Công trình xây dựng cầu Cần Thơ sập

Moderator: maixuanthanh

Post Reply
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Công trình xây dựng cầu Cần Thơ sập

Post by uncle_vinh »

Thảm họa xây dựng: Công trình xây dựng cầu Cần Thơ sập
Wednesday, September 26, 2007
Người Việt

CẦN THƠ - Theo báo chí trong nước, khoảng 8g sáng 26.9 (6 giờ chiều 25.9 giờ Califonia), công trình xây dựng cầu Cần Thơ (cầu bắc qua Sông Hậu, được xem là cầu dài nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008), đột nhiên bị sập nhịp cầu dẫn dài 90 mét phía bờ Vĩnh Long. Tại thời điểm này, có khỏang 250 người (gồm cả kỹ sư lẫn công nhân) đang làm việc tại công trình...

Ít nhất có 150 người trong khu vực xảy ra tai nạn

Cho đến 1 giờ trưa 26.9 (0 giờ 15 phút sáng giờ California), Thông tấn xã VN cho biết có gần 30 người chết và 70 người bị thương. Còn theo nguồn tin riêng của Người Việt, khi nhiệp cầu dẫn sập, có khoảng 150 người đang làm việc bên dưới nhịp này.

Cho đến chiều ngày 26.9, các nguồn tin chính thức ở VN vẫn chưa xác định có khỏang bao nhiêu người còn bị kẹt trong đống sắt thép, bê tông đang ngổn ngang bên bờ Vĩnh Long của công trình xây dựng cầu Cần Thơ.

Công việc tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên chỉ có hai cần cẩu bốc dỡ sắt thép, bê tông nên tốc độ rất chậm. Có một chi tiết đáng lưu ý là tai nạn xảy ra lúc 8 giờ sáng nhưng theo thông báo của các bên có liên quan, đến hai giờ chiều, Bộ Giao thông Vận tải mới “triệu tập một cuộc họp khẩn tại hiện trường với các đơn vị thi công để tìm nguyên nhân tai nạn và cách ứng cứu những người còn bị kẹt trong đống đổ nát”.

Theo tin từ các báo trong nước, nguyên nhân sập nhịp cầu dẫn được dự đóan là do hệ thống giàn giáo yếu. Nhịp cầu sập mới được đổ bê tông vài ngày. Riêng tờ Tuổi Trẻ dẫn lời một kỹ sư yêu cầu giấu tên cho biết: Có thể do mấy ngày nay mưa nhiều nên đất bị lún.

Ông Phạm Thái Hà - 31 tuổi, công nhân thi công cầu và là một trong những người thóat chết cho tờ Tuổi Trẻ biết: Hầm tôi làm việc có 4 khoang, đang làm việc thì có cảm giác như rơi tự do, nón bảo hộ rơi ra. Người bị đè xuống bùn và cùng lúc đó nghe nhiều tiếng kêu quanh mình. Sau khi trấn tỉnh, tôi lồm cồm ngồi dậy và chui ra ngòai theo một lỗ trống. Ông Hà khẳng định, hiện còn nhiều người bị kẹt và bị đè trong đống đổ nát.

Ông Nguyễn Đăng Toàn – một công nhân khác làm việc ở trụ cầu chính phía Vĩnh Long kể: Tôi đang làm thì nghe phía bên kia có tiếng “ầm” rất lớn. Lúc đầu, tôi tưởng là tiếng đất đá do xe đổ xuống nhưng quay lại nhìn thì chỉ trong mấy phút, toàn bộ cây cầu đã sập, chỉ nhìn thấy một người đàn ông còn đứng trên trụ cầu.

Theo quan sát của phóng viên TuổiTrẻ, do chấn động của vụ sập nhịp cầu này, hai quán cà phê gần khu vực tai nạn cũng bị sập.

