Sự Thật Phơi Bày

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Cộng Sản VN thường bịp bợm tự hào về cuộc "Chiến Tranh chống giặc Mỹ xâm lược"!

17 Tháng 2 2008 - Cập nhật 21h33 GMT

Về 3000 quân Liên Xô trong cuộc chiến VN


Hôm thứ Bảy vừa qua một số cựu binh Nga trong cuộc chiến Việt Nam đã làm lễ kỷ niệm sự tham dự của họ trong cuộc xung đột nhân dịp 35 năm Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam.

Theo báo Nga Russia Today 16.02.2008, Liên Xô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong cuộc chiến nên nhiều năm, các cựu binh cộng sản này không được ghi nhận công trạng gì.

Chỉ đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã, người ta mới thừa nhận có chừng 3000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Việt Nam, mà theo phía Nga, chủ yếu trong vai trò cố vấn.

Tuy nhiên các sử liệu nói đến những vai trò khác trong các binh chủng, chủ yếu là không quân và phòng không của binh lính Liên Xô tại Bắc Việt Nam.

Nay, như ông Nikolay Kolesnik được Russia Today trích lời, những quân nhân Nga như ông phải được nói đến cụ thể chứ không phải một cách chung chung:

“Chính thức mà nói chúng tôi chỉ được coi là chuyên gia quân sự Nga. Cấp chỉ huy thì mang danh là chuyên gia cao cấp. Cũng không có đơn vị quân đội Nga nào ở Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết là mình thuộc nhân dân Liên Xô, là binh sĩ Liên Xô. Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích".

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, họ muốn được nhìn nhận như các 'cựu chiến binh' một cách công khai.

Vẫn theo Russia Today, các chuyên gia Xô Viết đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam, và tên lửa Xô Viết gây thiệt hại nặng cho các phi cơ Mỹ.

Buổi lễ hôm 16.02 còn là dịp để Việt Nam cảm ơn các binh sĩ Xô Viết từng không được chính nước Nga ngợi ca một thời gian dài.

Sự thật bị giữ kín

Tới năm 2005, nhiều cựu binh Liên Xô sau cuộc chiến Afghanistan vẫn còn đấu tranh để có trợ cấp khá hơn

Nếu như sự có mặt của Hoa Kỳ và các đồng minh như Nam Hàn (320,000 quân với 5000 bị giết) tại Nam VN được nói đến rộng rãi ngay từ thời chiến thì sự tham gia của các đồng minh cộng sản ủng hộ Hà Nội thường chỉ được biết tới về sau này.

Sự dính líu của Liên Xô về nhân sự vào chiến tranh Việt Nam bị che phủ bởi tình hình chính trị tại chính Kremlin.

Dưới thời Tổng bí thư Nikita Khrushchev, Liên Xô tuy trợ giúp Bắc Việt Nam về mặt quân sự và kinh tế nhưng không muốn tỏ ra công khai cử quân lính sang giúp vì e ngại gây căng thẳng với Hoa Kỳ.

Ông Ilya Shcherbakov, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội từ 1964 đến 1974 ban đầu nhận nhiệm vụ coi chừng các hành động của chuyên gia quân sự Nga bị phát hiện.

Nhưng từ thời TBT Leonid Brezhnev, Moscow mạnh bạo hơn trong việc đưa quân nhân sang Việt Nam. Tướng Vladimir Abramov được giao nhiệm vụ chỉ huy các sĩ quan và binh lính Xô Viết trong vùng Đông Nam Á.

Ngoài Liên Xô, Trung Quốc cũng có quân lính tham gia giúp Hà Nội trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ và đồng minh ở Việt Nam.

Chính Trung Quốc ngay từ cuối thập niên 70 đã công khai vai trò của mình và nói tới con số hàng vạn quân nhân có mặt tại Bắc Việt Nam để giúp xây cất đường xá và phòng không.

Nhưng Bắc Triều Tiên thì chỉ đến 2001 mới thừa nhận họ cũng có quân tại Bắc Việt Nam.

Trong bài viết trên tờ Asia Times 18.08.2006 tác giả Richard M Bennett cho hay chừng 200 phi công Bắc Hàn đã tham gia bảo vệ Hà Nội trong các đợt tấn công của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam.

Lễ tưởng niệm những người phi công Bắc Hàn tử trận tại Việt Nam cũng chỉ được nói đến hồi tháng Bảy 2001.
Last edited by uncle_vinh on 20 Feb 08, Wed, 10:49 pm, edited 2 times in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Xin đọc thêm ở báo Nga:

http://www.russiatoday.ru/news/news/21019
dacung
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

“Anh hùng và Kẻ bội phản trong Quân lực VNCH,”
một tiếng nói mới về chiến tranh VN

2008.02.19
Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Buổi ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giáo sư Andew Wiest tại thành phố Falls Church có thể được xem là cơ hội để những người bạn cũ, những đồng đội cũ, của 40 năm trước gặp lại nhau.

Image
Hai cựu cố vấn Hoa Kỳ chụp hình chung hai cựu chiến sĩ đại đội Hắc Báo năm xưa. (Hình: Thiện Giao/RFA)

Họ có thể là những mảnh vụn, bị phân tán khắp nơi sau khi chia tay, để rồi, với tác phẩm nghiên cứu của Wiest, họ lại được sắp vào nhau như một khoa học ghép hình, góp phần tái lập lại hình ảnh đúng đắn hơn cho một quân đội, theo lời giáo sư Wiest, gần như chưa bao giờ được thế giới Tây Phương thừa nhận và đối xử công bằng. Biên tập viên Thiện Giao có bài tường thuật tại chỗ sau đây.

Thành phố Falls Church, ngày 17 tháng Hai, năm 2008. Tại buổi lễ ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử của giáo sư Andrew Wiest. Tác phẩm có tên “Vietnam’s forgotten Army. Heroism and betrayal.”

“Hãy cho tôi giải thích tại sao tôi viết cuốn sách này. Tôi chỉ mới 14 tuổi khi Sài Gòn thất thủ, còn quá trẻ cho cuộc chiến Việt Nam! Nhưng tôi đã nhìn thấy cuộc chiến ấy mỗi ngày, trên tivi, trong ánh mắt những thanh niên Hoa Kỳ đàn anh trở về từ chiến trường Việt Nam, trên khuôn mặt những người Việt Nam được các nhà thờ trong địa phương bảo trợ sang Hoa Kỳ sau cuộc chiến.

Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Đối với tôi, đó là một bí ẩn. Và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng tôi. Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời.” (Tiến sĩ Andrew Wiest)


Cuộc chiến không thể diễn tả hết bằng giấy mực

Andrew Wiest, giáo sư sử học, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Xã Hội tại đại học Southern Mississippi trình bày nguyên ủy ra đời của tác phẩm “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Một Quân Đội Bị Quên Lãng. Anh Hùng và Kẻ Bội Phản.”

Đối với Andrew Wiest, chiến tranh Việt Nam là một lớp học không có giáo sư, một cuốn sách không có tác giả, một điều cấm kỵ mà dường như hầu hết người Mỹ muốn quên đi.

Wiest không chọn thái độ đó, và ông quyết định một phương pháp giảng dạy mới. Đó là, mời các cựu chiến binh đến giảng bài, và sau đó, chính ông đưa họ cùng các sinh viên sang Việt Nam, để tìm hiểu chiến trường của hơn 30 năm trước, và cũng để đi tìm diện mạo của một quân đội mà ông gọi là “bị bỏ quên.”

“Trong thời gian ở Việt Nam, tôi gặp một người đàn ông có tên là Phạm Văn Đính, đã tham gia chiến tranh Việt Nam. Qua câu chuyện ông ta kể, tôi thấy ông ta là một bí ẩn. Tôi tin rằng, tôi sẽ cần phải nói chuyện với ông ta nhiều hơn nữa để học hỏi.

Sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi hỏi rất nhiều người về Phạm Văn Đính. Tất cả đều nói, nếu tôi muốn biết nhiều hơn về Đính, có một người có thể kể cho tôi. Người đó tên là Trần Ngọc Huế, đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp theo một con đường hoàn toàn khác Phạm Văn Đính.”

Image
Tác giả Andrew Wiest ký tặng sách trong ngày ra mắt “Anh Hùng và Bội Phản” tại Falls Church, Virginia, ngày 17 tháng Hai. (Hình: Thiện Giao/RFA)

Và cuốn sách ra đời. Tác phẩm của Wiest là một công trình thuần túy lịch sử, nhưng cấu trúc được xây dựng lạ lùng, và chủ đề được tiếp cận nhân bản.


Cuộc gặp gỡ định mệnh

“Anh Hùng và Kẻ Bội Phản” cũng đầy những con số, địa danh, tên gọi, tổn thất. Nhưng “Anh Hùng và Kẻ Bội Phản” không lạnh lùng, vô cảm. Tác phẩm được xây dựng trên 2 nhân vật chính, có thật, hoàn toàn có thể kiểm chứng trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai nhân vật có tên Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế.

