Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

35 năm nhìn lại
Wednesday, April 14, 2010
Lê Duy Nhân


Ba mươi lăm năm so với chiều dài lịch sử dân tộc thì chỉ là một cái chớp mắt, nhưng 35 năm lạc hâu, 35 năm mất nhân quyền, 35 năm sống dưới sự thống trị của một tập đoàn độc tài toàn trị là một quãng thời gian dài như một thế kỷ. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.

Ðảng CSVN chiếm độc quyền lãnh đạo, đối với miền Bắc là 65 năm và đối với toàn bộ đất nước là 35 năm, họ đã làm được gì cho đất nước và dân tộc?

Sau 35 năm hòa bình, thống nhất đất nước, kinh tế Việt Nam vẫn không ra khỏi tình trạng lạc hậu, chưa nói so với các nước tiến bộ, so với các nước trong vùng, Việt Nam chỉ hơn được một hai nước?

Giáo dục hầu như không tiến lên được một bước nào, vẫn luẩn quẩn ở thời kỳ tiền kỹ nghệ điện toán, không tạo nổi một đội ngũ kỹ thuật có khả năng nâng cao kỹ nghệ sản xuất lên ngang tầm với các nước tiến bộ trong vùng như Thái Lan, Singapore, v.v...

35 năm trồng người XHCN đã làm đạo đức xã hội băng hoại mỗi ngày mỗi nhanh, mỗi mạnh và lan tỏa ra khắp đất nước, phá hủy hoại mọi giá trị tinh thần truyền thống dân tộc. Thế hệ trẻ đua nhau chạy theo xa hoa, phù phiếm, mất lý tưởng, mất tính hướng thượng và càng ngày càng lún sâu xuống vũng bùn sa đọa.

Guồng máy chính quyền thối nát, tham nhũng, dựa vào quyền lực để bóc lột, cướp đất của nông dân, vơ vét tài nguyên quốc gia để làm giàu cho bản thân khiến hố cách biệt giàu nghèo giữa giới lao động và quan chức mỗi ngày một sâu rộng hơn.

Tập đoàn lãnh đạo vừa bất tài, vừa bạc nhược lại dựa vào kẻ thù ngàn đời của dân tộc để bảo vệ ngôi báu, cam tâm nhượng đất, hải đảo, rước cả bọn cướp đất, cướp biển của ta, chặn nước đầu nguồn của sông Hồng, sông Cửu Long, vào phá hoại cao nguyên và rừng đầu nguồn của nước. Ta đã mất đất biên giới, mất Hoàng-Trường Sa, mất Biển Ðông và ngày mai không biết còn mất bao nhiêu nữa. Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu không mất đất, mất biển và chịu nhục quỳ gối trước phương Bắc như ngày nay. Cả dân tộc lo âu chờ ngày người Việt trở thành dân tộc thiểu số trên đất Việt?

Nếu miền Nam không rơi vào tay chính quyền CS thì có thể, rất có thể Việt Nam sẽ là Ðại Hàn của ngày nay. Miền Nam nếu không được như Nam Hàn thì cũng không thua kém bao nhiêu, cho dù miền Nam không có những lãnh tụ tài giỏi. Sự mất miền Nam tự do không chỉ là thảm kịch của nhân dân miền Nam mà còn là nỗi tuyệt vọng của nhân dân miền Bắc. Chẳng thà không thống nhất đất nước còn hơn thống nhất dưới ách thống trị chuyên chế tàn ác. Nhìn nước Ðức thống nhất trong tự do, dân chủ ai cũng cảm thấy đau xót, nhục nhã và uất hận.

Không phải chỉ có người dân trong nước uất hận mà trên ba triệu người Việt phải bỏ nước ra đi cũng uất hận vì cái tình tự “nhiễu điều phủ lấy giá gương.”

Ba mươi lăm năm qua người Việt hải ngoại đã làm được gì?

Sau 35 năm ta đã có 3 thế hệ trên quê hương mới. Người Việt đã xây dựng thành công cuộc sống mới cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ đã có những đóng góp to lớn cho quê hương mới mà người Việt ở đâu cũng có thể tự hào. Nhưng họ đã làm được gì cho cố hương?

Nơi nào có người Việt sinh sống là ở đó có tổ chức, đoàn thể chống Cộng. Mỗi đoàn thể, đảng phái có một đường lối hành động riêng nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu là tranh đấu cho quyền sống có nhân phẩm của đồng bào trong nước. 35 năm tranh đấu cho Việt Nam dân chủ, ta đã làm được gì? Mỗi người có một đánh giá khác nhau: Có những đánh giá bi quan bên những đánh giá lạc quan. Nhưng không ai có thể phủ nhận được những đóng góp tuy còn khiêm tốn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

- Nếu người Việt hải ngoại không lên tiếng, không hỗ trợ các nhà tranh đấu dân chủ trong nước thì liệu có phong trào dân chủ trong nước hay không?

- Nếu các cơ quan truyền thông hải ngoại không tiếp sức các phong trào dân chủ trong nước thì tiếng nói của các nhà dân chủ trong nước có đến được nhân dân trong nước rộng rãi như ngày nay không?

- Nếu các tổ chức chống Cộng hải ngoại không tích cực hành động thì CSVN sẽ xâm nhập phá hoại cộng đồng người Việt như thế nào? CSVN ra nghị quyết 36 là nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của các cộng đồng người Việt hải ngoại và nhằm lôi kéo người Việt hải ngoại về phía chính quyền Việt Nam. Nếu các cộng đồng người Việt hải ngoại không chống Cộng thì các sứ quán của Việt Nam đâu có bị cô lập và vô hiệu như ngày nay.

-Nếu các tổ chức chống Cộng không vận động chính quyền nơi họ sinh sống thì quốc tế có bênh vực nhân quyền cho nhân dân Việt Nam không?

Chúng ta chưa có thực lực ở trong nước. Ðúng. Nhưng không có tiếp sức của người Việt hải ngoại thì phong trào dân chủ trong nước sẽ khó có cơ hội thành công.

Hãy nhìn vào lịch sử đấu tranh của Ba Lan để thấy người Ba Lan hải ngoại đã đóng góp cho cuộc cách mạng dân chủ ở Ba Lan như thế nào.

Ba mươi lăm năm nhìn lại để tiến về phía trước.

Làm gì cho người Việt trong nước trút bỏ được gông cùm của độc tài toàn trị. Làm gì giúp được dân tộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bẻ gẫy được âm mưu Hán hóa của Bắc Kinh?

Việt Nam đang ở trên bờ vực tiêu vong.

Sẽ không có một cuộc di tản mới cho cả dân tộc đâu. Vì ta không còn biển cho thuyền nhân, không còn đất cho bộ nhân. Vì biên giới và biển của ta lúc đó đã thành đất Trung Quốc.

Tưởng niệm ngày 30 tháng 4 không phải để khơi lại cái đau xót của mất mát mà để ghi nhớ những thảm cảnh vượt biển của thuyền nhân, để tưởng niệm hàng trăm ngàn thuyền nhân bỏ mình trên Biển Ðông và nhất là để các thế hệ sau hiểu được tại sao cha anh họ bỏ nước ra đi, để tự hào về lịch sử tìm tự do của thế hệ trước.

(Nguồn: Thông Luận 2010)
Last edited by uncle_vinh on 21 Mar 12, Wed, 7:38 am, edited 2 times in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Tháng 4 lại về ...

Post by uncle_vinh »

Nếu ta không đứng thẳng người
Sunday, April 11, 2010
(thân mến gởi đồng bào và quê hương Việt Nam yêu quý)


Ngô Minh Hằng


Thế là lại một Tháng Tư
Quê hương ta vẫn đau nhừ nỗi đau
Thêm Nam Quan, địa đầu giới tuyến
Là lằn ranh giữa Việt và Trung

Nhưng ai phản bội giống dòng
Cắt lìa đất Tổ, đem dâng cống người!?
Vết dao cứa, lòng tươi máu chảy
Nhìn quê hương nát bấy mà đau

Hoa Lư, hỡi ngọn cờ lau
Nào ai Quốc Toản, mưu cầu phục hưng?

Ðâu Trưng Vương lẫy lừng, bất khuất
Ơi má hồng của đất Mê Linh!

Ðặng Dung ôm khối tâm tình
“Cảm Hoài”, mài kiếm một mình dưới trăng

Ðâu lá nhắn viết bằng chữ mật
Dụng tâm công, chiến thuật Lam Sơn?

Ngô Quyền, cọc nhọn rửa hờn
Bạch Ðằng chiến thắng còn thơm sử truyền

Ðâu Hưng Ðạo lời nguyền sông Hóa
Sóng còn vang rộn rã bên lòng?

Ðâu Trần Bình Trọng anh hùng
Hỏi Vương đất Bắc? - Rằng không bao giờ!

Ðâu Nguyễn Huệ phất cờ chính nghĩa
Cho Ðống Ða linh địa muôn đời

Bao trang quốc sử rạng ngời
Năm ngàn năm của giống nòi Việt Nam
Xin gìn giữ chớ làm hoen ố
Ðể cháu con còn có mà soi!

Nam Quan, Bản Giốc bao đời
Của ta, sao lại dâng người???

Ôi đau!!!

Hỡi dân Việt, người sau kẻ trước
Hãy vùng lên!
Toàn quốc! Vùng lên! Vùng lên lật đổ bạo quyền
Ðòi đời dân chủ, đòi nguyên sơn hà!

Nếu ta chẳng, là ta đắc tội
Với đời xưa và với đời sau
Ðứng lên, ta đứng lên mau
Tháng Tư Ðen sẽ đổi màu sáng tươi

Ðứng lên để quyền người lấy lại
Bao nhiêu năm oan trái đủ rồi
Nếu ta không đứng thẳng người
Thế nhân ai ngước nhìn đời giùm ta???



Ngô Minh Hằng
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Đâu rồi lợi thế 35 năm?
Khánh An, phóng viên RFA
2010-04-19

Sắp đến 30 tháng 4 rồi, có rất nhiều chuyện để nói về 30 tháng 4. Nhiều người lớn hay nói về chiến tranh, nhắc lại những cái mà họ đã trải qua trong chiến tranh, nhưng với giới trẻ thì như thế nào?

Image
Photo courtesy of DaiHoangNguyenblog
Chợ Bến Thành trước năm 1975.

Giới trẻ tụi mình thì mình nhìn về chiến tranh như thế nào? Mình nghĩ gì về chiến tranh? Và cái hiện tại của mình, những mối quan tâm hiện nay là gì? Vì vậy, chủ đề của ngày hôm nay sẽ là “Giới trẻ với ngày 30 tháng 4”.

Ngày 30 tháng 4

Trước khi bắt đầu chương trình, Khánh An sẽ mời các bạn lần lượt tự giới thiệu về bản thân mình. Trong này có những người đại diện cho thế hệ 7X, 8X, 9X. Mình sẽ mời thế hệ 7X trước.

Diệu: Chào các bạn. Mình là Diệu, đang ở bên Đức. Mình sinh tháng 7 năm 75, tức là sau 30 tháng 4 mấy tháng, tức là lúc 30 tháng 4 xảy ra, hồi đó mẹ mình mang bầu chạy loạn, sau đó 3 tháng thì mình ra đời. Mình bây giờ đang học thạc sĩ văn chương ở Đức, đồng thời mình cũng đi làm.

Khánh An: Cảm ơn chị Diệu. Bây giờ thì mời đại diện của thế hệ 8X.

Hoàng: Chào chị Diệu, chị Khánh An và mọi người. Mình là Hoàng, đang du học ở Pháp. Mình sinh năm 82, hiện đang là nghiên cứu sinh ở Pháp.

Khánh An: Và bây giờ thì mời Thìn, cũng là thế hệ 8X nhưng mà là cuối 8X. Mời Thìn.

Thìn: Vâng. Em xin giới thiệu em là Thìn. Em sinh năm 88. Em giờ đang học Viễn Thông ở Hà Nội và em cũng đang đi làm thêm ở Hà Nội.

Khánh An: Cảm ơn Thìn. Và đến thế hệ 9X.

Phương Anh: Em chào mọi người ạ. Em tên là Phương Anh. Em ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang học cao đẳng Trường Đại Học Hoa Sen.

Image
Chợ Bến Thành ngày nay. Photo courtesy of sgopentour.

Khánh An: Và bây giờ thì bạn cuối cùng, bé út của chương trình.

Thảo: Vâng. Em xin chào mọi người. Em sinh tháng 2 năm 1991, tức là sau 30 tháng Tư 26 năm. Hiện nay, em đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội và ngành em học là kế toán.

Khánh An: Khánh An cảm ơn mọi người và rất vui được đón các bạn vào chương trình Cafe Wifi. Ngày hôm nay cũng sắp đến ngày 30 tháng 4 rồi, câu hỏi đầu tiên mà Khánh An đặt ra cho các bạn là các bạn nghĩ gì về Ngày 30 Tháng Tư?

Diệu: Khi mà nhắc tới 30 tháng 4 năm 75 thì câu hỏi của Khánh An đổ về đầu mình nhiều ý tưởng quá đi, không biết bắt đầu từ cái nào, nhưng mà có lẽ mình bắt đầu từ chuyện là, vì mình sinh sau 30-4-1975 có mấy tháng thôi, cho nên hậu quả, hệ quả của chiến tranh còn để lại trên thế hệ của mình khá là nặng nề, ví dụ như rất nhiều bạn bè của mình có tên nickname là bobo, không biết là Thảo với Thìn với mấy bạn thế hệ 7-8-9X về sau có biết bobo là cái gì không?

Đó là một loại hạt có ruột trắng và cứng, mình ăn bobo rất nhiều cho nên nhiều đứa tên "Bobo".

Thứ hai nữa trong gia đình mình, mình là một đứa nhỏ con nhứt, mà theo gene di truyền thì đúng ra không nhỏ như vậy đâu nhưng mà vì trực tiếp sau 30-4-75, bao nhiêu dinh dưỡng cho một đứa trẻ bình thường cũng không có đủ. Mình nhớ hồi còn nhỏ, các bạn biết trái bắp màu vàng mà bây giờ để cho heo cho lợn nó ăn đó, người ta xay bể bể ra xong rồi nấu cái đó lên ăn thay cho cơm. Mà một đứa nhỏ đúng ra phải được bú sữa mà bây giờ nó phải ăn bắp thì dinh dưỡng của không có đủ, cho nên thế hệ của tụi mình èo uột và rất là nhỏ con. Đó là ý tưởng đầu tiên.

Khánh An: Các bạn khác, khi các bạn nghe câu chuyện vừa rồi thì các bạn có cảm nghĩ như thế nào?

Thìn: Đối với em thì sinh ra trong thời hòa bình, nhưng mà ngày 30 tháng 4 đối với em vẫn rất tự hào. Em vẫn thích ngày 30 tháng 4 bởi vì thứ nhất nó là ngày nghỉ chị ạ, thứ hai đó là ngày mà Việt Nam hoàn toàn giải phóng và hai miền Nam Bắc được chung một nhà.

