Họp bạn Petrus Ký ở Arizona

Kỹ niệm với thân hữu và trường bạn

Moderator: maixuanthanh

Post Reply
User avatar
unclevinh
Posts: 378
Joined: 01 Mar 05, Tue, 11:06 pm
Location: TVinh CN17, Gilbert, AZ
Contact:

Họp bạn Petrus Ký ở Arizona

Post by unclevinh »

Họp bạn Petrus Ký ở Arizona
Phú Thành quán, Nov. 1, 2009
(Thái-Vinh mến tặng Đại sư huynh Nguyễn Văn-Tân)


Mỗi lần điện thoại reo, nàng giả đò làm lơ:

- Bạn anh rủ đi chơi tennis đó!

Những cú điện thoại ấy thường là bạn của nàng. Dù tôi đang bận rửa bát, cũng phải ráng trả lời:

-A lô! Ủa...Đại ca đó hả? Bọn em đang nhớ anh chị...

Tiếng bên kia đầu dây trách:

- Nhớ cái gì mà mấy hôm nay không thèm liên lạc?

- Tại anh chị không chịu nhấc phone, chớ bọn em có gọi mấy lần mà.

- Vậy trưa mai gặp nhau ở Phú Thành quán với nhóm Petrus Ký của anh nghen!

Khi chúng tôi bước vào phòng họp đông người đang cười nói ồn ào thì Đại ca Tân ngó thấy bèn chụp loa cảnh cáo: "Ê! Mấy anh đừng ăn nói bừa bãi kẻo bị đưa lên báo Bút Tre!" Các anh đang nổ như bắp rang tưởng thật, vội vàng im lặng như học trò ngoan lắng nghe lời thầy. Đó là buổi họp bạn hàng năm của 15 anh học trò Petrus Ký ở Arizona. Gọi là học trò, chứ không gọi học sinh cho đúng tinh thần Việt Nam của học giả Petrus Trương Vĩnh-Ký.
Học trò lớn nhất là anh Hạnh vào trường năm 1948; học trò trẻ nhất là anh Thanh-Châu học năm 1969; còn Đại ca Tân nhảy ngang từ trường dạy chương trình Pháp vào Petrus Ký năm 1951. Trong 15 anh học trò đó dẫn theo 9 cô bạn gái gốc Gia Long, Marie Curie, Lê Văn Duyệt...nên không cần Đại ca Tân cảnh cáo, các anh cũng không dám ăn nói bừa bãi.
Theo truyền thống của những buổi họp bạn, các chị ngồi riêng bàn để các anh tha hồ ôn lại kỷ niệm cũ. Nhìn anh Giảng và anh Văn-Thanh mặc áo trắng học trò thêu "Hiệu-Đoàn P-TRƯƠNG VĨNH KÝ SAIGON" ký ức tôi lập tức quay về ngôi trường nổi danh nhất miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm tôi cảm thấy buồn vì ngôi trường ấy đã bị đổi tên thành "Trường Phổ Thông Trung Học Chuyên Lê Hồng Phong". Lịch sử Việt Nam không có danh nhân nào tên "Chuyên Lê Hồng Phong"; còn Lê Hồng Phong chỉ là một đảng viên đảng Cộng Sản làm sao có thể sánh với công trình phát triển chữ Quốc Ngữ vô cùng vĩ đại cho cả dân tộc Việt Nam của học giả Petrus Trương Vĩnh Ký!
Một anh học trò giải thích: Tôi nghe nói mấy anh Cộng Sản lấy cớ Petrus Ký mang tên người ngoại quốc, nên muốn làm nhục người Việt sống ở nước ngoài!
Thế tại sao ông Lenin là người Nga, đã ngỏm củ tỏi từ đời nào, mà Cộng Sản Việt Nam lại bắt nhập tịch, cải ra họ Lê và đưa vào chương trình giáo dục với những vần thơ yêu mến vô nghĩa như thế nầy?

