Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Tháng Tư, Thư Cho Bạn
VINH PHAN . Việt Báo Thứ Ba, 4/27/2010, 12:00:00 AM
Bài số 2876-28126-vb3042710

Tác giả tên thật Phan ngọc Vinh, là cựu nữ sinh Gia Long, ra Trường năm 1971. Từ sau 1975, làm cô giáo ở Cần Đước. Cùng chồng và 2 con định cư tại Mỹ theo diện HO., nghề nghiệp: làm Nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là thư gửi bạn Saigon một thời cùng nhau ra... chợ trời, rồi mỗi người một ngả.

***

Lệ Hằng thương nhớ,

Thế là đã 17 năm, tao vẫn chưa một lần về thăm quê hương xứ sở.

Cũng đã đúng 17 năm rồi, kể từ ngày tao đến thăm mầy vì chỉ còn 2 ngày nữa, tao và chú của mầy cùng 2 con sẽ lên máy bay đi Mỹ. Hôm ấy, tao lấy sổ tay ghi địa chỉ mầy. Cuốn sổ vẫn còn trong chiếc va li cũ, nhưng mỗi khi Tết đến, muốn viết cho mày tấm thiệp, muốn gửi cho mày chút quà, tao lại thấy... chùn tay. Chắc mầy không hiểu tại sao đâu. Thôi thì hôm nay tao viết thư naỳ để mình cùng nhớ lại.

Hai đứa mình từng cùng học Trường Nữ Trung Học Gia Long, hàng ngày cùng đi về chung một con đường. Khi ra trường, tao đi làm Thư ký ở Bộ Giáo dục, Mầy thì đi bán hàng trong Thương xá Tax, gần BGD, hàng ngày tao có dịp chở mày đi về vì mình cùng ở chung trên con đường ấy, đường HTC.
Tao nhớ rõ, đó là vào năm 1974, mầy giới thiệu chú Nhung của mầy cho tao. Không như những bạn trai cùng tuổi, chú Nhung của mầy thật đứng đắn đàng hoàng trong bộ đồ lính, với 2 bông mai vàng đính trên cổ áo, cư xử thật chừng mực, tư cách. Sau một thời thân quen biết, ngày đầu tiên tao mời Nhung về nhà gặp Ba tao là Ba Tao chịu liền.

Tình yêu trao nhau chưa được bao lâu thì Saigon sụp dổ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chú Nhung của mày thành “lính ngụy” chờ đi tù cải tạo. Gia đình bọn mình ngày ngày ăn toàn bo bo khoai độn.
Hai đứa gom hết mấy cái áo dài, ly tách muỗng dĩa trong nhà, trải tấm nylon bên lề đường TMG, ngồi với mớ linh tinh chờ thời, xem ông đi qua bà đi lại, và tai thì nghe loa "Bác cùng chúng cháu hành quân, Trường sơn đông Trường sơn tây...".

Vật vã lên xuống trên con đường TMG được 2 tháng thì tao được giấy từ Bộ với "chủ mới" đổi tao xuống Cần Đước, và có nghề nghiệp mới là Giáo viên. Ngày hai dứa chia tay, tao dắt mầy đi ăn mì bình dân ở góc đường Hiền Vương và Bà Huyện Thanh Quan, chẳng nói được gì nhiều. Tao thì cứ kể những lúc đi ăn, đi dạo chợ hoa với Chú Nhung của mầy vào Tết vừa rồi, mày còn kể là chú Nhung vốn tình dè dặt, cẩn thận, khi đến chơi nhà Má mầy sau tháng 4/75, dù được mời cơm, Chú cũng chỉ dám ăn lấy lệ, dù trong bụng cũng chẳng có gì.

Sau bữa ăn mì bình dân, tao lên đường đi Cần Đước. Phải đi mấy chuyến xe mới tới chợ Cần Đước, rồi từ đó đi xe lam vô Kinh Nước Mặn. Xe lam chất đầy người và hàng hóa, băng ngồi hai bên không thể nhúc nhíc cục cưa gì được, hàng hóa ở giữa và người ngồi trên hàng hóa, rồi người đứng đeo đàng sau. Trước thì tài xế, 2 người ngồi 2 bên, 2 người đeo 2 bên, trên mui cũng đầy cả người và hàng hóa.

Tại vùng này, những ngày mưa đường nhầy nhụa đất sét vàng, xe chạy không nỗi, đàn ông phải leo xuống đẩy. Đẩy không nỗi, xe không nổ máy, đám người trên xe phải xuống đi bộ. Tao nhớ lúc đó mình có đôi guốc mới cũng còn cao chút xíu, vì tao họ lùn nên đi dép xẹp sẽ không bằng ai, đến nước nầy thì chỉ có xách guốc vì khi bước, guốc sẽ dính chặt xuống đất sét, ngồi đó mà gỡ thì "rằm tây" mới tới Kinh nước mặn .

Việc đi dạy của tao ở vùng này không dễ. Từ nơi ở trọ, phải đi thuyền qua khỏi con kinh nầy. Năm đó, 1976, có ông lão chèo đò độ gần 60, sống dộ nhật bằng con thuyền nhỏ, trên thuyền chở độ 15 người, có khi chở cả xe đạp hoặc xe gắn máy, ông cứ từ từ đẩy thuyền qua con kinh. Nói là con kinh, chứ người đứng bên nầy nhìn người bên kia, chỉ thấy chút xíu bằng cây tăm thôi, đủ thấy là con kinh rộng tới cỡ nào. Tao lại không biết bơi, nên mỗi lần đi qua đò là lâm râm khấn vái "cầu xin Phật Bà phù hộ" cho bình an. Khi lên được bờ rồi, tao lấy xe đạp đã gửi sẵn ở một nhà ven bờ, đạp vào độ 10 cây số, đi qua nhà dân, đạp ra hướng biển, gần tới đồn Rạch Cóc, nơi đó ngôi trường chỉ có 2 phòng học. Nhiệm sở của tao là ngôi Trường của họ Đạo Cao Đài, bị nhà nước tiếp thu.

Tao sợ nhất là mỗi khi xuống trường gặp trời mưa, vì không đi xe đạp được, mà phải đi bộ, mà khi đi bộ trên đất sét, thì rất dễ bị chụp ếch.

Những ngày ấy, đôi khi tao viết thư về cho mầy, kể chuyện về học trò, về trường học, về biển, về Đồn Rạch Cóc. Có những sáng sớm, học trò lấp ló trước cửa nhà tao ở trọ, nó đem những con cua hay mớ tôm còn nhẩy soi sói, nói là hồi dêm Bố Mẹ đi chài muốn chia cho Cô để ăn cho vui .

Có những ngày vừa dạy xong lớp xóa mù chữ thì chủ nhà đã kêu người dọn cơm mời cô giáo, canh bầu, cá rô phi chiên dầm mắm ớt, bầu trồng bên hè, cá ở dưới ao. Dân Saigon thời đó đói dài cổ như tao, phần đông ăn cơm độn bo bo, khi xuống đâyđược ăn cơm gạo lúa tiêu không độn, Tao ăn những 4 chén cơm, ém đầy cứng ngắc.

Sau đó vài tháng, vài cô giáo rủ tao về trường Long Hựu 2, tức gần giữa đường Kinh Nước Mặn và Rạch Cóc, mỗi ngày đạp xe đi và về độ 10 cây số, nhưng Tao nhận lời vì ở nhà dân cũng tiện nhưng không thoải mái.

Hồi còn ở trọ nhà Ông Hai Lự có đò đi đường sông từ Đồn Rạch Cốc ra chợ Kinh nước mặn, nhưng không tiện đường về Saigon nên tao ít đi đò. Cứ cách một ngày ổng lái tàu, có gắn máy Kohler, vợ con theo phụ để chuyển đồ cho khách, tao có thể gửi mua đồ ăn nên cũng không đói lắm.

Hồi ấy, trước khi bị đi tù cải tạo, chú Nhung của mày vẫn cố đến tận vùng quê Kinh Nước Mặn tìm tao. Có những đêm về Saigon, tao và Nhung đón đò từ Rạch Cóc, con gái chủ nhà làm một cây đuốc bằng rơm quấn với miếng vải cũ rồi nhúng vào dầu chai đốt lên, đưa hai đứa tụi tao xuống chỗ đón đò. Khi nghe tiếng máy đò chạy xình xịch từ xa, thì cô ấy quơ ngọn đuốc theo dấu hiệu gì đó thì lái tàu sẽ ghé bến, dân ở đây tốt lắm họ giúp tụi tao rất tử tế. Tao nhớ mãi một đêm đò ế, không có khách, tao và Nhung nằm dài trên băng lim dim nghe sóng vỗ mạn thuyền. Chợt cảm thấy như có luồng sáng lạ len qua cửa sổ, tao bừng dậy la lên "Nhung ơi dậy đi, xem trăng lên". Ôi đó là vầng trăng rằm đẹp vô cùng, tỏa sáng lung linh trên mặt sông. Vầng trăng to như cái mâm, nhìn rõ thấy như có chú cuội và cây đa. Hai bên dòng sông, hàng bần nháp nhô theo sóng nước cũng run rẩy như chào đón vầng trăng. Từ nhỏ đến giờ sống ở đô thị, đây là lần đầu tiên tao thấy vầng trăng nhô lên trên mặt sông.

Sau đêm trăng ấy, Nhung bỗng biến mất. Rồi rất lâu sau đó, tao mới nhận được thư của chú mày viết từ trại cải tạo, gửi về địa chỉ nhà tao ở Saigon. Lần đầu tiên nhận thư, tao khóc òa như con nít. Nhung vẫn còn sống, mà còn sống là còn hy vọng có ngày đoàn tụ.

Từ đó, trên bước đường xuôi ngược từ Sài Gòn xuống Cần Đước mỗi khi rảnh rổi sau giờ lên lớp, tao ngồi lại phòng dạy học viết thư gửi cho Chú của mầy. Tao kể chuyện về học trò, về những gì xẫy ra trên những con đường tao đã đi qua, tả cảnh, tả tình thầy trò... Thư của tao, Nhung kể là các bạn tù của anh ấy chuyền tay nhau đọc, họ khen cô giáo Vinh viết thư cảm động. Nhung còn kể là chính anh quản giáo VC trong đội tù ban đầu đọc để kiểm duyệt, riết rồi đọc để vui lây, và còn linh động là không hạn chế thư gửi vào cơ chứ!

Rồi cũng đến ngày quy định được đi thăm ông chú của mầy. Tao đã kể về những con đường đi qua từ Sài gòn xuống Cần Đước, bây giờ kể sơ về đoạn đường từ Sài Gòn lên Hàm Tân thăm tù.

Buổi tối, trước ngày đi, tao ghé nhà Chú của mầy. Mầy biết Chú của mầy cùng các cô sống với nhau từ nhỏ, anh chị em rất thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Bà chị Cả, không lập gia đình, chỉ săn sóc các em từ miếng ăn giấc ngủ, nên khi Chú mầy bị tù thì chị ấy rất là lo rầu, buồn thảm. Lương giáo viên trả tiền đi xe cũng đủ hết rồi, tao thật sự chỉ có tấm lòng thành, mọi thứ đồ gửi cho Chú là do Chị ấy dành dụm chắt chiu lo hết.

Bốn giờ sáng, hai vai tao mang hai bị đồ to tổ bố, cả cô mầy cũng thế, càng nặng càng tốt, vì càng nặng thì đồ trử khô cho Chú càng nhiều. Tao nhớ mình lúc ra bến xe, đầu đoiä nón lá, phải chen lấn giữa hàng người giành dựt để mua vé, có lúc đang ở hàng trên, bị lấn văng xuống hàng dưới, và cái nón lá thì bị đè bẹp dưới chân. Rốt cuộc cũng mua được vé, lên xe đò cũng nêm chặt người.