Hậu quả chiến tranh

Thảo: Thưa chị Khánh An, em muốn nói ạ.

Khánh An: Ừ, mời em, bé Thảo.

Thảo: Vâng. Trong 5 người thì em được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 nhất, nhưng mà nhìn những người thân xung quanh em, ở quê em có rất nhiều người nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh, tuy em còn trẻ, em chưa biết được nhiều về cuộc sống chung quanh, nhưng em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Khánh An: Hoàng thì Hoàng nghĩ như thế nào?

Hoàng: Em, tất nhiên, thế hệ của em ra đời thì chiến tranh đã lùi xa được bảy tám năm cho nên tụi em gần như không biết gì về chiến tranh. Ngày 30 tháng 4 trong tâm thức của em là một ngày nghỉ, nhưng em được sinh ra cũng không quá lâu sau chiến tranh, trong giai đoạn mọi người ăn bobo, nhà nhà ăn bobo…

Diệu: Thế ra Hoàng cũng có ăn bobo rồi hả?

Hoàng: Tất nhiên rồi chị. Tại vì chỗ em là vùng kinh tế mới mà. Sau khi chiến tranh xong thì đi về vùng kinh tế mới khổ lắm, rồi hợp tác xã nhưng lúc đó cũng không có đủ ruộng để cày đâu. Bạn Thìn vừa nói đó là ngày giải phóng thì tất nhiên rồi, trong tâm trí người Việt Nam mình ai cũng nói như vậy và em cũng nói như vậy, nhưng mà một điều rất lạ là năm ngoái em đi qua Berlin chơi thì gặp một anh mà bạn em giới thiệu là anh này ảnh đi Đức lâu rồi. Em nói là anh qua Đức trước giải phóng hay sau giải phóng? Mình vẫn coi cái đó như là cái mốc. Ảnh nói "Anh qua Đức trước 75 chứ không phải là trước giải phóng". Em cũng hơi bất ngờ.

Diệu: À, Khánh An.

Khánh An: Ừ, mời chị Diệu.

Diệu: Sẵn Hoàng nhắc chuyện đó, mình cũng kể cho mấy bạn nghe luôn. Mình cũng gặp trục trặc y như Hoàng vừa nói, tức là khi mình qua Đức để học thì hiển nhiên ở đây cũng có cộng đồng người Việt. Mình cũng rất nhiệt tình với những vấn đề, những hội thảo về văn hóa Việt Nam. Trong một buổi thuyết trình, mình cũng dùng cái từ đó, vì đối với mình đó là ngôn ngữ, là một cái mốc, cho nên mình nói là "sau giải phóng" thì khi chữ đó nói ra khỏi miệng mình bình thường, nhưng gương mặt của những người ở trong thính phòng nó căng lại.

Sau đó, có người nói với mình là ở đây, những người đang ngồi ở đây đa số là những người vì 30-4-75 mà đã bỏ Việt Nam ra đi. Hồi đó, mình gọi là đi vượt biên đó. Đối với họ, cái từ đó không có trong từ điển mà họ dùng là "biến cố 75" chớ không ai nói là "giải phóng". Và họ cũng đặt vấn đề luôn là, mà cái này mình nghe từ khi mình còn là sinh viên ở Sài Gòn đã có một anh sinh viên lớn hơn nói với mình là mình dùng cái từ "giải phóng" thì ai giải phóng mình khỏi cái người đã giải phóng cho mình?

Thống nhất?

Khánh An: Nhân chuyện chị Diệu với Hoàng vừa mới nói đến thì thực sự nếu như ở bên Mỹ này thì cũng vậy thôi. Đa số sẽ không đồng ý với chuyện đó. Trong ngôn ngữ mà trong nước hay dùng, đó là ngày 30 tháng 4 người ta hay gọi là "ngày giải phóng miền Nam", "ngày thống nhất", nhưng sau năm 75 trở đi cho đến giờ thì những người ở hải ngoại nhìn vào trong nước thì người ta không nghĩ rằng dân tộc Việt Nam được giải phóng. Đó là cái thứ nhất. Điều thứ hai có lẽ giới trẻ mình dễ nhìn thấy hơn, đó là có thực sự là thống nhất không? Mình đang muốn nói đến từ "thống nhất" ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không biết là ý kiến các bạn trẻ như thế nào?

Hoàng: Theo ý em, thống nhất là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được. Nhưng mà cái thống nhất như chị vừa nói nó còn ở nhiều khía cạnh khác nữa, thống nhất về suy nghĩ, về niềm tin, về quan điểm, thì cái thống nhất về quan điểm nó được làm như thế nào? Tất nhiên, chiến tranh bao giờ cũng là tàn khốc hết, nhưng mà sau chiến tranh thì em thấy có quá nhiều người Việt Nam phải đi vào trại cải tạo, có lẽ là cũng để cho có một quan điểm thống nhất chăng? Để có một thế giới quan thống nhất chăng?

Em cảm thấy buồn về chuyện đấy, bởi vì em thấy rằng mình đã bỏ rất nhiều máu xương để mà thống nhất về mặt địa lý rồi, bây giờ lại tiếp tục bỏ tù để mà thống nhất về mặt quan điểm, mà liệu bỏ tù thì có thống nhất được về mặt quan điểm hay không? Cũng chính vì sự bỏ tù như thế cho nên mình có 2 triệu người phải đi ra nước ngoài.

Khánh An: Các bạn khác nghĩ như thế nào?

Thìn: Em nghĩ, từ thống nhất đấy, theo như hai anh chị vừa nói thì anh chị đều là người Nam cả, còn em là người Bắc và em là người thế hệ sau hơn nữa thì em nghĩ rằng từ thống nhất đấy nó cũng không đúng một phần, bởi vì ở miền Nam theo một cái xã hội khác và ở miền Bắc một xã hội khác. Nhưng em nghĩ rằng từ thống nhất này, theo em, nó đúng một mặt, nhất là nếu như theo triết học mà nói, năm đấy là về một xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tuyệt vời.

Nếu như miền Bắc đã theo xã hội chủ nghĩa rồi mà miền Bắc thống nhất miền Nam vào để theo một xã hội xã hội chủ nghĩa thì là đều đúng, nhưng có cái là chính quyền sau này, đường lối mà đưa đất nước lên thống nhất để đi theo xã hội chủ nghĩa thì họ làm không đúng cách nên Việt Nam bây giờ mới không giàu mạnh lên được, đời sống nhân dân còn khó khăn, còn khổ cực nên là mọi người mới nghĩ rằng cái thống nhất đấy nó chưa thật sự đúng nghĩa. Theo em nghĩ là như vậy, bởi vì thực chất ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan, nên em nghĩ là từ thống nhất nó chưa được đúng nghĩa như chị vừa nói.

Khánh An: À, Phương Anh ơi, em là một thế hệ rất mới, em nhận xét về những điều vừa rồi như thế nào?

Phương Anh: Đối với em thì từ ngữ của mình vốn đã phong phú rồi, nếu một từ mà xét nhiều nghĩa thì nó sẽ có mặt khách quan và mặt trái ngược lại, không thể nào mà đúng hoàn toàn được tất cả mọi vấn đề hết. Em quen trong bạn bè của em, nói về 30 tháng 4, mấy bạn đều nói là ngày nghỉ, là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, còn ngoài ra có lẽ các bạn không biết gì hơn. Em nghĩ đó là một phần của những bạn mà em biết.

Còn có một số khác thường được ba mẹ kể nhiều về những ngày xưa thì họ rất là thích thú, như em lâu lâu em cũng có nghe ông bà kể ngày xưa làm sao làm sao, rồi gia đình vẫn ở lại đây khi mà thống nhất đất nước, sau hay là trước gì cũng vẫn ở miền Nam này, thì nghe nó còn thú vị. Còn em nói thiệt là học những giờ lịch sử trong trường thì những kiến thức mà tụi em nhận được thì học để chống chế là phần nhiều.

Hoàng: Em có ý kiến.

Khánh An: Mời Hoàng.

Hoàng: Em muốn nói một ý khác, tiếp theo ý của bạn Phương Anh. Mình nói về mình, mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt Nam hay không, khi mà nói về đất nước mình hỏi: tại sao đất nước mình nghèo vậy? Em qua bên này có nhiều bạn bè hỏi vậy đó, thì có rất nhiều người, thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói như vậy nữa, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá cho nên đất nước nghèo.

Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chưa bao giờ, chưa bao giờ nghe một ai nói như thế, mà toàn là nói chúng tôi đã có quá nhiều thời gian trong chiến tranh. Trong khi nếu mà chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà nó than như mình thì nó phải than gấp 10 lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu nó đã là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng như vậy là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì? Em không biết ở ngoài Bắc nhưng mà không thể nào nói miền Nam bị chiến tranh tàn phá được bởi vì miền Nam trước 75 đã là khá hơn những nước lân cận rồi, cho nên anh không thể nào nói là tại miền Nam bị tàn phá dữ quá nên bây giờ kinh tế mới khó khăn như vậy. Không thể nói như vậy được, chị thấy không?

Em nghĩ là nên phải nói như thế này, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông Nam Á. Chưa nghe ai nói chuyện đó hết! Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là "Đến bao giờ, cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không thể nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?"

Khánh An: Quý vị và các bạn quý mến, câu hỏi vừa rồi của Hoàng đã tạm khép lại chương trình Café Wifi ngày hôm nay. Kỳ tới, chúng ta sẽ lại tái ngộ trong chủ đề “Giới trẻ với ngày 30-4” với những tranh luận gay gắt của các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X. Mời quý vị và các bạn đón nghe.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Ngày Quốc Hận
Ba Bụi

Image
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Cờ Vàng, Khát Vọng Dân Chủ
TRẦN KHẢI . Việt Báo Thứ Tư, 4/21/2010, 12:00:00 AM


Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã treo trên nhiều khu nhà, khu phố tại các cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Năm nay cũng tròn 35 năm ngày Miền Nam thất thủ.

Cũng như mọi năm, nhiều công viên mobile home trên đường Bolsa lại được chủ phố cho treo cờ từng nhà. Ông chủ phố nơi tôi ở là người Đài Loan, mà người đại diện quản lý là người Palestine; nghĩa là, cũng xuất xứ từ cả hai nơi mà không khí chiến tranh lúc nào cũng bao phủ và đe dọa.

Buổi sáng, ra đứng nhìn các lá cờ nằm một chuỗi dài trên các nhà trong công viên lại thấy không khí bùì ngùi hơn mọi năm. Không phải đơn giản vì đây là biểu tượng của một chính thể đã trôi qua. Chắc chắn là hoàn toàn không ai có thể níu lại thời gian; khi tóc đã trắng, thì màu đen sẽ biến mất, không tìm lại được. Không ai trên thế giới này tin là Liên Hiệp Quốc có thể áp lực chính phủ Hà Nội lùi lại bên kia bờ Bến Hải. Chuyện đó không thể xảy ra. Nhưng bùi ngùi khi nghĩ rằng quá nhiều đau thương cho dân tộc, và đất nước. Và màu cờ vàng bây giờ thực ra không phảỉ là một quá khứ, mà đã và đang là một ước mơ tự do dân chủ cho cả nước.

Như thế là 35 năm trôi qua. Nghĩa là ba thế hệ trôi qua, nếu nhìn mỗi thế hệ là mười năm (tính cho chẵn), hay nhìn mỗi thế hệ là mười hai năm (tính theo học trình hết trung học). Mỗi thế hệ tất nhiên có suy nghĩ, cảm xúc, thói quen, và ước mơ khác nhau. Đã có ba thế hệ biến mất, và ba thế hệ mới khai sinh ra. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều nan đề chưa biến đổi.

Trong khi cờ vàng đã hóa thân từ một chính thể VNCH để trở thành ước mơ tự do dân chủ cho VN, thì cờ đỏ trong nước vẫn “kiên trung xã hộị chủ nghĩa.” Nhiều năm sau khi tượng đàì thuyền nhân tại Indonesia và tại Mã Lai bị chính phủ Hà Nội áp lực chính phủ Jakarta và Kuala Lumpur đập phá, báo nhà nước mới nói về “hòa hợp hòa giải” với các ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa.

Trong khi những đau thương chia cắt hiện nay chưa lành, chính phủ Hà Nội lại bàn chuyện hòa hợp hòa giải cho những người đã chết 700 năm trước, để làm lễ cầu siêu hóa giải oan cừu giữa hai họ Lý và Trần.

Mọi chuyện thực ra không khó, nếu chính phủ Hà Nội thực tâm – thay vì cầu siêu cho người chết 700 năm trước, mà hãy cầu an cho toàn dân ngày hôm nay.

Đó là lời mời gọi hãy đối thoạị với chính những người trong nước trước, với những người tuy không liên hệ gi với cờ vàng nhưng đã và đang bày tỏ các ý kiến dân chủ hóa đất nước. Những trấn áp, ngăn chận, hay bắt cóc, hù dọa đối với trí thức quốc nội, như với Nguyễn Huệ Chi, với Nguyễn Thanh Giang, với Phan Thanh Hải, với Tạ Phong Tần, và nhiều người khác.

Nhưng chính phủ Hà Nội đã không chịu nhìn về một tương lai thay đổi để tìm thế hợp nhất lòng dân, mà vẫn hầm hừ về một quá khứ.

Trong tháng 4 này, trên các mạng diễn đàn Việt Ngữ, người ta thấy lại một lá thư năm 2004 của ông Đạị Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến phản đối về việc vinh danh lá cờ VNCH và dự án Tượng Đài Chiến Sĩ Tự Do tại tiểu bang Washington. Hẳn nhiên, ông Chiến hy vọng là áp lực được, kiểu như đã áp lực Indonesia và Mã Lai. Các thư phúc đáp lưu hành tất nhiên là bằng tiếng Anh, được ghi là dịch bởi Giaó Sư Nguyễn Châu. Trong đó có thư của một công dân Mỹ trả lời ông Nguyễn Tâm Chiến.

Tình hình mô tả như sau: “Nhân vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang là Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện Tiểu Bang. Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ Đại sứ Cộng sản Việt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.”(hết trích)

Thư phản đối của Nguyễn Tâm Chiến, Đại Sứ Cộng sản Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ Pam Roach, tiểu bang Washington , trích như sau:

“Ngày 10-2-2004

Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:

Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.

Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington.

Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ.Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốc Việt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.

Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam ...”
(hết trích)


Và sau đây là trích thư phúc đáp từ tiểu bang Washington:

“Ngày 23-2-2004

Thưa Ông Đại Sứ,

Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày 10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.

Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam.

Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào...

Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc.

Thế cũng được.. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.

Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu bang Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.

Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu.

Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.

Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ.. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.

Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.

Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông.

Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.

Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh.. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? - 50,000? - 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi.

Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp.

Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới. Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông...(...)

... Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.

Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.

Terrell A.. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU ( San Jose )”
(hết trích)


Khi lá cờ vàng đã trở thành biểu tượng của dân chủ và tự do, chắc chắn chính phủ Hà Nội không thể ngăn cản được ước mơ này, vì đây là hướng đi tất yếu của nhân loại. Không đối thoại với ước mơ tự do dân chủ của người dân, chế độ sẽ tới lúc phải sụp đổ.

Điều mà CSVN đang cố gắng mô tả về lá cờ vàng là gắn liền lá cờ này với cuộc chiến Nam-Bắc, nhưng chuyện này đã qua rồi. Ba thế hệ trôi qua rồi, đã biến lá cờ trở thành biểu tượng cho một ước mơ dân chủ tự do. Trong lá cờ vàng này, không có hình ảnh của chiến tranh nữa, mà thực sự phải là lá cờ của hòa bình, của tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân VN, không phân biệt Nam-Bắc.

Làm sao CSVN có thể tránh cuộc đối thoại với ước mơ của các thế hệ hiện nay và tương lai như thế?

TRẦN KHẢI
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

30 Tháng 4, Tưởng Niệm Thuyền Nhân
VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 4/23/2010, 12:00:00 AM


30 Tháng Tư năm 2010 này nữa là 30 tháng 4 thứ 35. 30 tháng Tư Đen, ngày Quốc Hận. Tại Little Saigon, người Việt hải ngọai thân thương gọi là thủ dô tinh thần, có tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Đầu Tiên Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhựt 25-4-2010, tại địa điểm Tượng Đài Thuyển Nhân trong Westminster Memorial Park, đường Bolsa. Ngày này cũng là ngày kỷ niệm một năm chánh quyền Thành Phố Westminster bằng nghị quyết công nhận Ngày Thuyển Nhân VN vào một ngày thuộc tuần lễ chót của tháng Tư mỗi năm.

30 Tháng Tư là ngày… từ đó bao nhiêu người Việt chết sông chết biển, chết rừng chết bụi trên đường tỵ nạn Cộng sản để tìm tự do. Phủ Cao Ủy Người Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc chưa có con số rõ ràng về người chết, chỉ ước đoán nếu một triệu người đến được bến bờ tự do, thì phải nửa triệu người đã chết dọc đường. Cái chết vô cùng thê thảm. Chết vì bão tố, sóng to gió lớn chìm tàu. Chết vì cướp Thái Lan, Mã Lai cướp bóc, hãm hiếp, phá máy tàu, đục lường tàu cho chìm để phi tang tội ác. Chết vì bị Việt Cộng “phát hiện”, du kích trên bờ, dưới sông, tuần duyên VC rượt đuổi, bắn bỏ. Chết vì bị bắt, tra tấn kiếm tiền, tù đày khổ sai cưỡng bức. Cuộc vượt biên tỵ nạn CS sau khi Saigon sụp đổ, của dân Việt Nam ở Nam, ở Trung, ở Bắc là một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam, và gian nguy, chết chóc còn hơn cuộc di tản của người Do Thái trốn khỏi cảnh nô lệ của những pha- ra- ông Ai Cập trước Chúa Giáng Sinh trong thế giới sử cổ đại được ghi vào Kinh Cựu Ước.

Lương tâm Nhân Loại của hậu bán thế kỷ 20 bị chấn động mạnh mẽ. Người Việt đến được bến bờ tự do trước, dù chân ướt chân ráo, kêu gào, kiến nghị, vận động hết mình, đánh động lòng người tại các nước mới được định cư. Lòng nhân đạo của nhân dân và chánh quyền các nước trên Thế giới Tự do bàng hoàng. Liên hiệp Quốc thấy và tự nhận nghĩa vụ nặng nề trước thảm cảnh trần gian của người đồng loại, của người dân Việt Nam. Mỹ thức tỉnh, tự vấn lương tâm, mặc cảm tội lỗi bỏ rơi đồng minh, nhận lãnh trách nhiệm, dang rộng tay đón thuyền nhân Việt, cho định cư nhiều nhứt thế giới. Các nước giàu mạnh giúp tiền, giúp phương tiện, gởi phái đoàn đến mấy đảo lớn như Pulau Bidong, Galang, lập trại tam cư và trung chuyển để giúp “thuyền nhân Việt Nam” đi tái định cư. Tiềng Anh thêm một danh từ mới “ Boatpeople”, các đài phát thanh quốc tế có chương trình tiếng Việt như BBC, VOA, Úc châu, gọi là “ thuyền nhân” để chỉ người Việt dùng thuyền nan vượt đại dương tỵ nạn CS để tìm tự do.

Chính vì biết phong trào vượt biên bằng đường biển, đường rừng này quá nguy hiểm cho sinh mạng người Việt tỵ nạn CS, mà nhiều nước lớn như Mỹ mời tìm phương cách giúp cho người Việt tìm tự do mà ít nguy hiểm hơn. Chương trình ra đi trong vòng trật tự ODP, HO, bảo lãnh gia đình, tái định cư những người Việt vượt biên sau khi chương trình chấm dứt Boatpeople, bắt nguồn từ phong trào thuyền nhân. Sắc tộc Việt là sắc tộc được nhập cư vào Mỹ bằng một đạo luật, căn cước là tỵ nạn chánh trị tập thể.

CS biết rõ đó là một chứng tích tội ác của chế độ CS Hà Nội. Nên, trước khi Thủ Tướng VC Phan văn Khải công du Mỹ, họ dùng áp lực ngoại giao ngầm để chánh quyền Mã Lai và Nam Dương phá bỏ những bia mộ của những người Việt tỵ nạn CS bằng thuyền tại hai đảo đã từng làm trại lánh cư tạm thời của “thuyền nhân”, chờ được làm hồ sơ đi định cư ở nước thứ ba. Người Việt Hải ngoại hằng năm vượt nửa vòng Trái Đất tổ chức vớt vong trong vùng biển, tảo mộ, dựng thêm và trùng tu bia mộ trên hai đảo của Nam Dương và Mã Lai. Trước âm mưu và hành động VC gián tiếp phá mồ, đập bia của thuyền nhân xấu số, người Việt Hải Ngoại khắp nơi trên thế giới đấu tranh, chống đối quyết liệt. Tổ chức Văn Khố Thuyển nhân ra đời bắt đầu tứ Úc lan ra khắp thề giới. Trong 35 năm, hầu hết trong các cuộc tập họp có nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam, tưởng niệm anh linh tử sĩ, luôn có câu tưởng niệm anh chị em thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do. Nhiều cộng đồng Việt lớn ở các nước lập tượng đài, bia tưởng niệm thuyển nhân. Thành phố Montreal có một tượng đài tưởng niệm thuyền nhân, nhưng chưa có bia ghi khắc tên những thuyền nhân chết trên biển.

Tại Mỹ, nơi có đông người Việt định cư nhứt thế giới, lập ra một Ủy ban Thực Hiện Tượng Đài Thuyển Nhân do nhiều người vượt biên thành đạt trong nhiều ngành nghề kết hợp vận động xây dựng một tượng đài với bia khắc tên tưởng niệm. Nhưng khá lâu mới hòan thành công tác. Vượt rất nhiều khó khăn. Westminster Memorial Park mà người Việt gọi tắt là Peek Family dành một khu đất khang trang và giúp xây một số hồ nước, một số bia đá để tượng trưng cho biển cả và tàu vượt biên, và Tượng Đài được khánh thành trong thòi gian ngậm ngùi 30- 4 năm ngóai. Little Saigon là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS trong đó một số lớn là thuyền nhân. Người Việt khắp ba châu Âu, Mỹ, Úc mỗi lần đến Little Saigon thường đến đây để chiêm ngưỡng. Nhiều bia đá đen khắc tên hơn 7500 người chết trên đường vượt biên, đã gởi về cho Ủy Ban. Nhiều cảnh vô cùng cảm kích thương tâm. Nhiều khách thập phương Việt tay sờ vào tên trên bia đá, mà hai hàng nước mắt rưng rưng, có người xúc động quá sụm xuống khóc tức tưởi. Mấy thanh niên, thanh nữ con cháu đi theo ôm lấy đôi vai ông bà run run như trong cơn sóng gió, theo làm làn sóng lệ rơi của những thuyển nhân đã mất chồng, mất vợ, mất con, em.

Đó là những thuyển nhân đã bỏ mình nhưng còn may mắn có thân nhân sống sót trên đường vượt biên đã gởi tên khắc trên bia đá đen của Tượng Đài. Có những người chết cả gia đình, chết cả tàu, không còn ai biết nữa. Có một chuyên viên của Đài SBTN thân quen với người viết bài này, cả cha lẫn mẹ đều chết hay mất tích không ai biết cả. May cho em, Ông Ngọai thấy em còn quá nhỏ để lại nuôi, sau này đi HO với Ông Bà Ngọai. Mỗi lần nhắc đến lễ Tưởng Niệm Thuyển Nhân, Văn Khố Thuyển Nhân, em ấy mặt dàu dàu, ứa nước mắt như ngày mới đến Mỹ đi học college, em ấy nói Ông à, Ông làm báo ông chỉ cách làm sao nhắn tin coi ai biết ba má em chết ở đâu. Truyền thông tiếng Việt Hải Ngọai kể cả Hồng Thập Tự Quốc Tế đã làm rất nhiều trong việc tìm kiếm này. Nhưng đó là chuyện mò kim đáy biển. Vì vượt biên là đi lén lút, chỉ người thân nhứt mới biết. Nhiều khi ngồi chung tàu mà ai chẳng biết ai một cách chính xác vì sợ khi bị bắt lỡ lờ khai ra gốc tích, CS biềt thì ở tù lâu vì đa số người vượt biên ít nhiều cũng dính líu đến quân dân cán chính VNCH. Thường khi tàu chìm thì chết cả tàu ít ai sống sót giữa biển khơi. Cướp Mã Lai, Thái Lan cướp tàu thường phá máy, lấy hết dầu, đục lường tàu cho chìm để phi tang. Tàu khó còn, người khó sống giữa đại dương.
Những người bất hạnh chết biệt tăm, biệt tích ấy, chỉ còn một cách là tưởng niệm hay cầu nguyện chung như thuyển nhân vô danh như chiến sĩ vô danh thôi.

Tưởng niệm và cầu nguyện những thuyền nhân này như chiến sĩ vô danh là cần - rất cần. Là nghĩa vụ và bổn phận nhớ (devoir de memoire). Nghĩa vụ của những người Việt đương đại để nhớ từ đâu, vì sao mình rời đất nước ra đi tìm sự sống trong cái chết, để đấu tranh giải trừ một chế độ xấu và ác đã làm chính người dân mình phải liều mạng xa mồ cha đất tổ ra đi tỵ nạn.

Bổn phận của những người Việt đi sau để đề phòng, ngăn chận một chế độ xấu và ác như vậy tổn tại hay tái xuất ở nước non nhà của ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục mình nên người ở miển Đất Hứa. Làm được thế thì cái chết những thuyển nhân vô danh sẽ vô cùng cao quí và thiêng liêng. Và hồn thiêng của những thuyển nhân chết trên đường vượt biên sẽ mỉm cười bên kia thế giới.

VI ANH
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

35 Năm Ta Đã Thấy Gì?
PHẠM TRẦN . Việt Báo Thứ Sáu, 4/23/2010, 12:00:00 AM


Mới ngày nào mà Cuộc chiến ở miền Nam nước tôi, có tên gọi Việt Nam, đã kết thúc đươc 35 năm.

Đây cũng là thời gian dài của 12,775 ngày Trời ban cho tôi được hưởng thêm tuổi đời để đau buồn tường trình với độc gỉa rằng ở nước Việt của chúng ta, dù đã vượt qua được 10 năm đầu của Thế kỷ 21, hãy còn cảnh người bóc lột người như thời Thực dân-Phong kiến; hãy còn bất công, kỳ thị và hàng chục triệu người dân, dù lao động đầu tắt mặt tối, vẫn không đủ cơm ăn, quần áo mặc.

Trong khi đó thì thiểu số lãnh đạo và những kẻ có chức, có quyền lại tự do tham ô, nhũng lạm, mua quan bán chức, và những kẻ sống bằng nghề mánh mung, nịnh trên nạt dưới lại giầu có nứt mắt, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi trác táng để lại không biết bao nhiêu gương mù cho xã hội.
Chuyện quan đầu tỉnh Bắc Giang và một số cán bộ lãnh đạo đảng đã toa rập nhau mua dâm nữ sinh rồi tìm cách che đậy là một tỷ dụ.

Trong khi đó hàng trăm ngàn trẻ em nước ta phải bỏ học vì cha mẹ không đào đâu ra tiền trả học phí và các khỏan phụ phí cho nhà trường. Và khi cả nước vẫn còn phải thi đua học tập câu nói "Không gì qúy hơn độc lập tự do" của Hồ Chí Minh thì đồng bào chúng ta chưa có được 1 ngày ăn nói tự do. Các phương tiện truyền thông tiếp tục nằm gọn trong tay đảng và phục vụ đảng là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà báo.
Đồng bào của chúng ta cũng chưa bao giờ được làm chủ đất nước, dù đảng vẫn bô bô cái miệng "nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân"!

Vì vậy khi nhà nước CSVN tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày được gọi là "chiến thắng" cuộc chiến 30-4, chúng ta cũng không vui khi thấy phe thắng trận là đảng và quân đội vẫn đắc chí và lạnh lung mở ra vết thương chiến tranh để khơi dậy lòng hận thù với những người người miền Nam thua trận.

Tuy nhiên hành động của Hà Nội không che giấu được nỗi lo mất chính nghĩa của cuộc "đại thắng mùa Xuân" năm 1975.

Hãy đọc Nguyễn Đức Độ, Tiến sĩ, viết trong Báo Quân đội Nhân dân ngày 19-4 (2010) :

"Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kết thúc vô cùng vẻ vang và oanh liệt bằng Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong những ngày này, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục khẳng định, tôn vinh tầm vóc vĩ đại của chiến thắng này. Ấy vậy mà trên một số phương tiện thông tin, ấn phẩm, trang web,… đây đó xuất hiện những luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận tầm vóc chiến thắng vĩ đại đó của nhân dân Việt Nam."

Nhưng ai là tác giả của những " luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận tầm vóc chiến thắng vĩ đại đó của nhân dân Việt Nam ? "

Báo Quân đội Nhân dân viết : "Trước hết, họ tập trung xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam thực chất chỉ là cuộc nội chiến nội bộ giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam do sự khác biệt về lý tưởng cộng sản và không cộng sản. Theo một hướng khác, có luận điệu cho rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là "cuộc chiến tranh ủy nhiệm" bắt nguồn từ "sự xung đột về ý thức hệ", các cường quốc lãnh đạo hai khối cộng sản và tư bản sử dụng chiến tranh Việt Nam như là một công cụ để đua tranh sức mạnh cả về kinh tế và quân sự trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Cùng với sự xuyên tạc bản chất cuộc chiến tranh, họ hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng, cho rằng "Đại thắng mùa Xuân" không thể gọi là một chiến thắng vẻ vang, mà chỉ là một kết quả tất nhiên khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối ngoại, rút quân, cắt viện trợ, bỏ rơi chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa."

