Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bạn hỏi tôi có nhớ Ngày 30 tháng 4

Ba mươi tháng tư. Bạn nhắc ngày ba mươi tháng tư lại đến. Lời nhắc nhở hay lời than thở? Ba mươi tháng tư đến như tên khách lạ, không mời, không mong, không đợi, không chờ, đến nhà gõ cửa không hỏi, không chào. Ba mươi tháng tư, một nửa miền Nam cúi đầu dưới họng súng đi theo một nửa miền Bắc đau thương xã hội chủ nghĩa. Dãy Trường Sơn xương sống chuyển mình, Việt Nam gãy đổ, nước Việt chữ S trở thành hình con giun oằn oại.

Tháng tư, tháng của mùa xuân mà trời Sàigòn nóng như lửa, những chuyến máy bay di tản cất cánh hòa với bản nhạc “Giáng Sinh Trắng”, người Sàigòn chia ly đầu bừng bừng như trong “Mùa hè đỏ lửa”, người Mỹ lạnh lùng phản bội ra đi như tuyết mùa đông.

Bạn hỏi tôi có nhớ ba mươi tháng tư? Ngày còn trẻ mang nhiều ước vọng, chạy quanh Sàigòn nhìn những cảnh tang thương, người đi mang nỗi sầu trong tim kẻ ở lại đi trên đường với những giòng nước mắt âm thầm trên đôi mắt đỏ như màu máu. Sàigòn hỗn loạn, Sàigòn ngơ ngác đón xe tăng địch về với những gương mặt bộ đội ngớ ngẩn hỏi đường đến Dinh Độc Lập ngày Tướng Dương Văn Minh đầu hàng. Sàigòn với bản nhạc “nối vòng tay lớn” không giữ được ngưòi ra đi. Sàigòn với những anh hùng lỡ vận đốt chiến y chờ đợi một tương lại. Sàigòn với những người hùng cố thủ trên cao ốc, Sàigòn với những tiếng khóc uất ức của những người bị phản bội. Sàigòn với bản nhạc “nối vòng tay lớn” lừa dối người ở lại. “Rừng núi giang tay” đón những người không tim về thành phố!

Ba mươi tháng tư, bạn hỏi tôi có nhớ tháng tư? “Tháng tư gãy súng”, tháng tư đồng minh phản bội. Tháng tư hy vọng của hòa bình không đến. Chiến tranh chấm dứt đón hòa bình giả tạo. Tháng tư bắt đầu những hận thù âm ỉ, kẻ thắng không giữ lời xem toàn miền Nam như kẻ thù truyền kiếp. Nước Cửu Long không rửa được hờn oán những thập niên dối trá sắp đến với miền Nam. Người vào trại học tập, kẻ ở nhà trong một trại giam vĩ đại không hàng rào kẽm gai, gia đình ly tán người người ái ngại. Dương Văn Minh đầu hàng, chính quyền cách mạng lên tiếng kêu gọi “hòa hợp hòa giải” quên hận thù xây dựng tương lai, lính bỏ súng đầu hàng đi vào trại giam.

Ba mươi tháng tư bắt đầu một dối trá. Lời hứa giả tạo đem lại hy vọng cho người ở lại như một viên thuốc cho người bệnh hấp hối. Ba mươi tháng thư bắt đầu cho một chính quyền cộng sản với chủ thuyết Mác Lê thay cho lúa gạo.

Ba mươi tháng tư, tôi đi bộ trên đường phố Sàigòn như một chứng nhân lịch sử sau khi chạy xe gắn máy ngừng trên đường Thống Nhất nhìn xe tăng “Giải phóng” tung sập cánh cửa Dinh Độc Lập. “Độc Lập” sập, “Nô lệ” đến, nô lệ cho chế độ cộng sản tiếp tục từ chế độ nô lệ ở miền Bắc từ 1954, Độc Lập sập báo hiệu cho những thập niên sau nô lệ cho “mô hình Trung Quốc” một đảng cộng sản lệ thuộc Trung Cộng. Tôi bỏ đi khỏi đường Thống Nhất sau khi chứng kiến “hoan hô cách mạng” dưới họng súng của những người dân sợ hãi đứng bên đường nhìn đoàn xe tăng.

Ba mươi tháng tư, tôi đi trên đường phố Sàigòn hỗn loạn mà lòng buồn như hoang đảo. Loa phóng thanh ồn ào trên những chiếc xe lam, những chiếc xe gắn máy. Bộ đội chưa thấy chỉ thấy quân “ba mươi tháng tư” ăn có làm cách mạng. Trộm cướp ngoài đường của một ngày vô trật tự trong khi bên trong Dinh Độc Lập đầy những người cách mạng ngớ ngẩn nhìn những tiện nghi tối tân. “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”, dân hy vọng cách mạng sẽ đem đến trật tự mới. Nhưng những cảnh hỗn loạn, cướp trộm những nhà đã bỏ đi Mỹ, báo hiệu ba mươi tháng tư sẽ bắt đầu chiến dịch cướp hợp pháp lớn hơn qua chính sách đánh phá tư sản mại bản. Sàigòn hỗn độn với những người mặt lo lắng vội vàng bỏ đường phố về nhà. “Nhân dân vùng dậy làm cách mạng” chỉ là những lời tuyên truyền láo của chính quyền cho dân miền Bắc đang mơ dưới chế độ cộng sản trên hai mươi năm.

Tôi đi trên đường phố ngày ba mươi tháng tư 1975, qua cầu nước đục từ Gia Định về, bao nhiêu năm sau nước còn đục hơn nữa, ước vọng của dân nghèo ngày hôm ấy đón cộng sản về thành nỗi thất vọng lớn lao. Đi trên đường phố hỗn loạn, tôi chỉ nghĩ đến những cuốn sách đã đọc như “Từ thực dân đến cộng sản” của Hoàng Văn Chí, cuốn sách với những phân tích về chủ thuyết cộng sản thực hiện ở miền Bắc sau 1954 và thầm hy vọng tác giả đã nhận định sai. Đi trên đường phố hỗn loạn trong ngày lịch sử hôm ấy, nhìn những cửa hàng buôn bán, nghĩ đến những thương gia, điền chủ tôi chỉ mang một hy vọng những gì trong cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” với tài tử Lê Quỳnh chỉ là những lời tuyên truyền sai của Việt Nam Cộng Hòa. Trong những nguời lính đã bỏ súng đầu hàng trong ngày ba mươi tháng tư có bao nhiêu nguời đã đọc “Trại Đầm Đùn” và rồi đây những năm tháng sắp đến, “cách mạng khoan hồng” có tạo ra những trại giam khủng khiếp trong thế kỷ thứ hai mươi sau hai mươi mốt năm hiệp định Genève?

Tôi đi trên đường phố Sàigòn ngày hôm ấy, một ngày trời nóng bức như mùa hè, nhớ đến Doctor Zhivago và Lara qua cuốn truyện của Boris Pasternak đã được làm thành phim, nghịch cảnh sẽ tạo ra bao nhiêu Zhivago trong Việt Nam Siberia lạnh giá? Đêm ba mươi tháng tư, nằm trong nhà nghe bộ đội nói chuyện ngớ ngẩn ngoài xóm với những danh từ Bắc cách mạng khó hiểu, tôi nhớ đến những người bạn, cùng ngồi với nhau trong quán nước, nhìn nhau nuôi một hy vọng cuối cùng trong một tháng tư với những người dân tị nạn bỏ chạy giặc trên quốc lộ số một: cộng sản Việt Nam sẽ có một bộ mặt như cộng sản Nga thay vì cộng sản Tàu. Hy vọng buồn cườI : cộng sản Nga ít ác độc hơn cộng sản Tàu! Cách mạng của Stalin chỉ thanh trừng giết hại 60 triệu người thay vì cộng sản Mao giết hơn 100 triệu dân Trung Hoa. Những ngày tháng tư năm 1975, cùng nhìn nhau lo lắng qua những bản tin ngày “giải phóng Kampuchia” dân bị cưởng bách bỏ thành phố, Nam Vang bỏ hoang với Khmer đỏ, dân Sàigòn chỉ còn hy vọng số phận của Sàigòn sẽ khác và rồi những hy vọng ấy cũng tắt dần những ngày sau 30/4/1975.

Tôi ở lại hơn hai năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa bị khai tử, chứng kiến những thay đổi của xã hội miền Nam trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa quá độ. Cuộc cách mạng bắt chước theo các thời kỳ của cộng sản Nga và Trung Hoa, đấu tranh giai cấp, vô sản hóa giai cấp tư bản và tiểu tư sản, công nông nhân làm chủ mặc dù lịch sử đã cho thấy hai cuộc cách mạng vô sản ở Xô Viết và Trung Hoa là hai cuộc cách mạng thất bại. Dựa trên tinh thần “Tư bản luận” cũ mèm của Karl Marx luận về nền kinh tế tư bản Tây phương thế kỷ thứ 19, đảng cộng sản Việt Nam không biết đến những tiến bộ xã hội và kinh tế cũng như căn bản của nền văn minh như nhà kinh tế hiện đại, Milton Friedman năm 1962 đã viết cuốn “Tư bản và tự do”: “Trong những nền văn minh tiến bộ vĩ đại trên thế giới tất cả những tiến bộ về kiến trúc, ấn loát, khoa học, văn chương, kỹ nghệ, nông nghiệp v.v…không hề đến từ chính quyền trung ương”.

Hai ngày kỷ niệm ba mươi tháng tư trong hai năm sau, miền Nam tiêu điều, Sàigòn hoang vắng, đường phố chói chang với cờ đỏ sao vàng, cờ càng đỏ ngày 30 tháng tư thì đời người dân càng ngày càng tang thương, sao vàng càng phất phới kinh tế càng vàng vọt dù rằng chính sách học tập của đảng và nhà nước hứa hẹn trong mười năm Việt Nam bằng Pháp (đảng ít ra cũng còn giữ sĩ diện không so sánh với kinh tế Liên Xô hay Trung Cộng hay một nước cộng sản Đông Âu!)

Đánh cho “Mỹ cút ngụy nhào”, nhà nước và đảng nhất định diệt tư bản qua chính sách đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản đuổi dân đi vùng kinh tế mới mà sự thật đằng sau là chính quyền cướp của, cướp đất của dân, chuyển tài sản về Bắc kể cả khối vàng 20 tấn đổ cho T.T. Nguyễn Văn Thiệu đã đem lên máy bay đi Mỹ.

