, nhiều đại diện hôi đoàn, và khoảng 200 đồng hương.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Vì sao đập thủy điện Đak Mek 3 bị vỡ
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-11-26

Đập thủy điện Đak Mek 3 ở Kontum sụp đổ chiều 22/11 làm 1 người chết, trước đó đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng Trị cũng bị vỡ vào ngày 7/10.

Image
Photo courtesy of vtc.vn
Đập thủy điện Đăk Mek 3 bị vỡ và chiếc xe ben chở đá

Hai vụ vỡ đập trên khiến dư luận trở lại câu hỏi về phẩm chất công trình và trách nhiệm giám sát quản lý đối với thủy điện nhỏ trên toàn quốc.

Xe ben đụng ... vỡ đập

Khó nói một tai nạn xe tải va quẹt lại có thể phá vỡ một đập thủy điện dài 80 mét cao 20 mét được xây dựng kiên cố theo kiểu đập chịu lực, thân đập phía thượng lưu và hạ lưu là bê tông cốt sắt ở giữa là đá. Tuy vậy với vụ vỡ đập làm thiệt mạng một người tài xế xe chở đá, chủ đầu tư công trình Cty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek qua lời Giám đốc Lê Bá Thanh nói với báo chí thì, đập vỡ là vì một chiếc xe ben chở đá đã va vào thân đập gây tác động dây chuyền làm vỡ đập.

TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nêu lên nghi vấn về nguyên nhân làm vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 ở huyện Dak Glei tỉnh kontum. Ông nói:

“Có một cái xe tải tông mà sụp đổ, bê tông thân đập phía thượng lưu dày hơn 1 mét thì xe tăng đâm cũng chưa đổ…nhưng mà họ nói vậy cũng không biết là sao, nhưng tôi nghĩ chủ yếu là do chất lượng công trình không bảo đảm.”

Dự án thủy điện Đak Mek 3 có vốn đầu tư tư nhân với hơn 200 tỷ đồng, công suất thiết kế 7,5 MW, khởi công tháng 3/2009, dự kiến phát điện vào đầu sang năm 2013. Công trình do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Nam Việt trụ sở ở Saigon thiết kế và được thi công bởi Công ty thi công cơ giới Hồng Phát cũng là một công ty con của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Thủy điện Hồng Phát Đak Mek.

Theo số liệu chính thức từ Ban chỉ đạo Tây Nguyên, khu vực Tây Nguyên hiện có 287 dự án thủy điện với tổng công suất gần 7.000 MW được phê duyệt, trong đó 84 dự án đang vận hành, 50 dự án đang xây dựng và 87 dự án đang nghiên cứu.

Tên gọi Đăk Mek 3 cho thấy đây là một phần của hệ thống thủy điện bậc thang ở Kontum với mục đích phát triển nguồn điện, đồng thời điều tiết mùa lũ và nước tưới cho mùa khô.

Thủy điện ở Tây Nguyên cho đến nay không mang lại hiệu qủa nếu so sánh với việc hủy hoại khoảng 17.000 héc-ta rừng tự nhiên, người dân mất đất canh tác cuộc sống bị xáo trộn. TS Lê Ngọc Báu nhận định:

“Thật ra ở Tây Nguyên xây dựng thủy điện rất nhiều nhưng về thủy lợi thì không tương xứng. Người ta xây dựng thủy điện như vậy thì mất rừng, mất hồ nhưng mà hiệu quả không cao. Người ta nói là thủy điện phục vụ thủy lợi nhưng sự thực nó không thể kết hợp được vì những vùng đó cũng không phát triển được thủy lợi, không giúp ích cho nông nghiệp được.”