Một số người Cần Thơ đã tường thuật thêm về tai nạn này qua Internet. Theo đó, từ 8 giờ 30 sánh 26.9 trở đi xe cứu thương từ các bệnh viện ở Cần Thơ phóng như bay về khu vực bến Ninh Kiều. Các nạn nhân từ khu vực xảy ra tai nạn được chuyển về Cần Thơ bằng tàu và ca nô để đưa lên xe cứu thương. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, các con đường cắt ngang đường vận chuyển cấp cứu đều bị chặn lại. Cả Cần Thơ bàng hòang, nhốn nháo!
User avatar
uncle_vinh
Site Admin
Posts: 1861
Joined: 26 Feb 05, Sat, 2:56 pm
Location: CN13, AZ, USA
Contact:

Post by uncle_vinh »

Các thông số kỹ thuật dự án cầu Cần Thơ

Wednesday, September 26, 2007
Người Việt

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng tháng Chín, 2004 và dự tính hoàn tất sau 50 tháng thi công (khoảng tháng 12, 2008)

Vị trí dự án

Toàn tuyến dự án dài 15.85km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên QL1 thuộc huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh QL1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3.2km, nối trở lại QL1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ.

Quy mô dự án

Tổng mức đầu tư 4,832 tỷ (thời điểm 2001) bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).

Dự án được chia thành 3 phần:

Phần 1: Là đoạn đường dẫn phía Vĩnh Long dài 5.41 km trong đó có 4 cầu qua kênh Trà Và lớn, Trà Và nhỏ, sông Trà Ôn và vượt QL 54. Gói thầu này do Liên doanh Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty 6, Tổng Công ty 8, thi công trong 42 tháng.

Phần 2: Là cầu chính gồm có,

- Cầu dẫn bờ Bắc bằng dầm Super T dài 0.52km

- Cầu chính kết cấu dây văng dài 1.010km bố trí nhịp:

2x40 + 150 + 550 + 150 + 2x40

- Cầu dẫn bờ Nam bằng dầm Super T dài 0.88km

- Cầu dầm liên tục đúc hẫng vượt nhánh sông Hậu dài 0.34km

Tổng chiều dài cầu chính là 2.75km.

Phần này do Liên doanh 3 nhà thầu Nhật Bản là các tập đoàn Taisei, Kajima và Nippon Steel thi công trong 50 tháng.

Phần 3: Là đoạn đường dẫn phía Cần Thơ dài 7.69km trong đó có 6 cầu qua kênh Cái Tắc, kênh Cái Da, kênh Ap Mỹ, kênh Cái Nai, sông Cái Răng và vượt QL 91B. Gói thầu này do nhà thầu Tổng công ty xây dựng Trung Quốc thi công trong 45 tháng.

Toàn tuyến dự án có mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn xe máy và tốc độ thiết kế 80km/giờ. Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo quy trình AASHTO LRFD.

(Nguồn: Viện Khoa học và công nghệ Giao thông vận tải Việt Nam)
User avatar
nvthaicn11
Posts: 55
Joined: 25 Jun 05, Sat, 7:55 am
Location: SaiGon, VietNam
Contact:

Mô tả tai nạn tại cầu Cần Thơ

Post by nvthaicn11 »

MÔ TẢ TAI NẠN SẬP GIÀN GIÁO CẦU CẦN THƠ

Trong chuyến đi về miền Tây, ngày 16/10/07 khi đến Vĩnh Long, tôi có ghé vào thăm hiện trường nơi đã sảy ra tai nạn sập giàn giáo lúc đang thi công cầu Cần Thơ, làm cho 54 người chết và 80 người bị thương. Đã 20 ngày qua, hiện trường đang là một đống đổ nát, mùi tử khí vẫn còn vương vất, ngột ngạt. (Sau hôm nay, ngày 17/10/07, người ta mới tìm thấy xác nạn nhân thứ 54 bị vùi sâu dưới bùn). Tôi xin ghi lại đây các chi tiết kỹ thuật liên quan đến chiếc cầu và tai nạn thương tâm này.

