Tại sao người Việt hải ngoại không công nhận CHXHCN VN

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Tại sao người Việt hải ngoại không công nhận CHXHCN VN

Post by uncle_vinh »

Phải chăng 99,99% người Việt hải ngoại không còn công nhận nước CHXHCN VN?
Trần An Lộc (Danlambao) -

Một bản tin vừa được Thanh niên online đăng ngày 30/3/2014 với tựa đề “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch”, đã cho nhiều người Việt hải ngoại một trận cười no nê hơn cả những phim hài ăn khách nhất. Bản tin viết như sau (trích):

“TP - Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP. Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài”.

Nghiêm túc hơn, tôi, Trần An Lộc lại thấy vấn đề không phải chỉ là một chuyện để cười, mà chính nó lại là một bằng chứng hùng hồn về tinh thần chống cộng và thái độ không công nhận nhà nước CSVN của hầu hết người Việt trong và ngoài nước.

Thật thế, bản tin viết: “Mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài”, nghĩa là mới chỉ có 0.13% tổng số người Việt đang sinh sống tại nước ngoài làm đơn xin làm công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam. Nói cách khác là 99.87% người Việt ở nước ngài không muốn dính dáng gì đến cái gọi là CHXHCNVN này.

Đây quả thực là một cuộc bỏ phiếu, một cuộc trưng cầu dân ý, một thái độ rõ ràng minh bạch nhất của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại trên khắp thế giới về mức tín nhiệm của họ với đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN do đảng này độc tôn lãnh đạo.

Bài báo sau đó dù có con cà con kê loanh quanh đổ lỗi cho hết lý do này đến lý do kia, nhưng càng nói thì lại càng “lạy ông tôi ở bụi này” là họ đã hoàn toàn thất bại trong việc thi hành nghị quyết 36-NQ/TW và mọi tuyên truyền xảo trá, bịp bợp của đảng cộng sản cho tính chính danh của chế độ và về mức ủng hộ của người Việt hải ngoại nói riêng và của toàn dân Việt Nam nói chung đối với đảng CSVN.

Cũng cần nói thêm về con số 6000 người đã xin “đăng ký giữ quốc tịch”. Họ là những ai? Dù là con số nhỏ nhoi trong con số khổng lồ 4,5 triệu, nhưng chính con số này cũng còn nhiều nghi vấn - 6000 người này xin “giữ quốc tịch” có thật sự là họ muốn làm công dân của nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo toàn diện của đảng CSVN hay không? Câu trả lời dứt khoát là không, bởi lẽ phần lớn những người này phải mất công làm cái chuyện ruồi bu này, chỉ vì họ vì công việc nên thường xuyên phải đi lại giữa nước tạm dung và VN nên họ buộc lòng phải xin cái mảnh giấy lộn này, để được dễ dãi, an toàn và tiết kiệm được gần trăm đô tiền lệ phí mỗi lần xin visa nhập Việt Nam. Vì vậy con số người thật sự muốn “làm công dân nước CHXHCNVN” mà xin “giữ quốc tịch” thì lơ thơ tơ liễu muông mành, vài ba mạng đếm trên đầu ngón tay là điều khó có thể chỗi cãi. Như vậy thì cái tỷ lệ 99.87% kia cũng chỉ gần đúng, con số thật sự của nó chí ít cũng phải là 99.99% hi hi hi...

Nói tới “chọn” hay “bỏ phiếu” hay “trưng cầu dân ý” thì dân tộc Việt Nam của chúng ta (khốn thay) chưa hề có diễm phúc này.

Trong lịch sử 4000 năm dựng nước, chỉ có 2 lần “một bộ phận không nhỏ” người dân được quyền “bỏ phiếu”, nhưng lại là “bỏ phiếu bằng chân” theo cách nói của truyền thông quốc tế. Nói nôm na thì những người Việt khốn khổ ấy đã buộc phải chạy. Vắt chân lên đầu mà chạy. Gạt nước mắt từ bỏ mồ mả ông cha, thân bằng quyến thuộc, ruộng vườn đất đai mà chạy. Chạy thục mạng. Chạy bán sống bán chết. Chạy mà không dám ngoái cổ lại.

Lần “bỏ phiếu bằng chân” thứ nhất diễn ra vào năm 1954, khi đảng CSVN bắt tay với đế quốc Pháp và quan thầy Nga Tầu cắt đất nước Việt Nam ra làm hai theo Hiệp định Geneve, lấy sông Hiền Lương vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Xin mở dấu ngoặc ở đây là trong hội nghi Geneve, đại diện của những người không cộng sản là Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, ngoại trưởng Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã khóc mà không ký vào văn bản chia đôi đất nước này.

