Sổ Tay Thường Dân

Post Reply
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by Do Huynh Ho »

21-10-2009 -- Văn Học

Chắc Má Tao Mừng Lắm...

Võ Đại Tôn (Indonesia-Singapore)

Chiều trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển từ xa thổi vào lành lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng chung một tâm nguyện, âm thầm thắp nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ bia đã bị đập phá, gạch đá nằm lăn lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đã phai mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi. Trên bục đá cao còn sót lại một cột cổng bằng xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn trắng đã thành rong rêu loang lổ, ai đã sơn thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới, thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ người. Trông thật ảm đạm, đìu hiu, tôi nghĩ đến những dòng nước mắt màu đen của Dân Tộc hôm qua và hôm nay. Tôi cúi đầu khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô danh, và tôi đang khóc trong lòng. Vì tuổi già leo dốc cao, và vì quá xúc động trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ này, tôi chợt cảm thấy mình ngộp thở, vội trao lại bó nhang đang bùng khói cho người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua. “Anh cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một mộ bia đã bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của cả một trời quê hương, bên kia bờ biển Đông, và nghĩ đến những người đã chết bên này đại dương.

Dưới chân nghĩa trang, dọc theo con đường mòn, có một khu rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng tiếng Anh : “Body Tree”. Trong lùm cây, có một cây đa già buông nhánh và rễ xuống tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa là khu cây bồ đề. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn, đã từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe là có ba cô gái trên đường vượt biển đã bị hải tặc hãm hiếp, khi đến được trại tỵ nạn trên đảo đã quá tủi nhục và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa vào ban đêm. Trong ba người, có hai chị em ruột tuổi còn nhỏ. Đồng bào tỵ nạn trên đảo đã lập miếu thờ và dân làng địa phương cho đến nay vẫn còn gìn giữ nơi này, tin tưởng là chốn linh thiêng. Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”, có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ không có nghĩa là cây bồ đề. Tôi lặng người, đứng nhìn khu miếu hoang vu này, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam, vào lứa tuổi con-em của tôi, đã theo gia đình vượt biển tìm Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt ngã. Không biết thân nhân của những người con gái đau thương này, đã được định cư tại một nơi nào đó trên thế giới tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén nhang cầu nguyện ? Anh em trong Văn Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những cái chết tận cùng khổ nhục này của các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng. Tôi lại nhìn ra biển khơi và thấy hiện ra căn nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đã thấy hình đăng trên báo chí hải ngoại mới đây. Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang, và cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang chiều nay, là nghịch cảnh có thực trong cõi đời này. Nghịch cảnh giữa những người con gái Việt Nam, đang sống và đã chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch cảnh giữa lòng Dân Tộc. Những người nào còn chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu còn lương tri, sẽ tự tìm ra câu trả lời vì sao ? Trong thời đại này, theo thời gian và theo vị kỷ của con người, có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Ngồi trên xe rời xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt Batam, tôi nghĩ thêm được những câu kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về linh hồn những người đã chết với những nấm mô điêu tàn :

Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi !
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn - Hồn mãi sống thiên thu !

Năm 2005, Hà Nội đã làm áp lực với các chính phủ Mã Lai và Nam Dương để đập phá các tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân đã chết trên biển Đông, và bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tích, xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo ! Bạo lực và hận thù của một chế độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ, nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ không còn thấy những di tích tang thương này của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những bia mộ hoang tàn còn sót lại này, rồi đây “Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có còn không ? Tôi nhìn lên trời cao, gió chiều thổi đám mây trắng bay về cõi mênh mông vô định. Lòng tôi đang quấn khăn tang như màu mây trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc của tôi, vong linh những thuyền nhân đã chết, và hình ảnh các cô gái Việt Nam treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một trang sử màu đen loang lổ những vệt máu khô.

Chiều nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại Indonesia, chúng tôi đi phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy bay “hồi hương” ! Không phải bị “cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân trên các đảo trước đây. Vì anh em chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi phí, và đây không phải là chuyến đi du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải tìm nhà trọ tại một khu xa thành phố để tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ, đa số là dân lao động tứ xứ với đủ sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, luôn cả du khách ba-lô từ các nước phương Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau thì tấp nập dòng người chen chân qua các khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề đường, không còn một chỗ ngồi. Các quán ăn rộn rịp, om sòm đủ mọi thứ tiếng. Xe cộ dập dìu, mạnh ai nấy băng qua đường, xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang thang bách bộ đi qua các con hẻm để quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc dĩa, quay số... không thấy bóng một cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15. Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có cô thì ngại ngùng nép mình bên vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười chập chờn qua ánh đèn màu lòe loẹt. Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go – Me good !”. Linh cảm cho tôi biết đa số là những cô gái Việt Nam. Lòng tôi se thắt lại. Đây là khu ăn chơi bình dân, giang hồ tứ chiếng, và tôi chợt nhìn thấy nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng tối rình rập, canh chừng các cô gái. Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến thì thầm gì đó, móc túi đưa tiền cho các gã, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ trong khu vực. Tại nơi chúng tôi tạm trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la Singapore 1 giờ thuê phòng. Các cô gái trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu thang, có cô thản nhiên, có cô rụt rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt là sầu riêng thơm lừng, trước cửa một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt : “Kỳ này tao gửi về được 50 đô."Chắc má tao mừng lắm !”. Cô kia thở dài : “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”.Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay : “You go – Me good” ! – Tôi ngòi xuống bàn và nói nhỏ : “Tôi là người Việt mà. Mời hai cô ăn uống gì với tôi cho vui”. Cả hai cô đều nhìn tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ, bằng tiếng Việt : “Bác ở đây hay là người nước ngoài tới chơi ? Bác “đi” không ? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được, “xâu” luôn nha !”. Tôi mĩm cười : “Hai cô ăn uống gì không, tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai đi rồi”. Tôi gọi ba tô mì và nước dừa tươi. Sau một vài phút thì thầm gợi chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già” không có tình ý gì xấu, hai cô bắt đầu cởi mở hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng là cháu, và vừa nói chuyện vừa nhìn quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này lâu năm thì trường đời đã dạy thêm chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để làm động lòng khách, nhưng riêng với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn còn chất đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu vào đời sống riêng tư và đường dây chuyển người. Tôi được biết : - Hai cô gái này đều 18 tuổi, quê ở Vỉnh Long, sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ đi phà qua quận Batam ở Nam Dương rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy được một tháng như là khách du lịch, nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được biết thêm là tại khu vực này đa số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du lịch hoặc xin học nghề, có người bảo lãnh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi mấy gã thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán. Không được ngồi chơi với khách, phải dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê phòng, hoặc qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói chuyện lâu thì phải trả tiền như là “bao trọn”, với sự đồng ý của mấy gã “đầu gấu”, cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo cáo” với má-mì. Phần đông các cô đều là gái miền quê, muốn đi tìm chồng ở Singapore hoặc được cam kết cho đi học nghề, nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi khách”. Trước khi đi phải đóng tiền thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và mỗi tháng phải đóng tại đây 700 tiền đô la Sin. Còn lại bao nhiêu thì được tiêu xài hoặc gửi về gia đình. Trung bình mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi tháng nếu đắt khách, nhưng những cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già, không ai gọi đi. Càng trẻ càng có giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới 15 tuổi cũng đi “học nghề” và được khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở Singapore có một khu riêng chỉ toàn gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh thoảng gợi thêm chuyện để tìm hiểu. Các cô được đưa qua đây, 10 cô ở chung một phòng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đình ở quê nhà chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để gửi con gái mình đi học nghề ở nước ngoài. Đang ngồi nói chuyện, có má-mì cũng người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi” không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-mì giục hai cô ra xe taxi chờ sẵn vì có khách bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là tiền “tiếp khách chay”. Hai cô chào tôi rồi chạy ra xe, taxi lách qua dòng người mất hút vào đám đông.

Tôi thẩn thờ quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt thấy mình lạc lõng bơ vơ. Tôi nghe nói là Singapore gần đây đã nới lỏng việc phục vụ khách du lịch về mọi phương diện, kể cả mại dâm trá hình, để tăng trưởng kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma túy thì kiểm soát rất gắt gao, vẫn còn thực thi án tử hình. Ở Singapore hiện nay, tìm được một người vợ vừa ý và làm đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông không thể thực hiện được. Các cô gái Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện tượng buôn người ra nước ngoài như hiện nay.

Tôi bước đi giữa dòng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo nàn, hổn tạp, mà lòng tôi xốn xang. Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ cùng chung dòng máu phải tìm mọi cách qua xứ người để bán thân nuôi mình và gia đình, và luôn cả thương mình đang lưu vong. Hình ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của cô con gái thủ tướng việt cộng tai bờ biển Nha Trang, hình ảnh “Miếu Ba Cô” trên đảo Galang, hình ảnh chiếc xe taxi chở hai cô gái Vỉnh Long bằng tuổi con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày vò trong vòng tay ai... đang âm thầm bước theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành trình còn lại trong đời. Và câu nói của cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin "Chắc má tao mừng lắm !” , mãi còn văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi dưới chế độ cộng sản thực sự là một khổ nạn đến tận cùng !. Mong rằng hai chữ “lương tâm” của con người sẽ không còn nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Võ Đại Tôn
Chiều Geylang, Singapore.
16.10/2009.


Xin phép Ông Võ đại Tôn để được đăng bài của ông nơi đây. Bài viết tuy đã cũ, nhưng vẫn còn giá trị đến khi nào chế độ mafia đỏ tại Việt Nam sụp đổ .
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by dhth »

Nghèo, nhưng dân Việt xài tiền như nước
HÀ NỘI (SGTT) - Việt Nam là quốc gia dẫn đầu tốc độ chi xài trong số 24 quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo kết quả khảo sát của Tổ Chức MasterCard World Wide công bố đầu năm nay.

Coi “ăn chơi giải trí” là mục tiêu hàng đầu, người Việt Nam chiếm 86% trong tổng số 10,000 người được khảo sát trong khi Nam Hàn chiếm 78%, Hong Kong 75%.

Cũng mới đây, thống đốc ngân hàng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Giàu xác nhận đã tung ra thị trường một lượng thanh khoản lên tới 132,000 tỉ đồng, nhiều chưa từng có trong lịch sử, nội trong tháng 1 năm 2011. Khối tiền mặt này được sử dụng cho hoạt động mừng tết Âm lịch Tân Mão, đã đẩy cao tỉ lệ lạm phát, đẩy giá vàng và ngoại tệ tăng vọt.
Image
Ði xe hơi đắt tiền, mốt thời thượng của thanh niên Hà Nội. (Hình: Bee.Net)
Kết quả một số cuộc khảo sát khác cũng nói rằng một thiểu số 20% người Việt giàu nhất nước có mức chi tiêu 43.3% của cả nước. Cách nay 5 năm, một cuộc khảo sát được thực hiện cho thấy mức tiêu xài trung bình của một gia đình trung lưu ở Sài Gòn nhiều gấp 7 lần số lợi tức của họ.

