Sự thật về Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo (Tin tức về lịch sử xin vô Phòng Đọc Báo)

Moderator: HungNguyen

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Sự thật về Hồ Chí Minh

Post by uncle_vinh »

SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH

Lịch sử cận đại của Việt Nam luôn luôn đi liền với hình ảnh của một nhân vật được nhiều người nhắc nhở :

Soi sáng những vùng tối của lịch sử, thấu đáo những biến cố từ cuộc chiến Việt Nam vừa qua, không thể không tìm hiểu sự thật về con người và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đánh giá chính xác về Hồ Chí Minh chính là góp phần nhận định chiều hướng diễn biến của thực tế xã hội Việt Nam hôm nay.

Rất tiếc, Hồ Chính Minh không nằm trong số những nhân vật mà toàn bộ cuộc sống và con người là những trang sách luôn mở rộng cho bất kỳ ai muốn tìm đọc.Cuộc sống và con người của ông luôn lẫn khuất sau nhiều lớp màn che với những màu sắc mờ ảo của một thứ huyền thoại.

Để xua đi những mây mù vây quanh Hồ Chí Minh cần có những nổ lực tiến đến sự thật .Đó là chủ đích của cuốn phim (mời các bạn bấm vô link dưới đây để xem):

SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH:

Phần 1 -- Phần 2 -- Phần 3 -- Phần 4 -- Phần 5.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự thật về Hồ Chí Minh

Post by uncle_vinh »

Giới trẻ nghĩ gì về Tư tưởng Hồ Chí Minh? (phần 1)

Trà Mi, phóng viên RFA
2009-09-14

Bản tin thời sự đài truyền hình VTV mới đây loan tin phong trào học tập và làm theo gương Hồ Chủ Tịch do chính quyền phát động đã lan rộng đến cả giới tu sĩ, tăng ni-phật tử.

Image
Photo: RFA
Hình ảnh trong phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh".

Theo VTV, một số chùa ở Vĩnh Long và An Giang tích cực hưởng ứng bằng cách chiêm bái và tôn thờ ảnh - tượng vị lãnh đạo quá cố. Ngoài ra, môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cũng được đưa vào giảng dạy trong các khóa học đạo của giới tăng lữ.

Cảm nghĩ của giới trẻ trước sự việc này như thế nào? Diễn Đàn ghi nhận qua cuộc hội luận giữa các thanh niên tín ngưỡng khác nhau, từ nhiều khu vực khác nhau của đất nước.

Các bạn trẻ tự giới thiệu:

Quang : Em là Quang đang học, sinh viên năm thứ 5 Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải, Hà Nội. Em theo đạo Công Giáo của Thiên Chúa Giáo ạ.
Diệu : Tôi là Diệu ở Sông Cầu (Phú Yên), Phật tử của Phật Giáo.
Ân : Tôi tên là Ân, ở Sài Gòn. Tôi không có theo đạo.
Tú : Tôi là Tú. Tôi ở Thanh Hóa. Tôi là người theo đạo Tin Lành.
Dũng : Tôi là Dũng đang ở Quảng Nam, theo đạo Nguyên Thuỷ Nam Tông, Phật Giáo

Học và Làm theo gương Bác

Trà Mi : Phong trào học tập và làm theo gương Hồ Chủ Tịch được đưa vào các chùa chiền cho tăng ni cũng như Phật tử học tập làm theo. Xin hỏi cảm nhận của các anh. Các anh biết được thông tin này thì cảm nhận đầu tiên của các anh như thế nào?

Diệu : Theo cảm nhận của Diệu thì như thế này: Cái tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh là cái tư tưởng về chính trị. Nó ở bên ngoài, không có liên quan gì tới tôn giáo hết. Một người Phật tử vô chùa học đạo cần một cái quan niệm về tâm linh.

Trà Mi : Ý kiến của anh Diệu đưa ra đó, ở đây anh Tú, anh Ân có anh nào đồng ý hay phản đối xin cho biết. Anh Ân có ý kiến gì không ạ?

Ân : Tôi thấy cái phong trào đó hơi có phần hình thức. Nếu mà lồng ghép vấn đề chính trị vô tôn giáo thì nó hơi gượng ép, không nên gượng ép như vậy.

