TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Người Việt Âu Châu xuống đường ủng hộ thỉnh nguyện thư
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2012-03-05

Để tiếp nối sự thành công trong việc vận động thỉnh nguyện thư của Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Các Cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ cho phái đoàn người Việt sẽ vào gặp chính giới Hòa Kỳ tại tòa Bạch ốc ngày 5 tháng 3 tới đây.

Image
Tập thể người Việt tại Paris tổ chức biểu tình tại công trường Italie, thuộc quận 13 để ủng hộ "Thỉnh nguyện Thư".Photo Tường An/RFA

Hòa vào không khí chung đó, người Việt ở Âu Châu cũng đã tập hợp về Paris để xuống đường góp tiếng nói yểm trợ cho cuộc vận động Nhân quyền sắp diễn ra tại nhà trắng. Từ Paris, thông tín viên Tường An gửi về bài tường trình sau đây.

Ủng hộ tinh thần đồng bào ở Mỹ

Chỉ còn không bao lâu nữa, một phái đoàn gồm 100 người Việt sẽ vào nhà trắng và ngày hôm sau sẽ gặp gỡ Quốc hội Hoa Kỳ để nói lên nguyện vọng của đại đa số người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ nói riêng và tất cả những tiếng nói Việt Nam yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền nói chung. Mọi người phấn khởi nhìn về Hoa kỳ, nơi sẽ diễn ra một sự kiện lịch sử, đánh dấu phong cách đấu tranh mới ở các nước tự do. Và để yểm trợ cho phái đoàn vào tòa Bạch Ốc và Quốc Hội vào ngày 5 và 6 tháng 3, cộng đồng người Việt khắp nơi đã xuống đường thể hiện sự hiệp thông của mình.

Tại Paris, tập thể người Việt đã nhanh chóng tổ chức cuộc biểu tình tuần hành để góp tiếng nói với người Việt tại Hoa Kỳ. Khoảng 3 giờ ngày 4 tháng 3, tại công trường Italie, thuộc quận 13 , mặc dù trời lạnh trên dưới 10 độ C nhưng khá đông đảo người Việt với rất nhiều cờ vàng và cờ bản xứ quy tụ về đây. Bên cạnh hình Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bịt miệng được căng rất to còn có rất nhiều khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ cho VN, tự do cho Việt Khang, xin đừng quên Hoàng Sa, Trường Sa.v.v… Chị Thu Sương, người điều khiển chương trình nêu lên những lý do đặc biệt của của buổi biểu tình hôm nay :

Cái đặc biệt của ngày hôm nay là chúng ta đấu tranh cho Tự Do, Dân chủ cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, mà không chỉ riêng Việt Khang, trong đó có rất nhiều vị mà chúng ta có thể tạm gọi mỗi người là một viên sỏi lót đường , gồm có Linh mục Nguyễn văn Lý, anh Điếu Cày, chị Bùi Minh Hằng. Chúng ta có rất Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa phái đoàn đại diện người Mỹ gốc Việt sẽ vào Tòa Bạch Ốc để gặp đại diện chính phủ Mỹ, thì trên Thỉnh Nguyện Thư số người ký tên đã tăng lên con số 130, 238.nhiều những người con của Việt Nam đã khơi dậy tinh thần đấu tranh của người Việt khắp nới trên thế giới. Ngày hôm nay sẽ là một Tiểu Diên Hồng, cùng nhau hiệp thông ủng hộ cho Việt Khang, ủng hộ cho tuổi trẻ, nhất là ủng hộ cho các vị bên Mỹ, chính các vị ấy là người có công lớn nhất, các vị ấy đã rất sốt sắng trong cuộc vận động để có một con số mà chúng ta đã đạt được. Chúng ta hãy cùng nhau hoan hô tinh thần của đồng bào ở Mỹ….

Cuộc biểu tình tuy được tổ chức trong thời gian cấp bách, nhưng cũng đã có mặt rất nhiều người , nhiều thế hệ đến từ khắp nơi trên nước Pháp. Cao tuổi như cụ bà Huyền Bình, năm nay đã 72 tuổi, nhưng cụ cũng lặn lội từ Creteil đến để tham gia. Cụ đã nói những lời khẳng khái với tuổi trẻ VN :

Phải vứt cái sợ hãi đi ! Bất cứ cuộc cách mạng nào thì cũng hy sinh thôi. Cái tư tưởng cách mạng là phải làm như thế . Nếu mình sợ thì mình sẽ làm nô lệ thôi. Nó đè đầu, đè cổ mình suốt đời. vai trò của hải ngoại là yểm trợ quốc tế. Mỗi một nước trên thế giởi tự do này là biểu tình hay làm cho quốc tế biết. Trong nước họ mong mình lắm, và cũng làm cho tụi Tàu nó ngán mình đi.

Đến lúc tuổi trẻ phải đứng lên

Và trẻ như bạn Đoàn Trung Lương của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước cũng xông xáo khắp nới với chiếc máy ảnh trên tay để ghi lại hình ảnh của cuộc xuống đường. Bạn Lương nói lên cảm nghĩ của anh khi nghe tin ca nhạc sĩ Việt Khang bị bắt và lý do anh có mặt ở đây :

Image
Biểu ngữ của đoàn biểu tình treo trên đường phố ở Paris. Photo Tường An/RFA

Cái cảm nhận đầu tiên của em khi nghe Việt Khang bị bắt đó là niềm căm hận, nổi uất ức của người dân mình. Mình chỉ có thể nhờ Mỹ, Pháp, Canada… giúp mình nhưng chính mình, mình phải đứng lên. Tuổi trẻ hôm nay, mình không làm thì không ai làm cho mình cả. Mình phải đứng lên, dù đứng lên có hy sinh nhưng đó làm một điểm sáng, một đốm lửa thắp lên. Em cũng chỉ là một đốm lửa trong muốn vàn ngọn lửa thắp lên thôi. Không chỉ có 1 Việt Khang mà còn triệu triệu Việt Khang. Đã đến lúc những triệu triệu Việt Khang, những con dân của Mẹ VN đứng lên. Em nghe bản nhạc đó mà như kim chích vào lòng. Em đã nghe bản nhạc đó cả ngày và em đã khóc rất nhiều. Đó là một trong những lý do em đứng ở đây ngày hôm nay.

Khoảng 4 giờ chiều thì trời đổ mưa, tuy nhiên những hạt mưa tháng ba không đủ làm ngăn cản bước chân của đoàn biểu tình. Đoàn người vẫn tiếp tục xuống đường dọc theo đại lộ Choisy trong tiếng hoan hô Việt Khang, đã đảo nhà cầm quyền VN vi phạm nhân quyền và đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Đến từ Marseille, miền Nam nước Pháp, anh Lâm Hoàng Tùng gửi gấm lời nhắn nhủ của anh đến với phái đoàn sẽ vào tòa Bạch ốc ngày 5 tháng 3 tới đây :

Tôi từ Marseille lên đây, dù xa xôi, những ai cũng biết rằng đây là những chuyện phải làm. Ai cũng biết là anh Việt Khang ở VN bị bắt vì tội yêu nước thì chúng tôi ở hải ngoại không có lý do gì mà không đấu tranh để kêu gọi chính quyền VN trả tự do cho anh Việt Khang, anh chỉ có tội yêu nước mà thôi và tôi hy vọng rằng phái đoàn sẽ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nói riêng và thế giới tự do nói chung phải can thiệp với chính quyền VN hiện tại phải tôn trọng quyền làm người căn bản của người VN vì yêu nước không phải là một cái tội.

Không chỉ ở Pháp, cuộc biểu tình còn có sự tham dự của tập thể người Việt đến từ rất xa như Hà Lan, anh Lưu Phát Tấn, một thành viên của nhóm Vinh danh cờ vàng cũng biểu lộ lòng ngưỡng mộ trước thành quả của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ và anh gửi lời nhắn nhủ :

Đó là tinh thần của người Việt ở Hoa Kỳ, ở Âu châu, chúng tôi rất là ngưỡng mộ. Chúng tôi muốn đi mà chúng tôi không đi được, chúng tôi có lời nhắn nhủ là chúng tôi cũng như một trăm ngàn chữ ký đó. Họ đến đó, trước nhất đòi hỏi CS VN phải trả tự do cho tất cả tủ nhân lương tâm và không bắt bớ những người đấu tranh bất bạo động. Một nhạc sĩ chỉ sáng tác 2 bài nhạc chống Tàu mà bị bắt thì đó là lý do mà chúng tôi hô tinh thần của đồng bào ở Mỹcần phải tranh đấu.

Sống tại Hà Lan, làm việc tại Pháp, cô Quỳnh Như, một ngưởi trẻ cảm nhận rằng :

Với suy nghĩ non nớt, em nghĩ đến lúc chúng ta phải đứng lên đoàn kết. Nên tham gia những cuộc biểu tình để VN thấy ở hải ngoại có những trái tim giống như họ, đứng bên cạnh họ để họ có thể đấu tranh cho tự do của người dân VN.

