Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by Do Huynh Ho »

Wikileaks tiết lộ về vụ Beauxit ởTây nguyên.
Dân Làm Báo Người chuyển bài : Patrick Willay


WikiLeaks: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được trả 150 triệu đô la, (nguyên) Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh được 300 triệu đô la về khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên



Những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la…
Theo tin từ một thân hữu báo chí ở Norway (Na Uy), một điện văn trong số 250,000 mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã giao cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten thì có một điện văn liên quan về Việt Nam nói đến dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên.
Nội dung điện văn chính yếu là yêu cầu Bộ Tài Chính Hoa Kỳ giúp điều tra và xác minh một số giao dịch ngân hàng quốc tế. Cụ thể, theo điện văn này thì một nguồn tin trong giới ngân hàng Việt Nam cho biết kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la.
Cũng trong điện văn này, nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam cho biết những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Các chuyển ngân trong phần của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không đề cập đến ngân hàng nước nào.
Khi Dân Làm Báo hỏi thân hữu ở Na Uy là có được tận mắt đọc điện văn này không thì thân hữu đó cho biết là tất cả 250,000 điện văn từ WikiLeaks được lưu trữ trong một căn hầm dưới đất trong một tòa nhà bình thường của báo Aftenposten và có một ủy ban đại diện báo chí, và cả chính phủ Na Uy, để tham khảo các điện văn trước khi công bố nhằm tránh nguy hiểm cho các nguồn tin cũng như tránh những nhạy cảm về chính trị, ngoại giao. Những thành viên của ủy ban này không được mang theo giấy bút, hay phương tiện sao chép gì vào phòng làm việc và chỉ có thể đọc và ghi nhớ mà thôi.
Thân hữu ở Na Uy cũng cho biết là nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam không được tiết lộ trong điện văn mà chỉ nói là một quan chức cao cấp, có khả năng biết được thông tin loại này và đã được kiểm chứng là khả tín trong quá khứ.
Cũng theo thân hữu của Dân Làm Báo thì Đại sứ của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu tại Bỉ là bà Phan Thúy Thanh đã nhiều lần trực tiếp giao thiệp với Bộ Ngoại Giao Na Uy. Thân hữu của Dân Làm Báo đang tìm hiểu nội dung của các buổi làm việc ngoại giao này và có tin gì thêm sẽ thông tin sau.
DLB có hỏi là khi nào thì báo Aftenposten sẽ đăng tải những điện văn này thì thân hữu cho biết là thường chỉ khoảng 10 điện văn được đăng tải một lần và phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên của ủy ban thẩm định nội dung điện văn. Cho đến hôm nay 22/3/2011 thì vẫn chưa có quyết định nào về đăng tải.


Dân Làm Báo
danlambao1.wordpress.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Lê Ðức Thúy ‘hạ cánh an toàn’
Wednesday, March 30, 2011 5:16:13 PM Bookmark and Share

Bị tai tiếng ăn hối lộ in tiền Polymer

HÀ NỘI (TH) - Ông Lê Ðức Thúy, chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, một trong nhân vật thân cận và tin cậy của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, chuẩn bị nghỉ hưu từ đầu tháng 5, 2011.

Báo điện tử VNExpress thuật lời xác nhận của ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, chiều ngày 30 tháng 3, 2011 trong cuộc họp báo ở Hà Nội tiếp theo sau phiên họp hàng tháng của chính phủ.

Ông Lê Ðức Thúy, 63 tuổi, được ông Nguyễn Tấn Dũng cử làm chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, từ cuối tháng 3, 2008 sau khi ông này bị đẩy ra khỏi ghế thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vì các tai tiếng liên quan đến vụ in tiền giấy nhựa polymer cũng như “căn nhà công vụ” mà ông phù phép trở thành tài sản riêng với giá “bèo.”

Ông làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ 1999 đến tháng 7, 2007. Trách nhiệm của chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia là “giám sát và cảnh báo rủi ro đối với các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.”

Từng là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN các khóa IX và X, ông Thúy lên chức “Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia” chưa được một năm thì báo Úc, The Age, phóng ra một loạt bài điều tra về các vụ hối lộ mà viên chức công ty in tiền Securency của Úc hối lộ những số tiền lớn cho các quan chức ngoại quốc để giành hợp đồng.

Trong số những người đó có bố con ông Lê Ðức Thúy. Người đứng trung gian cầm tiền rồi bỏ 15 triệu Úc kim vào ngân hàng ở Thụy Sĩ là Lương Ngọc Anh, kẻ cầm đầu Công Ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ở Hà Nội.

Công ty CFTD, theo các bài điều tra của The Age, chỉ cung cấp các dịch vụ như xếp đặt lịch họp, dịch tài liệu, đưa đón phi trường, lấy phòng khách sạn cho các viên chức Securency khi họ đến Hà Nội tiếp xúc với các viên chức chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước. Số tiền “hoa hồng” khổng lồ như thế cho những dịch vụ nhỏ bé như thế đặt ra nhiều câu hỏi mà hiện nay, cuộc điều tra chưa kết thúc.

Không thấy có sự tiết lộ gì về các trương mục mà Lương Ngọc Anh ký thác tiền “hoa hồng” của Securency đứng tên ai, rồi sau đó đi đâu, tới tay ai. Sự bạch hóa này sẽ trả lời rõ rệt về đường dây tham nhũng thượng tầng ở Việt Nam.

Bây giờ, ít nhất, khi cuộc điều tra ở Úc còn chưa kết thúc, ông Lê Ðức Thúy “hạ cánh an toàn” ở Việt Nam.

Hiện nay, trang nhà điện tử của công ty AFTD đã biến mất trên Internet. Tên Lương Ngọc Anh cũng biến luôn dù có thời được tờ báo “Ðảng Cộng Sản” ca ngợi hết mức.

Một bài báo gần đây nhất của The Age, ông Lê Ðức Thúy còn bị cáo buộc đích danh là cho con ăn học ở một trường đại học danh giá ở Anh quốc bằng tiền hối lộ của Securency. (TN)
dacung
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Tài Sản Của Những Nhà Độc Tài, Độc Tài Á-rập và Độc Tài Cộng Sản Ở Hà Nội
(04/11/2011)

Nguyễn thị Cỏ May


Chuyện cách mạng xảy ra từ tháng 1/2011 ở các nước á-rặp đã được nhiều báo chí tường thuật, phân tích và cả những nhà báo việt nam đã không bỏ lở cơ hội kéo về cho trường hợp Việt nam với hi vọng lớn Việt nam nay mai đây cũng sẽ xảy ra như vậy. Nay Cỏ May chỉ lược thuật, theo thiên điều tra của 2 nhà báo Thierry Fabre và Gaelle Macke của tuần báo kinh tế tài chánh pháp, Challenge (Paris,15/03/2011), những khối tài sản kết sù của các nhà độc tài kiếm được do cướp trắng trợn ở nhân dân suốt thời gian dài cầm quyền. Cách ăn cướp của những nhà độc tài xứ Á-rập lại hoàn toàn không khác chút nào với đảng cộng sản hà nội. Phải chăng vì cùng độc tài, cùng tham những, nên họ giống nhau tuy khác nhau về chủng tộc và văn hóa ?

