Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

Cảm Tạ Miền Nam
(Trích từ "Ai Giải Phóng Ai Sau 40 Năm Nhìn Lại"
hoiquanphidung.com

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động.
Ngay trong phầm mở đầu ông viết:

“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”


Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông. Và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:

“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.

Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”


Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cộng sản, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.

Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”


Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đướng chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam
đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”


Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời bác Hồ dạy bảo:

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.”


Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:

“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”


Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải , dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khó:

“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”


Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:

“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”


Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”


Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”
Last edited by uncle_vinh on 09 Apr 15, Thu, 3:31 pm, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Không Thể Im

Post by uncle_vinh »

Chiếc Áo Bà Ba In Hình Chử Hỷ


Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường

Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.
Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.
Muội là cô giáo dạy tôi tiếng Quảng Đông. Dách là một, dì là hai, xám là ba, xập là mười. Bài xập xám là bài mười ba lá. Muội nói Muội không thích thanh niên đánh bài. Tôi đâu có ở không để đi đánh bài; vì tôi còn bận tơ tưởng đến Muội của tôi suốt ngày; ngay cả năm thi Tú tài hai, bài vở còn cả đống, tôi còn không để mắt tới nữa là.

Muôi dạy tôi tính tiền là xấu lúi. Kỷ tố là bao nhiêu. Dách cô phảnh là một tô hủ tiếu. Tôi hỏi: “Một dĩa cơm tấm bì, tiếng Quảng nói làm sao?” Muội nói: “Muội không biết”. Tôi nói: “Đi hỏi ba Muôi đi!”. Muội không dám. Muội sợ ba biết Muội quen với tôi, ba Muội rầy.
Ba Muội nói: “Con trai Việt Nam làm biếng lắm, đi chơi tối ngày, không lo buôn bán. Không buôn bán lấy gì ăn. Không có gì ăn, làm sao lấy vợ. Nếu lấy được vợ làm sao nuôi vợ, nuôi con”.
Tôi nói: “Muội đừng lo. Tôi sẽ rán học, thi đậu Tú tài hai, vào Đại học Sư phạm, được hoãn dịch, đi bán chữ, để có tiền nuôi Muội. Muội đi bán hủ tiếu, để tôi có hủ tiếu, ăn trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế”.
Muội nói: “Muội còn nhỏ lắm, chưa biết yêu”. Tôi nói: “Tôi sẽ chờ vài năm nữa”.
Nhưng thời cuộc biến chuyển. Tôi không chờ được Muội mà ngược lại Muội phải chờ tôi. Chờ tôi suốt cả một thời con gái.

Cuối năm đó tôi đậu Tú tài hai. Hai năm xa Mỹ Tho, đi học Đại học Cần Thơ, tôi không còn dịp gặp Muội mỗi sáng chủ nhựt, để nói chuyện tào lao bắc đế nữa. Tôi sắp ra trường, sẽ đổi về một quận lỵ buồn thỉu, buồn thiu nào đó của đồng bằng sông Cửu Long; để làm một ông giáo làng, hai mươi mốt tuổi. Tôi sẽ trở về Mỹ Tho nhờ má tôi nói với chú Phu, ba Muội, hỏi cưới Muội cho tôi. Bây giờ tôi đã có đủ chữ để đi bán rồi. Tôi sẽ có tiền nuôi Muội, để ba Muội không còn chê con trai Việt Nam làm biếng nữa. Tôi sẽ không còn ăn cơm tấm má nấu. Tôi sẽ ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế.
Tôi không ao ước cao xa gì hết. Chuyện ấy dành cho con nhà giàu, quyền thế. Tôi chỉ ước được làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu. Vậy mà cũng không được!

Mùa hè năm 72: mùa hè lửa đỏ. Các trận đánh lớn đồng loạt nổ ra ở Quảng Trị, Kon Tum, An Lộc. Tin chiến sự chiếm đầy mặt báo. Trang sau là cáo phó, phân ưu những người lính tử trận. Tôi tốt nghiệp, nhưng không được nhận nhiệm sở. Lệnh tổng động viên đã ban hành. Tôi vào trường Bộ Binh Thủ Đức.

Tôi thư về Muội bảo chờ tôi. Tôi còn quá trẻ để chết. Tôi sẽ trở về! Tôi sẽ trở về! Tôi vẫn còn muốn ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế. Hai năm xa Mỹ Tho, tôi đã ăn hủ tiếu nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không nơi nào, chỗ nào nấu hủ tiếu ngon bằng Muội của tôi.
Muội hứa sẽ chờ tôi về dẫu trời sập chăng đi nữa. Lời hứa ấy làm ấm lòng tôi suốt những ngày gian khổ giày sô, áo trận.
Tôi rời trường Bộ Binh Thủ Đức, về Thủy quân Lục chiến. Sư đoàn là lực lượng tổng trừ bị, nên tôi lội khắp nơi: từ Cà Mau, Chương Thiện, Bến Tre ra tận Thừa Thiên, Quảng Trị.

Một năm lính trôi qua, khi tiểu đoàn về Mỏ Cày, Bến Tre truy kích chủ lực miền của địch về quấy rối thì tôi đạp phải mìn. Sức nổ của trái mìn tự tạo bằng quả đạn pháo 105 lép, đẩy tôi văng tuốt xuống mương, mình dính đầy những miểng.
Tôi không chết, như đã hứa với Muội. Trực thăng phầm phập tải thương về Bịnh viện 3 Dã chiến Mỹ Tho. Tôi nằm trên băng ca, ngoài hành lang trên lầu, chờ ngày mai xe hồng thập tự chuyển tôi về bịnh viện Lê Hữu Sanh của sư đoàn ở Thị Nghè. Muội nghe tin tôi bị thương; tất tả cùng má đến thăm. Đã hết giờ thăm thương bịnh binh, má với Muội đứng dưới lề đường Trương Định nhìn lên nơi tôi nằm. Tôi thò cái tay, không bị dính miểng, vẫy vẫy. Má khóc. Muội cũng khóc. Vạt áo xẩm, Muội mặc, đẫm đầy nước mắt.
Muội sợ tôi chết, Muội khóc. Khóc cho giấc mộng tôi muốn làm thầy giáo đi bán chữ nuôi Muội; Muội đi bán hủ tiếu cho tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế đã không thành.
Tôi nằm bịnh viện cả tháng trời. Miểng trong người lâu lâu lại lòi ra. Tôi nghiến răng, rút miểng ra, máu lại chảy. Tôi được hai tuần phép để chờ ra hội đồng giám định y khoa.

Tôi trở về Mỹ Tho gặp má. Cởi giầy sô, áo trận, tôi mặc lại chiếc áo học trò năm cũ. Tôi ra vỉa hè, dưới hai tàng me đại thụ, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, chạy bàn cho má tôi. Tôi gặp lại Muội. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhứt đời tôi, khi bây giờ, tôi nhớ lại.
Tôi hỏi Muội: “Đẹp tiếng Quảng là gì?”. Muội nói: “Hụ len. Còn yêu là ói”. Vậy thì “Nị hụ len; ngọ ói nị”. Muội mắc cỡ, ửng hồng đôi má.
Cả tháng trời nằm bịnh viện, không có dịp xài, lương vẫn y nguyên. Tôi lãnh tiền ra, đưa cho má tôi một nửa. Má tôi không cầm tiền, má khóc.

Tôi nài nỉ: “Em con đang sức lớn, má ơi!”
Số tiền còn lại tôi dắt Muội xuống tiệm Văn Minh, gần rạp hát Vĩnh Lợi, mua vải cho Muội may áo. Tôi chọn một xấp gấm Thượng Hải có in chữ Tàu.
Tôi hỏi: “Chữ Tàu đó nghĩa là gì?”
Muội nói: “Đó là chữ hỉ. Hỉ là vui. Vải này dành cho người ta may áo cưới”.
Tôi hỏi: “Muội muốn màu gì?”
“Màu đỏ hên lắm! Muội xin Trời, Phật cho anh đi đánh giặc bình an, hết giặc, về với Muội”.
Tôi nói: “Thôi! Đời anh xui quá xá rồi còn gì, muốn đi bán chữ mà cũng không được, mới đi lính có một năm đã bị thương rồi, hên đâu hỏng thấy”.

Tôi chọn cho Muội vải áo màu xanh đọt chuối.
Tôi bảo: “Màu xanh là màu hy vọng. Anh hy vọng Muội sẽ chờ anh dù cho trời sập tới nơi.” Muội nói: “Muội sẽ chờ.”
Tôi may cho Muội một chiếc áo bà ba để bắt đền cho chiếc áo xẩm đẫm đầy nước mắt khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bệnh viện 3 Dã chiến ngày nào.
Muội nói: “Muội mặc chiếc áo bà ba giống hệt con gái Mỹ Tho.”
“Ba má sanh Muội ra ở đây thì Muội đã là con gái Mỹ Tho rồi; mà con gái Mỹ Tho chánh cống chưa chắc đã dám đọ với em”. Tôi nịnh Muội.

Hai tuần phép trôi nhanh, tôi ra hội đồng giám định y khoa tái khám, bị phân loại một, trở về tác chiến. Lại băng rừng, vượt suối, bạc màu áo trận, mốc thích giầy sô cho đến ngày tan hàng, sập tiệm.

Tôi chỉ là một sĩ quan cấp thấp, nhưng lại thuộc binh chủng rằn ri nên những người thắng trận cải tạo tôi hơi lâu; mãi năm năm sau mới thả tôi về.
Tôi trở về Mỹ Tho bèo nhèo như một chiếc áo rách. Má tôi đã mất khi tôi còn ở trong trại. Mấy đứa em giấu tôi tin buồn. Đứng trước bàn thờ má, đốt một nén nhang, tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

Má ơi!
Tôi nhớ lại nồi cơm tấm má nấu, nồi cơm tấm nuôi tôi ăn học. Tôi nhớ cái vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, dưới hai tàng me đại thụ mà mùa thu lá me bay bay, rơi đầy trên tóc. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi, khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bịnh viện 3 Dã chiến năm nào. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi khi không chịu cầm số tiền lương tôi gởi. Bây giờ má tôi đã mất rồi; đàn em tôi vẫn còn nheo nhóc.

Cả nhà đói, ăn độn bo bo mà cũng không đủ. Ăn buổi sáng, phải chạy, lo buổi chiều. Việc chạy gạo dồn lên cả đôi vai khẳng khiu của em gái tôi đang tuổi thanh xuân. Nhưng tuổi thanh xuân của em tôi còn đâu nữa. Nước mất nhà tan! Chưa bao giờ tôi thấm thía câu nói ấy cho bằng bây giờ.

Tôi không tìm gặp lại Muội nữa. Tình thơ dại của tôi đã tan theo vận nước. Bây giờ tôi chỉ là một sĩ quan ngụy, đi cải tạo về, mỗi tuần phải trình diện công an phường một lần cho tới ngày xả chế. Tôi ra khỏi một nhà tù nhỏ, để vào một nhà tù lớn hơn! Tôi chỉ có chữ, mà chữ bây giờ chẳng ai mua. Chế độ này không cần chữ. Lúc tôi lên trình diện, lão phó công an phường lẩm nhẩm đánh vần lịnh tha của tôi mà nước miếng tràn ra cả khóe miệng. Chế độ này cần lý lịch. Mà lý lịch tôi hạng 15, nghĩa là hạng bét, tận cùng đáy xã hội, thì tôi làm được gì bây giờ?
Tôi không tìm gặp lại Muội không phải vì tôi mặc cảm. Tôi không có gì phải mặc cảm cả. Tôi chỉ đi lính, đánh giặc, tôi thua, giặc bắt tôi ở tù. Thế thôi!
Tôi không tìm gặp lại Muội chỉ vì tôi không muốn mình trở thành gánh nặng cho Muội. Yêu người, có ai muốn trở thành gánh nặng cho người mình yêu bao giờ đâu? Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi. Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em mình thương bao giờ đâu?
Tôi đã sống sót suốt năm năm trời dưới chín tầng địa ngục. Tôi đã đói, đói đến mức phải ăn bất cứ cái gì động đậy: cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt. Tôi phải sống sót để trở về, như đã hứa, với Muội. Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đã trở về, dù thân tàn ma dại.

Em gái tôi đem chiếc nhẫn cưới của má để lại, đến vợ tên công an khu vực cầm, để tôi có chút vốn đi buôn lậu dầu dừa. Ngày xưa nói đến buôn lậu là nói đến tiền tỉ, đến những vật phẩm đắt tiền, trốn thuế, chuyển hàng có xe quân cảnh hụ còi như vụ Long An. Còn bây giờ chỉ mười lít dầu dừa, bỏ vào cặp táp, từ cầu Ba Lai qua phà Rạch Miễu về Mỹ Tho, kiếm lời đủ mua lít gạo.
Đế quốc Mỹ, tàu to, súng lớn, không đủ sức đưa nhân dân ta trở về thời kỳ đồ đá. Nhà nước ta, đỉnh cao trí tuệ loài người, bằng ngăn sông, cấm chợ, rào đường, chặn ngõ dễ dàng đưa nhân dân ta trở lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ hái, lượm, thời kỳ của nền kinh tế tự cung, tự cấp; bởi buôn bán, dù năm mười lít gạo, mười, hai chục lít dầu dừa là không lao động, không sản xuất, là bóc lột, là chủ nghĩa tư bản xấu xa.

Tôi cắt tóc ngắn lên, cho gọn gàng, cho có vẻ thầy giáo. Phần thì để né mấy tay du kích bên Cầu Bắc Tân Thạch, quê hương Đồng Khởi. Mấy tay du kích VC này có kiểu làm tiền rất láu cá, bằng cách làm nhục khách bộ hành qua phà, dùng súng, chận họ lại, bắt vào hớt tóc. Tóc dài là tàn dư Mỹ Ngụy. Ngồi trước gương của ông thợ hớt tóc đầu đường, thấy tóc mình đã điểm vài sợi bạc, dù tôi chưa đầy ba mươi tuổi. Tôi mặc lại chiếc áo sơ mi trắng năm học đệ nhứt, đã ố vàng. Chiếc quần xanh được nhuộm đen. Mặc áo bỏ vô quần, mang giày với đôi vớ rách. Tôi xách chiếc cặp táp cũ nhưng không để đựng sách vở. Sách vở ích gì cho buổi ấy. Chiếc cặp đựng cái can nhựa mười lít dầu dừa. Tôi nhập vai thầy giáo, dù ước mơ làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu để tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế, đã chết tự lâu rồi, từ Mỹ Tho qua Bến Tre dạy học, canh giờ đến lớp hay tan học, hòa vào đám học trò để vượt qua trạm Cầu Bắc.
Tôi đi buôn lậu dầu dừa được chừng sáu tháng thì thằng bạn học cũ thời trung học cũng ở tù về, rủ tôi hùn tiền mua chiếc xích lô đạp. Nó chạy sáng, tôi chạy chiều hoặc ngược lại. Thằng bạn tôi nói, cay đắng: “Thằng Mỹ quýnh quáng bỏ chạy, còn làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô”. Tôi thì lại nói: “Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi mình thì hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, còn làm rớt lại chức dân biểu. Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, mình chạy đó”

Một buổi chiều sau khi chở khách ra bến xe cổng thị xã, tôi thả xe không về chợ Vòng Nhỏ thì thấy một ông cắc chú đội chiếc nón mây đan, rộng vành, như Khương Đại Vệ trong phim kiếm hiệp tàu trước 75. Ông mặc chiếc quần tiều lỡ, quá gối, chiếc áo thung tay dài gần tới cùi chỏ, bỏ vô quần, gánh hai cái cần xé không, đi lủi thủi. Tướng đi ngờ ngợ, quen quen. Chú Phu rồi chứ chẳng ai!
“Đi xích lô hông? Chú ba!” Chú Phu nhìn lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đã đổi thay nhiều quá.

“Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi.””
“Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè.””

Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ nìn, năm xưa, ngày cũ, còn đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.
“Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu.”
“Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?””
“Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.””
“Thì bán cho mấy ổng.”
“Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”
Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.
Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế. Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo Gò Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài Gòn, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm xuyến vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ. Tô hủ tiếu, người thương mình nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay mình pha, trong những ngày bão rớt, mưa dầm, bán ế giờ đã trở thành kỷ niệm.
Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.