Cả hai gặp nhau trong một sự sắp xếp trớ trêu của định mệnh. Trước hết, họ là đồng hương, là người Huế, và cùng yêu cố đô với tình cảm mãnh liệt. Cả hai đều chọn binh nghiệp. Sĩ quan Phạm Văn Ðính, sinh năm 1937, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Ðức, sĩ quan Trần Ngọc Huế, sinh năm 1942, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.

Con đường binh nghiệp của cả hai sĩ quan trẻ gặp nhau tất cả 5 lần.

Bốn lần đầu, trong vinh quang, khi cả hai cùng liên tiếp được thăng cấp rất nhanh trong vai trò sĩ quan tác chiến. Sự gan dạ và các chiến tích của họ được tác giả cuốn sách gọi là “Thời Đại Của Những Anh Hùng.”

Lần gặp thứ năm, cũng là lần cuối cùng, cả hai không thể lường trước, về hoàn cảnh, về địa điểm, và cả tư thế. Lần gặp này, một trong hai người sẽ phải ân hận cho đến cuối đời.


Một quân đội anh hùng

Tạm rời câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế để trở lại hành trình tìm hiểu chiến tranh Việt Nam của tác giả Andrew Wiest.

“Không như những gì thế giới Phương Tây đã nghĩ, miền Nam Việt Nam đã chiến đấu cực kỳ anh dũng trong 20 năm. Anh dũng hơn cả những gì mà thế giới Tây Phương, cho đến thời điểm này, vẫn viết, vẫn tin và vẫn hình dung. Trong các trận đánh, từ chiến trường nhỏ trước Mậu Thân, và mở rộng ra sau đó, họ đã chiến đấu rất can đảm và hiệu quả.”

Wiest, ở tuổi 14 khi chiến tranh kết thúc. Có thể xem Wiest là thế hệ hậu chiến. Wiest, tại sao bị ám ảnh bởi cuộc chiến? Cuộc chiến tranh Việt Nam là vậy. Hãy nghe nhận định của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một diễn giả trong buổi ra mắt sách.

“Những câu chuyện thân tình mà Trung Tướng William Bolt vừa kể về Trần Ngọc Huế cho thấy ông tin rằng Huế đã chết, thế mà đột nhiên ông ta lại xuất hiện. Cuộc chiến Việt Nam là như vậy. Khó hiểu thật.

Tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rõ ràng là như vậy. Thế nhưng những thế hệ trẻ hơn, chẳng hạn giáo sư Wiest, tác giả cuốn sách này, thì rõ ràng, cuộc chiến Việt Nam lại quay về, và ám ảnh chúng ta.”

Hãy quay trở lại với hai sĩ quan trẻ Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính. Hãy hình dung chiến trường Tchepone, Hạ Lào, gần 40 năm về trước.

Một đêm cuối tháng Ba năm 1971, trong khuôn khổ chiến dịch Lam Sơn 719, Trần Ngọc Huế lúc đó đang ở Tchepone, bị thương và ngất lịm. Ông ra lệnh cấp dưới mở đường máu thoát thân, để ông lại trận địa nhằm tránh gây cản trở trên đường tháo lui. “Giấc Mơ Bị Vỡ Vụn,” là tên của chương sách nói về trường hợp sĩ quan Trần Ngọc Huế bị bắt làm tù binh.

Về phần Phạm Văn Đính, trong giai đoạn cuối của hành quân Lam Sơn 719, được lệnh đưa đơn vị đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ. Vòng vây Bắc Việt xiết chặt, tình thế hiểm nghèo. Phạm Văn Đình 2 lần nhận được yêu cầu của phía Bắc Việt: Đầu hàng để được toàn mạng. Trung tá Phạm Văn Đính quyết định đầu hàng, ở tuổi 35, khi còn 2 tháng nữa thì được vinh thăng đại tá. “Kẻ Bội Phản” là chương sách nói về trường hợp của trung tá Phạm Văn Đính.

Một năm sau, tại một trại tù binh ở Sơn Tây, trung tá Đính và thiếu tá Huế gặp nhau lần thứ năm. Huế bàng hoàng nhận ra, trung tá Đính của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nào, bây giờ đã là trung tá Đính quân đội nhân dân, đến gặp, nói chuyện và tế nhị chiêu dụ thiếu tá Huế hợp tác với miền Bắc. Thì ra, chỉ một thời gian ngắn sau khi trung tá Đính đầu hàng, ông đã quyết định đổi bộ quân phục, hợp tác và được chuyển ngang cấp bậc sang phía quân đội Bắc Việt.

Thiếu tá Huế từ chối hợp tác, bị giam đến năm 1973, có tên trong danh sách trao đổi tù binh theo Hiệp Định Paris. Ông được đưa đến địa điểm trao đối tù binh thuộc tỉnh Quảng Trị, có thể nhìn thấy cảnh cũ ở bên kia biên giới, tay đã chạm vào tự do, và rồi, một sĩ quan Bắc Việt tiến đến, nói rằng Huế bị bắt tại Lào nên không phải là tù binh của Bắc Việt. Ông không được trả tự do.

Năm 1983, thiếu tá Huế ra tù, về sống tại Sài Gòn, sau đó sang Hoa Kỳ và định cư tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, cho đến nay.

Trung tá Phạm Văn Đính thì đã qua đời hồi năm ngoái, tại Việt Nam, sau một lần sang Hoa Kỳ để trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Wiest, tác giả cuốn sách đang được nói đến. Tại đây, những đồng đội ngày xưa, tức những kẻ thù bây giờ, kể cả các cố vấn Hoa Kỳ, từ chối gặp mặt ông.


Lịch sử không công bằng

Tác giả Wiest khẳng định, quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực bị bỏ quên. Trong tư thế một sử gia, Wiest khẳng định, bằng chính nghiên cứu của mình, rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực anh dũng, đã chiến đấu trong cuộc chiến 20 năm để bảo vệ tự do.

Quân lực ấy có rất nhiều anh hùng, nhưng không được lịch sử đối xử công bằng. Wiest nói, Tây Phương chỉ viết về chiến tranh Việt Nam như một cuộc chiến chỉ có người Hoa Kỳ đánh nhau. Thực tế không phải như vậy, và càng không phải như vậy khi người Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Hãy nghe thiếu tướng Creighton Abrams, con trai cố đại tướng Abrams nhắc lại những gì thân phụ ông suy nghĩ.

“Một sĩ quan người Anh đã phát biểu về cha tôi, rằng Abrams giỏi lắm, rất giỏi. Đáng lý ra ông ta phải có một cuộc chiến tốt hơn. Tôi không đồng ý với nhận định ấy.

Đến hôm nay tôi vẫn tin, cũng như cha tôi đã từng nói, quân đội miền Nam Việt Nam đáng cho những gì tốt nhất mà ông đã ra công. Và ông thấy hãnh diện đã từng cùng họ phục vụ một cuộc chiến mà kết thúc cuối cùng không như mong muốn.”

Để kết thúc, xin được giới thiệu trích đoạn trong lời đề tựa trên tác phẩm “Anh Hùng và Kẻ Bội Phản.” Lời đề tựa do thượng nghị sĩ James Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân, và cũng là cựu chiến binh Việt Nam, viết, có đoạn đại ý như sau:

Câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế không phải là những câu chuyện dễ cảm nhận. Điều quan trọng không phải là nhìn vào một Việt Nam vươn mình từng năm một vào cộng đồng thế giới. Để hiểu được hai hành trình trái ngược này, phải nhìn vào một Việt Nam những ngày đầu thoát ra khỏi bóng tối của cuộc chiến.

Hãy nhìn như vậy, để cảm nhận một Trần Ngọc Huế chiến sĩ dũng cảm, trả giá đắt cho lòng trung thành nhưng chẳng bao giờ phải trả lời câu hỏi về danh dự. Trong khi đó, con đường mà Phạm Văn Đính đã chọn, ít đau đớn hơn, nhưng lại trở nên phức tạp hơn ở hồi kết thúc.”

Tác giả Wiest nói rằng, sự chọn lựa của hai nhân vật chính, nhất là quyết định “thay đổi bộ quân phục” của Phạm Văn Đính, sẽ do chính độc giả tự đánh giá. Mục đích của Wiest là, thông qua câu chuyện của hai sĩ quan này, trình bày lại sự thật về một quân đội quả cảm nhưng bị đối xử thiếu công bằng về mặt lịch sử.

Mà đó cũng là công việc của Wiest, một sử gia. Có người đã từng phát biểu, rằng “không có sử gia, sự thật sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối.”