Trà Mi : Đó là ý kiến của anh Ân. Vừa rồi anh Diệu cũng cho rằng đạo là đạo mà chính trị là chính trị, không nên lồng ghép vào. Cái việc của đạo là chỉ có tu hành thôi. Còn cái việc chính trị là nó không có liên quan gì. Vâng. Bây giờ xin nghe ý kiến của anh Tú.

: Giờ em cũng rất khó nói về tự do tôn giáo của đất nước Việt Nam. Nó đang còn rất nhiều cái khó. Cái khó thứ nhất, đó là cái khó nói. Về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đó cũng là một điều tốt để dân tộc cần noi theo gương học hỏi. Nhưng mình chỉ kính trọng Bác Hồ, còn việc tôn thờ thì hơi quá, bởi vì năm 59 Bác Hồ đi nước ngoài về Bác Hồ đã dẹp bỏ hết cái sự thờ cúng và còn dặn là khi Bác mất là không được thờ cúng Bác. Vậy thì chỉ làm theo cái lời Bác và tôn trọng Bác là được.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của anh Tú. Anh có nói là tôn giáo Việt Nam có những cái điều khó mà điều khó thứ nhứt là khó nói. Bây giờ cái điều khó thứ hai mà anh đang nghĩ đến là điều gì, thưa anh?

: Đó là cái mà mình phải đối diện với tất cả mọi sự thật trên đất nước. Lắm lúc mình khó nói ra cái điều sự thật lắm. Nếu như mà em nói ra sự thật thì lại có những cái khó khăn khác nữa, cho nên là em không muốn nói ra. Cái khó thứ nhất đó là khó nói của em.

Trà Mi : Vâng. Anh Tú nói không được, bây giờ Trà Mi xin nghe lời phát biểu của anh Dũng được không?

Dũng : Đạo là tu tập để làm thiện chớ còn không liên quan chính trị.

Trà Mi : Nhưng mà theo như các anh ở đây cũng biết đó, đạo với đời đi song song với nhau. Tốt đạo thì mới đẹp đời, thì cái tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc là sống- làm việc- noi gương theo Hồ Chí Minh, đó cũng là những cái gì tốt đẹp. Mà những người theo đạo thì luôn luôn hướng thiện, huớng tới tốt đẹp. Vậy vì sao không nên lồng ghép, vì sao không thể song hành với nhau?

: Đối với người theo đạo, họ hướng thiện rồi họ đâu có làm chính trị làm gì và họ biết yêu thương mọi người cả rồi. Việc gì họ phải học hỏi noi theo cái tấm gương, cái tư tuởng của Hồ Chí Minh? Giờ mà nói ra thì rất khó nói. Người ở Việt Nam khó nói nên lời lắm.

Trà Mi : Mời Quang…

Quang : Em thấy là vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh đấy thì bọn em đã được học qua rồi. Tuy nhiên, em nghĩ là giáo lý của bọn em là một cái phạm trù khác. Đó là một tôn giáo. Bây giờ em muốn hỏi một câu ngược lại, thế tại sao mình không đưa đạo đức hay là giáo lý của Thiên Chúa Giáo vào trong các trường chính trị mà mình dạy?

Giáo lý Thiên Chúa Giáo còn hay hơn rất nhiều so với tư tưởng Hồ Chí Minh đấy ạ. Tức là Bác chỉ là một người bình thường, về tư tưởng bác Hồ, đó chỉ là tư tưởng của một người mà thôi. Còn giáo lý của Thiên Chúa Giáo chẳng hạn đã trải qua hàng nghìn năm rồi, bây giờ vẫn còn tồn tại và được rất là nhiều người trên thế giới theo.

Tư tướng Hồ Chí Minh chỉ mỗi nước mình là theo thôi. Thì em nghĩ rằng không hợp lý khi đưa vào các trường dạy đạo như vậy.

Tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trà Mi : Tức là Quang nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ là tư tưởng của một con người thôi, trong khi những tư tưởng về đạo giáo là những tư tưởng về những đấng thiêng liêng, những cái gì cao cả về niềm tin, về tôn giáo, thì nó khác hẳn nhau. Xin mời các anh khác.