Tôi hỏi: “Chú bây giờ làm gì để sống?”
“Thì nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân ký. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa mình vui quá!”
Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết.
Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.
Chú nói: “Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu! Nó chết rồi!”
“Muội ơi!”
“Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị. Nhưng có được đâu! Tụi nó đánh ăn tụi mình rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau. Thiệt hết biết! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều. Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc. Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội: “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”
Muội ngần ngừ, có ý đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi; sợ không còn có dịp. Cái cột đèn còn muốn đi nữa mà.”

“Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy xì thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chổ.”
“Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm thì bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết chìm. Hu hu.”
Chú Phu không còn nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.

“Đêm trước khi đi, nó đưa cho ngộ cái này, nói nếu nị còn sống sót trở về, thì đưa lại cho nị. Hu hu!”
Trong cái bọc ny lon, chú Phu đưa cho tôi, là chiếc áo bà ba hình chữ hỉ tôi may cho em ngày cũ.

Muội ơi! Xác em giờ ở phương nào. Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương. Áo bà ba, Muội yêu, hòa biển tím. Tình còn đây trời đày ta mất nhau.
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.
“Muội ơi! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba hình chữ hỉ của chúng mình theo, ra biển!”

Đoàn xuân Thu.
Last edited by uncle_vinh on 09 Apr 15, Thu, 3:30 pm, edited 4 times in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Không Thể Im

Post by uncle_vinh »

Tháng Tư Buồn Năm Ấy!

Tháng Tư lại sắp về. Lại một năm nữa, cộng vào cho đủ 39 năm miền Nam rơi vào tay quân Cộng. Phải can đảm lắm để không phải khóc, tôi mới viết được những dòng này, mong được sẻ chia nỗi đau, những mất mát tột cùng của những người dân, người lính, và nhất là những người đàn bà, vợ lính miền Nam.

Tôi cũng như những người vợ lính ấy. Chồng tôi, một hạ sĩ nhất lính Nhảy dù, chết trận 13 giờ hơn ngày 30 tháng Tư năm 75, lúc tôi vừa 17 tuổi. Chồng tôi chết trận khi Sài Gòn không còn mặt trận nào nữa cả. Dương Văn Minh, đại tướng đã đầu hàng rồi.!!!

Tôi lấy chồng sớm, tình cờ và nhanh khi gặp anh ấy. Tôi thương anh vì gặp anh trong lúc anh phải quấn băng quanh đầu, quanh cánh tay sau trận Thường Đức. Bằng lòng làm vợ anh ngay vì sợ sau này không còn có dịp để săn sóc vết thương cho anh, và vì có thể vết thương sau của anh sẽ không còn là một vết thương nữa, mà là một vết đau vô tận khó chữa…

Mê say, bốc đồng, ai cũng bảo tôi vậy. Nhưng không có ai trong gia đình ngăn cản được ý muốn của tôi! Tánh bướng bỉnh là thế đó. Những bà vợ lính lớn tuổi thường trách, nửa thật nửa giỡn: “Mày ngu lắm! Lấy ai không lấy, lấy chồng lính Dù. Mồ côi sớm em ạ!”

Nghe những lời như thế tôi thường cười thầm trong lòng: Không biết ai mồ côi trước ai. Các chị ấy cũng ngu như tôi, vì chồng các chị ấy cũng đơn vị với chồng tôi, đơn vị lính nhảy dù.

Gian nan lắm. Tôi sống ở trại gia binh tiểu đoàn. Những ngày buồn đau luôn nhiều hơn những ngày vui. Những lần những người lính cùng đơn vị với chồng tôi chết trận, được đưa về trại cho gia đình là cả trại lại cùng khóc với nhau, đủ kiểu khóc. Đủ kiểu vỗ về, dỗ nín cho nhau….

Năm 1975, chồng tôi nhắn tin anh đã được hải vận vào Nam, vào Nha Trang để đi Khánh Dương. Tôi không biết Khánh Dương ở đâu. Nhưng tôi biết ở đó sẽ ít cơ hội hơn là nếu anh ấy được về Sài Gòn.

Đã có lần bên nhau, vui, tôi hỏi anh: “Sao người ta lại gọi là lính Tổng trừ bị hả anh?”

Và có lẽ anh trả lời như thể để cho vợ anh an tâm: “Tổng trừ bị là lính trừ bị thôi em ạ”.

Lạy chúa! Trừ bị là lính trừ bị, vậy mà cũng giải thích cho vợ yên tâm. Rồi sau này, tôi nghe một anh cũng bạn lính của chồng, chắc say rồi nên bốc trời: “Em đừng nghe thằng Bình nói. Anh giải thích em nghe, Lính của bọn anh là cái loại lính đến những nơi người ta không thể đến, và ở lại những nơi người ta không thể ở lại!” Tôi nghe, ừ phải thế chứ. Phải vậy mấy chị vợ lính hơn tuổi mới bảo tôi ngu chứ. Rồi sau này, thi vị hóa tôi mới tưởng tượng ra, chồng tôi không khác người lính cứu hỏa, oai hùng gì đâu, chỉ đi dập những đám cháy kinh hoàng mà bọn giặc cộng miền Bắc đem vào, gieo rắc khắp miền Nam thân yêu của anh thôi…

Sài Gòn tháng Tư năm 75, một thành phố bị bao vây. Bao vây bởi những Sư, binh đoàn chủ lực miền Bắc, bị bao phủ bởi các tin đồn được tung ra từ các lực lượng phản bội “ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng Sản”, làm nội ứng, tay sai, điềm chỉ phá hoại. Sài Gòn khi ấy giống như một trại tiếp nhận khổng lồ, nơi duy nhất còn lại (ngoài miền Tây) để những dòng người bị truy đuổi tìm đến nương náu, hỗn loạn và đầy những rủi ro.

Tháng Tư … tôi cũng theo một số gia đình trong trại gia binh chạy về Sài Gòn thuê nhà, vì Biên Hòa lúc đấy hàng ngày luôn phải chịu những trận pháo tàn ác của cộng quân.

Về Sài Gòn, không còn trông mong gì nữa, các chị em vợ lính chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện. Dường như tất cả những người bạn bè vợ lính của chúng tôi đều hỏi thăm, lòng ngóng về mặt trận Khánh Dương, nơi đó có những người chồng chúng tôi đang ngày đêm bảo vệ đất nước. Tôi bắt đầu mua báo về đọc “Măt trận Khánh Dương… Trung tá Bùi Quyền và tiểu sử Thủ khoa khóa 16 Đà Lạt…”. Lạy chúa tôi! Có Trung tá Bùi Quyền thì ổn rồi. Tôi thầm cảm ơn Trời Phật như vậy. Chồng tôi luôn kể tôi nghe về sự thao lược của vị sĩ quan này. Thế nhưng khi ấy, tôi nào có hiểu, biết được rằng Nhảy dù chẳng qua cũng chỉ là nút chận cho những toan tính rút chạy của những ưu tiên khác. Và Trung tá Bùi Quyền, cứu cánh cho niềm tin của tôi, chỉ là một trong những sĩ quan ưu tú lãnh nhiệm vụ làm nút chận đó cùng với đơn vị chồng tôi. Tôi không biết nên vẫn giữ chặt niềm tin và chờ đợi...

Sài Gòn gần cuối tháng Tư ngày càng hoang mang, hỗn loạn. Dân chạy xuôi ngược tìm đường thoát. Các người có chức vụ, điều kiện ngày đêm tìm cách đào thoát để tránh sự trả thù. Các bà vợ lính như chúng tôi không ai nghĩ đến điều này, dường như mọi người đều mong gặp lại chồng mình từ Khánh Dương về được lại nhà. Và cũng chẳng nghĩ là mình sẽ không bao giờ được đặt chân lên một chiếc tàu, hay một cái máy bay di tản vì chồng chỉ là một người lính, không quan trọng!

Vỡ trận Khánh Dương, chồng tôi cùng một số đồng đội thoát về được Phan Rang nhưng tôi vẫn không hề hay biết. Tôi vẫn khóc ngày đêm cầu nguyện.

Ngoài phố, không khí bàng hoàng lan khắp nơi.Những chuyện kể kinh hoàng của người chạy về đủ chuyện. Cộng sản tàn sát trên quốc lộ 7. Giết người, pháo kích đường 13.

Phanh thây, cắt cổ, vây chận quốc lộ 1, xếp thây người trên đoạn ngã 3 Bình Tuy cả cây số. Biết vậy, nhưng làm sao đây, chồng tôi cùng đồng đội giờ chưa biết ra sao?

Gần cuối tháng Tư thì chồng tôi trở về. Tôi khóc nhiều vì mừng vui. Nhưng anh chưa kịp kể hết vì anh phải cắm trại ứng chiến.

Chồng tôi chỉ là một người lính. Anh không để ý, không biết gì nhiều về chính trị. Anh cũng chưa bao giờ được học về chiến lược, chiến thuật như các cấp chỉ huy của anh. Anh chưa bao giờ, và chưa nghĩ ra được cái mà người ta gọi là lượng định tình hình. Có thể như vậy nên anh đã bỏ ngoài tai lời khuyên của tôi, vợ anh, là đừng vào trại nữa…

Có một điều bây giờ tôi mới nghĩ ra, mà chẳng còn bao giờ có cơ hội nữa để xin lỗi anh cùng các đồng đội của anh. Những người lính lúc ấy ở Sài Gòn, dường như họ chỉ nghĩ đến có một điều “Cùng chết với Sài Gòn, và quyết định của họ lúc này là bắn được thêm một kẻ thù là bớt thêm được một mối nguy hiểm cho người dân của anh ấy!”

Rồi Đại tướng Minh đầu hàng 11 giờ trưa. Tôi được tin chồng chết lúc 13 giờ hơn 30 phút hôm đó...

Hôm nay, gần đến 30 tháng Tư cũng là ngày giỗ của chồng, tôi viết những dòng này như một lời tạ lỗi với anh, với các đồng đội chiến hữu của anh. Lúc đó tôi 17 tuổi, còn khờ dại quá, không thể nào giải thích: Tại sao chồng tôi và các đồng đội của anh đã cầm súng chiến đấu trong khi vị Nguyên thủ Quốc gia đã đầu hàng? nếu vì kỷ luật thì các anh đã buông súng theo lệnh. Các anh còn cầm súng tử thủ đến viên đạn cuối cùng vì các anh còn hy vọng… còn mong muốn làm được chút gì cho đất nước miền Nam của các anh, gia đình của các anh, người dân của các anh… Chính các anh sống kiêu hùng, bất khuất, không lùi bước trước giặc thù phương Bắc xâm lăng và quên cả bản thân mình, thế mà khi ấy tôi và những bà vợ lính vẫn trách các anh sao mà dại quá! Ừ… nghĩ cho cùng anh dại thiệt. Kẻ khôn biết chọn con đường bôn tẩu, đầu hàng, cho dù “SỐNG NHỤC hơn CHẾT VINH” còn anh dại nên chọn con đường “CHẾT VINH hơn SỐNG NHỤC”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Không Thể Im

Post by uncle_vinh »

Cuộc chiến ‘biệt vô tăm tích’
Bùi Tín


Cuộc nội chiến Nam - Bắc ở Việt Nam đã chấm dứt được mấy mươi năm, biết bao tài liệu sách báo, hồi ký đã được viết ra, biết bao tư liệu tuyệt mật của các bên đã được công bố, nhiều cánh cửa đã được mở ra để nhìn rõ bản chất, nguyên nhân, diễn biến, các góc cạnh của cuộc chiến.

Trong suốt hơn 20 năm qua, tôi đã được đọc không biết bao nhiêu là sách báo, tài liệu của Ngũ Giác Đài, của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Pháp, Anh, của Đệ Tam Quốc tế CS, các hồi ký của các tướng tá cả của Quân đội Nhân dân (QĐND) và của Quân lực VN Cộng Hòa, hồi ký về nhà tù CS, hồi ký về thuyền nhân, rồi những tài liệu tù mù thật giả lẫn lộn, phóng ra từ ổ đen tình báo Hoa Nam Trung Quốc. Vậy mà theo tôi vẫn còn nhiều «góc khuất» của cuộc chiến tranh rất nên làm rõ, để cuộc chiến được tái hiện đúng như nó từng diễn ra trên mọi khía cạnh.

Có những sự kiện nhỏ bé ít người nói đến nhưng lại đóng vai trò rất lớn, có khi có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của cuộc chiến.
Xin nêu lên một vấn đề làm thí dụ. Tôi tạm gọi vấn đề này là «cuộc chiến biệt vô tăm tích». Đó là tình trạng quân nhân trong QĐND ở miền Bắc khi đã lên đường vào Nam chiến đấu là cắt đứt mọi quan hệ với gia đình, bạn bè thân thuộc trong một thời gian dài, cho đến khi sống sót được trở ra miền Bắc.

Có thể nói có hàng mấy triệu lượt quân nhân QĐND vượt tuyến như thế, và hàng triệu người đều ở trong hoàn cảnh như thế. Họ lên đường, rồi «biệt vô tăm tích», vì bưu điện Bắc - Nam bị cắt đứt hoàn toàn. Nhưng không hề có một văn bản nào ghi nhận thành chính sách «biệt vô tăm tích» như thế.
Có lẽ rất hiếm quân đội nào trong thời chiến cùng gia đình họ chịu cảnh chia ly triệt để, kéo dài, chịu một cuộc tra tấn đày đọa tinh thần thâm hiểm đau xót triền miên như thế.

Trong thời chiến tôi có dịp hỏi chuyện một số sỹ quan phi công Hoa Kỳ bị bắt, họ còn mang theo cả thư, ảnh vợ con, bố mẹ nhận được trước đó vài hôm từ Mỹ gửi sang Thái Lan hay Hạm đội 7. Họ chiến đấu ở xa hàng ngàn dặm mà mối quan hệ tình cảm được đều đặn. Quân nhân của chế độ Cộng sản miền Bắc nước ta chiến đấu trên đất nước mình mà cứ như bị tha hương, đến một tinh cầu nào xa lạ, không một lá thư nào, một hình ảnh nào.
Bao nhiêu bà mẹ, ông bố, người vợ đêm nằm thương nhớ khôn nguôi người con, người chồng yêu quý của mình, thế rồi chỉ còn có cách nuốt nước mắt vào lòng, cầu Trời khấn Phật cho người thân «biệt vô tăm tích» của mình sống sót trở về.
Các ông cha bà mẹ, người vợ ấy càng chua xót, đau đớn vì cái tỷ lệ sống sót trở về ngày càng hiếm hoi, «sinh Bắc tử Nam» đã thành số phận gần như thiên định, do cuộc chiến ở miền Nam hết sức ác liệt, do bộ phận lãnh đạo CS sùng bái bạo lực, sắt máu, có dã tâm quyết hy sinh không hạn độ sinh mạng công dân cả nước mình cho tham vọng nhuộm đỏ toàn thế giới của Đệ Tam Quốc Tế CS. Chiến tranh để dành độc lập, rồi «chống Mỹ cứu nước» chỉ là nhãn hiệu bề ngoài che đậy dã tâm trên đây.

