Cuộc Cải cách Ruộng Đất 50 Năm trước

Tài liệu tham khảo (Tin tức về lịch sử xin vô Phòng Đọc Báo)

Moderator: HungNguyen

User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Phần 10: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2006-05-21

Kỳ này là bài thứ 10 và cũng là bài cuối, tổng kết về cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất để đem lại ruộng đất cho người nông dân, đã được thực hiện trong suốt mấy năm trời trên toàn lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hoà trứơc khi đảng Cộng sản nhận sai lầm và sửa sai.

Image
Tòa án nhân dân trong giai đọan cải cách ruộng đất.
File photo

Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc đã chấm dứt và cuộc sửa sai bắt đầu từ mùa thu năm 1956. Nói về thành quả của cuộc cách mạng đựơc coi là “long trời lở đất” này, nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng nhận định:

“Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất, đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ.

Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.

Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.


Ngoài ra, liều lượng khủng bố của cộng sản đối với nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng, và ghép họ vào trong khuôn phép cộng sản, ổn định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở của xã hội nông thôn miền Bắc”.

Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài Á châu tự do đã đưa ra hình ảnh so sánh vùng quê ở miền Bắc trứơc và sau khi tiến hành cải cách ruộng đất như sau:

“Bây giờ thì cần phải nói như thế này, cái này là kinh nghiệm cá nhân. Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì tôi tham gia một đoàn tuyên truyền xung phong. Chúng tôi đi đâu mà còn có cái ăn thì đó là những người giàu có, sau này thì bảo đó là những địa chủ.

Nhưng lúc đó thì chúng tôi chẳng hiểu họ là địa chủ hay họ là cái gì. Họ là những người hằng tâm, hằng sản nuôi bộ đội, cho cán bộ và cho chúng tôi nữa (đoàn tuyên truyền xung phong), đến là có cái ăn. Tất cả những người đó khi chúng tôi hỏi thăm thì đều bị đấu tố, bị vứt ra ngoài lề của xã hội mà họ gọi là mới.

Về sau này tìm hiểu thì tôi thấy có một cái tệ, tức là đấy không phải là một cuộc cải cách ruộng đất. Bởi vì nếu là một cuộc cải cách ruộng đất thì trước cải cách ruộng đất phải có điều tra tình hình ruộng đất.

Tôi nhớ, vào giai đoạn đó tôi không đọc được một bản điều tra nào về tình hình ruộng đất ở Việt Nam cả. Sự phân bổ ruộng đất, bao nhiêu phần trăm là địa chủ, bao nhiêu phần trăm là trung nông, phú nông, bần nông, chẳng hạn như thế. Họ không cần cải cách ruộng đất, tức là không muốn phân bố lại ruộng đất sao cho nó hợp lý. Mà căn bản, đó là một cuộc đấu tranh chính trị.

Ruộng đất đối với cải cách ruộng đất là một cái cớ để cào xới lại, đưa lại rất nhiều những quyền lợi, mà cũng không phải rõ ràng lắm, cho nông dân. Nông dân vùng lên đấu tranh làm cách mạng, người cày phải có ruộng.

Thế nhưng thật sự ra thì khi tiến hành tất cả những cái đó thì ruộng đất có một thời gian là có cắm cờ, rồi phân thửa ruộng này là của ông A, ông B rồi đóng cọc. Các bạn có xem những cái phim, chắc là bây giờ còn lại trong tư liệu, còn cả đấy. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi thì nó là tổ vần công, tổ đổi công xong thì họ lại cũng không có gì nữa.”
Lời kể của người trong cuộc

Ông Nguyễn Minh Cần, một người từng là phó chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà nội và trực tiếp tham gia chiến dịch sửa sai cũng phân tích về những hậu quả của cụôc cải cách ruộng đất. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần sau đây:

Nguyễn An: Thưa ông, bây giờ trở lại cuộc cải cách ruộng đất cách đây 50 năm. Theo ông thì cuộc cải cách ruộng đất đó để lại những hậu quả gì, những di hại gì?

Ông Nguyễn Minh Cần: Cái cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về rất nhiều mặt.

Nguyễn An: Xin Ông vui lòng phân tách từng điểm một?

Ông Nguyễn Minh Cần: Điểm thứ nhất: Đây là một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ. Nếu nói theo từ ngữ hiện nay thì phải nói đây là một cuộc diệt chủng vì kỳ thị giai cấp. Bổng dưng lập ra lệnh cải cách ruộng đất, đưa những đoàn người về và tha hồ qui người ta lên là địa chủ.