Lập luận của Nguyễn Đức Độ có giải cứu được "chính nghĩa" mạo danh "đành Mỹ cứu nước" đang lu mờ dần theo thời gian hay phủ nhận chính sách "xâm lăng" miền Nam của đảng CSVN không?

Và khi người Việt hai bên cầm súng bắn nhau thì không phải là "nội chiến huynh đệ tương tàn" thì gọi là gì ?

Vả lại trước khi Mỹ đem quân vào miền Nam tháng 3 năm 1965 thì Cộng sản miền Bắc đã có sẵn khỏang 40,000 quân ở trong Nam, không chịu rút về miến Bắc theo Hiệp định Genève năm 1954. Sau đó, từ năm 1959, Hồ Chí Minh đã quyết định đem quân xâm nhập vào Nam đánh phá Chính quyền non hyếu của Việt Nam Cộng Hòa thì hành động này có phải là "xâm lăng" không ?

Nhưng tại sao, cho đến 35 năm sau mà đảng CSVN vẫn còn phải mệt nhọc chống đỡ cho cuộc xâm lăng miền Nam được ngụy trang là "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" ?

Bởi vì, ngay sau khi nhờ vào viện trợ súng đạn của Liên Xô và Trung Hoa mà thắng được đạo quân đã cạn kiệt vũ khí của miền Nam, do hậu qủa của chính sách "tháo chạy" và "không giữ lời hứa" viện trợ của Hoa Kỳ, thì nhân dân và bộ đội miền Bắc mới vỡ lẽ rằng họ đã bị đảng "đánh lừa" vì nhân dân miền Nam chưa bao giờ bị "Mỹ-Ngụy" kìm kẹp như người miền Bắc bị đảng "bóc lột" đến tận xương tủy trong suốt 20 năm chiến tranh.

Do đó, chiến thắng của miền Bắc có vẻ vang gì đâu.

Bằng chứng sau đó cả nước đã bị kiệt quệ trong suốt 10 năm, từ 1975 đến 1985, khiến cho đảng súyt tan hang rã đám, khiến đảng Cộng sản Việt Nam phải "Đổi mới" hay là chết tại Đại hội đảng lần VI để đưa người có đấu óc canh tân là Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư đảng!
Từ đó đến nay (năm 2010), đảng CSVN đã buộc phải áp dụng đường lối làm kinh tế của chủ nghĩa Tư bản để tồn tại và sự thành công cho đến bây giờ đã chứng minh chính sách kinh tế tập trung, bao cấp, giáo điều, trung ương tạp quyền của chủ nghĩa xã hội đã hòan tòan phá sản.
Nhưng tại sao những người CSVN lại từ lừa dối mình để nói rằng họ đang làm kinh tế thị trường theo "định hướng xã hội chủ nghĩa" ?

Chính vì lối làm kinh tế "mở cửa nửa vời", tiếp tục kiểm soát của nhà nước mà đất nước chưa khá lên được. Các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, gian dối thương mại, cạnh tranh bất chính, giấy tờ chồng chất, vô luật pháp đã làm cho nền kinh tế thiếu bền vững, trông cậy vào làm thuê cho nước ngòai là chính.

Đời sống người dân vì vậy vẫn còn đì đẹt theo sau các dân tộc láng giềng, thậm chí thiếu dân chủ và tự do hơn cả dân tộc Kampuchia !
Vì vậy cuộc "giải phóng" miền Nam ngày 30-4-1975 đã bị nhiều người dân miền Nam đổi thành ngày "Quốc hận" để nói lên mặt trái của "chiến thắng Mùa Xuân" mà đảng CSVN không ngừng khua chuông, gõ mõ ca tụng.

Thái độ chính trị này đã làm cho những người làm công tác tuyên truyền Cộng sản rất bối rối. Điển hình như Kim Tôn đã có thái độ mất bình tĩnh trên Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 18/04/2010 : "Nhân dân ta đang tưng bừng kỷ niệm 35 năm chiến thắng vĩ đại ngày 30-4 -1975 - Ngày hội thống nhất non sông, và cùng tưởng nhớ đến những người con của dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc và thống nhất đất nước. Các thế hệ, từ những người đã từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia các cuộc kháng chiến của dân tộc, đến những người chưa từng trải qua chiến tranh đều đang cùng nhau đánh giá, phân tích để tôn vinh sự hy sinh cống hiến to lớn của các thế hệ trước trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm ngăn chặn chiến tranh đe doạ cuộc sống hoà bình.

Vậy nhưng còn một số người không những vẫn hằn học hoặc cay cú với quá khứ, tiếp tục bằng mọi cách chống phá chế độ một cách quyết liệt, bôi nhọ chiến thắng vinh quang, xúc phạm sự hy sinh to lớn của dân tộc, tiếp tục chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn cản tiến trình phát triển của đất nước.

Những chiến dịch kiểu "chuyển lửa về quê nhà" sau chiến tranh trong âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, do các lực lượng phản động lưu vong ở nước ngoài thực hiện, đều bị thất bại trước tinh thần cảnh giác cao độ của nhà nước và của nhân dân ta. Tuy nhiên vẫn có những nhóm cực đoan tiếp tục có những bài viết, phát biểu bôi nhọ chiến thắng 30-4, công kích Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nước; núp dưới con bài "tự do, dân chủ, nhân quyền" để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo; cản trở tiến trình đi lên của đất nước... "
Kim Tôn viết tiếp : "Hằng năm, cứ đến ngày này, ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, một số nhóm phản động cực đoan thường tổ chức "ngày quốc hận" để hoài niệm một chế độ tàn bạo ở miền nam Việt Nam đã sụp đổ, hoài niệm thời kỳ đất nước bị chia cắt, tìm cách bôi nhọ những gì tốt đẹp đang diễn ra ở Việt Nam.

Họ ráo riết vận động, thậm chí gây sức ép đòi một số cấp chính quyền hoặc các trường học địa phương ở Mỹ treo cờ vàng ba sọc (của chế độ ngụy cũ) thay vì treo quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam. …

….Cũng vào dịp này, trên một số tờ báo hay trang web hải ngoại, người ta lại thấy xuất hiện những bài viết, bài phát biểu, những tuyên bố hoặc những bài phỏng vấn của các nhân vật chống cộng, chống Việt Nam với quan điểm đầy hằn học và cái nhìn cực đoan về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Vin vào những đau thương mất mát, những vết thương còn chưa lành hết, những hậu quả do chiến tranh gây ra, họ đưa ra những đánh giá, nhận xét thiếu khách quan, thậm chí đầy tính kích động và xuyên tạc.

Họ thẳng thừng tuyên bố, "ngày 30-4 là ngày toàn thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng là ngày thua của toàn dân tộc".

Nhưng lời thú nhận của Kim Tôn nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Việt Nam Công Hòa bị quân Cộng sản miền Bắc chiếm đóng đã phản ảnh một thực tế nhãn tiền là mặt trái của chiến áo "giải phóng miền Nam" trên lưng anh Bộ đội đã ê chề hiện ra. -/-

Phạm Trần
(04/010)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-04-25

Tiếp tục loạt bài “35 năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt” vào ngày 30 tháng 4, năm 1975, hôm nay Ban Việt Ngữ chúng tôi mời quý vị theo dõi phát biểu từ các chiến binh thuộc 2 Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, kéo dài 21 năm, từ khi đất nước chia đôi, sau hiệp định Geneve cho đến lúc xứ sở quy về một mối, đặt dưới sự thống trị của chế độ cộng sản.
Image
AFP PHOTO/Aude GENET
Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.

Biến cố đó được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu.

Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.

Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:

Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.

Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.

Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.

Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”

Thất vọng

Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:

“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau. Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.

Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.

Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá.

Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”

Đâu rồi lợi thế 35 năm?

Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:

“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh. Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.

Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004. Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.

Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ. Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.

Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”

Thực chất của chế độ cộng sản

Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:

“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau. Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.

Image
Những căn nhà sang trọng nhiều từng lầu chung quanh nhà bác Phiêu đều là của các lãnh tụ cao cấp tướng tá

Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình. Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt. Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.

Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”

Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc uy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.

35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Giới trẻ với ngày 30/4
Khánh An, phóng viên RFA
2010-04-26

Ngày 30 tháng 4 có thể là một kỷ niệm buồn hay vui. Còn giới trẻ, những người đa số được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì nghĩ gì về ngày này.

Image
AFP PHOTO
Các nữ sinh trung học tại Hội An, Việt Nam.

Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi câu chuyện “Giới trẻ với ngày 30/4” với các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X là Diệu ở Đức, Hoàng ở Pháp, Thìn và Thảo ở Hà Nội và Phương Anh từ Sài Gòn.

Vì sao nước mình nghèo?

Trong chương trình lần trước, câu chuyện của chúng ta đang dừng lại ở ý kiến của Hoàng như sau:

Hoàng: Khi nói về đất nước mình, hỏi tại sao đất nước mình nghèo vậy thì rất nhiều người, mà thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói vậy, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá, nhưng chưa bao giờ mà em nghe nói rằng thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Trong khi nếu chị ở bên Đức thì chị biết rất rõ là Đức mới chỉ thống nhất từ năm 1989 thôi, nếu họ than như mình thì họ phải than gấp mười lần như vậy.

Mà điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học, những bài lịch sử vẫn nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nhưng nếu bây giờ được phép đặt câu hỏi lại, em sẽ đặt câu hỏi với giáo viên em là: "Cô cần bao nhiêu năm nữa hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?". Em sẽ đặt câu hỏi đó và em tin rằng đó là câu hỏi rất khó chịu.

Khánh An: Hoàng có nhắc đến một so sánh thì chị Diệu là người đã ở Đức một thời gian, mặc dù hai xã hội đó hoàn toàn khác nhau nhưng chia sẻ điểm chung là sự chia rẽ Nam - Bắc và sau đó thống nhất, thì mời chị Diệu chia sẻ một chút xíu kinh nghiệm của chị khi ở bên Đức.

Image
Những người bán hàng rong tại Hà Nội, ảnh chụp năm 2008. AFP PHOTO.

Diệu: Ừ, mà nó cũng gắn với ý Hoàng vừa nói đó. Câu hỏi đó, những bài học lịch sử mà Hoàng đã học thì mình cũng được học y như vậy đó Hoàng ơi. Mình nghĩ đó là một lối nói lấp đi sự thực mà nếu nói toạc móng heo ra thì chẳng phải mình bị chiến tranh tàn phá nhiều quá mà là vì lãnh đạo, tức là đường hướng của mình, nó quá tệ. Bây giờ so sánh mình với Đức, bên Đức thì Đông và Tây khi bức tường Đông-Tây bị sụp đổ, tức là thống nhất đất nước, thì lối hành xử, hướng giải quyết vấn đề ở bên này hoàn toàn khác với Việt Nam.

Lúc nãy, Hoàng có nhắc tới là có rất nhiều người của Miền Nam VN bị đi cải tạo hay nói trắng ra là đi tù. Những thế hệ đó, những con người xuất sắc đó mà mình gặp bên này rất nhiều, họ đã bỏ Việt Nam ra đi, những cái đầu đó, những con tim đó, những con người xuất sắc đó vì không chịu nổi cái trại cải tạo và bỏ đi thì thật là đáng tiếc cho Việt Nam, vì nếu họ được ở lại và được cống hiến thì công cuộc xây dựng nước Việt Nam mình đã tuyệt vời hơn nhiều.

Điều đó cho thấy là ở bên Đức như vậy đó, tức là sau khi bức tường sụp đổ thì không có ai ở bên Đông Đức phải đi "học tập cải tạo" cả. Nó là một sự đi lên, còn như của mình như hồi nãy mình nói là đi lùi. Bên Đức, sau khi bức tường sụp đổ thì đồng tiền bên Tây Đức có giá trị giống như đồng đôla, còn đồng tiền bên Đông Đức giống như một đồng VN, vậy mà người ta đổi một đồng VN lấy một đôla. Tức là bây giờ các bạn thử tưởng tượng coi, giả sử như Thìn đi làm một tháng được 2 triệu đồng VN và sau biến cố giải phóng hoặc thống nhất thì Thìn đi làm một tháng được lãnh 2 triệu đôla…

Khánh An: Thì không phải đi làm nữa!

Diệu: Thì nó giống giống như vậy đó. Rồi cho tới bây giờ nữa, tức là những người như mình hiện giờ cũng đang đi làm ở Đức, nó có một cái một chế độ nữa nằm trong chính sách cho toàn đất nước, gọi là tương trợ cho vùng Đông Đức, tức là mình đi làm thì mình phải đóng thuế 10% thu nhập của mình và 10% đó đổ qua Đông Đức để tái thiết và xây dựng lại Đông Đức. Cho nên bây giờ, chỉ sau một thời gian ngắn, khi mình đến thăm những thành phố bên Đông Đức, chợ, siêu thị, đường sá này nọ đã được nâng cấp lên khá đồng đều với bên Tây Đức. Đó, mình thấy cái khác nhau là nằm trong chính sách lãnh đạo, trong bước đi của hai đất nước là hoàn toàn khác nhau như vậy.

Niềm vui – nỗi buồn

Khánh An: Từ nãy giờ các bạn ở tại Việt Nam, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chính sách và sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, các bạn nghĩ như thế nào về những nhận xét vừa rồi của hai anh chị đại diện cho thế hệ 7X và 8X tại Đức và Pháp?

Thìn: Thực ra, ý kiến của các anh chị thì em cũng nghe nhưng mà thực sự bây giờ em mới được nghe trực tiếp những người ở Việt Nam nói về ngày 30 tháng 4, còn trước kia em chỉ nghe những người lớn người ta bàn luận về ngày 30 tháng 4, cũng không phải ai cũng đồng tình với ngày đấy và người ta cũng không đồng tình cái xã hội ở Miền Bắc này. Nhưng mà thực sự bây giờ, người Miền Bắc giống như em thì em rất tự hào về ngày 30 tháng 4 bởi vì ngày đấy mình đánh đuổi được hết sự đô hộ của nước khác. Nhưng em không phải là người Miền Nam nên em không tưởng tượng được rằng khi đánh đổ được cái đấy thì người Miền Nam lại chịu khổ đến như vậy. Còn mọi người nói là, em không biết nói thế nào nữa… nhưng mà thực sự cái ngày 30 tháng 4 đấy thì đối với người Miền Nam thì nó… Thôi, em xin phép em nói sau được không ạ vì em không biết nói thế nào nữa.

