Sổ Tay Thường Dân

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Nguyễn Mạnh Tường Và Lê Trần Luật

TƯỞNG NĂNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Bảy, 7/11/2009, 12:00:00 AM

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh hồi đầu thế kỷ XX. Luật sư Lê Trần Luật chào đời vào cuối thế kỷ này. Giữa hai ông, xem ra, có một khoảng cách (khá) xa về tuổi tác và hoàn cảnh sống.

Tôi ra đời sau Nguyễn Mạnh Tường và trước Lê Trần Luật khá lâu. Nói một cách (hơi) cải lương và kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắt cầu. Bữa nay, đang lúc hưởn, tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) có liên quan đến hai ông.

Bài diễn văn “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất – Xây dựng quan điểm lãnh đạo” của Nguyễn Mạnh Tường, hiện đang được lưu trữ ở tủ sách talawas, có đôi lời giới thiệu (ngắn ngủi) về diễn giả:

“Năm 23 tuổi Nguyễn Mạnh Tường đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất mãn vì chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn phòng luật sư.
Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà Lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày ký Hiệp định Genève 1954 thì trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại học Văn khoa.

Với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. Vì bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn.”


Nói như thế (“phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn”) e có vẻ kiệm lời, và sợ rằng cũng có phần hơi hời hợt, về cuộc sống khốn quẫn của Nguyễn Mạnh Tuờng - sau khi “bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.” Trong cuốn Un Excommunié: Hanoi 1954-1991: Proces d’un intellectuel (Quê Mẹ, Paris, 1977) ông cho độc giả biết tỉ mỉ hơn, về cảnh đời của một kẻ bị dồn đến bước đường cùng:

- “Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mõm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân.”

- “Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải vì sợ những lời thị phi, nhưng chỉ vì tôi đã già rồi.”

“Bạn bè cho gia đình tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng còn gì cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bã vĩnh biệt chủ.”

- “Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gày gò. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ sót sa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng.” (tr. 253-257 bản dịch trích từ Lê Đình Thông, “Thế hệ vong thân, thế kỷ u sầu.” Tạp chí Thế Kỷ 21 Jan. 2000).

- “Nhưng điều đau đớn nhất đối với tôi là nhìn thấy những bạn thể thao cũ của tôi tránh né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào tim tôi, và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của những người bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên cũng là đảng viên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và chính trị của họ, và vì vậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch để chơi một ván với nó! Họ là những con người, những người nghèo tội nghiệp, tôi không thể nào trông đợi là họ có thể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa hơn. (tr. 325 – 327 bản dịch trích từ Phản tỉnh phản kháng thực hay hư, Minh Võ, nxb Thông Vũ: California, 1999).

Minh Võ gọi Nguyễn Mạnh Tường là “Kẻ bị vạ tuyệt thông.” Lý do, theo lời Hoàng Văn Chí:

“Bài diễn văn của ông Tường đã làm rung động thế giới vì lần đầu tiên có một nhà luật học đứng trên lập trường pháp lý của các nước văn minh lên án chính sách của ông Mao Trạch Đông về chương trình Cải cách Ruộng đất đề ra từ 1926 và áp dụng lần đầu tiên ở Hồ Nam. Ngày nay, vừa đúng 30 năm về sau, và dựa trên kinh nghiệm đau xót của Bắc Việt, ông Tường lớn tiếng tuyên bố rằng chính sách đó quá ư dã man, không có mảy may nhân đạo và hoàn toàn trái với các nguyên tắc căn bản của pháp lý mà nhân loại công nhận hàng mấy ngàn năm nay” (1).

Nói nào ngay, dù không có bài diễn văn (thượng dẫn) Đảng và Nhà nước chắc cũng khó quên những “yêu cầu” của Nguyễn Mạnh Tường - qua một cuộc phỏng vấn, dành cho báo Nhân Văn, số ra mắt - vào ngày 20 tháng 9 năm 1956:

“Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.”

Vụ án Nhân văn – Giai phẩm (2) được những cơ quan truyền thông nhà nước đồng loạt quảng bá, cùng với những lời kết án vừa đanh thép vừa hàm hồ (không lâu) sau đó “chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn.” Phần chìm của nó “là cả một nền văn học, nghệ thuật giáo dục, đạo đức của miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt và hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc bị đánh gục, bị dìm trong nỗi sợ triền miên.” (Trần Minh, “Nhân văn – Giai phẩm, một tư trào, một vụ án, một tội ác, ”Thế giới Ngày nay, Nov. & Dec. 1994).

“Nó còn liên quan đến cả chục ngàn ‘Nhân văn xóm’, ‘Nhân văn huyện’, ‘Nhân văn tỉnh’, những người bị bắt, bị giam, bị xét hỏi, bị ghi vào sổ đen… do đã tàng trữ, truyền tay, tán thành ủng hộ các tác phẩm Nhân văn - Giai phẩm.” (Thành Tín, Mặt thật, Garden Grove, CA: Turpin Press, 1993,161)

Phải đến nửa thế kỷ sau sự sợ hãi và khiếp đảm mới mờ phai, dân khí, dân chí mới dần hồi phục, và công luận mới bắt đầu được nghe lại những tiếng nói (dõng dạc) của giới luật sư Việt Nam – sau một thế hệ vắng bóng – qua nhưng tên tuổi mới: Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật…

Ba trong năm nhân vật có tên vừa kể đã bị tước quyền hành nghề, và đang bị giam cầm vì những tội danh rất mơ hồ (nếu chưa muốn nói là hoàn toàn bịa đặt) bởi nhà đương cuộc Hà Nội. Những dòng chữ tiếp theo của bài viết ngắn ngủi này, như đã thưa, xin được đề cập đến một trong hai vị luật sư còn lại: Lê Trần Luật.

Trước tiên, hãy điểm qua vài mẩu tin có liên quan đến nhân vật này – trong thời gian gần đây – qua báo chí quốc doanh:

- Ngày 26 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin: “tước giấy phép hoạt động của văn phòng luật sư Lê Trần Luật.”

- Ngày 27 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin tiếp: “Lê Trần Luật còn vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Luật sư: hành vi sách nhiễu, lừa dối khách hàng; lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

- Cùng ngày báo Nhân Dân cũng (không quên) bổ sung thêm: “Không cần phải nói gì thêm, kiểu hành nghề sai pháp luật, vô đạo đức của Lê Trần Luật bị cơ quan quản lý Nhà nước xử lý, tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt động của VPLSPQ là hoàn toàn đích đáng. Với những hành vi sai pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp như trên, rõ ràng ông Lê Trần Luật không đủ tư cách để bảo vệ lẽ phải và công lý. Hơn thế nữa, dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi sai phạm của VPLSPQ.”


Có lẽ đợi (hơi) lâu vẫn chưa thấy “dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc” nên vào ngày 23 tháng 6 năm 2009 – theo tường thuật của Thiện Giao, phóng viên RFA – “Công an yêu cầu luật sư Lê Trần Luật thừa nhận đã ‘lợi dụng phiên tòa tuyên truyền chống Nhà Nước Việt Nam.’ Ông Luật từ chối yêu cầu này, và bị đe dọa sẽ bị bắt và khởi tố.”

Đây không phải là lần đầu tiên và (e) chưa phải là lần cuối Lê Trần Luật bị bôi bẩn, sách nhiễu, và đe doạ. Thay vì tiếp tục phổ biến những bài báo vu vạ bẩn thỉu, và cưỡng bức đương sự lên đồn công an làm việc hàng ngày, để đỡ hao tốn công qũi, tôi xin tha thiết - và khẩn thiết - đề nghị các đồng chí lãnh đạo cứ mang nhân vật này đi khám nghiệm y khoa (ngay) xem sao đã.

Lê Trần Luật, không chừng, bị điếc. Rõ ràng, thằng chả không sợ súng mà. Còn những lời vu vạ và đe dọa mà cơ quan truyền thông, cũng như công an (của ta) kiên trì và liên tục nhắc đi nhắc lại trong thời gian qua (sao) cứ y như… nước đổ lá môn vậy, Trời!

Mới tức thì đây, vào ngày 28 tháng 6 - trên Thông Tấn Xã Công giáo Việt Nam - Lê Trần Luật vẫn cứ lớn tiếng kêu gọi “Mọi người hãy sám hối.” Lý do (theo nguyên văn lời y) vì: “Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ im lặng.”

Thiệt là… hết thuốc!

Nửa thế kỷ trước, bên trong bức màn sắt, với tất cả sức mạnh của chuyên chính vô sản (cùng với mọi phương pháp cách tác nghiệp tinh vi nhất) nhà nước (ta) đã không đánh gục được Nguyễn Mạnh Tường. Sau vài thập niên te tua và bầm dập, đến cuối đời đương sự vẫn cương quyết nhắn nhủ: “(Chúng ta) nhất định ngăn chặn không cho những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai.” (sách đd, tr. 153, bản dịch trích từ Tạp chí Thế Kỷ 21, số đd, tr. 58).

Nay: bức màn sắt đã hỏng, chế độ hộ khẩu tem phiếu cũng hỏng luôn, chính sách độc quyền thông tin cũng vậy, chuyện cô lập nạn nhân bằng cách đe doạ thân nhân bạn bè không còn dùng được nữa, và mọi thủ đoạn ti tiện (nhất) cũng đều đã sử dụng hết rồi! Tất cả những cố gắng khuất phục Lê Trần Luật – xem ra – đều vô vọng.