Trên 172.000 người là nạn nhân. Tôi cón phải nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân.

Hậu quả thứ hai là phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn, là vì từ trước ải nói dù rằng có thể có bóc lột, có thể có gì đấy với nhau, nhưng người nông dân sống với nhau là lá lành đùm lá rách, rất hòa hiếu với nhau.

Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn.

Nguyễn An: Thưa ông, có phải ông muốn nói rằng cuộc cải cách ruộng đất đặt trên cơ sở là gây sự căm thù để phát động quần chúng, và sau đó sự căm thù đó lớn rộng và nó tiếp tục còn lại sau khi cuộc cải cách ruộng đất đã chấm dứt không?

Ông Nguyễn Minh Cần
: Đúng như vậy.

Nguyễn An: Thưa , điểm thứ ba là gì?

Ông Nguyễn Minh Cần: Hậu quả thứ ba là phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc. Từ xưa đến nay cha đối với con, mẹ đối với con, vợ chồng đối với nhau, họ hàng cha chú đối với nhau đều có một luân thường đạo lý. Nhưng cải cách ruộng đất về xúi dục con tố cha, vợ tố chồng, nàng dâu tố mẹ chồng, bố chồng v.v... đấu đá lẫn nhau như vậy.

Nguyễn An: Và gọi mày tao mi tớ hết?

Ông Nguyễn Minh Cần: Vâng. Như vậy, luân thường đạo lý tan hoang.

Nguyễn An: Thưa ông, theo ông thì những cái mà phá hoại nền tảng luân lý đạo đức, rồi sự hòa hiếu ở trong nông thôn đó cách đây 50 năm thì được khai thác tối đa để hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất... tinh thần như thế sau bao nhiêu lâu mới phục hồi được? Hay bây giờ nó vẫn còn là những vết thương rỉ máu?

Ông Nguyễn Minh Cần: Theo tôi, vì cho đến nay chưa có một sự sám hối rõ ràng. Chưa có một tuyên bố rằng chính sách hận thù giai cấp là một chính sách không đúng. Phải nói thật rằng bây giờ thì 50 năm đã qua thì người ta yên như vậy, nhưng lòng hận cũ không phải là đã hết.

Còn một điểm tôi cũng muốn nói nữa là hậu quả thứ tư: Nó phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc. Vì khi làm cải cách ruộng đất thì các ông đều có cái ý hướng là tiêu diệt các tôn giáo, chèn ép các tôn giáo, tước đoạt tài sản của các tôn giáo để làm cho các tôn giáo không tồn tại được một cách độc lập.
Last edited by uncle_vinh on 26 Sep 14, Fri, 4:54 pm, edited 1 time in total.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Chúng Tôi Muốn Sống

Star: Lê Quỳnh, Mai Trâm
Ðạo Diễn: Vĩnh Noãn


Image

Image

The story you are about to see is based on true events that took place in north VietNam.

In 1952-54, unseen by the outside world. Ho chi Minh 's communists imposed a reign of terror throughout the countryside to elilimate the opposition.
This led to the massive exodus of onemillion refugees to the republic of south Vietnam.
All actors and extras in the film are actual refugees, fortraying their own tragic story.

In recent years, after the fall of Sai Gon, more than one million boat people in search of freedom have continued to flee Vietnam.
Nearly half have died at sea. Their desperate journeys confirm the tyranny that still exists under communist rule, and the urgent need for the people of the free world to learn from their experience.


Image

Ðại độ trưởng Vinh là một anh hùng dân tộc, với những chiến công hiển hách cũa anh trên khắp các mặt trận, thực dân Pháp nghe nói đến tên anh đều phải vở mật. Với biết bao công lao chiến trận cũa anh...

Chinh Ủy (CU): Ðồng chí đại đội trưởng Vinh, hôm nay bên ta thâu được rất nhiều chiến lợi phẩm. Bác và đảng rất hài lòng, tôi sẽ báo cáo lên thượng cấp để Ð/C được nghĩ phép.

Vinh: Cám ơn Ð/C CU , tôi chiến đấu đây cốt không mong được ân thưởng, mà mục đích cũa tôi là góp phần vào công cuộc giãi phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân và bất cứ một chế độ áp bức nào khác. Tôi chỉ biết chiến đấu cho chính nghĩa cũa quốc gia...thế thôi

Image

Image

Image

Vinh được phép về quê thăm mẹ, gặp người yêu tên Lan. Hai người dịnh sau chiến tranh , nước nhà sạch bóng thực dân Pháp, hai người sẽ làm đám cưới...

Image

Ông bà Long , cha mẹ cũa Vinh. Một địa chủ....

