Hàn Quốc du ký tập 1

Ngồi nhà coi thiên hạ ... du lịch

Moderator: unclevinh

Post Reply
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Hàn Quốc du ký tập 1

Post by unclevinh »

Hàn Quốc du ký tập 1
Thái-Thanh, Mộng-Lan & Thái-Vinh
Nowon-gu
April 4 - April 12, 2012

Từ ngày 11 tháng 9 năm 2001 bị khủng bố tấn công bất ngờ ngay tại nhà, nước Mỹ bàng hoàng triền miên chìm đắm trong cơn ác mộng. Mỗi khi ngước mắt lên trời ngó thấy bóng máy bay tự dưng lo sợ thầm. Một hôm đi làm về, nàng buồn rầu nói:
- Anh muốn đi chơi đâu cứ đi đi, kẻo mai mốt hãng cho em nghỉ!
Tôi thở dài:
- Đi một mình, anh biết đi đâu bây giờ?
Nàng đề nghị:
- Sao không đi Paris?
Dạo ấy đường bay San Jose - Paris mới mở, tôi nghe lời nàng, uể oải đeo ba lô miễn cưỡng đi Paris. Trên máy bay của hãng American thuộc loại Boeing 777 lớn nhất thế giới có thể chở hơn 400 du khách hôm ấy lèo tèo chỉ có vài chục người; tôi buồn bã nằm dài trên cả dãy băng ghế ngủ một mình. Đến năm 2007 nghe Airbus giao Singapore chiếc A380 khổng lồ, lớn hơn Boeing 777 rất nhiều, nàng nói, "Em sẽ cho anh đi Airbus A380." Nhưng chờ lâu quá vẫn chưa có hãng máy bay Mỹ nào trang bị loại máy bay mắc tiền nầy thì ngày 29 tháng 10 năm 2011 Korean Air bắt đầu xử dụng A380 cho đường bay Los Angeles - Incheon, South Korea nơi Thái-Thanh đang dạy học. Đầu tháng 4 năm 2012 khi hoa anh đào bắt đầu nở bên xứ Hàn, nàng với tôi lần đầu tiên được hân hạnh đáp chuyến "Xe buýt bay" A380-800 đi thăm con. Nàng lựa chuyến bay 11:05 sáng ngày thứ Tư, đến Incheon lúc 7:25 tối ngày thứ Năm để Thái-Thanh có thời giờ ra đón và tập chúng tôi ngủ ngay cho quen giờ giấc phương đông.
Trong lúc chờ bay ở Los Angeles, đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng của các nữ tiếp viên hàng không hãng Korean Air, tôi bỗng giựt mình khi nghe tiếng điện thoại khóc thút thít của ông cụ ngồi hàng ghế phía trước, bèn lại làm quen Ông cụ quê ở Đà Nẵng. Sau 10 năm ở Mỹ bị bá bịnh và nhớ nhà triền miên, ông nói khó khăn đứt quãng:
- Chuyến nầy tui về ở luôn bên đó.
- Thế nhỡ đau yếu, lấy ai trông nom cho cụ?
- Về đó, tui hết bịnh ngay!
- Thế còn vợ con bên nầy?
- Tui đi đỡ làm phiền gia đình.
Một chị ngồi đối diện, cũng về Đà Nẵng nói:
- Về quê mình ăn món gì cũng ngon.
- Nhưng hồi năm 1998 bọn tôi ăn trúng độc suýt chết ở Huế.
- Bây giờ chất lượng khá hơn trước nhiều...
- Thế chị cũng về ở luôn à?
- Em không vào quốc tịch Mỹ nên cứ đi đi về về.
Tôi nhờ chị giúp ông cụ đổi máy bay ở Incheon, nhưng đến lúc lên máy bay, ông được nhân viên phục vụ đem xe lăn đến đón cho lên trước nhất. Hãng Korean Air có 3 đường bay mỗi ngày từ Incheon (South Korea) trực tiếp đến Sài Gòn, Hà Nội, và Đà Nẵng rất tiện lợi cho khách Việt.