Chuyện này càng kéo dài lâu thì càng khó coi, cũng như khó nói, trước công luận – trong cũng như ngoài nước. Nói thiệt: càng nghĩ, tôi càng thấy ái ngại. Tất nhiên, không phải là ái ngại cho Lê Trần Luật !

Tưởng Năng Tiến

(1) Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc. Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, Sài Gòn 1959. 318 trang. Nguyệt san Ngày về tái bản, Hướng Việt phát hành. In tại nhà in Lion Press, 3018 Akron Ct, Denver Co. 80231. Bản điện tử do talawas thực hiện).

(2) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân văn - Giai phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Lời Chúc Mừng Của Một Thường Dân

Tác Giả Tưởng Năng Tiến Đăng ngày 22.08.09

Báo Dân Trí, số ra ngày 20 tháng 8 năm 2009, đi tin:

“Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Nga làm người phát ngôn mới của cơ quan này, thay thế cho ông Lê Dũng, được luân chuyển công tác khác. Bà Nguyễn Phương Nga, sinh năm 1963, đã từng theo học ngành báo chí quốc tế tại Nga từ năm 1982-1987. Bà về công tác tại Bộ Ngoại giao từ đầu năm 1989 và hiện giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.”

“Tại cuộc họp báo với tư cách là người phát ngôn của bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày hôm nay 20/8, bà Nguyễn Phương Nga hi vọng nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan báo chí Việt Nam, các hãng thông tấn nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam như đối với người tiền nhiệm của bà.”

Tôi thực vô cùng lấy làm tiếc là sẽ không có cơ hội để “ủng hộ” hay “hợp tác” với người phát ngôn mới của bộ Ngoại giao Việt Nam, như bà Nguyễn Phương Nga hy vọng. Lý do (giản dị) chỉ vì tôi không phải là một thành viên của các cơ quan báo hay các hãng thông tấn trong và ngoài Việt Nam. Tôi cũng không làm việc cho bất cứ cơ quan đại diện ngoại giao nào ráo.

Với tư cách là một công dân lão hạng, một người lớn tuổi hơn bà Nga và đã chứng kiến cung cách làm việc của những vị phát ngôn viên tiền nhiệm, tôi cũng xin được gửi lời chúc mừng bà Nga ở chức vụ mới. Và nhân dịp này cũng xin mạn phép được chia sẻ với bà vài câu chuyện (nhỏ) có liên quan đến công tác mà bà sắp đảm đương, vào những ngày tháng tới.

Tôi nghe kể lại là bà Phan Thúy Thanh, khi còn tại chức, nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi. Có hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà ấy nhờ báo đăng tin để tìm lại con vật qúi. Báo chưa in xong, đã thấy có người đến gõ cửa.

Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.

Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.

Sau đó bà Phan Thúy Thanh rao bán con két để lấy tiền tiêu, bù vào số lương hưu hơi (bị) thấp. Có người mua được, thích lắm, hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đi làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:

- Con két mua ban sáng đâu rồi.

- Ở trong lò chứ đâu.

- Ối Giời, con két mua cả ngàn đô la mà đem nướng à.

- Vẹt gì mà giá cả ngàn đô?

- Nó nói sõi lắm, và nói được mấy thứ tiếng cơ đấy.

- Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết!

Dù con con két đã lìa đời và bà Thanh đã hết thời nhưng truyền thống nói dối và chối thì vẫn được kế tục bởi người kế nhiệm. Ngay sau khi nhận chức, khi bị chất vấn con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên - sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 - ông Lê Dũng, Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN đã nói rằng:

“Hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này.”

Theo truyền thống ở ta, cứ “cực lực bác bỏ” - nghĩa là chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt - như thế là kể như … xong chuyện, và hết chuyện. Khỏi phải nói nhiều.

Riêng chuyện đổ máu ở Tây Nguyên (hồi đó) ngó bộ khó xong. Bởi vậy, mấy bữa sau, ông Phạm Thế Duyệt - Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc - trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn (vào ngày 17 tháng 4 năm 2004) đành phải nhận rằng:

“Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau” thôi. Ít xịt hà!

Ý Yàng ơi, coi kìa: Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng, bỏ buôn làng, lũ lượt kéo vô thành phố, chia làm hai phe, dàn hàng ngang, rồi “ném đá vào nhau” và ” ẩu đả lẫn nhau” cho … tới chết luôn - vậy cà? Nói (đại) như vậy mà nói được sao? Thằng chả, rõ ràng, nói láo!

Con két của bà Thanh đã lìa đời. Bà ấy thì cũng đã hết thời. Ông Phạm Thế Duyệt cũng như ông Lê Dũng cũng không còn tại vị. Kẻ phải đứng mũi chịu sào bây giờ chỉ có mỗi bà Nguyễn Phương Nga thôi. Trước cảnh “hoa lạc giữa rừng gươm,” tôi càng nghĩ lại càng ái ngại. Một lần nữa, ước mong bà Tân Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao gặp ít sự cố hơn, và nhiều may mắn hơn, trong những ngày tháng tới.

Thường Dân Tưởng Năng Tiến

--------------------------------------------------------------------------------
Bài do tác giả gởi đến Đàn Chim Việt Online
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Viễn xứ và viễn ý

Tưởng Năng Tiến


Lấy cớ rằm tháng Tám – Tết Trung Thu – tôi hú cả đống bạn bè tới uống sương sương (vài chai) cho nó vui nhà, vui cửa. Sau khi cạn mấy ly đầy, rồi đầy vài ly cạn, và lại cạn mấy ly đầy, rồi đầy vài ly cạn nữa… thì cả đám (dù đã bước vào tuổi năm mươi) đều ngỡ như còn thơ.

Chúng tôi cùng ca vang Thằng Cuội , bản nhạc mà có lẽ mọi đứa bé sinh trưởng ở miền Nam – vào thập niên 50, hay 60 – đều thuộc. Bài đồng dao này tuy được Lê Thương viết vào năm 1953, khi nền tân nhạc Việt Nam còn ở giai đoạn phôi thai, nhưng lời lẽ tân kỳ dễ sợ:

“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…

Lặng nghe trăng gió hỏi nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta…

Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang…

Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…

Hát bộ, hát chèo, hát cô đầu, hát cải lương, hát hồ Quảng… để kiếm sống ra sao thì tôi không rõ. Chớ còn hát xẩm thì dù có được (cho) tiền, vẫn nghèo xơ xác.

Thuở bé, đôi lúc, tôi cũng nhìn thấy những người hát xẩm. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ Đà Lạt – vào lúc chợ đông – cùng với cái đàn bầu, và những bài ca buồn bã.
Đó là hình ảnh hát xẩm quen thuộc, trong trí nhớ thơ ấu của tôi, ở miền Nam. Ngoài miền Bắc, sinh hoạt của một số những người hát xẩm – xem ra – hơi khác:

“Và đây là một công tác độc đáo: ấy là khi hoà bình mới lập lại 1954, ông được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu – Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương. Không biết ai đã có sáng kiến đặt Thanh Tịnh vào việc ấy? Song quả thực, đấy là một trong những lần, tài năng của Thanh Tịnh được sử dụng một cách đắc địa (Vương Trí Nhàn. Cây bút đời người. Nxb Trẻ : Sài Gòn 2002, 174).

Tác giả đoạn văn thượng dẫn (tiếc thay) không viết thêm một chữ nào về chuyện “quả thực” này, để xem “tài năng” của Thanh Tịnh đã được “sử dụng một cách đắc địa” ra sao – trong việc “động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ của kẻ địch di cư” vào Nam.

Vẫn cứ theo như lời của Vương Trí Nhàn thì sau “sáng kiến” này, “tài năng” của Thanh Tịnh (dường như) không còn được “sử dụng một cách đắc địa” vào bất cứ “công tác độc đáo” nào khác nữa:

“Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu muơi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều… muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, duới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn (sđd, 181).

Một nhà văn tăm tiếng, một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam mà “đăm chiêu” và “đờ đẫn” (thiếu điều muốm xụm bà chè luôn) như vậy thì những người ở lại đã sống (dở, và chết dở) ra sao – bên kia vĩ tuyến – là điều mà ai cũng có thể hình dung được, kể cả những người đui.

Còn những kẻ bỏ đi thì hậu vận cũng không sáng sủa gì cho lắm. Họ bị bắt lại, gần trọn đám, sau khi miền Nam thất thủ. Từ đây, “Nam / Bắc hoà lời ca.” Nhiều người ca (rất) dở nên đã phải liều mình đâm sầm ra biển, hoặc ù té bỏ chạy thục mạng qua những bãi mìn – nơi biên giới xứ người. Chết chóc (ôi thôi) hết đếm luôn!

Đó là những thành phần “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” – theo như nguyên văn lời giải thích của Chính quyền Cách mạng, với thế giới bên ngoài, và với lũ cột đèn còn (kẹt) lại.

Không hiểu những người ra đi đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao – nơi đất lạ quê người – nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ đều đặn gửi về cố hương đã cứu toàn dân, cũng như toàn Đảng, thoát chết (đói) nhiều phen.

Từ đó, Đảng ta đổi giọng: những kẻ phản bội tổ quốc không những đều được “khoan hồng” mà còn được “tôn vinh” như “những sứ giả Lạc Hồng,” và (bỗng) trở thành “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc.” Nghị quyết số 36-NQ/TƯ, về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, đã ra đời (hơi muộn) vào ngày 26 tháng 3 năm 2004 – cũng dựa trên cơ sở đó.

