Quán Thơ của Trần văn Lương

Làm dáng Diễn Đàn Kỹ Thuật

Moderator: Nguyen Sau

Post Reply
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by dhth »

Đất Lạ Buồn Quen
Dạo:
Tưởng chừng thấy lại quê hương,
Nào hay mình vẫn tha phương đợi ngày.


Đất Lạ Buồn Quen

(Để nhớ lại những ngày êm đềm ở
Riu Ocho Ríos, Jamaica)

Đảo nhiệt đới, mảng trời trưa trong vắt,
Lửa nắng hè nung nám mặt cằn da.
Rừng xanh um, lún phún chục nóc nhà,
Phượng lác đác trổ hoa buồn lặng lẽ.

Nước biển ấm, sóng rầm rì vỗ nhẹ,
Du khách vầy đàn vui vẻ rong chơi.
Trăm ưu tư, vạn phiền não cuộc đời
Tạm nhường chỗ cho câu cười tiếng nhạc.

Nắng vụt tắt, mây đen tuôn ồ ạt,
Mưa đầu mùa như thác trút bên song.
Giông gió ào ào, một loáng đã xong,
Tia nắng hạ lại hồng lên như trước.

Bóng dừa trôi lướt thướt,
Tiếng ve sầu giục bước dở dang,
Nước long lanh trên từng cánh lá bàng,
Hồn yếu đuối ngỡ ngàng nghe chớm lạnh.

Da diết nhớ cội bàng nơi Thương Chánh,
Nhớ tiếng ve quấn quít nhánh keo già,
Nhớ hàng dừa che khuất xóm chài xa,
Nhớ màu áo trắng nhạt nhòa trên cát.

Trái bàng chín cắn đầu môi ngọt chát,
Ngụm dừa tươi ực mát rượi tâm can.
Lữ khách thoáng bàng hoàng:
Hương vị cũ, nhưng làng xưa đâu tá?

Tùy duyên qua đất lạ,
Cách quê nhà đến cả mấy đại dương,
Mới tình cờ gặp lại chút quê hương
Từ lâu mất vào tay phường bán nước.

Bãi cát mềm ươn ướt,
Chân trần chậm bước loanh quanh.
Thêm một ngày sắp sửa qua nhanh,
Bùi ngùi ngắm nắng trên cành rơi rụng.
*
* *
Người bản xứ, màu da như củ súng,
Sáng đến chiều làm lụng chẳng ngơi tay.
Ngớt bên kia, vội líu tíu bên này,
Bao năm tháng quen dạn dày sương gió.

Hỡi người bạn Jamaica nghèo khó,
Hãy vui vì bạn có một quê hương,
Đủ chủ quyền với toàn vẹn biên cương,
Dẫu còn lắm nét tang thương dâu bể.

Xứ sở bạn, từ gông cùm nô lệ,
Đã trở thành một chính thể tự do.
Thương dân tôi, từ hạnh phúc ấm no,
Nay bị tước tự do, thành nô lệ.

Cờ nước bạn, đêm ngày gì cũng thế,
Được tung bay ngạo nghễ khắp non sông.
Cờ nước tôi, vì vận mệnh đau lòng,
Phải theo bước người long đong tỵ nạn.

Xin cảm tạ chốn một lần ghé tạm,
Đã cho tôi thanh thản mấy ngày qua,
Đã cho tôi tìm được, dẫu xót xa,
Ít hình ảnh quê nhà thời thơ dại.

Mai sau nếu chẳng bao giờ trở lại,
Thì cũng xin nhớ mãi mối ơn này,
Như vẫn hằng ghi khắc những phút giây,
Của một thuở thần tiên rày đã mất.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2013
Last edited by dhth on 06 May 14, Tue, 10:46 am, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Đất Lạ Buồn Quen - Trần văn Lương

Post by uncle_vinh »

Hãy Chụp Giùm Tôi

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.

Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!


Trần Văn Lương
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Quán thơ của Trần văn Lương

Post by dhth »

Dạo:
Trải qua một cuộc đổi đời,
Mấy ai còn giữ được lời thề xưa.