Vừa bước vào cửa "Xe buýt bay" A380-800, khách mới đi lần đầu choáng váng như người nhà quê bước vào khách sạn sang trọng. Hai cầu thang xoắn ốc đưa 94 du khách hạng Prestige lên lầu. Loại ghế ngồi hạng Prestige có thể kéo thẳng ra làm giường ngủ, dài 74" và rộng 21.6". Trên lầu có 2 phòng giải trí và quầy giải khát. Khu đầu tiên dưới lầu gồm 12 bộ Kosmo vừa là giường ngủ, dài 78" và rộng 21.2" vừa là văn phòng riêng dành cho 12 du khách hạng nhất ngồi làm việc. Nơi đây có một quầy rượu. Tiếp theo là 3 khu hạng Economy với 301 ghế cách quãng 34", rộng hơn ghế hạng bét của các loại máy bay khác. Phần cuối phía sau hạng Economy có tủ chưng bày bán các hàng miễn thuế (Duty Free Showcase). Tổng cộng cái "Xe buýt bay" A380-800 không khác gì một khách sạn khổng lồ chứa 407 người khách trọ bay vùn vụt trên trời. Đặc điểm của Korean Air, ngoài các nữ tiếp viên rất trẻ đẹp và phục vụ ân cần giống như nhân viên các hãng máy bay của Japan, Singapore, hay Thailand mà tiếp viên của các hãng máy bay Mỹ hay Âu Châu già quéo không thể nào so sánh được, thức ăn của Korean Air lại rất tinh khiết và ngon miệng. Dao nĩa đều làm bằng kim loại, chứ không phải loại rẻ tiền bằng nhựa làm giảm hương vị thức ăn. Đến lúc ở nhà con gái, mới biết việc đổ rác ở Nam Hàn cấm ngặt không được vứt bỏ tất cả các vật liệu có thể tái chế biến trở lại để bảo vệ môi trường thiên nhiên tối đa, thật rất đáng khen!
Sau gần 13 giờ bay, hết ngủ lại thức ăn và coi dở dang 4 bộ phim, chuyến "Xe buýt bay" A380-800 đã vượt hết khoảng không gian 5968 dặm (9509 km) đưa chúng tôi đến Incheon, South Korea cho chúng tôi gặp lại nụ cười như hoa đào của cô gái cưng đứng chờ sau nửa năm xa cách. Năm 2006 phi trường quốc tế Incheon được bầu chọn là một trong 5 phi trường tốt nhất thế giới. Đặc biệt tấm bảng chào mừng du khách ở cửa vào phi cảng Incheon với hai lá cờ South Korea và USA, cộng thêm bồn hoa trồng nhiều loại xương rồng làm du khách đến từ sa mạc Arizona có cảm tình ngay với South Korea.
Korea hay Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ là tiền triều từ năm 918 đến năm 1392 thì bị thay thế bởi nhà Triều Tiên) là nước duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn còn bị chia hai miền theo chính thể thù địch luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh căng thẳng. Miền bắc, North Korea dùng tên Triều Tiên chỉ chung hai miền, tức toàn bộ bán đảo Triều Tiên (the Korean peninsula); và gọi miền bắc là Bắc Triều Tiên, miền nam là Nam Triều Tiên. Triều Tiên (Joseon hay Chŏson) là một triều đại thống nhất và cai trị toàn bộ bán đảo Triều Tiên lâu dài nhất tại Đông Á từ năm 1392 đến năm 1910, đặt thủ đô tại Seoul (Hanseong) tức Hán Thành. Bắt đầu từ năm 1897 Triều Tiên hùng mạnh, đổi tên ra Đại Hàn Đế Quốc (Daehan Jeguk); nhưng chỉ mới xưng đế quốc được 13 năm thì Nhật xâm lăng năm 1910 chiếm toàn bộ bán đảo Triều Tiên làm thuộc địa cho đến khi Nhật ký văn kiện đầu hàng đồng minh trên thuyền USS Missouri ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì Kim Nhật Thành (Kim Sŏng-ju hay Kim Il Sung), một đảng viên cộng sản Tàu vừa là một sĩ quan của Hồng Quân Liên Xô theo chân Nga giải giới quân Nhật trở về Bắc Hàn thành lập chính phủ Triều Tiên Cộng Sản; còn Mỹ ủng hộ chính phủ Nam Hàn Tự Do ở phía nam vĩ tuyến 38. Miền Nam năm 1948 đổi quốc hiệu ra Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk) tức Republic of Korea. Miền Bắc trở thành Triều Tiên Dân Chủ Chủ Nghĩa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk) tức Democratic People's Republic of Korea.