Đây là công tác vô cùng quan trọng, của Bộ Ngoại giao, do một vị Thứ trưởng đứng đầu. Ngoài những ban ngành phụ thuộc, mỗi thành phố lớn đều có thêm một vị Chủ nhiệm (hay phó Chủ nhiệm) Ủy ban Người Việt ở Nước ngoài – chuyên trách về khu vực của mình. Nếu bỏ những chức danh này qua một bên – cho nó bớt rườm rà – và nói trắng phớ ra thì đây (cũng) chỉ là… một đoàn hát xẩm thôi!

Vấn đề chỉ khác ở chỗ là bây giờ (ta) không động viên đồng bào ở lại nữa (vì chúng đã lỡ đi hết trơn rồi) mà chỉ kêu gọi họ “làm ơn” đừng có quay lưng đi luôn, tội lắm. Con cá nó sống nhờ nước, và Nhà nước ta thì sống nhờ… kiều hối mà!

Một trong những công tác “độc đáo” mà đoàn hát xẩm tân thời được giao phó là chuơng trình “Vinh danh nước Việt”. Wikipedia ghi nhận được ba đợt vinh danh, trong ba năm liên tiếp (*):

Năm 2004, có 19 Việt kiều được mời tham dự “Ðêm Vinh danh của những người con nước Việt xa xứ ” – tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 2005 – ở Hà Nội. Con số khiêm tốn này được ông Nguyễn Anh Tuấn (Tổng Biên tập báo điện tử VietNamNet) giải thích một cách khéo léo là “vạn sự khởi đầu nan.” Còn ông Lê Truyền, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì nói một cách rõ ràng hơn:

“Đó chỉ là một con số ngẫu nhiên vì khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế. Có thể nói rằng công lao đóng góp của bà con Việt kiều ta trên khắp thế giới đối với quê hương đất nước là rất phong phú đa dạng, dưới nhiều hình thức. Việc vinh danh họ sẽ vẫn còn tiếp tục được thực hiện trong các lần khác. Tất nhiên, có cả những người chưa muốn xuất hiện trong đợt vinh danh này.”

Qua đợt sau, Đêm Vinh danh nước Việt 2005 – cũng tổ chức tại Hà Nội, vào ngày 5 tháng 2 năm 2006 – con số “những người chưa muốn xuất hiện” lại tăng thêm chút đỉnh, làm giảm số người “muốn xuất hiện” xuống chỉ còn 15 mạng.

Đến đợt kế tiếp thì chỉ có 11 trong số 17 kiều bào được trao giải “muốn xuất hiện” trong Đêm Vinh danh nước Việt 2006 – theo như tường thuật của Tiền Phong Online, đọc được vào ngày 5 tháng 3 năm 2007.

Tình trạng, rõ ràng, không khá. Bởi vậy Thủ tướng Chính phủ mới ban hành chỉ thị 19/2008/CT-TTg ngày 06/06/2008 để chấn chỉnh “những hạn chế, yếu kém trong việc nắm tình hình người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở từng địa bàn và các đối tượng cụ thể…”

Phen này, Đảng hạ quyết tâm: Từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 11 năm 2009, (LTS: Hà Nội đã thay đổi ngày từ 20.- 22.11.2009) Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị người Việt ở nước ngoài. Khi được phóng viên của VnExpress.net hỏi về “nội dung của hội nghị này,” ông Trần Trọng Toàn – Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài – đã trả lời như sau: “Hội nghị này được coi như dịp quy tụ trí tuệ của Việt kiều, hiến kế cho đất nước.”

Tui chưa tới Hà Nội lần nào. Cũng chưa bao giờ có ý định phiêu lưu đến một nơi (rất) lôi thôi, và bất an như thế. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lung tung rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ! Bởi vậy, xin phép Hội nghị để được đứng vào thành phần “viễn ý’ (góp ý từ xa) cho nó chắc ăn:

- Nghị quyết 36, trong phần những “nhiệm vụ chủ yếu,” có đoạn như sau: “Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại… Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài.”

Nói như thế người Việt gọi là “nói trạng,” hay “nói khoác”. Và cái giọng điệu ba hoa, khoác lác tương tự không thiếu trong bản Nghị quyết này. Theo thiển ý: đã đến nước phải ngổi ngửa nón giữa chợ (đời) thì cũng nên bỏ cái thói huyênh hoang, và cái tính khoác lác đó đi. Kỳ lắm.

- Nghị quyết 36 gồm 3.824 chữ nhưng không có một chữ nào – nửa chữ cũng không luôn – đề cập đến nguyên do khiến mấy triệu nguời Việt phải lưu lạc và tứ tán khắp năm châu. Nói cách khác, đây là một “bản nghị quyết không đầu.” Thiếu đầu thì làm gì có hậu. Sao mà đoảng dữ vậy, mấy cha?

Cứ làm như thể là khi khồng khi không (cái) từ trên trời, có mấy triệu đứa Việt Nam rơi rớt xuống khắp cả địa cầu vậy. Đảng chỉ tiện tay gom cả đống lại cho nó gọn, rồi tiện miệng phán luôn: “Tụi tao đang kẹt lắm. Tụi bay sẵn có tiền, có của thì đóng góp cái này cái kia chút chơi nha.” Chơi như vậy có mà chơi với chó.

Nói gần, nói xa chả qua nói thiệt: chỉ có những thằng những con mất trí nhớ, hay tụi chó má, mới chơi (được) với tụi mày thôi.

© Tưởng Năng Tiến
-----------------------------------------------------------------

(*) Vinh danh nước Việt là giải thưởng do báo điện tử VietNamNet sáng lập
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Dư âm của những tiếng vỗ tay

Tưởng Năng Tiến

Sau giai đoạn ở hang, loài người ở chòi, ở túp, ở lều… trước khi dọn vô ở nhà. Đây có thể là lựa chọn tối hậu, và tối ưu, của phần lớn nhân loại. Phần còn lại, ở công trường, ở nông trường hay ở trại – trại lính, trại giam, trại tị nạn, trại lao cải, trại sáng tác… Ăn ở tập thể kiểu này (thường) là do bị hoàn cảnh ép buộc, hay vì phán quyết của toà án nhân dân, hoặc chỉ thị của hội nhà văn, – chứ không lại ai tự nguyện vác xác đến những nơi đông đảo, ồn ào, rất mất vệ sinh, rất linh tinh và thiếu thốn (đủ bề) như thế. Và bởi thế nên cựu công dân nước CHXHCNVN, ông Lâm Hoàng Mạnh, đã cất tiếng than:

Sáng dậy theo đài, đêm theo kẻng
Cuộc đời như thế, sướng hay không?

Mới đây, có vài người (lại) xoay ra ở… cũi! Sự lựa chọn khác thường – và hiếm hoi này – vừa được tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng… “phát hiện,” và cho biết như sau: “Quốc gia nào khép mình bó chặt vào bất cứ một quan hệ đơn phương nào cũng là tự nhốt mình trong cũi.”

Cũi, dù là loại cực lớn, cũng không cách chi “nhốt” được một quốc gia. Nó chỉ đủ chỗ cho một số người, và ai cũng hiểu đây là những kẻ đang cầm quyền ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, do tế nhị, đã không tiện nói (hẳn) ra như vậy.

Và có lẽ nhờ vậy nên bài viết của ông (“Trung Quốc – Rồng thật hay Voi giấy?” ) đã có cơ hội xuất hiện trên Tuanvietnam. net, vào hôm 18 tháng 11 năm 2009, và vẫn còn (nguyên) trên diễn đàn này – mãi cho đến hôm nay.

Con thú ở trong cũi là cảnh thường thấy. Con người thì không. Ngó kỳ chết mẹ. Có lẽ vì ý thức được điều này, và vì ý muốn “bình thường hoá” hiện trạng khó coi của mình nên thỉnh thoảng những nhân vật đang sống trong cũi lại khua chân/ chém tay – bi bô hay hô hoán chuyện này, chuyện nọ – để biện minh cho sự lựa chọn (kỳ cục) này. Hệ quả là họ đã tạo ra nhiều thứ … hoang ngôn quái đản:

- Báo Quân Đội Nhân Dân, số ra ngày 11 tháng 10 năm 2009, có bài chính luận để cập đến “sức mạnh của truyền thông hiện đại,” với nhiều chi tiết rất… hoang đường:

“… báo chí, mạng Internet được chúng triệt để sử dụng vào việc truyền bá các quan điểm thù địch, sai trái, xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phá vỡ trận địa tư tưởng vô sản, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng, vào những nhà báo cách mạng. Với chiêu bài ‘tự do ngôn luận’, ‘tự do báo chí’, chúng vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hòng làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí của mình. Đòn tiến công này thật sự nguy hiểm đối với sự nghiệp cách mạng và đối với sự phát triển của báo chí nước ta.”

- Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư và Nghị quyết Trung ương Khoá X (về “Công tác tư tưởng, lí luận, báo chí trước yêu cầu mới”) cũng “đề ra” nhiều giải pháp (nghe) hoang đường và hoang mang không kém:

“Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu ‘Diễn biến hoà bình’ thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch ; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành, các cấp.”

Chính vì tình thế khẩn trương tới cỡ đó nên Đảng đã quyết định (phải) chui vào cũi. Ở bên trong những chấn xong, tất nhiên, an toàn hơn bên ngoài. Nhưng tầm nhìn, vì thế, không tránh khỏi bị giới hạn. Và sự hạn hẹp này đã phát sinh ra nhiều hoang ngôn (loại) khác:

- Theo TTXVN: “… đến năm 2010 (sẽ) xóa hết hộ đói, cơ bản không còn hộ nghèo!”

- Qua tới thập niên 2030 hay 2040 thì viễn tượng mới thực là huy hoàng, theo như lời của tiến sĩ Nguyễn Xuân Kiên (Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á): “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.”