Như kết qủa của Hiệp định, Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở lên là nước VNDCCH do đảng Cộng sản lãnh đạo, và miền Nam tứ vĩ tuyến 17 đổ xuống là Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại đứng đầu. Dân 2 miền được quyền chọn miền Nam hay miền Bắc. Và dù đảng CSVN dùng trăm mưu ngàn kế, kể cả bạo lực, mã tấu và súng... người dân ở những nơi ít bị Việt cộng ngăn cản đã bế bồng nhau mà chạy. Con đường ngắn và dễ nhất là chạy ra biển: nơi có tầu há mồm của hải quân Pháp và đồng minh chờ đón chở họ vào miền Nam. Những vùng không có biển thì đành chịu, cũng có một số đi đường bộ (qua Lào, qua Miên, vượt Trường Sơn) nhưng số này không đáng kể. Điều này giải thích tại sao những người di cư năm 1954 toàn dân các vùng ven biển: Hải tiền, Hải hậu, Nam Định, hoặc Bùi chu, Phát Diệm... có hơn một triệu người đã “bỏ phiếu” bằng đôi chân và tìm được tự do nơi miền Nam trù phú yên bình mà cộng sản tuyên truyền là “không có lá trầu mà ăn”! Lương tâm nhân loại rúng động và từ ngữ “Bỏ phiếu bằng chân” ra đời từ đó.

Lần “bỏ phiếu bằng chân” thứ hai xẩy ra sau khi Bắc quân cộng sản “giải phóng” miền Nam. “Giải phóng” kiểu gì mà sau khi 200,000 quân cán chính VNCH bị trả thù mút chỉ trong các trại khổ sai lao động gọi là “cải tạo” thì đảng đã lột sạch, vét sạch tất cả của cải miền Nam đem về bắc bằng các lần đổi tiền và chiến dịch đánh tư bản. Người dân miền Nam bây giờ mới té ngửa là họ bị “phỏng dái” (nói theo văn chương Nguyễn Bá Chổi) chứ không hề được “giải phóng” và thế là họ lại tìm cách chạy. Lần chạy này bi thảm, khó khăn hơn hơn vì Việt cộng đã nắm chính quyền ở cả hai miền và vì quốc tế đã đến lúc kiệt quệ không còn quan tâm đến một nơi có cái tên gọi là Việt Nam nữa. Con đường “dễ nhất” vẫn là chạy ra biển. Bất chấp đại dương mênh mông, bất chấp cướp biển hãm hiếp, bất chấp làm mồi cho cá, người ta cứ chạy. Già chạy. Trẻ chạy. Con nít cũng chạy. Nông dân chạy. Người thành thị chạy. Trí thức chạy. Bác đạp xích lô chạy. Chị bán hàng rong chạy. Cái cột điện nếu có chân thì cũng chạy... Người dân miền Nam bây giờ mới biết thế nào là cộng sản, nên vắt đầu lên cổ mà chạy... Nước Biển đông bỗng chốc đổi thành mầu máu... hai triệu người chạy ra biển bằng những chiếc tầu ọp ẹp chỉ dùng trong sông. Cướp biển hãm hiếp hàng trăm ngàn thiếu nữ rồi quăng xác xuống biển. Kệ. Chạy. Không chạy thì chết mà chạy thì có cơ thoát và nếu có chết cũng chết nhanh chứ không chết khắc khoải, chết từ từ, chết tủi nhục dưới bàn tay cộng sản... Vì thế người ta bất chấp. Hơn hai triệu người (sân Mỹ Đình chỉ chứa được 70,000 người) loi ngoi ngoài biển mà không có một cái tầu há mồm nào hứa hẹn ngoài biển cả mênh mông để cứu vớt... thế mà vẫn lao ra biển. Mất những số tiền kếch xù để được ra biển... Thật kinh dị và phi thường. Kết quả là chỉ có hơn triệu người thoát, còn một nửa thì mất xác trong lòng biển Đông. Điểu này chứng minh Còn nỗi sợ nào hơn nỗi sợ cộng sản. Cuộc “bỏ phiếu bằng chân” bi thảm này một lần nữa lại rúng động lương tâm thế giới. Và từ ngữ “Boat people” ra đời. Cả thế giới đã mở vòng tay nhân ái cứu giúp những con người can trường liều chết vì hai tiếng Tự Do. Và Cộng đồng Người Việt tỵ Nạn cộng sản ra đời trên khắp năm châu bốn biển từ đấy.

Để kết luận bài viết này tôi có vài lời gửi ông Hà Sĩ Phu - một người mà tôi ngưỡng mộ - Về vấn đề “chọn lựa” này. Số là tôi có đọc được bài viết “Dư Âm Của Những đám Tang“ của ông Tưởng Năng Tiến trong đó trích lại đoạn viết của ông Hà Sĩ Phu, như sau:

Trích: “- Hà Sĩ Phu: Nếu đoàn tàu Việt Nam thuở ấy rẽ vào đường rầy Phan Chu Trinh, nhằm hướng xã hội dân chủ như Na Uy, Thuỵ Điển bây giờ thì sao nhỉ? Nếu nương vào Pháp để đi lên thành công, không thành cộng sản, thì giản ước được bao nhiêu thứ:

- không có cuộc đánh Pháp 9 năm
- không có cuộc “Nam Bắc phân tranh lần thứ 2” dẫn đến cuộc đánh Mỹ
- không phải tham chiến ở Căm-pu-chia
- không tranh giành gì để phải đánh Tàu năm 1979
- không có lý do gì phải tiến hành cuộc “đổi mới hay là chết”
- không có lý do gì để xuất hiện làn sóng đòi dân chủ-nhân quyền, dẫn đến hài kịch bịt miệng bị cáo trước tòa cho thiên hạ xem, vân vân…”

“Nghĩa là tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, bao nhiêu gương anh hùng, bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu hận thù… và tăng thêm được bao nhiêu là hạnh phúc…”

“Nhưng bất hạnh thay, lịch sử đã không chọn Phan Chu Trinh. Không, đừng nói lịch sử, phải nói: dân tộc này đã không chọn Phan Chu Trinh.”