Quang : Quang cũng nói đó, Bác Hồ cũng là một con người, là một người tài, người giỏi. Ở trên thế giới này có rất nhiều ông tài, còn tài còn giỏi hơn rất nhiều, tại sao chúng ta không đưa vào chúng ta áp dụng trong đời sống chúng ta hay áp dụng trong các đạo giáo?

Diệu : Bác Hồ có nhiều ý tưởng rất là hay, tương đồng với tôn giáo, chẳng hạn như là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt nè”, có nghĩa là muốn cho con người mình được sáng suốt, được ấm no, được hạnh phúc. Đó cũng là một điều hay. Nhưng Phật Giáo và các tôn giáo khác chỉ có một cái quan điểm về tâm linh, ví dụ như giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cách đây hai ngàn mấy trăm năm.

Hồ Chủ Tịch cũng dạy con người làm những điều hay lẽ phải, nhưng mà cái đó nó có cái giới hạn ở trong một tập thể, một cái thể chế chính trị nào nó cũng có một thời kỳ thôi. Có nhiều cái tư tưởng chính trị khác tồn tại một thời gian nhất định, chớ không tồn tại mãi mãi.

Trà Mi : Vâng.Ý anh nói là những cái hữu hạn đó, như là tư tưởng Hồ Chí Minh, nó chỉ áp dụng cho một tập thể nào đó thôi. Có phải đó là những tập thể mà tin vào đảng, tin vào cách mạng, và đó là những tập thể theo cái đường lối đó. Còn những người không theo, không tin, thì họ có những tư tưởng khác, họ có những niềm tin khác, và không nên bắt họ phải theo, học theo những tư tưởng, những niềm tin đó, phải không?

Diệu : Đúng rồi. Chẳng hạn như Hoa Kỳ người ta đâu có theo cái tư tưởng đó đâu mà vẫn đem sự ấm no hạnh phúc đến cho mọi người dân. Đạo thì để người ta tu. Nếu anh không đồng ý với họ,( cho là) họ tu theo cái đường đó không đúng vì đó là sự viễn vong huyền thoại như thế nào đó, thì thà là cấm đi, cho theo cái đường lối chính trị của anh. Phải xem lại cái nào tồn tại lâu hơn và nhiều người tín ngưỡng hơn, và để cho ngừơi ta tự do.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến anh Diệu. Bây giờ xin nhường lời cho những người khác góp lời. Xin mời anh Ân được không? Anh có ý kiến nào khác, phản đối hay là đồng tình với những ý kiến vừa nêu thì xin mời anh Ân.

Ân : Tư tửơng Hồ Chí Minh có những ưu điểm và khuyết điểm của một con người. Tôi nghĩ là dù sao cái chuyện học hay không học thì tuỳ theo quyền quyết định của mỗi người mà mình nên tôn trọng người ta, chứ không nên gượng ép. Nếu mà dân chủ thì mình nên tham khảo ý kiến của những người ở những nơi mà mình định áp dụng chuyện học tư tưởng Hồ Chí Minh đó.

Trà Mi: Các bạn cho rằng việc đưa phong trào học tập và làm theo gương Hồ Chủ Tịch vào những nơi tu hành là gượng ép. Thế nhưng, trên VTV đưa tin một số chùa ở An Giang và Vĩnh Long đã tự nguyện tích cực hưởng ứng. Như vậy nhận xét của các bạn có phần phiến diện chăng? Phong trào học tập và làm theo gương Hồ Chủ Tịch áp dụng vào những nơi tu hành lâu nay chưa nghe nhắc tới. Vì sao giờ đây lại xuất hiện? Những tâm tình mà giới trẻ muốn nhắn gửi đến những ngừơi hữu trách là gì?

Cuộc hội ngộ vào tối Thứ Hai tuần sau sẽ giải đáp những câu hỏi này. Mời quý vị đón theo dõi trên Diễn Đàn Bạn Trẻ. Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý thính giả.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Re: Sự thật về Hồ Chí Minh

Post by uncle_vinh »

Giới trẻ nghĩ gì về bộ phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (phần 2)

Trà Mi, phóng viên RFA
2009-10-12

Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này sẽ tiếp tục cuộc thảo luận ghi cảm nghĩ của giới trẻ tại Việt Nam sau khi xem bộ phim tài liệu nhan đề “Sự Thật về Hồ Chí Minh”.