Khánh An: Cảm ơn Thìn. Còn hai bạn 9X, các bạn nghĩ như thế nào?

Phương Anh: Vâng. Cũng như anh Thìn, em lần đầu tiên cũng nghe ý kiến của hai anh chị nói về ngày 30 tháng 4 như thế. Thực sự đối với em thì hơi bỡ ngỡ, bất ngờ vì... em không biết nói thế nào…

Khánh An: Những điều mà lúc nãy các bạn đã chia sẻ là cái ngày đó là ngày đáng tự hào, ngày đó là ngày giải phóng, thống nhất đất nước… thì từ trước tới giờ, đã bao giờ bạn đặt câu hỏi là những điều bạn học có đúng hay không?

Thảo: Vâng. Cũng như chị Phương Anh, em ngày xưa học lịch sử thực sự rất khó khăn. Em không biết là do cách dạy hay là do cách học của học sinh, nhưng mà....

Thìn: Chị Khánh An, để em nói về điều này được không ạ?

Khánh An: Mời Thìn.

Thìn: Thực ra thì em thấy chị bảo là đặt câu hỏi có đúng hay không đấy, đối với em, khi em nghe thấy hai anh chị nói về vấn đề ngày 30 tháng 4 ở Miền Nam thì em mới biết, chứ còn thực ra trước kia, chú em cũng là giáo viên và cũng nhiều người nói về lịch sử ở Việt Nam và họ cũng không thích về cái ngày đấy. Họ nói là nếu cứ để chính quyền Ngô Đình Diệm nắm ở đấy thì tốt.

Nhưng mà đối với học sinh ở Việt Nam để đặt được câu hỏi lịch sử đấy có đúng hay không thì học sinh Việt Nam không làm được đâu chị ạ. Họ không làm được đâu! Giống như em, họ cũng chỉ tự hào về cái truyền thống đấy là của Việt Nam thôi chứ họ không thể đặt được câu hỏi lịch sử đấy có đúng hay không, và cái giáo dục ở Việt Nam nó mị dân cực kỳ luôn nên học sinh không thể đặt được câu hỏi đấy đâu ạ.

Diệu: Xin lỗi Khánh An. Điều mà Thìn vừa mới nói ra đó: Cái giáo dục mị dân, từ đó em dùng rất chính xác. Em học triết phải không? Mình thấy là ở Việt Nam học lịch sử phải theo cái nhìn của đảng cộng sản thôi, tức là giống như hồi xưa mình đi học, hay có câu nói vui là "em hãy miêu tả ý kiến của cô về con mèo" chẳng hạn, tức là mình chỉ được nói về con mèo theo suy nghĩ của cô giáo. Cô giáo bảo nó có đuôi là nó có đuôi và nói nó có một lỗ tai là nó có một lỗ tai. Ở Việt Nam mình đã được học lịch sử và nhiều thứ học khác, nhất là triết học và chính trị lung tung, nó đều theo một quan điểm thôi và mình không có được nhìn từ nhiều phía khác nhau cho nên mình chỉ nhìn thấy được cái đuôi của con voi.

Gần đây, mình thấy rất là thú vị là không chỉ riêng những phản hồi lâu nay của Miền Nam mà những người đã từng rất tự hào và đã cống hiến rất là nhiều, tức là những người ở Miền Bắc, ví dụ như vừa rồi là nhạc sĩ Tô Hải, không biết Thìn và những người ở Miền Bắc có biết không, ông đã viết một cuốn hồi ký và bày tỏ ra những suy nghĩ thật sự về cuộc chiến, về niềm tự hào là người Việt Nam, về nỗi đau xót là mình đã đi vào cuộc chiến như vậy một cách mù quáng và một cách hèn nhát. Nếu được, mấy bạn chỉ cần lên online thì sẽ đọc được và lúc đó nhờ internet mình sẽ mở rộng được hơn kiến thức của mình và những cái gì mình nhận được trong trường vốn là những cái rất một chiều và phiến diện.
Tự hào?

Khánh An: Bây giờ sau khi nhìn về những cái quá khứ thì mình muốn nói đến chuyện hiện tại. Đối với các bạn, hiện nay các bạn tự hào về cái gì ở đất nước của mình?

Phương Anh: Em nghĩ giống như là tự hào theo tính di truyền hay sao đó.

Khánh An: Tính di truyền là như thế nào em?

Phương Anh: Giống như là, ví dụ như trong gia đình em, nếu bây giờ chị hỏi tại sao thì em cũng không biết tại sao nữa, tại vì em không sống trong thời đại đó, những cái gì em nghe kể như là dân tộc ta trải qua rất nhiều đau khổ rồi thống nhất, giống như là vượt qua khó khăn vậy đó, nên nó có tính di truyền đi xuống, cảm thấy tự hào về dân tộc mình mà không có nắm rõ được những cái gì bên sâu bên trong đó. Hôm nay nghe chị Diệu rồi anh Hoàng và anh Thìn nói thì em mới bắt đầu có một số khái niệm gì đó.

Còn bây giờ thực sự thì em quản lý cái hộp mail của ông em nên lâu lâu cũng có một số thư giống như là, nếu mà xét theo cách nhìn của, em nghĩ là của công an hay sao đó, thì nó giống như là thư "phản động" và cũng có những vấn đề mà nó làm cho thực sự là rung lạc tinh thần rất là nhiều, vì nó nói giống như là Đảng có giấu một số gì đó và chỉ đưa ra những gì đã qua chọn lọc rồi, chứ không hề đưa ra tất cả, thì những thế hệ sau này chắc là không biết được sự thật của tất cả câu chuyện đó. Nhưng đọc thư em chỉ đọc lướt qua rồi cũng không có cảm giác gì nhiều, tại vì những gì ông bà em truyền lại thì em vẫn thấy tự hào về dân tộc mình, giống như là không có thắc mắc gì về điều đó.

Khánh An: Đó là một kinh nghiệm của bạn Phương Anh. Hồi lúc nãy hình như Thìn đang muốn nói điều gì, phải không Thìn?

Thìn: Vâng. Thực ra, em nghĩ rằng xét về chiến tranh của Việt Nam thì em nghĩ là vẫn đáng tự hào, tự hào về chiến tranh Việt Nam, tự hào về truyền thống đánh giặc của Việt Nam, tự hào rằng trên thế giới chỉ có 6 vị tướng tài thì ở Việt Nam đã có 2 vị tướng tài. Chúng ta phải thừa nhận về truyền thống yêu nước đánh giặc của Việt Nam. Nhưng em không thấy rằng là ngày 30 tháng 4 thì theo người dân Việt Nam nói là ngày giải phóng nhưng những người khác thì nói là một cái mốc đau thương, nhiều người phải bỏ nước, nhiều người phải đi cải tạo, nhưng mà em không nghĩ thế, em chỉ nghĩ rằng nếu xét về chiến tranh thì em nghĩ rằng nên tự hào và đáng tự hào, chỉ trách là do cái đường lối sau này của đảng ta không đúng và không lãnh đạo được nhân dân ta để xây dựng đất nước đi lên.

Khánh An: Hoàng nghĩ như thế nào về ý kiến của Thìn?

Hoàng: Sau khi nhìn về lịch sử Việt Nam em cũng tự hào. Em tự hào không phải vì mình đã đánh thắng quân này hay đánh thắng quân kia mà em tự hào theo cái nghĩa rất bình dân là em thấy máu của dân Việt Nam ngừng đổ, không cần thiết phải đổ lâu như vậy. Đó là cái lớn lắm đó chị. Bởi vì dù sao chăng nữa, giai đoạn trước 75 vẫn là một giai đoạn nồi da xáo thịt, người Việt Nam giết người Việt Nam. Bây giờ, nghĩ gần gần một tí là ít ra, bước qua giai đoạn đó, người Việt Nam bớt giết người Việt Nam, thì cái đó cũng là một cái, nói tự hào thì hơi quá nhưng cũng là một cái rất đáng vui chứ, một bước tiến, một ngã rẽ của lịch sử Việt Nam.

Bạn Thìn thì tự hào hơn nữa vì thế giới có 6 vị tướng tài thì Việt Nam có 2 người, có nghĩa là được 1/3, em thì không để ý lắm tới thành tích đó nhưng em chỉ muốn làm sao mà, vì dân Việt Nam mình khổ quá rồi, trong lịch sử đô hộ phương Bắc mấy ngàn năm, đánh Tây đánh Tàu, nên khổ quá rồi, bây giờ họ xứng đáng phải được hưởng hòa bình, họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, họ xứng đáng phải được tôn trọng. Bây giờ mình có hòa bình rồi, em nghĩ không cần thiết phải đi đấu đá hay là cải tạo nhau, em thấy những cái đó là những cái làm suy yếu sức mạnh của một dân tộc.

Em thì nhìn cái gì cũng rất thực tế, những cái mà một dân tộc cần trước hết là cuộc sống hạnh phúc mà trong đó con người được hưởng những cái mà đúng ra họ phải được hưởng. Chứ còn những việc, ví dụ như bây giờ mình tiến theo một hình thái xã hội này hay một hình thái xã hội khác, thì tất cả những điều ấy nó phải đi phục vụ lại cho con người, chứ không phải con người lao ra để khẳng định một học thuyết hay là khẳng định một hình thái xã hội. Em nghĩ vậy, em nghĩ con người Việt Nam đã quá khổ rồi, bây giờ họ phải là đỉnh cao của mọi hành động, của mọi mong muốn, đó là cái cần thiết cho Việt Nam, chứ còn Việt Nam có hai người tướng hay có nửa người tướng gì đó thì đối với em điều đó không quan trọng .

Diệu: Mình định chọc Thìn tại vì Thìn nói thế giới có 6 vị tướng tài thì Việt Nam có 2 vị đó, chọc Thìn cho vui thế thôi, nhưng cũng lưu ý cái đó cũng là do ảnh hưởng của truyền thông lên trên con người mình đó Thìn. Truyền thông, báo chí của Việt Nam và giáo dục ở Việt Nam để lại cho mình, ý thức của mình ,vô thức và tiềm thức của mình một ảnh hưởng rất sâu đậm. Tại sao báo chí Việt Nam không nhắc tới là thế giới có bao nhiêu người đã lãnh giải Nobel mà sao Việt Nam mình không có ai?

Khánh An: Thưa quý vị và các bạn, ý kiến vừa rồi của chị Diệu đã tạm gác lại chương trình Cafe Wifi ngày hôm nay. Khánh An và các bạn Diệu, Hoàng, Thìn, Thảo và Phương Anh hẹn tái ngộ với quý thính giả trong chương trình tuần tới nhé. Xin chào.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Biển xanh nhuốm máu đỏ vẫn đẹp hơn máu 'Xã Hội Chủ Nghĩa'
Việt Nguyên
Friday, April 23, 2010


Từ Bàn Viết Houston:
--------------------------------------------------------------------------------

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
--------------------------------------------------------------------------------

Đúng 100 ngày mẹ tôi mất, gia đình chúng tôi 11 người gồm hai vợ chồng tôi và cháu bé, hai cặp vợ chồng hai người em trai tôi, hai cháu trai con ông anh cả, ông anh vợ và cô em vợ, lênh đênh trên vịnh Thái Lan, trên chiếc xà lan với hơn 100 người trong chuyến vượt biên tìm tự do vào
tháng 10 năm 1977.

Biển yên, gió lặng, ban đêm biển và trời đen như mực, ban ngày biển xanh biếc, ở trên vịnh Thái Lan chúng tôi đã nhìn nhau hỏi: Chúng ta sẽ đi về đâu? Khi cái chết đến gần kề, có người đã tự trách: Tại sao chúng ta đã bỏ nhà ra đi? Những lựa chọn can đảm và gan liều đã bị sự tuyệt vọng lấn át.

Chuyến vượt biên được sửa soạn trên bốn tháng nay nằm trong bàn tay quyết định của Trời. Trên chiếc xà lan bồng bềnh ở vịnh Thái Lan tôi đã có dịp nhìn lại sự lựa chọn của chính mình sau hơn hai năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Tôi, ngày hôm ấy, đã tham dự với hơn triệu thuyền nhân khác, chọn lá phiếu bằng thuyền giống như những lá phiếu bằng chân vào những ngày trước tháng 4 năm 1975 của những người tị nạn chạy từ miền Trung vào Nam theo quốc lộ số một.

Tháng Tư đen

30 tháng 4 năm 1975 – Ngày Saigon mất vào tay Cộng Sản, gần trưa nghe tin xe tăng Cộng Sản đang tiến về Saigon, trên xa lộ Biên Hòa, tôi chở anh Hải ông anh vợ tương lai đi một vòng ra Saigon, sau khi nghe Huỳnh Tấn Mẫm sinh viên Y khoa Saigon tranh đấu vào thập niên 1960-70 phát biểu và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Saigon hát bài “Vòng tay lớn”. Đến góc Công Lý và Đại lộ Thống Nhất, tôi được chứng kiến cảnh lịch sử, nhìn đoàn xe tăng Cộng Sản tiến vào dinh Độc Lập. Trong đám người không đông lắm lúc ban đầu, chỉ có một ký giả Nhật đứng quay phim, tôi nhìn những bộ mặt ngây ngô của bộ đội ngồi trên xe tăng hỏi đường trong khi dinh Độc Lập ở trước mặt và đã có cảm giác như một người bị lừa.

Đoàn quân “Giải phóng” trên đại lộ Thống Nhất được đón chào trong sự im lặng cho đến khi có người đặt câu hỏi ngớ ngẩn: “Bộ đội có súng ngồi trên xe tăng chĩa xuống mặt mình, nếu không hoan hô lỡ họ bắn chúng mình chăng? ”. Thế là những tiếng hô lớn:”hoan hô cách mạng! được cất lên.”

Khi chiếc xe tăng đầu tiên húc xập cổng dinh Độc Lập, tôi rời đám đông, chạy xe Honda về phía bệnh viện Nguyễn Văn Học, trên đường nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đầu hàng. Tôi đã mất cơ hội nhảy lên một chiếc tàu đậu ở bến Bạch Đằng để đi tị nạn bằng đường biển ngày 30/4/75 chỉ vì thích làm chứng nhân lịch sử.