Trước năm 1975 Việt Nam Cộng Hoà gọi hai nước Triều Tiên là Bắc Hàn và Nam Hàn hay Đại Hàn do gọi tắt tên Đại Hàn Dân Quốc; còn Việt Nam Cộng Sản gọi hai nước Triều Tiên là Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1993 thì South Korea đề nghị Việt Nam dùng quốc hiệu chính xác của họ là Đại Hàn Dân Quốc. Tên dài khó nhớ; nhưng nếu gọi tắt là Đại Hàn thì theo Ngụy còn gì? Bèn bắt chước Tàu tức Trung Quốc gọi Đại Hàn Dân Quốc là Hàn Quốc. Ngày nay từ phim bộ Hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc, xe cộ Hàn Quốc, đồ điện tử Hàn Quốc, du lịch Hàn Quốc, cho đến lấy chồng Hàn Quốc đều vô cùng phổ biến ở Việt Nam.
Biết bố thích ăn món xúp đậu hủ thật nóng của Đại Hàn, sau một hồi dẫn đi bộ lượn coi Incheon By Night, Thái-Thanh đưa bố mẹ vào một quán ăn. Thức ăn của Đại Hàn rất ngon miệng, dù khách chỉ gọi một món, bất kỳ món gì cũng được nhâm nhi thêm sáu bảy món phụ đủ loại Kimchi trình bày đẹp mắt tha hồ ăn cay hít hà miễn phí. Một đô la Mỹ đổi được một ngàn Won. Một món ăn ngon, không sợ trúng độc và no bụng ở Đại Hàn chỉ tốn trung bình khoảng 6 ngàn Won (6 đô la). Ở Việt Nam bây giờ với 6 đô la, bạn ăn được món gì? Đừng tưởng đồng tiền Won thấp giá mà coi thường Đại Hàn nha! Tuy với một diện tích nhỏ bé chỉ có 38,023 dặm vuông (98,480 km2) và phải nuôi 50 triệu dân, nhưng theo bảng xếp hạng của International Monetery Fund, nền kinh tế Đại Hàn đứng hạng 15 trên toàn thế giới và đứng hạng 4 ở Á Châu, chỉ kém Tàu, Nhật, và Ấn Độ mà thôi. Trong khi đó Việt Nam với một diện tích 128,565 dặm vuông (332,982 km2) lớn hơn Đại Hàn 3 lần, nhưng lại khiêm tốn đứng hạng thứ 57, và Việt Nam lại có một Cục kỳ lạ là Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước; tại Đại Hàn hiện có một lực lượng khoảng 12,500 người Việt Nam xuất khẩu lao động trong 4 ngành: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, và thủy sản.
Từ phi cảng Incheon ở đảo Yeongjong vào trung tâm thủ đô Seoul xa 58 km (36.3 dặm) dĩ nhiên không thể đi bộ, vậy nên đi bằng gì? Cách tốt nhất là ghé lại quầy thông tin ở phi cảng xin một tấm bản đồ Seoul Subway để đi AREX (Airport Railroad Express). Nên nghiên cứu tuyến đường xe điện ngầm và ga nào để biết đổi xe. Phương tiện giao thông bằng xe điện ngầm (Subway) của Đại Hàn rất nhanh chóng và tiện lợi không thua gì ở Nhật hay Pháp; còn Mỹ thì quá thua sút về loại phương tiện nầy. Xe điện ngầm từ Incheon có 2 loại. Loại tốc hành (AREX Express) chạy vào Seoul mất khoảng 43 phút, giá 13,300 Won; loại thường (Commuter Train) ngừng lại 8 trạm, mất khoảng 53 phút, giả chỉ có 3,700 Won. Máy bán vé tự động có tiếng Anh rất dễ xử dụng. Mua vé đi 1 lần, hay mua thẻ (Subway