Xin mời quý vị tái ngộ cùng các vị khách mời của chương trình là Duy Trung và Hiệu ở Hà Nội, Lê Sơn tại Thanh Hóa, cùng Thái An từ Nam Định.

Những cảnh tượng khó quên

Trà Mi : Trong bộ phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh" có rất nhiều chi tiêt hoàn toàn trái ngược với những gì mà người dân trong nước được biết theo thông tin của đảng và nhà nước trước nay, nhưng mà cái chi tiết nào gây ấn tượng nhứt hay là thú vị nhứt đối với các bạn?

Thái An : Cái ấn tượng đối với Thái An trong bộ phim là tình tiết mà chế độ cộng sản giết rất là nhiều người (như là) bịt mắt rồi là chôn sống. Em thấy rõ được là cái bản chất của chế độ này nó mang tính chất dẫ man - tàn bạo chứ nó không như cái học thuýêt của Hồ Chí Minh đã đưa ra, giả sử như trường hợp chôn người trong Huế chẳng hạn, hay là ở rất nhiều nơi như trường hợp giết cô Xuân là người đã sinh ra cho Hồ Chí Minh - Hồ Chủ Tịch một đứa con ở Hà Nội. Đấy là điều mà em thấy là một trong những cái choáng ngợp.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn Thái An. Bây giờ Trung, những chi tiết nào mà Trung cảm thấy trong bộ phim này mà bạn khó quên nhứt, hoặc là bạn cảm thấy thú vị nhứt, hoặc cảm thấy ấn tượng nhứt?

Trung : Về chi tiết mà em cảm thấy thú vị nhất là về chi tiết mà Hồ Chí Minh bắt đầu đi từ Sài Gòn sang Pháp thì cậu viết một cái bức thư để gửi cho cái trường của Pháp, em thấy rất là ấn tượng, bất ngờ cho em vì nó bộc lộ Hồ Chí Minh là con người khác hẳn so với nhà nước đưa ra là "ra đi tìm đường cứu nước".

Trà Mi : Cảm ơn Trung.

Hiệu : Em là Hiệu, xin có ý kiến.

Trà Mi : Mời Hiệu.

Hiệu : Cảnh tượng giết người và chôn sống thì cũng đúng, đó là cái mà em ấn tượng đầu tiên. Cái ấn tượng thứ hai của em, thì vì em học cấp ba, học về tập thơ "Nhật Ký Trong Tù" của Hồ Chí Minh, thì thật sự đúng là tập thơ ấy rất là hay, em rất là ngưỡng mộ, rất là thích, giả sử là của Bác Hồ phác hoạ.

Nhưng mà sau khi em xem bộ phim này thì em cảm thấy đúng thực sự là không thể tin tưởng được vào cái nền giáo dục của Việt Nam mình, cái thứ nhất.

Cái thứ hai là đúng là nếu mà chế độ cộng sản mà người ta đã tăng bốc ai, người ta muốn thần thánh hoá ai thì thực sự người ta có thể làm tất cả mọi thứ. Cái gì người ta cũng có thể làm được.

Trà Mi : Thế còn Sơn?

Sơn : Thực sự người ta đã tôn thờ ai đó, thần thánh hoá ai đó (thì) người ta sẽ dùng tất cả mọi phương thế để người ta tôn lên, để người ta thần tượng hoá nhân vật đó lên, nhưng mà chính đương sự, chính nhân vật đó cũng thần tượng hoá chính mình bằng cái bút danh như Trần Dân Tiên chẳng hạn.

Và bây giờ cái tập "Nhật Ký Trong Tù" đặt một dấu chấm hỏi lớn là liệu rằng có phải do ông ấy viết ra hay không.

Trà Mi : Sơn có nói rằng một trong những chi tiết mà Sơn cảm thấy thú vị trong cái bộ phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh", đó là cái việc nhân vật Hồ Chí Minh đã dùng nhiều bút danh để tự viết về mình, trong đó có bút danh Trần Dân Tiên.