Nếu như đảng CS Việt Nam để cho quân nhân mình được phép liên lạc với gia đình, tổ chức ngành bưu điện quân sự tỏa rộng vào các chiến trường, theo tôi nghĩ, bộ mặt cuộc chiến đã khác hẳn. Chỉ riêng cảnh rùng rợn của chiến trường, số chết và bị thương phía CS miền Bắc quá lớn, do quân đội miền Nam và lực lượng Hoa Kỳ có hỏa lực quá mạnh (từ trước năm 1964 chiến trường miền Nam, QĐ miền Bắc nói chung chưa đưa chiên xa vào miền Nam, pháo binh còn thưa thớt, không quân miền Bắc chưa hoạt động được) nên thường thương vong các trận đánh là 3/1, 5/1, có khi 10/1. Theo một số báo cáo tuyệt mật tôi được biết khi đi trong các đoàn quân sự cao cấp do tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu, với nhiệm vụ là bí thư báo chí của Bộ trưởng Quốc phòng, sau các đợt «Tổng tiến công và tổng nổi dậy» năm 1968, lực lượng QĐND bị tổn thất nặng hơn bao giờ hết, cơ sở nhân dân bị lộ, nhiều nơi bị mất trắng, có nơi phải đưa bộ đội chính quy miền Bắc vào làm bộ đội địa phương quận huyện. Nhiều đại đội, tiểu đoàn, cho đến cả trung đoàn phải giải thể, sáp nhập vào nhau, có khi đến 2 hay 3 lấn, phải lấy phiên hiệu A, B, C, như Trung đoàn 275 A, 275B, 275C. Ở Khu 5 hồi ấy sỹ quan tử trận nhiều phải đôn gấp tiểu đội trưởng lên đại đội trưởng, tiểu đoàn phó lên trung đoàn trưởng do miền Bắc cử vào không kịp.
Nếu như thư từ thông suốt, các trận đánh thua tơi bời, chết và bị thương như ngả rạ, người bị thương không được cứu chữa, người chết chôn vội rồi đơn vị di chuyển, giải thể không còn biết ở đâu, nếu như cả xã hội được thông tin từ chiến trận, biết rõ những thất bại chồng chất khi ấy thì hậu phương sẽ không cho phép đảng đem con em mình vào lò thiêu sống như thế. Ở Hoa Kỳ khi các trận đánh qua màn TV đi vào phòng ngủ người dân, số tử vong lính Mỹ lên đến 50 ngàn trong 5 năm là toàn xã hội lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.
Tôi từng tham dự nhiều buổi tiễn đưa một số đơn vị vào Nam, khi qua binh trạm cuối «làng HO» thuộc đất Vĩnh Linh là anh em vĩnh biệt miền Bắc trong cảnh tượng xé lòng mà vẫn phải làm ra vẻ bình thản. Ai nấy đều giống nhau, hiểu nhau, cùng nhau đóng kịch. Lúc ấy không còn đường rút lui. Cứ như qua cầu bắc ngang sông là cầu bị cắt. Đã có một số anh em mất tinh thần, liều mạng, muốn quay lui, vào tù cũng được, nhưng không sao lọt. Vì trách nhiệm của các chính ủy đoàn, các chính trị viên, của các chi bộ là ngăn chặn hiện tượng «B tụt», «B tạt», «B quay», nghĩa là tìm cách lẩn vào rừng, tụt lại sau, tạt ra các bản người dân tộc, rồi tìm cách quay về nhà. Rất ít ai thoát được.

Những anh em ấy bị truy lùng ráo riết, bị giải về hậu phương, bị tù đày không xét xử, cuối cùng ra tù còn phải chịu cuộc sống bị chính quyền CS phường xóm giám sát, khinh thị, cả họ hàng không sao ngẩng đầu lên được.

Thời gian «biệt vô tăm tích» người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trưòng Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi. Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu.

Đây là món nợ xã hội của đảng CS đối với nhân dân cho đến nay vẫn không sao trả được. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp, con số chính thức của phía Pháp cho biết số tù binh bị phía Việt Nam bắt giam là 5.782 người, đã trao trả nhiều đợt là 3.290, số còn lại là 2.492 phía Việt Nam không giải thích được là sống chết ra sao, vì sao, ở đâu. Đối với tù binh là người Mỹ cũng vậy, số bị bắt giam là gần 2.000, được trao trả là 591 người, số còn lại là 1.350 hay là 1.469 người, (tùy theo tài liệu của Ngũ Giác Đài hay của Quốc hội Mỹ), phía Việt Nam vẫn không giải thích được.

Đây là thêm chứng minh về lãnh đạo đảng CS cực kỳ vô trách nhiệm đối với sinh mạng con người trong chiến tranh, mặc dầu đã có những quy định quốc tế về trách nhiệm các bên đối với tù binh, về cấm tra tấn, về nuôi dưỡng, chữa bệnh, cho nhận thư từ gia đình, trao trả tù binh đầy đủ sau chiến tranh. Không thể để «biệt vô tăm tích» hàng ngàn trường hợp như thế.
Có thể nói chính sách «biệt vô tăm tích» là quốc sách rất thâm và cực kỳ độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến.
Nó được thực hiện cùng với chính sách cắt đứt triệt để quan hệ Bắc - Nam trong suốt gần 30 năm chiến tranh, nhằm triệt hạ mọi tình cảm ruột thịt, gia đình, bạn bè ở 2 miền, đặc biệt là giữa hàng triệu bà con di cư từ Bắc vào Nam với người thân ngoài Bắc, buộc phải coi nhau là thù địch, cũng là để bóp ngẹt tinh thần phản chiến âm thầm của bà con ta ở cả 2 miền.

Đây phải chăng cũng là một tội ác, trời không dung đất không tha, của đảng CS để làm nên cái gọi là toàn thắng giả tạo và tạm thời cách đây 40 năm?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Không Thể Im

Post by uncle_vinh »

Ghi Lại Một Phần Đời
Nguyễn Trần Diệu Hương


Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.

* * *

Trên tường, lẫn trong nhiều bức hình rất đẹp được chụp từ một ống kính chuyên nghiệp là tấm hình của chiếc ghe mong manh, nhỏ bé, bồng bềnh trên đại dương. Trên khoang ghe, các thuyền nhân Việt Nam (những boat people đã đánh động lương tâm thế giới vào những năm 70s và 80s) mặt mày ngơ ngác mệt mỏi nhưng mắt sáng lên hy vọng. Đó là món quà tặng cho BS HQM từ một thuyền nhân cùng tàu vượt biển năm xưa.

*


Image
Ảnh con thuyền vượt biển do vị thuyền trưởng một tàu buôn của Ý chụp trước khi đón mọi người lên tàu. Bs. Vinh đứng ở mũi thuyền, tay cầm một thùng rỗng để xin nước từ con tàu gặp giữa Thái Bình Dương JUN 1979.

Mọi người trên ghe gọi em là "công dân của đại dương" vì em sinh ra giữa biển trời mênh mông, không thuộc hải phận của quốc gia nào, vào một đêm trời chuyển mưa, trời không trăng sao, lâu lâu có những tia chớp lóe lên soi sáng đêm đen.

Chiếc ghe rời cửa biển Long Hải lúc nửa đêm về sáng để tránh công an biên phòng, đưa gần bảy mươi thuyền nhân trốn khỏi quê cha đất tổ, đem sinh mạng mình đánh cuộc với định mệnh để tìm tự do và tương lai. Trong số đó có hai vợ chồng trẻ, người vợ ốm yếu mảnh mai, lại mang thai lần đầu, mặc hai ba lớp áo quần nên hinh như không ai biết chị có thai đã bảy tháng, ngoài anh chồng trẻ cũng mảnh khảnh như chị.

Mà nếu có biết cũng chẳng ai còn tâm trí nào để nghĩ đến chuyện người khác khi trong lòng mình cũng "ngổn ngang trăm mối". mà mối lo lớn nhất là có thể bị bắt lại, bị nhục hình, bị tù tội trong khi mình không có tội gì hết, chỉ bỏ xứ ra đi, bỏ ông bà cha mẹ, bỏ tất cả ra đi vì muốn có tự do.

Vừa đặt chân lên sàn ghe, tất cả mọi người đều được đưa xuống lòng ghe để bảo đảm an toàn. Nếu có bất cứ ghe tàu nào đi ngang, nhìn vào người ta chỉ thấy trên khoang ghe có vài ngư phủ đi thả lưới ban đêm để có được một ít cá tôm tươi cho vợ hoặc mẹ mang ra bán ở buổi chợ sáng ngày mai. Nhất là vào ban đêm, ánh đèn bão tù mù, vàng úa giúp những người đang trốn chạy khỏi quê hương che được nét ưu tư lo lắng.

Phía dưới lòng tàu, thông thường chỉ để lưới, xăng dầu, thức ăn của ngư phủ, mấy thùng nước ngọt, và mấy thùng đựng cá tôm lưới được vào những hôm ra khơi nhiều may mắn. Vậy mà bây giờ gần bảy mươi con người ngồi chen chúc, không khí đã thiếu lại càng ngột ngạt hơn khi rất nhiều người bị say sóng ói mửa ngay trên sàn tàu, trên áo quần của mình hay của người ngồi bên cạnh. Không ai nói với ai tiếng nào. Khi ghe chưa ra đến hải phận quốc tế, người ta chưa sợ chết vì đại dương bao la, vì thiếu nước ngọt, thiếu thức ăn, mà đích đến thì còn ở xa mù tít tắp, nhưng nỗi sợ bị công an biên phòng bắt được thì tù tội, nhục hình cũng kinh hoàng như nỗi chết. Nỗi sợ đó lớn quá, bao trùm lên mọi thứ, át đi sự ngột ngạt trong một hầm ghe quá tải, át đi mùi của mọi thứ trong bụng chưa kịp tiêu hóa chạy ngược lên miệng chạy ra ngoài. Khi thức ăn đã ra hết, cả đến mật xanh cũng chạy ra, người ta mệt nhoài, không còn sức để sợ bị bắt lại, không còn sức để cảm nhận được không khí ngột ngạt, nặng mùi chung quanh mình. Ở một góc ghe, người đàn bà trẻ đang mang thai lại tỉnh táo hơn mọi người, hơn cả ông chồng cũng vật vờ say sóng, nôn mửa như hầu hết mọi người trên ghe. Lòng ghe tối đen, không ánh sáng, không cả tiếng động, thời gian tưởng như ngưng lại. Lâu lâu có một chút ánh sáng xanh yếu ớt từ cái đồng hồ đeo tay có dạ quang của ai đó. Đêm dài và sâu hơn với những người đang trốn chạy khỏi quê hương.

Vào đêm thứ nhì của cuộc trốn chạy bằng đường biển, người đàn bà đang mang thai chợt thấy đau nhói ở bụng. Đây là con đầu lòng, chị không có kinh nghiệm về chuyện sinh đẻ. Trong bóng tối đặc quánh trong lòng chiếc ghe mong manh chật như nêm, một tay nắm tay chồng, một tay chị chị nhẩm tính trên những ngón tay xem mình đã có thai bao nhiêu tháng.

*

Họ lấy nhau tháng chín năm ngoái, sau mười lăm tháng quen nhau ở vùng kinh tế mới Đồng Bò, ngoại ô Nha Trang. Chị cố quay lại khúc phim tình yêu lãng mạn của anh chị để quên đi nỗi đau âm ỉ trong bụng. Tình yêu trên vùng đất khô cằn, -ngay cả hoa dại cũng không mọc nổi, không trồng được gì hết ngoài khoai mì, - nhưng rất chân thành, sâu đậm vì đó là tình đầu của cả anh và chị. Họ lấy nhau, không có đám cưới bình thường, chỉ có một lễ ra mắt hai bên họ hàng (cũng chỉ lưa thưa mấy người đàn bà vì đàn ông dạo đó hầu hết đã ở trong lao tù cải tạo vì "tội ngụy quân ngụy quyền") bằng một mâm cơm... trắng (không bị độn khoai sắn như bữa ăn thuờng ngày của người dân kinh tế mới) và vài món ngon như nem, chả được gởi mua từ chợ Đầm ở Nha Trang. Hôn thú cũng chưa làm vì "ủy ban nhân dân xã kinh tế mới" vừa thành hình, chưa có con dấu. Về nơi ở cũ thì bị từ chối vì "hộ khầu đã bị cắt". Nhưng gia đình vẫn cho họ lấy nhau, vì “phải nương nhau mà sống, không phải ở cái vùng kinh tế mới hoang vu này, mà sau này, đi đâu cũng nương tựa vào nhau….”. Mẹ chị đã căn dặn anh chị như vậy ở một lễ cưới dã chiến, không có khăn áo, không có make up, và không có cả họ hàng, quan khách. Mấy miếng chả heo màu trắng - chắc là tỉ lệ thịt và bột ngang nhau -, mấy miếng nem hồng nhạt dành cho hai đứa em chưa đến tuổi đi học, lần đầu tiên trong đời được nếm mùi nem chả. Anh chị nhường nem chả cho các em, ăn cơm với canh rau muống, sau khi đã ăn mấy lát gừng mỏng chấm muối như phong tục ngàn xưa "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”.

Hơn nửa năm sau ngày cưới, một lần về Nha Trang mua hạt giống, anh gặp một người lính hải quân làm dưới quyền ba anh ngày xưa. Thương anh cựu sinh viên Khoa học thư sinh kính trắng phải cày sâu cuốc bẩm nuôi mẹ, nuôi em khi ba ở trong tù cải tạo, người lính hải quân sắp lái một chuyến tàu vượt biển, được chủ ghe cho mang theo cả gia đình, cho anh và chị đi theo.

*

Bụng chị vẫn đau, chị ước gì mình bị say sóng ngủ vùi, hoặc lã đi vì mệt như anh, như tất cả mọi người trong lòng ghe. Nhưng cơn đau vẫn chẳng chịu đi, lúc âm ỉ, lúc nhói lên, chị xanh mặt, vả mồ hôi chịu đựng, tự nhủ trong đầu:

- Không sao, đau một chút rồi sẽ hết. Mình chưa đẻ đâu, đến hôm nay nhiều lắm là 29 tuần, ít nhất cũng cả tháng nữa mới sinh.

Hết tự bảo mình, chị cúi xuống rờ tay lên bụng, thì thầm trong bóng tối:

- Con ơi, nằm yên nha, để đến trại tỵ nạn rồi hãy ra nghe con, an toàn hơn cho cả con và mẹ.

Cơn đau chỉ lắng xuống một vài giây, rồi lại nhói lên quặn đau mỗi lúc một nhiều hơn. Chịu không nổi, chị đành lay vai anh:

- Anh ơi anh, chắc em đang chuyển bụng đẻ.

Đang vật vờ say sóng, nghe vợ sắp sinh, anh tỉnh hẳn, mở mắt nhìn quanh, rồi hỏi chung quanh:

- Có ai biết đở đẻ không? Xin giúp vợ tôi.

Câu hỏi làm mọi người trong cái khoang ghe tối đen, ngột ngạt tỉnh hẳn lên. Giữa lúc mọi người đang vượt đại dương, có một phụ nữ trẻ sắp "vượt cạn". Có ai đó thò đầu lên khỏi hầm ghe, hỏi xin một ánh đèn cho sản phụ.

May là ông chủ ghe cũng thuộc loại người nhân từ, và ghe đã ra đến hải phận quốc tế, nên chị được đưa lên khoang ghe. Anh cũng được đi theo cùng chị. Họ tỉnh hẳn ra khi ra khỏi hầm ghe, được hít thở không khí trong lành của đại dương, cũng là không khí của tự do mặc dù đích đến còn ở xa, xa lắm. Chị thấy khỏe hơn mặc dù cơn đau vẫn không dứt, quặn lên từng cơn.

*

Vinh cũng được rời khỏi hầm ghe, lên sàn tàu cùng với anh chị vì Vinh là bác sĩ duy nhất trên chuyến ghe vượt biển đêm đó. Trời tối đen, Vinh cũng không biết lúc đó là mấy giờ, cái đồng hồ đeo tay đã rớt mất từ lúc nào. Dù đã từng làm việc đở đẻ từ cuối năm thứ tư y khoa trong ca thực tập đầu tiên ở bệnh viện Từ Dũ. Và từ đó đến giờ, dù không chuyên về sản khoa, Vinh cũng đã có dịp trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc trong những trường hợp sinh thường, cũng như sinh khó, phải xoay đầu hài nhi từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, phải mổ để đem con ra khỏi bụng mẹ. Nhưng lần này giữa đại dương, trời tối đen, trên sàn tàu bằng ván lồi lõm còn mùi tanh của tôm cá, chỉ có một ngọn đèn bão tù mù mà người tài công tốt bụng đã cho mượn, không có thuốc khử trùng, không có alcohols, cũng chẳng có bông băng, hay bất kỳ một dụng cụ y khoa nào. Sản phụ lại sinh lần đầu, và Vinh không có một chi tiết nào về hồ sơ bệnh lý của chị. Chưa bao giờ Vinh tưởng tượng mình phải làm công việc tưởng như đơn giản nhưng cả hai sinh mạng đều đặt trong tay Vinh trong một đêm trời tối đen trên sàn một chiếc ghe vượt biển. Mọi thứ đều làm bằng tay, không có cả găng tay, phương tiện còn hạn chế hơn dụng cụ thô sơ của một cô mụ đỡ đẻ ở nhà quê từ nhiều thập niên trước Dưới ánh đèn bão tù mù, phải mất gần một tiếng, từ việc xoay đầu em bé đến việc cắt cuốn rốn, em bé sinh ra đỏ hỏn, sớm hơn kỳ hạn bình thường một tháng nhưng khỏe mạnh. May mắn là sản phụ dù xanh xao, yếu ớt nhưng rất can trường, đã dùng hết sức bình sinh để đẩy được em bé ra ngoài từ cửa tử cung hẹp của một người sinh con lần đầu. Gió của đại dương nhanh chóng làm khô những giọt mồ hôi đầm đìa trên mặt của Vinh, của anh, và nhất là của chị, sản phụ can đảm nhất nhì thế giới, đã vừa vượt biển, vừa "vượt cạn" lần đầu, không có thuốc tê, không có thuốc mê, không có cả bông băng, nhưng chị không hề rên la, chỉ cắn chặt môi đến rướm máu chịu đựng. Nếu chị không tự đẩy em bé ra được, Vinh cũng không biết mình phải làm gì trong tình trạng không thuốc men, không dụng cụ. Mãi về sau, sau này, sau nhiều năm hành nghề Y khoa ở Mỹ, có dịp chẩn đoán, điều trị cho rất nhiều bịnh nhân thuộc nhiều chủng tộc, nhiều lứa tuổi khác nhau, chị vẫn là bệnh nhân can đảm nhất của Vinh.