Pass) đi nhiều lần chỉ cần nạp thêm tiền vào thẻ. Thẻ đi xe điện ngầm có thể được dùng cho cả tắc xi và xe buýt. Mỗi lần cho vé vào máy soát vé đi qua cửa nhớ lấy vé lại để xử dụng lúc trở ra; nếu không, bạn sẽ bị rắc rối to! Đi xe điện ngầm vào giờ nào cũng thường đứng nhiều hơn ngồi, vì đó là phương tiện di chuyển phổ thông nhất. Nếu trong lúc đi đứng hay chen lấn vô tình lỡ đụng quẹt ai đó, dù là phụ nữ hay con nít cũng đừng xin lỗi vì người Đại Hàn không bao giờ biết xin lỗi. Có lẽ vì lịch sử nước Hàn bị đàn anh Tàu với Nhật xâm lăng và đô hộ liên tục nên không thèm quan tâm xin lỗi ba cái chuyện lẻ tẻ; hơn nữa ở xứ Hàn, đi đứng, nằm, ngồi... ai cũng bận bấm máy gửi Text liên tục. Nếu du khách mang nhiều hành lý, nên xử dụng Airport Limousine Bus tiện lợi hơn mà lại có ghế ngồi chắc chắn, giá khoảng 16,000 Won. Xuống ga xe điện ngầm mà vẫn chưa đến nơi thì lấy tắc xi hay xe buýt. Tắc xi chạy trong phố rất rẻ tiền, bắt đầu từ 1,900 Won và không vượt quá 10,000 Won; nhưng không nên đi phi trường bằng taxi vì khách phải trả thêm tiền mãi lộ (Toll fee). Xe buýt có 3 loại xe sơn màu khác nhau. Xe màu xanh lá cây là loại xe buýt nối các trạm; xe màu xanh nước biển chạy trên những đường chính; xe màu đỏ chạy đường xa liên thành phố.
Người Đại Hàn phát âm Seoul là Xê-un, người Pháp và Việt Nam đều phát âm đúng như vậy; nhưng không hiểu vì sao người Mỹ lại phát âm thành Xâu (đọc như Soul). Toàn bộ đô thị Seoul bao gồm Incheon tính theo dân số với 25 triệu người, lớn thứ nhì thế giới sau Tokyo, chen chúc sống trên một diện tích nhỏ bé chỉ có 605 km2. Seoul chiếm một nửa dân số nước Đại Hàn, và có mật độ dân số đông nhất thế giới. Seoul nằm hai bên bờ sông Hán (Han river), được chia thành 25 khu (gọi là gu). Mỗi khu lại chia thành nhiều động (dong) tương đương với thôn làng; Seoul có tất cả 15,267 động. Nơi con gái chúng tôi đang ở và dạy học là Nowon-gu với diện tích 36 km2 (14 sq mi) và dân số khoảng 620 ngàn người, nằm tận khu bìa đông bắc của Seoul. Nowon-gu nổi danh với các trường học, như Sahmyook University, the Korea Military Academy, Sejong Science High School, Seoul National University of Technology, Induk University, và Seoul Women's University. Thái-Thanh sẽ cho bố mẹ khám phá Seoul vào hai ngày cuối của chuyến Hàn Quốc du ký tập 5.
Đại Hàn đất hẹp dân đông nên người giàu lẫn người nghèo đều sống trong chung cư cao hàng hai ba chục tầng như nhau. Sàn nhà xây trên hệ thống ống nước nóng nên không cần mở máy sưởi vẫn ấm. Tầng chung cư ngang mặt đường mở hàng quán buôn bán nhộn nhịp ngày đêm. Sáng hôm sau, thứ Sáu tôi thức dậy theo giờ địa phương. Hai bố con, mỗi người cỡi một chiếc xe đạp vừa đạp vừa nói chuyện đến trường cách nhà độ 1 dặm. Ở Nowon-gu có Culture Art Center, bạn chỉ cần đưa Passport là được cho mượn một chiếc xe đạp miễn phí. Young Shin Girl's High School là trường nữ trung học Công Giáo. Đã lâu lắm chúng tôi mới thấy lại quang cảnh học trò mặc đồng phục thật đẹp mắt và rất lễ phép