Mồng 1 tháng 5 năm 1975, ngày quốc tế lao động, buổi trưa chúng tôi được lệnh về trường Y khoa, họp ở Đại giảng đường để chứng kiến cảnh tiếp thu trường. Lần đầu tiên tôi được nghe giảng lý thuyết Mác Lê nin và tội ác Mỹ ngụy qua Bảy Thủ, bác sĩ quân quản tiếp thu trường. Trên bàn chủ tọa có sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm. Bảy Thủ một người hùng biện với khẩu súng lục bên hông phải đã cho thấy thế nào là tự do khi trả lời những câu hỏi đã được soạn sẵn. Sau buổi họp, gặp mặt một nhóm sinh viên y khoa; Bảy Thủ đã tự hào kể chuyện thu nhận đám sinh viên tranh đấu Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Thanh Công, Bùi Quốc Châu v.v…vào Đảng trong mật khu năm 1968. Các sinh viên tranh đấu, tự nhận yêu nước chống Mỹ được trao trả ở Tây Ninh qua cuộc trao đổi tù binh với Mỹ chỉ là những đảng viên cộng sản khác với lời những lời tuyên truyền của chính quyền cộng sản Bắc Việt trong mấy năm qua đổ tội cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đàn áp bắt bớ các sinh viên yêu nước không cộng sản. Vài tuần sau tôi tình cờ gặp Dương Văn Đầy tại quận nhất, chủ tịch ủy ban nhân dân và Huỳnh Tấn Mẫm ở sân hội Hồng Thập Tự. Mẫm đã phải đến gần mới nhận ra tôi vì “mắt đã hỏng không nhìn được xa vì bị chiếu đèn khi bị nhốt ở khám Chí Hòa”. Mẫm và Công sau đó về lại trường Y khoa học lại năm thứ 4 không đi theo con đường của Dương Văn Đầy vào những ngày đầu tiên.

Trở về bệnh viện Bình Dân, cùng với Tuấn (đã mất vài năm trước bên Anh) bạn học cùng lớp, cùng nội trú bệnh viện Bình Dân, đi qua Minh Mạng, Ngã Sáu đến đường Phan Thanh Giản, ngồi phía sau Honda của tôi nhìn cảnh Saigon thay đổi với không khí “Cách mạng”, một cách mạng bạo lực đồng nghĩa với phá bỏ, đập đổ, hỗn loạn, cướp bóc, hoang mang với những đoàn xe phóng thanh trên đường phố hát những bài hát cộng sản yêu bác Hồ, những bài hát đầy máu, đầy xương, nhìn những nhà cách mạng 30 tháng Tư “trở mặt trở cờ”, hai bên đường trước mặt nhà các lá cờ đỏ sao vàng và cờ mặt trận giải phóng miền Nam thay cho những lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tuấn nói, “cờ của kẻ chiến thắng bao giờ cũng rực rỡ”, nhưng tôi chỉ nhớ đến hai câu thơ của Trần Dần trong cuốn tuyển tập Trăm Hoa Đua Nở: “Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ ”.

Mấy tháng sau, “mưa sa, lệ nhỏ ” trên khắp miền Nam. Sĩ quan, công chức cao cấp chế độ cũ bị lừa vào các trại học tập. Chiến dịch đánh phá tư sản mại bản, đổi tiến, đẩy dân đi kinh tế mới nhằm cướp tài sản, làm giàu cho cán bộ và đảng viên cộng sản. Dân miền Nam trong cảnh gia đình ly tán, bắt đầu đứng sắp hàng mua thực phẩm như dân miền Bắc trong hơn 20 năm qua. Hộ khẩu, phiếu thực phẩm được áp dụng. Dân Saigon sống trong vựa lúa miền Nam bắt đầu biết thế nào là đói kém, là thiếu tự do. Ba tháng sau ngày 30/4, cha tôi mất sau khi nhìn cảnh đời thay đổi khác hẳn với sự tưởng tượng của ông về lý tưởng cộng sản. Cảnh nhà đơn chiếc sau khi ông anh thứ hai của tôi đã đi qua Mỹ trước ngày 30 tháng 4, hai ông anh lớn của tôi đi học tập. Mẹ tôi bị khủng hoảng thần kinh sau ngày đi mít tinh ở vườn Tao Đàn chứng kiến Phạm Hùng ôm hôn các đồng chí miền Bắc, nhất quyết đưa miền Nam vào con đường Xã hội Chủ nghĩa. Những người bà con từ Thanh Nghệ Tĩnh vào đều hỏi tôi đúng một câu: “Tại sao chúng mày có ăn học tại sao còn ở lại không đi Mỹ”. Những người giữ chức vụ lớn trong chính quyền, dạy chủ nghĩa cộng sản trước đám đông, nói khác làm khác khi ngồi trong gia đình nói về một miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa điêu tàn. Họ cảnh cáo tôi về những chuyến đấu tố sắp xảy ra, tổ dân phố đã tổ chức những cuộc tố như “gia đình có người đi Mỹ, nhà đã cho Mỹ mướn, con bà có liên hệ đến “Nguyễn Văn Thiệu” đã làm cho Mẹ tôi trở bệnh.

Những người cộng sản nói khác, làm khác, nghĩ khác, tràn ngập Saigon ngay cả đến những người đảng viên trẻ như ông bạn mới, Võ Hồng Phúc, vào Saigon ngày đầu tiên nhận công tác từ Hà Tĩnh cũng không khác gì đảng viên già. Mấy tháng sau khi mỗi đêm nằm nghe nhạc vàng, nói thơ Đường, buổi sáng đạp xe đạp ra trung tâm thành phố uống ly cà phê, ngắm cảnh hoa lệ còn sót lại của một Saigon “phồn vinh giả tạo” Võ Hồng Phúc mới có can đảm thú nhận với tôi: “dân miền Nam dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có tự do! ”

Chính trị chen vào mọi mặt, ngay cả trong Y khoa, đưa đến một nền Y học suy đồi thiếu thuốc men và phương tiện. Các cuộc mổ xẻ thiếu thuốc mê và thiếu dụng cụ ở bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện nổi tiếng về giải phẫu được Giáo sư Tôn Thất Tùng cũng như phái đoàn Y khoa Hoa Kỳ AMA công nhận. Bác sĩ phải có óc sáng tạo với y đức mới, khung cảnh mới: “Không có tấm lòng nhân đạo chung chung, không có lòng nhân đạo đối với kẻ thù!”

Hơn hai năm sống dưới chế độ cộng sản, chúng tôi những y sĩ trẻ trong bệnh viện Bình Dân như Tuấn, như Nguyễn Tấn Lộc thấm thía cái cảnh vô sản, con người bị tước bỏ từ vật chất đến tinh thần, đóng cửa truyền tay nhau đọc “Tầng đầu địa ngục” của Solzhenitsyn, thuộc lòng câu nói của tù nhân kỹ sư Bobynin, vạch áo cởi trần nói với cai ngục: “ông đã tước đoạt tự do của tôi từ lâu rồi và ông cũng không còn khả năng trả tự do cho tôi vì chính ông, ông cũng không có tự do…. Ông chỉ mạnh khi nào các ông không tước đoạt của người khác hết mọi thứ. Bởi vì khi một người đã bị các ông lấy mất hết tất cả, người đó sẽ không còn ngán sợ các ông nữa. Người đó lại được tự do, ông không làm gì được tôi hết vì tôi chẳng còn gì, ông hiểu không? Ông không thể làm hại được vợ con tôi vì một trái bom đã làm vợ con tôi tiêu tán từ lâu rồi...”.

Tôi thích thú với Sozhenitsyn, tôi cập nhật hóa tin thời sự, những chuyến vượt biên qua đài BBC qua giọng Đỗ Văn, mỗi ngày ở sân trường Y khoa, tôi tóm đuợc tình hình Việt Nam, tình hình thế giới. Bạn bè cùng lớp gọi tôi là “phát ngôn viên đài BBC”. Những buổi học tập chính trị, những buổi họp tổ là những dịp để tôi phân tích chính trị và phát biểu tư tưởng phản động. Các bác sĩ trẻ đoàn viên tiên tiến, thiếu tư cách và tay nghề đang cố tranh đấu vào đảng tránh xa tôi mỗi khi họ bước vào giảng đường. Trình độ Y khoa của các bác sĩ sau 1975 càng ngày càng kém với những bộ mặt “hồng thắm hơn chuyên”. Trong những buổi sáng giao ban ở bệnh viện Bình Dân, tôi đã phải ngồi chịu trận nghe các đồng chí Y sĩ từ rừng ra như Năm Lực, Mười Nhâm dạy các thầy tôi, các đại giáo sư Phạm Biểu Tâm, Trần Ngọc Ninh cách mổ cắt ruột dư!

Tôi nổi tiếng phản động, cãi tay đôi với tổ trưởng Nguyễn Thanh Công trong sân trường Y khoa, có lúc “Công râu” đỏ mặt hăm bắt tôi đi học tập cải tạo! Cách mạng với dân làm chủ, đảng lãnh tạo, chính quyền quản lý đã dạy tôi nhiều bài học về tự do dân chủ! Tôi học được cách phát biểu “nước đôi” double speak như các nhân vật trong truyện 1984 của George Orwell tác giả “Trại súc vật”. Có một lần sau ca mổ khẩn cấp nửa đêm, được một đàn em ngưỡng mộ hỏi tên, đã phải ồ lên “Ô! anh là người nổi tiếng phản động nhất của trường Y khoa Saigon”. Con người tôi phản động như vậy mà sau lần đọc diễn văn thay cho Dược sĩ La Thành Trung - hội trưởng hội Hồng Thập Tự Việt Nam, bàn giao hội cho tân hội trưởng Dược sĩ Nam lại được khen là thành phần tiên tiến!

Tôi tự biết con người tôi như vậy đã biến đổi, không thể ở lại được với chế độ mới. Khẩu hiệu “Yêu nước phải yêu xã hội chủ nghĩa” được tôi đổi lại thành “Yêu nước phải yêu biển ”.

Biển Đông đã chôn vùi nhiều người sau 30/4/1975 nhưng biển nhuộm màu máu đỏ vẫn xanh, vẫn đẹp hơn màu đỏ của Cộng Sản đang tô vẽ trên xã hội miền Nam.

Chuẩn bị vượt biên

Chuyến vượt biên được chuẩn bị hơn bốn tháng, lúc đầu chúng tôi do dự vì chưa có chuyến vượt biên nào bằng xà lan thay vì thuyền đánh cá. Người tổ chức chuyến đi là Thuận. Thuận bảo đảm đi xà lan an toàn, với máy xà lan đi đến Thái Lan an toàn hơn là thuyền đánh cá. Tôi hỏi Thuận, khi gặp biển động, xà lan như tấm ván, không có hàng rào bên trên, sóng đánh xà lan lật không có gì để bám víu ? Thuận bảo đảm là xà lan có hầm bên dưới có thể núp được sóng gió. Lúc ấy tôi có nhận được lệnh đi về Vũng Tàu dạy trường cán sự y tế, bệnh viện ung bướu cần tôi một bác sĩ giải phẫu nhưng Bác sĩ Lương Tấn Trường không thể can thiệp nên bộ y tế cho tôi đi theo vợ về Vũng Tàu. Cho nên với tất cả bất mãn, ngu dốt và ngây thơ, tôi đóng trước số vàng đang có để góp phần trong chuyến đi. Vợ chồng chúng tôi còn đi xem bói với chị Mai một người trong ban tổ chức. Bà thầy bói bảo đảm chúng tôi sẽ đi đến nơi nhưng vất vả phải qua hai, ba chặng đường gian khổ mới đến đích! Đóng tiền xong, chờ vài tuần vẫn chưa thấy ngày khởi hành. Tôi hỏi Thuận mãi mới biết anh đang đợi công lệnh để xà lan quốc doanh đi Vũng Tàu, từ Vũng Tàu nhân đó sẽ đi về hướng Thái Lan. Lại chờ thêm một tuần, chưa thấy lệnh khởi hành, tôi hỏi anh Thuận, anh cho biết đã có công lệnh chuyển hàng đi Vũng Tàu nhưng chưa đủ số dầu để xà lan đi đến Thái Lan. Tôi gợi ý cho anh Thuận làm công lệnh giả để lấy 15 thùng dầu ở Nhà Bè Tân Thuận. Công lệnh giả làm xong lại có một trở ngại là có một bộ đội đi theo xà lan. Ban tổ chức lại bàn và cuối cùng quyết định sẽ bắt trói bộ đội đi theo nếu cần và ngày 19 tháng 10 được định là ngày khởi hành. Trước ngày đi mấy ngày, tôi về nhà thương Bình Dân, từ giã bạn bè để đi vượt biên từ ông Giám đốc mới, Mười Nhâm, Năm Lực cho đến Bác sĩ Văn Tần, Võ Thành Phụng và các nhân viên phòng mổ. Mọi người cười, không ai nghĩ tôi sẽ vượt biên thật. Bác sĩ Phan Thanh Hải, bạn tôi, đã phải bỏ đi ra ngoài phòng mổ sau khi nói: “Mày đừng đùa như vậy, công an sẽ bắt cả bọn!”

Sáng 18 tháng 10 năm 1977, tôi đi lên xe vận tải do anh Thuận lái, tôi ngồi đằng trước cạnh tài xế, Thành và Hiến em tôi ngồi sau, chúng tôi đến kho xăng nhà bè lấy 15 thùng dầu. Đến cửa kiểm soát, Thuận đưa công lệnh cho bộ đội an ninh. Anh bộ đội trẻ, nhìn công lệnh thốt lên: “Sao lấy nhiều dầu thế, để phải xem lại có phải công lệnh thật không?” Tôi nhìn quanh từ anh Thuận, đến Thành và Hiến, ba người đều run lên và xanh mặt. Tôi nghĩ, thế này chắc phải đi tù rồi. Tôi bước xuống, mở cửa xe, đi vòng trước mũi xe đến trạm gác, dằng tờ công lệnh từ anh bộ đội “anh cứ việc gọi về cơ quan để hỏi lại, nhưng nếu công lệnh thật anh sẽ bị khiển trách vì tội không tuân lệnh và anh sẽ bị mất việc”. Ván bài xì phé này có hiệu quả, anh bộ đội đọc lại công lệnh một lần nữa và cho chúng tôi vào kho xăng lấy 15 thùng dầu. Tôi đứng chỉ huy ba người khiêng 15 thùng dầu lên xe vận tải. Từ nhà Bè, chúng tôi lại thẳng đến chỗ xà lan đậu trên bến sông Saigon, cạnh tượng Đức Mẹ Fatima (10 năm sau gặp lại tôi ở Houston, Thành thú nhận với tôi rằng chiều hôm ấy anh chỉ chờ công an đến bắt và không hề nghĩ tôi là bác sĩ vì dáng đi, giọng nói và bộ đồ bộ đội tôi mặc trên người.

Image
Thuyền nhân (Hình: theangle.org)

Khởi hành

Đêm 18 tháng 10, bốn người chúng tôi nằm ngủ trên xà lan, mùa hè trời nóng, làm quen nhau nói chuyện đời vu vơ bên cạnh sông. Tiếng dế, tiếng ve mùa hè gợi đến những mùa hè ngày đi học. Ngồi uống với nhau vài ly rượu trên xà lan, chúng tôi lòng thì lo nhưng vẫn cố nghĩ một cách tích cực đây là một mùa hè cuối trên quê hương.