Từ Vương Quốc Bỉ, Nhóm cựu quân nhân cũng không quản ngại đường xa, mưa gió cũng đến để góp phần hun đức tinh thần của những con tim yêu nước, một đại diện của nhóm cho biết cảm nghĩ của ông về cuộc biểu tình này :

Chúng tôi thấy rằng cuộc biểu tình này rất là chính đáng trong công cuộc đòi hỏi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho VN. Cuộc biểu tình rất đúng lúc là yểm trợ cho phái đoàn gặp Tổng thống Obama bên Mỹ. Đay là một sự đóng góp chung cho những người còn nghĩ đến quê hương đất nước mình và nhất là những người trẻ đã anh hùng can đảm như Việt Khang. Về vấn đề mà anh em chúng tôi vượt đường xa hay mưa gió thì chỉ là những vấn đề rất nhỏ nhoi so với những đấu tranh anh hùng của các nhà dân chủ trẻ ở VN.

Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự có mặt của cô Phạm Ngọc Bích, đã từng là một công nhân xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Sec, cô cảm nhận được không khí tự do khi được sống trên đất Pháp :

Sang bên Pháp này thì nghe cộng đồng ở Paris nói có cuộc biểu tình đòi trả tự do cho ca sĩ Việt Khang là một người có tinh thần yêu nước rất cao. Anh ta đã bị bắt khi sáng tác một bản nhạc thể hiện lòng yêu nước và bị nhà cầm quyền CS bắt giam. Khi em cùng mọi người đi thì em rất cảm động, thương cho dân tộc VN bị áp bức, bất công và em mong một ngày gần đây, dân tộc VN cũng sẽ sống rong sựg tự do như em đang hưởng trên đất Pháp.

Hòa vào dòng người biểu tình, không chỉ có người Việt mà còn có cả đại diện của cộng đồng Tibet, thành viên của Hội Ân xá Quốc Tế, những cư dân Pháp cùng tháp tùng với phái đoàn khi được nghe giải thích lý do của cuộc xuống đường.

Lần thứ nhất một cuộc ký thỉnh nguyện thư được đáp ứng rầm rộ và trong một thời gian kỷ lục. Kể từ ngày khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư ngày 8 tháng 2 cho đến hôm nay con số mới nhận được đã vượt trên 120.000 chữ ký và nó sẽ còn tăng mãi cho đến ngày cuối cùng là ngày 8/3. Tuổi trẻ hải ngoại, anh Đoàn Trung Lương nhắn nhủ với tuổi trẻ quốc nội :

Các bạn đừng sợ hãi, hãy đứng lên. Các bạn sẽ không cô đơn. Tất cả mọi tầng lớp đều đứng lên, nhất là tuổi trẻ, chúng ta sẽ thành công.

Và anh Lưu Phát Tấn mong là Việt nam sẽ có nhiều, thật nhiều tuổi trẻ đứng lên nối tiếp tinh thần Việt Khang :

Tuổi trẻ ngày hôm nay hãy đứng lên noi gương Việt Khang và hy vọng sau này sẽ có hàng ngàn, hàng triệu Việt Khang đứng lên.

Cuộc biểu tình tuần hành chấm dứt lúc 6 giờ chiều. Mưa vẫn còn nặng hạt. Mọi người ra về trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn : phấn khởi vì tiếng nói của người Việt đã đến tay chính giới Hoa Kỳ, nhưng cũng xót xa cho những người Việt còn bị giam cầm chỉ vì dám lên tiếng cho Nhân quyền, cho biển đảo quê hương. Ra về nhưng hình ảnh Việt Khang vẫn còn in đậm trong lòng họ. Trời Paris vang vang câu hỏi : Anh là ai ?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Người Việt tập hợp về Washington DC vận động cho nhân quyền VN
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-03-03

Người Việt từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ nô nức kéo về Washington DC để kêu gọi hành pháp và lập pháp Mỹ áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho những tù nhân lương tâm.

Image
RFA
Gần 1000 người Việt từ nhiều tiểu bang về tập trung trước Tòa Bạch Ốc biểu tình ủng hộ Thỉnh Nguyện Thư đòi nhân quyền ở Việt Nam

Để đáp ứng thỉnh cầu tổng thống Obama lưu ý Hà Nội cải thiện nhân quyền, Nhà Trắng sẽ có một buổi gặp cùng đại diện các đoàn thể vận động người Mỹ gốc Việt vào thứ Hai tuần tới.

Tiếp đó, thứ Ba là ngày mọi người cùng vào quốc hội để yêu cầu các vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ chú tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính phủ Việt Nam.

Trên nguyên tắc thì chỉ cần hai mươi lăm đến ba chục nghìn chữ ký là đủ lôi kéo sự chú ý của tổng thống. Thế nhưng đến lúc này con số đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn. Trong lúc người Việt khắp nơi trên đất Mỹ chuẩn bị kéo về thủ đô với tâm trạng phấn khích thì người Việt ở Washington DC cũng đang nao nức và tất bật lo liệu cho hai ngày 5 và 6.

Hạnh phúc

Cuộc vận động đã thu thập được 115,153 chữ ký tính đến trưa ngày 03/03/2012. RFA photo.
Một trong những người đứng đầu ban tổ chức, anh Võ Thành Nhân, cho biết vì là cư dân thủ đô nên những gì anh và các tình nguyện viên phải phối hợp lo liệu là vấn đề vận hành, chuyên chở, đưa rước, nơi ăn chốn ở, kể cả những hồ sơ đi vào quốc hội, sắp xếp thế nào để những phái đoàn từ các tiểu bang xa về có thể tiếp xúc được với các dân biểu nghị sĩ đại diện cho họ trong quốc hội:

“Mà cái tinh thần nó rất là vui, lần này mình thấy những người họ về thứ nhất là người ta không câu nệ vấn đề tiền bạc mặc dầu người ta chỉ mới biết có bốn năm ngày trước khi về Washington DC mà người ta vẫn mua vé may bay để về.

Có những vé máy bay rất là mắc tiền. Có những người không mua vé máy bay được vì lý do tiền bạc thì họ đi xe bus sớm hơn giờ mà họ dự định. Do đó cho nên mình thấy được sự cố gắng, sự náo nức của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ khi mà họ nhận thấy vai trò của họ trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước.

Là người đặc trách nơi ăn chốn ở và tạo điều kiện cho đồng hương về đây, bản thân tôi cảm thấy vui và hạnh phúc, lâu lắm mình mới có dịp thực hiện một giấc mơ chung, mơ thấy một ngày Việt Nam thực sự có được tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Hãnh diện

Cũng từ thủ đô Washington, một tình nguyện viên, ông Trí Tôn:

“Tôi sống ở Mỹ hai chục năm nay rồi. Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.

Nếu tôi đóng góp được phần nào, nếu cần đưa rước hoặc làm gì đó mà tôi có thể giúp được thì tôi giúp. Thực sự tâm trạng tôi rất là vui mừng rất là hạnh phúc.”

Người tình nguyện thứ hai, ông Trần Du:

“Trong phạm vi khả năng của tôi việc làm thiện nguyện viên trong hai ngày để đưa đón phái đoàn thì sự đóng góp của tôi quá bé nhỏ so với những người từ các tiểu bang khác bỏ công sức và tiền bạc về đây. Tôi nô nức lắm và tôi cũng đang chờ đợi, tôi náo nức lắm, tôi háo hức lắm.”

Phấn khởi

Được biết chỉ một trăm người được phép tham dự cuộc gặp lịch sử tại Nhà Trắng ngày thứ Hai, trong lúc số người từ các tiểu bang kéo về dự kiến có thể lên đến năm trăm hoặc hơn. Đây cũng là những người sẽ kéo đến quốc hội Mỹ ngày hôm sau. Có người tự liên lạc với ban tổ chức rồi đi một mình, cũng có người đi cùng phái đoàn của cộng đồng trong tiểu bang.

Từ thành phố Chicago tiểu bang Illinois, bà Đỗ Ngọc Hà, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Người Việt Illinois:

“Tôi rất là háo hức, nôn nóng và cảm thấy rất sung sướng. Đây không phải lần đầu tiên tôi được vào Tòa Bạch Ốc, nhưng cảm giác của tôi lần này rất là khác bởi vì thấy tinh thần của người Việt Nam mình, ai cũng phấn khởi vì mình có sự thông cảm hợp tác chặt chẽ với nhau.”

Chờ lâu lắm rồi

Bạn trẻ Nguyễn Quốc Tuấn, Florida, sẽ lên thủ đô trong vai trò thiện nguyện viên, nói rằng bạn sẽ đi một mình nhưng không có cảm giác đơn độc:

“Tâm trạng của em phải nói là náo nức khó tả lắm, vui thì cũng không đúng mà phải nói là xúc động. Em đi một mình thôi nhưng lúc nào cũng cảm thấy có sự đồng hành của cả dân tộc Việt Nam mình. Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.”