Thưa ông Hà Sĩ phu, ông bảo rằng: “Không, đừng nói lịch sử, phải nói: dân tộc này đã không chọn Phan Chu Trinh.” tôi e có điều không ổn. Vì theo tôi, đối chiếu với những gì tôi viết ở trên thì dân tộc Việt Nam chúng ta, thật sự đã có lần nào được “bỏ phiếu” để lựa chọn đâu? Nếu có thì chỉ có hai lần “một bộ phận nhỏ” người Việt bất hạnh đã tự mình “bỏ phiếu bằng chân” (như đã viết ở phần trên) chứ cả dân tộc chưa một lần được diễm phúc này, ông ạ.

Tất cả những gì mà đảng CSVN có ngày hôm nay chỉ là do người dân hiền lành chất phác mà đa số chưa được “khai dân trí - chấn dân khí” bị lừa bịp và do bị khủng bố, bị ép buộc, mà ra thôi.

Tôi mong rằng cuộc bỏ phiếu thứ ba của cộng đồng người Việt Hải ngoại này - một nơi nằm ngoài sự kiểm tỏa của đảng CSVN - nơi có tự do lựa chọn giữ hay không giữ, xin hay không xin quốc tịch của nước CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo toàn trị của đảng CSVN (mà số không xin, không giữ lên đến gần 100%, theo tài liệu của cộng sản)- sẽ làm ông công tâm minh định lại điều mình đã viết, vì nó chẳng những không đúng sự thật mà còn nhục mạ biết bao vong linh người đã nằm xuống vì muốn chọn sống trong tự do thay vì chọn sống trong thiên đường cộng sản. Tôi nghĩ rằng ông Hà Sĩ Phu đã nợ dân tộc Việt Nam một lời xin lỗi về sự khẳng định vội vã này.

Trần An Lộc
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tại sao người Việt hải ngoại không công nhận CHXHCN VN

Post by uncle_vinh »

TNS Canada gốc Việt: Lời nói của quan chức VN không đi đôi với hành động
Tường An, thông tín viên RFA, 2014-04-06


Ngày 12 tháng 3 vừa qua. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và đại sứ Việt Nam tại Canada có cuộc gặp gỡ riêng với Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải. Sau đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã tiết lộ về nội dung cuộc gặp gỡ này, trong đó có những chi tiết đã làm một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại bất mãn và nghi ngờ về quan điểm của Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải. Để rộng đường dư luận, Thông tín viên Tường An có cuộc trao đổi với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải để có tiếng nói hai chiều.

Phục vụ cộng đồng người Việt Quốc gia

Tường An: Thưa Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, xin ông có thể cho biết cuộc gặp gỡ riêng này là do ông yêu cầu hay do từ phía ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa xin chào cô Tường An của đài Á Châu Tự Do, trước hết xin cám ơn cô đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Để trả lời câu hỏi của cô thì cái cuộc gặp gỡ riêng thì cuộc gặp gỡ riêng là do chính phái đoàn Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn xin gặp riêng tôi để trình bày một số việc trước khi có cuộc gặp chính thức với bên phái đoàn của Bộ Ngoại Giao. Thực ra, lúc đầu họ chỉ muốn xin gặp riêng tôi thôi, nhưng tôi không chịu. Tôi đòi gặp riêng rồi thì phải gặp chính thức bên Ngoại giao nữa mới được. Sau đó, ngày 12/3 tôi gặp riêng họ (gồm ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện Đại sứ Việt Nam tại Canada và tôi) trong vòng 1 tiếng, sau đó phái đoàn bên Cộng sản Việt Nam gồm 8 người gặp chính thức phái đoàn Bộ Ngoại Giao, trong đó có phái đoàn của tôi và bên Thượng viện, có bà Tổng giám đốc đặc trách vấn đề Nhân quyền của Canada.

Tường An: Xin Thượng Nghị sĩ có thể cho biết về nội dung của cuộc gặp gỡ riêng này không ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa thì trong buổi họp đó thì Nguyễn Thanh Sơn chỉ nêu ra một số vấn đề mà đảng Cộng sản Việt Nam không bằng lòng về công việc làm của tôi. Thứ nhất Nguyễn Thanh Sơn có đặt vấn đề là cấp lãnh đạo Việt Nam không bằng lòng về các lời tuyên bố của tôi tại Canada, nhất là tại Toronto khi tôi tuyên bố là tôi không chấp nhận chế độ Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Việt Nam phải giải thể và phải được thay thế. Vấn đề thứ hai ông Nguyễn Thanh Sơn cũng không bằng lòng việc tôi tranh đấu cho các nhà đấu tranh, các tổ chức tranh đấu cho tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam ở trong nước, nhất là họ chống Trung cộng trong vấn đề chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa và họ chỉ trích đảng Cộng sản Việt Nam không bảo vệ đất nước, thì ông Nguyễn Thanh Sơn cho tôi có cái nhìn một chiều về vấn đề này. Ông Nguyễn Thanh Sơn ráng thuyết phục, ráng cắt nghĩa rằng những người này vi phạm luật lệ, luật hành của Việt Nam chứ không phải là những người tranh đấu.