Đồng bộ với với phát triển (tột bực) về kinh tế, văn hoá, giáo dục và âm nhạc cũng đạt đến những thành tích ở đỉnh cao. Báo Lao Động, số ra ngày 30 tháng 9 năm 2009, đi tin: “Việt Nam có nhiều tiến sĩ, giáo sư thuộc loại nhất khu vực.” Qua tháng sau, báo Thể thao & Văn hoá (số ra ngày thứ Bảy 03/10/2009) bồi thêm: “Việt Nam có nền âm nhạc cổ điển đứng đầu khu vực.”

Nói tóm lại, theo lời của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (phát biểu vào hôm khai mạc Đại hội Việt kiều) “là chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế.”

Thiên hạ đều bị ù tai hết trơn hết trọi. Ông Huy Đức mặt mày “đỏ lựng.” Ông Hà Sĩ Phu vò đầu bứt tai, nhăn nhó: “Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình, không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc.” Còn ông Nguyễn Đình Đăng thì phàn nàn là những tiếng nổ quá lớn (hay nói theo nguyên văn lời của ông là “quá trớn”) đã “át mất tiếng lòng sâu lắng của lương tâm.”

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Văn Lục nhận xét rằng: ”Cái tồi tệ nhất trong bài nói chuyện ‘vô học’ của ông chủ tịch không hẳn là những lời phát biểu huênh hoang lố bịch mà là tiếng vỗ tay rào rào.” Ngoài những tiếng “vỗ tay rào rào, ” còn có những tiếng xuýt xoa khen ngợi (từ vài vị đại biểu Việt kiều) mà theo dư luận thì đây chỉ là những lời “nói nịnh” của một bọn “về hùa.”

Image
Đại Hội Việt Kiều tại Hà Nội (Nguồn: www.vnexpress.net)

Thực trạng xứ sở ra sao mà những cử chỉ tán dương, hay lời lẽ tán thưởng (như vừa dẫn) đều bị coi là hoang ngôn hay xiểm nịnh?

Đây là toàn cảnh “Tổ Quốc Nhìn Từ Xa” dưới mắt một thi sĩ:

“Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày
Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh
Đi kiếm ăn đủ kiểu
Nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng…
Xứ sở thông minh sao lắm trẻ em thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương…
Xứ sở thiêng liêng sao lắm đình chùa làm kho hợp tác…”

Nguyễn Duy (Tổ Quốc Nhìn Từ Xa – 1988)

Hơn hai muơi năm sau, hiện trạng của của đất nước (xem ra) cũng không được sáng sủa gì hơn – theo nhận định của tiến sĩ Vũ Minh Khương:

“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”

“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…” ( Việt Nam chặt cầu để tiến lên).

Trước viễn tượng “đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang” như thế mà không có lời phát biểu, hay một bài tham luận nào, từ qúi vị đại biểu Việt kiều (về những nan đề và vấn nạn của đất nước) chỉ nghe thuần có tiếng “vỗ tay rào rào” thì cũng kỳ thiệt, thiệt kỳ. Cộng đồng người Việt hải ngoại ở khắp năm Châu, đặc biệt là thành phần những doanh nhân và trí thức Việt kiều, có thể ví như những cửa sổ mở – từ đó cả nước có thể nhìn ra bên ngoài để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.

Đại hội Việt kiều vừa qua, tiếc thay, lại chỉ gồm toàn những khung cửa đóng. Và người ta không đóng cửa để thảo luận hay bàn bạc gì ráo mà (theo lời của ông Bùi Tín) là để “nghe ông chủ tịch nước đọc diễn văn dài thòng kiểu đại ngôn, rồi nghe một thứ trưởng trưởng ban Người Việt ở nước ngoài đọc báo cáo chỉ kể lể những điều hay ho tốt đẹp, toàn một màu hồng…”

Nếu đúng vậy thì “vỗ tay rào rào” là phải (chuyện). Chuyện của những người rỗi việc đi xem thú làm trò,trong cũi, rồi vỗ tay tán thưởng. Đó là tiếng vỗ tay của những kẻ vô tâm, hay vô luân – hoặc cả hai.

© Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Đêm Havana và ngày Hà Nội

Tưởng Năng Tiến
Đăng ngày 26.10.09 Sổ tay K'Tiến


Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …

Phùng Quán


Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao nói vậy thôi hà. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:

“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).


Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội? Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y trang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:

“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”
“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).


Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.”. Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
“ Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”

Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:

“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt hoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).

Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ. Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng.

Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam:

“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”

Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:

“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”

Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam không gác, Cuba vẫn nghỉ. Cho nó khoẻ! Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”

Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”

Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?

Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.

Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.

“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.
Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.

Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.
Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…

Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.

Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.

Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
……
Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:

- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.

Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:

- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”


Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.

Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn như thế, qua từng hơi thở và khi ngồi viết những dòng chữ này, dù nơi đây cách quê nhà hơn nửa vòng quả đất.

Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi hỏi tìm số điện thoại của tác giả và gọi cảm ơn ông đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế thôi.

Chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta cũng gặp được cái hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận ra được, thế thôi.

Bài do tác giả gởi Đàn Chim Việt Online.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Tin Tặc & Gian Tặc

Tưởng Năng Tiến

Thư toà soạn của Tạp chí văn chương Da Màu số 27, phát hành ngày 30 tháng 5 năm 2007, nghiêm và buồn thấy rõ:

“Nghĩ đến Văn học miền Nam 54-75 là nghĩ đến một khoảng thời gian 20 năm bị hư vô hóa. Nền văn học này, sau 30/4/1975, đứng chênh vênh nơi ranh giới giữa có thực và phi thực, giữa sống sót và hủy diệt, chưa kể đến những âm mưu đánh tráo nó với cái gọi là ‘Văn học Giải phóng miền Nam.’ Đó là mục tiêu lâu dài của người cộng sản, để giáo dục những thế hệ sinh sau thời điểm này, để khi thế giới muốn nghiên cứu về Văn học miền Nam trong chiến tranh, tất cả những gì họ có được chỉ là cuốn Văn học Giải phóng miền Nam của Phạm Văn Sĩ (Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1975) trong đó đại diện là một tập hợp những nhà văn cộng sản gốc Nam bộ gồm Trần Bạch Đằng, Huỳnh Minh Siêng, Thanh Hải, Anh Đức, Phan Tứ, Giang Nam…”

Trước đó, nhà văn Võ Phiến cũng đã có lần đề cập đến chuyện này, bằng những lời lẽ tuy (hơi) giễu cợt nhưng không dấu được sự băn khoăn:

“Nhà nước cộng sản dựng lên một nền văn học, cho cán bộ nghí ngố om sòm về nền văn học ấy, cố gây ra cái cảm tưởng đây mới là nền văn học chân chính của miền Nam…”

“Ông Phạm Văn Sĩ… không chịu nói ra cái điều lý thú này: là tất cả những kẻ vừa kể trên đều được phái từ ngoài Bắc vào… đổi tên đổi họ, hóa thân làm người mới: Lưu Hữu Phước hóa làm Huỳnh Minh Siêng, Nguyễn Văn Bổng hóa thành Trần Hiếu Minh, Nguyên Ngọc hóa ra Nguyễn Trung Thành, Bùi Đức Ái thành ra Anh Đức, Trần Bạch Đằng làm Hưởng Triều, làm Hiểu Trường, Lê Khâm hóa thành Phan Tứ, Nguyễn Ngọc Tấn thành Nguyễn Thi v.v...” (Võ Phiến. Văn học miền Nam tổng quan. Văn Nghệ: California, 1987)
.

Anh chị em trong Ban biên tập tạp chí Da Mầu, cũng như nhà văn Võ Phiến, đều là những người lo xa. Và tôi e rằng họ đã lo xa… quá! Trong cuộc chiến vừa qua thì cái gọi là “văn học giải phóng miền Nam” chỉ là một phần rất nhỏ, nhỏ còn hơn con thỏ, trong toàn bộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đây mới chính là một sản phẩm đặc sắc của dân làng Ba Đình - Hà Nội. Món hàng mã này được làm xong vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, và làm khéo đến độ khiến nhiều người tưởng là đồ thật. Lắm kẻ đã bỏ mạng (hay bỏ mẹ) vì nó.

Ðến lúc được mang ra đốt, nó cháy như điên. Sự nghiệp cách mạng của không ít người dân miền Nam cũng cháy theo luôn, như đuốc. Cái mảng, cũng như cái mạng, của Văn học Giải phóng miền Nam – tất nhiên – khó được vẹn toàn. Phen này chắc chết, chết chắc!

Mà đã chết là hết. Chết cháy, chết chìm, chết trôi, chết đuối, chết ngộp hay chết ngạt đều (kể như) là chết ráo. Nghĩa tử nghĩa tận. Ban biên tập tạp chí Da Màu, cũng như nhà văn Võ Phiến (lẽ ra) không nên nhắc lại chuyện cũ làm chi, cho… má nó khi!

Hơn nữa – nghĩ cho cùng – đánh du kích, hay khủng bố (kiểu như pháo kích vào thành phố, đặt chất nổ trong rạp hát, giựt mìn xe đò, đào đường đắp mô, đào hố cắm chông, hay “đào cái hầm thật sâu nấp thật kín, rồi ngồi dưới đó cất lên tiếng nói giải phóng của toàn thể nhân dân...”) đều là những chiến thuật có thể chấp nhận được trong thời chiến. Cứu cánh có thể biện minh cho mọi phương tiện, cho dù là… hạ tiện, miễn thắng cuộc thì thôi!

