Phóng Sự

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Phóng Sự

Post by uncle_vinh »

Thân mời quý anh chị đăng bài về Đại Hội 4 Paris:
dacung
User avatar
nguyenvanquang
Posts: 19
Joined: 04 Oct 05, Tue, 4:41 pm
Location: CN1, CA, USA

Re: Phóng Sự

Post by nguyenvanquang »

Tạp ghi tiền ĐH4 MAY-08-09.

Hoan hô ĐHKSCN 4 đã tổ chức rất thành công tại Paris, măc dầu số hội viên chỉ có 33 người, ít hỏn 3 ĐH trước nhưng cũng đã có 80 tham dự viên gồm các quý phu nhân, các cháu hậu duệ và các thân hữu.

Image

Theo tôi nghĩ một số KS khóa đàn anh đã trên 7 bó, có anh nay đã 77 tuổi (CN1), hoặc bệnh hoạn, hoặc sức khoẻ không cho phép ngồi trên máy bay nhiều giò nên không tham dự (phu nhân H.T. Toàn CN4, a/c L.Q. Chất CN1 đã không tham dự cũng vì lý do trên, sau khi đã ghi tên). Vấn đề tài chánh cũng là một trỏ ngại cho một số anh em vì đòi sống bên Âu châu đất đỏ hỏn bên Mỹ, Á và Úc châu. Ngoài ra đồng Euro lại có giá trị cao hỏn so vói đồng dollar Mỹ, Canada và các đồng tiền khác.

Công tác tiếp đón tại phi trường CDG đã được thực hiện rất chu đáo. Chúng tôi 6 người : a/c Tân CN1, a/c Huân CN2, a/c Quang CN1 vừa ra khỏi cửa khu hành lý đã được a/c Thuần tiếp đón, vói tấm bảng KSCN để dễ nhận diện, và đưa về KS Mister Bed. Các bạn khác cũng được các anh Lập,Thuần...đón ỏ phi trường. Vi` múi giò khác nhau giữa Paris và Cali, nên 10:00 AM ỏ Torcy thì mói là 01:00 AM ỏ miền Tây và Arizona Hoa Kỳ, cho nên sau khi nhận phòng, chúng tôi đều nghỉ ngỏi để chuẩn bị cho đêm tiền đại hội.

Đúng 6:00 PM chúng tôi đi bộ lối 10 phút từ KS đến nhà hàng Le Palais Paradise. Sau khi lấy bảng tên và tập tài liệu ĐẠI HỘI 4 ( Anh Trần Hữu Chí, giáo sư điện TTKTPT, soạn thảo rất công phu) tại bàn tiếp tân do Chị Hiếu và 2 cháu phân phát, tôi thấy đã có mặt một số các bạn thuộc nhiều khóa đàn em và ban tổ chức.

Image

Image

Image

Thật là náo nhiệt, tay bắt mặt mừng, các máy ảnh thi nhau loé sáng ghi các bạn cùng khóa hay các chị các anh quen biết nhau từ các đại hội trước.

Cuộc hàn huyên kéo dài đến khoảng 7:00 PM ban tổ chức mói yêu cầu mọi người ngồi vào bàn theo khóa , MC Quân đã từng nổi đình đám tại ĐH3 TORONTO bắt đầu nổ. Anh Hiếu CN18, trưởng ban tổ chức, yêu cầu các hội viên cho ý kiến về các công tác cần làm của hội trong tương lai. Về việc tổ chức đại hội , sau khi bàn thảo đã đi đến kết quả mỗi năm 1 lần nếu có nỏi đang cai , nếu không có thì năm đó sẽ tổ chức đi cruise. Đặc san sẽ làm 2 năm một số. Việc in niên giám không cần thiết vì đã có Website và phụ bản danh sách các KS của 19 khóa trong đặc san.

Tiếp theo là bầu ban đại diện nhiệm kỳ 2009-2011. Anh P.V.Hiếu CN18 đã đề nghị liên danh các anh N.V. Quang CN1 hội trưởng , N.H.Quân CN17 tổng thư ký , Đ.H. Hổ CN11 thủ quỹ, cũng có đề nghị lủu nhiệm ban đại diện cũ , một đề nghị khác gồm anh L.D. Trường hội trưởng vói các anh Quân và anh Hổ , nhưng cả 2 anh Cảnh CN3 và anh Trường CN3 đều từ chối. Cuối cùng liên danh 1 độc diễn vói 32 phiếu thuận và 1 phiếu trắng.

Image

Hết phần thảo luận, nhà hàng đem thức ăn và phần văn nghệ cây nhà lá vườn bất đầu. Các món ăn khá ngon , nhưng hỏi cay vì đầu bếp và bà chủ nhà hàng là người Việt tỵ nạn từ Lào.

Image

Ban nhạc ĐIẾC CON RÁY, gồm các anh Quân , Hiếu , Thao , các hậu duệ, các ca sỹ nghiệp dư, gồm một số KSCN , và phu nhân đã liên tục tạo không khí vui nhộn cho tói 11:00 PM.

