Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Làm dáng Diễn Đàn Kỹ Thuật

Moderator: Nguyen Sau

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Post by uncle_vinh »

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Posted: 03/10/2012 in Tùy Bút / Tản mạn
GS Nguyễn Xuân Vinh

Image
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Người ta có thể dùng nhiều danh từ để gọi Nguyễn Chí Thiện, vì anh là một người đa dạng, từ làm thơ chống độc tài cộng sản, cho đến kiên cường không chịu khuất phục trong lao lý khi anh còn ở trong nước, rồi đến khi ra nước ngoài anh còn đi diễn thuyết khích động tình yêu một quê hương có tự do và dân chủ trong lòng các sinh viên ở các đại học, hay điều trần trước quốc hội các siêu cường quốc về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, điều gì anh làm cũng xuất sắc, nhưng vì tôi biết anh qua những bài thơ chống cộng nẩy lửa khi được đọc tập thơ “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực” lần đầu tiên xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980, nên quen nhắc đến anh như là một thi sĩ có chân tài. Cho đến nay, Nguyễn Chí Thiện đã viết được vào khoảng 700 bài thơ, và qua một phần tư thế kỷ, thơ của anh đã được in dưới đủ hình dạng, trên sách báo hay thành những tập ngắn, tập dài, và được dịch ra thành nhiều thứ tiếng, để phổ biến ở những nước có người Việt tỵ nạn cộng sản cư trú. Bản dịch thơ sang Anh ngữ đặc sắc nhất là bản dịch của giáo sư Huỳnh Sanh Thông và tập thơ song ngữ được Council for Southeast Asia Studies [1] ở Đại Học Yale phát hành vào năm 1984 với tên nguyên thủy là Flowers from Hell/Hoa Địa Ngục để bắt đầu cho Tập sách Lạc Việt. Năm sau đó, 1985, tập thơ được Giải Thưởng Thơ Quốc Tế ở Rotterdam, Hoà Lan, và tên tuổi của Nguyễn Chí Thiện trở nên sáng chói trên vòm trời văn học thế giới khi sách được Đại Học Yale in lại lần thứ hai, và nhiều bản dịch ra các thứ tiếng như Đức, Pháp, … tiếp tục ra đời.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện bước vào đời sống văn học và chính trị của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản một cách đột ngột, nhưng không phải như là một ngôi sao băng chỉ bừng sáng lên rồi lại heo hút biến mất. Những năm đầu, sau khi thơ của anh được giới thiệu ra ngoài đời, chân dung và cuộc đời ngục tù của anh hiện ra rất lờ mờ, đôi khi có người chỉ dựa vào một câu thơ mà quyết đoán ra tuổi của người viết thì rất có thể nhầm lẫn. Nhưng cùng với sự phổ biến của 400 bài thơ đầu tiên bằng nhiều thứ tiếng, qua những tiếng thơ được đọc lên ở khắp mọi nơi, hình ảnh kiên cường chiến đấu của nhà thơ, đã nói lên sự thật tàn bạo của đời sống dân Việt dưới chế độ cộng sản, đã dần dần hiện ra một cách trung thực và, kể từ ngày mồng Một tháng Mười Một năm 1995 khi, dưới áp lực của nhiều đoàn thể chính trị và sự vận động của nhiều nhân sĩ Hoa Kỳ, cộng sản Việt Nam phải để anh ra nước ngoài theo chương trình HO, và sau đó Nguyễn Chí Thiện đã có dịp đi khắp năm châu để gặp gỡ và nói chuyện với đồng bào đã qúy mến và chờ đón anh, thì giờ đây ta có thể nói là, trong thi đàn tiếng Việt, thơ của anh được nhiều người đọc nhất và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đã dành cho anh một sự ngưỡng mộ khác thường. Để giới thiệu thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, phần tiểu sử vắn tắt của nhà thơ ghi dưới đây đã được dựa lên những tài liệu chính xác nhất mà người viết nhận được [2].

Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng Hai năm 1939 ở Hà Nội, thân phụ là một tiểu công chức, tòng sự tại toà án của thành phố, và thân mẫu buôn bán thêm để phụ giúp vào sự chi tiêu của gia đình. Anh là con trai út trong nhà, ở trên có hai người chị và kế đến là một người anh trai là ông Nguyễn Công Giân, sinh năm 1932, sau này là một trung tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi miền Nam sụp đổ, người anh cũng phải đi các trại tù cộng sản mười ba năm (1975-1988) trước khi được đi định cư cùng gia đình ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ vào năm 1993 theo chương trình HO. Nhà thơ học xong trung học năm mười bẩy tuổi (1956), nhưng sau đó anh nhiễm bệnh phổi, và theo gia đình về Hải Phòng nên từ đấy anh chỉ tự học để trau dồi thêm kiến thức, đặc biệt là môn Pháp văn mà anh nói và viết được khá thông thạo khi quen biết và trao đổi với một số cựu chiến binh Pháp đã chọn ở lại Việt Nam sau chiến tranh.

Trong khoảng thời gian ba mươi năm, từ năm 1961 cho tới năm 1991, Nguyễn Chí Thiện bị nhà cầm quyền cộng sản bắt ba lần và bị giam giữ trong ngục tù một thời gian tổng cộng là hai mươi bẩy năm chỉ vì tội đã nói lên sự thực và làm thơ để trình bầy tội ác của cộng sản. Anh chỉ thực sự bị đưa ra toà và kết án một lần về tội phản tuyên truyền cách mạng. Vào khoảng cuối năm 1960, một người bạn là giáo sư môn Sử-Địa bậc trung học đã nhờ anh dậy giúp hai giờ khi ông ta bị ốm. Cuốn sách được dùng cho lớp học là “Cách Mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật ở Hà Nội phát hành. Vì thấy cuốn sách đã xuyên tạc sự thật khi viết rằng Đệ Nhị Thế Chiến được kết thúc là nhờ Quân đội Sô Viết đã chiến thắng Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, nhà thơ với hào khí của tuổi trẻ, và vì tôn trọng sự thật đã giảng giải cho học sinh trong lớp anh dậy biết rằng Nhật đã đầu hàng vô điều kiện với Đồng Minh sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử lên những thành phố Hiroshima và Nagasaki. Vào khoảng hai tháng sau đó anh bị bắt và đưa ra toà kết án hai năm tù về tội phản tuyên truyền. Trên thực tế, bản án này đã giam giữ anh ba năm và sáu tháng ở những trại khổ sai ở Phú Thọ và Yên Bái. Nguyễn Chí Thiện bắt đầu làm thơ từ dạo ấy. Lần đầu tiên bị giam giữ này anh làm được vào khoảng 100 bài về tình cảnh trại tù và sự giả dối và tàn ác của cộng sản. Đôi khi anh đọc và chia sẻ một cách kín đáo với các bạn tù. Khi được trả tự do vào năm 1964, anh tiếp tục làm thơ chống cộng và đọc cho nghe với một số bạn thân thường hội họp buổi tối ở các công viên sau những giờ làm việc lam lũ ban ngày để kiếm sống. Thơ của anh được truyền miệng giữa các bạn thân ở Hải Phòng và Hà Nội và đến tai bọn công an để anh bị bắt lại vào tháng Hai năm 1966. Lần này anh được coi như là thuộc thành phần nguy hiểm và không cần xét xử họ đưa anh thẳng tới những trại giam ở Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, xa hẳn những thị thành. Sau mười một năm bị giam giữ, và bị chuyển qua nhiều trại giam, Nguyễn Chí Thiện được tha và trả về nguyên quán vào năm 1977 khi những trại giam ở miền trung du Bắc Việt được chỉnh trang lại để tiếp nhận những tù khổ sai mới thuộc thành phần quân, cán chính của Việt Nam Cộng Hoà sau ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975.

