Những điều trông thấy

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

13 Tháng 8 2008 - Cập nhật 14h05 GMT

Từ vụ 'hát nhép' nhìn lại những vụ gian dối ở VN

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Đọc về vụ cô bé váy đỏ Lâm Diệu Khả diễn trong lễ khai mạc Olympics chỉ hát 'vờ' còn giọng thật lại của một em khác, nhiều người Việt Nam không khỏi có cảm giác đó là chuyện không lạ với họ.
Trong hàng chục năm dưới thời bao cấp những lần "đánh tráo" như thế này là chuyện 'thường ngày ở huyện'.

Ở độ tuổi của cô bé bảy tuổi Dương Bái Nghi có giọng hát hay nhưng lại không được xuất hiện trên sân Tổ Chim, một số em thi vào Nhạc Viện Hà Nội phải ngậm ngùi khi thấy con cái các thầy cô giáo hay quan chức được ưu tiên.

Theo các cựu lưu học sinh ở Moscow, khi các thiếu niên Việt Nam phải trải qua kỳ thi để được sang Liên Xô cũ học nhạc, những chuyện gian lận trong việc tuyển chọn lại xảy ra.

Một cựu sinh viên Nhạc Viện Hà Nội nói có những học sinh Việt Nam được xem là có năng khiếu sang học ở Liên Xô khi đó đã làm giáo viên nước sở tại ngạc nhiên vì các em 'dốt quá'.

Đã có lúc Liên Xô phải cử chuyên gia đích thân sang tuyển ở Việt Nam vì những vụ chạy chọt để được du học miễn phí làm giảm chất lượng các khóa học của họ.

Thế nhưng khi họ về, trừ những trường hợp đỗ đầu mà các chuyên gia rất ấn tượng và rất nhớ, những em được điểm thấp hơn vẫn bị tráo tên.

Nếu không có các vụ như thế có lẽ số nghệ sỹ Việt Nam thành công ở ngoài biên giới Việt Nam có lẽ còn nhiều hơn nhiều so với hiện nay.

Người thật việc không thật

Những chuyện lừa dối khác liên quan tới khả năng của các học viên cũng phổ biến trong các lĩnh vực ngoài âm nhạc.

Các học sinh phổ thông trước những buổi có khách đến 'dự giờ' đều được chuẩn bị kỹ.

Trường, lớp bỗng nhiên vô cùng sạch sẽ và em nào trông sáng sủa sẽ được gà bài.

Khi khách đến tham gia giờ học, dù có bao nhiêu cánh tay giơ lên khi câu hỏi được đưa ra, các bạn học sinh đều biết ai sẽ được cô gọi trả lời.

Tới các kỳ thi học sinh giỏi, các em cũng sẽ không ngạc nhiên nếu trong tốp đi thi có nhiều con em giáo viên hay những người quen thân với họ.

Ngựa quen đường cũ

Khi các em học hết phổ thông, thi vào đại học và được chọn đi học nước ngoài, mức độ gian dối tăng thêm gấp nhiều lần.

Ngay cả khi thời cộng sản Đông Âu đã qua đi hiện tượng "đánh tráo" lưu học sinh vẫn không hết.

Tại Ba Lan, nền dân chủ sau 1989 vẫn cho một số học bổng dù ít hơn trước để các sinh viên được chọn từ Việt Nam tiếp tục có mặt trên các giảng đường đại học của họ.

Đây là lỗ hổng tạo ra hiện tượng có những thanh thiếu niên chạy vạy chỉ tiêu qua nhà chức trách Việt Nam, đặc biệt là Đại sứ quán ở Warsaw vào được khóa học tiếng để lên đại học.

Có những người thậm chí chưa học xong cả phổ thông trung học ở Việt Nam nên việc học theo kịp bậc đại học ở Ba Lan là quá khó và thường bị đuổi sau một hai năm đầu, cho dù đã sang được Ba Lan.

Còn tại chính Việt Nam, chế độ cộng điểm đại học cho nhiều đối tượng ưu tiên, từ sống ở vùng cao tới con thương binh, liệt sĩ cũng là cơ hội để người ta gian dối.

Hiện tượng sửa lý lịch, hộ khẩu để vào đại học không phải là chuyện hiếm khi xảy ra.

Và lợi ích của việc gian dối trong các xã hội thiếu minh bạch thường do các cá nhân hưởng nhưng tác hại thường lại đổ cho xã hội.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Người VN chi gần 360 triệu đôla mỗi năm cho ăn nhậu

Trà Mi, phóng viên đài RFA
2008-08-14

Gần 360 triệu Mỹ kim dân số Việt Nam dành riêng cho khoản ăn nhậu hàng năm - số tiền bằng tổng doanh thu công nghiệp phần mềm và dịch vụ mà ngành công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam thu được từ 2006 đến 2007.

Đâu quả là một con số khổng lồ đối với quốc gia đang còn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất trên thế giới như Việt Nam, nơi mà đại đa số dân chúng thu nhập không tới 2 đô la mỗi ngày. Đó là chưa kể những tiêu tốn cho gia đình và xã hội do hậu quả của rượu bia gây nên.

Nhậu mọi nơi, mọi lúc

Tất cả các giai tầng trong xã hội, từ nghèo đến giàu, từ giới bình dân cho tới tầng lớp thượng lưu rủng rỉnh tiền bạc, từ thanh niên cho đến cao niên, và ngay cả nữ giới đều… nhậu.

Anh Lê, một cư dân ở phía Nam, do công việc yêu cầu giao tiếp nhiều nên hàng tháng cũng phải lai rai vài lần, cho biết:

“Nhậu vui, nhậu “giải mỏi” cuối ngày đó mà, tan sở đi làm vài ve. Mà giờ cái nguy là không chỉ đàn ông nhậu, mà đàn bà con gái cũng bắt đầu nhậu, rồi thêm giới trẻ, giới học sinh, con gái cũng đi nhậu nữa. Nó đã thành một lề thói sinh hoạt của xã hội rồi.

Riêng cá nhân mình một tháng ít nhất cũng phải ngồi nhậu 3 lần để giao tiếp. Mỗi lần ít nhất phải chi khoảng 3 trăm ngàn, 3 lần/tháng cũng mất gần cả triệu một tháng.

Đó là nhậu bình dân, chứ còn sang trọng thì ít nhất một buổi nhậu cũng phải 1,5 triệu ở một nhà hàng trung bình, đó là chỉ uống bia chứ không uống rượu. Một chai rượu 3-4 triệu rồi, không dám uống rượu đâu.”

Anh Hùng, giáo viên ở vùng cao, nhận xét:

“Cái việc nhậu nhẹt thì người Việt mình hầu hết cũng uống nhiều ít gì đó. Đó là chuyện rất phổ biến, rất bình thường đối với đồng bào mình từ xưa tới giờ. Thanh niên choai choai học đòi nhậu nhẹt cũng có. Tình trạng nhậu nhẹt ở các cơ quan, công sở cũng có.

Nói chung là ở đâu cũng có quán nhậu, vùng nào cũng có. Cái chuyện uống rượu là một nét phong tục tạp quán của các dân tộc trên thế giới không riêng gì Việt Nam, chứ còn ở mình thì sử dụng thái quá nó trở nên có hại và là điều không tốt.”

Cả nước… nhậu?

Đối với phần đông Việt Nam, thói quen nhậu nhẹt đã trở nên một nhu cầu không thể thiếu, một nếp sinh hoạt hàng ngày, mà bằng chứng cụ thể là quán nhậu trong nước đua nhau nở rộ như nấm, đủ kiểu, đủ đẳng cấp từ bình dân đến sang trọng, đến nỗi có người đã ví von rằng ở Việt Nam có nhiều nơi kiếm bệnh xá, trường học rất khó, nhưng đi tìm quán nhậu thì chẳng phải nhọc công.

Nói cách khác, tại Việt Nam những cơ sở thiết yếu cho đời sống con người như trường học có thể thiếu, bệnh viện có thể chưa đủ, nhưng không hề thiếu… quán nhậu.

Người khách hàng “bất đắc dĩ” phải “đóng góp” cho các quán nhậu vì nhu cầu công việc, tiếp lời:

“Toàn bộ đất nước này, chỗ nào quán nhậu cũng nhiều hết. Bất cứ chỗ nào nhậu cũng được. Tỉnh nào, thành phố nào cũng đầy dẫy quán nhậu. Tôi thấy chiều nào cỡ chừng 4-5 giờ là các quán nhậu đầy nghẹt người.

Người lao động thì nhậu bình dân, có thể chỉ cần 1 xị rượu 2,3 ngàn là nhậu được rồi. Còn công nhân viên chức thì nhậu sang hơn gồm bia hơi, bia chai. Thì bữa nhậu như tụi tui là thành phần thu nhập trung bình thôi thì phải mất vài chục đô rồi.

Chứ còn giám đốc trở lên họ nhậu kiểu khác, họ nhậu thường xuyên luôn, rút rỉa của công hoặc kiếm mánh mung, đại khái cũng do tiền tham nhũng, ăn chặn, ăn bớt gì đó.”

Tác hại của bia, rượu

Lạm dụng bia rượu sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình và xã hội như tình trạng bạo hành, đe doạ tính mạng cả người nghiện và những người xung quanh mà cụ thể là tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam năm nào cũng ở mức cảnh báo đáng quan ngại.

Ngoài ra, uống bia rượu quá đà cũng là nguyên nhân của vô số bệnh tật tàn phá sức khoẻ, như lời bác sĩ Hùng, chuyên nội khoa, thuộc Trung tâm y tế Bolsa ở Nam California:

“Uống nhiều rượu bia quá sẽ bị viêm, chảy máu bao tử, bị chai gan, viêm gan, tỷ lệ bị đột quỵ và bán thân bất toại nhiều hơn, tim bị giản nở không co bóp nhiều, dây thần kinh chân tay không hoạt động tốt nữa, về sau tay chân sẽ bị run rẩy, và làm cho người ta hay quên.

Tệ nạn bia rượu không những hại cho chính mình mà cho gia đình mình nữa. Nhiều gia đình không được yên ấm vì bố hay mẹ nghiện rượu, con cái về sau cũng bị nghiện theo.”

Giới nghiện rượu hiểu biết về tác hại của ma men như thế nào? Chúng tôi tình cờ hỏi thăm một dân nhậu tại Biên Hoà, anh trả lời ngay: “Uống bia rượu nhiều thì ảnh hưởng đến gan và thần kinh.”

Giáo chức ở miền cao tiếp lời: “Mình cũng thường nghe các phương tiện truyền thông đại chúng cảnh báo là uống rượu nhiều sẽ gây ra nhiều thứ bệnh như bệnh gan hay tâm thần, hoặc xảy ra nhiều vấn đề về đạo đức hay về ứng xử..v..v..nói chung rất nhiều. Báo chí họ cũng nói nhưng mọi người ít để tâm lắm!”