Image

Trước khi giải tán, anh T. H. Chí , hướng dẫn viên du ngọan , lưu ý các tham dự viên chương trình thăm viếng thành phố PARIS vào sáng thứ bảy, May-09, sẽ tập họp ỏ trước cửa KS Mister Bed lúc 8:00 AM , nhó mậc áo trấng nếu có, để chụp hình. Các anh chị không tham dự DU NGOẠN xin đến công trường Trocadero lúc 3:00 PM để chụp hình lưu niệm ĐH4 trước tháp Eiffel.

Quang Nguyen CN1

Xin mời xem tiếp hình ảnh Tiền Đại Hội ...
Last edited by nguyenvanquang on 15 Jul 09, Wed, 4:26 pm, edited 10 times in total.
User avatar
nguyenvanquang
Posts: 19
Joined: 04 Oct 05, Tue, 4:41 pm
Location: CN1, CA, USA

Re: Phóng Sự

Post by nguyenvanquang »

Tạp ghi cuộc du ngoạn Paris ngày thứ bảy mồng 9 tháng năm.

Đúng 8:00 AM tất cả gồm 38 tham dự viên, do các anh Chí, Hiếu, Thạnh hướng dẫn đã có mặt trước cửa KS Mister Bed.

Để dễ kiểm soát và không bị thất lạc, chúng tôi chia thành 4 toán. Toán trưởng lo kiểm điểm các tóan viên mỗi khi lên hay xuống xe điện ngầm . Chúng tôi lũ lượt đi bộ ra ga RER A Torcy cách KS lối 1,6km. Cũng xin nói rõ Torcy nằm trong vùng số 5 so vói trung tâm Paris là vùng số 1 trong hệ thống đường sắt của thành phố, (còn gọi vùng thẻ màu cam : zones carte orange). Anh Thạnh mua vé một ngày PT (viết tất passe transport) cho cả đoàn. Chúng tôi xuống trạm Châtelet Les Halles để đổi metro đến nhà thò Notre Dame de Paris. Công trường trước nhà thớ sáng nay có rất nhiều du khách.

Anh Chí để các đoàn viên tự do thăm viếng 30 phút, người xếp hàng vào trong nhà thò rất dài, nên các anh chị, người chụp hình lưu niệm , kẻ đi dạo vườn hoa cây cảnh chung quanh nhà thò. Riêng tôi liên tưởng đến cuốn phim LE BOSSU DE NOTRE DAME DE PARIS, do Anthony Quinn ( thủ vai Quasimodo) và Gina Lolobrigida. đóng, đã được chiếu tại Saigon ngày nào. Nhà thò đã được xây cất , theo kiểu Gothic, từ năm 1163 , hoàn thành vào năm 1245 , và được trùng tu 1845-1864 dưới sự điều khiển của Violet-le-Duc , nằm trong cù lao của sông SEINE thuộc quận 4 (còn được gọi L' Ile de la cite').

Tiếp tục chương trình chúng tôi đã thăm tòa thị sảnh Paris, nỏi đây có chưng bày một đầu máy xe hỏa TGV, một điều hãnh diện của người Pháp. Theo anh Chí cho biết Ông thị trưởng là một người GAY, nên không ai nào muốn vô trong.

Đoàn đã đi ngang qua phòng triển lãm " Pompidou centre " , một kiến trúc độc đáo, bên ngoài toàn cột như một giàn dựng xây cất, nhưng bên trong hoàn toàn không có cột chống đỡ.

Chúng tôi cũng được tham vườn Luxemgourg , nỏi đây có nhiều người nàm dài trên bãi cỏ , trẻ con thả thuyền trong hồ nước, người già ngồi trên ghế sắt. Theo anh Chi' cho biết nhà đại văn hào Pháp Anatole France cư ngụ gần nơi đây và đã từng đi học ngang qua vườn mỗi buổi sáng trong thời thỏ ấu, nên ông đã viết về ngày khai trường. Trong vườn còn có lâu đài Luxembourg , nay là trụ sở của thượng viện Pháp.

Sau khi tự túc ăn trưa tại nhà hàng Mc Donald và thư dãn trong nhà vệ sinh (muốn sử dụng phải bấm số), chúng tôi đã tới khải hoàn môn nằm giữa đại lộ Champs Elyse'es. Vì` hôm nay là ngày lễ nên ngoài ngọn lửa thiêng được đốt liên tục , còn có một nam một nữ quân nhân và một sỹ quan chỉ huy đứng gác.

Trạm cuối cùng là công trường Trocade'ro. Tại đây có thể nhìn rõ tháp Eiffel ỏ phía dưới chân đồi. Chúng tôi ngắm cảnh và chụp hình từng nhóm nhỏ trong khi đợi toán không tham dự du ngoạn tói để cùng chụp hình chung kỷ niệm. Bà xã tôi muốn mua một số key chain có hình tháp Eiffel để làm quà cho mấy đứa cháu bèn hỏi một người Rệp bán dạo, họ cho giá 1 EURO / 1 cái. Vì đã được người quen cho biết giá, 1 EURO / 5 cái, hắn bằng lòng bán liền.

Trời bỗng đổ mưa và gió lạnh thổi tới, nên nhiều anh chị không đem theo áo mưa hoặc dù nên đành mua dù của dân Rệp bán hàng dong tại chỗ . Chúng tôi đợi toán kia đến 3:30 PM quá 30 phút hẹn mà họ vẫn chửa tới có lẽ bị lầm khi đổi xe điện ngầm, nên đành ra về vì sợ một số có thể bị cảm lạnh do không mặc đủ ấm.