Trong khoảng thời gian bị giam giữ lần thứ hai này nhà thơ làm thêm được chừng 300 bài nữa. Anh có một trí nhớ khác thường, và nhờ cái năng khiếu tuyệt vời này mà không cần giấy bút, Nguyễn Chí Thiện đã có thể làm những bài thơ nhẩm trong đầu, không cần phải đọc ra mà vẫn nhớ lại được. Tuy đã được trả tự do, nhưng đời sống của anh vẫn luôn luôn bị đe dọa, và khi bị coi là “thành phần xấu” mọi hành động của anh đều bị công an theo dõi, nhất là sau trận chiến Trung-Việt, khi vào tháng Hai năm 1979, Trung cộng đưa quân sang xâm chiếm sáu tỉnh thuộc biên giới. Anh sợ có thể bị bắt lại lần thứ ba và nghĩ khó lòng có ngày được trở về, và tìm cách lưu truyền lại đời sau những bài thơ đã làm trong hai mươi năm qua, di sản tinh thần của mình. Để thực hiện ý định này, Nguyễn Chí Thiện đi từ Hải Phòng lên Hà Nội, nơi sinh quán của anh và tìm cách nhờ sứ quán Pháp hay là Anh quốc chuyển thơ của anh ra hải ngoại. Anh để ra ba ngày để nhớ lại và viết trên giấy tất cả 400 bài thơ đã làm. Định mệnh đã giúp cho anh hoàn thành được tâm nguyện khi vào ngày 16 tháng Bẩy năm 1979 Nguyễn Chí Thiện chạy được vào tòa Đại Sứ Anh Quốc ở phố Lý Thường Kiệt và trao tay được cho ba nhân viên ngoại giao của sứ quán tập thơ của anh, kèm theo một bức thư và ba tấm hình với lời yêu cầu được phổ biến ở hải ngoại.

Những bài thơ thống thiết và cay đắng của Nguyễn Chí Thiện đã và sẽ còn làm rung cảm nhiều thế hệ trẻ Việt, dù các bạn đọc bằng tiếng nước nhà hay tiếng nước người. Những bài thơ đó cũng sẽ góp phần cốt cán để làm tan rã một chế độ phi nhân hiện nay đang thống trị trên quê hương ta. Sau chuyến mạo hiểm vào Tòa Đại Sứ Anh quốc ở Hà Nội Nguyễn Chí Thiện bị nhân viên công an canh gác ở ngoài bắt đưa vào nhà Hỏa Lò là trại giam trung ương ở Hà Nội và giữ anh ở đó sáu năm, một nửa thời gian ở kiên giam trong ngục tối. Sau thời gian ở Hỏa Lò, vào năm 1985 anh được chuyển trại về Ninh Bình và hai năm sau, vào năm 1987 anh được đưa về trại Thanh Liệt ở Hà Đông, gần Hà Nội, nơi đây giam giữ nhiều tù nhân chính trị. Sức khoẻ của nhà thơ cũng yếu dần, và ảnh hưởng đến tinh thần và ý chí sáng tác. Vào khoảng thời gian này tiếng tăm của Nguyễn Chí Thiện đã lẫy lừng ở hải ngoại. Nhờ sự can thiệp và theo dõi của những cơ quan và đoàn thể quốc tế bảo vệ nhân quyền như Amnesty International và Human Rights Watch mà một phần nào sinh mạng của nhà thơ trong ngục tù cộng sản được bảo vệ. Anh được trả tự do năm 1991 và như ta đã biết anh được chiếu khán đi Hoa Kỳ vào năm 1995.

Dù ở trong nước hay ra hải ngoại, con người Nguyễn Chí Thiện không bao giờ ngừng sáng tác. Trong khoảng thời gian từ năm 1977 cho đến năm 1988 anh viết và nghĩ thêm được trong đầu chừng 400 bài thơ. Khi được trả tự do vào năm 1991 anh cố nhớ lại và chỉ còn nhớ được 300 bài và được anh viết lại trên giấy khi tới Hoa Kỳ và toàn tập thơ Nguyễn Chí Thiện có 700 bài sẽ được in ra trong năm nay. Vào năm 1998 Nguyễn Chí Thiện được Văn Bút Quốc Tế bảo trợ để sang Âu châu nghiên cứu và thuyết trình ở nhiều nơi và trong khoảng thời gian ba năm (1998-2001) sống ở Pháp anh đã viết sáu truyện về đời sống trong tù ở Hỏa Lò. Tập truyện “Hỏa Lò” đã được Cành Nam ở Arlington, Virginia xuất bản năm 2001, và một ấn bản được giới thiệu kỳ này ở Úc châu. Tôi đã viết mấy lời giới thiệu tác giả cho ấn bản văn suôi này và gọi anh là thi sĩ. Như vậy có gì là nghịch lý hay không? Tôi nghĩ là không. Vì văn tức là người. Tôi đã viết mở đầu là Nguyễn Chí Thiện là một người đa dạng. Anh nói cũng dễ dàng như anh viết. Và khi Nguyễn Chí Thiện nói hay viết dù bằng văn suôi hay văn vần, điều truyền đạt tới người nghe hay người đọc, cũng đều là những lời tâm tình trung thực đáng để chúng ta lắng nghe.