Ðiều đó cũng có nghĩa là họ phải kiếm tiền xài bù đắp sự thiếu hụt bằng các khoản “ngoại viện” hoặc của tham nhũng. Không thể chối cãi gì nữa, muốn có tiền tiêu xài vung tay - vượt quá lợi tức của mình, cán bộ Việt Nam trong nước phải tham nhũng, hối lộ.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, năm 2010, trị giá hàng hóa nhập cảng của Việt Nam lên tới 53 tỉ Mỹ kim, đứng hàng thứ tư thế giới, sau Ấn Ðộ, Nga và Trung Quốc; tăng 20% so với năm trước. Phần lớn hàng nhập cảng là hàng tiêu thụ, cung cấp cho nhu cầu ăn ở, đi lại chứ không phục vụ cho sản xuất.

Tình trạng chi xài vung tay của giới nhà giàu trong nước khiến nhiều người phải thốt lên: “Người Việt trong nước đang học đòi theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.”
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by Do Huynh Ho »

Đừng Tránh Xa Chính Trị
(03/13/2011)
Tác giả : Iris Vinh Hayes, Ph.D.



Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học theo 3 cái tượng kia kìa, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” . . . vân vân. Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể tóm gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị.

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá lâu trong bóng tối. Những khuyên răn của họ không phải là không có lý. Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những người đã bị dìm quá lâu trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân? Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính mình, đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh. Trong môi trường như vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành, làm sao mà chính trị không dơ bẩn, làm sao mà người hiền không bị bóp chết.

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác, có một điều chắc chắn là CHÍNH TÔI ĐÃ DUNG DƯỠNG NHỮNG THỨ XẤU ÁC ĐÓ;
CHÍNH TÔI ĐÃ ĐỂ CHO BÓNG TỐI PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC; CHÍNH TÔI ĐÃ TIẾP TAY CHO NẾP SỐNG VONG THÂN. Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc. Chính là tôi, một thành viên của xã hội. Chính là tôi, một tác nhân của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy? Rất đơn giản. Tại vì là:

KHI IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP ĐỒNG LÕA. KHI CAM CHỊU CUỐI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP KHUYẾN KHÍCH. KHI TRÁNH XA CHỖ DIỄN RA NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP MỞ RỘNG.

Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt, trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt, khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở???

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa???

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật
pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo máu mỡ của bá tánh, không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ thuộc địa???

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất nước rồi. Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành động cụ thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng cách im lặng, cuối đầu và lánh xa. Phải, tôi không ngại lập lại một lần nữa, “im lặng, cuối đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của những người chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính trị.” Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách nhiệm này. Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ đầy răn đe này. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn. Tôi thực sự ưu phiền và lo lắng. Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được hét to để mọi người, mọi thế hệ --trước kia, ngay bây giờ và mai sau-- và mọi giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản: KHÔNG CÓ MỘT CÔNG DÂN NÀO SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH CÓ THỂ TRỐN LÁNH THAM GIA CHÍNH TRỊ, CHỈ CÓ SỰ CHỌN LỰA THAM GIA CHÍNH TRỊ BẰNG THÁI ĐỘ NÀO MÀ THÔI.

Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.” Cũng đừng để cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm như họ.

Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn. Khi mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì GIỚI HẠN CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN và nói cho ĐCSVN biết rằng DÂN LÀ CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY chứ không phải họ. Hãy tham gia với quyết tâm “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC” nhưng KHÔNG ĐỂ BỊ Ô NHIỄM BỞI HẬN THÙ. Hãy tham gia với MỘT TÌNH THƯƠNG LỚN và CHO MỘT ƯỚC MƠ LỚN.

Con đường mà chúng ta cùng đi để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng. Trên con đường đó, chúng ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực; tuyệt đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai lầm lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể
để sự sợ hải biến chúng ta thành lũ người xấu ác mà chính chúng ta đang lên án họ. Những cái không thể này không phải là những ý nghĩ “lãng mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết định xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực kiến tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài.

Như tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN: Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an ninh hơn.

Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng. Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản kháng bất bạo động. Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân
chủ tự do. Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể hiện qua sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ tàn nhẫn với dân đen, chúng ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ chà đạp sĩ phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng nói đối lập. Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắc son với tiền nhân giữ nước và dựng nước.

Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự thật. Họ có ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát, quân đội và CNV của bộ máy hành chánh. Họ có được ngọn roi của kẻ cầm quyền, chúng ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân loại trên thế giới. Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng tối lên đất nước, chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống như con người” chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp. Họ chỉ có một kết quả duy nhất là phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có một chọn lựa đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui phục trước sức mạnh của dân. Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc chắn sẽ có 1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý nguyện của dân thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng: MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC SỐNG NHƯ MỘT CON NGƯỜI.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị - xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời) anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: "tôi yêu đất nước này, và cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ tôi không có lý tưởng như anh", tôi trả lời: "không, đó không phải là lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất", và anh ấy đồng ý.”

Xin đừng tránh xa chính trị!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Thái độ & chế độ


Image
Nụ cười. Ảnh On the net

Bữa trước, tôi nghe ông Nguyễn Hưng Quốc cằn nhằn:

“Chỉ duy có một điểm chung nhất, ở tất cả các phi truờng tại Việt Nam, từ quốc tế đến quốc nội: đó là gương mặt lạnh lùng, vô cảm của các nhân viên hải quan. Đặt chân đến các nuớc khác qua ngả hàng không, điều chúng ta bắt gặp đầu tiên có thể là một nụ cuời. Ở Việt Nam thì không. Tuyệt đối không. Gương mặt nào cũng lạnh tanh. Ánh mắt nào cũng lạnh tanh. Không khí chung quanh lạnh tanh.”

Qua bữa sau, ông Nguyễn Văn Tuấn cũng càm ràm (y chang) như vậy:

“Phong cách phục vụ của tiếp viên, của cơ trưởng, và vệ sinh trên máy bay có lẽ nói lên một thực tế rằng Vietnam Airlines còn kém rất xa so vói các hãng hàng không nước láng giềng…”

“Nhìn qua cách họ đưa cái khăn, đến cách nói, hành khách cũng có thể cảm nhận rằng những người tiếp viên này không yêu nghề, hoặc yêu nghề mà không nói đuợc tiếng Việt (chứ chưa nói đến tiếng Anh). Họ làm một cách miễn cưỡng, làm cho có làm. Và, chả bao giờ thấy nàng cuời.”

Lần cuối, tôi có dịp đi máy bay – ở đất nước mình – vào cuối năm 1974, trên một chiếc DC-6, cất cánh từ Tân Sơn Nhất. Hôm đó, cận Giáng Sinh – trời nhiều gió – lao đao mãi chiếc máy bay 4 cánh quạt mới đáp xuống được phi trường Liên Khương, Đà Lạt.

Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh của những bụi quỳ vàng man dại bên phi đạo, và mấy tà áo xanh quấn quýt trong gió lộng của mấy cô tiếp viên nhỏ nhắn, dưới cánh bay. Họ đứng tiễn khách với nét mặt hơi mỏi mệt nhưng vẫn giữ được nụ cười tươi tắn.

Rồi đời, chẳng may, phải lâm vào cảnh phải tha phương cầu thực. Tôi phiêu bạt trên nhiều chuyến bay khác, qua vô số những phi trường khác, ở khắp mọi nơi nhưng nơi đâu cũng cảm thấy là mình (hơi) lạc lõng. Tôi vẫn cứ thương hoài nụ cười xinh tươi của những cô hôtess de l’air Việt Nam, giữa núi đồi Tây Nguyên, vào buổi chiều hôm đó.

Từ buổi chiều đã xa lắc xa lơ đó, cho tới chiều nay – tính rẻ ra – cũng cỡ bốn mươi năm. Biết bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mắt, nước mưa… đã (ào ạt) chẩy qua cầu, và qua cống. Thời gian qua, điều gì đã biến cảnh phi trường ở đất nước tôi thành những nơi chỉ có ánh mắt và khuôn mặt “lạnh tanh” như thế?

Và nụ cười của người dân Việt, theo tường thuật của ký giả Quảng Hạnh (Phụ Nữ Today, 07/03/ 2011) đã trở nên hiếm hoi ở khắp mọi nơi:

“Các chuyên gia kinh tế dạy, DN muốn thành công, nụ cười phải được lập trình sẵn trong mọi công đoạn, từ tiếp thị, bán hàng, đến hậu mãi. Và để có nụ cười ấy, thiện ý tôn trọng khách hàng phải xuất phát từ trái tim, trở thành nguyên tắc sống còn trong kinh doanh.”

“Người Trung Hoa thì đúc kết:’Người nào không biết mỉm cười, chớ nên mở tiệm’. Còn Hải quan Malaysia, luôn gắn trên ve áo khẩu hiệu ‘Phục vụ khách với nụ cười’. Và Kuala Lumpur đón tới 25 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.”

“Nụ cười là phong cách kinh doanh của những doanh nhân giỏi, những thương hiệu lớn. Buồn nỗi bán – mua ở Việt Nam, sao hiếm thấy nụ cười…”

Nỗi buồn này, ở Việt Nam, có nhiều nguyên đặc thù nhưng dường như không được mấy ai chia sẻ và thông cảm. Coi:

- Làm ăn ở một xã hội mà kinh tế quốc doanh làm chủ đạo thì nụ cười không hẳn đã cần cho “phong cách kinh doanh của những doanh nhân giỏi.”

- Ở một đất nước hoàn toàn Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc thì chuyện cười đùa e không thích hợp, rất dễ bị hiểu (lầm) là có ý xỏ xiên, hoặc mỉa mai chi đó. Tù tội như không, chớ đâu phải giỡn, mấy cha.

Tự bản chất, dân Việt (chắc) không hà tiện nụ cười đâu. Họ chỉ cười không được (hay không nổi) nữa mà thôi. Câu hỏi (thật sự) cần phải đặt ra là người Việt đã đổi tính, và thôi cười tự lúc nào cà?