Từ 6 giờ sáng, xe chạy đến 12 giờ trưa thì tới Hàm Tân, đi bộ vào trại thấy từng lượt người tù đi qua. Đợi mãi đến chiều, cho đến lúc tưởng như mòn mỏi thì thấy Chú Nhung của mày hiện ra trong đám 4,5 người tù. Từ mé dốc đằng xa, thấy bóng Nhung trong bộ đồ tù khốn khổ, nước mắt tao tự bao giờ trào ra không dừng được. Rồi cũng đối diện với nhau, tay cũng chẳng nắm được bàn tay, vì tao đi với cô của mầy, và vì đàng sau lưng thì công an bồng súng đi tới đi lui la hét "trao đổi gì thì nhanh lên đi chứ, sao mà cứ nói linh tinh." . Có lúc Nhung bảo tao nhìn xuống dưới chân đi, tao kín đáo nhìn xuống, Chú nhẹ nhàng rút chân ra khỏi chiếc giày ba ta. Thì " Trời hởi trời", những móng chân sần sùi đen đủi. Chú bảo đi lao động dầm sình thúi móng... Chú phải mượn đôi giày ba ta của bạn tù, mang đỡ ra ngoài để gặp thân nhân.

Mỗi gia đình chỉ gặp thân nhân 15 phút rồi về, sau khi trao đổi túi đồ thăm nuôi. Khi phải chia tay, tao để Chú ra trước. Chỉ vài phút sau, Chú đi khuất sau cái dốc. Nhìn theo mãi, cũng chỉ là những hàng lau sậy lung linh theo gió.

Những ngày dạy ở Long Hựu, nếu không kể những gian nan cực khổ khi phải lặn lội từ SG xuống, thì tao thật sự yêu học trò, yêu cuộc sống bình dị ở đây, không bon chen danh lợi, yêu dân chúng địa phương, yêu biển êm đềm màu xanh trong sáng, từng đợt sóng xô nhẹ vào bờ, chứ không gầm thét như biển ở Vũng Tàu.

Rồi có lệnh bắt dân chúng âcùng tất cả giáo viên, công nhân viên phải đi Thủy lợi, đắp môt đoạn sông để làm cái đập. Đại khái trên làm cái cầu có đường xe chạy, dưới là cái đập, mùa khô thì đóng đập để ngăn nước mặn, mùa mưa thì tùy lượng nước nhiều ít để mở hay đóng mà giử nước làm ruộng.
Còn nhớ hôm ấy, là ngày cuối cùng làm Thuỷ lợi, vào thứ bảy, xem như GV đạt mọi chỉ tiêu, tụi tao vào nhà dân rửõa mặt tay chân. Tao chạy ra bến xe đi chuyến cuối cùng để về SG. Tao nhớ mầy vô cùng. Kỳ rồi đi thăm nuôi Nhung về, không kịp ghé cho mầy hay tin. Đã gần hai năm hai đứa không gặp nhau.

Khi tới được nhà mầy, tao được bà má cho hay mầy đã lấy chồng ra ở riêng. Em mầy nói thêm chồng của chỉ là Bác sĩ ở trong bưng ra! Giọng người em mầy có vẻ...làm sao ấy! Còn tao thì sững sờ. Em mầy bảo "Chị có muốn ra nhà chị ấy chơi không, Em dắt Chị đi ".

Sau đó người em mày đưa tao đi đến căn nhà mặt đường TMG hai tầng lầu. Ngôi nhà bề thế sang trọng làm tao phải nhìn lại mình. Đúng là thê thảm quá: Đầu cột búi tó, chân đi dép mủ, quần vải ú đen, áo bà ba tự tao may từ cái áo dài được sửa lại... Đã vậy quần áo còn dính mấy vệt bùn thuỷ lợi. Trên tay lại còn xách cái giỏ bàng, kẹp thêm cái nón lá bị bung vành nữa chứ. À, còn cái món nầy nữa, trước khi đi Thủy lợi độ vài tuần, tao có mua 20kg cá đỏ đuôi, tự tay ướp muối phơi khô. Tao đem về cho má Tao và biếu nhà mầy một nửa, đã sớt cho má mầy một ít, còn lại tao đem tới cho Mầy.
Tao chần chừ không biết có nên vào nhà mầy không. Thôi thì cứ vào. Mình đâu có đi mượn tiền đâu mà sợ, thăm bạn thôi mà.

Em của mầy bấm chuông, phải mất vài phút mới có tiếng động trong nhà. Có tiếng chó, chắc là chó berger, sủa inh ỏi. Rồi thì cửa cũng mở. Hai năm trời mới gặp lại nhau, tao vồn vã hỏi thăm, nhưng rồi phải khựng lại vì thấy mày nâng đôi kính cận lên, nhìn tao. Cái nhìn lạnh lùng, xa lạ, nhu nhìn một người từ trên rừng trở về thành phố.

Lệ Hằng ơi,

Khi tìm thăm mày ngày ấy, tao định kể cho mầy nghe nhiêu chuyện, định sẽ dắt mầy đi ăn gỏi khô bò, món ăn màày thích lắm... Đủ thứ dự định, nhưng thôi. Tao chỉ nói là tới thăm mầy chút thôi phải về ngay. “Thôi, tao về nghe Hằng.” Tao nói rồi đi ngay, cũng không để lại gói khô định tặng mày. Chỉ là món quà nghèo. Chắc mầy sẽ quăng trong xó xỉnh nào đó.

Trên đường trở về nhà, ôm mớ khô và cái giỏ bàng với cái nón lá bung vành, tao thất thiểu, lòng thì buồn vô hạn. Thôi, chắc từ nay sẽ không bao giờ gặp lại. Chú Nhung của mày giờ này đang còn trong trại tù. Hèn gì bao lâu không nghe mày thăm hỏi. Biết bao điều muốn nói với mày. Nhưng thôi, hãy mừng cho mầy có nơi nương tựa, có ùnhà cao cửa rộng, dù là...

Biết bao gia đình nhân chủ đích thực của những căn nhà bề thế đã "hồ hởi, phấn khởi" ghi danh đi kinh tế mới, và rồi nhà cửa bị chiếm.

Sau buổi ghé thăm mày lần ấy, tao biết con đường tao phải đi. Đó là con đường đi đến trại tù Hàm Tân để đến với chú Nhung của mày.

Nhiều năm đã qua.

Nhung đã trở về, chúng tao đã thành hôn. Hai ngày trước khi đi Mỹ, tao cũng đã đến thăm mày.Ngày tao và Nhung lên máy bay đi Mỹ, hai vợ chồng đã có 2 con. Một đứa 5 tuổi, một đứa 7 tuổi, ngơ ngác, lạ lẫm khi đặt chân bước xuống phi trường, như Bố Mẹ của chúng.

Bây giờ, một đứa đã tốt nghiệp đủ ba cái bằng của một đại học tài chánh nổi tiếng tại Hoa Kỳ, đang làm việc cho nhà băng. Một đứa năm nay sẽ tốt nghiệp kỹ sư công chánh. Chú Nhung của mầy vẫn làm việc 40 giờ mỗi tuần dù đã 69 tuổi.

Thư nầy được gõ ngay trong tiệm Nail mà tao là chủ. Gia đình được như ngày hôm nay, là nhờ sự cố gắng của mỗi thành viên để xứng đáng với việc nước Mỹ, người Mỹ đã dang đôi tay san sớt và chia xẻ giúp đỡ.

Mười bẩy năm không viết nổi lá thư. Hy vọng mày đã hiểu. Ngừng gõ, không hiểu phải chúc mày ra sao. Thôi thì cùng nhớ ngày nào hai đứa rủ nhau ra... chợ trời, rồi mỗi người một ngả.

VINH PHAN
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Hòa hợp Hòa giải vậy sao?

Công an cấm HT Không Tánh giúp thương phế binh, gia đình tử sĩ VNCH

Saturday, May 01, 2010 Bookmark and Share

PARIS (NV) - Hòa Thượng Thích Không Tánh đã được thả về chùa Liên Trì sau khi bị bắt về trụ sở công an 3 giờ vào tối Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010 nhưng bị cấm giúp thương phế binh và gia đình cô nhi tử sĩ VNCH.

Buổi chiều ngày Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010, Hòa Thượng Thích Không Tánh đi thăm Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, theo lời ngài nói với Bác Sĩ Phan Minh Hiển ở bên Pháp qua điện thoại. Chỉ mới ra khỏi chùa Liên Trì chừng 200 mét thì một đám công an đông đảo bu lại hạch sách, hành hung.

Image
Hòa Thượng Thích Không Tánh phát quà cho thương phế binh và gia đình cô nhi tử sĩ VNCH nghèo khổ tại chùa Liên Trì ngày 25 tháng 4, 2010.

HT Không Tánh bị lôi về trụ sở công an hạch sách tiếp và chỉ được thả ra lúc 10 giờ đêm.

“...Tôi bị công an phường An Khánh, quận 2 phối hợp với công an Tp Hồ Chí Minh, tổng cộng trên 50 công can chìm, chận bắt, hành hung và giam giữ tôi.” HT Không Tánh kể lại sự việc với ông Võ Văn Ái, giám đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, “...họ bảo hôm nay ngày lễ gì đó nên cấm không cho tôi đi đâu, lại còn hạch sách đủ điều, và ra lệnh cấm tôi kể từ nay không được phát quà cứu trợ cho các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cùng đồng bào Dân Oan. Công an khẳng định rằng đây là bọn ‘Người Xấu’ tôi không được tiếp tay giúp đỡ.”

Hòa thượng cho hay tiếp là, “nhiều công an quận 2 và ông đại tá công an tên Xuân thuộc sở Công An Tp Hồ Chí Minh cùng làm việc với tôi. Tôi quá sức mệt sau khi bị hành hung hơn một tiếng đồng hồ cho tới lúc họ vất tôi lên xe chở về cơ quan, nên tôi không nói, không trả lời và không chịu ký bất cứ giấy cam kết nào cả. Tôi nói với ông công an Xuân rằng, nếu tôi vi phạm pháp luật gì thì cứ đưa tôi ra tòa xét xử, lúc đó tôi sẽ nói lên quan điểm và công việc tôi làm. Tóm lại họ giữ tôi từ lúc 18 giờ 30 cho tới hơn 22 giờ mới cho tôi ra về.”

Cũng trong bức thư tường trình sự việc Hòa Thượng Không Tánh cho biết, “Có 4 thầy ở chùa Liên Trì ra bênh vực cho tôi trên đường ra phà Thủ Thiêm mong mỏi giải cứu tôi, nên cũng bị công an hành hung dữ tợn với những lời lẽ thiếu văn hóa nếu không nói là côn đồ. Hiện tôi bị đau rêm cả mình mẩy và mệt nhọc vô cùng.”

Ngày 25 tháng 4, 2010, tại chùa Liên Trì thuộc quận 2, HT Không Tánh đã phát tiền, quà cho gần 50 thương phế binh và thân nhân gia đình tử sĩ thuộc quân đội VNCH cần giúp đỡ. Ðây là việc từ thiện mà hòa thượng đã làm suốt nhiều năm qua với ngân khoản từ các nhà hảo tâm khắp nơi gửi đến. Mỗi dịp Tết, ngài đều giúp đỡ người nghèo.

Dân oan khiếu kiện đất đai vì bị nhà cầm quyền cướp mất tài sản và quyền sống cũng đã được hòa thượng giúp nhiều lần.

Hòa Thượng Thích Không Tánh, 67 tuổi, tổng vụ trưởng Tổng Vụ Từ Thiện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từng bị CSVN bỏ tù nhiều lần, tổng cộng hơn 10 năm từ năm 1978 đến nay.