Anh đứng bên cạnh là một chỗ dựa tinh thần cho chị, và một phụ tá đắc lực cho Vinh. Người chồng sắp được làm cha, lại vô tình trở thành y tá bất đắc dĩ phụ việc cho Vinh trong một ca đỡ đẻ rất khác thường trên một chuyến tàu vượt biển. Em bé gái mới ra đời được tắm bằng nước biển Đông, được cắt nhau bằng đầu móng tay cái và móng tay trỏ của Vinh. Những đầu móng tay Vinh bắt đầu để dài từ lúc bắt đầu chơi guitar với sự hướng dẫn của một ông thầy dạy môn Nhạc từ những năm đầu Trung học, không ngờ lại được dùng rất có hiệu quả trong trường hợp hy hữu giữa biển khơi. Không có alcohol để tẩy trùng, Vinh đến bên mạn thuyền, múc nước biển lên rửa tay. Muối của đại dương cũng ít nhiều sát trùng những đầu ngón tay của Vinh trước khi Vinh cắt cuốn rún của em bé sơ sinh.

Em được bọc bằng hai lớp áo, lớp trong là cái áo thun của cha, lớp ngoài là cái áo khoác của mẹ. Tiếng khóc đầu tiên của em, của mầm sống mới đem lại nụ cười cho Vinh, cho anh và chị, và hy vọng cho một đời sống mới tự do, tốt đẹp hơn cho mọi người trên ghe. Em ra đời an lành giữa biển Đông, sớm hơn thời hạn bình thường (9 tháng 10 ngày) gần một tháng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Và dĩ nhiên không có cân, không có thước để biết trọng lượng, và chiều cao của em.

Trong niềm vui vừa hoàn thành một ca đở đẻ có một không hai trong đời, Vinh trao em bé cho sản phụ, dùng nước biển để rửa tay. Giữa biển trời mênh mông, không có xà bông, không có alcohol sát trùng, không có cả nước thường để rửa tay. Vinh đến bên thành ghe, một tay bám chặt vào thành ghe, tay kia múc nước biền bằng một cái thùng nylon để rửa tay, và rửa em bé cùng sàn ghe. Sau vài phút vui mừng cạnh vợ con với niềm vui của một người lần đầu làm cha, người chồng trẻ vừa rối rít cảm ơn, vừa giúp Vinh dọn rửa sàn ghe, nơi một con người bé bỏng vừa chào đời trong đêm tối giữa biển trời bao la. Cũng như cha mẹ không được làm hôn thú ở một vùng kinh tế mới, em cũng không được làm khai sinh giữa biển trời, trên một chiếc ghe tỵ nạn. Em được cha mẹ gọi là "bé Biển".

Trời sáng dần, mọi người tỉnh táo hơn, lạc quan hơn vì ánh sáng mặt trời luôn là người bạn tốt của những con tàu đang lênh đênh trên đại dương. Họ còn vui mừng hơn vì có thêm một mầm sống mới vừa chào đời bằng sự can đảm của người mẹ, bằng sự tận tình của một ông bác sĩ trẻ cùng là đồng hành trên chuyến vượt biển tìm tự do của họ.

Những ngày sau đó, dù vẫn phải ăn uống dè chừng vì không biết khi nào mới đến được đất liền, Vinh vẫn được đối xử tử tế hơn, được ông bà chủ ghe mời lên ngồi trên khoan tàu, được hít thở không khí trong lành của đại dương. Vinh cũng được phân phát thức ăn theo tiêu chuẩn đặc biệt, nhưng Vinh cũng chỉ ăn như khẩu phần của mọi người trên ghe, nhường phần đặc biệt đó cho người mẹ mới sinh ốm yếu mảnh mai, cần ăn nhiều để còn có sữa nuôi con sơ sinh.

Những chuyện bình thường đó được rỉ tai bởi những người còn tỉnh táo, khỏe mạnh trên ghe, và như một vết dầu loang, người ta đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Một vài người lớn tuổi được những người trẻ hơn nhường phần nước uống hiếm hoi được phát hai lần mỗi ngày. Các em bé được ăn thêm vài muỗng cơm từ những người lớn trên tàu. Chuyện tưởng như đơn giản trên đất liền trong hoàn cảnh bình thường, nhưng là cả một niềm an ủi, một niềm tin khi con người đang trốn chạy khỏi quê hương, đang lênh đênh trên đại dương, không biết lúc nào mới đến bờ, đến bến.

*

Bốn ngày sau, chiếc thuyền mong manh của những thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ Cộng sản may mắn được một con tàu buôn của Ý trông thấy. Họ đến gần và cho tất cả người tỵ nạn lên tàu của họ, cho ăn uống. Họ đặc biệt cho bé Biển nhiều món quà quý, trong đó có một cái mỏ neo nhỏ như một lóng tay, - làm bằng vàng, biểu tượng của chiếc thương thuyền -, sau khi nghe kể em được sỉnh ra vài ngày trước đó trên sàn con thuyền mong manh không có một dụng cụ thuốc men nào, ngoài sự can đảm của mẹ em, và sự tận tình của một bác sĩ trẻ được đào tạo ở Đại học Y khoa Saigon trước năm 1975. Như luật hàng hải quốc tế vì sinh ra ở hải phận quốc tế nên bé Biển có quốc tịch Ý, chiếc tàu đầu tiên có mang cờ một quốc gia em được mang lên.

Trước khi đưa từng thuyền nhân lên tàu lớn, họ có ghi lại hình ảnh của chiếc ghe mong manh và những thuyền nhân mặt mày hốc hác nhưng ánh mắt rạng rỡ vì biết chắc chắn mình sẽ đến được bến bờ tự do. Ông thuyền trưởng đích thân ra trước mũi tàu chụp hình. Bên kia, bác sĩ Vinh được những người trong ghe cử ra nói chuyện với đại diện của tàu Ý. Vinh cũng đứng trước mũi của chiếc ghe tỵ nạn, bên cạnh chiếc tàu buôn như một em bé gầy yếu đứng trước một người khổng lồ. Tấm hình đó không một người tỵ nạn nào có dịp trông thấy. Ngoài một số người muốn được định cư ờ Ý, tất cả thuyền nhân còn lại được đưa đến trại tỵ nạn và được đi định cư ở nhiều nước khác nhau.

Ông thuyền trưởng nghe Vinh kể chuyện đỡ đẻ rất hiếm hoi đã giơ cả hai tay lên trời:

- Tôi cảm phục lòng can đảm của sản phụ, tôi cảm phục sự bình tĩnh và tận tình của bác sĩ. Tôi cảm phục lòng quả cảm của tất cả các bạn. Thượng Đế đã phù hộ các bạn.

Ông ta còn nói nhiều điều nữa, nhưng Vinh chỉ nhớ câu đó, và nhớ nụ cười hiền từ nhân hậu của người thuyền trưởng người Ý da trắng. tóc đen.

Vinh đến Mỹ vào cuối năm 1979, đi học lại một số lớp để có thể thi lấy bằng Medical Doctor ở Mỹ và thi lấy giấy phép hành nghề. Kiến thức của những năm Y khoa Saigon giúp Vinh rút ngắn được hơn nửa đường học trình của một Bác sĩ chuyên khoa ở Mỹ. Cứ lấy các "equivalent test" của từng giai đoạn, đậu được mỗi bài test là khỏi phải học ít nhất là hai học kỳ (tương đương một năm). Cứ từ dễ đến khó, Vinh lần lượt đậu từng bài thi và không phải học lại, chỉ phải đi thực tập nội trú (Internship) trong một bệnh viện ở New York trước khi được cấp bằng hành nghề. Lúc đó còn trẻ, chưa lập gia đình, dù không phải học lại 5 năm đầu của chương trình Y khoa ở Mỹ, Vinh vẫn chăm chỉ đọc sách và học thêm một lớp căn bản về "Business Law".

Mỗi tuần làm việc từ bốn đến năm mươi giờ ở bệnh viện từ phòng cấp cứu đến các phòng bệnh nội trú, Vinh gặp bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi, mọi màu da. Có người suốt ngày rên rỉ, có người chỉ nhăn mặt khi thiếu thuốc giảm đau, có người luôn cố giữ nụ cười lạc quan để thêm tinh thấn chiến đấu với bệnh tật. Không có ai can đảm như người sản phụ thuyền nhân giữa đại dương năm nào, kể cả những người sinh con giữa một bệnh viện đầy đủ thuốc men, dụng cụ, y tá, bác sĩ, đã được chích thuốc giảm đau mà vẫn rên la.

Xong một năm nội trú ở New York, những ngày đầu chính thức hành nghề y khoa trong một bệnh viện ở Chicago, những khuôn mặt bệnh nhân đủ mọi cá tính đến rồi đi trong từng ngày làm việc của Vinh, vẫn chưa có ai vượt qua được sự can đảm chịu đựng của người sản phụ trên chiếc ghe mong manh vượt biển ngày trước. Giữa những tiện nghi dành cho một bác sĩ ở Mỹ, thỉnh thoảng Vinh vẫn nhớ đến nước Thái bình dương đã rửa tay cho mình và tắm cho em bé sinh giữa đại dương. Vị mặn của nước biển có thể sát trùng một cách tương đối, đã giúp một em bé thuyền nhân chào đời an toàn, khỏe mạnh trên sàn ghe giữa biển trời mênh mông.

*

Rồi Vinh lập gia đình, dọn về San Jose ở California với khí hậu ven biển ấm hơn giống Việt Nam hơn, và để một lúc nào đó những đứa con chào đời sẽ có nhiều cơ hội học tiếng Việt hơn. Lúc đó là đầu thập niên 80s, cộng đồng Việt Nam ở Mỹ chưa lớn mạnh, những lần hiếm hoi gặp bệnh nhân người Việt ở bệnh viện Kaiser, họ cứ hỏi Vinh có khám thêm ở nhà ngoài giờ làm việc để họ đến nhờ giúp khi bệnh hoạn. Một, hai, năm, bảy rồi cả chục lần được yêu cầu như vậy, Vinh quyết định xin thôi việc ở bệnh viện, mở phòng khám tư, tự do hơn.

Lần đầu tiên mở phòng khám tư, lại là phòng khám ở Mỹ, một nơi mà nguyên tắc, và luật pháp rất nghiêm nhặt,Vinh phải mò mẩm từng bước để xây dựng phòng khám bệnh của mình. Thời đó, đầu thập niên 80s, cộng đổng tỵ nạn của người Việt còn non trẻ, bệnh nhân của Vinh thuộc đủ mọi chủng tộc, từ những người bản xứ hay đến phòng mạch của ông bác sĩ trẻ còn giữ nguyên tính kính trọng người lớn tuổi của người Việt Nam, đến những người di dân gốc Nga, gốc Tàu, gốc Ý, gốc Mễ... Và dĩ nhiên cũng có những bệnh nhân Việt Nam chịu khó lái xe vài chục dặm để được một bác sĩ đồng hương chăm sóc.

Cũng chính nơi đây, Vinh gặp lại nhiều bạn học đã mất liên lạc từ ngày xong tú tài, mỗi người mỗi ngả.

Phúc và Lan di tản từ tháng 4 năm 1975, vẫn không thay đổi nhiều so với ngày còn ở Trung học, tương đối thành công, vẫn mang theo cả một thời mới lớn ở Việt Nam có những lý tưởng màu hồng dù lâu lâu vẫn nghe tiếng súng vọng về từ một chiến trường nào đó rất gần thành phố.

Xuân đi từ trường Ngô Quyền vào trường Võ bị, vừa cởi áo trắng học trò, khoác ngay áo treillis của lính, không có thì giờ mặc áo dân sự giữa một đất nước chiến tranh. Nước mất, Xuân phải vào "trại cải tạo", mặc áo màu sậm, xám xịt như đời “tù... không có tội”. Ra khỏi nhà tù nhỏ, Xuân về nhà tù lớn chỉ vài tháng rồi vượt biển, và chịu khó cắp sách đi học lại đến ngày thành kỹ sư ở thung lũng điện tử của miền Bắc California.

Tuấn rời Việt Nam qua Nhật du học từ năm mười tám. Học vừa xong, thì nước mất, không còn nhà, không còn quê hương để quay về. Một sáng đầu tháng 5 năm 1975, mở mắt dậy, bỗng dưng thành một người "vô gia đình, vô tổ quốc”, Tuấn quyết định đi xa hơn nữa khi Mỹ cấp free pass vào Hoa Kỳ cho các sinh viên VN đang du học ở các nước tự do trên thế giới vào thời điểm tháng 4 năm 1975. Tuấn ổn định đời sống ở Mỹ từ năm 1976. Phiêu bạt từ Việt Nam qua Nhật, rồi Mỹ, ở đâu người bạn thân của Vinh cũng mang theo hình ảnh hiền hòa, thâm trầm như nhân vật cùng tên trong "Tuấn chàng trai nước Việt".

Tấn đậu tú tài, vào Không quân, được đi tu nghiệp ở Mỹ, về nước chưa kịp đóng góp nhiều cho đất nước thì "chim gãy cánh mây ngừng trôi ", Tấn vô tù vì vận nước, rồi trở về làm đủ mọi nghề để sống đến khi được qua Mỹ theo diện HO, là người đến đất nước tự do muộn màng nhất trong lớp.

Cả một cái lớp tứ hai ở Ngô Quyền xưa lưu lạc khắp nơi trên thế giới, gần một phần tư lớp hội tụ ở San Jose, mỗi lần gặp nhau vui hơn Tết, chuyện trò râm ran, tiếng cười vang lên như ngày xưa còn ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới ở quê nhà.

Nhưng vui nhất là lần Vinh gặp thầy Hợp, thầy dạy Toán năm đệ tam ở quê nhà. Thầy định cư ở Mỹ vảo thập niên 90s, lúc đó cộng đồng Việt Nam ở vùng thung lũng điện tử San Jose đã quần tụ khá đông. Chân ướt chân ráo ở quê người, chưa có xe, từ nhà, Thầy đi hai chuyến xe bus đến khu vực thuơng mại đông đúc nhất của người Việt ờ San Jose, lấy một tờ báo quảng cáo để tìm một ông bác sĩ đồng hương ở quê người. Và thầy tìm ra cậu học trò thông minh, hiền lành năm xưa đang hành nghề "lương y" ở một con đường yên tĩnh gần downtown. Trong mục quảng cáo của một tờ báo VN, trong danh sách các Bác sĩ Việt Nam ở San Jose, thầy Hợp tìm thấy tên của cậu học trò thông minh, hiền lành ở cù lao Phố, Biên Hòa ngày xưa. Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng ở nhiều trường Trung học lớn ngày xưa, như một người lái đò đưa hàng ngàn người khách qua sông; có một vài khuôn mặt, vài cái tên Thầy không hề quên.

Gần như chắc chắn đó lả học trò cũ của mình ngày xưa, nhưng muốn dành cho cho Vinh một bất ngờ, thầy Hợp vẫn gọi điện thoại lấy hẹn, đến văn phòng đúng giờ, lảm việc với mấy cô thư ký, điền hồ sơ cho một bệnh nhân mới, rồi kiên nhẫn ngồi đợi như bao nhiêu người khác.

Gần cuối buổi làm việc, Vinh được cô thư ký chuyển vào hồ sơ của bệnh nhân kế tiếp. Nhìn cái folder màu vàng nhạt còn mới toanh của một bệnh nhân mới, Vinh liếc qua tên bệnh nhân, và độ tuổi, cùng giới tính. Tên viết theo lối Mỹ, first name, last name, initial middle name, nên Vinh không hề nghĩ đó là thầy dạy Toán của mình thời trung học.