Sự kiện này được nhà văn Phùng Cung ghi nhận (rất sớm) qua một nhân vật trong truyện của ông:

“Bà Khuê từ một nguời nhanh nhảu, vui tính, hiền dịu, dần dần trở nên kí cảu, có lúc nặng lời, thậm chí tục tĩu, nghĩ lại và tự thấy nguợng ngùng. Cái môi truờng sinh sống nó quan trọng thật! Nó nhẹ nhàng vần đi, vần lại, biến đổi, phân hóa, nó kiểm dấu chìm, dấu nổi giai cấp lên chỗ dễ tìm thấy, lên mặt từ già lão đến trẻ thơ!” [Phùng Cung. “Mộ Phách.” Truyện Và Thơ (Chưa Hề Xuất Bản). Văn Nghệ: California, 2003].

Truyện ngắn Mộ Phách viết về cuộc đời của một đôi vợ chồng (Kép Chản và Đào Khuê) trong giai đoạn mà người Việt bị cấm cản ca trù, phải đập đàn và chôn phách. Nhà phê bình văn học Thụy Khuê nhận xét rằng:

“Mộ Phách là tiếng khóc tiễn đưa thi ca, âm nhạc về bên kia thế giới trong một thời mà nghệ thuật đích thực bị xử lý như một phạm nhân, qua đó là sự tàn phá nền văn hoá cổ dân gian, thời Cách mạng tháng Tám.”

Tôi trộm nghĩ thêm rằng Mộ Phách không chỉ là ”tiếng khóc tiễn đưa thi ca, âm nhạc về bên kia thế giới” mà còn là tiếng cú báo hiệu sự mất mát của những nụ cười bình dị, trong đời sống bình thường, của người dân Việt.

Cùng với Chiến Dịch Bài Trừ Văn Hóa Phong Kiến là Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất. Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông Hồ Chí Minh cho biết:

“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”

Sự thực, xem ra, khác xa với lời tuyên bố “chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình” của ông Hồ. Cách “chiếu cố” của Nhà Nước và Đảng của ông đã giết chết hàng vạn lương dân và làm tan nát nông thôn miền Bắc.

Rồi tiếp theo ngay sau đó là cuộc chiến giải phóng miền Nam :

Trại lính, trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba…
Trẻ con đói, xanh như tàu lá.
Cày bừa phụ nữ đảm đang.
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng.
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ.
Buồn tất cả. Chỉ cái loa là vui!

(N.C.T)


Và sau khi cái loa hân hoan thông báo miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng thì nụ cười cũng dần biến mất ở nửa phần quê hương còn lại:

“… không biết từ lúc nào, chị quên tuốt luốt những câu đùa duyên dáng tạo niềm vui cho chồng con, chị cũng quên luôn những công việc nho nhỏ tạo niềm vui cho chính mình, dậy cho con Thành làm toán, dậy thằng Công đánh vần chẳng hạn. Mà chỉ mình chị vậy thôi sao, anh Được càng lúc càng lầm lì, đã ít nói còn sanh thêm gắt gỏng” (Võ Hoàng. Trong Lòng Cách Mạng. Nhân Văn: California, 1983).

Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Nhân văn, tập truyện Trong Lòng Cách Mạng sẽ “dẫn người đọc vào một thế giới rất Việt Nam, một Việt Nam cùng quẫn sau 1975 trong vòng cây của bạo lực, kể từ cuộc đổi đời bi thảm.”

Vấn đề không ngừng ở chỗ xã hội thiếu vắng nụ cười, hay thái độ lạnh lùng và vô cảm. Với thời gian, theo cách nói của đạo diễn Song Chi, người Việt còn bị “tàn phá về mặt tâm hồn và nhân cách”:

“Ngày càng nhiều những vụ xô xát, án mạng với tính chất ngày càng man rợ mà nguyên nhân nhiều khi chỉ vì va chạm nhau trên đường, vì nạn nhân lỡ ‘nhìn đểu’ nên bị đâm cho bõ ghét hay một câu nói, một món nợ tiền bạc rất nhỏ…Chứng tỏ sự bức xúc, tức tối xã hội bị dồn nén bên trong, không biết làm cách nào để giải quyết, gặp dịp thế là bùng phát thành tội ác.”

“Tất cả những điều này cho thấy tâm hồn con người VN nói chung không được bình yên, không thư thái, thậm chí bất mãn đối với cái xã hội mà họ đang sống. Nó cũng cho thấy đạo đức, nhân cách, những phẩm chất tốt đẹp của con người VN đang bị hủy hoại một cách đáng ngại.”

“Xây dựng lại một đất nước bị tàn phá về kinh tế đã khó, nhưng xây dựng lại một xã hội trong đó con người bị méo mó, lệch lạc,tàn phá về mặt nhân cách, tâm hồn, sẽ khó hơn rất nhiều.

Xem như thế, ngó bộ, còn rất lâu chúng ta mới có thể tìm lại được nụ cười. Và điều cần để “khôi phục” lại con người bình thường nơi dân tộc Việt không chỉ là sự thay đổi thái độ mà còn là chế độ. Cứ tiếp tục mô hình XHCN hiện nay thì sẽ Xuống Hố Cả Nút, về mọi mặt chứ không riêng gì nhân cách.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Đạo Quân Thất Trận
(08/26/2011) (Xem: 1408)
Tác giả : Tưởng Năng Tiến

Image
Qua sông đến trường. (Nguồn: Dân Trí)

Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập. (Lời Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 9 năm 1945)

Khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố như trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? Gần hai phần ba thế kỷ sau, mãi đến ngày 7 tháng 5 năm 2011, cái giá này mới được ghi rõ - trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:

“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.”

Phóng viên Vĩnh Hà và Ngọc Hà, của Tuổi Trẻ Online, ví von:

“Vào Lớp Một Như Thi Hoa Hậu. Một bà mẹ sau khi biết con mình trượt trong đợt thi tuyển vào lớp 1 ở Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội đã than: Thế là con đã gia nhập đội quân thất trận ..!”

Bà Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết:

“Do quỹ phòng có hạn, năm học này nhà trường tuyển sinh 50 cháu vào lớp 2 nhà trẻ và 150 cháu lớp mẫu giáo. Tổng số học sinh nhận mới và cũ năm học 2011-2012 là 814 cháu, dù đã vượt chỉ tiêu nhưng nhà trường cũng chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu của trẻ được đến trường.”

Cứ xem như thế thì trong cuộc chạy đua vào lớp một, năm nay, sẽ có rất nhiều các cô (hay cậu) bé tí hon thua cuộc. Các em thua không phải vì lý lịch xấu hơn, hoặc vì kém cỏi hơn chúng bạn mà chỉ vì bố mẹ mình ... ít tiền hơn! Họ không có đủ khả năng tài chính để có thể (“lo lót”) cho con được tham dự vào “nền giáo dục của một quốc gia hoàn toàn độc lập.”

Image
Hai cô bé bán rau. (Nguồn: thitruongvietnam.com)

Chuyện tuyển sinh, với giá vài ngàn Mỹ Kim (chắc) chỉ là “cơn bão trong tách nước trà Hà Nội.” Tại nhiều nơi khác, cái giá để bước vào ngưỡng cửa học đường (thường) rẻ hơn nhiều hoặc chả phải tốn đồng xu cắc bạc nào ráo trọi.

Tuy thế, nạn lạm thu lệ phí (hay còn gọi là tự nguyện hoặc móc túi) vào đầu năm học cũng đủ khiến cho nhiều vị phụ huynh (túi rỗng) đành phải để cho con “gia nhập đạo quân thất trận.” Ký giả Nguyên Minh của báo Lao Động coi đây là những “khoản thu loạn và vô lý”:

“Một phụ huynh có con vào lớp 1 Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) bức xúc phản ánh: ‘Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi được phát một tờ giấy in sẵn mẫu yêu cầu gia đình phải cam đoan không được thắc mắc đối với các khoản thu của nhà trường, trong đó có một khoản thu rất vô lý là: Đóng góp xây dựng thành phố với mức tiền 270.000đ. Tôi không hiểu vì sao một học sinh lớp 1 lại phải đóng tiền để xây dựng thành phố?’ Không chỉ có Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, Trường Tiểu học Lê Hồng Sơn (Nam Định) cũng có mục này trong các khoản thu đầu năm.”

"Hoành tráng" hơn, phụ huynh khối lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phải đóng góp tới 23 khoản thu đầu năm, trong đó có cả quỹ quản trường; quỹ chăm sóc cây; giấy kiểm tra; tu sửa cơ sở vật chất (trong và ngoài khu vực); bảo hiểm điện; quạt; vật kỷ niệm; khăn bông; hao mòn đồ dùng, khăn trải bàn + lọ hoa... “

Nói tổng quát, và nghiêm trang, theo lời giáo sư Hoàng Tụy: “Học sinh bỏ học nhiều, cơ hội được đi học đối với con em các gia đình nghèo còn khó... “

Nếu muốn biết nó khó cỡ nào thì hãy nhìn cách đến trường của trẻ con ở xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai, theo tường thuật của phóng viên Thiên Thư – báo Dân Trí:

“Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp... Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3. Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.”

Image
Mưu sinh trên rác. (Nguồn: Cand.com)

Nghèo, lẽ ra, không nên đi học. Đời sống có những nhu cầu ưu tiên sắp sẵn: ăn – học. Ăn lo chưa xong còn bầy đặt học hỏi làm chi cho nó thêm phiền. Tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – phóng viên Như Ý và Văn Long đã ghi lại được nhiều hình ảnh mưu sinh (nhọc nhằn) của những bé thơ miền núi:

“Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh THCS Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự: ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ.’ Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.”

Dù không phải là thầy bói, tôi cũng biết là trên bàn tay của các em Hồ Thị Nhơn và Hồ Thị Hiền không có đường học vấn; hoặc, lỡ có, chắc cũng ngắn thôi. Không đứa bé nào có thể tiếp tục thức dậy mãi lúc hai giờ sáng để em hến đem rau ra chợ bán, xong vội vã đến trường, rồi tan trường lại lật đật đi hái rau mò hến .... cho buổi chợ hôm sau. Sức người, kể cả người miền núi chúng tôi, có hạn thôi chớ bộ. Sớm muộn gì các em cũng phải “gia nhập đạo quân thất trận” thôi.

