Cảnh đẹp quanh nhà

Ngồi nhà coi thiên hạ ... du lịch

Moderator: unclevinh

Post Reply
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Cảnh đẹp quanh nhà

Post by unclevinh »

Cảnh đẹp quanh nhà
Mộng-Lan & Thái-Vinh mến tặng Phượng-Hoàng

Có một cuốn sách, mà hai mươi năm qua lưu lạc khắp nơi và dời nhà không biết bao nhiêu lần, lúc nào tôi cũng mang theo. Đó là một tập truyện tranh vui "Calvin and Hobbes" của Bill Watterson mà tôi mua tặng con trai đầu lòng từ ngày con mới tập ngồi bô. Calvin là thằng bé sáu tuổi rất thông minh suốt ngày đùa vui nghịch ngợm với con cọp nhồi bông Hobbes. Khi không có ai thì con cọp nhồi bông Hobbes hoá thành nhân vật biết suy nghĩ, chạy nhảy, phá phách, làm bạn đồng hành, và trả lời tất cả những câu hỏi hóc búa của Calvin; còn khi có người khác hiện diện thì Hobbes chỉ là một con thú nhồi bông vô tri bị Calvin bỏ rơi nằm lăn lóc.

Một hôm Calvin chán chơi với Hobbes, nó vào phòng bố, đòi:

- Bố làm ngựa cho con cỡi, được không?

Bố Calvin bực mình:

- Tránh ra, bố đang bận!

Calvin không tránh ra; nó nói như một ông cụ non:

- Bố à, không bao lâu con sẽ không còn nhỏ nữa. Một ngày kia, khi bố thức dậy chợt thấy những năm tháng trôi qua quá nhanh. Bố sẽ nhìn lại và tự hỏi "Thời gian đã đi đâu? Calvin bây giờ lớn quá rồi. Khó mà nhớ rõ khi Calvin nhỏ bé vừa đủ để ta làm ngựa cho nó cỡi." Những ngày ấy sẽ mất đi vĩnh viễn...

Bố Calvin nghe đến đấy bỗng xúc động bàng hoàng, bèn vội vàng lao xuống sàn, chống tay, quỳ gối làm ngựa cho con cỡi!

Tôi không thể nào quên câu nói ấy của Calvin. Bây giờ hai đứa con của tôi đã trưởng thành và ở xa. Đôi khi nhớ con, tôi mở tập truyện tranh "Calvin and Hobbes" coi đi coi lại.

Một hôm đến nhà bạn chơi, nghe ông nói với con, "Tránh ra, bố đang bận!" và thấy con của ông buồn bã bỏ đi, chúng tôi giật mình; sẵn dịp thường đi bộ leo núi, nàng bèn đề nghị:

- Bắt đầu từ tuần nầy, sau lớp học tiếng Việt mỗi chiều Chúa Nhật, chúng ta Hiking đi coi cảnh đẹp quanh nhà, có ai muốn đi không?

Lập tức tất cả lũ trẻ từ 2 tuổi rưỡi đến 12 tuổi của 3 gia đình nhao nhao đòi đi ngay.

Cảnh đẹp thứ nhất: Boyce Thompson Arboretum State Park
Ngày du ngoạn: Sept. 13, 2009
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham dự: Thái-Đức, Nam-Phương, Anh-Phương, cu Độ, Xuân-Hải, Thanh-Tran, Thanh-Thảo, Xuân-Hiền, Đỗ Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin và Jason


Boyce Thompson Arboretum State Park nằm ven phố nhỏ Superior, sát bên xa lộ 60 về hướng đông, chỉ cách Gilbert 49 dặm. Gọi là cảnh đẹp quanh nhà cho đỡ sợ xa, và để khác biệt với cảnh đẹp xa lắc như Grand Canyon; mà mỗi lần có bạn ở xa đến thăm, muốn khoe cảnh đẹp Arizona, bố mẹ phải bắt con nít lên xe, la hét không cho rục rịch chạy suốt bốn năm tiếng đồng hồ lên tới nơi cho coi có chút xíu, rồi lại vội vã vọt ngay về. Trong khi gần quanh nhà lúc nào cũng có vô số cảnh đẹp rất đáng để gia đình hay bạn bè đưa nhau đến thăm, vừa nhẩn nha ngắm cảnh vừa vui chơi thoải mái suốt ngày, không có lý do gì để gây lộn.