Tháng 8, 2007 Hòa Thượng Không Tánh từ Sài Gòn ra phát tiền cho các người dân tập trung khiếu kiện tại trước trụ sở tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương. Ngài đã bị công an bắt giữ và áp giải về lại Sài Gòn.

Ngài từng bị lôi ra phường khóm đấu tố làm nhục bên cạnh những lần cưỡng bách thẩm vấn. Dạo sau này, dù gửi giấy tờ tới chùa bắt đi thẩm vấn khủng bố, ngài đều không tới.

Ngày 30 tháng 4, 2010, khi đọc diễn văn trong cuộc diễu binh tổ chức ở Sài Gòn, Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói rằng, “Ðể tiếp tục bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, hơn bao giờ hết, lúc này mỗi người VN phải làm tốt nghĩa vụ với non sông, đất nước, tự nguyện đứng vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt quá khứ và vượt lên những khác biệt về dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế và cả những nhận thức, ý kiến còn khác nhau,” theo sự tường thuật của VietnamNet.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

35 năm nhận ra nhiều điều
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010-04-28

Thoáng chốc mà đã 35 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc, giang sơn Việt Nam trở về một mối. Hầu hết người Việt Nam, dù sinh ra trong chiến tranh hay hòa bình, dù đang sống ở đâu, thì ngày 30.4 đều là ngày “đặc biệt”.

Image
AFP PHOTO
Một người đang xem hình ảnh di tản ở Sài Gòn năm 1975 được chụp bởi Hugh Van Es trên tường Câu lạc bộ các phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông.

Vào những ngày này, trong nước lại tiếp tục những hoạt động tưng bừng kỷ niệm ngày chiến thắng, ngày thống nhất đất nước, báo chí truyền thông của nhà nước lại tiếp tục có những bài tụng ca công ơn Đảng và Nhà Nước…Còn trên báo chí hải ngoại vẫn có những bài không dấu được lòng hận thù sâu sắc nhân ngày quốc hận…Nhưng bên cạnh đó, chúng ta có thể đọc thấy những suy nghĩ khác hơn của những người từ cả hai phía, cả thể hệ sinh ra trong chiến tranh cũng như chưa hề biết đến tiếng bom đạn…

Dạo qua các trang blog cá nhân, các diễn đàn báo chí độc lập để hiểu hơn người dân Việt Nam nghĩ gì, cảm nhận gì nhân dịp kỷ niệm 35 năm một biến cố lớn trong lịch sử đất nước…

Giá của chiến tranh

Như đã nói, trừ những bài vẫn giữ quan điểm, cái nhìn cực đoan và ít chịu thay đổi từ cả hai phía, nhìn chung nhiều bài viết về ngày 30.4 năm nay có cái nhìn bình tĩnh hơn. Cái giá quá đắt của cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm trên quê hương là điều đầu tiên mà nhiều người viết đều đề cập đến.

Trong bài “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”: Sự thức tỉnh muộn màng đăng trên talawas, giới thiệu về trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn, nhà văn Phạm Đình Trọng-một người từng là đảng viên, từng mặc áo lính của phe thắng trận nhưng gần đây người đọc lại biết đến anh qua hàng loạt bài viết mạnh mẽ, sâu sắc bóc trần thực trạng xã hội, chính trị của đất nước và hành động trả thẻ đảng quyết liệt-đã viết: “Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức.”

Trong “Tùy bút tháng tư” đăng trên blog quêchoa, nhà văn Vũ Ngọc Tiến xót xa:

“Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mau. Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi!”

Gần đây khi diễn đàn Talawas mở chuyên đề “Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975” rất nhiều cây bút đã tham gia, dưới những góc nhìn khác nhau. “Vết chém chiến tranh” của Nguyễn Huỳnh Thái kể lại câu chuyện về một người lính bị ảm ánh về cuộc chiến mà mình đã tham dự đến mức dở khùng dở điên, nhà cửa tan nát và bản thân mình ôm nỗi đau đến cuối đời:

Image
Dân chúng quá sợ, đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị quân đội rút khỏi Huế. Photo by Trần Khiêm.

“Chiến tranh đã cướp của ông tất cả: Từ tuổi xuân, sự khôn ngoan, những người bạn, người vợ ông yêu mến đến đứa con ông thương thảo. Với ông mọi thứ đều là ảo ảnh, chỉ nhìn thấy chứ không hề đụng chạm được dầu có khẽ khàng. Ông nghĩ, người ta đã trả giá quá đắt để thay chế độ này bằng chế độ kia, để rồi nó cũng như mọi chế độ khác.”. Vết chém ấy tiếp tục khắc sâu trong lòng đứa con của ông khi chứng kiến những giờ phút cuối cùng của người cha bất hạnh: “Nó chợt hiểu, ngoài những mất mát đã đi qua, chiến tranh vẫn còn khi người ta chưa chịu tha thứ cho nhau. Cuộc chiến kia như vết dao chém thẳng vào linh hồn của những con người phải lao mình vào nó, vết thương đó còn lâu mới lành khi người ta còn đem ra xát muối.”

35 năm trôi qua, đủ cho nhiều người trong chúng ta nhìn lại và định nghĩa lại tên gọi thực sự của cuộc chiến mà có một thời, mỗi bên đều tìm cách đặt cho nó những cái tên theo quan điểm ý thức hệ của phe mình và để giành phần chính nghĩa về mình.

Trong bài “30.4 tên gọi là gì” đăng trên talawas nhà báo Bùi Văn Phú liệt kê ra hàng loạt tên gọi khác nhau về cuộc chiến 1954-1975 và cuối cùng tác giả kết luận: “Tôi gọi đó là cuộc nội chiến. Anh em hai miền đã chẳng đến với nhau để cùng tìm ra giải pháp hòa bình mà chỉ giương cao những ngọn cờ chủ nghĩa để bắn giết nhau.”

Cũng như vậy, khi viết về bản trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” của Nguyễn Thái Sơn, nhà văn Phạm Đình Trọng nhận xét: “Phải đến trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” thì cuộc chiến tranh vẫn được gọi là chống Mỹ cứu nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm cảnh đau thương người Việt giết người Việt đã từng xảy ra ở thời những vương triều suy vong”.

Những thái độ quá đà buổi đầu đã qua đi, nhiều người ngậm ngùi nghĩ lại số phận đầy bi kịch của đất nước và dân tộc. Nhà văn Dạ Ngân than thở trong bài “35 năm quá dài” :

“Hòa bình thật sự được tính bằng năm hay tính bằng tháng mà lòng người loạn ly quá đỗi?” Và: “Một dân tộc vừa bất hạnh và vừa cố chấp với nhau, có lẽ chính vì vậy mà nỗi bất hạnh mới dai dẳng đến thế.”

Còn blogger Mẹ Nấm, một người phụ nữ bình thường nhưng có tấm lòng luôn thao thức với vận mệnh của quê hương, thì viết cho con nhân ngày 30.4:

“Tháng Tư mà mai này con được học, sẽ không chỉ có cờ hoa rực rỡ, mà nó còn là nước mắt và máu của rất nhiều người. Tháng Tư là tháng mà mẹ sẽ dạy con, là biết nhìn nhận, biết lắng nghe và biết suy nghĩ trước những gì lịch sử đã trải qua. Đó thực sự không phải là chiến thắng, mà chỉ là một cuộc chuyển giao quyền lực đầy đau đớn của dân tộc mình. Quê hương này là của mẹ, của con, của mọi người Việt Nam. Làm gì có ai thắng cuộc, khi cả dân tộc này bị chậm tiến so với các nước bạn phải không con?”

Kêu gọi hòa hợp

Lần đầu tiên sau 35 năm kết thúc chiến tranh, báo Vietnamnet-một tờ báo “lề phải” thực hiện hàng loạt bài về chủ đề kêu gọi hòa hợp, hòa giải. Từ sự “Trải lòng của những người trở về cội nguồn, khép thương đau”, quan điểm của

“Trí thức chế độ cũ và những góc nhìn về hoà giải” với hàng loạt ý kiến của cựu dân biểu chế độ cũ Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Phan Văn Trường, giáo sư Lý Chánh Trung …Cả ý kiến của một số nhân vật người Mỹ trong bài “Muốn hòa giải phải tin nhau”… Nhưng không phải ai cũng bằng lòng với loạt bài này. Blogger Beo tức nhà báo Hồ Thu Hồng mà quan điểm chính trị vốn rât trung thành với chế độ hiện tại đã chỉ trích bài Muốn hòa giải phải tin nhau” này trong bài “Nghĩ về hậu chiến”, chỉ trích luôn ý kiến của nhà báo Bùi Tín đăng trên blog của ông:

“Vừa rồi, một ý kiến Beo cho là ngu xuẩn nhất của ông Bùi Tín khi yêu cầu nhà cầm quyền hiện nay xin lỗi những người vượt biên trên VOA. Bỏ qua chuyện thể diện kẻ thắng người thua, liệu nhà cầm quyền đương nhiệm có dám bất chấp 30 triệu người mất con mất cháu mất người thân, dám thay mặt họ xin lỗi 3 triệu người lưu vong và ngược lại, 3 triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa tha hương kia một lời xin lỗi có đủ để cởi bỏ oán thù. Dĩ nhiên, ý kiến này của ông Bùi Tín, theo Beo hiểu, không phải nhằm vào thân phận những con người cụ thể mà, nhằm vào sự thừa nhận thất bại của cộng sản. Diễn đạt cách khác ý ông Bùi Tín, tức là muốn thỏa mãn một mục đích thì cần phải hành động phi nhân tính.”

Trong khi đó, đứng ở một góc độ khác, suy nghĩ từ ký ức của những ngưởi Việt lưu vong-một ký ức đầy máu và nước mắt, nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc quan niệm:

Image
Thuyền nhân Việt Nam vượt biển để ra nước ngoài. Photo courtesy UNHCR.

“Tôi không chủ trương hận thù. Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).

Theo tôi, không phải chỉ có bản sắc mà cả ý niệm về đạo đức cũng được nuôi dưỡng từ ký ức, kể cả, nếu không muốn nói, nhất là, những loại ký ức đầy máu và nước mắt.”

Đúng là để có thể thực sự hòa giải, hòa hợp, còn cần phải làm rất nhiều thứ, từ cả hai phía, chứ không thể đơn giản chỉ là lời nói hay bảo người ta quên đi, xóa sạch ký ức.

Không chỉ nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua, ngày 30.4 còn là dịp để hầu hết người dân Việt Nam thể hiện những nỗi băn khoăn day dứt cho hiện tại và âu lo cho vận mệnh của đất nước trong tương lai. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến ngậm ngùi:

“35 năm sau cuộc chiến, Việt Nam ta có: 3,2 triệu người định cư ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500.000 người đi làm thuê ở 40 quốc gia; 250.000 người đi lấy chồng nước ngoài, chủ yếu ở Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia; 30.000 du học sinh ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ… Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước. Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy?”

Nhà báo tự do Lê Diễn Đức nói thẳng:

“Sau 35 năm: “Gia tài của Mẹ một nước Việt buồn”: “…nhận định về Việt Nam sau 14 năm “cởi trói” và “đổi mới”, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thừa nhận Việt Nam đã bỏ lỡ mất cơ hội phát triển vì những chính sách sai lầm sau khi thống nhất đất nước, kéo Việt Nam tụt hậu vài chục năm.

Điều đó có nghĩa rằng, nếu không bị ĐCSVN cản đường thì đất nước đã tiến xa hơn, không phải nằm trên mặt bằng hôm nay. Đất nước Việt Nam rõ ràng không vươn cao đúng với tầm vóc và khả năng của nó.