Cóc cuối tuần:

Hứa Với Tao

Thằng bạn vàng nối khố của tao ơi,
Đã mấy chục năm trời chưa gặp lại,
Kể từ buổi hai thằng cùng xuống bãi,
Mày thoát đi, tao thất bại quay về.

Tao mừng vui, dù đói rách ê chề,
Đoán mày chửa quên câu thề năm trước,
Vì thiên hạ về ăn chơi lũ lượt,
Chưa thấy mày theo bước họ lon ton.

Nhưng mưa lâu đá núi cũng phải mòn,
Sợ mai mốt mày không còn như cũ,
Nên tao muốn gởi đôi lời nhắn nhủ,
Tạm gọi là để thủ thỉ cùng nhau.

Không cần mày gửi tiền bạc cho tao,
Chung quanh khổ làm sao tao vui sướng.
Cần mày hứa đừng phụ lòng tin tưởng
Của toàn dân đang vất vưởng trông chờ.

Hứa với tao mày sẽ chẳng bao giờ,
Nối đuôi những kẻ trở cờ theo giặc.
Và đừng để lợi danh làm tối mắt,
Mà thay lòng trở mặt với tổ tiên.

Hứa với tao đừng tính chuyện đem tiền,
Về làm chủ rồi ăn trên ngồi trước,
Trong khi đó, kẻ làm công xuôi ngược,
Hiếm khi nào kiếm được bữa cơm no.

Hứa với tao, dù cửa rộng nhà to,
Đừng bày đặt dở trò làm "từ thiện",
Mà thực tế chỉ tạo thêm phương tiện,
Cho bạo quyền vĩnh viễn ở trên ngôi.

Hứa với tao đừng tính chuyện ăn chơi,
Trên thân xác những người con đất Việt.
Hãy nghĩ đến những đắng cay oan nghiệt,
Quanh dân ta đã siết chặt bao đời.

Hứa với tao dù vật đổi sao dời,
Phải luôn nhớ mày là người tị nạn,
Không chấp nhận lũ bạo tàn Cộng sản,
Nên xuống thuyền liều mạng bỏ ra đi.

Hứa với tao mày sẽ chỉ "vinh quy",
Khi lũ giặc man di không còn nữa,
Khi dân chúng có tự do chọn lựa,
Khi nhân quyền về lại giữa giang san.

Hứa với tao mỗi độ Tháng Tư sang,
Hãy đứng dưới lá Cờ Vàng khấn nguyện,
Hãy nhớ đến những người cùng chiến tuyến,
Và những ai vượt biển đã không còn.

Hứa với tao mày sẽ nhắc cháu con,
Luôn nghĩ đến dải non sông nước Việt
Đang dần mất vào trong tay lũ Chệt,
Và dân mình đang xiết nỗi lầm than.

Hứa với tao đừng nghe lũ Việt gian,
Sáng "hòa hợp", chiều oang oang "hòa giải",
Vì mỗi bận chúng lu loa lải nhải,
Là chúng đang tính kế hại đồng bào.

Hứa với tao, mày hãy hứa với tao,
Dù thời cuộc có thế nào đi nữa,
Vẫn giữ hoài ngọn lửa,
Mai sau về thắp giữa non sông.

Mày hứa đi để tao được yên lòng,
Ngày ngày bán vé số rong kiếm sống,
Nhưng ít nhất còn tí ti hy vọng,
Chế độ này sẽ chóng bị dẹp tan.

Tao tin mình sẽ không mất giang san,
Nếu may mắn toàn dân Nam hết sợ,
Và đâu đó vẫn có người trăn trở,
Vẫn như mày luôn nhớ đến quê hương.
x
x x
Người thương binh hãnh diện đứng rưng rưng,
Nào có biết cách chừng mươi dãy phố,
Thằng bạn cũ – "thằng bạn vàng nối khố" –
Đang xun xoe, miệng hô hố nói cười.

Trần Văn Lương
Cali, 30/4/2014
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by dhth »

Dạo:
Thù ngoài cũng bởi giặc trong,
Diệt xong Việt cộng mới mong chống Tàu.

Cóc cuối tuần:

Ngoại Ơi, Làm Sao Cứu Nước

- Mình sắp mất nước phải không hở Ngoại,
Sao con nghe đồn đãi mấy ngày nay,
Rằng bọn Tàu đem chiến hạm, tàu bay,
Cùng quân lính trải dài theo biên giới.