Sơn : Đúng rồi.

Trà Mi : Thì vì sao bạn cảm thấy cái điều này là thú vị?

Sơn : Bởi vì cái này là tự mình thần tượng hoá chính mình. Bằng những cái bút danh khác như vậy, tôi cảm thấy (Hồ Chí Minh) là một con người không được chính nghĩa lắm.

Trà Mi : Dạ. Trà Mi xin được trở lại với Trung, với Thái An, với Hiệu, thì các bạn có nói các chi tiết mà các bạn cảm thấy ấn tượng nhứt là nhưngc cái vụ thảm sát hàng loạt ở Huế, rồi những cái người đã từng là vợ của Hồ Chí Minh rồi sau đó bị giết chết một cách có chủ ý, thì vì sao các bạn cảm thấy những chi tiết này ấn tượng với các bạn? Tại sao các bạn lại tin tưởng những chi tiết đó là sự thật?

Thái An : Em là Thái An.

Trà Mi : Mời Thái An.

Thái An : Với Thái An thì Thái An thấy ngày xưa em được đọc và được học thuộc những câu như là "Người không con mà có triệu con, Nhân dân ta gọi Người là Bác" thế hoá ra là ngày xưa Thái An cũng rất gọi là thần tượng với con người này là cả một đời hy sinh vì đất nứơc vì dân tộc nên Thái An rất là ngưỡng mộ, thế nhưng qua những tác phẩm em được đọc như "bức tâm thư" của người thương binh này, rồi qua những cái video mà mình đã được xem bộ phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh", em thấy là thần tượng ấy nó bị vỡ ra.

Các thầy các cô luôn luôn nói Hồ Chí Minh là một danh nhân thế giới, nhưng sự thực chưa phải là một danh nhân thế giới. UNESCO đã không công nhận Hồ Chí Minh là một danh nhân thế giới.

Sự thật của lịch sử

Trà Mi : Vâng. Nhưng mà ý của Trà Mi muốn hỏi thăm là các bạn coi những cái chi tiết mà các bạn cảm thấy là mình bị vỡ cái lòng tin ra, thì vì sao mà các bạn lại tin tưởng những chi tiết được trình bày trong bộ phim đó là sự thật, như hồi nãy trung và Hiệu có nói là những cái chi tiết nói về các cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế chẳng hạn, đó thì vì sao các bạn tin rằng đây là sự thật để các bạn vỡ cái lòng tin của mình ra đối với những cái gì mà các bạn đã được giáo dục, đã được tuyên truyền từ bấy tới nay?

Hiệu : Hiệu nghe cái năm mà cải cách ruộng đất mà do ông Trường Chinh và Hồ Chí Minh khởi sự thì cũng có nghe bố mẹ cũng có nói là cuộc cải cách ruộng đất đó cũng có xảy ra chết chóc và giết rất là nhiều người, nhưng mà Hiệu chỉ có nghe thế thôi chứ không nghĩ đến mức như bộ phim họ đưa ra và có cả hình ảnh nhân chứng rất là cụ thể, cũng có nghe bố mẹ nói là cải cách ruộng đất thì địa chủ các thứ là bị giết, kể cả ngay như trong gia đình nhà Hiệu cũng thế thôi, có ông mình suýt một chút nữa thì cũng là cái người bị đưa ra gọi là "trảm" trước công chúng ạ.

Vì vậy sau khi Hiệu xem bộ phim này, cộng với những cái gì mà chính bố mẹ và ông bà đưa ra thì Hiệu quả quyết những cái gì bộ phim này đưa ra những tin tức đó là sự thật.

Trà Mi : Thế còn Trung hay là Sơn hồi này các bạn có muốn trả lời câu hỏi này, phải không? Mời Sơn.

Sơn : Em thì em tin vào cái nội dung của bộ phim này bởi vì với những suy nghĩ và những kiến thức của tôi, tôi thấy là trong thời đại bây giờ này xã hội Việt Nam còn đang đau đớn lầm than lắm thế mà họ vẫn luôn luôn nói rằng ta tốt đẹp, ta thế này ta thế kia. Thứ hai, tôi cũng đã tìm hiểu trên Internet thì mới vỡ ra rất là nhiều thứ, và cũng được đi rất là nhiều nơi nghe các cụ ta kể lại.