Văn hóa giáo dục Mỹ ngụy phải thay đổi, trí thức là thành phần phản động đáng nghi ngờ. “Hồng thắm hơn chuyên” chính trị trên chuyên môn, bí thư đảng nằm khắp các cơ quan kể cả bệnh viện, trường học, một yếu tố làm hư hại đến chuyên môn mà sau này khi Tổng bí thư Gorbachev cải tổ việc đầu tiên ông làm là loại các bí thư đảng ra khỏi các cơ quan và hãng xưởng. Giáo dục xã hội chủ nghĩa đào tạo những chuyên viên kém, thiếu chất lượng nhưng đầy tính đảng: giả dối, nịnh bợ. Con người sống trong xã hội chủ nghĩa quá độ quên hết tình người, lễ giáo, đạp nhau mà lên, xô nhau mà đi. Con người đi ngược lại thuyết tiến hóa của Darwin “từ người trở về vượn”.

Đuổi dân đi vùng kinh tế mới để dạy dân bài học vô sản, cướp của cướp luôn cả phẩm giá con người dù rằng đảng lúc nào cũng hô hào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và đổ tội cho Mỹ ngụy về các tội ác và mặt xấu của xã hội. Những giá trị vĩnh cửu bị phá hủy. Pascal nói “con người là con vật biết suy nghĩ”, trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa con người của các ông cộng sản đào tạo là những con vật không suy nghĩ.

Cai trị với quyền lực của họng súng và với sự cộng tác của những kẻ trở cờ ba mươi tháng tư, xã hội thay đổi như truyện “Cuốn theo chiều gió” của bà Margaret Mitchell thời chiến tranh Nam Bắc ở Mỹ. Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ dùng đủ phương tiện cộng sản “cứu cánh biện minh cho phương tiện” khác với những lời khuyên đạo đức của triết gia Imanuel Kant “con người không nên bị xử dụng như là phương tiện để thoả mãn cứu cánh của kẻ khác!”

Không giết người trắng trợn, không đẩy dân ra khỏi thành phố cho giới truyền thông quốc tế thấy, đảng cộng sản lập ra các vùng kinh tế mới và các trại tù cải tạo. Dân miền Nam trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa quá độ ngơ ngác như anh chàng nông dân Moritz ra toà án quốc tế Nuremberg trong truyện “giờ thứ 25” của nhà văn Lỗ Ma Ni Vigil Georghiu: “trong bao nhiêu năm tôi không còn biết tôi là ai, tôi ở đâu”

Trong khi giới trí thức cố giữ phẩm cách của mình khi phải phục vụ chế độ mới, chế độ tự nhận giải phóng, trong những điều kiện mà hy vọng vào tương lai như ánh sáng le lói bên kia đường hầm thì các trại tù cải tạo mọc lên cùng khắp. Những người tin tưởng vào chính quyền bị lừa đi tù không tuyên án không thấy ngày về trong khi vợ con bị đày vùng kinh tế mới gia đình ly tán, con mất cha, vợ mất chồng. Chồng trong tù, vợ ở ngoài vất vả nuôi con, Người tù “được” cải tạo để trở thành những con người không còn suy nghĩ như tù nhân Ivan “ trong một ngày trong đời Ivan Denisovich” của Aleksander Solzhenitsyn. Trước 1975, người đọc tưởng Solzhenitsyn thêu dệt, CIA Mỹ “đầu độc” trí thức miền Nam qua các tác phẩm chống cộng, nhưng rồi những tù cải tạo ở miền Nam Việt Nam sau 1975 cũng giống như những tù khổ sai ở vùng Tây Bá Lợi Á của chính quyền Stalin, phản bội giai cấp công nhân trong khi toàn quốc hát bài quốc tế lao động “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian”. Người tù bị đánh đập, bỏ đói, bị các “ăng ten” theo dõi, “vét sạch bát thức ăn, hài lòng khi đi ngủ sau một ngày lao động”. Người tù không biết khi nào được trả về nhà, bị chuyển từ trại tù này sang trại tù khác “anh không còn biết sống ở đâu dễ thở hơn, ở nhà tù này hay ở nhà tù kia!”

Thiên đàng cộng sản với những nhà tù cùng khắp ở Việt Nam không khác gì “Quần đảo ngục tù” của Nga được diễn tả bởi Solzhenitzyn qua 300,000 chữ. Cuối cùng thì những người tù bị tước đoạt tất cả không còn sợ chế độ cộng sản, điển hình là kỹ sư Bobynin và hàng nghìn người tù lương tâm Việt Nam khác. Bobynin trong “Tầng đầu địa ngục” đã vạch ngực ở trần nói với tổng trưởng an ninh Abukomov: “ông đã tước đoạt tự do của tôi lâu rồi và ông cũng không có khả năng để trả lại tự do cho tôi vì chính ông, ông cũng không có tự do. Ông chỉ mạnh khi nào các ông tước đoạt của người khác tất cả mọi thứ bởi vì khi một người khác bị lấy mất tất cả, người đó sẽ không còn ngại sợ các ông nữa, người đó lại được tự do”.

Sau hơn hai năm, hai ngày kỷ niệm ba mươi tháng tư của kẻ chiến thắng, tôi rời Sàigòn ra đi bằng thuyền, trở thành một trong hàng triệu thuyền nhân, cố quên đi chuyện cũ để lập lại cuộc đời mới trên đất mới như bao nhiêu triệu người Việt xa xứ. Năm đầu tiên ở Mỹ, tôi đến dự ngày ba mươi tháng tư do cộng đồng người Việt ở Portland Oregon tổ chức, sau gần một tháng định cư. Ngày tưởng niệm được tổ chức ở hội trường, đứng chào quốc kỳ hát quốc ca với lá cờ vàng ba sọc đỏ trong không khí trang nghiêm, nỗi xúc động lại đến với tôi như lần đầu nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới giữa sân trại tị nạn Pulau Besar khi bước chân lên đảo sau 42 ngày lênh đênh trên biển.

Các cộng đồng tị nạn những năm đầu còn nghèo nhưng đầy tình người, các buổi tổ chức trang nghiêm với những bài hát yêu nước, những bản nhạc chống cộng và những vở kịch dân tộc làm người tị nạn không thể quên quê nhà bỏ lại đằng sau. Những năm sau dù bận rộn với công việc của cuộc đời bác sĩ thường trú tôi vẫn ghé đến những ngày ba mươi tháng tư của cộng đồng New Orleans, rồi sau này định cư về Houston, những đêm ba mươi tháng tư của những giờ “còn chút gì để nhớ” và không thể quên được đêm ba mươi tháng tư 1975, một đêm không ngũ.

Những ngày ba mươi tháng tư của cộng đồng người Việt tị nạn trong những năm đầu, còn mang nặng dấu đau thương nhiều ý nghĩa. Những năm thao thức của những người Việt xa nhà, đợi tin nhà từng phút từng giờ qua những thông tin bị bưng bít và phương tiện liên lạc khó khăn, văn nghệ trong những năm này thể hiện tâm hồn người tị nạn với trái tim gởi về gia đình và quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương.

Những đêm không ngủ thao thức theo nhịp đập của quê nhà. Một quê nhà rách nát với “Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng khởi vùng lên diệt Tự do”, người người tiếp tục rời bỏ Việt Nam ra đi bằng thuyền hay đường bộ qua Thái Lan. Trong chế độ không Tự Do và Công Lý mọi người mất hy vọng nhìn thấy ánh sáng bên kia đường hầm. Các trại cải tạo vẫn ở cùng khắp từ Nam ra Bắc, người tù không thấy ngày về sau khi bị đảng lừa “đem lương thực 10 ngày đi đường”.

Trong hai mươi năm đầu, những ngày kỷ niệm 30 tháng tư thay đổi theo tình hình chính trị. Các phong trào tranh đấu hải ngoại vùng lên trong khi tiếng nói của người dân trong nước càng ngày càng bị dập tắt. Khí thế tranh đấu vùng lên đôi khi đòi phương pháp bạo động mặc dù chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không đổi, người Mỹ đã phủi tay khỏi Việt Nam với bàn tay phù thủy của Henry Kissinger qua hiệp định Paris 1973. Chính sách cấm vận thay cho giải pháp quân sự. Chính sách đoàn tụ giảm bớt con số thuyền nhân. Trong hai mươi năm cấm vận, kinh tế Việt Nam khó khăn nằm trên phao chết đuối nuôi sống một phần bởi những người Việt Nam yêu gia đình gửi về hàng tỷ Mỹ Kim dù biết một phần tiền sẽ rơi vào tay cán bộ. Chính sách nhà nước không thay đổi, càng sửa càng sai vì đi vào con đường sai lầm xã hội chủ nghĩa. Chính sách hòa giải của nhà nước cũng trước sau như một “tội các anh đáng chết, cách mạng khoan hồng”. Con đường cách mạng mờ mịt với kinh tế suy kiệt chỉ thấy ánh sáng khi Hoa kỳ bỏ cấm vận và sau đó là bang giao chính thức với Việt Nam năm 1995. Trong hai mươi năm, trong khi những người tù cải tạo phải chịu tội để trả những lỗi lầm của Hoa Kỳ thời chiến tranh của Johnson với Tướng Westmoreland thì tội ác cộng sản càng ngày càng chồng chất và thế giới làm ngơ dù sau này có cuốn “Sách đen” thay cho “Sách hồng” của cộng sản. Hai mươi năm đầu là thời kỳ đen tối nhất của đảng cộng sản, sau này chính cựu Thủ tướng Phan Văn Khải phải thú nhận, “hai mươi năm khó khăn nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ vì Việt Nam chỉ giao thương với khối cộng sản”. Tôi vẫn theo dõi những ngày kỷ niệm 30 tháng 4 mặc dù đôi khi không đồng ý cách tổ chức mỗi năm nhưng tinh thần trong 39 năm qua là tinh thần của những người Việt cao thượng theo phương châm không hận thù của người Mỹ “tha thứ nhưng không quên” (Forgive but not forget).

Mỗi ba mươi tháng tư tôi cầm viết như các bạn khác, viết về đề tài có dính líu đến 30 tháng tư, một ngày đau thương như vết thương không lành, có khi là bài viết về lỗi lầm của Tướng Westmoreland trong chiến tranh Việt Nam, có khi là bài về Kissinger và Nixon, có khi là cuộc cách mạng cải cách ruộng đất ở Trung Hoa và Việt Nam.v.v…Tôi chủ trương không nhắc lại ba mươi tháng tư mỗi năm, chỉ nhắc đến những đánh dấu quan trọng, năm năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm nhưng năm nay 39 năm, gần 30 tháng tư lời tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao đặc trách Việt kiều, về hòa hợp hòa giải, đến Gia Nã Đại qua Hoa Kỳ ghé Houston: “Thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh” đã làm tôi phải cầm viết, viết lại những chuyện cũ nhàm chán nhưng cần thiết như tinh thần của nhà văn Klíma: sau khi cộng sản Đông Âu đổ vẫn phải viết những chuyện thời cộng sản để hậu thế đừng quên mà có thể mắc phải một lỗi lầm đáng tiếc một lần nữa.