với cô giáo. Học trò vào lớp phải cởi giày, rồi lấy dép trong cặp ra mang. Trường học nằm sát chân núi. Người Đại Hàn ham mê bộ môn đi bộ leo núi nhất thế giới, nên đi làm thường mặc quần áo thể thao và mang giày Hiking; vừa tan sở đã thấy xuất hiện khắp nơi trên núi. Tôi vội vàng đạp xe về nhà rủ nàng đi tập thể dục. Nàng không lạ lùng gì Nowon-gu vì năm ngoái đã đến thăm con một lần. Nàng dẫn tôi đến một ngọn đồi nhỏ, rồi nói, "Để em cho anh leo chỗ nầy trước."
Nơi đây trước kia cũng là một phần của dãy Buramsan mà tôi đã thấy ở phía sau trường Young Shin; còn đoạn giữa nối vào núi Buramsan đã bị vạt ra xây phố xá và nhà cửa. Ngọn đồi thông cao không quá 20 m và dài 500 m; trên đồi lại có gắn thêm vài máy tập thể dục. Người Đại Hàn thích mặc quần áo màu mè nên dù đi trên núi cũng dễ nhìn thấy. Bên kia đồi là dãy nhà thấp xây cất rất đơn sơ ra vẻ khu bình dân với mái tôn chặn bằng vỏ xe hay bằng các lu hứng nước mưa. Gà chó chạy lang thang rượt đuổi băng qua đường. Khoảng 25 phần trăm dân số Đại Hàn theo Tin Lành và Công Giáo, 25 phần trăm theo Phật Giáo; phần còn lại, chắc theo đạo Khổng? Chúng tôi vui chân dạo phố, nhưng không thấy một ngôi chùa nào, chỉ thấy đó đây Thánh Giá cao vút trên các nóc giáo đường. Sinh hoạt buôn bán trên lề đường, từ thức ăn, đến quần áo, và rau trái cũng rất được dân chúng chiếu cố. Thấy một đại hán đang ngồi vê bột thành viên bi nho nhỏ cho vào khuôn nướng rất khéo tay trên xe bán dạo bên lề đường gần trường tiểu học mà người bán và chúng tôi mặc sức nói hay ra dấu tay đều không hiểu nhau đó là món gì. Hai đứa tôi tha hồ đoán mò; cuối cùng nàng quyết định mua ăn thử 6 viên giá 2 ngàn Won. Chủ quán yên lặng chăm chú xiên trở bánh nướng như đạo sĩ đang luyện kim đan. Nhưng kỳ vậy hà; bánh đã chín vàng mà sao vẫn chưa ngửi có mùi thơm? Bánh được gắp vào hộp, rắc thêm đủ loại gia vị, lại có cả xì dầu! Nàng ngó bảng giá tiền, tăng thêm 1 ngàn Won, và ra dấu mua thêm 4 viên để ăn cho đã. Trời lạnh, hai đứa vừa đi vừa thổi cắn bánh nóng hổi...
- Không phải bánh ngọt!
- Hình như có mùi cá?
- Đúng là bạch tuộc rồi!
- Hả? Anh không thích bạch tuộc...
Người Đại Hàn rất thích ăn đồ biển, nhất là ăn bạch tuộc, mực... Tôi ráng nuốt trộng thêm vài viên rồi giao hết cho nàng là người sành ăn. Sau đó chúng tôi leo núi chơi cho tiêu hết món bánh bạch tuộc, rồi xuống núi đến cổng trường chờ Thái-Thanh đưa bố mẹ ăn trưa ở một quán ngon gần trường. Đó là một quán ăn theo truyền thống Đại Hàn. Khách vào quán cởi giày dép, ngồi bệt trên miếng đệm mỏng; bàn thấp không có hầm để chân, ngồi chưa quen thấy chân cẳng thừa thải. Món thịt heo luộc và cá chiên để dành cho mẹ con nàng; phần tôi say sưa thưởng thức hàng chục món Kimchi đủ màu sắc.