Trà Mi : Nhưng mà có một ví dụ cụ thể nào mà Sơn cảm thấy là nó phản ánh một cách tương đồng với những gì mà thể hiện trong bộ phim đó mà khiến cho bạn tin tưởng rằng những điều đó là đúng, là sự thật?

Sơn : Điều em dựa trước tiên là dựa trên những câu chuyện, những mẫu chuyện được xem trên Internet và cũng như đuợc nghe truyền miệng kể lại thì tôi mới nhận được rằng cái nào là khách quan, cái nào là đúng sự thật.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của Sơn. Thế thì bây giờ chung quy lại nói về bộ phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh" các bạn xem qua thì các bạn nhận xét ra sao về giá trị của bộ phim, về ảnh hưởng của nó đối với những khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ ở Việt Nam? Mời Trung.

Trung : Theo em, cái ảnh hưởng của cái bộ phim này cũng tuỳ mỗi người thôi. Có những người xem qua người ta gọi đây là phim phản động và họ xem qua thôi. Nhưng có những người xem họ tìm hiểu rất là kỹ, họ tìm hiểu và có thể là họ vỡ ra rất là nhiều, họ cảm thấy là cái nhân vật Hồ Chí Minh này khác xa với thực tế rất là nhiều.

Thái An : Còn với Thái An thì Thái An thấy là bộ phim này rất là bổ ích cho Thái An, và không những với thái An mà với những người ở nhà của Thái An.

Cụ thể nhà của Thái An là một người con của cái người này là một trong những người đã từng giúp đỡ cho cách mạng rồi đã từng bị vào tù. Và bác này cũng có chỉ dẫn cho Thái An một số các vấn đề về thời cuộc mà bác ấy đã từng chứng kiến. Thì Thái An thấy là Thái An rất tin tưởng vào bộ phim này ạ.

Thứ hai, đối với tầm ảnh hưởng của nó với các bạn trẻ thì Thái An thực sự thì với Thái An thì rất là tốt rồi, nhưng mà với những bạn trẻ cho tới bây giờ người ta vẫn thần tượng hoá về con người Hồ Chí Minh.

Thì theo em thiết nghĩ thì nó là một trong những tác phẩm giá trị, nó là một trong những bộ phim giá trị để cho các bạn trẻ thấy được cái bộ mặt thật của Hồ Chí Minh và bộ mặt thật của con người mà mình đang thần tượng.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn Thái An . Hiệu và Sơn? Các bạn có muốn chia sẻ gì trong câu hỏi này hay không? Các bạn có nhận xét gì về giá trị của bộ phim, về tầm ảnh hưởng, về cái tác động của nó đối với xã hội, đối với khán giả trẻ, giới trẻ ở Việt Nam?

Hiệu : Cái bộ phim này đối với riêng bản thân tôi thì nó rất có giá trị bởi vì một lần nữa tôi lại được tìm hiểu một cách xuyên suốt nhất, một cách thống nhất nhất, một cách đầy đủ nhất về nhân vật này.

Cái bộ phim này đối với tôi nó rất là hiệu quả, còn đối với các bạn trẻ thì tôi nghĩ là tuỳ từng người, tuỳ từng suy nghĩ, bởi vì giới trẻ Việt Nam cũng như con người Việt Nam bị "ngộ độc" thông tin quá nhiều rồi, cho nên là bộ phim này đòi hỏi phải có thời gian.

Trà Mi : Vì thời lựơng chương trình cũng đã hết, cuộc thảo luận của chúng ta tạm dừng tại đây.

Những khán giả trẻ trong nước, nhận xét như thế nào về cáo buộc của chính quyền đối với bộ phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh”? Trách nhiệm của ngừơi trẻ trong việc tìm hiểu thông tin giữa thời đại bùng nổ thông tin ngày nay ra sao?

Đó là một số nội dung được bàn đến trong phần cuối cuộc hội luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ vào tối Thứ Hai tuần tới. Mời qúy vị nhớ đón nghe.

Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý thính giả gần xa.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Post Reply