Image

Cô Lan người yêu Vinh

Image

Image

Image

Vinh: Lan ạ, ngày mai anh phải xa em , anh đau khổ lắm nhưng ngoài tình yêu em, anh còn có tình yêu tổ quốc. Kẻ làm trai trong thời loạn , anh phải có bổn phận gánh vác. Anh chỉ về phép được 4 ngày. Thời gian trôi qua nhanh qúa...

Lan: Trong làng ta em co nghe nói tới cãi cách điền địa. Anh có nghe nói tới không?.

Vinh: Anh chỉ nghe nói tới lý thuyết, nhưng lý thuyết là 1 chuyện còn thưc hiện lại là 1 chuyện khác. Hảy để xem họ thực hiện ra sao cái đã.

Vinh: Em haỷ nhìn ruộng luá xanh tươi đàng kia thì biết. Không phải la chỉ tiêu diệt 1 giai cấp này rồi lập lại 1 giai cấp khác là đũ để dem lại hạnh phúc cho toàn dân. Anh cũng đồng ý chính sach cãi cách điên địa xong phải cho nó có nhân đạo một chút....Nếu anh không lầm thì chính sách cãi cách điền địa nó liên quan đến cả đời sống cũa một dân tộc...

Hai người ngậm ngùi chia tay nhau....

Vinh đang đọc thư cũa Lan: "Anh Vinh yêu qúi, đã 1 năm qua, ngày tháng vẫn trôi giòng suối vẫn chãy. Em viết bức thư này cho anh chẳng hiểu có đến được tay anh không...

Nếu anh nhận được thì anh biết cho rằng em đang cầu nguyện ngày đêm cho anh về được với gia đình và em , trong khi anh xông pha trên khắp các mặt trận thì đầu năm nay, chính sách áp dụng quần chúng đấu tranh chông địa chủ bắt đầu áp dụng thật là 1 quốc kế dân sinh vĩ đại ,bởi vì nhờ chính sách đó mà dân ta có thể thực hiện được người cày có ruộng cày.

Muốn thực hiện đươc điều ấy giai cấp nông dân phải diệt trừ giai cấp địa chủ. Vì quyền lợi cũa 2 giai cấp ấy trái ngược nhau tuy thế em tin tưởng rằng chính phủ sẽ công minh sáng suốt , không trừng trị những hạng địa chủ như thầy mẹ ở nhà vì những người ấy đã ủng hộ phong trào kháng chiến và không bóc lột nhân dân..."

Image

Vinh bị Ð/C chính ủy ghen ghét nên bị bắt giải về điạ phương với lý do là...con cũa địa chủ bóc lột.

Vinh: "thưa đồng chí sao lại lệnh bắt tôi cũa công an, tôi thuộc bộ đội cơ mà.

CU: Tôi không cần biết. Tôi chỉ thừa lệnh cũa cấp trên. Yêu cầu Ð/C giao nộp súng ống...

Image

Quan cảnh Tòa Án Nhân Dân Ðấu Tố Ðịa Chủ...

Image

Ðứa con nuôi cũa ông bà Long bị buộc phải đấu tố cha mẹ mình...

Image

Image


Tên Ð/C Ðấu Tố Cò Mồi hăm doạ người ra đấu tố...

Image

Vinh về đến làng.....

Vinh: Ðại đội trưởng Vinh đây, tôi nói đây không phải là cho cá nhân tôi mà noí cho cha mẹ tôi và cho cả tổ quốc cũa chúng ta.

Chủ tịch: Anh không có quyền cãi. Tên địa chủ này đã nhận hết tội lỗi cũa hắn rồi.

Vinh: Ð/c nói sao , tôi không có quyền cãi à...Trước tòa án nhân dân này tôi lại không có quyền cãi hay sao. Tôi đã từng chiến đấu để giãi phóng dân tộc mà tôi không có quyền cãi trước tòa án nhân dân này hay sao?. Một người con không có quyền bào chữa cho cha mẹ hay sao?. Tôi thừa biêt các đ/c đã buộc tội cha mẹ tôi trước khi lập lên cái tóa án hân dân này.

Xin các đ/c hảy nghe tôi nói , các đ/c có thể tin được ở những lời tố cáo bởi vì họ bị đánh đập tàn nhẩn như thế này. Tại sao các đ/c không để tôi nói , các đ/c sợ vì tôi sẽ vặch trần mặt nạ cũa các đ/c ở đây ra..