Trong số 25 công viên tiểu bang của Arizona mà chúng tôi đã có dịp thăm viếng gần hết, Boyce Thompson là một trong những công viên đẹp nhất. Vì ngoài công viên để mọi người đến vui chơi, Boyce Thompson còn là Arboretum, tức "Vườn cây để học tập và nghiên cứu" nữa! Nơi đây có những lối đi rợp bóng mát của các loài đại thụ Red River Gum, và cũng có lối đi quanh co ngoài nắng chang chang điểm xuyến đó đây hồ nước, núi đá như khung cảnh sa mạc với đủ loài cây mọc trong tiểu bang Arizona. Đặc biệt có cây Boojum là một loại cây xương rồng rất kỳ lạ, cao thẳng băng như cột điện, không cành lá rườm rà, chỉ toàn gai nhọn; và một cây đại xương rồng Saguaro thọ trên 200 tuổi. Boyce Thompson Arboretum State Park lại còn có vườn trẻ em, vườn rau, vườn cây sa mạc nước Úc, và vài loại cổ thực như lựu, hồ trăn (Chinese pistachio) mà vào độ cuối thu lá chín đỏ vàng. Thật là một loại cây đẹp đáng trồng để ngắm. Boyce Thompson Arboretum State Park cách vách núi Picketpost cao 4375 feet (1334 m) bởi một cây cầu treo bắc ngang dòng suối càng làm phong cảnh tăng thêm phần thơ mộng và hùng vĩ. Qua cầu đi trên High Trail, đoạn đường mòn dài chỉ nửa dặm vào mùa thu nhìn sang thấy công viên ngập lá vàng đẹp vô cùng; không cần phải đi đâu xa tìm mùa thu Arizona nữa!
Boyce Thompson Arboretum State Park còn có khu picnic rộng rãi đầy bóng mát rất lý tưởng để họp bạn ăn uống hay tổ chức các trò chơi sinh hoạt. Hôm ấy công viên đóng cửa lúc 5 giờ mà chúng tôi còn mãi mê đi lang thang bên kia suối khiến lão trượng gác cổng phải xách xe chạy đi tìm. Gặp nhau lão vui vẻ chỉ cho chúng tôi chỗ picnic lý tưởng khác ở bãi đậu xe nghỉ mệt bên xa lộ 60 cách công viên chỉ 2 dặm. Thức ăn đã làm sẵn mang theo. Chúng tôi vừa ăn uống vừa ngắm cảnh mây hoàng hôn bay trên bầu trời Superior.
Trên đường về, ngồi chung xe nghe cháu Nam-Phương ao ước, "Bao giờ chúng ta lại được đi chơi như thế nầy nữa?" làm chúng tôi vô cùng sung sướng đã tạo được một dịp nhỏ cho con cái và cha mẹ vui chung ngoài trời.

Giờ mở cổng Boyce Thompson Arboretum State Park:
Từ tháng Năm đến tháng Tám: 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều
Từ tháng Chín đến tháng Tư: 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều

Vé vào công viên:
Người lớn: $7.50
Trẻ con: $3.00
Dưới 4 tuổi: miễn phí
Vé gia đình đi quanh năm các công viên tiểu bang Arizona: $50.00

Địa chỉ:
Boyce Thompson Arboretum SP
37615 U.S. Hwy 60
Superior, AZ 85273
Telephone: (520) 689-2811
http://www.azcentral.com/travel/hiking/ ... ost04.html

Cảnh đẹp thứ hai: Papago Park
Ngày du ngoạn: Sept. 20, 2009
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham dự: Thái-Đức, Nam-Phương, Anh-Phương, cu Độ, Xuân-Hải, Thanh-Tran, Thanh-Thảo, Xuân-Hiền, Đỗ Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin, Jason, Anh-Linh và Michelle


Vài hôm sau gặp nhau, tôi hỏi ông bạn:

- Đã thăm sở thú Phoenix chưa?

Ông lúng túng tưởng tôi tra tấn tại sao lơ là không đưa trẻ con đi chơi:

- Ồ...đi lâu lắm rồi; nhưng chỉ thấy người!