Khi những nhà độc tài bị dân chúng hạ bệ, tài sản của họ cất dấu ở ngân hàng ngoại quốc sẽ lập tức được hoàn trả lại cho quốc gia hay không ?

Tài sản của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng

Phải chăng các nhà độc tài, độc tài cá nhân, gia đình hay cộng sản, đều giàu có hằng tỉ đô-la . Điều này gần như trở thành qui luật chung .

Theo «Dân Làm Báo» trích dẩn nguồn tin của Wikileaks được tiết lộ ở Na-uy thì đương kim Thủ tướng ở Hà nội, Nguyễn Tấn Dũng, được Bắc kinh trả cho 150 triệu đô-la và Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, 300 triệu đô-la chỉ trong vụ bán quyền khai thác bốc-xít ở cao nguyên Việt nam cho Tàu . Đây là con số được ghi nhận . Còn những phần khác chưa bị tiết lộ là bao nhiêu ? Riêng với Dũng, chắc chắn Dũng không chỉ có 150 triêu đô-la trong lúc Dũng nắm quyền trong Chánh phủ lâu, từ Thông đốc ngân hàng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng, rồi 2 nhiệm kỳ Thủ tướng . Hơn nữa Dũng trông có vẻ lanh lợi, khôn ngoan hơn tên Mạnh gốc thiểu số nhiều .

Nhưng nếu không nhờ làm cộng sản, thì thử hỏi hai tên i tờ Dũng và Mạnh có làm việc suốt đời cũng chưa kiếm được tới vài chục ngàn đô-la. Cứ lấy lương Ủy viên Chánh trị Bộ của hai tên này thì bao giờ mới có được vài chục ngàn đô-la.

Vẫn theo tiết lộ của nguồn Wikileaks, tiền của Nông Đức Mạnh được đem gởi ở ngân hàng thụy sĩ và Cayman Island . Còn tiền của Nguyễn Tấn Dũng chưa nghe nói đã tẩu táng ở đâu . Có lẽ Dũng, khi cần, có cách tẩu táng khéo léo hơn Mạnh vì con gái Thanh Phượng của Dũng hiện là Giám đốc Đầu tư của «VN Holding Asset Managemen», Công ty tài chánh ở Sài gòn đang quản lý Quỉ VN Holding của các nhà đấu tư Thụy sĩ với qui mô 112, 5 triệu đô-la, (có quyền quan hệ đầu tư với nước ngoài) và còn là con dâu của một nhà kinh doanh ở Huê kỳ?

Thật ra phải nói là tài sản của những nhà lãnh đạo cộng sản ở Hà nội không thắm vào đâu so với những nhà độc tài Á-rập. Không phải vì thời gian nắm quyền ngắn hơn, mà vì tổng sản lượng quốc gia của Việt nam kém hơn các nước kia nhiều.
Tài sản của những nhà độc tài Á-rập

Những nhà lãnh đạo xứ Á-rập tích lủy tài sản cướp được của dân chúng suốt thời gian cầm quyền một cách kín đáo nên khó thu hồi khi họ bị dân chúng hạ bệ.
Đại tá Kadhafi của Lybie, suốt 42 năm nắm quyền, đã tích lủy được từ 20 tới 40 tỉ đô-la, chia cho 7 người con trai và người con gái. Nưng con số này mới chỉ là ước tính của những người hiểu chuyện. Con số chính xác vẫn còn trong vòng bí mật.
Cách làm giàu của những nhà độc tài cộng sản, như ở Hà nội, hay không cộng sản, như ở Á-rặp, đều có điểm chung là xem tài sản quốc gia là tài sản riêng của mình . Bởi không hề có sự phân biệt tách bạch giữa quyền lợi công và tư vì chế độ độc tài là phi luật pháp và phi đạo đức. Đảng cộng sản ở Hà nội biển thủ của cải của nhân dân để giử làm tài chánh riêng của đảng, nuôi dưởng bộ máy đảng để đàn áp nhân dân lương thiện, tiếp tục cướp của nhân dân, duy trì quyền lực cho đảng . Ngoài ra còn cách kinh tài riêng của đảng để làm giàu cho đảng viên đang lãnh đạo các cấp . Tất cả những điều mờ ám này đều không đưọc bất kỳ cơ quan nào kiểm soát, kể cả Quốc Hội mang danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhứt nước . Các nước độc tài như Lybie và Việt nam, về mặt chính thống, hoàn toàn không phải là Nhà nước, tức một Quốc gia thật sự nên Ngân hàng Trung ương chỉ là tấm bình phong giử vai trò tài chánh bất lương cho nhà cầm quyền mà thôi . Ở các nước có dầu hỏa, như Lybie và Việt nam, phe cánh cầm quyền tận dụng việc khai thác dầu hỏa để làm giàu . Lybie là quốc gia xuất cảng dầu hỏa lớn qua trung gian Công ty quốc doanh đặt ở Hòa-lan . Hằng năm thu về cho Lybie 100 tỉ đô-la . Hai con trai Mohamed và Saif al-Islam nắm giử tất cả các nghiệp vụ quan trọng như năng lượng, phân phối, viêãn thông, … Riêng Gadhafi làm chủ một tổ chức tài chánh hùng hậu « Lyban Investment Authority » nắm giử 20 tỉ đô-la tiền mặt, có những phần hùng trong UniCredit ở Turin, Ý .

Còn nhà độc tài của xứ Tunisie, Ben Ali ? Hôm 19/02, Ủy Ban Quốc gia Điều tra Tham nhũng đã kiểm kê lâu đài của Tổng thống Ben Ali và phu nhân Trabelsi phát hiện đàng sau thư viện ngụy trang là hai cái tủ vĩ đại chứa đựng đầy ấp những xấp giấy bạc, loại giấy lớn, đô-la, di-na (tiền bản xứ) và euros. Trong những tủ khác là bảo vật như ngọc trai, kim cương, đồng hồ loại đắc tiền của thụy sĩ . Đây là phần nổi của tảng băn tài sản kết sù của cánh Ben Ali . Còn những chương mục bí mật ở ngân hàng thụy sĩ, Pháp và Vùng Vịnh, nhà cửa ở Paris, ở Anh và Canada .
Biển thủ kinh tế quốc gia