Sáu giờ sáng mùa hè, trời sáng nhanh, chúng tôi mới có dịp nhìn lại bãi đáp cạnh ruộng mía. Đêm qua, trời tối chúng tôi không biết ruộng mía giờ chót đã bị đốn! Bãi bốc người trở nên trơ trọi nhưng không còn kịp thời gian để thay đổi kế hoạch. Sáu giờ sáng, 4 người chúng tôi đón đoàn người vượt biên đến nơi xà lan đậu, 100 người đến như đi cắm trại. Những gia đình khá giả như gia đình ông Lâm Văn Phúc và Francois đi vượt biên như đi dọn nhà mang hết va li của cải. Họ đi ngờ ngờ qua ruộng mía trơ trọi. Công an khu vực đến hỏi, bà Tướng Lâm Văn Phát có hai con, một trai một gái, đi trong nhóm vượt biên trả lời cho công an là đoàn người này đi Picnic. Mọi người hồi hộp chờ công an đến bắt trong khi một số đang lần lượt chui xuống xà lan qua một lỗ thông có đường kính đủ để một người vừa tầm chui lọt. Tôi và mấy người lái xà lan ở trên Connex. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao chúng tôi có thể rời Bình Triệu mà không bị bắt. Đi đến cầu Bình Lợi, xà lan với Connex cao không chui lọt được qua cầu, chúng tôi phải đợi con nước xuống. Đứng ở trên xà lan, tôi nhìn bộ đội canh gác trên cầu, họ đi qua đi lại nhìn xuống xà lan mà không hề nghĩ có hơn 100 người đang trốn dưới hầm. Buổi trưa dưới hầm, sức nóng lên, tối tăm với vài ngọn đèn điện treo lờ mờ như địa ngục. Trẻ em thi nhau khóc, con bé con tôi, 16 tháng bị chích thuốc ngủ Valium vẫn không chịu ngủ mà tiếp tục la khóc. Có người đòi nhét giẻ vào miệng cho nó im vì sợ bị bắt. Mẹ và dì nó thì phải thay phiên nhau người quạt người lấy nước dưới hầm lau mình cho con bé. Không hiểu cái địa ngục vượt biên có đáng giá hơn cái thiên đường Cộng Sản Việt Nam sau 1975? Sau hai giờ chiều nước xuống xà lan mới qua được cầu Bình Lợi. Chiếc xà lan trôi trên sông Saigon có lúc được các thuyền đánh cá cập vào bị chúng tôi đuổi xa ra. Tôi thay nhau lái xà lan trên sông, dễ dàng như đi du thuyền. Ngoài thuyền đánh cá còn có những chiếc thuyền tuần bộ đội cặp theo xà lan, chúng tôi vừa lái xà lan vừa tán gẫu với thuyền bộ đội. Họ nghĩ chúng tôi chở hàng quốc doanh nhưng không ngờ là xà lan vượt biên.

Hai giờ sáng xà lan ra đến cửa Cần giờ. Đêm không trăng, biển đen lặng, ngọn đèn pha trên núi nhỏ Vũng Tàu là ánh sáng duy nhất dẫn đường ra biển. Thuận tắt máy xà lan, loay hoay thoát khỏi những tấm lưới đánh cá bám vào chong chóng của máy. Mất hơn một tiếng, xà lan mới mở máy chạy lại. Tôi nhìn lên Hải Đăng nhớ lại những lần cắm trại Hướng Đạo của Đoàn Chương Dương trên vùng lô cốt trên núi nhỏ và trên ngọn Hải Đăng ấy nhiều lần tôi đã ngồi trên núi, ngắm biển và những ngọn đá trên bãi biển dưới Tịnh xá Ngọc Bích, mơ về những chuyến hải hành nhưng không hề tưởng tượng được một ngày sẽ đi trốn ra khỏi đất nước thân yêu bằng chuyến vượt biên. Trong khi đó ở dưới hầm trái lại, mỗi lần có cơn sóng nhỏ xà lan bồng bềnh như tấm ván, sóng đánh vào lỗ thông đi xuống hầm, mọi người bị ướt, rét run vì lạnh. Một hai chiếc võng bị đứt, trong đó có vợ con tôi, khiến người nằm bị rơi xuống hầm xà lan đầy nước. Lạnh, tối và run, mọi người chỉ mong xà lan đi xa ra biển để được lên trên sàn xà lan. Ngày đầu tiên được lên sàn xà lan, thấy ánh mặt trời là ngày hạnh phúc với những tiếng reo vui. Mọi người quăng mũ lên trời hét lớn: “đả đảo Việt cộng!”.

Hải trình phần I

Ngày 24 tháng 10 năm 1977. Xà lan đi ra biển từ cửa Cần Giờ năm ngày thì bị hỏng máy. Sự thật là các ông Thuận, Hòa và các tài công phụ không ai rành về cơ khí và hàng hải. Trong đầu mọi người in rõ bản tin BBC, cứ đi ra được hải phận quốc tế là có tàu Mỹ cứu cho nên chỉ dự trù xà lan đi được ra biển, không nghĩ đến việc đi đến Thái Lan. Xà lan trôi đến đảo Côn Sơn, không có la bàn và bản đồ nhưng đảo Côn Sơn hình dáng quen thưộc với nhiều người. Một chiếc tàu tuần đi ngang qua, mọi người trốn xuống khoang xà lan, bộ đội cũng không buồn khám xét, trao đổi qua loa vài tiếng rồi bỏ đi. Ban tổ chức có sáng kiến, gom hết “pông-sô” làm buồm lái về phía Thái Lan. Xà lan lênh đênh trên vịnh Thái Lan, biển yên, gió mát. Mọi người lên xà lan, các nhóm vượt biên bắt đầu làm bạn với nhau. Ban ngày anh em trẻ nhảy xuống biển tắm, bám lấy xà lan xem như picnic thật. Buổi tối, tiếng hát vọng cổ của Thành, tiếng hát với chương trình tân nhạc của các bạn trẻ Duy Anh, Phong, Vinh v.v... vang lên trong đêm với những ngọn lửa được đốt lên giữa xà lan, vui như đêm lửa trại ở giữa đại dương mịt mùng…

Hai ngày sau thực phẩm dự trữ mang theo bắt đầu cạn. Ban tổ chức được mở rộng với sư huynh Bá, tôi và ông Lâm Văn Phúc áp dụng chính sách công xã gom thực phẩm của tất cả các nhóm trên xà lan, tập trung và chia đều khẩu phần hàng ngày. Thùng nước trên xà lan được khử trùng bằng Chlorine, đun nấu ăn và nước uống. Mỗi gói cơm sấy được nấu thành cháo chia cho gia đình 10 người. Giống như chuyện trong Thánh kinh, những ngày đầu chúng tôi bắt được rất nhiều cá. Cá nuôi mọi người, ngày ăn cá nướng hai, ba bữa nhưng sau phải phơi cá để dành cho những ngày sắp đến. Buổi tối, xà lan chia làm hai nhóm, một nhóm Công giáo do sư huynh Bá cầm đầu đọc kinh cầu nguyện, nhóm Phật giáo tự ngồi với nhau yên lặng cầu Phật Bà Quan Âm.

Qua đến ngày thứ 10, hy vọng thấy đất liền mong manh. Mọi hy vọng đặt vào tay ông thầy bói duy nhất trên xà lan là Duy Anh, những quẻ bài giúp mọi người nuôi hy vọng, mọi người hứa sẽ làm lành khi đến được bến bờ. Hy vọng nhóm lên trong mười ngày khi chúng tôi gặp hơn 4 chiếc thuyền buôn lớn đi qua xà lan.

Chúng tôi đốt lửa báo hiệu, chúng tôi vẫy tay, chúng tôi đánh cờ Semaphore bằng quần áo, nhưng hy vọng tắt dần khi những chiếc thuyền ấy đã bỏ đi mặc dù thấy nhóm người chúng tôi bơ vơ giữa biển trên chiếc xà lan nhỏ bé. Sự thật khác hẳn với những bản tin của đài BBC về những thuyền nhân được vớt trên biển bởi hạm đội thứ bảy. Những gói thuốc lá chương trình văn nghệ về đêm tắt dần. Sống tuyệt vọng và thiếu thốn, cái đói và chết đến dần trước mắt. Các tuyệt vọng tận cùng đã làm mọi người không còn tin vào Trời, vào Phật, vào Chúa.

Chiều ngày thứ 11 của chuyến hành trình. Biển êm sóng lặng, chúng tôi chợt thấy một chiếc thuyền đánh cá, neo lại giữa, từ phía xa chân trời. Hy vọng lại vươn lên trong buổi chiều trên biển. Từ xa, chúng tôi nhìn thấy rỏ những ngư phủ trên thuyền. Chúng tôi vẫy tay, chúng tôi la hét, chúng tôi phất quần áo làm cờ ra hiệu nhưng không thấy những người trên thuyền đáp ứng. Cuối cùng sau vài giờ, sự may mắn đã đến như một sự tình cờ hay như một phép lạ? Lưới đánh cá của thuyền trôi ngay gần chiếc xà lan! Hai người bạn trẻ tuổi, Đức và Thành can đảm nhảy xuống biển, bơi đến chiếc lưới, bám chặt lưới cho đến khi các ngư phủ Thái Lan kéo cả hai lên thuyền. Mọi người trên xà lan nhìn theo hồi hộp chờ đợi. Hơn nửa tiếng, sau khi Đức và Thành điều đình, chiếc canoe nhỏ của chiếc thuyền chài chở vài ngư phủ Thái với Đức và Thành chạy về xà lan. Những tiếng reo hò, những tiếng cười, những giọt nước mắt mừng rỡ, những tiếng reo vui chấm dứt cơn ác mộng đầu tiên của 11 ngày trên vịnh Thái Lan. Chiếc xà lan của chúng tôi được những ngư dân Thái kéo vào thành phố Pattani ở bờ Đông Thái Lan vào ban đêm. Những ánh đèn thành phố nhìn từ ngoài biển là những ánh sáng hy vọng. Xà lan bị cô lập ở bến Pattani. Cảnh sát lên kiểm tra, chúng tôi không chánh thức được lên đất liền nhưng được phép tiếp xúc với dân địa phương, được mua hàng, được uống lại Coca Cola lần đầu tiên từ hơn hai năm sau ngày được “giải phóng”. Những chai Coca Cola quen thuộc giống như những chai Coca uống mỗi bữa trưa trong quán “Ma Soeur” ở trường Y khoa Saigon. Những chai Coca mà tôi nằm mơ trong hơn 10 ngày trên xà lan ngoài tiếng kêu của con gái tôi “bé muốn ăn cơm” khi trời về chiều trên biển. Ôi Coca và nước dừa từ những hàng dừa trên bờ biển Thái Lan! Anh em chúng tôi, Hồng, Loan, Hiến, anh Hải, Thắng, Đức, Thành được chở đi trên những chiếc thuyền tam bản nhỏ lên đảo cát trắng và những hàng dừa xanh. Tôi làm quen với những nguời lính Thái Lan, trả tiền nhờ họ đánh điện tín qua Pháp nhờ người quen ở đó loan tin về Việt Nam. Chúng tôi bàn với Đức, nhân dịp làm bạn được với dân địa phương hãy tìm cách trốn lên tỉnh, từ đó lấy xe lửa lên Bangkok vì Đức độc thân, có thân nhân có thể nhờ chính quyền Thái Lan can thiệp để nhận chúng tôi vào trại tạm cư.

Hai ngày ở lại trên bờ Pattani, chúng tôi mua thêm thực phẩm trước khi xà lan sửa chữa và bị tàu Thái hộ tống đưa ra biển hướng về phía Songkhla nơi có trại tị nạn cho người Việt vượt biên.

Hải trình phần II

Xà lan đi hai ngày, đến Songkhla, thấy bến nhưng bị tàu tuần Thái chĩa súng đuổi ra. Đi một quãng không xa, chúng tôi gặp một chiếc tàu tị nạn loại thuyền đánh cá lớn (cũng bị Thái từ chối không cho cặp bến Songkhla). Trên thuyền có Nha sĩ Phúc (sau định cư ở Oregon), trong gia đình Y khoa vì vậy chúng tôi đề nghị chiếc xà lan sẽ đi cùng chiếc thuyền đánh cá trong trường hợp cần tương trợ lẫn nhau. Chiếc thuyền đánh cá nhiều phương tiện ấy bỏ chúng tôi đi không trả lời.

Một ngày sau, xà lan lại chết máy. Bổn cũ soạn lại, “pông sô” áo mưa kết lại làm buồm, dăng buồm đưa xà lan đi theo hướng gió. Xà lan trôi nổi bẩy ngày, tháng 10 nhờ có luồng nước kéo xà lan vào bờ, tấp lại vào Songkhla. Nhờ đủ thực phẩm, nước sông chứa dưới hầm xà lan lúc ra đi cho đỡ nóng dù dơ bẩn có trộn lẫn nước tiểu của các em bé nhưng có Chlorine khử trùng, nên đoàn người dù tuyệt vọng nhưng đầy đủ hơn lần trôi nỗi 11 ngày trước.

Xà lan tấp bến. Chúng tôi bồng bế nhau, già trẻ lớn bé lội xuống biển, đến bờ dân Thái Lan tràn lên xà lan quăng hành lý xuống biển và cướp đi luôn, máy tàu bị họ phá và giật xuống biển. Cả đoàn phải ở ngoài bờ biển, màn trời chiếu đất, ban đêm chúng tôi đào những hố cát để làm giường tránh gió và canh chừng cho các bà các cô, sợ dân Thái Lan hãm hiếp. Ban ngày dân địa phương bu quanh nhìn chúng tôi bị rào bởi vòng rào dây thừng như đi xem sở thú. Họ quăng đồ ăn, quăng trái cây vào như cho khỉ ăn, nhớ cảnh cũ nghĩ lại cười ra nước mắt. Mất của nhiều người buồn như ngày bị Việt Cộng đánh phá tư sản mại bản. Tự do chưa thấy chỉ thấy người bóc lột người.

Ba ngày sau, ông tỉnh trưởng Songkhla xuất hiện với lính cận vệ. Họ dẫn theo 67 thuyền nhân khác đi bằng thuyền từ Phú Quốc đến Songkhla, chính sách Thái lúc bấy giờ không nhận người tị nạn. Những người này bị đuổi ra bãi để nhập chung với nhóm chúng tôi. Tôi biết nói chút tiếng Mỹ đứng nói chuyện với tỉnh trưởng Songkhla xin ở lại. Tỉnh trưởng Songkhla giở thói bạo động, cầm gậy chỉ huy đánh vợ tôi đang bồng con trên tay miệng thì la: “Let’s go”, các con của chị Mai bị giằng ra khỏi tay mẹ, họ ném từng đứa bé lên xà lan, các bà mẹ nhìn con đau lòng xé ruột đành phải theo con. Lính Thái đánh anh Hải chảy máu mũi. Tôi đứng bên cạnh ông tỉnh trưởng, nổi nóng tiến gần ngay cạnh ông ta, cận vệ sợ tôi đánh ông tỉnh trưởng, một người vội vàng rút khẩu súng Colt lên đạn chĩa vào đầu tôi. Một trung sĩ cận vệ tử tế, nói nhỏ với tôi: “Bác sĩ nên đi lên thuyền đừng chống cự, họ sẽ bắn ông thật đấy”. Tôi chỉ còn biết nhìn ông tỉnh trưởng với cặp mắt căm thù. Ba người lính, hai nguời sốc nách, một người khiêng chân quăng tôi lên xà lan. Đoàn người tị nạn Phú Quốc và xà lan lục tục kéo nhau đi theo lên xà lan không dám chống cự trước các họng súng.