Tôi mừng rỡ:

- Vậy cuối tuần chúng ta đi thăm Papago Park. Đứng bên nầy chúng ta có thể thấy rõ Dê, Hưu, Đà Điểu...buồn thơ thẩn bên trong sở thú mà không phải trả tiền. Chúng ta sẽ leo lên "Hole in the Rock" ngắm Phoenix và chờ coi mặt trời lặn...

Nghe có vẻ hấp dẫn, một ông bạn khác từ Kansas mới dọn qua cũng hưởng ứng muốn dẫn con đi coi cho biết cảnh đẹp quanh nhà.

Chúng tôi đã đến Papago Park mấy lần, nhưng đậu xe từ phía đông công viên ở góc đường Curry và College, rồi Hiking xuyên qua Curry Road Tunnel dọc theo kênh dẫn nước Salt River tưới khắp bình nguyên Maricopa đến núi đá Hole in the Rock dài khoảng 2 dặm. Lần nầy sợ phái đoàn chưa quen đi bộ, chúng tôi lái xe lạc một hồi mới gặp nhau ở bãi đậu xe bên lăng mộ Thống Đốc George W. P. Hunt.

Bạn đừng tưởng Papago là công viên thành phố mà coi thường nhé! Papago từng được Tổng Thống Woodrow Wilson công bố là Toà Lâu Đài Quốc Gia (Papago Saguaro National Monument) vào ngày 31 tháng Giêng năm 1914 cho đến ngày 7 tháng Bảy năm 1932 thì Papago là Toà lâu Đài Quốc Gia đầu tiên bị Quốc Hội tước bỏ danh hiệu National Monument vì thiếu ngân sách, vì nằm ngay trong thành phố bị nạn trộm cắp và vẽ bậy thường trực, và vì dự án Salt River Project (SRP) với kênh nước và dây điện giăng mắc chằng chịt làm mất đi vẻ đẹp tôn kính của một Lâu Đài Quốc Gia. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Papago dùng làm trại giam hơn 400 tù binh Đức. Chỗ trại tù ấy nay vẫn còn là trại lính; phần còn lại biến thành công viên Papago.
Theo Phoenix Pride Commission, http://www.phoenix.gov/arts/pridepts.html, Papago Park là một trong 32 địa điểm được dân chúng địa phương ưa chuộng thăm viếng nhất. Papago đối với Phoenix cũng như Central Park đối với New York City vĩ đại. Chỉ cần tới đó, bạn có ngay cảm giác như đang ngắt ngoải ngoài sa mạc nóng bức bỗng lạc bước vào một ốc đảo đầy mạch nước và bóng cây xanh mát.
Chúng tôi chọn bãi đậu xe ở gần lăng mộ kim tự tháp sáng ngời trên đồi để dòm qua sở thú khỏi tốn tiền, và cũng để biết thêm một nhân vật lịch sử của tiểu bang Arizona. Ngôi lăng mộ ấy là nơi yên nghỉ nghìn thu của cô em vợ, bố mẹ vợ, và vợ chồng Thống Đốc George W. P. Hunt, (1859-1934) vị Thống Đốc đầu tiên của tiểu bang Arizona. George W. P. Hunt phá kỷ lục làm Thống Đốc tiểu bang tới 7 nhiệm kỳ.
Mặt trời vẫn còn cao, lên đó chi vội? Nhưng không ai chịu ngồi yên bên hồ tĩnh mịch coi chim tìm cá, trưởng đoàn và lũ trẻ đã vội vã lên đường chinh phục ngay "Hole in the Rock". Tảng đá đỏ to lớn kia cao hơn 200 feet (61 m) đã bị thời gian và mưa gió xoi mòn thành lỗ hổng. Từ xa nhìn như con mắt của một sọ người thần bí. "Hole in the Rock" là địa điểm hấp dẫn nhất trong Papago Park. Bọn trai trẻ ưa nghịch ngợm trổ tài bích hổ du tường trèo leo từ mặt trước; nhưng đã có sẵn con đường vòng dẫn lên từ mặt sau kia mà!
Ở lỗ hổng trên vòm đá mát mẻ ấy là chỗ ngắm toàn bộ quang cảnh thành phố Phoenix. Lũ trẻ được dịp leo trèo; còn người lớn, mấy khi trong đời có thời gian nhàn rỗi ngồi một mình mà tưởng như đang ngồi bên người yêu chờ coi mặt trời lặn! Càng về chiều, lỗ hổng vòm đá càng đông người lên xuống. Phái đoàn chúng tôi mãi mê ở lại ngắm cảnh hoàng hôn quên ăn picnic.