Phần lớn tài sản của Ben Ali kiếm được trong 23 năm cầm quyền ước tính lên tới 5 tỉ đô-la do lợi nhuận từ những phần hùn giá rẻ trong các xí nghiệp, hoặc có phần vốn mà khỏi bỏ tiền ra trong các chi nhánh của xí nghiệp lớn ngoại quốc .
Nhiều nhà độc tài khác quỉ quyệt hơn . Họ cất dấu tiền bạc dưới tên giả hay công ty tài chánh ma . T.T. Moubarak sau 30 năm cầm quyền biển lận được từ 40 tới 70 tỉ đô-la . Moubarak có lẽ đã lợi dụng được, trong những năm 1980, địa vị trong Bộ quốc phòng để lấy huê hồng các hợp đồng mua bán vũ khí . Hai con trai của ông, Alae và Gamal, mua với giá rẻ mạc, đất thuộc Bộ Quốc phòng đem bán lại cho những xí nghiệp ngoại quốc hoặc công ty xây cất với giá đắt theo thị trường . Còn tiền bạc nằm trong vốn đầu tư của các xí nghiệp là bao nhiêu, rất khó biết được . Nhứt là vốn đầu tư trong các xí nghiệp ngoại quốc ở Vùng Vịnh và Huê-kỳ . Ngoài ra gia đình của Moubarak còn làm chủ nhiều nhà cửa ở Paris, Francfort, Madrid, Los Angeles, NY và Dubai. Rất khó biết được chính xác tài sản của cánh Moubarak . Như Gamal, con trai của ông, làm chủ một bất động sản huy hoàng và đồ sộ tại khu phố sang trọng Knightsbridge của Luân đôn dưới tên một Công ty Panama .
Những nhà độc tài Á-rập làm giàu phụ thuộc vào lợi tức quốc gia . Nếu xứ sở không có nguồn tài nguyên khoáng sản thì họ soay sở trên tài chánh, kiếm phần «hùn miệng» trong các xí nghiệp lớn hoặc trích ngang huê hồng trong các nguồn tài chánh lớn quốc gia . Nếu quốc gia có dầu hỏa, thì nhà độc tài trích lấy phần của mình trên tiền bán dầu hỏa . Họ thích giử tiền bạc hơn bất động sản vì dể cất giử .
Các nhà lãnh đạo Á-rập đều bị phong trào quần chúng lần lược điểm mặt. Tổng thống xứ Algérie, Bouteflika, đang tại vị cũng bị đường phố phê phán, chống đối . Chánh thức thì ông Bouteflika chỉ có 2 căn nhà ở Alger . Nhưng theo những người chống đối, Bouteflika đã cùng với các tướng lãnh biển thủ hàng ba mươi tỉ đô-la đem cất dấu ở ngân hàng tại Brésil .

Trước tình hình hung hản của phong trào quần chúng chống đối, những nhà độc tài Vùng Vịnh, từ Barhein tới Omar, nhờ dầu hỏa mà giàu có, đều lo sợ . Nhà vua xứ Koweit vội đem tiền bạc ra phân phối cho dân , mỗi người được 3600 đô-la . Vua Abdallah xứ Arabie Saoudite khẩn cấp cho xuất ra 35 tỉ đô-la trợ cấp, …

Ngọn gió cách mạng chống độc tài đang thổi tới những nước quân chủ hồi giáo tương đối ổn định . Vua xứ Jordanie Abdalla II bị phê phán để cho hoàng hậu Rania và gia đình sống quá xa hoa . Vua ma-rốc Mohamed VI bị dân chúng chỉ trích lo làm áp-phe vì ông, qua Công ty tài chánh Siger, tham gia khai thác khoáng sản, kỷ nghệ thực phẩm, viển thông, phân phối, chỉ sợi,… Trong vòng 11 năm, Mohamed đã thủ đắc được khối tài sản lớn gắp 4 lần, lên tới hơn 2, 5 tỉ đô-la .

Các nhà lãnh đạo độc tài hồi giáo những nước thuộc vùng Địa-trung-hải bị dân chúng nổi lên chống đối. Dân chúng chống đối vì khao khát tự do. Nhưng họ còn chống đối quyết liệt vì những người cầm quyền, đều không do họ chọn lựa thật sự, ăn cướp của nhân dân, biển lận tài sản quốc gia làm cho đất nước không kịp phát triển được . Ở đây dân chúng có tới từ 10 % – 40 % sống dưới 2 đô-la / ngày . Một thứ bất hạnh triền miên . Theo kinh tế gia huê-kỳ, ông Raymond Baker, mỗi năm có từ 20 tới 40 tỉ đô-la của các nhà độc tài xứ kém phát triển cướp được dưới hình thức tham nhũng đem gởi ở các nước phát triển tây phương . Theo một Tổ chức theo dõi tham nhũng (CCFD-Terre Solidaire) làm thống kê tài sản của ba mươi nhà độc tài thì có từ 105 tới 180 tỉ đô-la được chủ nhân cất dấu kín đáo .

Đối phó thế nào đây ?

Biết được tài sản bất chánh của những nhà độc tài, dân chúng nạn nhân sẽ sử lý như thế nào đây ? Khi họ còn giử được chánh quyền thì họ vẫn ăn ngủ bình yên . Khi họ bị dân chúng hạ bệ, họ vẫn giử được một phần tài sản quan trọng để có thể sống huy hoàng cho cả gia đình mản đời . Ngày nay, chỉ cần một cái « clic » thì khối tài sản sẽ được chuyển tới một nơi an toàn trên thế giới - những thiên đàng tài chánh (les paradis fiscaux) .

Việc hoàn trả tài sản đen này cho quốc gia sở hữu đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục cam go, phức tạp . Có khi kéo dài tới hơn mươi năm .

Gần đây chỉ mới có Thụy sĩ vì muốn trang điểm lại bộ mặt, tạo vẻ trong sáng với thế giới nên hoàn trả lại cho quốc gia sở hữu số tài sản cất giử trong ngân hàng thụy sĩ . Hôm 14/01, Ben Ali bỏ trốn, thì ngày 19/01, tiền bạc của phe cánh Ben Ali liền bị phong tỏa . Ngày 11/02, Thụy sĩ phong tỏa tiền bạc của Moubarak liền khi Moubarak thoái vị . Tiếp theo, ngày 24/02, tài sản của Kadhafi và phe cánh cũng bị phong tỏa .

Pháp và Liên Hiệp Âu châu vẫn là những người theo chậm việc làm của Thụy sĩ .
Phong tỏa tài sản của những nhà độc tài ở ngân hàng là việc làm hay . Nhưng tài sản này sẽ được hoàn trả trọn vẹn cho quốc gia sở hữu chủ hay không ? Cho tới nay vẫn chưa có gì chắc chắn cho lắm . Theo bản báo cáo của ông Jean Merckaert gởi cho Tổ chức CCFD thì chỉ có 1% tới 4 % của tổng số tài sản cất dấu ở ngân hàng thụy sĩ được trả lại cho dân bị những nhà độc tài cướp giựt mà thôi.
Ngoài sự thiếu tinh thần muốn hoàn trả, thủ tục rất nhiêu khê . T.T. Mobutu đã ăn cướp của dân Zaire trong những cầm quyền từ năm 56 – 97 một số tiền bạc khổng lồ. Sau 12 năm thủ tục, tháng mười năm rồi, Thụy sĩ trả lại cho những người thừa hưởng tài sản của T.T.Mobutu 7, 7 tỉ quan thụy sĩ . Không biết số tiền của Mobutu gởi là bao nhiêu .