Cái thứ ba nữa, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng không bằng lòng công việc của tôi như một Thượng Nghị Sĩ Canada, ổng nói rằng tôi đại diện Canada thì tôi chỉ nên lo sự liên hệ giữa Canada và Việt Nam mà thôi chứ không có đặt vấn đề phục vụ cho cộng đồng. Thì tôi cũng nói rằng: thứ nhất, tôi là Thượng Nghị Sĩ Canada do đó cái vấn đề liên hệ giữa Canada và Việt Nam sẽ dựa trên vấn đề di trú, vấn đề giáo dục… Tuy nhiên tôi là người Canada gốc Việt, tôi cũng là người là người tranh đấu, do đó tôi cũng phải tranh đấu cho tất cả những người Việt Nam ở trong nước và tôi cũng phục vụ cho cộng đồng người Việt Quốc gia tại hải ngoại, thành ra Nguyễn Thanh Sơn cho rằng tôi có cái nhìn một chiều và không giữ đúng vai trò của một Thượng Nghị sĩ Canada.

Yêu cầu thả tù nhân chính trị

Tường An: Được biết, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng có khuyên ông về Việt Nam để nhìn thấy sự phát triển của đất nước, để không có cái nhìn một chiều, ông có nghĩ rằng ông sẽ suy xét để làm theo lời khuyên đó không ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng ráng thuyết phục tôi về thăm Việt Nam. Tôi khẳng định từ chối. Tôi nói rằng như một người Canada gốc Việt, tôi không về thăm Việt Nam, tôi không về thăm một quốc gia Cộng sản. Tôi ra điều kiện với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng nếu mà tôi về thì các ông phải thả những người tù nhân chính trị mà tôi đã đưa danh sách 10 người, đó là Cha Lý, như là Nguyễn văn Hải Điếu Cày, Võ Minh Trí tức là Việt Khang, rồi Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ rồi (Đinh) Nguyên Kha đó… Tôi đòi cô Phương Uyên phải được đi học, Huỳnh Thục Vy, Thầy Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế không bị quản chế. Thì đó là danh sách tôi đưa cho ông Nguyễn Thanh Sơn rằng nếu mà tôi về thì những người đó phải được thả thì tôi mới về chứ về để đi viếng thăm, đi du lịch thì tôi không về. Sau khi nói cái này rồi thì ổng cho tôi có cái nhìn một chiều và ổng cũng so sánh rằng ông Nguyễn Cao Kỳ là một cựu Thủ tướng, một cựu lãnh tụ quốc gia mà sao tôi không về, thì tôi có nói rằng Nguyễn Cao Kỳ là việc của ông Nguyễn Cao Kỳ còn Ngô Thanh Hải là việc của ông Ngô Thanh Hải vì tôi về thì có cái điều kiện là anh phải thả các tù nhân chính trị.

Image

Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và Thứ trưởng ngoại giao VN Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ tại Canada hôm 12 tháng 3 năm 2014. Courtesy Thế Giới Mới.

Tường An: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng nói rằng Thượng Nghị sĩ đã hoàn toàn nhất trí với quan điểm của ông ấy về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như đồng ý với quan điểm của ông Sơn rằng Linh Mục Nguyễn văn Lý là người quậy phá. Xin ông nói rõ hơn về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Đúng lý ra, ông Nguyễn Thanh Sơn nhờ tòa đại sứ liên lạc để gặp riêng tôi, yêu cầu xin gặp riêng tôi, ráng phân trần và giải thích mọi sự bắt bớ và cho rằng những người này đã vi phạm luật lệ của Việt Nam chứ không phải là những người đấu tranh cho tự do báo chí và tự do ngôn luận. Theo tôi nghĩ thì đảng Cộng sản Việt Nam rất ráng cố gắng để giải thích những chuyện bắt bớ, đánh đập. Theo tôi nghĩ, nếu nói rằng Cha Lý hay là Việt Khang mưu toan lật đổ chính phủ với điều lệ 88 hay 258, tôi nghĩ rằng những người này không có súng đạn, không có quân đội làm sao mà âm mưu lật đổ chính phủ được? Thành ra đó là điều mà tôi không có chấp nhận, dù họ cố gắng giải thích, giải bày như thế nào trong cuộc gặp gỡ riêng tư thì tôi nghĩ rằng công việc bào chữa của ông đối với những người đấu tranh ở trong nước, những bloggers vi phạm luật lệ nhà nước là không đúng sự thật. Hơn nữa, chính tôi đã vận động Bộ Ngoại giao Canada can thiệp cho Linh Mục Lý đi chữa bênh thì không có lý do gì mà tôi đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng Linh Mục Lý là người quậy phá cả.

Mặc dù ông ta cũng đã phân trần riêng tư với tôi rất nhiều. Nhưng tôi cũng nêu ra tại buổi họp chính thức. Buổi họp với đại diện Bộ Ngoại Giao kéo dài 45 phút. Và trước Bộ Ngoại giao thì họ cũng phân trần giống như họ phân trần riêng với tôi. Khi mà gặp gỡ chính thức thì tôi cũng nêu ra chính thức trước mặt Bộ Ngoại giao. Có thể vì lý do đó mà họ không bằng lòng chăng? Tôi không hiểu!