Những người cộng sản Việt Nam cũng có óc khôi hài như Stalin, nhà độc tài khát máu đã nói: “một người chết là một thảm họa, triệu người chết là con số vô nghĩa”. Tháng 7 năm 2013, chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ gặp T.T. Obama, cám ơn Hoa Kỳ đã chăm sóc cộng đồng Việt Nam, thiếu liêm sỉ ông Sang nhận vơ cộng đồng tị nạn, những người bị chế độ đuổi ra khỏi nước, là công dân của ông. Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố “thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh”, một thứ trưởng đặc trách người Việt hải ngoại thiếu trình độ hoặc ông quen nói một lời hai nghĩa của cộng sản, buột miệng nói “nạn nhân của chiến tranh giải phóng” nhưng ông kịp thời ngưng lại.

Thuyền nhân là nạn nhân của chế độ cộng sản. Ngày 30 tháng tư hàng nghìn người đã ra đi từ các bến cảng, trên những tàu chiến ra Đệ Thất hạm đội, những người ấy không được gọi là thuyền nhân. Những người ấy ra đi hoặc vì hốt hoảng hoặc vì đã biết cộng sản ở miền Bắc sau 1954, một số ngây thơ tin cộng sản trở về bị nhốt vào tù. Thuyền nhân là hàng triệu người đã sống trong chế độ cộng sản sau ngày 30/4/1975, bị từ chối quyền sống của con người, quyền công dân của nước Việt Nam, bị tước bỏ những tự do tối thiểu, bị tù cải tạo, bị đày đi kinh tế mới, những người ra đi vì tuyệt vọng nhưng can đảm để hy vọng vào một tương lai làm lại cuộc đời dù biết những hiểm nguy trên biển cả bão tố, hải tặc và công an biên phòng. Liên Hiệp Quốc xem thuyền nhân trong các trại tị nạn ở Đông Nam Á là nạn nhân của chế độ cộng sản. Thuyền nhân đã đánh thức lương tâm thế giới. Hàng triệu người trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé trên đại dương mênh mông thê thảm hơn là hình ảnh trong truyện Khái Hưng “Anh phải sống” trên sông Hồng một ngày bão tố, và đánh thức lương tâm triết gia Jean Paul Sartre nguời đã lên án Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh thuyền nhân và tù cải tạo đã làm ca sĩ phản chiến Joan Baez thức tỉnh hối hận.

Thuyền nhân là nạn nhân của chế độ cộng sản, ở miền Nam thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh giải phóng, ngoài Bắc thuyền nhân ra đi sau 1975 là nạn nhân của chế độ nô lệ chủ nghĩa Mác Lênin. Năm 2004, thủ tướng Võ Văn Kiệt nói “Trong ngày 30 tháng tư có triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Ông nói sau khi Việt Nam được xem là đã có sự đổi mới. Năm 1989 cộng sản Đông Âu sập, năm 1991 đến phiên Liên Xô sau khi Gorbachev dẹp đảng cộng sản. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện “đổi mới” nhưng đảng cộng sản Việt Nam như con cắc kè chỉ “đổi màu”, hệ thống bí thư đảng trong tất cả các cơ sở vẫn giữ không bãi bỏ như TBT Gorbachev đã làm. Năm 1995, Hoa Kỳ bang giao với Việt Nam, người Việt hải ngoại tiếp tục gởi tiền về, nhân tài các ngành hoặc về nước hoặc giúp đỡ các chuyên viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ du học, tất cả từ tấm lòng của những người Việt yêu quê hương. Việt Nam thay đổi về kinh tế, giao thương với các nước tư bản nhưng về mặt chính trị không thay đổi. Tiếng nói đối lập bị dập tắt. Văn chương phản kháng từ trong nước, những tiếng nói Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp.v.v… từ miền Bắc vạch rõ bộ mặt thiên đường cộng sản, họ không phải là nạn nhân của chiến tranh như ông Nguyễn Thanh Sơn nghĩ.

Gần hai mươi năm sau ngày bang giao với Hoa Kỳ, kinh tế Việt Nam được xem như là thành quả của cơ quan tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới nhưng tham nhũng lan tràn, hố thẳm giàu nghèo càng ngày càng sâu. Câu nói của ông Võ Văn Kiệt ngày 30 tháng 4 phải là “30 tháng 4 có tám triệu đảng viên vui và hàng chục triệu người Việt buồn.”

Ông Võ Văn Kiệt đã nói “mỗi nước có một thể chế chính trị riêng”, ông nói đúng nếu thể chế chính trị ấy được người dân chọn. Đảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo điều 4 hiến pháp vẫn giữ, tiếng nói đối lập vẫn bị xem là tiếng nói của những kẻ theo âm mưu “tiến trình dân chủ hóa của Mỹ”, nghi ngờ ấy luôn luôn có trong đầu những kẻ lãnh đạo đảng ngay từ những phút đầu khi lập bang giao với Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo bước chân Trung Cộng: “bắt giữ những kẻ phạm pháp chứ không bắt giữ đối lập”, không vi phạm nhân quyền nhưng danh sách tù nhân lương tâm chồng chất ! Hai mươi năm sau ngày cấm vận được Hoa Kỳ bãi bỏ, chế độ cộng sản Hà Nội cảm thấy vững hơn nhờ “chính sách ổn định Đông Nam Á” của tiến sĩ Henry Kissinger. Chính sách hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là chính sách kêu gọi qui hàng, không đối thoạI, như sau ngày 30 tháng tư 1975. Đảng và nhà nước không tiếp xúc công khai với người Việt nước ngoài chỉ gặp những kẻ xu nịnh chạy theo đồng tiền. Tổ chức tiệc ở Dinh Độc Lập cũ để chiêu đãi những Việt kiều hoặc không tim hoặc không óc, những con người duy vật. Năm nay, ông Nguyễn Thanh Sơn đại diện đảng kêu gọi đại hội Việt kiều hải ngoại ở Việt Nam nhưng đảng vẫn thờ bác Hồ, bác Mao, bác Stalin. Ông Hoàng Duy Hùng ở Houston tiếp xúc nhiều với các thành phần lãnh đạo đảng cộng sản đã học được tính khôi hài của cộng sản, ông nói các ông Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Minh Triết không còn theo cộng sản vì ông không thấy trên bàn thờ nhà các ông ấy có hình bác Hồ, bác Mác, bác Lê Nin, bác Stalin. Ông Hùng hiểu sai nghĩa thần thánh hóa, thần tượng hoá. Năm 1995, kỷ niệm hai mươi năm ngày 30 tháng 4, nhà báo William Safire đến Sàigòn gặp ông Phạm Xuân Ẩn và gặp thủ trưởng của ông Ẩn là ông Mai Chí Thọ một người cộng sản sắt máu. Ông Mai Chí Thọ đã cho thấy ông vẫn thờ cúng tổ tiên, những người cộng sản trước khi chết sợ đối diện với trời, trên bàn thờ ông không có hình Hồ Chí Minh hay Stalin. Ai bảo ông Mai Chí Thọ không phải là người cộng sản trung kiên?

39 năm sau ngày 30 tháng tư, tiếng nói đối lập bị đàn áp, chiến thuật của đảng cộng sản vẫn như cũ, trả tự do các người tù lương tâm luật sư Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tiến Trung thì cũng như tha bác sĩ Nguyễn Đan Quế mấy chục năm trước. Thế giới có thể bị lừa nhưng những người tranh đấu bất bạo động vẫn sẽ tiếp tục con đường kiên trì của họ. Nhà tranh đấu bất bạo động ở Palestine, ông Zwahre nói: “đấu tranh bất bạo động giống như rễ cây mọc trên đá, trông thì mềm nhưng rễ sẽ đâm vào đá để nước thấm vào lá và cây sẽ lớn vững. Đấu tranh bất bạo động cũng như vậy, sẽ xuyên thủng quyền lực cầm quyền”. Nghe như Lão Tử tân thời, không gì hơn sức nước mềm soi thủng mọi vật “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiên lợi vạn nhi bất tranh”.

Bạn hỏi tôi còn nhớ ngày 30 tháng tư?

Việt Nguyên
30 tháng 4, 2014
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Từ nạn độc tài đến họa xâm lăng
Vũ Đông Hà (Dân Làm Báo)

I. Bản chất của chế độ CSVN

Cho dù được tô điểm bởi bất kỳ mỹ từ nào chăng nữa, chế độ CSVN là một chế độ độc tài kể từ khi đảng này cướp chính quyền và cai trị cho đến nay.

Sự ra đời của đảng CSVN gắn liền với Hồ Chí Minh, là một người ngay từ đầu cho đến lúc chết vẫn luôn luôn thuần phục Tàu cộng. Yếu tố sống còn và khả năng độc quyền cai trị của đảng CSVN lệ thuộc vào Tàu cộng. Lệ thuộc từ đường lối chính trị, phương thức cai trị cho đến tài lực, vật lực lẫn kiến năng. Lệ thuộc từ trong khói lửa chiến tranh như Điện Biên Phủ, xâm lược VNCH sang đến những cuộc chiến mà kẻ thù là nhân dân như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm... Tất cả, từ lãnh đạo cho đến mọi hoạt động, đều mang dấu ấn made in China.

Do đó, chế độ CSVN không chỉ là một chế độ độc tài. Nó là một thể chế vừa độc tài vừa nô lệ ngoại bang trong suốt chiều dài cuộc sống của nó.

Với bản chất độc tài và nô lệ, điều gì đã xảy đến với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam?

Nếu sau thế chiến thứ 2, Hồng quân Nga tiến vào Đông Âu và thiết lập những nhà nước cộng sản bù nhìn thì sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ, mỗi quốc gia Đông Âu đều có thể tranh đấu để khôi phục chủ quyền cho những vùng đất nếu vẫn còn bị Nga chiếm đóng. Những thể chế độc tài cộng sản còn sót lại như Bắc Triều Tiên, Cu Ba dù tồi tệ đến bao nhiêu vẫn chưa để một tấc đất của tổ quốc họ rơi vào tay ngoại bang.