Việt Nam vẫn là một nước nghèo, nhiễu nhương và đầy nghịch lý.”

Day dứt và âu lo

Tác giả Trần Bình Nam trong bài “Suy nghĩ tản mạn về ngày 30 tháng 4” đăng trên trang web của mình cũng viết: “Nếu hôm nay, sau 35 năm hòa bình, chính quyền cộng sản đã thành công xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, bên trong có nội lực bảo vệ quốc gia, bên ngoài được sự kính nể của thế giới thì có lẽ những người Việt không may (hay may mắn tùy theo quan niệm mỗi người) sống xa quê hương sẽ chấp nhận cơn đau của lịch sử, yên tâm xây dựng tương lai cho con cháu ở nước ngoài, và lòng cùng hướng về quê hương đất nước.

Image
Những học sinh khác thì vô tư nhìn bạn bị đánh một cách tàn nhẫn. Hình RFA chụp từ YouTube.

Không may, Việt Nam hôm nay không được như vậy. Xã hội xuống cấp trong mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến đạo đức, dân tình ly tán, và sự vẹn toàn lãnh thổ đang bị đe dọa.”

Sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như mối nguy hiểm cận kề trong quan hệ với nước láng giềng phương Bắc là điều mà nhiều người dân lo lắng nhất. Tác giả Trần Bình Nam cảnh báo:

“Và loay hoay, sau 35 năm hòa bình, Việt Nam lại rơi vào một hoàn cảnh của những ngày đầu của cuộc chiến tranh lạnh: lần này kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bài học gì người Việt Nam cần rút ra hôm nay, đứng trước thế kỷ 21 mới bắt đầu được một thập niên và hứa hẹn nhiều biến chuyển quan trọng có thể quyết định sự mất hay còn của Việt Nam trên bản đồ thế giới?

Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á và nếu không khôn khéo rút bài học cũ chúng ta lại sẽ biến thành một thứ tiền đồn”.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến nhắc lại chuyện xưa để nói đến chuyện nay: “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông (1372- 1377), không được vua tiếp nhận nên năm 1400 nhà Trần mới mất về tay nhà Hồ, rồi cuối cùng nước cũng mất về tay giặc Minh ở phương Bắc.

Phải chăng khi một chính thể kéo dài sự mục nát suốt mấy chục năm, quyền bính lọt vào tay lũ lưu manh hạ đẳng, chính sự nhố nhăng như phường chèo, lại khước từ minh triết Việt trong “Kê minh thập sách” thì họa diệt vong là tất yếu?

Bài học lịch sử “Kê minh thập sách” cuối thời nhà Trần, nay nhân ngày giỗthứ 633 bà Chính thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tôi bồi hồi ngẫm lại vẫn thấy còn nguyên giá trị giữa bầu trời thủ đô tháng tư năm 2010…

Con đưởng nào cho đất nước trong tương lai? Đây cũng là câu hỏi có được sự trả lời đồng thuận từ khá nhiều người, đó là con đường trở về với chủ nghĩa dân tộc, đặt quyền lợi đất nước, nhân dân lên trên quyền lợi của một đảng phái, một ý thức hệ và quan trọng nhất: phải có tự do, dân chủ mới tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Nói như tác giả Trần Bình Nam:

“Nhưng không phải chúng ta không có con đường thoát hiểm. Nếu chúng ta biết học bài học tự cường của nước Nhật, biết học bài học đùm bọc yêu thương nhau trong tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của nước Đức, và trên hết – người cầm quyền - biết huy động nội lực dân tộc qua một chương trình chấn hưng văn hóa có nội dung tôn trọng dân chủ và nhân quyền.”

35 năm so với chiều dài lịch sử của đất nước thì chỉ là một cái chớp mắt, nhưng so với tốc độ phát triển của thời đại thì đã là một quãng thời gian đủ dài, thiết tưởng cũng đủ để con người có thể nhìn lại lịch sử một cách rõ ràng, sáng suốt hơn... Mong sao người dân Việt Nam đồng lòng tỉnh táo nhìn lại con đường đang đi của đất nước, nhận ra những hiểm nguy cũng như những vận hội để quyết định con đường đúng đắn nhất đưa đất nước thoát khỏi vũng lầy hiện tại và vươn ra biển lớn cùng nhân loại.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Ba mươi lăm năm: hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt
Phương Duy


Ngày 09/04/1865, một ngày lịch sử trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ: quân miền Nam do tướng Robert. E. Lee chỉ huy đã chấp nhận buông súng đầu hàng khi bị quân miền Bắc do tướng Ulysses Grant lãnh đạo vây hãm hết đường rút chạy tại Appomattox Courthouse, một làng nhỏ tại Virginia. Sự đầu hàng đã chấm dứt 4 năm nội chiến nồi da sáo thịt giữa người Mỹ với người Mỹ. Điều đáng nói là người ta đã ghi lại hình ảnh các văn bản, diễn tiến và thái độ của hai phe thắng và bại trận trong sự kiện lịch sử này tỉ mỉ hơn là diễn tả sự vui mừng của phe chiến thắng hay sự đau buồn tủi nhục của kẻ bại trận.

Vì sao lại có hiện tượng như thế?

Image
Đầu hàng (04/1865)
Nguồn: wset.com
--------------------------------------------------------------------------------

Đầu tiên, hình ảnh một viên tướng bại trận Lee uy nghi trang trọng trong bộ quân phục miền Nam với thanh kiếm chỉ huy trên tay, cưỡi ngựa đi đến đểm hẹn ký văn bản đầu hàng trong tiếng kèn chào đón của đội quân nhạc thắng trận miền Bắc, dù thua trận nhưng vẫn hào hùng. Lại một hình ảnh tuyệt vời khác, sau khi văn kiện đầu hàng đã được ký kết, lúc ông ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa vẫy tay chào.

Cái đáng trân trọng, là thái độ cư xử của phe thắng trận. Tướng Grant ra lệnh cấm tất cả mọi hình thức biểu lộ ăn mừng chiến thắng trong khi quân miền Nam vẫn còn hiện diện. Trong văn bản ký kết đầu hàng, ngoài việc giải giới các vũ khí quân trang cơ giới hạng nặng, các sĩ quan và binh sĩ miền Nam vẫn được phép giữ lại vũ khí cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là không một ai bị bắt giữ làm tù hàng binh. Sau khi tan hàng, những người lính miền Nam được trở về ngay với gia đình của họ, và với khẩu lệnh (không được ghi trong văn bản) của tướng Grant miền Bắc, họ được phép mang lừa, ngựa về nhà, những thứ mà họ đã mang theo khi gia nhập vào quân đội miền Nam, để trở về tiếp tục công việc dở dang trong các nông trại của họ.

Buổi lễ chính thức giải giới quân miền Nam được thực hiện vào ngày 12/4, ba ngày sau khi ký giấy đầu hàng, đánh dấu một trang lịch sử hào hùng đầy cảm động của dân tộc Hoa Kỳ. Không ai được hay mất gì. Trong khi quân miền Nam cuốn cờ giao nộp vũ khí, quân miền Bắc chứng kiến trong cái tư thế trang nghiêm bình thản không có những lời lăng nhục miệt thị, mặc dù cuộc chiến tương tàn gây tổn thất cả triệu nhân mạng cho cả hai phía. Cuối buổi lễ, một sự kiện bất ngờ: tướng Chamberlain, vị tướng quân miền Bắc chỉ huy buổi lễ giải giới đạo quân miền Nam đột nhiên hô lớn: Nghiêm, bồng súng, chào! Tất cả đoàn quân miền Bắc đã ở trong tư thế chào kính, một khoảnh khoắc ngắn ngủi đoàn quân bại trận cũng đưa tay chào lại với gương mặt rưng rưng cảm động. Phe thắng trận đã tỏ ra có tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo và đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế xúc cảm của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm, hơn thế nữa, tôn trọng nỗi đau của người thua cuộc. Phe bại trận đã chứng tỏ cái hào khí và tư cách của người quân nhân dù phải buông súng vẫn đầy tự tin và hứng khởi vào con đường trước mắt. Điều mà nước Mỹ đã có được sau cuộc nội chiến không phải chỉ là một đất nước thống nhất thanh bình mà là sự đoàn kết. Một xã hội sau chiến tranh, liệt sĩ cả hai phía đều được vinh danh, không một người Mỹ nào ở cả hai phe đối nghịch, dù còn sống hay đã hy sinh, bị sỉ nhục. Và từ ngày ấy đến nay, Hoa kỳ không ngừng thăng tiến để trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới về mọi mặt.

Cũng vào tháng Tư 110 năm sau, cách xa nửa vòng trái đất, cuộc chiến Bắc Nam giữa những con người cùng một màu da, một huyết thống cũng đã kết thúc với những hành xử hoàn toàn trái ngược.

Trong suốt 20 năm đưa người vượt tuyến vào gây chiến tranh tàn phá miền Nam tự do, để giành lấy chính nghĩa, quân CS miền Bắc đã luôn luôn che giấu cái mục tiêu tối hậu của họ là nhuộm đỏ cả hai miền bằng sự tuyên truyền dối trá người dân trong nước cũng như cả thế giới về một danh xưng rất kêu là giải phóng miền Nam khỏi bàn tay đế quốc Mỹ xâm lược, nhục mạ quân miền Nam, những người chiến đấu cho lý tưởng bảo vệ một miền Nam tự do không CS là bọn tay sai liếm gót ngoại bang, trong khi chính những người lãnh đạo của họ lại hết lời ca tụng bợ đỡ Liên Xô, Trung Quốc, triệt để thi hành những chính sách, mệnh lệnh của quan thầy đưa ra.

Image
Đầu hàng (04/1975)
Nguồn: vietnam.vnanet.vn
--------------------------------------------------------------------------------

Một điều đáng lưu ý nữa trong cuộc chiến là sự lật lọng của quân CSBV. Ở đây không nói đến giai đoạn lịch sử 9 năm chống Pháp (1945 – 1954) khi chính người lãnh đạo CSBV ký kết văn kiện mời quân Pháp trở lại VN, để rảnh tay tiêu diệt các đối thủ chính trị không CS trong nội bộ, và sau khi thành công lại đưa dân tộc hy sinh vào cuộc kháng chiến chống Pháp không cần thiết, đoàn quân đã bị Nhật đánh bại trước đó, gây tổn hại xương máu vật chất của nhân dân không kể siết. Trong cuộc chiến Nam Bắc được CSBV mệnh danh là “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam”, sự lật lọng được quân CS miền Bắc tôn lên hàng sách lược. Quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bất chấp sự tổn hại của đất nước, nỗi đau của dân tộc, vi phạm các điều khoản trong những hiệp ước vừa mới ký kết. Họ coi sinh mạng con người như cỏ rác, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả dân quân miền Bắc của họ để đạt được tham vọng của một thiểu số lãnh đạo, nhóm người thu tóm quyền lực trong tay luôn luôn lũng đoạn đất nước để củng cố địa vị và cung cúc tận tuỵ phục vụ quan thầy ngoại bang, những thế lực mà bọn chúng dựa vào để tồn tại.