Hình ảnh của “đạo quân thất trận” ở miền xuôi, xem chừng, cũng không sáng sủa hơn được bao nhiêu:

“Những thân hình gầy còm đen đúa, quần áo lấm lem, tay cầm móc sắt lủng lẳng sau lưng chiếc bao tải ùn ùn kéo vào bãi Nam Sơn nhặt rác. Dù dưới cái nắng hè chói chang, nhưng chúng vẫn không nản tới đây thu gom những thứ mà người ta bỏ đi... Với giá 3.000 đồng/kg nhựa, 4.300 đồng/kg sắt, 1.000 đồng/kg bìa carton và túi nilon. Cả buổi nhặt rác, lũ trẻ cũng có thể kiếm cho mình được hai tới ba chục nghìn đồng. Nhưng để đổi lại, ngày ngày, chúng phải sống chung với rác thải và hàng nghìn thứ dịch bệnh trên những đống rác như thế. Hơn nữa, việc học hành bị bỏ bê. Hầu hết không có đứa trẻ nào học cao hơn lớp 9. Những đứa trẻ nơi bãi rác này, nhìn đứa nào cũng mặt mày đen đúa, cáu bẩn và hôi hám vì cả ngày dầm mình cùng rác thải. Đứa nào cũng gầy còm vì hàng ngày chúng phải hít thở cùng cả một bầu không khí ô nhiễm nặng nề mà không hề có bảo hộ gì ngay cả chiếc khẩu trang.”

Cuối thế kỷ trước, có người đã viết những câu thơ về Đạo Quân Thất Trận như sau:

“Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương
Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào
Như mây trước cơn giông trôi nặng nề, oi bức
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.”

Nguyễn Quang Thiều (1993)

Image
Trẻ thơ gánh củi. (Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/cyvee75/article?mid=575)

Bây giờ, đất đai ở Việt Nam đã trở nên của hiếm. Bùn lầy, cá, ốc mất dần. Những “tấm áo rách lấp lánh vẩy cá, sặc mùi bùn, mùi tanh của ốc” là hình ảnh (lãng mạn) chỉ còn lại trong ... thơ!

Chỉ riêng tại khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ – theo Tiền Phong Online, số ra ngày 7 tháng 7 năm 2011 – trong 3 năm qua đã có tới 47% số mảnh đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn là do mở rộng địa giới Hà Nội.

Nông thôn đang thu nhỏ lại. Nông dân phải lần về đô thị, và đã hình thành một đạo quân thất trận (mới) của thế kỷ 21. Họ không chỉ bán mồ hôi mà còn phải bán luôn cả hình hài nữa – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

“Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng...”
“Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’.... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công .. làm thợ.”

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM, vào ngày 9 tháng 7 năm 2011:

“Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.

Từ nhiều năm trước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có nhận định như sau:

“Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.”

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chủ Tịch đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.”

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư !

Tình trạng đất nước, tuy thế, chưa lấy gì đáng lo cho lắm – theo như ý kiến của TS Vũ Minh Khương:

“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”

“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…”

Dân tộc này, như thế, không những vẫn có thể tồn tại mà còn đủ điều kiện để “sống xênh xang 23-30 năm nữa” lận.

"Không có gì quí hơn độc lập tự do."
Tôi biết thằng nói ra câu đó.
Tôi biết nó, cả nước này biết nó.
Việc nó làm, tội ác nó ra sao?

(N.C.T)

Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Những Cọng Rêu Dưới Đáy Ao
(08/22/2011) (Xem: 1603)
Tưởng Năng Tiến

Image
Bìa sách “Cọng Rêu Dưới Đáy Ao.”

Lúc nhỏ, có lần, tôi nghe học giả Nguyễn Hiến Lê khuyên là nên tập thói quen viết nhật ký. Nghe thì cũng thấy hay hay nhưng thử làm mới biết là không dễ. Tôi loay hoay mãi cũng không thấy có điều gì cần phải ghi lại cho bản thân (hay cho ... hậu thế!) về cuộc sống vô cùng nhạt nhẽo, hay lạt lẽo, của mình.
Chỉ đôi khi, khi chịu hết nổi sự tẻ nhạt thường nhật, tôi mới (lén) làm một hai câu thơ – cho nó đỡ buồn:

Xưa mộng kình ngư tung bể sóng.
Bây giờ mương rạch kiếp lòng tong!

Trời, nói gì nghe … thấy thương quá vậy – cha nội?

Thì cũng nói (đại) vậy cho nó đỡ kỳ, chút đỉnh, chớ hồi giờ – nói nào ngay, ngay cả lúc mộng mơ hết cỡ – tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ gì đến những hình ảnh (thấy ghê) cỡ như “kình ngư” hay “bể sóng.”

Còn chuyện “mương rạch kiếp lòng tong” – có lẽ – là thân phận chung của phần lớn thiên hạ, chớ đâu phải là bi kịch của riêng ai, đúng không? Tôi nói vậy đã tưởng buồn (thảm thiết) ông Võ Văn Trực lại còn nghĩ ra một cách ví von (nghe) thảm sầu hơn nữa.

Nhà văn của chúng ta ví von phận người như những “Cọng Rêu Dưới Đáy Ao.” Kiếp rong rêu vốn đã lặng lờ; đã vậy, lại còn nằm chìm lỉm tuốt luốt dưới đáy ao nữa thì (ôi thôi) kể như an bình tới phát ớn luôn. Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy. Sự bình an nơi cái ao Việt Nam (chắc) chỉ có thể tìm được nơi những trang sách giáo khoa:

“Cơm nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị, kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ.”
[Tối Ở Nhà. Quốc Văn Giáo Khoa Toàn Thư (Trần Trọng Kim, et al) Việt Nam Tiểu Học Tùng Thư Xuất Bản, ấn bản đầu tiên năm 1935]

Trước đó không lâu, vào năm 1930, mười ba công dân ưu tú của nước Việt đã bị thực dân Pháp hành hình chỉ vì họ không cam chịu sống trong vòng nô lệ. Hình ảnh một buổi tối gia đình quây quần vui vẻ, được mô tả năm năm sau đó, dưới chế độ thuộc địa (e) hơi gượng gạo.

Nhiều người dân Việt không lấy gì làm “vui vẻ” trong cảnh sống an bình giả tạo như thế. Trong số này có ông Võ Quang Hiền. Theo lời nhà văn Võ Văn Trực, bào đệ của ông, ngay từ lúc thiếu thời ông Hiền đã hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam.

Sổ tay của ông “trang nào cũng dán vài tấm ảnh. Những tấm ảnh thiêng liêng: Các Mác, Ăng- ghen, Lê-nin, Mao Trạch Đông, Sta-lin, Ăng-ve Hốt-gia, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Gốt-van, Ti-tô, Vô-rô-si-lốp, Đi-mi-tơ-rốp, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…” (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn Hoá & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện).

Lòng nhiệt tình của Võ Quang Hiền với cuộc cách mạng vô sản chỉ (chợt) nguội, sau khi ông tham dự vào Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất ngay tại làng quê của mình. Từ đây, sổ tay của ông bắt đầu xuất hiện những dòng chữ đậm nét băn khoăn: “Ông Thìn làm giáo học mà cũng địa chủ, bà Mến biết cái cóc gì mà cũng thường vụ Quốc dân Đảng, địa chủ cả nút thế này thì lấy ai làm nông dân… Chúng nó kích bà con nông dân tố nhau lộn nhào lộn nhút…”

Sự gian xảo và tàn ác của “chúng nó” khiến ông dần dần thay đổi thái độ: “Con đường tham gia công tác xã hội của anh xuống từng nấc thang: sĩ quan quân đội, cải cách ruộng đất, cán bộ thông tin xóm, Đảng viên trơn… và cuối cùng là phó thường dân! Tưởng là ‘dứt bỏ đường công danh’, vui thú điền viên tham gia việc làng việc xóm cho vui, đến bây giờ anh mới nhận thức ra rằng việc làng việc xóm cũng là việc xã hội, mà làm ‘việc xã hội’ là thế nào cũng bị va chạm, xô xát. Anh hoàn toàn giành thì giờ lo việc gia đình nhưng vẫn bị Đảng uỷ để ý, cho là ‘phần tử bất mãn’, là ‘cố ý chống đối’… Thì ra cái ‘cọng rêu dưới đáy ao’ mà anh tưởng là ‘yên thân’ như các nhà nho ngày trước, có ngờ đâu cái cọng rêu ấy trong thời buổi này cũng phải đối mặt với mọi biến động của xã hội...”

Những “va chạm xô xát” của cọng rêu Võ văn Hiền, dưới đáy ao, tuy không mạnh bạo gì cho lắm nhưng cũng đủ khiến cho nó trở nên xơ xác:

“Không có một cuộc họp chính thức nào của các ông lãnh đạo xã và thôn cấm chỉ anh Hiền dạy tiếng Pháp hoặc cấm mở lớp dạy học. Nhưng người ta xì xào bàn tán rất nhiều về lớp học của anh. Sao thằng Pháp cai trị ta tám mươi năm, bây giờ lại dạy tiếng của nó? Sao ông Hiền đi đánh Pháp chín năm, bây giờ thắng nó rồi, lại đem tiếng của nó ra mà dạy? Ông Hiền dạy tiếng Pháp làm gì nhỉ, đào tạo bồi cho Tây à? Đào tạo thông ngôn cho Tây à?”
...
“Cả sáu học trò lần lượt bỏ học. Gian nhà trở lại hai tấm phản với hai chiếc ghế dài, ảnh ông Khổng Tử với câu ‘Tiên học lễ hậu học văn’, và một… thầy đồ tân thời mặt buồn rười rượi.”

Qúi vị lãnh đạo cách mạng nơi làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) đã lần lượt đẩy ông Võ Quang Hiền từ nỗi buồn này, sang nỗi buồn khác. Chung cuộc, ông chết dần mòn trong bệnh tật và nghèo đói:

“Tôi đặt lên ngôi mộ tấm ảnh của anh - không phải tấm ảnh gày gò của ông lão sáu mươi, mà là tấm ảnh người thanh niên cường tráng những năm tháng hào hùng ở Việt Bắc: mặc áo trấn thủ, đội mũ lưới đính quân hiệu. Hàng trăm cặp mắt chăm chăm nhìn vào tấm ảnh, chợt thức dậy trong tiềm thức của họ những kỷ niệm về anh và về làng xóm thuở Cách mạng sơ khai.”

Nhà văn Võ Văn Trực quả là khéo nói, hay khéo lách, chớ cách mạng thưở nào - “sơ khai” hay “thoái trào” - cũng đều tạo ra vô số những cọng rêu (bầm dập te tua) dưới đáy ao đục ngầu của nó. Ông Vi Đức Hồi - nguyên trưởng ban tuyên giáo, giám đốc trường đảng, thường vụ huyện ủy huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn - là nhân vật điển hình cho loại rong rêu (muộn màng) này.