Trong khi đó bạo quyền vì tư lợi,
Bắt bớ ai dám lặn lội xuống đường
Để tỏ lòng yêu tổ quốc, quê hương,
Và lên án bọn Bắc phương xâm lược.

- Con yêu dấu, theo những gì thấy được,
Thực tế thì mình mất nước từ lâu,
Kể từ khi đám Việt cộng cùng nhau,
Ký giấy bán cho Tàu nhiều năm trước.

Nhìn trong nước, chính quyền thì bạo ngược,
Còn dân thường chỉ muốn được giàu mau,
Bởi tham tiền, chẳng nghĩ trước nghĩ sau,
Nên mắc bẫy lái buôn Tàu lắm bận.

Người Việt hết còn khả năng nổi giận,
Cả ngày dài lận đận kiếm miếng ăn,
Chỉ cần đời bớt một chút khó khăn
Là mãn nguyện, chuyện xâm lăng mặc kệ.

Bọn quỷ đỏ làm hư bao thế hệ,
Trẻ suốt ngày chỉ kiếm kế ăn chơi,
Học không lo, miễn chạy chọt đúng người,
Trường ốc cũ biến thành nơi đổi chác.

Gái quê lớn mơ lấy chồng nước khác,
Trai tỉnh thành bệ rạc đến buồn nôn.
Khắp phố phường toàn lừa đảo, du côn,
Quan chức cũng chỉ rặt tuồng vô lại!

Buồn nhìn ra hải ngoại,
Kẻ nhờ "trời", người bươn chải làm ăn,
Có chút tiền lại khoác áo đội khăn,
Thành đoàn lũ xăm xăm về hưởng thụ!

Đứa lắm bạc vênh vang lên làm chủ,
Mặc dân nghèo đang chịu đủ thương đau.
Và để thân được yên ổn sang giàu,
Lách cửa trước, luồn cửa sau hối lộ.

Có vài nhóm lại dở trò khả ố,
Tự xưng mình "trí thức" ở phương xa,
Thỉnh nguyện này, kiến nghị nọ tuôn ra,
Mong lũ ngợm ở quê nhà chiếu cố.

Tiền nhân đã bốn ngàn năm gian khổ,
Mồ hôi và máu đổ đã thành sông.
Chỉ vì nay Vẹm phản bội giống dòng,
Họa mất nước đau lòng không tránh được.
x
x x
- Ngoại ơi Ngoại, làm sao mà cứu nước,
Khi chính mình quá yếu trước ngoại xâm,
Khi Việt gian luôn bắt bớ giam cầm
Những ai dám vạch trần ra sự thật.

- Con của Ngoại, việc phải làm trước nhất,
Là toàn dân phải lật được bạo quyền,
Phải cùng nhau can đảm đứng vùng lên,
Vì tổ quốc, quyết làm nên sự nghiệp.

Phải diệt hết lũ cầm quyền khốn kiếp,
Rồi mới lo tính tiếp chuyện chống Tàu,
Vì giấy tờ bán nước ký từ lâu,
Còn nguyên đó làm sao mình tranh cãi?

Chỉ khi đám Việt gian thôi tồn tại,
Mình mới hòng lấy lại được giang san.
Những công hàm có chữ ký Việt gian,
Lúc đó sẽ hoàn toàn là giấy lộn.

Phải hành động trước khi đà quá muộn,
Đừng hoài công mong mượn sức đồng minh.
Chỉ có mình mới thương đất nước mình,
Đừng tin tưởng đám mẹ mìn chính trị.

Đừng hy vọng chút gì nơi người Mỹ,
Hay trông chờ quốc tế sẽ ra tay,
Trong khi mình vẫn hờ hững vui say,
Quên quốc hận, ngày ngày lo du hí.

Phải ghi nhớ trong lòng cho thật kỹ,
Cuộc chiến này sẽ bền bỉ cam go,
Phải hy sinh đi một chút ấm no,
Phải chấp nhận vì tự do rơi lệ.

Phải cắt đứt tức thì nguồn ngoại tệ
Đã từ lâu khắp bốn bể tuôn về.
Ngừng vẽ vời lý lẽ để "thăm quê",
Ngưng "du lịch", dẹp trò hề "từ thiện".