Thay đổi Văn hóa…. nhậu

Giới chuyên môn vẫn không ngừng cảnh báo, các phương tiện đại chúng vẫn ra rả tuyên truyền, giáo dục, thế nhưng, số người làm bạn với ma men cũng như số quán nhậu vẫn gia tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ thương vong, bệnh tật vì bia rượu.

Làm thế nào để thay đổi “văn hoá nhậu nhẹt” vốn đã ăn mòn trong cách sống, nếp nghĩ, và thói quen của số đông dân chúng tại Việt Nam?

Giới chuyên gia đề nghị: “Tôi nghĩ phải dạy các em nhỏ ngay từ trong trường, bậc tiểu học, giúp các em hiểu được cái hại của rượu và nghiện rượu như thế nào. Từ đó cái văn hoá nhậu nhẹt sẽ bớt đi. Ta phải thay đổi ngay từ gốc rễ.”

Và làm cách nào để giúp những người trót đã nghiện rượu nói không với chất uống độc hại này?

Vẫn theo lời bác sĩ Hùng: “Cần nhiều sự giúp đỡ của cán sự xã hội, chuyên gia tâm lý, bác sĩ, bạn bè và gia đình cùng họp lại giúp đỡ người nghiện rượu, nhất là bản thân người đó phải có lòng quýêt chí từ bỏ. Chính phủ có lẽ phải phạt tù những người say rượu lái xe, đụng xe thì may ra người ta sợ, thì tỷ lệ nghiện rượu có thể bớt đi.”

Mức thuế nhà nước Việt Nam áp dụng cho các sản phẩm rượu bia nhập khẩu hiện từ 20-75% chưa được đánh giá là một biện pháp giúp giảm bớt tệ nạn nhậu nhẹt khi mà vô số các chủng loại nước uống có cồn vẫn thi nhau chen chân vào thị trường tiêu thụ hấp dẫn tại Việt Nam.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Làm Trò Hề Cho Thiên Hạ

VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 8/23/2008, 9:03:00 PM

Về báo chí trong nước Việt Nam,hết Ông Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đến Ô Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ xuân Sơn làm trò hề cho thiên hạ.
Nguyên lý chánh yếu của việc chọc cười là dùng sự tương phản, lập lờ, và chơi chữ. Thí dụ người sói đầu còn mấy sợi tóc ngày Tết vẫn đi tiệm để hớt tóc ăn Tết. Thích lấy vợ cô giáo vì cô giáo theo thói quen nghề nghiệp thường nói, "lập lại, lập lại đi". Mỉa mai phe đảng mạnh trong Đảng "đì" Tướng Giáp từng "cầm quân" đánh Pháp bằng cách giao cho Tướng này "nhiệm vu" "cầm quần cho chị em" trong kế hoạch hạn chế sanh đẻ, gia đình một con như ở Trung Cộng. Dưới cái nhìn đó, người ta thấy Ông Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đến Ô Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ xuân Sơn là những người chọc thiên hạ cười, loại có hạng.

Giống như hồi CS Hà nội mới "tiếp thu" Miền Nam, câu khẩu hiệu "Không gí quí hon độc lập tư do", CS lại đem trương lên ở cổng các trại tù như Khám Chì Hoà, trại tam giam "điều tra xét hỏi" Phan Đăng Lưu. Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng trả lời cho Đài BBC nhân chuyến thăm London (Anh quốc) hồi Tháng Ba, rằng "Việt Nam có tự do báo chí rất tốt", "rất cởi mở", "rất thông thoáng." Và của Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn của Đảng Nhà Nước CS Hà nội mới đây đi dạy đời chính phủ Nhật Bản không nên để cho báo chí "đưa tin, viết bài" về vụ bốn người Nhựt bị bắt vì đã hối lộ cho cán bộ Đảng Nhà Nước CS Hà nội để được trúng thầu dự án xây dựng Xa Lộ Đông - Tây tại Sài Gòn.

Những gì hai Ông nói đều nếu không tương phản như trắng với đen thì cũng lập lờ đánh lận con đen so với sự kiện xảy ra và sự thật ai cũng biết liên quan đến báo chí ở VN. Báo The Yomiuri Shimbun của Nhựt số ngày 8-8-2008 loan tin cơ quan PMU của thành phố Sài Gòn đã "đòi huê hồng 15% từ công ty Pacific Consultants International (PCI) trên 2 dự án để sẽ cho công ty này thầu độc quyền hồi 8 năm trứơc, theo lời một giám đốc PCI. Lúc đó, PCI mới nài nỉ, thương thuyết để xin giảm còn 10% thôi. Ông Giám Đốc PCI Haruo Sakashita, 62 tuổi, thương thuyết với PMU và được cho xuống 10%... và đã "lì xì" tiền "ché lá" 800 ngàn đô la cho một cán bộ CSVN. Đàì BBC kể rằng cán bộ nhận hối lộ 800 ngàn Đô đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính của thành phố Sài Gòn, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông - Tây.

Nên

Thiên hạ nực cười vì Con Người thuộc chủng loại Homo sapiens ở khăp năm châu bốn biển trên hành tinh gọi là Trái Đất này, trong đó kể cả người Việt ở Bắc, ở Trung,ở Nam, ở hải ngoại không còn ai xa lạ gì báo chí ở VN nữa. Không phải báo chí ở VN bị Đảng Nhà Nước kiểm soát chặt chẻ, mà báo chí ở VN là của Đảng Nhà Nước CS Hà nội, do Đảng Nhà Nước CS Hà nội làm ra,và làm việc vì Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Những con số lạnh lùng đã nói lên điều đó. Cả nước hiện nay có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo được cấp thẻ. Tất cả đều là cơ quan của Đảng CSVN và của các ban ngành đoàn thể của Nhà Nước CSVN. Không một tờ báo ngoài chánh phủ. Không một tờ báo của tư nhân. Tất cả nNhà báo từ chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập, phóng viên, ký giả, bình luận đều là cán bộ, công nhân viên của Đảng Nhà Nước tuyển dụng, trả lương, thưởng phạt như công chức.

Thiên hạ không ai buồn ngạc nhiên khi nghe thấy Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn tỉnh bơ, tự nhiên như người "Hà lội" tuyên bố, không một chút ngượng miệng.

Chuyện CS Hà nội dùng mọi năng quyền, luật pháp, hành chánh, kỷ luật đảng để trừng trị những nhà báo không chịu đi "lề bên phải" của Đảng vạch ra. Chuyện Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ban hành Chỉ Thị số 25 "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với các cơ quan báo chí." Chuyện CS Hà nội bắt giam 2 nhà báo rồi rút thẻ 7 nhà báo khác. Nói theo kiểu phó thường dân Nam bộ đó là những "chuyện hàng ngày ở huyện", bình thường không có gì là lạ cả.

Nói theo thí nghiệm sinh vật học của Pavlov, đó là phản xạ có điều kiện. Đánh một tiếng chuông, đưa ra miếng thịt bò, nước cương toan chảy ra trong bao tử của con chó thí nghiệm. Làm nhiều lần, sau đó đánh chuông mà không đưa miếng thịt bò, nước cương toan trong bao tử con chó thí nghiệm vẫn chảy ra.

Nói theo đất nước ông bà VN ngày xưa đó là "Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời." Và người Pháp cũng có có câu đại ý tương tự "Thói quen là bản tánh thứ hai" (L' habitude est une seconde nature). Còn bây giờ người Việt trong nước quá rành cái lối "ăn đằng sống nói đàng gió" của nhà cầm quyền. Nhà Nước nói không đổi tiền là đổi, nói không lên gia xăng là lên. Người dân có vài chữ mới rất chi là mỉa mai, loại khôi hài đen rất chi là "ấn tượng" Hai Ong Thủ và Thứ đã "vô tư" tuyên bố, tức nói theo thói quen mà không cần suy nghĩ, làm theo phản xạ có điều kiện nên không kềm chế được.

Ba, nhưng hai Ông Thủ và Thứ này có "ý đồ", chớ không phải không. Để đánh bóng báo chí của Đảng Nhà Nước CS và đánh bóng chế độ CS Hà nội như Ô Tổng Bí Thư Lê Duẫn từng tỉnh bơ và tư nhiên, "vô tư" nói tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa vạn lần hơn của tư sản. Để lập lờ đánh lận con đen những người sống lâu trong chế độ tư do, dân chủ, thiếu kinh nghiệm CS ở hải ngoại - đặc biệt là lớp thanh thiếu niên Việt hải ngoại sanh ra, lớn lên trong tự do, dân chủ ở Tây Au, Bắc Mỹ, tưởng đâu tư do, dân chủ đương nhiên có, làm gì có chuyện nhà cầm quyến bịt miệng dân, làm gì không có báo chí tư nhân.

Nên tinh ý một chút sẽ thấy Ong Thủ chỉ nói ở ngoại quốc, tuyên bố ở Luân đôn trên đài BBC và Ong Thứ thì nói về chuyện " báo chí nước ngoài", với chánh phủ Nhựt. Còn báo chí của Đảng Nhà Nước thì "thủ khẩu như bình". Ô Thứ uống thuốc liều nặng liều hơn nên "dạy" chánh phủ Nhựt bịt miệng báo chí Nhựt. Ông nói "Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin."

Sau cùng tuy trong hoàn cảnh bi đát đó cũng có những nhà báo có lý tưởng,có lương tâm,có trách nhiệm với quần chúng. Những người này cố gắng uốn mình qua ngỏ hẹp, khai thác sự xung đột các phe phái trong đảng, cố gắng "viết lách", để không hổ thẹn với lương tâm Con Người, trái với đức nghiệp của nhà báo. Việc Đảng Nhà Nước CS Hà nội bắt giam hai và rút thẻ bảy nhà báo trước đó chẳng những không diệt được mầm móng của tư do báo chí, mà càng làm cho lời tuyên bố của Thủ Tường Dũng và Thứ Trưởng Sơn sau này thêm lố bịch và buồn cười.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Báo Chí và Tự Do Ngôn Luận Tại VN

Hưng Yên, thông tín viên RFA
2008-09-08

Sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài nhìn nhận như thế nào về sinh hoạt truyền thông trong nước và họ nghĩ gì về tự do báo chí ở Việt Nam cũng như tại quốc gia đang du học?

Những sinh viên này hiện đang theo học tại Hoa Kỳ trên dưới một năm, có du sinh chỉ vừa đến chưa đầy nửa năm, bắt đầu học kỳ đầu tiên.

Hồng Nhung, một du học sinh đến từ Sài Gòn thẳng thắn nhận xét về báo chí trong nước mà theo cô chỉ đọc cho vui chứ không có niềm tin về tính xác thực:


“Thôi bây giờ em hết tin rồi, bây giờ em chắc chỉ tin 25% quá hà. Em mới vừa coi báo tuổi trẻ để coi nó viết như thế nào. Nhưng mà không có tin nổi, cũng không có tin mấy. Chỉ biết đọc cho vui vậy thôi.”