Vi Đức Hồi thuộc thế hệ người sinh trưởng trong lòng cách mạng. Theo lời ông, ngay khi vừa mở mắt chào đời, bé Hồi đã được ru (ngủ) bằng những câu của thời đại mới:

“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bác Hồ hơn mẹ, hơn cha...”

Chả trách, chương mở đầu cuốn hồi ký (Đối Mặt) của ông ghi đầy những dòng chữ hồ hởi (và phấn khởi) như sau:

“Nhớ lại hồi khi tôi mới lớn lên và bắt đầu tìm hiểu về đảng, tôi nhận thấy đúng là ‘đảng là ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao’, tôi yêu đảng, tôi mến mộ đảng đến tột độ và chỉ mong ước mình sớm được đứng trong hàng ngũ của đảng để được cống hiến sức mình cho đất nước, cho dân tộc đó là nghĩa cử cao đẹp của mỗi công dân yêu nước bình thường. Khi tôi đọc cương lĩnh đầu tiên của đảng năm 1930, tôi thật sung sướng vì đảng chỉ ra rằng: Khi cách mạng giải phóng dân tộc thành công, đảng đưa cả nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Xã hội mà đảng hướng tới là một xã hội đỉnh cao của sự văn minh nhân loại, ở đó sẽ không còn chế độ người bóc lột người, mọi người sống với nhau bình đẳng bác ái, nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đảng bao gồm những người tiên tiến nhất, tiên phong nhất, là những người công bộc của dân, vì nhân dân mà phục, đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc... “

Càng qua những chương sau, Vi Đức Hồi càng hay lập đi lập lại những câu “đảng nói không biết ngượng, đảng nói một đàng làm một nẻo, đảng nói như hát hay...” Ông dần dần xa lánh đảng, rồi trở nên “đối mặt” với nó, và bị khai trừ.

Sau đó - cũng như trường hợp của ông Võ Quang Hiền, hồi đầu thế kỷ - Vi Đức Hồi cũng quyết định biến mình thành một “cọng rêu dưới đáy ao,” nơi làng quê khốn khó của mình:

“Quê tôi, một trong những Xã nghèo nhất Nước ta, là một trong 9 Xã cuả Tỉnh Lạng sơn và là một trong hai Xã duy nhất của Huyện Hữu lũng chưa có bóng dáng điện lưới quốc gia; là Xã vùng sâu,vùng xa, Xã đặc biệt khó khăn ...”

“Tuy vậy, người dân quê tôi sống trọn nghĩa, trọn tình. Ở đâu đó tình người có những lúc đầy vơi, nhưng người dân quê tôi thì cho dù thời cuộc có những biến đổi đến đâu, nhưng lòng người thì vẫn một mực thuỷ chung, son sắt.”

“Thế nên tôi cố tìm cách để tỏ lòng biết ơn, thể hiện tấm lòng của mình đối với những người láng giềng xung quanh tôi, tạo thêm sự gắn bó, sự mật thiết tình làng, nghĩa xóm. Tôi mạnh dạn trao đổi với mấy người bạn của tôi, đề nghị họ giúp và thế là tôi có được ít tiền của bạn bè cho vay, cộng với chút ít của tôi giành dụm. Tôi mua được một chục cặp lợn con, giúp cho 10 hộ nghèo nhất ở làng tôi để họ chăn nuôi, khi nào lợn xuất chuồng bán thì hoàn trả gốc cho tôi, để tôi chuyển cho hộ khác. Nhiều người phấn khởi, nhận lợn và cảm ơn.”

“Tin này Xã báo cáo Huyện... Thường trực Huyện uỷ triệu tập cuộc họp cán bộ chủ chốt ở xã Tân lập (quê tôi) để nghe cơ sở báo cáo tình hình. Huyện uỷ quán triệt: đây là một trong những âm mưu rất nguy hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nêu cao cảnh giác cách mạng, chặn đứng mọi hành động nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân, gây mất ổn định an ninh chính trị. Ngay lập tức phải họp toàn dân quán triệt về những thủ đoạn, ‘âm mưu diễn biến hoà bình’ của bọn chúng, kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của Vi đức Hồi.”

Ông bị cô lập ngay tại quê nhà, rồi bị bắt giam. Cuối cùng, ông cũng trở thành một cọng rêu nhưng không nằm dưới đáy ao mà nằm trong lòng nhà tù cách mạng.
Cọng rêu mới được phát hiện là một thanh niên – có tên là Nguyễn Chí Đức – vừa được công luận biết đến, sau khi anh bị công an Hà Nội đạp vào mặt giữa lòng “thủ đô của lương tâm nhân loại.” Sự kiện này đã được nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận như sau:

“Trong việc này còn có một điều rất đáng chú ý: Qua tất cả vụ việc, qua những ứng xử của Nguyễn Chí Đức từ khi tên anh được nhắc đến, ta có thể thấy rõ đó là một con người hết sức bình thường, rất an phận, không hề không muốn làm bất cứ điều gì để khác dù chỉ một chút những người chung quanh, một công dân lầm lũi và tội nghiệp, ngay cả khi bị hại nặng nề cũng sẵn sàng cho qua, quên đi, ‘không muốn đi quá sự việc’ như anh nhiều lần nói khi có người quan tâm đến anh và vụ của anh. Một người tuyệt đối trung thành và tin tưởng ở đảng, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả lúc bị hại khi mình đấu tranh vì đảng, vì nước…, vâng một người như vậy đấy ..., một người vô cùng nhỏ bé và vô danh, luôn muốn thu mình lại đến mức nhỏ bé nhất để sống yên thân…, con người tội nghiệp ấy bây giờ sau tuyên bố bình thản của ông Nguyên Đức Nhanh, đã phải đau đớn nói rằng anh đã bị đẩy đến đường cùng... khi những người ở tận đáy xã hội, nhỏ bé nhất trong xã hội, suốt đời chỉ mong được yên phận như Nguyễn Chí Đức và bố mẹ anh đã thấy bị đẩy đến đường cùng, đã thấy xã hội này là không còn sống được đối với họ nữa, thì là chuyện khác hẳn rồi đấy. Là báo động đỏ!Vụ Nguyễn Chí Đức không hề nhỏ đâu, đặc biệt sau tuyên bố phủi tay của ông Nguyễn Đức Nhanh. Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng.”

Đã ba thế hệ người Việt bị liên tiếp xô đẩy đến “tận cùng” như thế. Và vẫn theo lời nhà văn Nguyên Ngọc thì “xã hội này không còn sống được nữa.” Nó đã đến mức “báo động đỏ” rồi.

Tôi chỉ là một thường dân, một cọng rêu phiêu bạt. Sống bên ngoài nỗi đau mà cả dân tộc đang phải chịu đựng nên tôi không đủ tư cách thể phát biểu những lời lẽ khí khái (và hừng hực lửa) như nhà văn Nguyên Ngọc. Những sự kiện vừa nêu – về ba cọng rêu dưới đáy ao của dất nước – chỉ khiến tôi thốt nhớ đến lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Trọng Tân, trong buổi toạ đàm về tác phẩm Ba Người Khác (của Tô Hoài) vào hôm 22 tháng 12 năm 2006, tại Hà Nội:

“Đội cải cách ruộng đất về làng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo mấy chục nóc nhà giống như mấy chục cái đụn rạ của thôn tôi lên.”

Chủ nghĩa cộng sản cũng đến Việt Nam theo cùng một cách. Nó cũng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo cuộc đời của (mấy thế hệ) người dân ở đất nước tôi lên.

Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Đồng Hồ & Hiến Pháp

Fri, 09/16/2011 - 10:09
S.T.T.D Tuởng Năng Tiến

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi bỗng trở thành một thằng vô cùng rảnh rỗi. Rảnh, tôi hay đi lang thang cho nó qua ngày. Có chiều, tôi thấy một anh bộ đội vội vã buớc vào một tiệm sửa đồng hồ, với vẻ khẩn trương:

- Cái này tôi vừa mua hôm qua, còn mới nguyên, vậy mà hôm nay đã... hỏng. Mà loại không nguời lái đấy nhá. Cứ phải lắc lắc, đến mỏi cả tay, cái kim giây cũng chỉ nhúc nhích vài nấc rồi đứng.

Ông thợ chỉ mới nghe chứ chưa nhìn, đa lắc lắc đầu quầy quậy:

- Chịu thôi!

- Cố giúp cho đi, bao nhiêu là năm lương của tôi đấy, không phải ít đâu. Đây là món quà mà bố tôi vẫn ao uớc mãi...

Sự chân thật và vẻ khẩn khoản của ông khách khiến người thợ mủi lòng:

- Anh mua nhằm đồ rởm rồi.

- Giả à?

- Tui ngó qua là biết liền đồng hồ giả mà.

- Thôi chết! Thế bây giờ phải làm sao?

- Dục bà nó đi chớ đồ giả màl àm sao sửa đuợc, cha nội?

Anh lính trẻ ngớ ra một chút, rồi thẫn thờ quay buớc, mặt buồn thiu. Nguời thợ sửa đồng hồ (ái ngại) nhìn theo, trông cũng buồn không kém. Còn tôi, tôi cũng... buồn luôn!

Rõ ràng, tôi thuộc diện... buồn theo. Không những chỉ buồn theo mà (không chừng) tôi dám còn là nguời buồn nhất ­­­­­­– dù ngay lúc đó tôi chưa biết vì sao màkhi khổng khi không mình lại buồn quá mạng, và buồn thảm thiết!

Rất lâu sau, có hôm, tôi đuợc nghe ông Phùng Quán kể chuyện “Đầu Năm Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu.” Trong buổi tương phùng (muộn màng) này, Tố Hữu cao hứng đọc một bài thơ tứ tuyệt mới nhất của ông:

Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đanh hỏi cô nàng, cô tủm tỉm:
“Giả mà như thiệt khó chi mô!”

Theo nguyên văn lời của Phùng Quán: “Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cung đều cuời tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng.”

Tôi cũng bị “hẫng” luôn. Vẫn nói theo ngôn ngữ đương đại thì tôi thuộc diện... hẫng theo. Và nói tình ngay thì tôi hẫng lắm. Không chừng, tôi lại (dám) là nguời... hẫng nhất!

Tôi bỗng nhớ đến cái cảm giác hụt hẫng mà mình đa trải qua – khi nhìn nét mặt buồn ruời ruợi của anh lính trẻ, thất thểu buớc ra khỏi tiệm sửa đồng hồ – vào một buổi chiều buồn, hơn hai mươi năm truớc.