Chúng tôi rất cảm ơn anh Chí đã đưa về tận KS và giải thích nhiều câu hỏi của các anh chị khác trong cuộc du ngoạn.

Quang Nguyen CN1
Last edited by nguyenvanquang on 15 Jul 09, Wed, 5:12 pm, edited 8 times in total.
Do Huynh Ho
Posts: 177
Joined: 17 Oct 05, Mon, 10:06 pm
Location: CN11, Illinois, USA

Re: Phóng Sự

Post by Do Huynh Ho »

Chuyện bên lề chuyến Du Ngọan Bắc Âu

Theo thông lệ mỗi kỳ Đại Hội, ngòai 2 ngày Tiền ĐH và ĐH, Ban Tồ Chức luôn có một chương trình hướng dẩn các tham dự viên đi thăm thắng cảnh và di tích lịch sử tại địa phương. Năm nay kinh thành ánh sáng và cũng là thành phố mộng mơ Paris thu hút đông đảo tham dự viên hơn so với 3 kỳ ĐH vừa qua.

Đặc biệt hơn nữa, Anh Chị Lâm Dân Trường đã tổ chức cuộc du ngọan Bắc Âu ngay sau ngày tiệc chia tay do Thầy Cảnh tổ chức tại tư gia. Ngay từ tháng giêng, sau khi anh Trường nhận tổ chức cuộc du lịch Bắc Âu 4 ngày, số người ghi tên tham gia càng ngày càng đông. Với chương trình hấp dẩn, số tham dự viên tăng dần lên đến 40, kể cã anh chị Trường, mặc dầu ban đầu dự trù chỉ có 8 người. Do đó Anh Trường rất vất vả trong vấn đề mướn xe bus và tìm khách sạn sao cho phù hợp với số lượng người ghi danh. Với sự tổ chức chu đáo và hết lòng của anh chị Trường, kết quả là một du ngọan đầy hứng thú và vui tươi cho tất cả mọi người. Đồng thời cuộc du ngọan này thắt chặc hơn tình thân hữu giữa các anh chị em CN vì có nhiều thời gian bên nhau hơn 2 ngày ĐH ngắn ngủi.

Trong phạm vi bài này, với cương vị thủ quỷ của việc “trước mua vui sau làm nghĩa” trong suốt thời gian bên nhau trong xe bus, tôi xin ghi lại một vài họat cảnh vừa đem lại những tiếng cười rung cã xe, vừa thu được một số quỷ cho hội.

Ngày đầu tiên từ Paris đến Bruxelles, họat náo viên kiêm ca sởi chính NHQuân mở đầu một chương trình mà tôi gọi là “NHẠC VÀ NÓN”. Quý vị nào đã từng ngồi xe đò từ Sàigòn về lục tỉnh, thường gặp một người già hoặc mù hoặc tật nguyền ôm đàn đi hát dạo bên cạnh là em bé cầm nón. Ở đây chỉ khác là một anh chàng trẻ măng lại ăn nói có duyên ôm micro đứng hát và một ông già còn sung sức, SBSơn, cầm nón đi dọc theo hai hàng ghế. Nhưng kết quả rất khả quan. Trong chỉ hơn một tiếng đồng hồ lao động, cặp bài trùng Quân-Sơn đem về cho quỷ 85EURO và 42.05US.

Ngày thứ nhì từ Bruxelles đi Amsterdam, Hòa Lan, có chương trình nhạc hấp dẫn hơn. Đó là NHẠC YÊU CẦU. Ban đầu là khán giả bỏ tiền yêu cầu ca sỉ chính hát. Sau chuyển đến mục ca sỉ yêu cầu khán giả hát. Ai không hát được phải nộp phạt và yêu cầu người khác. Tiết mục này thu được 67EU và 25US.

Ngảy thứ ba từ vườn hoa Keukenhof, Hòa Lan đi Koln, Đức, một chương trình mới lạ do Anh TNDõng điều khiển, tạm gọi là NHẠC TIẾP SỨC. Lúc đầu ca sỉ Dõng hát một hai câu rồi ngưng lại chờ khán giả nộp tiền tiếp sức để ca sỉ có điều kiện ca tiếp. Sau đó chính khán giả phải ca tiếp sức. Người nào không tiếp sức được thì tiếp tiền. Kết quả quỷ có thêm 40EU và 28US

Ngày chót, trên đường về, điều hợp viên NHQuân tạo điều kiện để anh chị em biết nhau nhiều hơn với tiết mục KỂ CHUYỆN LỨA ĐÔI. Mỗi người kể lại chuyện gặp gở, hẹn hò của mình với người bạn trăm năm. Mỗi năm “tình chưa vẹn câu thề”, từ ngày quen nhau đến ngày ký giấy chung thân, tính rẻ chỉ một đồng.Ví dụ tôi quen với “bà nhà” 5 năm trước khi cưới, lệ phí hò hẹn 5 tiền. Rất tiếc là đến Liege, Bỉ, anh chị Trường và chúng tôi phải từ giả các anh chị em khác nên chương trình tạm ngưng nửa chừng. Các anh em nào chưa được hân hạnh kể chuyện đời mình sẽ không trốn được đâu vì sổ nợ còn đây. Quỷ lại có thêm 81EU và 12US