Tính xác thực của truyền thông, báo chí luôn là yếu tố then chốt để thu hút người đọc và khán thính giả. Nhung cũng cho biết cô không còn hứng thú với báo chí trong nước vì đó không phải là cơ quan truyền thông độc lập mà bị chỉ đạo:

“Tin trong nước thì em không bao giờ muốn nghe vì nó quá hình thức. Có nghĩa là chan lắm, nghe bản tin nó chán, nó không có gì xác thực. Bây giờ em có thể khẳng định luôn là nó có sự chỉ đạo hết rồi, chỉ là hình thức bên ngoài.
Truyền thông báo chí bên này, Việt Nam của mình thôi chứ không nói của Mỹ rất là xác thực và rất là đáng tin.”

Những khác biệt

Trong thời gian qua, mỗi khi những vị đứng đầu nhà nước, chính phủ VN viếng thăm Hoa Kỳ, đông đảo người Việt khắp nơi tập trung lại để tổ chức biểu tình. Nhưng Thủy Tiên cho biết cô không hề hay biết gì vì báo chí trong nước không loan tải:

“Lúc ở Việt Nam em không có biết mấy chuyện là thủ tướng của mình qua đây bị biểu tình như vậy đó. Vì báo chí không có đăng. Qua đây nhìn thấy cũng buồn thiệt, cùng là người Việt Nam với người Việt Nam mà như vậy. Nhưng mà mỗi người có lí do của họ để làm việc đó nên mình không có trách họ được.”

Hồng Nhung du học sang Hoa Kỳ trước Thủy Tiên nửa năm nên có vẻ biết nhiều hơn, mà cô đã bậc cười khi trao đổi với bạn bè đang sinh sống tại VN về những tin tức mà báo chí trong nước đăng tải. Từ đó Nhung khẳng định người dân trong nước không thể hiểu rõ ràng vì bị báo chí che lấp:

“ Em cũng kể bạn bè của em là Nguyễn Minh Triết qua đây bị biểu tình quá trời, còn bên VN như thế nào? Bên Việt Nam khen là Nguyễn Minh Triết qua đây thành công. Rồi, em không còn muốn tin gì nữa, thành công hả, thành công đi cửa sau luôn chứ thành công, làm em buồn cười. Người sống ở VN, cho dù giới trẻ cũng không hiểu. Báo chí VN che lấp, không đúng lại còn không được tự do ngôn luận, không được nó gì hết.”

Về quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân, Thủy Tiên thừa nhận có sự khác biệt rõ ràng giữa VN và Hoa Kỳ. Nhưng theo cô quyền được nói tùy thuộc vào từng chế độ của mỗi quốc gia:

Vì bên đây là nước tự do nên họ có thể nói những gì họ nghĩ mà không có sợ, giống như họ vẫn giễu cợt Obama và Jonh McCain. Tùy theo chế độ của mỗi nước chứ mình không thể bắt VN được nói tự do được. Vì VN theo chế độ khác, Mỹ theo chế độ khác.

Thủy Tiên“ Vì bên đây là nước tự do nên họ có thể nói những gì họ nghĩ mà không có sợ, giống như họ vẫn giễu cợt Obama và Jonh McCain. Tùy theo chế độ của mỗi nước chứ mình không thể bắt VN được nói tự do được. Vì VN theo chế độ khác, Mỹ theo chế độ khác. Tại vì đất nước VN là đất nước cộng sản.”

Quyền tự do ngôn luận?

Nhiều người bất đồng chính kiến trong nước đã bị bắt giam vì chính quyền VN cho rằng họ vi phạm pháp luật. Các du học sinh cũng có những có những đánh giá về vấn đề này.

Với Thu Minh thì việc giam giữ những người nêu lên những ý kiến cá nhân đã thể hiện sự độc đoán của các nhà lãnh đạo:

“ Như em biết cũng có nhiều người VN cố gằng trình bày những điều thực chất mà họ muốn thể hiện. Nhưng khi họ thể hiện thì bị những người lãnh đạo trong đất nước triệt tiêu đi những vấn đề xấu mà họ không muốn trình bày.

Trong lòng mọi người VN thì luôn muốn đất nươc của mình có những cải thiện tốt đẹp, để cải cách, để cho mọi người dân hiểu rõ về tình trạng của đất nước. Nhưng những người lãnh đạo thì có ý nghĩ quá độc đoán, họ chỉ muốn giữ thể diện của họ, đâm ra họ che đậy báo chí làm cho báo chí đâm ra sợ, nên họ không thể trình bày ý muốn của họ. Những người lãnh đạo rất coi trọng nhân phẩm của họ nhưng họ không nghĩ đến lợi ích của đất nước.”

Khi được hỏi về việc chính quyền VN bắt giam cũng như thu hồi thẻ nhà báo của một số phóng viên, nhà báo của nhiều tờ báo có tiếng tại VN trong thời gian qua. Thu Minh cho đó là hành động quá tàn nhẫn:

“Em nghĩ điều đó cũng rất là tàn nhẫn với những nhà báo, bởi vì họ chỉ là người đi tìm thông tin, lấy những thông tin sự thật. Bây giờ nếu họ mất thẻ nhà báo thì cũng tổn hại đến việc làm của họ. Không những là nhân phẩm mà còn gây xích mích giữa báo chí và ngành chính trị của VN.”

Không có được bắt bớ ngăn cấm người ta, nói lên ý kiến của mình. Mọi người có ý kiến góp phần thay đổi đất nước tốt thôi, đâu phải là phản động chống đối hay là này nọ đâu.

Hồng NhungHiến pháp, pháp luật Việt Nam nêu rõ người dân có đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.Vì thế Hồng Nhung không chấp nhận việc chính quyền cấm cản hay bắt bớ những người nói lên ý kiến của mình:

“Không có được bắt bớ ngăn cấm người ta, nói lên ý kiến của mình. Mọi người có ý kiến góp phần thay đổi đất nước tốt thôi, đâu phải là phản động chống đối hay là này nọ đâu.”

Tiến bộ của báo chí Việt Nam

Một cách nhìn có phần trái ngược với ý kiến của Hồng Nhung, Thu Minh và Thủy Tiên. Mai Hồng cho rằng báo chí trong nước trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng để ngăn chặn tham nhũng và làm sáng tỏ nhiều vấn đề:

“ Theo em khách quan mà nói thì trong những năm gần đây báo chí cũng có tiến bộ rất là nhiều, chẳng hạn như những vụ tham nhũng lớn thì cũng bị phanh phui như những ông này bà kia, đảng viên cấp cao cũng bị đăng lên báo.

Cũng nhờ đó mà báo chí cũng làm cho người ta sợ một chút, nên ít nhiều cũng ngăn chặn bớt nạn tham nhũng. Còn sự ảnh hưởng của chính quyền vào báo chí cũng khó mà tránh khỏi.”
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Về Việt Nam

Saturday, September 13, 2008
Huy Phương


Những ngày đau khổ sau Tháng Tư 1975, khi “nếu cột đèn biết đi thì cũng đã ra đi”, nên thiên hạ gặp nhau, câu hỏi thăm trước tiên là: “Trong gia đình có ai đi vượt biên không?” Bây giờ cơm no ấm cật rồi, thì câu hỏi lại có phần xoay chiều 180 độ: “Anh chị về Việt Nam mấy lần rồi”, hèn chi ông Du Tử Lê đã ngâm nga: “Ði với về cùng một nghĩa như nhau!”

Vậy thì người ta về Việt Nam làm gì?

Tết vừa rồi, chính phủ Việt Nam loan báo có hơn 350,000 Việt kiều (phải hiểu là người Việt ở ngoại quốc) về ăn Tết. Ðây là những người đi làm ăn xa (tha phương cầu thực), năm hết Tết tới, khăn gói về quê hương thăm bà con, cha mẹ, mồ mả, thắp nén nhang, sum họp với đại gia đình trong mấy ngày Tết. Xong ba ngày Tết, lại khăn gói trở lại nơi làm việc hay chỗ cư ngụ tạm thời của mình. Chẳng thế mà vào những ngày giáp Tết chúng ta thấy quang cảnh ngập người trên các sân ga lớn ở Việt Nam như Saigon, Hà Nội hay các thành phố lớn bên Tàu, cái cảnh dân chúng chầu chực, ăn ngủ ở các sân ga vì phương tiện hỏa xa vẫn là phương tiện di chuyển rẻ tiền nhất. Tết mà không về quê ăn Tết được, đối với người xa quê hương cũng buồn, vì vậy mà mỗi năm nghe câu hát “Xuân này con không về...” cũng chạnh lòng nhớ cố hương.

Ở ngoại quốc kể cả Mỹ, Úc, Tây ,Gia Nã Ðại, người Việt về quê ăn Tết không đi xe lửa mà chẳng phải đường thủy, tất cả đều dùng máy bay. Vé máy bay đi Việt Nam vào những dịp Tết Nguyên Ðán có khi đắt gấp đôi ngày thường mà người ta vẫn chen chúc và vẫn có tiền đi, mua chậm thì hết vé. Người Việt ở tại các nước phương Tây sau biến cố Tháng Tư 1975 là “định cư”, có hẳn quốc tịch, đã trở thành công dân của các nước này rồi, chứ không phải là người đi làm ăn xa, hay trú ngụ tạm thời như những người Việt trong nước hay những người Tàu về ăn Tết ở ngay quê hương của họ. Nhưng đối người Việt tỵ nạn đã bỏ nước, cứ hai người vượt biển, một vùi thây dưới biển sâu, bỏ cửa bỏ nhà quyết chí ra đi, thì mấy danh từ “về Việt Nam ăn Tết” nghe mỉa mai quá chừng!

Không lấy lý do về Việt Nam ăn Tết thì đi du lịch Việt Nam. Người ta muốn kết hợp một vài tuần nghỉ Hè với việc thăm viếng bà con xem như những ngày nghỉ hằng năm. Nếu tính tổng số người Việt hải ngoại lấy những ngày nghỉ hằng năm của mình để đi du lịch thì có thể nói 75% về Việt Nam với lý do là đi ra nước ngoài trở ngại vì nơi ăn chốn ở, trong khi về Việt Nam lại được nói tiếng nước mình, chi phí mua sắm rẻ và có bà con thân quen. Quý vị cao niên bình thường đi du lịch trong nước Mỹ hay ngoại quốc phải có người hướng dẫn như con cháu hay bạn bè, nhưng nếu về Việt Nam thì con cái có thể đưa hay đón ở phi trường là đủ. Theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ hiện nay thì những người hưởng trợ cấp xã hội, gọi nôm na là tiền già, được rời nước Mỹ tối đa là 29 ngày. Quý cụ có thể đi Việt Nam một năm vài cái 29 ngày hay lỡ đi hơn 30 ngày, bị mất trợ cấp, lúc về Mỹ làm đơn xin hưởng lại cũng không thiệt thòi bao nhiêu.