Chiếc xà lan không máy bị tàu tuần Thái kéo ra biển vào lúc rạng đông, dân Thái đứng trên bờ gọi cho bao gạo và xin đưa con nít cho họ nuôi. Chúng tôi có độ một tiếng múc nước biển đổ vào khoang xà lan để làm nước uống trong trường hợp nước trong thùng mang theo cạn. Một cuộc trao đổi với tàu tuần Thái để họ kéo xà lan về biên giới Mã Lai, đổi lại là họ lấy hết các thùng dầu, vàng bạc, đồng hồ, giây chuyền của người trên xà lan nhưng lính tuần Thái đã lừa dân tị nạn kéo thẳng xà lan ra hải phận quốc tế, họ cắt dây, thả trôi rồi chĩa súng cười chọc ghẹo bỏ đi. Họ cố tình cho chúng tôi chết trên biển. Lần này chúng tôi trôi nổi ngoài khơi Thái Lan đúng vào dịp 100 ngày Mẹ tôi mất. Lênh đênh và lênh đênh, không tương lai không bờ bến. Chúng tôi ngồi trên xà lan, nhìn trời ban đêm và tự hỏi định mệnh có thể tàn nhẫn đến mức trùng hợp ngẫu nhiên với cái chết của Mẹ tôi?

Ngày thứ năm, một chiếc phi cơ bà già L19 bay qua ngang trên xà lan. Trong cơn tuyệt vọng chúng tôi nghĩ là tiếng cầu cứu của Đức (cháu bà Cao Văn Viên) đã đến tai chính quyền Bangkok, chiếc L19 là chiếc máy bay đi tìm chúng tôi. Cả đoàn người trên xà lan, ngây thơ gom góp gạo và thực phẩm nấu cơm làm tiệc ăn mừng hụt!

Hải trình phần III

Sau bẩy ngày đêm, “trôi nổi nhưng không chìm”, tiếng cầu trời được đáp ứng, mưa to gió lớn, một cơn bão dến trong vùng Vịnh đánh chiếc xà lan vào bờ thị trấn Narathiwat, cạnh biên giới Thái – Mã. Xà lan đáp vào bờ. Chúng tôi nhảy xuống biển lội vào gặp những người Thái Lan hung dữ cầm dao phay, mã tấu đứng trên bờ chờ đợi xua đuổi chúng tôi. Trong cái cảnh khốn cùng, chúng tôi không còn cách nào khác hơn là van xin và hối lộ. Cuối cùng thì cũng có những người tốt trong làng, còn từ tâm, nhìn thấy chúng tôi không phải là những người có thể làm hại họ, nhất là nguời cầm đầu là bác sĩ. Phong tục tập quán người Thái cũng như người Việt, họ vẫn kính trọng giới Y. Nghĩ lại, những người Thái Lan dân làng Narathiwat đứng trước một đám đông hàng trăm người mặt mũi đen đúa, đầu tóc kinh dị, quần áo tơi tả chắc họ cũng sợ. Ở trên xà lan hơn mấy tuần, khói dầu diesel đóng lên mặt mũi, thân thể chúng tôi đen như mọi Phi Châu. Khi lên bờ, chúng tôi phải mất một hai ngày tắm rửa, cạo chùi hết dầu diesel ở da và tóc. Mọi người còn cảm thấy đầu tóc ngứa ngáy, chải đầu mới thấy chí rận rơi xuống. Nhiều trẻ em da bị lở loét vì nắng và dầu. Con bé Ngọc của chúng tôi, ngày xuống xà lan, ăn mặc tươm tất, quần áo đẹp đẽ tự tay bà ngoại may, khi bước ra khỏi khoang xà lan đã thành “cô bé lọ lem”, quần áo dính nước sét hầm xà lan đổi thành màu cháo lòng. Bà ngoại nếu có mặt lúc đó chắc cũng không nhận ra được cháu bé!

Lần này chúng tôi may mắn hơn vì có anh Quân của tàu Phú Quốc là con một bang trưởng người Hoa gặp người quen nên những người này đem quần áo, thực phẩm và lều đến dựng lên cho chúng tôi ăn ở tạm. Ông quận trưởng lần này lại là người có đạo đức, đối xử rất tử tế. Chúng tôi sống năm ngày trên bãi biển, chờ đợi quyết định của ông quận trưởng. Ngày thứ năm, quận trưởng Narathiwat kêu chúng tôi dọn dẹp lều chõng để đưa tới một nơi tốt hơn. Ông cho một chiếc xe buýt chở ngay ra bờ biển, một chiếc tàu tị nạn Việt Nam bỏ lại đã đậu sẵn nơi đó. Hôm ấy trời rất tối, hơn 10 giờ đêm, tôi cảm thấy không được an toàn nên xin ông quận trưởng đổi ý kiến đợi sáng hãy bắt chúng tôi ra đi. Chúng tôi chấp nhận đi đến Mã Lai nhưng chờ trời sáng mới rõ đường đi. Ông quận trưởng cho chúng tôi ngủ lại ban đêm ở trường học quận. Ông quận trưởng là người tốt phải thi hành chỉ thị cấp trên. Buổi sáng sớm 5 giờ, chính ông đến chia tay với tôi và ngậm ngùi đưa tiễn đoàn người xuống ghe khác hẳn với thái độ của tỉnh trưởng Songkhla. Thế mới biết cùng một công việc con nguời có thể thực hành với hai phương cách khác nhau.

Chiếc thuyền đánh cá nhỏ chứa 168 người tị nạn không đi nổi vì quá nặng, lính Thái đưa tất cả đàn ông trai trẻ lên hết tàu tuần rồi kéo ra khơi. Hôm ấy thay vì ở trên tàu tuần với các ông, tôi qua thuyền đánh cá, chui xuống hầm thuyền theo lời yêu cầu của vợ. Đi độ 500 mét thì thuyền đắm, sóng đổ xuống nóc hầm. Ở dưới hầm, ngộp với những con sóng, đổ xuống như thác đổ. Dưới hầm có chứa gạo và đồ tế nhuyễn của một số người giàu có trong đoàn người tị nạn mua sắm ở Narathiwat, họ sợ mất đồ vật quí giá nên đóng chặt nắp hầm tàu. Gần bị chết ngộp, tôi phải dùng hết sức tung nóc hầm nhảy lên cứu được vợ con và mấy đứa trẻ khác đi với mẹ nó ngồi chung dưới hầm thuyền. Tôi đứng trên chiếc thuyền bị sóng đánh chìm một nửa, cố bám vào thành ghe, tay ôm vợ con cho đến khi tàu Hải Quân đến vớt đưa vào bờ. Cả đoàn người tị nạn sống sót, không ai chết, được ở tạm trú trong chợ cá cạnh bến tàu.

Chúng tôi ở trong chợ cá một tuần lễ. Những người Thái trong quận biết vợ chồng tôi là bác sĩ đã đến mời chúng tôi đi thăm bệnh tại nhà cho họ, thuốc men không có chỉ chẩn bệnh, viết tên thuốc khuyên họ đến nhà thuốc tây mua thuốc. Trong một tuần, có nhiều bệnh nhân đến mời xem bệnh với thù lao là những gói mì, những bữ cơm tươm tất cho các anh em tôi thay cho những bữa cơm trắng chan sữa đặc hay chan nước cà ri không thịt lúc ban đầu khi mới bước chân lên đất liền với hai bàn tay trắng. Trong đoàn người Hoa từ Phú Quốc, có anh em Quân và Tang đã tương trợ chúng tôi nhiều. Người Hoa đùm bọc nhau hơn người Việt, họ biết hai anh là con ông bang trưởng lập tức chở gạo, chở thực phẩm cưú trợ. Anh Tang (nay ở bên Úc) là ân nhân của gia đình tôi. Khi xà lan bị sóng đánh, chiếc bình chứa nước trên tay Hậu, cháu tôi, rơi xuống biển, Hậu bơi theo vớt chiếc bình nylon, sóng đánh Hậu trôi dạt xa xà lan. Tang đã buộc dây ngang bụng một đầu được anh em trên xà lan giữ để Tang nhảy xuống bơi cứu Hậu, cháu đích tôn của gia đình tôi, đem về xà lan. Nhờ nhóm người Phú Quốc, rồi đây vài ngày sau chúng tôi có những tài công giỏi để lái thuyền đi về phía Mã Lai.

Một tuần ở Narathiwat, vợ chồng tôi thân với vợ chồng một y tá trẻ, ngành quân y Thái. Hai vợ chồng không con, quyến luyến với chúng tôi trong tình y khoa. Họ nghĩ là chúng tôi sẽ phải ra đi sau khi ghe được sửa chữa, chúng tôi sẽ không được đưa về trại tị nạn ở Thái Lan như chúng tôi tưởng. Họ nói với tôi là họ không nghĩ chúng tôi sẽ có thể sống sót trong cuộc hành trình sắp đến và họ xin cho bé Ngọc ở lại làm con nuôi, nếu chúng tôi may mắn đến được đất liền, qua Mỹ lúc ấy chúng tôi có thể làm giấy tờ hội ngộ. Đề nghị tử tế và thành thật này làm chúng tôi bâng khuâng và suy nghĩ. Em tôi, Hồng và Hiến họp lại đêm hôm ấy nói rằng: “Sống chết có nhau, nay đã đi đến đây chỉ còn một quãng đường ngắn, anh em có xui xẻo thì xui xẻo cùng”. Vợ chồng tôi đã quyết định để bàn tay Trời định đoạt.

Ngày thứ bẩy, đang ngái ngủ thì bị đánh thức dậy đuổi đi xuống tàu. Đoàn người chúng tôi lại lên đúng chiếc tàu chìm tuần trước, chưa được sửa lại hoàn toàn. Rút kinh nghiệm, lính Thái chia chúng tôi làm hai đoàn. Một nhóm ở trên tàu tuần, một nhóm chuyển xuống thuyền đánh cá, ra ngoài khơi lính Thái trên tàu tuần chuyển nhóm người còn lại xuống thuyền. Nhóm Phú Quốc lái thuyền chạy dọc bờ biển về phía Mã Lai. Thuyền đi được một đoạn ngắn thì bị lủng, nước tràn vào thuyền, chúng tôi ngồi chen chúc như cá mồi trong hộp. Thanh niên thay nhau chia phiên tát nước. Ba giờ sáng, thuyền đến bờ Trengganu, các anh em tài công Phú Quốc có kinh nghiệm không lái ghe thẳng vào bờ vì họ nghi bãi biển có đá ngầm nên neo lại ngoài khơi. Đến sáng, chúng tôi nhìn thấy bãi biển quả nhiên có đá ngầm các tài công Phú Quốc dùng dây kéo thuyền vào bờ. Thuyền mắc cạn, bị sóng đánh vỡ. Tôi lên bờ trước làm người lãnh đạo, nói tiếng Anh với cư dân Mã Lai tỉnh Trengganu, quay nhìn lại thấy đoàn người đổ bộ lên bờ từng nhóm, chú Hồng bồng cháu Ngọc đi cạnh vợ tôi và các anh em trong gia đình. Chúng tôi được ở lại trên bãi biển vẫn màn trời chiếu cát, vẫn cảnh người Mã Lai xúm lại xem nhưng dân Mã Lai hiền hơn dân Thái Lan và chúng tôi vững tin rằng lần này với chiếc thuyền đánh cá vỡ tan từng mảnh chúng tôi sẽ được đưa vào trại tị nạn Mã Lai.

Tính từ ngày rời Saigon ngày 19 tháng 10, 1977 đến ngày đến bãi Trengganu tổng cộng 42 ngày. Trong đoàn người có 60 phụ nữ và 60 trẻ em. Chúng tôi may mắn không bị nạn hải tặc, không có người bị bệnh nặng, không có người phải bỏ xác trên biển. Trong những ngày cùng khổ, bản chất xấu của con người lộ ra nhưng những người tốt vẫn sẵn lòng đùm bọc lẫn nhau. Chúng tôi đã sống tuyệt vọng, thấy cái chết gần kề như ông Lâm Văn Phúc đã tả lại cảnh vượt biên ngay khi đến trên Hồn Việt 20 năm trước, còn những giòng nhật ký tôi viết trong trại tị nạn Pulan Besar được Ngọc Phu và Mai Thảo xin đăng lên Hồn Việt đã đánh mất 31 năm trước.

Cuộc đời như nước chảy qua cầu... những người trong chuyến du hành kỳ diệu, có người thành công, có người thất bại ở Hoa Kỳ, ở Úc, ở Pháp... có người đã mất, nhìn lại như một giấc mơ.

Cuộc đời trôi nổi. Tôi rời Việt Nam 32 năm, đảng Cộng Sản biến đổi thành một đảng Mafia, đảng ấy làm một điều đúng trong thời thủ tướng Võ Văn Kiệt, “xóa tội” cho những thuyền nhân, “đi có tội, về có công”. Người tị nạn trở về thăm nhà. Những nhân vật... lịch sử bạn tôi cũng thay đổi theo thời gian, những người đã là những lý do gián tiếp đã khiến tôi bỏ nước ra đi cũng học được nhiều bài học đáng giá trong đời. Con người khôn ngoan Dương Văn Đầy chết vì chấn động cơ tim một ngày trước khi bị điều tra về tội tham nhũng. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm về làm y sĩ điều trị trung tâm AIDS hội Hồng Thập Tự, vợ anh bị án tham nhũng. Nguyễn Thanh Công (bộ râu quai nón đã cạo không còn là “Công Râu”) sau vụ Nguyễn Hộ, đổi qua ngành địa ốc, không dính líu đến chánh trị, bà vợ là bầy trưởng Hướng Đạo trong Đoàn của tôi tìm con đường lên thiên đàng không Cộng Sản. Ông bạn mới người Hà Tĩnh Võ Hồng Phúc thênh thang trên con đường hoạn lộ hiện giữ chức Bộ trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư.

Ngày hôm nay, ngồi ghi lại chuyện đời trên hơn 30 năm, lòng tôi không hề hối tiếc về một chuyến đi và vẫn còn những xúc động của những tháng ngày lênh đênh...


Việt Nguyên
Post Reply