Cũng trong chìu hướng muốn không còn mang tiếng là quốc gia đón nhận và cất giử tài sản của những hun thần, Thụy sĩ vừa hoàn trả 1, 6 tỉ đô-la tiền của Marcos cho Phi-luật-tân, hoàn trả tiền của Salines cho Mễ-tây-cơ hay hoàn trả tiền của Dos Santos cho Angola.

Trong vụ Abacha, một ông Tướng của quân đội Niger biển thủ từ 2 tới 6 tỉ đô-la đem gởi ngân hàng thụy sĩ . Nhờ sự tranh tụng bền bĩ của luật sư mà Thụy sĩ đã trả lại Chánh quyền Nigeria 1, 3 tỉ đô-la .

Nhưng ở các nước khác như Lục-xăm-bảo, Anh hoặc Jersey, tiền của các nhà độc tài cướp được đem gởi vẫn chưa được hoàn trả cho sơ hữu chủ hợp pháp sau khi nhà độc tài bị hạ bệ .

Pháp là nước trên giấy tờ nói nhiều và nói lớn chống những nhà độc tài tham nhũng, tham gia sớm hơn hết những Công ước quốc tế chống tham nhũng. Nhưng trên thực tế, Pháp vẫn là quốc gia bất động trong vấn đề này . Trong 20 năm qua, Pháp chưa giao trả cho ai một khoản tiền nào cất giử ở Pháp, ngoại trừ chiếc du thuyền của Sadam Hussein. Pháp còn gây bế tắc những thủ tục đòi tiền nữa .

Có lẽ đây là tin mừng cho đảng cộng sản hà nội . Họ sẽ đua nhau đem tiền qua gởi ngân hàng của Pháp . Nhưng hảy coi chừng liệu có lấy lại được không ?
Xưa nay của cướp giựt mà có, thường không ở với chủ bất lương .

Nguyễn thị Cỏ May
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Tháng Tư Đen. 30 tháng 4 / 2011. Ba mươi sáu năm sau

Ngày 30 tháng tư 2011, tưởng niệm cuộc đổi đời bi thảm, nhưng các bạn ở bốn phương trời làm sao đến với nhau? Hãy gặp nhau qua CD tháng tư đen.

Image

Xin giới thiệu với quý vị một đĩa CD chứa đựng những âm thanh lịch sử pha với nghệ thuật phản ánh ngày đau thương từ 36 năm qua. Tháng 4 năm nay 2011, Dân Sinh Media sẽ cho phổ biến một CD đặc biệt tựa đề “tháng 4 đen” gồm có 2 phần:

Phần thứ nhất được đặt tên là “30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?” và phần thứ hai ghi lại 24 giờ sau cùng của tướng Nguyễn Khoa Nam mà chúng tôi mệnh danh là mặt trời tháng tư.

“30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?”

Chúng tôi chọn hình thức CD dùng toàn âm thanh đau thương, phẫn nộ, tang tóc, và chia ly để cùng tất cả các chiến hữu khắp bốn phương tưởng niệm 30 tháng 4 tại góc bể chân trời.

Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt hải ngoại và người Việt tại quê nhà cũng đều có riêng một ngày 30 tháng 4. Đó là ngày định mệnh thay đổi hoàn cảnh lịch sử của đất nước và con người. Vì vậy trong CD tháng 4 đen thính giả sẽ nghe được tiếng nói của người chiến binh Việt Nam Công Hòa gãy súng. Lời than thở của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong bài diễn văn cuối cùng. Lời trần tình của tổng thống Trần Văn Hương và tổng thống Dương Văn Minh ngập ngừng lên tiếng trong tuần lễ lịch sử sau cùng. Rồi tiếng nói của bác sĩ dân biểu Nguyễn Tuấn Anh. Phóng viên Saigon tường thuật buổi lễ bàn giao giữa cụ Hương và đại tướng Minh vào một buổi trời chiều u ám như hoàn cảnh đất nước.

Sau cùng là lời kêu gọi đầu hàng của miền Nam Việt Nam.

Image
Tướng Lê Văn Hưng

Cũng trong CD này, thính giả sẽ được nghe tâm sự của biệt kích Nhẩy Bắc Nguyễn Hữu Luyện về ngày 30 tháng 4. Ông nhẩy dù xuống miền Bắc vào năm 1966 đến 1975 đã trải qua chín năm tù đầy. Chín năm biệt giam, không thư từ, không liên lạc, nhưng vẫn có một chút hy vọng mong manh. Nhưng tin tức 30 tháng 4 miền Nam thất thủ đưa đến trại tù đã trở thành tin tuyệt vọng. Chúng ta sẽ được nghe đại tá Vũ Thế Quang tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuộc bị bắt làm tù binh trên đường giải tù ra Bắc, ông đã được tin Saigon thất thủ khi đi qua Sơn Tây. Chúng ta sẽ được nghe tâm sự của những người vợ lính, người vợ tù tập trung cải tạo, tâm sự của hạ sĩ quan quân cảnh tại bộ Tổng Tham Mưu, lời chiến sĩ Dù tại mặt trận. Và biết bao nhiêu là tâm sự của mọi người, mọi hoàn cảnh cùng nói về 30 tháng 4.

Một nhân viên Việt Nam năm 1975 đang làm việc cho tổng đài viễn liên tại Oakland – California đã nối đường dây gọi Việt Nam cho hàng ngàn người Việt Nam vào những ngày cuối cùng của đất nước. Câu chuyện 30 tháng 4 với bà Lê Nguyên Vỹ đem 4 con Quang, Minh, Chính, Đại ra đi để người chồng tư lệnh sư đoàn Lai Khê ở lại đi vào lịch sử.

Cũng vào những ngày cuối cùng, kế hoạch rút về tử thủ miền Tây thực sự ra sao. Có hay không và đã diễn tiến như thế nào. Vị nhân chứng sau cùng là tướng Huỳnh văn Lạc tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh đóng tại Mỹ Tho đã kể lại câu chuyện đem quân đi đón chính phủ VNCH rút về miền Tây, nhưng chuyện không thành. Ông là người nhận điện thoại của tướng Trần Văn Hai và tướng Nguyễn Khoa Nam, trước khi các vị này tự sát.

Image
Tướng Lê Nguyên Vỹ

Đó là những ghi nhận tổng hợp của ngày 30 tháng tư năm 1975 và từ ng y đó định mệnh của đất nước và dân tộc đưa chúng ta vào hoàn cảnh hiện nay. Hãy nghe lại những lời nói, tiếng ca và âm thanh của một thời binh lửa để mọi người trong chúng ta tự tìm thấy câu trả lời

Ngày 30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?