Vinh rời phỏng làm việc của mình, đẩy cửa vào phòng có bệnh nhân, và thả rơi cái folder xuống nền nhà, không tin vào mắt mình. Cứ như một giấc mơ, thẩy dạy Toán Nguyễn Thất Hợp của năm đệ tam đang ngồi cạnh bàn khám bệnh ở San Jose, California, chứ không phải cạnh bàn giáo sư của trường Ngô Quyền Biên Hòa như hai mươi năm trước. Thầy vẫn vậy, chỉ già đi theo năm tháng (như người Mỹ vẫn gọi là aging process) chứ không thay đổi. Ánh mắt nghiêm nghị vẫn còn, lấp lánh sau tròng kính trắng. Vinh quên hết nhiệm vụ của mình, quên hết mình đang khám bệnh, quên là mình đã ở xa quê nhà cả một đại dương, mừng rỡ chào Thầy, vẫn cung kính như ngày xưa còn là học trò trung học.

Từ đó, thầy Hợp được học trò chăm sóc sức khỏe rất chu đáo. Không biết vì bản chất Thầy vốn khỏe mạnh, vì Vinh chăm sóc cho Thầy không chỉ bằng kiến thức chuyên môn của một bác sĩ, mả còn bằng tấm lòng của một người học trò cũ, hay vì cả hai lý do, thầy Hợp trông khỏe mạnh và trẻ hơn so với những người cùng độ tuổi.

*

Tưởng đó là lần hạnh ngộ vui nhất trong đời ở phòng khám bệnh, nhưng có một lần khác, ngạc nhiên òa vỡ lớn hơn, đưa Vinh về với vị mặn của gió biển, với lần duy nhất hành nghề y khoa dã chiến giữa trời nước mênh mông.

Đó là một ngày mùa hè, ngày dài đến hơn 14 tiếng, bóng nắng vẫn còn lung linh trên hàng cây cổ thụ ven đường, Vinh đã cởi áo blouse trắng, chuẩn bị về thì cô thư ký gọi vào cho biết có người quen cũ, đến từ Châu Âu kiên nhẫn đợi đến lúc bệnh nhân cuối cùng rời phòng mạch để được gặp bác sĩ Vinh.

Vinh đặt chìa khóa xe vào lại ngăn kéo, nhờ cô thư ký mời khách vào phòng làm việc. Đó không phải là một người khách, mà là một gia đình gồm ba người. Hai vợ chồng đã qua tuổi trung niên, và một cô thiếu nữ chắc vẫn cỏn trong độ tuổi hai mươi. Vinh cố lục lạo trí nhớ của mình để nhớ ra người quen nhưng vẫn không nhận ra được khách là ai?

Vinh mời khách ngồi, nhã nhặn:

- Xin lỗi, tôi có thể giúp gì được cho quý vị?

Người đàn ông mở lời, giọng Saigon rất thân quen:

- Thưa bác sĩ, chúng tôi từ Ý đưa bé Biển đến thăm bác sĩ, và để cảm ơn bác sĩ đã lo cho mẹ con cháu chu đáo trên biển đông năm xưa.

Vinh tròn mắt ngạc nhiên:

- Ô, anh chị ngày xưa trên con thuyền vượt biển tháng 6 năm 1979 từ Long Hải, Vũng Tàu.

Ngưởi đàn bà cười tươi tiếp lời bằng giọng Huế nhẹ nhàng:

- Thưa đúng rồi, bác sĩ còn nhớ chúng tôi?

- Không những chỉ nhớ mà còn phục sự can đảm chịu đựng của chị năm xưa khi sanh con đầu lòng trên sàn tàu vượt biển không có ánh sáng, không có thuốc men, không có cả dụng cụ.

Đó là lần hội ngộ với một bệnh nhân cũ bất ngờ, cảm động nhất của Vinh.

*

Từ chiếc tàu buôn của Ý năm xưa, 68 thuyền nhân, cộng với "công dân của đại dương", bé Biển, được đưa về trại tỵ nạn Pulau Bidong của Malaysia. Từ đó, họ đi định cư ở nhiều nước khác nhau. Vinh định cư ở Mỹ. Gia đình nhỏ ba người của bé Biển đi Ý vì cảm kích lòng tử tế của thủy thủy đoàn trên thương thuyền của Ý, và vì bé Biển mang quốc tịch Ý.

Từ đó, bận rộn với cuộc sống mới với một khởi đầu mới ở quê người, Vinh không còn dịp liên lạc với bất cứ một thuyền nhân nào trên chuyến tàu vượt biển năm xưa.

Gia đình bé Biển đến Ý, ổn định cuộc sống. Họ làm hôn thú cho mình và khai sinh cho con ở Ý. Trên khai sinh, tên của bé Biển là Nguyễn Thị Đại Dương. Và như một kỷ niệm suốt đời mang theo, sợi dây chuyền với chiếc mỏ neo bằng vàng luôn nằm trên cổ em từ lúc chỉ mới vài ngày tuổi. Vài năm sau, họ có thêm một cậu con trai sinh ở Rome, vẫn có cái tên Việt Nam là Nguyễn Thái Bình, tên Ý là Grato (nghĩa là cảm ơn). Đó là cách để họ nhớ đến Thái bình dương với ân tình từ rất nhiều người cả Việt Nam lẫn Ý.

Cho đến một ngày nọ, tin tức địa phương từ một tờ báo về chuyện một ngưởi thuyền trưởng tài ba, nhân từ về hưu sau hơn 30 năm lênh đênh trên các đại dương, giúp họ tìm ra vị thuyền trưởng đã cứu vớt con tàu nhỏ bé năm xưa của những người Việt Nam tỵ nạn. Họ tìm đến gặp ông, và lần này đã có thể nghe ông kể lại câu chuyện và tâm trạng của ông năm xưa bằng tiếng Ý. Sau đó, họ được ông tặng tấm hình chụp con tàu tỵ nạn dạo nào, trên đó có họ gầy yếu xanh xao, có đứa con đầu lòng, bé Biển hãy còn đỏ hỏn, không có sữa uống, được nuôi bằng nước cháo.

Tấm hình được họ mang đến tiệm, nhờ chuyển qua dạng một cái plaque treo tường. Họ làm cho mình một, và một plaque thứ hai để dành tặng cho ông bác sĩ trẻ năm xưa giúp bé Biển chào đời an toàn trên sàn tàu vượt biên.

Bước vào thế kỷ 21, khoa học phát triển, google search giúp họ tìm ra bác sĩ Vinh. Vì ngày xưa trước lúc rời trại tỵ nạn, họ có hỏi thăm tên họ của Vinh. Nhờ một người bạn ở San Jose giúp đỡ thêm, họ đưa bé Biển, đã là một Bác sĩ sản khoa ở Ý, qua Mỹ thăm Vinh.

Cô bác sĩ trẻ người Ý gốc Việt nói với ông bác sĩ đã qua tuổi trung niên người Mỹ gốc Việt, bằng tiếng Việt rõ ràng, khúc chiết với giọng Huế pha Saigon:

- Thưa bác, con cảm ơn bác đã giúp cho con chào đời an toàn trên biển. Nghe ba mẹ con kể lại, và nhớ ơn bác năm xưa, con đã học sản khoa. Có lẽ suốt đời con không có cơ duyên đặc biệt như bác đã làm ngày con ra đời. Nhưng con nhớ hoài chuyện đó và vẫn kể cho bệnh nhân của con nghe khi họ sắp chuyển dạ để giúp họ thêm can đảm.. Con cảm ơn bác rất nhiều.

*

Thay cho lời kết:

Năm 2011, trong một lần đến họp và tập hát chuẩn bị cho hội ngộ cựu học sinh Ngô Quyền toàn thế giới lần thứ 2, ở phòng mạch của bác sĩ HQM, một đàn anh Ngô Quyền, chúng tôi thấy một plaque hình thuyền vượt biển khá đẹp, và được nghe kể lại một chuyện cảm động trên tàu thời đó.

Tấm plaque treo tường với chiếc ghe nhỏ bé chơ vơ giữa biển xanh đã thu hút sự chú ý của chúng tôi, một cựu thuyền nhân. Có những tình cờ trong cuộc sống để lại một dấu ấn suốt đời mang theo. Xin được ghi lại vài nét của một trong những chuyện không bao giờ quên trong lịch sử thuyền nhân. Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện, và những hạnh ngộ bất ngờ luôn luôn làm cho đời sống đẹp hơn.

(Viết từ một bức hình ở phòng mạch của BS Huỳnh Quan Minh. Thung lũng hoa vàng- đầu mùa xuân 2015)


Nguyễn Trần Diệu Hương
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

30/4 MÃI MÃI LÀ NGÀY QUỐC HẬN
Đỗ Tùng - 29/4/2015

Ngày 30/4/1975 quân Cộng Sản Bắc Việt đã hoàn thành sứ mạng Nga Tàu giao phó là nhuộm đỏ toàn thể nước Việt Nam, tiêu diệt được một chính thể dân chủ tự do của người miền Nam bầu lên và xây dựng trong 20 năm qua. Chiến lợi phẩm nhiều hơn họ tưởng tượng, một mặt họ vơ vét chở về miền Bắc đói kém, một mặt họ phải củng cố sự kiểm soát trên vùng đất mới chiếm.

Việc quan trọng hàng đầu là phải giam giữ hàng trăm ngàn quân cán chính của miền Nam vào những trại tù xa xôi và được canh giữ cẩn thận. Đây là thành phần lãnh đạo của xã hội miền Nam, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Giam giữ và cách ly các cấp lãnh đạo miền Nam sẽ giúp những người CS mới chiến thắng đạt những mục tiêu sau đây:

1. Bảo đảm được vùng đất mới chiếm, không còn sợ bị đánh trả hay nổi dậy,
2. Phá hủy cơ cấu chính quyền mọi cấp của vùng đất mới chiếm,
3. Phá hủy cơ cấu gia đình của thành phần lãnh đạo xã hội miền Nam. Hàng trăm ngàn gia đình của những người bị tù sẽ không còn nơi nương tựa cũng như sinh kế để sống còn.
4. Tạo tâm lý sợ hãi bất an trong xã hội để dễ áp đặt những biện pháp cai trị mới.

Song song với việc giam giữ hàng trăm ngàn quân cán chính của miền Nam để dứt điểm hai mặt quân sự và chính trị, những người CS không quên hai mặt quan trọng khác là kinh tế và văn hóa.

Phải chiếm hết của cải vật chất và tư liệu sản xuất của thành phần tư sản, tiểu tư sản và thương gia miền Nam. Làm sao họ quên được câu kinh nhật tụng của người CS: "Cướp được chính quyền tất cả lợi quyền sẽ về tay ta". Vậy là chiến dịch đánh tư sản và mấy lần đổi tiền đã biến xã hội miền Nam thành những người nghèo khổ. Kẻ thắng trận trước đây đói rách bây giờ vàng đầy túi, nhà cao cửa rộng chiếm được của dân miền Nam, vợ con của hàng trăm ngàn người bị tù bây giờ nằm trong tay họ. Một lãnh đạo CS đã nói lên tâm tư chung của người CS: "Chúng ta chiếm nhà của ngụy, ngủ với vợ ngụy."

Người CS quan niệm phải phá hủy toàn bộ cơ cấu, văn hóa, truyền thống xã hội cũ thì họ mới xây dựng được xã hội mới. Họ cũng muốn viết lại toàn bộ lịch sử, phủ nhận những gì tốt đẹp trong quá khứ trước khi CS xuất hiện. Một chiến dịch quy mô nhằm tiêu diệt văn hóa xã hội miền Nam, bắt đầu với việc đốt sách, bắt giữ văn sĩ, người làm báo, nghệ sĩ ở miền Nam, và thay thế bằng những phương tiện tuyên truyền rẻ tiền ầm ĩ như các khẩu hiệu, biểu ngữ treo đầy đường, các loa phát thanh ở phường khóm...

CSVN là những người CS trung kiên, thuộc nằm lòng kinh điển và phương pháp CS. Tất cả những gì họ làm sau khi chiếm được miền Nam đều đúng theo sách vở và đường lối của CS. Họ là những người CS thực sự. Đừng nói với họ về dân tộc, về tổ quốc VN, về hòa hợp hòa giải. Người CS không biết đến những từ ngữ đó. Họ chỉ biết hận thù và bạo lực. Đối với họ chỉ có hai loại người: đồng chí và kẻ thù. Hiện tại họ xem lãnh đạo Trung Cộng là đồng chí. Hiện tại họ xem tất cả người Việt không CS hoặc không chịu sự thống trị của đảng CS là kẻ thù. Đừng ngạc nhiên khi họ bán đất bán biển cho TC. Đừng ngạc nhiên nếu họ chịu dâng VN thành một tỉnh của TC. Tất cả đều là chuyện hiển nhiên đúng sách vở và lý thuyết của CS.

Đối với những người muốn đất nước VN có dân chủ, độc lập, muốn người dân VN có tự do, hạnh phúc thì ngày 30/4 mãi mãi là ngày quốc hận.

Đỗ Tùng
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

30 tháng tư: Bốn mươi năm nhìn lại

Lại 30 tháng 4! Bốn mươi năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, “lại 30 tháng 4” như những lời thở dài than thở của hàng chục triệu người trong nước và hải ngoại. Bốn mươi năm trước, định mệnh cho tôi làm một trong những chứng nhân của ngày lịch sử, chứng kiến đoàn quân Cộng Sản tiến vào Saigòn, đứng ở góc Công Lý và Thống Nhất cho đến khi xe tăng cộng quân cán sập cổng Dinh Độc Lập. Qua 40 năm, từ ngày cầm bút viết thường xuyên cho báo Ngày Nay năm 2001, mỗi năm ngày 30 tháng 4 đến tôi lại viết về chủ đề 30 tháng 4. Bốn mươi năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 từ một người trẻ 25 tuổi nay thành ông già 65, viết về 30 tháng 4 như một gợi nhớ về những kỷ niệm cũ, những cơ duyên trong đời, sau ngày chứng nhân của lịch sử, lại cho tôi gặp những nhân vật lịch sử của những năm tháng định mệnh.

“Trải qua những cuộc biển dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Cụ Nguyễn Du có sống lại chắc cũng cãm thấy câu thơ của mình buồn cười không đủ diễn tả được những cuộc biển dâu ở đất nước xứ sở của mình trong thế kỷ thứ hai mươi, thân phận Thúy Kiều không thể so được thân phận của người Việt Nam. “Biển Dâu” không thể so được với “Biển Máu” gây ra bởi một người cùng tỉnh Nghệ An với cụ Tiên Điền, kẻ hậu bối tên Nguyễn Tất Thành mang biệt hiệu “Ái Quốc”, không làm việc được cho Pháp và cộng tác với OSS của Mỹ, đi tìm đường “bán nuớc”, qua Pháp gia nhập đảng Cộng Sản bán tổ quốc cho Cộng Sản Quốc Tế dưới Chủ Nghĩa Mác Lênin. Chiến tranh giải phóng thực chất là chiến tranh nô lệ cho chủ nghĩa Cộng Sản bắt đầu khi ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản xé nát hiệp định Genève 1954. Trong khi miền Nam cố xây dựng kinh tế với nền Cộng Hòa thì Cộng Sản chỉ biết máu, lửa, hận thù và sức mạnh phá hoại cả hai miền. Đảng CSVN bắc chước Cộng Sản Nga và Trung Hoa từ cải cách ruộng đất, sang bằng giai cấp tư sản cho đến bạo lực cách mạng. Chiến tranh từ 1954 đến 1975 đã kết thúc vì sự phản bội của Hoa Kỳ sau hiệp định Paris năm 1973. Một cuộc chiến phức tạp, bên phía Hoa Kỳ gọi là chiến tranh Việt Nam, bên phía Cộng Sản gọi là chiến tranh Mỹ còn phía Việt Nam Cộng Hòa gọi là chiến tranh chống cộng. Bốn mươi năm sau nhìn lại, sau khi khối Xô Viết sụp đổ, sau khi CSTQ biến thể thành tư bản đỏ thì cuộc chiến đúng “nhân nghĩa thắng cường bạo” phải được gọi là chiến tranh chống cộng (cuộc chiến tranh có chánh nghĩa như nhà văn Nguyên Vũ đã đặt tên là “cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”). Bốn mươi năm sau nhìn lại hai chế độ Cộng Hòa dưới thời T.T. Ngô Đình Diệm và T. T Nguyễn Văn Thiệu dù là hai chế độ Dân Chủ với những khuyết điểm vẫn hơn hẳn chế độ Cộng Sản miền Bắc sau năm 1954 và cả nước sau 1975 trên phương diện tự do, quyền làm người và bình đẳng giai cấp. Cuộc chiến chống cộng khởi đầu bằng một tổng thống Dân chủ, TT John F. Kennedy, chấm dứt bằng hiệp định Paris đạo diễn bởi TS Henry Kissinger người tạo trật tự thế giới mới sau chuyến đi thăm Trung Hoa của TT Richard Nixon năm 1972. Năm nay, 2015, TS Kissinger lại xuất hiện với trật tự thế giới mới đã bị giới tiến bộ chỉ trích lần nữa khi họ nhắc lại vai trò của Kissinger qua Hiệp định Paris năm 1973. Năm ngày trước kỳ tranh cử Tổng Thống năm 1968, TT Lyndon B. Johnson ra lệnh ngưng bỏ bom Bắc Việt. Kissinger hai ngày sau đó, qua bà Anna Chenault, đã nói với TT Nguyễn Văn Thiệu không đến hội nghị Paris vì TT Nixon sẽ có một hiệp định Hoà Bình tốt hơn cho VNCH. Đối với thành phần cấp tiến TS Kissinger là một tội phạm, đối với miền Nam VNCH, tội của ông nặng hơn là tội đã làm gia tăng con số tử vong của Việt và Mỹ trong thời chiến tranh VN.