Buổi chiều hôm đó tôi đi bộ một mình đến cổng trường đón con; nhưng ngó thấy ngọn Buramsan cao vút ngạo nghễ làm đôi chân ngứa ngáy không thể chịu nổi. Buramsan là một trong mười ngọn núi trong thủ đô Seoul. Bukhansan đứng đầu bảng được phong tước National Park; còn Buramsan là hàng rào thiên nhiên giữa Nowon-gu của Seoul và Namyangju của tỉnh Gyeonggi-do. Tuy chỉ cao 507 m (1,663 ft), nhưng Buramsan là nơi rất được dân chúng ưa chuộng leo núi và hành hương vì trên núi có chùa. Tôi chỉ muốn leo thử một đoạn xa hơn buổi sáng nay leo với nàng; chẳng ngờ Buramsan như có nam châm kéo tôi đi miết. Lúc đi ngang qua Heliport, đỉnh thứ nhì, cao 420 m (1,378 ft) đang vang lừng tiếng nhạc, gặp một thi nhân vừa leo núi vừa ung dung ngâm nga rất nhàn nhã, tôi hỏi thăm đường lên đỉnh làm anh ú ớ tưởng tôi là thằng Đại Hàn mất gốc; nhưng sau đó biết tôi là dân Mít Đặc tị nạn ở Mỹ đã 37 năm thì anh hân hoan vui vẻ kết bạn. Park từng làm chủ tịch một công ty dược phẩm, và tầm ngang tuổi tôi. Tôi vẫn còn đi cày mà Park đã về hưu. Park sợ đi máy bay, nên phu nhân theo tua đi du lịch nước nầy nước kia; còn anh ở nhà leo núi. Tôi rất vui mừng làm bạn được một người Đại Hàn rất hợp ý. Park dẫn tôi đi vòng xuống bên kia núi. Lúc đi ngang qua một ngôi chùa, anh hỏi tôi thích nhạc Đại Hàn không? Tôi nói cả thế giới đều ưa Korean Pop Music. Park lại hỏi tôi có biết bài hát nào của Đại Hàn không? Tôi nói ngày còn nhỏ, tôi được một viên thiếu tá Đại Hàn rất thương mến muốn nhận làm con nuôi. Ông thường dạy tôi hát bài dân ca Arirang, đến nay chỉ còn nhớ:
Arirang, Arirang, Arariyo
Arirang gogaero neomeoganda...
Thế là Park một tay cầm gậy Hiking, tay kia vung múa, hát lại bài Arirang mà tôi từng học ngày nào. Arirang là một điệu dân ca phổ thông còn hơn quốc ca và được dân chúng ưa thích soạn thành hàng trăm lời ca khác nhau. Park hát lập đi lập lại mấy câu nầy:
Arirang, Arirang, Arariyo...
Arirang gogaero neomeoganda.
Nareul beorigo gasineun nimeun
Sibrido motgaseo balbyeongnanda
Và dịch cho tôi nghe:
Arirang, Arirang, Arariyo...
Crossing over Arirang Pass.
Dear who abandoned me
Shall not walk even ten li before his/her feet hurt
Chúng tôi xuống dưới chân núi thì phố đã lên đèn. Park kêu tắc xi đưa chúng tôi về Doota Ville. Gặp được bạn hiền, tôi vô cùng hào hứng, dặn Park đứng chờ để tôi gọi mẹ con nàng ra chào; nhưng mới mở cửa gọi em ơi, đã nghe tiếng kêu quen thuộc, "Nhanh lên! Chuẩn bị ra ga xe lửa lấy Bullet Train đi Mokpo tối nay!"

Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
uncleVinh
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Hàn Quốc du ký tập 1

Post by dhth »

Image

Nhìn 2 tài tử này giống nnhư đang xem phim Hàn quốc :encourage: !!! Anh Thái Vinh và chị Mộng Lan đang ăn món gì thế??? Trông hơi giống soup đậu hủ cà chua :-?
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Re: Hàn Quốc du ký tập 1

Post by unclevinh »

Chào chị DHTH,
Khen chúng em giống tài tử trong phim Hàn Quốc thì còn gì hân hạnh bằng, vì cả thế giới đều yêu mến ca nhạc và phim bộ Hàn, phải không chị?
Đó đúng là món xúp đậu hủ cà chua đơn sơ chỉ dành cho người ưa ăn rau cháo thôi.
Chị nên đi thăm Hàn Quốc một chuyến để nếm hương vị đủ loại Kimchi!
uncleVinh
Post Reply