Andrew Weist, thông qua “Anh Hùng và Bội Phản,” đã phần nào đưa được sự thật ra ánh sáng.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Tác giả cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên" trả lời phỏng vấn RFA

2008.02.19
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Quyển sách viết bằng Anh Ngữ mang nhan đề “Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên: Anh Hùng Và Kẻ Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” do Giáo Sư Tiến Sĩ Sử Học Andrew Wiest viết, mới được ra mắt hôm Chủ Nhật vừa rồi. Ngay sau buổi ra mắt sách, Tiến Sĩ Wiest đã dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

Image
Hình bìa cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên"

Nguyễn Khanh: Là người chào đời trong thập niên 60, ông đâu có liên hệ gì với cuộc chiến Việt Nam. Tại sao ông lại viết quyển sách về cuộc chiến ông không hề liên quan?

Tiến sĩ Andrew Wiest: Mặc dù lúc đó tôi còn quá nhỏ, nhưng phải nói là tôi lớn lên với cuộc chiến Việt Nam. Lúc đó truyền hình, báo chí lúc nào cũng nói đến cuộc chiến, và cuộc chiến này có ảnh hưởng sâu đậm với những người lớn tuổi hơn tôi.

Ðây là cuộc chiến mang nhiều bí mật. Một cuộc chiến hầu như không được giảng dậy trong lớp học, không được viết thành sách để những thế hệ sau này có thể hiểu những chuyện gì đã xảy ra, một cuộc chiến mà theo tôi, hình như chính người Mỹ muốn quên đi, quên càng nhanh càng tốt, không ai muốn nói tới nó. Chính những bí mật đó đã khiến tôi chú ý đến cuộc chiến Việt Nam.

Khi tôi quyết định theo học các lớp sử quân sự, tôi hy vọng sẽ được giảng dậy về cuộc chiến này, nhưng chẳng ai nói tới cả. Tôi có cảm tưởng là mọi người muốn bảo tôi rằng quên nó đi, đừng nhắc tới làm gì, và điều đó lại làm tôi càng phải chú ý hơn.

Nguyễn Khanh: như vậy, phải chăng qua quyển sách này, ông muốn cho người đọc một cái nhìn, một hiểu biết đúng về cuộc chiến? Một cái nhìn, một hiểu biết cân bằng hơn?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi hy vọng như vậy. Trong quyển sách, tôi có trình bày là quân đội miền Nam Việt Nam không được sử sách nhắc đến gì mấy, hoặc là quân đội miền Nam Việt Nam không được trình bày một cách cặn kẽ trước người đọc Mỹ. Vì thế trong quyển sách này, tôi giới thiệu đến người đọc hai nhân vật của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một anh hùng, một phản bội, và hy vọng từ đó tất cả mọi người nhìn cuộc chiến dưới những góc nhìn khác nhau.

Tôi cũng hy vọng là hình ảnh tương phản tuyệt đối và đặc biệt này, anh hùng tuyệt đối, phản bội cũng tuyệt đối, sẽ giúp tôi trình bày câu chuyện trong một khung cảnh báo quát hơn.

Nguyễn Khanh: nhưng thưa Giáo Sư, cuộc chiến kết thúc đã gần 33 năm rồi, các vết thương có lẽ cũng đã lành. Ở thời điểm như vậy mà ông vẫn bỏ thì giờ để viết về một cuộc chiến chính ông nói mọi người đều muốn quên?

Tiến sĩ Andrew Wiest: phải thành thật mà nói với ông rằng trong bối cảnh chiến tranh thời đó, thì câu chuyện mà tôi tìm được là một câu chuyện tuyệt vời. Khi lớn lên, tôi được đọc biết bao nhiêu chuyện tuyệt diệu nói về cuộc thế chiến thứ Hai, từ chuyện trốn thoát khỏi ngục từ Ðức Quốc Xã, cho đến những câu chuyện anh hùng ở trận chiến Normandy, kể cả chuyện những kẻ phản bội đồng đội.

Khi nghe được câu chuyện của ông Phạm Văn Ðính và chuyện của ông Trần Ngọc Huế, tôi cũng chỉ mong mình kể lại được một câu chuyện đầy sống động liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, về cuộc chiến bị quên lãng.

Những người thật sự liên hệ đến cuộc chiến này chính là những người Việt Nam bị bỏ quên. Họ chiến đấu hết sức mình, chiến đấu dũng cảm hơn cả những người đã tham gia các cuộc chiến trước đó. Họ đã chiến đấu trong niềm tự hào của những kẻ anh hùng, và họ cũng đã chiến đấu trong những nỗi khốn cùng của người không may lâm vào cuộc chiến.

Là một sử gia, tôi quyết định tìm cho được những gì mới về chiến tranh Việt Nam, y hệt như những người đi tìm cái mới khi muốn viết về trận thế chiến thứ Nhất. Có cả tỷ tỷ quyển sách viết về trận thế chiến thứ nhất rồi, trong khi cuộc chiến Việt Nam thì chưa, nên tôi mừng vì tìm thấy được một viên hột xoàn quý giá nằm dưới đáy sông. Thành ra, tôi viết quyển sách với một niềm hứng thú.

Nguyễn Khanh: phải chăng vì thế mà một phần quyển sách được ông đặt là “Việt Nam: Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên”? Tại sao họ lại bị bỏ quên và họ bị bỏ quên như thế nào?

Tiến sĩ Andrew Wiest: câu hỏi của ông hay quá!!! Thật ra tựa lúc đầu tôi đề nghị với nhà xuất bản là “Con Ðường Danh Dự” vì có một quyển sách thật hay đã được quay thành phim viết về Thế Chiến Thứ Nhất mang nhan đề là “Con Ðường Vinh Quang”. Tôi dùng “Con Ðường Danh Dự” vì muốn trình bày cho người đọc thấy cả hai nhân vật, một anh hùng, một phản bội đều mang trong lòng ý tưởng “danh dự”, và để cho người đọc phán quyết xem ai là người có thể tin được.

Khi tôi gửi quyển sách đến nhà xuất bản, thì người chịu trách nhiệm đọc và chọn quyển sách nói rằng tựa do tôi đặt không giúp người đọc biết là quyển sách họ cầm trong tay nói về cuộc chiến Việt Nam, cần phải có một cái tựa khác để độc giả biết ngay quyển sách của tôi nói về chuyện gì. Cuộc cùng, chúng tôi đồng ý “Việt Nam: Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên” là một tựa sách hay, và chúng tôi cũng đồng ý dùng cả lá cờ vàng 3 sọc đỏ chạy ngay trên bìa quyển sách để tạo lôi cuốn.

Còn về câu hỏi ông đặt ra quân đội này đã bị bỏ quên như thế nào? Thưa ông, họ bị bỏ quên vì chẳng ai viết về họ cả. Thế giới Tây Phương không ai muốn viết, muốn nhắc về họ. Qua tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, điều tôi tìm thấy là một lịch sử đấu tranh anh hùng mà hầu như người khác, chẳng mấy ai biết.

Nguyễn Khanh: và đó là thông điệp mà ông muốn gửi đến người đọc???

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi nghĩ đây là một thông điệp mạnh mẽ được gửi đến người đọc. Ðương nhiên trong cộng đồng người miền Nam, quân đội này không bao giờ bị bỏ quên. Ðó là một quân đội trong quá khứ có một sức sống mãnh liệt, và sức sống này vẫn còn hiện diện với họ ngày hôm nay cũng như trong tương lai.

Tôi xin kể cho ông nghe một câu chuyện. Mới đây, khi đến thành phố Adelai ở Australia, tôi ghé thăm Ðài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và nhìn thấy người lính Australia bên cạnh người lính Miền Nam, nhìn thấy lá cờ Australia bên cạnh lá cờ Miền Nam Việt Nam. Nếu đến Ðài Tưởng Niệm ở thủ đô Washington, ông thấy tất cả đều là hình ảnh của người lính Mỹ. Tôi có thể nói là với nhân dân Hoa Kỳ, điều họ nhớ đến là quân đội Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, nhớ những kinh nghiệm từ bài học Việt Nam. Và đó là lý do tại sao tôi lại dùng từ “bị bỏ quên”.

Nguyễn Khanh: tôi có cảm tưởng ông đang muốn làm điều mà tôi xin được gọi là sửa lại lịch sử cho đúng. Thưa ông, có phải như vậy không?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi không dùng từ “sửa lại lịch sử” mà tôi muốn dùng từ “đóng góp thêm”. Lịch sử cuộc chiến Việt Nam thường chỉ được trình bầy ở bề nổi, không được trình bầy ở bề sâu. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ quyển sách này, mà những quyển sách khác viết về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nguyên nhân khu vực, nguyên nhân toàn cầu, nếu người viết thoát được cải vỏ bọc Mỹ Quốc, thì người viết sẽ có được cái nhìn sâu rộng hơn. Tôi tin đó là hướng mà tôi đang đi.