TT John F. Kennedy sau buổi lễ nhậm chức đã hứa: “chấp nhận gian khổ, khó khăn để giúp đở bất cứ đồng minh nào của Hoa Kỳ chống lại bất cứ kẻ thù nào để bảo đảm cho sự sống còn và thành công của tự do”. Hoa Kỳ từ con số cố vấn quân sự 865 người qui định bởi hiệp định Genève đã tăng số quân lên 16 ngàn. Năm 1965, TT Johnson đổ thêm quân vào VN. Sau năm 1968, quân Mỹ ở VN lên đến hơn ½ triệu. Năm 1968, trong kỳ tranh cử tổng thống, ứng cử viên Nixon đã hứa rút hết quân Mỹ ra khỏi VN. Tháng 6 năm 1969 TT Nixon đã tỏ ý này với TT Nguyễn Văn Thiệu ở hội nghị Midway. Trong những năm sau đó những nỗ lực chánh trị và quân sự của chánh quyền Nixon đều nhắm vào mục đích này cũng giống như TT Johnson trước đó bỏ bom Bắc Việt để đưa Cộng Sản vào bàn hội nghị và Hoa Kỳ có cớ rút quân về. Hành quân Hạ Lào năm 1970 và 1971 do TT Nixon thực hiện lời khuyên của TT Eisenhower với TT Kennedy trong ngày lể nhậm chức mà TT Kennedy đã bỏ qua: chận đứng đường tiếp tế qua đường mòn Hồ Chí Minh. TT Nixon ghi lại trong Hồi Ký “the real war”: Hành quân Mỹ Việt ở Cambodia năm 1970 và 1971 thành công đã giúp Hoa kỳ rút quân ra khỏi VN”. Năm 1972, TS Kissinger đi đêm với Trung Cộng, Nga và Bắc Việt với Lê Đức Thọ không màng đến ý kiến của VNCH “Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn, Moscow và Bắc Kinh đều đồng ý: quân đội Bắc Việt ở miền Nam VN sẽ không được đề cập đến trong hiệp định Paris”. Kissinger đã đến Sàigòn với văn bản của Kissinger và Lê Đức Thọ. Năm ngày ở Sàigòn từ 17 tháng 10 đến 22 tháng 10 năm 1972 là “thất bại ngoại giao” lớn nhất trong đời như Kissinger tự thú. TS Kissinger đã đụng vào “bức tường kiên cố của thế giới tự do TT Thiệu đã từ chối bản dự thảo lúc đầu là 23 điểm sai biệt, sau lên đến 65 điểm (theo ông Hoàng Đức Nhã) hay 69 điểm (theo ông Nguyễn Xuân Phong)”. Thái độ độc lập của TT Thiệu đã khiến Kissinger xử dụng đủ mánh khoé chánh trị từ đe dọa, vuốt ve, thân thiện hứa hẹn. Tất cả trí tuệ và năng động của ông Kissinger dùng để áp lực đồng minh thay vì để đối phó với kẻ thù. TS Kissinger đã đe dọa TT Thiệu “ông không nên muốn thành thánh tử đạo”, sai tướng Alexander Haig đến Sàigòn dọa “nếu VN không ký thì chúng tôi sẽ có biện pháp tàn bạo” ông Hoàng Đức Nhã đã đoán biện pháp ấy là ám sát.

Muốn TT Nguyễn Văn Thiệu ký hiệp định Paris, ông Kissinger tuyên bố: “có vấn đề thì có giải pháp” (một câu nổi tiếng Kissinger lập đi lập lại trong hơn 40 năm) giải pháp là bỏ bom Bắc Việt áp lực CS trở lại bàn hội nghị sau đó TT Nixon gởi lá thư ngày 16/1/1973 đến TT Thiệu: “Tôi đã nhất định ký hiệp định Paris ngày 27/1/1973 và nếu cần tôi sẽ ký một mình và cho thế giới biết các ông cản trở hòa bình. Kết quả không tránh khỏi là tôi sẽ chấm dứt viện trợ cho VNCH”. Sau khi đe dọa, cả TT Nixon và TS Kissinger hứa hẹn chánh phủ Hoa Kỳ sẽ bảo đảm nền an ninh cho VNCH trong trường hợp Sàigòn đồng ý ký hiệp định Paris ngày 27/1/1973 (sách NX Phong). Trong hồi ký The Real war TT Nixon lặp lại là Hoa Kỳ sẽ dùng biện pháp mạnh và cứng rắn để trả đũa khi Bắc Việt cố ý vi phạm hiệp định Paris.

Từ tháng tư năm 1973 trở đi quyền của TT Nixon yếu dần vì vụ Watergate nên TT Nixon không thực hiện những lời cảnh cáo của ông. Quốc hội Hoa Kỳ ngày 15/8/1973 cấm dội bom Cambodia và đòi hỏi phải có sự chấp thuận của quốc hội trước khi có những can thiệp quân sự trong thời gian đó “suốt năm 74, Nga tiếp tục đổ vũ khí vào Bắc Việt để giúp xâm lăng miền Nam. Tháng 3/1974, Hà Nội đưa 185,000 quân và 500 đến 700 xe tăng vào Nam (The Real war). Nga tiếp tục viện trợ quân sự còn Hoa Kỳ cắt viện trợ cho miền Nam theo đạo luật quốc hội tháng 11 năm 1973. Sau trận Phước Long anh dũng của quân lực VNCH đầu năm 75, Bắc Việt biết Hoa Kỳ không can thiệp nữa nên Hà Nội phát động Tổng Tấn Công mùa xuân 1975 thay vì năm 1976 như dự định. Kết quả đưa đến ngày 30/4/1975.

TT Nixon đổ lỗi cho quốc hội và khen ngợi Quân lực VNCH! "quân lực VNCH đã chứng tỏ tinh thần chiến đấu dũng cảm và đủ khả năng đánh bại quân Bắc Việt từ năm 1972”.

40 năm nhìn lại, chiến tranh Việt Nam đã thay đổi trước ngày TT John F. Kennedy bị ám sát. Năm 2013 tài liệu cho thấy sau Vịnh Con Heo ở Cuba, TT Kennedy đã tính đường rút lui khỏi VN. Từ Johnson đến Nixon con đường bỏ bom ở Bắc Việt và chiến thuật quân sự ở Nam Việt Nam chỉ là chiến thuật rút lui của Hoa Kỳ trái với ý chí của VNCH với miền Nam là tiền đồn chống cộng.

Daniel Ellsberg, nhà báo đã tiết lộ hồ sơ mật Ngũ Giác Đai đã xem “đây là tội ác của Nixon và Kissinger, sự phản bội chứ không phải là thay đổi thế cờ”.

Báo Ngày Nay số kỷ niệm 30 năm hiệp định Paris 1973 đã có bài viết đầu tiên của ông Hoàng Đức Nhã cựu bí thư của TT Nguyễn Văn Thiệu, cựu bộ trưởng Dân Vận Chiêu Hồi người đã trực tiếp đối đầu với TS Kissinger đã tiết lộ những bị mật hậu trường cùng với ông Nguyễn Xuân Phong đại diện cho VNCH từ 1968 đến 1975 trực tiếp đối diện với phe Mỹ, Bắc Việt và giải phóng và nhà báo Việt Nguyên trong cùng số chủ đề với những tài liệu trong sách hồi ký của TT Nixon, TS Kissinger, sách “không hoà bình chẳng danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở VN” của TS Larry Bergman do GS Nguyễn Mạnh Hùng dịch đã trả lời được câu hỏi: “Mỹ có thật sự cam kết bảo vệ miền Nam rồi bỏ rơi hay TT Nguyễn Văn Thiệu đã bịa đặt để chạy tội?”

7 năm trước, tôi có dịp được nói chuyện riêng hai lần với cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ông đã nói cho tôi “Anh không thể khui những chuyện bí mật từ tôi”. Tôi vẫn biết ông nổi tiếng là “tủ lạnh” giữ kín những bí mật lịch sử từ năm 1963, nhưng ông cho tôi biết tài liệu trong cuốn sách “Khi đồng minh tháo chạy” của TS Nguyễn Tiến Hưng do ông cung cấp và “Nguyễn Tiến Hưng đã có công lớn trong hiệp định Paris”. Khi TT Nguyễn Văn Thiệu còn sống, cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” của ông Nguyễn Tiến Hưng đã do các anh em thương gia trẻ Houston ấn hành làm vui lòng ông Thiệu về những sự thật được ông xác nhận nhưng cuốn “Khi đồng minh tháo chạy” viết sau khi TT Thiệu mất có nhiều điểm sai vì đó tôi có bài viết phê bình trên Ngày Nay và đã làm cho ông Nguyễn Tiến Hưng không được vui nhưng câu của cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm đã khiến tôi nói ngay là những điều ông nói đã khác những gì tôi được biết qua sách của Nixon, Kissinger, Larry Bergman, Nguyễn Phú Đức, các bài hồi ký của ông Nguyễn Văn Ngân phụ tá của TT Thiệu cũng như khác những gì TT Nguyễn Văn Thiệu, cựu đại sứ Bùi Diễm, ông Nguyễn Xuân Phong và ông Phan Hòa Hiệp đã nói cho tôi biết về vai trò của ông Hoàng Đức Nhã trong hiệp định Paris 1973. Cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã im lặng không trả lời, im lặng là đồng ý chăng? Tôi chỉ muốn cái gì của lịch sử trả về với lịch sử. Năm ngoái tôi có dịp nói chuyện với ông Hoàng Đức Nhã, tôi hỏi ông “tại sao TT Nixon và Kissinger có thể bội hứa với VNCH dễ dàng?”. Theo ý ông Nhã là vì hiệp định Paris 1973 đã không được phê chuẩn bởi quốc hội Hoa Kỳ. Năm nay nhân dịp hiệp định nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Iran, tôi tìm thấy câu trả lời theo sự tìm hiểu của tôi: TT Nixon đã xem hiệp định Paris như là một thỏa hiệp chánh trị chứ không phải là hiệp định. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh theo chủ thuyết “One voice Doctrine” một tiếng nói của tổng thống có quyền thỏa hiệp mà không qua quốc hội vì vậy TT Nixon đã bội hứa với VNCH.

Hai mươi năm trước tôi có dịp về Việt Nam, đi qua nghĩa trang Biên Hòa cũ vắng bóng bức tượng Tiếc Thương đã làm tôi nhớ đến người lính VNCH và câu của ký giả chiến tranh nổi tiếng Jean Lartéguy “khác biệt giữa chiến thắng và chiến bại khác nhau một trời một vực. Thua trận, người lính phải chịu tất cả những phán xét khắc nghiệt của lịch sử ngược lại những kẻ chiến thắng được lịch sử tha thứ cho tất cả những tội ác và bạo lực trong thời chiến tranh”.

Lính VNCH chịu nhục vì TS Kissinger bán đứng Việt Nam vì quyền lợi (TS Kissinger đang làm tham vấn cho công ty China Adventure tiếp tục theo quyền lợi Trung Cộng) và vì lỗi của Đại tướng William Childs Westmoreland.

Trong cuốn sách của Lewis Sorley ông đã cho thấy những lỗi lầm của tướng Westmoreland. Quân lực VNCH anh dũng đã chịu thảm cảnh gây ra do tướng Westmoreland. Năm 1963, ngày 13 tháng 12, sau đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, vị tướng trẻ tuổi được gởi qua VN dưới quyền tướng Harkins tư lệnh quân Hoa Kỳ ở VN (COMVS-MS) sau đó ông thay thế tướng Harkins làm chỉ huy trưởng. Ông là trung tướng trẻ tuổi nhất quân đội nên tánh kiêu ngạo thêm vào đó người cao lớn nên ông đã đối xử với tướng lãnh và sĩ quan VNCH như là các sinh viên trường sĩ quan võ bị West Point. Làm tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở VN mà không hề gặp tổng thống Lyndon Johnson trong những năm Johnson nhậm chức. Từ ngày 1/8/1964 sau khi được đại sứ Maxwell Taylor gắn lon bốn sao, ông không hề hỏi ý kiến các tướng lãnh VNCH, ông không cần biết chiến lược Hoa Kỳ có phù hợp với những điều kiện phức tạp ở VN, chánh sách Hoa Kỳ hóa chiến tranh VN (chữ của đại sứ Bùi Diễm), đã tạo ra chữ American War. Tướng Westmoreland xem thường Quân Lực VNCH: “các anh có thể chiến đấu nhưng chúng tôi không muốn các anh cản đường” Từ 1966, quân Hoa Kỳ chủ động, quân đội VNCH không được tân trang cho đến sau trận Mậu Thân nhờ phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ phàn nàn. Chiến dịch “dùng địch diệt địch” của ông gây thất nhân tâm và cho phe phản chiến có cơ hội chống đối khi nhìn thấy những hình như Trần Kim Phúc bị bom Napalm chụp bởi ký giả Huỳnh Công Út (được tuần báo Vanity Fair phỏng vấn cho 40 năm chiến tranh VN kết thúc) hay gây ra thảm cảnh Mỹ Lai do Trung Úy William Calley (ký giả Seymour Hersch trở về Mỹ Lai kỷ niệm 40 năm chiến tranh VN để VC có dịp tuyên truyền về hơn 500 nạn nhân và quên đi những tội ác của VC như mồ chôn tập thể ở Huế Tết Mậu Thân). Các tướng Fred Weyland tư lệnh ở VN và Norman Schwarkoff đã chê tướng Westmoreland và trường võ bị West Point không nhắc đến tướng Westmoreland.

Nguyên nhân gần dẫn đến sự kết thúc chiến tranh Việt Nam là “cuộc triệt thoái Tây Nguyên”. Hồi chủ nhiệm Trọng Kim còn sống, mỗi 30 tháng tư chúng tôi đều tự đặt câu hỏi “TT Nguyễn Văn Thiệu đã tự ra lệnh hay vì áp lực của Mỹ “câu hỏi chưa có câu trả lời và bà Nguyễn Văn Thiệu cho tôi biết ông không viết hồi ký để lại.