Ở phần trên tôi chỉ nói chuyện ăn Tết và đi du lịch hay thăm thân nhân. Ở nước Úc vì gần với Việt Nam nên số người về ăn Tết rất cao. Ở thành phố Perth, miền Tây nước Úc bay về Saigon chỉ mất bảy tiếng, chỉ bằng số giờ lái xe tà tà từ Phước Lộc Thọ đi San José, nghe mà ham. Không về ăn Tết, không đi du lịch thì cũng có cả nghìn lý do mà biện bạch. Thăm cha mẹ sắp lâm chung, dời mồ dời mả, bán nhà mua đất còn nghe được, nhưng với những lý do xả tang, dự đám cưới con ông chú, bà bác thì thà nói “đi Việt Nam chơi” còn hơn, còn chơi gì thì tùy ý thích của quý vị. Người ta nói con gái Việt Nam bây giờ rất đẹp, “anh hoa” sau bao nhiêu năm chiến tranh, chịu đựng bây giờ mới “phát tiết” ra ngoài. Chẳng thế mà lãnh đạo đã mời mọc Việt kiều về thăm quê hương, nơi có con gái đẹp, cũng như đang cố gắng bỏ bạc triệu để đưa cái “duyên dáng Việt Nam” ra ngoài để câu khách.

Chỉ vì Việt Nam mở cửa, mở toác hoác mà bao gia đình người Việt ở hải ngoại đã đổ vỡ. Có ông bác sĩ vài lần đi nghiên cứu “địa hình địa vật” Việt Nam, sau khi trở về Mỹ, quyết định đóng cửa phòng mạch, chia đôi tài sản, “theo tiếng gọi của tình yêu” và nhấn mạnh đây mới thật là tình yêu. Có nhiều cụ “trâu già” tom góp tiền Mỹ, theo tiếng gọi của “cỏ non”, đã trở lại Hoa Kỳ không phải “trên chiếc băng ca” mà trên chiếc xe lăn, chịu đựng nỗi cay đắng khinh khi của vợ con. Thế mạnh hiện nay của Việt Nam là thân thể của người phụ nữ, thứ này đã xuất cảng khá nhiều với giá rẻ nhưng vẫn còn đủ để có ma lực hấp dẫn với giới nam nhi hải ngoại. Hồi xưa đi ra ngoại quốc chơi bời thì gọi là “trả thù dân tộc”, bây giờ không biết có ông H.O. nào về trả thù Việt Cộng hay không?

Chúng ta đã biểu tình, chúng ta đã chống Cộng, nhưng chúng ta lại thích về Việt Nam, vì lý do này hay lý do nọ, thì Cộng Sản không bao giờ sợ. Ðừng nghĩ là đi biểu tình thì Cộng Sản chụp ảnh, quay phim làm khó dễ khi về Việt Nam, nếu bị bắt hay bị làm khó dễ thì một đồn mười, ai mà dám về Việt Nam nữa. Cộng đồng chúng ta rất dễ giải, “chín bỏ làm mười”, chống thì cứ chống, về thì cứ về. Ca sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn với trung tâm nào có lập trường chống Cộng, tôn vinh là cờ VNCH thì về nước y như là bị khai trừ, bị chế tài, bị cấm hát, trái lại ca sĩ hải ngoại cũng về Việt Nam hát xướng, tuyên bố khen ngợi nhà nước Cộng Sản bên đó trở lại hải ngoại cũng không ai tẩy chay, vì chúng ta không có “nhà nước hải ngoại” và chúng ta tự do.

Chúng ta có sức mạnh của đô la mà chúng ta chưa sử dụng hết mười phần công lực của nó. Nhà nước Cộng Sản thương yêu gì đồng bào hải ngoại đã bỏ nước ra đi, họ chỉ yêu đồng tiền của chúng ta như thành ngữ “đồng tiền liền khúc ruột”, khúc ruột đó là “khúc ruột ngàn dặm” trong “bài ca con cá”. Chúng ta ủng hộ công cuộc đấu tranh dân chủ, ủng hộ Thái Hà, chống Việt Nam dâng đất dâng biển cho Trung Quốc mà vẫn về Việt Nam nườm nượp, vẫn đi qua các phi trường, kẹp tờ $10 vào trong pass-port, nở một nụ cười “xã giao” với bọn “công an cửa khẩu”.

Chúng ta sử dụng sức mạnh của chúng ta thử một lần, dù là một lần thôi. Tôi không dám đề nghị đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đừng về Việt Nam nữa, về thời gian nào cũng được, mà hiệp sức cùng không về Việt Nam trong một tháng thôi, như một ví dụ, đó là Tháng Tư 2009. Chúng ta đã gọi là “Tháng Tư Ðen” vì sao chúng ta lại về Việt Nam trong tháng đó, chúng ta gọi là “mất nước” thì nước đâu nữa mà về? Nếu trong Tháng Tư 2009, tất cả đồng bào tỵ nạn hải ngoại không về thì chuyện gì sẽ xẩy ra ở Việt Nam? Phi trường vắng vẻ, khách sạn ế khách, hải quan đói meo, hàng quán thưa thớt, mãi lực của Saigon xuống thấp. Ðiều này có thể ảnh hưởng đến quần chúng lao động của các dịch vụ, nhưng đây là lúc đồng bào trong nước chia xẻ tâm tình hải ngoại và họ đang biết hải ngoại đang muốn gì, chống lại điều gì của đảng Cộng Sản trong nước, tùy theo điều mà chúng ta muốn chống hay muốn tỏ thái độ như việc Cộng Sản dâng Hoàng Sa cho Tàu, việc Cộng Sản đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ hay đây là dịp bày tỏ biểu đồng tình với đồng bào Thiên Chúa Giáo Thái Hà.

Hải ngoại không có lãnh đạo, hải ngoại có nơi đoàn kết nhưng cũng có nơi cấu xé nhau, hải ngoại nói và làm không đồng nhất, chúng ta có dám nhìn sự thật như vậy không?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Phạm Thanh Nghiên - Yêu nước hay đe dọa an ninh quốc gia?

Hiền Vy, phóng viên đài RFA
2008-09-21

Ngày 18/9/2008, nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên đã bị công an thành phố Hải Phòng khởi lệnh bắt giam khi đang tọa kháng tại nhà, trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng”.

Image
Cô Phạm Thanh Nghiên. Photo courtesy of ThanhNienLac

Viet Hiền Vy hỏi chuyện Luật Sư Lê Trần Luật khi được biết cô Phạm Thanh Nghiên đã ủy nhiệm ông làm Luật Sư cho cô:

Luật Sư Lê Trần Luật: Trước khi bị bắt, cô Thanh Nghiên đã trao đổi với tôi rất nhiều. Tôi đã dự liệu tình huống cô ấy bị bắt và chúng tôi đã thống nhất nếu cô ấy bị bắt thì tôi sẽ là người Luật Sư bào chữa trên quá trình điều tra và cũng như là trong phiên tòa sắp tới.

Hiền Vy: Thưa ông như vậy thì việc bắt giam nhà dân chủ Phạm thanh Nghiên có đúng với pháp luật không?

LS Lê Trần Luật: Hiện nay trong tay tôi đang giữ cái biên bản của cô Phạm thanh Nghiên, đã chuyển cho tôi trước ngày bị bắt. Nhìn vào cái tờ lệnh này thì cũng có vài vấn đề về mặt thủ tục.

Đúng ra, người ta cần phải khởi tố vụ án, phải có bị can, rồi dựa vào đó người ta mới ra lệnh khám xét. Nhưng mà họ đã ra lệnh khám xét và giữ những đồ đạc của nhà cô Nghiên trước khi ra lệnh bắt, vì vậy có cái gì đó không bình thường nhưng ít ra tôi phải đọc hồ sơ của vụ án thì mới biết được vì sao họ tiến hành như thế, chứ bây giờ tôi chưa thể bình luận được là họ bắt như vậy là đúng hay sai.

Tuyên truyền chống nhà nước?

Hiền Vy:
Vâng, xin cám ơn ông, nhưng tại sao tọa kháng tại nhà lại bị bắt, thưa ông?

LS Lê Trần Luật: Tôi nghĩ vấn đề không phải là tọa kháng tại nhà mà vấn đề là người ta bắt cô ấy vì cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cái tội này có nội dung qui định cho một người nào tàng trữ hay làm ra các tài liệu mang nội dung chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể phạm vào điều đó, là điều 88.

Hiền Vy: Vâng thưa ông, tôi có nghe được đoạn băng ghi âm lúc họ đến bắt cô Nghiên. Thưa như vậy là theo hiến pháp Việt Nam là sau khi có lệnh bị bắt thì không được nói điều gì nếu không có phép của người đã ký bản lệnh bắt giam đó sao?

LS Lê Trần Luật: Không! Không có qui định đó. Người bị bắt có quyền nói hay trả lời hay nói chuyện bình thường chứ không có qui định nào muốn nói phải chờ phép của người bắt mình đâu. Không có qui định như thế.

Cái chuyện bắt là hành động khác với lại cái chuyện cấm đoán kia. Không có qui định là khi anh bị bắt thì anh muốn nói gì thì phải chờ người bắt anh cho phép. Không có qui định đó. Chuyện đó rất là sai.

Hiền Vy: Như vậy thì nhân viên an ninh nói với cô Nghiên là cô ấy không được nói gì hết, không được làm gì hết nếu không có phép của ông ta, là không đúng, phải không ạ?

LS Lê Trần Luật: Không đúng! Vì lệnh bắt đó là lệnh bắt để tạm giam chứ không phải lệnh bắt truy nã. Bắt cô Nghiên là loại bắt để tạm giam tức là mục đích bắt là để giam cầm người này và khi người ta bị giam là bị tước đoạt tự do điều đó không có nghĩa là bị tước đoạt những quyền khác. Quyền nói, quyền trả lời là của người ta, không thể cấm được.

Hiền Vy: Thưa Luật Sư, gia đình của cô Phạm Thanh Nghiên có được thăm nuôi không ạ?

LS Lê Trần Luật: Trong luật không có điều khoản nào cấm gia đình đi thăm nuôi nhưng tôi chắc là họ sẽ không cho thăm nuôi cho đến khi nào họ đã điều tra xong hết rồi thì họ mới xem xét coi có thăm nuôi được không.

Thăm nuôi có 2 mặt, thăm là gặp mặt trực tiếp hay không là một, và thứ hai là có được gửi vật dụng hay thức ăn cho người bị giam cầm hay không. Và theo tôi thì họ phải kết luận điều tra xong thì họ mới cho.

Hiền Vy: Thủ tục như vậy là thông thường cho tất cả mọi người bị bắt hay chỉ dành riêng cho những nhà dân chủ thôi, thưa ông?

LS Lê Trần Luật: Trong bộ luật hình sự, chương đầu tiên có nói tội nặng nhất là tội liên quan đến an ninh quốc gia. Thông thường nếu là tội này thì họ sẽ từ chối còn những tội khác thì họ vẫn cho bình thường. Có thể là trong lúc điều tra thì họ không cho gặp mặt, nhưng chuyện tiếp tế thức ăn, thì tôi nghĩ là cho hết.

Đe dọa an ninh quốc gia?

Hiền Vy: Liên quan đến việc an ninh quốc gia! Thưa ông, như vậy thì có làm gì bạo động không như là có bom, có súng, có đạn gì không, mà lại bị tôi ấy?