Sau cùng hãy sống cho xứng đáng với những người đã chết cho 30 tháng tư năm 1975

“24 giờ cuối cùng của tướng Nguyễn Khoa Nam”

Hai mươi bốn giờ cuối cùng của vị tư lệnh Vùng 4 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 lúc tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng cho đến sáng ngày 1 tháng 5-1975.

Vào những ngày giờ đó, toàn thể vùng 4 vẫn bình yên. Gần như không có giao tranh. Các đơn vị ta và địch đều nằm chờ. Dinh tư lệnh quân đoàn gần như vắng lặng. Vị tư lệnh hết sức cô đơn trong một ngày thật dài. Ông tiếp phái đoàn cộng sản vào thăm dò hai lần. Không ai biết những thỏa thuận ra sao. Cả 2 lần cộng sản đến rồi đi.

Tư lệnh thỉnh chuông và thắp hương cúng Phật. Những giây phút của một ngày dài 30 tháng tư 1975 bắt đầu. Lệnh từ Sài Gòn yêu cầu chuẩn bị đón chính phủ di tản xuống Cần Thơ đã hủy bỏ. Thay vào đó là lệnh buông súng đầu hàng. Nhưng mặt trận miền Tây vẫn bình yên. Hai trăm ngàn chiến sĩ các cấp sông Tiền sông Hậu vẫn còn chờ lệnh quân đoàn. Tư lệnh đi thăm thương binh tại quân y viện. Trở về tùy viên báo cáo chánh văn phòng đã bỏ đi. Tư lệnh nói, đi làm chi? Dường như ông tự hỏi mình. Chiều xuống dần. Tùy viên lại báo cáo. Tư lệnh phó đã tự tử. Tư lệnh nói, chết để làm gì? Ông lại tự hỏi mình. Rồi qua một đêm không ngủ.

Quang cảnh buổi sáng 1 tháng 5 tại châu thành Cần Thơ với hình ảnh của tướng tư lệnh vùng 4, chỉ huy 200 ngàn quân đứng trên ban công tư dinh nhìn xuống đường phố. Hai trung úy tùy viên đứng hai bên. Tư lệnh bật khóc. Hai anh sĩ quan trẻ khóc theo ông thầy. Ba người lính trong buổi sáng đầu tiên của tháng 5-1975 tại Cần Thơ đã khóc thay cho cả đạo quân. Nước mắt đàn ông thua trận có mầu đỏ như máu.

Gạt nước mắt cuối cùng đi xuống. Tư lệnh thỉnh hồi chuông cuối cùng trên bàn thờ Phật, thắp 3 nén nhang rồi ông quay vào phòng lấy súng tự vẫn.

Image
Tướng Trần Văn Hai

Trải qua cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, trong hàng ngũ lãnh đạo Quốc Cộng của cả hai miền không ai có thể so sánh với tướng quân Nguyễn Khoa Nam với 24 giờ cuối cùng sống trọn vẹn ngày 30 tháng tư của năm 1975 lịch sự (sử). Vị tướng bại trận đã thể hiện cuộc đời Nhân Trí Dũng vẹn toàn. CD này phát hành để trăm năm sau cuộc chiến, miền Tây Việt Nam sẽ phải có tên đường Nguyễn Khoa Nam, trường học Nguyễn Khoa Nam và viện bảo tàng Nguyễn Khoa Nam ngay tại nơi ông đã sống và chết ở Cần Thơ.

Xin các chiến hữu và bằng hữu của tôi ở 4 phương trời hãy cùng nghe tiếng gọi của hồn nước qua CD này. CD tháng 4 Đen, 36 năm sau sẽ được phát hành gần như tự do khắp thế giới và xin tiếp tay với chúng tôi để gửi về Việt Nam.

CD này là một thông điệp lịch sử cho cả người Việt trong và ngoài nước. CD tháng 4 đen không kêu gào xương máu, không đòi trả nợ oán trù (thù), không tuyên truyền chính trị. Đơn thuần chỉ là những di sản của một cuộc đổi đời được chuyển tải qua âm thanh, thể hiện những nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi từ 36 năm qua.

Người dân Việt còn lại trên quê hương thuộc thế hệ tương lai nghe được CD này sẽ biết rõ vào năm 1975 tiền nhân của họ đã ra đi trong hoàn cảnh nào.

Con cháu người Việt hải ngoại sau này có thể không còn đọc được chữ Việt, nhưng vẫn còn hiểu tiếng nước mẹ từ bên vành nôi, sẽ nghe được CD này và cũng biết được cha anh của các cháu đã vì sao lưu lạc đến xứ người.

Sau khi nghe xong, xin tùy nghi gửi tiền về yểm trợ cho Dân Sinh Media và Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose. Gửi về IRCC địa chỉ 1445 Koll Circle, #110 San Jose CA 95112.

Và điện thoại: (408) 392-9923. Điện thư: giaochisanjose@sbcglobal.net

Kể từ nay hàng tháng chúng tôi sẽ sản xuất các CD.

CD tháng 4 Đen và tháng 5 là CD Tình yêu thời chinh chiến, tháng 6 là về các vị niên trưởng vân vân. Độc giả nhận email này xin cho biết địa chỉ, ban phát hành IRCC, Inc. sẽ gửi CD đến quí vị.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam: có cần thiết?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-21

Còn một tháng nữa là tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 13, nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cũng là ngày bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp ở Việt Nam.

Bầu cử Quốc hội được cho là ngày hội của toàn dân, vì đảng và nhà nước cho rằng, bầu cử giúp người dân thực hiện quyền làm chủ, tạo điều kiện cho dân quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước, cũng như giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Nhân dịp bầu cử Quốc hội Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại việc tổ chức bầu cử có thực sự thể hiện quyền làm chủ của người dân? Các đại biểu Quốc hội được dân bầu, có thực sự đại diện cho dân? Thông tín viên Ngọc Trân có bài phân tích.

Bầu cử hay là “biểu diễn dân chủ”?

Bầu cử là một hình thức thể hiện tính dân chủ của một nhà nước; thông qua bầu cử, người dân được quyền tự do lựa chọn những người tài giỏi và xứng đáng nhất, thay mặt dân lãnh đạo đất nước.

Ngoài việc lựa chọn những người xứng đáng nhất làm lãnh đạo, mục đích bầu cử nhằm phát huy quyền làm chủ của dân. Ở Việt Nam, quyền này được quy định tại điều 6, Hiến pháp:

-“Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Quyền làm chủ đất nước của người dân còn được ghi nhận ở điều 2, Luật bầu cử Quốc hội:

-“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội…”

Luật pháp Việt Nam khuyến khích người dân thực hiện quyền làm chủ của mình qua hình thức bầu cử và ứng cử, nhưng trên thực tế, người dân không thực sự có quyền này, bởi các ứng cử viên không do dân lựa chọn qua các cuộc bầu cử sơ bộ, mà hầu hết đều do Đảng CSVN lựa chọn, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân bổ theo “cơ cấu”.