Hơn ba muơi năm sau, sau khi cuộc chiến Nam/Bắc đã tàn, phe thắng cuộc đang lâm vào một cuộc chiến khác. Kẻ thù của họ bây giờ là dân Việt của cả ba miền, cộng thêm vài triệu người (tị nạn) ở nước ngoài. Báo Quân Đội Nhân Dân (số ra ngày 11 tháng 10 năm 2009) có bài chính luận để cập đến “sức mạnh của truyền thông hiện đại,” với rất nhiều hoang mang:

“… báo chí, mạng Internet được chúng triệt để sử dụng vào việc truyền bá các quan điểm thù địch, sai trái, xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phá vỡ trận địa tư tưởng vô sản, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng, vào những nhà báo cách mạng. Với chiêu bài ‘tự do ngôn luận’, ‘tự do báo chí’, chúng vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hòng làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí của mình. Đòn tiến công này thật sự nguy hiểm đối với sự nghiệp cách mạng và đối với sự phát triển của báo chí nước ta.”


Thực ra, những “đòn tiến công thực sự nguy hiểm” này đã được nhận diện và báo động khá lâu – trước đó. Công an Nhân dân Online (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Công an) đọc được hôm 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả internet như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là... “Chuyện buộc cẳng chim trời”:

“Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog...”

“Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn...”

“Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”

“Việc truy tìm chủ nhân blog có thể được đối với cơ quan an ninh mạng hay lực lượng cảnh sát mạng. Nhưng đó là việc làm mang tính đối phó chứ không phải là cách làm mang tính chiến lược.”


Sau một thời gian loay hoay, cuối cùng, nhà đương cuộc Hà Nội cũng tìm ra được “chiến lược” quen thuộc (và vốn là sở trường của họ) để xử dụng cho cuộc chiến hiện nay: du kích chiến! Ngày 20 tháng 12 năm 2009, BBC loan báo: “Trang Bauxite Việt Nam bị phá.” Qua ngày hôm sau, BBC cho biết thêm: “Đến lượt talawas bị hacker tấn công…” Đến ngày 1 tháng 1 năm 2010, với tiểu tựa là “Ném Đá Nhưng Không Dấu Được Tay,” phóng viên Trần Văn của RFA viết tiếp: “Chưa ngừng ở đó, mới đây, tin tặc tiếp tục mạo danh, ngụy tạo thông tin nhằm bôi nhọ, ly gián những người sáng lập trang web Bauxite Việt Nam.”

Trong “Lời Kính Báo Của Phạm Toàn” (một trong ba thành viên chủ trương Trang Bauxite Việt Nam) đọc được ở diễn đàn X- cafe, ông gọi đây là việc làm của “bọn lưu manh tin học.” Cách ném đá dấu tay, cũng như cách phá hoại của “bọn lưu manh tin học” khiến ngươi ta nhớ ngay đến một sản phẩm cũ của dân làng Ba Đình - Hà Nội: Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Món hàng mã của thời tin học, tiếc thay, không lòe bịp được ai. Nó được chỉ mặt và đặt tên, ngay sau khi vừa ló mặt. Sau đây là (vài) phản hồi đọc được bên dưới bài viết (thượng dẫn) của phóng viên Trần Văn:

“Ông Già nơi gửi VN :
Chưa thấy tay, cũng biết ngay ai ném;Việc thì lạ, sự hèn hạ thì quen…
04/01/2010 14:13

Hoàng Trường Sa nơi gửi Mỹ quốc :
Tin tặc là bọn giặc. Nếu bọn này làm việc theo chỉ đạo của một nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền này phải được gọi là gì ?
04/01/2010 13:33

Vo Viet Nam nơi gửi Viet Nam :
CSVN đừng chơi những trò vô liêm sĩ nữa . Các ông chỉ làm cho nhân dân thêm khinh bỉ…
04/01/2010 10:50”


Đánh lén hay khủng bố đều là chiến thuật và vũ khí của kẻ yếu, ở thế hạ phong. Những hoạt động rộn rịp của đám tin tặc trong thời gian vừa qua cho thấy thế … tất thua của đảng CSVN, trong cuộc chiến mới này.

© Đàn Chim Việt Online 2010
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Từ chức và từ trần

Tưởng Năng Tiến
22-05-2008

“Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.”
Hồ Chí Minh (3 tháng 9 năm 1945)


Rồi cuối cùng, ở Việt Nam, cũng đã có một nhân viên cán bộ - ông Lưu Văn Ca - xin từ chức. Lý do, theo như lời của chính đương sư, là vì “năng lực kém,” và “không có khả năng quản lý.”

Hàng ngũ quan chức ở xứ sở này, phần lớn, đều thuộc loại “năng lực kém” nhưng có lẽ ông Ca là người đầu tiên (và hy vọng sẽ không phải là người cuối cùng) xin từ chức vì “không có khả năng.” Đây là một tín hiệu đáng mừng, dù khởi đầu bằng một câu chuyện khá buồn – xin ghi lại tóm tắt:

Em Huỳnh Thị Ngọc Trâm là học sinh của trường tiểu học An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp do ông Huỳnh Văn Ca làm hiệu trưởng. Đương sự đã nhờ cơ quan an ninh mở cuộc điều tra vì nghi ngờ em Trâm lấy cắp 47.800 đồng, tiền qũi của lớp. Kết quả: vẫn không biết số tiền nói trên (biến) đi đâu nhưng em Trâm thì đã được gia đình đưa đi nhà thương - vì tâm thần bị rối loạn.

Khi được hỏi “đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc hành xử thiếu đạo đức” như vậy? Bà Đặng Huỳnh Mai, Thứ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo của nước CHXHCN Việt Nam, đã trả lời (nguyên văn) thế này:

“Trong cuộc đời, đôi khi xảy ra những thứ không ai muốn. Họ cũng là những người hiểu biết nhưng việc xử lý các tình huống đối xử không tốt. Ví dụ, trong tình huống ‘hỏi cung’ em Trâm, phải nói công bằng là mục tiêu ban đầu chắc không ai muốn hại đứa trẻ. Nhưng phải xử lý tình huống như thế nào? Do vậy, ngay từ nhỏ, trẻ cần phải được giáo dục cách ứng xử tình huống.”

- “Vậy sắp tới, Bộ sẽ có biện pháp gì để tránh lặp lại những sự việc tương tự?

“- Sắp tới Bộ sẽ ra chuẩn giáo viên và phát động phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh… Thứ hai, tôi sẽ về Đồng Tháp xem tình hình em Trâm như thế nào…”


“Năng lực” và “khả năng quản lý” của bà Thứ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo của nước CHXHCNVN, ngó bộ, cũng không đỡ kém hơn ông Hiệu Trưởng Lưu Văn Ca (trường tiểu học An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) bao nhiêu. Tuy cũng thuộc loại tài mỏng nhưng (dường như) bà ấy có đức dầy. Nói theo ngôn ngữ của đời thường thì bà Đặng Huỳnh Mai là kẻ có lòng. Tấm lòng này được thể hiện qua quyết định đi thăm em bé nạn nhân của một vụ ép cung.

Cuộc phỏng vấn thượng dẫn, do phóng viên Tiến Dũng thực hiện, đọc được trên VnExpress, vào ngày 16 tháng 4 năm 2007, với tựa rất cảm động là “Tôi Sẽ Về Đồng Tháp Tìm Cách Giúp Bé Trâm.” Ở Việt Nam cán bộ nhân viên quan chức các cấp đều đươc tuyển dụng theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên.” Do đó, người có khả năng rất hiếm và những kẻ có lòng - như bà Thứ Trưởng - thì quá … hiếm. Và có lẽ vì vậy nên bài phỏng vấn của ông Tiến Dũng đã được phổ biến rộng rãi - với ít nhiều sung sướng và hãnh diện - trên hầu hết những trang báo và trang web ở Việt Nam.

Tôi thực sự (vô cùng) cảm động vì tinh thần dấn thân của bà Thứ Trưởng nhưng cũng (hết sức) ái ngại cho thời giờ, cũng như cho sức khỏe, của bà ta. Khác với một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam là nơi mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Do đó, khi có lệnh triệu tập (bằng miệng) hay giấy mời của công an thì bất kể trai / gái/ nam / phụ / lão / ấu… “dù gian nan cách mấy cũng lên phường” - theo như cách nói (bằng thơ) của thi sĩ Bùi Minh Quốc.

Ở Phường hay ở Xã thì chuyện hỏi cung (hoặc ép cung) vẫn xẩy ra thường ngày, cũng cứ y như ở Huyện, vậy thôi. Hễ nơi nào có học sinh bị hỏi cung mà cũng chạy bổ đi (“tìm cách giúp”) như thế thì có lẽ trong lòng bàn tay của bà Thứ Trưởng - ngoài đường đường kách mệnh, và đường may mắn - còn có thêm đường… vất vả nữa. Tôi e là bà Mai sẽ vất vả lắm, và vất vả không ngừng, với cung cách làm việc mau mắn như thế.

Sau khi bé Trâm phải vào bệnh vì “rối loạn tâm thần,” một vụ “ép cung” tương tự cũng đã xẩy ra cho một em học khác, tên Nguyễn Bùi Sĩ Thanh - học sinh lớp 4 của trường tiểu học Tân Hội Đông, tỉnh Tiền Giang.

Theo Thanh Niên Online, đọc được vào ngày 5 tháng 4 năm 2008, thì vì bị nghi ngờ lấy cắp một cái điện thoại di động nên công an xã đã cho người đến nhà ‘mời’ em Thanh về trụ sở để làm việc.