Nào những ai đã từng chiến đấu cho độc lập tự do cũa tổ quốc...hảy cùng nhau bước ra khỏi hàng. Sao các đ/c chưa từng chiến đấu cho tổ quốc à...hỏi các đ/c có bao giờ giúp đở kháng chiến như cha mẹ tôi chưa...

Image

Image

Ông Long nói với bà Long trước khi bị đem ra cho máy cày chém đầu: Thôi bà ạ..đàng nào cũng 1 lần chết, dù mình có chết oan chăng nữa thì hảy để cho con cháu mình được hảnh diện rằng cha mẹ nó chết cho tự do cũa tổ quốc...

Image

Image

Image

Chủ tịch: Ð/c Lan tôi cảng cáo chị không được thân mật với phản động....

Lan: Nhung tôi yêu anh Vinh vì tôi chỉ là người. Hể là người thì ai cũng phải có tình cảm...vả lại anh ấy có làm hại gì ai đâu

Chủ tịch: Hừ..tình cảm ..trái tim con người cũa đ/c phải đem phụng sự cho chủ nghiả cho đoàn thể chứ không đem cho chủ nghĩa cá nhân. Ðó chỉ là cảm giác cá nhân đê hèn yếu đuối...Vinh là kẻ thù cũa dân tộc. Ð/c Lan phải chọn hoặc là hắn hai là tổ quốc....

Image

Image

Cảnh Chém đầu địa chủ..........

Image

Image

Image

Cán bộ CS hô hào nông dân ném đất và đá....

Image

Một cuốn phim Bi , Hận, Tình, những tình khúc thật éo le làm nhức nhối hàng triêu triệu con tim người miền Nam trước 1975. Nhưng mọi người sau khi xem phim đều cho rằng đó là một phim tuyên truyền. Ngưòi miền Nam cho rằng giữa con ngưòi với nhau đâu thể nào đối xử như xúc vật..??? Họ không tin, dân miền Nam không tin...mặc dù tất cả những người di cư miền Bắc 1954 đã kêu gào lên đó là sự thật, sự thật 100%.

Dân Miền Nam hiền hòa quá , họ không thể nào tưởng tượng nôi những ác tánh dã thú cũa con ngưòi cộng sản. Sau 1975. Mọi người dân miền Nam trắng dã con mắt ra.


Tin Cộng Sản Là Tự Sát
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Cuộc Cải cách Ruộng Đất 50 Năm trước

Post by uncle_vinh »

Phần 10: Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất”

Image

Kỳ này là bài thứ 10 và cũng là bài cuối, tổng kết về cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất để đem lại ruộng đất cho người nông dân, đã được thực hiện trong suốt mấy năm trời trên toàn lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hoà trứơc khi đảng Cộng sản nhận sai lầm và sửa sai.

Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc đã chấm dứt và cuộc sửa sai bắt đầu từ mùa thu năm 1956. Nói về thành quả của cuộc cách mạng đựơc coi là “long trời lở đất” này, nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng nhận định:

“Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất, đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ.

Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.

Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.

Ngoài ra, liều lượng khủng bố của cộng sản đối với nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng, và ghép họ vào trong khuôn phép cộng sản, ổn định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở của xã hội nông thôn miền Bắc”.

Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài Á châu tự do đã đưa ra hình ảnh so sánh vùng quê ở miền Bắc trứơc và sau khi tiến hành cải cách ruộng đất như sau:

“Bây giờ thì cần phải nói như thế này, cái này là kinh nghiệm cá nhân. Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì tôi tham gia một đoàn tuyên truyền xung phong. Chúng tôi đi đâu mà còn có cái ăn thì đó là những người giàu có, sau này thì bảo đó là những địa chủ.

Nhưng lúc đó thì chúng tôi chẳng hiểu họ là địa chủ hay họ là cái gì. Họ là những người hằng tâm, hằng sản nuôi bộ đội, cho cán bộ và cho chúng tôi nữa (đoàn tuyên truyền xung phong), đến là có cái ăn. Tất cả những người đó khi chúng tôi hỏi thăm thì đều bị đấu tố, bị vứt ra ngoài lề của xã hội mà họ gọi là mới.

Về sau này tìm hiểu thì tôi thấy có một cái tệ, tức là đấy không phải là một cuộc cải cách ruộng đất. Bởi vì nếu là một cuộc cải cách ruộng đất thì trước cải cách ruộng đất phải có điều tra tình hình ruộng đất.