Và lúc đó, giặc không còn phương tiện,
Để đè đầu và chẹn họng người dân.
Nỗi hờn căm sẽ lớn tựa sóng thần,
Càn quét sạch một lần quân bán nước.

Nếu mình chẳng tự mình vùng lên được,
Để diệt ngay lũ cướp ở Ba Đình,
Thì dân mình sẽ mãi mãi điêu linh,
Và vĩnh viễn nước mình không còn nữa.
Trần Văn Lương
New York, 6/ 2014
User avatar
Nguyen Sau
Posts: 25
Joined: 14 Dec 05, Wed, 11:35 pm
Location: CN6, CA, USA

Re: Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by Nguyen Sau »

Dạo:
Buồn nhìn ngọn cỏ gió xoay,
Biết ai còn nhớ ngày này năm xưa.


Đừng Bắt Con Quên

Kính lạy Chúa, con là người tội lỗi,
Trong lòng luôn sôi sục mối hờn căm,
Nhìn quê nhà ròng rã mấy mươi năm,
Đau đớn chịu cảnh lầm than tủi nhục.

Kính lạy Phật, con là người phàm tục,
Thân u mê, đủ lục dục thất tình,
Nên lòng luôn oán hận lũ yêu tinh,
Đang tàn hại bao sinh linh đất Việt.

Nửa thế kỷ người dân con rên siết,
Chốn cao xanh nào có biết cho chăng.
Thân trâu ngựa nhọc nhằn,
Trong bóng tối trôi lăn chờ giải thoát.

Dưới chế độ phi nhân đốn mạt,
Quê hương giờ tan nát tả tơi.
Người dân con chẳng được sống ra người,
Kiếp nô lệ giữa dòng đời khắc nghiệt.

Bọn thống trị đang xóa dần dấu vết
Mấy mươi năm chúng giết hại dân lành.
Tết Mậu Thân tội ác đã rành rành,
Chúng vẫn giở trò lưu manh chối biến.

Đám đầu sỏ gây nên cuộc chiến,
Đem máu xương dân Việt hiến quan thầy.
Triệu người trai còn lứa tuổi thơ ngây,
Bị nướng sạch đêm ngày do lệnh Đảng.

Rồi nhờ Mỹ bắt tay Tàu buôn bán,
Chúng cuối cùng được gán trọn miền Nam.
Và thay vì chung sức dựng giang san,
Chúng hành hạ dã man người thất thế.

Chúng áp đặt nền độc tài chuyên chế,
Chà đạp lên máu lệ của toàn dân,
Nhưng lại ngu si hèn hạ bội phần,
Làm đầy tớ quỳ dưới chân lũ Chệt.

Người yêu nước bị dập vùi đến chết,
Kẻ thương quê nằm rũ liệt trong tù.
Chúng đọa đày cả những bậc chân tu,
Khi họ chẳng đui mù vâng ý chúng.
x
x x
Con không là thánh sống,
Nên hờn căm cứ mãi đọng trong lòng.
Mỗi lần nhìn chúng tàn hại non sông,
Là dân Việt, làm sao không oán giận?

Ngoài mặt chúng hô hào quên thù hận,
Nhưng bên trong, chúng vẫn chẳng hề ngơi,
Lo bày mưu tính kế hại những người
Khác chiến tuyến mấy mươi năm về trước.

Làm sao "hòa hợp" được,
Với bọn người bạo ngược không tim,
Sống xa hoa trên của nổi của chìm,
Mặc dân chúng chịu trăm nghìn khổ ải.

Con dẫu biết chữ "từ bi", " bác ái",
Nhưng làm sao "hòa giải" với "yêu thương",
Khi chúng còn mãi gieo rắc tai ương,
Và đem cả quê hương dâng giặc Bắc.

Chúa Phật hỡi, lòng con hằng tin chắc,
Lúc chưa thành Phật tử hoặc "con chiên",
Con đã là người dân Việt trước tiên,
Giây phút được mẹ hiền cho hơi thở.

Con lạy Chúa, đừng bắt con tha thứ,
Và thương yêu đám quỷ dữ hung tàn.
Nếu đó là điều kiện đến Thiên đàng,
Thì con sẽ sẵn sàng sa hỏa ngục.