Papago Park mở cửa miễn phí từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm.
Địa chỉ:
Papago Park
625 N Galvin Pkwy
Phoenix, AZ 85008
(602) 256-3220


Cảnh đẹp thứ ba: Fountain Hills McDowell Preserve Mountain
Ngày du ngoạn: Sept. 27, 2009
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham dự: Thái-Đức, Nam-Phương, Anh-Phương, cu Độ, Đỗ Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin và Jason


Mỗi khi có dịp được Lão Tứ cho theo lên Payson trốn sức nóng gay gắt ở Gilbert, hay được Lão Đại rủ đi ăn thả giàn ở Fort McDowell, lúc chạy ngang Fountain Hills, tự nhiên hai đứa tôi cùng đưa mắt nhìn qua bên ấy tìm coi cột nước đã phun trắng xoá bầu trời chưa. Ai nói Fountain Hills là thành phố của người già? Fountain Hills là nơi lý tưởng của mọi người muốn tìm chốn yên bình gần gụi với thiên nhiên. Đó là thành phố của những tâm hồn nghệ sĩ. Chúng tôi đã đến thăm Fountain Hills không biết bao lần để coi triển lãm tranh ảnh, đồ thủ công nghệ, và thả khinh khí cầu; thế mà mỗi lần có bạn đến thăm, chúng tôi vẫn thích đưa đến Fountain Hills cho đi bộ một vòng để coi trái tim xinh đẹp của thành phố ấy là phong cảnh hồ nước và giếng phun; nhưng đẹp nhất là từ hồ nước nhìn vào rặng núi McDowell phía sau Fountain Hills thấy hai ngọn đồi vun lên vô cùng quyến rũ.

Sau hai lần du ngoạn liên tiếp, thấy lũ trẻ càng sung sức hào hứng và một thành viên có vẻ coi thường môn đi bộ leo núi không mệt bằng luyện công chạy liên tục mỗi ngày 3 dặm trên Tread Mill, trưởng đoàn bảo, "Mai ta bắt đầu chính thức Hiking đi vào Fountain Hills McDowell Preserve Mountain!"

Fountain Hills McDowell Preserve Mountain là vùng núi được bảo quản và giữ gìn bởi hai thành phố Scottsdale và Fountain Hills vì nhà cửa đang xây cất mọc lên như nấm chẹn đường khắp nơi, nên vào Fountain Hills McDowell Preserve Mountain phải bắt đầu từ McDowell Mountain Park nằm cuối Golden Eagle Boulevard về hướng bắc cách Fountain Hills 4 dặm, và cần nhân viên hướng dẫn; nhưng một hôm chúng tôi mãi miết đi coi mấy khu nhà đẹp lạc vào "Copper Wynd Resort and Club" nằm cuối Eagle Ridge Drive, thấy người đi bộ vào núi như đi chợ, máu Hiking trong người chúng tôi lập tức lên tăng xông, bèn nhập đi theo. Đoạn đường nầy rộng rãi, nhưng nhiều đá cuội và quanh co dễ trượt té. Du khách lười đi bộ ở "Copper Wynd Resort and Club" có thể thuê xe jeep chở đi coi phong cảnh xương rồng mọc trong sa mạc.

Dưới ánh nắng chiều đầu thu vẫn còn gay gắt, đi chưa được nửa đường thì tất cả lũ trẻ con đều uể oải, mếu máo hết muốn đi. Ba em nhỏ nhất được cõng, tất cả còn lại đều quyết tâm lê chân theo trưởng đoàn. Cuối cùng đã vượt 1.5 dặm, qua khỏi bảng báo hiệu đã vào cổng phía nam của Fountain Hills McDowell Preserve Mountain là chỗ dừng chân ngắm thành phố Fountain Hills tuyệt hảo.