Cuộc gây quỷ trên xe bus thành công rực rở với 273EU và 107.05US (273x1.4 + 107.05 = 489.25US)

Ngòai số tiền thu được cho quỷ, tôi tin chắc rằng chuyến đi này còn đọng lại trong tâm những người tham dự. Trong những người góp công vào sự thành công của cuộc du ngọan này, đáng kể nhất sự nhiệt tình của anh chị Trường, tính họat kê và tiếng hát đa dạng của anh NHQuân, giọng ca trầm ấm của anh TNDõng, và nhạc đệm giọng cổ rất ư tiếu của anh NVTân.

Hy vọng kỳ ĐH5 ở Úc có một cuôc đi chơi xa như chuyến du ngọan vừa qua để chúng ta có nhiều thời gian để tâm sự và hiểu nhau hơn.
User avatar
nguyenvanquang
Posts: 19
Joined: 04 Oct 05, Tue, 4:41 pm
Location: CN1, CA, USA

Re: Phóng Sự

Post by nguyenvanquang »

Tạp ghi đêm ĐẠI HỘI, May-09-09

Đúng 7:00 PM hầu hết các tham dự viên đã tề tựu tại nhà hàng Le Palace Paradise, cùng địa điểm đêm tiền đại hội, trong các bộ y phục đại lễ thật đẹp mắt.

Sau nhiều phút hàn huyên trước đó , ĐẠI HỘI đã được khai mạc đúng giờ. MC Hùng Quân bắt đầu gáy: yêu cầu quan khách an tọa để đi vào chương trình. Đặc biệt tối nay không ngồi bàn theo khóa như đêm tiền đại hội mà gồm lẫn lộn các khóa.

Vợ chồng tôi vẫn ngồi bàn số 1 mang tên COGIDO, công ty giấy mà tôi đã làm từ năm 1964 đến 1979 cho đến ngày vượt biên. Bàn số 2 mang tên VINAPRO , công ty máy dầu Nhật Bổn mà anh Sầm bửu Sơn CN1 đã làm trước ngày 30-05-75 , các bàn khác cũng có những tên tương tự.

Toàn thể hội trường đã nghiêm chỉnh làm lễ chào cờ và 1 phút mặc niệm các chiến sỹ VNCH đã hy sinh để bảo vệ miền nam Việt Nam, các đồng bào đã mất trên đường vượt biên, vượt biển, các bạn đồng môn đã qua đời. Bản QUỐC CA đã được mọi người đồng ca mà không có nhạc đệm hoặc CD.

Mỏ đầu anh Phạm văn Hiếu trưởng ban đã giới thiệu ban cố vấn và ban tổ chức ĐH4, tiếp theo là bài diễn văn chào mừng ĐH rất cảm động của anh. Sau đó là thư ngỏ của T.T.Ký kiêm quản gia Nguyễn đắc Ứng chào mừng ĐH, anh không thể tham dự kỳ này vì lý do gia đình. Tiếp đến là điện thư của chi hội ÚC CHÂU xin lãnh phần tổ chức ĐH 5 tại thành phố Sydney vào ngày 03-10-2010 , toàn thể hội trường vỗ tay hoan nghênh vang dội.

Sau khi tuyên bố kết quả cuộc bầu ban đại diện nhiệm kỳ 2009-2011 trong ngày TIỀN ĐẠI HỘI, các anh T.K. Cảnh và N. V. Tân ban đại diện cũ và ban đại diện mới gồm các anh N. V. Quang, N. H. Quân, và Đ. H. Hổ trình diện trước cử tọa. Anh T.T. Ký N.H.Quân hùng hồn tuyên bố sẽ luôn luôn là M.C của các ĐHKSCN trong tương lai , đã được toàn thể hội trường vỗ tay hoan hô.

Tân hội trưởng đã phát biểu ngắn gọn: cám ơn các hội viên đã tín nhiệm bầu cho tân ban đại diện và hứa sẽ dáng thực hiện những đề nghị của các hội viên trong ngày TIỀN ĐH (sao giống các ứng cử viên trong mọi cuộc bầu cử !) vói điều kiện được sự hỗ trợ của các niên trưởng cố vấn, ban đại diện cũ và toàn thể các hội viên xa gần. Cụ thể hóa là sẽ xuất bản ĐẶC SAN 3 vào dịp ĐH 5 tại Sydney 2010 , và sẽ tổ chức mỗi năm một ĐH, hoặc đi CRUISE nếu không có nơi nào đăng cai.

Ban tổ chức liền tháo tấm biểu ngữ Đ H 4 và trao cho H.H. Minh CN 13 đến từ Singapore để gửi sang ÚC, đồng thời lập một danh sách các bạn có thể tham dự Đ H 5. Kết quả đã có 22 hội viên ghi tên.