Ngược lại, đối với Việt Nam, điều tệ hại là những mất mát không phải vì bị cướp, hoặc vì hết lòng chiến đấu mà không đủ sức bảo vệ. Tổ quốc Việt Nam bị mất đất, mất biển là do chính đảng CSVN ký kết nhường, đổi chác, bán. Những ngòi bút ký của lãnh đạo đảng CSVN vào Công hàm 1958, Hiệp định Biên Giới Việt Trung, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, Tuyên bố chung về Boxit Tây Nguyên... và còn nhiều văn bản khác vẫn nằm trong vòng bí mật đã công nhận nhiều phần lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thuộc về Tàu cộng. Những chữ ký "đại diện quốc gia" này đã trao cho Tàu cộng một sức mạnh gấp ngàn lần xe tăng, đại pháo, sư đoàn trong cuộc bành trướng của đại Hán: "thu tóm mà không cần phải xâm lăng". Những chữ ký này sẽ làm cho dân tộc Việt Nam gặp khó khăn gấp trăm lần khi phải tranh đấu để lấy lại những gì bị mất vì chính phủ ký kết xác nhận nó thuộc về ngoại bang, so với nỗ lực đứng lên giành lại những gì bị mất vì hành vi xâm lược.

Do đó, chế độ CSVN không chỉ là một chế độ vừa là độc tài vừa nô lệ cho ngoại bang. Chính xác hơn, nó là một chế độ độc-tài-bán-nước. Đây là bản chất, là căn cước của cộng sản Việt Nam. Và thực chất của tình trạng mất đất, mất biển đã không đến từ xâm lăng mà đến từ một cuộc buôn bán đổi chác dài hạn. Thủ phạm chính không phải là người mua, kẻ nhận mà chính là kẻ bán, người dâng.

II. Độc-tài nuôi bán-nước và bán-nước nuôi độc-tài

Độc-tài nuôi bán-nước: Nếu Việt Nam là một nước dân chủ, đa đảng, tam quyền phân lập thì đã không có Công hàm bán nước 1958, Hiệp định Biên giới, Hiệp định Vịnh Bắc Bộ và nhiều ký kết khác. Sẽ không có Tổng bí thư một đảng cùng với mười mấy tên trong Bộ Chính trị toàn quyền quyết định tương lai của dân tộc và tùy tiện sắp xếp biên giới của quốc gia với ngoại bang. Sẽ không có những văn kiện với chữ ký của 2 tổng bí thư của 2 đảng, là những người không được dân bầu, nhưng lại toàn quyền quyết định những vấn đề có tầm ảnh hưởng lên cả quốc gia. Sẽ không có một Quốc hội bù nhìn toàn là đảng viên cộng sản ngồi đọc và chỉ biết được nội dung sau khi văn kiện đã được ký. Sẽ không có tình trạng cả nước không biết rõ toàn bộ nội dung những hiệp định được ký kết, không nắm chắc đất nước đã bị mất những gì, mất bao nhiêu. Do đó độc tài dẫn đến mất nước vì độc tài cai trị đã nắm vị trí độc quyền bán nước.

Bán-nước nuôi độc-tài: Đảng CSVN sẽ không thể độc tài cai trị cho đến ngày nay nếu trong suốt nhiều thập niên liền không sống bằng những hỗ trợ trên mọi phương diện từ Tàu cộng. Đảng không tồn tại nếu không mang căn cước bán-nước bên cạnh tờ khai sinh độc-tài. Để độc tài, cộng sản Việt Nam phải bán nước. Lý do:

Một guồng máy độc tài với những lãnh đạo, cán bộ không có thực tài, thiếu khả năng, đầy bằng cấp giả, cộng thêm tham nhũng, hối lộ thì không thể nào tự họ làm cho đất nước hưng thịnh. Do đó, đảng CSVN sẽ không đủ khả năng để ngăn chận sự nổi loạn của quần chúng nếu không bắt tay với Tàu cộng để người dân có miếng ăn, có áo mặt, có điện, có xăng, có xe, có mọi thứ mặt hàng gia dụng... Các lãnh đạo và cán bộ đảng sẽ không thể nào đi từ vô sản không bằng cấp thành tiến sĩ tư bản đỏ bằng con đường với sức mình sỏi đá cũng thành cơm. Bài toán giải quyết và kết quả là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu cộng - từ công trình xây dựng, nhiên liệu, điện lực đến giao thông, hàng hóa, thực phẩm... Do đó, bành trướng Bắc Kinh không cần phải được thực hiện bởi những sư đoàn tinh nhuệ vượt biên giới Việt Tàu mà là những công trình, công nhân Tàu giàn trải khắp Việt Nam. Phương tiện xâm lược của Tàu cộng không cần phải là AK47, chiến đấu cơ Chengdu J-20, tên lửa DF-31A mà là những cú phôn, những quyết định bằng lời có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, cúp điện cả nước và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đi vào hỗn loạn. Nếu nói rằng cai trị là nắm quyền quyết định hay ảnh hưởng lên vận mạng của một quốc gia thì đảng CS Việt đã từng bước trao cho đảng CS Tàu quyền cai trị Việt Nam. Bắc Kinh không cần phải có một chính phủ người Tàu đóng đô ở Ba Đình để thống trị nước ta.

Đem giao cả nền kinh tế và biến nó thành một nền kinh tế nô lệ cho Tàu cộng vẫn chưa đủ. Đảng CSVN đã "hòa tan" những hoạt động của quốc gia với Tàu cộng trên mọi lãnh vực. Từ lãnh vực quân sự với đường dây nóng, với các khóa đào tạo sĩ quan, sang đến lãnh vực tình báo, pháp luật, an ninh xã hội, tòa án, hành chính... Tất cả đều có bóng dáng chỉ đạo của đảng cộng sản Tàu. Việt Nam đã và đang bị cai trị bởi Bắc Kinh - chỉ có điều là ở mức độ nào? 50%, 70%...? - không ai có thể biết chính xác.

III. Xâm lược HD981: cơ hội cho độc tài

Ở một nước "độc tài bình thường" nguy cơ ngoại bang tấn công hay xâm lược là cơ hội cho những nhà độc tài "kết hợp lòng dân", kêu gọi quần chúng "đồng lòng cùng chính phủ" và gạt qua những bất đồng chính trị để đoàn kết chống ngoại xâm. Điều đó đã xảy ra ở Serbia vào năm 1999 khi NATO thả bom Serbia vì độc tài Slobodan Milosevic từ chối triệt thoái quân ra khỏi Kosovo.

Nếu những quả bom của NATO rải thảm thủ đô Belgrade vào năm 1999 là một món quà cho Milosevic thì giàn khoan HD981 của Tàu cộng là một món quà cho những nhà độc tài CSVN. Khác với Serbia, nơi mà Slobodan Milosevic là một nhà độc tài nhưng không bán nước, tại nước "độc tài bất bình thường" Việt Nam, đảng cầm quyền đã nhiều đời mang căn cước độc-tài + bán-nước. Vì thế, HD981 là cơ hội để những nhà độc tài bán nước CSVN đeo mặt nạ yêu nước và làm người ta có thể quên đi "hành trình bán nước từ lúc mới ra đời" của họ. Đối với quảng đại quần chúng, chiêu bài độc lập dân tộc được tung ra. Hình ảnh một lãnh tụ "sáng giá" phun châu nhả ngọc chống ngoại xâm được tung hô. Một chiến dịch dân vận để trình chiếu bộ phim trong đó mọi bộ phận, cơ chế của nhà nước cùng đồng lòng, nhân dân cả nước cùng đồng lòng. Một chiến dịch đồng lòng khắp hang cùng ngỏ hẻm đã được khua chiên, gõ mỏ, cho dù phải đem ngư dân ra để làm "tài tử" chính cho bộ phim "đảng, nhà nước và nhân dân đồng hành cùng ngư dân bám biển, bảo vệ tổ quốc".

Dàn khoan HD981 là cơ hội cho độc tài giả dạng "yêu nước" và cũng là thời cơ để độc tài chụp lên đầu những ai chống lại lãnh đạo "yêu nước" là thành phần phản quốc.

IV. Những thử thách của phong trào dân chủ

Trong "cơn sốt sơn hà nguy biến", những nỗ lực tranh đấu chống độc tài hình như trở thành lạc quẻ. Những công việc tranh đấu của phong trào dân chủ trước đó bây giờ hình như trở nên nhỏ lẻ và vô nghĩa. Chuyện tranh đấu tự do cho blogger Anhbasam, Lê Thị Phương Anh, đấu tranh chống lại Điều 258 hình như đang giống như chuyện đi nhặt rác trong một căn nhà đang cháy. Nhiều người choáng ngợp đến bất động vì hiểm họa ngoại xâm và có cảm giác cá nhân mình quá nhỏ bé, vô vọng trước tình hình thời cuộc.

Trong "cơn sốt sơn hà nguy biến" cộng với thủ đoạn mị dân của những nhà độc tài chụp bắt cơ hội, lực lượng dân chủ cũng bắt đầu phân tán vì những khuynh hướng khác nhau - giữa khuynh hướng đồng lòng cùng chính phủ, kỳ vọng vào những lời tuyên bố của một nhà độc tài mang mặt nạ yêu nước và khuynh hướng vừa chống độc tài vừa cứu nước.

Đó là tình trạng của phong trào dân chủ trong những ngày qua kể từ hôm 18.5.2014 khi cuộc biểu tình yêu nước bị Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh ngăn cản, cấm đoán và bắt giam một số người.

Nếu trước đây, phong trào dân chủ có một phương hướng chung trên con đường độc đạo là đấu tranh dẹp bỏ độc tài, xây dựng dân chủ, bảo vệ và phát triển nhân quyền thì "cơn sốt sơn hà nguy biến" đã bật ra 3 ngả rẽ:

1. Kỳ vọng vào đảng độc tài thoát khỏi vòng nô lệ của Tàu cộng. Tên thời thượng là Thoát Trung.

2. Kỳ vọng vào một lãnh đạo "sáng giá nhất" của đảng đứng lên lãnh đạo một cuộc cách mạng nhung để thoát ách nô lệ Tàu cộng và hy vọng người này đứng về phía nhân dân để cởi trói độc tài.

3. Kiên trì tranh đấu để chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ và xem đó là điều kiện nền tảng để có được sức mạnh toàn dân nhằm bảo vệ tổ quốc.

Chọn lựa thứ nhất dành cho những người không thấy được toàn bộ bản chất cốt lõi độc-tài-bán-nước của đảng CSVN, không nhớ hay không muốn nhớ đảng này là thủ phạm dẫn đến tình trạng đất nước ngày hôm nay như đã trình bày ở trên. Chọn lựa này cũng dành cho những người chấp nhận kết quả rút khỏi biển Đông của giàn khoan HD981 nhưng đảng CSVN vẫn tiếp tục "sứ mạng" độc-tài để bán-nước và bán-nước để tiếp tục độc-tài.