GS Nguyễn Xuân Vinh
Nguồn: anhduong.net

[1] Theo đề nghị của giáo sư Huỳnh Sanh Thông chúng tôi giữ nguyên bằng tiếng Anh tên gọi của Hội Đồng này ở Đại học Yale.

[2] Tài liệu về Nguyễn Chí Thiện được bà Jean Libby chuyển cho người viết.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Post by uncle_vinh »

Thơ Nguyễn Chí Thiện

Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do:

Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao

Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhòa qua lục địa Trung Hoa

Không phải xoa đầu, mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rụi vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó

Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từng quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó

Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó:

Súng, tăng, tên lửa, tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đo', thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ

Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Đường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Đói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhầu quản lý

Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở lời than đan hoạ ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối "Khoan hồng chí nhân" của nó

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói mòn nhục nhằn cắn răng tạm nuốt

Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó

Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó!

Ôii, Độc lập, Tự do!

Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to!

NCT, 1968
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Post by uncle_vinh »

Nguyen Chi Thien, a Vietnamese poet,
died on October 2nd, aged 73

Image

THE poems were under his shirt, 400 of them. The date was July 16th 1979, just two days—he noted it—after the anniversary of the fall of the Bastille. Freedom day. He ran through the gate of the British embassy in Hanoi, past the guard, demanding to see the ambassador. The guard couldn’t stop him. In the reception area, a few Vietnamese were sitting at a table. He fought them off, and crashed the table over. In a cloakroom nearby, an English girl was doing her hair; she dropped her comb in terror. The noise brought three Englishmen out, and he thrust his sheaf of poems at one of them. Then, calm again, he let himself be arrested.

Thus Nguyen Chi Thien sent his poems out of Communist Vietnam. They were published as “Flowers of Hell”, translated into half a dozen languages, and won the International Poetry Award in 1985. He heard of this, vaguely, in his various jails. In Hoa Lo, the “Hanoi Hilton”, one of his captors furiously waved a book in his face. To his delight, he saw it was his own.

He was not strong physically. He contracted TB as a boy; his parents had to sell their house to pay for his antibiotics. Then since 1960, on various pretexts—contesting the regime’s view of history, writing “irreverent” poetry—he had done several long spells in prison and labour camp. Hard rice and salt water had made him scrawny and thin-haired by his 40s. Internally, though, he was like steel: mind, heart, soul. Sheer determination had forced him through the British embassy that day. In fact, the more the regime hurt him, the more he thrived:

They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness.

They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.


The pearls were his poems. He kept his early efforts in a table-drawer where he found them later, the paper gnawed by cockroaches. The mind’s treasury was a safer place for them. It was also, for almost half his life, the only place he had. In prison he was allowed no pen, paper or books. He therefore memorised in the night quiet each one of his hundreds of poems, carefully revised it for several days, and mentally filed it away. If it didn’t work, he mentally deleted it. If it started to smell bad—like the one about Ho Chi Minh, Vietnam’s first Communist leader—he turned it into a stinging dart instead:

Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!


Walking out to till the fields with his fellow prisoners, many of them poets too, he would recite his poems to them and they would respond with theirs. Some of them counted the beats on their fingers to remember. He never did; memory alone served him. It saved him, too. After 1979 he spent the best part of eight years in solitary, in stocks or shackles in the dark. His poems became sobs, wheezes, bloody tubercular coughs. But in his mind he still set out fishing, and watched dawn overtake the stars. He sniffed the jasmine and hot noodle soup on a night street in Hanoi. He remembered his sister Hao teaching him French at six—what a paradise the French occupation seemed, in retrospect!—and went swashbuckling again with d’Artagnan and his crew. That way, he kept alive.