Con lạy Phật, nếu bắt con nhẫn nhục,
Thôi hận thù bầy súc vật gian tham,
Để được mon men đến cửa Niết Bàn,
Ngục Vô Gián con đành cam chấp nhận.

Tháng Tư mãi mãi là ngày Quốc Hận,
Ngày đau thương cho số phận dân Nam.
Nên bao lâu còn sống ở trần gian,
Mối thù đó, muôn vàn con phải nhớ.

Xin hãy lắng nghe lời con than thở,
Đừng bắt con tắt ngọn lửa trong tim,
Đừng bắt con mòn mỏi đợi chờ thêm,
Và đừng bắt con quên hờn mất nước.
x
x x
Bốn mươi năm nguyện ước,
Biết bao giờ thấy lại được quê hương.
Tiếng than khóc đêm trường,
Vẫn từ đáy đại dương buồn vang vọng.

Trần Văn Lương
Yokohama, đầu mùa Quốc Hận
4/2015
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by dhth »

Dẫn nhập :
Có một số người có lẽ gần "đắc đạo" (?!) đã khuyên bảo tôi: - Bốn mươi năm rồi sao vẫn còn thù hận, buồn bã đau lòng làm gì? Chuyện mất nước đã qua rồi, quá khứ không kéo lại được thì than khóc thương nhớ mà làm gì?
Một số người khác lại bảo: - Già rồi, sao không chịu "hoà hợp hoà giải" (sic) và bỏ hết tất cả buồn phiền cho lòng thanh thản rồi về "thăm quê hương" (sic), du lịch, chụp ảnh, làm "từ thiện" (sic) và "tham quan" (sic) các nơi? Đẹp lắm, rẻ lắm và vui lắm!
Xin cám ơn các bạn!
Nhưng...
Rất mong các bạn có dịp gặp gỡ những người Arménie và bảo họ rằng: - Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát dân của quý ông bà đã xảy ra cả 100 năm rồi, sao còn nhớ và thù hận làm gì? Sao không quên đi cho tâm hồn nhẹ nhàng? Hãy noi gương chúng tôi đây, mới 40 năm mà đã muốn quên đi tất cả!
Hoặc gặp người Do thái và bảo họ rằng: - Bọn Nazi giết hại dân Do thái đã hơn 70 năm rồi, sao còn nhắc làm chi cho khổ, hãy quên đi cho lòng thanh thản!
Hoặc gặp người Tây Tạng lưu vong để khuyên họ quên chuyện Tàu xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1950...
Hoặc gặp người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương để bảo họ hãy bỏ qua việc Tàu Cộng hoàn toàn thống trị Tân Cương từ năm 1949...
Hoặc gặp người Cuba tỵ nạn ở Miami để khuyên họ chấp nhận chế độ Cộng sản đang ngự trị trên Cuba từ năm 1959...
Chúc các bạn may mắn!


Dạo:
Người quên thì cứ việc quên,
Nhưng xin người hãy để yên tôi buồn.


Cóc cuối tuần:

Hãy Cho Tôi Buồn

Hỡi người bạn chắc gần "đắc đạo",
Cám ơn người đã bảo ban tôi,
Rằng: - Mình mất nước lâu rồi,
Sao còn thù hận, đứng ngồi đắng cay;

Rằng: - Sao chẳng khoanh tay "hoà giải",
Để trở về thoải mái vui chơi,
Của ngon, vật lạ, giá hời,
Nhởn nhơ thỏa thích, chuyện đời mặc ai;

Rằng: - Hãy bỏ ngoài tai mọi chuyện,
Về quê làm "từ thiện" một phen,
Để nghe thiên hạ ngợi khen,
May ra lại được chính quyền tuyên dương;

Rằng: - Hãy viếng quê hương "đổi mới",
Với đền thờ chói lọi nguy nga,
Những khu giải trí xa hoa,
Tha hồ chụp ảnh mang ra khoe người.
x
x x
Những lý lẽ "hợp thời trang" ấy,
Đừng phí giờ chỉ dạy riêng tôi.
Bạn ơi, hãy gắng dành hơi,
Để đi rao giảng những nơi đang "cần".