Nguyễn Khanh: sau quyển sách ra mắt ngày hôm nay, quyển sách kế tiếp ông sẽ viết về đề tài gì? Liệu có phải là cuộc chiến Việt Nam nữa không?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi cũng hy vọng như vậy. Như ông thấy, tôi mất 7 năm trời mới hoàn tất được quyển sách này. Có thể là lần này tôi may mắn tìm được một câu chuyện thật tuyệt vời để kể lại với người đọc, đưa ra được những chứng cớ xác đáng để các nhà sử học dùng làm tài liệu nghiên cứu. Là một nhà sử học, đó là mục tiêu tôi đặt hàng đầu: các nhà sử học khác có tài liệu đích thực để tham khảo, và người đọc có được một quyển sách hay để đọc.

Nếu viết thêm về cuộc chiến Việt Nam, có thể tôi sẽ viết về những người đã được tưởng thưởng các huy chương cao quý của quân đội Hoa Kỳ, như huy chương Sao Bạc, Sao Ðồng. Tìm tài liệu chắc không khó, nhưng viết ra theo cái nhìn của người viết sử thì rất khó. Tôi không muốn viết một quyển sách để sau đó nghe mọi người bảo quyển sách đọc thì hay, nhưng chẳng có gì để đóng góp cho kho tàng sử liệu cả.

Ngay cả chuyện các cố vấn Mỹ cũng là đề tài đáng viết. Sách nói về cuộc chiến đều là sách nói về các trận đánh, và không ai nói về vai trò của các cố vấn Hoa Kỳ cả. Họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên, và tôi tin đó là một quyển sách đáng viết.

Nguyễn Khanh: cám ơn Tiến Sĩ Wiest.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Ignored and Forgotten Allies, December 2, 2007

Reviewed by:
Quang X. Pham (Orange County, CA)
(from Amazon.com)

"Vietnam's Forgotten Army" is the most complete personal account of ARVN soldiers at war and in the aftermath as experienced by two middle-ranking officers through the personal choices they made. It is written with balance and flair by a scholar who is devoted to a thorough accounting of Vietnam. With firsthand research, Wiest provides the crucial missing voices, those of the South Vietnamese often misportrayed, overshadowed, and underappreciated by their powerful American allies. He gives readers glimpses of what American advisers and their Iraqi counterparts may be facing in Iraq today.

http://www.amazon.com/review/product/08 ... ewpoints=1
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Uất ức - biển ta ơi!

Phạm Thanh Nghiên - Phóng sự từ Thanh Hóa

Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hóa. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi lỳ trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy? Phải rồi, đây không phải là một chuyến đi du lịch, một chuyến viếng thăm ai đó thông thường. Mà tôi đi tìm gặp người thân các nạn nhân bị sát hại trong chuyến ra khơi định mệnh ba năm về trước với ước muốn được chia sẻ…

Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ. Thủ phạm gây ra tội ác, không ai khác là bọn Tàu tặc - kẻ mà chính quyền Việt Nam luôn luôn ca ngợi là người đồng chí tốt, người làng giềng tốt của nhân dân Việt Nam. Một chuyến đi đặc biệt và ý nghĩa như vậy có lẽ đã nâng đỡ tôi, xua đi nỗi mệt nhọc thường xuyên mà tôi hay bị khi thực hiện những chuyến đi xa.

Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hòa Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tăc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hóa. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.

Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hóa nghèo nàn…

Khi chính quyền Trung Quốc liên tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, giết hại ngư dân lương thiện của chúng ta đang đánh cá trong vịnh Bắc Bộ, hàng trăm thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức trong nước đã biểu tình chống lại tội ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời ở bất cứ đâu trên thế giới này có người Việt Nam sinh sồng đều có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, thì ở Việt Nam mọi thông tin đều bị Nhà Nước giữ kín. Việc chúng tôi tìm ra để cung cấp cho độc giả những sự thực mà báo chí trong nước cố tình bưng bít, bị cho là “nhạy cảm”. Cho tôi nói lời xin lỗi gia đình các nạn nhân, nếu sau khi gặp gỡ chúng tôi và kể ra sự thật mà bị chính quyền gây rắc rối. Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian chúng tôi tìm hiểu và muốn làm sáng tỏ sự kiện đau xót này. Thật ra, những việc làm này hết sức bình thường ở những đất nước có tự do thông tin, nhưng lại là điều cấm kỵ trong một thể chế thiếu tự do, dân chủ và đang nấp trong ống tay áo hung thủ.

Đầu tiên, chúng tôi dự định tìm gặp ông trưởng thôn, nhờ ông đưa đến nhà các nạn nhân. Nhưng nghĩ lại, trưởng thôn chẳng qua cũng là “cánh tay nối dài của đảng”, ít có sác xuất được giúp đỡ, mà biết đâu lại bị gây khó dễ? Cuốc bộ chừng vài cây số, chúng tôi ghé vào quán của một bà lão bán quà vặt. Quán là mấy tấm liếp dựng tạm. Bàn là một tấm gỗ kê bằng gạch, bày bán đủ thứ lặt vặt: trái cây, bánh kẹo. Bà lão chủ quán tên là Thao, có mái tóc trắng như cước. Thấy chúng tôi loay hoay tìm ghế ngồi, bà lão ân cần: “Cô cậu kê tạm mấy viên gạch, lót giấy báo này mà ngồi!”. Biết chúng tôi ở xa đến, tìm gặp người nhà các nạn nhân bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, bị thương ba năm trước, mấy người phụ nữ ngồi gần đấy xúm đến. Họ kể về nỗi khổ của các nạn nhân, họ kể khổ cho chính cả họ. Bà Thao đứng lên, một lát sau bà trở lại với một cậu thanh niên còn rất trẻ: “Đây là cháu anh Lê Văn Xuyên, ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết. Cậu này sẽ đưa hai cháu đi.” Như là trách nhiệm của mình, bà còn ghi vào cuốn sổ tay của tôi “danh sách” những người bị nạn trên biển. Tự nhiên tôi ước ao, giá như ở cái làng chài này có những cán bộ biết thương xót cho đồng loại như bà Thao, chắc hẳn nỗi đau của gia đình các nạn nhân được vơi đi chút ít.

Chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Xuyên gần 5 giờ chiều. Ngôi nhà tuềnh toàng như bao gia đình nông thôn Việt nam khác. Trùm lên căn nhà là không khí lạnh lẽo. Tôi thường sờ sợ khi bước chân vào gia đình có người chết trẻ. Lần này thì khác. Tôi không thấy sợ mà thay vào đó là nỗi đau xót, như họ là người thân của mình vậy. Chị Thanh, vợ anh Xuyên đưa tôi sang nhà thân nhân Nguyễn Văn Tòng. Rồi lần lượt các chị tiếp chân đưa chúng tôi đến từng gia đình một. Họ có chung một cảnh nghèo; một nỗi đau, Và chung một nỗi uất ức.

Chuyện ba năm trước:

Image
Ngư dân Nguyễn Văn Dũng sống sót trở về

“Thuyền ra biển được hai ngày thì gặp tầu chiến Trung Quốc.
Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.”
Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.

"Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đình Thái, kể lại với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi: Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Thái không thể nói gì thêm: Hồi em được chúng thả về, thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống bong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.

Image
Từ trái sang phải: Người mẹ, tác giả, người con là Ngư phủ Trương đình Thái bị bắn trọng thương và sinh viên Ngô Quỳnh đồng hành cùng tác giả

Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni – lông.
Anh Dũng kể thay cho Thái: “Lúc tàu Trung Quốc đuổi thì tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hãi hùng, người chết, người bị thương, người bị còng tay. Tôi là người cuối cùng bị còng”. Anh Dũng còn cho biết thêm: lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô mỳ, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai ngừơi bị thương thì chúng “làm sống”, tức là xử lý vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại , Thái nói: “Chúng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô mỳ. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung”.

Khoảng hai, ba hôm sau khi thuyền ngư dân Thanh Hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công thì người của Bộ ngoại giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ và khuyên: “Các anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng cãi lời người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước tết”. Những ngư dân này không hiểu họ phạm tội gì? Tại sao lại “ cố gắng cải tạo cho tốt?”

Chúng tôi gặng hỏi các nhân chứng xem phía Trung Quốc đã tra hỏi những gì, nhưng các anh nói không thể nhớ hết được. Sự việc đã trôi đi ba năm, đọng lại những gì bây giờ chỉ là nỗi sợ hãi. Họ chỉ nhớ những buổi đi cung bị bức bách, căng thẳng. Một, hai ngày đầu chúng đưa ngư phủ ta đi cung một đến hai lần, mỗi lần chừng một tiếng. Nhưng hai, ba ngày sau (khi có người của Bộ ngoại giao Việt Nam), chúng gọi họ đi cung nhiều hơn. Mỗi ngày hai đến ba lần, mỗi lần hai, ba tiếng.