Xin mời xem tiếp:
http://www.economist.com/node/21564511
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Post by uncle_vinh »

VĂN BÚT QUỐC TẾ TƯỞNG NHỚ VÀ THƯƠNG TIẾC CỐ THI SĨ NGUYỄN CHÍ THIỆN


Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

PEN INTERNATIONAL
In Memoriam
1939 – 2012
Nguyễn Chí Thiện
Poet


Văn Bút Quốc Tế Tưởng Nhớ và Thương Tiếc Cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại thành phố Santa Ana, tiểu bang Californie, Hoa Kỳ, ngày 2 tháng 10 năm 2012 là một Tin Buồn lớn đối với Văn Bút Quốc Tế (VBQT) và hai mươi ngàn hội viên. Một Tin Buồn lớn cho cộng đồng những người cầm bút dấn thân bảo vệ quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, điều kiện thiết yếu để sáng tác và phát huy văn chương, để xây dựng dân chủ, bảo vệ nhân quyền, kiến tạo công lý và hòa bình chân chính.

Sáng ngày 3 tháng 10 năm 2012, sau khi nhận được Tin Buồn đó, nhiều văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế đã gởi điện thư bày tỏ lòng thương tiếc và nhờ thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển lời chia buồn đến tang quyến. Trong số những người gởi điện thư phân ưu đầu tiên có nữ văn hữu Joanne Leedom-Arkerman, Phó Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, nguyên Tổng Thư Ký VBQT kiêm Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN WIPC) và nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ PEN USA, văn hữu Hori Takeaki, Tổng Thư Ký VBQT, văn hữu Eugene Shoulgin, nguyên Tổng Thư Ký VBQT kiêm Chủ tịch Ủy Ban PEN WIPC, nữ văn hữu Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban PEN WIPC và nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại, nữ văn hữu Sara Whyatt, Giám đốc Chương trình Ủy Ban PEN WIPC và nữ văn hữu Chiara Macconi, đại diện Trung tâm Văn Bút Espéranto, nguyên Chủ tịch Ủy ban WIPC Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Trung Tâm Văn Bút Ý, người đã dịch ra tiếng Ý truyện Một Lựa Chọn trong tập Hỏa Lò (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2001). Sau khi hội ý với Ủy Ban PEN WIPC, nữ văn hữu Cat Lucas, đồng Chủ tịch Ủy ban WIPC Trung tâm Văn Bút Anh, đã cho đăng tin buồn và bày tỏ lòng thương tiếc - In Memoriam - trên trang web của Trung tâm ngày 4 tháng 10, kèm theo hình, tiểu sử và bài thơ Trong Bộ Máy của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua bản dịch tiếng Anh Inside The Trap Prison of Steel của học giả Huỳnh Sanh Thông (http://www.englishpen.org/in-memoriam-nguyen-chi-thien/).

Chiều ngày 9 tháng 10 năm 2012, trong một Thông Cáo - In Memoriam - do Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN WIPC) phổ biến toàn cầu (http://www.pen-international.org/newsit ... 1935-2012/), Văn Bút Quốc Tế bày tỏ lòng thương tiếc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vừa qua đời. Thay mặt tất cả văn thi hữu hội viên, Văn Bút Quốc Tế gởi lời chia buồn đến gia đình và bạn hữu của cố thi sĩ Việt Nam, tác giả tập thơ nổi tiếng Hoa Địa Ngục. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới long trọng xác định rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một trong số 50 trường hợp điển hình tiêu biểu cho 50 năm hoạt động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Văn Bút Quốc Tế nhắc lại tiểu sử của nhà thơ, mấy thập niên lao tù và thời kỳ lưu vong cùng những tác phẩm Hoa Điạ Ngục và Hỏa Lò. Cuối Thông Cáo, để tưởng nhớ và vinh danh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, Văn Bút Quốc Tế mời tất cả hội viên cùng nhau đọc bài thơ Trong Bộ Máy kể ở trên. Văn Bút Quốc Tế cũng giới thiệu trang web Viet Nam Literature Project cho những người muốn đọc thêm thơ Nguyễn Chí Thiện (http://www.vietnamlit.org/nguyenchithien/poems.html).