Vào khoảng 8:00 PM nhà hàng bát đầu dọn đồ ăn vói thực đơn khác ngày hôm trước. Ban nhạc bắt đầu biểu diễn để mở màn cho đêm dạ vũ. Các nam nữ ca sỹ cây nhà lá vườn đã trình bày những bản trữ tình điệu Tango, Boston ... rất hay. Đặc biệt giọng ca điêu luyện của phu nhân T. N. Thạnh CN 15. Các niên trưởng ngoài thất tuần khiêu vũ rất hăng say: một là luyện tập cho gân cốt thêm dẻo dai, hai là nhớ lại thời niên thiếu. Đôi khi ban nhạc cũng đánh những bản nhạc vui tươi điệu CHA CHA CHA, Twist ..., sàn nhẩy nhộn nhịp hẳn lên vói sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ. Hai cháu gái xinh đẹp của a/c N. K. Hãn CN2 biểu diễn rất đẹp mắt.

Cuộc vui nào rồi cũng có phút chia tay. 12 giò đêm đã gần kề, mọi người ra về trong sự luyến tiếc.

Quang Nguyen CN1
Last edited by nguyenvanquang on 23 Jul 09, Thu, 6:32 pm, edited 1 time in total.
User avatar
nguyenvanquang
Posts: 19
Joined: 04 Oct 05, Tue, 4:41 pm
Location: CN1, CA, USA

Re: Phóng Sự

Post by nguyenvanquang »

Tạp ghi buổi TIỆC CHIA TAY

(HẬU ĐẠI HỘI) ngày MAY-10-2009 tại tư gia a/cTrần kim Cảnh CN3


Theo chương trình đã thông báo trước, a/c T.K. Cảnh đã có nhã ý tổ chức buổi HẬU ĐH tại tư gia từ 13:00 đến 18:00. Khoảng 13:00 chiều a/c Thuần đã có mặt tại KS Mister Bed vói chiếc xe minivan. Lady first , nên các chị được mời lên xe , các anh còn lại cũng được các anh Hiếu, Thạnh tới sau chở đi. Xe chạy lối 10 phút là tới một villa rất khang trang , mát mắt , chứng tỏ chủ nhân đã bỏ nhiều thời giờ chăm sóc. Chúng tôi đã được a/c Cảnh tiếp đón, trong nhà đã có mặt giáo sư Nguyễn hoàng Sang, anh Ung văn Hổ CN7 v.v...
Sau khi mọi người tham dự đã có mặt , ngoại trừ một số a/c đã đi thăm bạn be` hoặc mua bán ở Paris, chúng tôi gồm lối 42 người dự tiệc buffet tại sân sau , gồm nhiều món ăn Việt Nam rất khoái khẩu do các chị trong ban tổ chức làm lấy (home made) . Từng toán nhỏ một ngồi quanh vài bàn dưới bầu trời âm u của ngày cuối xuân, người kể chuyện vượt biển vượt biên, kẻ nói về cuộc sống ngày đầu nơi quê hương thứ hai. Nhũng vấn đề thòi sự nóng bỏng như tỷ lệ thất nghiệp, cuộc suy thoái toàn cầu , dịch cúm gà ..v..v.. cũng được đem ra bàn thảo rất hăng say. Sau khi vừa được ăn vừa được nói là tới phần văn nghệ diễn ra trong phòng gia đình của khổ chủ . Ban nhạc ĐIẾC CON RÁY gồm anh Hiếu, Quân và Lê hữu luật Thao CN16 phụ trách. Anh Cảnh đã có nhã ý tặng anh Quân một ao' thể thao mầu xanh mang số 10 của cầu thủ Zidane để thưởng công đã làm MC rất độc đáo trong các buổi TIỀN và ĐẠI HỘI . Màn tếu của anh Thao : SƯ THÀY SƯ CÔ để gọi a/c Cảnh đã chọc cười khán giả không it'. Phần ca hát có anh Cảnh , chị Thạnh và các anh chị khác góp vui mà tôi quên mất tên. Mục kể chuyện tiếu lâm của anh Trương tiến Huân CN2 : giáo sư " coller " nữ thí sinh vào thi vấn đáp , tuy tục mà thanh , thanh mà tục ! tùy theo sự suy nghĩ của từng người. Vào phút cuối tôi dự tính phát biểu đôi lời cám ơn a/c Cảnh đã có nhã ý tổ chức tiệc chia tay và toàn thể các a/c trong ban tổ chức ĐHKSCN4 nhưng vì quá xúc động nên đã nghẹn ngào không nói nên lời. Sự việc này cũng làm anh Cảnh rơi lệ. Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc : anh Hiếu phát biểu cảm nghĩ đã làm tôi rơi lệ lần thứ nhì. Đối với tôi đây là một kỷ niệm khó quên nhất trong 4 kỳ ĐH vừa qua .
Quang Nguyen CN1
Last edited by nguyenvanquang on 26 Aug 09, Wed, 4:09 pm, edited 5 times in total.
User avatar
admindd
Site Admin
Posts: 469
Joined: 24 Feb 05, Thu, 7:19 am
Location: USA
Contact:

Re: Phóng Sự

Post by admindd »

CẢM NGHĨ VỀ ĐẠI HỘI KSCN KỲ 4 VÀ CHUYẾN DU LỊCH BẮC ÂU

Các anh chị bên Âu châu đã bỏ công sức để lo tổ chức đại hội kỳ 4 này; không những thế, lại còn tổ chức một chuyến du lịch Bắc Âu tiếp theo hai ngày họp mặt. Cảm công khó nhọc ấy, chúng tôi bèn thấy có phận sự đóng góp … gì đó. Không biết làm gì, chúng tôi xin đựoc đóng góp những cảm nghĩ “vụn” về chuyến đi chơi và sinh hoạt chung vào Tập San KSCN sắp tới như sau.