Tường An: Trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng nói rằng có những người Việt ở hải ngoại chỉ vì đồng tiền, muốn có thu nhập thêm, chỉ vì nhu cầu cuộc sống mà tham gia biểu tình, lần này ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại nói những điều mà như nãy giờ chúng ta trao đổi thì thấy rằng dường như nó không đúng với nội dung cuộc tiếp xúc. Ông có nhận định gì về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Những lời của ông Nguyễn Thanh Sơn nói ra thì có thể lung lay sự đấu tranh của một số người thì tôi xin những người đó nên vững tâm và nên có niềm tin vững chắc. Tôi xin chúng ta nên có một cái nhìn phán đoán khi có một lời tuyên bố nào ở phía Cộng sản Việt Nam. Đừng để nghị quyết 36 mà họ đã đưa ra chia rẽ cộng đồng của chúng ta tại hải ngoại.

Những gì mà Cộng sản đã nói, đã nếu ra để phân bày, thanh minh thanh nga đối với tôi thì tôi cũng không cho đó là sự thật mà công việc của tôi vẫn là tranh đấu cho một nước Việt Nam Dân chủ Tự do. Ngoài ra, với tư cách là Thượng Nghị sĩ Canada tôi có bổn phận và trách nhiệm đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải thả tất cả những người đấu tranh trong nước vì Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền.

Tường An: Ngoài những chi tiết mà ông cho biết về cuộc gặp gỡ, ông Nguyễn Thanh Sơn còn nói thêm điều gì không ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa… (cười)… khi mà ông Nguyễn Thanh Sơn vô phòng tôi mà gặp lá cờ vàng ba sọc đỏ đứng bên cạnh lá cờ Canada thì ông ta cũng không vui lắm, kể cả ông Đại sứ Việt Nam cũng không vui lắm và ông ta nói rằng cái lá cờ này là lá cờ của quá khứ rồi, anh là một Thượng Nghị sĩ Canada thì trong vấn đề liên hệ ngoại giao thì anh phải treo cờ của chúng tôi. Thì tôi cũng nói rằng: tôi là một Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt, tôi phục vụ cho Canada là một chuyện mà tôi còn phục vụ cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại ở Canada nữa mà cái lá cờ này là lá cờ tượng trưng cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại ở Canada đấu tranh cho Tự do Dân chủ mà tôi là người đấu tranh cho Tự do Dân chủ thì tôi không có lý do gì mà tôi không treo cờ Việt Nam Cộng Hòa trong văn phòng của tôi cả, còn cờ Cộng sản Việt Nam thì tôi đã không chấp nhận chế độ Cộng sản Việt Nam thì chuyện treo cờ Cộng sản Việt Nam trong văn phòng tôi là không có, thành ra ổng cũng hơi hơi bực mình, ổng không vui. Nhưng mà không vui hay bực mình là chuyện của ông Nguyễn Thanh Sơn chứ không phải là chuyện của tôi, thành ra chuyện mà tôi treo cờ cũng là một hình thức mà họ không bằng lòng lắm.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Tường An: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có nói trong cuộc phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV là Thượng Nghị sĩ đã đồng tình, đồng ý với những gì ông ấy nêu ra về các nhà bất đồng chính kiến, ông ấy cũng đánh giá đó là hai cuộc gặp gỡ (cuộc gặp gỡ riêng với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong vòng 1 tiếng và cuộc gặp gỡ chung với đại diện Bộ Ngoại Giao Canada trong vòng 45 phút. RFA) có nhiều đồng thuận giữa hai bên. Xin ông cho biết cuộc gặp gỡ 1 tiếng đồng hồ này này đã đưa đến những đồng thuận gì ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa không có đồng thuận gì hết đó, tôi không đồng ý những gì mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói. Cái chuyện mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói là tôi đồng ý với các vấn đề của Cộng sản Việt Nam thì tôi không bao giờ tôi nói là tôi đồng ý cái gì cả. Bởi vì ông Nguyễn Thanh Sơn ráng lo phân trần và giải thích những hành động của Cộng sản Việt Nam đối với những nhà đấu tranh, đối với Cha Lý, đối với việc Trung cộng chiếm đất Hoàng Sa và Trường Sa. Ổng có nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa không có mất, thì ổng ráng giải thích. Nói tóm lại, trong buổi nói chuyện hôm đó thì cái phần “thanh minh thanh nga”, phân trần, bào chữa của ông Nguyễn Thanh Sơn mà tôi không bao giờ chấp nhận lời phân trần đó.

Trong cuộc nói chuyện riêng đó, cá nhân tôi không đồng ý bất cứ một điểm nào mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói về những nhà bất đồng chính kiến bị bắt tù và tôi cũng không có nhu cầu hòa hợp hòa giải với Cộng sản Việt Nam mà chính Cộng sản Việt Nam phải hòa hợp hòa giải với người dân trong nước.