Có một người dịch sang tiếng Việt. Khi kết thúc buổi cung các ngư phủ chúng ta đều phải ký vào một biên bản bằng chữ Tàu mà không ai biết nội dung là gì. Anh Dũng nói: “ Chúng tôi không thể không ký vì chúng đã ép cung, tôi chậm ký bị chúng đánh liền”.

Cho đến bây giờ không ai trong số còn sống được biết: tại sao thuyền đánh cá của họ bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. “Chúng tôi đơn thuần chỉ đi đánh cá trên vùng biển quê hương mình! Từ khi đảng và nhà nước cho vay vốn để đóng thuyền lớn, khuyến khích đánh cá xa bờ, chúng tôi đã khai thác ngư trường này từ chục năm trước, bây giờ cũng vậy. Những tranh chấp vùng nào đó trên biển Đông giữa hai nhà nước chúng tôi đâu được thông báo!”

Sau ba mươi mốt ngày, những người còn sống được về Việt Nam, tám người khác phải trở về trong tám bình tro.

Nỗi đau của những người thân:

Khi chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Hữu Biên, một thanh niên mới đi biển lần đầu đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, đau đớn và căm phẫn vẫn hằn rõ trên gương mặt bà nội và mẹ của Biên. Bà Lê Thị Tăm đem tấm hình của con trai ra cho chúng tôi xem. Biên còn trẻ quá, mới hai mươi tuổi. Cái hồn oan này

Image
Nạn nhân Nguyễn Hữu Biên (lúc bị bắn chết mới có 20 tuổi)

đang lẩn quất ở đâu? Là oan hồn thứ bao nhiêu của dân tộc nối tiếp những oan hồn “lên rừng tìm ngà voi xuống biển mò ngọc trai”, mà sử sách Việt Nam đã ghi từ 4.000 năm trước: . Bà nội của Biên đã ngoài tám mươi, run rẩy lê từng bước tiễn chúng tôi ra cửa: “Trung Quốc có bao giờ thôi nghĩ đến chuyện xâm lược nước ta đâu, có bao giờ ngừng giết người Việt Nam ta đâu”. Ôi! Một cụ già nhà quê ngoài tám mươi tuổi còn nhận biết ra được cái sự thật này, các vị lãnh đạo đảng và Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết ư? Phúc hay là họa cho dân tộc chúng ta đây?

Giấy báo tử ngày 4.2.2005 báo về cho gia đình có xác nhận ngày chết cuả các nạn nhân là 8.1.2005 (tức là gần một tháng sau mới cớ giấy báo tử về nhà). Giấy báo tử được ký tên và đóng dấu bởi bà Lãnh sự Bùi Thị Tuyết Minh. Tuy nhiên, trong phần nguyên nhân chết thì để trống, trong khi sự thực các anh bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn giết. Điều này đã được xác định, và chính quyền xã khi đến báo tin cho các gia đình cũng khẳng định.

Lẽ ra, vụ việc này đã phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ Quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đã hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết.

Chúng tôi đến nhà anh Lê Xuân Trọng. Vợ anh đã qua đời trong một cơn bạo bệnh khi sinh bé Lê Thị Thuỳ Trang được tám tháng tuổi. Bé Trang được mười ba tháng tuổi thì anh Trọng bị cướp mất mạng sống. Nghe nhắc đến bố mẹ, bé Trang òa khóc. Tôi ôm nó vào lòng, nước mắt trào theo. Có thể, ngoài cảm nhận sự côi cút vô lý này, bé không thể hiểu điều gì vượt quá tầm của một đứa trẻ mới hơn bốn tuổi. Nỗi đau dồn hết vào lòng ông bà nội.

Image
Ông bà nội Lê Xuân Kính và cháu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ Lê Thị Thuỳ Trang

Sau khi anh Trọng bị bắn chết, ông bà nội cháu đề nghị chính quyền cho bé Trang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Bắt đầu từ năm 2006, bé được hưởng trợ cấp hai trăm ngàn đồng mỗi tháng, ( năm 2005 không được gì vì còn phải làm thủ tục). Cuối năm vừa rồi, ông trưởng thôn nói với ông bà Kính rằng, cần đề nghị “lên trên” để tăng tiền trợ cấp cho bé. Chưa kịp mừng thì đã... chưng hửng, số tiền bé Trang nhận được tháng đầu tiên năm 2008 đã bị cắt giảm xuống còn một trăm hai mươi ngàn đồng. Bà Kính than vãn: “Không hiếu sao lại thế. Đấy, chúng tôi vừa nhận một trăm hai mươi ngàn đó cô.”.Ông Kính chua chát: “Không đủ tiền ăn sáng cho cháu cô chú ạ”. Ông bà mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối và nghỉ qua đêm. Chúng tôi cảm ơn và từ chối vì đã nhận lời bà Thao.

Ông Kính hẹn sáng hôm sau sẽ đưa chúng tôi sang Hòa Lộc, gặp những người còn lại. Quả thật! nếu không có cháu Tùng con anh Tòng dẫn đường, chúng tôi không biết xoay sở ra sao. Đồi núi, trời tối, đường vắng và thưa người qua lại. Chúng tôi lãnh nhận sự nguy hiểm đang đe doạ hai thanh niên trẻ muốn biết sự thật và mong có cơ hội nói lên sự thật ở một môi trường thông tin vì sự thật.

Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại nhà ông Kính. Ông có chuyến đi biển gấp nên không thể thực hiện lời hẹn. Từ Hoằng Trường đến Hòa Lộc không có đường bộ, phải đi bằng đò. Ông đưa chúng tôi đến bến sông. Chủ đò nấn ná, chờ thêm khách cho đủ chuyến. Ông Kính thì thầm với chủ đò, chúng tôi được sang sông. Đây là bãi sông Hoằng Trường (còn có tên gọi khác là Lạch Trường).

Sang đến Hòa Lộc, hai chúng tôi lại tiếp tục cuốc bộ theo một hướng đạo già. Ông tên là Nguyễn Văn Nhiểm, ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Ông là cán bộ Chi hội Nông dân thôn Hòa Phú, cũng là một đảng viên. Dám đấu tranh chống tiêu cực nên cũng bị ...ghét. Trên đường đi, Ông nói: “các cháu làm thế là rất đúng. Tặng quà, giúp đỡ cho ai thì cứ trao tận tay họ. Đừng có qua chính quyền xã hay thôn làm gì, nhiêu khê, rườm rà. Mà có khi người dân chẳng nhận được gì”.

Trong số những gia đình chúng tôi đã gặp, hoàn cảnh của gia đình tử nạn Trần Nghiệp Hùng là quá éo le. Năm 2003, vợ anh chết đuối ngoài biển ( phụ nữ cũng phải đi đánh cá). Năm 2005, anh Hùng bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Một năm sau khi anh mất, hai đứa con anh là Trần Nghiệp Mạnh và Trần Thị Thúy đều phải vào trại trẻ mồ côi. Chị Quân (chị ruột nạn nhân Trần Nghiệp Hùng) buồn rầu tâm sự: “Chẳng ai muốn cháu mình phải vào trại trẻ mồ côi. Nhưng vì khó khăn quá, ai cũng nghèo. Chồng tôi chết gần năm nay. Cô em gái tôi cũng phận góa bụa. Chú ấy cũng chết do tai nạn khi đi biển, bà cụ nhà tôi năm nay đã tám mươi hai tuổi, nay cụ ở với người con này, mai lại ở với người con khác. Bà cụ cũng tội, con trai, con dâu, con rể cứ bỏ cụ mà đi”.

Thi thoảng, trên các phương tiện thông tin cũng phản ánh những tiêu cực trong việc cứu trợ người dân bị nạn: chuyện ăn chặn hàng cứu trợ, chuyện cứu đói bằng gạo mục.... Tôi còn nhớ trong một bản tin thời sự tối của Đài truyền hình Việt Nam có đưa một tin cười ra nước mắt: người ta cứu đói cho dân bằng... kem đánh răng và xà phòng thay vì một thứ gì ăn được. Các đoàn thể, cá nhân có hảo tâm đã không còn tin vào chính quyền. Họ không muốn lòng tốt của mình trở thành miếng mồi béo bở cho các ông quan to quan nhỏ. Vì thế, thay vì qua chính quyền, họ tự tay mang quà cho đồng bào. Như vòi bạch tuộc, rất dài, rất dai và rất giỏi, cánh tay ăn chặn vẫn vươn tới được.

Câu chuyện ông Nhiểm, chị Quân kể sau đây là một bằng chứng.

Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hòa lặn lội ra tận Thanh Hóa cứu trợ cho người dân sau trận bão lũ năm 2006.( Tiếc rằng ông Nhiểm không nhớ Pháp danh của vị Thượng Tọa nào). Các nhà sư đã tận tay trao số tiền cho đồng bào, mỗi suất hai trăm ngàn đồng. Nhiều gia đình trong xã đã được chùa Giác Minh cứu trợ. Con dâu ông, trên đường về nhà đã bị người của chính quyền xã chặn lại, số tiền bị cướp trắng. Chị giải thích rằng đây là tiền của các nhà sư cho chị, không phải tiền “chính sách” hay của chính quyền. Nói thế nào cũng không được. Đau nhất là ông Nhiễm. Các nhà sư tin tưởng, nhờ ông chuyển giúp phần quà cho một số gia đình khác. Ngay tối hôm đó, chính quyền xã cử người đến cướp toàn bộ số tiền với lý do “gom vào một mối để phát cho dễ, cho công bằng” . Ông không thể không đưa vì họ nhân danh chính quyền. Nhiều người khác cũng bị tương tự. Không ai được trả lại xu nào dù đó là tiền cứu trợ nhân đạo.

Chưa hết, hơn hai tháng sau, ông Nhiểm nhận được một lá thư, ngoài bì thư ghi tên người gửi là Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hòa. Trong đó có một tấm vé số trúng giải, trị giá giải thưởng là hai mươi nhăm triệu đồng (một số tiền rất lớn), và ghi rõ là tặng riêng cho ông. Ông Nhiểm sung sướng mang tấm vé số đi lĩnh giải. Người ta trả lời ông: “đã quá thời hạn lĩnh giải” và còn trách ông “sao bây giờ bác mới đến lĩnh?”. Ông Nhiễm khẳng định với chúng tôi: “Tôi tin ai đó đã bóc thư ra xem và cố tình giữ lại, không đưa ngay cho tôi”. Không biết cảm giác của ông lúc trở về nhà, trên tay cầm tấm vé số trúng giải vô giá trị như thế nào?

Ai được hưởng toàn bộ số tiền cướp được của ông Nhiễm và những người dân khốn khổ cần phải được cứu sống?

Đoàn từ thiện chùa Giác Minh có biết việc này?

Qua các nhân vật được tiếp xúc, chúng tôi biết người nung nấu đưa vụ việc ra ánh sáng công luận chính là ông Kính. Ông là người biết rõ chủ trương “hoà nhập, hoà đồng, vươn ra biển lớn” của chính phủ. Ông nói hoà nhập vào thế giới văn minh không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều vấn đề khác. Vụ việc thuyền đánh cá của ngư dân Thanh hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, ngư phủ Thanh hoá bị giết hại là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông có dự định vận động các nạn nhân còn sống sót và thân nhân các nạn nhân đã chết làm đơn tập thể gửi đến đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phải làm rõ và phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân. Ông hy vọng báo chí vào cuộc. Ra Hà Nội, ông tìm gặp đại diện báo Tuổi Trẻ. Tiếp ông là một ký giả có cái tên rất gợi: Hoà Đồng. Phải rồi! đúng như ông nghĩ: muốn giải quyết vụ việc hãy hoà đồng với nhân loại về phương diện truyền thông trước đã. Nhưng ông sững sờ khi ký giả Hoà Đồng khuyên ông dẹp bỏ vụ việc, đào sâu chôn chặt vụ việc, theo đuổi chỉ bất lợi cho cá nhân ông và không giải quyết được vấn đề gì! Thật buồn cho truyền thông Việt Nam!

Cho đến bây giờ, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Kính vẫn nung nấu dự định cũ. Khi chúng tôi đề cập đến đề tài này thì nhận thấy những nét lo sợ xuất hiện trên gương mặt của thân nhân các nạn nhân. Nhưng không phải chỉ nạn nhân và thân nhân của những nạn nhân lo sợ mà những người không liên đới cũng lo sợ. Họ đang nằm trong một hàng dô-mi-nô lo sợ. Người dân sợ chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sợ chính quyền trung ương, chính quyền trung ương sợ chính quyền thiên triều bởi 8 chữ vàng: “ Láng giềng, hữu nghị…”

Lẽ ra, chúng tôi còn tiếp tục tìm gặp các nhân chứng, các gia đình nạn nhân còn lại. Nhưng chuyến đi buộc phải kết thúc. Có tin báo công an đang lùng sục chúng tôi. Trưa hôm đó, hai người chúng tôi bí mật rời khỏi Thanh Hóa. Bao nhiêu nỗi uất ức, mệt mỏi dồn nén từ hôm trước được dịp bung ra. Suốt chặng đường về, không ai nói với ai lời nào. Tôi biết người bạn đồng hành cũng đang nghĩ về chuyến đi vừa qua như tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên 24 giờ vào một ngay đầu tháng 3 năm 2008 ở đây.

Có thể nào một ngày nào đó, trên vùng biển Việt Nam sẽ vắng bóng những con thuyền đánh cá Việt Nam. Không chỉ là nỗi lo cầm chắc thua lỗ vì giá xăng dầu phi mã, mà còn là nỗi lo cho chính mạng sống của ngư phủ khi ra biển. Cùng thời gian với chúng tôi đi Thanh Hóa, Báo An ninh thế giới (một tờ báo chuyên xuyên tạc, bôi đen các nhà hoạt động Dân chủ, nhân quyền Việt Nam) đã phải thừa nhận sự thực là Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Bài báo cũng liệt kê các vụ hải quân Trung Quốc bắt cóc đòi tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam, và khẳng định các ngư phủ Việt Nam không hề xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Nhưng để biện hộ cho bản chất nhu nhược của chính quyền cộng sản VN, bài báo trích lời của một nhân viên an ninh cấp tỉnh: “Chúng tôi đã cố làm hết sức mình để bảo vệ các ngư dân, nhưng vì biển cả mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ được!”

Xót xa thay! Biển cả mênh mông hay trách nhiệm đối với sinh mệnh công dân bị coi nhẹ?

Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã gây nợ xương máu với người Việt Nam!

Cùng với việc để mất Hoàng Sa, mất nhiều đảo ở Trường Sa, mất hàng vạn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc bộ, mất sinh mạng của con dân trên biển, chính quyền cộng sản Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam lòng ái quốc!


Tháng 3 năm 2008.

--------------------------------------------------------------------------------

Bài và ảnh do tác giả gửi tới DCVOnline
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Công An Ngang Nhiên Đe Dọa Gây Tai Nạn Gia Đình Ngư Dân

Việt Báo Thứ Ba, 3/25/2008, 12:02:00 AM

(Thanh Hóa-VNN) Theo tin từ Hoằng Trường- Hoằng Hóa, Thanh hóa, vào lúc 13h ngày 23-3-2008 vừa qua, ông Nguyễn Văn Nhiễm, Cán bộ chi hội nông dân thôn Hòa phú, đã bị công an CSVN "mời" lên làm việc tại chính quyền xã, kèm theo có 5 cán bộ an ninh không nêu tên, họ tra vấn ông Nhiễm về việc liên quan đến đợt thăm hỏi và ủy lạo của cô Nghiên và em sinh viên Ngô Quỳnh, đến các gia đình ngư dân bị thảm sát và bị thương trong vụ việc bị Cảnh sát Trung quốc bắn giết hôm 8/1 khi các ngư dân này đang đánh cá tại vùng biển Việt nam.

Các nhân viên an ninh CSVN yêu cầu ông khai báo lại chi tiết việc gặp gỡ với đoàn ủy lạo và việc ông tham gia nhận giúp chuyển quà cho các gia đình ngư dân khác, mà vì thời gian có hạn nên đoàn không thể ở lâu thăm viếng được. Bên cạnh đó an ninh cũng tung tin đang truy lùng 2 người trong đoàn ủy lạo. Sau khi ông Nhiễm tường trình chi tiết, những an ninh này lập tức vu cáo 2 nhân viên ủy lạo là "tuyên truyền trái phép" và gây "nguy hiểm đến an ninh", họ yêu cầu ông Nhiễm phải thôi không quan hệ với các đối tượng này.

Tuy nhiên, khi ông Nhiễm cho biết sẽ "tiếp tục đấu tranh làm rõ sự việc oan khuất xảy ra từ 3 năm nay đối với các thân nhân của chúng tôi..." thì bị an ninh CSVN dọa "Hãy cẩn thận kẻo sẽ có những điều không hay xảy ra như tai nạn làm gãy tay, chân hay chết người..". Lời đe dọa này có tất cả người trong chính quyền xã làm chứng.