“Theo đó Thanh thừa nhận có lấy cắp chiếc điện thoại di động, đã đem bán được 600.000đ và đem về bỏ ống heo trong tủ. Đến 14 giờ cùng ngày, đích thân ông Huỳnh Văn Vịnh - Trưởng công an Tân Lý Đông cùng một công an viên đến nhà ông Út thực hiện việc khám xét, truy tìm ‘tang vật’. Nhưng tìm hơn nửa tiếng đồng hồ vẫn không thấy tang vật, ông Vịnh ra về rồi sau đó cho 2 công an viên trở lại tiếp tục khám xét! Cùng ngày, công an xã cũng đưa em Thanh đi thu hồi ‘tang vật’ tại 2 điểm bán điện thoại ở địa phương, nhưng chủ cửa hàng đã xác nhận không hề mua chiếc điện thoại nào của em Thanh.”

“Tiếp xúc với báo chí hôm qua 5.4, ông Huỳnh Văn Vịnh thừa nhận việc công an xã làm việc với em Thanh mà không có người giám hộ là sai; việc ông Hồ Văn Vũ (công an viên) lập biên bản vi phạm hành chính rồi buộc em Thanh phải ký thừa nhận hành vi trộm cắp mới cho về là ‘do nóng vội’ và ông Vịnh cho biết sẽ thu hồi lại biên bản…”


Công an xã Tân Lý Đông giải quyết sự việc tuy hơi thiếu tình nhưng giản dị và hữu lý: “thu hồi lại biên bản” của cuộc hỏi cung là kể như xong. Mọi người sẽ lại tiếp tục sống (vô tư) y như cũ.

Trường hợp của em Nguyễn Minh Cảnh (11 tuổi, học sinh lớp 6, trường THCS Bình Ngọc, thuộc thành phố Tuy Hòa) thì hơi khó vô tư hơn – chút đỉnh.

Cũng vì bị nghi ngờ là đã lấy cắp điện thoại di động, em Cảnh đã bị công an xã Bình Ngọc xét hỏi, hù dọa, và đánh đập tơi bời từ sáng đến chiều. Khi được thả, ngoài những vết thương khắp người, trên trán của em Cảnh còn có một lỗ trống sâu (đường kính cỡ 2 cm) vì bị một nhân viên công an bắn bằng súng cao su.

Sử dụng súng cao su (thay vì súng thật) để lấy cung, nghĩ cho cùng, là một sự nhân nhượng rất lớn của nhân viên công lực - ở Tuy Hoà - đối với dân chúng. Nơi những vùng xa, vùng sâu, vùng rừng núi, người dân không được hưởng sự nhân nhượng tuơng tự. Em Hồ Phi Hiền - học lớp 6, trường THCS Trần Quang Diệu, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, Đak Lak - là nạn nhân (điển hình) của sự thiếu nhân nhượng đó.

Câu chuyện được TTXVN tường thuật như sau:

Image
Hồ Phi Hiền
Nguồn: tuoitre.com.vn

“Sau khi đi học về, Hiền giúp mẹ mang bao lúa đi xay xát. Trong khi chờ đến lượt, Hiền sang quán bà Quang bên cạnh xem trò chơi điện tử. Quán vắng người, thấy rổ tiền xu Hiền lấy một nắm bỏ vào túi. Người hàng xóm phát hiện, báo cho bà Quang. Học sinh này được mời lên công an xã làm bản tường trình.”

“Tại đây, Hiền khai nhận đã lấy 47.000 đồng gồm các loại tiền xu có mệnh giá từ 1.000 đến 5.000 đồng. Cuối buổi chiều, mẹ của Hiền lên công an xã ký giấy bảo lãnh cho Hiền về. Công an xã cho rằng Hiền khai nhận chưa thỏa đáng, thiếu trung thực đề nghị chiều ngày hôm sau tiếp tục đến lấy lời khai…”

“Đến chiều, mẹ của Hiền chuẩn bị đưa cháu lên công an xã làm việc thì phát hiện con trai tự tử. Trước khi chết, Hiền để lại một bức thư cho gia đình, với nội dung xin lỗi vì đã làm phụ lòng bố, mẹ.”


Tôi (trộm) nghĩ thêm rằng: em Hồ Phi Hiền không chỉ đã làm phụ lòng bố mẹ mà còn làm buồn lòng bà Đặng Huỳnh Mai nữa. Có lẽ vì ở vùng xa, vùng sâu, vùng rừng núi nên em Hiền không biết rằng bà Thứ Trưởng Giáo Dục đã có đề xuất biện pháp “phát động phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh,” để ngăn chận “tình huống hỏi cung” của công an đối với học sinh.

Vi nhân nan. Làm người (quả) khó. Làm người Việt càng khó. Và làm người Việt thiểu số thì có lẽ là điều bất khả. Do vậy, em Hồ Phi Hiền đành phải làm phụ lòng bố mẹ, từ chức làm người, để chuyển (luôn) sang từ trần cho… xong chuyện.

Ở bên kia thế giới cầu mong em đừng phải gặp lại bác Hồ, lần nữa.


© DCVOnline
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

NĂM CỌP NÓI CHUYỆN CÁ
Tưởng Năng Tiến


“Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng đô la. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.”
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).

Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, ca chốt, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bất kể là bống kèo hay bống đá - hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.

Cá hồi sinh ở sông nhưng phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.

Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.

Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.

Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời... tha phương cầu thực.

Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà tức sông xưa bến cũ và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.

Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào... hộp!
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp và mang bán.

Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chước. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.

Từ năm 1978 cho đến năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã “thả” ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.

Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.

Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận y như vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thỏa thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi!

Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô La, hay nhiều hơn nữa.

Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng 1 năm 2010 cho biết: “Theo Ngân hàng nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt được 6,283 tỉ USD, giảm 12.8% so với năm 2008. Riêng tại TP HCM, kiều hối 2009 đạt được 3.2 tỉ USD. Như vậy kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.”

Hà Nội còn lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả duy nhất (thực sự vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính tại Việt Nam. Họ đã đẩy ra khỏi nước những con người cùng quẩn và sôi sục bất mãn, rồi thu về những con người yêu nước và giàu sang.

Thiệt khỏe!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

CÓ AI VỀ GHÉ QUA ĐỒNG THÁP
Tưởng Năng Tiến


Phong sương mấy độ qua đuờng phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ cố hương.
Sơn Nam

- Chú Horwitz à, có khi nào chú đi ngang cái hồ ở Central Park không vậy?

- Cái gì?

- Cái vũng nước bự thiệt bự, coi giống như cái hồ nhỏ đó mà. Không biết mấy con vịt rồi tụi nó đi đâu há?

- Vịt gì kìa?

- Thì bầy vịt hay hay bơi lòng vòng trong đó chớ vịt gì? Mùa Xuân không nói làm chi chớ còn mùa Đông kẹt dữ à nha? Lạnh ngắt như vậy sống gì nổi? Rồi tụi nó bỏ đi đâu ta?

- Mà cái gì bỏ đi đâu mới được chớ ?

- Trời đất, mấy con vịt chớ cái gì. Ý tui muốn nói là có thằng cha nào mang xe chở tụi nó đi chỗ khác không?
Hay tụi nó bay ênh về phía Nam vậy thôi?

Ông Horwitz quay người lại nhìn tui chằm chằm. Chả nóng tính dễ sợ:

- Ai mà biết. Làm sao tao biết được mấy cái chuyện mẹ rượt đó?

Chắc tui đã nói cái gì đó mích lòng thằng chả:

- Thì tui cũng hỏi chơi vậy thôi chớ có gì đâu mà chú nổi nóng...

- Ai nổi nóng? Có ai nổi nóng gì đâu?

Mẫu đối thoại đại khái như trên, tôi đọc trong cuốn The Catcher in the Rye của J.D. Salinger – cách đây đã mấy chục năm. Thuở ấy, tôi còn sống ở Đà Lạt. Nơi đây, chắc nhiều thành phố khác ở Việt Nam cũng vậy, chim chóc không có mấy. Quanh quẩn trong tuổi thơ của tôi chỉ có vài loại chim quen thuộc: se sẻ, bồ câu, chàng làng, chào mào, én, quạ, và thấp thoáng (đâu đó) mới có đôi chim gi, chim cu hay chim sáo.

Gà vịt thì thường chỉ xuất hiện ở trên... bàn, sau khi chúng đã trở thành thực phẩm. Thản hoặc, mới thấy một hai đôi ngỗng hoặc dăm bẩy con ngan, cùng với vài loại gia cầm khác – nuôi quanh quẩn trong sân – nếu có dịp đi ra ngoại ô thành phố. Và những dịp đó không nhiều.

Nói hơi quá ra một chút thì những năm tháng niên thiếu của tôi có phần hơi …héo úa! Đêm nào thành phố cũng giới nghiêm. Khuya nào tôi cũng nghe tiếng súng, đôi khi cùng với tiếng bom, từ những thôn ấp rất gần thành phố. Còn chuyện giật mìn, đắp mô những con đường dẫn ra ngoại ô hay liên tỉnh vẫn xẩy ra, như cơm bữa.

Bởi vậy khi thời thơ ấu đã qua đi, khi hồ Xuân Hương và những đồi thông quanh Đà Lạt bắt đầu nhỏ lại, tôi thu hẹp những ngày vừa lớn của mình trong những quán cà phê quen thuộc của thành phố: Tùng, Phi Nhạn, Kiwini... Và đó là lý do tại sao hình ảnh của loài di điểu – những con vịt hay con ngỗng tầm thường vẫn sống quanh quẩn trong một công viên (nào đó) ở New York, đã có cơ hội vượt hàng ngàn dặm đường dài mỗi năm, đến những chân trời xa xăm – đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu xa.