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì họ không chờ đợi cái chuyện bom đạn, súng ống hay là cái gì đó. Tàng trữ hay làm ra các tài liệu có nội dung chống đối nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì đây là một điều hết sức vô lý nhưng dù sao nó đã được qui định trong điều luật.

Ví dụ như người ta có hành động nào cụ thể hay những diễn biến cụ thể liên quan trực tiếp đến nền an ninh quốc gia hay suy tồn của một chế độ thì mới kết tội chứ còn bây giờ chỉ tàng trữ tài liệu mà đã qui kết rồi thì rõ ràng là điều luật đó không ổn. Theo tôi điều 88 là không ổn.

Hiền Vy: Những gì tôi nghe được qua các cơ quan truyền thông, thì thưa Luật Sư, hai cái khẩu hiệu cô Nghiên có là “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, và “Phản đối công hàm của ông Phạm văn Đồng”. Hai cái khẩu hiệu đó liên quan đến an ninh của quốc gia hay sao, thưa ông?

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì với hai hành động đó thì không thể truy kết tội này được, nếu không muốn nói đây là hành động yêu nước chứ không phải là hành động chống lại nền an ninh quốc gia.

Hiền Vy: Thưa ông tại Việt Nam bây giờ có ai bị tù vì hành động yêu nước của mình không ạ?

LS Lê Trần Luật: Cũng có nhiều vấn đề, là liệu tại Việt Nam có ai yêu nước mà bị tù không, thì tôi có thể trả lời sơ bộ là có, chứ không phải là không.

Hiền Vy: Thưa theo như Luật Sư thì có hy vọng gì để cô Phạm thanh Nghiên được trả tự do hay là có một phiên tòa trong tương lai rất gần không?

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì việc cô Thanh Nghiên hay các nhà dân chủ khác được tự do hay không, phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên là truyền thông và sức ép của một số tổ chức phi chính phủ khác cũng như là các tổ chức của những quốc gia khác can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam.

Hiền Vy: Vâng, xin cảm ơn ông.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Tôi Thấy Nhục Nhã Vì Hộ Chiếu Việt Nam Bị Soi Xét

VŨ HẢI ĐĂNG .
Việt Báo Thứ Tư, 9/24/2008, 12:02:00 AM

Gần đây, vụ việc tranh chấp nhà đất ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là điểm nóng thời sự trong nước.
Thiết tưởng đây là những đòi hỏi hợp lý từ phía Giáo Dân mà Chính quyền Cộng sản cần giải quyết sớm trước khi sự việc bùng nổ, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hai bên. Tuy nhiên, khi báo chí đăng lại phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội - Ngô Quang Kiệt, đã khiến nhiều người dân bức xúc, vì họ chỉ được nghe đoạn trích không đầy đủ:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam.”

Nếu chỉ có phát ngôn trên, thì dư luận hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN.

Nhưng khi nghe toàn văn lời phát biểu của ông trước các quan chức TP Hà Nội, thì chúng ta có thể hiểu theo nghĩa khác:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái Hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Có phải TGM Ngô Quang Kiệt muốn nói “Tôi thấy nhục nhã vì mang Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, không như công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, đi đâu cũng không bị xem xét gì cả?”

Nếu đây chỉ là lỗi về diễn đạt, cũng như nhiều trường hợp các Chính khách nước ngoài “nói nhịu”, và đã bị báo chí, dư luận chỉ trích, thì sự việc này mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là “Truyền thông nhà nước đã cắt xén câu nói, nhằm mục đích hạ uy tín của TGM Ngô Quang Kiệt”.

Truyền thông nhà nước đang tìm cách quy kết TGM Ngô Quang Kiệt là đã xúi giục, kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm mục đích chống chính quyền. Đặc biệt, qua đoạn phát biểu bị cắt xén trên, chính quyền cộng sản muốn quy TGM Ngô Quang Kiệt thêm một tội danh “Phản Bội Tổ Quốc”.

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu, thì chúng ta phải cảm thấy nhục nhã, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn!

Có một câu nói đã thành chân lý: “Thời thế, Thế thời, thời phải thế”. Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Lịch sử Việt Nam, trừ những giai đoạn ngắn ngủi người dân có được một chính quyền Dân chủ, còn lại, lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là sự đổi thay, tiếp nối của các nhà nước độc tài: Độc tài Quân chủ Phong kiến, Độc Tài Quân phiệt Thực dân (thời Pháp thuộc), Độc tài Chuyên chế Phát xít (thời Nhật chiếm đóng), và Độc tài Toàn trị thời nay.

Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát.

Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.

Để có được địa vị cao sang, bổng lộc lợi quyền như ngày nay, các quan chức Cộng sản không được quên sự hi sinh của hàng triệu người con Việt Nam, họ đã ngã xuống vì mục đích cao cả: Hi sinh vì Tổ quốc, cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, cho non sông Việt Nam đời đời bền vững.

Không được đánh đồng, lẫn lộn giữa Chính quyền Cộng sản với Dân tộc Việt Nam, giữa Đảng Cộng sản với Tổ Quốc Việt Nam .

Một chính quyền mà không lo được cho dân, không mưu cầu hạnh phúc cho dân, thì theo quy luật của tạo hóa, chính quyền đó phải bị đánh đổ, không phải nhân dân, mà chính họ đã tự đánh đổ mình.

Vụ việc Nhà thờ đòi đất, chỉ là một trong những biểu hiện bùng phát của những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng chế độ: Mâu thuẫn giữa Khát vọng Tự do – Dân chủ của nhân dân và Chế độ Độc tài – Toàn trị, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi cải cách chính trị và sự bảo thủ giáo điều của nhóm lãnh đạo chóp bu, mâu thuẫn giữa quá trình xã hội hóa thông tin và nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền báo chí, mâu thuẫn giữa cực giàu và cực nghèo, mâu thuẫn giữa kinh tế hội nhập và văn hóa truyền thống v.v…

Mang tấm Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, nguyên nhân chính là vì dòng chữ ghi trên đó: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – HỘ CHIẾU (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM - PASSPORT). Tên nước ta được thêm chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) mới có 32 năm (1976-2008), nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới, còn vài nước vẫn đi theo.

Nhìn lại lịch sử, cha ông ta đã lấy những tên nước (Quốc Hiệu) thể hiện tinh thần Độc Lập Tự Tôn, như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, rồi Việt Nam.

Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi!

Hà Nội, ngày 22-9-2008

Vũ Hải Đăng – Đảng DCND, www.ddcnd.org
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Nhục nhã trong tự hào, hay tự hào trong nhục nhã?

Đăng ngày hôm nay Quan Điểm
K D.

Kể từ khi TGM Ngô Quang Kiệt trong lời phát biểu UBND TP Hà Nội ngày 20.9.2008 đã dùng đến hai từ "nhục nhã", nghành truyền thông khắp nơi lại xảy ra hiện tượng "đất bằng dậy sóng" khi một chuyện đáng lý ra không quan trọng cho lắm lại được thổi phồng lên đển mức gây căm phẫn trong lòng nhiều người một cách không cần thiết. Kèm theo những phản ứng về lời phát biểu của mọi người đối với từ "nhục nhã" là từ "tự hào" luôn được giới trẻ, và cả những người không còn trẻ lắm, nhắc tới. Tôi tự hỏi hai từ này đối với tôi có ý nghĩa gì, và ý nghĩa của hai từ này đối với tôi có vững vàng trong mọi trường hợp đối với mọi cá nhân hay chúng "xuôi theo thời vụ" để làm tuấn kiệt như chúng đã được dùng cũng như tôi đã được nghe và thấy trong mấy ngày qua. Tôi lắng nghe người ta phát biểu đã nhiều rồi, thôi thì tôi cũng xin mạn phép được phát biểu về hai từ này. Và sẵn đây bàn luôn vài chuyện chẳng trên trời mà cũng chẳng ngay dưới đất, chỉ có đều lơ là một chúng là chúng đập vào mặt thiếu điều muốn ná thở. Và cũng xin nhắc luôn là xưa nay, những người không thích đọc những gì tôi viết thường bảo rằng tôi "ngang như cua". Trong ý nghĩa này, tôi xin cảnh báo với các bạn là tôi có ý định viết bài viết này theo kiểu "ngang như cua". Ai đọc xong, có ý định đi hai hàng, chuyện ấy tôi không chịu trách nhiệm nhé.

"Tự Hào" và "Nhục Nhã" đối với tôi.

Tôi không tự hào vì mình là người Việt Nam và tôi cũng chẳng thấy nhục nhã gì khi mình là người Việt Nam. Tôi chẳng tự hào hay nhục nhã gì khi có người nghĩ tôi là một nhà dân chủ, cũng như khi có người cho tôi là một kẻ thân cộng. Tôi chẳng thấy nhục nhã gì khi mọi người biết tôi là một kẻ vô thần. Và cũng chẳng tự hào gì khi biết rằng mình không lệ thuộc vào thần thánh nào.

Bởi vì sao? Bởi vì hai từ "tự hào" và "nhục nhã" đối với tôi rất hạn chế ở mức độ cá nhân. Và ở mức độ cá nhân, chúng cũng đủ nặng nề khi muốn đạt đến hoặc khi phải dùng đến. Tôn giáo, đoàn thể, dân tộc, văn hóa, dân chủ, thân cộng… tất cả đều là những từ chung chung để gom lại mà nói. Hai từ này đối với tôi không có ý nghĩa khi chúng được dùng để "gom cả đám mà nói" vì lúc nào trong đám đó cũng có người cảm thấy tự hào, người cảm thấy nhục nhã vì nhiều lý do khác nhau.

Nếu phải thu gọn lại để mà viết xuống, thì tôi chỉ tự hào với bản thân mình khi tôi làm một chuyện tôi nghĩ có ích và nhận được một lời cảm ơn. Và tôi chỉ thấy nhục nhã khi mình không dám nói lên những gì mình nghĩ, phải cuối gầm mặt mà đi, phải thục đầu vào dưới cát mà sống. Dù sao đi nữa, hai từ này khi nói ra lời, tôi không tránh khỏi việc phát biểu một cách đầy cảm tính.

Tôi nghĩ gì về từ "nhục nhã" của Cha Kiệt

Nguyên văn đoạn phát biểu của Cha Kiệt có chứa hai từ này là như sau:

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giò cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng."

Theo quan điểm của tôi, đây là một lời phát biểu nặng cảm tính mà Cha Kiệt trong lúc bức xúc đã dùng đến. Cha sơ xuất khi dùng từ vì không những Cha đại diện "chúng tôi" và còn đề cập đến "hộ chiếu VN", nói một cách khác là "quyền công dân Việt Nam". Dù ý tứ thế nào đi nữa thì cách dùng từ này sẽ khiến nhiều người bức xúc theo.