Giờ bạn hãy phát tâm Bồ tát,
Khuyên bảo người dân Arménie,
Bỏ qua chuyện Thổ Nhĩ Kỳ,
Trăm năm còn nhớ làm chi hở trời.

Xin bạn đến can người Do Thái,
Bảy mươi năm sao mãi sân si,
Hãy quên hẳn bọn Nazi,
Bao nhiêu thù oán dẹp đi một lần.

Bạn hãy nhắc giùm dân Tây Tạng,
Chuyện đã hơn hai vạn ngày rồi,
Giờ đây mọi sự đã nguôi,
Đấu tranh xuôi ngược, ngược xuôi ích gì.

Xin bạn gặp người Duy Ngô Nhĩ,
Bảo họ đừng lo nghĩ viển vông,
Tân Cương số phận đã xong,
Hãy vui sống với cùm gông giặc Tàu.

Và bạn hãy nặn đầu bóp trán,
Khuyên nhủ người tỵ nạn Cuba,
Ráng quên đi chuyện nước nhà,
Tự do dân chủ chỉ là mộng thôi.
x
x x
Mang thân phận mồ côi đất nước,
Làm sao tôi quên được mà quên,
Làm sao bịt mắt trùm mền,
Khi dân tôi vẫn triền miên đọa đày.

Quên sao được chuỗi ngày bi đát,
Khi giặc thù ào ạt vô Nam,
Để rồi cửa nát nhà tan,
Máu xương lầy đất, oán than ngập trời.

Quên sao được những người yêu nước,
Vạch âm mưu xâm lược của Tàu,
Nên đành gánh chịu thương đau,
Đêm đêm ngục tối gục đầu đếm canh.

Quên sao được dân lành đói khổ,
Trong khi bầy cán bộ đảng viên,
Thẳng tay vơ vét bạc tiền,
Ra ngoài sắm sửa liền liền cơ ngơi.

Quên sao được những người chiến sĩ,
Giữ gìn quê liên lỉ ngày đêm,
Giờ đây thân xác tật nguyền,
Vẫn còn hứng chịu liên miên đòn thù.

Quên sao được ngục tù "cải tạo",
Lò giết người tàn bạo ngụy trang.
Từ khi bị ép tan hàng,
Biết bao xương trắng rừng hoang mỏi mòn.

Quên sao được mảnh non sông Việt,
Giờ biến thành đất Chệt, thương thay!
Quê nhà nay đã sang tay,
Lối về cố quận dấu giày lạnh căm.
x
x x
Người ta cả trăm năm còn nhớ,
Mãi kiên trì nhắc nhở cháu con,
Lời thề phục quốc sắt son,
Qua bao ngày tháng vẫn còn như xưa.

Ngọn lửa Việt chỉ vừa mới tắt,
Bốn mươi năm lâu lắc gì đâu,
Mà sao nỡ vội quay đầu,
Mà sao mới chớm sang giàu đã quên.

Bạn cứ việc thản nhiên hạnh phúc,
Hưởng thụ đời sung túc ấm no.
Xin đừng nặng nhẹ nhỏ to,
Quê tôi đã mất, hãy cho tôi buồn.
x
x x
Lạnh lẽo mưa tuôn
Trên cánh buồm xa bến.
Ngậm ngùi nhớ đến
Những lời thề vượt biển năm xưa.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2015
User avatar
dhth
Posts: 272
Joined: 09 Mar 05, Wed, 9:17 am
Location: USA

Re: Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by dhth »

Dạo:
Cá xong rồi sẽ đến người,
Chỉ vì Cộng phỉ, biển khơi thành mồ.

Cóc cuối tuần:

Biển, Cá Và Người


Đứng sững nhìn rừng cá chết nằm phơi,
Lửa uất hận nung mắt người rát bỏng.
Dãy thuyền gỗ kẹt trên bờ lóng ngóng,
Đoàn ngư dân tuyệt vọng ngước nhìn trời.

Đã mấy chục năm rồi,
Biển đã biến thành nơi chứa xác.
Với chế độ bạo tàn độc ác,
Đến trùng dương cũng tan tác tả tơi.
x
x x
Biển ngày xưa vốn là chốn vui chơi,
Nhưng từ buổi đổi đời đau thương đó,
Khi dân phải trốn chạy làn sóng đỏ,
Đã thành nơi máu lệ đổ tuôn dòng.