Hơn hai mươi năm sau, có hôm, tôi đọc được một đoạn văn khác nữa về loài di điểu:

"Ngỗng Gia Nã Đại sinh nở tại những đầm những hồ ven các đồng lúa bát ngát miền Alberta và Saskatchewan, mùa thu rủ nhau cả ngàn bay về miền nam trốn cái lạnh khắc nghiệt... Nhưng không quên gốc nguồn, xuân tới chúng lại tập hợp thành đàn và qui cố hương. Cái ấm áp của miền Nam không thể cướp được luôn đàn ngỗng có tình. Điều kiện sinh sống chỉ cần bớt khắc nghiệt đôi chút là ngỗng lại bay về cố hương." (Mai Kim Ngọc, "Câu Chuyện Bảo Tồn Văn Hóa," Văn Học, tháng 10, 97).

Bây giờ thì tôi cũng đã xa Việt Nam không phải hàng ngàn mà là hàng vạn dặm. Nơi tôi tạm trú, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, hàng ngày vẫn có cả ngàn con ngỗng xuôi Nam – làm vang vọng cả bầu trời mùa Đông xám đục, bằng những tiếng kêu buồn buồn thê thiết.

Cũng qua bài báo thượng dẫn, nhà văn Mai Kim Ngọc còn đề cập đến một hiện tượng kỳ bí và ngoạn mục hơn nữa của thiên nhiên:

"Đó là chuyện bướm, một loại bướm nổi danh, cũng của Gia Nã Đại. Tên bướm là Monarch Butterfly, tạm dịch là Vương Điệp. Mỗi mùa thu, bướm tụ họp hàng triêu con tại những nội cỏ miền Tây Gia Nã Đại, nhởn nhơ vài ngày với những bông hoa dại cuối mùa, rồi theo một hiệu lệnh bí mật chỉ loài bướm biết, chúng đồng loạt cất cánh suôi Nam. Mảnh dẻ thế mà chúng bay xấp xỉ ba ngàn cây số, dọc hết Hoa Kỳ, băng qua Trung Mỹ để xuống tận Nam mỹ. Xuân tới, chúng lại tập họp cùng nhau bay trở lại Gia Nã Đại. Trên dường hồi hương, chúng dừng lại nhiều trạm, mỗi trạm khá lâu, đủ để cặp đôi và đẻ trứng. Đời bướm ngắn hạn, những con bướm khởi hành mùa thu năm trước từ Gia nã Đại sẽ chết trên đường về, và không bao giờ được thấy lại cố hương."

"Nhưng từ mớ trứng đẻ tại những đồng cỏ dọc đường, hoặc dưới Mễ Tây Cơ hoặc tại Mỹ, những con sâu róm nở ra, tham ăn chóng lớn như tầm ăn rỗi. Trưởng thành chúng dệt kén chui vào để biến thành nhộng. Đủ ngày, nhộng thành bướm, cắn kén chui ra. Đàn bướm hậu sinh mới nở tại những vùng đất gọi là tạm dung, vừa kịp cứng cáp đã họp nhau lại để bay tiếp chuyến bay qui cố hương mà cha mẹ đã bỏ dở. Chúng bay về một gốc nguồn không phải sinh quán. Chúng bay về một nguyên quán chúng chưa từng thấy. Thường thường phải ba bốn thế hệ nối tiếp, bướm với hoàn tất lộ trình hồi hương." Theo tác giả, đó là "một vòng kín của sự sống. Vòng kín này bản chất liên tục, vô thủy vô chung.

Đã lâu, tôi tình cờ đọc được một mẫu tin ngắn trên báo Nhân Dân – số ra ngày 3 tháng 10 năm 99, phát hành tại Hà Nội – như sau:

"130 Chim Sếu Đầu Đỏ Về Khu Bảo Tồn Tràm Chim (Đồng Tháp). Năm nay, thời gian chim sếu về khu bảo tồn Tràm Chim cũng giống như năm trước, nhưng số lượng chim sếu đã giảm đi một nửa. Nguyên nhân sự giảm sút trên chưa được xác định. Được biết, năm 1998 vào thời cao điểm có tới 510 chim sếu đầu đỏ đã về Tràm Chim."

Cũng báo Nhân Dân, đúng mười ba tháng sau, số ra ngày 10 tháng 04 năm 2000, tiếp tục và thản nhiên loan tin: "Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim, đến đầu tháng 4 năm 2000, đã có khoảng 300 con sếu đầu đỏ về kiếm ăn..., so với năm 1999 giảm 100 con."

Sáu năm sau – theo VnExpress.net, đọc được vào ngày 5 tháng 8 năm 2006 – Ban Giám Đốc Vườn Quốc Gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp cho biết:

“Số lượng sếu về ở trong khu vực vườn năm nay chỉ khoảng 100 con, bằng 1/8 so với cách đây 10 năm… môi trường và hệ sinh thái ở các nơi này đang thay đổi với tốc độ nhanh là nguyên nhân chính là ảnh hưởng tới việc trở về của đàn sếu. Với thực tế hiện nay, các nhà khoa học cảnh báo, loài chim quý này có thể sẽ bị tuyệt chủng ở Đồng bằng sông Cửu Long.”

Và gần đây nhất, bản tin của TTXVN - đọc được qua Vietnamnet, vào ngày 12 tháng 3 năm 2009 - tường thuật rằng:

“… số lượng sếu quay trở lại tìm mồi hàng ngày ở khu vực trên chỉ còn chưa đến 20 con, giảm nhiều so với khi đàn sếu xuất hiện lần đầu.

Người dân địa phương cho biết, sự thưa dần của đàn sếu đầu đỏ chính là do nạn bao chiếm đất để nuôi tôm tự phát. Vì vậy, không những làm thu hẹp vùng đất trên mà còn khiến môi trường bị ô nhiễm, tác động rất nhanh đến hệ môi trường sinh thái tự nhiên vốn có.”

Tôi mường tượng đến hình ảnh của những cánh chim mong manh, lượn vòng ngập ngừng – đôi ba lần – trên một vùng đất hoang vu, rồi vỗ cánh... bay luôn mà không dưng (chợt) thấy não lòng. Chúng đã quyết định đi luôn, không trở lại nơi xưa chốn cũ nữa.

Những thân sếu mỏng mảnh sẽ tiếp tục xoãi cánh đến tận nơi đâu, sẽ rã cánh ở phương trời nào vô định? Rồi sang năm nữa, liệu có còn con chim sếu nào trở về Đồng Tháp? Và bao lâu nữa thì hệ thống môi sinh nơi quê hương tôi sẽ bị hủy hoại, đến độ không sinh vật nào có thể sống được ở nơi này?

Khi cái vòng sống liên tục vô thủy vô chung đó có một mắt xích bị hỏng, khi môi trường sinh thái ở một nơi nào đó bị mất quân bằng, có bao nhiêu sinh vật sẽ bị ảnh hưởng – và bị ảnh hưởng tận cùng rốt ráo ra sao? Sự hiểu biết quá hạn chế của tôi về khoa sinh vật học, chỉ khiến cho những câu hỏi này làm dài thêm… những đêm khó ngủ.

Là người tôi cũng chỉ là một sinh vật tầm thường, yếu đuối, nhỏ bé – như như con chim, con bướm. Có thể tôi cũng được thiên nhiên qui định làm tròn một cái vòng sống vĩ đại nào đó nhưng đã không chu toàn đuợc điều này. Kiếp sống của tôi, không may, nằm trong một cái mắt xích bị hở.

Mùa Hè năm nay khí hậu ở California có vẻ bất thường, nhiều đêm (không dưng) trời trở gió. Hen suyễn khiên tôi thức giấc. Nằm thoi thóp thở ở một góc trời xa lạ, tôi bỗng nhớ đến những con sếu đỏ đầu đã thôi bay về Đồng Tháp mà chợt thấy xót xa cho kiếp sống lao đao của những sinh vật kém may mắn hơn mình. Tôi cũng đã quyết định không về và (may mắn) vẫn còn một nơi để ở. Những con sếu đầu đỏ ở quê hương tôi không có cái may mắn đó!

Tưởng Năng Tiến
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sổ Tay Thường Dân

Post by uncle_vinh »

Chuyện Hà Sĩ Phu & Mấy Con Đinh Vít
TƯỞNG NĂNG TIẾN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/25/2010, 12:00:00 AM
(Tác giả còn có trang blog ở: http://tuongnangtien.wordpress.com/)


Ngay khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã viết nhiều câu thơ nổi tiếng:

Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.


Lúc về già, ông ngang nhiên (và ngang xương) chuyển ...hướng:

Tuổi sáu mươi khi nghĩa đời đã thấy
Thì gian nan biết mấy cũng lên Phường.


Khi thì ông đi một mình. Lúc thì đi chung với một người bạn đồng hành, đồng tuế, và đồng cảnh: ông Nguyễn Xuân Tụ – bút danh Hà Sĩ Phu.

Vốn hảo rượu nên ra khỏi phường là Bùi Minh Quốc (thường) tắp ngay vào quán – nếu có tiền – ngồi uống vài ly, nghe thiên hạ “thi nhau bốc phét để quên hèn.”