Ý của Cha Kiệt muốn nói như thế nào thử hỏi tôi khỏi cần giải thích thêm vì nguyên văn đoạn trích lời phát biểu đã giải thích rõ hai từ "nhục nhã" mà Cha đã dùng đến. Tôi không phải là tín đồ đạo Công Giáo, cũng không phải người chán ghét đạo Công Giáo, cho nên tôi dễ chấp nhận Cha như một con người bình thường. Và đối với một người bình thường, khi bức xúc sử dụng một từ nặng cảm tính là chuyện thường tình. Huống chi Cha đã nói trọn ý một cách trôi trãi trong đoạn văn với nhiều câu tiếp theo. Tôi cũng không có oán thù gì với Cha để suy thêm ra ý đồ gì trong lời nói đó để bôi nhọ.

Hơn thế nữa, nếu bạn đồng ý với tôi về ý nghĩa của hai từ Tự Hào và Nhục Nhã, thì bạn sẽ thấy rằng Cha Kiệt có nhiều lý do để tự hào với bản thân mình hơn khi cha đã can đảm đề đơn khiếu nại và dõng dạc phát biểu ý tưởng của mình trước UBND. So với nhiều người trong chúng ta thường cúi mặt trước uy quyền và thế lực, chúng ta có nhiều lý do để cảm thấy nhục nhã cho bản thân hơn.

Thế tạo sao có nhiều bức xúc?

Đài truyền hình và báo chí cùng các blog đã trích dẫn lời phát biểu của Cha Kiệt vỏn vẹn ở mỗi câu:

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam."

Thân trong nghành truyền thông, tất cả mọi người đều phải biết sống với chữ. Và họ không thể nào không biết trước câu nói đầu trong đoạn trích dẫn này là một câu nhạy cảm đối với người Việt. Nhưng đài truyền hình và báo chí, kể cả các bạn blogger không ngần ngại cắt xén để cùng nhau bôi nhọ Cha Kiệt.

Đây là một hành động quấy động quần chúng, khích động lòng dân nhằm gây nên phản cảm đối với Cha Kiệt. Ai cũng rõ cha Kiệt là nhân vật then chốt trong sự kiện tranh chấp đất Tòa Khâm Sứ giữa giáo phận Thái Hà và chính quyền địa phương. Và cũng không ai lạ gì sự e dè của chế độ độc Đảng đối với sức mạnh của sự đoàn kết. Điển hình là chuyện đàn áp Pháp Luân Công trong chế độ CS của Trung Quốc. Bôi nhọ được thanh danh Cha Kiệt là bước đầu của một cuộc đàn áp tôn giáo nhằm trừ đi mối hậu hoạn về sau. Bất cứ tinh thần đoàn kết nào không có sự đồng ý của chính quyền đối với Đảng cũng là một mối lo âu. Từ việc sinh viên biểu tình phản đối TQ xâm chiếm lãnh thổ đến việc tụ họp cầu nguyện của đồng bào Cao Nguyên.

Có nhiều bạn lý luận rằng xây một thư viện vẫn ích lợi hơn một Tòa Khâm Sứ, việc này tôi không phủ nhận. Nhưng đó là chuyện quyết định xây cất trên một miếng đất trống. Chứ hiện nay thì Tòa Khâm Sứ còn đó. Của ai? Cho ai? Được cấp từ bao giờ? khi giải phóng có nằm trong kế hoạch quy hoạch đất đai nào không? Có giấy tờ nào chứng minh không? Còn rất nhiều câu hỏi luật pháp cần phải trả lời, nhưng chính quyền vẫn cứ ỡm ờ sử dụng truyền thông xoay tròn vấn đề sang các đề tài khác. Và còn bao dung cho những cá nhân khác trong xã hội dẫm đạp lên niềm tin của người khác bằng cách đổ rác bẩn, mắm tôm, mỡ dầu, phá phách, v.v… Đồng thời lại đòi hỏi người khác tôn trọng niềm tin vào Đảng và Bác của mình, sao phi lý đến thế? Khi tất cả trở thành một sự kiện nóng, việc bôi nhọ một cá nhân then chốt trở thành tất yếu.

Về hai chữ "tự hào".

Kèm theo những sự phản đối lời phát biểu của Cha Kiệt là những khẩu hiệu "tự hào". Nào là "tự hào là người Việt", "tự hào dân tộc Việt", "tự hào mình là người yêu nước". Thử hỏi các bạn đang cảm thấy tự hào rằng các bạn đã làm gì cho đất nước để có thể dùng đến hai từ "tự hào"? Hay đơn giản chỉ dùng đến cái tự hào của người khác để làm điều tự hào cho chính mình? Theo quan niệm của tôi, đó là một hình thức vay mượn không cần hỏi, chẳng cần trả, một niềm tự hào trống rỗng. Cha ông ta gầy dựng bờ cõi để chúng ta bảo vệ, đắp bồi… chứ chẳng phải để chúng ta ngồi đó "tự hào", hô khẩu hiệu.

Hơn nữa, người Việt và người da đen có khác gì. Những thứ tự hào dân tộc đã đem lại gì cho nhân loại ngoài hai Thế Chiến tàn khốc. Những thứ tự hào tôn giáo đã gieo rắc bao nhiêu kinh hoàng, chết chốc đến những người thuộc tôn giáo khác. Những thứ tự hào nhân loại đã giúp cho ta cái cớ để sống cuồng sống vội như thể thiên hạ là của riêng ta, và con người và thú rất khác nhau. Nếu chúng ta ngưng tiến hóa với tư duy xói mòn; đồng thời, nếu các loài vật có thể tiến hóa một cách tự nhiên, thì thêm vài chục triệu năm nữa loài người có còn tự hào nổi hay không?

Nếu chúng ta chưa làm được gì, thì so với những người đang làm rất nhiều chuyện, ai tự hào hơn ai, và ai nhục nhã hơn ai. Hai từ này là những cảm xúc cá nhân, hãy nên giới hạn chúng ở mức cá nhân. Khi phát thành lời, từ "tự hào" sẽ khiến chúng ta trở thành kiêu căng, ngạo mạn; và từ "nhục nhã" sẽ khiến chúng ta trở nên nhu nhược và cảm thấy mình thấp kém, yếu hèn. Khi nghĩ đến chúng, hãy cùng nhau phân vân: Chúng ta đang tự hào trong nhục nhã, hay chúng ta đang nhục nhã trong tự hào? Đến một lúc nào đó, tôi nghĩ bạn sẽ giống như tôi, sẽ không muốn nghĩ đến chúng nữa.

--------------------------------------------------------------------------------
Bài do tác giả gửi Đàn Chim Việt. Nguồn: Blog Khuyết Danh
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Tôi - "Đại ngu" (!)

Trần Anh Kim


Nghe những lời tuyên truyền đường mật của Cộng Sản, say sưa mục tiêu của một chế độ tốt đẹp, ưu việt hơn chế độ Phong Kiến, Thực Dân mà Cộng Sản thường lên án. Tin theo lời tuyên truyền đó, ông nội và bố tôi hết lòng vì cách mạng. Mặc dù gia đình rất nghèo, nhà tường đất, vách tre trát bùn, lợp rạ, nhưng có nghề phụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khốn khó, song ông nội tôi vẫn chắt chiu, dành dụm từng mảnh vải cho Nhà nước vay 1075 vuông để may áo mùa đông binh sỹ, bố tôi 9 áo sợi, 1000 đồng công phiếu kháng chiến. Ông nội và bố tôi coi công việc của cách mạng hơn cả công việc gia đình. Bởi vậy: năm 1949, bố tôi được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam, năm 1954 là phó bí thư chi bộ. Thế mà Cải cách ruộng đất bọn chúng vu cho bố tôi là phó bí thư Quốc dân đảng. Nếu bố tôi nhận là phó bí thư Quốc dân đảng chắc chấn bị bắn (thực tế, bố tôi không biết gì về quốc dân đảng). Vì bố tôi kiên quyết không nhận nên bọn chúng tra tấn rất dã man. Chúng dùng dây thừng buộc vào hai ngón chân cái nhiều lần kéo lên xà nhà bắt phải nhận. Trước sau như một, bố tôi chỉ nhận là đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam. Đau quá không chịu nổi bố tôi kêu khóc, chúng dùng rơm nhét vào mồm. (Trước khi qua đời, bổ tôi kể lại toàn bộ tội ác của loài lang sói, tôi ghi âm đầy đủ những lời trăng trối của bố tôi). Không quy được cho bố tôi là phó bí thư quốc dân đảng, chúng đem số ruộng đất của ông nội và bố tôi cộng lại được 1 mẫu 7 sào 15 thước để lấy cớ nhiều ruộng đất quy thành địa chủ và chúng trưng mua toàn bộ ruộng đất, cầy, bừa, trâu các nông cụ khác . Những dụng cụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, "ông - bà" nông dân không biết xử dụng, họ cho đó là phương tiện để bóc lột nông dân nên đốt, phá cho bằng hết. Trên thế giới này chắc không có một chế độ nào thu tư liệu sản xuất để triệt đường sinh sống của những người nông dân chất phác như chế độ Cộng Sản Việt Nam bạo tàn !. Tóm lại: Chúng thu từ chổi cùn, dễ rách trở lên quy ra thóc bằng 2040 kg. Hẹn 10 năm sau trả, mỗi năm hưởng 15 phân lãi song, đảng cộng sản Việt Nam ăn quịt tất cả. Ông nội và bố tôi bị chúng bắt cùm tại bếp nhà lão Rụng (lão Rụng người cùng xóm, là cốt cán của đảng) gần hai năm trời. Khi tha về người nào, người ấy như thân tàn ma dại !.

Chưa đầy 8 tuổi, cái tuổi lẽ ra phải được đi học, đi múa hát cùng các bạn thiếu niên. Vì là con địa chủ, bọn chúng coi thường, khinh miệt không cho tham gia. Gần hai năm trời, ngày hai lần tôi phải lọ mọ mang khoai lang luộc cho ông nội và bố. Tôi nhớ như in, mỗi lần mang khoai đến, hôm thì chúng dùng đồ xúc phân gà, hôm thì chúng nhặt que cạnh chuồng lợn chọc vào khoai để kiểm tra. Nước, chúng đổ bớt đi, đái vào cho ông nội và bố uống. Chúng còn giải thích: "uống loại nước này để sáng mắt ra cho chúng mày khỏi bóc lột". Mỗi khi ra đường, tôi đều phải quỳ xuống chắp tay lậy, van xin mấy ông "cốt cán" mới được đi. Điều kỳ lạ này, nay được lập lại bởi: thời cải cách ruộng đất cổng nhà ông nội và bố tôi hàng ngày cũng có "cốt cán" canh gác. Nay, cách nhà tôi khoảng 40m, chúng cho xây một bốt canh, hàng ngày cử Công An canh gác nhưng khác ông nội và bố tôi ngày trước ở chỗ: tôi đi đâu, làm gì, chúng cho Công An bám theo từng bước. Chúng còn trang bị máy cắt sóng trị giá hàng tỷ VNĐ gắn trên xe máy đi theo cắt sóng điện thoại di động, không cho tôi liên lạc với bạn bè (cả trong và ngoài nước) nhằm bưng bít thông tin. Cảnh này, bọn chúng không thể chối cãi nổi bởi toàn dân ai cũng biết !.