Tuy nhiên trong buổi họp riêng đó thì ổng tưởng rằng tôi sẽ không nêu ra trong buổi họp chính thức với Bộ Ngoại giao. Nhưng mà khi mà trong buổi họp chính thức với Bộ Ngoại giao về danh sách 10 người mà tôi đã nêu ra. Trong 45 phút nói chuyện với Bộ Ngoại Giao Canada, ông Nguyễn Thanh Sơn đã cố gắng phân trần từng trường hợp trong danh sách 10 người mà tôi đưa ra, nói là họ vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng tôi hoàn toàn bác bỏ luận điệu đó. Theo tôi nghĩ đó là lý do mà làm cho họ không hài lòng cho lắm.

Và sẵn đây tôi cũng nói luôn với cô là Canada của chúng tôi đã chấp nhận hồ sơ của Cha Lý cho Cha Lý qua Canada chữa bệnh, hồ sơ đã xong xuôi hết rồi, vào giờ chót thì chính Cha Lý không chịu đi qua Canada bởi vì Cha Lý sợ khi qua Canada chữa bệnh rồi thì ông không được trở lại Việt Nam để tranh đấu. Thì trong buổi gặp với ông Phó Thủ tướng Vũ văn Ninh tôi có nêu ra là những người được đi ra chữa bệnh thì các ông cũng phải cho họ về, thì ông Sơn kể cả ông phó Thủ tướng Vũ văn Ninh không trả lời câu hỏi của tôi. Và ông Sơn có nói một câu rất là… rất là vui, ông Sơn nói rằng: Những người tù nhân chính trị này, nếu Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải và Canada bảo lãnh thì tôi thả cho ra hết… Tôi không biết rằng khi ông nói ra câu đó là với ngụ ý gì? Tuy nhiên tôi biết rằng ông Nguyễn Thanh Sơn không có đủ quyền hành, bởi vì trên ông còn 16 người trong Bộ Chính trị nữa, thành ra vấn đề đó ông nói ra, ông đưa ra thì tôi cũng chỉ cười vậy thôi chứ tôi không có đặt nặng vấn đề đó những tôi có lưu ý Bộ Ngoại Giao lưu ý câu đó của ông Nguyễn Thanh Sơn. Tôi có nói với Bộ Ngoại Giao: quý vị nhớ nghe nhé! Chính ông này nói rằng nếu chúng ta bảo lãnh thì họ sẽ thả ra đó!”

Tường An: Thưa Thượng Nghị sĩ, được biết trong thời gian gần đây, đặc biệt nhiều đoàn viên của Liên Minh Dân chủ Việt Nam hoặc thân nhân của đoàn viên Liên Minh Dân chủ Việt Nam, (một đoàn thể chính trị mà ông Ngô Thanh Hải là Chủ Tịch. RFA) về Việt Nam bị sách nhiễu hoặc trục xuất mặc dù họ không hề làm chính trị mà họ chỉ là thân nhân của đoàn viên Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.Thượng Nghị sĩ nghĩ sao về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Từ ngày tôi lên Thượng Nghị sĩ cho tới nay, thì tôi cũng có cái nhận xét đó: Tất cả những người Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, thân nhân hay những người có liên hệ đến Liên Minh Dân chủ Việt Nam khi họ đi về thì họ bị bắt, hoặc làm khó dễ, hoặc trục xuất ra khỏi Việt Nam dù rằng họ đi về chỉ để thăm Cha Mẹ ốm đau, hoặc lo vấn đề chôn cất thì cũng bị tương tự như vậy. Tôi không hiểu rằng đó là một hình thức cảnh báo của Cộng sản Việt Nam đối với Liên Minh Dân Chủ Việt Nam của chúng tôi hay không nhưng mà tôi thấy có những hành vi, những hành động khá đặc biệt riêng với Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do tôi lãnh đạo. Thành ra lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn kêu gọi hòa hợp hòa giải với hải ngoại, tôi thấy rằng câu nói đó không đi đôi với hành động. Cộng sản Việt Nam đưa ra hòa hợp hòa giải mà nội cái chuyện đi về thăm Cha Mẹ hay là chôn cất mà Cộng sản Việt Nam còn không làm được thì tôi không tin rằng những câu nói của Cộng sản Việt Nam hoặc là của ông Nguyễn Thanh Sơn về vấn đề hòa hợp hòa giải hay hòa giải hòa hợp gì đó thì đối với tôi không thật lòng hoặc không trung thực lắm.

Tường An: Xin cám ơn Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này ạ.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tại sao người Việt hải ngoại không công nhận CHXHCN VN

Post by uncle_vinh »

Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao: Thuyền nhân là nạn nhân chiến tranh
Kính Hòa, phóng viên RFA, 2014-04-07


Image
Người Việt tị nạn trong ngày hồi hương từ một trại tị nạn ở Malaysia hôm 02/5/1996
AFP photo

Trong một phát biểu từ trong nước, ông Thứ trưởng Bộ ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn nói rằng thuyền nhân Việt Nam là nạn nhân của chiến tranh. Ông cũng nói đến sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Sau đây là một số ý kiến về phát biểu của ông Sơn được ghi nhận.

Ngày 30/4, một ngày kỷ niệm có ý nghĩa lớn nhất của lịch sử Việt nam hiện đại lại đang đến. Những ngày đầu tháng tư năm nay, các cụm từ Hòa hợp hòa giải, xóa đi hận thù lại một lần nữa vang lên từ phía nhà cầm quyền Việt nam.