Nguồn tin nói răng, không hiểu lực lượng công an nhân dân của CSVN là loại người gì ? họ có phải là đồng lõa giết người với lũ Cảnh sát Trung quốc hay không? đáng lẽ ra họ phải cùng người dân làm rõ sự việc người thân của họ bị giết một cách oan uổng trên biển bởi tay kẻ thù , đằng này họ lại làm ngược lại , họ sẵn sàng gây tai nạn chết người cho gia đình những người đã chết oan khi họ đi tìm công lý. Và Đảng cộng sản Việt Nam cũng phải có trách nhiệm trước việc chỉ đạo các cơ quan an ninh đàn áp người dân và có trách nhiệm với việc bưng bít thông tin về các hiệp định Biên giới và hải đảo, vùng biển gây thiệt hại to lớn cho giang sơn đất nước mà kể từ 4000 năm trở lại đây chưa thấy một chế độ nào quá nhu nhược, hèn hạ và bán nước như vậy.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Eddie Adams, nhiếp ảnh gia đã nổi tiếng với bức ảnh chụp Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đã nói gì hơn 30 năm sau (1968-1999):

http://www.cbsnews.com/stories/2004/09/ ... 4297.shtml
http://www.cbsnews.com/stories/1998/07/ ... 3979.shtml
http://www.time.com/time/archive/previe ... %2C00.html
dacung
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Notebook
Eulogy
By EDDIE ADAMS


ALSO IN THIS ISSUE

Jul. 27, 1998


Jul. 27, 1998
I won a Pulitzer Prize in 1969 for a photograph of one man shooting another. Two people died in that photograph: the recipient of the bullet and GENERAL NGUYEN NGOC LOAN. The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn't say was, "What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?" General Loan was what you would call a real warrior, admired by his troops. I'm not saying what he did was right, but you have to put yourself in his position. The photograph also doesn't say that the general devoted much of his time trying to get hospitals built in Vietnam for war casualties. This picture really messed up his life. He never blamed me. He told me if I hadn't taken the picture, someone else would have, but I've felt bad for him and his family for a long time. I had kept in contact with him; the last time we spoke was about six months ago, when he was very ill. I sent flowers when I heard that he had died and wrote, "I'm sorry. There are tears in my eyes."

--Eddie Adams
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự Thật Phơi Bày

Post by uncle_vinh »

Thay Lời Kết: Câu Chuyện Da Cam/dioxin

MAI THANH TRUYẾT .
Việt Báo Thứ Tư, 3/5/2008, 12:02:00 AM

(LTS: Sau đây là Chương 45, tựa đề Thay Lời Kết, cũng là chương cuối của cuốn sách Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết. Tác phẩm này vừa in xong, và đang chuẩn bị phát hành rộng rãi.)

Cùng tất cả Quý độc giả,

Quý vị vừa đọc xong quyển sách Câu Chuyện Dioxin/Da Cam Việt Nam. Thành thật cám ơn sự kiên nhẫn của Quý Vị.

Xin thưa, đây là một công trình tập thể của tất cả thành viên của Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (Vietnamese American Science & Technology Society – VAST) trong gần 10 năm qua. Chúng tôi cố gắng thu thập tài liệu, trình bày dữ kiện một cách trung thực và khách quan của giới khoa học và kỹ thuật chân chính cùng trao đổi với những nhà khoa học trong và ngoài nước trong tinh thần trọng khoa học và tương kính; tuy nhiên, chúng tôi thẳng thắn xác nhận rằng chúng tôi còn nhiều điểm hoàn tòan không đồng ý với những kết luận thiếu trong sáng trong kết luận của một số khoa học gia ngoại quốc và Việt Nam.

Đối với Hội nghị Dioxin diễn ra tại Hà Nội năm 2002, chúng tôi đã được phái đoàn Hoa Kỳ mời tham dự qua Letter of Invitation, nhưng chúng tôi nhận thấy không thể tiếp tục làm thủ tục vì những phản bác khá nặng nề của phát ngôn viên Việt Nam thời bấy giờ (Phan Thuý Thanh) về một bài phỏng vấn chúng tôi do nhật báo Orange County Register thực hiện trước đó nói về tình hình ô nhiễm ở Việt Nam đã đến lúc báo động.

Đối với Tiến sĩ Wayne Dwernychuk, Giám Đốc Kỹ thuật Công ty Hatfiefd, Canada, chúng tôi đã góp ý và nêu lên những nghi vấn trong báo cáo dày trên 400 trang phối hợp với Ủy ban 10-80 của Việt Nam. Hai quan điểm bất đồng đã được phát biểu trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) ở Washington.

Đối với Giáo sư Bác sĩ Mocarelli, Ý, chúng tôi cũng đã thảo luận tường tận qua điện thư, điện thoại, và đường bưu chính về vấn nạn thay đổi giới tính qua ảnh hưởng của Dioxin.

Đối với Bác sĩ Schecter, một người tự nhận là cả đời nghiên cứu về chất Da cam ở Việt Nam, Khoa trưởng trường Y tế Công cộng Dallas, chúng tôi cũng đã nhiều lần tiếp xúc qua điện thư, điện thoại cùng tranh luận trên Đài Á châu Tự Do về sự bất đồng quan điểm trên cung cách lấy mẫu phân tích và kết quả phân tích các mẫu đo đạc. Một điểm cần lưu ý trong vấn đề nầy là trong suốt thời gian tranh luận, chúng tôi được một bác sĩ phụ tá của BS Schecter điện thoại với mục đích mời gọi sự tham gia “nghiên cứu chung” trong vấn đề ô nhiễm chất Da cam.

Đặc biệt hơn cả là đối với Tiến sĩ Stellman, Đại học Columbia. Bà đã nhận được ngân khoản 5 triệu Mỹ kim để nghiên cứu, tính toán qua tài liệu đã giải mã của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về Chiến dịch Ranch Hand mà chúng tôi cũng có trong tay. Sau hai năm nghiên cứu, kết luận của Bà là thiết lập một mô hình toán trên bản đồ địa lý trong những vùng đã được phun xịt trong thời gian chiến dịch và từ đó đưa ra những kết luận sau đây:

1- Tổng lượng Dioxin đã được rãi xuống miền Nam, không phải là 170 Kg Dioxin nguyên chất như đã được Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ ước tính mà là 336 Kg;

2- Và số lượng nạn nhân ước tính cho đến hôm nay (thời điểm 2003) là có thể lên đến 5 triệu(!). Dĩ nhiên là công bố của Bà đã được Việt Nam cổ võ tận tình.

Trở qua vụ kiện ở toà án Brooklyn, New York, chúng tôi được hân hạnh tiếp xúc với Luật sư chính của Công ty Dow Chemical Company, Steve Brock. Qua nhiều lần trao đổi qua điện thoại, điện thư, và cuối cùng Luật sư cùng một nhà độc tố học đã tiếp xúc trực tiếp với chúng tôi để tham khảo về những thông tin và quan điểm chúng tôi kết luận về vấn đề Da Cam ở Việt Nam. Và trong phần phản biện sau cùng dưới tư cách bị đơn gữi đến ông Chánh án toà là Jack Weinstein, Dow Chemical đã ghi nhận những lời góp ý và đem tên chúng tôi vào phần phản biện nầy. Có lẽ nhờ đó, Toà đã huỷ bõ đơn kiện của Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 2005.

Qua vụ kiện, cũng như qua các Hội nghị Quốc tế về Dioxin trong những năm về sau 2003, từ năm 2004 trở đi, cho đến năm 2007 tại Tokyo, hầu như tất cả những tham dự viên trong hội nghị đều tập chú vào phương pháp lấy mẫu để đo đạc, phương pháp đo đạc Dioxin và những Dioxin-tương đương như BCPs và Furans v.v…Phương pháp mới nhất dùng để phân tích Dioxin và BCPs là dùng cột phân tích chọn lọc “vi phân” (selective capillary column) và sử dụng pha phân cực cao (highly polar phase). Đây là một phương pháp tối tân nhất hiện tại để có thể tách rời Dioxin và các Dioxin-tương đương khác. Điều này nói lên tầm quan trọng trong việc lấy mẫu và phân tích dioxin dưới nhãn quan khoa học, không giống như những nhận định và kết luận qua cảm tính và đầy định kiến của phía Việt Nam.

Một câu chuyện khá lý thú về Dioxin cũng xin được đan cử ra đây, đó là trường hợp đầu độc chính trị bằng Dioxin. Vào tháng 7 năm 2004, có một cuộc tranh cử Tổng thống giữa hai ứng cử viên Yanukovych thuộc Đảng Cộng sản Ukraina và Viktor Yuschenko, ứng cử viên độc lập. Trong một bữa tiệc giữa hai đối thủ, ông Yuschenko đã uống một ly sữa màu trắng. Vài ngày sau đó, ông bị nhiễm độc, bị đau lưng và tê liệt nửa bên mặt trái.. Chỉ một thời gian ngắn, mặt ông nổi lên sần sùi. Máu ông đã được mang đi thử nghiệm ở Áo. Kết luận của bác sĩ Micheal Zimpfer, Giám đốc bịnh viện Rudolfinehaus là: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Ông Yuschenko đã bị đầu độc bằng Dioxin, và nồng độ Dioxin trong máu ông đã cao gấp trăm ngàn lần nồng độ trung bình trong cơ thể một người dân bình thường”. Tuy nhiên sau cùng, chứng bịnh mà ông vướng phải là chứng chloacnea, một chứng bịnh đã được chứng minh là do Dioxin gây ra. Ông đã được chữa trị và đã bình phục và hiện là Tổng thống của nước Ukraina.