Sau ngày 30/4/1975, CSBV đã đối xử với quân dân miền Nam VN như thế nào, cả thế giới, người quan tâm tới thời cuộc, ai cũng thấy rõ. Hành vi của họ với Dương văn Minh, vị tổng thống đầu hàng vi hiến và nội các chính quyền của ông ta đang chờ đợi chuẩn bị bàn giao cho đối thủ (ông gọi là người anh em bên kia) giống như một lũ côn đồ đi áp chế người hiền lương, không có tinh thần mã thượng của người chiến thắng. Sau đó là những nhục mạ đê tiện nhất cho toàn thể quân và dân miền Nam trong suốt một thời gian dài. Quân cán chính phục vụ cho chế độ miền Nam bị rủa sả là bọn lính đánh thuê, tay sai của đế quốc Mỹ. Dân miền Nam thì bị họ khinh miệt là đi làm bồi, làm điếm cho Mỹ để hưởng chút bơ thờ sữa cặn. Khi xua quân tràn vào các làng mạc phố thị miền Nam, choáng ngợp trước cảnh sung túc của xã hội miền Nam dù trong khói lửa chiến tranh so với xã hội miền Bắc nghèo nàn lạc hậu của họ vẫn hơn hẳn một trời một vực thì họ lại chề môi chế nhạo là phồn vinh giả tạo.

Khinh miệt dè bỉu nhưng họ tìm mọi cách công khai hoặc ngấm ngầm để chiếm đoạt hết hầu như những gì người dân miền Nam đang có. Từ việc gán ghép tội Việt gian, vu oan giá hoạ cá nhân để giết người cướp của đến các sách lược quy mô ảnh hưởng đến toàn dân tộc như tập trung cải tạo, đi kinh tế mới, cải tạo tư sản, tổ hợp, nông trường, mục đích cuối cùng vẫn là tiêu diệt con người miền Nam cũ hoặc cướp giựt hết mọi của cải vật chất, nhà cửa đất đai và mọi phương tiện sinh sống, phải chết dần chết mòn, hoặc có tồn tại cũng chỉ là một cuộc sống lây lất qua ngày. Một sự trả thù rất hèn hạ đê tiện.

Chính sách trả thù hèn hạ và thái độ tiểu nhân đánh người ngã ngựa đó, cho đến nay, sau hơn hai mươi năm “đổi mới” của họ, một chính sách đổi mới mà đúng hơn phải gọi là đổi chiều, từ một chiều hướng lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng chống lại những thể chế tự do được họ gộp chung là chủ nghĩa tư bản, gây ra những cuộc chiến đẫm máu mà họ thưòng tự hào là cuộc chiến một mất một còn “ai thắng ai?”, họ quay ngoắt 180%, phản bội lại cái lý tưởng XHCN, thế giới đại đồng, ôm ấp lấy nền kinh tế thị trường nhằm mục đích bảo vệ cái thể chế đang rã rệu của họ. Đồng thời, với bản chất lật lọng, vẫn còn cố gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”.

Người sống đã đành, người chết cũng bị những đòn thù ác nghiệt. Trong khi họ xây dựng tô điểm các liệt sĩ của họ khắp đất nước, các nghĩa trang tử sĩ của miền Nam bị hạ nhục, đập phá, các bia mộ bị cưỡng bức dời đi hoặc huỷ hoại. Một số nghĩa trang còn lại như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà tuy còn tồn tại, nhưng trong một thời gian rất lâu, bị bỏ hoang phế vì thân nhân bị cấm vào thăm viếng, tu bổ chăm sóc. Vài năm gần đây, họ còn có dã tâm muốn xoá sạch Nghĩa Trang này khỏi một phần của lịch sử VN khi biến nó thành một nghĩa trang dân sự.

Ba mươi lăm năm sau ngày tàn cuộc chiến, nhiều người cho rằng người CS miền Bắc đã thay đổi. Chính họ cũng nghĩ rằng họ đã thay đổi. Nhưng thực sự có như vậy? Cuộc sống của cán bộ đảng viên có thay da đổi thịt, trái lại, đại đa số nhân dân vẫn lầm than cơ cực, chạy ăn từng bữa. Điều khôi hài đến chảy nước mắt là sau khi bị áp lực phải thay đổi để tồn tại vì những chính sách sai lầm của họ đưa đất nước đến bờ vực thẳm thì họ trâng tráo vỗ ngực tự xưng công lao rằng nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mới có đổi mới.

Cầu cạnh bang giao với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, những quốc gia đã tiếp tay hỗ trợ cho quân dân miền Nam chống lại họ, CS Bắc Việt không cảm thấy trơ trẽn khi lúc nào cũng lên án quân dân miền Nam là tay sai bán nước của Mỹ Nguỵ phục vụ cho nhu cầu của đế quốc. Miền Nam bán nước hay không, thực tế đã rõ ràng, trong suốt cuộc chiến, miền Nam VN chưa hề mất một tấc đất. Ngày nay, dưới chế độ cầm quyền của CSVN, bao nhiêu biển đảo, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu tài sản của đất nước đã mất vào tay ngoại bang phương Bắc và trong tươg lai bao nhiêu hay cả nước sẽ còn mất nữa?

Đối với người Việt thì sao? CS Bắc Việt hiện làm gì với người trong nước đang bị họ nắm quyền sinh sát trong tay? Họ khủng bố đàn áp những dân oan, những kẻ đi đòi công lý, những người đấu tranh cho các quyền căn bản tối thiểu của con người, cho tư do dân chủ và cho cả quyền yêu nước chống bọn bá quyền bành trướng xâm lươc phưong Bắc để giành lại chủ quyền đất nước. Họ trấn áp bằng mọi phương cách không loại bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ đê tiện nào, như vậy là thay đổi?

Với người Việt ở hải ngoại không kiềm chế được thì CS Bắc Việt kêu gào xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải. Đối với những người đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự gian trá lật lọng của CS, không bị lợi dụng nghe theo đường lối họ đưa ra thì bị coi là hận thù mù quáng, chống cộng cực đoan.

CS Bắc Việt có còn hận thù không khi hàng năm vẫn tổ chức ăn mừng lễ chiến thắng miền Nam rình rang, họ vui mừng trên nỗi đau của hàng triệu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc, rồi vẫn tiếp tục sỉ vả những nạn nhân của chiến cuộc tưởng niệm nỗi đau ấy bằng các từ như lũ vong quốc, thù hận cá nhân?
Họ có còn hận thù không khi dùng món mồi lợi nhuận kinh tế để áp lực buộc các quốc gia đã từng cho thuyền nhân tỵ nạn CSVN tạm trú phải huỷ bỏ những đài tưởng niệm thuyên nhân VN, những người đã bỏ mình trên con đường chạy trốn CS đi tìm tự do?

Họ có thực sự muốn hoà hợp hoà giải không khi họ không cho một người nào trong nước, bất kể trí thức hay dân thường, kể cả các cán bộ đảng viên của họ cất lên tiếng nói chỉ trích phản đối đường lối cai trị độc tài và những chính sách sai lầm đi ngược lại lợi ích dân tộc của họ?

Họ có thực sự hoà hợp hoà giải không khi cái chính sách trả thù vô lý hèn hạ của họ sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn di hại cho đến ngày hôm nay. Quân dân miền Nam VN không hận thù vì những thiệt hại về sinh mạng và vật chất trong chiến tranh, không oán ghét vì phải chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam chống lại một chính nghĩa giải phóng bịp bợm, không tức tưởi vì bị bức tử. Quân dân miền Nam oán hận vì những gì người CS VN đã làm sau cuộc chiến: gia đình tan nát, đất nước kiệt quệ, xã hội ngược ngạo luân lý đảo điên. Hãy so sánh cảnh sống xa hoa phù phiếm của cán bộ đảng viên và con cháu họ từ trong nước đến hải ngoại và cuôc sống khó khăn của hàng triệu gia đình quân cán chính miền Nam trong suốt ba mươì lăm năm qua, nạn nhân của không những một vụ cướp tập thể lớn lao nhất lịch sử, mà còn là nạn nhân của chính sách phân biệt lý lịch, gia đình không có kế sinh nhai, con cháu không được học hành lên cao. Những thương phế binh của quân đội miền Nam bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trong khi thân mình còn đầy thương tích băng bó, ba mươi lăm năm sau họ vẫn còn đang lê lết tấm thân tàn đi kiếm sống qua ngày. Hãy hỏi những người này có còn hận thù không? Người CSVN đã làm những gì ngày hôm nay để hoà hợp hoà giải với họ?

Đối với người viết bài này, trước đây, hận thù không phải không có sau những năm dài tù tội trong trại tập trung cải tạo, qua những mất mát của cá nhân, của gia đình, của bạn bè thân nhân. Tuy nhiên, qua sự may mắn định cư ở nước ngoài, những thù hận cá nhân dường như đã phai mờ. Những đau thương tủi nhục trong chốn lao tù, những vất cả cơ cực của cái thời còn trong nước dưới chế độ CS dù có đôi lúc bị ám ảnh cũng không đưa đến quyết tâm phải trả thù. Cái tâm trạng này khi bàn luận với bạn bè được nhiều người chia sẻ.

Có oán ghét chăng là những hành xử người CSVN hiện nay. Họ không làm gì hết để sửa đổi những sai trái của họ trong quá khứ gây đau thương cho những nạn nhân của họ, không phải chỉ một thế hệ mà thế hệ con cháu vẫn đang gánh chịu những hậu quả thê thảm. Họ vẫn tiếp tục huyênh hoang tự đắc trước những sai lầm trong quá khứ, tiếp tục bịt mắt nhân dân để che giấu những hành vi xấu xa của họ, lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá. Nỗi đau lớn nhất là không làm được gì khi họ lợi dụng độc quyền cai trị để dâng cúng đất đai tài sản của đất nước cho quan thầy phương Bắc để làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lực cho họ.

Bởi vậy, với những người luôn luôn trách cứ người Việt Hải Ngoại đã mấy chục năm qua rồi, sao vẫn còn chống cộng điên cuồng, hận thù mú quáng, người viết xin có đôi lời: nếu CSVN thực sự không thù hận và có thực tâm hoà giải, trước hết, không ăn mừng chiến thắng, không gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng, hãy đổi nó thành ngày hoà hợp dân tộc. Tức khắc bàn thảo để đưa ra những chính sách sửa đổi những sai trái của mình trong quá khứ, cố gắng giải quyết từng bước những bất công người dân miền Nam đã gánh chịu từ bao năm qua, không bóp nghẹt tiếng nói của người dân, sẵn sàng chịu đối thoại trên căn bản đồng cân đồng lượng, tương kính lẫn nhau. Ít nhất đó là bước đầu cho một sự hoà hợp hoà giải tiến đến thực sự đa nguyên.

Cứ như tình trạng hiện nay, người viết chỉ xin có một lời, ba mươi lăm năm nhìn lại: hận thù đã vơi, niềm đau chưa dứt.

30/4/2010
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: 35 Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Tại cái thời thế nó sinh ra như thế?
Wednesday, June 09, 2010

Chuyện vỉa hè
Tạ Phong Tần


Hồi tôi sáu bảy tuổi, cha tôi có tiệm chụp hình nên so với bà con chòm xóm gia đình tôi thuộc loại “lao động sang trọng” chớ không phải “chân lấm tay bùn”. Khác với bây giờ, tiệm hình mở cửa cả ngày lẫn đêm, tiệm nhà tôi lúc đó khách đến chụp hình phần lớn là dân trong các xã, ấp vùng sâu ra thị trấn, lại thích chụp hình phong cảnh bên ngoài bằng ánh sáng trời, chiều xuống một chút là không còn khách, nên trời vừa sụp tối là tiệm đóng cửa không làm nữa. Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cha tôi thường cầm cây đàn ghi-ta cũ ra ngồi ở ghế sa-lông ngoài phòng khách vừa đờn vừa hát “bài ca muôn thuở” của ông:

“Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh, cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên...”