Bà Trinh, vừa đến Washington hôm nay:

“Tôi là Nguyễn Ngọc Trinh ở San Diego, ở đây cũng có nhiều người đi. Tôi về Washington DC là lần thứ hai nhưng lần này rất là nôn nao, tôi biết gặp rất đông người, tôi cũng bị lây cái nôn nao của những người khác. Lần này tổng thống Obama tái ứng cử, cử tri người Việt cần nói cho ông biết nguyện vọng của người Việt tị nạn hôm nay.”

Tin báo từ Texas là 150 người của tiểu bang này về DC cho hai ngày 5 và 6. Vùng phụ cận thủ đô, tiểu bang New Jersey, ông Nguyễn Tường Thược báo cho biết:

“Cả gia đình tôi hơn hai mươi người đã ký vào thỉnh nguyện thư, con tôi cũng theo tôi về Washington và chúng tôi được vào Tòa Bạch Ốc. Bên Philadelphia giờ phút này cũng khoảng độ 20, New Jersey tối đa 30 người. Tại New Jersey có những cựu tù nhân anh em chúng tôi đi cả gia đình 10 người.”

Tinh thần đoàn kết

Thực tế đến giờ phút này thì riêng thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pensylvania đã có khoảng 50 người về Washington. Tuy nhiên, con số 50 này có thể tăng lên sau khi từ Pittsburg, thành phố lớn thứ nhì của Pensylvania, bạn Trần Minh Khánh báo cho biết sẽ cùng các anh chị em con lai khác trong Gia Đình Mỹ Việt xuống tham dự:

“Là một người con lai mang hai giòng máu, một nửa giòng máu của em là người Việt. Lần này về DC em hy vọng anh chị em con lai chúng em cũng có được bài học về tự do dân chủ. Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái
tinh thần đoàn kết.”

Tiểu bang Georgia, cô Trish Thùy Dương Nguyễn, nói về chuyến đi Washington:

“Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia đã ký hơn ba ngàn chữ ký, phái đoàn Georgia sẽ tới khoảng mười lăm người. Em đã sắp xếp được chiếc xe mười lăm chỗ ngồi. Cũng rất là nao nức, rất là vui bởi vì mọi người mong muốn được đến DC, được đến quốc hội.”

Nhưng đến giờ này kế hoạch về Washington DC của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia thay đổi chút ít vì số người tham dự chính thức từ Georgia là 60 người.
Đây cũng là trường hợp tương tự ở tiểu bang Massachusetts, từ mấy chục người lúc đầu nay đã là 170 người.

Trong khi đó, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam New Hampshire, ông Cao Xuân Khải cho hay:

“Cộng đồng New Hampshire đi tất cả là mười sáu người, nhưng cũng có một số người đi riêng vì có người quen ở trên Maryland hay những nơi khác. Chúng tôi đi bằng xe riêng, hoàn toàn tự túc và có một sự kích động như một ngày hội. Đây là sự náo nức mà bấy lâu nay chúng ta từng mong đợi, đây là sự háo hức lắm.”

Từ tiểu bang Arkansas xa xôi, ông Lê Văn Thao, 70 tuổi, nhất quyết phải về thủ đô cho bằng được:

“Tôi sắp sửa Chúa Nhật này là đi máy bay lên Washington DC. Trong lòng tôi rất vui mừng mặc dầu tôi lớn tuổi nhưng tôi cũng cố gắng tôi đi. Già cả lớn tuổi nhưng biết việc nào quan trọng cần làm thì phải làm nhất là cho quốc gia dân tộc mình, thành ra trong lòng tôi rất nao nức.”

Hiện chưa thể biết đích xác số người từ tiểu bang California về Washington DC là bao nhiêu. Tin sơ khởi hôm thứ Sáu cho thấy chỉ riêng Quận Cam, được coi là thủ đô tị nạn của người Mỹ gốc Việt, số người về là 50.

Từ Úc, Nhật

Và có hai người ở rất xa, ngoài nước Mỹ, đang trên đường về thủ đô Hoa Kỳ. Người thứ nhất, đến từ Australia:

“Tôi là Trần Đông, từ Melbourne, Australia, mới đến Hoa Kỳ mấy hôm nay thì trùng hợp sự kiện trên một trăm ngàn người ký tên vào thỉnh nguyện thư. Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam.”

Người thứ hai, một nhà báo ở Tokyo, Nhật Bản:

“Tôi là Đỗ Thông Minh, đang trên đường ra phi trường. Hôm nay ở bên Nhật là thứ Sáu mùng 2. Rất là háo hức để được bay qua Washington DC. Cá nhân tôi tuy ở bên Nhật và không được ký nhưng mà rất háo hức đi để ủng hộ cũng như để viết phóng sự gởi cho đồng hương ở khắp nơi trên thế giới.”

Hôm qua, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đã cùng hệ thống truyền hình SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đến Nhà Trắng, cho đài Á Châu Tự Do biết hiện tại nhóm thiện nguyện trẻ người Việt và người Mỹ ở Washington đang ráo riết liên lạc với các vị dân biểu và thượng nghị sĩ để thu xếp các buổi hẹn ở quốc hội.

Tóm lại, các bạn trẻ này gần như phải chạy nước rút để có thể hoàn thành công tác mà họ đảm nhận.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

XIN ĐỪNG MONG ĐỢI THÁI QUÁ!
Tuesday, 06 March 2012 00:59
Nam Lộc

Cali Today News - Cuộc tiếp xúc để trao thỉnh nguyện thư về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên Tòa Bạch Ốc vừa chấm dứt vào buổi trưa, thì đến chiều tối đã có những lời nhận định và phê phán tiêu cực, cho rằng chuyến vận động và gặp gỡ đại diện chính quyền Hoa Kỳ đã không diễn ra như mọi người “mong đợi”! Tôi thật sự ngạc nhiên và không hiểu rằng chúng ta mong đợi điều gì hơn những kết quả vĩ đại mà cộng đồng người Việt đã thực hiện và gặt hái được trong gần một tháng trời qua.

Đây là lần đầu tiên người Việt hải ngoại biết sử dụng “sức mạnh của người dân” (people’s power) để đạo đạt tiếng nói cùng ý nguyện của mình lên cấp lãnh đạo HK. Chính sự đáp ứng nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy đã khiến Tòa Bạch Ốc phải cử người ra tiếp xúc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt để nhận thỉnh nguyện thư cùng chia sẻ mối quan tâm và nhấn mạnh về chính sách bảo vệ nhân quyền của nước Mỹ với chúng ta. Các viên chức được trao phó nhiệm vụ này đều là những người nắm giữ các vai trò then chốt và trực tiếp trách nhiệm trong vần đề mà chúng ta đã nêu ra và quan tâm. Từ các vị phụ tá ngoại trưởng HK, phụ trách về các vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đến các chuyên viên về Đông Nam Á Sự Vụ và đặc trách về vấn đề Việt Nam . Thêm các viên chức lãnh đạo Văn Phòng Đặc Trách Á Châu Sự Vụ của chính quyền Obama, cùng các luật sự, phụ trách về dân quyền và nhân quyền trên thế giới v..v… Họ đã tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe một cách nghiêm chỉnh từng lời phát biểu, từng mối quan tâm của hơn 100 thành viên đại diện cho mọi thành phần và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ, để rồi sau đó các viên chức này sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng Thống Hoa Kỳ. Vậy chúng ta còn mong đợi gì hơn, đây là những vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều! Điểm quan trọng là nguyện vọng của chúng ta đã có cơ hội đạo đạt đến những người trách nhiệm.

Thật ra ngay từ khi Tòa Bạch Ốc chú ý đến kết quả thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt thì các vị phụ tá đặc trách trang mạng “We The People” sau khi trình lên văn phòng Tổng Thống, một viên chức trách nhiệm bộ phận này đã tiết lộ với chúng tôi rằng, tổng thống Obama ngỏ ý rằng, nếu hoàn cảnh và thì giờ cho phép thì ông muốn đích thân tiếp đón các đại diện của cộng đồng người Việt, cũng như muốn được hiểu thêm về nội dung hai bài hát cùng lý do mà người sáng tác ra nó đã bị đưa vào nhà tù ở VN. Tuy nhiên vào lúc 4 giờ sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng 3, 2012 giờ California, tức là 7 giờ sáng giờ Washington DC, thì một viên chức khác đã thông báo cho tôi biết rằng, ngày hôm nay sẽ có những cuộc họp khẩn giữa Tổng Thống Obama, và các viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, về tình hình khẩn trương ở Trung Đông, mà theo viên chức đó thì đây có thể là cơ hội cuối cùng để HK thuyết phục Do Thái đừng tấn công Iran trong lúc này, vì phản ứng của những người lãnh đạo quá khích xứ Iran có thể xẩy ra làm thiệt hại tài sản và nhân mạng của người Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hậu quả sẽ không thề nào lường nổi. Viên chức này cũng cho biết dù Tổng Thống Obama có xuất hiện trong buổi hội kiến với cộng đồng người Việt được hay không thì kết quả của việc đệ trình thỉnh nguyện thư cũng như tìm hiểu và nghiên cứu mối quan tâm của người Việt về vấn đề nhân quyền ở VN cũng sẽ diễn ra giống nhau, không có gì thay đổi.