Tháng Tư đen, bao bất hạnh chất chồng,
Ách nô lệ đã tròng lên nước Việt.
Giặc Cộng giở trò trả thù khốc liệt,
Bao anh hùng gặp cái chết không may.

Vì tự do nên chấp nhận lưu đày,
Toàn dân Việt đêm ngày lo vượt biển.
Triệu người dấn thân vào nơi nguy biến,
Có mấy phần được đến bến bình an.

Nào biên phòng, nào hải tặc Thái lan,
Cái chết vẫn tham lam đeo từng bước.
Đem tính mạng trả treo cùng sóng nước,
Đáy biển đen chôn ước nguyện không thành.
x
x x
Biển ngày nay vẫn đậm máu dân lành,
Dù súng đạn chiến tranh không còn nữa.
Đất nước khổ hơn cả thời khói lửa,
Dân mỏi mòn đợi mãi chữ tự do.

Sống phập phồng trong hốt hoảng âu lo,
Vì lũ Vẹm luôn bày trò đốn mạt.
Với Tàu Cộng, chúng khom lưng hèn nhát,
Nhưng hung hăng tàn ác với dân mình.

Những ngư dân, vì sinh kế gia đình,
Phải hứng chịu khổ hình trên sóng cả.
Thuyền bè Chệt, chúng gọi là "tàu lạ",
Giết dân lành, giành cá, lấn biển khơi.

Chúng thông đồng rải chất độc khắp nơi,
Sau chim cá, đến con người bị diệt.
Của độc hại, ai ai mà chẳng biết,
Nhưng đói đành liều chết nuốt qua cơn.
x
x x
Biển ngày mai rồi sẽ thảm thê hơn,
Khi dân Việt chịu thêm hờn mất nước,
Khi mảnh đất của tổ tiên ngày trước
Lọt vào tay bầy xâm lược Bắc phương.

Dân giờ đây đã đến lúc cùng đường,
Mất căn cước, quê hương cùng ngôn ngữ,
Mất luôn cả mấy ngàn năm lịch sử,
Trên đất nhà, làm lữ khách lưu vong.

Trong đau buồn, ngày ngày hướng biển Đông,
Thân nhiễm độc, ngóng trông giờ giải thoát,
Ôm bệnh hoạn, tật nguyền cùng đói khát,
Bất lực nhìn Tàu phá nát non sông.

Tự do không và tổ quốc cũng không,
Kẻ mất nước chợt đau lòng nhận thấy,
Đường giải thoát, sống chết gì cũng vậy,
Cuối cùng rồi chỉ còn đáy biển sâu.

Sau này ai có hỏi: - Nước anh đâu?
Kẻ sống sót đành cúi đầu lặng lẽ,
Thương khóc chốn xưa kia là quê mẹ,
Nay xót xa thành tỉnh lẻ của Tàu.

Nếu hỏi dồn : - Thế dân Việt anh đâu?
Sẽ được chỉ về biển sâu trước mặt,
Kèm theo tiếng trả lời trong nước mắt:
- Đấy là nơi người sẽ gặp dân tôi.
x
x x
Đêm đen dài, bối rối giọt sương rơi,
Trên bãi cạn, bóng ma Hời thấp thoáng.
Trần Văn Lương
Cali, 5/2016
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Quán Thơ của Trần văn Lương

Post by uncle_vinh »

Mày Lại Về "Ăn Tết"
(Lời người còn kẹt lại VN nói với đứa bạn
đã từng vượt biên và đã từng mang danh "tỵ nạn")

Tao mới biết mày luôn về "ăn Tết",
Nhưng mày hằng trốn biệt chẳng tìm tao,
Vì ngại tao túm áo hỏi tại sao
Mày không nghĩ đến đồng bào đất nước.

Hãy nhớ lại vài chục năm về trước,
Khi Việt nam vừa được Mỹ bang giao,
Mày đã quên lời thề thốt đêm nao,
Vội lén lút xé rào về "ăn Tết".