Cộng sản Việt Nam đầy đoạ gia đình tôi bần cùng đến như vậy, bị oan khiên, ông nội và bố tôi có làm đơn khiếu nại. Song, qúa đói nghèo vì của cải đã bị đảng cướp trắng tay. Đông qua, thu lại gia đình chỉ biết cặm cụi mò cua, bắt ốc... kiếm sống cho qua ngày. Muốn quay lại nghề truyền thống nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa cũng bó tay do phương tiện không còn. Quá trình lam lũ, làm ăn khi có bát ăn bát để, gia đình mở nghề làm bánh đa kiếm sống. Được một thời gian bị cấm, họ cho rằng làm bánh đa là huỷ hoại lương thực, gia đình phải chuyển nghề làm miến dong và sau đó xoay nghề làm chiếu cói. Thấy gia đình làm chiếu phát đạt, Hợp tác xã đứng ra hứng lấy, tệ nạn ăn cắp, làm ẩu nẩy sinh thế là nghề làm chiếu do bố tôi dóng dựng lụi tàn. Sống dưới chế độ Cộng Sản những người có trí tuệ, có sáng kiến, mày mò bằng sức lao động của chính mình để kiếm miếng ăn cũng khó, thậm chí bị kìm hãm không thể làm ăn nổi.

Sửa sai, anh em chúng tôi mới được bố mẹ cho đi học. Sinh ra từ một gia đình có truyền thống chỉ biết hết lòng vì cách mạng và cần cù lao động hưởng thụ bằng chính sức lao động của mình không bóc lột và cũng chẳng biết ăn cắp, ăn cướp của ai !. Tuy nghèo khó, song bố mẹ rất quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Được sự chăm lo của bố mẹ, chúng tôi quyết tâm học ra đầu, ra đũa để khỏi phụ lòng các cụ. So với thời nay, tuổi học của anh em chúng tôi đều quá. Cũng vì lớn tuổi mới đi học nên ở lớp nào tôi cũng học giỏi và được các bạn bầu làm lớp trưởng. Những năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi được trau dồi thêm nhiều lời đường mật của Cộng Sản. Tôi đặt rất nhiều niềm tin vào chế độ, ngỡ tưởng những điều Cộng Sản tuyên truyền trước sau sẽ thành hiện thực. Vào đội thiếu niên tôi làm đội trưởng. Vào đoàn, tôi làm bí thư chi đoàn. Vào đảng, tôi làm công tác đảng. Bởi vậy, ở bất kỳ cương vị nào, tôi cũng luôn luôn phải gương mẫu đi đầu. Trong quân đội, khi thực hiện cơ chế một người chỉ huy, xoá cấp trưởng chính trị, tôi chuyển sang chuyên làm công tác đảng. Vốn là người rất tin vào chủ trương, chính sách của đảng và đã từng được phân công đi chỉ đạo công tác đảng - công tác chính trị từ cấp quân đoàn trở xuống nên càng phải nắm thật chắc đường lối, chủ trương mới vận dụng và chỉ đạo được. Mặc dù lúc còn ở chủ lực cũng có nhiều điều chướng tai, gai mắt. Song, mỗi khi được học tập, chỉnh huấn những thói hư tật xấu đều được tiếp thu, sửa chữa. Và sau mỗi lần học tập, chỉnh huấn sức mạnh nhân lên gấp bội, vì vậy "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" !.

Xa quê hương, tôi cũng như nhiều đồng đội của tôi mỗi khi nghe tới danh Quân Khu 3 ai cũng mến mộ !. Những lần đi tập huấn hoặc đi học bổ túc, thấy cảnh sinh hoạt của các sỹ quan Quân Khu 3 hơn hẳn sỹ quan các Quân Khu khác trên mọi lĩnh vực, nghĩ mà thèm. Họ còn kính biếu chúng tôi nhiều tài liệu tuyên truyền về những thành tựu của Quân Khu 3, trong đó có tác phẩm "kết hợp kinh tế với quốc phòng - Quốc phòng với kinh tế trên địa bàn Quân Khu 3". Nghiên cứu tác phẩm, tôi thấy chủ đề nổi bật là: tập trung ca ngợi phong trào "làm giầu đánh thắng", làm chúng tôi càng thêm mến mộ. Suốt cuộc đời quân ngũ, tôi ở ba quân khu. Thời chiến tranh chống Mỹ, tôi ở địa bàn Quân Khu 5 mười năm. Chống quân Bành Trướng Bắc Kinh xâm lược, tôi ở địa bàn Quân Khu 1 mười hai năm. Thời kỳ ở Quân Khu 1, tôi khẳng định: nếu không có trận đánh lúc 08 giờ ngày 17-02-1979 tại cánh đồng Song Áng, Mỹ Cao, Văn lãng, Lạng Sơn thì quân Bành Trướng Bắc Kinh sẽ thực hiện được ý đồ chiến lược của chúng là "ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội", nếu để chúng tiến đến Hà Nội thì, hậu quả khôn lường !. Bị trận đòn đau, chúng căm thù đánh sập cả hang Con Khoang, hiện trường còn đó !. Ngày 28-02-1979, trận đánh thứ 2 xẩy ra tại Kéo Càng, chặn đứng lực lượng chính của quân Bành Trướng Bắc Kinh tấn công vào Thị xã Lạng Sơn, đỡ tốn thất biết bao nhiêu cho nhân dân thị xã Lạng Sơn.

Nghĩ về vận mệnh quốc gia, mặc dù lực lượng không cân sức, tôi vẫn bình tĩnh, chủ động, mưu trí... chỉ huy bộ đội chiến đấu giành thắng lợi hai trận đánh trên, phá tan ý đồ chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc mà không được một bức điện chỉ đạo của thượng cấp. Trong khi câp trên của tôi chỉ biết hô quân tháo chạy chui hang viết báo cáo thành tích, lĩnh huân chương các loại (!). Tôi cũng như các chiến hữu dưới sự chỉ huy của tôi, thì tay trắng. Thử hỏi: nếu tôi cũng như các sỹ quan khác trong sư đoàn, chỉ biết hô quân tháo chạy ngay từ sáng 17-02-1979 thì hậu quả sẽ ra sao ?!.

Cuối đời quân ngũ, tôi có diễm phúc hơn đồng đội của tôi được điều về quân khu 3. Vốn là người chuyên làm "Công tác đảng - công tác chính trị" tôi tìm hiểu sâu bản chất của sự việc. Sau một thời gian thực thi nhiệm vụ và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng: phong trào "làm giầu đánh thắng" của quân khu 3 chỉ là khẩu hiệu, là lý thuyết suông !. Bản chất của phong trào "làm giầu đánh thắng" là "buôn lậu trốn thuế" (!). Còn những sỹ quan quân khu 3 khi đi học hoặc đi tập huấn đều phải góp thêm tiền ăn, tiền đút lót giáo viên từng bộ môn. Bởi vậy thành tích nuôi dưỡng cũng như học tập của các sỹ quan quân khu 3 đều vượt trội. Những cán bộ có chức, có quyền họ dùng trợ lý có chuyên môn, có trình độ biết khom lưng, quỳ gối đi theo làm bài cho lãnh đạo. Bọn họ còn dùng tiền cử trợ lý mua đáp án và đáp án chính là bài kiểm tra của họ. Nếu không biết các mẹo vặt , ai cũng tưởng các sỹ quan quân khu 3 đều là những người "tài-giỏi"(!). Mua đáp án, cử người thi hộ, thuê sinh viên bảo vệ luận án lấy hàm "tiến sỹ" của những kẻ có chức, có quyền, háo danh, chắc chắn các quân khu bạn không thể có kinh nghiệm bằng (!). Tiếp xúc với địa phương, sau một thời gian tôi phát hiện tập đoàn giặc nội xâm phá hoại thành quả cách mạng một cách ghê gớm. Tôi vào cuộc điểm mặt, vạch tên... lũ quan tham, thế là gặp hoạ (!).

Mặc dù sống ở một xã hội đầy rẫy thối tha, mục ruỗng, đầy rẫy bất công.... Song lối sống, lẽ sống của tôi như xưa, vẫn trong sáng, thanh bạch... luôn kiên định với mục tiêu: vì nhân dân, vì dân tộc, vì Tổ Quốc mà quên mình phục vụ. Nay thêm quan điểm "Gạn đục khơi trong", tôi rất quý trọng, khâm phục, noi gương những cán bộ, đảng viên chân chính, những người thực sự yêu nước, thương nòi, hết lòng vì dân (bất kể họ là ai). Tôi thường lấy những câu danh ngôn của các vị tiền bối để tự răn mình như: "quan liêu tham nhũng là giặc nội xâm, coi kẻ tham nhũng là Việt gian, Mật thám". Giặc nội xâm chính là những tên việt gian, phản động, phản bội, mật thám, ăn cắp, ăn cướp, bán nước, hại dân.... tôi kiên quyết không tha thứ loại giặc này, phải vạch mặt, chỉ tên lũ giặc nội xâm bất kể kẻ đó là ai, trừ hoạ cho dân !. Vì luôn giữ vững quan điểm đó, nhiều bạn bè trách tôi là loại người không thức thời, "đại ngu". Tôi đành ngậm đắng, nuốt cay chịu đựng và không bao giờ thoả hiệp, hoà nhập với lối sống sa đoạ, suy đồi... do chế độ CS Việt Nam hiện thời đang thao túng !. Suốt cuộc đời tôi phấn đấu chỉ mong được sống ở một xã hội tốt đẹp, ưu việt hơn hẳn các chế độ xã hội cũ. Ai dè, nay lại phải sống ở một xã hội suy đồi đến tột độ, còn thối tha, mục ruỗng, bẩn thỉu... hơn cái chế độ mà chính tôi đã bị đảng lừa phải đổi bằng máu, bằng xương chiến đấu quên mình xoá bỏ nó đi. Chính vì tôi không vào ê kíp của loại đảng ăn cướp nên bị gạt ra khỏi tổ chức của "đảng" !

Nay tự kiểm điểm lại mới thấy tôi "đại ngu". Những điều "đại ngu" được thể hiện như sau:

- Điều "đại ngu" thứ nhất là: Quá tin những lời đường mật của loại "Đảng" siêu lừa nên tôi đã công hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của "đảng". Khi đã bị đảng cộng sản Việt Nam vắt kiệt sức, tôi không thức thời, không chịu tuân theo lối sống của tập đoàn giặc nội xâm, lại còn điểm mặt, vạch tên bọn chúng. Phát hiện thấy tôi không ăn cánh, không chịu vào ê kíp... nên "đảng" gạt ra lề. Mọi chế độ, quyền lợi của tôi tận tụy phấn đấu suốt đời mới có, nay bị "đảng" cướp trắng tay tất cả !.