Công trình cầu Cần Thơ gồm Cầu chính và 2 đoạn đường nối vào Quốc lộ 1A, Cầu chính vượt sông Hậu dài 2750 mét trong đó có phần Cầu Treo dài 1010 mét. Sau đây chỉ nói đến phần Cầu Treo: Cấu trúc mặt sàn cầu đối xứng giống nhau từ hai đầu, chính giữa là một tấm sàn kim loại H dài 210 mét. Hai đoạn đầu 80 mét nằm trên các bộ chân trụ bám xuống đất dùng làm đối trọng, chống rung và chống xoay (Hình 1 và H2). Mặt sàn Cầu Treo mới thực hiện được 20%. Ngày 26/9/2007 khi đang thực hiện đoạn (2x40m) đầu Bắc, phía Vĩnh Long, nằm trên 3 bộ trụ T13, T14 và T15, thì sảy ra tai nạn.

Image

Image

Tấm sàn bị sập gồm 2 đoạn x 40 mét, ngang 26 mét, hình hộp rỗng dầy 2,7 mét. Dự kiến sẽ dùng hết khỏang 2000 m3 bê tông, thêm khối lượng cốt sắt và giàn giáo, trọng lượng tương đương 6000 Tấn. Các bộ trụ T13, T14,T15, mỗi bộ gồm 2 cây cột và một đà ngang để đỡ tấm sàn (như hình trụ T13), bề cao 35 mét và tăng dần theo độ dốc. Công trình này thực hiện độc lập không liên kết với trụ T12. Để đổ bê tông sàn này, cần có hai bộ giàn giáo đỡ ở giữa bằng các cột, khung sắt và ván cốt-pha, dưới nền đất để chống lún giàn giáo, có đóng 14 cây cừ bê tông chịu lún loại 30 x 30 cm nén sâu 32 mét.

Image

Với bộ giàn giáo như trên, tấm sàn 13-14 làm xong trước, kết quả tốt, khi thực hiện tiếp qua tấm 14-15 hướng ra bờ sông, đổ được 1700 m3 bê tông thì bị sập (hình H3). Tấm 14-15 mới được 70% (khoảng hơn 2000 tấn) sập trước, bê tông chưa khô, rơi vãi, lòi cốt sắt và giàn giáo gãy. Lúc đó có khoảng 200 công nhân đang làm việc trên và dưới tấm này, bị vùi đè làm chết và bị thương 134 người, có một số thoát được. Khi sập nó kéo lệch đầu trụ làm cho tấm 13-14 đã khô cứng, sập theo, đầu phía 13 rơi xuống trước làm tấm bị gảy đôi, một đầu còn lại tựa lên trụ T14, khiến trụ này cong nghiêng và đã có vết nứt. Thiệt hại vật chất, trước mắt thấy bị hỏng mất 2 tấm sàn 6000 Tấn và bộ trụ T14.

DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN: Đã có một Ban điều tra nhiều thành phần đang tìm nguyên nhân nhưng nay đúng một tháng sau tai nạn vẫn chưa có ý kiến gì. Riêng với tôi cũng như số đông người có đến tham quan hiện trường, có chút hiểu biết về xây dựng, đều công nhận nguyên nhân chính là do sập giàn giáo ở đoạn 14-15. Còn tại sao sập? Có thể là do lún đất kê giàn giáo, hoặc do thi công ẩu làm sút gãy mối hàn, hoặc do vật liệu kém… Và có thể là do tất cả. Nói chung đây đều là sự cẩu thả, chủ quan.

Đất ở vùng Đồng bằng miền Tây có những túi bùn nông sâu phức tạp, mức chịu lực thay đổi nhanh, cần phải khoan thăm dò từng chổ mỗi khi đóng cừ. Dự đoán nhà thầu chỉ khảo sát thăm dò tại vùng 13-14 và thiết kế giàn giáo với hệ số an toàn không cao, còn tại vùng 14-15 không có khảo sát, mà dùng chung thiết kế của 13-14, không phù hợp, đất vùng này yếu hơn.

Sự cẩu thả đánh đổi bằng 54 mạng người, máu, nước mắt và tài sản! Quá đắt ! Công trình cầu Cần Thơ có giá trị rất cao, trên 300 Triệu Mỹ kim, không thể như thế được !

Tôi rất đau lòng nên ghi nhớ tại đây mấy dòng.
NVTHAI CN11
Post Reply