Tao bắt gặp, mày bèn thề sống chết,
Rằng về đây, cương quyết chỉ một lần,
Mục đích là để thăm viếng người thân,
Và cải táng mộ phần cho bố mẹ.

Nhìn mắt mày rưng lệ,
Tao phân vân rồi khe khẽ mủi lòng,
Thầm nghĩ ai chưa quên hẳn giống dòng,
Ắt còn có chút gì không đến nỗi.

Sau lần đó, mỗi thằng đi một lối,
Tưởng mày đà biết nghĩ tới quê cha,
Có ngờ đâu những lời nói thiết tha
Ngày xưa đó hóa ra là láo hết.

Tao đau lòng được biết,
Bấy lâu nay, hễ Tết đến Xuân về,
Mày hầu bao rủng rỉnh ghé "thăm quê",
Lo đàn đúm hả hê không biết mệt.

Tao nghe nói, có năm gần trước Tết,
Mày lên đồ lính trận thiệt oai phong,
Xuống Bolsa, hùng dũng giữa đám đông,
Hô chống Cộng, trông vô cùng lẫm liệt.

Nhưng sau đó, khi Sài Gòn đón Tết,
Bỗng có mày về lê lết ăn chơi,
Sáng la cà, chiều du hí khắp nơi,
Thỉnh thoảng lại giở trò chơi "từ thiện".

Đám bè bạn xưa theo mày vượt biển,
Đã lắm thằng giờ hiện ở nơi đây,
Cùng mày luôn họp thành lũ thành bầy,
Đêm trác táng, ngày no say "thoải mái".

Tao nhớ mãi, lần đầu mày trở lại,
Mày vẫn còn ái ngại một vài phân,
Nhưng ngày nay mày ắt đã quen dần
Nên mặt mũi càng câng câng vênh váo,

Khác hẳn lúc năm xưa mày đã bảo,
Chỉ về đây để báo hiếu mẹ cha,
Nhân tiện thăm bè bạn với thăm nhà,
Trước khi phải rời xa quê mãi mãi.

Mày xui xẻo giờ bị tao gặp phải,
Chẳng sượng sùng, còn lải nhải biện minh,
Nào đi xa nên nhớ quá quê mình,
Nào tiếng gọi gia đình không dám cãi!

Mày có biết khi xênh xang trở lại,
Mày vô tình đã làm hại quê hương,
Đã góp phần nuôi dưỡng bọn bất lương,
Đưa đất nước vào con đường hủy diệt.

Chuyện quá khứ mày đà quên hết tiệt,
Quên vợ con mày chết ở Biển Đông,
Quên những ngày trại tỵ nạn long đong
Khúm núm sợ phật lòng thằng gác Thái.

Tao chỉ hỏi lần này rồi mãi mãi
Quyết sẽ không gặp lại bản mặt mày,
Đứa chối từ thân phận để về đây
Đạp lên nỗi đắng cay toàn dân Việt.

Mày có thấy thường dân bị đánh giết,
Khách trên đường chỉ liếc mắt rồi thôi,
Vẫn thản nhiên, vẫn phớt tỉnh nói cười,
Nhân tính của người thời nay thế đó!

Mày có thấy bầy công an cán bộ
Bắt con dân yêu nước bỏ vô tù,
Bao nhà nông tài sản bị tịch thu
Chỉ còn biết ngậm căm thù, nuốt lệ?

Mày có thấy đám đầu xanh tuổi trẻ,
Trai rạc rài chẳng kể đến ngày mai,
Gái bán rao trinh tiết tận nước ngoài?
Đấy, hy vọng cùng tương lai nước Việt!

Mày có thấy năm nay về "ăn Tết",
Bắc đến Nam, nhốn nháo Chệt đầy đường,
Trong lòng mày có thoáng chút buồn thương
Cho vận mệnh của quê hương đất nước?

Hay mày vẫn còn vênh vang như trước,
Kệ quê nhà, miễn mày được vui chơi,
Được rượu chè cùng trai gái thảnh thơi,
Mặc nước mất vào tay người dị tộc?

***
Thêm một lần Bắc thuộc,
Leo lét buồn ánh đuốc giữa đêm đen.

Trần Văn Lương
Cali, 1/2019
Post Reply