Tôi hỏi: “Sao cha cứ bài này hát hoài? Cha hát bài khác đi!” Cha tôi nói: “Ở trong ruộng nhà nội như vậy đó”. Chỗ này tôi giải thích thêm là người dân xứ tôi không xài từ “quê”, từ “nông thôn” mà xài từ “ruộng”. Thay vì nói “trong quê”, “dưới quê”, “dân quê”, “dân nông thôn” thì nói “trong ruộng”, “dưới ruộng”, “dân ruộng”.

Sau này, tôi mới biết bài hát được sáng tác và được nhiều người ưa chuộng vào thập niên 60. Thôn quê thời ấy, dù là đang chiến tranh, mà sao không khí đầm ấm, vui tươi, dạt dào tình người đến vậy.

Mấy ngày nay, khi báo trong nước gần như cạn đề tài “tình tiền tù tội” sau khi cố vớt vát khai thác đến kỳ thứ 7 câu chuyện người thanh niên Nguyễn Ðức Nghĩa cắt đầu người yêu cũ để cướp tài sản, dân tình mấy quán cà phê vỉa hè, góc cột đèn coi bộ phần bớt xôn xao bàn tán, thì đùng một cái, hàng loạt vụ giết người “giựt gân” khác liên tục xảy ra được “lên khuôn” tờ báo mà tình tiết có phần còn “giựt gân” hơn vụ cũ.

Sau ba ngày bị cái computer nó “hành” không đọc được báo, hôm nay tôi điểm hết các đầu báo trong nước mới thấy một sự thật kinh hoàng khi người ta bình thản giết nhau như ngóe vì những nguyên nhân hết sức đơn giản.

Tiền Phong ngày 3 tháng 6 năm 2010 đăng tin một ông Quàng Văn Nỏ (sinh năm 1964) ở xã Mường Pồn, huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên vì mấy câu nói của vợ làm không vừa ý mà Quàng Văn Nỏ đâm vợ hai nhát dao đâm chí mạng vào tim và xuyên qua phổi, làm chị Lò Thị Âu chết ngay tại chỗ. Nguyên nhân Nỏ đâm vợ vì nghi vợ ngoại tình.

Cũng báo Tiền Phong (04 tháng 6 năm 2010) cho hay: Lúc 23 giờ, anh Vũ Văn Ninh (sinh năm 1979) tạm trú tại xã Hạ Long, huyện Vân Ðồn, Quảng Ninh đang ngủ trong nhà của mình thì bị điện giật điện giật 3 lần liên tiếp nhưng trời còn thương nên không chết ngay lập tức. Anh Ninh phát hiện hai cổ chân mình bị cột dây điện và người châm điện không ai khác hơn là chị vợ Vũ Thị Thủy. Nhờ giằng được dây điện buộc ở hai cổ chân ra rồi bỏ chạy ra ngoài nên anh Ninh không bị tử vong. Theo anh Ninh, anh nghi ngờ vợ anh (Vũ Thị Thủy) ngoại tình.

Dẫn nguồn tin từ công an tỉnh Ðồng Nai, báo Lao Ðộng cho hay vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 người dân địa phương phát hiện thi thể hai người đàn ông trên đường sắt Bắc-Nam, đoạn qua phường Tân Tiến, đường Ðồng Khởi, thành phố Biên Hòa. Một người được nhận dạng là anh Nguyễn Ðức Phúc - thiếu úy công tác tại Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh Ðồng Nai. “Cả 2 nạn nhân đều bị chém nhiều nhát vào vùng đầu và ngực. Trong đó, người không mặc quần áo là Nguyễn Ðức Phúc”. Người còn lại bị chém nhiều nhát, được đưa đi cấp cứu, hiện chưa rõ sống chết và chưa xác định được danh tính. Chết trong tình trạng không mặc quần áo khiến người ta nghi ngờ lại là một vụ án tình.

Chưa hết rùng mình bởi cái sự tử thi không mặc quần áo thì tiếp tục ngày 4 tháng 6 năm 2010, người dân tỉnh Bến Tre vớt được hai xác chết (một nam, một nữ) trôi trên sông thuộc xã Thạnh Phong. huyện Tân Phú, tỉnh Bến Tre. Công an tỉnh Bến Tre cho biết vẫn chưa xác định tung tích hai tử thi. Theo kết quả khám nghiệm tử thi, cả hai nạn nhân đều bị chém nhiều nhát vào đầu. Nạn nhân nữ khoảng 32-35 tuổi, người đàn ông khoảng 34-35 tuổi. Xác người phụ nữ khi phát hiện không mặc quần áo (báo Lao Ðộng). Vụ này e rằng cũng lại là một vụ án tình.

Một vụ “yêu nhau lắm cắn nhau đau” khác tuy không chết người nhưng hậu quả không kém phần thảm khốc là chồng tạt dầu sôi vào mặt vợ khi vợ đang ngủ, làm toàn bộ khuôn mặt nạn nhân bị biến dạng hoàn toàn. Nguyên nhân là nghi vợ không chung thủy, trong lúc bực mình Phan Ngọc Sơn đã hắt cả một chảo dầu nóng vào mặt vợ. Vụ việc xảy ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 3 tháng 6 tại chung cư Ngô Gia Tự, phường 2, quận 10, Sài Gòn.

Có vẻ như bây giờ người ta khi đã hết tình cảm với nhau thì luôn thích sử dụng bạo lực để thỏa mãn cái tôi của mình.

Người lớn thích giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực như vậy, nên trẻ em mới có tí tuổi đầu cũng chẳng kém phần khi trở thành những “sát thủ máu lạnh”. Báo Người Lao Ðộng ngày 5 tháng 6 năm 2010 cho hay công an tỉnh Tiền Giang đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Nguyên Lộc (sinh năm 1993) ngụ phường 8, thành phố Mỹ Tho là học sinh lớp 11B15 trường THPT bán công Trần Hưng Ðạo (Tiền Giang) về hành vi giết người cướp tài sản.

Tại cơ quan công an Lộc khai, sáng cùng ngày đã đến bến xe miền Tây (Sài Gòn) thuê anh Bùi Chí Dũng hành nghề chạy xe ôm (ngụ xã Trung Nguyên, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) chở Lộc về huyện Chợ Gạo với giá 270 ngàn với mục đích là cướp xe. “Tới địa bàn xã Song Bình thì Lộc rút dao đâm hai nhát vào người anh Dũng. Tuy bị đâm nhưng anh Dũng đã rút chìa khóa bỏ chạy và tri hô. Người dân đã đưa anh Dũng đến bệnh viện nhưng vết thương quá nặng anh Dũng đã tử vong”.

Tôi nhớ câu chuyện Án Tử người nước Tề đi sứ nước Sở trong sách Ðông Chu Liệt Quốc. Vua Sở muốn làm nhục sứ Tề mới giả vờ bắt một người đem đến trước mặt Án Tử nói rằng đây là người nước Tề bị bắt vì tội ăm trộm. Án Tử trả lời với Sở rằng: “Tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp, có lẽ cũng tại cái thủy thổ khác nhau nó xui khiến ra như thế chăng?”

Bây giờ người ta thích cãi nhau, đánh nhau, động tí thì sử dụng bạo lực, tay chân, dao búa để “nói chuyện phải quấy” với nhau, bất chấp pháp luật, xem thường tính mạng người khác. Phong thổ nước Nam vẫn vậy, nói sông nước Nam vẫn vậy, có khác chăng là giờ đây môi trường ô nhiễm nhiều hơn, phá rừng, lũ lụt nhiều hơn thì cũng không thể là nguyên nhân khiến tâm tính con người ta thay đổi.

Tôi lại nhớ trong “Thư gởi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập”, ông Hồ Chí Minh viết: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập” (Hồ Chí Minh, 3 tháng 9 năm 1945).

Phải chăng cái thời thế nó sản sinh ra những con người thích hành xử với nhau tàn ác, vô lương như thế?
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Một bài thơ không tựa

Tự do như muối
Hạnh phúc như đường
Khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
Khó thấy giá trị của hạt đường hạt muối


tôi sống ở miền nam
nhìn dòng đời trôi nổi
nở lại tàn
bao nhiêu mùa hoa
hai nền Cộng Hòa
một cuộc chiến tranh dài đẫm máu

tôi đã dốc lòng chiến đấu
bảo vệ tự do
dưới lá cờ
nền vàng ba sọc đỏ

tiếc thay trong đội ngũ
chúng tôi có ít những Ngô Quang Trưởng , Nguyễn Khoa Nam
mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
nên lính mất niềm tin
dân chán nản
những kẻ có lòng
lắc đầu ngao ngán

rồi nước Mỹ đồng minh, xưa là bạn
nay trở mặt lọc lừa
quên lời hứa năm xưa
bỏ mặc “ tiền đồn của thế giới tự do “
thất thủ

kẻ thù đưa tôi lưu đày biệt xứ
rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng

đám trí thức, sinh viên, học sinh
xưa trốn vô bưng
mơ một thiên đường trên trái đất
nay ngồi trên khán đài nghếch mặt
“ Thiên đường đang ở trong tầm tay “

Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“ Tụi nó dzià mình chắc có tương lai “

bà Tám con chết trận Đồng Xoài
hãnh diện lãnh bằng gia đình liệt sĩ

những nhà văn, nhà thơ, xưa chống “ cuộc chiến tranh phi lý “
(đâm sau lưng người lính Cộng Hòa )
nay chìa bút ra
xin viết bài ngợi ca chế độ mới

đám thanh niên xưa trốn chui trốn nhủi
ở hậu phương
xanh mặt khi nghe nhắc tới chiến trường
nay tự nhận đã yêu thầm cách mạng

những người dân bình thường
xưa gặp lính khi ghét khi thương
lúc buồn ngồi chửi đổng
“ Tao chửi cả thằng Tổng Thống
xá gì lính tráng tụi bay “
nay cũng ngập ngừng vỗ tay
nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
họ chưa có câu trả lời dứt khoát
muốn đợi một thời gian

sau vài năm
cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật
đã đầy nước mắt
và những tiếng nấc nghẹn ngào

đám trí thức vô bưng năm nào
tức giận thấy mình bị bội phản
buông lời phản kháng
kẻ vô khám Chí Hòa
người bị quản thúc tại gia
đưổi gà cho vợ
thiên đường ước mơ sụp đổ

má Hai
đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai
như người dân miền Bắc
những cán bộ xưa má nuôi trong hầm bí mật
đã ra lệnh bắt má mấy lần
má không đủ ăn
lấy đâu đóng thuế

bà Tám ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ
bụng đói meo
làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
tình người hiếm hơn hồi đó
bà ra mộ con ngồi nhổ cỏ
khóc thầm

những văn nhân
một thời phản chiến
“ ngộ biến tòng quyền “
cố bẻ cong ngòi bút
nhưng với văn thơ, với nhạc
quen phóng túng tự do
sao chịu nổi gông xiềng
lại tiếc những ngày trời rộng thênh thang
muá bút

đám thanh niên hèn, khoác lác
tưởng được chế độ mới tin dùng
bị đi lao động quốc phòng
thanh niên xung phong
làm việc không công nơi rừng sâu nước độc
cháy da vàng mắt
đói lòng

những người dân
xưa chửi vung chửi vít
nay im thin thít
chẳng dám hé môi
một số kẻ lỡ lời
bị đi “ tù không án “
khi cán bộ xưng tụng bác Hồ, ca ngợi Đảng
họ cao giọng hoan hô
vỗ tay thật to
nhưng bụng thầm ao ước được sống lại những ngày xưa cũ

sau ba mươi tháng tư, đớn đau tủi hổ
là gia đình người lính Cộng Hòa
kể bị cướp nhà
người bị cướp đất
con bị đuổi học
vợ mất sở làm
chồng đi tù biệt tăm
đi họp, cán bộ Cộng Sản mỉa mai nhiếc móc
ra đường bị lườm dọc nguýt ngang

đến khi ruộng vô tập đoàn
gạo vải sữa đường bán theo tiêu chuẩn
nhà máy công ty hãng xưởng
trờ thành quốc doanh

công an khu vực đầy quyền hành
thực thi chính sách nhân hộ khẩu
người dân chịu đời không thấu
mà chẳng dám than vãn kêu ca

bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa
mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
nghĩ đến con, đến chồng, đến cha
trong nhà tù Cộng Sản
họ hãnh diện ngẩng đầu

hôm nay giữa trời cao
được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
phất phới bay trong gió
tôi muốn khóc thật to
tôi muốn hét lên
“Đây hạnh phúc ! Đây tự do ! “
Mà thuở nào tôi đã buông tay đánh mất
để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất
của cuộc đời
trong các trại tù rải rác khắp nơi

trên đất nước
họ hàng tôi, đồng bào tôi
những ai không đi được
mấy chục năm trường
gánh chịu đau thương
uất hận tủi hờn
nhìn quê hương tan nát
mẹ Việt Nam ơi ! Những đứa con lưu lạc
đã nhận rõ lỗi lầm
đang đấu tranh âm thầm
cho một ngày quang phục

sẽ còn nhiều khó nhọc
để dành lại giang san
từ tay bọn Cộng Sản tham tàn
nhưng kìa ! Phất phới bay trong gió
vẫn như ngày nào
lá cờ vàng ba sọc đỏ
mà sao hôm nay chính nghĩa sáng ngời
chẳng cần một lời luận bàn lý giải

tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
lá cờ vẫn còn đây
thì quê hương ơi ! Sẽ có một ngày.