Chọn lựa thứ hai thuộc về những người xem việc người dân Việt Nam có thể tự làm nên một cuộc cách mạng là vô vọng. Do đó họ phải đánh cược số phận của đất nước vào niềm tin dành cho một người đang nằm trong bộ máy độc tài, người mà: (1) từ trước đến giờ thành tích nói và không bao giờ làm đã không thua bất kỳ ai; (2) sự nghiệp chính trị và vị trí lãnh đạo bị lệ thuộc vào tập đoàn tay chân mà những mất mát về quyền lợi, cũng như phải đối diện với những đe dọa nếu chống Tàu sẽ quay sang chống lại thủ lĩnh của họ; (3) cá nhân vẫn nằm trong sự chi phối của một cơ chế tập thể lâu đời mà thành phần thân Tàu đang chiếm đa số.

Chọn lựa thứ 3 là chọn lựa khó khăn nhất. Nếu 2 chọn lựa đầu chỉ phải chống ngoại xâm và được sự hỗ trợ hay ít ra được yên thân bởi đảng độc tài thì chọn lựa thứ ba là phải chống nội xâm lẫn ngoại xâm. Chọn lựa thứ ba này đối diện với nhiều phản biện:

- Lực lượng dân chủ còn quá yếu, sẽ bị tiêu diệt từ trứng nước.

- Sẽ không được sự ủng hộ nồng nhiệt từ quần chúng vì tâm lý sợ hãi lâu đời và họ đang có chọn lựa an toàn với cá nhân của họ hơn. Đó là đứng cùng với đảng (chọn lựa 1), hay ủng hộ một lãnh đạo "sáng giá" của đảng độc tài (chọn lựa 2).

- Đấu tranh chống độc tài bây giờ sẽ giúp cho Tàu cộng thêm cơ hội tràn qua xâm chiếm Việt Nam.

Hai điều ban đầu đã hiện hữu mà không cần phải chờ đến biến cố HD981 mới có. Nó cũng là thử thách của mọi đất nước bị độc tài cai trị cho đến ngày cách mạng thành công.

Điều thứ ba là ngụy biện của đảng và những người chọn lựa thái độ đồng lòng hay mong đợi ở đảng. Trên thực tế: Tàu cộng không cần xâm lăng VN. Tàu cộng không thể lấy một lý do gì để tràn qua chiếm trọn VN trong thời đại này. Và sự xâm lăng cho dù có đi nữa sẽ không có hiệu quả bằng sự chấp nhận ký kết sang nhượng chủ quyền của tập đoàn tay sai như đã trình bày ở trên. Xin đọc thêm bài "Trung cộng: không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!!!???"

Tuy nhiên, khi độc tài chụp lấy cơ hội "kết hợp lòng dân" và những thành phần quan tâm đến vận mạng đất nước đi vào 3 ngả rẽ thì phong trào dân chủ phải đối diện với những thử thách mới, chồng chất lên những thử thách vốn đã có.

Làm thế nào để vượt qua?

Chúng ta cần phải nhìn lại toàn bộ những nỗ lực vừa qua, lượng giá tình hình chủ quan và khách quan để từ đó có một hướng chiến lược tổng thể phù hợp với tình hình mới đang rất là đen tối.

Đây cần là một nỗ lực chung của nhiều người và xin hẹn các bạn trong một loạt bài kế tiếp.


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Lính hay bộ đội
Quách Vĩnh Niên (Danlambao)

Lính là những người cầm súng trong lực lượng quân đội của một quốc gia. Nhiệm vụ của người lính là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước mọi âm mưu hay hành động xâm lược của kẻ thù. Người lính bảo vệ quốc gia chứ không bảo vệ chế độ. Trên tinh thần đó, người lính đứng ngoài mọi tranh chấp đảng phái trong nước trong tinh thần sinh hoạt chính trị trong thể chế tự do dân chủ. Tuy nhiên người lính sẽ can thiệp khi một chế độ làm tay sai ngoại bang hay có hành động bán nước. Tóm lại, người lính là người thực sự phụng sự tổ quốc, cán đáng mọi an nguy của toàn dân. Vì vậy người lính Việt Nam Cộng Hoà luôn lấy châm ngôn TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM làm kim chỉ nam.

Từ khi có sự xuất hiện của Hồ chí Minh, tên nô bộc của Cộng sản Quốc tế, thì lực lượng bộ đội đồng thời cùng ra đời. Bộ đội (quái gở hơn, còn gọi là bộ đội cụ hồ) là công cụ của đảng CSVN.

Trong quá trình từ lúc hình thành cho đến nay, lực lượng nầy trải qua ba giai đoạn khá rõ rệt: Giai đoạn từ lúc mới hình thành là một nhóm nhỏ cho đến năm 1954, đánh dấu sự kết thúc trận Điện biên phủ. Giai đoạn hai kể từ 1954 đến 1975 và giai đoạn ba từ 1975 cho đến nay.

Thời gian giai đoạn một, tình hình chính trị Việt Nam vô cùng đen tối và xáo trộn. Người Việt với tinh thần yêu nước cao độ đã hoặc tự phát hoặc gia nhập các đảng phái, phong trào nhằm, chống thực dân Pháp, giành độc lập nhằm thiết lập chính thể dân chủ tự do cho đất nước. Trong tinh thần hăng say của giới trẻ lúc bấy giờ thì chính trường Việt Nam xuất hiện con cờ của Cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh, đã được huấn luyện và kềm chế bởi Liên Xô và Trung cộng, nhất nhất tuân hành mọi chỉ đạo của đàn anh nên được CSQT yểm trợ đầy đủ vũ khí và cố vấn. Với kinh nghiệm thực tế, khuynh đảo để cướp chính quyền kèm theo biện pháp khủng bố triệt để, với đường lối tuyên truyền mị dân khôn khéo, với đường lối đấu tranh dựa trên thế liên minh công nông, chủ yếu là nông dân, đã nhanh chóng lôi kéo được số lớn thanh niên yêu nước nhưng thiếu hiểu biết, hoặc bất mãn. Một khi “vào tay mỗ thì vỗ chẳng ra”, số người theo Hồ đa số đều thấy được cái sai trái của đảng CSVN, nhưng đã quá muộn, ly khai đảng đồng nghĩa với cái chết của bản thân và gia đình.

Qua tài liệu lịch sử cận đai cho thấy, CSVN thắng trận Điện biên phủ, trước tiên là diễn biến do sự sắp đặt của siệu cường, yếu tố thắng trận là, do quyết định của đông đảo cố vấn TC cộng với số lượng vũ khí dồi dào do TC chuyển giao, quan trọng nhất là đại bác và sơn pháo, một điều hết sức bất ngờ đối với lực lương Pháp.

Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước khiến CSVN có toàn quyền áp đặt đường lối cai trị vô cùng hà khắc, vô luân trên lãnh thổ Bắc Việt Nam. Mục tiêu của CSVN là ngu dân để trị. Khi người dân phía Bắc vĩ tuyến 17 dù muốn dù không đã cúi đầu khuất phục trước bạo lực, CSVN lúc bấy giờ mới phát động “công cuộc giải phóng Miền Nam”. Nhà cầm quyền Hà nội đã xua hàng trăm ngàn thanh thiếu niên với khẩu hiệu sinh Bắc tử Nam. Đường trường sơn rải đầy xương trắng chiến binh Bắc Việt! Chiến trường Miền Nam với hàng vạn dân lành phơi thây dưới những trận pháo kích bừa bãi vào thành phố, bản làng, trường học.

Tội ác của bộ đội trong hai giai đoạn một và hai đã được phơi bày trên giấy trắng mực đen quá nhiều nhưng, mãi mãi không thể nào nói hết.

Ba mươi tháng Tư năm 1975, ngày CSVN cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam VNCH và, cũng là ngày tang tóc, điêu linh của toàn dân Việt Miền Nam. Bộ đội Bắc Việt vào Sài gòn với thứ kiêu hãnh của kẻ chiến thắng nhưng pha lẫn nỗi kinh hoàng vì một Sài gòn lộng lẫy (mặc dù đã bị xác xơ sau trận chiến). Thực tế đã rành rọt trả lời cho bên thắng cuộc thấy rằng đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà.

Sau chuỗi ngày hoảng loạn, người Miền Nam chưa tỉnh lại thì tận mắt chứng kiến cảnh cướp của trắng trợn từ kẻ thắng cuộc. Vơ sạch, vét sạch của công cũng như tài sản riêng tư, từng đoàn, từng đoàn molotova chở những “chiến lợi phẩm” hí hửng đưa về Bắc.

Bộ đội được dân Miền Nam định nghĩa một cách thực tế rằng, bộ là đi bộ, đội là đội của ra Miền Bắc. Bộ đội là lực lượng đi bộ vào Nam cướp của dân, đội ra Miền Bắc.

Cho đến giờ phút nầy, nhân sự của lũ cướp của kia một số đã chầu Diêm Chúa, một số lớn bị đào thải vì không ăn cánh và, đã nhường chỗ cho lũ cướp mới, một lũ cướp của, vừa buôn dân, vừa kế tục sự nghiệp bán nước của HCM và bè lũ.

Đến đây, một ý tưởng muốn nói lên với các bạn, cái gọi là bộ đội, những lời nhắn gởi, nếu thẳng thắn hơn có thể gọi đây là một thông điệp, nhưng có lẽ dễ nghe hơn là những tâm tình cùng các bạn.

Trước hết, ngoại trừ cấp chỉ huy và chính uỷ cấp sư đoàn trở lên, đa số các bạn hiện giờ là thế hệ được sinh ra và lớn lên sau 1975.

Cả mười năm sau năm 1975, trong khi toàn dân Việt sống trong tăm tối, bị khủng bố, áp bức và đày đoạ thì các bạn bị đẩy sang chiến trường Cam bốt nhằm phục vụ theo chỉ đạo của bè lũ tay sai của Liên sô, thây chết như rạ, hàng trăm ngàn tử thi được chôn vội vã, bia mộ không hề được kiểm chứng có đúng tên người nằm xuống hay không. Các bạn chưa hoàn hồn thì mặt trận phía Bắc bùng nổ, bất ngờ và khốc liệt, Tàu cộng đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng trong số các bạn, con số không được Việt cộng công bố rõ ràng vì có rất nhiều hố chôn tập thể xác bộ đội bị đảng che dấu.

Cuối thập niên 80, ý thức rằng không mở cửa thì chết, nhưng phải đợi TC cho phép, CSVN mới từng bước cho mở cửa. Từ đó người dân Việt nam mới dần dần tiếp cận được văn minh vật chất và tinh thần của Phương Tây.