Qua những câu chuyện và thông tin kể trên, chúng ta nhận thấy rằng, câu chuyện Dioxin ở Việt Nam trong một chừng mực nào đó chỉ là những thổi phồng của phía Việt nam về số liệu cũng như về con số nạn nhân. Con số nạn nhân ở Việt Nam đã được thay đổi tuỳ thời điểm, và con số đó tiếp tục tăng dần theo thời gian cũng như số lượng trẻ em thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sau chiến dịch Ranch Hand cũng tăng mạnh lên. Điều đó chứng tỏ là phía Việt Nam có dụng tâm để hầu mong vận động sự đồng thuận của “bè bạn khắp năm châu” mà tăng áp lực chính trị lên vụ kiện để đạt được thắng lợi.

Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong buổi điều trần đầu tiên vào tháng sáu vừa qua tại toà Kháng Án Khu vực 2, New York, mặc dù có sự hiện diện của phái đoàn và nạn nhận chất Da cam đến từ Việt Nam, mặc dù có thêm sự hiện diện của một phái đoàn Bộ trưởng Việt Nam tham dự và đến từ cổng sau của toà án (vì tránh sự biểu tình đông đảo của người Việt hải ngoại chắn cửa trước của tòa án), Ông Chánh Án đã ra lịnh cho hai bên Nguyên và Bị đơn chỉ trình bày trong vòng nửa giờ mà thôi, dù bên phiá Việt Nam xin thêm 60 phút nữa. Đại diện của chính phủ Hoa Kỳ cũng chỉ có 30 phút để điều trần.

Phiên toà không có kết luận, và cũng im lặng không công bố gì cả cho đến hôm nay (thời điểm đầu năm 2008).

Tuy chưa có kết quả của phiên toà kháng án, chúng ta cũng hình dung ra được rằng đã có những chuyển biến về vấn đề nầy về phía Việt Nam. Có lẽ vì thấy không thể nào thắng được vụ kiện, Việt Nam, qua báo chí và qua một số nhân vật hải ngoại đã dóng lên tiếng nói trên truyền thông, nói lên quan điểm và thái độ hoà hoãn của mình. GS Tạ Văn Tài đã lên Đài BBC hai lần, nêu lên một số vấn đề nhân đạo, kêu gọi các quốc gia trên thế giới giúp đở Việt Nam trong vấn đề nầy cũng như giúp Việt Nam nghiên cứu thêm về những độc hại của những hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng bừa bãi ở đất nước nầy trong việc phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ, điều mà Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) đã cổ suý trước khi có vụ kiện xảy ra.

Việt Nam cũng không ngừng vận động cho chiến dịch Da cam. Nhưng lần nầy luận điệu có vẽ hoà hoãn hơn qua việc thành lập Nhóm Đối Thoại Việt-Mỹ gồm 10 thành viên do Tôn Nữ Thị Ninh làm trưởng nhóm vào giữa năm 2007. Mục tiêu của Nhóm là “hỗ trợ các hoạt động nhân đạo và giảm thiểu chất độc màu da cam(?)”. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy sự “xuống nước” từ phía Việt Nam trong vấn đề nầy.

Còn về phía Hoa Kỳ, để tỏ thiện chí một cách gián tiếp các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ (NGO) đã bắt đầu làm một vài cử chỉ thân thiện trong vấn đề “xoa dịu nỗi đau da cam” của Việt Nam như Ford Foundation vừa mới viện trợ 70.000 Mỹ kim để xử lý ô nhiễm da cam tại một địa điểm gần phi trường Đà Nẵng, cùng hứa sẽ viện trợ nhiều hơn nữa ở những địa điểm ô nhiễm khác. Vào đầu tháng 2 năm 2008, Đại sứ Michalak đã thông báo cho nhóm Đối thoại Mỹ-Việt biết là sẽ sử dụng 3 triệu Mỹ kimcho việc lấp đặt một phòng thí nghiệm tại Đà Nẳng để xét nghiệm dioxin và các hoá chất độc hại khác.

Thưa Quý vị,

Từ 10 năm qua, tất cả các thành viên của VAST cố gắng phổ biến, trao đổi thông tin, cùng mở ra nhiều Hội thảo, Hội nghị để tham khảo và thảo luận về vấn đề Dioxin và chất Da Cam ở Việt Nam. Tiếng nói của Hội đã được chuyển tải qua truyền hình SBTN, Việt Nam Hải Ngoại trên khắp nơi. Truyền thanh cũng được phát đi thường xuyên qua các Đài như Á Châu Tự Do (RFA), Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Pháp Quốc tế (RFI), SBS (Úc), Đài Việt Nam Hải Ngoại khắp Hoa Kỳ, các Đài địa phương như Radio Bolsa, Washington,Tiếng Nước Tôi, Chân Trời Mới, Houston, Dallas, Philadelphia, New Orleans, v.v

Câu chuyện Dioxin/DaCam Việt Nam ngày hôm nay có thể xem như đã chấm dứt, nghĩa là vụ kiện của Hội Nạn Nhân Chất Độc Da cam/Dioxin đã đi vào quên lãng. Vấn đề còn tồn đọng cần ghi nhận ra đây là Việt Nam cần phải can đảm chấp nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một thực tế. Và tình trạng nầy theo một vài nhận định quốc tế là đã đến “điểm tới hạn” (threshold limit) rồi; nghĩa là đã đến lúc thiên nhiên không còn đủ khả năng để tự điều tiết và làm sạch môi trường tự nhiên được nữa. Hay nói một cách khác đã hết thuốc chữa!

Năm 2007, Liên Hiệp Quốc qua Chương trình Môi trường nhận định đất canh tác nông nghiệp ở Việt Nam đã cằn cỗi do việc khai thác bừa bãi và quá tãi cũng như ước tính hiện có khoảng 8 triệu mẫu đất đang bị hoang hoá và sa mạc hoá.

Phát triển là điều cần thiết của một quốc gia đang phát triển và nhất là đối với một quốc gia như Việt Nam vừa trãi qua một cuộc chiến dài đăng đẳng. Nhưng đó phải là một sự phát triển đồng bộ, hài hoà, và ứng hợp với chiều hướng phát triển toàn cầu; hay nói một cách khác, phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

Việt Nam đã không làm được điều đó từ khi bắt đầu mở cửa, chấm dứt thời kỳ bế quan toả cảng từ năm 1986 trở đi, Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội cho quốc tế có thể giúp đỡ qua các viện trợ nhân đạo đặc biệt về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em sau chiến tranh. Qua nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế như UNICEF, Ngân hàng Thế giới, trẻ em Việt Nam trong giai đoạn đầu đời, thiếu nhiều vitamines cần thiết cho dinh dưỡng như các loại Vit B và acid folic.

Nếu nhận thức được điều nầy, con số trên dưới 5 triệu nạn nhân VN gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam sẽ không hiện diện trên dãy đất thân yêu của chúng ta ngày hôm nay nữa. Và sau cùng, câu chuyện Dioxin/Da cam chỉ là một luận cứ Việt Nam dùng đánh động dư luận thế giới trong mưu đồ chính trị hơn là nhân đạo.

Đã đến lúc Việt Nam cần phải nhìn nhận một thực tế đúng đắn rằng không có câu chuyện Dioxin/Dacam qua chiến dịch Ranch Hand mà phải giải quyết một sự thật hiển nhiên là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Đây mới là hai việc chính yếu mà Việt Nam cần phải thẳng thắn đối mặt và xác định ưu tiên cần phải làm trước hơn cả.

Là một người làm khoa hoc, chúng tôi luôn tôn trọng tuyệt đối sự khách quan và tính chính xác khoa học, do đó, vấn đề Da cam/Dioxin VN trong thời gian chiến tranh cần được nghiên cứu chứng minh rõ ràng, không thể nào đem yếu tố chính trị xen vào kết luận mà phải nhìn toàn thể bối cảnh của môi trường và xã hội VN hiện tại.

Là một người Việt chân chính, chúng tôi không thể nào vô cảm trước nỗi đau nếu có của hàng triệu đồng bào ruột thịt đang phải gánh chịu ngày nay. Nếu quả thật những nạn nhân được nêu ra là nạn nhân của chất Da cam, chúng tôi sẽ là một trong những người đầu tiên tình nguyện tham gia vào đoàn cứu trợ hầu được đóng góp vào việc xoa dịu nỗi đau của dân tộc.

Và sau cùng, chúng tôi hoàn toàn đặt tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước, có thừa khả năng về chuyên môn cộng thêm một tâm lành trong sáng, đã và đang thể hiện tinh thần Quang Trung, sẽ giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường trong cả nghĩa bóng và nghĩa đen ở Việt Nam mà thế hệ cha anh để lại.

Mai Thanh Truyết,

Hội Khoa học & Kỹ thuật VN (VAST)

MAI THANH TRUYẾT
Post Reply