Ngay khi nhận được tin này tôi đã chia sẻ ngay với một số thân hữu, trước là để thông báo và sau là muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp của họ. Tôi rất vui và phấn khởi vì hầu như tất cả đều có cùng một nhận định: Chúng ta không thể mong đợi gì hơn những thành quả vĩ đại mà cộng đồng VN tại hải ngoại đã đạt được trong chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua. Bởi vì chưa bao giờ người Việt hải ngoại có cơ hội thể hiện tình đoàn kết và gắn bó keo sơn như lần này! Chưa bao giờ có một cuộc “bỏ phiếu bằng tim” qua thỉnh nguyện thư tập hợp được số lượng người tham dự đông đảo và đáp ứng nhanh chóng như lần này. Chưa bao giờ có sự tiếp tay chặt chẽ của các hội đoàn người Việt đến từ khắp mọi tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng như từ nhiều quốc gia trên thế giới kể cả ở VN. Muôn người như một, đồng tâm, đồng lòng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hoặc giai cấp xã hội. Chưa bao giờ mà hàng ngàn người sốt sắng, tự nguyện, tự bỏ công sức, thời giờ và tiền bạc để tranh đấu cho đồng bào ruột thịt của mình đang bị kềm kẹp dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Từ mối xúc động cá nhân, sự đồng cảm và lòng ngưỡng mộ một người bạn trẻ đồng nghiệp, đồng chí hướng, đồng thời quan tâm đến số phận của một tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Trúc Hồ đã âm thầm nghiên cứu phương sách vận động nào hữu hiệu nhất để báo động cho những người lãnh đạo quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ, phải áp lực ngay với nhà cầm quyền CSVN để thả các tù nhân lương tâm cùng những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang bị họ giam giữ ở VN, và sẽ có thể bị hãm hại đến tinh thần và thể xác. Nhưng không ai có thể ngờ được, mối quan tâm và tình cảm đặc biệt của nhạc sĩ Trúc Hồ đã được nhiều người chia sẻ và tích cực tham gia, tạo thành một biến cố lịch sử trong sinh hoạt của người Việt từ gần 37 năm qua!

Nhưng đừng đòi hỏi và trông đợi thái quá ở một cá nhân Trúc Hồ! Đừng đòi hỏi Trúc Hồ phải làm tất cả những điều gì mà quý vị cảm thấy của mình là đúng. Đừng bắt anh ấy phải nghĩ như mình nếu không sẽ là sai! Đừng bắt Trúc Hồ phải tranh đấu cho những người mình muốn mà không phải là Việt Khang v..v… Và nếu trông đợi quá ở một cá nhân trong vị trí khiêm nhường của một người nghệ sĩ có lòng thì tôi cho rằng đó là những mong đợi thái quá! Và điều này sẽ tạo ra những thất vọng viển vông, vô hình chung tự hủy diệt những thành quả to lớn mà tập thể hơn một trăm ba mươi ngàn người ký thỉnh nguyện thư đã đạt được.

Thiển nghĩ nếu từ trước đến nay, khi bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt ở VN, cá nhân hay tập thể bác sĩ ở hải ngoại lên tiếng tranh đấu, vận động, ký thỉnh nguyện thư hoặc khi nhà báo Điếu Cầy bị bắt thì giới nhà báo hải ngoại lên tiếng, khi luật sư Cù Huy Hà Vũ hay Lê Thị Công Nhân bị CS cầm tù thì luật sư đoàn tranh đấu, khi hòa thượng Thích Quảng Độ hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý bị đàn áp thì các vị lãnh đạo tinh thần hải ngoại không phân biệt tôn giáo đồng lòng kêu gọi dân chúng ký thỉnh nguyện thư như nhạc sĩ Trúc Hồ đối với nhạc sĩ Việt Khang v..v.. thì có lẽ CSVN đã không dám tiếp tục hống hách, ngang tàng, hiếp đáp dân lành và đàn áp dân oan như ở VN hiện nay! Không chừng chế độ có thể cũng đã bị sụp đổ rồi!

Nam Lộc

Image Image

Image

Image

Image

Image

Image Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image Image

Image

Image

Image
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Dân bức xúc phá trụ sở ủy ban xã
Cập nhật: 11:10 GMT - thứ tư, 14 tháng 3, 2012


Image
Ngôi nhà đang xây của Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn bị phá

Trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) của một xã ở Hà Nội bị dân làng đập phá, đốt cả đồ đạc trong nhà của chủ tịch xã.

Hôm 12/3, dân làng thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh đã kéo đến đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập.

Một tường thuật của báo Giáo dục Việt Nam mô tả: “Hội trường trụ sở UBND xã Tự Lập bị đập nát, bàn ghế xô đổ, băng rôn khẩu hiệu bị dỡ bỏ, hệ thống cửa kính cũng bị đập vỡ."

"Đặc biệt phòng làm việc của trưởng công an xã dù bị khóa cửa nhưng cũng bị phá ngổn ngang,” tờ báo cho hay.

Ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Nhạn, cũng bị phá.

Truyền thông trong nước nói nguyên nhân bắt đầu từ vụ ẩu đả của thanh niên hai xã trên địa bàn huyện Mê Linh.

Thanh niên xã Tự Lập và xã Tiến Thắng ẩu đả do mâu thuẫn, va sau đó một số người bị bắt.

Báo Pháp Luật - Xã hội nói dân ở xã Tự Lập thấy một số thanh niên bị bắt lên công an huyện, nên đã kéo đến trụ sở UBND xã để "đòi người".

'Tạm yên'

Trả lời BBC sáng 14/3, cơ quan chức năng xã Tự Lập nói người dân kéo đến gây thiệt hại khá nhiều.

Ông Trần Duy Hưng, cán bộ văn phòng Đảng uỷ ở xã Tự Lập kể lại hôm 12/3, “dân ra đông kín hết, chật cứng từ đường quốc lộ vào đến tận ủy ban”.

“Đội trật tự xã cũng có mặt nhưng đông quá nên không len chân vào được.”

Ông Hưng cho hay: “Sự việc như thế này lần đầu tiên xảy ra từ trước đến giờ.”

Trong khi đó, một người khác cho biết sự việc đã “tạm yên”.

“Sáng nay, người dân chỉ đến xem qua sơ sơ thôi”, ông Dương Mạnh Tùng, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở xã Tự Lập, nói.

“Hiện chúng tôi vẫn chưa tìm được người chịu trách nhiệm cụ thể."

“Thiệt hại vẫn chưa biết được là bao nhiêu vì kính cửa và một số bàn ghế đã bị phá hỏng.”

Tuy nhiên, thiệt hại về tài sản của nhà riêng ông Dương Văn Nhạn chủ tịch UBND xã Tự Lập được cho là khá nặng nề.

Ông Tùng nói ước tính thiệt hại tài sản nhà ông Nhạn có thể lên tới vài trăm triệu đồng.

“Nhưng may là không có người nào bị thương. Bây giờ ủy ban đang tiến hành dọn dẹp cơ sở," ông Tùng cho biết.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Ông Hà Vũ bị chê "thi hành án kém"
Cập nhật: 10:50 GMT - thứ tư, 28 tháng 3, 2012

Image
Cù Huy Hà Vũ trong phiên phúc thẩm

Gia đình sẽ khó khăn hơn khi phải đi hơn 200km để đến thăm TS Vũ ở Thanh Hóa

Vợ của luật sư Cù Huy Hà Vũ, người đã bị kết án bảy năm tù giam vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hồi năm 2011 cho biết đã nhận được thông báo của trại giam số 5 ở Thanh Hóa về tình hình 'chấp hành án' của ông.

Bà Nguyễn Thị Dương Hà, người cũng là một luật sư, xác nhận với BBC từ Hà Nội rằng bà nhận được thông báo của trại giam số 5 thuộc Tổng cục VIII, vào ngày 26/3.

Bà Hà nói nội dung của thông báo là việc “xếp loại chấp hành án phạt tù” của ông Vũ vào loại kém, và “xếp loại thi đua chấp hành hình phạt tù kém”.