Trong thời gian nầy, CSVN đã dùng nhiều chiêu thức tinh vi, vừa nới lỏng cho dân về mặt ăn chơi sa đoạ, vừa tăng cường kiểm soát, khủng bố, tù đày thành phần chống đối.

Không may cho CSVN, thời đại bùng nổ thông tin, do tiến bộ kỹ thuật vi tính, đã xé toạc bức màng sắt, cái mà đảng CSVN tin tưởng rằng không một thông tin bất lợi nào có thể xuyên qua được.

Các bạn cũng như toàn dân Việt giờ nầy hẳn đã rõ mười mươi rằng CSVN là tập đoàn bán nước. Những tài liệu và hành động bán nước xuyên suốt từ thời HCM cho đến nay không còn chối cãi được nữa.

Trước sức xâm lăng của TC theo chiến thuật tằm ăn dâu, TC đã chiếm một phần lãnh thổ và lãnh hải, sách lược nầy đã hoàn tất đợt một. Trong đợt kế tiếp nầy, TC gia tăng tốc độ và cường độ mà sự kiện giàng khoan HD 981 là một dấu hiệu rõ rệt. CSVN đã phản ứng như thế nào?

Mở miệng thì bị mắc quai vì, đã ký văn kiện bán nước rồi, đã ngoạm của tàu cộng hàng tỉ đô la rồi, đã bị gài để ngủ và có con với gái tàu rồi. Bây giờ chỉ biết ỡm ờ mong cho qua chuyện thôi.

Nhưng trong nước dân trí đã cao, ngậm miệng mãi thì bị dân chúng hạch tội, nhất là sự kiện HD 981 quá lộ liễu. Trong mười mấy tên trong bộ chính trị, thằng thì câm như hến, thằng thì ấm ớ như lưỡi bị dính câu, Nguyễn tấn Dũng thì lên tiếng đòi kiện TC về giàn khoan. Chỉ có giàn khoan không thôi! Còn Hoàng Sa, Trường Sa, ải Nam quan, một phần thác Bản Giốc, những cao điểm chiến lược ở địa đầu giới tuyến, những khu khai thác và làng người tàu cộng bất khả xâm phạm từ Bắc chí Nam thì không nghe thằng nào trong bọn chúng lên tiếng. Chỉ nghe chúng rỉ rả từ trên xuống dưới rằng VN luôn chủ trương giải quyết vấn đề trên tinh thần hoà bình và hợp tác. Hoà bình và hợp tác! Các bạn nghe có lọt tai không?

Còn các tướng lãnh bộ đội thì sao? Xin thưa rằng bọn nó đã được chia chác quyền lợi hậu hĩnh rồi. Bọn chúng còn đươc quan thầy TC trực tiếp huấn luyện phương cách đàn áp dân Việt nữa kìa. Những khoá huấn luyện hàng năm nầy nhằm trắc nghiệm lòng trung thành, vừa là phần thưởng riêng cho giới lãnh đạo bộ đội.

Lực lượng công an là nắm đấm của đảng (dĩ nhiên đối tượng là quần chúng nhân dân),vì vậy lực lượng nầy được ưu đãi cho đến cấp thấp nhất. Các bạn cứ nhìn vào bọn công an phường quyền lực và tiền bạc như thế nào hẳn phải rõ.

Một mai nầy, có lẽ ngày đó sẽ không xa, tình thế chín mùi, sức phản kháng của quần chúng nhân dân đủ lớn mạnh, những cuộc xuống đường mạnh như thác vỡ, lực lượng công an, bọn chó săn của chế độ bất lực, chắc chắn CSVN sẽ điều động nhiều sư đoàn bộ đội cùng xe tăng đàn áp dân lành.

Lúc đó các bạn phải làm gì?

Nổ súng vào đám dân lành không có một tấc sắt trong tay? Nổ súng vào đồng bào của các bạn, trong đó có những bà con thân thương của các bạn? Những con người đầy lòng yêu nước, đang quyết tâm xoá bỏ chế độ bán nước dù chỉ với tay không. Đừng hành động ngu xuẩn như vậy nghe các bạn.

Các bạn, những bộ đội từ cấp chỉ huy trung đoàn trở xuống, các bạn chưa từng vấy máu dân lành như thế hệ cha anh giai đoạn một và hai (như đã đề cập), các bạn đang bị kềm kẹp trực tiếp bỡi những ma đầu sư đoàn trưởng, những chính trị viên sư đoàn, chúng là những tên tội đồ của dân tộc, chúng chỉ là số rất ít so với đông đảo các bạn. Các bạn, trong tình hình nóng bỏng và hỗn loạn đó, hãy quay mũi súng nã vào đầu bọn tội đồ đó, nhanh chóng gia nhập vào lực lượng nhân dân. Lực lượng của chính nghĩa lúc bấy giờ sẽ có thêm tay súng, có thêm vũ khí. Đó là thời điểm giãy chết của bọn CSVN bán nước.

Một khi các bạn làm được việc nầy, các bạn, từ những tên bộ đội làm tay sai cho CSVN, tức khắc sẽ trở thành người lính của dân tộc Việt.

Vì tinh thần yêu nước, mong các bạn cân nhắc ngay từ bây giờ kẻo muộn.


Quách Vĩnh Niên
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) tìm mọi cách bịt miệng người Việt chống cộng hải ngoại.
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) -

Cộng sản (CS) thành công nhất là khi chúng có thể lừa gạt được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Bên ngoài chúng sẽ đưa ra bộ mặt thật đẹp, nào là quang vinh anh dũng văn minh phát triển, tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ... nhưng bên trong thì thối nát, tham nhũng, tàn độc, đàn áp dã man bất cứ những ai dám chống đối.

Chúng ta đã thấy CSVN thản nhiên đầu độc thầy giáo Đinh Đăng Định trong tù, tàn nhẫn khiến cho anh Huỳnh Anh Trí bị lây HIV mà qua đời chỉ mấy tháng sau khi ra tù, chúng cũng không ngần ngại cho công an giả dạng côn đồ đánh gãy chân chị Thúy Nga trong lúc chị ấy bồng con nhỏ trên tay...

Nhưng ra ngoài thế giới thì CSVN lại đeo 1 cái mặt nạ hoàn toàn khác hẳn, đòi vào hội đồng Nhân Quyền, cam kết này nọ đủ thứ rất hoành tráng để lừa gạt cộng đồng quốc tế.

Vì vậy mà CS rất sợ người Việt hải ngoại chống cộng, càng sợ hơn những người giương cao ngọn cờ vàng, vì không có cách nào ảnh hưởng tư duy của họ, đặc biệt là những người giỏi tiếng Anh và có thể vận động các hội đoàn, dân biểu, chính khách quốc tế.

CS bỏ ra hàng tỷ đồng hàng năm cho Nghị quyết 36 “nhuộm đỏ” cộng đồng người Việt hải ngoại, ngày xưa bằng cách đưa văn công đem ca nhạc CS ra nước ngoài trình diễn, cho giáo viên sang mở lớp dạy văn hóa, ngôn ngữ CS… cho đến ngày nay thì cho cán bộ, đảng viên, công an... trà trộn vào những người ra nước ngoài học và làm việc, để xây xáo trộn đánh phá cộng đồng.

CSVN tìm mọi cách cô lập cộng đồng người Việt tự do chống cộng ở hải ngoại, khiến cho tiếng nói của họ trở thành tiếng vọng từ đáy vực, từ từ không còn ai nghe được nữa. Khi đó chúng yên tâm và dễ dàng khống chế mọi phản kháng trong nước, những nhà đấu tranh dân chủ quốc nội sẽ mất đi sự ủng hộ của hải ngoại sẽ dễ dàng bi tiêu diệt.

Hải ngoại là hậu phương lớn và vững mạnh của phong trào dân chủ trong nước, thì đương nhiên CS muốn tìm mọi cách tiêu diệt, và bịt miệng.

Và càng như vậy thì cộng đồng chúng ta càng cần phải lên tiếng mạnh mẽ liên kết với càng nhiều bạn bè nước ngoài và càng phải tố cáo tội ác CS cho thế giới được rõ.

Ngoc Nhi Nguyen
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Chuyện kể năm 19... đấu tố
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)

Hắn tự nhủ sẽ không bao giờ nhắc tới chuyện Đấu Tố mà hắn đã phải chứng kiến nữa, nhưng bị "nhờ ơn bác và đảng" tổ chức "Triển lãm CCRĐ", ở đó người thuyết minh về "địa chủ ác ghê" (tựa một bài viết luận tội bà Nguyễn Thị Năm/Cát Hanh Long của bác Hồ dưới tên C.B/Của Bác) là những cô gái trẻ ở tuổi cỡ hàng cháu của cậu bé ngày nào đi coi đấu tố mà nạn nhân lẫn "đấu thủ" đều là chỗ thân quen với gia đình hắn.

Image

Biết rõ sự thực đã xảy ra ngày đó, hắn thấy tội nghiệp thay cho đám trẻ cha mẹ sinh ra vốn "nhân chi sơ tính bản thiện" đã bị đảng "vì lợi ích trăm năm trồng người" thành một thứ "người đặc sản"; không giống ai, "mười hai con giáp, chả giống con nào" là tính đặc thù của đám trẻ từ bé đã bị cái khăn quàng đỏ nó xiết, bị búa đập đầu, liềm cứa cổ, đã "chém treo ngành" cái linh hồn của Người "nhân linh ư vạn vật" xưa nay.


Image
Đám trẻ múa trước nơi trưng bày "thành tích" giết người cướp của do bác Hồ và đảng CSVN lập được trong CCRĐ, múa "vô tư" bên những 200.000 oan hồn đồng bào.