Viết tại San Leon sau một lần dự lễ dựng
kỳ đài tại Houston .

Phạm Đức Nhì
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Đây là những câu trả lời bài hát của Việt Khang: Anh là ai?
Bài này đối chiếu thật hay, nhưng hay nhất là tên tác giả.


ANH LÀ AI?

Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?

Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam!

Việt Khang

_________________________________

TAO LÀ AI?

Mày hỏi tao là ai?
Là đầu gấu, là bọn làm tay sai
Dám hỏi tao là ai?
Tao đánh mày cho bầm mình gãy tay
Mày hỏi tao là ai?
Tao bịt miệng-hết hỏi hết tỏ bày
Tao sẽ đày đọa mày, tao cho mày nếm đủ mùi đắng cay!

Mày hỏi tao ở đâu?
Tao là bọn rước giặc Tàu ngoại xâm
Dám hỏi tao ở đâu?
Tao đấm vỡ mặt cho hết anh-tôi

Dân tộc tao từ đâu?
Sao lại phản dân bán nước cho Tàu?
Chẳng cần gì che dấu
Tao ác với dân, thù ghét đồng bào

Tao đâu để mày yên
Tao đánh cho mày té ngã nghiêng
Dân tộc mày tao sẽ nhận chìm
Lệ thuộc Tàu hàng ngàn năm tăm tối

Mày không thể sống yên
Vì tao là thú giết hại loài người
Thì tìm ở đâu
Tình yêu quê hương, yêu dân tộc Việt nam?

Việt Cộng


Lượm trên net
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Một Học Giả Mỹ Xuất Bản Sách: VNCH Thiện Chiến, Lẽ Ra Thắng;
Người làm cuộc chiến thảm bại là Tướng Westmoreland


Tiến Sĩ Sorley:
(04/27/2012) (Xem: 1125)

Một học giả Hoa Kỳ vừa xuất bản một cuốn sách khảo cứu về Cuộc Chiến VN, và kết luận rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không được truyền thông Mỹ đánh giá đúng mức bất kể những chiến thắng của đội quân này trong các điều kiện bất lợi về vũ khí và quân viện.

Đặc biệt, Tiến Sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War”mới xuất bản, đã quy lỗi phần lớn cho Đại Tướng Westmoreland, Chỉ huy trưởng MACV, Cơ Quan Viện Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, người mà ông gọi là “Ông Tướng đã để mất Việt Nam”.

Bài tường thuật của phóng viên Hoài Hương trên đài VOA hôm Thứ Năm 26-4-2012 đặt tựa đề là “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc tranh cãi vô tận,” trong khi gọi đó là “cách nhìn khác biệt của Tiến sĩ Sorley về cuộc chiến này và về thành tích của quân đội Việt nam Cộng hòa” và nói rằng Tiến sĩ Sorley sẽ trình bày chi tiết về cuộc nghiên cứu của ông vào ngày thứ Hai 30 tháng Tư tại Williamsburg, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ để đánh dấu 37 năm từ khi Sàigòn sụp đổ.

Bài viết giới thiệu tác giả Sorley là:

“Tốt nghiệp trường Võ Bị West Point của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lewis Sorley là một cựu chiến binh Mỹ và là tác giả một số quyển tiểu sử đoạt giải thưởng về các tướng lãnh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Một quyển sách của ông xuất bản năm 1999 mang tựa đề “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.

Nội dung của sách đề cập tới những thắng lợi quân sự trong chiến tranh Việt Nam mà theo ông, không được đánh giá đúng mức, và bi kịch trong những năm cuối Mỹ còn hiện diện ở Việt Nam. Cuốn sách này vẫn được coi là “sách gối đầu giường” của nhiều chuyên gia chống nổi dậy và trong giới sĩ quan quân đội Mỹ tham chiến tại Afghanistan, kể cả Đại Tướng David Petraeus.

Cuốn “A Better War” tập trung vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân 1968, một giai đoạn mà theo tác giả chỉ được nhắc tới qua loa, không được đa số sách sử chú ý.”

Đặc biệt, đài VOA ghi nhận, rằng khi xuất bản tiểu sử Tướng Westmoreland hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Sorley liệt kê 10 lý do vì sao theo ông, Tướng Westmoreland đã để mất Việt nam Cộng hòa. Danh sách 10 lý do, theo thứ tự từ 10 tới 1, được đăng trên trang blog của Thomas Ricks trên Tạp Chí Chính sách Đối Ngoại. Ông Ricks là một ký giả kỳ cựu từng cộng tác với các báo có uy tín nhất của Mỹ, và là tác giả của nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam.

VOA ghi tóm tắt về 10 lý do đó như sau:

“Lý do thứ 10. Tướng Westmoreland không có quá trình đào tạo và kinh nghiệm thích hợp để thấu đáo chiến tranh Việt Nam và đề ra một hướng tiếp cận để tiến hành cuộc chiến.

Thứ 9. Các phụ tá cấp cao của ông phần lớn đều có quá trình tương tự, cho nên không có những quan điểm khác biệt và kinh nghiệm đa dạng để có thể tranh luận hoặc đánh giá đường lối hành động của ông.

Thứ 8. Tướng Westmoreland không chú ý tới những khác biệt quan điểm về cách tiến hành cuộc chiến, và thường gạt sang một bên những ý kiến khác biệt.

Thứ 7. Ông tin rằng ông có thể dành lấy trách nhiệm cho cuộc chiến từ tay Việt nam Cộng hòa, mang về thắng lợi để cuối cùng giao đất nước lại cho chế độ miền Nam, rồi ông sẽ về nước trong vinh quang. Nhưng kịch bản đó không xảy ra.

Thứ 6. Tướng Westmoreland không giao vũ khí tối tân, chẳng hạn như súng M-16 cho quân đội Việt nam Cộng hòa, mà thay vào đó dành ưu tiên cho Mỹ và các đồng minh khác. Binh sĩ Việt nam Cộng hòa phải sử dụng các thiết bị quân sự phế thải từ thời Đệ nhị Thế chiến trong khi quân đội miền Bắc được trang bị AK-47 và các thiết bị hiện đại khác.

Thứ 5. Ông không chia sẻ với các giới chức dân sự cấp cao những dữ kiện chính xác về sức mạnh và thành phần lực lượng địch.

Thứ 4. Chiến tranh tiêu hao và chiến thuật “lùng và diệt” của Tướng Westmoreland, cũng như cách đánh giá thắng lợi bằng xác địch, không giúp ông dành được ưu thế trong các làng mạc của miền Nam, nơi cộng sản Bắc Việt hoạt động mạnh.

Thứ 3. Ông đánh giá quá thấp sự kiên trì của kẻ thù, ông tin rằng nếu tập trung gây tổn thất cho quân đội miền Bắc, cuối cùng họ sẽ nản chí và ngưng các hành động gây chiến với miền Nam.

Thứ 2. Ông đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của dân chúng Mỹ cũng như mức độ họ chấp nhận tổn thất nhân mạng vì chiến tranh. Tác giả đơn cử một ví dụ, khi Thượng nghị sĩ Hollings đại diện South Carolina, bang nhà của ông đến thăm Việt Nam, Tướng Westmoreland khoe “Chúng ta tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi 1.” Thượng nghị sĩ Hollings trả lời: “Dân chúng Mỹ không quan tâm tới 10 quân thù bị ta tiêu diệt. Họ quan tâm tới 1 người Mỹ bị địch giết.” Tác giả Sorley nói Tướng Westmoreland không hiểu thâm ý của Thượng nghị sĩ Hollings.

1. Và lý do thứ nhất vì sao Tướng Westmoreland để mất Việt nam Cộng hòa, theo Tiến sĩ Sorley, là với hướng tiếp cận ấy, Tướng Westmoreland đã phung phí và đánh mất sự hậu thuẫn của phần lớn dân chúng, Quốc hội Mỹ và của giới truyền thông.

Đó là ý kiến cá nhân của tác giả Sorley, quy trách cho Tướng Westmoreland về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975.”

VOA cũng ghi rằng, Tiến sĩ Sorley lập luận rằng khi các binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Việt Nam hồi cuối tháng Ba năm 1973, miền Nam đã có một hệ thống chính phủ và quân đội có khả năng tồn tại lâu dài, với điều kiện là Hoa Kỳ phải tôn trọng lời hứa sẽ hỗ trợ Sàigòn nếu xảy ra những hành động gây hấn mới từ miền Bắc.

Theo Tiến sĩ Sorley thì ngay trước đó vào năm 1972,Việt nam Cộng hòa đã vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.

Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đã thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đã ra đi, không đóng vai trò nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”

VOA cũng ghi thêm: “Tiến sĩ Sorley kết luận rằng số phận của chế độ miền Nam đã được định đoạt ngay từ quan điểm lệch lạc và lối lãnh đạo của Đại tướng Westmoreland, và tình hình không thể nào lật ngược lại được vì Hoa Kỳ không giữ những cam kết đã hứa với Nam Việt Nam...”

Tiến sĩ Sorley sẽ trao đổi kết quả công trình nghiên cứu của ông tại Thư viện thành phố Williamsburg, bang Virginia, hôm Thứ hai, 30 Tháng Tư sắp tới. Buổi nói chuyện miễn phí và không cần vé. Muốn biết thêm chi tiết, quý vị có thể truy cập địa chỉ wrl.org để biết thêm thông tin.

Toàn văn bài tường thuật có thể đọc ở: www.voanews.com/vietnamese/news.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Mấy Mươi Năm Nhìn Lại

Post by uncle_vinh »

Hiệp Định Genève: Tuổi Trẻ Việt Nam cần một sự thật
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

“...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (tư liệu CCRĐ của CSVN) đồng bào vô tội...”.