Giếng phun ở Fountain Hills được kiến tạo năm 1970 do sáng kiến của Robert P. McCulloch. Ông cũng là người cho dựng lại cây cầu trứ danh London Bridge ít lâu sau đó ở Lake Havasu. Giếng có 3 máy bơm, nếu hoạt động cùng lúc có thể đưa cột nước lên cao hơn 560 feet (170 m) là giếng nước phun cao nhất thế giới cho đến năm 2006 thì Pakistan cho xây giếng nước phun Karachi Port Trust đưa cột nước lên 620 feet (188 m). Ngày nay, giếng nước phun King Fahd ở Jeddah thuộc Saudi Arabia đã phá kỷ lục phun nước cao trên 853 feet (260 m) rải như mưa xuống Hồng Hải. Mấy anh Á Rập chủ các giếng dầu cũng giống như anh Cộng Sản Tầu không bao giờ chịu thua ai, trong tương lai mấy ảnh có thể chế giếng nước phun tới mặt trăng!

Chúng tôi không bao giờ ao ước đi thăm xứ Á Rập, nên lại càng yêu mến Fountain Hills nhiều hơn. Mỗi năm cứ đến dịp lễ Saint Patrick's Day (17 tháng Ba) tôi cố tan sở về sớm đưa nàng đi ngắm giếng Fountain Hills phun nước mầu xanh. Còn mọi ngày từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối, cứ mỗi giờ giếng phun Fountain Hills hoạt động phun nước trắng xoá bầu trời trong vòng 15 phút.
Chúng tôi ở lại nhẩn nha nghỉ mệt, chờ đúng 6 giờ chiều coi cho được nước phun dưới Fountain Hills; rồi vội vã xuống núi. Bóng đêm trong rừng đã sụp xuống nhanh chóng; nhưng may quá, đêm nay còn có ánh trăng! Chúng tôi lái xe đến đậu ngay bên bờ hồ. Mọi người vui vẻ giở lương khô ra ăn. Một lúc sau, giếng nước lại phun trắng bầu trời.

McDowell Mountain Regional Park
Office: 15612 E. Palisades Dr.
Fountain Hills, AZ 85269
Tel. (480) 471-0173

Vào Park chỉ trả tiền đậu xe. Từ 8 giờ sáng đến 11:30 ngày 24 tháng 10, Park có tổ chức hướng dẫn Hiking xuyên Fountain Hills McDowell Preserve Mountain miễn phí.

Sau hôm chính thức xử dụng đôi chân Hiking vào Fountain Hills McDowell Preserve Mountain, trẻ con uể oải thức dậy đi học không nổi, một thành viên coi bộ đã nhuốm mệt đề nghị tạm nghỉ. Trưởng đoàn nhận xét sau ba lần du ngoạn ngắm cảnh đẹp quanh nhà, tập cho trẻ con biết yêu thích và quý trọng thiên nhiên, đồng thời tạo cơ hội cho bố mẹ và con cái cùng vui chơi ngoài trời đã tạm đủ; từ nay bố mẹ tự dẫn con cái đi chơi riêng! Không ngờ đến cuối tuần chẳng thấy rục rịch dẫn đi đâu, bọn trẻ con buồn bã kéo đến gặp bác trưởng đoàn; mặt đứa nào cũng méo xẹo, kêu: "Bác Lan, bọn con không muốn bỏ Hiking!"

Hình ảnh buổi du ngoạn ở Boyce Thompson State Park
Sept. 13, 2009
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham gia: Xuân-Hải, Thanh Tran, Thảo, Hiền, Đỗ Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin, Jason, Thái-Đức, Anh-Phương, Nam-Phương, Cu Độ.


Đặc biệt trước khi lên đường, phái đoàn được Nữ Hoàng của Vương Quốc Anh chúc mừng:
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image

Papago Park
(Sept. 20, 2009)
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham dự: Thái-Đức, Nam-Phương, Anh-Phương, cu Độ, Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin, Jason, Xuân-Hải, Thanh Trần, Bé Hiền & Bé Thảo.


Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image

Hiking in Fountain Hills McDowell Mountain Preserve
(Sept. 27, 2009)
Trưởng đoàn: Mộng-Lan
Tham dự: Thái-Đức, Nam-Phương, Anh-Phương, cu Độ, Trọng-Thi, Ngọc-Phương, Ruby, Justin & Jason


Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
uncleVinh
Post Reply