Chủ đầu tư và đơn vị thi công là một

Một công trình thủy điện dưới 20 MW được xem là thủy điện nhỏ và do chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương giám sát. Vụ vỡ đập Đăk Mek 3 dưới chân núi Ngọc Linh, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum chiều 22/11; trước đó là vụ vỡ đập Đăk Rông 3 ở huyện Đak Rông tỉnh Kontum ngày 7/10 chỉ sau 15 ngày được nghiệm thu, đã gióng lên tiếng chuông báo động về phẩm chất công trình và công tác gíam sát quản lý. GS Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam nhận định:

“Thông thường thủy điện nhỏ không có quản lý của bộ chuyên ngành mà giao xuống địa phương, trong khi địa phương chưa có trình độ chuyên môn để nghiệm thu công trình được. Tôi đang kiến nghị phải xem xét lại qui trình giao thủy điện nhỏ xuống địa phương liệu có đủ khả năng để quản lý hay không?”

Mặc dù vụ vỡ đập Đăk Mek 3 tỉnh Kontum xảy ra từ chiều ngày 22/11 với thiệt hại nghiêm trọng là có người chết, cả con đập dài 80 mét cao 20 mét bị vỡ vụn hoàn toàn nhưng cho đến chiều 25/11 Sở Công thương Kontum vẫn chưa nhận được thông tin gì. Khi nhà báo hỏi, ông Nguyễn Bộ, Giám đốc Sở Công thương Kontum nhìn nhận việc quản lý các thủy điện nhỏ là trách nhiệm của Sở.

Theo Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Hoàng Liên Sơn, giám đốc Sở Xây dựng Kontum nhận định rằng, Chủ đầu tư và đơn vị thi công là cùng một nhà nên khó biết công trình có được thi công theo đúng thiết kế phê duyệt hay không. Việc giám sát cũng do một đơn vị của chủ đầu tư thuê. Trong khi đó Phó Chủ tịch huyện Đăk Glei bán cái qua chủ đầu tư vì cho rằng đây là việc của chủ đầu tư.

Với những thực tế ở Đăk Rông 3 và nay Đak Mek 3 việc phân cấp quản lý hàng trăm công trình thủy điện vừa và nhỏ trên toàn quốc đến lúc nên được xem xét lại.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Cập nhật phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An


Công an chìm nổi, dân phòng đủ loại được huy động dày đặc bên ngoài phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An.

Bất cứ ai đưa máy ảnh hay điện thoại lên chụp hình đều bị những viên an ninh chìm nổi, mặt mày hung dữ sấn đến gây chuyện, đe dọa, thậm chí có trường hợp bị bắt đi. Đoạn Video các bạn đang theo dõi do CTV Danlambao ghi lại trong điều kiện đặc biệt khó khăn, ngay giữa vòng vây công an. Chất lượng video không được tốt, mong bạn đọc thông cảm

TP Vinh bị phong tỏa, CA dày đặc bên ngoài khu vực tòa án


Lúc 10h10': Tin từ Thanh Niên Công Giáo cho biết, mẹ anh Nguyễn Đình Cương là bà Nguyễn Thị Hóa bị công an đánh đập khiến bà phải nhập viện. Anh Nguyễn Đình Cương là 1 trong 14 người sẽ ra tòa sáng nay.

Cha Nguyễn Đình Thục đang cùng giáo dân cầu nguyện thì bị lực lượng công an đến lôi kéo đi. Các giáo dân đang nỗ lực bảo vệ cha.

Image
Người dân đến tham gia phiên tòa đang bị dồn ra ngoài (Ảnh: Facebook Hư Vô)

Lúc 09h15': Lúc này có khoảng hơn 200 người dân tập trung tại đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách khu vực tòa án 200m. Hiện tinh thần của tất cả mọi người rất mạnh mẽ. Theo ghi nhận, linh mục Nguyễn Đình Thục cũng có mặt trong đoàn người trước cổng tòa án

Lúc 08h20', tin từ CTV tại Vinh gửi về cho biết: Theo quan sát, hiện tại lực lượng dân phòng và công an được bố trí đông hơn dân. Bất chấp những hành vi bao vây, đe dọa, lúc này số lượng người dân đội mũ trắng đến ủng hộ và tham gia phiên tòa ngày càng đông.