"Thương cho đám trẻ mà chẳng biết làm gì đây. Thét vào tai chúng ư?", hắn xót xa lẩm bẩm, "mình không thể thét vào tai từng đứa, nhưng mà... giả như thét được cũng chẳng biết có ích chi, có khi ngược lại, "to tiếng" làm chúng phản cảm "như đỉa phải vôi", khiến cho bầy trẻ đang sảng càng sảng thêm". "Không được!", hắn lại "đổi mới tư duy": "Hay là chỉ cần những tiếng mổ lách cách xuống từng con chữ trên bàn phím, tuy nhỏ mà lớn, tuy xa mà gần, biết đâu không chừng, lại có thể đánh thức chúng ra khỏi cơn mê". Hắn lóe lên chút hy vọng "viển vông", rồi nhảy dậy ngồi trước màn hình computer. Hắn kể:


Quê tôi, làng Yên Phú nằm bên bờ sông La, nơi khi tôi có trí khôn đã sẵn đó những dấu tích của một thời chống Pháp. Phía trên là cầu Thọ Tường bắc qua sông bị cắt đôi, gục đầu cắm sâu xuống nước, là "thành quả" của chiến thuật "Tiêu thổ kháng chiến". Cuối làng có khu vườn ông Bát Ẩm từng là bãi chiến trường đẫm máu giữa Trang Hét và quân Pháp. Trang Hét là tên hai người được Linh mục Đậu Quang Lịnh (1) người Yên Phú khi đó đang hoạt động chống Pháp từ trong Nam sai về quê ngài để vận động những nhà giàu có trong làng đóng góp tiền của ủng hộ kháng chiến. Nhưng chẳng may bị bại lộ, Pháp đem quân bao vây kêu gọi Trang Hét (đang lẫn trốn trong một ngôi nhà trên khu vườn ông Bát Ẩm) nạp mình không được, bèn nổ súng. Quân Pháp bị hai ông bắn trả gây tổn thất sinh mạng nặng nề, cuối cùng chúng dùng mưu đốt nhà, hai ông mới tự sát chết. Sau này, do vùng quê tôi hay bị tàu bay Pháp bắn phá, mẹ tôi phải đi họp chợ (Chợ Trổ) ban đêm ở bên kia sông. Nhiều lần mẹ về chợ về, anh em tôi chạy ra hỏi quà, lại nghe mẹ nói vừa bị ma nhát khi đi ngang qua vườn ông Bát Ẩm, chỉ cách nhà tôi khoảng chưa đầy trăm thước.

Năm đó, chiến thắng Điện Biên kết thúc chiến tranh, dân làng mừng khôn xiết vì từ đây không còn bị tàu bay bắn phá; khỏi nơm nớp lo sợ bị bình bầu đi dân công chết như chú Nam con ông bà Thông Bình; mọi sinh hoạt trở lại ban ngày; bọn trẻ tha hồ thả diều, nô đùa ngoài bãi cát, vật nhau dưới gốc đa cổ thụ ven sông; người ta có thể mặc áo trắng và các bà các chị đứng bên thềm hong tóc, cầm gương soi thoải mái mà không sợ bị kết tội làm gián điệp chỉ điểm mục tiêu cho tàu bay Pháp; bến sông nhộn nhịp ghe thuyền đánh cá đi về; không còn nữa những xác người trương sình thỉnh thoảng từ đâu trôi theo dòng nước hay tấp vào bờ khiến lũ con nít khiếp vía...

Nhưng niềm vui được sống trong hòa bình chưa được mấy lúc thì bỗng từ đâu kéo về một đoàn người mặt mày lạ hoắc, đầu nón cối, chân dép râu, vai sắc cốt lủng lẳng bên hông; chỉ vài hôm sau, đường làng đang thoáng mát xanh tươi ngọn tre tàn cây sửng sờ bị vắt ngang những băng vải đỏ hoe ghi chữ vàng khè "Thẳng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh"... rồi chiều chiều rộn tiếng a lô kêu gọi dân làng tập trung học tập chính sách mới của đảng, và từ đó đêm đêm có tiếng chó sủa nhiều hơn.

Không khí bất an rờn rợn hơn cả thời chiến tranh. Dân làng xưa nay sống chan hòa thuận thảo với nhau, không dấu hiệu phân biệt giàu nghèo bỗng dưng một sớm một chiều ra đường gặp nhau như kẻ xa lạ. Trong nhà, anh em tôi được dặn phải gọi thịt bằng cà, gọi cá bằng dưa; trước bữa ăn phải buông kín rèm, đóng chặt cửa.

Trong làng có bà Cu Ư... là người nghèo khổ, nếu tôi nhớ không lầm, bà sống bằng đủ thứ "nghề" lặt vặt, mót lúa mót khoai, ai mướn gì làm nấy, kể cả đi ở đợ, giữ em. Bà gần gũi với gia đình tôi, nhất là với mẹ tôi. Một hôm bà đến khoe với mẹ tôi rằng bà được cán bộ tuyển đi học tập đấu tố địa chủ dưới xã Yên Mỹ. Mẹ tôi vừa hay tin dì Bang ở trong Hà Tịnh mới bị đấu tố chết, khi nghe bà Cu Ư... nói thế, mẹ tôi muốn ngăn cản bà nhưng không dám.

"Nhờ ơn Bác và Đảng", kế hoạch đã được (Mao, Xít) duyệt, địa chủ đã được bình, bần cố nông đã được chọn, tập dượt đấu tố đã được xong. Thế là đất lành Yên Phú phải dậy Sóng Đỏ.

Tối hôm ấy, bất chấp những "trận" a lô chĩa vào nhà thúc giục đi dự đấu tố ông Lý Thưởng, gia đình tôi nhất quyết không đi. Lý do: ông và thầy mẹ tôi gọi đó là bữa tiệc của loài quỷ sứ, thêm vào đó, nạn nhân là người họ hàng mẹ tôi gọi bằng cậu. Nhưng "mọi quyền lực chính trị đều phát sinh từ nòng súng", du kích đã đến nhà dí sung bắt chúng tôi đến đấu trường.

Ở đây tôi không tả lại cảnh đấu tố ông Lý Thưởng, một phần vì người ta đã đọc sách báo, nghe kể nhiều rồi; đại khái là giống nhau vì cùng rập theo một khuôn khổ mẫu mực mà bác đã học tập được Mao sư phụ, phần khác tôi cũng không muốn mình phải lần mò về quá khứ để dựng dậy cái thảm cảnh đau đớn tang thương do con người tạo ra cho đồng loại mà làng Yên Phú quê hương yêu dấu của tôi phải gánh chịu kinh hoàng khủng khiếp và thiệt hại lâu dài gấp bội những trận thiên tai. Tôi chỉ muốn đề cập đến cái kết quả về sau của ba nhân vật chính trong cuộc đấu tố ấy.

Không bao lâu sau "cái đêm hôm ấy đêm gì", bà Cu Ư... tìm đến gặp mẹ tôi bày tỏ ăn năn hối hận. Bà nói bà vì nghe cán bộ hứa hẹn đấu tố xong sẽ được chia "quả thực" (của cải tịch thu của khổ chủ) mà làm đại theo bài bản chúng tập cho, chứ xưa nay ông Lý Thưởng có làm hại bà chi đâu.

Chánh án hôm đó là ông Cháu Lệ đội cái bê rê; nếu tôi nhớ không lầm thì ông Cháu Lệ có khuôn mặt tròn, trông hiền lành và hình như mù chữ. Ông Lệ có bà vợ chân đi chữ bát phải nói là không ai có; khi đi, bà sàng bên này sàng bên kia thật xa, đến nỗi người ta nói bà ta vừa đi dọc vừa đi ngang. Sau đấu tố ông từ ngôi nhà tranh ọp ẹp cuối làng (gần nhà tôi) lên ở nhà ngói có bậc thềm rất cao. Ngày đó anh em tôi đã biết "lo" cho "bà chánh án" hai chân sàng kiểu đó làm sao mà vào nhà ông Lý Thưởng được.

Ông Lý Thưởng bị kết án 17 năm tù khổ sai. Gia đình ông gồm hai vợ chồng và người con trai tên Kim mà anh em tôi quen gọi là cậu Kim, bị đuổi ra khỏi nhà mình ngay sau đó; trong thời gian chờ dẫn đi tù, tôi nghe nói ông bị xích vào cột nhà, ăn ngủ dưới đất của nơi mấy bần cố nông trong làng, như bà Chắt Tài, bà Cu Ước... Từ ngày đó tôi không còn gặp ông... mãi cho đến...

Khoảng năm 1985 (tôi nhớ không chính xác) tôi được gặp lại ông Lý Thưởng nhân dịp ông vào Nam tìm gặp đứa cháu duy nhất của ông ở Sài Gòn, là con của Cậu Kim bị chết vì tai nạn xe hơi, khi đó cậu Kim phục vụ trong quân đội, xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, và mang cấp bậc nghe đâu Đại Úy. Gặp ông Lý Thưởng, tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên, không ngờ ông còn sống và lại trông khoẻ mạnh yêu đời.

Gặp lại ông Lý Thưởng tôi lại nhớ đến ngôi nhà ngói có cái bậc tam cấp thật cao của ông vì nó không xa lạ gì với chúng tôi; thỉnh thoảng mẹ tôi dắt anh em tôi đến thăm ông bà, và ngày Tết cả nhà tôi kéo nhau đi mừng tuổi ông bà, tất nhiên anh em tôi được lì xì nhiều hơn những "nguồn" khác. Tôi nhắc về ngôi nhà cũ của ông năm xưa bây giờ ra sao thì ông nói nó chẳng còn ra cái nhà nữa, vì chủ mới nay họ gỡ cái này mai họ gỡ cái kia, kể cả từ viên gạch chung quanh nhà, đem bán hết. Ngồi trước mặt ông, tôi xót xa thầm nghĩ ông đã lớn tuổi, tài sản bị tước sạch, 17 năm tù khổ sai, con cái không, giờ chắc ông đang lâm cảnh sống nhờ ở đợ. Tôi không dám hỏi ông bây giờ ở đâu trong làng Yên Phú. Nhưng sau này tôi được những người Yên Phú từ Miền Nam về thăm quê cũ cho biết, sau khi tù về, ông tay trắng, đã giỏi làm ăn xoay xở mua được một thửa đất và xây nhà ngói rất đẹp, ở cuối làng.

Tôi muốn biết, Anh muốn biết, Chị muốn biết, Họ muốn biết, Chúng ta, ai cũng muốn biết sự thật...

Trong "Triển Lãm CCRĐ", đảng CSVN cho trưng bày hình ảnh bần cố nông được chia ruộng đất là một sự thật rất đẹp rất quý rất cần. Nhưng những phần ruộng đất đó từ đâu, bao đời mà địa chủ có được, và bằng cách nào mà đảng một sớm một chiều có được của người ta để cho kẻ khác? Đó là một phần khác của sự thật trong CCRĐ mà các em thuyết minh còn nợ người đến xem.

Chuyện kể năm 19... Đấu Tố đến đây là hết. Các cháu ngoan của bác (Hồ) có nghe rõ không?


Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Bài thơ đầy nước mắt của một cô gái đang sống dật dờ tại thị xã Cần Thơ:

Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu chưa có mặt trên đất nước này
Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây.

Kể từ sau ngày các bác vô đây
Ông Ngoại bỗng nhiên bị bắt, tù đày
Bà Ngoại nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
Má cháu ưu sầu đánh mất thơ ngây.

Hai năm sau ngày các bác vô đây
Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
Bắt Má đi làm thủy lợi miền Tây.

Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
Má về ốm o, thân xác hao gầy
Má ôm Ngoại khóc, thì thầm kể lể:
Cán bộ hiếp con, có lúc cả bầy!