Lịch sử sẽ phê phán hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Một lịch sử trung thực chứ không phải lịch sử như sử gia Toynbee viết: "lịch sử là ghi nhận những nói dối của kẻ chiến thắng”, một lịch sử của đảng Cộng Sản viết cho dân Việt Nam học. Riêng về T.T. Nguyễn Văn Thiệu, quan điểm quần chúng khắt khe về ông trong thập niên đầu sau 30 tháng 4 năm 1975 đã thay đổi. Báo chí đã dùng những lời lẽ không lịch sự khi nói về ông, có lẽ họ không quên những câu tuyên bố của ông “hy sinh đến giọt máu cuối cùng” trước ngày 30 tháng 4 hay lời kêu gọi lập chiến khu chống cộng của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Đến năm 1990 khi ông xuất hiện ở Nam California, giới truyền thông bắt đầu lắng nghe dù còn phê bình nặng lời. Người Việt bắt đầu hiểu qua “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập”, người lãnh đạo VNCH như võ sĩ lên đài một tay đánh một tay bị đồng minh trói, đằng sau lưng bị đánh lén bởi thành phần thứ ba phản chiến. Năm 1990 ông đến ở Galveston một tuần, ngày chúa nhật ông đi lễ nhà thờ ở Port Arthur nhằm ngày lễ tro, dân Việt Nam đi lễ đã đón và chào ông như ngày ông còn làm tổng thống không có cảnh chửi bới hay phỉ nhổ như người ta tưởng tượng. Sống lưu vong ông không có một đời sống xa hoa như các lãnh tụ lưu vong khác như tổng thống Ferdinand Marcos của Phi Luật Tân, hay như người làm chủ 16 tấn vàng như lời tuyên truyền của Việt Cộng (theo như sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức số vàng đem về Bắc hay theo Nguyễn Bửu Xuân báo Thanh Niên viết: ngày giao kho bạc cho “quân giải phóng” số vàng 16 tấn vẫn còn nằm trong kho không bị tẩu tán hay nằm ở phi trường Tân Sơn Nhất khi quân Văn Tiến Dũng vào như ông Nguyễn Tiến Hưng viết).

Ông nói chuyện bình dị dễ hiểu, xem lại phim 10,000 ngày chiến tranh VN, người xem thấy ông chịu học nói cả về diễn văn lẫn Anh văn hơn ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông là người nhã nhặn. Tôi được xem những bản tường trình của đại sứ Bùi Diễm gởi về cho TT Nguyễn Văn Thiệu từ Hoa Thịnh Đốn, những lời viết trả lời của TT Thiệu lễ độ đối với người lớn tuổi dù ông bất đồng quan điểm với ông Bùi Diễm (TT Nguyễn Văn Thiệu đã sai ông HĐ Nhã qua Mỹ cách chức ông Bùi Diễm năm ấy ông Nhã 29 tuổi)

Lịch sử trớ trêu, sau khi ông mất năm 2001, người Việt hiểu rõ ông hơn nhờ những sách hồi ký cả Việt và Mỹ. Người Việt sống trong chế độ Cộng Sản tham nhũng trong 40 năm cũng đã hiểu ông không tham nhũng, gia đình trị như đảng Cộng Sản. Tham nhũng là cái cớ của chánh quyền Hoa Kỳ để rút lui khỏi VN như cái cớ Hoa Kỳ đang dùng ở A Phú Hãn. Câu nói ngày ông còn cầm quyền không ai nghe “Đừng tin những gì Cộng Sản nói hãy nghe những gì Cộng Sản làm” bây giờ trở thành ca dao tục ngữ. Một câu nói khác của ông đã đi vào lịch sử, trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 khi VNCH đã bị cắt viện trợ quân sự, ông ra lệnh: “không để một tấc đất mất vào tay địch”, trận đánh với anh hùng Ngụy Văn Thà đã chứng tỏ TT Nguyễn Văn Thiệu và quân lực VNCH là những người yêu nước. Sau 40 năm, dân VN cả hai miền đều rõ ai yêu nước ai bán nước.

Bốn mươi năm nhìn lại ngày 30 tháng 4, 1975, Hoa Kỳ bỏ Việt Nam trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới (xem 2015: Trật tự thế giới mới) và Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền không thay đổi bản chất. Năm 1995 (sau 20 năm thất bại trong Hòa Bình) khi Hoa Kỳ sắp bang giao với Việt Nam, tôi có dịp về thăm nhà. Các ông lớn trong đảng CS nhũn nhặn hứa sẽ thay đổi những “anh” như Tư Sang chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố hứa “sẽ thay đổi từ từ” Họ ngại một thay đổi như Đông Âu năm 1989 nhất là thay đổi với cái đầu Nicolae Ceausesca ở Hung Gia Lợi. Ngoài Bắc, ông Vũ Khiêu (quốc phụ, chú Trường Chinh) nhắc đến cải cách ruộng đất và những lỗi lầm của đảng, trong Nam ông Phạm Xuân Ẩn gián điệp hoàn hảo (không hoàn hảo gì khi ngày học xong ở California về nước ông định quăng hộ chiếu để ở lại Mỹ khi đứng trên cầu Golden Gate vì sợ chánh quyền Ngô Đình Diệm bắt, lúc nào cũng sợ VNCH biết được là điệp viên) không được tin dùng khi các ông “Cách mạng thật” lên cầm quyền phải ra Bắc học tập một thời gian vì bị nghi ngờ thân Mỹ đã luôn luôn hỏi bạn bè “bên ngoài họ nghĩ gì về ông”. Sợ thay đổi nhưng sau 1995, bang giao với Hoa Kỳ, đảng một lần nữa được “chánh sách ổn định Đông Nam Á” của TS Kissinger bảo đảm nên chỉ cho dân làm kinh tế mà không được làm chánh trị. Làm kinh tế với định hướng xã hội Chủ nghĩa, đảng CSVN đi vào con đường nô lệ đảng CSTQ thay vì nô lệ Mác Lênin cũ kỷ. Jean Paul Sartre, triết gia Pháp, sau chiến tranh Việt Nam, tỉnh mộng khi nhìn thấy cảnh khổ thuyền nhân Việt Nam đã viết: “Chủ nghĩa Cộng Sản như con chó chết” (Le chien mort). Con chó chết ấy đang vẫy đuôi phá hoại xã hội Việt Nam càng ngày càng ung nát với quyền lợi đảng.

Gần đây nhà báo Huy Đức tác giả “Bên thắng cuộc” đã đề nghị làm “bức tượng hòa giải”. Đề nghị này quá sớm. Các quốc gia Đông Âu dù đã thoát khỏi chế độ Cộng Sản vẫn kêu gọi một “bức tượng nạn nhân Cộng Sản”. Bức tượng ấy ở Việt Nam sẽ tưởng niệm các nạn nhân Cộng Sản cả hai miền: Những nạn nhân cải cách ruộng đất năm 1954, nạn nhân Mậu Thân Huế, nạn nhân chiến tranh Việt Nam, nạn nhân tù cải tạo, tù chánh trị, nạn nhân trên những chuyến tàu vượt biển, nạn nhân tham nhũng, nạn nhân của nạn côn đồ cướp nhà cướp đất, nạn nhân của một chế độ vô luật pháp.v.v…

Viết đến câu kết luận này, xem lại lịch tháng 4 năm 1975, hôm nay 21 tháng 4, TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức trao quyền cho cụ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Việt Nguyên
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

LỚN LÊN MỚI BIẾT

Hồi nhỏ tưởng học lịch sử để biết về tổ tiên nòi giống
Lớn lên mới biết là láu cá nhồi sọ

Hồi nhỏ tưởng ráng học thành tài để phục vụ đất nước
Lớn lên mới biết thành tài chỉ được phục vụ nước khác

Hồi nhỏ tưởng công an bắt cướp
Lớn lên mới biết công an ăn cướp

Hồi nhỏ tưởng cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc
Lớn lên mới biết đó là cờ Phúc Kiến Trung Quốc

Hồi nhỏ tưởng Mỹ-Nguỵ là ác
Lớn lên mới biết CS mới ác

Hồi nhỏ tưởng bán vàng giàu nhất
Lớn lên mới biết bán nước giàu hơn

Hồi nhỏ tưởng đánh trận lập công lớn mới được lên tướng
Lớn lên mới biết lòn cúi hèn hạ với giặc cũng lên tướng

Hồi nhỏ tưởng chống TQ là yêu nước
Lớn lên mới biết chống TQ là phản quốc

Hồi nhỏ tưởng Đảng giải phóng miền Nam đói rách
Lớn lên mới biết là cướp miền nam giàu có

Hồi nhỏ tưởng bác Hồ là người Việt Nam
Lớn lên mới biết là người TQ

Hồi nhỏ tưởng cán bộ là đầy tớ lo cho dân ấm no
Lớn lên mới biết dân là đầy tớ lo cho cán bộ ấm no

Hồi nhỏ tưởng yêu nước là yêu tổ quốc
Lớn lên mới biết yêu nước là yêu Đảng

Hồi nhỏ tưởng những người lưu vong là Việt gian
Lớn lên mới biết đó là khúc ruột ngàn dặm

Hồi nhỏ tưởng hi sinh xương máu đánh Mỹ là đánh cho dân tộc
Lớn lên mới biết đánh cho Liên Sô và TQ

Hồi nhỏ tưởng Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Hồ Thị Kỷ là anh hùng
Lớn lên mới biết đó là sản phẫm tuyên truyền bố láo

Hồi nhỏ tưởng thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Đảo Gạc Ma là của Việt Nam
Lớn lên mới biết của TQ

Hồi nhỏ tưởng muốn thành tiên thành thánh phải tu thân tích đức
Lớn lên mới biết gian manh xảo trá độc ác giết vài triệu người mới được thành tiên thành thánh

Hồi nhỏ tưởng tiền cứu trợ thiên tai dành cho dân
Lớn lên mới biết dành cho cán bộ.

Hồi nhỏ tưởng cờ vàng của bọn nguỵ
Lớn lên mới biết cờ vàng có từ thời Vua Thành Thái

Hồi nhỏ tưởng HCM, "Cách Mạng" là đạo đức.
Lớn lên mới biết họ dâm đảng truỵ lạc âm thầm.

Hồi nhỏ tưởng lính Quốc Gia là Nguỵ.
Lớn lên mới biết Nguỵ chính là ĐCSVN.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

Thống nhất và đần độn, man rợ
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Viết cho đồng bào tôi, những bạn trẻ sinh sau 1975)

Khi sự thật là chân lý của mọi chân lý thì dù là người cộng sản nhưng cách nói liên quan đến chủ nghĩa CS của họ khiến các quan tuyên giáo và lãnh đạo của đảng CSVN cũng phải cúi mặt không muốn nghe nhắc lại, đó là 2 người phụ nữ nổi tiếng từng là đảng viên tuyên thệ dưới bóng cờ búa liềm của đảng cộng sản VN: Dương Quỳnh Hoa, Dương Thu Hương.

Image

- Bác sĩ chính qui tốt nghiệp tại Pháp, Dương Quỳnh Hoa nguyên thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN sau khi từ bỏ đảng CS nhận xét về các “đồng chí” cũ bà đã thốt lên rằng: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” và khi bức tường Berlin do CS Đông Đức xây dựng ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bị sụp đổ, bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại” (1)

- Nhà văn CS Dương Thu Hương từng rơi nước mắt giữa đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975, bà nói: “Vào Nam rồi tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt, bịt tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể tự do nghe bất cứ đài phát thanh nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (2)


Ngày nay thế giới chứng kiến một nước Đức bị chia đôi nhưng người dân 2 miền Đông Tây tự đập bỏ bức tường ngăn cách, thống nhất trong hòa bình rồi trong điêu tàn đổ nát của chiến tranh, sự trợ giúp rộng lượng của kế hoạch Marshall từ Chính Phủ Mỹ và đồng minh, một nước Đức bại trận trong thân phận “tù binh” đã phát triển vươn lên là quốc gia giàu mạnh nằm trong tốp hàng đầu thế giới.

Một Nam Hàn bị chia cắt nhưng dứt khoát không thống nhất bằng máu xương mà lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh làm ưu tiên tối thượng, đưa quốc gia từ con số không về mọi mặt, còn nghèo khó hơn Việt Nam (thập niên 60) chỉ trong 30 năm dưới sự bảo trợ của Mỹ đã phát triển thần kỳ thành một con rồng bức phá về kinh tế khoa học kỹ thuật hàng đầu châu Á, thế giới phải ngã nón cúi chào.

Một Nhật Bản bại trận “ăn bom nguyên tử Mỹ” là quốc gia tù binh của Mỹ nhưng ngày nay Thống Tướng Douglas MacArthur Tư Lệnh quân Mỹ tại châu Á, người đánh bại và chiếm đóng nước Nhật lại được toàn dân xứ hoa anh đào tri ân tôn vinh là một trong 12 người có công làm nên nước Nhật hùng mạnh, một Thụy Sĩ phương Đông ngày nay (3).

Và cả 3 quốc gia này hiện tại quân Mỹ và đồng minh hơn nửa thế kỷ vẫn còn ăn ngủ tại đó chẳng những được đài thọ quân phí mà còn không có bất cứ người dân nào của 3 nước nói trên muốn “kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”.

Phải nhắc lại như vậy mới thấy nỗi bất hạnh trầm luân đau thương của Việt Nam một đất nước có nhiều ưu thế về vị trí địa dư, tài nguyên thiên nhiên hơn hẳn nhiều quốc gia Đông Nam Á kể cả CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc mà ngay lúc sinh thời cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cũng nhận xét rằng: "Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào khác trong khu vực", vậy mà 70 năm sau thế chiến 2 và 85 năm (miền Bắc) 40 năm thống nhất dưới ách cai trị của chế độ CS, hiện nay Việt Nam lại là quốc gia có số người nhiều nhất (khoảng nữa triệu) đang bán sức lao động, làm thuê, làm vợ hờ, làm osin, tại hầu hết các nước tư bản này để nhặt nhạnh từng đồng ngoại tệ mang về cho “nhà nước, đảng ta” tiếp tục xây dựng thiên đàng XHCN/CS (mà hết thế kỷ này cũng không biết có thấy nó chưa!? - Lời TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng).

Không xa lắm, đã từng có một Việt Nam Thống Nhất

(Ngược dòng lịch sử để tuổi trẻ Việt Nam rộng đường suy diễn hoài niệm)

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Tại kinh thành Huế, được ủy nhiệm của Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki - Đại úy quân đội Nhật Kanebo Noburu vào triều kiến trình báo lên Hoàng đế Bảo Đại rằng quyền lực của thực dân Pháp đã chấm dứt. Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 1945 Hoàng đế Bảo Đại ban bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập, đây là tên gọi một đạo dụ nội dung có ý nghĩa hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam (Việt Nam) và Đế quốc thực dân Pháp đồng thời tiên khởi cho một nước Việt Nam hiện đại độc lập và có chủ quyền.

Ngày 12 tháng 3-1945, lần thứ 2 Hoàng Đế Bảo Đại lại triệu tập Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki và trao cho ông này bản tuyên cáo Độc lập của Việt Nam. Ngày hôm sau 13 tháng 3 năm 1945, báo giới khắp từ Nam ra Bắc đồng loạt loan tin Việt Nam Độc lập hoàn toàn.

Image
Nhật báo Điện Tín phổ biến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
của Đế Quốc Việt Nam (Nguồn tư liệu: MSS).

Ngày 17 tháng 3 Hoàng Đế Bảo Đại nêu lên khẩu hiệu "Dân vi quý" (lấy dân làm gốc) làm phương châm trị quốc. Ông giải tán nội các cũ, Nhà sử học Trần Trọng Kim được Hoàng Đế triệu vời ra Huế trao nhiệm vụ thành lập tân nội các trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Quân chủ lập Hiến ngày 18 tháng 8 năm 1945, trước quốc dân Hoàng Đế Bảo Đại tái xác nhận khẳng định nền độc lập của Việt Nam thêm một lần nữa. (Wikipedia).

Image
Báo Trung Bắc Chủ nhật, số ra ngày 20 tháng 5 năm 1945 chạy tít về việc thành lập Nội các Trần Trọng Kim, sự kiện có ý nghĩa đưa Việt Nam từ chính thể quân chủ chuyên chế thành quân chủ lập hiến.

Image
Hoàng đế Bảo Đại và Nội các CP/Trần Trọng Kim trình diện quốc dân ngày 19/4/1945.

Nhưng cùng thời điểm này ở miền Bắc, lợi dụng chính phủ Trần Trọng Kim mới thành lập tại Kinh Đô Huế còn non trẻ, guồng máy chưa kiện toàn cơ cấu vì còn sự hiện diện của quân đội Nhật (bị Mỹ đánh bại khắp Châu Á, Thái Bình Dương chờ ngày chính thức cáo chung) Hồ chí Minh và đảng Cộng sản VN cũng nhận biết quân Nhật đang đại bại tạo khoảng trống trên chính trường Việt Nam nên đã tổ chức cướp chính quyền bằng bạo lực tại Hà Nội ngấm ngầm áp đặt một cuộc “cách mạng” ý thức hệ XHCN riêng của họ, một cuộc cách mạng theo chủ thuyết CS Nga, Tàu mà Hồ Chí Minh du nhập vào nước ta.