“Giám thị trại giam số 5 căn cứ vào điều 39 luật thi hành án hình sự năm 2010, thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của phạm nhân là chồng tôi - tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ ngày 12/8/2011 đến ngày 25/11/2011 nói về địa chỉ và tội danh của chồng tôi.”

“Trong đó, họ nói chồng tôi chấp hành án phạt tù được đánh giá cải tạo kém và xếp loại thi đua chấp hành hình phạt tù kém.

"Điều quan trọng nhất là trại giam số 5 thông báo để cho gia đình biết và đề nghị gia đình chúng tôi quan tâm phối hợp, động viên giáo dục anh Cù Huy Hà Vũ học tập, rèn luyện tiến bộ."

Tuy nhiên, thông báo này không cho biết nguyên nhân cụ thể.

Vợ ông Cù Huy Hà Vũ, luật sư Dương Hà nhận định: “Điều quan trọng nhất là trại giam số 5 thông báo để cho gia đình biết và đề nghị gia đình chúng tôi quan tâm phối hợp, động viên giáo dục anh Cù Huy Hà Vũ học tập rèn luyện tiến bộ.”

“Tôi nghĩ anh Vũ không phải là người không thi hành tốt luật mà chính là những người hiện đang giam giữ anh là vi phạm pháp luật.”

Bà cho biết ông Vũ đã gửi rất nhiều đơn tố cáo về những vụ việc vi phạm pháp luật đối với ông bao gồm việc không thực hiện đúng luật thi hành án.

“Bản thân anh không trốn trại, không đánh nhau, không làm điều gì thì làm sao có thể nói là vi phạm hay nói đúng hơn là bị xếp loại kém.”

Bà Hà nói bà cảm thấy thông báo này như “trò đuà”.

“Điều buồn cười nữa là thi đua thì tôi không biết anh ấy thi đua với ai vì anh bị biệt giam một người nữa.”

“Tôi nghĩ thông báo này chỉ là đùa, không phải là sự thật vì nó quá hài hước vì trên căn bản pháp lý, người nào làm, người đó phải chịu trách nhiệm.”

“Việc ban lãnh đạo trại đề nghị chúng tôi giáo dục chồng tôi, chứng tỏ ban lãnh đạo trại không hiểu về thủ tục pháp lý,” bà Dương Hà nói.

“Việc đề nghị của ban lãnh đạo trại cũng đi ngược lại căn bản đạo đức, tôn ti trật tự của gia đình, của văn hóa dân tộc mà tôi nghĩ chỉ có thời cải cách ruộng đất mà sau đó nhà nước và lãnh đạo phải xin lỗi dân.”

Bà Hà cũng cho rằng về mặt đạo đức, nhân phẩm, ông Vũ là một người chu toàn trong đạo đức gia đình.
“Sức khỏe giảm sút”

Bà Nguyễn Thị Dương Hà nói đây là lần đầu tiên bà nhận được thông báo như thế này.

Bà cũng cho biết, thông báo này được ký hôm 30/1.

Trong lần đến thăm ông Hà Vũ hôm 22/3, bà Hà nói ông Hà Vũ kể lại với bà rằng sáng 29/2, Tổng cục an ninh I, Bộ Công an “đến thăm và làm việc” với ông Vũ.

“Chồng tôi vẫn khẳng định tất cả căn cứ buộc tội mà toà án tối cao đã nêu trong bản án phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn trái pháp luật.”

Theo đó, ông Vũ đã yêu cầu “được trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Cù Huy Hà Vũ” và “được đảm bảo mọi quyền lợi của một tù nhân theo quy định tại bộ luật tố tụng hình sự và luật thi hành án hình sự”.

Về vấn đề sức khoẻ, bà Hà cho biết chồng mình thỉnh thoảng lên cơn đau tim và đau nửa đầu.

“Lần gần nhất mà bác sĩ trại khám sức khoẻ cho anh ấy là ngày 1/12/2011, tức là cách đây bốn tháng rồi mà không quay trở lại và cũng không cho thuốc men gì cả.”

“Từ khi bị bắt giam ở tù trái pháp luật, sức khoẻ của anh Vũ giảm sút rất nhiều. Đặc biệt, anh phàn nàn về chuyện mấy tháng trời rét buốt cắt da thịt như thế mà không trả quần áo ấm cho anh, nên anh càng bị đau nhói tim và nửa đầu bên trái,” bà Hà nói.

Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm đến vụ án Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, người được cho là đã công khai thách thức ôn hòa thông qua luật pháp đối với quyền lực của đảng cầm quyền, bị bắt và bị xử tới 7 năm tù giam.

Chính phủ Hoa Kỳ, cao uỷ đối ngoại của Liên hiệp châu Âu cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam, đòi tự do “ngay lập tức” cho ông Hà Vũ.

Là con trai nhà thơ Huy Cận, con nuôi nhà thơ Xuân Diệu, và có quá trình hoạt động xã hội lâu năm, ông Cù Huy Hà Vũ được dư luận nhắc tới nhiều.

Ông cùng từng khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai lần xung quanh các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Vụ Văn Giang: Chính quyền cưỡng chế
Cập nhật: 09:02 GMT - thứ ba, 24 tháng 4, 2012

Image

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multime ... s=1&news=1

Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ sự kháng cự của dân làng Văn Giang, Hưng Yên, những người phản đối chính quyền lấy đất của họ cho một dự án xây dựng khu đô thị sinh thái.

Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba, theo Reuters.

Hãng tin này dẫn lời một người tên Kiên nói: "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp,"

"Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."

Ông Kiên cũng nói cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt 10 người.

Trong khi đó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh được VnExpress dẫn lời nói:

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng.”

Nhưng ông Thanh thừa nhận công an có dùng tới "hai quả đạn khói", vẫn theo VnExpress.

'Càn quét, phá phách'

Bản thân người dân tên Kiên nói với BBC: 'Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước.

"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."

Một nữ nông không muốn nêu tên kể: "[Khi] giáp lá cà với nhau, nói với nhau thì trong lúc nói với nhau dân cũng bức xúc, cũng chứi.

"Thực sự là chửi bới. Bắt đầu là họ phun hơi cay, bắt đầu cứ dùi cui điện họ đuổi dân họ đánh dân.

"Thế thì dân vừa chạy, cứ người nào quay lại chống đối một cái thì nó bắt nó quẳng lên xe. Hiện nó đã bắt khoảng tám người.

"Khi nó dẹp được chúng tôi chạy tán loạn như thế này thì nó bắt đầu đốt những quả pháo cối rất to ném thẳng vào dân.

"Nó không thương tiếc, nó coi chúng tôi như kẻ thù."

Nữ nông này cũng nói chính quyền đã cho quân, cùng máy xúc máy ủi 'kìn kìn' kéo tới 'nối đuôi nhau từng đoàn như chiến dịch Hồ Chí Minh'.

Hãng tin Reuters cũng dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy.

Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế lên tới 700 người.
Người dân Văn Giang sáng 24/4

Tin tức về sự phản đối của dân làng và vụ cưỡng chế chưa xuất hiện trên truyền thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin.

Video từ các trang mạng xã hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang.

Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh sát chống bạo động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4.

Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng Bấm ném đá.

Nhưng số đông công an và những người mặc thường phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.

Blogger Xuân Diện nói một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Bấm Lê Hiền Đức 'mắng' họ 'đem súng ống bắn vào dân' và 'cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng'.

'Lớn nhất miền Bắc'

Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.

Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.

Người dân đã đòi gặp chủ tịch tỉnh Hưng Yên và cũng lên Hà Nội để khiếu kiện nhưng chính quyền dường như không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của họ.

Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là 'khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc'.

Trên Bấm trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".

Trên trang mạng của Ecopark cũng có khẩu hiệu 'thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn'
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Dân biểu Mỹ chất vấn ngành ngoại giao
Trần Đông Đức
Tường thuật từ Washington DC, Hoa Kỳ


Cuộc điều trần về nhân quyền vào hôm 15 tháng 5 tại Quốc hội Hoa Kỳ đã đòi Bộ Ngoại giao tăng sức ép với trường hợp tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân bị bắt ở Việt Nam gần đây.

Dân biểu Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, đã khiến ông Michael Posner, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, trải qua những giây phút căng thẳng.

Nhân cuộc điều trần chất vấn, dân biểu Frank Wolf đã trực tiếp yêu cầu đại sứ Mỹ tại Việt Nam phải đích thân hành động - ít nhất bằng một cử chỉ thăm viếng nhà tù, nơi tiến si Nguyễn Quốc Quân bị giam giữ.

Ông Posner trả lời chất vấn trong tinh thần hợp tác và đầy đủ nhưng cũng tìm cách bảo vệ quan điểm của Bộ Ngoại giao về những thương lượng đang còn diễn ra trong bí mật.

Cuộc điều trần diễn ra trong vòng hai tiếng với đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền. Nhưng nó tựu chung vẫn chú trọng mạnh mẽ vào truờng hợp của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền Việt Nam điều tra về tội danh khủng bố.