Chúng tôi cho đăng lại với Bản Tin này toàn văn Thông Cáo In Memoriam Tưởng Nhớ và Thương Tiếc cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện của Văn Bút Quốc Tế và điện thư báo Tin Buồn của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (đặc trách Ủy ban WIPC PEN Suisse Romand), thành viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève (United Nations Society of Writers - Geneva).

Chúng tôi, ban biên tập Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam, góp lời với Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển giùm lời Thành Kính Phân Ưu của chúng tôi đến ông Nguyễn Công Giân, bào huynh cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và tang quyến. Chúng tôi còn xúc động và cầu nguyện cho hương linh của nhà thơ vừa khuất bóng. Chúng tôi không bao giờ quên tác giả Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò, một nhà thơ chân chính, một nhà trí thức lương thiện, một con người Việt Nam có khí tiết và nhân bản. Không bao giờ quên, trong những năm những tháng cuối đời của một nhà thơ cựu tù nhân cộng sản, một chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội, mặc dù có vấn đề sức khỏe, thi hữu Nguyễn Chí Thiện vẫn dành thì giờ viết thư phúc nhận từng bản Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và khuyến khích chúng tôi tiếp tục tận tâm với nhiệm vụ và làm tròn bổn phận lúc mà quê hương và đồng bào, gia đình và bạn hữu thương yêu còn bị đoạ đày trong Địa Ngục Cộng sản.

******************************************************

Genève ngày 9 tháng 10 năm 2012
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Viêtnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
-------------------------------------------------------------------
In Memoriam
1939 - 2012
Nguyen Chi Thien
Poet


PEN International mourns the death of Vietnamese poet Nguyen Chi Thien who passed away on 2 October 2012. PEN members’ thoughts are with his family and friends.

Nguyen Chi Thien was one of the Writers in Prison Committee’s emblematic cases featured in the 50th anniversary of the Committee’s existence. Here is a brief background of his life.

Born in February 1935 in Hanoi , Vietnam , Nguyen Chi Thien was asked in by friend to teach one of his classes as he was ill. The year was 1960. In the lesson Chi Thien told the students that America had defeated Japan in World War Two, not the Soviet Union which the official curriculum claimed.

Nguyen Chi Thien was soon arrested and sentenced to two years imprisonment on the charge spreading “anti-government propaganda”. During what turned out to be a three and a half year incarceration he composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on the charge of producing “politically irreverent poems”. For this offence, and without trial, he was to serve 11 years in prison camps before being temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp to cope with the increasing flow of new prisoners coming from South Vietnam . Denied employment, Nguyen Chi Thien composed a further four hundred poems.

After the end of the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, Nguyen Chi Thien decided to send his ‘’incriminated’’ poems abroad. In July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years.

Nguyen Chi Thien was freed in October 1991 after international interventions, including by PEN members and granted asylum in the U.S.A. , where he was invited to address Congress. Between 1998 and 2001 he lived in France where he had been awarded a fellowship by the International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison Stories, a prose narrative of his imprisonment’s experiences, was translated and published in English as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories by Yale Southeast Asia Studies in 2007. He returned to America and he settled in California where he continued writing. Nguyen Chi Thien’s collection of poems was published abroad in eight different languages and in 1985 he won the International Poetry Award in Rotterdam .

PEN International celebrates Nguyen Chi Thien’s life by sharing a sample of his poetry.
Inside The Prison Trap of Steel

Inside the prison trap of steel,
I want to see no streams of tears,
And laughter I want even less to hear.
I want that each of us
clamp tight his jaws,
withdraw his hands from everything,
refuse to be a buffalo, a dog.
Soak up this truth: this jail will last
As long as it holds buffalos and dogs.
Unless were are mere clay
we shall stay men.


Flowers from Hell translated by Huynh Sanh Thong. Yale Southeast Asia Studies 1984. ISBN: 0-938692-21-6

Click here for more of his poetry.

International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339 (...)
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Post by uncle_vinh »

Image
Post Reply