Nguyễn Xuân Tụ thì khác. Thằng chả không chịu nhậu, cũng không thiết mần thơ (nghe đâu, hình như, là một người thích mần khoa học) nên sau khi ở Phường về, nhân vật này cũng luôn luôn tẩn mẩn ghi chép nội dung và số lần phải đi hỏi cung hay thẩm vấn. Theo Thư Viện Hà Sĩ Phu, vừa được “giải mã độc” ngày 20 tháng 9 năm 2010, số lần đương sự bị triệu tập (tổng cộng) đã lên đến ... bốn trăm!

- Ý Trời, sao mà cứ lên Phường hoài vậy – cha nội?

Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, một người bạn (thiết) của cả hai ông mà tôi đã có dịp cụng ly ở California, cho biết câu chuyện trên Phường – đôi lúc – chỉ xoay quanh bài tiểu luận Dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ – được phổ biến (chui) từ tháng 2 năm 1993. Các anh công an dùng hết thời gian, cũng như tâm huyết, để khuyên răn ông Hà Sĩ Phu cứ yên tâm tiếp tục cắn răng dấn bước trên “con đường mà toàn dân và Bác kính yêu đã chọn.” Chớ có đi linh tinh, theo những biển chỉ đường vớ vẩn (khác) ca trí tuệ mà rách việc.

Con số bốn trăm lần (đi làm việc) quả là rất ấn tượng, nếu đem ra “khoe” với “bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới.” Chớ ở nước ta, nói nào ngay, mấy trăm lần lên Phuờng chưa phải là ... chuyện lớn!
Theo RFA, nghe được vào hôm 30 tháng 3 năm 2010 và 20 tháng 4 năm 2010 thì chỉ trong vòng vài tuần lễ mà một công dân Việt Nam khác – cô em Tạ Phong Tần – đã buộc phải lên Phường đâu cỡ ... chục lần. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, con số kỷ lục của Hà Sĩ Phu (rất có thể) sẽ bị vượt qua, rất xa, trong tương lai ... không xa lắm.
(Thiệt nghe mà muốn ứa nước mắt, và khiến ai cũng phải động lòng ... thương hoa tiếc ngọc!)

Tuy thế, vấn đề cần xét không phải là số lượng mà là chất lượng cơ. Không hiểu ở Bắc Hàn, ở Trung Hoa, Cuba, và ở Nicaragua thì thế nào, chớ ở nước ta mà đã vô Phường rồi thì (hỡi ơi ) lôi thôi lâu và lôi thôi lắm. Lâu đến độ mà ông Bùi Minh Quốc có thể tranh thủ để viết được những câu “thơ vụt hiện trong phòng phỏng vấn”:

Tổ Quốc hỡi tình chi đau đớn vậy
Con yêu người, ngục tối nuốt trời xanh
Ôi Tổ Quốc vào tay quỉ dữ
Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình


Nếu cứ tính gọn một lần đi làm việc trong Phường chỉ mất nửa ngày thôi, riêng ông Hà Sĩ Phu đã lãng phí thời gian của (mỗi anh) công an đến bốn ngàn tám trăm giờ. Đã thế, nhân vật này – đôi khi – còn làm mất thì giờ qúi báu của qúi anh công an (một cách đột xuất) ở ngoài đường nữa.

Vào ngày 5 tháng 12 năm 1995, công an (giao thông) ở Hà Nội đã phải mất công giàn cảnh một vụ “tông xe – giật túi” để thu hồi những tài liệu xấu mà ông Hà Sĩ Phu đang lưu giữ. Sau đó, theo lời Hà Sĩ Phu, ông “vẫn bị mời lên làm việc nhiều lần, bị canh gác trước nhà mà không có lệnh chính thức nào cả, đi đâu có người bám theo, có khách đến nhà là CA theo vào ngồi bên cạnh.”

Cách Hà Sĩ Phu trình bầy vấn đề dễ gây ngộ nhận rằng ông ấy bị nhà nước VN kỳ thị, hay ngược đãi. Không dám đâu!

Tưởng gì chớ cái vụ “bị canh gác trước nhà” và “đi đâu có người bám theo” là tình trạng chung của cả nước mà. Ở đâu cũng vậy, và đối với ai cũng vậy thôi hà. Từ xứ Huế, có lần, ông Nguyễn Thanh Giang cũng đã càm ràm y như thế:

“Sáng hôm sau, tôi rủ Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết đi xem đua voi ở Hồ Thủy Tiên. Ra khỏi khách sạn, phía bên kia đường đã thấy năm sáu công an ngồi ca?nh chúng tôi. Khi chúng tôi vào cửa hàng ăn sáng, ngoài một số đứng bên kia đường, một công an trẻ xông thẳng vào cửa hàng ngồi ém sát bàn chúng tôi. Lên đến Hồ Thủy Tiên họ vẫn vòng trong vòng ngoài và cử mấy người đi sát chúng tôi, đứng sát chúng tôi, ngồi sát chúng tôi.”

“Nhà văn Hà Khánh Linh (tên thật là Nguyễn Khoa Như Ý, chị họ của Nguyễn Khoa Điềm ) gọi mobai hẹn sau khi ở Hồ Thủy Tiên thì về ăn trưa tại nhà để có dịp thưởng thức tài mọn của một nữ sỹ xứ Huế. Bốn mươi phút sau chị gọi lại cho tôi, cáo lỗi: “Công an Văn hóa đến đầy cửa nhà em rồi anh ạ. Đành hẹn dịp khác anh nhé !”

“Ba chúng tôi đành rủ nhau ra bờ Sông Hương ngồi nghỉ trưa. Công an lại vẫn vòng trong, vòng ngoài và hai cậu quen mặt vẫn áp sát bàn chúng tôi . Tôi khó chịu quá, thấy mình như một tên tù bị công an áp tải. Không nén nổi cơn giận dữ, tôi chỉ mặt hai cậu thét lên : “Các cậu là công an đi theo giõi thì phải ở xa kia chứ sao lúc nào cũng áp sát vào như một cái đuôi bẩn thỉu đối với tôi thế này. Các cậu có cút ra xa kia không ! Đồ chó săn vô ý thức!”

Nghe mà ớn chè đậu. Quí ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Chính Kết, Đỗ Nam Hải, và Nguyễn Thanh Giang – rõ ràng – đều rất oải chuyện ... có đuôi, và (chắc) đều tưởng lầm rằng họ bị nhà nước VN chú ý … cách riêng.

Không có đâu!
Tưởng vậy là tưởng năng thối. (Don’t take it personally, men).

Ở Việt Nam thì có đuôi là một “cơ hội đồng đều” (equal opportunity) cho tất cả mọi người. Không phân biệt sắc tộc, phái tính, tôn giáo hay thành phần xã hội.
Hãy nghe cô Nguyễn Thị Tuyết, một công nhân thuộc nhà máy làm bao bì (chủ Ðài Loan) cho biết về hoạt động của những cái đuôi nơi hãng xưởng:

“Công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôi. Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng.”

Tôi tin rằng cô Nguyễn Thị Tuyết – cũng như qúi ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Chính Kết, Đỗ Nam Hải, và Nguyễn Thanh Giang ... – sẽ cảm thấy thư giãn hơn (chút xíu) nếu biết rằng ngay cả ở nhà thờ, thánh thất, miếu đền hay chùa chiền... cũng đều có người rình rập y chang như thế. Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã có lần chép miệng: “Bên kia đường của Thanh Minh Thiền Viện có 1 quán cà fê và 1 toán công an ngồi canh chừng mỗi ngày.”

Sau khi mất đuôi, loài nguời sống dễ chịu hơn thấy rõ?. Họ nằm ngồi thoải mái hơn, và đi đứng nhanh nhẹn hơn. Nguời Việt, tiếc thay, không cùng chung qui trình tiến hoá như thế với đa phần nhân loại. Đến thế kỷ 21, dân tộc này vẫn loẵng ngoẵng có đuôi. Và đó là lý do khiến họ lạc hậu, hay nói theo ngôn ngữ đương đại là tụt hậu.
Họ tụt lại bao xa?

Blogger Nguyễn Văn Tuấn đánh giá như sau, vào ngày 12 tháng 6 năm 2010: “Nếu chúng ta thông minh thì tại sao nước Việt Nam bây giờ vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, chúng ta chẳng làm ra sản phẩm tri thức gì đáng kể (đến cái bù lon và cây kim còn phải nhập cảng), tại sao tình trạng khoa học của nước ta vẫn lẹt đẹt theo sau Thái Lan...”

Năm năm trước, vào ngày 7 tháng 10 năm 2005, trên Việt Báo Online, ký giả Quang Đông cũng đã bầy tỏ sự “bức xúc” tương tự: “Chúng ta chưa tự làm nổi chiếc đinh vít cho ra đinh vít!”

Cả hai nhân vật thượng dẫn đều đã đặt vấn đề ... rất trật. Hay nói cách khác là trật lất. Lý do chúng ta không sản xuất được “chiếc đinh vít cho ra đinh vít” vì thiếu thời gian và nhân sự chớ không phải là vì thiếu thông minh hay thiếu kỹ năng. Đây là chuyện nhỏ, nếu không muốn nói là ... đồ bỏ. Chúng ta chưa làm vì bận, vì không có người, chứ không phải là không làm được.

Coi: sau mấy mươi năm nửa nước Việt Nam bị ép buộc phải chiến đấu chí tử để giải phóng nửa nuớc kia, sau đó thì gần nửa dân số phải ráo riết canh chừng (hay rình rập) nửa phần còn lại. Bộ phận dôi dư thì bận cài mã độc hay phòng mã độc. Còn ai có được chút tâm trí hay sức lực nào nữa để nghĩ đến những điều nhỏ nhặt, cỡ như chuyện làm mấy con đinh vít!


Tưởng Năng Tiến
Post Reply