"Ông Lê Nin, người nước Nga
Mà em cứ tưởng là người Việt Nam
Có vầng trán rộng mênh mang
Giống như trán Bác mênh mang biển trời"

Tuy ngôi trường thân yêu cũ đã mất, nhưng hàng năm học trò cùng trường Petrus Ký như bầy chim lạc tổ bay khắp bốn phương trời đều tìm cách gặp lại nhau cũng là một cách dựng lại ngôi trường tinh thần rất đáng hoan nghênh. Cầu chúc các môn đệ Petrus Trương Vĩnh-Ký luôn dồi dào sức khoẻ và gắn bó nhau.

Buổi họp bạn hôm nay được anh Lê Thanh bố trí gắn dàn máy âm thanh rất công phu. Để mở đầu chương trình văn nghệ "Cây nhà lá vườn", anh Hào xung phong lên kể một câu chuyện tiếu lâm. Chuyện "Bác sĩ khám bệnh trong phòng tối" của anh rất bí hiểm, không dễ hiểu ngay. Thấy các chị không phản đối, tôi hát luôn bài "Chồng Người" theo điệu hát trống quân:

"Chồng người tưới ruộng đều đều
Chồng em ba tháng mới khều bờ đê
Chồng người ra ẵm, vô đè
Chồng em uống quá ra tè gốc cây..."

Phòng hội lập tức như ong vỡ tổ trong giờ ra chơi. Anh Giảng và anh Lê Thanh trổ tài đàn Guitar, hòa tấu lại các bản nhạc mà ngày còn đi học hai anh vẫn thường trình diễn. Chị Thanh-Bạch, anh Văn-Thanh, anh Hào, anh Giảng, và anh Tân hợp ca các bản nhạc học trò, như "Hè Về" và "Khoẻ Vì Nước". Người học trò tài giỏi văn nghệ nhất trong nhóm phải là anh Giảng; anh thổi Harmonica, đàn Guitar, đánh Muỗng, hát nhạc Pháp, và cùng phu nhân trình diễn màn cải lương Hồ Quảng rất ngộ nghĩnh. Anh Giảng thú thật anh rất ghét Trung Hoa, nhưng lỡ yêu phụ nữ Trung Quốc! Đặc biệt phu nhân của anh Phố và anh Cường lần đầu tiên lấy hết can đảm lên hát trước các đồng môn của phu quân. Nhờ hai chị chủ trương "Hát hay không bằng hay hát" mà Mộng-Lan, dù chưa hồi phục lại công lực sau hai trận cảm cúm cũng ráng hát hai bài tặng các anh chị trong "Nhóm Petrus Ký ở Arizona".

Tuy không theo học bậc trung học ở Petrus Ký, nhưng tôi rất có cảm tình với ngôi trường danh tiếng ấy vì nhiều bạn bè cùng khoá ở Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ với tôi, và hai vị đại ca thân mến đang ở ngay trong phòng hội nầy xuất thân là học trò trường Petrus Ký.

Hy vọng những dòng nầy bắc lại nhịp cầu liên lạc với các bạn học cùng trường tìm về "Gia đình Petrus Trương Vĩnh Ký ở Arizona" theo trang Web sau:

http://members.cox.net/petrusky-az/

Image
Image
Image
Hàng đầu (từ trái sang phải): chị Cường (áo đen), chị Tài, chị Thanh-Bạch, chị Phát, chị Tân, chị Hạnh, chị Phố, chị Châu Lê, anh Giảng, anh Châu Lê, anh Lê Thanh (áo xanh)
Hàng giữa: chị Thu, anh Tài, anh Văn-Thanh, anh Hào (áo trắng/đen), anh Phát, anh Hạnh, anh Thu, chị Giảng
Hàng cuối: anh Cường, anh Phố, anh Tân
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
uncleVinh
Post Reply