Lúc ấy, tôi mới chỉ mơ hồ cảm nhận đuợc là có cái gì không ổn trong cuộc chiến khốc liệt (vừa tàn) trên đất nuớc mình. Sao chung cuộc, kẻ chiến thắng (nếu còn sống sót) chỉ nhận đuợc những chiến lợi phẩm, nhỏ bé và thảm hại đến thế? Chỉ có một cái cái đồng hồ thôi sao? Đã thế, dân chúng ở vùng địch tạm chiếm lại còn “trao tặng” cho những chiến sĩ giải phóng quân toàn là... của giả!

Sau khi nghe chuyện Tố Hữu đọc thơ, và hình dung ra nụ cuời “tủm tỉm” của cô hàng (cùng nét mặt láu cá của tác giả) tôi chợt nghĩ thêm rằng: chả riêng gì cuộc chiến “giải phóng” miền Nam, tất cả những gì thuộc về (cái được mệnh là) “cách mạng” ở Việt Nam – vào thế kỷ qua – đều có cái gì đó rất là không ổn, hay nói chính xác hơn là... không thật!

Và sự thật (nghĩa là sự giả trá) đuợc phơi bầy rõ nhất qua Hiến Pháp của đất nước này. Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 – long trọng tuyên bố:
“Việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ; phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.”

Image

Tôi đã có lần nghe ông Vi Đức Hồi buột miệng khen:”Đảng nói nghe cứ như hát vậy.” Ông Nguyễn Sinh Hùng quả đã không làm hổ danh đảng (mình) trong chuyện hát ca. Năm trước, vào ngày 12 tháng 6, trong tuồng “Dự Án Đường Sắt Cao Tốc,” ông ấy hát tỉnh queo:

“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm…”

Gần hai tháng sau, vào ngày 4 tháng 8, qua một vở tuồng khác (“Vinashin Vỡ Nợ”) ông Nguyễn Sinh Hùng ca nghe cũng mùi không kém:

“Tình hình (của Tập đoàn Vinashin) hiện nay vẫn trong tầm giải quyết và năng lực của ta, chưa tuột khỏi tay ta, nên nếu để Vinashin phá sản thì ta lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thuỷ mới. Vì thế Chính phủ xác định rõ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại ...năm 2015 sẽ có một Vinashin mới."
Người Việt có câu “một tấc đến Giời.” Riêng với những người cộng sản, kiểu như ông Nguyễn Sinh Hùng, thì Giời chưa chắc đã cao đến ... một tấc. Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp trên “trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”– do ông lãnh đạo – kể như chỉ là chuyện nhỏ!

Chỉ có điều đáng tiếc là cái miệng leo lẻo của ông Hùng không thuyết phục được ai. Trước khi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 mở phiên họp đầu tiên, ông Huy Đức đã có lời dự báo không được lạc quan cho lắm:

“Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law).”
....
“Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu... Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.”

Image

Và ngay sau phiên họp này, ông Nguyễn Hà đã đưa ra nhận xét rất bi quan:

“Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này…”
“Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…”

Từ thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bà Huỳnh Thục Vy cũng có “Vài Suy Nghĩ Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp” bi quan không kém:

“Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.”
“Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!”

Tui thì còn bi quan hơn nữa, và không chừng tui dám là người bi quan nhứt đám. Cứ mỗi lần nghe đến nhà đương cuộc Hà Nội rục rịch chuyện sửa đổi hiến pháp là tôi lại nhớ đến mẩu đối thoại mà mình nghe được ở tiệm sửa đồng hồ, vào ngày 30 tháng 4, hơn 30 năm trước:

- Dục bà nó đi chớ đồ giả mà làm sao sửa đuợc, mấy cha!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Giải Thưởng Hồ Chí Minh
Sat, 09/10/2011 - 01:22
Tưởng Năng Tiến


Có lần, tôi nghe ông Phùng Quán thở ra:

Có nơi nào trên trái đất này,
Mật độ đắng cay như ở đây?


Thì quả là đúng vậy nhưng chỉ nói vậy thôi (e) không hết lẽ. Tưởng cũng nên thêm đôi dòng … bồi dưỡng:

Có nơi nào trên trái đất này
Huy chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng nhiều như ở đây?


Rẻ ra thì cũng được danh hiệu gia đình cách mạng, gia đình chính sách hay (giá chót) cũng cỡ gia đình văn hoá. Chỉ có điều đáng phàn nàn là giá trị của sự khen/thưởng ở Việt Nam thường rất tượng trưng, và cũng rất mơ hồ. Còn chuyện trao/nhận giải thì không những đã lùm xùm, mà còn nhếch nhác, và điều tiếng thì (kể như) hết biết luôn!

Mới tuần trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 2011, nhật báo Người Việt đi tin: ”Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.”

Trước sự kiện này, nhà báo Trương Duy Nhất đã có lời bàn hơi gay gắt:”Chưa bao giờ việc xét tặng giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh lại bốc mùi đến thế. Mùa giải đang vào lúc gay cấn, cãi tranh ỏm tỏi thì xuất hiện 5 trường hợp ‘lạ’: 4 xin rút tên khỏi danh sách ứng cử và 1 không chịu viết đơn.”

Biên tập viên Mặc Lâm của RFA thì nói năng (nghe) nhẹ nhàng hơn, chút đỉnh: ”Việc hai giải thưởng được xem là quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng bị lũng đoạn bởi sự lạm dụng quyền thế của người chấm giải, cộng với cách công khai thao túng quyền đề cử bất kể dư luận đã nói lên sự thật về tất cả các giải thưởng lớn nhỏ của Việt Nam ngày nay. Bốn người trong cuộc lên tiếng một lúc đã trở thành chuyện không lạ, khi tính khách quan của giải thưởng bị ông Hữu Thỉnh lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.”

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng nêu ý kiến gần tương tự:”Hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh mà được Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh của nhà nước thì chứng tỏ cái giải thưởng đó không có giá trị.”

Tôi thề có trời đất (cũng như qủi thần) chứng giám là mình hoàn toàn và tuyệt đối không có thù oán, thành kiến hay ác cảm gì với quí ông Mặc Lâm, và Trần Mạnh Hảo. Tôi cũng không quen biết gì (hết trơn hết trọi) với ông Hữu Thỉnh.
Tôi chưa gặp ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn (đương đại) này lần nào cả, điện thoại, email, tếch - tiếc (qua lại) hoặc kết bạn tâm thư cũng không luôn. Chả qua là vì “lộ kiến bất bình” (thấy có kẻ bị hàm oan) nên xin có đôi lời “phải quấy” để rộng đường dư luận.

Cứ theo lời ông Mặc Lâm thì ông Hữu Thỉnh đã “lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này. ”Giời ạ, cả hai giải thưởng (thổ tả) vừa nêu có “nét đẹp” nào đâu mà có thể làm cho chúng ... “xấu đi” được chứ ? Tương tự, theo tôi, ”hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh”dù có được giải hay không thì cũng không thay đổi được gì (ráo trọi) cái được gọi là “giá trị” của Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh.

Cứ từ tốn xem từng giải một. Muốn biết tại sao cái gọi là Giải Thưởng Nhà Nước lại bốc mùi, xin hãy nghe lời của một công dân Việt Nam nói (qua) về đất nước/tổ quốc của mình:

"Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ.Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”

“Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 - 571).

Gần hơn, vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, tôi vừa nghe một công dân khác – nhà giáo kiêm nhà báo Phạm Toàn – nói trong tiếng nấc: “Nước mà Dân bị nhũng nhiễu công nhiên như thế thì chắc chắn sẽ mất thôi – làm sao Dân lại chịu giữ cái Nước nơi họ bị đối xử như quân thù, cái đất nước không mang lại hạnh phúc cho họ?” Có vinh dự gì để nhận bất cứ một loại giải thưởng (tào lao) nào từ thứ Nhà Nước “đểu cáng và lật lọng” như thế chứ ?

Còn Giải Thưởng Hồ Chí Minh?

Trước hết, hãy nghe đôi lời (hết sức nhã nhặn) về nhân vật lịch sử này – qua ngòi bút của nhà văn Phạm Đình Trọng:

“Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá!
Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng.
Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là ‘đát’. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể ‘học tập’ được nữa! Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát.”

Nói thế (tất) không sai nhưng sợ chưa hết lẽ. Những danh nhân khác, cùng thời với Hồ Chí Minh (Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Lý Đông A, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ...) đâu có ai ... hết đát. Không những thế, với thời gian, dấu ấn của những nhân vật lịch sử này lại càng đậm nét hơn trong lòng dân tộc.

Trường hợp của Hồ Chí Minh thì hoàn toàn khác. Sau cái thế kỷ mây mù vừa qua thì tăm tiếng của ông mỗi lúc một mất dần, và thay vào đó toàn là những điều ... tai tiếng:

“Những ngày tháng tám này, biểu tượng Hồ Chí Minh đã bị chính ĐCSVN biến thành mất thiêng thông qua cuộc biểu tình của người dân Hà Nội và miền Bắc nói chung. Dù muốn dù không, hình tượng Hồ Chí Minh đã mai một, mờ nhạt và không còn đất sống, trước hết và quan trọng nhất, ông không còn giá trị cho ĐCSVN ngày nay lợi dụng thêm nữa. Dù cho những ai cố trốn chạy hoặc chối bỏ, cũng đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật đó. Chính ĐCSVN đã làm cho hình tượng Hồ Chí Minh tàn lụi mau chóng hơn qua ‘cuộc vận động học tập và làm theo...’ và qua việc đối phó côn đồ của lực lượng an ninh đối với người biểu tình, đã là câu trả lời lạnh lùng, ráo hoảnh cho những ai vẫn hằng tin và khắc sâu trong tâm trí về tính chân lý của Hồ Chí Minh.”(Nguyễn Ngọc Già –Từ thông báo cấm biểu tình nghĩ đến những điều... khác!).

Riêng ở miền Nam thì hình ảnh Hồ Chí Minh đã trở thành giễu cợt từ lâu, chứ chả cần phải đợi (mãi) đến “tháng tám này.” Ngay khi Sài Gòn vừa bị mất tên, trẻ con nơi đây đã nghêu ngao những lời đồng dao (nghe) cười ra nước mắt:

Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
Chân Bác dài Bác đạp xích-lô.
Trông thấy Bác em kêu xe khác!


Đã đến lúc Hội Nhà Văn Việt Nam cũng (đành) phải “kêu xe khác” thôi. Hãy thay Giải Thưởng Hồ Chí Minh bằng những tên gọi khác – những tên tuổi không vĩ đại gì cho lắm nhưng (chắc chắn) sẽ không bị bốc mùi –như Giải Bích Khê, Giải Hàn Mặc Tử, Giải Bùi Giáng, Giải Văn Cao, Giải Phùng Cung, Giải Phùng Quán, Giải Hữu Loan, Giải Nguyễn Hữu Đang ... chả hạn.