Nạn nhân chiến tranh

Trong một bài đăng trên báo mạng Tuổi trẻ online ngày 5/4/2014, ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam cho biết là sắp tới đây nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức một buổi lễ cầu siêu lớn cho những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Trường Sa năm 1988, những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng sa năm 1974, và cả những nạn nhân là thuyền nhân đã bỏ mình trên biển vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước.

Ông nói thêm rằng những người thuyền nhân đã ra đi là nạn nhân chiến tranh, do bị tuyên truyền một chiều. Ông Sơn cho biết là ông có mời những người từ trước đến giờ chống lại nhà nước Việt nam tham gia lần cầu siêu này. Ông nói rằng phe chiến thắng của ông đã có công thống nhất đất nước, và những hoạt động như lễ cầu siêu này sẽ được tổ chức thường xuyên cho đến khi nào bà con cô bác người Việt trên khắp thế giới qui về một mối, không còn hận thù chia cắt trong lòng dân nữa.

Trước đó, ông Sơn cũng có phát biểu với báo Tiền Phong rằng ông đã thực hiện một chuyến đi dài ngày đến Mỹ và Canada: “nhằm mục đích cảm hóa, tiến tới phân hóa các đối tượng cực đoan, hận thù chống đối đất nước.”

Và ông tiên đoán là ngày hòa giải dân tộc không còn xa.

Ông Quốc Việt, một thuyền nhân, làm việc trong ngành truyền thông Úc hơn 20 năm và có thời gian hoạt động thiện nguyện trong các trại tị nạn dành cho người Việt ở vùng Đông Nam Á. Khi đọc được các thông tin về bài nói chuyện của ông Thứ trưởng Việt nam, nói với chúng tôi:

“Thưa anh khi tôi nghe câu tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ ngoại giao của nhà nước cộng sản Việt nam thì tôi thấy nó chẳng có gì thay đổi so với cách nói của những người cộng sản tại Hà nội cách đây mấy mươi năm và cho đến bây giờ thì vẫn vậy. Họ vẫn bảo rằng những người vượt biển ra đi là do bị tuyên truyền khiến gây ra sự hiểu lầm đối với nhà nước, với chế độ cộng sản. Tôi nghĩ rằng không chỉ cá nhân tôi mà tất cả những ai có một chút hiểu biết, có một chút lương tri thì đều thấy rằng đó là cái cách nói để ông ta nghe mà thôi. Chứ bây giờ nói thế thì ai nghe. Tôi không biết là cái người nói ra họ có hiểu họ nói gì hay không.”

Ông Trần Giao Thủy, hiện đang sống tại thành phố Montreal, Canada, phụ trách trang mạng DCV online cũng có suy nghĩ tương tự như ông Quốc Việt, ông nói:

“Tôi cho rằng thuyền nhân là một phần của nạn nhân cộng sản, cũng như những người bị chết oan trong cải cách ruộng đất, trong vụ nhân văn giai phẩm, trong vụ án xét lại chống Đảng, những người bị giết trong tết Mậu thân,… chứ họ không phải là nạn nhân chiến tranh.”

Từ trong nước nhà văn Thùy Linh phát biểu qua mạng xã hội FB về lời phát biểu của ông Sơn rằng bỗng dưng chiến tranh lại được mang ra để giải thích cho mọi nỗi niềm.

Theo số liệu của nhà báo Huy Đức ghi lại thống kê của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc trong quyển sách tư liệu mang tên Bên Thắng Cuộc của ông thì con số những người vượt biển cập bến các quốc gia trên thế giới từ tháng sáu năm 1989 trở về trước là gần một triệu người. Số người mất tích dĩ nhiên là không thể có số liệu được.

Ông Trần Giao Thủy nói tiếp với chúng tôi rằng:

“Ông Sơn nói với báo chí trong nước, trả lời báo chí nước ngoài, ông ấy coi những đối tượng mà ông ấy gọi là Việt kiều đấy, là những người không biết gì. Chẳng lẻ họ là những người ngu dốt hết không biết suy nghĩ hay sao? Nói mà coi người khác không ra gì thì làm sao mà đi đến hòa giải với hòa hợp!”

Hòa hợp hòa giải

Image
Một phụ nữ Việt Nam với hai đứa con nhỏ trong trại tị nạn ở Puerto Princesa, Philippines ngày 11 tháng 1 năm 1996. AFP photo

Trong một lần trò chuyện của chúng tôi với các bạn trẻ trong nước về ý nghĩa của hai từ hòa giải, một bạn trẻ nói đùa rằng chính quyền Việt nam chỉ hòa giải với những người hải ngoại mang lại lợi lộc cho họ mà thôi.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về thông điệp hòa giải trong phát biểu của ông Sơn, Ông Trần Giao Thủy nhấn mạnh từ mà Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã dùng trên báo Tuổi trẻ là thành tâm. Ông nói:

Cái cản trở lớn trong việc những người Việt không theo cộng sản nói chuyện với những người Việt theo cộng sản (tôi vẫn gọi họ là người Việt) là cái sự tuyên truyền chao đảo không trung thực mà thôi. Những người thuyền nhân sau năm 1975 không thể gọi là họ bị tuyên truyền, họ là thành phần ưu tú của miền Nam Việt nam lúc đó. Họ bỏ nước ra đi không phải vì kinh tế khó khăn hay vì bị tuyên truyền, họ không sợ cái chết để ra đi chỉ vì họ không muốn sống với cộng sản thôi.”