GS Nguyễn Lân Dũng, hiện là ĐBQH, đã nói với báo chí về “cơ cấu” bầu cử Quốc hội ở Việt Nam như sau: -“Chúng ta đang mắc phải một điều rất khó nói, mà vừa rồi tôi đã phải nói ra tại Quốc hội, đó là vấn đề cơ cấu. Trung ương định ra bao nhiêu phần trăm nữ, bao nhiêu phần trăm dân tộc, bao nhiêu phần trăm trẻ, bao nhiêu phần trăm ngoài Đảng…”

Đảng quy định “cơ cấu”, Mặt trận Tổ quốc chịu trách nhiệm phân bổ, “cơ cấu” thành phần ứng cử viên, nên đa số các ứng cử viên đều là đảng viên, thường được trung ương giới thiệu, và nhiều người trong số đó là lãnh đạo đứng đầu các tỉnh, thành phố. Riêng các ứng cử viên tự ra ứng cử, thường bị loại ra khỏi “cuộc chơi dân chủ” sau ba vòng hội nghị hiệp thương. Ông Lê Văn Cuông, Đại biểu Quốc hội khóa 12, cho biết: -“Mặc dù cũng có nhiều người tự ứng cử hoặc cũng được các tổ chức giới thiệu, nhưng mà khi ra Mặt Trận Tổ Quốc để làm hiệp thương, cũng như khi chuẩn chi, thì chỉ đạt trên dưới 10% thôi.

Điều đáng nói là, trong khi những người lãnh đạo đảng và nhà nước luôn hô hào dân chủ, công bằng trong bầu cử, như “vận động tranh cử phải đảm bảo công bằng, việc tự ứng cử phải được tôn trọng, khuyến khích, vì Quốc hội luôn mở rộng cửa mời những người đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài tham gia”, thì cũng chính đảng và nhà nước giành lấy quyền chỉ định thành phần ứng cử viên, bao nhiêu phần trăm là đảng viên, bao nhiêu phần trăm là những người ngoài đảng được phép ứng cử.

Luật sư Trần Lâm, nguyên chánh án Toà án Tối cao Việt Nam, đã nhận định về sự lạm quyền của đảng trong bầu cử Quốc hội như sau:

-“Bây giờ chính phủ gồm những ai thì đảng đã chỉ định rồi. Thế rồi bầu cử thì 20% danh nghĩa anh là người không phải đảng viên, mà thực ra là đảng chọn anh chứ có phải tự anh đứng ra được đâu”.

Sự thiếu dân chủ trong bầu cử Quốc hội Việt Nam còn thể hiện ở chỗ, trong khi Đảng và nhà nước luôn kêu gọi người dân sáng suốt tìm người có đức, có tài để bầu chọn, thế nhưng đảng không cho phép thực hiện tranh cử ở Việt Nam, nên cử tri không biết chương trình hành động của những người đại diện cho mình ra sao, sẽ thay mặt mình làm những gì. Cử tri cũng không có điều kiện chất vấn ứng cử viên, để có đủ thông tin, so sánh ai là người tài giỏi hơn để bầu chọn. Và do vậy, người dân hoàn toàn không có quyền lợi gì khi đi bầu.

Mặc dù không có được quyền lợi khi đi bầu, thế nhưng liên tục trong bốn kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu trên cả nước được xếp vào loại cao nhất thế giới, với hơn 99% cử tri tham gia bỏ phiếu.

Quốc hội chỉ đại diện cho đảng

Một quy định khác tại điều 83, Hiến pháp Việt Nam, quy định:

-“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo quy định này, người dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Mặc dù theo hiến pháp, Quốc hội được cho là giữ vai trò đại diện cho dân, thế nhưng đa số đại biểu Quốc hội lại là đảng viên Đảng Cộng sản, chẳng hạn như Quốc hội khoá 12, có hơn 91% đại biểu là đảng viên. Và theo quy định của điều lệ đảng, “đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên”.

Quốc hội với đa số đại biểu là đảng viên và phải chấp hành nghị quyết của đảng, phải phục tùng mệnh lệnh của đảng, phải chăng Quốc hội được dựng lên với mục đích hợp thức hóa ý chí và nguyện vọng của đảng thay vì của dân?

Nhận xét về vấn đề này, phát biểu tại Hội thảo góp văn kiện Đại hội Đảng, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết:

-“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri.

Cho nên, cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng… tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thể có thực quyền được. Nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri chứ không phải người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa”.
Rõ ràng, bầu cử Quốc hội không thực sự thể hiện ý nguyện của người dân. Câu hỏi được đặt ra, có nên thay đổi luật để hợp thức hóa vai trò của đảng và nhà nước trong Quốc hội, thay vì tổ chức bầu cử chỉ mang tính hình thức, vừa hạn chế tốn kém cho dân, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước?

Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, nhận xét về bầu cử ở Việt Nam như sau:

-"Chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất cả. Nhưng xét cho cùng, cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Bầu cử, mọi chuyện đều có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì, chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự mới quan trọng”.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29


Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.
Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc - Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.

Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.
“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”

Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: "Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế".

Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông ông Hồ Chí Minh cho biết, ông "luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình".

Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự "viện trợ to lớn và nhiều mặt" cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.

Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.

Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 2)

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29


Hàng năm, cứ mỗi lần đến ngày 30 tháng 4, Đảng và Nhà nước Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”.

Trong dịp này, những người “chiến thắng” luôn tự hào và hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.

Cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” mà những người Cộng sản Việt Nam đã tiến hành, ngoài mục đích xóa bỏ chế độ tư bản, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Mác – Lênin, những người Cộng sản Việt Nam còn bị chi phối bởi mục đích nào khác?
Con cờ trong bàn cờ của Trung Quốc

Khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dựa trên các tài liệu đã được giải mật, do kế hoạch của Mao Trạch Đông muốn bành trướng xuống khu vực Đông Nam Á trong tương lai, nên lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến Việt Nam sớm kết thúc, mà muốn chiến tranh kéo dài để làm Việt Nam suy yếu.

Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.

Và những người Cộng sản Việt Nam đã giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trong số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.

Ở một tài liệu khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: "Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản".
Những lời thú nhận

Tuy tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không thể làm hài lòng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Vì sao?

Cùng là Cộng sản nhưng cả Liên Xô lẫn Trung Quốc không thể “đoàn kết” với nhau, bởi bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng, chi phối khu vực Đông Dương và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á.

Image
Cư dân ở các huyện biên giới phía Bắc tìm nơi trú ẩn khi Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc theo biên giới Trung-Việt.
Ảnh chụp ngày 23 tháng 2 năm 1979. AFP photo

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhận thấy Việt Nam có vẻ muốn ngả hẳn về phía Liên Xô, năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tràn sang Việt Nam, nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Đến lúc này, Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam - mới công bố những bí mật trong quan hệ Việt – Trung ở giai đoạn tiến hành “giải phóng miền Nam”, “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”.