Trong số 14 người yêu nước ra tòa hôm nay, có 8 người là các thanh niên công giáo hiện đang sống ở Nghệ An. Được biết, thân nhân những người này cùng đông đảo bà con trong các giáo xứ đang tiếp tục kéo về phiên tòa ủng hộ những người con ưu tú của quê hương mình.

*

Danlambao - Sáng nay, 8/1/2013, 14 thanh niên yêu nước sẽ ra tòa tại Nghệ An. Mặc dù đã được thông báo là phiên tòa công khai, nhưng ngay từ tối hôm qua, lực lượng CA đã được huy động trực chiến 100% sẵn sàng đàn áp những người đến tham dự phiên tòa.

Bất chấp những hành vi ngăn chặn, khủng bố của CA, theo tìn từ CTV Danlambao tại Vinh gửi về cho biết: Lúc 7h50 phút sáng nay, khoảng trên 100 người dân đã bắt đầu tập trung thành công trước phiên tòa. Hầu hết mọi người cùng đội mũ trắng.

Lúc 08h05: Quán cafe góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Hồng Bàng từ chối đón khách. Đã có một phụ nữ bị bắt đưa đi. Công an đã bố trí rào chắn cách toà án 200m nhằm ngăn chặn người dân đến gần ủng hộ tinh thần 14 người yêu nước.

Trước đó, lúc 7h sáng, khoảng cài chục người đã nỗ lực tập trung lực lượng, nhưng lập tức bị công an, dân phòng lao vào xé lẻ.

Mọi cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP Vinh gần như bị phong tỏa, đặc biệt là khu vực chung quanh tòa án tỉnh Nghệ An dày đặc công an chìm nổi, dân phòng... Riêng đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai dẫn đến tòa án đã bị cô lập từ rất sớm, với ít nhất hơn 200 người mặc sắc phục chốt chặn tại một số giao lộ.

Đêm và rạng sáng nay, công an Nghệ An bất ngờ bố ráp các khách sạn tại Vinh. Một số blogger từ Hà Nội vào đã bị vây bắt như anh Lã Việt Dũng, hai blogger Người Buôn Gió và Nguyễn Lân Thắng cũng đang bị bao vây.

Image
Dân phòng tập trung gần khu vực tòa án
Công an chìm nổi, dân phòng đủ loại được huy động dày đặc bên ngoài phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An.

Bất cứ ai đưa máy ảnh hay điện thoại lên chụp hình đều bị những viên an ninh chìm nổi, mặt mày hung dữ sấn đến gây chuyện, đe dọa, thậm chí có trường hợp bị bắt đi. Đoạn Video các bạn đang theo dõi do CTV Danlambao ghi lại trong điều kiện đặc biệt khó khăn, ngay giữa vòng vây công an. Chất lượng video không được tốt, mong bạn đọc thông cảm

TP Vinh bị phong tỏa, CA dày đặc bên ngoài khu vực tòa án

Lúc 10h10': Tin từ Thanh Niên Công Giáo cho biết, mẹ anh Nguyễn Đình Cương là bà Nguyễn Thị Hóa bị công an đánh đập khiến bà phải nhập viện. Anh Nguyễn Đình Cương là 1 trong 14 người sẽ ra tòa sáng nay.

Cha Nguyễn Đình Thục đang cùng giáo dân cầu nguyện thì bị lực lượng công an đến lôi kéo đi. Các giáo dân đang nỗ lực bảo vệ cha.