Sự hiện diện của bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, làm nhân chứng dường như để lại một cảm thông khiến ông phụ tá bộ truởng Posner hứa sẽ có sự quan tâm sâu sắc về chuyện này.

Cuộc điều trần cũng đề cập chủ đề rộng hơn là việc nhà cầm quyền Việt Nam gần đây thẳng tay trấn áp những tiếng nói đối lập bằng những biện pháp tinh vi.

Các nhân viên Bộ Ngoại giao phải đứng lên thừa nhận là họ bị sốc.

Ông Posner khẳng định với thuật ngữ ngoại giao rằng những việc mà Việt Nam đang làm là “không thể chấp nhận”.

Các truờng hợp nổi bật như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần đều đuợc Bộ Ngoại giao cho hay họ lưu tâm đặc biệt và đã gửi thông điệp nghiêm khắc tới nhà cầm quyền Việt Nam.

Không làm 'đối tác chiến luợc'

Tôi đã hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có biện pháp nào để hạn chế những vi phạm nhân quyền.

Ông Posner cho biết phía Việt Nam lâu nay tỏ ý muốn trở thành “đối tác chiến luợc” (Strategic Partnership – nguyên văn từ ông Posner) với Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ nói Không vì tình trạng nhân quyền hiện nay.

Tiến sĩ Robert George, một điều trần viên của Ủy ban tự do tôn giáo khẳng định: “Việt Nam càng lúc càng đi trên con đuờng của một chế độc độc tài thô bạo.”

Trong một giải pháp đối đầu khác, dân biểu Frank Wolf còn kiến nghị với tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam hãy tổ chức kỳ lễ Độc Lập (vào ngày mồng 4 tháng 7, 2012) ở Hà Nội và mời tất cả những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tham dự.

Buổi điều trần với chủ đề Việt Nam: Sách nhiễu nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp diễn, do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức.

Đây là ủy ban lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ thành lập từ năm 1983.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Điều trần về Việt Nam tại Uỷ hội nhân quyền Hạ viện Mỹ
Việt-Long, RFA
2012-05-15

Sáng thứ ba 15 tháng 5 tại toà nhà Cannon của Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ đã diễn ra buổi điều trần do Uỷ hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện tổ chức, với mục đích để Uỷ hội tham khảo ý kiến bộ ngoại giao Hoa Kỳ và một số nhân vật người gốc Việt hoạt động cho tự do nhân quyền ở Việt Nam.

Image
RFA photo
Dân biểu Frank R.Wolf, đồng chủ tịch TLHRC

Sau đó Uỷ hội sẽ có những đề nghị đệ nạp Hạ viện và Thượng Viện Liên bang để có biện pháp bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo cho người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hành pháp có hành động về vấn đề này.

Chủ toạ buổi điều trần, cũng là đồng chủ tịch Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ, dân biểu Frank Wolf, tuyên bố rằng những quyền lợi chung về an ninh và kinh tế đã khiến Hoa Kỳ và Việt Nam củng cố nền bang giao trên nhiều lãnh vực, nhưng cùng lúc, chính quyền Việt Nam càng gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền ở trong nước.

Hà Nội dùng những luật lệ mơ hồ đề đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và tôn giáo, đàn áp những luật gia bênh vực nhân quyền và những nhà báo công dân.

Uỷ hội mở cuộc điều trần hôm nay nhằm thu thập ý kiến từ nhữngviên chức, tổ chức có liên quan đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, tự do phát biểu ở Việt Nam, để trình bày với Quốc hội và tìm biện pháp sau này.

Image
Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael H. Posner

Nhân chứng thuyết trình viên thứ nhất là Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Michael Posner.

Đàn áp tôn giáo, kiểm soát báo chí

Phụ tá Ngoại trưởng Posner tuyên bố nhân quyền tại Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng, gây quan ngại không ít cho chính phủ Hoa Kỳ. Ông đề cập đến những vấn đề gây khổ nhọc cho người dân Việt, gồm những hành động của Hà Nội như:

- Tiếp tục bắt giữ và giam nhốt nhiều người chỉ vì họ thực thi quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, như linh mục Nguyễn Văn Lý ,blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Công Định. Bộ ngoại giao yêu cầu Việt Nam lập tức trả tự do cho những tu sĩ và nhà báo công dân đang gặp cảnh tương tự.

Tiếp tục hạn chế quyền tự do thông tin, tăng cường kiểm duyệt, ban hành những luật lệ quy định bó buộc nội dung các trang web và blog, khép chặt và kiểm soát các hoạt động internet,

- Sách nhiễu GHPGVNTN cũng như nhiều tín đồ Phật giáo Hoà hảo, Cao Đài không quy phục Giáo hội Nhà nước. Việc đăng ký của các giáo hội Tin Lành đã suy kém nhiều từ mấy năm nay. Nhà nước Việt Nam hứa đẩy mạnh việc đó, nhưng không làm; Nhà nước hứa cho dịch Kinh Thánh sang tiếng H’Mong, cũng không làm.

Phụ tá Ngoại trưởng Michael Posner cho biết bộ ngoại giao và toà đại sứ Mỹ tại Hà Nội thường xuyên nói chuyện và làm việc với chính quyền Hà Nội về những vấn đề này, có mở đối thoại về nhân quyền với Hà Nội .

Dân biểu chủ toạ hỏi kết quả cụ thể những việc làm đó, ông Posner cho biết bộ ngoại giao vẫn tiếp tục nêu những vấn đề ấy với Hà Nội, đã nói rõ với Hà Nội là Hoa Kỳ không thể hài lòng với tình trạng tự do nhân quyền như vậy.

Dân biểu Frank Wolf hỏi phụ tá ngoại trưởng Posner đánh giá tình trang nhân quyền ở Việt Nam ra sao, hạng A,B,C, hay D, ông Michael Posner nói tình trạng đó phải đánh giá là KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.

Dân biểu đồng Chủ tịch Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ, chủ toạ buổi điều trần, hỏi nếu ông đề nghị toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam mời một số người bất đồng chính kiến và thân nhân của những nhà dân chủ đang bị giam cầm đến một buổi tiếp tân tại toà Đại sứ nhân ngày lễ quốc khánh Hoa Kỳ mùng 4 tháng 7 này, thì toà đại sứ có làm được không.
Ông Posner trả lời sẽ nói chuyện với đại sứ David Shear và toà đại sứ sẽ làm được việc đó.

Image
Bà Ngô Mai Hương, vợ của TS Nguyễn Quốc Quân

Việt kiều bị gán tội khủng bố

Phần điều trần tiếp theo là của bà Nguyễn Mai Hương,vợ tiến sĩ Nguyễn quốc Quân, người vừa bị bắt giam hôm 17 tháng tư khi trở về Việt Nam.

Bà cho biết ông Quân nói với bà là phải về Việt Nam để tìm hiểu và chia sẻ hoàn cảnh của những người bị giam nhốt vì thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, nhưng đã bị bắt ngay khi xuống phi trường.

Ông gọi cho bà lần cuối là từ phi trường ngày hôm ấy, sau đó ông bị giam nhốt, bị gán tội khủng bố. Laptop của ông bị nói là chứa tài liệu phản động, nhưng thực ra trong đó chỉ là những bài vở giảng dạy của ông về vấn đề lãnh đạo.

Bà cho biết toà lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã giúp đỡ rất tích cực trong việc tiếp xúc với ông Quân, nhưng khi bà gởi nhờ đưa quần áo cho ông thay đổi thì nhân viên toà lãnh sự được trả lời là phải chờ kỳ thăm hàng tháng sắp tới vào cuối tháng 5 này.

Dân biểu Frank Wolf hỏi bà Mai Hương có ai ở bộ ngoại giao tiếp xúc với bà ở Mỹ không, bà trả lời không. Dân biểu Wolf quay sang hỏi Phụ tá Ngoại trưởng Posner, ông Posner nói bộ ngoại giao sẽ tiếp xúc với bà Mai Hương ngay chiều nay.

Bà Mai Hương thình cầu hành pháp và lập pháp Mỹ cũng can thiệp cho những trường hợp như của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, luât gia Cù Huy Hà Vũ, cùng những trường hợp tương tự.
Đàn áp bằng bạo lực

Nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo Võ Văn Ái, người sáng lập và là Giám đốc cơ sở Quê Mẹ, tổ chức hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam, trình bày trước Uỷ hội về tình trạng đàn áp nhân quyền, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ông nói GHPGVNTN bị cấm đoán tuyệt đối, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị quản chế ngặt nghèo vô thời hạn dù Ngài chỉ hoạt động ôn hoà cho quyền tự do tôn giáo.