Tôi nhớ, vào giai đoạn đó tôi không đọc được một bản điều tra nào về tình hình ruộng đất ở Việt Nam cả. Sự phân bổ ruộng đất, bao nhiêu phần trăm là địa chủ, bao nhiêu phần trăm là trung nông, phú nông, bần nông, chẳng hạn như thế. Họ không cần cải cách ruộng đất, tức là không muốn phân bố lại ruộng đất sao cho nó hợp lý. Mà căn bản, đó là một cuộc đấu tranh chính trị.

Ruộng đất đối với cải cách ruộng đất là một cái cớ để cào xới lại, đưa lại rất nhiều những quyền lợi, mà cũng không phải rõ ràng lắm, cho nông dân. Nông dân vùng lên đấu tranh làm cách mạng, người cày phải có ruộng.

Thế nhưng thật sự ra thì khi tiến hành tất cả những cái đó thì ruộng đất có một thời gian là có cắm cờ, rồi phân thửa ruộng này là của ông A, ông B rồi đóng cọc. Các bạn có xem những cái phim, chắc là bây giờ còn lại trong tư liệu, còn cả đấy. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi thì nó là tổ vần công, tổ đổi công xong thì họ lại cũng không có gì nữa.”
Lời kể của người trong cuộc

Ông Nguyễn Minh Cần, một người từng là phó chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà nội và trực tiếp tham gia chiến dịch sửa sai cũng phân tích về những hậu quả của cụôc cải cách ruộng đất. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần sau đây:

Nguyễn An: Thưa ông, bây giờ trở lại cuộc cải cách ruộng đất cách đây 50 năm. Theo ông thì cuộc cải cách ruộng đất đó để lại những hậu quả gì, những di hại gì?

Ông Nguyễn Minh Cần: Cái cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về rất nhiều mặt.

Nguyễn An: Xin Ông vui lòng phân tách từng điểm một?

Ông Nguyễn Minh Cần: Điểm thứ nhất: Đây là một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ. Nếu nói theo từ ngữ hiện nay thì phải nói đây là một cuộc diệt chủng vì kỳ thị giai cấp. Bổng dưng lập ra lệnh cải cách ruộng đất, đưa những đoàn người về và tha hồ qui người ta lên là địa chủ.

Trên 172.000 người là nạn nhân. Tôi cón phải nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân.

Hậu quả thứ hai là phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn, là vì từ trước ải nói dù rằng có thể có bóc lột, có thể có gì đấy với nhau, nhưng người nông dân sống với nhau là lá lành đùm lá rách, rất hòa hiếu với nhau.

Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn.

Nguyễn An: Thưa ông, có phải ông muốn nói rằng cuộc cải cách ruộng đất đặt trên cơ sở là gây sự căm thù để phát động quần chúng, và sau đó sự căm thù đó lớn rộng và nó tiếp tục còn lại sau khi cuộc cải cách ruộng đất đã chấm dứt không?

Ông Nguyễn Minh Cần
: Đúng như vậy.

Nguyễn An: Thưa , điểm thứ ba là gì?

Ông Nguyễn Minh Cần:
Hậu quả thứ ba là phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc. Từ xưa đến nay cha đối với con, mẹ đối với con, vợ chồng đối với nhau, họ hàng cha chú đối với nhau đều có một luân thường đạo lý. Nhưng cải cách ruộng đất về xúi dục con tố cha, vợ tố chồng, nàng dâu tố mẹ chồng, bố chồng v.v... đấu đá lẫn nhau như vậy.

Nguyễn An: Và gọi mày tao mi tớ hết?

Ông Nguyễn Minh Cần: Vâng. Như vậy, luân thường đạo lý tan hoang.

Nguyễn An: Thưa ông, theo ông thì những cái mà phá hoại nền tảng luân lý đạo đức, rồi sự hòa hiếu ở trong nông thôn đó cách đây 50 năm thì được khai thác tối đa để hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất... tinh thần như thế sau bao nhiêu lâu mới phục hồi được? Hay bây giờ nó vẫn còn là những vết thương rỉ máu?

Ông Nguyễn Minh Cần: Theo tôi, vì cho đến nay chưa có một sự sám hối rõ ràng. Chưa có một tuyên bố rằng chính sách hận thù giai cấp là một chính sách không đúng. Phải nói thật rằng bây giờ thì 50 năm đã qua thì người ta yên như vậy, nhưng lòng hận cũ không phải là đã hết.

Còn một điểm tôi cũng muốn nói nữa là hậu quả thứ tư: Nó phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc. Vì khi làm cải cách ruộng đất thì các ông đều có cái ý hướng là tiêu diệt các tôn giáo, chèn ép các tôn giáo, tước đoạt tài sản của các tôn giáo để làm cho các tôn giáo không tồn tại được một cách độc lập.
Post Reply