• Sinh hoạt chung trong chuyến du lịch sau khi họp mặt không những cho chúng ta có dịp quen biết nhau nhiều hơn, còn gây tình thân giữa những người tham dự. Hai đêm họp mặt và bốn ngày du lịch có lẽ còn hơn cả năm trời sống cùng một tỉnh. Dù bạn bè cũ luôn luôn “tay bắt mặt mừng” trong những kỳ đại hội trước kia, sau hai buổi ăn tối họp mặt, chia tay nhau dường như quá dễ dàng. Gặp nhau trong buổi ăn tối, sau khi nghe ban chấp hành tường thuật tin tức trong năm, bầu bán, và dự tính cho tương lai, mọi người chỉ có đủ thì giờ để hỏi thăm bạn bè cùng lớp, cùng sở, hoặc cùng … "trại giam" về công viêc làm của nhau và những “tin tức lớn” của gia đình.

Nhất là những “bà xã”, nếu không quen biết nhau từ trước, thì thật sự tâm trạng chung khi đi dự đại hội chỉ là “do good deed” cho ông chồng của mình. Không cùng ngủ gật trên xe bus, không cùng kéo hành lý trên những con đường “cobblestone” gập ghềnh dẫn đến khách sạn, không giúp nhau khiêng hành lý lên lầu cao trong cầu thang chật hẹp, không cùng đi tắm với “garde de corp”, không cùng càu nhàu hay hoan hỉ vì thức ăn ở những chốn xa xôi, không chia nhau cái kẹo, chút thuốc gội đầu, máy sấy tóc, dây cắm điện … sau hai buổi họp, trên đường về, đầu óc ai cũng đã tự động hướng về công việc thường nhật của mình ngay hôm sau.

Lần này, chia tay nhau cũng có chút bùi ngùi, lòng mong mỏi đến kỳ họp mặt tới để gặp nhau lần nữa. Đường về đầy hình ảnh của những người “bạn mới” và kỷ niệm của những ngày vừa qua.

• Một tràng pháo tay cho những “hậu duệ” của KSCN. Và xin ngả nón chào các đấng sinh thành ra những “hậu duệ” đã khéo hướng dẫn những tinh hoa của đất nước này ý thức và sử dụng được sự giàu có tinh thần của mình: vui vẻ trong đời sống Mỹ, nhưng không quên nguồn gốc phong tục Việt Nam, sống cuộc sống trẻ của chính mình nhưng vẫn thông cảm được với cha mẹ, cùng vui được với cha me và bạn bè, hăng hái giúp đỡ khi cần thiết, rất nhiệt tình và cực kỳ lễ phép!

Hậu duệ của anh chị Nguyễn Hồng Quân (CN17) đã không lần họp mặt nào là không có mặt và tích cực đóng góp. Hậu duệ của anh chị Nguyễn Khắc Hãn (CN2), đã rất lăng xăng trong khi đi du lịch cùng với “phái đòan”: “Dạ để tụi con đứng giữ cửa xe điện thì sẽ không bác nào bị sót lại”, “Dạ tụi con sẽ TRÔNG các bác” (nghe vừa tức cười vừa cảm động).

Hậu duệ của anh chị Phạm Văn Hiếu (CN18 ) đã chạy từ toa bên cạnh đến nhắc hai bác chuyển xe điện vì được thông báo có tai nạn bất thình lình và hai bác thì nghe tiếng Tây cũng như vịt nghe sấm.

Hậu duệ của anh chị Nguyễn Thành Ngưu (CN7) đã lấy ngày phép để cùng với má giúp ba đi chơi. (Người viết hi vọng không bỏ sót hậu duệ nào trong chuyến du lịch này, nhưng nếu có, xin cáo lỗi cùng các cháu).

Và cuối cùng, tất cả các “hậu duệ” đều là “world class paparazzi”! Không bỏ qua một cơ hội “group photos” nào cả. Chụp hình như máy, và mỗi lần cho khoảng một chục cái máy đã đựoc “gửi gấm” trên cổ. Xin cám ơn các cháu đả giúp đỡ rất nhiều và đem đến thêm nguồn vui cho đại hội!

• Sinh họat chung và chia xẻ với nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống lứa đôi của mọi người cũng làm cho những người bạn đường cảm thấy thương nhau nhiều hơn. Chứng kiến những “hiccups” của ngừoi khác giúp mình tự nhìn thấy chính mình (không có gì lạ), và tự hiểu rằng mối dây liên hệ của mình và người bạn đường thực sự vượt trên những xung khắc thường ngày.