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa vào trại giam trở lại. 177 tù nhân chính trị đang bị tù tội, Việt Nam luôn luôn nói với quốc tế là không có tù chính trị, nhưng tại trại tù Xuân Lộc tù nhân chính trị mặc áo tù có hai chữ C.T., tức là chính trị, để phân biệt với thường phạm.

Nhiều người hoạt động chính trị ôn hoà bị án nặng nề, trong đó phải kể tới doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức , luật sư Cù Huy Hà Vũ, các blogger của Công giáo bị ghép tội lật đổ, 16 tín đồ Hoà Hảo, các ông Đỗ Văn Thái, Nguyễn Hữu Cầu, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết 500 lá thư nói là ông vô tội, nhưng không hề có trả lời, hiện đang rất suy yếu, mắt đã gần mù. Tù nhân ở Việt Nam phải bỏ tiền túi mua thực phẩm cho đủ sống.

Ông Võ Văn Ái cũng đề cập tới những vụ cưỡng chế đất đai, đuổi nhà đuổi đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản.

Chính quyền đã sử dụng bạo lực tối đa. Việt Nam dùng những cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ để che đạy hay tìm thêm thời gian cho việc đàn áp nhân quyền. Ông đề nghị Quốc hội Mỹ đồng tình đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Image
LS Đỗ Phủ và ông Võ Văn Ái

Luật sư Đỗ Phủ của cơ sở truyền thông SBTN ở Hoa Kỳ điều trần về vấn đề chính quyền Hà Nội đàn áp giới truyền thông độc lập trong nước, cả những hoạt động trên những mạng giao tế xã hội như facebook, tweeter cũng bị cấm đoán.

Chính quyền kiểm soát chặt chẽ trên 550 tờ báo ngày và tạp chí, được coi la báo chí lề phải, trong khi đàn áp các blogger và các nhà báo công dân.

Ông nhắc đến chiến dịch 150 ngàn chữ ký nạp lên toà Bạch Ốc để đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.

Ông kể trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang đã bị bắt giam chỉ vì sáng tác nhạc kêu gọi lực lượng công an thể hiện lòng nhân ái với đồng bào Việt Nam của họ. Hà Nội còn kiểm soát mọi liên lạc internet, kể cả liên lạc điện thoại, buộc người sử dụng phải tiết lộ căn cước khi mua thẻ sim và chỉ được dùng một số thẻ nhất định.

Luật sư Đỗ Phủ cũng yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ nói chuyện với Việt Nam để huỷ bỏ luật lệ Việt Nam buộc những công dân Hoa Kỳ phải làm nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi về nước, hay cả ở ngoại quốc, ví dụ như làm nghĩa vụ quân sự, vì Hà Nội vẫn đương nhiên coi người Việt hải ngoại như vẫn là công dân Việt Nam.

Ông Đỗ Phủ cho rằng công khai hoá vấn đề nhân quyền tại Việt Nam như Tổng thống Obama nhắc đến ông Điếu Cày trong ngày báo chí thế giới vừa qua là điều rất tốt.

Tuy nhiên LS Đỗ Phủ cũng cho rằng hành pháp Hoa Kỳ cả hai nhiệm kỳ vừa qua đều không đủ mạnh mẽ khi bảo vệ cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Ông ca ngợi việc toà đại sứ sẽ mời những thân nhân và những người tranh đấu ở Việt Nam đến vào dịp 4 tháng 7 này.

2 triệu chữ ký, điện thoại

Dân biểu Frank Wolf hỏi bà Mai Hương có muốn đi thăm chồng, và SBTN/TV có sẵn sàng làm phóng sự về buổi tiếp tân tại toà đại sứ Mỹ ở Hà Nội với gia đình những người tranh đấu đang bị giam nhốt hay không, Bà Mai Hương và ông Đỗ Phủ đều trả lời đó là điều mong muốn của họ.

Dân biểu Frank Wolf nói ông sẽ tìm cách để nhân viên toà đại sứ đón bà Mai Hương ở phi trường và lo cho việc bà được thăm chồng, là Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân.

Vị dân biểu cũng nói với luật sư Đỗ Phủ, ông sẽ can thiệp để SBTN tường trình truyền hình cuộc tiếp tân tại toà đại sứ Mỹ ở Hà Nội vào ngày quốc khánh Hoa Kỳ mùng 4 tháng 7 sắp tới.

Dân biểu Wolf cũng nói với LS Đỗ Phủ là ông sẽ nói chuyện với công ty Google để công ty này trao đổi với ông Đỗ Phủ về công việc của Google tại Việt Nam.

Image
TS Robert George, Uỷ viên USCIRS

Tiến sĩ Robert George, Uỷ viên của Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo toàn thế giới, điều trần sau cùng. Ông mạnh mẽ lên án tình trạng xâm phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, mạnh mẽ đề nghị Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, là điều có lợi cho cả chính quyền lẫn người dân Việt Nam.

Ông nói khi Việt Nam ở danh sách này từ năm 2004 đến 2006, Việt Nam đã tỏ ra tiến bộ nhiều về tự do tôn giáo, nhưng vừa ra khỏi danh sách là lại vi phạm tiếp tục.

Dân biểu Frank Wolf hỏi LS Đỗ Phủ hiện có bao nhiêu người Việt ở Hoa Kỳ. Được trả lời là 2 triệu người, dân biểu Wolf hỏi liệu có quy tụ đủ 2 triệu chữ ký, 2 triệu cú điện thoại cho nghị sĩ, dân biểu Quốc hội để yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC hay không, LS Đỗ Phủ nói có thể được, và sẽ cố gắng thực hiện.

Quan điểm của USCIRF

Sau buổi điều trần, chúng tôi phỏng vấn tiến sĩ Scott Flipse,Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới.

Mời quý vị nghe trong phần âm thanh, và đón xem toàn bộ phóng sự truyền hình rút gọn buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Uỷ ban nhân quyền hạ viện Hoa Kỳ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Tóm tắt 7 điểm chiến dịch “xiết kiều hối”
Tháng Năm 25, 2012 Admin Để lại phản hồi Go to comments
DĐKTVN
-
Ngày 30-4-2012, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh tị nạn 1975 tại Hoa Kỳ đã phát biểu và thảo luận về chiến dịch ngừng du lịch Việt Nam, ngừng gửi đô-la Mỹ (hay còn gọi là chiến dịch xiết kiều hối) trên mạng PALTALK nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4. Buổi thảo luận hết sức sôi nổi và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đồng bào hải ngoại chung chiến tuyến chống cộng sản. Do bản transcript của cuộc thảo luận trên PALTALK này tương đối dài nên tôi xin phép tóm tắt ngắn gọn lại trong 7 điểm sau cho bạn đọc gần xa rõ ràng hơn.

Đồng bào hải ngoại tị nạn không du lịch Việt Nam
Dừng việc gửi tiền kiều hối quá mức về Việt Nam (chỉ gửi hạn chế không quá $50/tháng)
Tẩy chay hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam
Không ủng hộ, quyên góp cho các tổ chức tôn giáo, từ thiện, danh nghĩa tại Việt Nam
Vận động chính phủ quốc gia nơi đồng bào cư trú ban hành đạo luật cấm gửi tiền và du lịch Việt Nam
Du lịch và gửi đô-la Mỹ về Việt Nam là PHẢN QUỐC!
Du lịch và gửi đô-la Mỹ là nuôi chế độ VC sống lâu thêm!

Trong buổi thảo luận công khai trên mạng, TS Lương đã vạch rõ ra cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của đồng đô-la (kiều hối) đồng bào gửi về Việt Nam đã giúp cho chế độ VC tồn tại ra làm sao. Đồng thời TS Lương cũng chỉ rõ rằng đây là thời điểm sống còn đối với nền kinh tế Việt Cộng. Chúng ta không thể ngồi chờ Trung Cộng sụp đổ hay Hoa Kỳ trợ giúp nữa mà hãy hành động chống Việt Cộng ngay lập tức bằng công cụ mình đang nắm trong tay, đó là những đồng đô-la chúng ta gửi về cho thân nhân. Số tiền kiều hối hàng năm chúng ta gửi về đóng góp một khoản không nhỏ trong nền kinh tế Việt Cộng và giúp chế độ này tiếp tục sống thoi thóp qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Vậy chúng ta còn chờ gì nữa mà không đồng lòng xiết kiều hối, ngưng du lịch, tẩy chay hàng hóa độc hại nhập cảng từ Việt Nam để giật sập nền kinh tế Việt Cộng trong lúc nó đang yếu nhất, qua đó làm lung lay tận gốc rễ chế độ Việt Cộng tham nhũng, bán nước, hại dân.

Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc làm được, giữ được đất nước của họ, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?

Do Thái đơn độc đối diện với khối Trung Đông được, giữ được chủ quyền được, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?

Cộng đồng tị nạn Cuba thay đổi nước Cuba được, vì quyết định không gửi tiền về Cuba, tại sao tị nạn Việt-Nam chúng ta không làm được?