Tại trang 5 của tác phẩm vừa dẫn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận: “Trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào mang danh là ‘cách mạng’, là ‘xã hội chủ nghĩa’ và dùng những lời lẽ rất ‘cách mạng’ để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực kỳ phản động như những lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc”.

Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc...Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ... Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.

Cũng trong tác phẩm vừa dẫn, ở trang 100, Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết âm mưu của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam như sau: “Họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên địa vị ‘siêu cường thứ ba’ và đổi chác việc giải quyết vấn đề Đài Loan”.

Mười một năm trước khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra và thú nhận những điều vừa kể, vào tháng 3 năm 1968, khi phát biểu tại trường Đại học Kansas, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã tuyên bố, mục tiêu của cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật ra chỉ vì Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy.

Ông Robert Kennedy nhận định: “Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc của ông ta yên lặng ngồi nhìn: [Việt Nam] đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ xem chúng ta làm suy yếu một nước, là hàng rào vững chắc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Họ hy vọng sẽ buộc chúng ta chặt hơn trong cuộc chiến kéo dài ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Họ tự tin rằng cuộc chiến ở Việt Nam ‘sẽ càng làm cho Mỹ sa lầy, hủy hoại tài nguyên, mất uy tín về sự kỳ vọng của các nước vào sức mạnh của Mỹ, chúng ta bị đồng minh xa lánh, xung đột với Liên Xô, và bất đồng gia tăng trong dân chúng Mỹ’. Như một nhà quan sát Mỹ đã nói: ‘chúng ta dường như đang bị chơi đúng kịch bản mà Mao đã viết ra’.”

Ba mươi sáu năm sau khi cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” kết thúc, Trung Quốc càng ngày càng hùng mạnh hơn và sự hùng mạnh đó đang gây trăn trở cho hàng triệu người Việt. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tự hào vì đã “giải phóng miền Nam”.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-04-29


Cách nay 36 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản.

Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến.

Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?

Đánh tráo mục đích cuộc chiến

Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.

Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.

Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.

Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.

Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”

Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.

Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.

Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”.

Dùng “ngoại nhân” để chống “ngoại xâm”

Tuy là phía phát động cuộc chiến “chống ngoại xâm”, thế nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bí mật cho phép rất nhiều “ngoại nhân” từ Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Cộng sản khác đến Việt Nam tham chiến, chống lại đồng bào của mình. Hàng loạt tài liệu mới được giải mật trong thời gian vừa qua cho thấy, tuy giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc lên án kịch liệt về sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhưng ngay tại miền Bắc, luôn có rất nhiều lính Liên Xô, Trung Quốc.

Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.

Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".

Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".

Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.

Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

30 tháng 4, báo trong nước vinh danh những vụ ám sát

Monday, May 02, 2011 4:59:37 PM Bookmark and Share


HÀ NỘI (NV) - Một người ám sát giáo sư đại học. Một người 14 tuổi đã đặt bom, đặt mìn và giết hụt tổng thống. Ðó là 2 trong những nhân vật được báo chí trong nước, cả báo in lẫn báo mạng, đăng bài vinh danh nhân dịp 30 tháng 4.

Image
Bài tự truyện của người ám sát GS Nguyễn Văn Bông được “trân trọng giới thiệu” trên báo giấy và báo mạng trong nước, khởi đầu là Dân Việt và sau đó là VietNamNet. (Hình: Người Việt chụp trang mạng Dân Việt)

Người giáo sư đại học bị ám sát là Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, và người kể lại vụ ám sát là Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Ðiệp. Bài viết của ông Hùng được đăng trên trang mạng Dân Việt, một trang mạng ăn khách vào hàng đầu ở trong nước. Trang mạng này liên kết với báo giấy Nông Thôn Ngày Nay.

Vũ Quang Hùng khi đó là sinh viên Ðại học Khoa học, và sau này là phó tổng biên tập báo Công an Thành phố, tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, và biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố.

Bài viết được giới thiệu, “NTNN trân trọng giới thiệu bài viết của ông Vũ Quang Hùng - người đã theo dõi, lên phương án tấn công và trực tiếp dự trận đánh này”.

Mang tựa đề “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn,” tác giả là Vũ Quang Hùng hãnh diện kể về thành tích ám sát của mình, mở đầu với câu: “Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng-Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông - giám đốc Học Viện Quốc Gia Hành Chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ.”

Image
Báo Dân Trí vinh danh nhân vật từng đánh bom, ám sát từ năm 14 tuổi. (Hình: Người Việt chụp trang mạng Dân Trí)

Trong bài báo, lý do GS Bông bị ám sát được giải thích qua chỉ thị của “đồng chí Tám Nam - phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Ðịnh)”. Tám Nam là Thái Doãn Mẫn, sau này là đại tá phó giám đốc công an thành phố Sài Gòn.

Ông này đặt bí số “G.33” cho Giáo Sư Bông, và nói về lý do giết GS Bông: “Nếu G.33 đã nắm chức (thủ tướng)... cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

Ngoài trang web Dân Việt, bài này còn được đăng trên trang mạng VietNamNet nhưng sau đó không lâu thì được bỏ ra khỏi trang VietNamNet. Nhiều trang web khác cũng đăng lại bài này nhân dịp 30 tháng 4.

Cũng trong ngày 30 tháng 4, báo mạng Dân Trí đăng bài vinh danh nhân vật Trịnh Thị Thanh Mão, từng đánh bom, ám sát từ năm 14 tuổi. Báo mạng Dân Trí cũng là một trang mạng rất ăn khách nhất là trong giới trẻ, sinh viên.

Bài báo giới thiệu “ký ức hào hùng” của bà Mão, cư dân làng Hà Xá, Triệu Phong, Quảng Trị.

Bài báo cho biết bà Mão, vào năm 1964, “khi đó chỉ mới 14 tuổi, chị đã quyết định tiếp bước bố và anh trai đi theo con đường cách mạng”.

Vào du kích, bà Mão “tham gia Ðội thiếu niên An ninh mật làng Hà Xá và được giữ chức vụ Ðội trưởng”.

Mới 14 tuổi, bà đã “cài bom hẹn giờ nổ đánh xe, tiêu diệt địch”. Trong số những mục tiêu bị cô bé 14 tuổi này tiêu diệt, có cả “1 xe của viên quận trưởng Hương Trà”.

Năm 18 tuổi, nhân vật đánh bom, ám sát này được kết nạp vào đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nằm vùng, bà Mão tham gia Nhân dân tự vệ và được làm trung đội phó.

Năm 1970, bà Mão 20 tuổi được giao nhiệm vụ ám sát viên quận trưởng nhân dịp khánh thành ấp chiến lược. Trong nhóm 4 người mưu sát, bà là người được chỉ định trực tiếp bắn.