Đi nghỉ hè chung đã cho mọi đôi lứa có dịp “giác ngộ” về cuộc sống của mình: những “collision” mỗi ngày thường do môi trường mà ra, trong khi đó, mối liên hệ vợ chồng đã như rễ cây, lâu ngày đã lan tràn và bám chặt vào miếng đất của cả khu vườn … đời/ tình ái (cải lương)/ địa đàng/ trần gian/ địa ngục … maybe a little bit of everything, đã cùng nhau vun xới. Càng cười vui với nhau khi những “bất đồng ý kiến” xảy ra bất thình lình và trước sự hiện diện của đông đủ bạn bè xung quanh, đêm về càng nhận thức được giá trị thật sự của cuộc sống chung, và của người bạn đường của mình. Không những thế, lại còn cảm thấy gần gủi với bạn bè nhiều hơn: ai cũng vậy!

Không có một bóng hồng quần nào không có lúc buồn giận vì cảm thấy mình đã trở thành “vô hình”: cơm nứoc tự động bò ra bàn, quần áo tự động nhảy vào máy rồi tự xếp chui vào tủ. Và từ các đàn anh khóa 1 cho tới đàn em khóa 19, có lẽ không có một đấng mày râu nào lại không có lúc cảm thấy bực dọc vì mình như chim mất cánh!

Đựoc nghe lời than thở trong lúc bực dọc của một “dân húi cua”, “người ấy” của tôi đã tức cảnh sinh tình xuất khẩu một câu rất chí lý (hiếm hoi) “Bây giờ mình đều như chim hót trong lồng cả. Nhưng khổ cái mở của lồng ra cũng cứ không bay đi!” Mọi người cùng cười khà khà vui vẻ cả. Thế mới biết con người thực sự là một “social animal”. Không có bạn bè, không biết mình sẽ đi về đâu?

Hẹn gặp lại trong kỳ Đại Hội Sydney!

Northridge, California, USA
Tháng Năm, 2009
Yến Chi
(Một nữa kia của Nguyễn Huy Động CN13)
User avatar
admindd
Site Admin
Posts: 469
Joined: 24 Feb 05, Thu, 7:19 am
Location: USA
Contact:

Re: Phóng Sự

Post by admindd »

CHỮ VIỆT KHÔNG DẤU, NGÔN NGỮ MIỀN TRUNG

(Chuyện vui có thật, 18-7-2009)

Anh Ung Văn Hổ (CN7) ở Toronto nhưng làm việc ở Guelph, và thỉnh thoảng vẫn đi ăn trưa với anh Dõng (CN12). Anh Lê Văn Khuê (CN13) cũng có một thời gian làm việc ở Guelph với anh Hổ, thường đến thăm chúng tôi những năm mới qua và lúc con gái còn học ở Đại Học Guelph.

Bây giờ anh Hổ đã về hưu, con gái anh Khuê đã rời trường Guelph nên các anh Hổ và Khuê không còn về Guelph thường xuyên nữa.

Ngày thầy N.Đ. Phú về thăm Toronto, như đã chờ đợi từ lâu, anh Dõng tổ chức họp mặt CN Ontario tại Guelph (20-6-2009). Ngày họp mặt phải định theo lịch trình ở Toronto của thầy Phú nên cái “deck” chỉ mới làm được 1/3, và rất tiếc là không có sự sự hiện diện của anh chị Hổ. Hôm đó anh chị Hổ bận đi dự tiệc Father Day do con gái tổ chức 2 ngày tại Niagara Falls.

Sẵn dịp “deck” đã làm xong và họp CN thì mới họp đây nên anh Dõng chỉ mời nhóm “CN Ái Hữu Guelph” vui chơi theo email:

Bao tin la deck da xong va da co pool table. Moi AC Ho va Khue thu Bay nay len Guelph choi. Chuong trinh:
di keo ghe o Kitchener
tan doc
danh billiards
shopping
Neu co mat o nha toi duoc luc 11:00 AM thi tot.
Hen gap nhau.
Dong

Và nhận được trả lời chấp thuận của các anh chị Hổ và Khuê.

Miền Trung chúng tôi dùng danh từ “kéo ghế” có nghĩa là mình đi ăn ở nhà hàng. Vì đã rủ nhau đi ăn ở nhà hàng nhiều lần (theo kiểu Âu Mỹ- chung nhau trả tiền) nên việc đi ăn nhà hàng rất khỏe và tiện. Chúng tôi thong thả hưởng nhàn, đi làm như thường lệ, không đi chợ, không nấu bếp chuẩn bị.

Đến đúng giờ hẹn, nghe bấm chuông, ra mở cửa thấy anh chị Hổ và anh chị Khuê lỉnh kỉnh mang theo thức ăn chay và bánh tráng miệng. Chúng tôi ngở ngàng: “Mình đi kéo ghế mà, sao các anh chị lại đem theo đồ ăn?”. Các anh chị Hổ & Khuê ngạc nhiên hỏi “Đi kéo ghế là đi đâu?”. Tụi tôi cũng ngạc nhiên không kém và trả lời “Đi kéo ghế là đi ăn ở restaurant!” rồi mới nhớ ra là danh từ “Đi kéo ghế” là chữ của người miền Trung và chưa có phổ thông ở Nam Kỳ. Mọi người cùng cười vang! Anh chị Hổ và Khuê nói “Vậy mà tụi tôi tưởng anh chị rủ đi “kéo ghe” (boat) nên chuẩn bị nón và áo lạnh sợ đi kéo ghe ở hồ (lake) bị lạnh vì gió!