- Điều "đại ngu" thứ hai: Khi được phân công làm kinh tế, tiền vay về đáng lẽ phải học tập lũ giặc nội xâm, dành ra một phần đút miệng "quan" trên, còn lại bỏ túi. Tôi tin rằng không những tôi không việc gì mà còn được thăng quan, tiến chức và chắc chắn không đến nỗi bần hàn như ngày hôm nay. Quyền lợi của quần chúng được hay không, không cần biết. Như kiểu Bùi Minh Vượng - Chỉ huy trưởng (loại B quay) cứ việc ăn cắp, ăn cướp, buôn lậu... mặc cho đồng đội tố cáo, Vượng vẫn là chiến sỹ thi đua, vẫn được thăng quân hàm, quần chúng làm gì được hắn (!). Chỉ vì tôi "đại ngu", vay tiền Nhà nước ít, trả tiền Nhà nước nhiều, không biết luồn cúi, đút lót nên bị những kẻ chuyên "Ngậm máu phun người" ở các cơ quan pháp luật quân khu 3 và Bộ Quốc Phòng, nay lại được Vụ 3 thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao phù hoạ, nên tôi mới phải hứng chịu nông nỗi này !. Vụ việc của tôi, "đảng" thừa thấu hiểu. Ngày 24-5-2008, tôi có ĐƠN ĐỀ NGHỊ gửi các uỷ viên Bộ chính trị , các cơ quan chức năng nói rõ quan điểm của mình: nếu tôi không chứng minh được những điều tôi nêu trong đơn thì, các ông cứ việc chặt đầu, nhưng không nhận được hồi âm. Quá thời gian luật định, tôi tung ĐƠN ĐỀ NGHỊ lên mạng cho cả thế giới biết. Vậy mà "đảng" vẫn cứ câm như hến !. Rõ ràng "đảng" cũng chẳng khác gì lũ đầu trâu, mặt ngựa ở các cơ quan pháp luật quân khu 3 và Bộ Quốc Phòng, cũng là loại "ngậm máu phun người" không hơn, không kém (!?)

Nay, xin nêu ra để cho mọi người nhất là các bạn trẻ lấy đó làm bài học chớ có dại đem hết sức lực và tuổi thanh xuân quý báu của mình cống hiến cho loại "đảng" siêu lừa này để rồi lại trở thành người "đại ngu" như tôi (!).

Tự do - Dân chủ - Đoàn kết muôn năm !
Dân tộc Việt Nam bất diệt !
Tổ Quốc Việt Nam muôn năm !

© 2008 www.danchimviet.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Những điều trông thấy

Post by uncle_vinh »

Bị công an hăm dọa vì tham dự đại hội giới trẻ

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-10-21

Một người trẻ Việt Nam, nhân viên kế toán đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa trốn được ra nước ngoài sau khi bị công an điều tra và hăm dọa vì đã sang Malaysia tham dự đại hội lần năm của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường hồi đầu năm nay.

Image
Photo courtesy of gioitre.org

Sang Malaysia tham dự Hội nghị

Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam Lên đường là một tổ chức qui tụ giới trẻ Việt Nam từ các nước như Hoa Kỳ, Australia, Canada vân vân.

Tháng Giêng 2008, Mạng lưới Tuổi trẻ VN Lên đường tổ chức đại hội lần thứ năm tại Malaysia, từ ngày 4 đến ngày 6, đồng thời tung lên Internet những thông tin về đại hội để mọi người có thể ghi tên tham dự.

Là một nhân viên kế toán đang làm trong ngân hàng ngoại thương ở thành phố Hồ Chí Minh, qua Internet Nguyễn Hồng Ân ghi tên tham dự:

Tới Singapore em mua vé xe buýt đi qua Mã Lai. Em chỉ nghĩ là ở đó có nhiều bạn trẻ, thanh niên sinh viên, em muốn kết bạn để làm quen và học hỏi thôi, xem các bạn ở nước ngoài cuộc sống nó ra sao thôi.


Nguyễn Hồng Ân“Em biết được là do chị ruột của em sống ở nước ngoài. Em mượn thẻ tín dụng của chồng chị tức là anh rể của em, xong em đang ký form trên trang web malaysia 2008.net, xong rồi em mới mua vé máy bay đi qua Singapore.

Tới Singapore em mua vé xe buýt đi qua Mã Lai. Em chỉ nghĩ là ở đó có nhiều bạn trẻ, thanh niên sinh viên, em muốn kết bạn để làm quen và học hỏi thôi, xem các bạn ở nước ngoài cuộc sống nó ra sao thôi.”

Bị sách nhiễu, hăm dọa

Đến ngày 10 tháng Giêng 2008, Nguyễn Hồng Ân trở về Việt Nam, tiếp tục đi làm như bình thường. Đến giữa tháng Bảy 2008, công an đến nhà ông bà ngoại là nơi mà Ân đã ghi địa chỉ trong tờ khia xuất nhập cảnh.

Công an cũng đến tận nhà ba mẹ Ân ở Lâm Đồng khiến mọi người nghi ngở anh đã phạm tội gì đó:

“Cái việc đó diễn ra cũng năm sáu lần, cho tới giữa tháng Chín năm 2008 thì có hai người mặc thường phục tới cơ quan em, mời em ra ngoài nói chuyện. Họ nói họ là nhân viên an ninh của Cục An Ninh cơ quan điều tra Bộ Công An.

Họ nói em là tối hôm nay phải về viết cái bảng tường trình vì sao đi Mã Lai và có ý đồ chống phá đảng với nhà nước và có liên hệ với tổ chức khủng bố, để sáng ngày hôm sau lên số 235 Nguyễn Văn Cừ quận Nhất để làm việc với họ và cầm theo bảng tường trình.

Lúc tới gặp em họ còn bắt em phải đưa cái password rời tất cả các email của em nữa. Em sợ quá em mới đưa hết cho họ, đưa luôn số điện thoại mà em hay xài để họ liên lạc.”

Nguyễn Hồng Ân đã viết bản tự khai, nói rõ vì sao đi Malaysia tham dự, rằng mục đích là chỉ muốn kết bạn thôi. Qua ngày hôm sau khi mang bảng tường trình lên nộp thì công an không chịu, bắt anh khai đi khai lại, đồng thời cáo buộc anh là có liên hệ với Việt Tân, bị nhà cầm quyền Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố có âm mưu chống phá nhà nước, chống phá đảng:

“Sau khi đi dự đại hội về thì em có vài lần email cho những anh chị những bạn dự đại hội, thì em chỉ có hỏi thăm sức khỏe này kia thôi. Nhưng mà tại vì họ in mấy cái email của em ra, họ thấy có người nào ở nước ngoài, ngay cả anh rể của em sống ở Đan Mạch, người cho em tiền đi du lịch, họ nói tất cả những người có mặt tại đại hội là của đảng Việt Tân hết.

Em nói là em không biết những ngừoi đó là của đảng Việt Tân mà nếu có liên hệ thì em cũng chỉ làm bạn với họ chứ không hề có ý định gì khác hết.”

Với câu hỏi là kể từ lần mời đi làm việc thứ nhất hồi giữa tháng Chín, đến nay đã có tất cả bao nhiêu lần bị điều tra như thế, Nguyễn Hồng Ân kể tiếp:

“Họ tới gặp em lần thứ nhất vào buổi sáng ngày hôm đó xong họ nói ngày hôm sau lên làm việc. Em lên làm việc một ngày với người ta. Hết buổi sáng em tưởng đã xong rồi, ai ngờ buổi chiều người ta cho em về một tiếng, họ bắt về nhà phải lấy tất cả những giấy tờ liên quan đến du lịch đem nộp cho người ta gấp. Buổi chiều lên làm việc tiếp từ một giờ cho tới năm giờ chiều luôn.”

Sau đó khoảng ba ngày Ân được công an gọi lên, bắt ngồi viết lại mọi chi tiết về đại hội giới trẻ ở Malaysia:

“Em không biết làm sao họ có tài liệu của những diễn giả ở đại hội, họ đưa cho em và hỏi có biết là ai hay không, họ nói phải nhớ lại tất cả những người ở đại hội nói gì. Họ hỏi em có trả lời báo chí hay không, em nói có trả lời đài Á Châu Tự Do. Họ nói trả lời đài Á Châu Tự Do là trả lời cho đài khủng bố, đài phản động.”


Phải tìm đường trốn chạy

Ân cho biết sau lần đó thì hầu như ngày nào công an cũng gọi điện thoại cho anh. Đến lần cuối mà anh gặp công an thì bị buộc phải thảo một đơn xin khoan hồng:

“Trong đơn họ bắt em ghi thứ nhất là đã tham dự đại hội do đảng Việt Tân tổ chức - đảng Việt tân là đảng khủng bố - âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam. Họ nói là từ bây giờ trở đi là cứ phải liên lạc với tất cả các bạn mà đã tham dự đại hội, một người mà họ cứ bắt em liên lạc là cái anh sống ở bên Úc, em không rành về anh lắm, chỉ nhớ anh có di dự đại hội thôi.

Từ ngày bị mời lên là ngày nào họ cũng gọi điện thoại cho em. Bây giờ em giống như bị tâm thần nhẹ nhẹ vậy đó. Mỗi lần điện thoại rung một cái hay điện thoại đổ chuông là em cứ nghĩ là công an không à. Tối nằm ngủ lúc nào trong đầu cũng có tiếng điện thoại nó rung mặc dù em nhìn điện thoại không thấy nó kêu.”

Nguyễn Hồng Ân còn diển tả anh bị dọa nạt như thế nào:

Lúc ở trên đồn họ nói với em là mày phải biết tội của mày lớn lắm, mày có biết nước Mỹ với nước Trung Quốc hành hạ khủng bố làm sao không, mày muốn tao làm như vậy với mày hay không? Mếu mày không thành khẩn thì ngày nào tao cũng mời mày lên đây làm việc.

Còn nếu ngoan cố là tao cho mày mất việc làm, cho mày về quê sống luôn, không bao giờ mày được đi đâu khỏi nước Việt Nam nữa hết, mọi cái xấu nhất sẽ đến với mày, không ai cứu chữa mày đâu. Hai ngày em lên làm việc cứ 15 phút họ lại nói câu đó.”

Sáng thứ Hai ngày 13 vừa qua, công an lại gọi điện cho Nguyễn Hồng Ân, dọa bắt anh, bảo anh lập tức nộp ngay hộ chiếu cho họ. Ngay hôm đó, Nguyễn Hồng Ân bán chiếc xe máy của mình được một số tiền, mua vé đi sang một nước Châu Á:

“Tối ngày 15 em lập tức em lên đường luôn, em không gặp trở ngại nào hết tại vì qua sân bay em có đút lót cho một ông công an mấy trăm ngàn.”

Theo lời Nguyễn Hồng Ân, trong ba người công an chuyên thẩm vấn làm việc với anh lâu nay thì có hai người anh biết tên: “Họ thuộc đơn vị PC 14, em có số điện thoại và tên…”

Để có thêm tin tức vụ việc liên quan đến Nguyễn Hồng Ân, RFA đã gọi điện thoại cho những người công an này nhưng không có ai bắt máy.
Post Reply