Rồi cháu ra đời không Ba, có Má
Ngoại vừa nằm xuống nên Má trắng tay
Bán buôn tảo tần Má nuôi cháu lớn
Dù không biết rằng Ba cháu là ai!

Mười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?

Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô!


Nguyễn Thành Bửu


Ever Since You Came
(Translated by Anne)
(Note: "You " means Ho Chi Minh)

Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen

After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost

Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp

After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!

And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!

Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?

Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Mùa hoa Kít Lợn

Học Địa Lý, em biết nước ta hình chữ S, lấy vĩ tuyến 17 làm vạch chuẩn, có hai miền Nam Bắc. Như vậy, Việt Nam chỉ có một miền Bắc thôi, nhưng vì sao thiên hạ lại hỏi nhau người này người kia là dân Bắc nào, “Bắc 54” hay “Bắc 75”.

Em ra đời có mẹ có cha. Cha em là người Bắc; mẹ em là người Nam. Em là kết quả của tình yêu Nam Bắc một nhà. Em thích ăn canh chua . Bà ngoại em thường hay nấu canh chua; có mấy lần cầm đũa vơ đúng cọng rau muống trong tô canh, ông ngoại em vưà tủm tỉm cười vưà nói: “đây là canh Đại Đoàn Kết, vì canh chua trước 54 chỉ có giá sống, chớ không ai nấu giá sống chung với rau muống như bây giờ”. Em kể ra chuyện nội bộ đảng, à quên, nội bộ nhà em, để chứng minh cho các bác rằng thì là đầu óc em không hề có ý tỉ ti một ly ông cụ nào về kỳ thị Nam Bắc, chia rẽ dân tộc khi em nêu vấn nạn tại sao lại có “sự cố” Bắc 54 với Bắc 75, có người còn gọi là Bắc 9 Nút (54) với Bắc 2 Nút (75).

Theo như em được học dưới mái trường XHCN , sỡ dĩ có “Bắc Năm 54” là vì sau 1954, nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ , Miền Bắc thoát khỏi đêm dài nô lệ Thực dân Pháp, đồng bào ngoài ấy được sống trong cảnh độc lập, tự do hạnh phúc chưa từng thấy dưới sự lãnh đạo tài tình của bác và đảng CSVN quang vinh muôn năm, nhưng vì sự dụ dỗ của bọn phản động chọc phá tổ Cuốc tổ Cu gì đó, gần một triệu người đã chạy bươn chạy tháo xuống tàu há mồm để nó nuốt chửng, đưa vào Nam là nơi đồng bào ta đang phải sống dưới sự kìm kẹp của bọn Mỹ Diệm tàn bạo ác ôn bóc lột tận cùng xương tủy, đến nỗi cả cái chén cũng không có, phải lấy vỏ dưà mà ăn cơm trắng, trong khi ngoài ấy ăn cơm màu ( khi thì màu vàng nhờ độn ngô, khi thì màu nâu nhờ độn khoai lang hay cũ sắn/ mì phơi khô cho có thêm chất bổ dưỡng, như kết quả nghiên kíu khoa học thiên tài của Bác sĩ Tôn Thất Tùng là 3 ký lá khoai mì tươi có hàm lượng protein bằng 1 ký thịt bò).

Thầy cô dạy như thế thì em tin như thế, vì nền giáo dục của bác và đảng luôn trong sáng như trăng rằm Liên Xô Trung Quốc to hơn trăng đế quốc Mỹ, chứ không như Hiến pháp Ngụy ghi công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí , tự do biểu tình bày tỏ quan điểm chính trị, nhưng thự tế lại cấm báo đài tư nhân, cấm tụ họp đông người, thậm chí xuống đường biểu tình chống Tàu xâm lăng cũng bị đánh đập, giật nón, đạp mặt, bị bắt bỏ tù nhiều năm …

Nhưng đó là Bắc 54 .Còn Bắc 75, tại sao lại có loại Bắc ri cư này, sau khi Miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn, cả nước sạch bóng quân thù. Bắc 75 lại còn nhiều gấp bội ; Bắc 54 chưa đầy một triệu, nhưng Bắc 75 bây giờ ngang ngữa số lượng dân “Ngụy” tại chỗ. Có người còn bảo là nhiều hơn . Em muốn biết ai dụ dỗ tài tình để Bắc 75 mắc miu thế lực thù dài địt dai ào ào nhào vô Nam như vậy?

Vô Nam cũng tốt thôi, vì có câu “đất lành chim đậu”. Nhưng, như thế té ra đất bị Mỹ Ngụy kìm kẹp lại lành hơn đất được Kách Mạng “quản ly” sau “chiến thắng Điện Biên, bộ đội ta kéo quân trở về giữa muà hoa nở “?

Hay là quân ta gặp phải muà hoa Kít lợn.

Cu Tèo
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by Do Huynh Ho »

Một quốc họa đã kéo dài quá lâu

Ngày 3/2/2015 này Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa tròn 85 tuổi và đã cầm quyền trong gần 70 năm tại miền Bắc và 40 năm trên cả nước. Với thành tích nào?

Hãy bắt đầu bằng thành tích quan trọng nhất, cũng là thành tích duy nhất mà Đảng Cộng Sản tự hào: cuộc chiến 1945-1975. Sự kiện cho tới nay ĐCSVN chỉ tự hào về cuộc chiến này tự nó có ý nghĩa, nó là sự thú nhận rằng ngoài cuộc chiến này họ không thể khoe khoang một công lao nào khác. Nhưng cuộc chiến này là gì? Về bản chất, cả hai giai đoạn mà ĐCSVN gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" đều chỉ là những cuộc nội chiến vì một lý do đơn giản là tuyệt đại bộ phận những người chiến đấu cũng như những nạn nhân đều là người Việt. Giờ đây, khi mà sự hỗ trợ ồ ạt của Liên Xô và Trung Quốc cho ĐCSVN đã được mọi người nhìn nhận thì những chiêu bài "chống Pháp", "chống Mỹ" chỉ nói lên một sự thực đau lòng: dân tộc ta đã là con vật khờ khạo bị hy sinh trong cuộc tranh hùng giữa các nước lớn. Sáu triệu người Việt Nam đã thiệt mạng, ngoài những tàn phá kinh khủng, tình cảm cũng như vật chất, cho đất nước. Trong lịch sử thế giới chưa có dân tộc nào gượng dậy được trong một vài thế hệ sau một cuộc nội chiến dài và khốc liệt như thế.

Thành tích gắn liền và chuẩn bị cho cuộc nội chiến này là tội ác tàn sát hàng trăm nghìn người thuộc các đảng phái quốc gia hoặc chỉ giản dị là không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản được phát động ngay từ năm 1945 và đạt tới cao điểm trong những năm sau đó. Những người yêu nước này đã bị tàn sát chỉ vì Đảng Cộng Sản muốn giành độc quyền kháng chiến để áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin. Lịch sử sẽ phải làm rõ thảm kịch này, ít nhất để trả công lý cho ký ức của họ.

Một thành tích kinh khủng giữa hai giai đoạn nội chiến là đợt tàn sát Cải Cách Ruộng Đất. Theo một khảo cứu của Viện Kinh Tế của chính chế độ cộng sản thì 172.008 người đã bị thảm sát. Họ bị giết, sau khi bị đánh đập và sỉ vả, không phải vì đã phạm một tội nào mà chỉ vì bị coi là thuộc một thành phần mà Đảng Cộng Sản muốn tiêu diệt. Theo định nghĩa của công pháp quốc tế đây là một tội ác đối với nhân loại.

Thành tích vẫn còn cần được đánh giá đúng mức là chính sách tàn phá trí tuệ Việt Nam mà vụ Nhân Văn – Giai Phẩm chỉ là một phần rất nhỏ. Người Việt Nam bị cấm suy nghĩ và phát biểu một cách khách quan. Triết lý duy nhất được nhồi sọ là triết lý bệnh hoạn Mác-Lênin. Đó là một trong những lý do chính khiến trí tuệ Việt Nam bị thui chột và làm chúng ta thua kém thế giới như hiện nay.

Thành tích rõ rệt hiện nay là sự tụt hậu bi đát so với thế giới. Thu nhập trung bình của một người Việt Nam chỉ bằng 15% mức trung bình thế giới. Tổng sản lương của nước ta chỉ bằng một nửa số thương vụ của một công ty Samsung của Hàn Quốc. Càng bi đát vì môi trường ô nhiễm, xã hội băng hoại, con người suy nhược ý chí, mất lòng tin và vô cảm.

Nhưng không phải chỉ có thế. Tai họa lớn nhất hiện nay của chúng ta là sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc. Chúng ta không còn chủ quyền.

Thành tích của Đảng Cộng Sản thật là kinh hoàng. Người Việt Nam nào nếu còn một chút lương tri dân tộc có thể không phẫn nộ?

Kỷ niệm 85 năm hiện hữu của Đảng Cộng Sản là dịp để mọi người Việt Nam cùng ý thức rằng chế độ cộng sản là một quốc họa đã kéo dài quá lâu. Nó phải chấm dứt để đất nước còn có thể có một tương lai. Khẩn cấp.

Ban biên tập Báo Tổ Quốc
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội Chính Việt Cộng) nói chuyện với phản động:

Việt cộng bây giờ cũng tiếu lâm không thua ai "đừng nói dzậy, coi chừng Chúa Phật trừng phạt !!!)

User avatar
admindd
Site Admin
Posts: 469
Joined: 24 Feb 05, Thu, 7:19 am
Location: USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by admindd »

Hố chôn người ám ảnh
Trần Đức Thạch
2015-02-24
(Trích từ RFA)

Image
tranducthach-1975
Bộ đội Trần Đức Thạch, ảnh chụp khoảng năm 1975-1976
Internet file

Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là Sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính Sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

... Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ.

Image
xuanloc-1975
Dân Xuân Lộc kéo nhau chạy trốn bộ đội Cộng Sản, được trực thăng VNCH đưa di tản tránh chiến sự 1975

Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh...
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy năm người con gái và năm người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ Nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì?

Image
xuanloc-help-people-to-helicopter
QĐVNCH giúp dân Xuân Lộc lên trực thăng tránh chiến sự, 1975

Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình bằng mọi nỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ.

Image
vietcong-in-southvietnam-city
Bộ đội CSBV trong một thành phố VNCH sau 30 tháng 4, 1975

Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
- Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

* * *
.... Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác.

Image
tranducthach-2009
Nhà văn-Nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch bị tuyên án 3 năm tù, ngày 10 tháng 8 năm 2009

Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
...

Thời gian trôi., Tôi, từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4
Post Reply