Thảo nào thấy email trả lời nói là “chương trình nào cũng hấp dẫn”, chắc vì thấy mục “kéo ghe” hấp dẫn quá và chỉ có ở Guelph Lake?
Bây giờ phải tính sao đây? Anh Dõng đề nghị vẫn tiếp tục chương trình như dự tính.

Đi “kéo ghế” ở Kitchener - thành phố kế cận Guelph- vẫn cười to khi ở nhà hàng lúc nhắc đến chuyện “kéo ghe”. Xong phần Dim Sum, các ông thả các bà ở tiệm áo quần để tha hồ shop và hẹn một giờ sau sẽ đến đón.Trong khi chờ đợi, các ông vào tiệm cà phê bên kia đường để bàn chuyện tương lai (!!)

Trở lại về Guelph, các ông đánh billiards, và ban đầu có sự cổ vỏ của các bà .
Vì sự hiểu lầm “kéo ghế” nên các anh chị Toronto phải ở lại đến chiều để thanh toán các món ăn “pot luck”.

Trong buổi ăn chiều chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm của các Kỳ Đại Hội vừa qua và tất cả đều công nhận là các Đại Hội đã cho mình những ngày tuyệt vui rất khó tìm.
Thầy Cô T.K. Cảnh, anh chị L.D. Trường va Ban Tổ Chức Đại Hội đã lo lắng tận tình cho các tham dự viên. Chúng tôi lưu luyến mãi những ngày ở Europe.

May mắn cho tất cả là các anh N.V. Quang, Đ.H. Hổ và chị Yến Chi đã ghi lại những chi tiết trong các ngày Tiền Đại Hội, Đại Hội, Tiệc Chia Tay và du ngoạn Europe để chia xẻ niềm vui cùng kỷ niệm.

Chúng tôi nhắc đến Thầy Cô N.H. Sang đã bất ngờ đề nghị hướng dẫn du lịch London, làm cho sự lo ngại “không biết mình phải đi bằng gì và đi đâu ở London cho kịp giờ về Paris?” của phái đoàn Toronto (10 người) tan biến. Có lẽ vì Thầy Cô Sang sẽ hướng dẫn đi thăm London nên phái đoàn đi London được tăng cường lên 14 người (anh chị P.P. Ngọc Montreal và các anh Đức & L.H. Giáo USA). Trong một ngày ở London Thầy Cô Sang đã hướng dẫn đi nhiều nơi với nhiều phương tiện như subway, xe buýt 2 tầng, thyền và dĩ nhiên là đi bộ cũng nhiều.

Thầy Sang giải thích rất chi tiết mỗi địa danh, anh Giáo đã tỉ mỉ ghi chép. Chúng tôi thấy vui quá vì được thăm nhiều thắng cảnh, được đến gần các lính mặc áo đỏ, được đi shop …, chỉ lo chụp hình và chuyện trò, không ghi chép gì cả nên nếu trở lại London chắc sẽ “quên đường về”.

Nhắc lại chuyện đi London, không ngờ là khó khăn để mua vé hơn là dự tính. Trước đây thấy có Website của GrayLine quảng cáo tổ chức đi Paris-London 1 ngày bằng Eurostar nên nghĩ là có thể theo tour này. Phút chót sau khi đã có chương trình cho hết các ngày ở Europe và để dành ngày thứ sáu để đi London thì mới biết là tour này không tổ chức vào ngày thứ sáu May 15. Website RailEurope.ca lúc đó chưa có eticket nên không dám mua vì sợ nhận vé trễ nếu họ gửi qua bưu điện. Vào website voyages-sncf.com do anh V.Đ. Thuần giới thiệu, đến khi trả tiền etickets thì họ không nhận credit card Canada! Anh L.V. Khuê phải điện thoại qua anh N.T. Lập kêu cứu và cuối cùng cháu Toàn (con trai anh Lập) đã mua dùm 10 vé Paris-London trước khi cháu lên đường đi công tác xa. Toàn còn cẩn thận làm 1 tờ chỉ dẫn những địa danh nên đi xem ở London. Nhóm Toronto nhìn tờ chỉ dẫn nhưng không biết làm thế nào để đi, thôi thì “đến đâu hay đó”.
Được găp lại Thầy Cô Sang trong ngày Tiền Đại Hội, sau lần gặp ở Montreal khoảng năm 1982, thầy cô vẫn nhớ đến học trò và bạn cũ, thật là cảm động!

Mọi người đều đồng ý là phải có thêm nhiều bài viết góp vào Diễn Đàn cho phong phú.
Sau lần đi du lịch Washington DC vào dịp Đại Hội 2, chị Hồng (N.Đ. Ứng CN13) đã nhanh chóng viết bài tường thuật rất vui.
Sau Đại Hội 4 và nhân dịp đi du lịch Europe, chị Yến Chi (N.H. Động CN13 ) đã viết bài cảm nghĩ rất ân cần.

Theo bước chân các dâu Công Nghệ, xin viết vài dòng ghi lại chuyện vui và cũng nhân tiện để phổ biến danh từ “KÉO GHẾ” của Trung Kỳ

20/7/2009
Huyền Khuê (T.N. Dõng CN12)
Post Reply