Sự ích kỷ cá nhân của chúng ta đang góp phần giết chết đất mẹ Việt Nam bằng cách du lịch, gửi tiền về Việt Nam nuôi dưỡng chế độ Việt Cộng.

Kính mong quý vị phổ biến tin tức về chiến dịch này đi xa. Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ truyền tin.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: TIN liên quan đến VIỆT NAM

Post by uncle_vinh »

Vì sao Đan Mạch ngừng 3 dự án tài trợ cho VN?
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-06-01

Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch, ông Christian Friis Bach vừa quyết định ngừng ba dự án tại Việt Nam do chính phủ nước này tài trợ vì nghi có gian lận.

Image
AFP PHOTO
Bộ trưởng Bộ Phát triển và Hợp tác Đan Mạch Christian Friis Bach tại Lễ khai mạc Hội nghị năng lượng bền vững ở trụ sở EU - Brussels vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.

Quản lý kém hay gian lận?

Chi tiết sự việc như thế nào và liệu việc này sẽ ảnh hưởng đến các khoản tài trợ sau này của chính hủ Copenhagen dành cho Hà Nội? Đó là nội dung Quỳnh Chi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với ngài Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông John Neilsen hôm 1 tháng 6. Trước tiên, ông cho biết lý do đưa đến quyết định dừng dự án:

Ông John Nielsen: “Chúng tôi nghi ngờ có những dấu hiệu bất thường trong khi thực hiện vài nghiên cứu tại bốn dự án ở Việt Nam. Qua điều tra chúng tôi đã phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường ở 3 dự án trong tổng số 4 dự án. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và điều tra thêm để xác định rõ chuyện gì đang xảy ra. Về 3 dự án đó, chúng tôi đã dừng hẳn và sẽ không có thảo luận gì thêm về các dự án đó nữa”.

Quỳnh Chi: Thưa ông, sự cố xảy ra có gây bất ngờ cho phía chính phủ Đan Mạch không và đã có phản ứng nào được ghi nhận từ phía Hà Nội?

Ông John Nielsen: “Những sự cố như thế cũng xảy ra một vài lần trước đây, dựa vào nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, nó xảy ra với một qui mô nhỏ hơn. Những gì mà chúng tôi sẽ làm là thảo luận với chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề. Tôi cũng muốn nói là phản ứng đần tiên của phía chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề này cho đến giờ này là có dấu hiệu tích cực.”

Quỳnh Chi: Ông có nghĩ là việc dừng dự án một cách đột ngột có làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính phủ hai nước? Hay ít ra là ảnh hưởng đến các khoản đầu tư sau này của phía Đan Mạch?

Ông John Nielsen: “Không, nó sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước.Trong những cuộc đối thoại với Việt Nam, chúng tôi cũng rất nghiêm túc về vấn đề tham nhũng và nói rõ cho phía Hà Nội biết quan điểm của chúng tôi.

Cho nên chúng tôi không thể chấp nhận sự cố nào liên quan đến các tài trợ cho chương trình phát triển tại Việt Nam. Chúng tôi vẫn sẽ thể hiện quan điểm rõ ràng và kiên định. Bất cứ khi nào chúng tôi có cơ hội đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đều tìm cách thảo luận phương hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói rằng hiện tại thì chúng tôi vẫn đang tiến hành điều tra thêm. Chúng tôi cần thêm thời gian và sự trợ giúp của phía Hà Nội. Tôi nghĩ là hãy còn quá sớm để có thể kết luận rằng số tiền dùng sai mục đích là do lỗi quản lý kém hay do gian lận.”

Quỳnh Chi: Quyết định dừng ba dự án được Danida tài trợ được đưa ra trong lúc sắp diễn ra Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (CG) 2012, ông cho rằng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là cách mà Copenhagen muốn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ hơn đối với Hà Nội và các nhà tài trợ khác?

Ông John Nielsen: “Quyết định này được đưa ra không liên quan gì đến Hội nghị tư vấn các nhà đầu tư (CG) cho Việt Nam sắp diễn ra. Thật ra thì chính phủ Đan Mạch luôn thể hiện quan điểm rất rõ ràng và cởi mở của mình về vấn đề minh bạch đối với tất cả mọi người. Đó là vì chúng tôi muốn có những kênh đối thoại cởi mở và tự do về các vấn đề xảy ra. Tôi có thể khẳng định một lần nữa là việc đưa ra quyết định này là việc làm tiếp sau những gì chúng tôi điều tra được. Nó rơi vào thời gian nhóm họp CG là hoàn toàn do trùng hợp.”

Quỳnh Chi: Thưa ngài Đại sứ, trước khi diễn ra hội nghị CG thì diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2012. Tại đây, các cơ quan quốc tế kêu gọi Việt Nam cải thiện yếu tố minh bạch để thu hút đầu tư. Ông đánh giá thế nào về lời kêu gọi này?

Ông John Nielsen: “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đối thoại với phía chính phủ Việt Nam về vấn đề minh bạch. Nhưng mọi người có thể thấy là tình trạng này không cải thiện chút nào. Nếu nhìn vào bảng xếp hạng chỉ số minh bạch của các nước trên thế giới thì vị trí Việt Nam cũng không cải thiện trong mấy năm qua. Đây là một điều đáng quan ngại. Khi chọn quốc gia để bỏ tiền vào đầu tư, thì vấn đề minh bạch và chống tham nhũng là hai yếu tố quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài. Nhưng tôi nghĩ rằng có thể ngồi xuống nói chuyện với nhau để hiểu rõ ràng vấn đề và giải quyết vấn đề. Việt Nam là một quốc gia rất cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á, nếu muốn thu hút thêm đầu tư trong tương lai, thì phải cải thiện yếu tố minh bạch.

Sẽ giám sát kỹ hơn


Quỳnh Chi: Ông nói rất nhiều về đối thoại giữa hai chính phủ. Xem ra thì Đan Mạch chọn con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề. Theo ông thì sau sự cố lần này, cách ứng xử của Đan Mạch có thể khác đi không?

Ông John Nielsen: “Dĩ nhiên là chính phủ Đan Mạch luôn muốn đi lối ngoại giao để giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đối thoại. Tuy nhiên, trong trường hợp này, những nghi ngờ đã đụng mức mà chúng tôi phải dừng dự án. Nghĩa là nếu những điểm bất thường vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được thì chúng tôi phải xử lý khác đi. Từ giờ trở đi, ngoài các kênh đối thoại, chúng tôi cũng sẽ cải thiện cung cách quản lý trong các dự án khác của Đan Mạch tại Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ theo dõi và quản lý các dự án khác để biết được những gì đang diễn ra.”

Quỳnh Chi: Đan Mạch luôn được xem là một trong những quốc gia có chỉ số minh bạch và chống tham nhũng cao nhất thế giới. Ông có thể chia sẻ hệ thống giám sát và kiểm tra của nước ông hay không?

Ông John Nielsen: “Tôi nghĩ là Đan Mạch có một truyền thống về một xã hội mở, nơi mà chúng tôi có tự do báo chí và cho phép tự do bày tỏ, than phiền. Nói chung mọi người trong xã hội Đan Mạch bao gồm các tổ chức, cá nhân, nhà nước … hiểu được minh bạch là yếu tố quan trọng. Thiếu minh bạch không phải là những gì mà chính phủ Đan Mạch muốn làm. Minh bạch là một sự hiểu biết đã được xây dựng dựa trên lòng tin giữa người dân, giữa những người làm chính trị và giữa các tổ chức khác.

Quỳnh Chi: Nghĩa là các cơ quan chống tham nhũng phải là những tổ chức độc lập?

Ông John Nielsen: “Trước tiên phải có một hệ thống thương mại, kinh doanh độc lập. Thứ hai là phải có tự do báo chí. Thứ ba là người dân có một cơ quan để họ có thể khiếu nại hay than phiền. Tuy nhiên, tôi có thể nói là Đan Mạch cũng đang cùng chính phủ Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm của Copenhagen. Tôi nghĩ là đã có một chút cải thiện vì Quốc hội Việt Nam cũng ngày càng giám sát nhiều hơn đến nhiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

Quỳnh Chi: Xin phép hỏi ông câu cuối trước khi kết thúc câu chuyện, phía chính phủ Đan Mạch hy vọng gì từ các chương trình tài trợ của mình?

Ông John Nielsen: “Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục cuộc chiến xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Từ năm 1994, Đan Mạch đã hợp tác nhằm nâng cao phát triển; giảm nghèo đói tại Việt Nam. Chúng tôi tập trung giảm nghèo cho vùng nông thôn và khu vực miền núi. Trước mắt đây vẫn là điểm nhấn chính của Copenhagen.”

Quỳnh Chi: Xin cám ơn ngài Đại sứ John Nielsen.
Post Reply