Lúc 09h15': Lúc này có khoảng hơn 200 người dân tập trung tại đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách khu vực tòa án 200m. Hiện tinh thần của tất cả mọi người rất mạnh mẽ. Theo ghi nhận, linh mục Nguyễn Đình Thục cũng có mặt trong đoàn người trước cổng tòa án

Lúc 08h20', tin từ CTV tại Vinh gửi về cho biết: Theo quan sát, hiện tại lực lượng dân phòng và công an được bố trí đông hơn dân. Bất chấp những hành vi bao vây, đe dọa, lúc này số lượng người dân đội mũ trắng đến ủng hộ và tham gia phiên tòa ngày càng đông.

Công an chốt chặn bên ngoài phiên tòa tại Nghệ An (Ảnh: CTV Danlambao)

Trong số 14 người yêu nước ra tòa hôm nay, có 8 người là các thanh niên công giáo hiện đang sống ở Nghệ An. Được biết, thân nhân những người này cùng đông đảo bà con trong các giáo xứ đang tiếp tục kéo về phiên tòa ủng hộ những người con ưu tú của quê hương mình.

*

Danlambao - Sáng nay, 8/1/2013, 14 thanh niên yêu nước sẽ ra tòa tại Nghệ An. Mặc dù đã được thông báo là phiên tòa công khai, nhưng ngay từ tối hôm qua, lực lượng CA đã được huy động trực chiến 100% sẵn sàng đàn áp những người đến tham dự phiên tòa.

Bất chấp những hành vi ngăn chặn, khủng bố của CA, theo tìn từ CTV Danlambao tại Vinh gửi về cho biết: Lúc 7h50 phút sáng nay, khoảng trên 100 người dân đã bắt đầu tập trung thành công trước phiên tòa. Hầu hết mọi người cùng đội mũ trắng.

Image
Một số người dân đến tham dự phiên tòa đồng loạt đội mũ trắng, trong khi công an, dân phòng tay lăm lăm gậy gộc theo sát

Lúc 08h05: Quán cafe góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Hồng Bàng từ chối đón khách. Đã có một phụ nữ bị bắt đưa đi. Công an đã bố trí rào chắn cách toà án 200m nhằm ngăn chặn người dân đến gần ủng hộ tinh thần 14 người yêu nước.

Trước đó, lúc 7h sáng, khoảng cài chục người đã nỗ lực tập trung lực lượng, nhưng lập tức bị công an, dân phòng lao vào xé lẻ.

Mọi cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP Vinh gần như bị phong tỏa, đặc biệt là khu vực chung quanh tòa án tỉnh Nghệ An dày đặc công an chìm nổi, dân phòng... Riêng đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai dẫn đến tòa án đã bị cô lập từ rất sớm, với ít nhất hơn 200 người mặc sắc phục chốt chặn tại một số giao lộ.

Đêm và rạng sáng nay, công an Nghệ An bất ngờ bố ráp các khách sạn tại Vinh. Một số blogger từ Hà Nội vào đã bị vây bắt như anh Lã Việt Dũng, hai blogger Người Buôn Gió và Nguyễn Lân Thắng cũng đang bị bao vây.

Dân phòng tập trung gần khu vực tòa án
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Dân Dương Nội 'quyết tử giữ đất'
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ năm, 31 tháng 1, 2013


Trong những ngày cuối năm Âm lịch, tình hình khiếu kiện đất đai có vẻ như không hề dịu đi.



Được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày qua là cuộc đấu tranh càng lúc càng lên cao của người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Trên một số trang mạng xã hội và blog cá nhân nói 9h30 sáng ngày 31/1 giới chức địa phương đã đưa lực lượng chừng 200 người, gồm dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả đầu gấu tới đàn áp dân Dương Nội, gây xung đột, giằng giật ác liệt.

Các đoạn video clip được đăng tải trên mạng cho thấy bầu không khí nơi này rất sôi sục, người dân đánh trống, khua kẻng rầm rộ với các đám lửa, các nùi rơm "hỏa công" được đốt cháy đùng đùng trong cuộc đối đầu kéo dài chừng một tiếng.

Chưa có hồi âm?