Nhưng sau đó, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến dự lễ khánh thành, và bà Mão đã được giao nhiệm vụ ám sát Tổng Thống Thiệu. Tuy nhiên khi rút súng bắn tổng thống, súng lại không nổ, và vụ ám sát hụt trôi qua không ai biết.

Theo bài báo, trong số các danh hiệu khác của chế độ trao tặng cho người thiếu niên chuyên đặt bom ám sát này, có “huy chương vì sự nghiệp văn hóa”.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bài báo vụ ám sát GS. Bông vạch trần sự dối trá

Monday, May 02, 2011 6:34:56 PM Bookmark and Share
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt


Trong ngày 30 tháng 4, bài báo trên trang web Dân Việt và VietNamNet hân hoan và hãnh diện kể chuyện ám sát Giáo Sư Nguyễn Văn Bông gây một số phản ứng, tuy không đại trà, nhưng khá mạnh mẽ. Như một nhân vật trên mạng nói: “Ðã đi khủng bố lại còn khoe trên báo.”

Image
Cố GS. Nguyễn Văn Bông. (Hình: Internet)

Dường như do ảnh hưởng của những phản ứng này, trang mạng VietNamNet bỏ bài này đi, nhưng trang mạng Dân Việt thì vẫn còn.

Không chỉ có trang mạng Dân Việt hãnh diện với việc đánh bom giữa đô thị. Trang mạng Dân Trí cũng vậy, vinh danh thành tích của một nữ du kích chuyên đánh bom đặt mìn, trong đó có cả bom nổ chậm đánh vào xe của một viên quận trưởng. Nữ du kích này khi đó chỉ mới là một cô gái 14 tuổi, mới tuổi lớp 8.

Thế nhưng, ngoài chuyện “đã đi khủng bố lại còn khoe trên báo,” vụ này còn tiết lộ một điều khác nữa về đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tiết lộ này không chỉ đến từ hành động của một tờ báo VietNamNet, một tờ Dân Việt/Nông Thôn Ngày Nay, hay một tờ Dân Trí.

Tiết lộ này đến từ “đồng chí Tám Nam - phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Ðịnh).”

Phó ban an ninh T4 tương đương với phó giám đốc công an cho cả vùng Sài Gòn-Gia Ðịnh. Và đó chính là chức vụ mà Tám Nam, tên thật là Thái Doãn Mẫn, đảm nhiệm sau 1975: Ðại tá phó giám đốc công an thành phố.

Ông này nói lý do ám sát Giáo Sư Bông, là vì nếu ông Bông trở thành thủ tướng, “cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

Cái dối trá được vạch trần trong lời nói này, hãy hiểu khái niệm “narrative” của một phong trào chính trị.

Mỗi tổ chức chính trị, mỗi phong trào cách mạng, có một cái gọi là “narrative”. “Narrative” là nội dung chính, ý chính, hiện diện trong tất cả những lời tuyên truyền, ủng hộ cho việc làm của tổ chức, phong trào đó.

Thí dụ, để kêu gọi một cuộc cách mạng, “narrative” của phong trào cộng sản quốc tế là, “chủ nghĩa tư bản dựa trên sự bóc lột công sức của người lao động”.

Hay, “narrative” của phong trào Tea Party, tuy chưa rõ rệt lắm, nhưng có thể thấy ý chung là “Chính quyền rút thuế của người dân để tiêu dùng vào những mục tiêu không chính đáng”.
Phong trào chính trị nào cũng có narrative. Có thể người ta không gọi nó là “narrative.” Thậm chí chính người trong phong trào có khi còn không biết phe mình có một cái narrative nữa.

Nhưng, như những mạch điện trong não luôn hoạt động mà mình không biết là điện đang bắn, phong trào chính trị nào cũng có một narrative, và sự thành công hay thất bại của một phong trào chính trị lệ thuộc khá nhiều vào narrative này, cũng như sự sống còn của một con người phụ thuộc vào những đường truyền điện trong não.

Trong thời gian Cộng Sản Việt Nam khi đánh nhau với miền Nam, narrative của họ thay đổi uyển chuyển, nhưng một ý trong đó, là “Chính quyền quân phiệt VNCH đàn áp bóc lột người dân.” Những chữ như “tội ác Mỹ ngụy” là một phần của narrative này.

Trong bài báo Dân Trí vinh danh nữ du kích chuyên đánh bom khủng bố, báo này kể người nữ du kích được đưa ra miền Bắc, được gửi đi Ðông Ðức “để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ và bọn tay sai đối với nhân dân Việt Nam”. Ðó chính là một phần của narrative của cộng sản thời đó.

Nhưng chính câu nói của Tám Nam/Thái Doãn Mẫn vạch trần sự dối trá của narrative này.

Nếu quả thật chính quyền VNCH đàn áp bóc lột người dân, thì có lý do nào để ngăn chặn một diễn biến đang làm giảm bớt sự đàn áp bóc lột?

Cho nên câu nói của Tám Nam mới bộc lộ sự giả dối trong cái narrative của cộng sản Việt Nam.

Giáo Sư Bông bị giết, không phải vì ông tham gia đàn áp bóc lột ai cả, mà chính là nếu ông trở thành thủ tướng, miền Nam Việt Nam sẽ khá hơn.

Ðó mới là cái sợ của cộng sản, qua miệng Tám Nam. Cộng sản không sợ người dân bị ai đàn áp bóc lột, mà cộng sản sợ, và muốn ngăn chặn, không cho người dân miền Nam được sung sướng hơn, tiến bộ hơn, trong một chính phủ do một Thủ Tướng Nguyễn Văn Bông cầm đầu.

Cộng sản cũng chả phải đấu tranh chống một chính quyền “ngụy” quân phiệt nào đấy, vì nếu vậy thì sự tham gia của một thủ tướng dân sự, trí thức có uy tín, phải được hoan nghênh. Thay vào đó, cộng sản tổ chức khủng bố để ngăn chặn việc này.

Ðiều đó chứng tỏ, thêm một lần nữa, và từ chính miệng của một quan chức cao cấp trong chính quyền, qua lời kể của một nhà báo - tổng biên tập, phó tổng biên tập, biên tập viên - rằng tất cả những chiêu bài “giải phóng” chỉ là giả dối.

Cộng sản đánh miền Nam, chỉ vì muốn cướp chính quyền. Ai khiến cộng sản khó cướp chính quyền, thì cộng sản bỏ bom cho chết. Dù người đó có thể làm ích nước lợi dân.

Bài báo về vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông bị gỡ xuống khỏi trang VietNamNet. Bài báo ca ngợi cô gái khủng bố thì không bị gỡ xuống.

Ðiều này chứng tỏ Cộng Sản Việt Nam, tới ngày hôm nay, vẫn thật sự hãnh diện với quá khứ khủng bố của mình, và chỉ sợ có một điều, là cái mặt nạ “vì nhân dân” của mình bị lột ra thôi.
Post Reply