Thì tôi cũng vì quá rảnh, và quá lo xa, nên bàn (ra) như thế. Chớ còn lâu lắm, mãi chờ đến năm 2016, mới đến lúc phát Giải Thưởng Hồ Chí Minh kế tiếp. Cái Nhà Nước này (chắc) không thể tồn tại tới lúc đó đâu.


Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Chuyện Cũ Chép Lại
(03/13/2012)
Tác giả : Tưởng Năng Tiến

Suốt đời lo chỉnh đốn
Càng chỉnh càng đốn thêm. (Trần Bì)

Đã lâu, có bữa, tôi tình cờ nghe được mẩu đối thoại - giữa hai người dân bản xứ, ở California – như sau:

- Biết tại sao mà đường phố sáng cuối tuần lại vắng ngắt vậy không?
- Không.
- Tại Mỹ đen còn ngủ . Mỹ trắng ở trong nhà thờ. Tụi Á Châu thì đi làm "overtime" hết ráo, từ hồi sớm...
- Còn Mễ ?
- Tụi nó thì mắc ...sửa xe !

Tôi "tâm đắc" hết sức với câu nói cuối. Tôi sống trong một khu phố nghèo, ở California. Hàng xóm đều là dân thiểu số mà phần đông là người Mễ, những di dân hồn nhiên vô tư, và thường là những người tốt bụng.

Tôi rất quí mến họ. Tình cảm quí mến đó sẽ gia tăng gấp hai – hay bốn – nếu như người Mễ Tây Cơ thích sửa đồng hồ, hoặc một vật dụng gì đó nhỏ bé tương tự, thay vì là sửa ô tô.

Tự sửa xe, tất nhiên, cũng là một việc làm hay một thú vui tiêu khiển vô cùng hữu ích và có nhiều giá trị thực tiễn. Điều đáng tiếc là công việc này không thể làm một cách âm thầm, nhẹ nhàng, trong phòng hay nhà riêng, và rất làm phiền ...hàng xóm - nếu như chúng ta cứ sửa xe hoài.

Nhiều người cho rằng "hát hay không bằng hay hát." Chuyện ca hát, tôi ít bị làm phiền, nên không quan tâm. Tôi chỉ cực lực phản đối cái quan niệm "sửa xe hay không bằng hay sửa" của những người di dân Mễ. Họ sửa xe đều đều, và cách mà họ sửa xe mới là điều rất đáng phàn nàn.

Nếu có hai cái bánh xe trước bị mòn, và hai cái bánh sau đỡ mòn hơn một chút, người Mễ sẽ đội xe lên, lấy hai cái bánh sau thế cho hai bánh trước. Một thời gian rất ngắn sau (sau khi cả bốn bánh xe đều mòn nhẵn) họ sẽ ra chợ trời hay một nơi bán vỏ xe cũ, mua những bánh xe còn tạm dùng được về thay. Cũng thế, nếu bình điện (hay bất cứ cơ phận nào trong xe) bị hư, người Mễ sẽ đi ra nghĩa địa xe hơi tìm tháo một cơ phận tương tự để thay vào đó.

Nói tóm lại là họ chỉ sửa qua loa, sửa đỡ, sửa cho có, sửa lấy lệ, sửa cầm chừng, sửa sơ sơ, sửa tạm, sửa chút chút, sửa đại khái, sửa tượng trưng...để hôm sau – hay tuần sau – lại lôi xe ra tiếp tục sửa (lai rai) nữa, cho vui!

Tôi rất tiếc là mình đã không chia sẻ được với niềm vui " đơn sơ và ồn ào" của những người hàng xóm Mễ, và vô cùng buồn vì họ làm tôi liên tưởng đến lối sửa sai của những người cộng sản Việt Nam – những ông bà (thổ tả) này cũng chuyên môn sửa sai một cách rất ồn ào và chỉ sửa cho có, sửa lấy lệ, sửa cầm chừng, và sửa ...hoài hoài mà không hề bao giờ thấy ngựợng!

Hơn chục năm trước, báo Nhân Dân – số 156, phát hành ngày 19 tháng 5 năm 99, tại Hà Nội – đăng ở trang nhất bài "Phát Biểu Của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu" về chiến dịch sửa sai, có đoạn:" Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) đã đi tới một quyết định đặc biệt quan trọng: Phải tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng. Cuộc vận động tiến hành trong hai năm, từ 19-5-1999 đến 19-5-2001, sau đó trở thành nếp thường xuyên."

Chỉnh đốn, chỉnh huấn, khắc phục, kiểm điểm, kiểm thảo, phê bình, tự phê, sửa sai...là những chuyện gắn liền với đảng viên cộng sản Việt Nam y như việc sửa xe gắn liền với đời sống của những người di dân Nam Mỹ ở Hoa Kỳ vậy. Chuyện này trở thành "thường xuyên" vì họ thường sai, và vì không bao giờ có ý muốn sửa chữa bất cứ chuyện gì một cách cho nó đàng hoàng tử tế.

Đó là cách nói ví von , và ví von một cách vụng về, của cá nhân tôi – một di dân Việt Nam xa xứ từ lâu nên khả năng xử dụng Việt Ngữ rất là hạn chế, và (e) không lấy gì làm chính xác. Ông Nguyễn Xuân Tụ, một người cầm viết có bút hiệu là Hà Sĩ Phu, hiện đang sống ở Việt Nam, có cách nói chính xác và gọn gàng hơn về những "hiện tượng tiêu cực" vừa nêu. Ông ta gọi đó là lối "tu sửa vặt" hay "bổ sung vặt". Khi bàn về chuyện "thường xuyên sửa sai" của người CSVN, ông Hà Sĩ Phu đưa ra một hình ảnh so sánh khác – rất khoa học và sống động:

"Thế giới sinh vật đã cho ta những ví dụ rất rõ về vấn đề này. Con đường tiến hóa là: Sinh vật đơn bào phải đa bào hóa, trên cơ sở đa bào mới phân hóa thành những cơ quan khác nhau, giữa các cơ quan ngày càng có sự 'phân công' rành rọt nhưng ngày càng phối hợp với nhau chặt chẽ bởi sự chỉ huy càng ngày càng tập trung của hệ thần kinh. Cứ thế mà tiến hóa từ thấp lên cao, và cuối cùng xuất hiện loài người chúng ta."

"Nhưng có những sinh vật đơn bào không đi vào con đường đa bào hóa mà thích nghi bằng cách 'tu sửa vặt' , 'bổ sung vặt', khiến cho bên trong cái tế bào duy nhất của nó cũng có đủ thứ như một cơ thể đa bào: có một chút tượng trưng cho 'tim', một chút tượng trưng cho 'dạ dầy', một chút 'thận', một chút 'giác quan', một chút 'thần kinh', một chút 'chân tay'... Chúng kéo dài cái cấu trúc 'cổ lỗ' ấy suốt mấy triệu năm, và vĩnh viễn không thể 'gia nhập' vào con đường tiến hóa chung được nữa. Nếu chỉ lấy sự 'sống chết' để đo mức độ tiến hóa thì những sinh vật đơn bào ấy hẳn là 'cao' hơn con người người nhiều, vứt ra bất cứ cống rãnh nào chúng cũng sinh sôi".

"Điều kiện để có sự tiến hóa là phải có nguy cơ bị tiêu diệt: Nếu không tiến hóa nó sẽ bị diệt vong trong cuộc đấu tranh sinh tồn! Sự 'tu sửa vặt' chính là 'giải pháp' giúp cho sinh vật 'lách' qua được sự đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt, vượt qua nguy cơ bị tiêu diệt mà không cần đến con đường chính thống, nhưng chính sự 'thành công' này đã tách nó ra xa con đường chung và không tiến hóa cao được nữa". ( "Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân". Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 99 và 100).

Báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CSVN, số thượng dẫn – cũng có bài xã luận, không ghi tên người viết, về phong trào phê và tự phê. Bài báo này kết luận:" Đó cũng là vấn đề sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam."

Phê và tự phê hay "tu sửa vặt" và "bổ sung vặt" chính là "giải pháp" sẽ giúp cho đảng Cộng Sản Việt nam "lách" khỏi hiểm nguy trong giai đoạn "sống còn" này, theo như kinh nghiệm và nhận xét của Hà Sĩ Phu. Tôi tin là đảng CSVN sẽ thành công, như nó đã từng thành công nhiều lần trước đó, với cùng phương cách. Tuy nhiên, tưởng cũng cần nên nói cho hết lẽ là sự thành công của đảng luôn luôn là tai họa của dân. Khi những sinh vật đơn bào, những ký sinh trùng, hay nói rõ ra là sán lãi...thành công trong việc thích nghi để sống mãi trong lòng quần chúng thì hậu quả tất nhiên là nạn nhân của nó sẽ phải chết dở vì luôn ở tình trạng suy kiệt về dinh dưỡng.

Hơn nửa thế kỷ qua, thời gian đủ dài để mọi người thấy rằng tất cả những đợt "chỉnh đốn" hay "sửa sai" của đảng CSVN đều chỉ là một hình thức thích nghi để sinh tồn, hoàn toàn có tính cách giai đoạn và chiến thuật. Bản chất của ký sinh là ăn bám. Dù nó có "thiện chí" thay đổi cách nào hay kiểu nào chăng nữa thì sự khác biệt cũng chỉ ở mức độ sống bám, và đục khoét, mà thôi chứ bản chất thì bất biến.

Chuyện toàn bộ các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang có mặt tại Hà Nội vào những ngày cuối tháng 2 năm 2012 để dự hội nghị ba ngày về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, lần này, tất nhiên cũng chỉ là một màn kịch. Tuy thế, báo đài nhà nước vẫn đồng loạt tung hô:

- Quyết liệt chỉnh đốn Đảng: Người dân đặt nhiều kỳ vọng.
- Đa số người dân đều cho rằng Nghị quyết đã nêu rất “đúng và trúng” hiện nay trong vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và kỳ vọng vào việc thực hiện thành công Nghị quyết TW 4.

Không biết “đa số người dân” nào đã “đặt nhiều kỳ vọng” vào quyết tâm và “quyết liệt chỉnh đốn Đảng” lần này, chứ cứ theo nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì đây cũng lại chỉ là một cách “giật gấu vá vai” thôi. Còn theo lời luật sư Trần Lâm, nghe được qua BBC hôm 28 tháng 2 năm 2012, thì ông đã chứng kiến nhiều sự kiện tương tự trong đời và xem đây chỉ là "chuyện cũ chép lại" và là một chuyện “hoàn toàn sáo rỗng.”