Ông Quốc Việt thì nhìn sự hòa giải hiện nay là điều cần làm từ những chính sách đàn áp cứng rắn của bộ máy quyền lực của đảng cộng sản đối với người dân trong nước:

“Giữa những người dân Việt nam không có cần một sự hòa giải gì ở đây cả. Hòa giải thực sự nằm ở giữa cơ cấu cầm quyền của đảng cộng sản hiện nay với gần 90 triệu dân trong nước, khoan nói đến người Việt ở hải ngoại.

Thượng nghị sĩ Liên bang Canada gốc Việt là ông Ngô Thanh Hải, trả lời thông tín viên Tường An về tin nói ông sẽ sang Việt Nam theo lời mời của ông Sơn rằng ông chỉ đi Việt Nam khi mà nhà cầm quyền Việt nam thả các tù nhân chính trị trong nước.

Theo ông Thủy thì việc mà chính phủ Việt nam nên làm là ghi nhận một cách trung thực lịch sử, hơn tiếp tục là tuyên truyền bằng lời nói. Theo ông thì dấu vết về sự kiện thuyền nhân có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Và ở thời đại thông tin đa chiều này thì không thể nào xóa bỏ được.


Ý kiến

Dân
nơi gửi Úc


Rất đồng ý với câu nói của anh Quốc Việt "đảng cộng sản VN phải hòa giải với người dân trong nước trước đã", đơn giản là trả lại quyền tự ngôn luận và quyền tự do chọn người lãnh đạo đất nước. Tôi đoan chắc nếu người dân Việt Nam có được những quyền căn bản đó, thì chính bản thân ông Sơn đã không có được cái chức vị và cái kiểu phét lác như vầy.

08/04/2014 09:55
HƯƠNG QUÊ
nơi gửi Sài Gòn


Hơn 80 cái xuân qua (1930). Giờ đây đã "già nua". Và gần 40 năm "toàn trị", CS bây giờ cũng đã cảm nhận và ngửi thấy được mùi tử khí rồi.(Khoản này thì CS rất tinh tế)! Cho nên, "hòa hợp hòa giải" là một âm mưu dùng để chia rẽ và đánh sập "các thế lực thù địch" ở nước ngoài.
Từ lâu, cs đã nhìn thấy được thế lực này chính là "TỬ THẦN" của chúng. Nhưng rất tiếc, "Thế lực" này đến nay vẫn chưa thấy được một người có tài thực sự xuất hiện. Nếu không thì bọn Việt gian CS đã"hồn phiêu phách tán"từ lâu rồi!
Toàn dân trong nước bây giờ đã là 80 triệu "thế lực thù địch", đang thiếu sự hậu thuận từ thế lực bên ngoài. CS biết điều đó nên chúng hành động "diệt trừ từ trứng nước".
Còn "các thế lực thù địch" thì vẫn hát mãi bài ca "Ru ngủ"!!!

08/04/2014 09:55
hoangynguyen
nơi gửi Sàigòn


Không biết ông Nguyễn Thanh Sơn ở đâu trong lúc người dân cùng cực cho một kíp người đánh đổi mạng sống để tìm Tự Do. Hai chử TƯ DO quá đắc với dân tộc VN...
Bà con ơi ai rớt gói cơm...Hoan hô. hoan hô
B̀a con ơi gói cơm ai rớt...Đả đảo. đả đảo
Ông Sơn ơi đừng làm trò đùa nữa mà hãy chấn chỉnh lại trái tim của người CS rồi mới hòa giải gì đó... Đừng nói xuông không ai nghe đâu... phí thì giờ vô ích.

08/04/2014 09:52
TL.
nơi gửi WestCali


Cong-San dung "tu-ngu" la da thay "ngu-dot" ma "phach-loi" CAM-HOA,PHAN-HOA(Ai?cam-hoa Ai? Phan-Hoa(hay noi thang la chia re Khoi nguoi Viet "chong-doi" o hai-ngoai.Tuyen-bo "ngu-xuan",muon hoa-giai,hoa-hop Dan-Toc chac "con khuya".len mat "Thay Doi" ta day "nguoi hung"giai-phong mien Nam(thongnhat)hay xe hiep-dinh ,dem quan tan-cong vao Nam(thay ro-rang)gio nay con "tuyen-truyen"theo kieu xuyen-tac su-that vao luc nam 1945(dep rau,non coi)Toi la nguoi VIET-NAM la "ngan doi" toi van la nguoi VIET-NAM,khong co mot bao-quyen nao? "xoa so" nguoi VIET-NAM cua chung toi duoc(xe 10 cuon so QT cung khong nham nho gi)"xin loi"nghe Ong Son

08/04/2014 09:29
Danh
nơi gửi Không xác định


Thuyền nhân không phải là nạn nhân của chiến tranh. Nếu ở lại cái chế độ cộng sản Việt Nam là bị bắt đi cải tạo khổ sai và bị buộc phải học cái tư tưởng giáo điều ma quỷ Mác-Lê, và tư tưởng Hồ Chí Minh. Con người tự do thì thà chết ở xứ người chứ không thể ở cái xã hội chủ nghĩa độc ác thời chiến đươc.
Post Reply