Cho đến nay, sự kiện này vẫn được đảng CSVN gọi là ngày tổng khởi nghĩa CM tháng 8 mùa thu cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật, nhưng thực tế nhân chứng vật chứng và tàng thư lịch sử đã chỉ ra khẳng định chứng minh rằng Nhật đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 2 tháng 9 cùng năm, thì cách nói “cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật” là lố bịch láo khoét không “logic” chút nào vì lẽ thực dân Pháp và phát xít Nhật trước đó đã là 2 kẻ bại trận ở hải ngoại và tại cố quốc thì làm gì còn chính quyền bảo hộ đâu nữa để mà cướp? (Chính xác là CS cướp chính quyền CP Trần Trọng Kim).

Cũng tuyên truyền bịp bợm giống như vậy trong sách giáo khoa dạy học sinh, CSVN vu cáo nói chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn là tay sai của quân Nhật!? thật buồn cười - Không ai mù quáng đi làm tay sai bù nhìn cho một thế lực bại trận, đầu hàng vô điều kiện không còn chủ quyền quốc gia (Mỹ giải giới chiếm đóng toàn bộ nước Nhật).

Còn theo tư liệu gần nhất của giáo sư đại học Nga, Iouri Afanassiev trong bộ sử “hậu cộng sản” ấn hành năm 1991 tại Nga đã đưa ra trước ánh sáng những hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ý đồ làm lạc hướng dư luận và ngụy tạo lịch sử cuộc chính biến CS cướp chính quyền non trẻ của nhân dân Việt nam vào mùa thu tháng 8/1945 tại Hà Nội (4).

Từ quá khứ và thời điểm diễn ra các sự kiện ấy, khách quan cho chúng ta thấy - Nếu định mệnh và lịch sử không để cho Hồ Chí Minh cuồng tín cõng trên lưng cái chủ nghĩa CS ngoại lai xuất hiện tại Việt Nam cùng thời khắc với Chính Phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập thì Tổ Quốc Việt Nam có thể đã khởi đầu hình thành và kiện toàn trọn vẹn từ Nam chí Bắc một nền độc lập “quân chủ lập hiến” (quân chủ đại nghị) văn minh tiên tiến như các hoàng gia hiện nay của Thái Lan, Malaysia, Nhật bản, Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Canada v.v... mà Vương triều nhà Nguyễn là Hoàng Gia Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền chính danh đại diện duy nhất cho dân tộc và Đất Nước VN... Dù sau đó thực dân Pháp có tham vọng muốn tái đô hộ Đông Dương lần thứ 2 nhưng không thể, vì sau đệ nhị thế chiến chủ nghĩa phát xít và thuộc địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương "Quyền dân tộc tự quyết", khắp thế giới phong trào lấy lại độc lập tự do như sóng triều dâng và xu thế tất yếu này như ánh bình minh vươn lên không thế lực nào ngăn cản lại được mà thực tế nó diễn ra đã chứng minh (ở Châu Á có đến 14 nước đều được lần lượt trao trả độc lập mà không cần phải đỗ máu với “mẫu quốc” thực dân cũ).

Bất hạnh thay, đất nước Việt Nam đã lỡ hẹn với nền độc lập tự do thống nhất trong hòa bình khi bị Hồ Chí Minh và đồng bọn CS cuồng tín âm mưu ngăn cản phá hoại cướp chính quyền bằng thủ đoạn bạo lực côn đồ để áp đặt chủ nghĩa CS đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đẫm máu với Pháp, Mỹ tiếp theo là xâm lược miền Nam từ đó dẫn đến tình hình nan giải trên biển Đông như hiện nay mà suy cho cùng là không cần thiết, hoàn toàn tổ quốc chúng ta có thể tránh được.

Sau Hiệp Định Geneve 1954 do CS Nga-Tàu chủ động “dàn xếp”, giang sơn VN bị chia đôi coi như hợp thức hóa cho HCM và đảng CSVN cai trị miền Bắc (Chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền Nam bác bỏ không ký vào văn kiện này).

1954 - Trong khi nhân loại toàn thế giới thở phào trút gánh nặng chiến tranh, trên điêu tàn đổ nát hầu hết các quốc gia tranh thủ giành mọi tiềm lực đoàn kết nhân dân hàn gắn đau thương xây dựng lại quê hương mình.

Cùng thời điểm ấy, Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng CSVN và cũng là Chủ Tịch một quốc gia (VNDCCH) nhưng tính cách hoàn toàn không giống với các lãnh đạo (tổng thống) của những quốc gia láng giềng đương thời trong khu vực như Tưởng Giới Thạch Tổng Thống lãnh đạo Quốc Dân đảng Đài Loan hay Lý Thừa Vãn Tổng thống đầu tiên (chống cộng sắt thép) của Hàn Quốc hoặc Sukarno Tổng Thống lãnh đạo đảng Dân tộc (Partai Nasional) Indonesia v.v... tất cả các nguyên thủ này đều cố tránh chiến tranh lấy chủ nghĩa dân tộc, độc lập hòa bình, hạnh phúc của người dân đặt lên hàng ưu tiên tối thượng.

Duy nhất trên thế giới, chỉ riêng tại Việt Nam, trên xương cốt hàng triệu đồng bào miền Bắc chưa kịp ruỗng mục do chết vì đói khát (nạn đói năm Ất Dậu) Ngân khố trống rỗng thay vì “vỗ yên thiên hạ” khoan sức dân để xây dựng lại Miền Bắc thì Hồ Chí Minh cuồng tín man dại khuấy động binh đao tuyên bố: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa. Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin - Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”.

85 năm - Xương trắng Trường Sơn máu đỏ nội đồng gần 4 triệu người VN, một thế hệ thanh niên hai miền Bắc Nam như những viên gạch cho CSVN xây dựng “thống nhất” XHCN.

Chi tiết 20 năm đau thương tàn bạo do HCM và CSVN gây ra như thế nào thì không cần phải nhắc lại, mà biểu tượng nổi bật của nó đó là sự “hiếu sát” đặc trưng của chủ nghĩa khủng bố CS:

Image

Image
Đấu tố giết hàng trăm ngàn đồng bào vô tội ở miền Bắc

Image

Image
Đặc chất nổ giết hàng loạt đồng bào vô tội ở miền Nam

Ngày nay, thông qua mạng Internet một người biết gõ bàn phím cũng có thể truy cập để am hiểu chi tiết toàn bộ sự thật của cuộc chiến tranh gây chảy máu nhiều nhất cho dân tộc, trong lịch sử Việt Nam, do HCM và CSVN phát động, những sự thật mà chế độ CSVN không thể nào tẩy xóa nổi.

Có điều, di lụy của sự “thống nhất” ấy nó còn dẫn chứng một cách rõ ràng cụ thể để toàn dân Việt Nam hiểu rằng HCM và CSVN tạo nên sự thống nhất này: “Đó là những kẻ ngu si đần độn" (Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) bởi vì cái lập luận tuyên truyền láo khoét: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa”. Tự nó nói lên HCM và CSVN không chỉ cuồng tín đần độn không thôi mà còn xuẩn ngốc mù lòa thế giới quan khi thực tế chứng minh ngược lại như đập vào mặt họ bởi các chóp bu CSVN kế thừa ngày hôm nay thay nhau mang thân đi thăm viếng các quốc gia tư bản để “ăn mày viện trợ” đã chứng kiến các quốc gia bị “đế quốc Mỹ xâm lược” ở Châu Á và Châu Âu như thế này...

Image
Phát xít HitLer bại trận - Đóng quân tại Ramstein nước Đức
là căn cứ không quân Mỹ (lớn nhất châu Âu) hiện diện
hoạt động liên tục từ năm 1942 đến nay.

Image

Image
Hơn 70 năm “đế quốc Mỹ và đồng minh xâm lược”!?
biến một nước Đức “tù binh” bị chia đôi, thống nhất trong hòa bình
và thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới - GDP quốc gia:
3.900 tỷ USD/năm - GDP đầu người: 39.500 USD/năm.

Image
1945 Nhật Bản đầu hàng - 70 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!?
chiếm đóng Nhật Bản - căn cứ hải và không quân Mỹ
tại Okinawa, Nhật Bản ngày nay

Image
Bảo vệ Nam Hàn trước CS Bắc Triều Tiên - 65 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!?
Hàn Quốc - Bộ binh và Không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ Kunsan, Hàn Quốc ngày nay.

Image
“Quân xâm lược Mỹ”!? Biến Hàn Quốc nghèo đói thành
một quốc gia tiên tiến vê khoa học kỹ thuật là nền kinh tế lớn thứ 12/thế giới –
GDP quốc gia 1.736 tỷ USD - GDP người dân: 22.600 USD.

Trong khi đó nền kinh tế “kháng chiến chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước do đảng CS lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có GDP quốc gia: 176 tỷ USD, GDP thu nhập đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm (VietNamNet).

Thật hài hước, Nhật Bản, Hàn Quốc và CHLB Đức “bị” đế quốc Mỹ xâm lược đến tận ngày nay chưa rút quân về nhưng nước CHXHCN/VN mà đảng CS lãnh đạo “chống Mỹ xâm lược” bằng chủ nghĩa Mac-Lenin có thu nhập lại không bằng con số lẻ GDP của 3 nước dưới mắt CSVN là những nước bị nô lệ này!? và cũng sẽ chẳng bao giờ bắt kịp họ (những kẻ nô lệ ấy) vì bởi một lãnh đạo Bộ Công Thương VN mới đây than thở với báo chí rằng các doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít, cái sạc pin, mà công ty SamSung Hàn Quốc đầu tư nhà máy tại Việt Nam đặt hàng? (5)

Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tấn Dũng mới đây phải thú nhận: “Bây giờ chúng ta đứng chót ASEAN, thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar." (6)

Image
Thống Nhất, để con em Việt Nam đi xây dựng XHCN ở Hàn Quốc
một Nước bị chia cắt nhưng “đếch cần thống nhất” bằng máu xương.

Và cũng chua chát mai mỉa, trước cảnh ngược đời, Hàn Quốc, Nhật Bản và nước Đức đang bị quân “đế quốc Mỹ xâm lược” nhưng người dân họ tự do làm giàu rất hiệu quả cho gia đình cho đất nước, không thấy ai, cũng như không ai bắt họ phải làm nô lệ cho Mỹ, ngược lại CSVN tự hào là “chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước, “đảng ta” xây dựng XHCN đấu tranh chống áp bức nô lệ, người bóc lột người, nhưng hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ Việt Nam lũ lượt xếp hàng xin được bóc lột để bán sức lao động như “nô lệ” cho người dân Hàn-Nhật-Đức mà “nhà nước đảng ta” lại chính là người đứng ra tổ chức và khuyến khích!? (7) - “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” (Lời: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa).

Image
CSVN - Hồ Chí Minh thì nói “...Tôi sẵn sàng mua chiến thắng dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới..”

Còn Singapore thì ngược lại, Ông Lý Quang Diệu nói: “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”(8). Vì Mỹ là một cường quốc quân sự có mặt trên khắp thế giới đã từng bảo vệ lấy lại độc lập cho nhiều quốc gia nhưng không xâm lược bất cứ của ai 1m2 vuông đất nào…

Mà suy cho cùng lời vị cố nguyên thủ Singapore ấy nói thật là chí lý.

Cuồng tín, hoang tưởng độc tài sắt máu như một bạo chúa, Hồ Chí Minh cũng là một con người nhưng hoàn toàn không giống một chút nào với những lãnh tụ của các đảng phái chính trị nguyên thủ của nhân dân Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore, Indonesia v.v... cùng thời trong khu vực, các nguyên thủ ấy như những minh tinh soi đường cho dân tộc họ trân trọng hòa bình đặt nền móng vững chắc làm bệ phóng đưa đất nước giàu mạnh cất cánh bay lên như ngày nay…

Còn tại Việt Nam hơn 2/3 thế kỷ (85 năm) HCM và đảng CSVN lấy xương máu 4 triệu đồng bào mình biến thành năng lượng cho cỗ xe khát máu cộng sản lăn bánh làm tiền đồn cho quốc tế CS đến hôm nay XHCN “hoàn toàn thắng lợi” sờ sờ trước mắt họ là 90% những chế độ XHCN/CS một thời trên thế giới thì nay đã nguyền rủa từ bỏ nó, Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia chỉ còn sót lại 5 nước thiểu số độc tài CS trong đó chế độ CSVN là một mà chủ nghĩa Cộng Sản thì thế giới đã khẳng định là chủ nghĩa tội ác chống loài người với hàng trăm triệu nạn nhân (còn nhiều hơn số người chết của thế chiến 2) trong đó là hàng triệu người VN. Tang chứng quá khứ rành rành chưa xa lắm, ai cũng có thể chỉ ra được, vậy mà qua đó “nhà nước và đảng ta” vẫn cứ nhắm mắt tuyền truyền là đảng CSVN có công “Thống Nhất đất nước XHCN/VN” trong quang vinh!? Một thứ quang vinh tanh mùi máu, đẫm nước mắt, nghèo nàn lạc hậu như con trâu chậm uống nước đục lẻo đẽo xếp hàng sau lưng thiên hạ hiện nay!?

Thật nực cười - Chỉ có một hệ thần kinh vĩ cuồng đần độn hay bịp bợm mới làm và nói như thế.

Image

Image
Đánh Mỹ đến người VN cuối cùng cho cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa?

Vẫn chưa hết, nó lại càng quang vinh “vĩ đại” hơn thế nữa trong một đại bi kịch của thời đại mà toàn dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới đang chứng kiến - Khi HCM và CSVN là diễn viên chính trung thành ngoan ngoãn làm tay sai, lấy vũ khí của Tàu cộng dùng xương máu Việt đuổi Mỹ đi để thay đổi diện mạo địa chính trị trên biển Đông, trong khu vực, cho hôm nay không còn căn cứ thế lực Mỹ trú đóng trực tiếp răn đe đối trọng, Tàu cộng một mình một cõi công khai uy hiếp ăn cướp trắng trợn đất đai biên giới biển đảo của ngay “đồng chí” Việt Nam mà CSVN lại chính là kẻ làm tay sai lấy máu xương đồng bào mình đuổi Mỹ đi giùm, thay cho nó trước đó!? Thật lạ lùng, trên thế giới không có một đảng phái quốc gia nào lãnh đạo nhân dân một cách mù quáng thiển cận và ấu trĩ tương tự.

Tổng kết lại thì HCM và CSVN tước đoạt ám sát một nền “Quân chủ đại nghị, lập hiến” độc lập thống nhất của Việt Nam thay vào một CNXH/CS ngoại lai khát máu lạc hậu, đồng thời lấy xương máu 4 triệu đồng bào, một thế hệ thanh niên nằm xuống để trải đường rước con voi Tàu cộng về dày lên mả tổ nhà mình hôm nay?.

Quả thật không có sự thống nhất cuồng tín đần độn bi hài nào hơn...

“...Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (Nhà văn giã từ đảng CSVN - Dương Thu Hương)


Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com

_________________________________________

Chú thích:

(1) dangchihung.blogspot.com/2012/10/soi-va-cuu-tri-thuc-viet-nam.html
(2) viet-studies.info/DuongThuHuong_DQAT_2.htm
(3) erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/10-McArthur.htm
(4) vietthuc.org/55-nam-sau-nhin-lai-cach-mang-hay-cuop-chinh-quyen/
(5) business.gov.vn/tabid/97/catid/432/item/13617/v%E1%BB%81-tuy%E1%BB%83n-doanh-nghi%E1%BB%87p-ph%E1%BB%A5-tr%E1%BB%A3-cho-samsung.aspx
(6) vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/227662/-vn-khong-the-dung-chot-bang-xep-hang-canh-tranh-asean-.html
(7) laodong.com.vn/xuat-khau-ld/nam-2015-nhieu-trien-vong-cho-xuat-khau-lao-dong-288606.bld
(8) danchimviet.info/archives/87766/chi-co-ke-ngu-moi-chong-hoa-ky/2014/06
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng Tư Lại Về, Lại Phải Lên Tiếng

Post by uncle_vinh »

40 Năm Hòa Giải Hòa Hợp Giả Cầy:

Post Reply