Image

Hiệp Định Genève 1954 - Như vết thương thầm lặng, mãi vẫn “mưng mủ” chưa bao giờ lành trong tâm thức người dân Việt, cứ mỗi trung tuần tháng 7 hàng năm (20/7) như trái gió trở trời lại làm nhói đau trái tim nhiều chục triệu đồng bào chúng ta trong một câu hỏi: Tại sao Đông Nam Á hàng chục quốc gia chỉ duy nhất Việt Nam là phải có Hiệp Định chia đôi đất nước gây ra đẫm máu và nước mắt ấy và nếu không có cái hiệp định đó thì quốc gia chúng ta sẽ như thế nào? câu hỏi này trăn trở trong tư duy những công dân trẻ từ 19 đến 29 tuổi (sinh sau 1975) chiếm 1/3 dân số hiện nay mà vì lý do “nhạy cảm” của chế độ CS khá nhiều bạn trẻ trong số này chưa có điều kiện tiếp cận Iternet hay bị nhồi nhét khẩu hiệu tuyên truyền duy nhất “Đảng ta anh hùng giải phóng dân tộc” nên đôi khi chưa đối diện với chân lý, bản chất của sự thật.

Có hàng ngàn tư liệu, nhiều nguồn, nhiều khuynh hướng khách và chủ quan tỉ mỉ khác nhau trong góc nhìn về Hiệp Định Genève 1954 nhưng tựu trung nổi bật lên dễ nhận diện ra nhất đó là:

“...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam thì không bao giờ có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước”. Dù hiện nay thứ chủ nghĩa CS ngoại lai không dị ứng với “máu” người này đã sụp đổ, nhân loại nguyền rủa, nhưng di luỵ trầm luân của nó vẫn còn đeo đẳng dân tộc VN đến tận ngày nay, nỗi thống khổ vẫn chưa chưa dứt được.

Đây là sự khẳng định tuyệt đối thách thức mọi sự phản bác, bởi nó chứng minh từ tư liệu lưu trữ tàng thư trong văn khố Nga, Trung, Pháp, Nhật và Hoa Kỳ với nhân chứng vật chứng cùng thời điểm từ quá khứ tại Việt Nam còn tồn tại để không có chất “cường toan” nào tẩy xoá nỗi một sự thật, mà CSVN cứ cố tình trắng trợn bịp bợm lừa gạt nhân dân mình.

Mới đây, ngày 4/7/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương CSVN đã ban hành Hướng dẫn số 128-HD/BTGTW tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (20/7/1954-20/7/2014)

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU (của Ban Tuyên giáo Trung ương CSVN)

“… Giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao… Qua việc đảng CSVN với Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết Ngày 20 tháng 7 năm 1954 (!??) (*)

Chỉ có bản chất lưu manh bịp bợm vì vinh hoa phú quí quyền lợi con cháu cá nhân đảng phái bầy đàn mới vô liêm sỉ nói khác hơn một sự thật từ khách quan của lịch sử? Những dữ kiện sự thật mà ai cũng biết trừ Chế độ CSVN là không muốn mọi đảng viên và nhân dân công khai mổ xẻ để biết tường tận.

Chúng ta thử nghiệm suy xem “thắng lợi vĩ đại” đó nó như thế nào??

Khi châu Âu, giữa đệ nhị thế chiến, đế quốc thực dân Pháp bị đoàn quân phát xít Đức xâm lược đánh bại chiếm đóng, kéo theo thực dân Pháp phải mất quyền kiểm soát tại Đông Dương (Việt Miên Lào) và quyền này rơi vào tay quân Nhật, năm 1941.

Ngày 9/3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông dương. Đại sứ Nhật ở Đông Dương là Matsumoto Shunichi giao trách nhiệm cho đại diện Pháp là Toàn quyền Đông Dương Đô đốc Jean Decoux ra tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện.

Tại kinh đô Huế, đại úy quân đội Nhật Kanebo Noburu vào yết kiến trình báo cho vua Bảo Đại biết quyền lực của thực dân Pháp đã chấm dứt trên toàn cõi Đông Dương . Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thoả thuận trao trả độc lập cho Việt Nam .

Hai ngày sau, 11 Tháng Ba năm 1945, vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố: Nước Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo. Bản tuyên ngôn đó có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính, chiếu chỉ đề ngày 27 Tháng Giêng ta năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại (nguyên văn):

“Cứ theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hoà ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được huỷ bỏ và vô hiệu hoá. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập”.

Theo đó triều đình Huế hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 (vốn áp đặt nền bảo hộ thực dân lên toàn cõi nước Việt). Tiếp theo Vua Bảo Đại ban hành Dụ số 1 ra ngày 17 tháng 3/1945 lấy khẩu hiệu "Dân Vi Quý" ( 民爲貴) làm phương châm trị quốc. Nhà sử học Trần Trọng Kim được nhà vua triệu ra Huế giao nhiệm vụ thành lập nội các mới.

Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam (không kể các triều đại phong kiến và chính phủ bảo hộ của Pháp trước đó) và ông Trần Trọng Kim trở thành thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Với nội các tập hợp được những trí thức có danh tiếng trong nhân dân lúc bấy giờ, thành phần nội các ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4/1945 trong đó các vị trí quan trọng gồm có những nhân sĩ:

Bác sĩ Trần Đình Nam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Luật sư Trịnh Đình Thảo - Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Kỹ sư Lưu Văn Lang - Bộ trưởng Công chính
Bác sĩ Hồ Tá Khanh - Bộ trưởng Bộ Kinh tế
Luật sư Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Thanh niên
Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn - Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ.

Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim

Nội các Trần Trọng Kim với thành phần là những trí thức có tên tuổi - trong số đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan An ...v.v… họ đều là những giáo sư, luật gia, nhà báo, khoa bảng, thực tài tốt nghiệp trong và ngoài nước hiếm có lúc bấy giờ (mà những người CSVN không có hay so sánh được ) - (Nhà sử học, giáo sư Đinh Xuân Lâm) (wikipedia)

(Chúng ta củng cần lưu ý) Bước đầu tiên của Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo trong tân chính phủ Hoàng Gia Việt Nam lúc bấy giờ là ra lệnh trả tự do cho hàng ngàn tù nhân chính trị bị Pháp giam giữ bao gồm tất cả đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương và các đảng phái khác).

(Xem thả tù chính trị) trong: (vi.wikipedia.org/wiki/Đế_quốc_Việt_Nam)

Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau của chính sách nhân bản quang minh chính đại cho một Việt Nam đoàn kết vì Độc Lập của tân CP Trần Trọng Kim đổi lại là: Hành vi như phường “cướp cạn” của tay chân ông Hồ Chí Minh qua lời kể của nhạc sĩ Tô Hải (người tham dự mít tinh) - năm nay gần 90 tuổi- tường thuật lại được viết trong trang Blog của ông, nhân dịp nhớ lại ngày 19 tháng tám của hơn 60 năm trước. Cho đến nay, ngày này vẫn được sách vở chính thống tuyên giáo CSVN gọi là ngày tổng khởi nghĩa thành công, cướp chính quyền từ tay Pháp, hay từ tay Pháp và Nhật, hoặc từ chính phủ Trần Trọng Kim. !??. Đây các bạn trẻ Việt nam hãy xem một trong những “thắng lợi vĩ đại của đảng ta”:

“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ mới Trần Trọng Kim của Việt Nam. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly (cờ vàng 3 sọc đỏ) treo trang trọng trên toà nhà bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, (tay chân của ông Hồ Chí Minh) cướp diễn đàn để diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xoá bỏ gông xiềng”

Hình bìa báo LIFE của Pháp- Khởi đầu Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức Hà Nội chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim tại Hà Nội (cờ vàng 3 sọc đỏ treo trang trọng trước tiền sảnh)

Một lúc sau tay chân CS của ông HCM cướp diễn đàn giật cờ 3 sọc xuống trương lên cờ đỏ sao vàng giữa buổi mít tinh.

Họ - CSVN- lừa người dân nghèo khó thiếu thông tin thế giới quan - Nhưng giới trí thức người có học thì biết rất rõ rằng Nhật đã đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật lại đã đầu hàng Mỹ và Đồng Minh từ đầu tháng 8 cùng năm, thì cách nói “cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật” là bịp bợm vì lẽ tại các thời điểm ấy thực dân Pháp và phát xít Nhật có còn đâu chính quyền thuộc địa để mà cướp? Vậy chỉ có thể nói là “cướp chính quyền Trần Trọng Kim” mà thôi.

Napoleon từng nói: Lịch Sử thường được viết lại bởi những kẻ thắng trận.

(“ History was written by victors” )

Đúng là như vậy, sau khi cướp chính quyền non trẻ Trần Trọng Kim của Việt Nam đang trền đà thành công giành lại Độc Lập, thì Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN chữa thẹn bằng cách nói với nhân dân: “Cướp chính quyền Trần Trọng Kim tay sai, chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật” – Nhưng một lần nữa sự thật và lịch sử không đứng về phía họ, bởi vì trước đó 2 ngày, ngày 15 tháng 8 Nhật hoàng Hirohito đã đọc bài diễn văn trên đài phát thanh quốc gia tuyên bố Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Bài diễn văn được phát đi trên khắp lãnh thổ Đế quốc Nhật Bản. Ngày 28 tháng 8, chỉ huy Tối cao Lực lượng Đồng Minh bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản. Nghi lễ đầu hàng đã được thực hiện trên chiến hạm USS Missouri của Hải quân Hoa Kỳ.(**)

Ngoại trưởng Nhật Bản Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng Mỹ và Đồng minh trên chiến hạm USS Missouri.

Thật là buồn cười cho một tư duy ấu trĩ bịp bợm không biết xấu hổ là gì cho đến tận ngày nay họ, CSVN, vẫn là não trạng “đầu tôm” với lập luận ngu xuẩn biện minh cho hành vi cướp Chính Phủ non trẻ của quốc gia Việt Nam là họ: “Cướp chính quyền tay sai Trần Trọng Kim, chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật”. Có phi lý không? Làm tay sai cho một Nhật Bản thảm bại, đầu hàng vô điều kiện bị tước khí giới, không còn Chính Phủ, giao toàn bộ đất nước cho quân Mỹ chiếm đóng !?.

Tóm lại, khái quát cục diện toàn cảnh, Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á, mọi chế độ thực dân tất yếu đã đến ngày cáo chung không có bất cứ lý do nào sống lại để chúng ta nghiệm suy ra rằng, từ năm 1945 nếu không có Hồ Chí Minh ăn phải “bả” CS khát máu, du nhập một thứ chủ nghĩa tàn bạo, cướp chính quyền, áp đặt lên đầu dân tộc Việt Nam một chủ nghĩa ngoại lai, thì ít nhất, nếu nhân dân còn suy tôn hướng về một Gia Long Nguyễn Ánh thì chúng ta đã có một “Cộng Hoà thống nhất Hoàng Gia Việt Nam” như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Campuchia hay văn minh dân chủ như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã hoàn thiện hội nhập cất cánh với quốc hiệu đa nguyên: Việt Nam Cộng Hoà lâu rồi.

Và nếu vậy thì dân tộc Việt Nam đã tránh được nghịch cảnh chia đôi đất nước như Hiệp Định Genève 1954 vì ý thức hệ bởi chủ nghĩa CS – Một thứ chủ nghĩa đã làm dân tộc trải xương máu suốt 2/3 thế kỷ nhưng đến nay chủ nghĩa ấy nó như ánh tà dương le lói cuối ngày trên toàn thế giới nhưng Tuyên Giáo CSVN thì chỉ thị ra sức tuyên truyền “cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam”-

Thật là cách mạng “vĩ đại” khi 190 quốc gia trên thế giới chỉ còn sót lại 4 nước CS lẽ loi trong đó CH/XHCN/CSVN là một!?? và là quốc gia có số dân nghèo nhiều nhất Khối ASEAN sau Campuchia? Nhưng tham nhũng thì nằm top hàng đầu trong danh sách của tổ chức “minh bạch thế giới” !??


Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Post Reply