Dương Nội là nơi giới chức khi cho tiến hành ủi phá nhằm thu hồi đất hồi tháng 3/2010 đã ủi phá cả mồ mả của người dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài từ đó đến nay ở các cấp từ trung ương đến địa phương.

Đầu tháng Năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận điều tra theo hướng mà người dân Dương Nội nói là "bao che cho Quận Hà Đông cướp đất".

Các hộ gia đình tiếp tục đệ đơn khiếu này hồi trung tuần tháng Bảy 2012 nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.

Tâm trạng chống đối tại Dương Nội dâng cao khi gần đây nhất, giới chức dự kiến sẽ thu hồi đất vào ngày 17/1/2013. Được biết từ hôm 11/1, người dân địa phương đã bắt đầu căng lều trại, dựng hình nhân và các băng-rôn, khẩu hiệu như "Nhân dân phường Dương Nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất", hay "Từ đám cháy nhỏ có thể thiêu tất cả".

Thậm chí có băng-rôn ghi "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Học tập Đoàn Văn Vươn".

Bà Trần Thị Huỳnh Mai, người Bình Dương, cũng là một người đi khiếu kiện đất đai từ nhiều năm nay, cho BBC Tiếng Việt biết hôm 31/1:

"Có những cụ già 70, 80 tuổi ra đặt lều chõng, ăn ở tại chỗ trong tiết trời giá rét, mưa phùn để giữ mồ mả ông cha."

"Tôi thấy bà con chuẩn bị rất nhiều vũ khí, sẵn sàng chiến đấu," bà nói thêm.

Chỉ trước đó ít hôm, ngày 28/1, người dân Dương Nội đã bị giới chức giằng băng-rôn phản đối khi đang cùng dân nhiều tỉnh khác đứng trước trụ sở tiếp dân (xem video ở trên).

Bà Huỳnh Mai nói thái độ của giới chức hôm 28/1 là "thanh tra chính phủ làm ngơ trước nỗi bức xúc của dân".
Bất bình rộng khắp

Bà Trần Thị Huỳnh Mai nói cùng chung “nỗi uất ức bị thu đất oan” sai khiến người dân các địa phương trở nên gắn bó, đoàn kết đùm bọc nhau.

Bà cho biết bà và nhiều người dân các tỉnh khác về Hà Nội khiếu nại, trong những ngày cơ quan nhà nước đóng cửa, cũng về Dương Nội để "học tập cách bảo vệ đất của Dương Nội".

Được biết hôm 28/1, bên cạnh dân Dương Nội còn có người dân từ nhiều tỉnh như An Giang, Đắc Nông, Bình Dương, Đồng Nai, Trà Vinh, Nam Định, Hòa Bình... đã cùng tụ tập trước trụ sở tiếp dân để khiếu nại.

Cùng ngày 31/1, trong lúc có đụng độ ở Dương Nội thì được biết Thanh tra Chính phủ tiến hành gặp dân.

Tuy nhiên, bà Lê Hiền Đức, một gương mặt nổi tiếng về các hoạt động hỗ trợ người dân kêu oan và chống tham nhũng, cho biết “chiều hôm nay, dự buổi đối thoại chỉ là một ông không có thẩm quyền giải quyết việc gì” khiến cho “người dân rất thắc mắc”.

Bà Huỳnh Mai nói bà đã từ Bình Dương ra Hà Nội theo đuổi việc khiếu nại từ 11 tháng qua, liên quan tới quyết định thu hồi đất ban hành từ 2005.

Bà nói bà sẽ trở về động viên chăm sóc chồng con trong ba ngày Tết Qu‎ý Tị tới đây, rồi sẽ lại quay ra Hà Nội.

Tuy nhiên, nhiều người khác đã quyết định ở lại bám trụ.

Bà Lê Hiền Đức nói: “Chúng tôi, lá rách đùm lá rách tả tơi, đang kêu gọi bà con ở Hà Nội để lo một cái Tết xa nhà cho bà con.”
Post Reply