Một vị Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao của Việt Nam (88 tuổi đời) mà còn khẳng định như thế thì tôi cũng đành phải mang “chuyện cũ ra chép lại” thôi, chớ làm sao viết được điều gì (mới) nữa.

Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Bạo Lực
(06/02/2012) (Xem: 897)


Năm 2010, báo Dân Trí đi tin:

“Rạng sáng nay 7/6, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) phát hiện một vụ cháy kinh hoàng: một người đàn ông cùng một chiếc xe máy bị thiêu cháy bên vệ đường...

Quan sát kỹ tại hiện trường, PV Dân trí nhận thấy nạn nhân bị đốt cháy gần thành than, không thể nhận dạng, bốc mùi khét lẹt... Chiếc xe máy bị đốt cũng chỉ còn trơ khung đen. Nhiều người cho rằng nạn nhân xấu số này ăn trộm chó bị phát hiện, bị đánh chết ở đâu đó rồi đưa ra cánh đồng này đốt xác.”

Hai tháng sau, cũng báo Dân Trí, lại có thêm tin nữa:

“Khoảng 17 giờ 30 phút chiều ngày 29/8, hai kẻ ăn trộm chó đã bị người dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đánh chết...

Hai nạn nhân được xác định là Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Đình Hồng, cùng SN 1988, đều trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Vào giời nói trên, khi trời nhá nhem tối, người dân nơi đây nghe tiếng xe máy rú ga và tiếng chó sủa ầm ĩ. Lập tức dân ùa ra đường, chứng kiến cảnh hai thanh niên đi trên một chiếc xe máy đang kéo theo con chó chạy bạt mạng phía sau.

Bị người dân đuổi theo, hai thanh niên đã bỏ con chó lại nhưng vẫn bị chặn đánh. Rất đông người cùng tham gia đánh hai kẻ trộm chó khiến một người chết tại chỗ, một người chết trên đường đi cấp cứu. Chưa hả giận, người dân nơi đây tiếp tục đốt nốt chiếc xe máy cái xe máy tang vật...”

Một học viên PLC bị đánh đập khi đang tu tập vào ngày 20 tháng 5 năm 2012. (Ảnh: Dân Làm Báo)
Riêng năm rồi – may thay – ở Nghệ An chưa ai bị đánh chết vì trộm chó, chỉ có một người bị đánh gần chết vì lý do tương tự – theo như tường thuật của báo Pháp Luật, số ra ngày 6 tháng 9 năm 2011:

“Nạn nhân là anh Phạm Văn Tấn giáo viên trường tiểu học Mã Thành (Yên Thành - Nghệ An). Hiện anh Tấn đang nằm điều trị tại bệnh viện 115 Nghệ An. Theo lời tường trình của anh Tấn trên báo VTC, khoảng 20h30 ngày 2/9, anh với một đồng nghiệp khác tên Thanh đi chơi ở nhà người bạn. Do chưa quen đường, trời tối nên bị lạc, sau đó hai anh định rẽ vào một nhà dân để hỏi thì bị người này nghi ngờ, hô hoán có kẻ câu trộm chó.

Chỉ một phút sau, hàng chục người dân chạy ra bao vây, dùng gạch đá, gậy gộc...tấn công. Lợi dụng trời tối, anh Thanh may mắn chạy thoát được còn anh Tấn lĩnh toàn bộ trận đòn. Chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius cũng bị người dân đốt cháy rụi.”

Ba người bị đánh chết, và một người suýt chết (ở Nghệ An) trong thời gian qua, đã khiến tôi liên tưởng đến những cái chết khác – thảm khốc và thương tâm không kém – cũng ở địa phương này, hồi giữa thế kỷ trước, chính xác là vào năm 1952, theo lời kể của nhà văn Võ Văn Trực:

“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;Mi có khai không? Mi có khai không? trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch...”

“Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian” – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt... Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất ....”

(Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006)

Chuyện làng ngày ấy, và chuyện làng bây giờ – xem ra – không khác nhau nhiều lắm. Lòng “nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa” được thổi bùng lên từ thời “cách mạng phóng tay phát động quần chúng” đến nay (có lẽ) chưa bao giờ tắt, ở Việt Nam.

Và cái ác, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở ... làng. Cuối năm ngoái, blogger Cánh Cò đã ghi nhận hàng chục vụ án sát nhân xẩy ra chỉ trong một ngày – ngày 14 tháng 11 năm 2011 – qua thông tin báo chí trong nước:

Dân Việt 14-11: Thắt cổ chồng đến chết rồi ung dung đi ăn cưới. Bà Đỗ Thị Thơ, sinh năm 1976, dân tộc Kinh, trú tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang chính là vợ của nạn nhân.
Bee.Net 14-11: Một người chăn bò bị chém chết tên Võ Văn Giới ngụ ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ.

Lao Động 14-11: tại số nhà 228, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã xảy ra một vụ cướp hết sức táo tợn làm chị Nông Thị Thu thiệt mạng và anh Đinh Trọng Thành bị thương nặng.

Lao Động 14-11: Vụ án giết bảo vệ, cướp ngân hàng xảy ra ở chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội, bước đầu đã có những manh mối.

Bee.Net 14-11: Vì muốn báo thù anh Nguyễn Việt Cường, ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, Bình Định, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐH Quy Nhơn, mà Đặng Văn Cửu, 22 tuổi, ở xã IaYok, IaGrai, Gia Lai, sinh viên năm cuối trong trường, đã bắt cóc cháu Nguyễn Việt Dũng 8 tuổi, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Ngô Mây rồi ra tay sát hại dã man.

Dân trí 14-11: Xảy ra mâu thuẫn, Bình vồ cán chổi bằng cây lao vào đánh tới tấp vào đầu chị Hà. Khi phát hiện nạn nhân gục hẳn, đối tượng này lạnh lùng đưa cô vợ “hờ” lên giường đắp chăn rồi tẩu thoát.

Thanh Niên 14-1: Hầu như đêm nào khoa Cấp cứu của các BV Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Chấn thương chỉnh hình… cũng tiếp nhận những ca nhập viện do đánh nhau, đâm chém. Những đối tượng này thuộc nhiều lứa tuổi (khoảng 16 đến 40 tuổi). Theo các BS, tình trạng đả thương về đêm nhiều hơn ban ngày.

Tiền Phong 14-11: Lãnh đạo Trại giam A2, Bộ Công an, Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hoà xác nhận, tối 8-11 một hạ sĩ quan của trại A2 là N.N.H đâm bị thương hai người tại khu nhà trọ.

Việt Báo: Ngày 15/11: Công an quận Thủ Đức, TP HCM đã đưa Kim Văn Bình về nhà trên đường 12 phường Tam Bình để thực nghiệm hiện trường hành vi sát hại dã man người chung chăn gối suốt nhiều năm.

TTXVN 14-11: Vụ giết người chỉ vì… điếu thuốc.

VietnamNet 14-11: Chân dung kẻ nghịch tử hiếp dâm em gái ruột.

VnExpress 14-11: Bà chủ thu đổi ngoại tệ bị sát hại tại nhà. Người đàn bà kinh doanh thu đổi ngoại tệ nằm chết trong bếp với 3 vết chém. Cạnh đó, người chồng bất tỉnh, cơ thể đầy thương tích.

Dân Việt 14-11: Nam sinh viên đâm chết người yêu cũ của bạn gái. Công an phường An Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam cho biết Nguyễn Đức Chiến, 21 tuổi, sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á, TP Tam Kỳ, đã ra đầu thú về tội giết người.

Bạo lực không chỉ giới hạn ở tầm mức cá nhân mà còn được nhận rõ ở bình diện tập thể qua chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội. Trong việc trấn áp nông dân ở Văn Giang, blogger Hiệu Minh có nhận xét rằng đây chính là “bằng chứng sống về cách quyền địa phương đối với dân, coi dân như kẻ thù.”

Còn trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Võ Thị Hảo nhận định như sau:

“Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ nhẫn, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ.”

Với chủ trương bao che và xử dụng bạo lực của giới cầm quyền, với khuynh hướng “sính” dùng bạo lực (được cổ súy và ấp ủ từ hơn nửa thế kỷ qua) của nhiều người dân Việt, viễn tượng về một cuộc giải phóng khỏi thân phận nô lệ hiện nay mà không phải đổ máu ra– xem ra – có vẻ rất mỏng manh.

Tối ngày 20/5/2012, tin từ Facebook Linh Phan cho biết:

“Trong lúc mình và 2 học viên Pháp Luân Công đang nhắm mắt tập công tại khu đất trống Lam Sơn, phường Linh Tây, Q. Thủ Đức thì bị 7, 8 người mặc thường phục xông vào đánh tới tấp. Họ dùng cây gỗ có cạnh vuông đập liên tục vào mình và 2 học viên khác, lúc đó mình không biết chuyện gì đang xảy ra.

Họ đánh quá mạnh nên mình bỏ chạy. Tài sản của mình và các bạn bỏ lại đó họ không lấy thứ gì nhưng điên cuồng đập phá, chiếc xe máy có chìa khóa ở đó họ cũng không lấy…

Tôi không biết những người Mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!

Thiện có thiện báo, Ác hữu ác báo ! Thần Phật đang nhìn tất cả chúng sinh. Đánh tôi ko hề gì, tôi tha thứ cho tất cả mọi người. Nhưng xin đừng để kẻ ác lợi dụng mà bản thân mình rơi vào Địa ngục!

Tôi tha thứ cho tất cả các bạn, tôi chân thành thương các bạn.

Xin đừng đánh đập các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn nữa!”

Câu hỏi được đặt ra là liệu dân Việt còn “nhẫn” được thêm bao lâu nữa? Và mức độ bạo loạn sẽ đi xa đến đâu khi dân tộc này đã bị đẩy đến mức giới hạn chịu đựng cuối cùng? Có ai quan tâm hay chuẩn bị gì không để người Việt có thể tránh khỏi, ngăn chận, hay giới hạn (ở mức độ khả kham) cho tình huống tồi tệ này – trong trong tương lai gần?

Những câu hỏi này – có lẽ – đã đặt ra hơi muộn, và không chỉ đặt ra cho những bậc thức giả, hoặc đám dân đen mà còn xin được trân trọng (và chân thành) gửi đến những người đang nắm toàn quyền sinh sát ở đất nước này. Qúi vị mới là những nhân vật quyết định số phận của toàn dân, và mạng sống cũng như tài sản của chính mình cùng thân nhân, trong những ngày tháng sắp tới.
Last edited by uncle_vinh on 20 May 14, Tue, 3:37 pm, edited 1 time in total.
Post Reply